Biết người biết ta trăm trận trong thắng – Đại Dương

Đại-Dương
Binh pháp Tôn Tử, xuất hiện vào năm 512 TCN thời Xuân Thu Chiến Quốc gồm 18 chương mà mới sưu tầm được 13, bàn về nghệ thuật chiến tranh mà vẫn có ảnh hưởng tới bây giờ. Đặc biệt, Binh pháp Tôn Tử còn được ứng dụng trong mọi lĩnh vực cuộc sống từ ngàn xưa và mãi mãi.
Sau 40 năm “Ẩn mình Chờ thời” do Đặng Tiểu Bình chủ trương “Mèo trắng hay màu đen miễn bắt được chuột” đã được áp dụng triệt để qua các đời Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) như Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào đã đưa Trung Quốc từ kém phát triển thành nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ.
Tập Cận Bình thay thế Hồ Cẩm Đào năm 2012, rất thân thiện với Tổng thống Barack Obama, để đưa Trung Quốc bước vào giai đoạn “trẻ hóa tuyệt vời của đất nước Trung Quốc bao gồm sự thịnh vượng, nỗ lực tập thể, chủ nghĩa xã hội và vinh quang quốc gia, hoàn thành Giấc Mơ Trung Quốc”.
Thiếu hiểu biết lịch sử Trung Quốc nên từ Tổng thống Jimmy Carter (1977-1981) đến George H.W. Bush (1989-1993), Bill Clinton (1993-2001). George W. Bush (2001-2009). Barack Obama (2009-2017) đã giúp cho Bắc Kinh nhảy vọt trên nhiều phương diện để thách đố nền chính trị dân chủ và kinh tế tư bản Tây Phương. Giả định của họ về sự thay đổi tất yếu của Trung Quốc khi mở cửa với Tây Phương đã sai lầm tuyệt đối.
Tổng thống Barack Obama đã nhắc nhở người kế nhiệm: vấn đề lớn nhất trước mắt sẽ phải đối mặt với các chương trình nguyên tử và hoả tiễn của Bắc Triều Tiên! Thực tế, các nhà lãnh đạo ở Bình Nhưỡng chỉ là con tốt của Trung Quốc. Tầm nhìn của Obama quá hạn hẹp!
Năm 1948, Sử gia John King Fairbank của Harvard đã lưu ý vào năm 1948 rằng để hiểu biết các chính sách và hành động của Trung Quốc thì quan điểm lịch sử “không phải xa xỉ, mà rất cần thiết”.
Có lẽ vì thế mà Tổng thống Donald Trump chấp nhận thăm Trung Quốc vào tháng 11-2017 tại Tử Cấm Thành, Kinh đô của Triều đại Nhà Minh (1368-1644), nơi ngự trị của các Hoàng đế Trung Hoa suốt 5 thế kỷ, để hiểu Tập Cận Bình sẽ điều hành Trung Quốc như thế nào.
Nhà Minh được coi là thời kỳ hoàng kim về sức mạnh kinh tế, quyền kiểm soát lãnh thổ và thành tựu văn hóa của Trung Quốc. Đô đốc Trịnh Hoà chỉ huy một Hạm đội tàu gỗ đi vòng quanh Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, hơn nửa thế kỷ trước khi Christopher Columbus ra khơi, mang về nhiều sản vật quý hiếm.
Các nước láng giềng đều là nạn nhân của Nhà Minh.
Hào trưởng Lê Lợi (1385 – 1433) dựng cờ Khởi nghĩa năm 1418 tại Lam Sơn (Thanh Hoá) tự xưng Bình Định Vương tiến hành cuộc kháng chiến suốt 10 năm mới đánh đuổi được giặc Minh và giành lại độc lập cho nước Đại Việt.
Thông điệp của Tập Cận Bình: (1) Trung Quốc từng là trung tâm sinh hoạt của thế giới. (2) Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương từng trực thuộc Trung Quốc đã được Tổng thống Barack Obama thỏa thuận với Tập Cận Bình khi gặp nhau đơn độc, kín đáo tại California năm 2013.
Trong cuộc gặp cuối cùng của phái đoàn tháp tùng Tổng thống Trump tại Đại lễ đường Nhân Dân, Thủ tướng Lý Khắc Cường nói “Trung Quốc phát triển nền tảng công nghiệp và công nghệ của mình, không còn cần đến Hoa Kỳ nữa nên vai trò của Mỹ trong nền kinh tế toàn cầu chỉ cung cấp nguyên liệu thô, sản phẩm nông nghiệp và năng lượng để Công xưởng Thế giới sản xuất các sản phẩm tiêu dùng và công nghiệp tiên tiến nhất nhân loại”.
Herbert R. McMaster, Cố vấn an ninh Quốc gia đầu tiên của Tổng thống Donald Trump đã tháp tùng trong chuyến công du Tử Cấm Thành nhận xét “nhà cầm quyền Trung Quốc cai trị khắc nghiệt để duy trì quyền lực, nhưng, vẫn gặp phải các vụ thay ngôi, đổi chủ và thất bại trước ngoại bang. Từ xa xưa cho đến thời Tập Cận Bình, xã hội Trung Quốc không bao giờ ổn định và hài hoà”.
Các nhà ngoại giao Trung Quốc thường xưng đại diện cho “Nước Lớn” khi tiếp xúc với nước khác để phát triển ba chính sách chồng chéo: “Made in China 2025”, “Sáng kiến Vành đai và Con đường”, “Sự kết hợp quân sự-dân sự”.
“Made in China 2025” giúp Trung Quốc trở thành cường quốc khoa học và công nghệ độc lập bằng cách độc quyền công nghệ cao bên trong Trung Quốc và tước quyền sở hữu trí tuệ của các công ty nước ngoài nhờ đánh cắp và cưỡng bức chuyển giao công nghệ. Các công ty nước ngoài buộc phải liên doanh với các công ty Trung Quốc trước khi họ được phép bán sản phẩm tại Hoa Lục. Chính phủ Trung Quốc là điểm cuối cùng của chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ và kỹ thuật sản xuất.
Sáng kiến Vành đai và Con đường, BRI là hệ thống cho vay với lãi suất cao hơn các định chế tiền tệ quốc tế như Ngân Hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Á Châu (ADB) Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ).
Sự thành công của Bắc Kinh dựa vào tâm lý nóng vội, tình trạng tham nhũng của giới lãnh đạo các nước đang phát triển hoặc chậm tiến.
Công trình nghiên cứu về “bẫy nợ của Trung Quốc” do ba định chế Mỹ (College of William and Mary, Peterson Institute for International Economics, Centre for Global Development), cùng (Kiel Institute for the World Economy) ở Đức.
Trong bối cảnh Trung Quốc luôn giữ bí mật về các khoản cho vay của họ, các công bố hôm 31/01/2021 kết luận “Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất hành tinh do cấp cho 150 quốc gia khoản tín dụng lên tới 1,500 tỷ USD bằng nhiều điều kiện khắc khe hơn bọn cho vay nặng lãi. Ba phần tư hợp đồng của Trung Quốc có điều khoản cấm con nợ tham gia việc tái cơ cấu nợ do Câu Lạc Bộ Paris thực hiện đã làm cho 23 quốc gia rơi vào bẫy nợ”.
BRI nhằm ba mục đích chính: (1) Ép buộc các nước vay phải trung thành với Bắc Kinh. (2) Thiết lập mạng lưới cung ứng toàn cầu. (3) Xây dựng hải cảng quân sự và tiếp liệu cho Đội quân xâm lược.
Sự kết hợp ba lực lượng quân sự: Hải quân, Hải cảnh, Dân quân Biển của Bắc Kinh đã phơi bày tham vọng độc chiếm Biển Đông Trung Hoa (ECS), Biển Nam Trung Hoa (SCS) để Trung Quốc thành Đế quốc Biển, khởi đầu từ Châu Á.
Tuy đã hiểu tham vọng của Tập Cận Bình qua truyền thông và cuộc tiếp xúc ở Khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago hôm 6 tháng 4 năm 2017. Khi đại tiệc tan lúc 21 giờ đêm, Tổng thống Trump loan báo đã bắn 59 hoả tiễn Tomahawk vào căn cứ Không quân al-Shayrat của Syria. Trump đã nhận lời mời của Tập sẽ đi thăm Tử Cấm Thành.
Để thử thiện chí của Tập mà Chính quyền Trump bắt đầu đàm phán về mối quan hệ kinh tế song phương. Nhưng, Trung Quốc không muốn mất lợi thế đã có suốt 40 năm qua nên Tổng thống Donald Trump quyết định gia tăng biện pháp trừng phạt hành vi kinh tế săn mồi của Trung Quốc.
Mối căng thẳng toàn diện giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ngày càng tăng khi hai bên không muốn lép vế.
Chính quyền Donald Trump thực hiện hai chủ trương lớn: (1) Làm chủ khoa học kỹ thuật quốc gia. (2) Làm chủ công nghệ và sản xuất.
Muốn thế cần phải đưa công nghệ và sản xuất trở về Hoa Kỳ, chính xác hơn là rời khỏi Trung Quốc.
Dư luận Hoa Kỳ tán đồng biện pháp của Chính quyền Trump đối đầu trực diện với Tập Cận Bình.
Tuy nhiên, một số nhà tài phiệt vì mất lợi nhuận đã công khai chống đối quyết liệt.
Chỉ trong vòng một hai năm nền kinh tế Hoa Kỳ đã lấy lại sức mạnh đã có từ lâu, gây lại niềm tin chính đáng của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ.
Cuộc chiến tranh chưa có tiếng súng mà không thiếu ác liệt hình như đang nghiêng phần thắng về phía thế giới tự do.
Không may, gió đã đổi chiều.
Tân Chính quyền Joe Biden muốn lật ngược chính sách đối đầu Trung Quốc của người tiền nhiệm nên tuyên bố chỉ muốn làm hoà với Trung Quốc.
Lập tức Tập Cận Bình tung ra các cuộc tấn công toàn diện về sức mạnh quân sự, về ngoại giao lang soái, về kinh tế săn mồi, về chính trị độc quyền, về chiến tranh mạng.
Biden cứ la làng, Tập mặc tình lấn tới.
Ôi! Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ và Thế giới sẽ đi về đâu?
Đại-Dương
Tài liệu tham khảo:
How China Sees the World (Atlantic)
China’s Rise, South China Sea, and Rules-Based International Order: A View From the Philippines Diplomat)
China’s foreign minister Wang Yi urges countries to safeguard peace in South China Sea (Strait Times)
Neither US nor China can put each other down, says Singapore’s PM Lee (Strait Times)
Tags: Biển Đông, thế giới, tin thế giới, độc tài