Bình luận Đại Dương: TẦN CƯƠNG CÔNG KHAI KHIÊU KHÍCH HOA KỲ

Tuesday, March 14th, 2023

Đại-Dương

Chính sách ngoại giao của Đặng Tiểu Bình “Thao quang Dưỡng hối=Ẩn mình Chờ thời” đã che đậy tham vọng vô bờ của Bắc Kinh để móc túi, moi tim, bổ óc Tây Phương mà duy trì, xây dựng quyền lực. Nhờ sự ngây thơ (hoặc giả vờ của Tây Phương) giúp Trung Cộng thành cường quốc.

(more…)

Đặc biệt chưa hề có tại Hoa Kỳ: Hạ viện 100% bỏ phiếu buộc tình báo Mỹ giải mật thông tin về nguồn gốc COVID-19, Thượng viện đã làm tương tự

Friday, March 10th, 2023

Washington ngày 10/3/2023

TNS Hawley, người đưa ra dư luật về nguồn gốc rò rỉ của Covid-19 từ phòng thí nghiệm

Theo tin của Washington Examiner, Hạ viện Mỹ đã đồng nhất (100%) thông qua dự luật buộc chính quyền Biden phải giải mật tất cả thông tin mà họ đã thu thập được về nguồn gốc của COVID-19 khi các nhà lập pháp đặt câu hỏi liệu virus có nguồn gốc từ tự nhiên hay do rò rỉ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Việc thông qua luật này đánh dấu một bước khởi đầu nổi bật so với những ngày đầu của đại dịch, khi giả thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm bị bác bỏ như một thuyết âm mưu. Kể từ đó, 18 cơ quan tình báo của quốc gia đã cho biết cả hai lý thuyết đều hợp lý, tuy nhiên cuộc tranh luận vẫn tiếp tục chia rẽ cộng đồng tình báo và khoa học.

(more…)

Đảng CSTQ khai mạc kỳ họp ‘lưỡng hội’: Hạ thấp mục tiêu GDP, tăng chi tiêu quân sự…

Monday, March 6th, 2023
ĐCSTQ khai mạc kỳ họp ‘lưỡng hội’: Hạ thấp mục tiêu GDP, tăng chi tiêu quân sự

Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự lễ khai mạc kỳ họp đầu tiên của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần thứ 14 tại Bắc Kinh hôm 05/03/2023. (Ảnh: Lintao Zhang/Getty Images)TRUNG QUỐC

Tác giả Alex Wu

  • Thứ hai, 06/03/2023

Epoch Times đưa tin: Kỳ họp Lưỡng hội là kỳ họp chính trị quan trọng hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Kỳ họp lưỡng hội năm 2023 đã chính thức khai mạc hôm thứ Bảy, ngày 04/03, và dự kiến sẽ kéo dài trong hai tuần.


Nhà cầm quyền Trung Quốc đã đặt mục tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2023 ở mức thấp nhất trong nhiều năm. Họ cũng tuyên bố tăng 7% chi tiêu quân sự, mức cao thứ hai của chính quyền này trong 5 năm.

Hôm 05/03, thủ tướng sắp mãn nhiệm của nhà cầm quyền này, ông Lý Khắc Cường, đã công bố “Báo cáo Công tác Chính phủ” cuối cùng trong nhiệm kỳ của mình, trong đó mục tiêu tăng trưởng kinh tế (GDP) năm nay của Trung Quốc được đặt ra ở mức khoảng 5%, thấp hơn mức mà ngoại giới dự đoán.

Năm 2022 là năm tồi tệ thứ hai đối với nền kinh tế Trung Quốc, ít nhất là kể từ những năm 1970 — chỉ xếp sau năm 2020 trong thời kỳ đỉnh điểm của đại dịch COVID-19 — do các biện pháp kiểm soát và chính sách “zero COVID” hà khắc của ĐCSTQ.

Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc vẫn không ngừng giảm qua từng quý kể từ năm 2010, từ 12.2% trong quý 1 năm 2010 xuống còn 6% trong quý 4 năm 2019. Từ năm 2021 đến năm 2023, “Báo cáo Công tác Chính phủ” do Đảng Cộng sản cầm quyền ban hành đã giảm dần các mục tiêu tăng trưởng kinh tế lần lượt là 6%, 5.5%, rồi đến 5%.

Ngay cả với tỷ lệ mục tiêu đã được hạ thấp này, vào năm 2022, do các yếu tố như đại dịch, tác động của các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt đối với các ngành công nghiệp và hoạt động tiêu dùng, cũng như tình hình chính trị quốc tế, mức tăng trưởng GDP cuối cùng được báo cáo chỉ là 3%, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng.

Các chuyên gia cho rằng nền kinh tế Trung Quốc đang gặp phải các vấn đề to lớn và có triển vọng không lạc quan, với vấn đề nghiêm trọng nhất là hệ thống của Trung Quốc.

Hôm 03/03, một người quản lý của một công ty địa ốc ở Thượng Hải nói với The Epoch Times rằng mặc dù chính quyền Bắc Kinh đã dỡ bỏ các hạn chế về COVID, nhưng ngành địa ốc, vốn là trụ cột của nền kinh tế Trung Quốc, không có dấu hiệu cải thiện.

“Có sáu hoặc bảy công ty môi giới địa ốc giống như chúng tôi, và hiện một nửa trong số họ đã phá sản,” người quản lý chỉ xưng mình họ Lý này cho biết. “Những công ty như công ty của chúng tôi vẫn đang sa thải nhân viên để duy trì hoạt động kinh doanh. Bởi vì trụ cột kinh tế của Trung Quốc xét cho cùng vẫn là các công ty địa ốc. Nếu ngành địa ốc không hoạt động tốt, thì tỷ lệ việc làm không được khả quan. Đó là một phản ứng dây chuyền.”

Vị quản lý này cho biết, hiện nay về mảng địa ốc thương mại người Trung Quốc đang ngại chi tiền, đồng thời hoạt động tiêu dùng đang chậm lại, nên hoạt động kinh doanh của các trung tâm mua sắm không tốt.

“Không đủ lượng tiêu thụ, mảng thương mại của ngành địa ốc sẽ sụp đổ. Hiện giờ các trung tâm mua sắm đang vắng bóng người.”

“Trong khi mảng địa ốc thương mại đang dần lụi tàn, thì mảng địa ốc nhà ở lại phát triển đến mức chẳng ai muốn mua nhà. Thị trường địa ốc ở các thành phố hạng ba và hạng tư là một thảm họa. Liệu còn có thể nghĩ rằng nền kinh tế này vẫn thịnh vượng hay không?”

Các ngành sản xuất và xuất cảng dọc theo các khu vực duyên hải phồn thịnh hơn của Trung Quốc cũng đang đối mặt với khó khăn.

Công nhân trên một chiếc cần cẩu phía trên các container tại Cảng nước sâu Dương Sơn ở Thượng Hải hôm 13/01/2022. (Ảnh: Aly Song/Reuters)
Công nhân trên một chiếc cần cẩu phía trên các container tại Cảng nước sâu Dương Sơn ở Thượng Hải hôm 13/01/2022. (Ảnh: Aly Song/Reuters)

Phúc Kiến là một tỉnh sản xuất và ngoại thương lớn của Trung Quốc, bán các sản phẩm công nghiệp nhẹ như giày dép, quần áo, dệt may, và thực phẩm cho thị trường nội địa và hải ngoại. Nhiều chủ sở hữu công ty sản xuất tư nhân địa phương đã bày tỏ với giới truyền thông rằng họ đang phải đối mặt với sự sụt giảm mạnh về số đơn đặt hàng sản phẩm.

Hôm 02/03, hãng thông tấn Trung Quốc Economic Observer.com đưa tin rằng theo một cơ quan tuyển dụng, nhiều nhà máy ở các thành phố ven biển phía đông Tô Châu và Côn Sơn đã giảm tuyển dụng công nhân mới. Một số nhà máy từng tuyển 200–300 công nhân/ngày trong hai năm trước thì nay chỉ tuyển 20–50 người/ngày.

Một nhân viên làm việc trên dây chuyền sản xuất của nhà sản xuất pin xe điện (EV) Octillion ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc, hôm 30/03/2021. (Ảnh: Aly Song/Reuters)
Một nhân viên làm việc trên dây chuyền sản xuất của nhà sản xuất pin xe điện (EV) Octillion ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc, hôm 30/03/2021. (Ảnh: Aly Song/Reuters)

Ông Tôn Lập Kiên (Sun Lijian), một giáo sư tại Khoa Kinh tế của Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, nói với tờ Minh Báo rằng với sự gia tăng chi phí lao động nội địa cũng như ảnh hưởng của những bất ổn chính trị và kinh tế trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc cũng đã quyết định chuyển đến Đông Nam Á để thành lập nhà máy và điều chỉnh mô hình kinh doanh của họ. “Có thể các đơn đặt hàng ngoại thương sẽ không đến thẳng Trung Quốc trong tương lai.”

Ông Tạ Điền (Frank Xie), giáo sư tại Trường Kinh doanh Aiken thuộc Đại học South Carolina, Hoa Kỳ, nói với The Epoch Times hôm 03/02 rằng ĐCSTQ đã bịa đặt về tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc để lừa dối người dân Trung Quốc và thế giới, họ hoàn toàn không xem trọng kế sinh nhai và phúc lợi của người dân Trung Quốc.

Ông cho rằng tình hình kinh tế của Trung Quốc hiện giờ đang rất nghiêm trọng.

Ông cho hay, “Tôi ước tính rằng năm nay Trung Quốc có thể phải đối mặt với một thảm họa kinh tế rất lớn, do nhiều yếu tố gây ra, từ thất nghiệp đến bong bóng nợ, chuyển giao chuỗi công nghiệp, và suy thoái kinh tế.”


Các quan chức mới không thể cứu vãn nền kinh tế Trung Quốc

Lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình dự kiến sẽ chỉ định một nhóm kinh tế trong Kỳ họp Lưỡng hội, dự kiến sẽ do tân thủ tướng Lý Cường (Li Qiang) dẫn đầu.

Ông Tạ nói với The Epoch Times rằng ông Lý Cường, người từng là bí thư hàng đầu của ông Tập, “thực ra là một quan chức đảng.”

“Có một số chuyên gia trong Quốc vụ viện của ĐCSTQ, hoặc một số chuyên gia có kinh nghiệm ở hải ngoại và quốc tế. Tất cả bọn họ sẽ bị thay thế bởi những người trung thành với ông Tập.”

“Ông Tập tin tưởng các quan chức đảng này. Đội ngũ được tạo thành từ những người như thế không thể quản lý tốt nền kinh tế,” ông nói. “Ngoài ra, ba động lực kinh tế của Trung Quốc (đầu tư, tiêu dùng, và xuất cảng) đều đã bị đình trệ. Đây là điều không ai có thể phủ nhận, đặc biệt là ngoại thương. Xuất cảng đã giảm trong nhiều quý liên tiếp, điều chưa từng xảy ra trong nhiều thập niên.”

Ông cho biết thêm, “Tôi nghĩ rằng toàn bộ nền kinh tế của Trung Quốc, đặc biệt là về xuất nhập cảng, có thể sẽ trải qua một bước thụt lùi mạnh mẽ, trở lại tình trạng của 20 năm trước, và trở lại trạng thái trước khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới” vào năm 2001.

Ông Văn Quán Trung (Wen Guanzhong), nhà kinh tế và giáo sư đã về hưu của Đại học Trinity ở Hoa Kỳ, nói với ấn bản Hoa ngữ của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (Voice of America): “Vấn đề chính ở Trung Quốc hiện nay là một vấn đề mang tính hệ thống, bởi vì ông Tập Cận Bình muốn đi theo hệ thống đảng-nhà nước và sử dụng đảng thay vì thị trường để phân bổ nguồn lực một cách dứt khoát.”


Tăng chi tiêu quân sự

Hôm 05/03, chính quyền Trung Quốc cũng đã công bố rằng ngân sách quân sự năm nay là 1,553.7 tỷ nhân dân tệ (224 tỷ USD), mức tăng hàng năm là 7.2%, mức cao thứ hai trong năm năm qua. Trong bối cảnh căng thẳng leo thang về vấn đề Đài Loan, xung đột khu vực gia tăng, và bất ổn quốc tế, ngân sách quân sự của ĐCSTQ liên tục tăng trong những năm gần đây bất chấp một nền kinh tế trì trệ, đã làm dấy lên những mối lo ngại trong cộng đồng quốc tế.

Từ năm 2019 đến năm 2022, mức tăng chi tiêu quốc phòng hàng năm của Trung Quốc do ĐCSTQ công bố lần lượt là 7.5%, 6.6%, 6.8%, và 7.1%.

Ông Tô Tử Vân (Su Tzu-yun), giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh của Đài Loan, nói với The Epoch Times hôm 05/03 rằng do tác động của các biện pháp kiểm soát COVID trong ba năm qua, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã giảm mạnh. “Vấn đề lớn nhất mà Kỳ họp Lưỡng hội năm nay cần giải quyết là những thách thức kinh tế, bởi vì điều này sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định của chế độ cai trị của ĐCSTQ. Tuy nhiên, ngân sách quốc phòng tiếp tục tăng với tốc độ hàng năm là 7.2%, điều này cho thấy ĐCSTQ đã duy trì mức tăng trưởng chi tiêu quân sự cao bất kể suy thoái kinh tế.”

Một thành viên của Quân Giải phóng Nhân dân nhìn qua ống nhòm trong cuộc tập trận quân sự khi khu trục hạm Lan Dương của Đài Loan được nhìn thấy ở hậu cảnh hôm 05/08/2022. (Ảnh: Lin Jian/Tân Hoa Xã qua AP)
Một thành viên của Quân Giải phóng Nhân dân nhìn qua ống nhòm trong cuộc tập trận quân sự khi khu trục hạm Lan Dương của Đài Loan được nhìn thấy ở hậu cảnh hôm 05/08/2022. (Ảnh: Lin Jian/Tân Hoa Xã qua AP)

Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, chi tiêu quân sự của Trung Quốc năm ngoái chiếm 1.7% GDP, trong khi ngân sách quân sự của Hoa Kỳ, vốn thực hiện các nghĩa vụ an ninh khác nhau trên khắp thế giới, chiếm 3.5% GDP.

Hôm 05/02, Cựu Trung tá Hải quân Trung Quốc Diêu Thành (Yao Cheng) nói với The Epoch Times rằng khi nhìn vào chi tiêu quân sự của ĐCSTQ, người ta không thể chỉ nhìn vào các số liệu chính thức về việc tăng ngân sách quốc phòng.

“Chi tiêu quân sự của Trung Quốc được chia thành hai phần. Một là chi tiêu quốc phòng thông thường, và một phần là khoản ngân sách chủ yếu được sử dụng để phát triển vũ khí và thiết bị, vốn không được tính vào chi tiêu quốc phòng và sẽ không được đưa ra để Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc thông qua,” ông Diêu cho biết. “ĐCSTQ có một khoản ngân sách ngầm dành cho việc phát triển khí tài quân sự, tách biệt với chi tiêu quốc phòng, và phần này thực sự lớn hơn so với chi tiêu quốc phòng đã công bố. Vì vậy, khi nói đến chi tiêu quốc phòng và quân sự, quý vị không thể tin vào số liệu của ĐCSTQ, vốn [được tính toán] khác với các quốc gia phương Tây.”

Hôm 04/03, ông Vương Siêu (Wang Chao), phát ngôn viên của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc của ĐCSTQ, đã tuyên bố rằng việc tăng ngân sách quốc phòng của chính quyền này là “tương đối vừa phải và hợp lý” và “không chỉ là dùng cho nhu cầu ứng phó với các thách thức an ninh phức tạp, mà còn cho nhu cầu làm tròn trách nhiệm của một nước lớn.”

Ông Vương, một nhà quan sát Trung Quốc đại lục không cung cấp đẩy đủ danh tính vì lo ngại về vấn đề an toàn, cho biết thứ gọi là mục tiêu của ĐCSTQ chính là xuất cảng thảm họa sang phần còn lại của thế giới.

“Họ không phân biệt được đúng sai và phải trái, đơn cử như việc viện trợ kinh tế cho Nga và trợ giúp Nga xâm lược các nước khác. Tôi ước tính rằng một phần lớn các nguồn tài chính của Trung Quốc đã được dùng để ủng hộ cho cuộc chiến của Nga.”

Còn ông Tô thì nhận xét: “Chi tiêu quân sự của ĐCSTQ là để phù hợp với chiến lược bành trướng quốc gia của nhà cầm quyền, chiến lược này chắc chắn sẽ gây ra một mối đe dọa cho thế giới. Mối đe dọa mà nhà cầm quyền này gây ra đối với Eo biển Đài Loan chỉ là một phần trong chiến lược của họ.”Bản tin có sự đóng góp của Ninh Hải Chung và Lạc Á
Nhóm tin tức Anh ngữ Epoch Times Tiếng Việt biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Trích từ Epoch Times Tiếng Việt

Thời sự Thứ Ba 31/01/2023: WHO vẫn giữ cảnh báo cao nhất về COVID – 5 tỷ MK giúp Covid tại Mỹ bị gian lận – Mỹ không trao F16 cho Ukraine – 40% Ukraine là bãi mìn – Google gỡ bỏ hơn 50,000 thông tin sai lệch thân TQ – Mỹ viện trợ Ukr hơn 2 tỷ $ với vũ khí tầm xa 

Tuesday, January 31st, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp – HD Press bổ sung


WHO duy trì cảnh báo cao nhất về COVID, hy vọng chấm dứt tình trạng khẩn cấp trong năm nay 

31/01/2023 – Reuters 

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 30/1 nói COVID-19 tiếp tục là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế. Đây là hình thức cảnh báo cao nhất của tổ chức này.

WHO cho biết thêm trong một tuyên bố rằng đại dịch có thể đang ở một “điểm chuyển tiếp” cần được quản lý cẩn thận để “giảm thiểu những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra”.

Đã ba năm kể từ lần đầu tiên WHO tuyên bố COVID là trường hợp khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu. Hơn 6,8 triệu người đã chết trong các đợt bùng phát dịch bệnh ảnh hưởng đến mọi quốc gia trên trái đất, tàn phá các cộng đồng và nền kinh tế.

(more…)

Lưỡng đảng Hoa Kỳ đoàn kết trước nguy cơ và kỷ nguyên không tin tưởng Trung Cộng

Tuesday, January 10th, 2023
Peter Kasperowicz

Bởi Peter Kasperowicz | Tin tức Fox

Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy, trái, đã giành được sự ủng hộ từ một số đảng viên Đảng Dân chủ vào thứ Ba trong việc thành lập một ủy ban mới để xem xét sự cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy, trái, đã giành được sự ủng hộ từ nhiều đảng viên Đảng Dân chủ vào thứ Ba trong việc thành lập một ủy ban mới để xem xét sự cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. (Ảnh AP/Andrew Harnik/Tệp)

Hạ viện Cộng hòa và Dân chủ hôm thứ Ba đã đoàn kết bỏ phiếu ủng hộ một ủy ban mới để xem xét cạnh tranh chiến lược của Hoa Kỳ dối với cộng sản Trung Quốc, sau khi Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy tuyên bố tại Hạ viện rằng cả Cộng hòa và Dân chủ đều không còn tin tưởng vào Trung Quốc nữa.

(more…)

Thời sự Thứ Hai 09/01/2023: Nhật thăm Pháp – Đài Loan lên án TQ tập trận – Nghị sĩ Đức thăm Đài Loan, TQ tức giận – Nga cạn kiệt máy bay không người lái – Thượng đỉnh Bắc Mỹ ở Mexico

Monday, January 9th, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


Thủ tướng Nhật công du Pháp – 09/01/2023

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida (G) vẫy tay chào trước khi lên đường công du châu Âu, tại sân bay Haneda, Tokyo, Nhật Bản, ngày 08/01/2023. AP – Kota Endo 

Trọng Thành /RFI

Hôm nay, 09/01/2023, thủ tướng Nhật Fumio Kishida đến Paris. Pháp là chặng dừng chân đầu tiên của thủ tướng Nhật trong vòng công du châu Âu và Bắc Mỹ. Nhật Bản là chủ tịch luân phiên của khối G7 năm 2023. Chuyến đi của thủ tướng Nhật là nhằm chuẩn bị cho thượng đỉnh G7 vào tháng 5/2023 tại Hiroshima.   

(more…)

Thời sự Thứ Sáu 30/12/2022: Ủy ban vụ 6/1 chấm dứt, hủy trát triệu tập ông Trump – Putin mời Tập đến Matxcơva – Thiếu tướng TQ qua đời vì bệnh – Huyền thoại bóng tròn Pelé qua đời, thọ 82 tuổi

Friday, December 30th, 2022

Võ Thái Hà tổng hợp


Hoa Kỳ : Ủy ban điều tra vụ 6/1 chấm dứt hoạt động, hủy trát triệu tập ông Trump 

30/12/2022 – AP 

Ủy ban Hạ viện Mỹ về vụ 6/1/2021 công bố báo cáo điều tra tại Điện Capitol, ở thủ đô Washington.

Ủy ban Hạ viện Mỹ về vụ 6/1/2021 công bố báo cáo điều tra tại Điện Capitol, ở thủ đô Washington. 

Ủy ban của Hạ viện Mỹ điều tra về vụ bạo loạn ngày 6/1/2021 quyết định hủy trát triệu tập cựu Tổng thống Donald Trump khi họ chấm dứt công việc và chuẩn bị giải thể vào tuần tới.

Dân biểu Bennie Thompson của bang Mississippi, đảng viên Dân chủ và là chủ tịch của ủy ban, viết trong thư gửi luật sư của ông Trump, David Warrington, hôm thứ Tư 28/12 rằng ông chính thức rút lại trát triệu tập.

(more…)

Thời sự Thứ Năm 01/12/2022: Macron phàn nàn khi thăm Hoa Kỳ; NATO lo ngại Trung Cộng; Trung Quốc: tiếp tục biểu tình chống zero-covid, một số nơi nới lỏng phong tỏa; Hoa Kỳ tài trợ tiêm vaccin Covid-19 tại Việt Nam…

Thursday, December 1st, 2022

Võ Thái Hà tổng hợp


Hoa Kỳ: TT Pháp bắt đầu chuyến công du trong bối cảnh Washington cố giảm nhẹ các bất đồng với Paris – 30/11/2022

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và phu nhân tới căn cứ không quân Andrews, Maryland, Hoa Kỳ, ngày 29/11/2022. AP – Manuel Balce Ceneta 

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vào hôm nay, 30/11/2022 bắt đầu chuyến công du ba ngày tại Hoa Kỳ, với đỉnh điểm là cuộc hội đàm tại Nhà Trắng vào ngày mai với đồng nhiệm Joe Biden. Theo các nhà quan sát, chuyến thăm cấp Nhà Nước của tổng thống Pháp là dịp để hai đồng minh lâu đời phô trương quan hệ nồng ấm trở lại sau những bất đồng ngoại giao giữa hai nước. 

(more…)

Hoa Kỳ phát triển khoáng sản mới để ngăn chặn sự độc quyền đất hiếm của Trung Quốc

Wednesday, November 30th, 2022
Hoa Kỳ xây dựng chuỗi cung ứng khoáng sản trọng yếu mới để ngăn chặn sự độc quyền về đất hiếm của Trung Quốc
Máy xúc đổ quặng vào xe tải tại mỏ đất hiếm của MP Materials ở Mountain Pass, California, hôm 30/01/2020. (Ảnh: Steve Marcus/Reuters)

Tác giả Anne Zhang và Sean Tseng (Epoch Times Tiếng Việt) – Thứ tư, 30/11/2022

Chuyên gia nói, sự thống trị về đất hiếm của Trung Quốc ngày càng trở nên bớt gây lo ngại hơn khi các quốc gia tách ra

Biện pháp gần đây của Hoa Thịnh Đốn nhằm hạn chế xuất cảng chất bán dẫn sang Trung Quốc đã làm dấy lên lo ngại rằng Bắc Kinh có thể trả đũa bằng cách cắt nguồn cung đất hiếm, tương tự như những gì họ đã làm với Nhật Bản vào năm 2010. Theo Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (pdf), Trung Quốc có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới, chiếm 78% lượng đất hiếm nhập cảng của Hoa Kỳ từ năm 2017 đến năm 2020.

(more…)

Tại sao giới doanh nhân Trung Quốc hoang mang sau Đại hội Đảng? – Li Yuan *

Monday, November 14th, 2022

By thoisu 02 , November 14, 2022 0 Comments

Nguồn: Li Yuan, “China’s Business Elite See the Country That Let Them Thrive Slipping Away.” The New York Times, 07/11/2022.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy – 13/11/2022

https://nghiencuuquocte.org/wp-content/uploads/2022/11/China-business-Xi.jpg

Vốn lâu nay xa lánh chính trị, tầng lớp doanh nhân Trung Quốc đang ngày càng lo lắng liệu họ có còn chỗ đứng trong hệ thống độc nhân trị của Tập Cận Bình hay không.

Nhiều thập niên qua, giới doanh nhân Trung Quốc về căn bản đã ký một hợp đồng bất thành văn với Đảng Cộng sản: để chúng tôi kiếm tiền và chúng tôi sẽ không quan tâm các vị dùng quyền lực của mình ra sao.

(more…)

Trung Quốc và sự trỗi dậy của liên minh ‘thế giới phương Tây’

Tuesday, November 1st, 2022

Nguồn: Gideon Rachman, “Xi Jinping’s China and the rise of the ‘global west’,” Financial Times, 24/10/2022 – Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng – 01/11/2022

https://nghiencuuquocte.org/wp-content/uploads/2022/11/xi.jpg

Các nền dân chủ tiên tiến trên thế giới đang tập hợp cùng nhau trong nỗ lực chống lại ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc.

Đó là một cảnh tượng sẽ định hình cả một thế hệ. Cảnh cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào bị ép rời khỏi hàng ghế đầu của Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Bắc Kinh là một màn kịch chính trị – nhằm gửi đi thông điệp về sự tàn nhẫn và quyền lực tối cao của Tập Cận Bình. Những người trung thành với Tập hiện đang nắm giữ tất cả các vị trí cao nhất trong đảng. Chẳng còn ai nghi ngờ việc nhà lãnh đạo Trung Quốc có ý định nắm quyền suốt đời và rằng ông ta sẽ tiêu diệt bất cứ ai cản đường mình – dù là ở trong hay ngoài nước.

(more…)

Thời sự thế giới Thứ tư 26/10/2022: Mỹ cáo buộc TC phá hoại tư pháp Hoa Kỳ – TC gia tăng tấn công ngoại giao vào Đài Loan – Hoa Kỳ tiêu diệt hai khủng bố ở Somalia

Wednesday, October 26th, 2022

Võ Thái Hà tổng hợp


Tổng thống Ukraina kêu gọi quốc tế viện trợ 38 tỷ đôla để bù đắp thâm hụt ngân sách

Bà Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen (P) và thủ tướng Đức Olaf Scholz tham dự hội nghị tài trợ tái thiết Ukraina, tại Berlin, Đức, ngày 25/10/2022. AP – Christophe Gateau 

(more…)

Thời sự thế giới Thứ ba 18/10/2022: Nga tăng drone tấn công Kiev, Mỹ tìm cách đối phó – Tranh luận thượng nghị sĩ ở Florida

Tuesday, October 18th, 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

Nga gia tăng dùng drone tấn công Kiev và nhiều nơi khác ở Ukraina

Một chiếc drone trên bầu trời Kiev, Ukraina, trong một cuộc oanh kích của Nga, ngày 17/10/2022. AFP – SERGEI SUPINSKY 

Vào sáng nay, 17/10/2022, trung tâm thủ đô Kiev và nhiều thành phố khác của Ukraina lại hứng chịu nhiều cuộc tấn công của lực lượng Nga, với các loại drone “cảm tử” bị nghi là do Iran chế tạo. Liên Âu cho biết sẽ điều tra về sự can dự của Teheran vào cuộc chiến Ukraina. 

Theo hãng tin Pháp AFP, một quận trung tâm của thủ đô Ukraina vào sáng nay đã liên tiếp bị nhiều đợt tấn công bằng drone, đúng một tuần sau một loạt các cuộc không kích của Nga. Một loạt tiếng nổ liên tiếp được nghe thấy vào khoảng 06g35, 06g45 và 06g58 giờ địa phương.

Theo thị trưởng Kiev ông Vitali Klitschko, các cuộc tấn công nhằm vào quận Shevshchenko, một khu dân cư sôi động ở trung tâm thủ đô Ukraina, trong lúc Andrii Yermak, chánh văn phòng tổng thống Ukraina, đã tố cáo Nga là đã tấn công Kiev bằng máy bay không người lái Shahed của Iran.

Một nhiếp ảnh gia của hãng tin Mỹ AP đã chụp được ảnh một chiếc drone có cánh hình tam giác và đầu đạn nhọn. Còn một phóng viên Reuters đã nhìn thấy các mảnh của một drone được sử dụng trong tấn công mang dòng chữ: “ Trả thù cho Belgorod”, tên thành phố Nga giáp giới Ukraina thường xuyên bị lực lượng Kiev pháo kích.

Ngoài Kiev, Nga cũng dùng drone tấn công những nơi khác. Trong một thông báo đăng trên mạng Telegram, Không Quân Ukraina cho biết đã bắn hạ được 15 chiếc máy bay không người lái do Iran chế tạo từ 3:30 sáng đến 6:50 sáng thứ Hai: sáu chiếc ở khu vực Odessa và chín chiếc ở khu vực Mykolaiv. Tổng cộng đã 26 chiếc Shahed-136 đã bị phá hủy vào đêm 16–17 tháng 10.

Cách nay đúng một tuần, hôm thứ Hai, 10/10, các cuộc oanh tạc của Nga với quy mô chưa từng có trong nhiều tháng nhắm vào Kiev và các thành phố khác ở Ukraina, đã làm ít nhất 19 người thiệt mạng và 105 người bị thương, gây nên một làn sóng phản đối dữ dội trên toàn thế giới.

EU sẽ điều tra về sự can dự của Iran

Trước tình hình đó, Liên Hiệp Châu Âu cho biết sẽ điều tra về sự can dự của Iran vào cuộc chiến Ukraina. Phát biểu với một số nhà báo tại Bruxelles vào hôm nay, ông Josep Borrell, lãnh đạo ngành ngoại giao Liên Âu cho biết là Bruxelles sẽ tìm kiếm bằng chứng cụ thể về việc Iran tham gia vào cuộc chiến.

Theo Reuters, hai nhà ngoại giao tham gia vào việc chuẩn bị các cuộc đàm phán giữa các ngoại trưởng Liên Âu, EU có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào Iran trên vấn đề này.

Bộ Ngoại Giao Iran dĩ nhiên đã phủ nhận việc cung cấp drone cho Nga.

Chiến sự tại nơi khác

Cuộc tấn công vào Kiev diễn ra trong bối cảnh giao tranh gia tăng ở các khu vực phía đông tại các vùng Donetsk và Luhansk trong những ngày gần đây, cũng như cuộc phản công tiếp tục của Ukraina ở phía nam gần Kherson và Zaporijjia.

Trong bài phát biểu tối hôm qua, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky cho biết đã có giao tranh dữ dội xung quanh các thành phố Bakhmut và Soledar trong vùng Donetsk.

Vào hôm qua, chính quyền Nga hậu thuẫn ở vùng Donetsk cho biết Ukraina đã nã pháo vào tòa nhà hành chính trung tâm của họ, nhưng không có thương vong được báo cáo.

Nga tấn công các mục tiêu cơ sở hạ tầng khắp Ukraine, nhắm mục tiêu điện và nước 

18/10/2022 

Reuters 

Khói bốc lên ở ngoại ô Kyiv, Ukraine, ngày 18/10/2022.

Khói bốc lên ở ngoại ô Kyiv, Ukraine, ngày 18/10/2022. 

Tên lửa của Nga bắn vào các mục tiêu cơ sở hạ tầng trên khắp Ukraine vào sáng ngày 18/10 giữa lúc Moscow tăng cường hoạt động, dường như là một chiến dịch có chủ ý nhằm phá hủy các cơ sở điện và nước trước mùa đông, theo Reuters.

Thị trưởng thành phố Zhytomyr, một thành phố có 263.000 dân, cho biết các cuộc tấn công đã đánh sập nguồn cung cấp điện và nước, và hai vụ nổ đã làm rung chuyển một cơ sở năng lượng ở phía đông nam thành phố Dnipro, thành phố gần 1 triệu dân, gây thiệt hại nghiêm trọng, theo ông Kyrylo Tymoshenko, một phụ tá tổng thống Ukraine.

Một nhân chứng của Reuters cho hay tại cảng Mykolaiv, miền nam Ukraine, một tên lửa đã lao vào một tòa nhà chung cư khiến ít nhất một người đàn ông thiệt mạng, các vụ nổ đã được nghe thấy và khói bốc lên ở thủ đô Kyiv.

Ngoài ra, cũng có tin tức về việc các cơ sở cung cấp điện đang được nhắm mục tiêu ở thành phố Kharkiv, một thành phố có dân số trước chiến tranh là 1,43 triệu người, gần với biên giới Nga.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cáo buộc Nga khủng bố và giết hại dân thường bằng các cuộc không kích diễn ra một ngày sau khi máy bay không người lái tấn công Kyiv và các thành phố khác khiến ít nhất 4 người thiệt mạng.

“Ukraine đang bị quân chiếm đóng nã đạn. Chúng tiếp tục ra tay khủng bố và giết hại dân thường”, ông Zelenskyy viết trên mạng Telegram.

Hiện chưa có thông tin về số người thiệt mạng trong các cuộc tấn công này.

Nga tiến hành các cuộc không kích mới nhất hôm 18/10 sau khi Hoa Kỳ cảnh báo rằng họ sẽ buộc Moscow phải chịu trách nhiệm về bất kỳ tội ác chiến tranh nào.

Moscow phủ nhận việc nhắm mục tiêu vào dân thường. Bộ Quốc phòng nước này cho biết họ đang thực hiện các cuộc tấn công vào các mục tiêu quân sự và cơ sở hạ tầng năng lượng trên khắp Ukraine bằng vũ khí chính xác cao.

Tại thành phố cảng Mykolaiv, một nhân chứng của Reuters cho biết người này đã nghe thấy ba tiếng nổ vào sáng sớm ngày 18/10.

Bà Karine Jean-Pierre, Thư ký báo chí của Tổng thống Mỹ Joe Biden, nói với các phóng viên hôm 17/10 rằng Nhà Trắng “lên án mạnh mẽ các cuộc tấn công tên lửa của Nga”.

Các cuộc tấn công của Nga khiến Ukraine bị cắt điện

18/10/2022

Cập nhật một giờ trước

Hugo Bachega & Paul Kirby 

Tường thuật từ Kyiv và London

Mykolaiv

Nguồn hình ảnh, KYRYLO TYMOSHENKO

Chụp lại hình ảnh, 

Một người đàn ông đã chết khi một tòa nhà dân cư bi tấn công ở Mykolaiv

Các lực lượng Nga lại nhắm mục tiêu vào các cơ sở năng lượng của Ukraine, khiến một phần của Kyiv và các thành phố khác không có điện và nước.

Các tiếng nổ đã được nghe thấy ở thủ đô ngay sau 09:00 (06:00 GMT) và những luồng khói bốc lên từ xung quanh một nhà máy điện gần sông Dnipro.

Điện và nước bị cắt ở Zhytomyr, phía tây Kyiv, và hai cơ sở bị hư hỏng nặng ở Dnipro.

Các cuộc tấn công mới nhất xảy ra 24 giờ sau khi Kyiv bị tấn công bởi máy bay không người lái (drone) “kamikaze”.

Máy bay không người lái, được cho là do Iran sản xuất, đã giết chết ít nhất 5 người ở thủ đô và 4 người ở phía bắc thành phố Sumy, đồng thời tấn công cơ sở hạ tầng quan trọng, gây ra tình trạng mất điện tại hàng trăm thị trấn và làng mạc.

Trong những tuần gần đây, Nga tăng cường các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng điện ở các thành phố xa chiến tuyến. Các nhân viên đã gấp rút sửa chữa hư hỏng, nhưng các cuộc đình công, ngay trước mùa đông, đã làm dấy lên lo ngại về cách hệ thống sẽ phản ứng.

“Ukraine đang bị quân chiếm đóng nã đạn. Họ tiếp tục làm những gì họ làm ác nhất – khủng bố và giết hại dân thường,” Tổng thống Volodymyr Zelensky phản ứng trước các cuộc tấn công.

Ban đầu không rõ các drone có liên quan đến mức độ nào, mặc dù Kyrylo Tymoshenko, phó văn phòng tổng thống, cho biết một tên lửa phòng không S-300 đã bắn vào một tòa nhà dân cư ở miền nam thành phố Mykolaiv trong đêm, khiến một người thiệt mạng. 

Chợ hoa của thành phố cũng bị phá hủy.

Trong các cuộc tấn công khác vào sớm ngày thứ Ba:

Tại Zhytomyr, thị trưởng cho biết không có điện hoặc nước trong thành phố và các bệnh viện đang hoạt động dựa trên nguồn điện dự phòng

Các cuộc pháo kích vào một nhà máy điện ở Kyiv khiến một khu vực bên bờ sông Dnipro không có điện và nước, các báo cáo cho biết

Nguồn cung cấp điện và nước cũng bị gián đoạn ở trung tâm thành phố Dnipro và các quan chức kêu gọi người dân sử dụng tiết kiệm điện

Các cuộc pháo kích đã được báo cáo ở phía đông bắc thành phố Kharkiv

Cơ sở hạ tầng ở phía nam thành phố Zaporizhzhia cũng bị ảnh hưởng, mặc dù các quan chức địa phương cho biết không có ai bị thương.

Ở một số thành phố, người dân Ukraine đang mua máy phát điện và bếp gas, trong khi trên khắp cả nước, người dân được khuyên giảm tiêu thụ năng lượng vào những lúc cao điểm. 

Một số thị trấn đang phải đối mặt với tình trạng mất điện liên tục.

Các cuộc tấn công mới nhất, bằng cả tên lửa và drone, đã mang lai lời kêu gọi mới từ chính phủ Ukraine về việc cung cấp các tên lửa phòng không.

Trước đó, Mỹ cho biết họ đã đồng ý với các đồng minh Pháp và Anh rằng việc Iran cung cấp máy bay không người lái đã vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc liên quan đến thỏa thuận hạt nhân, cấm chuyển giao một số công nghệ quân sự.

Ukraine đã xác định các drone được sử dụng trong các cuộc tấn công chết người nhằm vào Kyiv và Sumy là thiết bị bay không người lái (UAV) Shahed-136. 

Vedant Patel thuộc bộ ngoại giao Mỹ cho biết Mỹ sẽ không ngần ngại sử dụng các biện pháp trừng phạt.

EU cho biết họ cũng đang thu thập bằng chứng và sẵn sàng hành động.

Trong khi đó, trong một trong những vụ hoán đổi tù nhân lớn nhất kể từ khi cuộc chiến tranh của Nga bắt đầu vào tháng Hai, 218 người bị bắt giữ đã được trao đổi – trong đó có 108 phụ nữ Ukraine.

Mỹ đẩy mạnh tìm cách đối phó drone tự sát

Trong tuần này quân đội Mỹ sẽ gửi một yêu cầu tới các nhà sản xuất vũ khí để kêu gọi các công nghệ mới đối phó với đạn tuần kích, còn được gọi là máy bay không người lái tự sát/kamikaze. Các cuộc tấn công gần đây của Nga vào Ukraine bằng máy bay không người lái Shahed-136 của Iran, bao gồm các vụ tấn công gây chết người tại Kyiv hôm thứ Hai, đã cho thấy chúng nguy hiểm ra sao.

Shahed (có nghĩa là “kẻ tử vì đạo” trong tiếng Ba Tư) không hẳn là tàng hình. Người Ukraine gọi chúng là “mô tô bay.” Ukraine tuyên bố các lực lượng vũ trang của họ đã bắn hạ 75% số máy bay không người lái do Nga tung ra trong cuộc chiến. Một số thậm chí bị phá hủy bởi vũ khí cầm tay. Nhưng máy bay không người lái kamikaze tương đối rẻ và do đó vẫn tiếp tục được sử dụng thường xuyên.

Văn phòng Hệ thống Máy bay Không người lái Phòng không Nhỏ (JCO) của Mỹ sẽ đưa ra yêu cầu về các biện pháp đối phó tốt hơn. Nếu có, các hệ thống này phải ngăn chặn được máy bay không người lái kamikaze nặng từ 25-600kg. Các nhà thầu quốc phòng phải đáp ứng điều mà một quan chức JCO đã gọi là “một khung thời gian khắt khe” – mục tiêu hoàn thành thử nghiệm trong vòng một năm. Dự kiến sẽ có các đề xuất sử dụng tia laser và thiết bị gây nhiễu vi sóng.

Cuộc tranh luận đầu tiên của cuộc đua thượng nghị sĩ Florida

Vào tối thứ Ba, thượng nghị sĩ Cộng hòa của Florida, Marco Rubio, sẽ ra tranh luận với đối thủ Dân chủ của ông, Val Demings. Cuộc đua của bang này rất đáng theo dõi, nhưng không chỉ vì nó có thể quyết định quyền kiểm soát Thượng viện.

Ông Rubio là một người Mỹ gốc Cuba, đã phục vụ ở Thượng viện từ năm 2011. Bà Demings là một nữ nghị sĩ người Mỹ gốc Phi. Tấm vé của bà cho thấy chủ trương chọn các ứng viên ôn hòa hơn của đảng Dân chủ. Với tư cách là một cựu cảnh sát trưởng, bà có thể phản bác lại những tuyên bố của ông Rubio rằng bà là thành phần “cực đoan một cách nguy hiểm.” Cuộc đua cũng cho thấy độ thu hút và số tiền đổ vào Florida. Ông Rubio đã huy động được khoảng 40 triệu đô la trong khi bà Demings được 50 triệu đô la. Nhưng bão Ian đã làm phức tạp các chiến dịch của họ, nhất là vì tổng thống Joe Biden ca ngợi những nỗ lực sau bão của Ron DeSantis, thống đốc đang tái tranh cử của đảng Cộng hòa.

Thăm dò cho thấy ông Rubio dẫn trước bà Demings gần 5 điểm. Trong cuộc tranh luận, ông sẽ muốn nhấn mạnh Florida đã đi qua quá khứ bang chiến trường và trở thành thành trì Cộng hòa. Vào ngày 8 tháng 11, các cử tri sẽ kiểm tra tuyên bố đó của ông.

BBC tròn một trăm năm tuổi

Tập đoàn Phát thanh Truyền hình Anh (BBC) sẽ tròn trăm năm tuổi vào thứ Ba. Trong một thế kỷ qua, BBC đã đều đặn đưa tin, cả tốt và xấu, đến cho công chúng người Anh và khắp thế giới. Trong Chiến tranh Lạnh, hãng thậm chí có cả một bản ghi âm sẵn sàng nếu bị tấn công hạt nhân. “Đất nước này đã bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân,” một người đọc tin bằng giọng nói mượt mà.

Trong những ngày đầu, BBC không tuyển dụng nhà báo nào. “Không có tin tức nào”, theo một bản tin vào năm 1930. Ngày nay nó phát sóng bằng 42 ngôn ngữ cho 492 triệu người dùng, và tin tức của hãng được tin cậy trên toàn thế giới. Tất cả những điều này góp phần tạo nên một thế kỷ đầu tiên vô cùng thành công của BBC. Nhưng thế kỷ thứ hai có lẽ sẽ khó hơn. Một phần năm thanh niên Anh không xem nội dung BBC nào cả. Do đó, để yêu cầu tất cả các hộ gia đình Anh xem truyền hình phải trả phí bản quyền hàng năm là 159 bảng (180 đô la), nguồn kinh phí tài trợ hoạt động của BBC, sẽ trở nên kém thiết thực.

Netflix quyết định nhận quảng cáo

Khi được hỏi vì sao Netflix lại tránh xa mảng kinh doanh quảng cáo, CEO Reed Hastings của dịch vụ phát trực tuyến lớn nhất thế giới từng nói vào năm 2020 rằng “mảng này không dễ kiếm tiền.” Vậy tại sao ông Hastings lại dành cả một cuộc họp thông báo kết quả kinh doanh vào thứ Ba để nói với nhà đầu tư là Netflix cần quảng cáo?

Nguyên nhân là diễn biến giá cổ phiếu gần đây của công ty. Cổ phiếu của công ty từng tăng vọt trong giai đoạn 2020-21, khi Netflix ghi nhận thêm 40 triệu người đăng ký giữa dịch Covid-19. Nhưng năm nay, lượng đăng ký chậm đi và các nhà đầu tư rút bớt tiền ra. Kể từ tháng 11, cổ phiếu Netflix đã giảm 2/3, làm bay hơi 200 tỷ USD giá trị thị trường của hãng.

Liệu quảng cáo có thể xoay chuyển tình thế cho họ? Với giá 15,49 đô la một tháng ở Mỹ, gói tiêu chuẩn của Netflix thuộc hàng đắt nhất trong số các dịch vụ phát trực tuyến lớn nhất. Ngược lại, gói $6,99 có quảng cáo, ra mắt vào tháng tới, sẽ có giá cạnh tranh hơn các đối thủ như Disney + hay HBO Max. Các hộ gia đình có thể sẽ hạ cấp hoặc đăng ký lại dịch vụ. Nhưng như ông Hastings đã biết, mảng phát trực tuyến không còn dễ kiếm tiền nữa.

Reuters: Mỹ có thể bán dầu từ nguồn dự trữ khẩn cấp trong tuần này 

18/10/2022 

Reuters 

Một cơ sở dự trữ dầu chiến lược ở Texas, Hoa Kỳ.

Một cơ sở dự trữ dầu chiến lược ở Texas, Hoa Kỳ. 

Chính quyền Biden có kế hoạch bán dầu từ nguồn Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược nhằm giảm giá nhiên liệu trước cuộc bầu cử quốc hội vào tháng tới, ba nguồn tin nắm vấn đề này cho Reuters biết hôm 18/10.
Một trong những nguồn tin nói rằng tuyên bố của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden dự kiến sẽ được đưa ra trong tuần này như một phần phản ứng về cuộc chiến của Nga đánh vào Ukraine.
Việc bán dầu này sẽ đưa ra thị trường 14 triệu thùng còn lại sau công bố trước đó của ông Biden, và là đợt lớn nhất từ trước đến nay, giải phóng từ nguồn dự trữ 180 triệu thùng bắt đầu vào tháng 5.
Chính quyền của ông Biden cũng đã nói chuyện với các công ty dầu mỏ về việc bán thêm 26 triệu thùng từ đợt bán theo sự chuẩn thuận của Quốc hội trong năm tài chính 2023, bắt đầu từ ngày 1/10, một nguồn tin thứ tư cho biết.
Bộ Năng lượng Mỹ cũng sẽ công bố thêm thông tin chi tiết về việc mua lại dầu sau đó, phản ánh mong muốn của Nhà Trắng trong việc chống lại giá năng lượng tăng trong khi hỗ trợ các hãng khoan dầu trong nước.
Giá xăng bán lẻ tăng đã góp phần đẩy lạm phát lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ, gây rủi ro cho ông Biden và các đảng viên Dân chủ trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ngày 8/11, theo đó họ đang tìm cách giữ quyền kiểm soát Quốc hội.
Vào tuần trước, ông Biden cho biết rằng giá xăng quá cao và ông sẽ có thêm nhiều điều để nói về việc giảm chi phí trong tuần này.
Ông David Turk, Thứ trưởng năng lượng Hoa Kỳ, cũng cho biết tuần trước rằng chính quyền Biden có thể khai thác nguồn Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR) trong những tuần và tháng tới nếu cần thiết để ổn định giá dầu.

Các nguồn tin cho biết, chính quyền đã nói chuyện với các công ty năng lượng về việc mua lại dầu đến năm 2025 để bổ sung nguồn SPR, sau khi ông Biden vào tháng 3 tuyên bố bán ra số lượng lớn nhất từ trước đến nay, 180 triệu thùng, từ tháng 5 đến tháng 10.

Pháp: Đình công ngành xăng dầu tiếp diễn, chính phủ dọa trưng dụng các kho nhiên liệu

Biểu tình của công nhân trước một nhà máy lọc dầu của TotalEnergies ở Donges, gần Saint-Nazaire, Pháp, ngày 12/10/2022. REUTERS – STEPHANE MAHE 

Chính phủ Pháp sáng hôm nay, 17/10/2022, thông báo nếu tình hình không được cải thiện sẽ trưng dụng thêm hai kho xăng dầu của tập đoàn TotalEnergies để cung ứng cho các trạm xăng. Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh hôm nay các nhân viên tiếp tục đình công và phong tỏa 5 cơ sở lọc dầu và kho chứa của tập đoàn này. 

Phát biểu trên đài TF1 tối hôm qua 16/10, thủ tướng Pháp Elisabeth Borne cho biết hơn 30% trạm xăng trong cả nước thiếu ít nhất một mặt hàng, cao hơn con số 27,3% mà chính quyền Pháp ghi nhận trước đó một hôm. Thủ tướng Borne kêu gọi những người đình công tại TotalEnergies tôn trọng thỏa thuận mà các nghiệp đoàn chiếm đa số trong công ty đã ký với ban lãnh đạo tập đoàn, và ”ngưng phong tỏa đất nước”. Cũng trong hôm nay, trên đài BFMTV, bộ trưởng Kinh Tế Bruno Le Maire khẳng định cần phải “giải tỏa các nhà máy lọc dầu và kho chứa”. 

Về phía nghiệp đoàn giới chủ, chủ tịch MEDEF lo ngại nếu kéo dài thêm 1 tuần, nạn khan hiếm xăng dầu “có nguy cơ gây tác hại cho nền kinh tế”. Ông Geoffroy Roux de Bézieux xem việc khoảng 150 người phong tỏa các nhà máy lọc dầu của TotalEnergies là hành động “bắt dân Pháp làm con tin”. Chủ tịch nghiêp đoàn giới chủ nhấn mạnh “đây không phải là một cuộc đình công bình thường và quyền đình công cũng có những giới hạn” cần tuân thủ. Phong trào đình công trong những ngày qua vẫn ảnh hưởng đến 3 nhà máy lọc dầu (trên 7) và 5 kho chứa lớn (trên tổng số 200) của tập đoàn dầu khí TotalEnergies.

CGT, nghiệp đoàn phát động phong trào đình công tại ToatalEnergies, cũng như nhiều người lao động, hiện giờ vẫn chưa đồng ý với thỏa thuận về việc tăng lương 7%, nhất quyết đòi mức tăng 10% và một khoản trợ cấp lạm phát.

Tình hình thêm phức tạp trong bối cảnh, các nghiệp đoàn lớn tại Pháp phát động đình công liên ngành ngày mai 18/10 đòi tăng lương cho người lao động và đòi các quyền tự do cho nghiệp đoàn.

Còn hôm qua, tại Paris, hưởng ứng lời kêu gọi của đảng cực tả Nước Pháp bất khuất (LFI) và các đảng cánh tả khác, 30.000 người (theo số liệu của cảnh sát), khoảng 140.000 người (theo ước tính của ban tổ chức) đã tham gia biểu tình phản đối vật giá đắt đỏ và tình trạng đình trệ của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Tập Cận Bình và Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20

Tuesday, October 18th, 2022

Tác giả: Nguyễn Quang Dy – 18/10/2022

https://nghiencuuquocte.org/wp-content/uploads/2022/10/Xi-2022.jpg
(more…)

Nikki Haley: Trung Quốc ‘Sẽ không dừng lại ở việc chiếm Đài Loan’

Monday, October 17th, 2022

Khi nhà độc tài ĐCSTQ Tập tái khẳng định quyền lực, Haley thúc đẩy Hoa Kỳ đối đầu với chế độ độc tài này.

những hình ảnh đẹp
(more…)