Tin thế giới 25/3/2023: * Mỹ sẽ ‘hành động mạnh’ chống nhóm do Iran hậu thuẫn ở Syria * Tổng thống Đài Loan thăm đơn vị quân đội * Ukraine tấn công sâu vào Kherson Oblast * Nhật bảo vệ an toàn hội nghị G7

Saturday, March 25th, 2023

Biden hứa sẽ ‘hành động mạnh mẽ’ cuộc tấn công do Iran hậu thuẫn ở Syria

Căn cứ của Hoa Kỳ tại mỏ dầu Al-Omar bị tấn công bởi một loạt hỏa tiễn để trả đũa việc Hoa Kỳ thực hiện các cuộc không kích chính xác

Campbell MacDiarmid, PHÓNG VIÊN TRUNG ĐÔNG Ngày 25 tháng 3 năm 2023 • 1:45 sáng

Tổng thống Joe Biden phát biểu trong bữa tối tại Bảo tàng Hàng không và Vũ trụ Canada ở Ottawa vào thứ Sáu
Tổng thống Joe Biden phát biểu trong bữa tối tại Bảo tàng Hàng không và Vũ trụ Canada ở Ottawa vào Thứ Sáu ẢNH : Andrew Harnik/AP
(more…)

Thế giới hôm nay: 21/03/2023 (Economist – NHK – DKN…)

Tuesday, March 21st, 2023
Tập và Putin gặp nhau tại Moscow

Nguồn: The Economist Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chính phủ Pháp sống sót qua hai cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, nhờ đó đảm bảo các cải cách lương hưu gây tranh cãi của tổng thống Emmanuel Macron sẽ trở thành luật. Động thái này được kích hoạt vì ông Macron bỏ qua quốc hội để nâng tuổi hưởng lương hưu từ 62 lên 64. Một số nhà lập pháp đối lập đang kêu gọi chính phủ từ chức hoặc mở trưng cầu dân ý về vấn đề lương hưu.

(more…)

Thế giới hôm nay: 08/03/2023 (the Economist)

Wednesday, March 8th, 2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy


Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell cho biết lãi suất có thể phải tăng “cao hơn dự đoán trước đây.” Sau chuỗi liên tiếp tăng 3/4 điểm phần trăm từ tháng 6 đến tháng 11 năm ngoái, Fed đã giảm tốc độ thắt chặt. Nhưng thị trường việc làm ổn định và nhu cầu tiêu dùng phục hồi đang khiến cho nỗ lực kiềm chế lạm phát của ngân hàng trung ương không được như ý.

(more…)

Thế giới hôm nay: 07/03/2023 (The Economist)

Tuesday, March 7th, 2023

Nguồn: The Economist Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy


Giao tranh dữ dội tiếp diễn xung quanh Bakhmut, thành phố miền đông Ukraine bị Nga tấn công dữ dội trong gần 9 tháng qua. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết việc Ukraine chuẩn bị rút quân có thể chỉ đơn thuần nhằm sắp xếp lại đội hình chứ không phải một “thất bại.” Trước đó, Yevgeny Prigozhin, người đứng đầu tập đoàn lính đánh thuê Wagner, đã cảnh báo việc thiếu đạn dược có thể khiến tiền tuyến Nga sụp đổ.

(more…)

Thời sự Thứ Tư 01/03/2023: * TBO ra lệnh xóa TikTok * Úc, Nhật Bản, Philippines, Mỹ tuần tra Biển Đông * Diễn tập quân sự lớn nhất ĐNÁ * 19 máy bay TQ bay vào không phận Đài Loan * G20 họp ở Ấn Độ * Elon Musk cạnh tranh với ChatGPT * TQ phản bác Lệnh cấm TikTok * Âu Châu cấm TikTok * TT Belarus đến Bắc Kinh * Tội ác chiến tranh của Nga 1 năm qua

Wednesday, March 1st, 2023

G

Võ Thái Hà tổng hợp – HD Press bổ sung.


Tòa Bạch Ốc ra lệnh xóa TikTok khỏi các thiết bị của chính phủ

Tòa Bạch Ốc ra lệnh xóa TikTok khỏi các thiết bị của chính phủ

Một chiếc điện thoại thông minh có logo TikTok hiển thị được đặt trên bo mạch chủ của máy điện toán trong hình minh họa này được chụp hôm 23/02/2023. (Ảnh: Dado Ruvic/Reuters) 

Hôm thứ Hai (27/02), Tòa Bạch Ốc đã ra lệnh xóa ứng dụng TikTok do Trung Quốc sở hữu ra khỏi tất cả các thiết bị và hệ thống của chính phủ trong vòng 30 ngày nhằm giữ an toàn cho dữ liệu của Hoa Kỳ.

Văn phòng Quản lý và Ngân sách (OMB) cho biết trên Twitter rằng chính phủ Tổng thống (TT) Biden “đã xem việc thúc đẩy an ninh mạng của quốc gia chúng ta là một ưu tiên rac đầu.”

Cơ quan này viết: “Hôm nay, OMB sẽ đưa ra hướng dẫn về việc khai triển ‘Đạo luật Không sử dụng TikTok trên các Thiết bị của Chính phủ’, yêu cầu các cơ quan ngừng sử dụng ứng dụng này trừ một số trường hợp nhất định.”

Giám đốc OMB Shalanda Young đã ban hành chỉ thị này cho tất cả các cơ quan liên bang, yêu cầu họ chặn lưu lượng truy cập internet đến công ty thuộc sở hữu của Trung Quốc như một phần của kế hoạch loại bỏ ứng dụng này.

Một bản ghi nhớ của OMB nêu rõ rằng các cơ quan phải giải quyết mọi hoạt động sử dụng TikTok của các nhà cung cấp CNTT thông qua hợp đồng trong vòng 90 ngày. Hơn nữa, họ phải đưa lệnh cấm mới đối với TikTok vào tất cả các yêu cầu mới trong vòng 120 ngày.

Theo bản ghi nhớ này, mặc dù một vài cơ quan sử dụng ứng dụng này trên các thiết bị của chính phủ có thể được phép — chẳng hạn như cho các hoạt động an ninh quốc gia, thực thi pháp luật hoặc nghiên cứu bảo mật — nhưng các trường hợp miễn trừ cho toàn bộ cơ quan sẽ không được phép.

Tuy nhiên, theo bản ghi nhớ, lãnh đạo cơ quan phải chấp thuận các hoạt động như vậy.


Úc, Nhật Bản có thể tuần tra chung với Philippines và Mỹ ở Biển Đông – Thu Hằng /RFI

01/3/2023

Lực lượng tuần duyên Philippines tuần tra tại khu vực bãi Đá Vành Khăn (Whitsun Reef), trong vùng Biển Đông, ngày 14/04/2021. AP 

Philippines đang bàn với Mỹ về khả năng tổ chức tuần tra chung bốn bên, kết hợp với Úc và Nhật Bản ở Biển Đông. Ngày 27/02/2023, đại sứ Jose Manuel Romualdez của Philippines tại Mỹ cho biết « các cuộc họp đã được ấn định », đồng thời nhấn mạnh đó vẫn chỉ là « ý tưởng đang thảo luận ». 

Theo đại sứ Jose Manuel Romualdez, các cuộc tuần tra chung nhằm « bảo đảm là có bộ luật ứng xử và tự do lưu thông hàng hải » ở Biển Đông. Ba nước Mỹ, Úc và Nhật Bản vẫn tổ chức các đợt tập trận chung. Các đợt tuần tra chung với ba nước này có lẽ « tốt cho Philippines và cả khu vực ». Đại sứ Philippines tại Mỹ khẳng định : « Chúng tôi muốn có tự do lưu thông hàng hải ».

Trước đó, Úc và Mỹ đã lần lượt thảo luận với Philippines về các cuộc tuần tra song phương. Ông Romualdez cho rằng các cuộc tuần tra « ban đầu có thể xuất phát từ nước này với nước kia » nhưng cũng có thể được mở rộng « vì đó là những đồng minh của chúng tôi (Philippines), những nước có chung ý tưởng ».

Theo Reuters, nếu kế hoạch được xúc tiến, đây là lần đầu tiên Philippines tham gia các cuộc tuần tra đa phương ở Biển Đông. Quyết định này có thể khiến Bắc Kinh tức giận nhưng cho thấy lo ngại của chính quyền Manila trước những tham vọng chủ quyền quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Viễn cảnh 4 nước tuần tra chung trong khu vực còn là thông điệp về đoàn kết gửi đến Trung Quốc cùng với khẳng định về sự hiện diện thường trực của vài trăm chiến hạm ở Biển Đông nhằm bảo vệ chủ quyền của Philippines và luật pháp quốc tế.


Diễn tập quân sự lớn nhất Đông Nam Á, 7.000 người từ 30 nước tham gia

Thủy quân lục chiến Mỹ tham gia cuộc tập trận tấn công đổ bộ trong khuôn khổ cuộc tập trận quân sự chung “Cobra Gold 2020” (CG20) tại một căn cứ quân sự ở Chonburi, Thái Lan, ngày 27/2/2020. (Ảnh: Aniwat phromrungsee / Shutterstock) 

Mỹ và Thái Lan đã khởi động cuộc tập trận quân sự chung kéo dài hai tuần vào thứ Ba (ngày 28/2), với hơn 7.000 người từ 30 nước tham gia. Cuộc tập trận hàng năm có thêm nội dung diễn tập “An ninh vũ trụ”.

Ra đời vào năm 1982, “Hổ Mang Vàng” (Cobra Gold) là một trong những cuộc tập trận quân sự đa phương kéo dài nhất trên thế giới và lớn nhất ở Đông Nam Á. Cuộc tập trận do Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Thái Lan và Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ đồng tổ chức.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tiếp tục bành trướng ở Biển Đông và quấy nhiễu Đài Loan thường xuyên hơn, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương ngày càng trở nên gay gắt. Cuộc tập trận quy mô lớn đã trở thành một nền tảng quan trọng để Mỹ củng cố các liên minh ở châu Á.

Reuters đưa tin, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ, Tướng John Aquilino, cho biết cuộc tập trận thu nhỏ quy mô trong thời kỳ đại dịch COVID-19, nhưng năm nay sẽ có ​​gần 6.000 binh sĩ Mỹ tham gia. Đây là cuộc tập trận có số lượng quân tham gia nhiều nhất trong 10 năm.

Hãng tin AP đưa tin, cuộc tập trận bao gồm 3 phần – huấn luyện thực địa, diễn tập nhân viên “sở chỉ huy” và diễn tập cứu trợ thiên tai và nhân đạo. Huấn luyện thực địa sẽ bao gồm một cuộc diễn tập đổ bộ, một chiến dịch đổ bộ đường không chiến lược, sơ tán phi chiến đấu và một cuộc diễn tập phối hợp bắn đạn thật.

Trong một cuộc phỏng vấn với các phóng viên, ông Aquilino cho biết: “Cuộc tập trận Cobra Gold củng cố khả năng lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động gìn giữ hòa bình an ninh cấp cao chung trong tất cả các lĩnh vực. Chúng tôi sẽ làm việc với các đối tác của mình trên bộ, trên biển, trên không và không gian mạng để triển khai hành động toàn diện.”

Ông nói, cuộc tập trận sẽ kéo dài đến ngày 10/3, phản ứng chung sẽ giúp “duy trì một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở để tất cả các quốc gia có thể duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng”.

Năm nay, lần đầu tiên cuộc tập trận chỉ huy sẽ bao gồm huấn luyện về cách ứng phó với một thảm họa không gian có thể xảy ra.

Một tuyên bố từ Đại sứ quán Mỹ cho biết, cuộc tập trận không gian mới năm nay tập trung vào việc tìm hiểu tác động của các hiện tượng trên không như bão mặt trời đối với các hoạt động quân sự, thông tin liên lạc và vệ tinh.

Tuyên bố cho biết, các cơ quan không gian quân sự và dân sự từ Thái Lan, Mỹ và Nhật Bản sẽ tham gia vào phần này của cuộc tập trận.

Tổng cộng có 7.394 thành viên từ 30 quốc gia đã tham gia cuộc tập trận Cobra Gold năm nay. Ngoài Mỹ và Thái Lan, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Malaysia và Indonesia nằm trong số 7 nước tham gia chính thức sẽ tham gia đầy đủ vào cuộc tập trận và lập kế hoạch kéo dài 2 tuần.

23 quốc gia khác tham gia với tư cách là đối tác tập trận hoặc quan sát viên. Bắc Kinh, Ấn Độ và Úc tham gia diễn tập nhân đạo.

Theo Lý Ngôn, Epoch Times


Đài Loan: 19 máy bay của không quân Trung Quốc bay vào vùng phòng không của hòn đảo – 01/3/2023 

Reuters 

Bản đồ Đài Loan

Bản đồ Đài Loan 

Bộ Quốc phòng Đài Loan hôm thứ Tư (1/3) cho biết họ phát hiện 19 máy bay của không quân Trung Quốc trong vùng nhận dạng phòng không của họ trong 24 giờ qua. Đài Bắc gọi là đó hành vi quấy rối thường xuyên của Bắc Kinh, theo Reuters.

Trung Quốc nói các hoạt động của họ trong khu vực này là hợp pháp để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của mình và cảnh báo Hoa Kỳ chớ “thông đồng” với Đài Loan.

Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết 19 máy bay chiến đấu J-10 đã bay vào góc tây nam của vùng nhận dạng phòng không của hòn đảo (còn gọi là ADIZ), mặc dù vùng này gần bờ biển Trung Quốc hơn là bờ biển Đài Loan theo bản đồ mà bộ này công bố.

Bộ này cho biết thêm rằng các lực lượng của Đài Loan đã theo dõi tình hình, bao gồm cả việc điều chiến đầu cơ của họ lên, và phát các thông báo như thường lệ trong phản ứng trước các cuộc xâm nhập như vậy của Trung Quốc.

Tuy nhiên, các máy bay Trung Quốc không vượt qua đường ranh giới nhạy cảm trên eo biển Đài Loan, nơi trước đây đóng vai trò là rào cản không chính thức giữa hai bên, nhưng lực lượng không quân của Trung Quốc đã bay qua gần như hàng ngày kể từ Bắc Kinh tổ chức các cuộc tập trận gần Đài Loan vào tháng 8 năm ngoái.

Chưa có phát súng nào được bắn ra và máy bay Trung Quốc chỉ bay trong vùng ADIZ của Đài Loan, chưa phải trong không phận lãnh thổ của Đài Loan.

ADIZ là một khu vực rộng lớn hơn mà Đài Loan giám sát và tuần tra nhằm có thêm thời gian để đối phó với bất kỳ mối đe dọa nào.


Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết tình hình ở Bakhmut

Một thành phố miền đông đang bị quân Nga bao vây, ngày càng “khó khăn hơn.” Nga nỗ lực chiếm thành phố này trong nhiều tháng qua; và giao tranh trở nên khốc liệt trong những tuần gần đây. Bakhmut sẽ là thắng lợi lớn đầu tiên của Nga ở Ukraine trong hơn nửa năm.


G20 họp cấp bộ trưởng ở Ấn Độ

Các ngoại trưởng G20 sẽ khó có được tiếng nói chung khi gặp nhau ở Delhi vào thứ Tư. Ấn Độ muốn dùng chiếc ghế chủ nhà để truyền đạt quan điểm về các vấn đề quốc tế của mình tới các thành viên khác trong câu lạc bộ các nền kinh tế lớn. Nhưng sự kiện này sẽ bị chi phối bởi cuộc chiến của Nga ở Ukraine và căng thẳng Mỹ-Trung (ngoại trưởng của cả ba cường quốc dự kiến sẽ tham dự).

Hội nghị thượng đỉnh các bộ trưởng tài chính G20 vào tuần trước tại Bengaluru, một thành phố khác của Ấn Độ, đã không đạt được nhiều kết quả khi Nga và Trung Quốc từ chối ký vào biên bản cuộc họp có đề cập đến nghị quyết lên án chiến tranh của Liên Hợp Quốc. Các lãnh đạo phương Tây bày tỏ thất vọng vì thiếu các cuộc thảo luận mang tính xây dựng; trong khi Nga cáo buộc phương Tây sử dụng diễn đàn này để đưa ra các văn kiện chống Nga. Bên cạnh các vấn đề trên còn có tranh chấp biên giới kéo dài của Ấn Độ với Trung Quốc. Subrahmanyam Jaishankar, bộ trưởng ngoại giao của Ấn Độ, sẽ chủ trì một cuộc họp căng thẳng.

Tổng thống Pháp Macron công du châu Phi

Với cả Nga lẫn Trung Quốc đều đang thách thức ảnh hưởng của Pháp ở lục địa, Emmanuel Macron sẽ bắt đầu chuyến công du bốn nước châu Phi vào thứ Tư. Tổng thống Pháp sẽ bắt đầu bằng việc đồng tổ chức “hội nghị thượng đỉnh một khu rừng” ở Libreville, Gabon, để kêu gọi bảo tồn đa dạng sinh học ở lưu vực sông Congo, nơi có rừng nhiệt đới lớn thứ hai thế giới sau Amazon. Sau đó, ông sẽ đến Angola, Congo, và Cộng hòa Dân chủ Congo.

Trước khi rời Paris, ông Macron kêu gọi “quan hệ đối tác bình đẳng” với châu Phi, một tầm nhìn ông đã đặt ra ngay sau khi đắc cử năm 2017. Nhưng chuyến công du của tổng thống sẽ diễn ra trong bối cảnh tâm lý bài Pháp gia tăng ở nhiều khu vực bởi tuyên truyền của Nga. Các lực lượng vũ trang của Pháp, vốn tham gia chiến dịch chống khủng bố ở Mali, đã rời đi vào năm ngoái sau khi chính quyền Mali thuê tập đoàn Wagner của Điện Kremlin để đảm bảo an ninh. Quân đội Pháp gần đây cũng đã rời Burkina Faso. Tại Paris, ông Macron tuyên bố tiếp tục thu hẹp các căn cứ quân sự của Pháp trên lục địa và biến chúng thành trung tâm huấn luyện cho quân đội địa phương — nhưng sẽ không đóng cửa hoàn toàn.

Hội nghị bảo thủ thường niên ở Mỹ khai mạc

Những người cánh hữu Mỹ sẽ tề tựu về Washington, DC, vào thứ Tư để dự Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ năm nay. Sau một cuộc bầu cử giữa kỳ đáng thất vọng vào năm ngoái, các nhân vật Cộng hòa với tham vọng chạy đua vào năm 2024 sẽ muốn dùng sự kiện 4 ngày này để kêu gọi ủng hộ. Cựu tổng thống Donald Trump, người đã tuyên bố chạy đua từ tháng 11, và cựu ngoại trưởng của ông, Mike Pompeo, nằm trong số “những người yêu nước phi thường” dự kiến sẽ phát biểu. Ngoài ra còn có Nikki Haley, đại sứ của chính quyền Trump tại Liên Hợp Quốc, người đã tuyên bố chạy đua trong tháng này.

Tất cả các ứng viên Cộng hòa ngoài Trump đều đứng trước một câu hỏi hóc búa. Họ vừa muốn đánh bại ông vừa muốn thu hút người ủng hộ của ông, hiện vẫn là lực lượng lớn nhất và nhiệt tình nhất trong đảng Cộng hòa. Và càng nhiều người tranh cử ông Trump càng có nhiều khả năng chiến thắng. Thống đốc bang Florida Ron DeSantis hiện là người có tiềm năng nhất để thách thức ông Trump, nhưng ông vẫn chưa tuyên bố tranh cử. Ông DeSantis vắng mặt trong đội hình phát biểu, nhưng chắc chắn sẽ được nhắc đến nhiều: ông đã công bố bản “kế hoạch chi tiết cho sự hồi sinh của nước Mỹ” vào thứ Ba.

Liệu Úc có thoát được suy thoái?

Úc có một khả năng tránh suy thoái rất kỳ lạ. Họ đi qua khủng hoảng tài chính châu Á 1997 không hề hấn, rồi đứng vững trong khủng hoảng tài chính toàn cầu và bất ổn giá khoáng sản sau đó. Ngay cả khi đại dịch chấm dứt 30 năm tăng trưởng, Úc cũng chỉ trải qua suy thoái ngắn. Và các số liệu được công bố vào thứ Tư dự kiến sẽ cho thấy Úc đang chầm chậm đi qua đà giảm kinh tế toàn cầu hiện nay. Các dự báo cho thấy GDP tăng 2,7% trong cả năm 2022 và 0,7% trong quý cuối năm.

Nhưng rủi ro suy thoái đang gia tăng. IMF dự đoán tăng trưởng sẽ giảm hơn nữa trong năm nay, xuống còn 1,6%. Sau khi dự đoán lạm phát đạt đỉnh vào cuối năm ngoái, ngân hàng trung ương Úc đã trở nên diều hâu hơn. Họ đã tăng lãi suất chín lần liên tiếp, nhưng tỷ lệ lạm phát hàng năm vẫn ở mức 7,8%. Thị trường đang dự đoán nhiều đợt tăng hơn nữa. Hãy chờ xem Úc có kéo dài được vận may kinh tế của mình hay không.

UAE khánh thành trung tâm thờ phượng chung cho ba tôn giáo khởi nguồn từ Abraham

Ngôi nhà Gia đình Abraham, một trung tâm liên tôn bao gồm một nhà thờ Thiên chúa giáo, một giáo đường Do Thái, và một nhà thờ Hồi giáo, sẽ khai trương vào thứ Tư trên đảo Saadiyat ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. UAE từ lâu đã tự coi mình là một quốc gia hoà hợp; họ là nước đầu tiên ở bán đảo Ả Rập đón Giáo hoàng thăm chính thức (năm 2019) và bình thường hóa quan hệ với Israel (năm 2020). Trung tâm Abraham được lập ra bởi Sir David Adjaye, một kiến trúc sư người Anh-Ghana, người cũng đã thiết kế Nhà thờ Quốc gia Ghana ở Accra và Bảo tàng Quốc gia về Lịch sử và Văn hóa của người Mỹ gốc Phi ở Washington, DC, Mỹ.

Ba tòa nhà của trung tâm nằm trong một khu vườn khép kín sẽ làm không gian chung cho các cộng đồng liên tôn của UAE. Trong một tuyên bố chung để đánh dấu lễ khánh thành, Giáo hoàng Francis và Đại Imam al-Tayeb của al-Azhar, người thường được xem là nhân vật có thẩm quyền cao nhất của Hồi giáo Sunni, nói “Chúng ta đã bước vào một giai đoạn mới trong lịch sử của các tôn giáo.”


Tỷ phú Elon Musk tham gia cuộc đua phát triển đối thủ cạnh tranh ChatGPT

Tỷ phú Elon Musk gần đây đã liên hệ với các nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm thảo luận về việc thành lập một phòng thí nghiệm nghiên cứu mới nhằm phát triển một giải pháp thay thế cho công cụ đối thoại có trang bị AI là ChatGPT, theo hãng tin Reuters.

CEO Elon Musk. (Ảnh: Naresh111/Shutterstock) 

Cụ thể, ông chủ Tesla đã đàm phán để thuê Igor Babuschkin (một chuyên gia nghiên cứu tại DeepMind AI của tập đoàn Alphabet) dẫn đầu một nhóm phát triển phần mềm chatbot cạnh tranh với Chat GPT.

Bài viết trên The Information đăng ngày 27/2 cho hay rằng tỷ phú Elon Musk và Babuschkin đang trong quán trình thảo luận để tập hợp một nhóm theo đuổi nghiên cứu AI. Tuy nhiên, dự án vẫn đang ở giai đoạn đầu và chưa lên kế hoạch chi tiết để phát triển các sản phẩm cụ thể.

Tờ The Information cho biết việc xây dựng một phần mềm với ít biện pháp bảo vệ nội dung không phải là mục tiêu của tỷ phú Musk.

Trước đây, vị tỷ phú này từng lên tiếng chỉ trích ChatGPT. “AI đang mạnh đến mức nguy hiểm”, ông Musk đăng tải nội dung tweet hồi tháng 12/2022.

Vào ngày 26/2, tỷ phú Musk tiếp tục bày tỏ một chút lo ngại về sự tồn tại của AI. “Một trong những rủi ro lớn nhất đối với tương lai của nền văn minh là AI”, tỷ phú Musk phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Chính phủ Thế giới ở Dubai.

ChatGPT là một phần mềm hỏi đáp do công ty OpenAI có trụ sở tại San Francisco (Mỹ) phát triển. Từ khi ra mắt vào tháng 11 năm ngoái, công cụ này đã thu hút sự chú ý của thế giới nhờ khả năng viết luận, làm thơ hoặc viết code theo yêu cầu chỉ trong vài giây. Đây là phần mềm có tốc độ thu hút người dùng nhanh nhất khi đạt 57 triệu người dùng sau 1 tháng ra mắt và cán mốc 100 triệu tính đến 31/1 vừa qua. Tuy nhiên, công cụ này cũng đặt ra nhiều vấn đề bất cập về mặt đạo đức và pháp lý.

Phan Anh


Nhật Bản ra lệnh trừng phạt thêm 143 cá nhân và tổ chức có quan hệ với Nga

Trừng phạt Nga. (Ảnh: Kordin Viacheslav/Shutterstock) 

Hôm 28/2 vừa qua, Nhật Bản đã quyết định bổ sung thêm 143 cá nhân và tổ chức có quan hệ với Nga vào danh sách trừng phạt, theo hãng tin Kyodo News.

Cụ thể, quyết định của Nhật Bản được đưa ra sau khi các nhà lãnh đạo thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) hồi tuần trước cam kết áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga liên quan đến chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Các biện pháp trừng phạt của Nhật Bản gồm phong tỏa tài sản và cấm các công ty Nhật Bản xuất khẩu hàng hóa cho Nga, nhằm vào các chính trị gia, giới chức quân đội, doanh nhân và các công ty ở Nga.

Kể từ khi Nga tiến hành cuộc tấn công nhắm vào Ukraine hồi cuối tháng 2/2022, Nhật Bản và phương Tây đã áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Moskva như phong tỏa tài sản của các cá nhân và Ngân hàng trung ương Nga.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, người chủ trì Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến G7 hôm 24/2 vừa qua, đã thể hiện sự sẵn sàng thúc đẩy trừng phạt Nga. Trong tuyên bố chung sau hội nghị này, G7 đã cam kết thực hiện các biện pháp với mục tiêu nhằm siết chặt trừng phạt kinh tế của Nga.

Phan Anh


Trung Quốc: Lệnh cấm TikTok là “lạm dụng quyền lực nhà nước”

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh. (Nguồn: Wikipedia) 

Trung Quốc chỉ trích động thái các cơ quan Chính phủ Hoa Kỳ cấm TikTok là “lạm dụng quyền lực nhà nước”, theo Sky News đưa tin 28/2. “Mỹ, siêu cường hàng đầu thế giới, có thể không tự tin đến mức nào khi sợ một ứng dụng yêu thích của giới trẻ đến mức độ như vậy?”, không rõ tại sao bà Mao Ninh, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại dùng lối khích tướng này.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết, động thái cấm TikTok của Chính phủ Hoa Kỳ là đang “mở rộng khái niệm an ninh quốc gia và lạm dụng quyền lực nhà nước để đàn áp các công ty của các nước khác.”

Ứng dụng TikTok của Trung Quốc có tai tiếng về vấn đề an ninh bảo mật và tuyên truyền nội dung không lành mạnh. Quốc hội và hơn một nửa số bang của Hoa Kỳ đã cấm TikTok khỏi các thiết bị di động của nhà nước.

Canada, ÚC, và EU cũng có các động thái tương tự với Hoa Kỳ. Không rõ chỉ trích và khích tướng của Trung Quốc có ám chỉ cả những quốc gia ngoài Hoa Kỳ hay không?

Video: TikTok chuyên đẩy nội dung nhảm nhí và đầu độc cho hải ngoại, một Youtuber chứng minh bằng cách so sánh TikTok phiên bản quốc tế và phiên bản nội địa Trung Quốc (Douyin)

Nhật Tân


TT Belarus đến Bắc Kinh để tiến hành các cuộc đàm phán với ông Tập

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko và Chủ tịch Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hôm thứ Ba (Reuteurs) 

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã đến Bắc Kinh vào ngày thứ Ba (28/2) trong khuôn khổ chuyến đi ba ngày. Tại đây, ông đã gặp người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình.

Chuyến thăm của ông Lukashenko – một đồng minh quan trọng của Tổng thống Nga Vladimir Putin – được thực hiện sau khi Bắc Kinh phát hành một bài báo về cuộc chiến Nga Nga ở Ukraine, trong đó khẳng định bản thân đứng ở vị trí trung lập và kêu gọi đối thoại giữa hai bên.

Trước chuyến thăm của ông Lukashenko, Bắc Kinh đã ca ngợi quan hệ đối tác chiến lược “tốt đẹp và toàn diện” của mình với Minsk.

Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã, nhà lãnh đạo Belarus cho hay, ông đang mong chờ được gặp gỡ với “người bạn cũ” Tập Cận Bình của mình.

Ông cũng ca ngợi bài báo tích cực của Bắc Kinh là “một bằng chứng cho chính sách đối ngoại hòa bình của họ, cũng như một bước đột phá mới có tác động tới toàn thế giới,” theo Tân Hoa Xã.

Tổng thống Belarus nhấn mạnh vai trò đặc biệt của Bắc Kinh trong việc giải quyết xung đột: “Giờ đây không có bất cứ vấn đề nào trên thế giới có thể giải quyết được mà không có Trung Quốc.”

Ông Tập cũng từng có cuộc gặp gỡ ông Putin ngay trước thời điểm cuộc chiến bắt đầu, nhưng không làm vậy với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Ông Lukashenko là một đồng minh thân cận của ông Putin và ông bày tỏ thái độ ủng hộ cuộc xâm lược của Moscow ở Ukraine. Belarus có chung biên giới với cả Ukraine và Nga, nhưng phụ thuộc về tài chính và chính trị vào chính quyền Putin

Một năm sau khi cho phép Nga sử dụng Belarus làm bệ phóng cho cuộc tấn công của Ukraine, ông Lukashenko khẳng định ông sẵn sàng làm như vậy một lần nữa nếu cảm thấy bị đe dọa.

Kyiv cũng đã bày tỏ quan ngại rằng Belarus có thể hỗ trợ Moscow một lần nữa trong nỗ lực chiến tranh của họ.

Tháng 9 năm ngoái, ông Tập và Lukashenko đã gặp nhau tại thành phố Samarkand của Uzbek. Tại đây hai nhà lãnh đạo đã ca ngợi quan hệ đối tác “toàn diện” của họ.

Chuyến thăm của Bắc Kinh của ông Lukashenko cũng diễn ra trong bối cảnh phương Tây cảnh báo Trung Quốc về việc cung cấp viện trợ vũ khí sát thương cho Nga trong cuộc chiến với Ukraine, nhấn mạnh rằng điều đó sẽ mang lại hậu quả nặng nề.

Nhật Minh (Theo Breitbart)


Nghị viện châu Âu cấm TikTok trên điện thoại của nhân viên

Động thái này diễn ra một ngày sau khi Nhà Trắng đưa ra thời hạn 30 ngày cho các cơ quan liên bang để xóa TikTok khỏi tất cả các thiết bị của chính phủ.

Nghị viện Châu Âu đã quyết định cấm ứng dụng chia sẻ video ngắn TikTok của Trung Quốc khỏi điện thoại của nhân viên vì lý do bảo mật, trở thành tổ chức mới nhất của EU làm như vậy sau Ủy ban Châu Âu và Hội đồng Châu Âu.

Lệnh cấm theo kế hoạch cũng sẽ áp dụng cho các thiết bị cá nhân có cài đặt email của Quốc hội và các quyền truy cập mạng khác, một quan chức EU cho biết hôm thứ Ba, đồng thời cho biết thêm rằng quyết định này dự kiến sẽ sớm được công bố.

Tuần trước, Hội đồng Châu Âu, cơ quan lập pháp chính của EU và cơ quan điều hành Ủy ban Châu Âu đã cấm nhân viên của họ cài đặt TikTok trên các thiết bị được sử dụng để làm việc trong bối cảnh lo ngại về bảo mật dữ liệu.

TikTok, có công ty mẹ ByteDance tại Trung Quốc, đã phải đối mặt với sự giám sát ngày càng tăng của các nước phương Tây trong những tháng gần đây vì lo ngại về mức độ truy cập của Bắc Kinh đối với dữ liệu người dùng.

Quốc hội Đan Mạch hôm thứ Ba cũng thông báo rằng họ đã yêu cầu các nghị sĩ và tất cả nhân viên xóa nền tảng chia sẻ video khỏi thiết bị di động vì “nguy cơ bị gián điệp”.

Các động thái của Nghị viện Châu Âu và Quốc hội Đan Mạch diễn ra một ngày sau khi Nhà Trắng cho tất cả các cơ quan liên bang 30 ngày để xóa TikTok khỏi tất cả các thiết bị của chính phủ Hoa Kỳ.

Văn phòng Quản lý và Ngân sách Hoa Kỳ gọi hướng dẫn đã công bố là “một bước tiến quan trọng trong việc giải quyết các rủi ro do ứng dụng gây ra đối với dữ liệu nhạy cảm của chính phủ”.

Một số cơ quan của Hoa Kỳ, bao gồm Bộ Quốc phòng, Bộ An ninh Nội địa và Ngoại giao, đã áp dụng các hạn chế này. Hướng dẫn của Hoa Kỳ kêu gọi phần còn lại của chính phủ liên bang tuân theo trong vòng 30 ngày.

Đáp lại động thái cấm TikTok của Hoa Kỳ, chính phủ Trung Quốc nói rằng động thái này bộc lộ sự bất an của chính Washington và là sự lạm dụng quyền lực nhà nước.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ning cho biết trong cuộc họp báo hàng ngày rằng chính phủ Hoa Kỳ “đã mở rộng quá mức khái niệm an ninh quốc gia và lạm dụng quyền lực nhà nước để đàn áp các công ty của các nước khác”.

“Mỹ, siêu cường hàng đầu thế giới, có thể không tự tin đến mức nào mà lại sợ ứng dụng yêu thích của một người trẻ đến mức độ như vậy?”, bà nói.

TikTok cho biết những lo ngại bắt nguồn từ thông tin sai lệch và phủ nhận việc sử dụng ứng dụng này để theo dõi người Mỹ.

TikTok cũng cáo buộc Ủy ban Châu Âu vào tuần trước đã không tham khảo ý kiến ​​của họ về quyết định cấm ứng dụng trên điện thoại của nhân viên vì lý do an ninh mạng.

Canada hôm thứ Hai cũng tuyên bố cấm TikTok khỏi các thiết bị do chính phủ cấp, nói rằng nó gây ra mức độ rủi ro “không thể chấp nhận được” đối với quyền riêng tư và bảo mật.

Ấn Độ và Đài Loan gần đây cũng đã quyết định chặn TikTok khỏi các thiết bị của chính phủ.

Các hành động do chính phủ thực hiện không ảnh hưởng đến những người sử dụng TikTok trên các thiết bị thuộc sở hữu của cá nhân hoặc công ty.

Lê Vy


ĐỌC THÊM:

Thời sự Thứ Hai 27/02/2023: * Bắc Kinh chối cấp vũ khí cho Nga * G20 không thể thông qua tuyên bố chung * Pháp có chiến lược châu Phi mới * Ukraine lập kỷ lục bắn tăng Nga * TQ cạnh tranh với Starlink? * COVID-19 có thể rò rỉ từ phòng thí nghiệm TQ * Putin cáo buộc phương Tây chia rẽ nước Nga

Monday, February 27th, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


Bắc Kinh nói không biết về đàm phán mua máy bay giữa Nga và công ty Trung Quốc

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao ĐCSTQ, Uông Văn Bân. (Ảnh: HC). 

Vào ngày 24 tháng 2, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng họ không biết về các báo cáo rằng Nga và một công ty Trung Quốc đang thảo luận việc mua máy bay không người lái.

Theo tờ Reuters đưa tin, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Uông Văn Bân nói trong một cuộc họp báo: “Đã có một khối lượng lớn thông tin sai lệch lan truyền về Trung Quốc vào thời điểm này. Chúng ta nên cảnh giác về những ý đồ đằng sau nó.” Ông nói thêm, “Tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng, Trung Quốc về xuất khẩu sản phẩm quân sự luôn giữ thái độ thận trọng và có trách nhiệm, không bán sản phẩm quân sự cho các khu vực xung đột hoặc các bên tham chiến.”

(more…)

Thời sự Thứ Sáu 24/02/2023: * Mỹ tài trợ thêm 2 tỉ đô la cho Ukraina * Hoa Kỳ kêu gọi tôn trọng tự do tôn giáo sau vụ Nga * Mỹ huấn luyện quân đội Đài Loan đối phó TQ * Úc gửi máy bay không người lái cho Ukraine *

Friday, February 24th, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


Mỹ tài trợ thêm 2 tỉ đô la cho Ukraina, ban hành loạt trừng phạt mới với Nga

Thu Hằng /RFI

24/02/2023

Ngày 25/01/2023, từ Nhà Trắng, tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo các khoản chi viện thêm cho Kiev trong cuộc chiến chống Nga xâm lược. REUTERS – EVELYN HOCKSTEIN 

Tròn một năm Nga tấn công Ukraina, sự ủng hộ của Mỹ và các đồng minh đối với Kiev vẫn không lay chuyển. Ngày 23/02/2023, Hoa Kỳ thông báo viện trợ quân sự thêm 2 tỉ đô la cho Ukraina, đồng thời tăng cường trừng phạt Nga. 

(more…)

Thời sự Thứ Tư 22/02/2023: Biden phát biểu gay gắt tại Warsaw – Liên Âu đoàn kết sau 1 năm chiến tranh – Vương: Quan hệ Nga-Trung ‘vững như bàn thạch’ – Hoa Kỳ: Doanh nhân Vivek Ramaswamy (CH) tuyên bố ra ứng cử TT 2024 – Brazil: TT Lula bắt cá hai tay

Wednesday, February 22nd, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp – HD Press bổ sung


Tổng thống Joe Biden đã có một bài phát biểu gay gắt tại Warsaw

https://nghiencuuquocte.org/wp-content/uploads/2023/02/22-2-23.jpeg

Và tương đối ngắn tại Warsaw để tái khẳng định cam kết hỗ trợ Ukraine của Mỹ và NATO. Ông Biden nói “Nga sẽ không bao giờ chiến thắng ở Ukraine” khi tuyên bố áp thêm trừng phạt lên chế độ của Vladimir Putin. Trước đó, ông Putin đã đọc một bài diễn văn dài trước quốc hội Nga. Ông tuyên bố Nga sẽ đình chỉ việc tham gia New START, hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân cuối cùng còn lại với Mỹ.


(more…)

Thời sự Thứ Ba 21/02/2023: Biden nói Putin không thể thắng ở Ukraine – Mỹ sẽ tổ chức thượng đỉnh NATO vào năm tới – TQ: phải ngừng ‘châm thêm dầu vào lửa’- Nga bất chấp thiệt hại nặng nề tại Soledar – Nhiều viên chức TQ không tin chính quyền – TQ có thể đẩy thành thế chiến

Tuesday, February 21st, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp – HD Press bổ sung


Putin sẽ không bao giờ thắng ở Ukraine, Joe Biden nói 

Ngày 21 tháng 2 năm 2023 • The Telegraph

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nói rằng Nga sẽ không bao giờ chiến thắng ở Ukraine và sự hỗ trợ của phương Tây sẽ không bao giờ mệt mỏi.

Trong một bài phát biểu sôi nổi ở Ba Lan ba ngày trước lễ kỷ niệm ngày Nga xâm lược Ukraine, ông Biden nói rằng Mỹ không tìm cách tiêu diệt Nga, bác bỏ những tuyên bố của Vladimir Putin đưa ra trước đó hôm nay.

(more…)

Thời sự Thứ Hai 20/02/2023: TT Biden bất ngờ thăm Kyiv – NT Mỹ Antony Blinken “rất lo ngại” TQ cấp vũ khí cho Nga – TT Pháp ủng hộ kế hoạch hòa bình của TT Ukraine – Bắc Hàn bắn hai tên lửa – Cựu TT Carter ‘‘chăm sóc giai đoạn cuối’’

Monday, February 20th, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp – HD Press bồ sung


Biden thực hiện chuyến đi bất ngờ tới Ukraine, trước kỷ niệm một năm cuộc xâm lược của Nga

Washington Post – Cù Tuấn, dịch – 20/02/2023

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/02/Anh-man-hinh-2023-02-20-luc-18.28.56.png
Tổng thống Biden và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Kiev, Ukraine, hôm thứ Hai. Ảnh: Evan Vucci/AP 

KYIV, Ukraine — Tổng thống Mỹ Biden đã thực hiện một chuyến thăm ấn tượng, không báo trước tới Kyiv vào thứ Hai 20/2, nhằm thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với Ukraine chỉ bốn ngày trước kỷ niệm một năm cuộc xâm lược toàn diện của Nga.

(more…)

Tin quốc tế đó đây: TQ Vừa Ăn Cướp Vừa La Làng – LHQ Quyên Góp 1 Tỉ Mỹ Kim cho động đất – Đức và Bồ Giao Xe Tăng Leopard 2 Cuối Tháng 3 – Hội Nghị An Ninh Munich: Ukraine và Căng Thẳng Mỹ-Trung – Tập Sắp Thăm Tehran – Joe Biden: “Sẽ Bị Bắn Hạ”mọi vật thể bay Đe Dọa An Ninh Mỹ

Saturday, February 18th, 2023

Vừa Ăn Cướp, Vừa La Làng! Bắc Kinh Dọa Trả Đũa Mỹ Về Vụ Bắn Hạ Khinh Khí Cầu Trung Quốc!

Wang Yi speaks during the 2023 Munich Security Conference (MSC) on February 18, 2023 in Munich, Germany.
Vương Nghị tại diễn đàn an ninh Munich

– Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay trong cuộc họp thường nhật, ngày 16/2/2023, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Uông Văn Bân cho biết Bắc Kinh sẽ tiến hành những biện pháp trả đũa các thực thể của Mỹ có liên quan đến vụ bắn hạ khinh khí cầu của Trung Quốc ngoài khơi bờ biển phía Đông nước Mỹ, vì vụ này đã “làm suy yếu chủ quyền và an ninh của Trung Quốc”.

(more…)

Thời sự Thứ Năm 16/02/2023: Cty Do Thái can thiệp bầu cử – Châu Âu đáp trả Mỹ về bảo hộ – Bắc Kinh dọa Mỹ về vụ bắn hạ khí cầu – Dân số Ấn Độ sẽ vượt qua TQ – Thảm họa Covid giấu kín của TQ

Thursday, February 16th, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp – HD Press bổ sung


Một công ty ma của Israel can thiệp vào nhiều cuộc bầu cử trên thế giới

Thùy Dương /RFI

16/02/2023

Ảnh minh họa: Nhân viên tin học đang kiểm tra các tin giả lan truyền trên Internet, ngày 14/02/2021, tại Tel Aviv, Israel. AP – Ariel Schalit 

« Story Killers » là một cuộc điều tra được công bố hôm thứ Tư 15/02/2023, do tổ chức Forbidden Stories, có trụ sở tại Pháp với nhiều cơ quan truyền thông đối tác, tiến hành. Cuộc điều tra của các nhà báo quốc tế, trong đó có các nhà báo Pháp của đài Radio France, đã phơi bày quy mô của ngành công nghiệp tin giả và cho thấy Israel giữ một vai trò lớn trong lĩnh vực làm sai lệch thông tin trên thế giới. 

Bằng cách phát tán thông tin sai lệch, một công ty của Israel đã gây ảnh hưởng tới vài chục cuộc bầu cử trên thế giới, đặc biệt là ở các nước châu Phi.


Từ Jérusalem, thông tín viên Sami Boukhelifa giải thích :

« ‘Story Killers’, hay là khi sự hỗn loạn trở thành một ngành kinh doanh béo bở. Hoàn toàn không bị trừng phạt, không theo các nguyên tắc đạo đức, một công ty bất hợp pháp của Israel hoạt động trong bóng tối và cung cấp các dịch vụ cho người trả giá cao nhất.

Quý vị muốn gây ảnh hưởng đến một cuộc bầu cử ? Làm mất ổn định một tiến trình dân chủ ? Không vấn đề. Công ty ma của Israel, có biệt danh là ‘Team Jorge’, sẽ trao tận tay quý vị giải pháp. Đó thực sự là một đội quân ảo, với hàng ngàn tài khoản giả mạo trên mạng xã hội. 

Nhờ vào phần mềm đáng sợ của họ, đội quân này tạo ra các hình đại diện, hoàn toàn là giả mạo, nhưng có địa chỉ email, ngày sinh và thậm chí cả số điện thoại. Do đó, sự tồn tại của chúng có thể được các trang web xác minh, mà không gây ra bất cứ sự ngờ vực nào. Nhiệm vụ của những tài khoản giả mạo này là phục vụ cho quý vị : đăng tải các ý kiến ​​​​được định hướng, gây ảnh hưởng trực tuyến đến càng nhiều người càng tốt.

Khi tiến hành điều tra, ba nhà báo của Đài phát thanh Pháp Radio France và của hai phương tiện truyền thông của Israel đã đóng vai các khách hàng tiềm năng. Công ty ma của Israel nói với họ : ‘Chúng tôi đã can thiệp vào 33 chiến dịch bầu cử tổng thống. Hai phần ba diễn ra ở châu Phi. Và chúng tôi đã thành công trong 27 vụ’ ».

Để phục vụ khách hàng, công ty Team Jorge còn cấu kết với các nhà hoạch định chính sách hoặc các nhà báo. Riêng tại Pháp, tổ chức Forbidden Stories cho biết đó là trường hợp của một nhà báo của đài truyền hình BFMTV. Người dẫn chương trình Rachid M’Barki mới bị sa thải vì đã tự ý cho phát các tin tức nhạy cảm về các nhà tài phiệt Nga, hay về Qatar, Cameroun, Tây Sahara mà không được sự cho phép của ban biên tập.


Châu Âu đáp trả chính sách bảo hộ công nghiệp của Hoa Kỳ – Chi Phương /RFI – 16/02/2023

Hình minh họa: Trước trụ sở Nghị Viện Châu Âu, Strasbourg, Pháp, ngày 15/02/2022. © AP – Jean-Francois Badias 

Hôm nay, 16/02/2022, Nghị Viện Châu Âu biểu quyết về một nghị quyết nhằm đưa ra một kế hoạch hỗ trợ ngành công nghiệp châu Âu. Đây sẽ là cách mà châu Âu đáp trả luật Giảm lạm phát (Inflation Reduction Act – IRA) được cho là có tính chất bảo hộ mậu dịch của Hoa Kỳ. Luật hứa hẹn những khoản hỗ trợ khổng lồ nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào Mỹ, nhưng đe dọa đến sự cạnh tranh của ngành công nghiệp của âu Âu.  

Từ trụ sở của Nghị Viện Châu Âu tại Strasbourg, đặc phái viên RFI Daniel Vallot tường trình : 

« Làm sao để đáp lại thách thức về khoản hỗ trợ khổng lồ của chính quyền liên bang Hoa Kỳ theo quyết định của Nhà Trắng ? Tại Nghị Viện Châu Âu, câu hỏi này không phải chỉ là lý thuyết mà rất cụ thể. Nghị sĩ Châu Âu của nhóm Renew, bà Valérie Hayer, cho rằng các hậu quả từ chính sách của Hoa Kỳ đã có thể cảm nhận được ở châu Âu.

Bà tuyên bố : « Có những dự án đã được dự trù triển khai ở châu Âu nhưng lại bị trì hoãn. Ví dụ như tập đoàn Safran đã có dự án ở Lyon, nhưng lại hoãn lại vì sức hấp dẫn từ Mỹ và cũng bởi vì giá năng lượng ở châu Âu cao gấp từ 4 đến 6 lần so với Hoa Kỳ. Ngoài ra, có những ví dụ về các kế hoạch đầu tư cụ thể khác, vốn đã được dự trù triển khai ở châu Âu nhưng lại di dời sang Hoa Kỳ. » 

Đối với một số nghị sĩ Châu Âu, phản ứng đối với kế hoạch hỗ trợ các doanh nghiệp của Hoa Kỳ là một cơ hội vàng để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi năng lượng bảo vệ khí hậu, và qua đó triển khai một chính sách công nghiệp chung. Đây cũng chính là mong muốn của nghị sĩ đảng Xanh Yannick Jadot:. 

« Chúng ta đã xây dựng một thị trường chung, chúng ta đã xây dựng chính sách bảo hộ người tiêu dùng, nhưng chúng ra chưa xây dựng một lợi ích công nghiệp chung để bảo vệ các nhà công nghiệp châu Âu. » 

Ưu đãi về thuế và hỗ trợ hào phóng hơn cho các ngành công nghiệp chuyển đổi năng lượng nằm trong số những giải pháp được đưa ra tại Bruxelles. Các đề xuất này được sự hưởng ứng của những người chủ trương nhà nước can thiệp nhiều hơn ở châu Âu, nhưng cũng gây khó chịu cho những người muốn thúc đẩy tự do thương mại. » 


Bắc Kinh dọa trả đũa Mỹ về vụ bắn hạ khinh khí cầu Trung Quốc – Thùy Dương /RFI

16/02/2023

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Uông Văn Bân trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 13/02/2023. AP – Liu Zheng 

Trong cuộc họp thường nhật, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Uông Văn Bân ngày 16/02/2023 cho biết Bắc Kinh sẽ tiến hành các biện pháp đáp trả đủa các thực thể của Mỹ có liên quan đến vụ bắn hạ khinh khí cầu của Trung Quốc ngoài khơi bờ biển phía đông nước Mỹ, vì vụ này đã “làm suy yếu chủ quyền và an ninh của Trung Quốc”. 

Quảng cáo 

Theo hãng tin AP, ông Uông Văn Bân nhấn mạnh Trung Quốc sẽ “kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, các quyền hợp pháp và các lợi ích của mình”, nhưng không cho biết chi tiết về các biện pháp đáp trả. Cũng trong cuộc họp báo , phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc khẳng định các khinh khí cầu của Mỹ đã bay qua vùng trời Tân Cương, Tây Tạng và một số tỉnh khác ít nhất 10 lần.

Mặc dù Trung Quốc phủ nhận khinh khí cầu là của quân đội, nhưng họ vẫn chưa nói cơ quan chính phủ hay công ty nào phải chịu trách nhiệm về vụ khinh khí cầu xâm phạm không phận Mỹ. Trong khi đó, theo Reuters, một quan chức Mỹ ẩn danh hôm 15/02 cho biết khinh khí cầu Trung Quốc ban đầu bay về hướng đảo Guam và Hawaii, nhưng gió đã làm chệch hướng bay.

Trong khi đó Tokyo dự định xem xét lại quy trình xử lý khi có các vật thể bay xâm nhập trái phép vào không phận Nhật Bản. Hãng tin Kyodo nhắc lại là hiện giờ vũ khí chỉ được sử dụng để bắn hạ nếu các vật thể bay bị xem là một mối đe dọa trực tiếp và ngay tức thời.


Đối phó Trung Quốc và Triều Tiên, Nhật Bản mua số lượng lớn vũ khí ‘lợi hại’ của Mỹ – Liên Thành 

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/02/anh-chup-man-hinh-2023-02-15-luc-101634-sa-700x366.jpg
Tên lửa Tomahawk. (Ảnh: Raytheon). 

Sự bành trướng ra bên ngoài của Trung Quốc, các mối đe dọa hạt nhân liên tục của Triều Tiên và cuộc chạy đua vũ trang ở Đông Á đã bắt đầu. 

Theo tờ Nikkei, chính phủ Nhật Bản ban đầu đã quyết định mua tên lửa hành trình “Tomahawk” do Mỹ sản xuất trong vòng 5 năm kể từ năm 2023, với ngân sách dự kiến ​​211,3 tỷ yên trong năm tài chính 2023, hợp đồng sẽ được ký vào tháng 4 năm nay. Theo tình hình hiện tại, chính phủ Nhật Bản cho rằng việc mua sắm hàng năm sẽ dẫn đến phản ứng chậm trễ nên sẽ tăng cường trang bị.

Tờ Kyodo News ngày 13/2, trích dẫn lời các nguồn tin cho biết, Nhật Bản có kế hoạch mua vũ khí có thể phóng từ tàu chiến Aegis của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản, và hải quân Mỹ cũng đang giới thiệu tên lửa hành trình “Tomahawk” loại mới nhất. Việc triển khai dự kiến ​​sẽ bắt đầu vào năm 2026, nhưng Nhật cũng đang xem xét thảo luận với Mỹ về việc liệu việc giao hàng có thể sớm hay không.

Theo Sankei Shimbun, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasukazu Hamada không nói rõ số lượng tên lửa Tomahawk sẽ mua. Theo ước tính, sau khi trừ chi phí thiết bị bảo quản đặc biệt từ số tiền dự trù, ước tính số lượng mua có thể lên tới khoảng 500 tên lửa Tomahawk.

Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có kế hoạch đặt tên lửa hành trình “Tomahawk” lên tàu Aegis dưới dạng tên lửa phóng từ tàu. Ngoài khoản 211,3 tỷ yên mua tên lửa hành trình Tomahawk trong ngân sách năm 2023, chính phủ Nhật Bản cũng sẽ phân bổ thêm 110,4 tỷ yên cho chi phí đào tạo về tàu Aegis. 

Tên lửa hành trình “Tomahawk” chủ yếu được sử dụng cho các cuộc tấn công chính xác và được quân đội Mỹ sử dụng trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 và Chiến tranh Iraq năm 2003. 

Vào tháng 1 năm nay, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã trực tiếp thông báo về kế hoạch giới thiệu loại tên lửa này trong cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Biden và đã giành được sự ủng hộ của ông Biden.

Một số nhà bình luận chỉ ra rằng Trung Quốc tuyên bố phát triển quân đội vì an ninh quốc gia, nhưng kết quả là gây ra sự bất ổn nghiêm trọng trong khu vực.


Nga tuyên bố những thắng lợi trên chiến trường, NATO tăng viện trợ vũ khí cho Ukraine

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/02/ntdvn_1-10877.jpeg
Quân nhân Ukraine bắn súng cối về phía các vị trí của Nga ở Bakhmut, hôm 15/2/2023. (Ảnh: Yasuyoshi Chiba/AFP/Getty Images) 

Nga tuyên bố họ đã chọc thủng hai tuyến phòng thủ kiên cố ở miền đông Ukraine, trong bối cảnh các quốc gia phương Tây hứa sẽ tăng viện trợ quân sự cho Kyiv để đáp trả cuộc tấn công mới của Moscow.

Sau khi bổ sung hàng chục nghìn quân dự bị vào tháng 12/2022, Nga đã tăng cường các cuộc tấn công trên khắp miền nam và miền đông Ukraine trong những tuần gần đây, và đặc biệt là một cuộc tấn công lớn để kỷ niệm một năm Nga xâm lược Ukraine (24/2).

Theo hãng tin Reuters, hôm thứ Tư (15/2), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Hanna Malyar cho biết các lực lượng Nga đang mở các cuộc tấn công “suốt ngày đêm”.

“Tình hình thật căng thẳng. Nhưng các binh lính của chúng tôi không cho phép kẻ địch đạt được mục tiêu và gây ra những tổn thất rất nghiêm trọng”, bà cho biết trên Telegram.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố rằng các lực lượng Ukraine đã rút quân trước sức ép từ các hoạt động của Nga ở khu vực Luhansk, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết.

Tờ Reuters không thể xác minh tuyên bố này.

“Trong cuộc tấn công… Quân đội Ukraine đã rút lui ngẫu nhiên ở khoảng cách lên tới 3 km so với các phòng tuyến đã chiếm đóng trước đó”, Bộ Quốc phòng Nga cho biết trên Telegram.

“Ngay cả tuyến phòng thủ thứ hai kiên cố hơn của kẻ thù cũng không thể cản bước đột phá của quân đội Nga”.

Moscow không cho biết cuộc tấn công diễn ra tại địa điểm cụ thể nào ở Luhansk.

Donbas là trung tâm công nghiệp của Ukraine, được hợp thành từ hai vùng Luhansk và Donetsk. Nga hiện đang chiếm đóng một phần Donbas và muốn tiến tới kiểm soát hoàn toàn khu vực này.

Nỗ lực chính của Nga là tấn công bằng pháo binh và bộ binh vào thành phố Bakhmut của Donetsk.

Thống đốc khu vực Donetsk Pavlo Kyrylenko đã đăng hình ảnh và video của một tòa nhà chung cư chìm trong đống đổ nát ở Pokrovsk, phía tây nam Bakhmut và khiến 3 người thiệt mạng.

Việc chiếm được Bakhmut sẽ tạo cho Nga một bàn đạp để tiến vào hai thành phố lớn hơn là Kramatorsk và Sloviansk về phía tây Donetsk, đồng thời khôi phục đà tiến công của Moscow trước lễ kỷ niệm một năm cuộc xâm lược vào ngày 24/2.

Các quốc gia thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang tăng cường sản xuất đạn pháo do tốc độ tiêu thụ của Ukraine vượt xa năng lực sản xuất hiện tại của liên minh này.

“Mọi thứ đang diễn ra, nhưng… chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa, bởi vì ngoài kia có nhu cầu lớn về cung cấp đạn dược cho Ukraine”, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói với các phóng viên sau cuộc họp của các Bộ trưởng Quốc phòng NATO tại Bỉ diễn ra trong 2 ngày 14/2 – 15/2.

Ukraine đã nhận được hàng tỷ USD viện trợ quân sự, trong đó Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ an ninh hơn 27,4 tỷ USD kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu.

Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu Josep Borrell đã kêu gọi các nước khác chung tay cùng Đức trong việc viện trợ xe tăng cho Ukraine.

Anh và các nước châu Âu khác cho biết họ sẽ cung cấp thiết bị quân sự, bao gồm phụ tùng xe tăng và đạn pháo, thông qua một quỹ quốc tế, với gói ban đầu trị giá hơn 241 triệu USD.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, Ukraine có cơ hội tốt để nắm bắt và “khai thác” thế chủ động trên chiến trường năm nay.

Nga mô tả cuộc xâm lược là một “chiến dịch quân sự đặc biệt” chống lại các mối đe dọa an ninh, đồng thời viện dẫn việc cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine là bằng chứng cho thấy phương Tây đang leo thang xung đột.

Đáp lại, Ukraine và các đồng minh coi hành động của Nga là cướp lãnh thổ.

Các quan chức cấp cao của Mỹ trước đây đã khuyên Ukraine hoãn một cuộc tấn công lớn cho đến khi nguồn cung cấp vũ khí mới nhất của Mỹ đến và quá trình huấn luyện hoàn tất.

“Chúng ta phải đảm bảo rằng mùa xuân này người ta thực sự cảm thấy rằng Ukraine đang trên đà chiến thắng”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy nói trong một bài phát biểu vào buổi tối.

Huyền Anh tổng hợp


Ấn Độ không biết rõ dân số nước mình có bao nhiêu người

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/02/2023_02_15T043934Z_746776286_RC2DUY9PJCXI_RTRMADP_3_ASIA_POPULATION_INDIA_CENSUS.jpg

Trong hai tháng nữa, Ấn Độ được dự đoán sẽ trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới với hơn 1,4 tỷ người. Nhưng trong ít nhất một năm, và có thể lâu hơn, đất nước này sẽ không biết chính xác họ có bao nhiêu người vì hiện không thể đếm được.

Cuộc điều tra dân số 10 năm một lần của Ấn Độ, dự kiến diễn ra vào năm 2021 và bị trì hoãn do đại dịch, hiện đang gặp khó khăn bởi các rào cản kỹ thuật và hậu cần. Theo Reuters, hiện không có dấu hiệu nào cho thấy cuộc điều tra khổng lồ sẽ sớm bắt đầu.

Các chuyên gia cho biết sự chậm trễ trong việc cập nhật dữ liệu như việc làm, nhà ở, trình độ xóa mù chữ, mô hình di cư và tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch kinh tế và xã hội cũng như hoạch định chính sách trong nền kinh tế Ấn Độ.

Gọi dữ liệu điều tra dân số là “không thể thiếu”, Rachna Sharma, một thành viên tại Viện Chính sách và Tài chính Công Quốc gia, cho biết các nghiên cứu như khảo sát chi tiêu tiêu dùng và khảo sát lực lượng lao động định kỳ là ước tính dựa trên thông tin từ điều tra dân số.

Ông Sharma nói: “Trong trường hợp không có dữ liệu điều tra dân số mới nhất, các ước tính dựa trên dữ liệu đã có từ một thập kỷ trước có khả năng đưa ra các giả định khác xa với thực tế,” theo Reuters.

Một quan chức cấp cao của Bộ Thống kê và Thực hiện Chương trình cho biết dữ liệu điều tra dân số từ năm 2011, thời điểm cuộc thống kê được tiến hành lần cuối, đang được sử dụng cho các dự đoán và ước tính cần thiết để đánh giá chi tiêu của chính phủ.

Người phát ngôn của Bộ cho biết vai trò của họ chỉ giới hạn trong việc cung cấp các dự báo tốt nhất có thể và không thể bình luận về quá trình điều tra dân số.

Hai quan chức chính phủ khác, một từ Bộ Nội vụ liên bang và một từ văn phòng Tổng cục Đăng ký Ấn Độ, cho biết sự chậm trễ phần lớn là do chính phủ quyết định điều chỉnh quy trình điều tra dân số và làm cho nó trở nên dễ hiểu với sự trợ giúp của công nghệ.

Quan chức Bộ Nội vụ cho biết phần mềm dự kiến được sử dụng để thu thập dữ liệu điều tra dân số trên ứng dụng điện thoại di động cần phải được đồng bộ hóa với cơ sở dữ liệu nhận dạng hiện có, bao gồm cả chứng minh thư quốc gia, được gọi là Aadhaar, và việc này tốn rất nhiều thời gian.

Đảng Quốc đại đối lập và những người chỉ trích Thủ tướng Narendra Modi đã cáo buộc chính phủ trì hoãn điều tra dân số để che giấu dữ liệu về các vấn đề nhạy cảm chính trị, chẳng hạn như thất nghiệp, trước cuộc bầu cử quốc gia vào năm 2024.

Người phát ngôn của Quốc hội Pawan Khera cho biết: “Về các vấn đề quan trọng như việc làm, tử vong do Covid, v.v., chúng tôi đã thấy chính phủ Modi muốn che giấu dữ liệu quan trọng như thế nào.”

Người phát ngôn quốc gia của Đảng Bharatiya Janata cầm quyền, Gopal Krishna Agarwal, đã bác bỏ những lời chỉ trích.

“Tôi muốn biết họ nói điều này dựa trên cơ sở nào. Đâu là thông số xã hội khiến hiệu suất của chúng ta trong 9 năm kém hơn so với 65 năm của họ?” ông nói, đề cập đến những năm cầm quyền của đảng Quốc đại.

Liên Hợp Quốc đã dự đoán dân số của Ấn Độ có thể đạt 1.425.775.850 vào ngày 14/4, vượt qua Trung Quốc.

Cuộc điều tra dân số năm 2011 đã đưa dân số của Ấn Độ lên 1,21 tỷ người, nghĩa là nước này đã tăng thêm 210 triệu người, gần bằng số người ở Brazil, vào dân số của mình trong 12 năm.

Cuộc điều tra dân số của Ấn Độ được thực hiện bởi khoảng 330.000 giáo viên trường công lập, những người ban đầu sẽ đi từng nhà liệt kê tất cả các hộ gia đình trên khắp đất nước và sau đó quay lại với họ với danh sách câu hỏi thứ hai.

Họ hỏi hơn hai chục câu hỏi mỗi lần bằng 16 ngôn ngữ trong hai giai đoạn sẽ trải dài trong 11 tháng, theo kế hoạch được lập cho năm 2021.

Các con số sẽ được lập bảng và dữ liệu cuối cùng sẽ được công khai vài tháng sau đó. Toàn bộ hoạt động ước tính trị giá 87,5 tỷ rupee (1,05 tỷ USD) vào năm 2019.

Tuy nhiên, các giáo viên đã trở lại trường học sau thời gian gián đoạn sau đại dịch và phải tiến hành 9 cuộc bầu cử cấp tiểu bang vào năm 2023 và cuộc bầu cử quốc gia vào năm 2024, bên cạnh cuộc điều tra dân số. Điều này một lần nữa sẽ làm gián đoạn việc giảng dạy. Thanh toán cũng đã trở thành một vấn đề, theo Reuters.

Arvind Mishra, một quan chức cấp cao của Liên đoàn giáo viên tiểu học toàn Ấn Độ với 2,3 triệu thành viên, cho biết theo luật, giáo viên phải có nghĩa vụ giúp tiến hành bầu cử và điều tra dân số nhưng chính phủ phải tăng mức phí mà họ nhận được.

Xuân Lan (theo Reuters)


Từ các công ty đến Thiếu Lâm Tự cũng đang chạy theo cơn sốt chatbot AI ở Trung Quốc

Tạ Linh 

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/02/anh-chup-man-hinh-2023-02-16-luc-81142-sa-700x366.jpg
Ảnh minh hoạ. 

Cơn sốt kinh doanh trí tuệ nhân tạo AI đang được thổi bùng dữ dội ở Trung Quốc, chẳng hạn như Thiếu Lâm Tự, một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Trung Quốc, cũng đưa chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) vào hoạt động của chùa.

Công ty Thiếu Lâm của Tr ung Quốc đã hợp tác kỹ thuật với Baidu, công ty Internet lớn nhất Trung Quốc và sẽ sử dụng “Ernie Bot” (hay mô hình ngôn ngữ quy mô lớn của Baidu) cho mục đích sản xuất nội dung dựa trên AI, theo phương tiện truyền thông công nghệ thông tin My Drivers của Trung Quốc đưa tin vào ngày 14 (theo giờ địa phương). Ernie Bot là một chatbot AI mà Baidu dự định phát hành vào tháng tới.

Theo báo cáo, Thiếu Lâm Tự có kế hoạch cung cấp nhiều nội dung khác nhau cho người dùng bằng cách sử dụng Ernie bot trong hệ thống ‘ngôi chùa thông minh’ và lĩnh vực kế thừa văn hóa truyền thống của Thiếu Lâm.

Có vẻ như chatbot này có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau mà Thiếu Lâm Tự đang điều hành. Thiếu Lâm Tự đã và đang mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình sang các ngành xuất bản, trò chơi di động và bất động sản.

Ngoài du lịch, các ngành khác ở Trung Quốc cũng đang cố gắng tích hợp AI của Baidu. Reuters đưa tin cùng ngày rằng hơn 12 cơ quan truyền thông, bao gồm cả tạp chí tài chính nhà nước Trung Quốc có tên Chứng khoán Thượng Hải, đã ký thỏa thuận hợp tác với Baidu.

Trong ngành ngân hàng và ô tô, Tập đoàn Đầu tư và Ủy thác Quốc tế Trung Quốc (CITIC) và công ty con của Baidu là ‘Jidu’ cũng đã thông báo rằng họ đang có kế hoạch đưa Ernie bot vào phương thức hoạt động của mình.


Thủ hiến Scotland từ chức

Mới ba tuần trước, thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon còn nói bà “hoàn toàn” không cảm thấy phải từ chức. Nhưng rồi bà từ chức hôm qua, với lý do công việc ảnh hưởng nặng nề lên cuộc sống cá nhân. Điều này khiến phong trào độc lập của Scotland rơi vào tình thế khó khăn.

Đảng Quốc gia Scotland (SNP) của bà ủng hộ rời Liên hiệp Anh và đã lãnh đạo Scotland từ năm 2007. Bà Sturgeon lên làm lãnh đạo vào năm 2014, ngay sau cuộc trưng cầu dân ý mà cử tri Scotland từ chối độc lập. Kể từ đó là một tình trạng bế tắc kéo dài. Chính phủ Anh đã từ chối cho phép một cuộc trưng cầu dân ý khác, trong khi Tòa Tối cao phán quyết vào năm ngoái rằng chính phủ Scotland không có thẩm quyền tổ chức trưng cầu.

Bà Sturgeon sẽ vẫn làm thủ hiến cho đến khi tìm được người thay thế. Vào tháng 3, các đảng viên SNP sẽ bỏ phiếu để quyết định xem cuộc tổng tuyển cử tiếp theo, dự kiến vào tháng 1 năm 2025, có thể được biến thành một cuộc trưng cầu dân ý trên thực tế hay không. Đây là một canh bạc. Cử tri chia đôi về vấn đề độc lập và hơn 2/3 người Scotland phản đối một cuộc trưng cầu dân ý gián tiếp. Nhưng vấn đề cấp bách nhất của SNP là sự ra đi của một nhà lãnh đạo lôi cuốn và khôn ngoan mà không có người kế nhiệm rõ ràng.


Vương Nghị công du châu Âu

Vào thứ Năm, nhà ngoại giao cao cấp nhất của Trung Quốc, Vương Nghị, sẽ đến Ý để gặp thủ tướng Giorgia Meloni. Đây sẽ là ngày thứ ba trong chuyến công du châu Âu của ông Vương. Sau khi đã đến Pháp, ông dự kiến đến thăm trụ sở EU ở Brussels, cũng như Đức, Hungary và Nga.

Chuyến đi diễn ra giữa cuộc tranh cãi về khinh khí cầu do thám của Trung Quốc, mà một trong số đó đã bị Mỹ bắn hạ trên Đại Tây Dương hôm 4 tháng 2. Vụ xâm phạm không phận Mỹ khiến ngoại trưởng Antony Blinken hủy chuyến thăm Bắc Kinh vào tuần trước. Tại Đức, ông Vương dự kiến sẽ tham dự Hội nghị An ninh Munich, một hội nghị thường niên của các ông lớn an ninh và quân sự, vào thứ Sáu. Một cuộc gặp tiềm năng với ông Blinken bên lề sự kiện sẽ nhằm mục đích giảm căng thẳng. Nhưng chuyến thăm của ông Vương tới Nga, chỉ vài ngày trước kỷ niệm một năm cuộc xâm lược Ukraine, làm nổi bật một điểm nhức nhối khác trong quan hệ Trung Quốc-phương Tây: nước này ngầm ủng hộ Vladimir Putin.


Hồng Kông tìm cách đối phó với tình trạng suy giảm dân số

Lần gần nhất Hồng Kông công bố dữ liệu dân số, người ta đã thấy một cuộc di cư. Khoảng 121.500 người Hồng Kông — tức 1,6% dân số — đã rời đi trong 12 tháng tính đến tháng 6 năm 2022. Họ bỏ đi vì suy thoái kinh tế, vì một trong những tỷ lệ tử vong do covid cao nhất thế giới, và vì chính sách zero covid. Họ cũng bỏ đi vì cuộc đàn áp dân chủ từ năm 2020 với luật an ninh quốc gia hà khắc. Chính phủ chắc chắn sẽ lo lắng khi số liệu mới được công bố vào thứ Năm.

Trưởng đặc khu Hồng Kông John Lee biết lãnh thổ này có vấn đề. Vị cựu giám đốc an ninh vẫn quyết liệt đàn áp các quyền tự do. Nhưng ông đã đưa ra một chương trình cho phép những người có điều kiện chuyển đến thành phố mà không cần lời mời làm việc, nhằm lấp đầy khoảng trống do các giám đốc điều hành vừa bỏ đi để lại. Hàng ngàn ngôi nhà sẽ được xây mới để kéo giảm chi phí bất động sản. Và nhiều hạn chế covid cuối cùng đã được dỡ bỏ, dù quy định nghiêm ngặt về khẩu trang vẫn còn đó. Chưa rõ bấy nhiêu có đủ để ngăn Hồng Kông đi xuống hay không.


Paramount sau giai đoạn chuyển giao thế hệ

“Unscripted”, một tựa sách được xuất bản trong tuần này, ghi lại những năm cuối đời bất ổn của Sumner Redstone, một tỷ phú hơn 90 tuổi, và gia đình của ông trên đỉnh đế chế truyền thông do ông sáng lập. (Redstone qua đời năm 2020.) Paramount Global, tập đoàn sở hữu CBS, MTV, Paramount Pictures, Showtime và Simon & Schuster, hiện được điều hành bởi con gái ông, Shari Redstone. Vào thứ Năm, công ty sẽ công bố kết quả quý mới nhất.

Dù giá cổ phiếu của Paramount thấp hơn gần 40% so với mức 12 tháng trước, đà phục hồi trong những tuần gần đây cho thấy niềm tin vào bà Redstone. Paramount+, dịch vụ phát trực tuyến của họ, đã thu hút được khoảng 55 triệu người đăng ký chỉ trong vòng chưa đầy hai năm. “Top Gun: Maverick”, phim hành động do Tom Cruise đóng chính và Paramount Pictures sản xuất, đã thành công vang dội trong năm ngoái. Nhà xuất bản sách Simon & Schuster cũng đang đi tìm người mua lại, sau khi đề xuất sáp nhập với Penguin Random House bị chặn vì lý do cạnh tranh. Các nhà đầu tư sẽ tiếp tục đón chờ tin tốt.


Một tiểu hành tinh phát nổ ngay trên bầu trời Vương Quốc Anh

Ánh Dương

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/02/ntdvn_screen-shot-2023-02-16-at-83107-am.jpg
Tiểu hành tinh phát nổ trên bầu trời Anh. (Ảnh chụp màn hình từ Austin Huffmaster/Twitter) 

Một đoạn phim ngắn được tải lên mạng xã hội cho thấy một thiên thể nhỏ đã bùng nổ và trở thành vệt sáng rực rỡ và gần như biến buổi đêm thành ban ngày ở khu vực bờ biển thuộc Vương Quốc Anh.

Tờ Mirror cho biết, tiểu hành tinh này chỉ có kích thước một mét và được đặt tên là Sar2667.

Nguyên nhân tiểu hành tinh này phát nổ tạo ra vệt sáng trên bầu trời như vậy là vì nó va chạm vào bầu khí quyển của Trái đất và gây ra ‘vụ nổ khí’.

Đó là những gì xảy ra khi một thiên thạch đâm vào bầu khí quyển của Trái đất với áp suất lớn đến mức nó nhanh chóng nén không khí trên đường đi của nó làm nó bùng cháy và phát nổ.

Điều này tạo ra áp suất nén, đó là khi không khí phía trước thiên thạch bị nén lại và khiến nhiệt độ tăng vọt.

Các quan chức cho biết do kích thước của tiểu hành tinh, sự kiện này có thể được nhìn thấy từ xa về phía bắc của Vương quốc Anh như Bristol và Cardiff cũng như ở phía xa về phía nam của Pháp như khu vực Tours. 

Người dân ở Bỉ và Hà Lan cũng có thể nhìn thấy nó ở một mức độ nào đó.

Nhà vật lý học và chuyên gia về vụ nổ không khí tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Anh Quốc Los Alamos Mark Boslough nói với Wales Online rằng những sự kiện như thế này rất ‘hiếm khi được phát hiện trước’.

Ông nói rằng chúng xảy ra vài lần trong năm, nhưng hầu hết đều bị bỏ qua, vì mọi người không thể chờ đợi chăm chăm nhìn lên bầu trời để có thể bắt được chúng.

Ánh Dương Tổng hợp


XEM THÊM (HD Press)

THỜI SỰ

Thời sự Thứ Năm 16/02/2023: Cty Do Thái can thiệp bầu cử – Châu Âu đáp trả Mỹ chính sách bảo hộ – Bắc Kinh dọa Mỹ về vụ bắn hạ khí cầu – Dân số Ấn Độ sẽ vượt qua TQ – Thảm họa Covid giấu kín của TQ

Việt Nam: ‘Thung lũng silicon’ chưa bơm căng đã xẹp

Tội ác của Tố Hữu về cái chết của nhà thơ Vũ Hoàng Chương. Chuyện Việt Nam Thứ Năm 16/02/2023: Điện lực lỗ gần 65 ngàn tỷ đồng – Việt Nam: Điện thoại, xuất khẩu dệt may giảm – Việt Nam phải chấm dứt thủy sản bất hợp pháp – Việt Nam / Thái Lan chống đánh cá trái phép

Campuchia: ‘Mọi tòa soạn tôi làm việc đều bị bịt miệng’

 Macron gặp kín Vương Nghị – Pháp và TQ về chiến tranh Ukraine- Trung Quốc kêu gọi Pháp trợ giúp công nghệ chip

Thảm họa COVID bị giấu kín của Trung Quốc (Foreign Affairs)

Nữ viên chức tài trợ chiến tranh hàng đầu của Putin rớt từ tòa nhà cao tầng 160 feet đã chết

 TIN CHIẾN SỰ UKRAINE

Chiến tranh Ukraine-Nga ngày 16/2/2023 (ngày thứ 358): Starmer đòi ‘công lý cho sự tàn bạo’- Na Uy viện trợ 7 tỷ USD – Ukr cần học cách của Phương Tây – Báo cáo của Bộ TTM Ukr: Nga thiệt hại 140,460 quân; 3,296 xe tăng…

ISW đánh giá cuộc tấn công của Nga, ngày 15/02/2023: Cuộc tấn công tốn kém làm cạn kiệt nguồn của Nga – Nga tấn công nhiều nơi nhưng không thành công

Nga dùng ‘biển người’ khi mở cuộc tấn công mùa xuân

Nga có 97% quân đội được khai triển ở Ukraine: Vương quốc Anh cho biết

Giàn phóng hỏa tiễn nhiệt áp hiếm có của Nga bị Ukraine phá hủy, video cho thấy

Khả năng quân sự của Moscow đang bị nghi ngờ sau trận thất bại ở một thành phố Ukraine (New York Times)

Thời sự Thứ Tư 15/02/2023: Thổ Nhĩ Kỳ: Nga đừng cản trở ngũ cốc – Khinh khí cầu do thám: Mỹ nói TQ nhắm vào Mỹ và đồng minh, Nhật cảnh cáo – NATO gia tăng vũ khí cho Ukraine, Kremlin phản đối – Cựu TĐ Nikki Haley tranh cử tổng thống – Triều Tiên thiếu lương thực trầm trọng – 5.9 triệu tấn lithium tìm thấy ở Ấn Độ

Wednesday, February 15th, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp – HD Press bổ túc.


Ukraine kêu gọi LHQ, Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu Nga ngưng cản trở thỏa thuận ngũ cốc 

15/02/2023 – Reuters 

Tàu Despina V, chở ngũ cốc Ukraine, trên Biển Đen, ngày 2/11/2022.

Tàu Despina V, chở ngũ cốc Ukraine, trên Biển Đen, ngày 2/11/2022. 

Hôm 15/2, Ukraine đã kêu gọi Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu Nga ngừng ngay lập tức việc cản trở các chuyến hàng ngũ cốc cung cấp cho hàng triệu người của Ukraine và không sử dụng lương thực làm vũ khí, theo Reuters.

(more…)

Tin tóm tắt thế giới hôm nay 14/02/2022

Tuesday, February 14th, 2023

Theo The Economist – Cập nhật 2 giờ trước (18:07 GMT / 13:07 New York)


Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine họp tại Brussels

ẢNH: GETTY IMAGES

Các viên chức cao cấp quốc phòng từ Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine gồm các thành viên NATO và các nước đồng minh đã gặp nhau tại Brussels để thảo luận việc cung cấp vũ khí cho Ukraine, khi Nga bắt đầu cuộc tấn công mới. Hôm thứ Hai Ô. Jens Stoltenberg, tổng thư ký NATO, nói rằng các đồng minh sẽ cần tăng kho dự trữ đạn dược của họ vì quân đội Ukraine đang sử dụng hết dự trữ với tốc độ cao hơn tốc độ sản xuất. Một cuộc họp nhỏ hơn của NATO đã được tổ chức sau đó.


Xe cứu trợ LHQ đến Syria

(more…)

Đại chiến Nga-Ukraine: Ukraine ‘bắn hạ 61 trên 71’ hỏa tiễn hành trình của Nga; Nga có thể đã mất hàng chục xe bọc thép khi tấn công bất thành vào Vuhledar…

Friday, February 10th, 2023

4:38 sáng

Chào buổi sáng

Ukraine đã bị tấn công bằng hỏa tiễn trong đêm, với việc Nga tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng ở phía nam và phía đông. (Theo dõi blog trực tiếp hôm nay để cập nhật thông tin mới nhất. Tin được đăng từ mới nhất đến cũ nhất)

Ngày 10 tháng 2 năm 2023 • 4:33 chiều

Hậu quả vụ tấn công tên lửa vào Donetsk
Hậu quả của cuộc tấn công hỏa tiễn vào Donetsk – Credit : Pavel Kirilenko/ Telegram/Pavel Kirilenko/ Telegram

KHOẢNH KHẮC QUAN TRỌNG

  • 11:56 sáng Nga có thể mất hàng chục xe bọc thép trong cuộc tấn công thất bại vào Vuhledar
  • 12:56 chiều Ukraine cho biết họ đã bắn hạ 61 trong số 71 tên lửa mà Nga bắn trong các cuộc tấn công mới nhất
  • 9:46 sáng Ukraine cho biết hai tên lửa của Nga đã bay qua Romania và Moldova
  • 8:15 sáng Breaking: báo cáo về vụ nổ nghe thấy ở Kiev
  • 8:11 sáng Lưới điện Ukraine bị tên lửa Nga tấn công
(more…)