7 tháng 11 là ngày ‘Tưởng niệm nạn nhân CS’ tại Hoa Kỳ – Đài tưởng niệm nạn nhân CS tại Hoa Thịnh Đốn khánh thành năm 2007 – Tại Prague, Tiệp Khắc
Theo BBC – Ngày 7/11/2017, trong lúc ông Trump, lúc đó là TT Hoa Kỳ, đang dừng chân ở Nam Hàn trong chuyến công du châu Á và sắp sửa thăm Việt Nam, Tòa Bạch Ốc đã ra thông cáo tuyên bố chọn ngày 7 tháng 11 hàng năm là ngày ‘Tưởng niệm nạn nhân Cộng sản’.
Tòa Bạch ốc nói: ngày này “đánh dấu 100 năm kể từ cuộc Cách mạng Bolshevik nổ ra ở Nga”, “dẫn tới việc thành lập Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô) và những thập kỷ đen tối của chủ nghĩa cộng sản áp bức, một triết lý chính trị không tương thích với tự do, thịnh vượng và nhân phẩm của loài người.”
“Trong thế kỷ qua, các chế độ cộng sản toàn trị trên thế giới đã giết chết hơn 100 triệu người và biến vô số người khác thành nạn nhân của tình trạng bóc lột, bạo động, và những hủy diệt chưa thể kể hết.”
Thông báo này cũng nói: “Các phong trào này, nhân danh sự giải phóng đã tước đoạt một cách có hệ thống các quyền của người dân vô tội được Thượng đế ban cho họ, như quyền tự do tín ngưỡng, tự do lập hội, cùng nhiều quyền khác nữa.”
“Dưới chế độ Cộng sản, các công dân khao khát tự do bị chính quyền nô dịch thông qua việc trấn áp, bạo lực, và hăm dọa.”
Nhà Trắng nói họ tưởng niệm những người đã chiến đấu để truyền đi “ánh sáng tự do cho những ai khao khát một tương lai tươi sáng hơn, tự do hơn”.
Lúc đó, Ông Trump có chuyến công du Á châu, tới các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc trước khi tới Việt Nam dự hội nghị thượng đỉnh APEC vào cuối tuần này.
https://www.bbc.com/ws/av-embeds/cps/vietnamese/vietnam-41884625/p05m9bnj/viChụp lại video,
Hình ảnh chiếc búa và lưỡi liềm ra đời như thế nào? Vì sao nó trở thành biểu tượng của Cách mạng Nga và Liên bang Xô Viết?
Cùng về sự kiện kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nói ông đã cảm thấy ‘đau xót’ khi Liên Xô sụp đổ nhưng ca ngợi tư tưởng Cách mạng Tháng 10 Nga ‘mãi ngời sáng’.
Tổng bí thư Trọng nhấn mạnh rằng Việt Nam “cần rút ra những bài học sâu sắc để tiếp tục kiên trì và kiên quyết theo đuổi mục tiêu, lý tưởng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, tránh rơi vào những sai lầm đã làm Liên Xô đổ vỡ”.
Tuy nhiên, một nhà quan sát ở Sài Gòn nói với BBC rằng việc ông Trump chọn ngày 7/11 ‘Tưởng niệm nạn nhân Cộng sản’ trước qua thăm Việt Nam dự APEC “chỉ là sự tình cờ.”
‘Hàng triệu nạn nhân của Cộng sản ở Việt Nam’
Đài BBC cho biết: Trong dịp này, vào ngày 8/11/2017, trả lời BBC từ Sài Gòn, nhà văn Nguyễn Viện nói: “Tôi cho rằng việc ông Trump chọn ngày 7/11 ‘Tưởng niệm nạn nhân Cộng sản’ trước qua thăm Việt Nam dự APEC “chỉ là sự tình cờ.”
“Ông Trump không phải là người tính toán, nhằm lên án Cộng sản hay có thông điệp gì với Hà Nội.”
“Tôi thấy ông ấy không mặn mòi gì với việc chống Cộng sản.”
“Còn việc ông Trọng xưa nay vẫn chủ trương bảo vệ Chủ nghĩa Xã hội. Đó là sự thủ cựu, bảo thủ bình thường vì họ không muốn mất cái mà họ đang có, bằng mọi giá, kể cả lừa bịp quần chúng.”
“Tôi cũng cho rằng Bộ Ngoại Giao Việt Nam sẽ im lặng, coi như không có chuyện gì trước động thái của Nhà Trắng về ngày ‘Tưởng niệm nạn nhân Cộng sản’.
“Điều này thể hiện rõ trên thực tế. Tuy những ngày qua ở Việt Nam đang xảy ra bão lụt với thiệt hại nặng nề, chính quyền Hà Nội vẫn tổ chức kỷ niệm linh đình Cách mạng Tháng Mười trong lúc ở Nga thì người ta còn không muốn nhắc tới sự kiện này.”
Ông Nguyễn Viện nói thêm: “Xu hướng dân chủ hóa đất nước là điều không thể đảo ngược, và là hướng đi tới của lịch sử, cho dù đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục phản ứng gay gắt với những tiếng nói đối lập.”
“Nhất là khi chính phủ Mỹ và quốc tế không có biện pháp cụ thể nào trước việc Hà Nội bắt bớ những người bất đồng chính kiến.”
“Tôi không tin vào khái niệm “Cộng sản chân chính” mà một số người vừa từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam gần đây đề cập vì trên thực tế vì đó là sự ảo tưởng.”
“Còn nếu nói về số nạn nhân của đảng Cộng sản Việt Nam, hầu hết nạn nhân là ở miền Bắc, trong cuộc cách mạng ruộng đất và các cuộc bắt bớ sau này thời ông Lê Duẩn. Còn ở miền Nam thì nạn nhân của chủ trương cải tạo tư sản.”
“Theo tôi, con số các nạn nhân của đảng Cộng sản Việt Nam nếu tính cả số người thiệt mạng vì chiến tranh Việt Nam do hậu quả của Chủ nghĩa Cộng sản mang lại thì có thể là hàng triệu người.”
Theo BBC
“Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản
(Theo bách khoa mở Wikipedia)
“Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản (Victims of Communism Memorial) được xây dựng trong một khuôn viên tại Washington, D.C., ở giao điểm của Đại lộ Massachusetts và Đại lộ New Jersey và Đường G, N.W, cách Ga Liên hiệp (Union Station) hai dãy phố và trong tầm nhìn của Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ, về hướng Tây.
“Theo Quỹ Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản thì mục đích của tượng đài lớn đó là “để lịch sử về sự tàn bạo của cộng sản sẽ được dạy cho các thế hệ tương lai”,[1] và được ghi nhận là “để tưởng nhớ hơn 100 triệu nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản“.[2]
“Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản được Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush khánh thành vào ngày 12 tháng 6 năm 2007,[3] kỷ niệm 20 năm ngày Tổng thống Ronald Reagan đọc bài diễn văn nổi tiếng “Hãy phá đổ bức tường này“ trước Bức tường Berlin.
Cũng theo trang nhà của Wikipedia, quá trình thành lập tượng đài này như sau:
“Một dự luật (gọi tắt là H.R. 3.000) cho phép dựng đài tưởng niệm được bảo trợ bởi hai Dân biểu Hoa Kỳ Dana Rohrabacher và Tom Lantos, và hai Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Claiborne Pell và Jesse Helms, được nhất trí thông qua vào ngày 17 tháng 12 năm 1993 và được Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton ký thành luật theo bộ Luật công chúng 103-199 Chương 905 (Public Law 103-199) của Hoa Kỳ. Vì chậm trễ trong việc thiết lập tượng đài, giấy phép sau đó được gia hạn theo Chương 326 của bộ Luật công chúng 105-277 được chấp thuận ngày 21 tháng 10 năm 1998 cho đến hết ngày 17 tháng 12 năm 2007. Ủy ban Vận động Xây dựng Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản có nhiệm vụ gây quỹ và điều hành các giai đoạn đầu hoạch định cho tượng đài.
“Tháng 11 năm 2005, Ủy ban Kế hoạch Thủ đô Quốc gia chấp thuận mẫu thiết kế cho tượng đài là một bản sao bức tượng “Nữ thần Dân chủ“ bằng đồng cao 3 mét với hình người phụ nữ cầm ngọn đuốc tự do – hình ảnh mà các sinh viên Trung Quốc đã dựng lên trong cuộc biểu tình ở Thiên An Môn năm 1989. Đài tưởng niệm gây ra lời chỉ trích từ Đại sứ quán Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vì bức tượng gợi nhớ lại các cuộc biểu tình đòi dân chủ đã bị đàn áp bằng xe tăng và súng đạn tại Quảng trường Thiên An Môn. Đại sứ quán gọi việc xây dựng tượng đài này như “một mưu toan phỉ báng Trung Hoa”.[4]
Mẫu thiết kế đài tưởng niệm và bức tượng là công trình của điêu khắc gia Thomas Marsh. Tượng được đặt trên một bệ đá, mặt trước có khắc câu: To the more than one hundred million victims of Communism and those who love liberty (Để tưởng nhớ hơn 100 triệu nạn nhân của chủ nghĩa Cộng sản và những người yêu chuộng tự do); và mặt sau: To the freedom and independence of all captive nations and peoples (Cho tự do và độc lập của những quốc gia và dân tộc bị giam cầm).
Wikipedia cho biết thêm:
“Lễ đặt viên đá đầu tiên xây đài tưởng niệm này vào ngày 27 tháng 9 năm 2006.
Vào ngày 12 tháng 6 năm 2007, đài tưởng niệm được chính thức khánh thành, có Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush tham dự.[5] Trong số hàng trăm khách mời thuộc các quốc gia từng và đang theo chính thể cộng sản, có nhiều người được cho là nạn nhân trực tiếp của những chính thể theo chủ nghĩa cộng sản, như nhà thơ người Việt Nguyễn Chí Thiện, tù nhân chính trị Trung Hoa Harry Wu, nhà báo chống cộng Litva Nijolė Sadūnaitė và nhiều người khác.[6]
“Trong buổi lễ khánh thành, Tổng thống Bush đã nêu ẩn danh của những người từng là nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản:
“ | Họ gồm có các nạn nhân Ukraina bị chết đói trong Nạn đói Vĩ đại dưới thời Stalin; hoặc những người Nga bị giết trong các cuộc thanh trừng của Stalin; những người Litva, Latvia và Estonia bị quăng lên xe chở trâu bò và bị đày khổ sai trong các trại tử thần vùng giá rét của chủ nghĩa Cộng sản Xô Viết. Họ bao gồm những người Trung Hoa bị giết chết trong Đại nhảy vọt và Cách mạng Văn hóa; những người Campuchia bị tàn sát trong những cánh đồng chết của Pol Pot; những người Đông Đức bị bắn chết trong lúc cố trèo qua Bức tường Berlin để tìm tự do; những người Ba Lan bị tàn sát tại rừng Katyn; và những người Ethiopia bị tàn sát trong cuộc “Khủng bố Đỏ“; những người da đỏ Miskito bị giết chết bởi chế độ độc tài Sandinista ở Nicaragua; và những người Cuba, Việt Nam bị chết chìm trong lúc vượt thoát bạo quyền. | ” |
“Ông Bush cũng nói: “Thủ đô Hoa Kỳ chưa từng có đài tưởng niệm nào cho nạn nhân của chế độ cộng sản” và “Trước sự hiện diện của những người, nam cũng như nữ, đã đấu tranh cưỡng lại cái ác và tiếp tay đưa đến sự sụp đổ của đế quốc cộng sản, tôi hãnh diện nhận lấy Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản, thay mặt cho nhân dân Hoa Kỳ”.[7]
Theo Wikipedia:
Ý nghĩa của một nơi đánh dấu cho 100 triệu nạn nhân
By Philip Kennicott’
Washington Post Staff Writer
Wednesday, June 13, 2007
Thứ tư, ngày 13 tháng 6 năm 2007
Khiêm tốn là đức tính chính của Đài tưởng niệm nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản mới. Nó nằm ngoài Trung tâm mua sắm, trên một công viên nhỏ ở giao lộ của đại lộ New Jersey và Massachusetts NW. Mặc dù có tầm nhìn đẹp ra Tòa nhà Quốc hội, nhưng đây vẫn là một giao lộ không có gì nổi bật, nơi sự nhộn nhịp của Đồi Capitol bị tan biến thành một bãi đậu xe trống trải, chưa phát triển. Và đài tưởng niệm rất nhỏ, một bức tượng đồng cao 10 foot không có kiến trúc sở thích nghệ thuật đặc biệt nào được đặt trên một giá đỡ bằng đá tròn mập mạp. Đó là một “whazzat?” bức tượng, đáng chú ý đối với người qua đường chủ yếu là vì nó không phải là một chàng trai trên lưng ngựa.
Nhưng khiêm tốn là một đức tính tốt.
Nếu một người xây dựng các tượng đài có kích thước tương xứng với những tội ác mà họ tưởng niệm, thì các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản có lẽ sẽ cần đến toàn bộ thành phố liên bang. Tại một buổi lễ cống hiến ngày hôm qua, các diễn giả thường xuyên viện dẫn con số 100 triệu người, bao gồm cả con số không thể đo đếm được đó là những người đã thiệt mạng vì Mao, Stalin, Pol Pot và các nhà độc tài khác nhau đã giết hại tàn bạo nhân dân dưới danh nghĩa chủ nghĩa cộng sản — hệ tư tưởng đã từng hứa hẹn một sự công bằng triệt để, không phải tàn sát và lao động khổ sai — ở Châu Phi, Châu Mỹ Latinh và khắp Đông Âu.
Trong một thành phố nơi hơn 400.000 người Mỹ đã thiệt mạng trong Thế chiến thứ hai xứng đáng có một quảng trường hoành tráng của chủ nghĩa phát xít, trong đó 58.000 người chết trong Chiến tranh Việt Nam được vinh danh không chỉ bằng một đài tưởng niệm hùng hồn và một số bức tượng khó hiểu mà sẽ sớm được trao tặng một công trình đồ sộ thứ ba trên Trung tâm mua sắm (một trung tâm du khách dưới lòng đất), 100 triệu nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản chỉ nhận được một điểm đánh dấu ở góc phố. Nó nói rất nhiều về chính trị kỳ lạ của việc tưởng niệm rằng sự mất kết nối giữa kích thước và mục đích của cấu trúc nhỏ này là một bước đi đúng hướng cho thẩm mỹ của thành phố.
Đặt sang một bên tất cả những gì chân thực về đài tưởng niệm này, bao gồm cả nỗi thống khổ của những người phải chịu đựng chế độ cộng sản. Bỏ qua sự xấu xí sần sùi của bức tượng, dựa trên mô hình Tượng Nữ thần Tự do được mang tại Quảng trường Thiên An Môn trong các cuộc biểu tình năm 1989. Và bỏ qua buổi lễ khánh thành ngày hôm qua, trong đó các chính trị gia, bao gồm cả tổng thống Hoa Kỳ, đã sử dụng cơ hội này để phân biệt một cách dễ dàng và xúc phạm từ các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản sang cuộc chiến mới, dường như bất tận chống lại “chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan” đang được trao cho người dân Mỹ. Để hiểu được thiết kế của đài tưởng niệm này, bạn phải quay trở lại năm 2003, khi luật điều chỉnh địa điểm và cách thức xây dựng các đài tưởng niệm ở Washington được sửa đổi để tuyên bố Trung tâm thương mại là “một tác phẩm nghệ thuật dân sự đã hoàn thiện về cơ bản.”
Kể từ đó, để tránh sự lộn xộn và mạo phạm của Trung tâm mua sắm trước những tiếng ồn ào bất tận của những người có lợi ích đặc biệt đòi hỏi sự công nhận bằng đá cẩm thạch, đã có một động thái đặt các đài tưởng niệm gần, nhưng ngoài khu vực trung tâm của thành phố. Tất nhiên, các nhóm có ảnh hưởng và sẵn sàng bắt nạt Quốc hội, chẳng hạn như Quỹ Tưởng niệm Cựu chiến binh Việt Nam, luôn có thể chấm dứt các nỗ lực pháp lý để bảo vệ sự toàn vẹn của Trung tâm mua sắm. Nhưng Lee Edwards, chủ tịch của tổ chức đã gây quỹ cho bức tượng chủ nghĩa cộng sản, nói rằng nhóm của ông đã chọn không tranh giành không gian trong Trung tâm thương mại.
“Điều đó sẽ cần một nỗ lực vận động hành lang mạnh mẽ và Dịch vụ Công viên sẽ không hài lòng với điều đó,” Edwards nói – một cách sử dụng từ “hoành tráng” gây tò mò nhưng tiết lộ.
Hình dạng cơ bản của đài tưởng niệm một phần được xác định bởi kích thước hạn chế của công viên nhỏ mà nó chiếm giữ. Theo Lee, một bức tượng đại diện cho Cổng Brandenburg của Berlin, một trong những biểu tượng xác định của Bức màn sắt, “rõ ràng là quá lớn đối với khu đất nhỏ của chúng tôi.”
Nhưng đài tưởng niệm Washington không chỉ về kích thước hoặc vị trí. Họ cũng là về quá trình. Nhiều lần tại buổi lễ hôm qua, Lee, một học giả tại Tổ chức Di sản bảo thủ, đã được khen ngợi (cùng với những người ủng hộ khác) vì đã hoàn thành công việc. Đó là một sự thừa nhận ngầm rằng việc làm tượng đài không chỉ là vấn đề thiết kế và xây dựng một thứ gì đó hấp dẫn. Đó là một cuộc chạy marathon giấy tờ, và việc giành chiến thắng trong cuộc đua marathon đó được coi là dấu chấm hết, bằng chứng về hiểu biết chính trị và tầm ảnh hưởng của những người ủng hộ tượng đài (ngay cả khi họ không giành được chiếc nhẫn đồng, một vị trí ở Trung tâm mua sắm).
Theo Washington Post
Tưởng niệm nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản tại Prague, Tiệp Khắc
Nằm dưới chân Đồi Petrin trên Phố Ujezd ở Mala Strana là loạt tượng đáng lo ngại này dành riêng cho các nạn nhân của thời kỳ cộng sản giữa 1948-1989.
Tổng cộng có bảy bức tượng nam (hai bức bị hư hại do bom năm 2003) ban đầu dường như đang bị phân hủy và mục nát ngay trước mắt chúng tôi, người đàn ông đầu tiên còn nguyên vẹn, người đàn ông tiếp theo bị mất một chi, bị xé toạc, cho đến người đàn ông cuối cùng đã chết trở thành hầu như không có gì.
Nó tượng trưng cho việc các tù nhân chính trị dưới chế độ Cộng sản đã bị ảnh hưởng như thế nào, và như một Đài tưởng niệm, nó rất có ý nghĩa. Vào buổi tối, đài tưởng niệm được thắp sáng mang đến một cái nhìn thậm chí còn kỳ lạ hơn.
Đài tưởng niệm được khánh thành vào ngày 22 tháng 5 năm 2002, là tác phẩm của Olbram Zoubek, một nhà điêu khắc nổi tiếng người Séc và các kiến trúc sư Jan Kerel và Zdenek Holzel. Hãy chú ý đến dải đồng ở giữa cầu thang nơi đặt các bức tượng. Nó cho biết ước tính số lượng người bị ảnh hưởng bởi chế độ cộng sản.
https://www.prague-stay.com/lifestyle/review/225-memorial-to-the-victims-of-communism