Tin thế giới và Thời sự Hôm nay: 06/04/2023 (Võ Thái Hà – Economist – Kq Le Van Hai) * Đặc biệt CT Hạ Viện Mỹ gặp Bà Thái Anh Văn * Tin về cựu TT Trump bị ra tòa…


Thời sự đó đây ngày Thứ năm 06 tháng 4 nám 2023 – Võ Thái Hà tổng hợp


Mỹ, Anh rời phòng họp của LHQ khi quan chức Nga phát biểu

Tạ Linh 

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/04/anh-chup-man-hinh-2023-04-06-luc-40804-ch-700x366.jpg

Ngày 5/4, Hoa Kỳ, Anh, Albania và Malta đã rời phòng họp khi Maria Lvova-Belova, đặc phái viên về quyền trẻ em của Nga phát biểu qua video với các thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. (Ảnh chụp màn hình video Reuters). 

Trang Reuters đưa tin, ngày 5/4, Hoa Kỳ, Anh, Albania và Malta đã rời phòng họp khi Maria Lvova-Belova, đặc phái viên về quyền trẻ em của Nga phát biểu qua video với các thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

Anh và Hoa Kỳ đã chặn cuộc họp không chính thức về Ukraina, do Nga triệu tập để tập trung vào việc “sơ tán trẻ em khỏi các khu vực xung đột”.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc, Linda Thomas-Greenfield, nói với các phóng viên rằng Hoa Kỳ đã cùng với Anh chặn webcast để Lvova-Belova không có “cơ quan quốc tế để truyền bá thông tin sai lệch và cố gắng bảo vệ những hành động khủng khiếp của bà ấy đang diễn ra ở Ukraina”.

https://dkn.tv/wp-content/uploads/2023/04/anh-chup-man-hinh-2023-04-06-luc-41441-ch-640x444.png

TT Vladimir Putin cùng cô Maria Alekseyevna Lvova-Belova. (Ảnh: trithucvn/Wikipedia). 

Tòa án Hình sự Quốc tế vào tháng trước đã ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin và Lvova-Belova, cáo buộc họ trục xuất trái phép trẻ em khỏi Ukraina và chuyển người bất hợp pháp từ Ukraina đến Nga kể từ ngày 24 tháng 2 năm 2022.

Nhà ngoại giao Anh Asima Ghazi-Bouillon nói trong cuộc họp: “Nga tuyên bố họ đang bảo vệ những đứa trẻ này. Thay vào đó, đây là một chính sách có tính toán nhằm xóa bỏ bản sắc và tư cách nhà nước của Ukraina”.

Tổng thống Macron thăm Trung Quốc và trường đại học ở Quảng Châu

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/04/GettyImages-1180308688-1.jpg

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) bắt tay với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau cuộc họp báo chung tại Đại lễ đường Nhân dân vào ngày 6/11/2019 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Nguồn: Jason Lee-Pool/Getty Images) 

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đến Bắc Kinh vào chiều ngày 5/4, chính thức bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc 3 ngày. Ngoài việc đến Bắc Kinh, ông sẽ đến thăm Đại học Tôn Trung Sơn Quảng Châu. Nhân đây, nhà trường đã thay thế bồn cầu xổm trong nhà vệ sinh bằng bồn cầu bệt, nhận về nhiều chế giễu.

Macron nhắc lại Bắc Kinh không nên hỗ trợ quân sự cho Nga

Ông Macron nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đóng một “vai trò quan trọng” trong việc tìm kiếm con đường hòa bình ở Ukraine.

Theo CCTV, nhận lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Macron sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc từ ngày 5-7/4. Tháp tùng ông Macron là phái đoàn chính phủ, bao gồm một số quan chức cấp cao của chính phủ Pháp, hơn 60 doanh nhân Pháp và hơn 20 nhân sĩ trong giới văn hóa.

Trong số đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen, cũng tháp tùng ông Macron đến thăm Trung Quốc lần đầu tiên kể từ năm 2019. Bà Von der Leyen đã không đến thăm Trung Quốc kể từ khi trở thành chủ tịch Ủy ban châu Âu từ hơn 3 năm trước.

Sau khi bay tới Bắc Kinh, ông Macron đã được Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương (Qin Gang) đón tiếp. Sau đó ông đến dinh thự của Đại sứ Pháp tại Trung Quốc, gặp đại diện cộng đồng người Pháp tại Bắc Kinh.

Ông Macron nhắc lại rằng nếu ĐCSTQ cung cấp vũ khí cho Nga trong cuộc chiến tranh Nga-Ukraine, điều này sẽ vi phạm luật pháp quốc tế, và việc tiếp tục chiến tranh sẽ không có lợi cho Bắc Kinh.

Đối với ông Macron, việc mời bà Von der Leyen cùng viếng thăm nhằm thể hiện sự đoàn kết của EU. Trước đó, các quan chức Pháp đã chỉ trích chuyến thăm riêng của Thủ tướng Đức Olaf Scholz tới Trung Quốc vào đầu tháng 11/2022.

Các cố vấn của ông Macron cho biết, Tổng thống Pháp đã thúc đẩy mối quan hệ thương mại mạnh mẽ hơn của EU với Trung Quốc, và phần lớn ủng hộ lập trường của bà Von der Leyen. Nhưng các tuyên bố công khai của ông Macron luôn tránh né những lời gây bất đồng gay gắt.

Ngoài thương mại, cả ông Macron và bà Von der Leyen đều cho biết, họ hy vọng sẽ thuyết phục được ĐCSTQ gây ảnh hưởng đối với Nga, nhằm đạt được hòa bình ở Ukraine; hoặc ít nhất là ngăn Bắc Kinh trực tiếp hỗ trợ đồng minh Nga.

Được biết, trong chuyến thăm này, ông Macron sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường.

Sau khi ông Tập Cận Bình bay tới Moscow để gặp Tổng thống Putin vào tháng Hai, ngoại giới hết sức nghi ngờ về lập trường của ĐCSTQ đối với Ukraine. Trước đây, Macron cho biết ông muốn nhấn mạnh với Tập Cận Bình rằng châu Âu sẽ không chấp nhận việc ĐCSTQ cung cấp vũ khí cho Nga.

Vào tuần trước, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã gặp ông Tập tại Bắc Kinh. Sanchez cho biết ông hy vọng ông Tập sẽ nói chuyện với các nhà lãnh đạo Ukraine, để tìm hiểu trực tiếp về kế hoạch hòa bình của nước này.

Một số nhà phân tích dự đoán rằng ông Macron và bà Von der Leyen cũng có thể nhắc lại đề xuất đối thoại giữa ông Tập Cận Bình và Tổng thống Ukraine Zelensky.


Khai mạc hội nghị mùa xuân của IMF

Vào thứ Năm, Kristalina Georgieva, giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, sẽ phát biểu mở màn Cuộc họp Mùa xuân – hội nghị chung của IMF và Ngân hàng Thế giới. Các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương sẽ đến Washington, DC, để tham dự sự kiện này vào ngày 10 tháng 4.

Có ba vấn đề chi phối chương trình nghị sự. Đầu tiên là gói cứu trợ hào phóng trị giá 16 tỷ USD của IMF dành cho Ukraine. Tuy nhiên nó đi kèm với lãi suất tương đương vay thương mại và không chắc liệu Ukraine có đủ khả năng trả hay không. Thứ hai là cách tiếp cận của IMF đối với biến đổi khí hậu, và liệu loại hỗ trợ tài chính nào của họ có thể giúp được quá trình thích ứng và giảm nhẹ tác động. Thứ ba là làm sao xoa dịu gánh nặng nợ của các nước đang lâm vào cảnh túng quẫn và vỡ nợ — Trung Quốc, chủ nợ chính thức lớn nhất thế giới, phản đối giảm nợ. Cả ba đầu mục đều không dễ giải quyết. Nhưng các nước nghèo cần giải pháp nhanh chóng. Ví dụ, Zambia đã chờ đợi cơ cấu lại các khoản nợ suốt hơn hai năm qua.


Ngành công nghiệp Đức hoạt động tốt

Vào thứ Năm, cơ quan thống kê Destatis của Đức sẽ công bố số liệu sản xuất công nghiệp tháng 2. Dữ liệu nhiều khả năng cho thấy đà phục hồi kéo dài từ tháng 1, khi sản xuất công nghiệp tăng 3,5% so với tháng 12. Các ngành sử dụng nhiều năng lượng, chẳng hạn như gia công kim loại và sản xuất hóa chất, đã tận dụng giá năng lượng giảm để tăng sản lượng.

Gia tăng sản xuất công nghiệp sẽ giúp Đức nhiều khả năng tránh được suy thoái kinh tế trong năm nay. Vào ngày 5 tháng 4, năm viện nghiên cứu kinh tế hàng đầu đã nâng dự báo chung về tăng trưởng kinh tế lên 0,3% trong năm nay và 1,5% trong năm tới. Đó là một sự cải thiện rõ rệt: dự đoán của họ hồi mùa thu, khi giá năng lượng tăng cao, là giảm 0,4% trong năm 2023. Dù thế, lạm phát vẫn là một vấn đề đáng lo ngại. Nó có thể sẽ chỉ giảm nhẹ trong năm nay, từ 6,9% xuống 6%. Và nền kinh tế toàn cầu vẫn còn yếu, khi các hộ gia đình rụt rè chi tiêu.


Lukashenko gặp Putin

Trong lần gặp cuối hồi tháng 12, nhà độc tài Belarus Alexander Lukashenko đã nói đùa với Vladimir Putin, người đồng cấp Nga, rằng họ là “những người xấu tính nhất, độc hại nhất hành tinh.” Dường như lời ông nói càng ngày càng đúng. Vào tháng 2 năm 2022, Nga tiến hành xâm lược Ukraine từ lãnh thổ Belarus và cho đến nay đã trông cậy vào các tuyến đường sắt, sân bay và nhà xác của đồng minh. Ông Putin gần đây thậm chí công bố kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân tại nước này.

Hai nhà lãnh đạo sẽ gặp lại vào thứ Năm tại Moscow để tham dự hội nghị thượng đỉnh về “nhà nước liên minh,” một dự án kéo dài nhiều năm với mục tiêu hợp nhất nền kinh tế và khả năng quốc phòng của hai nước. Một chủ đề phức tạp sẽ là lời kêu gọi của ông Lukashenko hồi thứ Sáu tuần trước về “một lệnh ngừng bắn ngay lập tức” ở Ukraine. Belarus dường như không muốn phải đóng vai trò quân sự chủ động hơn. Không như người Nga, người Belarus phản chiến. Quân đội yếu kém của họ chắc chắn sẽ chịu nhiều thất bại, bên cạnh các lệnh trừng phạt mở rộng của châu Âu. Ông Lukashenko có lẽ sẽ hy vọng ông Putin ít xấu tính hơn lời miêu tả của ông.


Kết quả kinh doanh tốt của Levi Strauss

Levi Strauss, nhà sản xuất quần jean lớn nhất thế giới, đã trải qua một vài năm khó khăn. Nhu cầu quần jean giảm trong đại dịch, nhưng tăng trở lại vào năm 2021 sau phong toả. Nhưng hoạt động kinh doanh của Levi lại sa sút trong 12 tháng qua vì lạm phát kìm hãm chi tiêu (và xu hướng thời trang đã chuyển sang vải twill và corduroy thay vì vải denim). Doanh số bán hàng của Levi Strauss giảm 6% so với cùng kỳ năm trước trong quý cuối năm 2022.

Nhưng bấy nhiêu vẫn tốt hơn dự đoán của giới phân tích, điều sẽ mang lại yên tâm cho nhà đầu tư trước khi công ty công bố kết quả quý đầu vào thứ Năm. Levi Strauss đã đa dạng hóa kho sản phảm. Quần denim hiện chỉ chiếm 60% doanh số; và công ty đã mua lại Beyond Yoga, một nhà sản xuất trang phục “thể thao” (quần legging và những thứ tương tự), hồi cuối năm 2021. Họ cũng tăng cường thâm nhập vào các thị trường đang phát triển tương đối nhanh. Tuần này, Levi đã mở một cửa hàng tại thành phố Bangalore của Ấn Độ, cửa hàng lớn nhất ở châu Á.


Báo cáo: ĐCSTQ trả mỗi người biểu tình 400 đô la để gây rối cuộc họp ông McCarthy và bà Thái Anh Văn

Liên Thành 

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/04/anh-chup-man-hinh-2023-04-05-luc-54057-ch-700x366.jpg

Những người ủng hộ Đài Loan, bên trái, đối đầu với những người thân Trung Quốc, bên phải, trước khách sạn Westin Bonaventure ở Los Angeles. (Ảnh: FREDERIC J. BROWN/AFP qua GETTY). 

Newsweek đưa tin, theo báo Liberty Times của Đài Bắc, một nhà ngoại giao cấp cao tại lãnh sự quán Trung Quốc ở Los Angeles đang điều phối các cuộc biểu tình để cố gắng phá vỡ cuộc gặp riêng vào hôm nay giữa Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy.

Liberty Times trích dẫn thông tin do các cơ quan tình báo Đài Loan và Mỹ thu thập được, cho biết, công việc này được giám sát bởi ông Li Chunlin – Phó tổng lãnh sự, với hy vọng huy động “hơn 1.000 người” bằng các khoản thanh toán cho mỗi cá nhân trung bình 400 đô la.

Bà Thái đến Los Angeles vào cuối ngày hôm qua thứ Ba. Bà được chào đón bên ngoài khách sạn ở trung tâm thành phố bởi đám đông những người ủng hộ Đài Loan và cả những người biểu tình ủng hộ Trung Quốc.

Theo Liberty Times, những nỗ lực cản trở bà Thái ở New York tuần trước đều không đạt yêu cầu. Tờ báo nói thêm rằng lãnh sự quán Trung Quốc tại Los Angeles đã kêu gọi những người biểu tình được trả tiền để “đưa ra tuyên bố” và “can thiệp một cách hiệu quả” vào sự kiện hôm thứ Tư tại Thung lũng Simi ở miền nam California.

Theo báo cáo, ông Li đã huy động các thành viên của cộng đồng người Hoa ở khu vực Greater Los Angeles thông qua các hiệp hội địa phương và các tổ chức chịu ảnh hưởng của “mặt trận thống nhất”.

Bên cạnh đó, ông Tsai Ming-yen – giám đốc tình báo của Đài Loan và là người đứng đầu Cục An ninh Quốc gia, cũng cho biết tại phiên điều trần trước quốc hội ngày 30 tháng 3 ở Đài Bắc rằng, những người biểu tình ủng hộ Trung Quốc ở New York đã được đề nghị trả 200 đô la một ngày để tổ chức các cuộc biểu tình bên ngoài khách sạn nơi tổng thống Đài Loan dừng chân.


Tổng thống Pháp : Trung Quốc, đối tác thiết yếu cho kinh tế châu Âu và giải quyết xung đột Ukraina

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu trong khuôn khổ Festival Croisements tại bảo tàng Red Brick Museum Bắc Kinh. Ảnh ngày 05/04/2023. REUTERS – GONZALO FUENTES 

Theo lịch trình, nguyên thủ Pháp và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, bà Ursula Von Der Leyen, sẽ có cuộc hội đàm chính thức với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày mai, 06/04. Hồ sơ Ukraina sẽ là nội dung chính.

Tổng thống Macron cùng chủ tịch Ủy Ban Châu Âu có ý định thuyết phục Bắc Kinh sử dụng tầm ảnh hưởng của mình để gây áp lực với Matxcơva để vãn hồi hòa bình tại Ukraina hay chí ít là không trực tiếp hậu thuẫn đồng minh Nga.  

Một lần nữa, trước cộng đồng người Pháp tại Trung Quốc, tổng thống Pháp khẳng định Trung Quốc có một “vai trò chủ chốt” trong việc giải quyết cuộc xung đột, đồng thời nhấn mạnh rằng Trung Quốc “sẽ chẳng được lợi gì khi cung cấp vũ khí cho Nga”.  

Đặc phái viên đài RFI, Julien Chavane từ Bắc Kinh cho biết thêm :

Những lời đầu tiên khi Emmanuel Macron đến Bắc Kinh hôm nay là dành cho 22 ngàn người Pháp đang sinh sống tại Trung Quốc, vẫn còn mang đậm dấu ấn của ba năm dài dưới đại dịch Covid-19. Ông nói : “Toàn thể cộng đồng người Pháp tại Trung Quốc đã cho thấy một sự can đảm đáng nể. Tôi thật sự muốn cảm ơn tất cả quý ông và quý bà, những ai đã trải qua thời kỳ đầy khó khăn với một tinh thần trách nhiệm, đầy hy sinh để tiếp tục hiện diện ở đây.”

Điểm nhấn của chuyến công du sẽ là ngày mai thứ Năm. Đó là một cuộc gặp rất được trông đợi với Tập Cận Bình và một hồ sơ quan trọng nhất : Chiến tranh Ukraina. Mục tiêu của Emmanuel Macron là làm thế nào lay chuyển Tập Cận Bình, thúc đẩy ông ấy có một cử chỉ cho hòa bình.

Tổng thống Pháp nói : “Thách thức của chúng ta, theo một cách nào đó, là không nên thúc đẩy khối này chống khối kia, và một cách nào đó, không nên viết lịch sử khi cho rằng cuộc chiến này sẽ đến soạn lại những lô-gic chiến lược cũ xưa. Tôi tin điều ngược lại.”

Không có chuyện cảnh cáo trực tiếp, cũng không có kiểu vỗ mặt (coup de menton) trong phát biểu của tổng thống Pháp. Với Bắc Kinh, Emmanuel Macron bảo vệ phương pháp mềm mỏng, khi nói rằng “Khi chúng ta nói điều đó một cách tôn trọng, thà nói trực tiếp rồi mới kêu thán, khi chúng ta không công khai tranh luận và trên truyền hình, chúng ta tôn trọng, tôi tin rằng chúng ta được lắng nghe.”

Do vậy, cũng không có chuyện thúc bách ông Tập Cận Bình ngay từ đầu. Tổng thống Pháp, tỏ ra sáng suốt, giải thích : “Đe dọa không là một giải pháp tốt. Chúng ta sẽ không thương lượng hòa bình trong suốt chuyến thăm này.”


Tổng thống Ukraina thăm đồng minh chiến lược Ba Lan

Poland’s President Andrzej Duda welcomes Ukrainian President Volodymyr Zelenskiy at the Presidential Palace in Warsaw, Poland, April 5, 2023 REUTERS – ALEKSANDRA SZMIGIEL 

Sau các cuộc hội đàm, nguyên thủ hai nước tổ chức họp báo chung vào 12 giờ 50 (giờ địa phương). Người phát ngôn phủ tổng thống Ukraina Sergii Nykyforov cho biết chủ đề chính của chuyến công du là “quốc phòng, kinh tế và vận tải xuyên biên giới, trong đó có các tuyến đường sắt, mở rộng khả năng đi qua biên giới”.

Vấn đề kinh tế được thảo luận ở cấp Nhà nước, cũng như trực tiếp với đại diện các công ty Ba Lan nhân Diễn đàn doanh nghiệp Ukraina-Ba Lan. Hai nước sẽ lập “kế hoạch trong tương lai để doanh nhân Ba Lan có thể thực hiện các dự án ở Ukraina”, trong đó có việc tái thiết đất nước sau khi kết thúc chiến tranh. Ngoài ra, vẫn theo ông Nykyforov, quan chức Ba Lan và Ukraina cũng đề cập đến “công việc của châu Âu, các biện pháp trừng phạt” nhắm vào Nga và “một số vấn đề lịch sử” tế nhị, chủ yếu trong thời Thế Chiến II, giữa hai nước.

Tổng thống Zelensky cũng sẽ gặp chủ tịch Hạ Viện (Diete) và Thượng Viện Ba Lan, một số tình nguyện viên và nhân viên cứu hộ, cũng như một số thị trưởng các thành phố dọc biên giới với Ukraina. Tối 05/04, ông sẽ phát biểu với người dân Ba Lan và người Ukraina sống tại đây.

AFP nhắc lại, Ba Lan, thành viên NATO, trở thành điểm hậu cần, trung chuyển vũ khí của phương Tây cho Kiev chống cuộc xâm lược của Nga. Ba Lan cũng là nhà viện trợ quân sự và nhân đạo lớn cho Ukraina. Về vũ khí, gần đây, Ba Lan giao những chiếc chiến đấu cơ MiG-29 đầu tiên, 14 xe tăng Leopard 2A4 hồi tháng 02 và 03, cùng với nhiều loại vũ khí khác. Ngay từ đầu chiến tranh, Ba Lan đã tiếp đón đông đảo người tị nạn Ukraina.


Nhật Bản sửa đổi luật cho phép tài trợ quân đội nước ngoài

Trong một cuộc họp báo, hôm nay, 05/04/2023, chánh văn phòng nội các Nhật Bản, ông Hirokazu Matsuno cho biết có hai nguồn viện trợ sẽ được quản lý tách bạch : Đó là quỹ Hỗ trợ An ninh Hải ngoại (OSA), tài trợ các nước trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng và chương trình Viện trợ phát triển (ODA), vẫn có từ lâu nay, giúp các nước xây dựng cơ sở hạ tầng như đường xá, đập thủy điện hay nhiều cơ sở dân sự khác từ nhiều thập niên qua.

Thông cáo của bộ Ngoại Giao Nhật Bản, được Reuters trích dẫn, nhấn mạnh, « bằng cách giúp tăng cường khả năng bảo đảm an ninh và răn đe, OSA hướng tới tăng cường hơn nữa hợp tác an ninh giữa Nhật Bản với các nước khác nhằm tạo ra một môi trường an ninh cho Nhật Bản. »

Tuy nhiên, Tokyo cũng nêu rõ, hỗ trợ quốc phòng (OSA) của Nhật chỉ dành cho các nước đang phát triển dưới hình thức viện trợ không hoàn lại và sẽ không được sử dụng mua vũ khí sát thương để dùng trong các cuộc xung đột với các nước khác.

Với việc thay đổi luật lệ, Nhật Bản dự trù cung cấp các loại thiết bị quân sự như vệ tinh viễn thông và hệ thống vô tuyến giám sát hàng hải. Hiện nay, Nhật Bản đang xem xét cấp ra-đa cho Philippines, giúp giám sát các hoạt động của Trung Quốc tại vùng Biển Đông đang có tranh chấp.

Xu hướng nới lỏng xuất khẩu vũ khí diễn ra trong bối cảnh Nhật Bản đang trong quá trình xây dựng lại quân đội lớn nhất kể từ Đệ Nhị Thế Chiến và từng bước hủy bỏ chính sách chủ hòa được quy định trong Hiến Pháp.


Chip bán dẫn : Trung Quốc đòi làm sáng tỏ các hạn chế xuất khẩu

Chíp bán dẫn. Ảnh ngày 28/04/2021chụp tại nhà máy Brooklyn Navy Yard, ngoại ô New York, Hoa Kỳ. AP – John Minchillo 

Những năm gần đây, nhằm tìm cách gạt các doanh nghiệp Trung Quốc khỏi các chuỗi cung ứng công nghệ chip bán dẫn, Washington, một mặt ban hành các quy định mới siết chặt kiểm soát xuất khẩu (tháng 10/2022), và mặt khác kêu gọi các đồng minh khác áp dụng tương tự.

Tháng 03/2023, Hà Lan – quốc gia sản xuất các thiết bị chế tạo chip bán dẫn hàng đầu thế giới – đã theo chân Mỹ khi đưa ra một thông báo tương tự. Và gần đây nhất là Nhật Bản, ngày 31/03, cũng thông báo kiểm soát xuất khẩu linh kiện thiết yếu này khi viện dẫn lý do « an ninh quốc gia », « ngăn ngừa chuyển hướng công nghệ sang mục đích quân sự », theo như giải thích của bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Yasutoshi Nishimura.

Trung Quốc, trong nhiều năm qua, muốn có sự tự chủ trong lĩnh vực tiên tiến này, mạnh mẽ chỉ trích Hoa Kỳ và các nước đồng minh của Mỹ, đã « chính trị hóa, công cụ hóa và vũ khí hóa các vấn đề thương mại và công nghệ ».  

Đáp trả các biện pháp hạn chế, Trung Quốc hôm 31/3 thông báo mở điều tra nhắm vào tập đoàn Micron Technology của Mỹ, chuyên sản xuất thẻ nhớ hàng đầu với lý do « an ninh quốc gia ». 


Pháp : Đối thoại giữa chính phủ và nghiệp đoàn về cải cách hưu trí “thất bại”

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/04/noi-cac-Phap-840x480.png

Thu Hằng/RFI
Chính phủ và các công đoàn Pháp đã không tìm được tiếng nói chung về cải cách hưu trí trong cuộc gặp đầu tiên kể từ ngày 10/01/2023. Cuộc gặp kéo dài chưa đầy một tiếng vào sáng 05/04 đã “thất bại”. Thủ tướng Elisabeth Borne từ chối rút lại dự án cải cách. Giới công đoàn kêu gọi đông đảo người dân tham gia ngày hành động thứ 11 vào thứ Năm 06/04.

Phát biểu với báo giới ngay tại điện Matignon, ông Cyril Chabanier, đại diện cho cơ chế liên công đoàn gồm 8 nghiệp đoàn, cho biết là đã nói với “thủ tướng là sẽ không có lối thoát nào khác ngoài việc rút lại văn bản”. Lời khẳng định “muốn duy trì văn bản” của bà Elisabeth Borne bị giới nghiệp đoàn đánh giá “là một quyết định nghiêm trọng”, “thủ tướng không tỏ thái độ cởi mở cho đối thoại”.

Do đó, các nghiệp đoàn đã từ chối “sang trang mới và mở các cuộc tham vấn khác, như chính phủ mong muốn”, đồng thời kêu gọi Hội Đồng Bảo Hiến lắng nghe phẫn nộ của người lao động trước khi phán quyết về dự luật cải cách hưu trí vào ngày 14/04.

Các nghiệp đoàn cũng cáo buộc chính phủ đã buộc họ “phải xuống đường” để “đi đến cùng”, theo tân tổng thư ký CGT Sophie Binet. Ông Laurent Berger, tổng thư ký nghiệp đoàn CFDT, cũng cho rằng không còn con đường nào khác “ngoài việc huy động vài triệu người lao động”. Theo AFP, khoảng 20% giáo viên, nhân viên trường học đình công ngày 06/04.

Theo công ty đường sắt Pháp SNCF, khoảng 75% chuyến tầu cao tốc TGV, từ 25% đến 50% tuyến tầu liên tỉnh hoạt động ngày 06/04. Tại Paris, công ty quản lý giao thông đô thị cho biết hầu hết các tuyến đường hoạt động bình thường, trừ tuyến RER D. Đoàn biểu tình sẽ khởi hành lúc 14 giờ từ quảng trường Invalides (quận 7) và đến quảng trường Italie (quận 13).

Trước những cáo buộc bạo lực cảnh sát, Sở Cảnh sát Paris mời bà Claire Hédon, lãnh đạo tổ chức Bảo vệ các quyền của công dân, một định chế độc lập, và một số luật sư, đến phòng chỉ huy theo dõi cuộc tuần hành ngày 06/04.


Pháp muốn củng cố vị thế ở Châu Á-Thái Bình Dương nhưng lực bất tòng tâm

Hải Quân Pháp trong vùng Thái Bình Dương. Ảnh chụp trong một cuộc giao lưu với Hải Quân Philippines ngày 20/03/2023 tại Biển Đông. AP 

Thanh Phương /RFI

Tổng thống Emmanuel Macron hiện đang viếng thăm Trung Quốc, quốc gia đóng vai trò trung tâm ở vùng Châu Á-Thái Bình Dương, khu vực mà Pháp đang tìm cách gia tăng ảnh hưởng, dựa trên các vùng lãnh thổ hải ngoại và dựa trên sự hiện diện quân sự tại đây. Nhưng theo nhận định của hãng tin AFP, Paris hiện chưa có đủ phương tiện để thực hiện những tham vọng đó và phải làm rõ lập trường đối với Bắc Kinh để có thể củng cố vị thế của mình.  

Thật ra bây giờ mọi người nói nhiều hơn đến Ấn Độ-Thái Bình Dương, khái niệm do chính quyền Mỹ đề xướng, để nói về một vùng trải dài từ Ấn Độ, vùng Ấn Độ Dương, qua Trung Quốc, Đông Nam Á, đến Úc, New-Zealand. 

AFP trích dẫn thượng nghị sĩ cánh hữu Cédric Perrin, đồng tác giả một báo cáo về chiến lược của Pháp tại vùng này: “Trung tâm đầu não của thế giới phần lớn đã chuyển sang vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương”. Đây cũng là ý kiến của đồng tác giả báo cáo, thượng nghị sĩ Xã Hội Rachid Temal: “Vùng này sẽ là thế giới mới của tương lai”. Theo báo cáo của các thượng nghị sĩ Pháp, đến 2040, vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương sẽ bao gồm 75% dân số thế giới, sản xuất hơn phân nửa tổng sản phẩm nội địa của thế giới, và chiếm 3 phần 4 nguồn dự trữ các nguyên liệu thiết yếu. 

Nhưng vùng có tiềm năng kinh tế rất lớn này lại đang đối đầu với nhiều đe dọa, đặc biệt nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân, với việc Bắc Triều Tiên liên tục bắn thử các tên lửa. Ấy là chưa kể những căng thẳng có thể biến thành xung đột do cạnh tranh Mỹ-Trung ngày càng gay gắt. 

Trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương rộng lớn này, Paris có đủ tư cách để khẳng định vị thế của mình, vì các lãnh thổ của Pháp trải dài từ các bờ biển phía đông của châu Phi đến các bờ biển phía Tây của châu Mỹ, với khoảng 1,6 triệu dân Pháp sống tại các vùng lãnh thổ này, chưa kể số công dân Pháp đang làm việc tại các nước trong khu vực. Thượng nghị sĩ Cédric Perrin cũng lưu ý rằng tại vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, Pháp nắm giữ vùng đặc quyền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ, với hơn 11 triệu km2.

Theo lời bà Isabelle Saint-Mézard, nhà nghiên cứu của Trung tâm Châu Á, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI), nước Pháp tuy là một cường quốc trung bình, nhưng có thể có một “ảnh hưởng toàn cầu”. Trước nguy cơ một cuộc chiến tranh lạnh mới giữa Bắc Kinh và Washington, Paris muốn đóng vai trò như là một “giải pháp thay thế”, duy trì sự cân bằng trong khu vực. 

Tuy nhiên, vấn đề là các đối tác trong khu vực vẫn xem Pháp như là một đồng minh đương nhiên của Mỹ, nên không hiểu rõ lắm về chiến lược của Pháp. Theo ghi nhận của thượng nghị sĩ Rachid Temal, chiến lược của Pháp không rõ ràng và Paris không có đủ phương tiện để thực hiện những tham vọng của mình. Mặt khác, theo đánh giá của thượng nghị sĩ Cédric Perrin, Paris không thể tiếp tục giữ lập trường mập mờ đối với Bắc Kinh để bảo vệ các lợi ích kinh tế. Nước Pháp phải tái khẳng định một lập trường mạnh mẽ và thực tế đối với Trung Quốc, nhất là về sự cần thiết của việc tôn trọng luật pháp quốc tế. Paris cũng phải tính đến lập trường chung của Liên Hiệp Châu Âu, cũng như tính đến các nước thành viên khác của Liên Âu như Đức, quốc gia cũng muốn hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế của vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Theo AFP, bộ Quân lực Pháp cũng lưu ý là do muốn tránh làm phật lòng Bắc Kinh, Paris vẫn không tham gia các liên minh, đặc biệt là các liên minh do Mỹ khởi xướng. Nhưng làm như thế, Pháp bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh tế và thương mại, cũng như cơ hội gia tăng ảnh hưởng trong khu vực. Về mặt quân sự, Pháp cũng ít khi triển khai lực lượng trong khu vực. 

Trong bối cảnh hiện nay, Pháp có thể thiết lập các liên minh nào với những nước trong khu vực? Theo hãng tin AFP, khủng hoảng ngoại giao với Úc do vụ mua bán tàu ngầm nay đã chấm dứt, Paris có thể hướng tới một liên minh ba nước bao gồm Pháp, Úc và Ấn Độ, một đối tác chủ chốt, đang được rất nhiều nước ve vãn. Pháp cũng có thể tăng cường quan hệ với Singapore hay Philippines. 

Về mặt quân sự, Jérémy Bachelier, một sĩ quan hải quân Pháp, hiện được biệt phái về Viện Quan hệ Quốc tế Pháp, đề nghị Liên Hiệp Châu Âu nên có một hình thức hiện diện thường trực trong khu vực với mục tiêu bảo đảm an ninh hàng hải trong một vùng trải dài từ Vịnh Bengale đến Biển Đông, một vùng có tầm quan trọng chiến lược rất lớn đối với giao thương hàng hải giữa châu Á và châu Âu. Mục tiêu của sự hiện diện thường trực này không phải là làm gia tăng các căng thẳng, mà là nhằm cho thấy là châu Âu có những lợi ích thiết yếu trong khu vực.


Thế giới hôm nay: 06/04/2023 (Economist)

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Ukraine Volodomyr Zelensky đã gặp Andrzej Duda, người đồng cấp Ba Lan của ông, tại Warsaw. Sau cuộc gặp riêng, ông Duda nói sẽ tìm kiếm “những đảm bảo bổ sung” cho Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh NATO sắp tới. Ông Zelensky cảm ơn Ba Lan đã “kề vai sát cánh” với nước ông. Từ đầu cuộc chiến Ba Lan luôn nhiệt tình ủng hộ nước láng giềng, giang tay chào đón hơn 1 triệu người tị nạn Ukraine và kêu gọi hỗ trợ quân sự của phương Tây.

Tổ chức Thương mại Thế giới cho biết tăng trưởng thương mại toàn cầu sẽ xuống mức 1,7% trong năm nay, giảm từ 2,7% của năm 2022. Hồi tháng 10, WTO từng dự báo thương mại sẽ tăng 1%, nhưng rồi điều chỉnh lại sau khi tính cả áp lực chuỗi cung ứng. Kinh tế trưởng của WTO đổ lỗi cho những tác động kéo dài của Covid-19 và căng thẳng địa chính trị gia tăng.

Các cơ quan thực thi pháp luật ở 17 quốc gia đã đóng cửa Genesis Market, một nền tảng online chuyên bán thông tin đăng nhập để gian lận danh tính. Khoảng 120 người đã bị bắt trong chiến dịch được FBI đặt tên mã “Quái vật Bánh quy.” Genesis có bán mật khẩu email và mạng xã hội, cũng như “bánh quy” (cookies) để che giấu danh tính người đã thực sự truy cập các tài khoản đó.


TotalEnergies, một công ty dầu mỏ lớn của Pháp, đã ký thỏa thuận 10 tỷ đô la với chính phủ Iraq để thúc đẩy sản xuất dầu khí ở nước này. Total sẽ nắm giữ 45% cổ phần trong dự án, còn Công ty Dầu mỏ Basrah của nhà nước Iraq giữ 30%. Thỏa thuận này có lợi cho Iraq, vốn gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút nhà đầu tư vào lĩnh vực năng lượng.


Silvio Berlusconi, cựu thủ tướng và tỷ phú truyền thông của Ý, đang được chăm sóc đặc biệt tại một bệnh viện ở Milan. Vị cựu thủ tướng 86 tuổi này gần đây mấy lần nhập viện, gồm lần bị ung thư tuyến tiền liệt và ca phẫu thuật tim lớn hồi năm 2016. Ông Berlusconi thống trị chính trường Ý trong gần hai thập niên, nhưng là một thảm họa trên cương vị thủ tướng.


Peter Murrell, chồng của cựu thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon, đã bị bắt “vì là nghi phạm” trong một cuộc điều tra của cảnh sát về tài chính của Đảng Quốc gia Scotland. Cảnh sát bắt đầu điều tra sau khi có những lo ngại về cách đảng quản lý 600.000 bảng Anh (750.000 đô la) tiền quyên góp. Bà Sturgeon từ chức hồi tháng 2 với lý do “sự tàn bạo” của chính trị hiện đại.


Cảnh sát Israel đã tấn công các tín hữu tại Nhà thờ Hồi giáo al-Aqsa ở Jerusalem vào hôm thứ Tư, theo truyền thông Palestine. Trong một tuyên bố, cảnh sát Israel cho biết họ chỉ ứng phó với bạo loạn trong khuôn viên của nhà thờ Hồi giáo. Vụ việc này đã gây ra biểu tình trên khắp Bờ Tây. Hiện căng thẳng đang dâng cao trong khu vực khi tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo trùng với Lễ Vượt qua của đạo Do Thái.


Con số trong ngày: 700 tỷ đô la, là số tiền mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã cho 150 quốc gia vay trong gần 80 năm kể từ khi thành lập.

TIÊU ĐIỂM


Khai mạc hội nghị mùa xuân của IMF

Vào thứ Năm, Kristalina Georgieva, giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, sẽ phát biểu mở màn Cuộc họp Mùa xuân – hội nghị chung của IMF và Ngân hàng Thế giới. Các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương sẽ đến Washington, DC, để tham dự sự kiện này vào ngày 10 tháng 4.

Có ba vấn đề chi phối chương trình nghị sự. Đầu tiên là gói cứu trợ hào phóng trị giá 16 tỷ USD của IMF dành cho Ukraine. Tuy nhiên nó đi kèm với lãi suất tương đương vay thương mại và không chắc liệu Ukraine có đủ khả năng trả hay không. Thứ hai là cách tiếp cận của IMF đối với biến đổi khí hậu, và liệu loại hỗ trợ tài chính nào của họ có thể giúp được quá trình thích ứng và giảm nhẹ tác động. Thứ ba là làm sao xoa dịu gánh nặng nợ của các nước đang lâm vào cảnh túng quẫn và vỡ nợ — Trung Quốc, chủ nợ chính thức lớn nhất thế giới, phản đối giảm nợ. Cả ba đầu mục đều không dễ giải quyết. Nhưng các nước nghèo cần giải pháp nhanh chóng. Ví dụ, Zambia đã chờ đợi cơ cấu lại các khoản nợ suốt hơn hai năm qua.


Ngành công nghiệp Đức hoạt động tốt

Vào thứ Năm, cơ quan thống kê Destatis của Đức sẽ công bố số liệu sản xuất công nghiệp tháng 2. Dữ liệu nhiều khả năng cho thấy đà phục hồi kéo dài từ tháng 1, khi sản xuất công nghiệp tăng 3,5% so với tháng 12. Các ngành sử dụng nhiều năng lượng, chẳng hạn như gia công kim loại và sản xuất hóa chất, đã tận dụng giá năng lượng giảm để tăng sản lượng.

Gia tăng sản xuất công nghiệp sẽ giúp Đức nhiều khả năng tránh được suy thoái kinh tế trong năm nay. Vào ngày 5 tháng 4, năm viện nghiên cứu kinh tế hàng đầu đã nâng dự báo chung về tăng trưởng kinh tế lên 0,3% trong năm nay và 1,5% trong năm tới. Đó là một sự cải thiện rõ rệt: dự đoán của họ hồi mùa thu, khi giá năng lượng tăng cao, là giảm 0,4% trong năm 2023. Dù thế, lạm phát vẫn là một vấn đề đáng lo ngại. Nó có thể sẽ chỉ giảm nhẹ trong năm nay, từ 6,9% xuống 6%. Và nền kinh tế toàn cầu vẫn còn yếu, khi các hộ gia đình rụt rè chi tiêu.


Lukashenko gặp Putin

Trong lần gặp cuối hồi tháng 12, nhà độc tài Belarus Alexander Lukashenko đã nói đùa với Vladimir Putin, người đồng cấp Nga, rằng họ là “những người xấu tính nhất, độc hại nhất hành tinh.” Dường như lời ông nói càng ngày càng đúng. Vào tháng 2 năm 2022, Nga tiến hành xâm lược Ukraine từ lãnh thổ Belarus và cho đến nay đã trông cậy vào các tuyến đường sắt, sân bay và nhà xác của đồng minh. Ông Putin gần đây thậm chí công bố kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân tại nước này.

Hai nhà lãnh đạo sẽ gặp lại vào thứ Năm tại Moscow để tham dự hội nghị thượng đỉnh về “nhà nước liên minh,” một dự án kéo dài nhiều năm với mục tiêu hợp nhất nền kinh tế và khả năng quốc phòng của hai nước. Một chủ đề phức tạp sẽ là lời kêu gọi của ông Lukashenko hồi thứ Sáu tuần trước về “một lệnh ngừng bắn ngay lập tức” ở Ukraine. Belarus dường như không muốn phải đóng vai trò quân sự chủ động hơn. Không như người Nga, người Belarus phản chiến. Quân đội yếu kém của họ chắc chắn sẽ chịu nhiều thất bại, bên cạnh các lệnh trừng phạt mở rộng của châu Âu. Ông Lukashenko có lẽ sẽ hy vọng ông Putin ít xấu tính hơn lời miêu tả của ông.


Kết quả kinh doanh tốt của Levi Strauss

Levi Strauss, nhà sản xuất quần jean lớn nhất thế giới, đã trải qua một vài năm khó khăn. Nhu cầu quần jean giảm trong đại dịch, nhưng tăng trở lại vào năm 2021 sau phong toả. Nhưng hoạt động kinh doanh của Levi lại sa sút trong 12 tháng qua vì lạm phát kìm hãm chi tiêu (và xu hướng thời trang đã chuyển sang vải twill và corduroy thay vì vải denim). Doanh số bán hàng của Levi Strauss giảm 6% so với cùng kỳ năm trước trong quý cuối năm 2022.

Nhưng bấy nhiêu vẫn tốt hơn dự đoán của giới phân tích, điều sẽ mang lại yên tâm cho nhà đầu tư trước khi công ty công bố kết quả quý đầu vào thứ Năm. Levi Strauss đã đa dạng hóa kho sản phảm. Quần denim hiện chỉ chiếm 60% doanh số; và công ty đã mua lại Beyond Yoga, một nhà sản xuất trang phục “thể thao” (quần legging và những thứ tương tự), hồi cuối năm 2021. Họ cũng tăng cường thâm nhập vào các thị trường đang phát triển tương đối nhanh. Tuần này, Levi đã mở một cửa hàng tại thành phố Bangalore của Ấn Độ, cửa hàng lớn nhất ở châu Á.


Tin Quốc Tế Đó Đây (Kq Le Van Hai)

Hôm Nay, Bất Chấp Những Lời Hăm Dọa Từ Tầu Cộng, Chủ Tịch Hạ Viện Mỹ Vẫn Tiếp Đón Tổng Thống Đài Loan Tại California!

jopjopjomokokp.jpg

(Hình: Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn nói chuyện với Cộng đồng Đài Loan tại New York, Hoa Kỳ, ngày 30/3/2023.)

-Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Kevin McCarthy tổ chức một cuộc họp tại California vào ngày 5/4/2023 với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, văn phòng của ông cho biết, một phần của điểm dừng chân nhạy cảm tại Hoa Kỳ đã dẫn đến các mối đe dọa trả đũa của Trung Quốc.

Trung Quốc, nước tuyên bố Đài Loan dân chủ là lãnh thổ của mình, đã nhiều lần cảnh báo các viên chức Hoa Kỳ chớ gặp bà Thái Anh Văn. Bà đang có chuyến dừng chân đầu tiên tại Hoa Kỳ kể từ năm 2019, mặc dù các Tổng thống Đài Loan thường xuyên thực hiện các chuyến đi như vậy.

“Vào ngày thứ Tư, 5/4, Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy tổ chức một cuộc họp lưỡng đảng với Tổng thống Đài Loan tại Thư viện Tổng thống Ronald Reagan”, văn phòng của ông cho biết.

Loan báo này là xác nhận chính thức về những gì đã được dự đoán rộng rãi về cuộc gặp.

Đây sẽ là cuộc gặp đầu tiên giữa một nhà lãnh đạo Đài Loan và một Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ trên đất Hoa Kỳ, mặc dù nó được coi là một giải pháp thay thế ít khiêu khích hơn cho việc ông McCarthy đến thăm Đài Loan, điều mà ông đã nói ông hy vọng sẽ thực hiện.

Tòa Bạch Ốc đã kêu gọi Trung Quốc chớ vịn vào chặng dừng chân “thông thường” của bà Thái Anh Văn tại Hoa Kỳ làm cái cớ để gia tăng hoạt động gây hấn chống lại Đài Loan.

“Trong thời gian quá cảnh qua Hoa Kỳ, Tổng thống tiếp xúc với những người bạn Mỹ, phù hợp với tiền lệ trong quá khứ”, tòa Ðại sứ trên thực tế của Đài Loan tại Hoa Thịnh Ðốn cho biết nhưng không tiết lộ chi tiết khi được hỏi về cuộc gặp.

Chủ Nhật Tuần Này: Mừng Lễ Phục Sinh!

chguc mung phuc sinh.jpg

Có Chút tiến Bộ! Việt Nam-Vatican Họp Vòng X Nhóm Công Tác Hỗn Hợphiojjokp[kp[kp.jpg

(Ảnh: Nhà thờ Chính tòa Hà Nội treo hình vị tân giáo hoàng. Ảnh chụp ngày 15/3/2013.)

-Vào ngày 31/3/2023 vừa qua, Việt Nam và Vatican tiến hành cuộc họp vòng X Nhóm Công tác Hỗn hợp giữa hai phía.

Thông tấn xã Việt Nam loan tin cho biết cuộc họp lần này diễn ra tại Tòa thánh Vatican. Phía đoàn Việt Nam do bà Lê Thị Thu Hằng- Thứ trưởng Ngoại giao dẫn đầu; phía Vatican do Đức ông Miroslaw Wachowski làm trưởng đoàn.

Nội dung cuộc họp được cho biết đánh giá mối quan hệ giữa đôi bên trong thời gian qua gồm việc tiếp xúc và tham vấn định kỳ, trao đổi đoàn cấp cao, các chuyến thăm mục vụ thường xuyên đến Việt Nam của Tổng giám mục Marek Zalewski- vị Đại diện Không Thường trú, Đặc phái viên Tòa Thánh.

Tại cuộc họp Vòng X, hai phía thảo luận và cơ bản đồng ý về Quy chế hoạt động của vị Đại diện Không Thường trú, Đặc phái viên Tòa Thánh ở Việt Nam.

Trước cuộc họp vòng X Nhóm Công tác Hỗn hợp Việt Nam- Vatican như vừa nêu, vào ngày 22/3 tại một giáo họ Công giáo ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum xảy ra vụ cán bộ địa phương đến ngăn chặn vị linh mục dâng lễ.

Vào ngày 9/3 vừa qua, Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam công bố sách trắng về tôn giáo và chính sách tôn giáo. Theo đó tín đồ Công giáo trong nước trên 7 triệu người, xếp thứ hai sau Phật giáo hơn 14 triệu tín đồ.

Thế Giới Sẽ Khan Hiếm Xăng Dầu! Nhiều Nước Nhóm OPEC+ Cắt Giảm Mạnh Sản Lượng Dầu Lửa

-Sáu nước thành viên tổ chức OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu lửa từ tháng 5/2023 đến hết năm nay, nhằm bình ổn thị trường, bất chấp lời kêu gọi của Mỹ muốn tăng mức sản xuất.

Ngày 2/4/2023, Các nước Iraq, Algeria, Ả Rập Saudi, Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Oman và Kuwait, thông báo cắt giảm 1 triệu thùng dầu/ngày, mức cắt giảm lớn nhất tính từ tháng 10/2022 đến nay.

Các nước này coi đây là “một biện pháp phòng ngừa” để bình ổn thị trường. Theo Ibrahim al Ghitani, chuyên gia về thị trường dầu lửa, làm việc tại Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, được thông tấn xã AFP trích dẫn, giá dầu trong tháng 3/2023 đã xuống đến mức thấp nhất tính từ 2 năm trở lại đây, “mức không thể chấp nhận được đối với các nước thành viên OPEC+”.

Ba nước cắt giảm nhiều nhất là Ả Rập Saudi, 500.000 thùng/ngày, Iraq 211.000 thùng và Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, 144.000 thùng.

Thông báo cắt giảm sản lượng của 6 nước thuộc OPEC+ được đưa ra bất chấp lời kêu gọi của chính quyền Mỹ về việc tăng sản xuất dầu trong bối cảnh lạm phát phi mã và Trung Quốc, nước có nhu cầu cao nhất về dầu lửa, mở cửa trở lại nền kinh tế sau thời gian dài đóng cửa chống dịch Covid.

Nhìn sang Nga, hôm 2/4, Phó Thủ tướng Nga, chuyên trách năng lượng, Alexander Novak, thông báo Mạc Tư Khoa tiếp tục giảm sản lượng dầu thô 500.000 thùng/ngày cho đến cuối năm nay.

Theo thông tấn xã AFP, hôm 3/4, giá dầu trên thế giới đã có dấu hiệu tăng vọt, chẳng hạn tăng trung bình khoảng 6% trong những phiên giao dịch đầu tiên trong ngày ở Á Châu.


Tường Trình Lại Phiên Tòa Đặc Biệt Ngày Hôm Qua: An Ninh Siết Chặt Tại New York Ngày Cựu Tổng Thống Trump Ra Trình Tòa

-Thành phố New York chuẩn bị cho phiên tòa lịch sử: Lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, một cựu Tổng thống bị truy tố. Hôm 2/4/2023, an ninh được siết chặt tại thành phố, trước khi cựu Tổng thống Donald Trump tới thành phố.

Thông tín viên Carrie Nooten của Đài RFI tường trình từ New York:

“Donald Trump sắp rời Mar-a Lago, hạ cánh tại phi trường La Guardia và qua đêm trong căn nhà ở Trump Tower trên Đại lộ số 5. Lối vào tòa tháp đã là một boong-ke thực sự, các nhà báo cắm trại đối diện ở phía bên kia đại lộ. Toàn bộ tòa nhà nằm dưới sự bảo vệ của các cơ quan an ninh.

Ngày xử, Donald Trump sẽ phải di chuyển 6,5 cây số để đến tòa án. Cả một đoàn xe hộ tống chính thức với các lực lượng an ninh dẫn đường. Nhiều lực lượng khác nhau sẽ phối hợp bảo đảm an ninh: NYPD (tức cảnh sát New York), với khoảng 35.000 nhân viên với sắc phục – bao gồm nhân viên các tòa án, lực lượng Cảnh sát Tư pháp, nhân viên mật vụ – xuống đường vào ngày 4/4,

Lý do là chính quyền lo ngại đông đảo người biểu tình xung quanh tòa án ít nhất là vào ngày xử. Các hàng rào cản đã được bố trí tại khu vực của các tòa án khác nhau, nằm tại cực nam của quận Manhattan”.

Ngày 30/3, một đại bồi thẩm đoàn của tiểu bang New York đã thông qua quyết định truy tố ông Donald Trump, theo đề nghị của biện lý Alvin Bragg, người đứng đầu cơ quan Công tố Manhattan, tiểu bang New York. Hiện thời cáo trạng chưa được chính thức công bố, nhưng một cáo buộc được truyền thông nhắc đến nhiều là việc ông Trump, trước khi đắc cử Tổng thống, đã chi tiền bất hợp pháp để bịt miệng một nữ diễn viên phim khiêu dâm, cô Stormy Daniels, mà đương sự có quan hệ.

Hôm Qua: Hình Ảnh Quang Cảnh Ông Donald Trump Trình Diện Tại Tòa, New York

– Các xe tải truyền hình cáp đậu cạnh các toà nhà quanh tòa án Manhattan, còn cảnh sát và người biểu tình chuẩn bị chứng kiến phiên tòa lịch sử của cựu Tổng thống Donald Trump.

Cựu Tổng thống Trump đã đến Sân bay LaGuardia ở New York lúc 15 giờ 30 phút, hôm 3-4 để chuẩn bị ra toà vào ngày hôm sau.

hiohijhijhipjiopj.jpg

(Ảnh: Cựu Tổng thống Donald Trump đã tới Toà nhà Trump Tower hôm 3-4.)jkokp[kpklpklp.jpg

(Ảnh: Lực lượng an ninh dày đặc vây quanh ông Trump.)

Lúc này, nhiều người đã bắt đầu tụ tập xung quanh Tòa án Hình sự Manhattan. Khách du lịch hòa lẫn dòng người qua lại ở New York. Các phóng viên đứng sẵn ở vỉa hè.k;,l;.jpg

(Ảnh: Các phóng viên chuẩn bị ghi lại hình ảnh phiên tòa của ông Donald Trump hôm 3-4.)

Một phụ nữ ngồi trên băng ghế công viên gần đó, mặc áo len đỏ có in chữ MAGA, viết tắt khẩu hiệu của ông Trump “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”.


(Ảnh: Cảnh sát hỏi thông tin một người biểu tình ăn mặc như chú hề hôm 3-4.)

Mặc dù tòa án đóng cửa ban ngày nhưng hàng chục người đã xếp hàng ở lối vào, với hy vọng giành được một vị trí để chứng kiến tiến trình phiên toà trong ngày 4-4iokkpklpkpp.jpg

(Ảnh: Đám đông tụ tập trên vỉa hè trước Toà nhà Trump Tower hôm 3-4.)

Trong khi bản cáo trạng vẫn được niêm phong, ông Trump dự kiến đối mặt với các cáo buộc hình sự liên quan đến khoản tiền bịt miệng nữ diễn viên phim người lớn Stormy Daniels trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.


Ông Trump Ra Trình Diện và Bị Truy Tố 34 Tội Đại Hình!

– Cựu Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Ba, 4 Tháng Tư, ra trình diện cơ quan công lực, bị bắt, rồi bị truy tố ở tòa án New York, trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị truy tố hình sự, sau khi bị đại bồi thẩm đoàn Manhattan buộc tội tuần trước trong vụ chi tiền bịt miệng tài tử phim khiêu dâm Stormy Daniels, theo CNN.

Ông Trump bị truy tố 34 tội đại hình làm giả hồ sơ kinh doanh trong vụ chi tiền bịt miệng bà Daniels, theo bản cáo trạng được công bố hôm Thứ Ba. Ông không nhận tội, một nguồn tin cho CNN hay.hiojjpjopojojo.jpg

(Hình: Cựu Tổng Thống Donald Trump bị truy tố tại Tòa Án Hình Sự Manhattan ở New York City, hôm Thứ Ba, 4 Tháng Tư.

Phía công tố cáo buộc ông Trump dính líu âm mưu ngăn chặn thông tin tiêu cực ảnh hưởng tới chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 của ông, trong đó có việc ra lệnh chi tiền bịt miệng bà Daniels.

Cựu Tổng Thống Trump phạm tội làm giả hồ sơ kinh doanh một phần là để “làm tốt việc tranh cử,” theo cáo trạng.

Đây là lần đầu tiên ông Trump cùng luật sư của ông nghe đầy đủ chi tiết bản cáo trạng trong vụ này.

Ngay sau 1 giờ trưa Thứ Ba, giờ miền Đông (10 giờ sáng, giờ California), ông Trump rời nhà ông ở Trump Tower để lên đường tới Tòa Án Hình Sự Manhattan. Trên đường đi, cựu Tổng Thống Trump loan báo trên mạng xã hội Truth Social của ông rằng: “Đang tới trung tâm Manhattan, tòa án. Có vẻ rất khó tin – Ô, họ sắp bắt tôi. Không thể tin chuyện này lại đang xảy ra ở Mỹ. MAGA!”

Không lâu sau, ông Trump tới văn phòng chánh biện lý Manhattan, ông Alvin Bragg, và bị cảnh sát bắt giữ, rồi bị truy tố tại tòa từ lúc 2 giờ 15 phút trưa, giờ miền Đông

Khác với một số cố vấn của ông dự trù, ông Trump không tuyên bố điều gì trước khi bước vô tòa.

Sau phiên tòa truy tố kéo dài khoảng một tiếng, cựu Tổng Thống Donald Trump ra về và cũng không nói lời nào.

Phát biểu bên ngoài tòa án sau phiên tòa truy tố, ông Todd Blanche, luật sư cựu Tổng Thống Trump, cho hay ông Trump “bực bội” và “khó chịu.”

Ông Blanche tố cáo phía công tố biến “vấn đề hoàn toàn thuộc về chính trị” thành “vụ truy tố chính trị.”

“Hôm nay không phải ngày tốt lành… Tôi tưởng chuyện này không xảy ra ở đất nước này. Không ai nghĩ chuyện này sẽ xảy ra… cho người từng là tổng thống Mỹ,” ông Blanche nói.

Về những tội danh mà cựu Tổng Thống Trump bị cáo buộc, ông Blanche tuyên bố “chúng tôi sẽ đấu tranh, đấu tranh mạnh mẽ.”

Phiên tòa kế tiếp cho cựu Tổng Thống Trump dự trù diễn ra ngày 4 Tháng Mười Hai.jijojopjopjopjo.jpg

 (Hình: Cựu Tổng Thống Donald Trump vẫy tay khi tới Tòa Án Hình Sự Manhattan New York, New York, hôm Thứ Ba, 4 Tháng Tư.)

Sáng Thứ Ba, văn phòng ông Eric Adams, thị trưởng New York, xác nhận không có mối đe dọa nào đáng tin trước phiên tòa truy tố cựu Tổng Thống Trump.

Trong buổi họp báo hôm Thứ Hai, ông Adams tuyên bố không có mối đe dọa nào đáng tin trước phiên tòa và cảnh sát New York City vẫn sẵn sàng ứng phó với bất kỳ tình huống nào.

“Giữa lúc có lẽ vài người kích động đang dự tính tới thành phố của chúng tôi ngày mai, chúng tôi xin nói rõ ràng và đơn giản: Hãy tự kiềm chế,” ông Adams cho hay.

Tối Thứ Hai, chánh án bác bỏ yêu cầu của nhiều tổ chức truyền thông xin phép truyền hình trực tiếp phiên tòa truy tố hôm Thứ Ba. Tuy nhiên, chánh án cho phép vài phóng viên chụp hình bên trong tòa trước khi phiên tòa chính thức bắt đầu.

Luật sư cựu Tổng Thống Trump cho hay ông sẽ trở về Florida tối Thứ Ba để phát biểu trước công chúng. Ông từng tuyên bố sẽ tiếp tục tranh cử tổng thống năm 2024 bất chấp bị truy tố.

Nhiều năm qua, Biện Lý Cuộc Manhattan điều tra ông Trump dính líu tới vụ trả cho bà Daniels $130,000 trong những ngày cuối cùng vận động tranh cử năm 2016 để bà không tố cáo ngủ với ông năm 2006 lúc ông đã có vợ. Ông Trump phủ nhận quan hệ với bà Daniels.

Việc trả tiền cho bà Daniels là hợp pháp, nhưng công ty của ông Trump bị cáo buộc ghi khoản tiền này trong sổ sách là chi phí pháp lý. Làm giả hồ sơ kinh doanh là bất hợp pháp ở New York. Ông Trump khẳng định không làm gì sai trái.

Ông Trump Đã Không Nhận Tội và Rời Tòa Án Ngay Trong Ngày!

-Theo CNN, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 4/4 đã từ chối nhận tội trước Thẩm phán Juan Merchan và rời tòa sau khoảng một giờ.

CNN cho biết, ông Trump đã bước vào phòng xử án ở New York lúc 14h15 để trình diện và nghe đọc cáo trạng. Bản cáo trạng của đại bồi thẩm đoàn đưa ra 34 tội danh nhằm vào cựu Tổng thống. Các cáo buộc chống lại ông Trump đều thuộc loại E, loại trọng tội thấp nhất ở New York.

Cựu Tổng thống tuyên bố không nhận tội sau khi nghe cáo trạng.jipjipjojojojojo.jpg

(Ảnh: Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tại tòa án chiều 4/4.)

Ông Trump tuần trước bị đại bồi thẩm đoàn Manhattan truy tố, bắt nguồn từ cuộc điều tra của công tố viên Alvin Bragg về hành vi chi 130.000 USD thông qua luật sư Michael Cohen để ém nhẹm mối quan hệ với ngôi sao phim người lớn Stormy Daniels trong giai đoạn tranh cử năm 2016.

Truyền thông Mỹ cho biết, trước khi bước vào phòng xử án, cựu Tổng thống Donald Trump không đưa ra bất cứ tuyên bố nào, trái với dự đoán của nhiều người. Trước đó, các cố vấn của ông cho hay, cựu Tổng thống dự định sẽ có vài lời trước khi vào phòng xử án.

Ông Trump sau đó đã rời khỏi phòng xử án vào khoảng 15h30 chiều cùng ngày và trở lại văn phòng công tố quận. Khi rời tòa án, ông Trump không dừng lại để trao đổi với báo giới.

Tờ New York Times cho hay, ông Trump gần như chắc chắn không phải nộp tiền bảo lãnh tại ngoại nhờ luật của bang New York. Theo luật của bang này, bị cáo không cần nộp tiền bảo lãnh đối với hầu hết các tội nhẹ và trọng tội bất bạo động.

Trong khi đó, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Biden không chú ý nhiều đến buổi đọc cáo trạng. “Tổng thống sẽ nắm phần nào thông tin khi có thời gian đọc tin tức trong ngày, nhưng đây không phải vấn đề trọng tâm của ông ấy”, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre tuyên bố.jiojojko[kpkpkpp.jpg

(Hình: Ông Donald Trump trên máy bay ngày 25/3/2023.)


Nga Bắt Giữ Nghi Phạm Đánh Bom Giết Chết Blogger Ủng Hộ Cuộc Chiến Ukrainejopjokokk[kp[kp.jpg

(Hình REUTERS: Chân dung blogger Vladlen Tatarsky ở thành phố Saint Petersburg, Nga, ngày 3/4/2023.)

-Hôm 3/4/2023, nhà chức trách ở Nga cho biết họ đã bắt giữ một phụ nữ bị tình nghi có liên quan đến vụ đánh bom một quán cà-phê ở thành phố St. Petersburg, giết chết một blogger quân sự nổi tiếng, người ủng hộ mạnh mẽ cuộc chiến của Nga ở Ukraine, theo VOA News.

Ủy ban Điều tra của Nga đã xác định nghi phạm là bà Darya Tryopova, 26 tuổi, một công dân Nga trước đó đã bị giam giữ vì tham gia các cuộc biểu tình phản chiến.

Các hãng thông tấn Nga đưa tin vụ nổ hôm Chủ Nhật (2/4) giết chết ông Vladlen Tatarsky xảy ra sau khi ông được trao cho một bức tượng nhỏ có giấu bom bên trong.

Vụ nổ cũng làm bị thương hơn 30 người khác.

Ông Tatarsky, là bút danh được ông Maxim Fomin sử dụng, người có hàng trăm ngàn người theo dõi trên blog của mình, ủng hộ cuộc xâm lược Ukraine của Nga.

Cơ quan chống khủng bố hàng đầu của Nga đổ lỗi cho các cơ quan an ninh Ukraine về vụ tấn công này.

Ông Mykhailo Podolyak, Cố vấn Tổng thống Ukraine, viết trên Twitter hôm 2/4 rằng “chủ nghĩa khủng bố trong nước trở thành công cụ đấu tranh chính trị nội bộ” ở Nga chỉ còn là vấn đề thời gian.

Chiến Tranh Ukraine: Lực Lượng Wagner Tuyên Bố Chiếm Tòa Thị Chính, Giành Được Bakhmut

-Thành phố Bakhmut, miền Đông Ukraine, là mục tiêu chinh phục của Nga từ mùa Hè năm 2022. Đêm hôm 2/4/2023, công ty lính đánh thuê Nga Wagner tuyên bố đã chiếm được tòa thị chính thành phố. Ông chủ Wagner, Evgueni Prigojine, khẳng định “về mặt pháp lý” thành phố miền Đông Ukraine đã nằm dưới sự kiểm soát của Nga.

Trên mạng Telegram, đi kèm với thông điệp chiếm được Bakhmut là một đoạn video cho thấy thủ lĩnh Wagner giương một lá cờ Nga trong đêm, sau lưng là nhà cửa đổ nát. Trên lá cờ có một dòng tưởng niệm Vladlen Tatarskii, blogger Nga, chuyên bình luận về quân sự, người nhiệt tình cổ vũ cho cuộc can thiệp quân sự Nga, vừa bị giết trong một vụ nổ bom ở Saint-Petersbourg hôm qua. Thủ lĩnh Wagner cũng thông báo “địch thủ đang tập trung vào khu vực phía Tây” của thành phố.

Trong khi đó, Bộ Tổng Tham mưu quân đội Ukraine khẳng định chiến sự tiếp diễn tại Bakhmut. Theo bản tin sáng sớm hôm 2/4 của bộ Tổng Tham Mưu, “quân địch đang tấn công không ngừng tại Bakhmut, nhằm kiểm soát toàn bộ thành phố, các binh sĩ của chúng ta đã đẩy lùi tổng cộng hơn 20 cuộc tấn công”.

Tối 2/4, Tổng thống Volodymyr Zelensky thừa nhận tình hình tại Bakhmut đang “rất khó khăn” đối với các lực lượng Ukraine trong vòng 24 tiếng đồng hồ qua. Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine, Ganna Maliar, cũng cho biết tình hình “rất căng thẳng”, bất chấp các tổn thất rất lớn, lực lượng Wagner và nhiều đơn vị lính dù Nga vẫn không ngừng tấn công.

Theo thông tấn xã AFP, trận chiến Bakhmut có ý nghĩa quan trọng với cả Nga và Ukraine. Phía Nga coi thắng lợi tại đây có ý nghĩa biểu tượng. Ngược lại, Ukraine kháng cự chủ yếu để kìm chân các lực lượng Nga, tiêu hao sinh lực đối phương.

Cũng trong ngày 2/4, Nga ồ ạt oanh kích Kostiantynivka, một khu vực dân sự cách Bakhmut khoảng 27 cây số, khiến 6 người chết và 11 người bị thương, theo chính quyền Ukraine. 6 phi đạn S-300 và Uragan bắn vào vị trí này. Tổng cộng 16 chung cư, 8 khu nhà tư, một vườn trẻ, một trụ sở hành chính, 3 xe hơi và một đường ống khí đốt bị hư hại.


Ukraine Công Bố Kế Hoạch Giải Phóng Bán Đảo Crimea

-Đợt phản công mùa Xuân chưa bắt đầu, nhưng Ukraine công bố một kế hoạch bao gồm nhiều giai đoạn để giành lại bán đảo Crimea mà Nga đã sáp nhập hồi năm 2014.

Oleksiy Danilov, Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine, hôm 2/4/2023, đăng lên mạng Facebook một kế hoạch gồm 12 bước để giải phóng bán đảo Crimea.

Trong kế hoạch này, ông Danilov đặc biệt muốn truy tố những người Ukraine đã cộng tác với chính quyền do phía Nga dựng lên, cảnh báo là một số người sẽ bị truy tố hình sự, bị cắt lương hưu, bị cấm làm việc trong các cơ quan công quyền. Tất cả công dân Nga đến định cư ở bán đảo Crimea sau năm 2014 sẽ bị trục xuất. Mọi giao dịch bất động sản được thực hiện dưới chế độ Nga đều sẽ bị hủy bỏ.

Kế hoạch giải phóng bán đảo Crimea cũng dự kiến phá dỡ cây cầu Kerch dài 19 cây số do Nga xây dựng, bắc qua eo biển Kerch nối liền Crimea với nước Nga.

Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine, Oleksiy Danilov, còn kêu gọi đổi tên thành phố Sebastopol, căn cứ chính của Hạm đội Biển Đen của Nga từ thế kỷ 19 tới nay. Thành phố này có thể được gọi là “Mục tiêu số 6” trước khi Quốc hội Ukraine chọn một tên khác, có thể là Akhtiar mà thành phố Sebastopol từng mang trong các giai đoạn 1783-1784 và 1797-1826.

Theo báo Le Monde, Mikhail Razvozhayev, thống đốc Sebastopol do Mạc Tư Khoa bổ nhiệm, cho rằng không nên xem các tuyên bố của Ukraine là nghiêm túc.

Vị thế tương lai của Crimea sẽ là một yếu tố then chốt trong bất kỳ cuộc đàm phán nào nhằm chấm dứt cuộc chiến hiện nay tại Ukraine. Ðiện Cẩm Linh đề ra điều kiện thương lượng hòa bình là Ukraine phải công nhận chủ quyền của Nga đối với bán đảo Crimea và công nhận các lợi ích lãnh thổ khác mà Mạc Tư Khoa đạt. Những yêu sách này của Nga đã bị Kyiv bác bỏ.

Phần Lan Trở Thành Thành Viên Thứ 31 của NATO

-Hôm 3/4/2023, Tổng Thư ký Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) tuyên bố kể từ ngày 4/4/2023 Phần Lan trở thành thành viên của NATO.

Thông tấn xã AFP trích lời Tổng Thư ký Liên minh NATO, Jens Stoltenberg: “Ngày thứ Ba (4/4), chúng tôi sẽ đón nhận Phần Lan làm thành viên thứ 31” của NATO. Theo Tổng Thư ký NATO, thủ tục kết nạp Phần Lan được tiến hành nhanh chưa từng có. Cờ của Phần Lan sẽ được treo lên trước trụ sở của khối ở Brussels vào giữa chiều 4/4 và “đây là một ngày lịch sử”.

Thông báo của NATO được đưa ra chỉ ít tiếng đồng hồ sau khi Helsinki thông báo kết quả bầu cử Nghị viện, theo đó đảng Dân chủ Xã Hội cánh tả của Thủ tướng mãn nhiệm Sanna Marin đã thua trước đảng trung hữu. Việc thành lập một chính phủ mới sẽ mất vài tuần hoặc thậm chí vài tháng, do đó Thủ tướng mãn nhiệm Sanna Marin vẫn đảm nhiệm vai trò lãnh đạo chính phủ khi Phần Lan chính thức trở thành thành viên NATO.

Theo Le Figaro, đảng của Thủ tướng thất cử không ảnh hưởng gì đến việc Phần Lan gia nhập NATO, bởi tất cả các đảng lớn và đa phần người dân nước này, từ sau khi Nga xâm lược Ukraine, đều ủng hộ việc gia nhập NATO.

Liên quan đến hồ sơ gia nhập của Thụy Điển, cho dù Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa “bật đèn xanh” để Thụy Điển trở thành thành viên NATO, nhưng Tổng Thư ký Liên minh Bắc Đại Tây Dương vẫn tỏ ra lạc quan và đặt việc kết nạp Thụy Điển vào khối nhanh nhất có thể thành một ưu tiên.

Bầu Quốc Hội Bảo Gia Lợi: Không Liên Đảng Nào Giành Được Đa Số, Phe Thân Nga Gia Tăng Ảnh Hưởng

-Bảo Gia Lợi, quốc gia thuộc khối Cộng sản Đông Âu cũ, tiếp tục chìm trong khủng hoảng chính trị.

Sau cuộc bỏ phiếu bầu Quốc hội hôm 2/4/2023, không có đảng phái hay liên đảng nào giành được đa số, đủ cho phép lập được một chính phủ ổn định. Đây là lần thứ năm, Bảo Gia Lợi bầu Quốc hội trong vòng 2 năm nay. Giới quan sát ghi nhận ảnh hưởng gia tăng của các đảng phái thân Nga, như đảng Xã hội, hay đảng dân tộc chủ nghĩa Phục Hưng.

Theo thông tấn xã AFP, nếu không có chính phủ đa số, Tổng thống Rumen Radev sẽ phải lập một chính phủ lâm thời. Bản thân Tổng thống Bảo Gia Lợi cũng là người kiên quyết chống lại việc giúp Ukraine vũ khí để chống xâm lược Nga. Từ Sofia, thông tín viên Damian Vodenitcharov của Đài RFI cho biết thêm:

“Hai đối thủ chính là liên minh GERB, Liên minh các Lực lượng Dân chủ của cựu Thủ tướng Boiko Borissov, và liên minh giữa đảng “Chúng ta tiếp tục thay đổi” của cựu Thủ tướng Kiril Petkov với “Dân chủ Bảo Gia Lợi”. Hai đối thủ gần như ngang phân, với hơn 25% phiếu bầu, theo kết quả sơ bộ.

Vị trí thứ ba đang bị tranh chấp giữa Phong trào các Quyền Tự do và phong trào “Phục Hưng” của những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Đảng Xã Hội đứng thứ năm với 9%. Hiện tại, không thể có một liên minh tự nhiên nào giữa các đảng phái trong lúc Quốc hội mới của Bảo Gia Lợi đang trong tình trạng quá phân tán, không có đảng nào có đủ đa số cho phép thành lập chính phủ.

Trước khi Quốc hội bị giải tán, các đảng phái cũng đã không đồng ý nguyên tắc thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc. Do đó, các đàm phán hứa hẹn sẽ khó khăn.Không có gì ngạc nhiên về số lượng người vắng mặt: Chỉ có 40,5% cử tri đi bỏ phiếu vào hôm 2/4, so với 39,4% trong cuộc bầu cử Lập pháp trước đó hồi tháng 10/2022”.

Theo kết quả kiểm 98% hơn phiếu bầu, đảng Liên Minh Dân Tộc trung hữu về đầu với 48 ghế trên tổng số 200 ghế tại Quốc hội, dẫn trước hai đảng Người Phần Lan (46 ghế) và Xã hội-Dân chủ (43 ghế). Thủ tướng mãn nhiệm đảng Xã hội-Dân chủ Sanna Marin thừa nhận thất bại. Theo thông tấn xã AFP, khoảng cách giữa ba đảng về đầu cũng rất sít sao. Đảng trung hữu được sự ủng hộ của 20,8% cử tri, đảng cực hữu Người Phần Lan được 20,1%, đảng của Thủ tướng mãn nhiệm được 19,8%.

Quốc gia Âu Châu thứ ba bầu cử hôm 2/4 là Montenegro, quốc gia thuộc Nam Tư cũ. Cựu Bộ trưởng Kinh tế Jakov Milatovic (37 tuổi) tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống. Theo Trung tâm quá độ dân chủ CDT, ông Milatovic được 56,9% phiếu. Đối thủ, Tổng thống mãn nhiệm Milo Djukanovic, 61 tuổi, thống trị chính trường nước này từ ba thập niên nay, chấp nhận thất bại. Tổng thống tân cử Montenegro là một chính trị gia thân Âu Châu, chủ trương siết chặt quan hệ với Liên Hiệp Âu Châu và Serbia.


Nam Hàn, Mỹ và Nhật Bản Tập Trận Chống Tàu Ngầm Đối Phó Với Các Mối Đe Dọa Từ Bắc Hàn

hjhiojhijopjoo.jpg

(Hình: Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Nimitz trên đường đến căn cứ Busan của Nam Hàn ngày 28/3/2023.)

-Bộ Quốc phòng Nam Hàn cho biết Hải quân của Nam Hàn, Mỹ và Nhật Bản sẽ tổ chức hai ngày tập trận chống tàu ngầm bắt đầu từ ngày 3/4/2023 để đối phó tốt hơn với năng lực phi đạn và nguyên tử đang phát triển của Bắc Hàn, theo thông tấn xã Reuters.

Các cuộc tập trận sẽ được tổ chức ở vùng biển quốc tế ngoài khơi đảo Jeju phía Nam của Nam Hàn, với sự tham gia của nhóm tấn công hàng không mẫu hạm Mỹ do tàu USS Nimitz dẫn đầu, tàu này đã đến thành phố Busan phía Đông-Nam vào tuần trước.

Các cuộc tập trận ba bên diễn ra khi Bắc Hàn vào tuần trước công bố các đầu đạn nguyên tử mới, nhỏ hơn, tuyên bố sẽ sản xuất nhiều vật liệu nguyên tử cấp vũ khí hơn để mở rộng kho vũ khí của mình và khoe khoang về cái mà nước này gọi là máy bay không người lái tấn công dưới nước có khả năng nguyên tử.

Bộ này cho biết cuộc tập trận tuần này sẽ sử dụng mục tiêu huấn luyện tác chiến chống tàu ngầm di động để cải thiện khả năng cần thiết nhằm phát giác, theo dõi và tiêu diệt các mối đe dọa dưới nước của Bắc Hàn.

Ông Hirokazu Matsuno, phát ngôn viên chính phủ hàng đầu của Nhật Bản, nói với các phóng viên rằng cuộc tập trận nhằm thúc đẩy hợp tác ba bên để “giải quyết các mối quan ngại về an ninh khu vực, bảo vệ an ninh và thịnh vượng chung của chúng ta, đồng thời thể hiện cam kết của ba nước trong việc củng cố trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”.

Khi được hỏi về cuộc tập trận hôm 3/4, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết: “Cuộc tập trận do một số nước quanh bán đảo tiến hành là nguyên nhân chính khiến căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên lên cao. Các bên liên quan nên tạo điều kiện thuận lợi để nối lại đối thoại”.

Lần gần nhất ba nước này tổ chức cuộc tập trận chống tàu ngầm ba bên là vào tháng 9/2022 – lần đầu tiên sau 5 năm – trong bối cảnh căng thẳng về số vụ thử phi đạn chưa từng có của Bắc Hàn.


Trung Quốc Điều Tra Nhà Sản Xuất Chip Điện Tử của Mỹ

-Trung Quốc mở điều tra nhắm vào công ty Mỹ Micron Technology vì lý do “an ninh quốc gia”, trong bối cảnh Hoa Kỳ cùng với nhiều đồng minh Á Châu và Âu Châu hạn chế bán kỹ thuật chủ chốt cho Bắc Kinh.

Trang mạng CNN ngày 3/4/2023 cho biết, theo thông cáo công bố ngày 31/3/2023, Cơ quan Quản lý Không gian Mạng Internet Trung Quốc (Cyberspace Administration of China – CAC) tuyên bố sẽ xem xét các sản phẩm của Micron bán tại Hoa lục, nhằm “bảo đảm an toàn cho chuỗi cung ứng hạ tầng thông tin chủ chốt, ngăn ngừa các rủi ro an ninh mạng do những rắc rối che giấu của sản phẩm và bảo đảm an ninh quốc gia”.

Thông cáo được đưa ra cùng ngày Nhật Bản, theo chân Mỹ và Hòa Lan, cho biết sẽ hạn chế xuất cảng thiết bị sản xuất chip bán dẫn tiên tiến sang nhiều nước bao gồm cả Trung Quốc. Điều này khiến Bắc Kinh có phản ứng mạnh mẽ, “kiên quyết phản đối” các biện pháp này của Mỹ cùng các đồng minh.

Tập đoàn Mỹ có trụ sở tại Idaho khẳng định đã được thông báo về sự việc, “đang liên lạc với CAC và hợp tác đầy đủ”, đồng thời khẳng định sản phẩm của hãng bảo đảm tính bảo mật. Trong tuần rồi, hãng kỹ thuật hàng đầu này của Mỹ cũng đã dự báo “chính phủ Trung Quốc có thể hạn chế Micron Techonology tham gia thị trường Trung Quốc hoặc có thể ngăn cản hãng này cạnh tranh hiệu quả với các công ty của Trung Quốc”.

Hôm 2/4, khi tiếp đồng nhiệm Nhật Bản, Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương cảnh báo những hạn chế của Tokyo về xuất cảng trang thiết bị sản xuất linh kiện bán dẫn sẽ càng “thúc đẩy” quyết tâm của Trung Quốc trở nên “tự chủ nhiều hơn” trong lĩnh vực này.


Biển Đông: Mã Lai Á “Sẵn Sàng Đàm Phán” Với Trung Quốc Về Khai Thác Dầu Khí Tại Nơi Tranh Chấp

-Hãng tin Pháp AFP cho hay hôm 3/4/2023, Chính quyền Mã Lai Á cho biết kiên quyết tiếp tục khai thác dầu khí ở Biển Đông, tại một số nơi mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền nhưng sẵn sàng đàm phán với Bắc Kinh, để “bảo đảm an toàn” cho các hoạt động khai thác dầu khí quốc gia.

Thủ tướng Anwar Ibrahim – người vừa có chuyến công du Bắc Kinh tuần trước – cho biết vấn đề “nhạy cảm” này đã được trực tiếp nêu ra trong cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Theo hãng tin Nhà nước Mã Lai Á Bernema, Thủ tướng Mã Lai Á, Anwar Ibrahim, khẳng định: “Trung Quốc cũng đòi hỏi chủ quyền tại khu vực này. Tôi đã nói, là một quốc gia nhỏ, chúng tôi cần tài nguyên, (như) dầu khí, chúng tôi phải tiếp tục (các dự án thăm dò)”, “nhưng nếu điều kiện là cần phải có đàm phán, thì chúng tôi sẵn sàng đàm phán”.

Thủ tướng Mã Lai Á không cung cấp thêm chi tiết về cuộc nói chuyện với lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. Tuyên bố nói trên của Thủ tướng Mã Lai Á được đưa ra trong bài phát biểu hàng tháng trước toàn thể cán bộ, viên chức Văn phòng Thủ tướng.

Công ty năng lượng Nhà nước Mã Lai Á Petronas có giàn khoan dầu lớn nhất và một số dự án thăm dò khác tại khu vực Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền. Năm 2021, Mã Lai Á đã phải triệu Ðại sứ Trung Quốc để phản đối việc tàu thuyền và Không quân Trung Quốc áp sát khu vực khai thác dầu khí.

Hãng tin Mỹ Bloomberg hôm 2/4, dẫn lại tin từ Tân Hoa Xã, cho hay Trung Quốc “sẵn sàng hợp tác với Mã Lai Á và các quốc gia Đông Nam Á khác để tăng tốc đàm phán” về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC). Phát biểu được Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đưa ra trong cuộc gặp người đồng cấp Mã Lai Á tại Bắc Kinh hôm 1/4.

Sau một thời gian tạm ngưng do đại dịch Covid, đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông, giữa Trung Quốc và khối Hiệp hội các Quốc gia Ðông Nam Á (ASEAN), đã được nối lại kể từ ngày 8/3 vừa qua. Nam Dương, quốc gia Chủ tịch luân phiên khối ASEAN năm nay và Trung Quốc đã cam kết đẩy nhanh đàm phán để sớm đúc kết Bộ Quy tắc COC. Tuy nhiên, đông đảo giới chuyên gia tỏ ra hoài nghi về một bước đột phá.

Trên trang mạng The Diplomat, nhà nghiên cứu Collin Koh nhận định “các trường hợp gần đây về hành động dùng vũ lực trên biển của Trung Quốc đối với các quốc gia Đông Nam Á tranh chấp, như Nam Dương, Mã Lai Á và Phi Luật Tân, sẽ không góp phần xây dựng được lòng tin”.


Nhạc Sĩ Người Nhật Bản Ryuichi Sakamoto Qua Đời ở Tuổi 71

(Tuấn Thảo)

*

-Sau hơn 2 năm chống chọi với căn bệnh ung thư tái phát, nhà soạn nhạc người Nhật Ryuichi Sakamoto đã vĩnh viễn ra đi ở tuổi 71. Ông qua đời tại Tokyo vào ngày 28/3/2023 nhưng mãi đến hôm 2/4, tin này mới được thông báo. Theo trang chính thức của tập đoàn ghi âm Avex, tuy nhạc sĩ Sakamoto lâm bệnh nặng nhưng ông vẫn miệt mài sáng tác nhạc cho đến giây phút cuối cùng.

Nổi tiếng trên thế giới nhờ soạn nhạc phim, tác giả Ryuichi Sakamoto từng đoạt giải Oscar, BAFTA và Golden Globe với hai bộ phim “The Last Emperor” (Vi Hoàng đế Cuối cùng) củaa đạo diễn Ý Ðại Lợi Bernardo Bertolucci và “Furyo (Merry Christmas Mr Lawrence) của Nagisa Oshima. Tuy nhiên, tài năng của ông không chỉ thu hẹp trong lãnh vực điện ảnh. Ryuichi Sakamoto còn soạn nhạc thính phòng, xứng đáng thừa kế bậc thầy Debussy. Ông cũng là một trong những gương mặt tiên phong của làng nhạc điện tử, thời của Kraftwerk hay Jean-Michel Jarre.

Sinh tại thủ đô Tokyo năm 1952, Ryuichi Sakamoto lớn lên ở phố Nakano, trong một gia đình trung lưu, bố ông là một nhà xuất bản tiểu thuyết, còn mẹ là thợ làm nón thời trang ở phố Ginza sang trọng. Ông học đàn piano từ năm 4 tuổi. Thời học trung học, ông bắt đầu sáng tác những giai điệu đầu tiên của mình, sau khi học thuộc lòng các bản độc tấu dương cầm của Bach, Stravinsky, Beethoven, Dutilleux, Liszt và đặc biệt là Debussy.

Tư Duy Thẫm Mỹ, Ảnh Hưởng Gián Tiếp của Debussy

Khi trưởng thành, ông vào trường Đại học Nghệ thuật Tokyo năm 1971, ông trau dồi sáng tác qua các bản sonata và nhạc thính phòng, nhưng ông đặc biệt quan tâm đến ngành âm nhạc dân tộc, trong đó có nhạc dan gian tỉnh Okinawa cũng như âm nhạc truyền thống của Ấn Độ hay Phi Châu. Cú sốc thẩm mỹ trong quá trinh đào tạo này là sự khám phá dòng âm nhac gamelan của Nam Dương. Một thế kỷ trước Sakamoto, nhà soạn nhạc người Pháp Claude Debussy từng phát giác ra thể loại này nhân cuộc Triển lãm toàn cầu tại Paris năm 1889. Gamelan là dàn nhạc cụ truyền thống của đảo Java và Bali, giống như một dàn nhạc cồng chiêng. Lối sử dụng hợp âm khác lạ của gamelan có ảnh hưởng sâu sắc đến ngôn ngữ sáng tác của Debussy.

Một thế kỷ sau, đến phiên Ryuichi Sakamoto khám phá thể loại này. Ông thực sự bị cuốn hút bởi âm thanh độc đáo của gamelan, cũng như cách tiếp cận và diễn đạt lại của bậc thầy Debussy. Điều đó sẽ ảnh hưởng tới quan điểm thẩm mỹ trong sáng tác của Ryuichi Sakamoto sau này.

Tuy nhiên, dòng nhạc hàn lâm tương đối hạn hep ở Nhật Bản. Ryuichi Sakamoto từ năm 23 tuổi quyết định chuyển sang sáng tác nhạc điện tử phối hợp với rock và jazz sau khi nghe album “Head Hunters” của tay đàn cừ khôi Herbie Hancock. Năm 1975, Sakamoto ra mắt đĩa nhạc đầu tiên của mình, nhưng ông thực sự thành danh vào năm 1978 khi đồng sáng lập nhóm YMO (Yellow Magic Orchestra).

Theo quan niệm của Sakamoto, vào thời đại điện tử khi máy móc hòa âm có thể thay thế cho nhạc cụ truyền thống, thì bài hát không cần phải có tuyến tính hay cấu trúc cố định. Nhưng máy móc vẫn không thể thay thế cho ngẫu hứng và nhạc cảm. Chính cái tài soạn giai điệu (melody maker) sẽ thay đổi hẳn cuộc đời của tác giả người Nhật.

Giải Oscar Nhạc Phim “Vị Hoàng Đế Cuối Cùng”

Lần đầu tiên, ông sáng tác nhạc chủ đề của bộ phim của đạo diễn nổi tiếng người Nhật Nagisa Oshima. Sau thành công của bộ phim khiêu dâm “L’Empire des Sens” (Vương quốc Dục cảm), tác giả Oshima thực hiện phim “Furyo/Merry Christmas Mr.Lawrence” năm 1983, phóng tác từ quyển hồi ký của nhà văn Laurens Van Der Post kể lại những năm tháng tù đày của ông thời Ðệ nhị Thế chiến trong một trại giam Nhật Bản. Đạo diễn Oshima đã yêu cầu thần tượng nhạc rock David Bowie sáng tác nhạc nền cho phim. Nhưng Bowie lại từ chối vì muốn tập trung vào vai diễn của mình. Rốt cuộc, Sakamoto được giao phần viết nhạc kiêm vai diễn đại úy Yonoi, sĩ quan Nhật Bản chỉ huy của một trại tù binh chiến tranh. Phim nay giúp Sakamoto giành được giải BAFTA cho nhạc phim.

Giai điệu chủ đề của bộ phim “Furyo/Merry Christmas Mr. Lawrence” thành công nhờ có ma lực quyến rũ lạ kỳ, nghe qua là nhớ ngay giống như nhạc chủ đề của bộ phim “Bác sĩ Jivago” do nhạc sĩ Pháp Maurice Jarre sáng tác theo yêu cầu của đạo diễn Anh David Lean. Tác giả Sakamoto lại yêu cầu David Sylvian, ca sĩ chính của ban nhac new wave Japan, đặt thêm lời ca biến giai điệu nhạc phim thành một bài hát. Tua đề nhạc phâm “Forbidden Colors”, gợi hứng từ quyển tiểu thuyết “Les amours Interdites” (Những mối tình cấm kỵ) của văn hào Mishima.

Thành công của “Furyo” giúp cho Sakamoto trở thành một trong những nhà soạn nhạc phim ăn khách nhất hai thập niên 1980-1990. Trong số các giai điệu nhạc phim nổi tiếng của ông, có “Snake Eyes” (De Palma), “Talons Aiguilles” Giày cao gót (Almodovar), “Vị Hoàng đế cuối cùng” của Bertolucci đem về cho Sakamoto Quả cầu vàng và Oscar nhạc phim hay nhất năm 1988. Gần đây hơn, Sakamoto sáng tác cho bộ phim “The evenant” (Người về từ cõi chết) với Leonardo DiCaprio trong vai chính (2015).

Dùng Âm Nhạc Vẽ Lại Bản Đồ Thế Giới

Thời kỳ vàng son của Sakamoto kéo dai trong gần hai thập nien, giai đoạn sung sức sáng tạo này được giới phê bình Pháp gọi là “âm thanh thế giới”: nhac pop tinh tế Âu Mỹ phối hợp với tư duy thẩm mỹ Nhật Bản, hoa quyện thêm với ảnh hưởng văn hóa của nhiêu quốc gia kể cả Ba Tây, Ấn Độ, Mali, Senegal, Java hoặc Jamaica…. Đây là giai đoạn Sakamoto mở rộng hợp tác với Brian Wilson của The Beach Boys, Arto Lindsay, Robert Wyatt, Pandit Dinesh, Youssou N’Dour hoặc Iggy Pop …..

Trong hơn bốn thập niên sự nghiệp, Sakamoto đã ghi âm khoảng 50 album đủ loại, kể cả 10 album với nhóm YMO, các dự án hợp tác với giới nghệ sĩ quốc tế cũng như gần 30 album solo. Những năm 2000 đánh dấu ngày Sakamoto tìm lại tư tưởng tiên phong qua việc nghiên cứu thử nghiệm với trào lưu avant-garde. Ngoài âm nhạc, Sakamoto còn dấn thân đấu tranh chống vũ khi nguyên tử (phong trào no nukes) cũng như bảo vệ môi trường.

Dự án cuối cùng của Sakamoto là album “12” phát hành vào trung tuần tháng Một năm 2023, tức hai tháng trước khi ông qua đời. Album này gồm toàn là những chuỗi số trong tựa đề các giai điệu. Mỗi bài hát được ghi đơn giản với ngày sáng tác, bắt đầu từ tháng Ba năm 2021 rồi kết thúc vào mùa Xuân năm 2022, tức trong thời gian ông điều trị bệnh ung thư lần nhì. Akbum “12” được xem như một bản di chúc âm nhạc, một lời nhắn nhủ tạ từ, trước khi chia tay người hâm mộ.

Ryuichi Sakamoto ra đi quá sớm, để lại hình ảnh của một nghệ sĩ cầu toàn nhưng vẫn phóng khoáng. Nhờ có tài năng hòa âm và sáng tác, cho nên giữa hai nền văn hóa Đông-Tây, Sakamoto luôn tìm cách bắt nhịp cầu nối, các luồng ảnh hưởng thoạt nhìn có vẻ rời rạc nhưng lại được gắn kết thành một khối. Từ nay, Ryuichi Sakamoto không còn nữa để dùng nhạc cảm con tim vẽ lại bản đồ thế giới.–

Comments are closed.