Tập Cận Bình và Vladimir Putin tại cuộc gặp ngày 20/3/2023 (Ảnh:Sputnik/Sergei Karpukhin/Pool qua REUTERS)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp nhà độc tài Nga Vladimir Putin tại Moscow vào ngày 20 tháng 3, đưa ra một tầm nhìn dè dặt hơn về quan hệ Nga-Trung so với những gì Putin có thể tìm kiếm, Viện Nghiên cứu Chiến tranh hoặc ISW có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết trong báo cáo ngày 20 tháng 3 .
1/6 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moscow vào ngày 20 tháng 3 và đưa ra một tầm nhìn thận trọng hơn cho quan hệ Nga-Trung so với những gì Putin có thể đang tìm kiếm. (1/6)
Trong những ngày gần đây, luận điệu chống Mỹ ở Bắc Kinh lại nổi lên. Nhưng lần này nó đã vươn lên đến cấp lãnh đạo cao nhất. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây đã trực tiếp lên án Washington và các đồng minh của họ, gạt bỏ những khuôn mẫu đen tối trong quá khứ sang một bên.
Ngoại trưởng Tần Cương cũng phàn nàn về chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc, tuyên bố sẽ đáp trả quyết liệt “sự đàn áp” của Mỹ.
Theo tin của Washington Examiner, Hạ viện Mỹ đã đồng nhất (100%) thông qua dự luật buộc chính quyền Biden phải giải mật tất cả thông tin mà họ đã thu thập được về nguồn gốc của COVID-19 khi các nhà lập pháp đặt câu hỏi liệu virus có nguồn gốc từ tự nhiên hay do rò rỉ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc.
Việc thông qua luật này đánh dấu một bước khởi đầu nổi bật so với những ngày đầu của đại dịch, khi giả thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm bị bác bỏ như một thuyết âm mưu. Kể từ đó, 18 cơ quan tình báo của quốc gia đã cho biết cả hai lý thuyết đều hợp lý, tuy nhiên cuộc tranh luận vẫn tiếp tục chia rẽ cộng đồng tình báo và khoa học.
Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự lễ khai mạc kỳ họp đầu tiên của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần thứ 14 tại Bắc Kinh hôm 05/03/2023. (Ảnh: Lintao Zhang/Getty Images)TRUNG QUỐC
Tác giả Alex Wu
Thứ hai, 06/03/2023
Epoch Times đưa tin: Kỳ họp Lưỡng hội là kỳ họp chính trị quan trọng hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Kỳ họp lưỡng hội năm 2023 đã chính thức khai mạc hôm thứ Bảy, ngày 04/03, và dự kiến sẽ kéo dài trong hai tuần.
Nhà cầm quyền Trung Quốc đã đặt mục tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2023 ở mức thấp nhất trong nhiều năm. Họ cũng tuyên bố tăng 7% chi tiêu quân sự, mức cao thứ hai của chính quyền này trong 5 năm.
Hôm 05/03, thủ tướng sắp mãn nhiệm của nhà cầm quyền này, ông Lý Khắc Cường, đã công bố “Báo cáo Công tác Chính phủ” cuối cùng trong nhiệm kỳ của mình, trong đó mục tiêu tăng trưởng kinh tế (GDP) năm nay của Trung Quốc được đặt ra ở mức khoảng 5%, thấp hơn mức mà ngoại giới dự đoán.
Năm 2022 là năm tồi tệ thứ hai đối với nền kinh tế Trung Quốc, ít nhất là kể từ những năm 1970 — chỉ xếp sau năm 2020 trong thời kỳ đỉnh điểm của đại dịch COVID-19 — do các biện pháp kiểm soát và chính sách “zero COVID” hà khắc của ĐCSTQ.
Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc vẫn không ngừng giảm qua từng quý kể từ năm 2010, từ 12.2% trong quý 1 năm 2010 xuống còn 6% trong quý 4 năm 2019. Từ năm 2021 đến năm 2023, “Báo cáo Công tác Chính phủ” do Đảng Cộng sản cầm quyền ban hành đã giảm dần các mục tiêu tăng trưởng kinh tế lần lượt là 6%, 5.5%, rồi đến 5%.
Ngay cả với tỷ lệ mục tiêu đã được hạ thấp này, vào năm 2022, do các yếu tố như đại dịch, tác động của các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt đối với các ngành công nghiệp và hoạt động tiêu dùng, cũng như tình hình chính trị quốc tế, mức tăng trưởng GDP cuối cùng được báo cáo chỉ là 3%, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng.
Các chuyên gia cho rằng nền kinh tế Trung Quốc đang gặp phải các vấn đề to lớn và có triển vọng không lạc quan, với vấn đề nghiêm trọng nhất là hệ thống của Trung Quốc.
Hôm 03/03, một người quản lý của một công ty địa ốc ở Thượng Hải nói với The Epoch Times rằng mặc dù chính quyền Bắc Kinh đã dỡ bỏ các hạn chế về COVID, nhưng ngành địa ốc, vốn là trụ cột của nền kinh tế Trung Quốc, không có dấu hiệu cải thiện.
“Có sáu hoặc bảy công ty môi giới địa ốc giống như chúng tôi, và hiện một nửa trong số họ đã phá sản,” người quản lý chỉ xưng mình họ Lý này cho biết. “Những công ty như công ty của chúng tôi vẫn đang sa thải nhân viên để duy trì hoạt động kinh doanh. Bởi vì trụ cột kinh tế của Trung Quốc xét cho cùng vẫn là các công ty địa ốc. Nếu ngành địa ốc không hoạt động tốt, thì tỷ lệ việc làm không được khả quan. Đó là một phản ứng dây chuyền.”
Vị quản lý này cho biết, hiện nay về mảng địa ốc thương mại người Trung Quốc đang ngại chi tiền, đồng thời hoạt động tiêu dùng đang chậm lại, nên hoạt động kinh doanh của các trung tâm mua sắm không tốt.
“Không đủ lượng tiêu thụ, mảng thương mại của ngành địa ốc sẽ sụp đổ. Hiện giờ các trung tâm mua sắm đang vắng bóng người.”
“Trong khi mảng địa ốc thương mại đang dần lụi tàn, thì mảng địa ốc nhà ở lại phát triển đến mức chẳng ai muốn mua nhà. Thị trường địa ốc ở các thành phố hạng ba và hạng tư là một thảm họa. Liệu còn có thể nghĩ rằng nền kinh tế này vẫn thịnh vượng hay không?”
Các ngành sản xuất và xuất cảng dọc theo các khu vực duyên hải phồn thịnh hơn của Trung Quốc cũng đang đối mặt với khó khăn.
Công nhân trên một chiếc cần cẩu phía trên các container tại Cảng nước sâu Dương Sơn ở Thượng Hải hôm 13/01/2022. (Ảnh: Aly Song/Reuters)
Phúc Kiến là một tỉnh sản xuất và ngoại thương lớn của Trung Quốc, bán các sản phẩm công nghiệp nhẹ như giày dép, quần áo, dệt may, và thực phẩm cho thị trường nội địa và hải ngoại. Nhiều chủ sở hữu công ty sản xuất tư nhân địa phương đã bày tỏ với giới truyền thông rằng họ đang phải đối mặt với sự sụt giảm mạnh về số đơn đặt hàng sản phẩm.
Hôm 02/03, hãng thông tấn Trung Quốc Economic Observer.com đưa tin rằng theo một cơ quan tuyển dụng, nhiều nhà máy ở các thành phố ven biển phía đông Tô Châu và Côn Sơn đã giảm tuyển dụng công nhân mới. Một số nhà máy từng tuyển 200–300 công nhân/ngày trong hai năm trước thì nay chỉ tuyển 20–50 người/ngày.
Một nhân viên làm việc trên dây chuyền sản xuất của nhà sản xuất pin xe điện (EV) Octillion ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc, hôm 30/03/2021. (Ảnh: Aly Song/Reuters)
Ông Tôn Lập Kiên (Sun Lijian), một giáo sư tại Khoa Kinh tế của Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, nói với tờ Minh Báo rằng với sự gia tăng chi phí lao động nội địa cũng như ảnh hưởng của những bất ổn chính trị và kinh tế trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc cũng đã quyết định chuyển đến Đông Nam Á để thành lập nhà máy và điều chỉnh mô hình kinh doanh của họ. “Có thể các đơn đặt hàng ngoại thương sẽ không đến thẳng Trung Quốc trong tương lai.”
Ông Tạ Điền (Frank Xie), giáo sư tại Trường Kinh doanh Aiken thuộc Đại học South Carolina, Hoa Kỳ, nói với The Epoch Times hôm 03/02 rằng ĐCSTQ đã bịa đặt về tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc để lừa dối người dân Trung Quốc và thế giới, họ hoàn toàn không xem trọng kế sinh nhai và phúc lợi của người dân Trung Quốc.
Ông cho rằng tình hình kinh tế của Trung Quốc hiện giờ đang rất nghiêm trọng.
Ông cho hay, “Tôi ước tính rằng năm nay Trung Quốc có thể phải đối mặt với một thảm họa kinh tế rất lớn, do nhiều yếu tố gây ra, từ thất nghiệp đến bong bóng nợ, chuyển giao chuỗi công nghiệp, và suy thoái kinh tế.”
Các quan chức mới không thể cứu vãn nền kinh tế Trung Quốc
Lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình dự kiến sẽ chỉ định một nhóm kinh tế trong Kỳ họp Lưỡng hội, dự kiến sẽ do tân thủ tướng Lý Cường (Li Qiang) dẫn đầu.
Ông Tạ nói với The Epoch Times rằng ông Lý Cường, người từng là bí thư hàng đầu của ông Tập, “thực ra là một quan chức đảng.”
“Có một số chuyên gia trong Quốc vụ viện của ĐCSTQ, hoặc một số chuyên gia có kinh nghiệm ở hải ngoại và quốc tế. Tất cả bọn họ sẽ bị thay thế bởi những người trung thành với ông Tập.”
“Ông Tập tin tưởng các quan chức đảng này. Đội ngũ được tạo thành từ những người như thế không thể quản lý tốt nền kinh tế,” ông nói. “Ngoài ra, ba động lực kinh tế của Trung Quốc (đầu tư, tiêu dùng, và xuất cảng) đều đã bị đình trệ. Đây là điều không ai có thể phủ nhận, đặc biệt là ngoại thương. Xuất cảng đã giảm trong nhiều quý liên tiếp, điều chưa từng xảy ra trong nhiều thập niên.”
Ông cho biết thêm, “Tôi nghĩ rằng toàn bộ nền kinh tế của Trung Quốc, đặc biệt là về xuất nhập cảng, có thể sẽ trải qua một bước thụt lùi mạnh mẽ, trở lại tình trạng của 20 năm trước, và trở lại trạng thái trước khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới” vào năm 2001.
Ông Văn Quán Trung (Wen Guanzhong), nhà kinh tế và giáo sư đã về hưu của Đại học Trinity ở Hoa Kỳ, nói với ấn bản Hoa ngữ của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (Voice of America): “Vấn đề chính ở Trung Quốc hiện nay là một vấn đề mang tính hệ thống, bởi vì ông Tập Cận Bình muốn đi theo hệ thống đảng-nhà nước và sử dụng đảng thay vì thị trường để phân bổ nguồn lực một cách dứt khoát.”
Tăng chi tiêu quân sự
Hôm 05/03, chính quyền Trung Quốc cũng đã công bố rằng ngân sách quân sự năm nay là 1,553.7 tỷ nhân dân tệ (224 tỷ USD), mức tăng hàng năm là 7.2%, mức cao thứ hai trong năm năm qua. Trong bối cảnh căng thẳng leo thang về vấn đề Đài Loan, xung đột khu vực gia tăng, và bất ổn quốc tế, ngân sách quân sự của ĐCSTQ liên tục tăng trong những năm gần đây bất chấp một nền kinh tế trì trệ, đã làm dấy lên những mối lo ngại trong cộng đồng quốc tế.
Từ năm 2019 đến năm 2022, mức tăng chi tiêu quốc phòng hàng năm của Trung Quốc do ĐCSTQ công bố lần lượt là 7.5%, 6.6%, 6.8%, và 7.1%.
Ông Tô Tử Vân (Su Tzu-yun), giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh của Đài Loan, nói với The Epoch Times hôm 05/03 rằng do tác động của các biện pháp kiểm soát COVID trong ba năm qua, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã giảm mạnh. “Vấn đề lớn nhất mà Kỳ họp Lưỡng hội năm nay cần giải quyết là những thách thức kinh tế, bởi vì điều này sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định của chế độ cai trị của ĐCSTQ. Tuy nhiên, ngân sách quốc phòng tiếp tục tăng với tốc độ hàng năm là 7.2%, điều này cho thấy ĐCSTQ đã duy trì mức tăng trưởng chi tiêu quân sự cao bất kể suy thoái kinh tế.”
Một thành viên của Quân Giải phóng Nhân dân nhìn qua ống nhòm trong cuộc tập trận quân sự khi khu trục hạm Lan Dương của Đài Loan được nhìn thấy ở hậu cảnh hôm 05/08/2022. (Ảnh: Lin Jian/Tân Hoa Xã qua AP)
Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, chi tiêu quân sự của Trung Quốc năm ngoái chiếm 1.7% GDP, trong khi ngân sách quân sự của Hoa Kỳ, vốn thực hiện các nghĩa vụ an ninh khác nhau trên khắp thế giới, chiếm 3.5% GDP.
Hôm 05/02, Cựu Trung tá Hải quân Trung Quốc Diêu Thành (Yao Cheng) nói với The Epoch Times rằng khi nhìn vào chi tiêu quân sự của ĐCSTQ, người ta không thể chỉ nhìn vào các số liệu chính thức về việc tăng ngân sách quốc phòng.
“Chi tiêu quân sự của Trung Quốc được chia thành hai phần. Một là chi tiêu quốc phòng thông thường, và một phần là khoản ngân sách chủ yếu được sử dụng để phát triển vũ khí và thiết bị, vốn không được tính vào chi tiêu quốc phòng và sẽ không được đưa ra để Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc thông qua,” ông Diêu cho biết. “ĐCSTQ có một khoản ngân sách ngầm dành cho việc phát triển khí tài quân sự, tách biệt với chi tiêu quốc phòng, và phần này thực sự lớn hơn so với chi tiêu quốc phòng đã công bố. Vì vậy, khi nói đến chi tiêu quốc phòng và quân sự, quý vị không thể tin vào số liệu của ĐCSTQ, vốn [được tính toán] khác với các quốc gia phương Tây.”
Hôm 04/03, ông Vương Siêu (Wang Chao), phát ngôn viên của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc của ĐCSTQ, đã tuyên bố rằng việc tăng ngân sách quốc phòng của chính quyền này là “tương đối vừa phải và hợp lý” và “không chỉ là dùng cho nhu cầu ứng phó với các thách thức an ninh phức tạp, mà còn cho nhu cầu làm tròn trách nhiệm của một nước lớn.”
Ông Vương, một nhà quan sát Trung Quốc đại lục không cung cấp đẩy đủ danh tính vì lo ngại về vấn đề an toàn, cho biết thứ gọi là mục tiêu của ĐCSTQ chính là xuất cảng thảm họa sang phần còn lại của thế giới.
“Họ không phân biệt được đúng sai và phải trái, đơn cử như việc viện trợ kinh tế cho Nga và trợ giúp Nga xâm lược các nước khác. Tôi ước tính rằng một phần lớn các nguồn tài chính của Trung Quốc đã được dùng để ủng hộ cho cuộc chiến của Nga.”
Còn ông Tô thì nhận xét: “Chi tiêu quân sự của ĐCSTQ là để phù hợp với chiến lược bành trướng quốc gia của nhà cầm quyền, chiến lược này chắc chắn sẽ gây ra một mối đe dọa cho thế giới. Mối đe dọa mà nhà cầm quyền này gây ra đối với Eo biển Đài Loan chỉ là một phần trong chiến lược của họ.”Bản tin có sự đóng góp của Ninh Hải Chung và Lạc Á Nhóm tin tức Anh ngữ Epoch Times Tiếng Việt biên dịch Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Bắc Kinh nói không biết về đàm phán mua máy bay giữa Nga và công ty Trung Quốc
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao ĐCSTQ, Uông Văn Bân. (Ảnh: HC).
Vào ngày 24 tháng 2, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng họ không biết về các báo cáo rằng Nga và một công ty Trung Quốc đang thảo luận việc mua máy bay không người lái.
Theo tờ Reuters đưa tin, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Uông Văn Bân nói trong một cuộc họp báo: “Đã có một khối lượng lớn thông tin sai lệch lan truyền về Trung Quốc vào thời điểm này. Chúng ta nên cảnh giác về những ý đồ đằng sau nó.” Ông nói thêm, “Tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng, Trung Quốc về xuất khẩu sản phẩm quân sự luôn giữ thái độ thận trọng và có trách nhiệm, không bán sản phẩm quân sự cho các khu vực xung đột hoặc các bên tham chiến.”
Tags: Hoa kỳ, Nga, tin tức thế giới, Trung cộng, Ukraine Posted in Tin thế giới, Trung Cộng bành trướng, Trung Quốc, Điểm Tin | Comments Off on Thời sự Thứ Hai 27/02/2023: * Bắc Kinh chối cấp vũ khí cho Nga * G20 không thể thông qua tuyên bố chung * Pháp có chiến lược châu Phi mới * Ukraine lập kỷ lục bắn tăng Nga * TQ cạnh tranh với Starlink? * COVID-19 có thể rò rỉ từ phòng thí nghiệm TQ * Putin cáo buộc phương Tây chia rẽ nước Nga
Những quả bóng bay có một số lợi thế so với các vệ tinh quay quanh trái đất theo mô hình thông thường. Chúng bay gần trái đất hơn và có thể trốn tránh radar.
Khinh khí cầu do thám của Trung Quốc bị trúng tên lửa từ máy bay chiến đấu F-22 trên Đại Tây Dương vào tuần trước.Tín dụng…Cá Chad / Associated Press
WASHINGTON – Các cơ quan tình báo Mỹ đã đánh giá chương trình khinh khí cầu do thám của Trung Quốc là một phần trong nỗ lực do giám sát toàn cầu được thiết kế để thu thập thông tin về khả năng quân sự của các quốc gia trên thế giới, theo ba quan chức Mỹ.
Một số quan chức tin rằng, các chuyến bay khinh khí cầu là một phần trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm trau dồi khả năng thu thập dữ liệu về các căn cứ quân sự của Mỹ – nơi họ quan tâm nhất – cũng như của các quốc gia khác trong trường hợp xảy ra xung đột hoặc căng thẳng gia tăng. . Các quan chức Hoa Kỳ cho biết trong tuần này chương trình khinh khí cầu đã hoạt động ở nhiều địa điểm ở Trung Quốc.
Carl O. Schuster là một sĩ quan Hải quân đã nghỉ hưu sau 25 năm công tác, với những năm cuối cùng phục vụ trong ngành tính báo quân sự. Hiện sống ở Honolulu, Schuster tham gia giảng dạy chương trình Ngoại giao và Khoa học Quân sự tại Hawaii Pacific University.
Ngày 11/01/1974, các sĩ quan Nam Việt Nam nhận được báo cáo về những động thái của Trung Quốc trên hai hòn đảo của Nam Việt Nam thuộc quần đảo Hoàng Sa. Hai ngày sau, Bộ tư lệnh Hải quân Sài Gòn phái hai tàu khu trục Lý Thường Kiệt HQ-16 và Trần Khánh Dư HQ-4 tới thám sát.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Đại tướng Mark Milley.
Tướng Mỹ Mark Milley và người đồng cấp phía Ukraine họp tại một căn cứ quân sự ở Ba Lan hôm 17/1 trong cuộc họp trực diện đầu tiên, một tín hiệu cho thấy sự phối hợp ngày càng cao giữa hai nước Mỹ và Ba Lan ủng hộ quốc phòng của Ukraine trước cuộc xâm lược của Nga kéo dài 11 tháng nay.
Tướng Milley, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ và Tướng Valerii Zaluzhnyi của Ukraine thảo luận trong hai giờ đồng hồ tại một địa điểm không được tiết lộ gần biên giới Ba Lan-Ukraine.
Ảnh minh họa, ghép những chiếc tách in hình tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà độc tài xô-viết Josef Stalin. Ảnh chụp ngày 08/09/2021. AP – Dmitri Lovetsky
Le Figaro có bài điều tra dài chia làm hai phần,mang tựa đề « Bí mật xung quanh sức khỏe của Putin, người kế thừa các Sa hoàng đỏ », và « Brejnev, Andropov : Những người bệnh hoạn đứng đầu Liên Xô ».
Những căn bệnh của Lênin, Stalin được giấu kín
Không nơi nào mà tình trạng sức khỏe của các nhà lãnh đạo lại phải chịu « luật im lặng » khắt khe như ở Nga. Thời Liên Xô, thông tin về thể trạng của Lênin, Stalin…được giấu kín như bưng, và Putin tiếp tục truyền thống này. Tình báo Ukraina từng khẳng định Vladimir Putin bị « ung thư giai đoạn cuối ». Washington, Luân Đôn, Paris đều tỏ ra thận trọng, nhưng những tin đồn về sức khỏe của ông chủ điện Kremlin vẫn thường xuyên được tung ra. Tại những nước khác, các nguyên thủ cũng giấu những chứng bệnh của mình, nhưng ở Nga mang tính đặc thù, nhằm buộc những nhân vật có tham vọng soán ngôi phải tránh sang một bên, và các quan chức khác luôn vâng lời.
Nhà chức trách cho biết số người chết trong vụ nổ nhà máy hóa dầu ở đông bắc Trung Quốc hôm thứ Hai đã tăng lên 5 người, với 8 nạn nhân vẫn còn mất tích.
Hơn 30 người bị thương khi nhà máy lọc dầu ở Panjin, tỉnh Liêu Ninh, bốc cháy gây ra một vụ nổ lớn vào khoảng 13h30 giờ địa phương ngày 15/1, theo đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV, dẫn lời các quan chức địa phương.
Lần đầu tiên trong sáu thập kỷ, số ca tử vong nhiều hơn số ca sinh vào năm ngoái. Các chuyên gia nhìn thấy những tác động lớn đối với Trung Quốc, nền kinh tế và thế giới.
Mọi người băng qua một ngã tư ở Bắc Kinh vào tháng trước.Tín dụng…Ng Han Guan / Associated Press
Quốc gia đông dân nhất thế giới đã đạt đến một thời điểm quan trọng: dân số Trung Quốc đã bắt đầu giảm, sau khi tỷ lệ sinh giảm liên tục trong nhiều năm mà các chuyên gia cho rằng sẽ không thể đảo ngược.
Chính phủ cho biết hôm thứ Ba rằng 9,56 triệu người được sinh ra ở Trung Quốc vào năm 2022, trong khi 10,41 triệu người đã chết. Đây là lần đầu tiên số ca tử vong nhiều hơn số ca sinh nở ở Trung Quốc kể từ đầu những năm 1960, vào lúc Đại nhảy vọt, cuộc thử nghiệm kinh tế thất bại của Mao Trạch Đông, dẫn đến nạn đói và chết chóc lan rộng.
Lãnh đạo Thiểu số Hạ viện Kevin McCarthy (R-Calif.) phát biểu trong cuộc họp báo ở Washington vào ngày 30 tháng 9 năm 2020. (Tasos Katopodis/Getty Images) NGHĨ VỀ TRUNG QUỐC
Nathan Su Ngày 16 tháng 1 năm 2023 Cập nhật: ngày 16 tháng 1 năm 2023
bình luận
Việc Hạ viện thành lập một Ủy ban Trung Quốc mới tại Quốc hội Hoa Kỳ được nhiều người xem là chiến thắng đầu tiên của Chủ tịch Hạ viện thuộc đảng Cộng hòa Kevin McCarthy. Nhưng hầu hết mọi người đã không nhận ra rằng ủy ban này lẽ ra phải được thành lập từ lâu.
Ủy ban mới được gọi là “Ủy ban Lựa chọn Hạ viện về Cạnh tranh Chiến lược giữa Hoa Kỳ và Đảng Cộng sản Trung Quốc.” Ủy ban sẽ tập trung vào các mối đe dọa liên tục leo thang từ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cầm quyền của Trung Quốc.
Tổng cộng 365 thành viên của Hạ viện Hoa Kỳ khóa 118 đã bỏ phiếu ủng hộ việc thành lập Ủy ban Tuyển chọn này gồm tất cả các đảng viên Cộng hòa và 146 đảng viên Đảng Dân chủ. Quốc hội Hoa Kỳ đã không có được sự ủng hộ áp đảo nào của lưỡng đảng trong nhiều năm.
Tại sao cần phải thành lập một ủy ban mới đặc biệt giải quyết các vấn đề liên quan đến ĐCSTQ?
Câu trả lời cho câu hỏi này rất rõ ràng: Người Mỹ cần phải hành động ngay lập tức nếu họ không muốn thấy các thế hệ tương lai của họ trở thành nô lệ cho ĐCSTQ.
Nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng gấp 10 lần kể từ khi nước này gia nhập WTO vào năm 2001. Một so sánh đơn giản về năm khía cạnh sau đây giữa ĐCSTQ ngày nay và bất kỳ chế độ nào trong quá khứ cho thấy rõ ràng rằng ĐCSTQ hiện là mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình và nhân loại trong lịch sử nhân loại:
Tổng sức mạnh kinh tế ĐCSTQ hiện có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ tính theo GDP. Nếu bạn so sánh GDP của hai quốc gia này theo giá mua tương đương (PPP), thì GDP (PPP) của Trung Quốc là 27,31 nghìn tỷ USD, cao hơn khoảng 18,7% so với mức 23 nghìn tỷ USD của Hoa Kỳ, theo thống kê từ báo cáo năm 2021 của Ngân hàng Thế giới.
Tổng lực quân sự ĐCSTQ hiện sở hữu quân đội lớn thứ hai thế giới. Báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội năm 2022 chỉ ra rằng hải quân Trung Quốc đã vượt qua Hải quân Hoa Kỳ về số lượng tàu tác chiến.
Công nghệ hiện đại ĐCSTQ đang nhanh chóng bắt kịp thế giới phương Tây về công nghệ nhờ các tập đoàn Hoa Kỳ đầu tư mạnh vào Trung Quốc.
Tổng dân số dưới sự kiểm soát trung ương Trung Quốc ngày nay có tổng dân số 1,4 tỷ người, lớn nhất so với bất kỳ quốc gia nào trong lịch sử.
Một nghiên cứu lịch sử về diệt chủng nội địa Nghiên cứu về lịch sử diệt chủng trong nước đã chỉ ra rằng ĐCSTQ đã giết chết khoảng 80 triệu người dân Trung Quốc kể từ khi nắm quyền kiểm soát dất nước vào năm 1949.
Nhìn lại thế kỷ qua, Hoa Kỳ đã có hai chiến lược khác nhau nhằm đối phó với các chế độ cộng sản. Một đã thành công, còn một chế độ khác đã thất bại.
Chiến lược thành công là chiến tranh lạnh, đã đẩy Liên Xô vào sự sụp đổ kinh tế một cách hiệu quả, sau đó dẫn đến sự thay đổi chế độ.
Một thất bại là chính sách đối với Trung Quốc dựa trên ảo tưởng rằng ĐCSTQ cuối cùng sẽ thực hiện cải cách chính trị ở Trung Quốc sau khi người dân trở nên giàu có hơn, với dân số tầng lớp trung lưu lớn hơn. Phương Tây cho phép Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001. Đến năm 2021, tổng đầu tư trực tiếp từ Hoa Kỳ vào Trung Quốc đã lên tới gần 120 tỷ USD. Tổng đầu tư trực tiếp từ toàn bộ Thế giới phương Tây lên tới hàng trăm tỷ đô la.
Trong khi Hoa Kỳ liên tục mất công việc làm và các ngành công nghiệp vào tay Trung Quốc trong hai thập kỷ qua, thật không may, thậm chí không ai buồn đặt một câu hỏi đơn giản: Trong thời kỳ chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và thế giới tự do, nếu phương Tây đã đầu tư hàng trăm tỷ đô la cho kẻ thù của mình, liệu Liên Xô có bao giờ sụp đổ? Liệu hệ thống chính trị của Liên Xô có thể có được một nhà lãnh đạo cải cách chính trị như Mikhail Gorbachev?
Điều gì đã xảy ra sau khi chế độ ĐCSTQ cuối cùng trở nên giàu có và quyền lực hơn?
Trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung ở Alaska vào tháng 3 năm 2021, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Dương Khiết Trì đã nhìn thẳng vào mắt Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và nói: “Mỹ không có tư cách nói rằng họ muốn nói chuyện với Trung Quốc. từ một vị trí của sức mạnh.
Chính quyền Trung Quốc bắt đầu xây các đảo nhân tạo ở Biển Đông vào năm 2013. Đến năm 2022, ba trong số bảy hòn đảo nhân tạo đã bị quân đội Trung Quốc chiếm đóng. Tháng 6 năm 2021, chính quyền Bắc Kinh chính thức tuyên bố Trung Quốc có đầy đủ chủ quyền đối với eo biển Đài Loan.
Trên lục địa Âu-Á, một liên minh chống Mỹ đang nhanh chóng thành hình xung quanh các chế độ cầm quyền tại Trung Quốc, Nga, Bắc Triều Tiên, Iran và Afghanistan. Khi GDP của Trung Quốc gấp hơn 10 lần của Nga, rõ ràng Bắc Kinh đã nắm vai trò lãnh đạo trong liên minh này.
Chính quyền Trung Quốc đã trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình và ổn định của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ trước đây chỉ phải đối phó với Trung Quốc về các vấn đề liên quan nhân quyền, thương mại, quyền sở hữu trí tuệ. Nhưng giờ đây, khi mối đe dọa từ ĐCSTQ đang leo thang nhanh chóng, các thành viên quốc hội sẽ phải xem xét nhiều vấn đề phức tạp hơn nhiều.
Trong những thập kỷ tới, Ủy ban về Trung Quốc của Hạ viện Hoa Kỳ mới được thành lập sẽ phải là một công cụ hiệu quả khi đối phó với chế độ cộng sản Trung Quốc.
Quan điểm thể hiện trong bài viết này là của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Nathan Su Nathan Su là cây bút của The Epoch Times từ năm 2018.
NATO hé lộ phương Tây sẽ cung cấp thêm vũ khí hạng nặng cho Ukraine
Press conference by NATO Secretary General Jens Stoltenberg following the first day of meetings of NATO Ministers of Foreign Affairs
Ngày 15/1, NATO cho biết Kyiv có thể nhận được nhiều đợt chuyển giao vũ khí hạng nặng hơn nữa từ các nước phương Tây, trong bối cảnh Tổng thống Vladimir Putin cực lực ca ngợi lực lượng của mình sau khi họ tuyên bố chiếm được một thị trấn của Ukraine.
Theo Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, Ukraine có thể sẽ nhận được nhiều vũ khí hạng nặng hơn, sau khi Kyiv yêu cầu các đồng minh cung cấp phương tiện, pháo và tên lửa mà Kiev cho là chìa khóa để tự vệ.