Hiệu Ứng Kabul thất thủ – Thái Hóa Lộc
:quality(70)/cloudfront-us-east-1.images.arcpublishing.com/mco/MMBPCL27OZFX5HJA46T4V2IGKE.jpg)
Thái Hóa Lộc
Một bức ảnh của Ngũ Giác Đài được chụp bằng kính quang học ban đêm cho thấy người lính Mỹ bước lên chuyến bay cuối cùng rời khỏi Kabul – đó là Thiếu tướng Chris Donahue, tư lệnh Sư đoàn Dù 82. Cuộc chiến dài nhất này của Mỹ đã cướp đi sinh mạng của gần 2.500 lính Mỹ và ước khoảng 240.000 người Afghanistan, và tiêu hao khoảng 2 nghìn tỷ đôla.

Tiếng súng ăn mừng cũng đã vang lên khắp thủ đô Kabul hôm 31/8 khi các tay súng Taliban giành quyền kiểm soát sân bay trước bình minh, sau khi binh sĩ Mỹ rút khỏi Afghanistan, theo Reuters. Đoạn video được Taliban phát đi cho thấy các tay súng tiến vào sân bay sau khi các binh sĩ cuối cùng của Mỹ lên máy bay C-17 bay đi một phút trước nửa đêm. “Đó là một ngày lịch sử và một thời khắc lịch sử”, phát ngôn viên của Taliban Zabihullah Mujahid nói trong một cuộc họp báo tại sân bay. “Chúng tôi tự hào về những khoảnh khắc này, rằng chúng tôi đã giải phóng đất nước mình khỏi một cường quốc. Hàng nghìn người Afghanistan đã tháo chạy vì lo sợ bị Taliban trả đũa. Hơn 123.000 người đã được sơ tán khỏi Kabul trong một cuộc không vận khổng lồ với sự hỗn loạn của Hoa Kỳ và các đồng minh trong hai tuần qua, nhưng vẫn còn hàng chục nghìn người đã từng cộng tác làm việc cho lực lượng phương Tây trong cuộc chiến đã bị bỏ lại phía sau. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ước tính là vẫn còn từ 100 đến 200 người, hoặc ít hơn, muốn rời đi nhưng không thể lên chuyến bay cuối cùng. Chỉ huy quân sự cao cấp hàng đầu của Mỹ trong khu vực, Tướng Kenneth McKenzie, cho biết chiếc máy bay C17 cuối cùng rời Kabul cùng với đại sứ Mỹ ngay sau nửa đêm theo giờ địa phương hôm thứ Ba…
Đầu năm 70, Hoa Kỳ quyết định bỏ rơi VNCH, không thực hiện cam kết rút quân, Việt-Nam hóa chiến tranh, mặc nhiên giao Miền Nam cho Hà Nội. Ngày 30/04/75, quân Bắc Việt tiến vào Sài gòn, ngỡ ngàng. Dân chúng hoảng loạn bỏ chạy . Nhưng 14 năm sau thất bại nhục nhã ở Việt Nam, bức tường Bá-linh bỗng sụp đổ, kéo theo cộng sản Liên Xô xuống hố, giúp Hoa Kỳ kết thúc cuộc chiến tranh lạnh trở thành người chiến thắng. Chào mừng nhân loại hết thảm nạn cộng sản, học giả Mỹ, ông Fukuyama vội tuyên bố «Lịch sử chấm dứt», thế giới từ nay chỉ có dân chủ tự do…
Lịch sử tái diễn. 46 năm sau Sài gòn, 30-4 và ngày 30-8 năm 2021 Hoa Kỳ cuốn gói bỏ chạy, trao Afghanistan cho Talibans cũng không khác gì với Saigon non thế kỷ trước.
Cả người Hoa Kỳ (49% / 1999 người trả lời, Politico và Morning Consul, 13-16/8, Le Point) cũng không khỏi hoang mang trước quyết định đột ngột của TT Biden rút quân ra khỏi Afghanistan. Thật ra việc Hoa Kỳ rút khỏi Afghanistan đã được nghĩ trước từ lâu. Trước đây, cựu TT Trump cũng đã thương lượng với Taliban chuyện rút quân, tức có điều kiện và kế hoach. Hoa Kỳ và Nato đã rút quân. Hoa Kỳ còn lại 2500 người. Nhưng vào đúng lúc này, Hạ viện can thiệp, chương trình của ông Trump phải ngưng. Tới ông TT Biden, ông phán «Ngày 31/8, Huê kỳ sẽ rút hết về xứ » . Với ông rất đơn giản «Tôi hiện là ông Tổng thống Huê kỳ và cuối cùng, chính tôi chịu trách nhiệm», ông kết thúc bài diễn văn ngắn ở Tòa Bạch ốc trước khi trở lại Camp David trong dịp nghỉ hè dang dở .
Thật ra, lúc đầu, định ngày rút hết quân Mỹ về nước là 11/9, ông Biden muốn gởi đi một thông điệp mạnh: «Hoa Kỳ lật qua trang sử của cuộc chiến quá dài phát xuất do phục hận và truy lùng những kẻ khủng bố hôm 9-11 nhằm vào 2 tòa tháp ở NY . Nhưng quái ác 20 năm sau, quân talibans trở lại Kabul không tránh khỏi làm cho ông Tổng thống Biden cảm thấy đắng cay. Sự thất bại ở Afghanistan sẽ khó giúp ông xoa dịu xứ sở. Kabul hỗn loạn. Quân talibans bao vây thủ đô. Tuy nhiên TT. Biden, trước đó, vẫn quả quyết cuộc di tản sẽ diễn tiến hoàn toàn trong trật tự. Tổng thống Biden nhắc lại một cách quả quyết « Hoa Kỳ rút hết quân ra khỏi Afghanistan hoàn toàn trong trật tự. Không có hoảng loạn. Tình trạng Sài Gòn của Việt Nam sẽ không có!. Ông Biden trước đó, hôm 8/7, nói rõ cho mọi người yên lòng. Ông khẳng định một cách chắc chắn mọi người sẽ không chứng kiến cảnh người di tản phải trèo lên nóc Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Afghanistan như ở Saigon 30-4 năm 1975 nhưng sự kiện này lại tái diễn một cách thảm hại không khác gì của Sài Gòn năm 1975.. .
Hậu quả sau cuộc tháo chạy của Hoa Kỳ tại Afghanistan có thể nói là “Hiệu ứng Kabul,” một hiện tượng mà sự sụp đổ của thủ đô ở Afghanistan đã gây ra những hiệu ứng dây chuyền trên khắp thế giới, từ Âu Châu đến Hoa Kỳ, Bắc Kinh đến Bengaluru, Karachi đến Kashmir? Kèm theo việc Taliban trở lại nắm quyền, “hiệu ứng Kabul” có vẻ sẽ thay đổi một sâu sắc nhất có thể tưởng tượng được sau này. Đó là việc Trung Cộng sẵn sàng kết thành đồng minh với Taliban, nhằm khai thác khoáng sản đất hiếm của Afghanistan, điều gì sẽ xảy ra với Pakistan, một quốc gia mà Trung Cộng đã gây ra một sức ảnh hưởng tương đối lớn
Cách đây sáu năm, Trung Cộng đã khởi động [dự án] Hành lang Kinh tế Trung Cộng-Pakistan (CPEC), dự án đầu tư trị giá hàng tỷ dollar này được coi là “tác nhân thay đổi bàn cờ” kinh tế [cho toàn bộ khu vực]. Là một cầu nối quan trọng trong Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Cộng, [dự án] hành lang kinh tế này, theo các báo cáo, hiện có trị giá 62 tỷ USD. Trung Cộng đã đầu tư rất nhiều vào Pakistan, và rất háo hức khi thấy những khoản đầu tư này gặt hái được kết quả. Tuy nhiên, với việc Taliban nắm quyền, liệu sự biến động ở quốc gia láng giềng Afghanistan có thể gây hại cho Pakistan? Nếu như Pakistan bị cuốn vào một vòng xoáy bạo lực, các khoản đầu tư của Trung Cộng sẽ không thể tránh khỏi việc chịu đựng tổn thất. Tất cả những kiến trúc và những cây cầu do Bắc Kinh tài trợ đó, có thể tự thấy chúng bị phá hủy hoàn toàn. Tuy nhiên, trên thực tế, Thủ tướng Pakistan, ông Imran Khan lại là một người ủng hộ của Taliban. Khi tổ chức khủng bố này chiếm được thủ đô, ông Khan đã ca ngợi việc tiếp quản, tuyên bố rằng Afghanistan đã đập tan “xiềng xích nô lệ.”.Hiện tại, các khoản đầu tư của Trung Cộng vào Pakistan dường như là an toàn. Nếu như Taliban, Bắc Kinh và Pakistan hợp tác hài hòa với nhau (trông có vẻ khả thi), thì chúng ta rất có thể sẽ chứng kiến một Trục Ma quỷ mới.
Vào ngày 16/08, nhà cầm quyền Trung Cộng, rõ ràng là không quen thuộc với khái niệm ‘mâu thuẫn,’ đã đưa ra một tuyên bố bộc lộ rõ nội tâm. Các quan chức ở Bắc Kinh, ai ai cũng nói, “tôn trọng ý chí và sự lựa chọn của người dân Afghanistan,” nhưng cũng tôn trọng ý chí và sự lựa chọn của Taliban, vốn là một tổ chức giết người đã và đang thực thi nghiêm ngặt luật Hồi giáo Sharia trên khắp đất nước. Tất nhiên, Trung Cộng không hề tôn trọng “ý chí và sự lựa chọn” của bất kỳ ai, ngay cả người dân trong nước của chính họ. Tuyên bố này, toàn là những điều sáo rỗng, nhưng thực sự có thể tóm gọn thành hai câu: Trung Cộng đã sẵn sàng và sẵn lòng hợp tác với Taliban. Tất cả điều này đều là vì lợi nhuận. Mặc dù những diễn biến như vậy có thể khiến chính phủ ông Biden lo ngại, nhưng Hoa Kỳ có may mắn về khoảng cách địa lý. Tuy nhiên, Ấn Độ, một đồng minh thân cận của Hoa Kỳ thì lại không như vậy. Pakistan và Trung Cộng, vốn thành lập liên minh vì lợi ích kinh tế, cũng hợp lại vì coi Ấn Độ như kẻ thù. Liệu các quan chức ở Bắc Kinh và Islamabad có sử dụng quyền vị của Taliban để nhắm vào quốc gia đông dân thứ hai thế giới này không? Từ đường sá đến các con đập, chính phủ Ấn Độ đã đầu tư đáng kể vào Afghanistan. Nhưng tất cả các khoản đầu tư này đều được thực hiện dưới sự bảo hộ của Hoa Kỳ, rất lâu trước khi Taliban thay đổi câu chuyện. Giờ đây, như BBC đưa tin, sự lên ngôi của Taliban có khả năng là để thử thách chính phủ Ấn Độ, “bởi vì mối liên hệ của quốc gia này với Pakistan và Trung Cộng bao năm qua vẫn luôn căng thẳng và có những tranh chấp biên giới.” Việc tái cấu trúc địa chính trị có khả năng gây ra những tổn hại đáng kể đối với Ấn Độ, một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới. Trước đây, Taliban không thừa nhận đường biên giới lỏng lẻo giữa Pakistan và Ấn Độ, nhưng điều đó có thể sẽ thay đổi.
Nếu Taliban đồng ý công nhận đường biên giới này, thì Kashmir do Ấn Độ quản lý, một lần nữa, sẽ thấy mình là tâm điểm của xung đột bạo lực. Cả Ấn Độ và Pakistan đều tuyên bố có chủ quyền với Kashmir, vốn là một khu vực thuộc vùng Himalaya đa sắc tộc, và cực kỳ biến động. Hiện tại, cả hai quốc gia này đều quản lý các phần riêng biệt của Kashmir, được phân chia bởi Đường Kiểm soát (Line of Control, LoC). Nếu như Taliban, do giới chức Bắc Kinh hậu thuẫn, phát hiện ra mình bị cuốn vào tranh chấp ở Kashmir, thì Ấn Độ sẽ chịu thiệt hại.
Đối người dân Hoa Kỳ, mọi việc nay đã rồi. Giờ đây hãy lo hậu sự ! Bảng tổng kết 20 năm đổ người và của vào Afghanistan thật bi đát. Hoa Kỳ không còn giữ được vai trò siêu cường của mình nữa và những cam kết về quân sự của Hoa Kỳ không đem lại sự tin tưởng của các nước cần sự hỗ trợ của Hoa Kỳ trên thế giới. Một sự ngờ vực không tránh khỏi trong lúc này!