Bàn Cờ Châu Á: Tập Cận Bình Làm, Joe Biden Nói – Bình Luận Của Đại Dương


Nghe âm thanh do Đỗ Hiếu đọc

Đại-Dương

Tham vọng biến Trung Quốc thành một siêu cường trên thế giới được Tập Cận Bình nỗ lực quảng bá và thúc đẩy từng giờ, từng, phút, từng giây cứ như không muốn bỏ lỡ cơ hội ngàn năm một thuở. Vì thế, bất cứ hành động nào mà đẩy Trung Quốc tiến thêm, dù chỉ một mét cũng được Tập thực hiện.

Ba mục tiêu của Chủ tịch Tập Cận Bình

Thứ nhất, thu hồi các vùng lãnh thổ thuộc Đế quốc Trung Hoa. Thu hồi Hồng Kông bằng vũ lực bất chấp văn kiện đã ký với Vương quốc Anh. Chuẩn bị thu hồi Đài Loan bằng mọi giá. Nhân chuyến Chủ tịch Tập Cận Bình thăm chính thức hồi tháng 3/2014, Tể tướng Angela Merkel đã tặng tấm Bản đồ Trung Hoa được vẽ từ năm 1735. Khách tái mặt vì Tây Tạng, Mãn Châu, Tân Cương không thuộc lãnh thổ Trung Hoa, kể cả Đảo Hải Nam, Hoàng Sa, Trường Sa trên tấm bản đồ. 

Thứ hai, mở rộng Đế chế Cộng sản giống như Liên Sô nên nắm chặt Bắc Triều Tiên với tay sai dám làm như Chủ tịch Kim Chính Ân hòng thu hồi toàn bộ Bán đảo Triều Tiên, đồng thời, gây áp lực với Hoa Kỳ trong vấn đề vũ khí nguyên tử. Khuyến khích, áp lực các nước chịu ảnh hưởng của Bắc Kinh tuần tự chuyển đổi sang hệ thống chính trị theo mô hình Trung Quốc.

Thứ ba, toàn quyền khai thác Đông Nam Á: (1) Đặt 10 quốc gia Đông Nam Á như các phiên trấn làm rào dậu cho Trung Quốc. (2) Làm nhà máy sản xuất mọi sản phẩm cho “Công xưởng Thế giới”, thị trường 600 triệu người tiêu thụ, bãi phế thải của Trung Quốc. (3) Độc quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên như hải sản, dầu hoả, băng cháy (natural hydrate hoặc gas hydrate), rừng nhiệt đới.

Các mục tiêu của Tổng thống Joe Biden       

Thứ nhất, cải tạo Trung Quốc bằng nước bọt bất chấp sự thất bại hiễn nhiên suốt 40 năm, qua nhiều đời Tổng thống Mỹ. Suốt 47 năm làm “nghề nói” trong ngành Lập pháp, Thượng nghị sĩ Joe Biden chỉ là chiếc bóng mờ nhạt theo kiểu sống lâu lên lão làng. Ứng viên Biden tranh vị trí đại diện cho Đảng Dân Chủ năm 1988 và 2008 đều thất bại. Cựu Phó tổng thống Biden tụt xuống vị trí thứ tư khi tranh giành vai trò đại diện cho Đảng Dân Chủ năm 2020. Bổng dưng, Biden được nâng lên hàng đầu và cứ trốn dưới gầm tư gia do sợ chết vì Virus Vũ Hán. Không cần đi vận động tranh cử mà cứ ngang nhiên lọt vào Toà Bạch Ốc.

Thứ hai, qua lời nói và hành động thiếu-suy-nghĩ hoặc bị giật dây và lá gan bé tí teo của Biden nên Tập và Putin tăng cường hoạt động không phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), ngang nhiên coi thường Phán quyết ngày 12/07/2016 của Toà án Trọng tài Thường trực (PCA) về chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán trên Biển Nam Trung Hoa (SCS).   

Các hoạt động của Hoa Kỳ sau khi Joe Biden nhậm chức hơi nhộn nhịp trên ECS và SCS do thoả thuận giữa Tổng thống Donald Trump với đồng nhiệm Anh và Pháp. Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm của Anh và Pháp đã hoạt động trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương từ tháng 5/2021 vừa thực thi quyền pháp định trên biển vừa bảo vệ các “Lãnh thổ Hải ngoại” đang bị Trung Quốc đe doạ. Anh và Pháp biết rõ họ chưa phải đối thủ của Trung Quốc tại vùng Lãnh thổ Hải ngoại nên phải dựa vào thực lực của Bộ chỉ huy Liên quân Ấn Độ – Thái Bình Dương (USINDOPACOM) do Hoa Kỳ  cầm đầu gồm Mỹ-Nhật-Ấn-Úc.

Tổng thống Joe Biden đang hành động

Thứ nhất, cải tạo Chủ nghĩa Tư bản Hiện đại thành Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa: (1) Một đảng độc quyền lãnh đạo về chính sách, các đảng khác phải thi hành. (2) Tư pháp, Lập pháp trực thuộc tuyệt đối vào Hành pháp. (3) Nhà nước sử dụng các nhóm chính trị tả phái cực đoan để lủng đoạn xã hội.

Thứ hai, ủng hộ các nước theo đường lối “dân chủ xã hội”nên được Liên Hiệp Châu Âu (EU) tán tụng như thời kỳ 8 năm của Chính quyền Obama-Biden. Giai đoạn 2009-2016, Obama muốn tránh sự giám sát của Quốc hội nên lấy quyền Hành pháp ký ba Thoả ước Khí hậu Paris (PCA), Thoả ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA). Các thoả ước đó hoàn toàn bất lợi cho Hoa Kỳ nên không được phê chuẩn. Nhật Bản đổi tên thành Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) thiếu Hoa Kỳ nên mờ nhạt. Biden cần danh tiếng (ảo) mà bỏ rơi quyền lợi của dân tộc Mỹ.

Thứ ba, Biden tung tiền để được hoan hô dù bằng những câu nói ngớ ngẫn, các “phát biểu từ tin nhắn” bất chấp tương lai “gia tài của Mẹ chỉ là một nước Mỹ buồn”.

Tập Cận Bình ra tay có lớp lang thứ tự

Về quân sự: sản xuất thêm nhiều chiến cụ như oanh tạc cơ chiến lược, Hàng không mẫu hạm tiến vào giai đoạn Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm theo tiêu chuẩn Tây Phương. Thành lập các Phi đội hỗn hợp hiện đại có khả năng đe dọa đối phương. Gia tăng Hạm đội tiềm thuỷ đỉnh để bảo vệ hữu hiệu “vùng tuyên bố chủ quyền. Xây dựng lực lượng Hoả tiễn (Rocket) và Phi tiễn (Missile) tầm xa và chính xác. Phát triển lực lượng bom nguyên từ lên tới 320 đầu đạn. Thống nhất lực lượng bảo vệ khu vực “tuyên bố chủ quyền” gồm có Hải Quân-Hải Cảnh-Dân quân Biển. Thực tập đổ bộ, chiếm đóng Đài Loan và các đảo do Đài Bắc kiểm soát, Nhóm đảo Senkaku của Nhật Bản. Quân-sự-hoá Biển Nam Trung Hoa, ép các quốc gia duyên hải Đông Nam Á rút vào trong chớn nước cách bờ 12 hải lý. Bắc Kinh sẵn sàng thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên Biển Nam Trung Hoa.

Về chính trị, Tập Cận Bình áp đặt quyền lực của Bắc Kinh lên các vấn đề quốc tế: (1) Dứt khoát không cho phép điều tra nguồn gốc của Virus Vũ Hán bất chấp yêu cầu của Cộng đồng Quốc tế. (2) Bắc Kinh chính thức phản đối Hoa Kỳ và EU đã xâm phạm  nội bộ Trung Quốc khi công khai ủng hộ dân chúng Tân Cương, Hồng Kông, kể cả sắc dân Duy Ngô Nhĩ.

Về ngoại giao, chiến dịch viện trợ, bán nhiều loại vắc xin chống Cúm Vũ Hán của Trung Quốc đang mất niềm tin khắp thế giới. Tuy nhiên, do nhu cầu khẩn cấp nên nhiều nước trên thế giới vẫn tiêm ngừa bằng các loại vắc xin của Trung Quốc bất chấp hiệu quả thấp. Bắc Kinh cố đòi Gia Nã Đại thả Giám đốc Tài chính, Mạnh Vãn Chu của Huawei, nhưng, bất thành.

Về công nghệ, Trung Quốc đang chạy đua về công nghiệp với Tây Phương, nhưng, ở mức độ khó vượt qua khi Đài Loan hợp tác mở nhà máy sản xuất chip điện tử tại Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Bài diễn văn của Tập Cận Bình đọc trong ngày kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bộc lộ hai chủ trương thâm độc và tàn ác: “thống trị và diệt chủng” khiến một số quốc gia từng do dự trong cách chọn thế đứng trên trường quốc tế đã suy nghĩ lại.

Đại Hàn đã quyết định sẽ gắn số phận vào Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở cùng đồng hành với Hoa Kỳ và Nhật Bản.  

Nhật Bản muốn giữ vai trò quan trọng hơn trong vùng nên tuyến bố bảo vệ Đài Loan và kêu gọi Hoa Kỳ trở lại Hiệp ước Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Tuy nhiên, phần lý thuyết muốn thành công cần phải có chiến lược cụ thể và khả thi.

Đại-Dương

Tài liệu tham khảo: 

South China Sea: US will ensure ‘all nations can benefit’ from resource-rich international waters, top navy admiral says (SCMP)

During Latest Exchange, China Presents US With 2 Lists of Grievances (Diplomat)

Austin Emphasizes Partnership in Singapore Speech (Defense)

Remaking the South Korea-US Alliance (Diplomat)

North and South Korea agree to restore communication channels, improve ties (AP)

Inter-Korean talks going virtual? (Korea Herald)

Presidential ‘blasphemy’ and the country’s sorrow (Inquirer.net)

China hits back after EU official joins call for cooperation on pandemic origins probe (Politico)                 

Comments are closed.