Hải quân Hoa Kỳ đang trục vớt mảnh vỡ của khí cầu do thám Trung Quốc – Khí cầu Trung Quốc bị hạ, những câu hỏi còn lại


Naval Recovery Mission Underway to Find Chinese Spy Balloon’s Debris

Tác giả Frank Fang – 06/02/2023 – Song ngữ Việt Anh

Hải quân Hoa Kỳ đang tiến hành trục vớt mảnh vỡ của khí cầu do thám Trung Quốc

Một phản lực cơ bay ngang qua khinh khí cầu do thám Trung Quốc sau khi bắn rơi nó ngoài khơi bờ biển Surfside Beach, South Carolina, hôm 04/02/2023. (Ảnh: Randall Hill/Reuters) 

Ngũ Giác Đài cho biết quân đội Hoa Kỳ đã khai triển nhiệm vụ trục vớt khinh khí cầu do thám Trung Quốc bị chiến đấu cơ Hoa Kỳ bắn hạ hôm 04/02.

Hôm thứ Bảy (04/02), một quan chức quốc phòng cao cấp và một quan chức quân sự cao cấp cho biết một số tàu Hải quân và Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ đã thiết lập vành đai an ninh nơi khinh khí cầu rơi, cách bờ biển South Carolina khoảng 6 hải lý và đang tìm kiếm các mảnh vỡ.

“Bản chất của các mảnh vỡ vẫn đang được đánh giá. Tuy nhiên, các phương án trục vớt sẽ tìm cách thu hồi tất cả các mảnh vỡ và bất kỳ vật liệu nào có giá trị tình báo,” vị quan chức quốc phòng này cho biết. “Và chúng tôi sẽ bảo đảm rằng chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ với FBI về chuỗi hành trình khi chúng tôi làm như vậy.”

Hai vị quan chức này đã không đưa ra ước tính thời gian trục vớt sẽ kéo dài bao lâu nhưng lưu ý rằng nhiệm vụ sẽ “khá dễ dàng” vì khinh khí cầu rơi xuống một vùng nước nông.

Theo quan chức quốc phòng kể trên, việc trục vớt khinh khí cầu sẽ cho phép các nhà phân tích kiểm tra các thiết bị nhạy cảm của Trung Quốc.

“Tôi cũng muốn lưu ý rằng mặc dù chúng tôi đã thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ chống lại việc thu thập thông tin nhạy cảm của khinh khí cầu do thám của CHND Trung Hoa, nhưng việc khinh khí cầu do thám này bay qua lãnh thổ Hoa Kỳ có giá trị tình báo đối với chúng tôi,” vị quan chức quốc phòng cho biết, sử dụng tên viết tắt của Trung Quốc là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

“Tôi không thể đi sâu hơn vào chi tiết, nhưng chúng tôi đã có thể nghiên cứu và xem xét kỹ lưỡng khinh khí cầu này và thiết bị của nó, điều này rất có giá trị.”

Các thợ lặn của Hải quân và một tàu trục vớt thuộc Bộ Tư lệnh Bắc Mỹ của Hoa Kỳ sẽ tham gia nỗ lực trục vớt này, quan chức quân sự này lưu ý.

“Chúng tôi đã khám phá ra các thông số kỹ thuật của khinh khí cầu này và khả năng do thám của nó. Và tôi đoán rằng nếu chúng tôi thành công trong việc phục hồi các khía cạnh của mảnh vỡ, chúng tôi sẽ còn khám phá ra được nhiều hơn nữa,” vị quan chức quân sự này nói.

Tổng thống Joe Biden đến để lên Không Lực Một tại Căn cứ Lực lượng Phòng không Quốc gia Hancock Field ở Syracuse, New York, hôm 04/02/2023. (Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images)

Tổng thống Joe Biden đến để lên Không Lực Một tại Căn cứ Lực lượng Phòng không Quốc gia Hancock Field ở Syracuse, New York, hôm 04/02/2023. (Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images) 

Khinh khí cầu

Quan chức quốc phòng cho biết Tổng thống Joe Biden đã ra lệnh bắn hạ khinh khí cầu, và một chiến đấu cơ F-22 Raptor từ Căn cứ Không quân Langley ở Virginia đã bắn một hỏa tiễn AIM-9X Sidewinder vào khinh khí cầu này lúc 2 giờ 39 phút chiều theo Giờ Miền Đông, khiến khinh khí cầu rơi xuống.

Theo quan chức quốc phòng, chiếc chiến đấu cơ này đã khai hỏa ở độ cao 58,000 feet (khoảng 17,678 mét), trong khi khinh khí cầu ở độ cao từ 60,000 đến 65,000 feet (khoảng từ 18,288 đến 19,812 mét) vào thời điểm đó.

Quan chức quốc phòng này cũng cung cấp mốc thời gian khi Ngũ Giác Đài bắt đầu theo dõi khinh khí cầu. Khinh khí cầu đã đi vào khu vực phòng không của Hoa Kỳ ở phía bắc Quần đảo Aleutian ở Alaska hôm 28/01, sau đó đi vào không phận Canada hôm 30/01, rồi quay trở lại không phận Hoa Kỳ qua Idaho hôm 31/01.

Khinh khí cầu được phát hiện phía trên Montana — nơi có một trong những hầm chứa hạt nhân của Hoa Kỳ — vào hôm 02/02, ngày mà Tham vụ Báo chí Ngũ Giác Đài, Chuẩn tướng Pat Ryder tiết lộ sự tồn tại của khinh khí cầu.

Khinh khí cầu sau đó bay qua một số tiểu bang miền Trung Tây trước khi đi qua South Carolina.

Trong một tuyên bố sau khi khinh khí cầu bị bắn hạ, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin cho biết Ngũ Giác Đài đã loại trừ khả năng bắn rơi khinh khí cầu trên đất liền “do kích thước và độ cao của khinh khí cầu cũng như trọng tải do thám của nó,” điều sẽ gây ra rủi ro không đáng có cho người dân trong một khu vực rộng lớn.

Ông Austin lưu ý rằng quyết định bắn hạ khinh khí cầu này “được đưa ra với sự phối hợp và với sự hỗ trợ hoàn toàn từ chính phủ Canada.”

Bà Anita Anand, Bộ trưởng Quốc phòng Canada, cho biết trong một tuyên bố rằng Canada “hoàn toàn ủng hộ” hành động của Hoa Kỳ.

Bộ trưởng Quốc phòng Canada Anita Anand tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Châu (CDMA) lần thứ 15 tại Brasília, vào ngày 26/07/2022. (Ảnh: Evaristo Sa/AFP qua Getty Images)

Bộ trưởng Quốc phòng Canada Anita Anand tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Châu (CDMA) lần thứ 15 tại Brasília, vào ngày 26/07/2022. (Ảnh: Evaristo Sa/AFP qua Getty Images) 

Trung Quốc

Vị quan chức quốc phòng này cũng lưu ý rằng đây không phải là khinh khí cầu do thám đầu tiên của Trung Quốc bay qua Hoa Kỳ.

“Các khinh khí cầu do thám của chính quyền CHND Trung Hoa đã đi qua lục địa Hoa Kỳ trong thời gian ngắn ít nhất ba lần dưới thời chính phủ tiền nhiệm và một lần mà chúng tôi biết vào thời kỳ đầu của chính phủ này, nhưng chưa bao giờ trong thời gian này,” vị quan chức quốc phòng nói.

Quan chức quốc phòng này cũng bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc rằng khí cầu là một khinh khí cầu thời tiết đã bị thổi bay lệch hướng.

“Khinh khí cầu do thám này đi ngang qua Hoa Kỳ và Canada một cách có chủ đích. Và chúng tôi tin rằng nó đang tìm cách giám sát các địa điểm quân sự nhạy cảm. Lộ trình của nó qua Hoa Kỳ, gần nhiều địa điểm nhạy cảm tiềm ẩn, mâu thuẫn với lời giải thích của chính phủ CHND Trung Hoa rằng đó là một khinh khí cầu thời tiết,” vị quan chức quốc phòng cho biết.

Một khí cầu do thám khác của Trung Quốc đã được phát hiện đi qua Mỹ Latinh.

“Những khinh khí cầu này đều là một phần của hạm đội khinh khí cầu của Trung Quốc được phát triển để tiến hành các hoạt động do thám, cũng vi phạm chủ quyền của các quốc gia khác,” quan chức quốc phòng nói.

“Những loại hoạt động này thường được thực hiện dưới chỉ lệnh của Quân Giải phóng Nhân dân, hay PLA. Trong vài năm qua, khinh khí cầu Trung Quốc trước đây đã được phát hiện ở các quốc gia trên khắp năm châu lục, bao gồm Đông Á, Nam Á, và Âu Châu. Sự xâm nhập của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của chúng ta và chủ quyền của các quốc gia khác là không thể chấp nhận được.”

Phản hồi việc khinh khí cầu của mình bị bắn hạ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra một tuyên bố đe dọa tiến hành điều mà họ gọi là “những phản ứng tiếp theo.”

“Việc sử dụng vũ lực của Hoa Kỳ rõ ràng là một phản ứng thái quá,” bộ này tuyên bố, trước khi lưu ý rằng Trung Quốc “bảo lưu quyền tiến hành các phản ứng tiếp theo nếu cần thiết.”

Trong một bài đăng trên Facebook hôm 04/02, Sở Cảnh sát North Myrtle Beach của South Carolina đã cảnh báo cư dân địa phương rằng một số “mảnh vỡ” của khinh khí cầu “có thể dạt vào bờ biển.”

Sở cảnh sát này cho biết: “Nếu một mảnh được tìm thấy, vui lòng liên hệ với cơ quan chấp pháp địa phương của quý vị để thu hồi.”

Quốc hội

Dân biểu Elissa Slotkin (Dân Chủ-Michigan) trình bày tại một cuộc vận động tranh cử mà bà tổ chức ở East Lansing, Michigan, vào ngày 16/10/2022. (Ảnh: Bill Pugliano/Getty Images)
Dân biểu Elissa Slotkin (Dân Chủ-Michigan) trình bày tại một cuộc vận động tranh cử mà bà tổ chức ở East Lansing, Michigan, vào ngày 16/10/2022. (Ảnh: Bill Pugliano/Getty Images) 

Dân biểu Elissa Slotkin (Dân Chủ-Michigan) viết trên Twitter hôm 04/02 rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phải đối mặt với hậu quả của việc xâm phạm không phận Hoa Kỳ.

“Tôi rất vui vì chúng ta đã bắn hạ nó mà không có nguy cơ thương vong dân sự, nhưng cần phải có những hậu quả đối với ĐCSTQ ngoài việc hoãn chuyến công du [của Ngoại trưởng Antony Blinken] tới Bắc Kinh,” bà Slotkin viết.

Bà lưu ý rằng Hoa Kỳ cần thực hiện các bước để chứng minh cho chính quyền Trung Quốc thấy “sự nghiêm trọng của các hành động của họ.”

“Cho dù thông qua các biện pháp trừng phạt mới hay hạn chế cứng rắn hơn đối với hàng xuất cảng của Hoa Kỳ sang Trung Quốc, thì thông điệp phải mạnh mẽ và rõ ràng,” bà Slotkin viết.

Ông Blinken ban đầu dự kiến đến Trung Quốc hôm 05/02 trong chuyến công du hai ngày. Sau đó, ông hoãn chuyến đi, nói với Trung Quốc rằng hành động của họ là “vô trách nhiệm” và “rõ ràng vi phạm chủ quyền của Hoa Kỳ.”

“Tôi mong nhận được thông báo nhanh chóng từ Chính phủ về các năng lực của khinh khí cầu này, và liệu có bất kỳ tài sản nào bị giám sát hay không và kế hoạch của chúng tôi để ngăn chặn điều này xảy ra trong tương lai,” bà Slotkin nói.

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/22/Marc_Molinaro.jpg/220px-Marc_Molinaro.jpg
Dân biểu Marc Molinaro (Internat)

Dân biểu Marc Molinaro (Cộng Hòa-New York) cũng kêu gọi một báo cáo nhanh chóng từ chính phủ.

“Chúng ta cần biết làm thế nào mà khinh khí cầu này có thể xâm nhập không phận của chúng ta, vật liệu nhạy cảm nào mà nó có thể đã chụp được và cách chúng ta ngăn chặn những vi phạm trong tương lai,” ông viết trong một tuyên bố. “Tôi kêu gọi Chính phủ Tổng thống Biden tổ chức một cuộc họp cơ mật để các Thành viên Quốc hội phúc đáp những nghi vấn này và đề xướng một giải pháp cho tương lai.”

“Chúng ta phải làm việc cùng nhau để buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm và bảo vệ tốt hơn an ninh quốc gia của chúng ta.”

Frank Fang là một ký giả tại Đài Loan. Anh đưa tin về Hoa Kỳ, Trung Quốc và Đài Loan. Anh có bằng Thạc sĩ về khoa học vật liệu tại Đại học Thanh Hoa ở Đài Loan. 

Nguyễn Lê biên dịch

https://vietluan.com.au

Naval Recovery Mission Underway to Find Chinese Spy Balloon’s Debris

By Frank Fang

Naval Recovery Mission Underway to Find Chinese Spy Balloon’s Debris

The Chinese spy balloon drifts to the ocean after being shot down off the coast in Surfside Beach, S.C., on Feb. 4, 2023. (Randall Hill/Reuters)

The U.S. military has started a recovery mission for the Chinese spy balloon shot down by a U.S. fighter jet on Saturday afternoon, according to the Pentagon.

Several U.S. Navy and Coastal vessels established a security perimeter where the balloon fell, about six nautical miles off the coast of South Carolina, and were searching for debris, a senior defense official and a senior military official said on Feb. 4.

“The nature of the debris is still being assessed. But recovery options will seek to recover all debris and any material of intelligence value,” the defense official said. “And we’ll make sure that we’re working closely with the FBI on the chain of custody as we do so.”

The two officials did not give an estimate of how long the recovery will last but added that the mission should be “fairly easy,” since the balloon came down in a shallow area of water.

The recovery of the balloon will allow analysts to examine sensitive Chinese equipment, according to the defense official.

“I would also note that while we took all necessary steps to protect against the PRC surveillance balloon’s collection of sensitive information, the surveillance balloon’s overflight of U.S. territory was of intelligence value to us,” the defense official said, using the acronym for the People’s Republic of China.

“I can’t go into more detail, but we were able to study and scrutinize the balloon and its equipment, which has been valuable.”

Navy divers and a salvage vessel under U.S. Northern Command will join the recovery effort, the military official added.

“We have learned technical things about this balloon and its surveillance capabilities. And I suspect if we are successful in recovering aspects of the debris, we will learn even more,” the defense official added.

Biden arrives at Hagerstown Regional Airport

President Joe Biden arrives at Hagerstown Regional Airport in Hagerstown, Md., on Feb. 4, 2023. (Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images) 

Balloon

President Joe Biden gave the order to shoot down the balloon, the defense official added, and an F-22 Raptor fighter from Langley Air Force Base in Virginia fired an AIM-9X Sidewinder missile at the balloon at 2:39 p.m. EST, causing the balloon to crash.

The fighter jet fired from an altitude of 58,000 feet, while the balloon at the time was between 60,000 and 65,000 feet, according to the defense official.

The defense official also provided a timeline of when the Pentagon began tracking the balloon. The balloon entered the U.S. air defense zone north of the Aleutian Islands of Alaska on Jan. 28, then entered into Canadian airspace on Jan. 30, and re-entered U.S. airspace over Idaho on Jan. 31.

The balloon was spotted above Montana—home to one of the U.S. nuclear silos—on Feb. 2, the day that the Pentagon Press Secretary Brig. Gen. Pat Ryder revealed the existence of the balloon.

The balloon then flew over several Midwest states before passing over South Carolina.

Secretary of Defense Lloyd Austin, in a statement after the balloon was shot down, said the Pentagon ruled out downing the balloon over land “due to the size and altitude of the balloon and its surveillance payload,” which would pose an “undue risk to people across a wide area.”

Austin added the decision to shoot down the balloon “was taken in coordination, and with the full support, of the Canadian government.”

Anita Anand, Canada’s Minister of National Defense, said in a statement that Canada “unequivocally supports” the U.S. action.

China

The defense official also noted that it was not the first Chinese surveillance balloon that had flown over the United States.

“PRC government surveillance balloons transited the continental United States briefly at least three times during the prior administration and once that we know of at the beginning of this administration, but never for this duration of time,” the defense official added.

The defense official also rejected China’s claim that the balloon was a weather balloon that had been blown off-course.

“This surveillance balloon purposefully traversed the United States and Canada.  And we are confident it was seeking to monitor sensitive military sites. Its route over the United States, near many potential sensitive sites, contradicts the PRC government’s explanation that it was a weather balloon,” the defense official said.

Another Chinese spy balloon has been spotted transiting Latin America.

“These balloons are all part of a PRC fleet of balloons developed to conduct surveillance operations, which have also violated the sovereignty of other countries,” the defense official explained.

“These kinds of activities are often undertaken at the direction of the People’s Liberation Army, or PLA. Over the past several years, Chinese balloons have previously been spotted over countries across five continents, including in East Asia, South Asia, and Europe. PRC intrusions violating our sovereignty and the sovereignty of other countries are unacceptable.”

In response to its balloon being shot down, China’s Ministry of Foreign Affairs issued a statement threatening what it calls “further responses.”

“The U.S. use of force is a clear overreaction,” the ministry said, before adding China “reserves the right to make further responses if necessary.”

South Carolina’s North Myrtle Beach Police Department, in a post on Facebook on Saturday, warned local residents that some “pieces” of the balloon “may wash ashore.”

“If a piece is located please contact your local law enforcement agency for collection,” the police department added.

NTD Photo

Rep. Elissa Slotkin (D-Mich.) speaks in a file photo. (Zach Gibson/Getty Images) 

Congress

Rep. Elissa Slotkin (D-Mich.) wrote on Twitter on Saturday that the Chinese Communist Party (CCP) must face consequences for its incursion of U.S. airspace.

“I’m glad we shot it down now that there’s no risk of civilian casualties, but there need to be consequences for the CCP beyond the postponement of [Secretary of State Antony Blinken’s] trip to Beijing,” Slotkin wrote.

She added that the United States needs to take steps to demonstrate to the Chinese regime “the seriousness of their actions. Whether through new sanctions or tighter restrictions on U.S. exports to China, the message needs to be loud and clear.”

Blinken was originally scheduled to arrive in China on Feb. 5 for a two-day visit. He later postponed the trip, telling China that its action was “irresponsible” and a “clear violation of U.S. sovereignty.”

“I look forward to receiving a briefing from the Admin on the balloon’s capabilities, what if any assets have been surveilled, and our plan to stop this from happening in the future,” Slotkin said.

Rep. Marc Molinaro (R-N.Y.) also called for a briefing from the administration.

“We need to know how this balloon was able to penetrate our airspace, what sensitive material it was able to capture, and how we will prevent future breaches,” he wrote in a statement. “I call on the Biden Administration to hold a classified briefing for Members of Congress to answer these questions and propose a path forward.

“We must work together to hold China accountable and better protect our national security.” 

https://www.ntd.com


Khí cầu Trung Quốc bị hạ – những câu hỏi còn lại

Hiếu Chân/SGN – 04/02/2023

Hình ảnh cuối cùng của quả khinh khí cầu do thám của Trung Quốc trước khi rơi xuống biển chiều 4 tháng Hai 2023. 

Cuối cùng, quả khinh khí cầu do thám của Trung Quốc thu hút sự quan tâm đặc biệt của cả nước Mỹ suốt mấy ngày qua và gây thêm căng thẳng trong mối quan hệ vốn đã rất xấu giữa hai nước, đã bị Không quân Hoa Kỳ bắn hạ lúc 2g39 phút chiều thứ Bảy 4 tháng Hai 2023. Vụ xâm nhập coi như kết thúc nhưng vẫn còn nhiều nghi vấn về ảnh hưởng của nó cả về đối nội và đối ngoại của nước Mỹ.

Như tin đã đưa, vào thứ Tư 1 tháng Hai 2023, một khinh khí cầu lớn được phát hiện trên bầu trời tiểu bang Montana, nơi có các hầm chứa hỏa tiễn liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân của Mỹ. Quả cầu nhanh chóng được xác định là một công cụ do thám (spy balloon) xuất phát từ Trung Quốc. Sau đó, nó bay về phía đông nam, băng ngang qua nước Mỹ, lảng vảng bên trên các phi trường quân sự, nơi đóng các phi đội oanh tạc cơ chiến lược mang bom hạt nhân của Hoa Kỳ và đến chiều thứ Bảy 4 tháng Hai thì nó bị bắn hạ trên Đại Tây Dương, cách bờ biển tiểu bang South Carolina khoảng 6 dặm (10 km). Hiện hải quân và tuần duyên Mỹ đang thực hiện trục vớt những tàn tích của chiếc khí cầu để nghiên cứu.

Nghiên cứu hay do thám?

Khi tin tức về vụ khinh khí cầu của Trung Quốc rộ lên trên báo chí Mỹ, Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh lập tức bày tỏ sự “hối tiếc” và cho rằng đây chỉ là một khinh khí cầu nghiên cứu thời tiết dân sự, đi lạc vào nước Mỹ một cách tình cờ do bị gió thổi. Phía Trung Quốc nói đây chỉ là một “tai nạn” và người Mỹ không nên trầm trọng hóa vấn đề mà nên bình tĩnh phối hợp cùng Bắc Kinh giải quyết. Tuy nhiên hầu như tất cả các quan chức quân sự và tình báo Mỹ đều cho rằng lời giải thích của Trung Quốc không đúng sự thật.  

Ngũ Giác Đài cho biết khinh khí cầu mang theo nhiều cảm biến và thiết bị giám sát, có thể điều khiển được, có thể thay đổi hướng đi mà không phụ thuộc vào hướng gió. Nó lảng vảng trên các khu vực nhạy cảm về an ninh quốc gia của Mỹ, nơi chứa các đầu đạn hạt nhân, khiến quân đội phải hành động để ngăn nó thu thập thông tin tình báo. 

Người Mỹ cho rằng, việc Trung Quốc thả khinh khí cầu vào lãnh thổ Mỹ là một hành động gây hấn, vi phạm chủ quyền và an ninh quốc gia. Các chính trị gia đảng Cộng hòa, kể cả cựu Tổng thống Donald Trump và ứng cử viên tổng thống Nikki Haley đều lên tiếng đòi quân đội Hoa Kỳ bắn hạ ngay “kẻ” xâm nhập. Nhưng, các tướng lĩnh cao cấp nhất của quân đội khuyên Tổng thống Biden không bắn hạ nó vì các mảnh vỡ có thể gây nguy hiểm cho người dân ở mặt đất. Phản ứng mạnh mẽ nhất của chính phủ Mỹ đối với vụ xâm nhập là hủy bỏ chuyến công cán Trung Quốc được mong đợi từ lâu của Ngoại trưởng Antony Blinken và sau đó bắn hạ nó như nói trên.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/02/GettyImages-1246788383.jpg

Khinh khí cầu do thám của Trung Quốc được nhìn thấy trên bầu trời thành phố Charlotte, North Carolina vào sáng ngày 04/02/2023 trước khi bị bắn hạ. Ảnh Peter Zay/Anadolu Agency via Getty Images 

Có phải lần đầu tiên?

Nhưng trở lại từ đầu câu chuyện, người dân muốn biết quả khí cầu đã xâm nhập nước Mỹ từ bao giờ, có phải là lần đầu tiên Trung Quốc có hành động liều lĩnh như vậy?

Theo tiết lộ từ một số quan chức quốc phòng, Bộ Tư lệnh Bắc Mỹ (NORAD) phối hợp giữa Mỹ và Canada đã phát hiện quả khinh khí cầu ngay từ lúc nó đi vào vùng trời quần đảo Aleutian của Alaska ngày 28 tháng Giêng 2023 và bắt đầu theo dõi nó. Sau đó quả cầu bay vào lãnh thổ Canada ngày 30 tháng Giêng và trở lại lãnh thổ Mỹ ở phía bắc tiểu bang Idaho ngày 31 tháng Giêng. Tổng thống Joe Biden được báo cáo về sự việc hôm thứ Ba; sang thứ Tư thì Bộ Ngoại giao triệu tập đại biện lâm thời Trung Quốc tại Washington, “để đưa ra một thông điệp rất rõ ràng và dứt khoát,” theo báo The Wall Street Journal. 

Công chúng chỉ biết tới sự xâm nhập của quả khí cầu vào thứ Tư khi các hành khách trên một chuyến bay thương mại nhìn thấy nó trên bầu trời thành phố Billings của tiểu bang Montana và phi trường Billings bị tạm đóng cửa trong hai tiếng đồng hồ.

Cũng có thông tin rằng đây không phải là lần đầu tiên khí cầu do thám của Trung Quốc xuất hiện ở nước Mỹ mà trước đây loại “điệp viên” này từng bay trên bầu trời đảo Guam và quần đảo Hawaii – những nơi có các căn cứ lớn của quân đội Hoa Kỳ. Chúng xuất hiện ba lần dưới thời cựu Tổng thống Trump và một lần nữa vào đầu nhiệm kỳ của ông Biden nhưng quân đội Mỹ lặng lẽ theo dõi và xử lý, không thông báo cho dân chúng biết. Đây là lần đầu tiên khí cầu do thám của Trung Quốc bay vào lục địa nước Mỹ, từ  Bờ Tây sang bờ Đông và ở lại lâu hơn tất cả những lần trước.

Điều đó cho thấy những tuyên bố của ông Trump và cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo rằng trong thời của họ Bắc Kinh “không dám” liều lĩnh như vậy là không đúng sự thật.

Chính quyền phản ứng chậm?

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/02/GettyImages-1434501061.jpg

Chuẩn tướng Pat Ryder, Thư ký Báo chí Bộ Quốc phòng, họp báo thông tin về vụ phát hiện khinh khí cầu do thám của Trung Quốc trên bầu trời nước Mỹ hôm 2 tháng Hai 2023. Ảnh Kevin Dietsch/Getty Images 

Một câu hỏi bức xúc là, nếu đánh giá đây là một vụ xâm nhập không phận, tại sao quân đội Mỹ không ra tay ngay lập tức? Ý kiến của quân đội cho rằng nếu bắn hạ nó thì mảnh vỡ có thể gây nguy hiểm cho người và tài sản trên mặt đất tỏ ra không có sức thuyết phục các chính trị gia Cộng hòa. Các vùng đất Alaska, Montana có dân cư rất thưa thớt, khả năng mảnh vỡ của khinh khí cầu rơi trúng người hoặc nhà cửa thì “không cao hơn xác suất trúng số Powerpoint” như nhận định của thống đốc Montana. Đảng Cộng hòa cáo buộc chính quyền Biden “hèn nhát”, đã để cho “tên điệp viên” này lang thang khắp nước Mỹ gần tuần lễ, thu thập và truyền về Trung Quốc vô số dữ kiện về những địa điểm nhạy cảm về phòng thủ.

Những người ủng hộ chính phủ thì cho rằng, chính quyền Biden tất nhiên phải cân nhắc và tính toán phản ứng sao cho bảo đảm được sự an toàn tính mạng và tài sản của người Mỹ, bảo đảm bí mật quốc phòng và đồng thời phù hợp với luật pháp quốc tế. Cũng có thể người Mỹ cố tình kéo dài thời gian xử lý chiếc khinh khí cầu, công bố sự việc lên báo chí rộng rãi tạo thành một chiến dịch tuyên truyền nhằm vạch mặt thủ đoạn gây hấn liều lĩnh và trắng trợn của Bắc Kinh. Với hình ảnh quả khí cầu do thám của Trung Quốc trên bầu trời Mỹ xuất hiện dày đặc trên báo chí quốc tế, người Mỹ đã “bắt quả tang” hành vi gây hấn mà Bắc Kinh không chối cãi được. 

Trong tuyên bố công khai đầu tiên của chính quyền, Chuẩn tướng Pat Ryder, thư ký báo chí của Lầu Năm Góc, cho biết vào tối thứ Năm rằng khinh khí cầu không phải là mối đe dọa quân sự hay vật chất – một sự thừa nhận rằng nó không mang theo vũ khí. Ông nói rằng “một khi quả bóng bay được phát hiện, chính phủ Hoa Kỳ đã hành động ngay lập tức để bảo vệ chống lại việc thu thập thông tin nhạy cảm.” Có thể hiểu rằng, trong lúc để cho quả cầu tự do bay lượn, quân đội Mỹ đã giám sát nó và áp dụng các biện pháp kỹ thuật, chẳng hạn như phá sóng, để làm cho nó không thu thập được thông tin nhạy cảm ở những nơi mà nó đi qua.

Bắc Kinh muốn gì?

Dùng khinh khí cầu để do thám tình hình đối phương là chuyện không mới, nhưng nhiều người thắc mắc tại sao Bắc Kinh vẫn sử dụng một phương tiện cổ lỗ, dễ bị phát hiện trong khi các vệ tinh do thám của họ trên quỹ đạo vẫn từng ngày từng giờ theo dõi mọi chuyển động của các lực lượng chiến lược Mỹ. Một quan chức cao cấp của Bộ Quốc phòng thì cho rằng quả cầu không thể cung cấp cho Bắc Kinh những thông tin tình báo nào khác ngoài những thứ mà các vệ tinh của họ đã thu thập được.

Nhưng tướng John Ferrari, một chỉ huy quân đội đã nghỉ hưu, cho rằng chuyến bay có thể được sử dụng để kiểm tra khả năng của Mỹ trong việc phát hiện các mối đe dọa sắp tới và tìm ra lỗ hổng trong hệ thống cảnh báo phòng không của Hoa Kỳ. Ở tầm bay thấp, nó cũng có thể cho phép người Trung Quốc cảm nhận được sự phát xạ điện từ mà các vệ tinh ở độ cao lớn hơn không phát hiện được, chẳng hạn như tần số vô tuyến năng lượng thấp có thể giúp họ hiểu cách các hệ thống vũ khí khác nhau của Hoa Kỳ giao tiếp với nhau.

Ngoài việc thu thập thông tin tình báo, Trung Quốc có thể còn có những toan tính khác.

Ông Patrick Cronin, chuyên gia về an ninh vùng châu Á-Thái Bình Dương tại Viện nghiên cứu Hudson có một cái cách giải thích: “Tôi cho rằng Bắc Kinh muốn ra đòn tâm lý, thu hút sự chú ý của người Mỹ để gửi một thông điệp trước khi Ngoại trưởng Blinken gặp Chủ tịch Tập Cận Bình. Thông điệp đó là người Mỹ nên rút lại sự ủng hộ Đài Loan, từ bỏ các thỏa thuận an ninh tại Á châu trước khi căng thẳng vượt ngoài tầm kiểm soát”, ông Cronin nói. 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/02/GettyImages-1246733924.jpg

Vụ khí cầu do thám có thể là phản ứng của Trung Quốc đối vối việc Mỹ mở rộng hiện diện quân sự ở châu Á trong chuyến thăm của Bộ trưởng QP Mỹ Lloyd Austin. Ảnh ông Austin cùng phái đoàn Mỹ hội kiến Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (áo trắng) tại Manila hôm 02/02/2023. Ảnh Jamilah Sta Rosa-Pool/Getty Images 

Thỏa thuận an ninh mà ông Cronin nhắc tới có thể là thỏa thuận Mỹ-Philippines về gia tăng số căn cứ và quân đội Mỹ tại đảo quốc mà Bộ trưởng Austin vừa công bố hôm thứ Năm 2 tháng Hai với mục tiêu đề phòng Trung Quốc gây chiến ở Đài Loan hoặc Biển Đông.

Ông Drew Thompson, một cựu quan chức quốc phòng Mỹ hiện là nhà nghiên cứu của trường Hành chính Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore có một cách giải thích khác nữa. Ông Thompson cho rằng có thể quân đội Trung Quốc (PLA) đã tung quả khí cầu do thám vào nội địa nước Mỹ mà không có sự phối hợp với lãnh đạo đảng Cộng sản. “Cũng có thể PLA đang âm mưu phá hỏng nỗ lực của ông Tập Cận Bình muốn cải thiện quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ như Úc và Nhật Bản,” ông Thompson nói với báo Nikkei Asia Review.

Quan hệ ngoại giao thêm xấu đi

Ảnh hưởng ngoại giao đã thấy rõ sau khi Ngoại trưởng Blinken đơn phương hủy bỏ chuyến công cán Trung Quốc chỉ vài tiếng đồng hồ trước khi chuyến đi bắt đầu. Chuyến đi của ông Blinken là chuyến thăm Bắc Kinh đầu tiên của người đứng đầu ngành ngoại giao Hoa Kỳ trong bảy năm qua và được Tổng thống Biden và Chủ tịch Tập đồng ý thu xếp khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau ở Bali, Indonesia tháng Mười Một năm ngoái.

Cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều kỳ vọng chuyến đi của ông Blinken, cuộc đàm phán giữa ông với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, kể cả ông Tập Cận Bình, sẽ giúp làm giảm bớt căng thẳng vốn đã lên cao giữa hai nước. Ông Tập cũng tỏ ý muốn ổn định quan hệ với Hoa Kỳ để có thể tập trung vực dậy nền kinh tế đã bị suy yếu do chính sách chống COVID khắc nghiệt suốt ba năm qua.

Quả khinh khí cầu chẳng những đã phá hỏng nỗ lực ngoại giao đó mà còn đẩy quan hệ giữa hai bên xuống thấp thêm nữa. 

Chiều thứ Bảy 4 tháng Hai, sau khi quả cầu bị bắn hạ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố “bất mãn sâu sắc và phản đối mạnh mẽ” hành động của Washington mà họ cho rằng “quá đáng”. “Trung Quốc sẽ cương quyết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp liên quan, và giữ quyền phản ứng tiếp theo”, tuyên bố cho biết.

Câu hỏi lớn bây giờ là phản ứng của Trung Quốc sẽ như thế nào, có giới hạn, có tính tượng trưng hay sẽ nghiêm trọng? Hãy chờ xem!

Khinh khí cầu do thám của Trung Quốc đã bị bắn hạ

Bình Phương /SGN

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/02/GettyImages-1246788383.jpg

Khinh khí cầu do thám của Trung Quốc được nhìn thấy trên bầu trời thành phố Charlotte, North Carolina vào sáng ngày 04/02/2023 trước khi bị bắn hạ. Ảnh Peter Zay/Anadolu Agency via Getty Images 

Quân đội Hoa Kỳ vừa bắn rơi quả khinh khí cầu do thám của Trung Quốc ngoài khơi bờ biển Carolina theo lệnh của Tổng thống Joe Biden sau khi nó bay ngang qua các địa điểm quân sự nhạy cảm trên khắp nước Mỹ và trở thành điểm nóng mới nhất trong căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh.

Hãng tin AP cho biết Tổng thống Biden ông muốn bắn hạ quả khinh khí cầu ngay sau khi nó bị phát hiện vào thứ Tư 1 tháng Hai, nhưng các tướng lĩnh quân đội khuyên ông rằng thời điểm tốt nhất để diệt nó là khi nó bay trên biển để tránh gây rủi ro cho người trên mặt đất.

Đến sáng thứ Bảy 4 tháng Hai, khinh khí cầu đã bay đến South Carolina và tiến gần bờ biển Đại Tây Dương. Vào khoảng 2g40 chiều thứ Bảy, giờ miền Đông Hoa Kỳ, một chiến đấu cơ F-22 của Không quân đã bắn một quả tên lửa vào khinh khí cầu khi nó cách bờ biển khoảng 6 hải lý, gần Myrtle Beach, South Carolina. Quả cầu bị bắn thủng, xì hơi và rơi xuống mặt biển, các quan chức Ngũ Giác Đài cho biết.

Hải quân và Tuần duyên Hoa Kỳ đang chờ sẵn bên dưới, và cho biết mảnh vỡ của quả khí cầu chìm xuống dưới 47 feet nước, không sâu như dự tính. Hiện chưa rõ phải mất bao lâu các lực lượng Hoa Kỳ mới trục vớt xong quả khí cầu xâm nhập này.

“Quân đội đã hạ nó thành công và tôi muốn khen ngợi những phi công của chúng ta đã làm được điều đó,” ông Biden nói trên đường đến Trại David.

Để chuẩn bị cho việc bắn hạ quả khí cầu do thám, Cục Hàng không Liên bang (FAA) đã tạm thời đóng cửa không phận trên bờ biển Carolina, gồm các sân bay ở Myrtle Beach và Charleston, South Carolina và Wilmington, North Carolina. Các sân bay đã mở cửa hoạt động trở lại sau lúc 2g45 chiều.

Hình ảnh trên truyền hình cho thấy một vụ nổ nhỏ, sau đó quả bóng bay khổng lồ bị xì hơi lao xuống mặt nước như một dải ruy băng. Người ta thấy các máy bay phản lực của quân đội Hoa Kỳ bay gần đó và các tàu tuần dương đã được triển khai trên biển để tiến hành hoạt động thu hồi.

Các quan chức nói họ sẽ cố gắng thu hồi càng nhiều mảnh vỡ càng tốt trước khi nó chìm xuống đại dương. Tuần dương Mỹ khuyên những người đi biển nên rời khỏi khu vực ngay lập tức vì các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ “gây ra mối nguy hiểm đáng kể”.

Vụ xâm nhập của khinh khí cầu Trung Quốc trong tuần này đã khiến chuyến công du tới Trung Quốc của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken bị hủy bỏ. Chuyến thăm của ông Blinken được cho là nhằm giảm căng thẳng Hoa Kỳ-Trung Quốc và chính phủ Trung Quốc hôm thứ Bảy đã tìm cách giảm nhẹ tác động của sự việc.

Tags: , , ,

Comments are closed.