Sự kiện Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989 (Trích từ Wikipedia)


Su kien Thien An Mon.jpg

Bách khoa toàn thư mở WikipediaBước tới điều hướngBước tới tìm kiếmMục từ này về sự kiện xảy ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Về sự kiện xảy ra cũng tại nơi này năm 1919, xem tại đây và năm 1976, xem tại đây.

Cuộc biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn, ở Trung Quốc được gọi là Sự cố ngày 4 tháng 6 (tiếng Trung: 六四事件; bính âmliùsì shìjiàn), là các cuộc biểu tình do sinh viên lãnh đạo được tổ chức tại Quảng trường Thiên An MônBắc Kinh trong năm 1989.

Các cuộc biểu tình bắt đầu vào ngày 15 tháng 4 và bị đàn áp vào ngày 4 tháng 6 khi chính phủ tuyên bố thiết quân luật và cử Giải phóng quân Nhân dân chiếm đóng các khu vực của trung tâm thủ đô Bắc Kinh. Quân đội được trang bị súng trường tấn công và xe tăng đã tấn công những người biểu tình đang cố gắng ngăn chặn cuộc tiến công của quân đội vào Quảng trường Thiên An Môn. Ước tính số người chết từ vài trăm đến vài nghìn, với hàng nghìn người bị thương.[1][2][3][4][5][6] Các cuộc biểu tình này đôi khi được gọi là Phong trào Dân chủ ’89’ (tiếng Trung: 八九民运; bính âmBājiǔ mínyùn) hoặc Sự cố Quảng trường Thiên An Môn (tiếng Trung: 天安门事件; bính âmTiān’ānmén shìjiàn).

Các cuộc biểu tình bắt đầu sau cái chết của tổng bí thư ủng hộ cải cách Hồ Diệu Bang vào tháng 4 năm 1989 trong bối cảnh kinh tế phát triển nhanh chóng và biến động xã hội ở Trung Quốc thời hậu Mao, phản ánh sự lo lắng của người dân và giới tinh hoa chính trị về tương lai của đất nước. Những cải cách trong những năm 1980 đã dẫn đến một nền kinh tế thị trường non trẻ mang lại lợi ích cho một số người nhưng lại gây bất lợi nghiêm trọng cho những người khác, hệ thống chính trị đơn đảng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Những bất bình phổ biến vào thời điểm đó bao gồm lạm pháttham nhũng, sự chuẩn bị hạn chế của sinh viên tốt nghiệp cho nền kinh tế mới[7] và hạn chế tham gia chính trị. Mặc dù rất vô tổ chức và có mục tiêu khác nhau, các sinh viên đều kêu gọi trách nhiệm giải trình cao hơn, quy trình hợp hiếndân chủtự do báo chí và tự do ngôn luận.[8][9] Vào đỉnh điểm của cuộc biểu tình, khoảng một triệu người đã tập trung tại Quảng trường.[10]

Khi các cuộc biểu tình diễn ra bùng nổ, các nhà chức trách phản ứng bằng cả biện pháp hòa giải và cứng rắn, làm lộ rõ sự chia rẽ sâu sắc trong giới lãnh đạo.[11] Đến tháng 5, một cuộc tuyệt thực do sinh viên thực hiện đã thu hút sự ủng hộ trên khắp cả nước cho những người biểu tình, và các cuộc biểu tình đã lan ra khoảng 400 thành phố.[12]

Trong số những lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Thủ tướng Lý Bằngbát đại nguyên lão Lý Tiên Niệm và Vương Chấn đã kêu gọi hành động dứt khoát bằng việc đàn áp bạo lực những người biểu tình, và cuối cùng lôi kéo được Lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình và Chủ tịch Dương Thượng Côn về phe của họ. Vào ngày 20 tháng 5, Quốc vụ viện tuyên bố thiết quân luật. Họ đã huy động tới 300.000 quân đến Bắc Kinh. Quân đội đã tiến vào các khu vực trung tâm Bắc Kinh trên các tuyến đường chính của thành phố vào sáng sớm ngày 4 tháng 6, giết chết cả người biểu tình và người ngoài cuộc. Các hoạt động sự dưới sự đồng chỉ huy của Tướng Dương Bạch Băng, anh trai cùng cha khác mẹ của Dương Thượng Côn.

Cộng đồng quốc tế, các tổ chức nhân quyền và các nhà phân tích chính trị đã lên án chính phủ Trung Quốc về vụ thảm sát. Nhiều nước phương Tây áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc.[13] Chính phủ Trung Quốc đã bắt giữ trên diện rộng những người biểu tình và những người ủng hộ họ, đàn áp các cuộc biểu tình khác xung quanh Trung Quốc, trục xuất các nhà báo nước ngoài, kiểm soát chặt chẽ việc đưa tin các sự kiện trên báo chí trong nước, củng cố cảnh sát và lực lượng an ninh nội bộ, cách chức hoặc bắt giữ các quan chức mà họ cho là có thiện cảm với người biểu tình.[14] Cuộc đàn áp đã kết thúc những cuộc cải cách chính trị bắt đầu từ năm 1986 và tạm dừng các chính sách tự do hóa của những năm 1980, sau này chỉ được nối lại một phần sau chuyến công du phía Nam của Đặng Tiểu Bình vào năm 1992.[15][16][17] Được coi là một sự kiện khởi đầu, phản ứng đối với các cuộc biểu tình đã đặt ra các giới hạn về biểu hiện chính trị trong đất nước Trung Quốc, những giới hạn kéo dài cho đến tận ngày nay.[18] Các cuộc biểu tình này là dấu hỏi về tính hợp pháp của sự cai trị của Đảng Cộng sản và vẫn là một trong những chủ đề nhạy cảm và bị kiểm duyệt gắt gao nhất ở Trung Quốc.[19][20]

Comments are closed.