Tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng Bộ Tứ tại New Delhi (Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ)

Sunday, March 5th, 2023

VĂN PHÒNG PHÁT NGÔN VIÊN Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ

(HDP lược dịch)

NGÀY 3 THÁNG 3 NĂM 2023

(more…)

Thời sự Thứ Ba 17/01/2023: Không quân Nhật Ấn tập trận chung – Oxfam tố cáo nghèo đói tăng vọt – Bắc Kinh nói ‘thêm 5 triệu người chết không là gì’ – 2023 năm khó khăn của Tập Cận Bình –

Tuesday, January 17th, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


Lần đầu tiên không quân Nhật – Ấn tập trận chung – Thanh Phương /RFI

17/01/2023

Các máy bay của không quân Ấn Độ tới sân bay Hyakuri, Nhật Bản để tham gia cuộc tập trận chung ở Omitama, Ibaraki, đông bắc Tokyo, Nhật Bản. Ảnh chụp ngày 10/01/2023. AFP – STR 

Hôm qua, 16/01/2023, lần đầu tiên không quân của Nhật Bản và Ấn Độ đã có cuộc thao dượt chung trên không phận gần Tokyo, nhằm thể hiện quyết  tâm thắt chặt quan hệ về an ninh và quốc phòng trước đà bành trướng của Trung Quốc ở vùng châu Á-Thái Bình Dương. 

Từ Tokyo, thông tín viên Frédéric Charles tường trình:

Các cuộc tập trận chung chưa từng có giữa Nhật Bản và Ấn Độ, mà lại là trong không phận Nhật Bản, diễn ra trong khuôn khổ liên minh không chính thức của Bộ tứ QUAD (Đối thoại bốn bên vì an ninh), quy tụ Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và Hoa Kỳ. Một cơ chế mà Trung Quốc xem như là một khối NATO châu Á nhằm chống lại Bắc Kinh. 

Các cuộc thao dượt sẽ kéo dài 11 ngày tại căn cứ không quân Hyakuri, nằm ở phía đông bắc Tokyo, huy động 8 chiến đấu cơ F-2 và F-15 của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, cùng với 150 quân nhân của Không quân Ấn Độ. 

Nhật Bản đang lo ngại là “những gì đang diễn ra ở Ukraina có thể sẽ tái diễn ở vùng Đông Á”, nhất là khi họ thấy căng thẳng đang gia tăng chung quanh Đài Loan. Trung Quốc ngày càng  bị xem là một mối đe dọa. Cho nên, mục tiêu của liên minh QUAD là bảo đảm một vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở.  

Nhật Bản và Ấn Độ đã từng thao dượt chung tại vùng Ấn Độ Dương. Vào tháng 05/2021, các chiến hạm của Mỹ, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản đã tập trận chung ở vùng Vịnh Bengale. Tham gia cuộc thao dượt còn có một hạm đội của Pháp, bao gồm tàu chở trực thăng Tonnerre và khu trục hạm Surcouf.  Hạm đội này sau đó đã tham gia các cuộc tập huấn trên biển và trên bộ ở Nhật Bản. Pháp có nhiều lãnh thổ ở vùng Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương.

Nhật Bản đã quyết định tăng gấp đôi ngân sách Quốc Phòng lên thành 2% GDP để nâng mức chi tiêu quân sự bằng với mức của các nước thành viên khối NATO.


Diễn đàn kinh tế thế giới Davos khai mạc, Oxfam tố cáo tình trạng nghèo đói cùng cực tăng vọt

Trọng Thành /RFI – 15/01/2023

Trung tâm hội nghị Davos, Thụy Sĩ, ngày 15/01/2023. REUTERS – ARND WIEGMANN 

Hôm nay, 16/01/2022, Diễn đàn thường niên của giới tinh hoa kinh tế và chính trị thế giới khai mạc tại Davos, Thụy Sĩ. Nhân dịp này, liên minh chống nghèo đói và bất công toàn cầu Oxfam công bố kết quả một cuộc khảo sát lớn, cho thấy nhóm 1% người giàu nhất hành tinh tiếp tục giàu lên trong thời gian đại dịch, với số tiền thu về ước tính 2,7 tỉ đô la/ngày, trong lúc tình trạng nghèo đói cùng cực lần đầu tiên gia tăng trở lại khắp nơi trên toàn cầu. 

Từ Davos, đặc phái viên Mounia Daoudi gửi về bài tường trình :

‘‘Điểm ghi nhận chính của cuộc khảo sát quy mô lớn do tổ chức Oxfam thực hiện là sự tăng nhanh mức độ tập trung tài sản vào tay một thiểu số rất nhỏ, trong bối cảnh lần đầu tiên từ 25 năm qua, tình trạng nghèo đói cùng cực gia tăng trở lại. Ông Quentin Parrinello, đồng tác giả của báo cáo về bất bình đẳng toàn cầu, nhận định :

‘‘Điều gây sốc là nhóm những người rất giàu nay lại càng giầu hơn, đặc biệt nhờ ở các biện pháp can thiệp của chính quyền trong bối cảnh đại dịch Covid, với hàng trăm tỉ đô la được huy động. Họ giàu lên không phải nhờ các lựa chọn về chiến lược và kinh tế thực sự xuất sắc. Hiện tại, chúng ta đang phải trả giá cho các chi phí đối phó với cuộc khủng hoảng này. Điều hoàn toàn hợp lý là buộc họ phải đóng góp tài chính cho việc giải quyết khủng hoảng. 

 Lo-gích này vẫn chưa thực sự được thực hiện. Đại diện của Oxfam tố cáo sự thiếu can đảm chính trị về chính trị : ‘‘Chúng ta thấy là có đến 75% chính quyền trên toàn cầu đang chủ trương cắt giảm đầu tư cho y tế, cho giáo dục, cho an sinh xã hội, để dùng tiền trả cho những chi phí trong thời gian khủng hoảng dịch. Rõ ràng có sự thiếu can đảm về chính trị. Cho dù việc có được một hệ thống y tế hiệu quả là cần thiết, với hệ thống an sinh cho phép bảo vệ những người bấp bênh nhất’’.

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng về giá cả đắt đỏ đã được chỉ ra như rủi ro chủ yếu đè nặng lên nền kinh tế thế giới trong hai năm tới, Oxfam muốn trở thành tổ chức phát ngôn cho nỗi bức xúc lan rộng trong xã hội, hiện không còn chừa bất kỳ khu vực nào trên thế giới’’.


Quan chức Bắc Kinh: ‘thêm 5 triệu người chết không là gì cả’

Huệ Liên

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/01/anh-chup-man-hinh-2023-01-17-luc-44616-ch-700x366.jpg

Jiang Yunzhong, Bí thư Đảng ủy Thư viện Đại học Thanh Hoa Bắc Kinh. (ảnh từ trang web của Đại học Thanh Hoa). 

Vì Trung Quốc đột ngột tuyên bố mở phong tỏa hoàn toàn nên dịch bệnh trở nên nghiêm trọng. Trung Quốc có công bố vào ngày 14 tháng 1 rằng số người chết vì dịch bệnh đã lên tới gần 60.000 người. Một số nguồn tin không chính thức cho rằng con số người chết thực tế có thể gấp 100, hoặc thậm chí 1000 lần con số này.

Jiang Yunzhong, Bí thư Đảng ủy Thư viện Đại học Thanh Hoa Bắc Kinh, đã đưa ra một bài báo để ủng hộ chính sách phòng chống dịch bệnh chính thức của Trung Quốc, ông nói rằng chính phủ Trung Quốc từ lâu đã “chuẩn bị” cho cái chết của hàng triệu người sau khi mở phong tỏa, và không có gì to tát nếu có thêm 5 triệu người chết!.

Nhận xét này khiến nhiều cư dân mạng Trung Quốc tức giận, và các quan chức Trung Quốc cũng đã xóa tất cả các bài báo liên quan.

Theo báo cáo của “Đài phát thanh châu Á tự do”, Jiang Yunzhong đã đăng trên vòng kết nối bạn bè của mình vào ngày 14 tháng 1 rằng chính phủ Trung Quốc đã chuẩn bị cho cái chết của hàng triệu người sau khi mở phong tỏa, vì dịch bệnh sắp kết thúc. Số người chết như vậy là không nhiều, vẫn nằm trong phạm vi chấp nhận được.

Ông ta đã nói “Vậy nếu vài triệu người chết thì sao?” Ông nói rằng Trung Quốc chết 10 triệu người vào năm 2021, và bây giờ sẽ có thêm 5 triệu người chết, nghĩa là tăng 50% số người chết. Sự khác biệt giữa hai người chết và bây giờ là ba người chết, tỷ lệ tử vong không tăng gấp đôi, tại sao không thể chấp nhận được?”.

Theo thống kê không chính thức, từ ngày 10 tháng 11 đến ngày 10 tháng 12 năm ngoái, tổng cộng 16 giáo sư của Đại học Tsing Bắc Kinh đã qua đời và Đại học Bắc Kinh Từ đầu tháng 11 đến ngày 22 tháng 12 năm ngoái, 24 giáo sư qua đời. Một số cư dân mạng đã tức giận hỏi Jiang Yunzhong: “Các giáo sư già ở Thanh Hoa vừa qua đời có biết ông nói gì không?”

Nội dung liên quan như bài đăng trên Weibo và bài viết của NetEase mắng mỏ Jiang Yunzhong đã bị xóa khỏi kệ chính thức và không thể tìm thấy báo cáo liên quan nào.


Belarus mở phiên toà xử các nhà hoạt động dân chủ 

Thứ Ba này phiên tòa xét xử Sviatlana Tsikhanouskaya và bốn nhà hoạt động dân chủ Belarus khác sẽ bắt đầu. Nhưng bà Tskihanouskaya — lãnh đạo phe đối lập của đất nước, người đã đứng ra thách thức tổng thống Alexander Lukashenko trong cuộc bầu cử 2020 — sẽ không có mặt. Bà đã rời đất nước ngay sau cuộc bầu cử và đã sống lưu vong kể từ đó. Tuần này bà sẽ đến Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos để nói về hồi sinh kinh tế ở một Belarus dân chủ.

Những chỉ trích về hồ sơ nhân quyền của Belarus đang nhường chỗ cho làn sóng lên án việc nước này ủng hộ Nga xâm lược Ukraine. Nhưng Belarus đang đẩy mạnh đàn áp kể từ sau cuộc bầu cử: hàng trăm nhóm xã hội dân sự bị đóng cửa, bên cạnh khoảng 1.500 người bất đồng chính kiến bị bắt giam. Đầu tháng 1, nhà hoạt động nhân quyền Ales Bialiatski, chủ nhân giải Nobel Hòa bình, đã bị xét xử ở thủ đô Minsk vì tội tài trợ biểu tình. Bà Tsikhanouskaya được cho là bị buộc tội phản quốc và bạo loạn, và chắc chắn sẽ bị kết tội. Bà đã gọi phiên tòa là một “sự ô nhục.”.


Thị trường lao động Anh thắt chặt 

Số liệu lạm phát tháng 12 của Anh, được công bố vào thứ Tư, sẽ cho thấy áp lực giá cả đang giảm nhẹ, phần nào nhờ giá năng lượng giảm. Nhưng quan trọng hơn đối với các quyết định lãi suất trong tương lai của Ngân hàng Anh sẽ là số liệu thị trường lao động trong ba tháng tính đến tháng 11, được công bố vào thứ Ba.

Mặc dù nền kinh tế đang chậm lại, có rất ít dấu hiệu cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của Anh đang tăng. Một thị trường lao động thắt chặt như vậy là mối lo cho ngân hàng trung ương. Nhưng vấn đề đáng quan ngại hơn là việc lượng lớn người lao động rời bỏ thị trường lao động trong thời kỳ đại dịch, chủ yếu là người cao tuổi. Để kéo họ quay lại, bộ tài chính Anh thậm chí đã cân nhắc tạm thời giảm thuế cho người trên 50 tuổi để hạ tỉ lệ nghỉ hưu sớm. Tăng cung để hạ nhiệt thị trường lao động sẽ ít đau đớn hơn là dùng lãi suất cao để kéo giảm cầu.


Tiến trình điều tra vụ giẫm đạp Itaewon 

Cuộc điều tra của quốc hội Hàn Quốc về vụ giẫm đạp ở Seoul hôm 29 tháng 10 năm 2022, vốn khiến 159 người thiệt mạng, sẽ khép lại vào thứ Ba. Nó sẽ không thể an ủi nhiều gia đình các nạn nhân. Các thành viên của uỷ ban có nhiệm vụ điều tra lý do tại sao những người đi chơi lễ Halloween lại được phép chen chúc vào các con hẻm chật hẹp của Itaewon, một địa điểm tiệc tùng nổi tiếng, để dẫn đến thương vong thảm khốc. Nhưng thay vào đó họ đã bị phân tâm bởi các hoạt động chính trị, những lời buộc tội mang tính tư lợi và đấu khẩu nảy lửa. Cuộc điều tra riêng của cảnh sát kết thúc hôm 13 tháng 1 đề nghị truy tố 23 người. Chỉ có các cơ quan chức năng địa phương bị cáo buộc, dù một số người cho rằng chính phủ quốc gia phải chịu trách nhiệm.

Đây là bi kịch thứ hai vì buông lỏng quản lý xảy ra với giới trẻ Hàn Quốc trong những năm gần đây. Năm 2014, vụ chìm phà ngoài khơi bờ biển phía tây nam của đất nước đã giết chết hơn 300 người, hầu hết là học sinh. Chính thảm họa đó đã góp phần khiến tổng thống bị mất chức. Gia đình các nạn nhân ở Seoul, và công chúng, sẽ tiếp tục thúc đẩy tìm kiếm câu trả lời.


Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht tuyên bố từ chức 

Sau nhiều chỉ trích về thông điệp bà đăng trên mạng xã hội vào đêm giao thừa. Trong video — được quay với pháo hoa ở hậu cảnh — bà nói cuộc chiến ở Ukraine gắn liền với “nhiều cuộc gặp gỡ với những con người thú vị, tuyệt vời.” Bà Lambrecht, một thành viên của Đảng Dân chủ Xã hội cầm quyền, còn bị chỉ trích vì các thiếu sót quản lý trong tiến trình cải cách quân đội.


Chủ tịch Ủy ban Giám sát Hạ viện Hoa Kỳ, 

Người thuộc đảng Cộng hòa, đã yêu cầu được xem nhật ký khách đến thăm nhà của tổng thống Joe Biden ở Delaware. Tin từ ngày 9 tháng 1 cho thấy các tài liệu mật đã được phát hiện ở nhà ông từ tháng 11; bên cạnh một lô khác vừa được tìm thấy trong tuần này. Đảng Cộng hòa tố cáo phe Dân chủ đạo đức giả — vì đảng này luôn cho rằng Donald Trump phải bị truy tố vì vi phạm quy định về tài liệu mật.


Con gái cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra sẽ ra tranh cử thủ tướng Thái Lan 

16/01/2023 

Reuters 

Cô Paetongtarn Shinawatra (đứng giữa) trong một buổi tập hợp của Đảng Pheu Thai

Cô Paetongtarn Shinawatra (đứng giữa) trong một buổi tập hợp của Đảng Pheu Thai 

Con gái của cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra, người đã sống lưu vong nhiều năm, tuyên bố sẵn sàng tranh cử thủ tướng trong cuộc bầu cử năm nay, trong lúc phe đối lập chính đang tìm cách lấy lại quyền lực sau khi bị lật đổ trong cuộc đảo chính 8 năm trước.

Paetongtarn Shinawatra, có cha là ông Thaksin và cô ruột là bà Yingluck Shinawatra đều từng là thủ tướng các chính phủ bị quân đội lật đổ, sẽ ra tranh cử dưới màu áo Đảng Pheu Thai, phiên bản mới nhất của phong trào dân túy do gia tộc tỷ phú Shinawatra thành lập hai thập kỷ trước.

“Vâng, tôi đã sẵn sàng,” bà nói với các phóng viên vào cuối ngày 15/1 ở đông bắc Thái Lan, thành trì nông thôn của gia tộc Shinawatra vốn đã mang lại cho họ thế đa số chưa từng có trong năm cuộc bầu cử kể từ năm 2001.

“Chúng tôi muốn đảng mình giành chiến thắng cách biệt để có thể thực hiện những lời hứa mà chúng tôi đưa ra với người dân,” bà nói.

Đảng Pheu Thai, vốn cực kỳ được lòng dân trong tầng lớp lao động ở nông thôn và thành thị, đã giành được hầu hết các ghế trong cuộc bầu cử gần đây nhất vào năm 2019 nhưng đã không thể thành lập chính phủ.

Các chính quyền trung thành với người của nhà Shinawatra đều đã bị lật đổ bởi quân đội hay phán quyết của tòa án, vốn đổ thêm dầu vào cuộc khủng hoảng chính trị triền miên vốn cứ thăng trầm ở Thái Lan trong hơn 17 năm qua.

Bà Paetongtarn, 36 tuổi, đã tham dự các cuộc tập hợp của đảng trong năm qua và đang dẫn đầu các cuộc thăm dò dư luận trong những tháng gần đây về các ứng cử viên thủ tướng hàng đầu, vượt xa ông Prayuth Chan-ocha, thủ tướng đương nhiệm, người mà khi còn là tư lệnh quân đội đã lật đổ chính phủ của bà Yingluck.

Cả bà Yingluck và ông Thaksin đều đang sống ở nước ngoài để tránh án tù mà chính quyền quân đội đưa ra.

Ông Prayuth đã nắm quyền từ năm 2014, ban đầu là lãnh đạo tập đoàn quân sự và sau đó là thủ tướng được Quốc hội lựa chọn sau cuộc bầu cử năm 2019 mà những người chỉ trích cho rằng được tổ chức theo các quy tắc được lập ra nhằm giúp ông nắm quyền. Ông Prayuth khẳng định ông đã giành được chức thủ tướng một cách công bằng.

Ông Prayuth, 68 tuổi, đã gia nhập Đảng Quốc gia Thái Lan mới vào tuần trước, đã nói bóng gió rằng ông tranh cử để giữ chức thủ tướng.

Ông vẫn chưa giải tán quốc hội và một cuộc bầu cử phải được tổ chức trước tháng Năm.


2023 – Một năm khó khăn của Tập Cận Bình – Tin xấu dồn dập tới với ông Tập Cận Bình

Hiếu Chân/SGN
16/01/2023

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/11/317554576_10159054299588359_3079665261743264780_n.jpg

Một bức hý hoạ của người dân Trung Quốc miêu tả “hoàng đế” Tập Cận Bình giữa vòng vây. 

Năm 2023 mới chỉ bắt đầu nhưng tin xấu đã dồn dập tới với ông Tập Cận Bình, “tân hoàng đế” của Trung Quốc.

Bắt đầu từ tăng trưởng kinh tế: Hôm thứ Hai 16 tháng Giêng 2023 Tổng cục Thống kê nhà nước Trung Quốc (NBS) vừa công bố dữ liệu cho thấy năm 2022 nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chỉ tăng trưởng 3.0% so với năm trước; thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu 5.5% mà chính phủ nước này đặt ra. 

Đây là mức tăng tổng sản lượng nội địa (GDP) thấp nhất của Trung Quốc trong một phần tư thế kỷ qua, và nếu loại trừ mức tăng ảm đạm 2.2% năm 2020 – năm bùng phát đại dịch COVID-19 – thì mức tăng GDP năm 2022 là thấp nhất kể từ năm 1976, năm Chủ tịch Mao Trạch Đông qua đời và Đặng Tiểu Bình bắt đầu công cuộc đổi mới. 

Nhưng số liệu của NBS không hẳn được giới quan sát tin cậy. Ngân hàng Thế giới (World Bank) và nhiều nhà kinh tế được hãng tin Pháp AFP hỏi ý kiến đều cho rằng kinh tế Trung Quốc chỉ tăng 2.7% trong năm 2022.

Về con người, lần đầu tiên kể từ năm 1961, Trung Quốc chứng kiến dân số bị giảm khi sinh suất thấp hơn tử suất – nghĩa là số trẻ em được sinh ra ít hơn số người chết, báo hiệu một cuộc khủng hoảng về dân số học, có tác động sâu sắc tới nền kinh tế nước này và cả thế giới nữa. 

Cũng số liệu của NBS cho thấy trong năm 2022, trong 100.000 dân thì có 677 em bé được sinh ra, ít hơn mức 752 em bé trong năm 2012; còn số người chết là 737, nhiều hơn mức 718 người của năm 2021. Tính chung, trong năm qua dân số Trung Quốc giảm đi 850.000 người, chỉ còn 1.411.750.000 (một tỷ bốn trăm mười một triệu bảy trăm năm chục ngàn người). Nhìn xa hơn, các chuyên gia Liên hiệp quốc dự báo tới năm 2050, dân số Trung Quốc sẽ giảm 109 triệu người, nhiều hơn tổng dân số của Việt Nam hiện nay. 

Triển vọng “chưa giàu đã già” của Trung Quốc là có thật, nền kinh tế sẽ bị suy giảm do doanh thu giảm và nợ công của chính phủ tăng lên.

Không rõ khi đưa ra con số về sinh suất-tử suất, cơ quan NBS của Trung Quốc đã tính tới những người đã chết vì COVID-19 trong tháng cuối năm hay chưa. Từ ngày 8 tháng Mười Hai 2022, Trung Quốc đột ngột bãi bỏ chính sách “zero-COVID” và các biện pháp phòng dịch khắc nghiệt, để cho biến thể Omicron tự do tung hoành, dẫn tới tình trạng quá tải khủng khiếp ở các bệnh viện, nhà tang lễ và cả các cơ sở hỏa táng. Trung Quốc công bố trong tháng có 37 người chết vì COVID, sau đó trước áp lực của quốc tế và dân chúng trong nước, Bắc Kinh đã phải nâng con số tử vong này lên gần 60.000 người. 

Nhưng sự thật vẫn còn rất xa. Một nghiên cứu do Đại học Bắc Kinh công bố cho biết tính tới 11 tháng Giêng 2023, số người bị nhiễm COVID ở Trung Quốc đã lên tới 900 triệu; 64% dân số của quốc gia khổng lồ này đã nhiễm virus. Báo cáo cho biết cụ thể từng địa phương như ở tỉnh Cam Túc có 91% dân số bị nhiễm, ở Vân Nam là 84% và ở Thanh Hải 80%. 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ tử vong bình quân toàn cầu của bệnh nhân COVID-19 (case fatality rate – CFR) là gần 2%, hoặc 1% ở những nơi dân số trẻ, có biện pháp phòng chống và điều trị tích cực. Cứ cho rằng, nhờ chính sách “zero-COVID” mà CFR của Trung Quốc đạt mức thấp nhất, 1%, thì cũng đã có không dưới 9 triệu người chết. Một viện nghiên cứu sức khỏe toàn cầu có trụ sở tại Đại học Washington ở Seattle dự đoán số người chết ở Trung Quốc có thể là “hơn một triệu trong năm 2023”. Tồi tệ hơn, công ty dữ liệu y tế Airfinity của Anh dự đoán 1,7 triệu người Trung Quốc sẽ chết tính đến cuối tháng Tư.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/12/GettyImages-1245164220-1.jpg

Sinh viên Trung Quốc biểu tình ở Bắc Kinh hôm 27 tháng Mười Một đòi chấm dứt p[hong tỏa, đòi tự do ngôn luận không kiểm duyệt và đòi ông Tập Cận Bình phải từ chức. Ảnh Stringer/Anadolu Agency via Getty ImagesTại đại hội lần thứ 20 của đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng Mười 2022, ông Tập Cận Bình đã đăng quang “hoàng đế”, phá vỡ quy tắc hai nhiệm kỳ của chức tổng bí thư đảng, tập hợp quanh mình những đồng minh trung thành nhất – những người thường ca tụng nhà lãnh đạo và thổi phồng tầm nhìn của ông về một Trung Quốc thịnh vượng. 

Nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang, cảm giác hưng phấn đó tan biến trong bối cảnh nỗi đau kinh tế ngày càng gia tăng và làn sóng phản đối của công chúng chống lại chiến lược phong tỏa và đóng cửa biên giới không khoan nhượng của ông Tập.

Chính sách “zero COVID” của Trung Quốc, không giống bất kỳ nước nào, thực chất là một vết thương do chính họ gây ra, và bị làm trầm trọng hơn do phong cách lãnh đạo độc đoán của ông Tập. Ông Tập nhiều lần nhấn mạnh, số người chết vì COVID của Trung Quốc thấp một cách đáng kinh ngạc là một thành tựu lớn của đảng CSTQ, là minh chứng cho sự ưu việt của chế độ đảng trị, quyền hành tập trung vào một “minh quân” của Trung Quốc so với sự hỗn loạn và bế tắc của chế độ dân chủ phương Tây. 

Bây giờ thì ảo tưởng đó đã sụp đổ; đảng CSTQ bị buộc phải mở cửa, bãi bỏ hạn chế “zero-COVID” và số người nhiễm bệnh đã cao gấp rưỡi so với tổng số người bệnh toàn thế giới, trừ Trung Quốc.

Alfred Wu, phó giáo sư tại Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu ở Singapore, nhận định với báo The Wall Street Journal: “Ông Tập nhận hết công lao, nhưng đến sự thể này thì chính ông là người đáng bị đổ lỗi,” và nói thêm rằng 2023 “có thể là một năm đầy biến động đối với Tập Cận Bình”.

Theo ông Wu, đảng CSTQ Trung Quốc sẽ phải nỗ lực hết mức để vực dậy kinh tế, ổn định xã hội và quan trọng nhất là khôi phục lòng tin của công chúng vào chế độ, vào nhà lãnh đạo tối cao Tập Cận Bình. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã hứa hẹn sẽ mang lại mức tăng trưởng kinh tế “hợp lý” vào năm 2023, kêu gọi kích thích nhu cầu trong nước đồng thời báo hiệu việc nới lỏng các quy định đã gây ra đà suy thoái của thị trường bất động sản và cản trở đầu tư của doanh nghiệp tư nhân.

Nhưng ông Tập không thừa nhận khiếm khuyết của mô hình cai trị độc tài từ trên xuống. Tại một cuộc họp của Bộ Chính trị đảng CSTQ vào tháng Mười Hai 2022, ông Tập nhấn mạnh tới sự “tuyệt đối trung thành” và đổ lỗi cho các quan chức địa phương đã thực hiện sai các chính sách của ông. Theo ông Tập, “zero COVID” và “sống chung với COVID” không trái ngược nhau mà chỉ là hai giai đoạn của một chính sách phòng dịch. “Chúng ta hiện bước vào một giai đoạn kiểm soát đại dịch mới, vẫn còn những thách thức khó khăn. Hãy nỗ lực hơn nữa để vượt qua, kiên trì là chiến thắng, đoàn kết là chiến thắng,” ông Tập nói với người dân Trung Quốc trong thông điệp năm mới trên truyền hình. 

Nhưng 1.4 tỷ dân Trung Quốc và đặc biệt là giới kinh doanh, còn tin ở ông Tập, ở đảng CSTQ tới mức nào? Andrew Collier, giám đốc điều hành của Orient Capital Research tại Hong Kong, nhận xét: “Người dân Trung Quốc biết ai là người chịu trách nhiệm. Số người chết khổng lồ, cùng với thị trường bất động sản sụp đổ sẽ thử thách lòng tin của người dân đối với Bắc Kinh vào năm 2023.”

Tất nhiên sẽ là ảo tưởng nếu nghĩ rằng những thách thức kể trên sẽ làm cho đảng CSTQ sụp đổ, ông Tập Cận Bình sẽ thúc thủ. Bằng biện pháp đàn áp tàn bạo và mua chuộc tinh vi, đảng CSTQ đã nhiều lần vượt những thách thức còn trầm trọng hơn rất nhiều. Ông Wu, học giả tại Singapore, nhận xét, bất chấp những thất bại gần đây, ông Tập dường như sẽ củng cố hơn nữa bàn tay sắt của mình và đẩy mạnh những mục tiêu ông đã đặt ra. “Vào những thời điểm khó khăn, ông ta thường nhấn mạnh sự cần thiết của ‘tinh thần chiến đấu’ và khẳng định rằng họ phải vượt qua mọi thử thách”, ông Wu nói.

Nên cẩn trọng với “tinh thần chiến đấu” mà ông Tập đang gieo rắc. 


XEM THÊM:

Thời sự thế giới Thứ Hai 05 tháng 9 năm 2022

Monday, September 5th, 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

Đặc sứ Hoa Kỳ về Khí hậu John Kerry bắt đầu chuyến thăm Việt Nam

Đặc sứ Hoa Kỳ về Khí hậu John Kerry bắt đầu chuyến thăm Việt Nam

Đặc sứ Hoa Kỳ về Khí hậu John Kerry tại một họp báo tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thuỵ Sĩ, hôm 24/5/2022 

(more…)

Thế giới hôm nay: 15/08/2022

Monday, August 15th, 2022

By thoisu 02 , August 15, 2022 0 Comments

Nguồn: The Economist Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

(more…)

Sau Pelosi đến Đài Loan, Ấn Độ làm nhục Trung Quốc khi cho trực thăng quân sự chở Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Ladakh

Thursday, August 11th, 2022
Anirban Bhaumik
Anirban Bhaumik, DHNS, New Delhi,

NGÀY 10 THÁNG 8 NĂM 2022, – CẬP NHẬT: 11 THÁNG 8 NĂM 2022,

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã bay trên trực thăng Dhruv của Không quân Ấn Độ (IAF) từ Leh đến một tu viện có từ thế kỷ 15 nằm gần Lingshed, một trong những ngôi làng xa nhất của Lãnh thổ Liên minh Ladakh. Tín dụng: PRO Defense Srinagar
(more…)

Sáng kiến kinh tế Ấn độ Dương – Thái Bình Dương – CSIS 

Thursday, May 26th, 2022

Unpacking the Indo-Pacific Economic Framework Launch

CSIS ngày 23/5/2022

Photo: SAUL LOEB/AFP/Getty Images

Hoa Kỳ đã lựa chọn các nhà đàm phán cho Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Biden

(more…)

Tin buổi tối ở Ukraine: Năm diễn biến – Putin và TTK LHQ ‘chuẩn bị hội đàm ở Moscow’

Friday, April 22nd, 2022

Nga tìm cách chiếm toàn bộ miền nam Ukraine, và tình nhân Putin tái xuất hiện ở Moscow

Sophie Tanno22 tháng 4 năm 2022 •

Các phương tiện bị cháy được nhìn thấy tại Nhà máy luyện kim Illich Iron & Steel Works ở Mariupol
Các phương tiện bị cháy được nhìn thấy tại Nhà máy luyện kim Illich Iron & Steel Works ở Mariupol NGUỒN : Alexei Alexandrov
(more…)

Ấn Độ sẽ điều 4 tàu chiến vào Biển Đông, thách thức ‘lằn ranh đỏ’ của Trung Cộng

Thursday, August 5th, 2021
Ấn Độ đưa tàu chiến vào Biển Đông
Ảnh chụp một tàu chiến của Ấn Độ đang tiến hành một cuộc tập trận. (Ảnh: Arun Sankar/AFP/Getty Images)
Nghe âm thanh
  • Thứ năm, 05/08/2021

Bộ Quốc phòng Ấn Độ vào hôm thứ Hai (2/8) đã thông báo rằng, Ấn Độ sẽ triển khai một hạm đội đặc nhiệm gồm 4 tàu chiến đến Biển Đông trong vòng hai tháng để tiến hành các cuộc tập trận quân sự cùng với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc.

Hạm đội đặc nhiệm này bao gồm một Khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường, một Khinh hạm mang tên lửa dẫn đường, một Khinh hạm chống ngầm và một Khinh hạm mang tên lửa dẫn đường hạng nhẹ. Bộ Quốc phòng Ấn Độ tuyên bố rằng hạm đội này sẽ rời Ấn Độ vào đầu tháng 8, nhưng không cho biết thời gian cụ thể.

Trong thời gian triển khai kéo dài 2 tháng, hạm đội này của Ấn Độ sẽ tiến hành các cuộc tập trận hải quân chung với các nước như Malaysia, Việt Nam, Philippines, Singapore, Indonesia và Úc. Ngoài ra, họ còn tham gia cuộc tập trận quân sự của Bộ Tứ Kim cương – “Malabar-21” ở Tây Thái Bình Dương cùng với Nhật Bản, Úc và Hoa Kỳ.

Phía Ấn Độ cho biết trong tuyên bố của mình rằng: “Dựa trên các lợi ích hàng hải chung và cam kết đối với tự do hàng hải trên biển, những hoạt động ​​hàng hải này sẽ tăng cường sức mạnh tổng hợp và khả năng phối hợp giữa Hải quân Ấn Độ và các đồng minh”.

Trung Cộng sợ cuộc đối thoại của Bộ tứ

Kênh truyền thông Ấn Độ TimesNowNews đưa tin vào hôm thứ Hai rằng, đây là một tín hiệu thách thức từ phía Ấn Độ đối với Trung Cộng.

Trong những tuần gần đây, Biển Đông đã trở thành một điểm nóng cho các hoạt động hải quân của nhiều quốc gia. Đức đã cử một tàu chiến đến Biển Đông vào hôm thứ Hai để gia nhập hàng ngũ cùng các nước phương Tây khác và mở rộng sự hiện diện quân sự của Đức ở trong khu vực. Đây là hành động đầu tiên của Đức trong gần hai thập kỷ qua.

Vào tuần trước, Hàng không mẫu hạm của Anh đã đi ngang qua khu vực biển rộng 1.3 triệu dặm vuông này. Hạm đội hành động trên biển của Hoa Kỳ và quân đội của Trung Cộng cũng đã liên tiếp có các cuộc tập trận tại đây.

Bắc Kinh đã tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, biến vô số bãi đá ngầm và bãi cát trong khu vực này thành các hòn đảo nhân tạo, sau đó phòng thủ chặt chẽ bằng tên lửa, đường băng và các hệ thống vũ khí.

Theo CNN đưa tin, ông Collin Koh, một chuyên viên nghiên cứu về các vấn đề hải quân tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore đã nói rằng: Ấn Độ hằng năm đều tiến hành một đợt triển khai như vậy, đây là “lần xuất hiện bắt mắt nhất của Hải quân Ấn Độ ở phía đông eo biển Malacca”.

“Sự xuất hiện của hạm đội này ở Biển Đông, ngay cả khi ở ngoài ranh giới 12 hải lý của mỗi vị trí mà Trung Quốc chiếm đóng cũng đã đủ đáp ứng cho mục tiêu chiến lược của New Delhi, nó cho thấy họ dự định sẽ tiếp tục tham gia vào các sự vụ ở trong khu vực Tây Thái Bình Dương này”. 

Tuyên bố của Ấn Độ cho biết: “Ngoài việc dừng chân định kỳ ở các bến cảng, hạm đội đặc nhiệm này sẽ hoạt động với hải quân của các nước đồng minh để xây dựng mối quan hệ quân sự và phát triển khả năng tương tác trong khi hành động trên biển cũng như trong chiến tranh”.

Vào tháng 6/2020 đã xảy ra một cuộc đụng độ đẫm máu giữa lực lượng vũ trang Ấn Độ và Trung Quốc tại Galwan – khu vực nằm trên biên giới giữa hai nước. 20 binh sĩ Ấn Độ đã thiệt mạng trong cuộc đụng độ này. Quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang rơi vào khủng hoảng.

Kể từ khi cuộc đụng độ này xảy ra, Ấn Độ đã luôn hy vọng sẽ nối lại “đối thoại an ninh giữa bộ tứ”. Đây là mối quan hệ an ninh không chính thức giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc. 

Sau khi Bộ tứ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến vào tháng 3 năm nay, tờ Washington Post đã đăng một bài báo cho biết, Liên minh Bộ tứ đang nỗ lực để “đảm bảo rằng khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có tính giao thương và có sức sống, tuân theo luật pháp quốc tế, tự do hàng hải và giải quyết các tranh chấp theo phương thức hòa bình cùng các nguyên tắc cơ bản khác, và tất cả các quốc gia trong khu vực đều có thể đưa ra lựa chọn chính trị của riêng mình mà không bị ép buộc”.

Vương Nghị, Bộ trưởng Ngoại giao của Trung Cộng nói rằng, “đối thoại an ninh giữa bộ tứ” là một “tai họa ngầm” nhằm át chế Trung Cộng, là phiên bản Ấn Độ – Thái Bình Dương của “NATO”.

Hoa Kỳ và Ấn Độ hợp tác để kiềm chế Trung Cộng

Trung Cộng thường xuyên hặm hực với các lực lượng hải quân nước ngoài xuất hiện trên Biển Đông. Trước việc triển khai Hàng không mẫu hạm ở trong khu vực này gần đây của Anh quốc, các kênh truyền thông của Trung Cộng đã cáo buộc phía Anh đang cố gắng làm sống lại “thời kỳ hoàng kim của Đế quốc Anh”, đồng thời muốn kích động Hoa Kỳ tiếp tục gây rắc rối.

Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã tập trung sự chú ý tại khu vực Á Châu, coi đây là nền tảng trong chương trình nghị sự về chính sách đối ngoại của chính phủ và luôn hoan nghênh sự xuất hiện của các đồng minh và các đối tác dân chủ ở trong khu vực.

Khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Lloyd Austin sang thăm Singapore vào tháng trước, ông đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác. Ông nói: “Tôi đặc biệt vui mừng khi thấy rằng những người bạn của chúng ta đã thiết lập một mối quan hệ an ninh bền chặt hơn với nhau, và đã tăng cường hơn nữa một loạt quan hệ đối tác, nhờ đó đã kiềm chế được sự xâm lược của Trung Cộng”.

“Việc khai triển các tàu hải quân của Ấn Độ là nhằm nhấn mạnh phạm vi hoạt động, mong muốn sống hòa bình và đoàn kết với các đồng minh, đồng thời đảm bảo trật tự trong lĩnh vực hàng hải và tăng cường các liên kết hiện có giữa các nước trong khu vực Ấn Độ Dương với Ấn Độ”, ông Lloyd Austin nói.

Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị của Trung Cộng cho biết vào hôm thứ Ba rằng, các nước riêng lẻ đang xúi giục gây bất hòa giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, đồng thời gửi một số lượng lớn tàu chiến và máy bay tiên tiến đến để tiến hành khiêu khích, phá vỡ hòa bình và ổn định ở trên Biển Đông.

Do Lí Ngôn, Lâm Nghiên thực hiện
Xuân Hoàng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc trên Epoch Times Hoa ngữ

Theo Epoch Tiếng Việt

Xem thêm:

ấn độ

Tin tức thế giới ngày Thứ tư 28 tháng 7 năm 2021 – Võ Thái Hà tổng hợp

Wednesday, July 28th, 2021

Vụ bê bối Pegasus làm rung chuyển chính trường Ấn Độ

Vụ bê bối phần mềm gián điệp Pegasus – trong đó hàng chục nghìn mục tiêu của phần mềm giám sát này bị rò rỉ cho báo chí – trở thành tâm điểm toàn cầu sau khi bị phanh phui trong tháng này. Một số khách hàng của Pegasus, chẳng hạn như chính phủ Azerbaijan hoặc Ả Rập Saudi, hiếm khi phải ra tường trình với ai. Song vài khách hàng khác thì không.

(more…)

Tin tức thế giới ngày Thứ bảy 22 tháng 5 năm 2021 – Võ Thái Hà tổng hợp

Saturday, May 22nd, 2021

Ấn Độ: Hàng trăm ngàn người nhiễm, trên 4.000 người chết mỗi ngày vì COVID

Xét nghiệm COVID-19 tại Ấn Độ.

Bộ Y tế Ấn Độ ngày 21/5 báo cáo có thêm 259.591 ca nhiễm COVID trong 24 giờ qua cùng với hơn 4.000 người chết.

Trung tâm Nguồn lực Virus Corona thuộc Đại học Johns Hopkins cho hay Ấn Độ chiếm 26 triệu trong số 165,6 triệu ca nhiễm trên thế giới. Mỹ chiếm 33 triệu ca.

(more…)

Tin tức thế giới ngày Thứ tư 19 tháng 5 năm 2021 – Võ Thái Hà tổng hợp

Wednesday, May 19th, 2021

Việt Nam : Chiều 19/5: Cả nước có thêm 109 ca mắc Covid-19

Theo Bộ y tế tính từ 12h đến 18h ngày 19/5 có 111 ca mắc mới, trong đó có 2 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh,109 ca mắc ghi nhận trong nước. Riêng Bắc Giang có 78 ca.

09 ca mắc ghi nhận trong nước gồm:

Cụ thể các ca ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (78 ca), Bắc Ninh (21 ca), Điện Biên (6) ca, Đà Nẵng (2 ca), Hồ Chí Minh (1 ca), Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (1 ca).

Thành phố Đà Nẵng

– CA BỆNH BN4580 ghi nhận tại Thành phố Đà Nẵng: nữ, 31 tuổi, địa chỉ tại quận SÆ¡n Trà, Thành phố Đà Nẵng; Ä‘ang được tiếp tục Ä‘iều tra thông tin dịch tá»….

– CA BỆNH BN4581 ghi nhận tại Thành phố Đà Nẵng: nữ, 37 tuổi, địa chỉ tại Thành phố Há»™i An, tỉnh Quảng Nam; là F1 cá»§a BN3545, đã được cách ly trước đó.

Kết quả xét nghiệm ngày 18/5/2021 của các bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.

Thành phố Hồ Chí Minh

– CA BỆNH BN4583 ghi nhận tại Thành phố Hồ Chí Minh: nữ, 34 tuổi, địa chỉ tại quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh; là F1 cá»§a BN4514, đã được cách ly trước đó. Kết quả xét nghiệm ngày 18/5/2021 dương tính vá»›i SARS-CoV-2.

Bệnh viện K cơ sở Tân Triều

– CA BỆNH BN4584 ghi nhận tại Bệnh viện K cÆ¡ sở Tân Triều (là F1 đã được cách ly trong bệnh viện từ trước).

Điện Biên

– CA BỆNH BN4585-BN4590 ghi nhận tại tỉnh Điện Biên: trong đó 4 ca là F1, 2 ca là F2 đã được cách ly từ trước. Kết quả xét nghiệm ngày 18/5/2021 dương tính vá»›i SARS-CoV-2.

Bắc Ninh

– CA BỆNH BN4591-BN4605, BN4607-BN4612 ghi nhận tại tỉnh Bắc Ninh: là các trường hợp F1 đã được cách ly từ trước. Kết quả xét nghiệm ngày 18-19/5/2021 dương tính vá»›i SARS-CoV-2.

Bắc Giang

– CA BỆNH BN4613-BN4690 ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang: liên quan Khu công nghiệp Quang Châu, Vân Trung, Đình Trám, Ná»™i Hoàng, Song Khê, chá»§ yếu là F1 công nhân công ty Hosiden, 2 ca ở cá»™ng đồng trong huyện phong tỏa (Việt Yên). Kết quả xét nghiệm ngày 17-18/5/2021 dương tính vá»›i SARS-CoV-2.

Xung đột Israel – Gaza : Pháp trình dá»± thảo nghị quyết yêu cầu ngừng bắn

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (T) và đồng nhiệm Ai Cập Abdel Fattah el-Sissi, trước cuá»™c họp qua video vá»›i Vua Jordani, Abdullah II, tại Ä‘iện Elysée, Paris, Pháp, ngày 18/05/2021. AP – Sarah Meyssonnier

Ná»— lá»±c ngoại giao quốc tế tiếp tục để tìm giải pháp cho xung đột Israel – Gaza, đã kéo dài hai tuần. Hôm qua, 18/05/2021, Pháp đệ trình lên Há»™i Đồng Bảo An (HĐBA) má»™t dá»± thảo nghị quyết yêu cầu ngừng bắn. Dá»± thảo cá»§a Paris được đệ trình má»™t hôm sau khi tổng thống Mỹ lần đầu tiên dè dặt á»§ng há»™ má»™t « lệnh ngưng bắn Â».

Theo phá»§ tổng thống Pháp, sau cuá»™c họp giữa tổng thống Emmanuel Macron, tổng thống Ai Cập Abdel Fattah Al-Sissi và quốc vương Jordani Abdallah II, « ba bên đã thống nhất về ba yếu tố căn bản. Đó là ngừng nổ súng, đã đến lúc đình chiến, và Há»™i Đồng Bảo An cần nắm lấy hồ sÆ¡ này Â», thông qua má»™t nghị quyết. Pháp đã trình bày dá»± thảo nghị quyết trong má»™t cuá»™c họp kín hôm qua, cuá»™c họp thứ tư trong vòng 8 ngày. Từ nhiều ngày nay, Paris đã thúc đẩy ngừng bắn khẩn cấp, vá»›i môi giá»›i Ai Cập. Khi được hỏi khi nào Pháp sẽ đề nghị HĐBA bỏ phiếu, má»™t nhà ngoại giao xin giấu tên cho biết là « sá»›m nhất có thể Â».

Phản ứng về dá»± thảo nghị quyết cá»§a Pháp, ông Trương Quân (Zhang Jun), đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, chá»§ tịch luân phiên cá»§a HĐBA trong tháng 5/2021, khẳng định Bắc Kinh á»§ng há»™ « các ná»— lá»±c chấm dứt khá»§ng hoảng, lập lại hòa bình Â». Đại diện cá»§a Nga tại LHQ, ông Dmitry Polyanskiy, cÅ©ng cho biết MatxcÆ¡va cÅ©ng nghiêng về á»§ng há»™ nghị quyết này.

Cho đến nay, Hoa Kỳ liên tục ngăn chặn ba dự thảo tuyên bố chung của Hội Đồng Bảo An, do Trung Quốc, Tunisia và Na Uy đề xuất. Hiện chưa rõ Mỹ sẽ phản ứng ra sao với dự thảo nghị quyết yêu cầu ngừng bắn của Pháp. Washington có thể sử dụng quyền phủ quyết để ngăn chặn nghị quyết này. Nghị quyết của HĐBA, để được thông qua, cần ít nhất 9 trên 15 quốc gia thành viên ủng hộ, và không có phủ quyết của một trong 5 thành viên thường trực.

Hôm qua, sau má»™t phiên họp khẩn giữa các ngoại trưởng Liên Hiệp Châu Âu, khối này Ä‘ã ra má»™t tuyên bố chung, kêu gọi Israel và Palestine ngừng bắn. Tuyên bố có sá»± tham gia cá»§a 26 trên 27 thành viên Liên Âu. Duy có Hungary từ chối á»§ng há»™. Ngày mai, thứ Năm 20/05, ngoại trưởng nhiều quốc gia thành viên LHQ sẽ đích thân tham dá»± má»™t thảo luận khẩn tại Đại há»™i đồng Liên Hiệp Quốc về xung đột Israel – Gaza.

Quân Israel tiếp tục oanh kích

Về tình hình tại chá»—, quân đội Israel tiếp tục không kích vào dải Gaza hôm nay ngay từ lúc bình minh, đặc biệt tại vùng phía nam, giáp ranh vá»›i Ai Cập. Quân đội Israel cho biết mục tiêu tấn công trong những ngày gần đây chá»§ yếu là các đường hầm, mà lá»±c lượng Hamas dùng để vận chuyển vÅ© khí, đạn dược. Theo cÆ¡ quan y tế tại Gaza, tổng cá»™ng có ít nhất 216 người chết, trong đó có 63 trẻ em, trong các cuá»™c oanh kích cá»§a Israel. Cảnh sát Israel cho biết, các hỏa tiá»…n bắn từ dải Gaza sang Israel khiến 12 người chết. Khoảng 90% hỏa tiá»…n cá»§a Hamas bị hệ thống phòng không Israel ngăn chặn.

Theo LHQ, dải Gaza – do lá»±c lượng Hamas kiểm soát, vá»›i 2 triệu dân, bị Israel phong tỏa nghiêm ngặt từ 15 năm nay, có nguy cÆ¡ lâm vào Â« khá»§ng hoảng nhân đạo Â». Cho đến nay, khoảng 72.000 người phải sÆ¡ tán, 2.500 người mất nÆ¡i ở do bom đạn tàn phá.

Tổng bãi công tại Đông Jerusalem và Cisjordani

Kể từ hôm qua, 18/05/2021, người Ả Rập – Israel và Palestine tại Đông Jerusalem và Cisjordani khởi sá»± cuá»™c tổng bãi công chưa từng có, để chống lại các đàn áp, và trước hết là chống lại các cuá»™c tấn công cá»§a Israel nhắm vào dải Gaza. Phóng sá»± cá»§a thông tín viên Sami Boukhelifa từ Jérusalem :

« Abu Nacer chuẩn bị đóng cá»­a hiệu ăn cá»§a ông. Bãi công là cách duy nhất đối vá»›i thương gia ở Đông Jerusalem này Ä‘ể bày tỏ tình Ä‘oàn kết. Ông nói : ‘‘HÆ¡n cả má»™t cuá»™c bãi công, đây là má»™t ngày để tang, để tưởng niệm những người chết tại Gaza. Cầu Chúa giúp họ ! Giá như người Palestine chúng tôi tại Jerusalem có thể làm được nhiều hÆ¡n để giúp họ, nhưng chúng tôi Ä‘ang sống trong vùng chiếm Ä‘óng’’.  

Ngược lại, những người Ả Rập Israel là các công dân cá»§a Nhà nước Do Thái. Sá»± tham gia cá»§a họ trong những tuần gần đây vào các cuá»™c phản kháng chống lại sá»± chiếm đóng cá»§a Israel là Ä‘iều chưa từng có.  

Diá»…n biến má»›i này khiến Abu Nacer ngạc nhiên. Ông nói : ‘‘Lần đầu tiên tôi cảm thấy dân Palestine thuá»™c đủ thành phần Ä‘oàn kết đến như vậy. Người Ả Rập Israel cÅ©ng á»§ng há»™ chúng tôi, chúng tôi cÅ©ng á»§ng há»™ họ’’.  

Rebhi, chá»§ má»™t cá»­a hiệu kế bên, cÅ©ng quyết định sẽ đóng cá»­a hàng. Ông nói : ‘‘Tôi lo rằng Intifada, cuá»™c nổi dậy lá»›n tiếp theo sẽ không chỉ nhắm vào người Israel, mà còn chống lại cả chính quyền Palestine (PNA, có trụ sở tại vùng Cijordani). Những người lãnh đạo chính quyền này – vốn là chính quyền cá»§a chúng tôi – đã giúp Israel đàn áp chúng tôi, đặc biệt là hợp tác vá»›i Israel về mặt an ninh’’.  

Trong các cuá»™c biểu tình, giá»›i trẻ Palestine tham gia đông đảo, giống như thương nhân này. Mục tiêu cá»§a họ là chống lại ách áp bức Israel, nhưng cÅ©ng là để chống lại sá»± “đồng lõa” cá»§a các lãnh đạo chính quyền Palestine PNA, mà họ coi là những kẻ phản bá»™i Â».

Nghị Viện Châu Âu kiến nghị dừng thỏa thuận đầu tư với Trung Quốc

Trụ sở Nghị Viện Châu Âu, Strasbourg, Pháp. Ảnh chụp ngày 06/10/2020. AFP – SEBASTIEN BOZON

Nghị Viện Châu Âu dá»± kiến sẽ thông qua má»™t kiến nghị vào ngày mai, 20/05/2021, chính thức yêu cầu đình chỉ tiến trình phê chuẩn thỏa thuận đầu tư Liên Âu-Trung Quốc, sau các biện pháp trừng phạt “vô căn cứ và tùy tiện” cá»§a Bắc Kinh nhắm vào các nghị sÄ© châu Âu vào đầu năm nay.

Theo báo mạng của Mỹ Politico, bản dự thảo kiến nghị cũng sẽ kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu tăng cường phối hợp với Hoa Kỳ để đối phó với Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh rằng mọi giao dịch thương mại với Đài Loan không nên bị thỏa thuận với Bắc Kinh “bắt làm con tin”.

Nếu được thông qua, kiến nghị cá»§a Nghị Viện Châu Âu được cho là sẽ giáng má»™t đòn mạnh hÆ¡n vào kỳ vọng ban đầu rằng thỏa thuận – vốn đã được đàm phán trong ròng rã bảy năm nhằm mở cá»­a thị trường Trung Quốc – có thể bắt đầu được phê chuẩn trong vài tháng tá»›i đây.

Theo dự thảo kiến nghị, vốn được các nhóm chính trị lớn nhất trong Nghị Viện Châu Âu ủng hộ, định chế lập pháp của Liên Âu sẽ bỏ phiếu để đòi hỏi: “Mọi quyết định xem xét Thỏa Thuận Đầu Tư Toàn Diện giữa EU và Trung Quốc, cũng như mọi cuộc thảo luận về việc Nghị Viện Châu Âu phê chuẩn, đều phải bị tạm ngưng vì lệnh trừng phạt của Trung Quốc được áp dụng”.

Dá»± thảo cÅ©ng sẽ yêu cầu Trung Quốc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt nhắm vào châu Âu, cÅ©ng như đòi Ủy Ban Châu Âu, tức là cÆ¡ quan hành pháp cá»§a EU, phải tham khảo ý kiến cá»§a Nghị Viện trước khi thá»±c hiện bất kỳ bước nào nhằm đúc kết và ký kết Thảo Thuận Đầu Tư vá»›i Trung Quốc.

Văn bản còn kêu gọi Ủy Ban Châu Âu biến “cuộc tranh luận xung quanh Thỏa Thuận Đầu Tư UE-Trung Quốc” thành “đòn bẩy để cải thiện việc bảo vệ nhân quyền và hỗ trợ xã hội dân sự ở Trung Quốc”.

Riêng về những lo ngại đối với tình trạng lao động cưỡng bức ở Tân Cương, kiến nghị của Nghị Viện Châu Âu sẽ nhắc lại yêu cầu là Ủy Ban Châu Âu và Cơ Quan Hành Động Đối Ngoại của Liên Âu “nhanh chóng hoàn thiện bản hướng dẫn về chuỗi cung ứng trong kinh doanh” để giúp các công ty tránh được việc dùng lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ và nhanh chóng tìm ra nguồn cung cấp thay thế.

Nghị Viện Châu Âu như vậy là muốn tỏ thái độ dứt khoát với Trung Quốc sau vụ Bắc Kinh áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 5 nghị sĩ, cũng như tiểu ban nhân quyền của cơ quan lập pháp Liên Âu, sau khi 27 quốc gia EU thông qua các biện pháp trừng phạt nhắm vào các quan chức điều hành những trại giam ở Tân Cương, nơi có đa số người Hồi Giáo ở Trung Quốc.

Lên án bức hại nhân quyền: Volkswagen, Adidas rời khỏi Trung Quốc

Sau khi “Luật Chuỗi cung ứng mới” ở Đức được thực thi, các công ty lớn của nước này bao gồm Volkswagen, Adidas, BASF buộc phải rời khỏi Tân Cương, Trung Quốc, Sound of Hope thông tin.

Ngày 3/3 vừa qua, chính phủ Đức đã thông qua dự thảo “Luật Chuỗi cung ứng”. Ý nghĩa cốt lõi của dự thảo là các công ty Đức phải có trách nhiệm bảo đảm rằng họ không gây ô nhiễm môi trường hoặc xâm hại đến quyền con người trong quá trình sản xuất hoặc lắp ráp các bộ phận sản phẩm ở nước ngoài, và các công ty cần phải chịu trách nhiệm về mọi mắt xích trong chuỗi cung ứng của họ.

Dá»± thảo cÅ©ng quy định nếu các công ty không tuân thá»§ pháp luật, họ có thể phải đối mặt vá»›i các hình phạt, bao gồm: Áp dụng khoản tiền phạt 2% doanh thu hàng năm, bồi thường và các biện pháp trừng phạt khác… 

Tờ Süddeutsche Zeitung, phương tiện truyền thông lớn nhất của Đức đưa tin, theo báo cáo từ Ban Nghiên cứu của Quốc hội Đức, rất nhiều thương nhân ở nước ngoài đã trực tiếp mua các sản phẩm do người bị bóc lột sản xuất hoặc hợp tác với các nhà cung cấp sử dụng lao động nô lệ từ việc bóc lột người Duy Ngô Nhĩ để thu lợi.

Báo cáo tiết lá»™ rằng, địa Ä‘iểm cá»§a má»™t số nhà máy cá»§a các công ty Đức rất gần vá»›i “trại cải tạo” giam giữ người Duy Ngô NhÄ© ở Tân Cương, Trung Quốc. 

Báo cáo cho biết, sau khi thực hiện dự thảo “Luật Chuỗi cung ứng”, các công ty Đức phải tạm dừng các hoạt động kinh doanh tại Tân Cương và cắt đứt liên hệ với các nhà cung cấp ở khu vực này.

Vì Hoa Kỳ, Canada, Hà Lan, Anh, Pháp và Liên minh châu Âu đều đã thông qua các nghị quyết lên án tội ác diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương của chính quyền Trung Quốc, nên Quốc hội Đức hiện đang bắt đầu theo dõi.

Các chuyên gia trong quốc hội Đức cho rằng, cách đối xử của chính quyền Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương là phạm tội diệt chủng, phù hợp với định nghĩa trong Điều 2 của Công ước Liên hợp quốc về ngăn chặn và trừng phạt tội ác diệt chủng.

Theo báo cáo, Ủy ban Nhân quyền cá»§a Quốc há»™i Đức đã tổ chức má»™t buổi Ä‘iều trần hôm 17/5, vá»›i sá»± tham gia cá»§a nhà nhân chá»§ng học người Đức Adrian Zenz, người đã bị ĐCSTQ truy tố vào tháng 3 năm nay. Adrian Zenz là má»™t học giả người Đức có sức ảnh hưởng lá»›n, ông đã nghiên cứu các vấn đề Tân Cương trong những năm gần đây. 

Trong những năm gần đây, ông Zenz là một trong những học giả đầu tiên vạch trần việc ĐCSTQ xây dựng “trại cải tạo” ở Tân Cương thông qua nghiên cứu hình ảnh vệ tinh, tài liệu chính thức của ĐCSTQ và nhân chứng, cũng như việc giam giữ quy mô lớn hàng triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và Kazakhstan.

Hơn 300 nhà báo Ấn Độ đã chết vì COVID-19

Hơn 300 nhà báo Ấn Độ đã chết vì COVID-19 (ảnh minh họa: Youtube/DKN.TV).

Theo báo cáo cá»§a Viện Nghiên cứu Nhận thức có trụ sở tại Delhi, tổng cá»™ng 238 nhà báo Ấn Độ đã chết vì Covid-19 từ tháng 4/2020 đến ngày 16/5/2021 (đây là những trường hợp đã được xác minh), trang India Today cho hay.

Theo báo cáo, đợt dịch đầu tiên, từ tháng 4-12/2020, virus corona đã đã khiến 56 nhà báo thiệt mạng. Trong khi đó, làn sóng thứ hai đã cướp đi sinh mạng của 171 nhà báo trong khoảng thời gian từ ngày 1/4/2021 đến ngày 16/5/2021. 11 nhà báo còn lại đã chết trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 4.

Trung bình, 3 nhà báo chết mỗi ngày vào tháng 4/2021. Vào tháng 5, con số trung bình này tăng lên 4 nhà báo mỗi ngày.

Ngoài 238 trường hợp tử vong được xác nhận, Viện Nghiên cứu Nhận thức cho biết còn 82 cái tên khác vẫn chưa được xác minh. Trao đổi với tờ AajTak.in, Tiến sĩ Kota Neelima, cho biết cho đến nay hơn 300 nhà báo đã chết vì COVID. “Trong số đó, chúng tôi đã có thể xác minh 238. Một cuộc điều tra đang được tiến hành liên quan đến phần còn lại”.

Bộ Y tế Ấn Độ ngày 18/5 thông báo ghi nhận thêm 4.329 ca tử vong vì COVID-19 trong 24 giờ qua, đánh dấu ngày chết chóc nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát tại quốc gia Nam Á này.

Ấn Độ cũng ghi nhận thêm 263.533 ca nhiễm mới trong 24 giờ, nâng tổng số ca mắc ở nước này lên hơn 25,2 triệu người.

LHQ: 52.000 người Palestine ở Dải Gaza phải di dời do các cuộc không kích của Israel

Thảm cảnh sau cuộc không kích ở dải Gaza (ảnh: Youtube/TODAY).

Theo thống kê cá»§a cÆ¡ quan viện trợ Liên Hiệp Quốc, hÆ¡n 52.000 người Palestine ở Dải Gaza đã phải di dời do các cuá»™c không kích cá»§a Israel trong những ngày qua, tờ 7News cho hay.

Trong một tuyên bố riêng về cuộc xung đột, tổ chức nhân quyền Amnesty International cho biết Israel không kích các tòa nhà dân cư có thể trở thành tội ác chiến tranh.

Israel cho biết họ chỉ tấn công các mục tiêu quân sự hợp pháp và họ làm tất cả những gì có thể để tránh thương vong cho dân thường.

Jens Laerke, phát ngôn viên của Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) tại Geneva, cho biết, khoảng 47.000 người trong số những người phải di tản đã tìm nơi trú ẩn tại 58 trường học do LHQ điều hành ở Gaza.

Phát ngôn viên này còn cho biết 132 tòa nhà đã bị phá hủy và 316 tòa nhà bị hư hại nghiêm trọng, bao gồm 6 bệnh viện và 9 trung tâm chăm sóc sức khỏe cũng như một nhà máy khử muối, ảnh hưởng đến việc tiếp cận nước uống của khoảng 250.000 người.

Cơ quan Liên Hợp Quốc hoan nghênh việc Israel đã mở một cửa khẩu để tiếp tế nhân đạo, đồng thời kêu gọi mở một cửa khẩu khác.

Margaret Harris, phát ngôn viên của Tổ chức Y tế Thế giới, cho biết hiện đang thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung cấp y tế, nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường nước và sự lây lan của COVID-19 do người dân di dời chen chúc đến trường học.

Tin tức thế giới ngày Thứ hai 17 tháng 5 năm 2021 – Võ Thái Hà tổng hợp

Monday, May 17th, 2021

Hamas thất bại trong việc chia rẽ Hiệp định hòa bình giữa Israel và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất

Ảnh: Youtube/DKN.TV.

Trong vòng một tuần sau khi Hamas tiến hành một cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn vào dân thường Israel và quân đội Israel đã đáp trả, theo “Thỏa thuận Abraham” Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã ký các hiệp định hòa bình và bình thường hóa với Israel, không một quốc gia Ả Rập nào rút khỏi các hiệp định này, Vision Times cho hay.

(more…)

Điểm tin thế giới ngày Thứ bảy 15 tháng 5 năm 2021 – Võ Thái Hà tóm lược

Saturday, May 15th, 2021

Hoa hậu Myanmar đến Mỹ với thông điệp gửi tới thế giới

Hoa hậu hoàn vũ Myanmar Ma Thuzar Went Lewin (ảnh: Từ video của Cha NLZ)

Theo New York Times, Hoa hậu hoàn vũ Myanmar Ma Thuzar Went Lewin đã đến tiểu bang Florida, Hoa Kỳ, trong tuần này để tham gia cuộc thi Hoa Hậu Thế giới. Tại cuộc thi này cô đã truyền đi thông điệp lên án cuộc đảo chính quân sự tại Myanmar và kêu gọi thế giới giúp đỡ người dân nước cô.

Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông trước khi rời Myanmar để tham gia cuộc thi rằng, Lewin nói: “Họ đang giết người của chúng tôi như những con vật. “Nhân loại ở đâu? Làm ơn giúp chúng tôi. Chúng tôi bất lực ở đây ”.

(more…)

Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 04 tháng 5 năm 2021 – Võ Thái Hà tóm lược

Tuesday, May 4th, 2021

Sau khi bị chỉ trích, Tổng thống Biden nâng giới hạn người tị nạn lên 62.500 suất

04/05/2021 – Reuters

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden phát biểu tại bang Georgia hôm 29/4/2021.

Hôm 3/5, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết ông đã hồi sinh kế hoạch tăng số người tị nạn trong năm nay lên 62.500 người sau khi xuất hiện làn sóng chỉ trích từ những người ủng hộ vì trước đó ông giới hạn số người tị nạn ở mức thấp trong lịch sử, theo Reuters.

(more…)

Điểm tin thế giới ngày 1 tháng 5 năm 2021 – Võ Thái Hà tóm lược

Saturday, May 1st, 2021

Cảnh tượng tại New Delhi hệt như ngày tận thế!

Trong những ngày qua Ấn Độ chìm trong khủng hoảng khi chứng kiến số ca nhiễm virus cúm Vũ Hán hàng ngày trên 300.000 ca, khiến hệ thống y tế ở quốc gia này sụp đổ, hầu hết gia đình ở các vùng dịch ở Ấn Độ đều có thành viên đang vật lộn với virus. Rất nhiều người phải bất lực nhìn người thân ra đi vì không thể cầu cứu bất kỳ ai.

Trong một cuộc phỏng vấn với báo Guardian, bà Pia Desai, 40 tuổi, sống ở New Delhi đã mô tả hình ảnh thảm khốc khi đại dịch quét qua thành phố này.

Bà nói: “Mọi gia đình tôi biết đều đã bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Cảnh tượng tại New Delhi như thể tận thế. Lia máy quay vào bất cứ đâu người ta cũng có thể nhìn thấy ai đó đang cầu xin thuốc men, xin hỗ trợ giường bệnh, thức ăn, huyết thanh. Dù có là ai thì lúc này bạn cũng không có giường bệnh”.

Bà Desai đang trong ngày thứ 10 tự cách ly với gia đình, sau khi bà và chồng có kết quả xét nghiệm dương tính với virus. Bà gần như không cảm nhận mùi hay vị, nhưng vẫn cho rằng mình là người may mắn.

Bà nói: “Mẹ chồng của bạn thân tôi phải thở máy ở Bệnh viện Delhi, chúng tôi chạy khắp nơi để tìm loại thuốc phù hợp. Giới chức trách nói rằng họ đang phân phối, nhưng hoàn toàn không có thiết bị hay thuốc điều trị nào có sẵn. Chúng tôi đã lùng sục trên mạng xã hội để tìm kiếm giúp đỡ. Tuy nhiên, thuốc mà chúng tôi cần chỉ có thể tìm thấy ở chợ đen với giá cực cao”.

Mẹ chồng của bạn bà đã qua đời vào sáng 28/4. Thế nhưng, gia đình vẫn chưa thể mai táng vì các lò hỏa táng thông báo họ đã kín chỗ, nhiều thi thể đã phải chờ đợi ở đó trong hai ngày.

Câu chuyện của Desai và người bạn của bà chắc chắn không phải là những trường hợp duy nhất đang xảy ra tại tâm dịch Delhi . Theo dữ liệu của Worldometer, hiện Ấn Độ đã có hơn 19 triệu ca nhiễm, hơn 211.000 trường hợp tử vong, số trường hợp hồi phục mới chỉ hơn 15,6 triệu người.

Chuyên gia cảnh báo người Ấn Độ về rủi ro khi cố tạo oxy tại nhà

Một người đang hướng dẫn tạo oxy tại nhà (ảnh: Từ video của MR. INDIAN HACKER)

Các bác sĩ và nhà khoa học ở Ấn Độ đang cảnh báo về những nguy cơ nghiêm trọng khi người dân cố gắng tạo oxy y tế tại nhà trong bối cảnh Ấn Độ đang đối mặt với tình trạng thiếu oxy trầm trọng trong trận chiến chống lại dịch Covid-19, theo Reuters.

Dữ liệu của Google Trend cho thấy các tìm kiếm cho cụm từ “cách tạo oxy tại nhà” đạt đỉnh vào ngày 23 tháng 4 khi cuộc khủng hoảng Covid trở nên tồi tệ hơn ở Ấn Độ. Các video cùng chủ đề này trên YouTube đã thu được hàng trăm nghìn lượt xem. Các video hướng dẫn cách tạo ra oxy thông qua các phương pháp như điện phân đã xuất hiện ngày càng nhiều.

A Ravikumar, thư ký Hiệp hội Y tế Ấn Độ cho miền nam bang Tamil Nadu, nói với Reuters: “Có một phương pháp đã được khoa học chứng minh để sản xuất oxy y tế thông qua các thiết bị tập trung. Bất kỳ phương pháp nào khác để thử tạo ra khí ở nhà đều có nhiều rủi ro như khả năng hít phải khí độc và nổ”.

Tarun Bhatnagar, một nhà khoa học tại Viện Dịch tễ Quốc gia ở Chennai, gọi những nỗ lực tạo ra oxy tự chế là “phương pháp chưa được thử nghiệm và không đáng tin cậy”.

Nhiều bệnh viện ở Ấn Độ đang từ chối nhận bệnh nhân vì thiếu oxy. Điều đó đã dẫn đến việc các phương pháp chữa trị viêm phổi Vũ Hán “tự chế” được lan truyền trên mạng xã hội. Đã có video cho thấy những người đàn ông hít hơi nước từ nồi áp suất hoặc ấm đun nước để tiêu diệt virus Vũ Hán.

LHQ không nhất trí về tuyên bố chung Myanmar, chủ yếu do Nga-Trung

AFP

Biểu tình chống cuộc đảo chánh của quân đội, tại thị trấn Tarmwe ở Yangon, Myanmar, ngày 27/3/2021

Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc ngày 30/4 không đồng lòng về một thông cáo chung đối với cuộc khủng hoảng tại Myanmar sau một cuộc họp kín, các nhà ngoại giao đổ lỗi cho Bắc Kinh và Nga vì đã đưa ra các phản đối và thúc đẩy những nội dung văn từ mà họ đề xuất.

Phiên họp do Việt Nam triệu tập để trình bày những kết luận từ hội nghị thưởng đỉnh mới đây của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra ở Indonesia. ASEAN sẽ chỉ định một đặc sứ để giúp giải quyết khủng hoảng do cuộc đảo chánh ngày 1/2 của quân đội Myanmar gây nên.

Trong cuộc họp, Đặc sứ Liên hiệp quốc về vấn đề Myanmar, bà Christine Schraner Burgener, người đang thị sát khu vực, báo cáo về cuộc gặp với lãnh đạo phe đảo chánh, Tướng Min Aung Hlaing, được tổ chức bên lề hội nghị ASEAN.

Các nhà ngoại giao cho biết yêu cầu của vị đặc sứ này muốn được đến thăm Myanmar một lần nữa bị khước từ.

Trong cuộc họp, Brunei, hiện là chủ tịch ASEAN, đưa ra ý kiến về một chuyến đi thăm chung của đặc sứ Liên hiệp quốc và người tương nhiệm phía ASEAN tới Myanmar.

Một dự thảo tuyên bố của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, do Anh soạn thảo, không được sự ủng hộ hoàn toàn của Hội đồng.

Một bản sao AFP có được cho thấy bản thảo đó định đưa ra “sự ủng hộ hoàn toàn đối với vai trò trung tâm của ASEAN” và khuyến khích một chuyến thăm như vậy của bà Schraner Burgener “càng sớm càng tốt.”

Dự thảo tuyên bố nói các thành viên Hội đồng Bảo an “một lần nữa mạnh mẽ lên án bạo động chống lại người biểu tình ôn hòa” và “nhắc lại lời kêu gọi quân đội tự chế tối đa.”

Tuy nhiên các nhà ngoại giao cho hay Trung Quốc và Nga bác dự thảo của Anh và đề nghị bản thảo của họ, vốn không thể chấp nhận đối với đa số Hội đồng Bản an.

Hôm 30/4 diễn ra các cuộc thảo luận về việc hòa nhập hai dự thảo tuyên bố, các nhà ngoại giao cho hay.

Có gần 760 thường dân bị cảnh sát và quân đội Myanmar giết chết trong ba tháng qua, theo Hội Hỗ trợ Tù Chính trị.

Hội đồng quân nhân đưa ra con số 258 người chết, tính đến ngày 15/4, và tố cáo người biểu tình “bạo loạn” tham gia những “hành động khủng bố”.

Mỹ ra chính sách mới về ngoại giao ‘thực tiễn’ với Triều Tiên

Reuters

Triều Tiên phóng phi đạn hành trình chiến thuật loại mới ngày 25/3/2021.

Tổng thống Joe Biden đã xác định một phương án mới áp lực Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân và phi đạn đạn đạo. Phương án này sẽ thăm dò ngoại giao nhưng không tìm cách mặc cả với lãnh đạo Kim Jong Un, Tòa Bạch Ốc tuyên bố ngày 30/4.

Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jen Psaki cho báo giới biết các giới chức Mỹ đã hoàn tất một tháng xem xét về chính sách đối với Triều Tiên.

Hoàn tất phi hạt nhân hóa Triều Tiên vẫn là mục tiêu, nhưng theo bà Psaki, bốn Tổng thống Mỹ trước đây đã không thể đưa Bình Nhưỡng đến ngưỡng đồng ý từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Chính sách của ông Biden nhắm tìm phương án trung dung giữa các chính sách mà những người tiền nhiệm gần đây nhất của ông Biden đã theo đuổi.

“Chính sách của chúng tôi sẽ không chú trọng đến chuyện đạt được một cuộc mặc cả lớn lao, cũng sẽ không dựa vào kiên nhẫn chiến lược,” bà Psaki nói.

Thay vào đó, Mỹ sẽ theo đuổi một “phương pháp thực tiễn đã được hiệu chuẩn, mở ngỏ và thăm dò ngoại giao với” Triều Tiên và tạo “tiến bộ thực tiễn” làm gia tăng an ninh của Mỹ và đồng minh, bà Psaki cho biết.

Cho tới nay, Triều Tiên vẫn từ chối giao dịch ngoại giao với chính quyền Biden. Bình Nhưỡng muốn Mỹ và đồng minh gỡ bỏ các chế tài kinh tế liên quan tới chương trình vũ khí hạt nhân của họ.

Bà Psaki không cho biết chi tiết về những bước kế tiếp nào của chính quyền Biden có thể vượt quá những cuộc thảo luận với đồng minh.

Hiện có những quan ngại là Triều Tiên có thể trở lại thử vũ khí hạt nhân. Triều Tiên đã phóng hai phi đạn bị nghi là phi đạn đạn đạo vào vùng biển gần Nhật Bản hồi tháng Ba.

Tòa Bạch Ốc không cho biết liệu có nhượng bộ để mang Triều Tiên trở lại hòa đàm hay không.

Covid-19: Ấn Độ khởi động chiến dịch chích ngừa cho toàn bộ người lớn

Ảnh minh họa : Một cơ sở chích ngừa Covid-19 tại New Delhi, Ấn Độ, ngày 29/04/2021 Prakash Singh AFP

Hôm nay, 01/05/2021, Ấn Độ khởi động chiến dịch tiêm chủng ngừa Covid-19 cho toàn bộ khoảng 600 triệu người lớn của nước này, nơi số ca nhiễm mới lại phá kỷ lục với 400.000 người trong vòng 24 giờ.

Tuy nhiên, ngay trước khi được phát động, chương trình chích ngừa Covid-19 của Ấn Độ đã gặp nhiều vấn đề. Nhiều bang, trong số đó có những bang bị dịch nặng nhất, đã thông báo thiếu vac-xin, chưa kể những trục trặc kỹ thuật trên trang web đăng ký chích ngừa, những tranh cãi về thủ tục hành chính, nhầm lẫn về giá cả…    

Theo hãng tin AFP, cho đến nay, đã có 150 triệu người được chích ngừa Covid-19, tức là 11,5% dân số Ấn Độ, nhưng chỉ mới có 25 triệu người được chích 2 liều. 

Hôm nay, theo số liệu của bộ Y Tế,  Ấn Độ đã có thêm 401.993 ca nhiễm trong vòng 24 giờ, mức cao nhất thế giới cho đến nay. Chỉ trong tháng 4, quốc gia có 1,3 tỷ dân này đã ghi nhận thêm 7 triệu ca nhiễm. Số ca tử vong tính cho đến hôm nay là gần 212 ngàn người. 

Tuy số ca nhiễm và số ca tử vong liên tục phá kỷ lục như vậy, nhưng nếu tính theo tỷ lệ dân số thì vẫn thấp hơn ba lần so với mức đỉnh điểm ở Pháp trong đợt dịch đầu tiên. 

Tuy vậy, có một thực tế là tại Ấn Độ, các nguyên nhân của những ca  tử vong ít khi nào được nêu lên và trong thời gian dịch bệnh thì lại càng ít được báo cáo. Từ New Delhi, thông tín viên Sébastien Farcis giải thích:

“Bình thường, chỉ có 18% ca tử vong được báo cáo ở Ấn Độ và nguyên nhân của cái chết được ghi nhận. Như vậy là do vấn đề hành chính này, 1 phần 5 số ca tử vong vì Covid-19 không được thống kê.

Thêm vào đó, việc xét nghiệm rất kém: theo các nghiên cứu gần đây, chỉ có 3% ca nhiễm ở Ấn Độ chính thức được ghi nhận dương tính, so với tỷ lệ 25% ở châu Âu. Mà nếu một người không được ghi nhận là dương tính với virus corona thì không thể chính thức được báo cáo là chết vì Covid-19.

Ngoài ra, các giới chức vẫn cố tình báo cáo càng ít ca tử vong vì Covid càng tốt, những ca kia được ghi nhận là chết vì những nguyên nhân tự nhiên. Hemant Shewade, một nhà nghiên cứu và tiến sĩ về y tế cộng đồng, giải thích vì sao không thể so sánh với tỷ lệ tử vong ở châu Âu: 

‘Chúng ta không thể so sánh các quốc gia tùy theo số ca tử vong được báo cáo, bởi vì ở Pháp, việc thống kê các ca tử vong là gần như hoàn hảo, và nếu có sai sót thì sẽ được sửa ngay.

Ở Ấn Độ, hệ thống này rất kém và người ta không bao giờ sửa sai. Ví dụ như bang Goujarat chỉ ghi nhận có 20 ca tử vong trong một ngày, trong khi cùng ngày đó, có đến 300 thi thể được hỏa thiêu theo đúng các quy định về phòng chống Covid ! Như thế đủ để thấy tầm mức của việc khai báo rất thấp số ca tử vong !’. 

Theo nhà nghiên cứu này, tỷ lệ tử vong tính trên dân số ở Ấn Độ ít ra là cũng cao bằng Brazil.”

Mỹ: Florida soạn luật phạt mạng xã hội vì ‘cấm cửa’ các chính trị gia

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Một dự luật mới gây tranh cãi nhằm ngăn chặn các công ty công nghệ ‘cấm cửa’ các chính trị gia đã được cả hai viện trong cơ quan lập pháp của Florida thông qua.

Dự luật hiện phải được ký bởi đồng minh của Trump, Thống đốc Ron DeSantis.

Luật cho phép các công ty công nghệ tạm khóa tài khoản, nhưng chỉ trong 14 ngày và có thể phạt các công ty này tới 250.000 đô la mỗi ngày nếu vi phạm luật.

NetChoice, một nhóm khuyến khích tự do ngôn luận trên internet, đã làm chứng chống lại đạo luật này vào tháng trước.

Donald Trump đã bị Twitter cấm và bị Facebook và YouTube đình chỉ hoạt động sau vụ bạo loạn Đồi Capitol chết người vào tháng Giêng.

Kể từ khi rời nhiệm sở, Donald Trump đã dành nhiều thời gian ở Florida và được cho là thân thiết với ông DeSantis, cũng như các thành viên Đảng Cộng hòa cấp cao khác của Florida.

Tuy nhiên, những người chỉ trích cho rằng luật này có thể gây ra những hậu quả không lường trước được.

Tháng trước, Steve DelBianco, giám đốc điều hành của NetChoice, cho biết trong khi làm chứng chống lại dự luật: “Hãy tưởng tượng nếu chính phủ yêu cầu một nhà thờ cho phép các bình luận của người dùng hoặc quảng cáo của bên thứ ba về phá thai được đăng trên mạng xã hội của họ.”

Điều đó sẽ vi phạm Tu chính án thứ nhất [đảm bảo quyền tự do ngôn luận], [dự luật này] cũng vậy, vì nó cũng sẽ buộc các mạng xã hội lưu trữ nội dung họ mà đáng lẽ ra không cho phép.”

Mặc dù dự luật đã được thông qua tại Hạ viện và Thượng viện vào thứ Năm, nhưng có khả năng các công ty công nghệ sẽ phản đối nó trước tòa – nói rằng dự luật vi phạm quyền của Tu chính án đầu tiên của Mỹ.

Dự luật bao gồm một điều khoản miễn trừ cho một công ty “sở hữu và vận hành một công viên hoặc khu phức hợp giải trí” – điều này cho phép Disney được miễn trừ khỏi dự luật này.

Florida là nơi có công viên giải trí Disney World.

NBC Miami đưa tin một số nhà làm luật coi điều này là “đạo đức giả”.

“Nếu Facebook mua một công viên giải trí, liệu điều đó có ngăn cản chúng tôi có thể điều chỉnh những gì xảy ra trên Facebook không?” Andrew Learned, một thành viên đảng Dân chủ của Hạ viện Florida, đặt câu hỏi.

“Vì vậy, nếu họ mua một công viên giải trí và đặt tên cho nó là Zuckerland và ông ấy đáp ứng định nghĩa về công viên giải trí theo quy chế của Florida, thì có,” Đại diện Đảng Cộng hòa Blaise Ingoglia nói.

Joe Biden cấp cho ngành phá thai số tiền gấp 19 lần Obama

Tổng thống Mỹ Joe Biden (ảnh: Từ video của Guardian News)

Trùng với ngày thứ 100 ông Biden ngồi ghế tổng thống, ngày 28/4, Hội đồng Nghiên cứu Gia đình phát hành báo cáo “Theo dõi Chính quyền Biden”. Báo cáo cho biết ông Biden đã tìm cách huy động được ít nhất 479,9 tỷ đô la trợ cấp cho các doanh nghiệp phá thai, nhiều gấp 19 lần khoản tài chính mà Tổng thống Obama có được để hỗ trợ lĩnh vực bị lên án này, theo Life News.

Trong số 479,9 tỷ đô la mà các doanh nghiệp phá thai nhận được, có tới 467,8 tỷ đô được chính quyền Biden trích từ gói cứu trợ COVID-19 trị giá 1,9 nghìn tỷ đô. Phần tiền còn lại được ông Biden huy động thông qua các lệnh lệnh điều hành.

Để so sánh, trong vòng 100 ngày đầu tiên của Tổng thống Obama, ông chỉ huy động được 24,7 tỷ đô la trợ cấp cho các kế hoạch phá thai bằng việc ký một dự luật.

Chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu Gia đình Tony Perkins cho biết: “Vào ngày thứ 100 trong vai trò của mình, rõ ràng là Tổng thống Biden không chỉ quay trở lại các chính sách ủng hộ phá thai của chính quyền Obama và loại bỏ nhiều chính sách ủng hộ sự sống của chính quyền Trump, mà còn mở rộng tài trợ phá thai vượt xa cấp độ của bất kỳ nhân vật quản trị nào trước đây”.

Ông Perkins cho biết thêm: “Trong 100 ngày chạy nước rút của mình cho Cánh tả, Tổng thống Biden đã buộc những người đóng thuế trở lại quan hệ đối tác với ngành công nghiệp phá thai, cả trong và ngoài nước. Ông ta đã nói rõ rằng ông ta không coi trọng phẩm giá vốn có của cuộc sống con người. Hành động của ông ta phủ nhận sự thật rằng mọi sinh mệnh người, [dù] được sinh ra và chưa được sinh ra, đều có phẩm giá vốn có và đáng được tôn trọng”.

Ông Perkins tiếp tục: “Như Thượng nghị sĩ Tim Scott đã lưu ý trong phát biểu của ông tối qua sau bài phát biểu của Biden, đây là một tổng thống đã không làm được điều mà ông đã hứa. Thay vào đó, Tổng thống Biden đã ưu tiên chi tiền thuế của người dân để phá thai, khiến Obama trở thành người [cực tả] ôn hòa [hơn] khi so sánh [với ông Biden]”.

Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Tôi sẽ không bao giờ cúi đầu trước Tập Cận Bình

Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Keith Krach (ảnh chụp màn hình Youtube/ Keith Krach)

Ông Keith Krach, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ dưới thời TT Trump, trong cuộc phỏng vấn với Đài tiếng nói Hoa Kỳ gần đây nói rằng, ông sẽ không cúi đầu trước Tập Cận Bình, và thông điệp mà ông muốn gửi tới lãnh đạo ĐCSTQ là thế giới không tin tưởng ông ta, theo VOA Chinese.

Vào tháng 9/2020, ông Krach đã đến Đài Loan để tham dự lễ tưởng niệm cựu Tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy, trở thành quan chức đương nhiệm cấp cao nhất của Bộ Ngoại Mỹ đến thăm Đài Loan sau hơn 40.

Vào tháng 1/2021, ông Krach, cùng với cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo và hơn 20 quan chức chính quyền Trump, đã bị chính phủ Trung Quốc trừng phạt với cáo buộc “can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc, gây tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc và quan hệ Trung-Mỹ, Hồng Kông và Ma Cao”.

Nói về lệnh trừng phạt của Bắc Kinh, ông Krach nói: “Đó là một huân chương danh dự, nhưng tại sao tôi phải phản ứng khi tôi có thể hành động? Tôi sẽ không cúi đầu trước Tổng Bí thư Tập, và tôi nghĩ những người khác cũng không nên.”

Ông nói thêm: “Các biện pháp trừng phạt của ông [Tập Cận Bình] đối với tôi không ảnh hưởng đến tôi, nhưng nó đã gửi một thông điệp tới chính quyền Biden và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trên toàn thế giới rằng ông ta không đáng tin cậy và sẽ gây ra hậu quả.”

Về quan hệ Mỹ-Trung, ông Krach nhận định: “Tất nhiên tôi luôn có hy vọng, nhưng tôi cũng nghĩ rằng Tổng Bí thư Tập đã thực sự gia cường tính hiếu chiến của mình, mặc dù họ nói, đây là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi, nhưng thực tế không phải vậy. Đây là một trò chơi có tổng bằng không [bên được, bên mất]”.

Trước mối lo ngại chính quyền Trung Quốc có thể sẽ ra lệnh xâm lược Đài Loan, ông Krach nói rằng: “Tôi nghĩ là có thể”.

Trước câu hỏi Hoa Kỳ có nên tẩy chay Thế vận hội Mùa đông vào năm 2022 ở Bắc Kinh vì những hành động đàn áp nhân quyền tàn bạo ở Tân Cương hay không?, cựu thứ trưởng Krach cho biết: “Diệt chủng đang xảy ra ở đó […] Ủy ban Olympic Quốc tế từng nói, này, hãy tổ chức Thế vận hội nhân đạo, nhưng điều đó là đạo đức giả”.