Với việc Hoa Kỳ kỳ vọng sẽ nâng tầm quan hệ ngoại giao với cựu thù Việt Nam lên cấp cao nhất khi Tổng thống Joe Biden tới thăm Hà Nội trong một tuần nữa, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ cảm thấy khó chịu.
Ngần ngại về phản ứng mạnh mẽ có thể có từ quốc gia láng giềng, Việt Nam ban đầu bày tỏ sự thận trọng về việc nâng cấp quan hệ với Washington, khiến chính quyền Biden phải nỗ lực gấp bội trong việc thuyết phục Hà Nội.
Giết chết tham vọng vô bờ của Đảng Cộng sản Trung Hoa cần một sự phối hợp nhịp nhàng và hữu hiệu từ nhiều quốc gia trên Quả địa cầu. Đặc biệt, vai trò của các cường quốc quân sự trên thế giới.
Giải pháp ngoại giao ngày càng mờ nhạt vì không ai có thể đối thoại với những kẻ lấy bông gòn nhét kín lỗ tai chỉ để riêng cái miệng oang oang những lời lẽ dối trá, lường gạt.
Bành trướng, bá quyền nằm trong máu của những Thành Cát Tư Hãn, Càn Long, Tần Thuỷ Hoàng, Mao Trạch Đông, Tập Cận Bình … đã tàn sát vô số mạng người và đạp đổ biết bao nhiêu di tích lịch sử, công trình của nhân loại.
17:00 giờ chiều ngày 15/9, ( tức 04:00 giờ sáng giờ Hà Nội), lãnh đạo của ba quốc gia là Tổng thống Mỹ Joseph Biden, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Australia Morris đã đồng họp báo trực tuyến, thông báo sự ra đời của liên minh ba nước lấy tên là AUKUS.
Thời gian tới, hàng chục nghìn quân sĩ thuộc lực lượng Hải quân và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ sẽ tham gia vào các cuộc tập trận quân sự trên biển lớn nhất trong vòng 10 năm, nhằm mục đích chuẩn bị cho các cuộc xung đột trong tương lai với Trung Quốc và Nga, trang Epoch Times cho hay.
Hoa Kỳ và Đài Loan hiện đang tiếp tục tăng cường hợp tác quân sự để cùng chống lại mối đe dọa từ Trung Cộng, theo NTDTV.
Tờ United Daily News của Đài Loan đưa tin vào ngày 16/5 rằng, một số lượng lớn các sĩ quan và binh sĩ Lữ đoàn Hỗ trợ An ninh Quân đội Mỹ (SFAB) đã đóng quân tại Trung tâm Kiểm tra và Thử nghiệm Liên hợp quận Bắc của Lực lượng Huấn luyện Lục quân ở Hồ Khẩu, Tân Trúc, Đài Loan vào tháng Tư. Đội hình quân sự của Hoa Kỳ bao gồm tất cả các vũ khí với tư cách là cố vấn, lực lượng quân đội Mỹ quan sát quá trình huấn luyện tác chiến trên bộ, trên không và trên biển của Tiểu đoàn vũ trang Đài Loan tại căn cứ, đồng thời thực hiện các hướng dẫn đưa ra.
Nhân loại từng chịu đựng hai cuộc Thế chiến với những hậu quả khủng khiếp ngoài sức tưởng tượng, kể cả những kẻ hoang tưởng nhất. Nhưng, loài người phải chứng kiến những cảnh đoạ đày, những hình phạt độc ác vô cùng tận xảy ra trong các Chế độ Cộng sản hoặc giả danh Xã hội Chủ nghĩa. Ngăn chặn sự lan tràn của Chủ nghĩa Cộng sản phát triển thành Thế chiến đã đặt lên trên vai người Mỹ.
Epoch Times hôm 12/4 đăng bài viết phân tích kế hoạch triển khai quân của Hoa Kỳ trên khắp thế giới, trong đó lấy trọng tâm là khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, nơi Bắc Kinh đang “hoành hành” ở Biển Đông. Nhiều quyết định hiện tại của quân đội Mỹ bắt nguồn từ chiến lược quân sự nhằm đẩy lùi tham vọng của chính quyền Trung Quốc tại khu vực.
Một cuộc họp báo quốc tế về tình hình Biển Đông tổ chức tại Hà Nội vào năm 2014.
Hôm 15 tháng 4 năm 2021, trang tin News của Úc có bài viết “Will Vietnam decide the fate of the South China Sea?”, tạm dịch là “Liệu Việt Nam có là quốc gia quyết định số phận Biển Đông hay không?”. Bài viết của tác giả Jamie Seidel.
Biển Đông là tên mà Việt Nam dùng để gọi vùng biển có tên quốc tế là South China Sea, là một biển rìa lục địa và là một phần của Thái Bình Dương, trải rộng từ Singapore tới eo biển Đài Loan. Vùng biển này và các quần đảo của nó là đối tượng tranh chấp và xung đột giữa một vài quốc gia trong vùng, trong đó có Việt Nam – là nước láng giềng gần nhất của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trong nhiều năm qua, các lãnh đạo quân đội Mỹ đã chứng kiến cán cân quân sự ở châu Á chuyển dịch theo hướng bất lợi cho họ. Vào năm 2018, một ủy ban đã cảnh báo rằng, nếu chiến tranh với Trung Quốc xảy ra, “người Mỹ có thể phải đối mặt với một thất bại quân sự quyết định”. Vào ngày 4 tháng 3, Đô đốc Philip Davidson, người đứng đầu Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ (INDOPACOM), cho biết Trung Quốc sẽ đạt được sự “vượt trội” trong vòng 5 năm tới.
Triển vọng đó đã làm Quốc hội Mỹ bất an. Vào tháng 12, Quốc hội đã thông qua một quỹ 2,2 tỷ đô la gọi là Sáng kiến Răn đe Thái Bình Dương (PDI) để hỗ trợ INDOPACOM. Giờ đây, các chỉ huy Mỹ ở châu Á đã yêu cầu Quốc hội tăng gấp đôi số tiền tài trợ cho sáng kiến này lên mức 4,7 tỷ đô la trong giai đoạn 2021-22 – nhiều hơn ngân sách quốc phòng của Philippines – và 22,7 tỷ đô la cho giai đoạn 5 năm đến 2027. Trong một báo cáo được công bố ngày 1 tháng 3, họ giải thích cách họ sẽ chi tiêu khoản ngân sách lớn này.