UKRAINE VỚI SUY NGHĨ CỦA MỸ – Thái Hóa Lộc


Spread the love
Nghe âm thanh

Hôm thứ Hai ngày 21 tháng 03, Tổng thống Joe Biden và các  quan chức Tòa Bạch Ốc khác đã gặp giám đốc điều hành (CEO) của các công ty hàng đầu để thảo luận về cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine và những gì có thể làm để giảm nhẹ gánh nặng tăng giá đối với người Mỹ do chiến tranh gây ra. Bộ trưởng Ngân khố Janet Yellen, Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan, Cố vấn Cao cấp Cedric Richmond, và Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Brian Deese đã gặp gỡ các CEO của 16 công ty lớn để thảo luận về những diễn biến mới nhất về cuộc xâm lược của Nga đối với nước láng giềng, theo thông báo của Tòa Bạch Ốc về cuộc họp. Tham vụ Báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki nói với giới truyền thông rằng ông Biden đã “ghé qua” khoảng 20 phút và “cung cấp cho họ thông tin cập nhật về Nga, Ukraine.”

Bản tin còn cho biết thêm, các quan chức “truyền tải cam kết của chính phủ về việc tiếp tục áp đặt cấm vận nặng nề lên ông Putin để làm suy giảm bộ máy chiến tranh của Nga và hỗ trợ người dân Ukraine, đồng thời thực hiện các hành động cụ thể để giảm thiểu việc tăng giá đối với người tiêu dùng Mỹ do hành động của ông Putin.”

Những người tham dự cũng thảo luận về “sự cần thiết phải làm việc cùng nhau để giải quyết tình trạng gián đoạn mà ông Putin gây ra đối với thị trường toàn cầu và chuỗi cung ứng”, đặc biệt là về năng lượng — giá đã tăng lên mức cao nhất trong 14 năm sau cuộc xâm lược — và hàng hóa nông nghiệp. Các quan chức cho biết, ông Biden và các CEO cũng tìm cách “xác định các nguồn cung cấp thay thế cho các mặt hàng chủ chốt.”

Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Emilie Simons nói với The Hill trong một thư điện tử trước cuộc họp rằng các CEO từ Visa, JPMorgan, Bank of America, ConocoPhillips, Marathon Petroleum, và Pattern and Invenergy sẽ tham dự. Theo bản tin của Tòa Bạch Ốc, cả bên CEO và chính phủ đều cam kết “liên lạc và phối hợp chặt chẽ” trong tương lai.

Cuộc gặp diễn ra sau khi các quốc gia phương Tây, trong đó có Hoa Kỳ, áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt nặng nề chống lại Nga nhắm vào tài chính và xuất cảng của nước này, cũng như các cá nhân có quan hệ mật thiết với ông Putin.

Một số công ty tham dự cuộc họp hôm thứ Hai đã đình chỉ hoạt động ở Nga và chia sẻ sự ủng hộ của họ đối với Ukraine, bao gồm cả tập đoàn dầu khí khổng lồ ExxonMobil, công ty đã để lại khoảng 4 tỷ USD tài sản và cho biết họ sẽ không thực hiện bất kỳ khoản đầu tư mới nào vào nước này. Hoa Kỳ cũng đã áp đặt lệnh cấm nhập cảng năng lượng của Nga, khiến các quan chức kêu gọi các nhà sản xuất dầu lớn tăng sản lượng trong bối cảnh lo ngại rằng giá năng lượng có thể tiếp tục tăng cao hơn. Trong tháng Hai, giá dầu đã tăng trên mốc 100 USD/thùng, đạt mức cao nhất trong 14 năm sau khi ông Putin tuyên bố khởi động cái gọi là “chiến dịch quân sự” của mình ở Ukraine.

Hôm 11/03, ông Biden cũng tuyên bố rằng ông sẽ ký đạo luật lưỡng đảng hủy bỏ quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) của Nga với Hoa Kỳ, làm cô lập quốc gia này hơn nữa về mặt tài chính và khiến Nga khó làm ăn hơn với phương Tây. Cuộc họp hôm thứ Hai cũng diễn ra khi mức lạm phát tăng vọt trên khắp Hoa Kỳ, đạt mức cao kỷ lục khác vào tháng Hai với Chỉ số Giá tiêu dùng  báo cáo mức tăng 7.9% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng hàng năm lớn nhất trong 40 năm. Đối với phái bảo tồn truyền thống của Đảng Cộng Hòa

muốn Mỹ độc lập về năng lượng để không phụ thuộc vào các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia như Iran, Nga, và Venezuela cho năng lượng của mình.

Dù rủi ro phát thải carbon trong tương lai xa có thể là gì đi nữa, thì cũng không sánh được với những rủi ro hiện tại về tình trạng thiếu năng lượng, phụ thuộc năng lượng, và lạm phát phi mã. Và bất chấp những sai sót của mình, họ tin rằng, “Nước Mỹ là niềm hy vọng tốt nhất cuối cùng của Trái Đất”như Tổng Thống  Abraham Lincoln tin tưởng và hy vọng…

Tuy nhiên, trong các vấn đề ngoại giao, những câu trả lời dè dặt cho câu hỏi, “Điều gì nằm trong lợi ích của Mỹ?” là không rõ ràng và cũng không nhất quán vì có liên quan đến các vấn đề trong nước. Đặc biệt cuộc khủng hoảng hiện nay, cuộc xâm lược của Nga đối vào một nước có chủ quyền là Ukraine. Người ta hy vọng rằng hầu như tất cả những người thuộc phái bảo tồn truyền thống và hầu như tất cả mọi người trên chính trường, và những người  có lương tâm mà không bị biến chất, họ coi cuộc xâm lăng này là xấu xa, đáng bị trừng phạt. Ngược lại một số người cho rằng Nga đang có mối lo chính đáng trong đó có Putin và ban tham mưu của ông ta. Nếu nước Nga bị một kẻ độc tài hoang tưởng không có lương tâm cai trị (bằng chứng là ông ta đã sát hại những người bất đồng chính kiến ở Nga và liên tục phá hủy các thành phố ở Ukraine), thì sự hoang tưởng của ông ta không không thể chấp nhận. Trở về quá khứ, trường hợp nhà độc tài Hitler, ông ta tìm cách tiêu diệt người Do Thái vì ông ta sợ họ; ông ta liên tục nhắc lại niềm tin hoang tưởng của mình rằng người Do Thái đang tìm cách hủy diệt nước Đức và chủng tộc Aryan. Do đó, Hoa Kỳ và cả thế giới cần phải đương đầu với những kẻ độc tài hoang tưởng, chứ không phải khích lệ, yểm trợ cho họ. 


Hơn nữa, vào năm 1994, Ukraine đã từ bỏ vũ khí hạt nhân (kế thừa từ Liên Xô cũ). Nước này đã ký một thỏa thuận có tên là Bản ghi nhớ Budapest với Nga, Anh, và Hoa Kỳ, theo đó nước này đồng ý dỡ bỏ vũ khí hạt nhân và các hệ thống phóng (các oanh tạc cơ và hỏa tiễn). Đổi lại, Ukraine được bảo đảm rằng Nga, Mỹ, và Anh sẽ kiềm chế trong việc đe dọa họ, tôn trọng “độc lập và chủ quyền cũng như các biên giới hiện có.”. Nói cách khác, mối đe dọa duy nhất giữa Nga và Ukraine là Nga đe dọa Ukraine. Cũng cần nhắc lại từ năm 1932 đến năm 1933, nước Nga Xô Viết đã sát hại từ bốn đến sáu triệu người Ukraine trong cái mà người Ukraine gọi là Holodomor (tiếng Ukraine có nghĩa là “diệt chủng bằng nạn đói”). Nhưng người Ukraine đã chọc tức ông Putin bằng cách mong muốn có tư cách thành viên NATO.  

Vì quyết định của một cá nhân Putin, Ukraine trở thành bãi chiến trường tan hoang. Gần 3,2 triệu người Ukraine phải bỏ xứ, hơn 900 thường dân chết vì bom đạn Nga, tính đến ngày 20/03/2022. Khoảng hơn 5.000 quân nhân Nga bỏ mạng trên chiến trường, theo thẩm định của bộ Quốc Phòng Mỹ.

« Putin vẫn bị quá khứ ám ảnh. Bản thân ông ấy đã trải qua chấn thương do việc Đông Âu sụp đổ lúc ông còn là điệp viên của KGB ở Dresde (Đức). Khi lên nắm quyền, nhất là khi trở lại năm 2012, ông đã có cách nhìn xét lại về lịch sử Nga, về lịch sử Liên Bang Xô Viết. Cách nhìn hoang tưởng này đã lật lại vấn đề gọi là « trách nhiệm lịch sử của phương Tây về việc Nga suy yếu » và vào năm 2021, cách nhìn nhận này được tái hiện trong bài diễn văn dài vào dịp kỷ niệm Liên Xô tan rã và Ukraina độc lập. Khó mà biết được là Putin có tin vào điều ông ấy nói không, nhưng bài diễn văn này đã khắc sâu trong tâm trí của giới lãnh đạo Nga. Ngay từ cuối những năm 2000, Putin đã nói rằng Ukraine không phải là một Nhà nước ». Đặc biệt, ông Putin không chấp nhận những gì xảy ra tại thượng đỉnh NATO năm 2008, khi đơn xin gia nhập NATO của Ukraine được chấp nhận về mặt nguyên tắc. Tổng thống Nga liên tục cáo buộc phương Tây nuốt lời khi kết nạp nhiều thành viên mới là những nước thuộc Liên Xô cũ mà Nga nghiễm nhiên xem là nằm trong quỹ đạo ảnh hưởng của họ. Trong rất nhiều bài diễn văn gần đây, ông Putin coi Ukraine chỉ là một « Nhà nước giả hiệu » phải xóa sổ để đưa Ukraine về với nước đại Nga. Liệu phương Tây có xem nhẹ ý đồ của chủ nhân điện Kremlin không ? Theo chuyên gia Bruno Tertrais thì hoàn toàn không :” Phương Tây xem phát biểu của ông Putin là đáng quan tâm. Nhưng họ nghĩ rằng ông ấy sẽ dừng ở đó và nhất là cho đến gần đây, họ vẫn cho là ông Putin chắc không điên đến mức tấn công toàn lãnh thổ Ukraine. Vấn đề ở chỗ là Putin đã thay đổi. Hiện giờ, ông ấy cho thấy mọi dấu hiệu của một nhà độc tài thu mình trong bong bóng chính trị và dịch tễ. Việc ông cách ly từ đầu mùa dịch hẳn cũng góp phần vào quá trình cực đoan hóa này. Từ nhiều tháng nay, ông tham vấn rất ít và dường như bong bóng dịch tễ ngừa Covid cũng làm trầm trọng xu hướng hoang tưởng của ông. Việc những cố vấn chính trị bị ông Putin công khai xúc phạm tối thứ Hai 21/02 trong cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia là điều không ai ngờ đến và cho thấy sự thật đó “.

Cuộc chiến Ukraine đã đẩy Hoa Kỳ vào tình thế tấn thối lưỡng nan. Hoa Kỳ giúp Ukraine chống lại đoàn quân xâm lăng Nga không ích lợi gì nhiều gì cho Hoa Kỳ ngoài vai trò lãnh đạo Thế giới Tự Do. Thật ra, nếu không có sự quyết tâm và lòng yêu nước của người dân Ukraine dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Tổng thống Zelenskiy, có thể Hoa Kỳ đã bỏ cuộc như cuộc chiến tại Afghanistan.

Tags: , ,

Comments are closed.