Moscow cài đặt chất nổ tại nhà máy hóa chất độc hại bên cạnh hồ axit sunfuric, Ukraine tuyên bố

Saturday, June 10th, 2023

Một quan chức cho biết nhà máy hóa chất Titan ở Crimea đã sẵn sàng nổ tung, và nếu quân đội Ukraine đến gần và các cáo buộc được thực hiện, đám mây độc hại được giải phóng sẽ ‘tồi tệ hơn Chornobyl’, một quan chức cho biết.bởi 

Stefan Korshak | 3:05 chiều ngày 9 tháng 6 năm 2023 | 

Bình luận (6)

Moscow giàn khoan nhà máy hóa chất độc hại bên cạnh hồ axit sunfuric bằng chất nổ, Ukraine tuyên bố

Hình ảnh từ Crimean TITAN

Các kỹ sư quân đội Nga đã lắp đặt một nhà máy hóa chất công nghiệp khổng lồ được xây dựng bên cạnh một hồ axit độc hại có kích thước bằng một thành phố nhỏ với chất nổ, nếu Điện Kremlin ra lệnh buộc tội Ukraine và các quốc gia láng giềng sẽ phải đối mặt với một thảm họa nhân tạo có khả năng tồi tệ hơn Chornobyl , các quan chức và các nền tảng tin tức độc lập đã cảnh báo. 

Continue Reading »

Tóm lược ISW đánh giá chiến sự ngày 9 tháng 6 năm 2023

Saturday, June 10th, 2023

Chìa khóa chinh rút ra trong ngày

Continue Reading »

ISW đánh giá chiến dịch tấn công của Nga ngày 9 tháng 6 năm 2023

Friday, June 9th, 2023

Ngày 9 tháng 6 năm 2023 – Nhấn ISW

Tải xuống bản PDF

Đánh giá Chiến dịch Tấn công của Nga, ngày 9 tháng 6 năm 2023

Riley Bailey, Kateryna Stepanenko, Grace Mappes, Nicole Wolkov, Annika Ganzeveld và Mason Clark

Ngày 9 tháng 6 năm 2023, 7:50 chiều ET

Nhấp vào đây để xem bản đồ tương tác của ISW về cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Bản đồ này được cập nhật hàng ngày cùng với các bản đồ tĩnh có trong báo cáo này.

Nhấp vào đây để truy cập kho lưu trữ các bản đồ tua nhanh thời gian tương tác của ISW về cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Các bản đồ này bổ sung cho bản đồ kiểm soát địa hình tĩnh mà ISW tạo ra hàng ngày bằng cách hiển thị tiền tuyến động. ISW sẽ cập nhật kho lưu trữ bản đồ time-lapse này hàng tháng.

Continue Reading »

Ước tính của các kỹ sư, bản ghi âm, dữ liệu của các nhà địa chấn học. Thế giới đã có bằng chứng Nga cho nổ thủy điện Kakhovskaya: đây rồi

Friday, June 9th, 2023

Ngày 9 tháng 6, 13:43

Hậu quả của thảm họa tại thành phố Gola Prystan bị chiếm đóng, ngày 8/6/2023 (Ảnh: REUTERS/Alexander Ermochenko)

Hậu quả của thảm họa tại thành phố Gola Prystan bị chiếm đóng, ngày 8/6/2023 (Ảnh: REUTERS/Alexander Ermochenko)

Continue Reading »

Một con đập bị vỡ và hàng ngàn người phải đối mặt với trận đại hồng thủy – thường không có sự giúp đỡ – ở Ukraine do Nga chiếm đóng (AP)

Friday, June 9th, 2023

Bởi ILLIA NOVIKOV, YURAS KARMANAU và HANNA ARHIROVA

Video máy bay không người lái cho thấy sự tàn phá của đập Ukraine. Cảnh quay bằng máy bay không người lái về con đập bị sập ở Ukraine và những ngôi làng xung quanh dưới sự chiếm đóng của Nga cho thấy cấu trúc đổ nát rơi xuống dòng sông ngập nước và hàng trăm ngôi nhà, nhà kính và thậm chí cả một nhà thờ bị nhấn chìm – nhưng không có dấu hiệu của sự sống.

Continue Reading »

Cuộc phản công của Ukraine bắt đầu khi xe tăng phương Tây tấn công tiền tuyến (Telegraph)

Friday, June 9th, 2023

Cuộc tấn công được chờ đợi từ lâu bắt đầu với ‘làn sóng sau làn sóng’ tấn công vào các vị trí của Nga

Roland Oliphant, PHÓNG VIÊN NƯỚC NGOÀI CAO CẤP ; Colin Freeman Ở KHERSON  Nick Allen, BIÊN TẬP VIÊN HOA KỲ Ngày 8 tháng 6 năm 2023 • 6:06 chiều

Các thành viên của Lữ đoàn cơ giới riêng biệt số 110 của Ukraine bắn một bệ phóng tên lửa vào các vị trí của Nga
Các thành viên của Lữ đoàn cơ giới riêng biệt số 110 của Ukraine bắn một bệ phóng tên lửa vào các vị trí của Nga. ẢNH : NYTNS/Redux/eyevine

Ukraine lần đầu tiên đưa xe tăng phương Tây tham chiến trong một cuộc tấn công lớn ở mặt trận phía nam, đánh dấu sự khởi đầu của cuộc phản công được chờ đợi từ lâu .

Continue Reading »

Tin chiến sự Ukraine-Nga ngày 9/6/2023: *’Giao tranh ác liệt’ trên trục phản công then chốt. *Tòa án Liên Hiệp Quốc cho phép kiện Nga. *Nhật Bản viện trợ khẩn cấp cho Ukraine… 

Friday, June 9th, 2023

Cập nhật 13 phút trước (telegraph)

Các binh sĩ Ukraine làm việc trong một chiến dịch chiến đấu ở tiền tuyến gần Kreminna, Luhansk
Các binh sĩ Ukraine làm việc trong một chiến dịch chiến đấu ở tiền tuyến gần Kreminna, LuhanskCredit : Roman Chop/AP

Các lực lượng bộ binh Ukraine đã đụng độ với Nga trong “giao tranh dữ dội” ở miền nam Ukraine trên một lối vào quan trọng nhằm chia cắt quân đội của Moscow thành hai phần.

Continue Reading »

Chuyển động Quốc Phòng  từ ngày 2 tháng 6  đến ngày 8 tháng 6 năm 2023

Friday, June 9th, 2023
https://nghiencuuquocte.org/wp-content/uploads/2023/06/echo_voyager_gallery1_960x600.jpg

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:


Nga phát triển hệ thống pháo 300mm MLRS mới

Nga đang phát triển hệ thống pháo phản lực bắn loạt Sarma mới dựa trên khung gầm xe tải Kamaz 6350 8×8. MLRS mới sẽ tăng tính cơ động và có thể phóng đạn dẫn đường chính xác cao hỗ trợ bởi hệ thống dẫn đường và điều khiển hỏa lực tự động cải tiến. Trong thời gian gần đây, quân đội Nga đã sử dụng tên lửa dẫn đường Tornado-S MLRS, và những tên lửa này cũng có đường kính 300 mm. Các tên lửa dẫn đường này được trang bị hệ thống dẫn hướng quán tính, cho phép nhắm mục tiêu chính xác.

Xem thêm tại: Army Recog, Russia developing new 300mm MLRS artillery system called Sarma. Truy cập ngày 3/6/2023

Nga nói Ukraine pháo kích khiến 2.500 người ở khu vực biên giới phải sơ tán

Thống đốc Belgorod Vyacheslav Gladkov cho biết 2.500 người đã được sơ tán ở khu vực Belgorod của Nga sau nhiều ngày Ukraine pháo kích và xâm nhập khiến 4 người thiệt mạng. Quân đoàn Gỉải phóng Nga và Quân đoàn Tình nguyện Nga, hôm thứ sáu cho biết họ đã giao tranh với quân Nga ở ngoại ô Shebekino ngày thứ hai liên tiếp. Trước đó, quân đoàn Tình nguyện Nga cho biết họ đã tấn công đồn cảnh sát Shebekino bằng một bệ phóng tên lửa đa năng Grad thời Liên Xô.

Xem thêm tại: NY Times, A Russian official says Ukrainian shelling has forced the evacuation of 2,500 people from his border region. Truy cập ngày 3/6/2023

Prigozhin nói rằng lực lượng Nga đã đặt mìn để làm hại binh sĩ Wagner

Lãnh đạo Wagner, Yevgeny Prigozhin, đã tiếp tục chỉ trích ban lãnh đạo lực lượng vũ trang Nga với cáo buộc rằng các lực lượng thân Moscow cài chất nổ để làm hại các chiến binh Wagner khi họ rút lui khỏi Bakhmut. Ông Prigozhin cho biết người của ông đã phát hiện ra hàng chục địa điểm ở các khu vực nơi các quan chức Bộ Quốc phòng Nga đã cài đặt các thiết bị nổ khác nhau, bao gồm hàng trăm quả mìn chống tăng. Khi được chất vấn về lý do gài mìn và đặt chất nổ, các quan chức Bộ Quốc phòng cho biết đó là lệnh của cấp trên.

Xem thêm tại: Al Jazeera, Wagner boss says Russian forces laid mines to harm his fighters. Truy cập ngày 4/6/2023

Su-24 Ukraine được trang bị tên lửa hành trình Bão Ảnh

Không quân Ukraine trang bị tên lửa hành trình Bão Ảnh do Anh cung cấp trên Su-24 để tấn công các vị trí của Nga. Bão Ảnh là tên lửa hành trình tầm xa có khả năng tàng hình, được phóng từ bệ phóng trên không, với tầm bắn hơn 250 km. Việc triển khai các tên lửa Bão Ảnh diễn ra khi các lực lượng Ukraine chuẩn bị tiến hành một cuộc phản công nhằm chiếm lại lãnh thổ do Nga chiếm giữ.

Xem thêm tại: Defence Blog, Ukrainian Su-24 spotted flying with Storm Shadow cruise missiles. Truy cập ngày 4/6/2023

Quân đội Ukraine truy lùng hệ thống phòng không Nga bằng drone tự sát

Ukraine đã sử dụng drone tự sát nhằm truy quét hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung Buk-M1 (SA-11 Gadfly) của Nga và ba hệ thống tên lửa đất đối không tầm ngắn Tor-M2 (SA-15 Gauntlet). Một hệ thống “Tor” đã cố gắng bắn hạ một drone, nhưng phi công đã giữ an toàn cho nó bằng cách chuyển hướng khỏi tên lửa theo cách thủ công, sau đó “bắt” mục tiêu và đuổi kịp hệ thống tên lửa đất đối không của đối phương. Nga dường như đã mất 16 hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) dòng Tor-M2 và 11 tên lửa SAM dòng Buk-M1 ở Ukraine kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược Ukraine.

Xem thêm tại: Defence Blog, Ukrainian troops hunt Russian air defense systems with kamikaze drones. Truy cập ngày 6/6/2023

Lực lượng Ukraine tấn công quân Nga, phủ nhận ‘cuộc phản công’ đã bắt đầu

Bộ Quốc phòng Nga cho biết các lực lượng Ukraine đã bắt đầu cuộc phản công bằng cách cố gắng vượt qua 5 khu vực thuộc giới tuyến của Nga ở Donetsk nhưng đã bị đẩy lùi. Tuy nhiên, các quan chức Ukraine bác bỏ tuyên bố của Moscow rằng họ đã phát động cuộc phản công và việc quân đội Nga đã đẩy lùi quân Ukraine. Thêm vào đó, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết các lực lượng Ukraine đã tiến được từ 200 đến 1.600 mét ở khu vực gần thị trấn Orikhovo-Vasylivka và ở Paraskoviivka, phía bắc Bakhmut. Các quan chức Ukraine đã cảnh báo nhiều lần trong những ngày gần đây rằng không có hành động đơn lẻ nào đánh dấu sự khởi đầu của cuộc phản công.

Xem thêm tại: Washington Post, Ukrainian forces advance on Russians, deny ‘counteroffensive’ has begun. Truy cập ngày 6/6/2023

Ukraine, Nga đổ lỗi cho nhau về việc phá hủy đập Nova Kakhovka

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy hôm thứ ba cáo buộc “những kẻ khủng bố Nga” phá hủy đập Nova Kakhovka. Nhưng Điện Kremlin cáo buộc chính Kyiv phá hoại con đập để đánh lạc hướng sự chú ý về cuộc phản công có chủ đích nhằm vào các lực lượng Nga. Bộ chỉ huy phía nam của các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết “quy mô của sự tàn phá” đang được đánh giá, chính quyền quân sự của Ukraine tại khu vực Kherson cũng kêu gọi người dân sẵn sàng sơ tán khỏi các ngôi làng ở hữu ngạn sông Dnipro trước lũ lụt tràn từ con đập. Đập Nova Kakhovka cao 30 mét và dài 3,2 km, được xây dựng vào năm 1956 trên sông Dnipro như một phần của Nhà máy Thủy điện Kakhovka.

Xem thêm tại: Al Jazeera, Ukraine, Russia trade blame for destruction of Nova Kakhovka dam. Truy cập ngày 7/6/2023

Cuộc tấn công bằng drone vào Moscow có thể đã nhắm vào nhà của các quan chức tình báo Nga

Một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở Moscow vào tuần trước dường như nhắm vào nhà của các sĩ quan tình báo Nga, đợt tấn công mới nhất trong chiến dịch tâm lý chống lại chế độ của Tổng thống Vladimir Putin. Các báo cáo cho biết ít nhất một trong những tòa nhà chung cư bị tấn công trong cuộc tấn công bằng máy bay không người lái có quan hệ với Cục Tình báo Nước ngoài (SVR) của Nga. Chính quyền Nga đổ lỗi cuộc tấn công bằng drone cho Ukraine nhưng Kyiv phủ nhận bất kỳ vai trò nào trong vụ tấn công.

Xem thêm tại: NBC, Drone attack in Moscow may have targeted homes of Russian intelligence officials, U.S. officials say. Truy cập ngày 8/6/2023

Ukraine sẽ không tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO nếu không có ‘tín hiệu’ về việc gia nhập

Tổng thống Volodymyr Zelenskyy cho biết nếu Ukraine không được thừa nhận và có một tín hiệu trong hội nghị thượng đỉnh NATO sắp tới, thì ông sẽ không có mặt ở đó. Trong khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi tạo cho Ukraine một “con đường hướng tới tư cách thành viên”, thì Thủ tướng Anh Rishi Sunak cho biết “vị trí xứng đáng” của Kyiv là trong liên minh nhưng không ủng hộ lộ trình gia nhập. Thủ tướng Sunak cho biết, trọng tâm hiện tại của NATO là đảm bảo Ukraine nhận được sự hỗ trợ quân sự phù hợp cho một cuộc phản công đã được lên kế hoạch nhằm đẩy lùi cuộc xâm lược toàn diện của Nga và xoay chuyển cục diện cuộc chiến.

Xem thêm tại: Politico, Ukraine won’t attend NATO summit without ‘signal’ on accession: Zelenskyy. Truy cập ngày 3/6/2023

Tướng Mark Milley nói xe tăng, F-16 sẽ không kịp đến cho cuộc phản công của Ukraine

Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mark Milley cho biết việc huấn luyện cho các lực lượng Ukraine trên xe tăng Abrams tiên tiến của Mỹ đã bắt đầu, nhưng những xe tăng này chưa sẵn sàng kịp lúc cho cuộc phản công sắp xảy ra của Kyiv. Tướng Mark Milley cho biết thêm về kế hoạch chi tiết về quy mô của các lớp huấn luyện F-16, các loại chiến thuật bay và địa điểm huấn luyện đang được Mỹ và các đồng minh như Hà Lan và Anh cũng cam kết cung cấp F-16 do Mỹ sản xuất. Mỹ chưa cho biết liệu họ có trực tiếp cung cấp máy bay phản lực hay không, nhưng Tổng thống Joe Biden cho biết Mỹ sẽ hỗ trợ huấn luyện F-16.

Xem thêm tại: Defense News, Milley: tanks, F-16s coming, but not in time for Ukraine offensive. Truy cập ngày 2/6/2023

Lầu Năm Góc mua Starlink của Elon Musk cho Ukraine

Bộ Quốc phòng đã xác nhận việc mua vệ tinh Starlink nhằm viện trợ cho Ukraine, nói rằng thông tin liên lạc từ vệ tinh là một “lớp quan trọng trong mạng thông tin liên lạc tổng thể của Ukraine”. Nhưng Lầu Năm Góc sẽ không tiết lộ thêm thông tin về chi phí hoặc phạm vi của hợp đồng vì “lý do bảo mật hoạt động và do tính chất quan trọng của các hệ thống này”. Trước đó, công ty của Elon Musk đã tặng 20.000 thiết bị đầu cuối internet vệ tinh trị giá hàng triệu USD cho quân đội Ukraine trong những tháng sau cuộc xâm lược của Nga. Tuy nhiên, vào tháng 10, SpaceX cho biết họ sẽ ngừng các khoản quyên góp đó và yêu cầu Lầu Năm Góc trả tiền cho các dịch vụ liên quan.

Xem thêm tại: Defense One, Pentagon Buying Musk’s Starlink for Ukraine. Truy cập ngày 2/6/2023

Đức cung cấp cho Ukraine 66 xe bọc thép BATT UMG 4×4

Công ty FFG của Đức sẽ sản xuất 66 phương tiện bọc thép BATT UMG 4×4. Các phương tiện địa hình mới, rất linh hoạt sẽ phục vụ lực lượng vũ trang Ukraine với vai trò là phương tiện chiến đấu bộ binh chủ yếu để vận chuyển binh lính cấp tiểu đoàn. BATT UMG là biến thể chống mìn của BATT APC, đảm bảo khả năng chống nổ cao lên đến STANAG 4569 Cấp II a và b trong phân loại kích thước APC nhỏ. BATT UMG có thiết kế trục tùy chỉnh bên trong xe, tăng khả năng tải trọng thêm 2721 kg, đồng thời được trang bị động cơ tăng áp diesel V8, kết nối với hộp số tự động 6 cấp và dựa trên Ford F550.

Xem thêm tại: Army Recog, Germany to supply Ukraine with 66 BATT UMG 4×4 armored vehicles and not Fuchs APCs. Truy cập ngày 5/6/2023

Đặc phái viên Ukraine của Trung Quốc kêu gọi đồng minh ‘ngừng gửi vũ khí’ tới Kyiv

Đặc phái viên Trung Quốc về Ukraine Lý Huy (Li Hui) hôm thứ sáu kêu gọi các chính phủ phương Tây “ngừng đưa vũ khí ra chiến trường” và kêu gọi đàm phán hòa bình vào thời điểm Washington và các đồng minh châu Âu đang tăng cường cung cấp tên lửa và xe tăng cho các lực lượng Ukraine cho cuộc phản công. Ông Lý Huy cho biết các quan chức Nga và Ukraine sẵn sàng đàm phán hòa bình, nhưng ông không đưa ra dấu hiệu nào cho thấy đàm phán sắp xảy ra.

Xem thêm tại: Defense News, China Ukraine envoy urges allies to ‘stop sending weapons’ to Kyiv. Truy cập ngày 3/6/2023

Bỉ thăm dò lực lượng dân quân thân Ukraine sử dụng súng bên trong lãnh thổ Nga

Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo cho biết Brussel đang mở một cuộc điều tra về việc vũ khí mà nước này gửi tới Ukraine được lực lượng bán quân sự thân Ukraine của Nga sử dụng để tiến hành các cuộc tấn công vào khu vực Belgorod của Nga. Tuần trước, các thành viên của nhóm tình nguyện Nga thân Ukraine được cho là đã mang theo súng trường tấn công SCAR do Bỉ sản xuất trong một cuộc tấn công vào các thị trấn của Nga. Vào tháng 1, Bỉ đã viện trợ quân cho Ukraine súng trường tấn công SCAR, do công ty vũ khí FN Herstal sản xuất.

Xem thêm tại: Politico, Belgium to probe pro-Ukraine militia using its guns inside Russia, PM says. Truy cập ngày 6/6/2023

Các thành viên NATO có thể gửi quân đến Ukraine

Cựu tổng thư ký Nato Anders Rasmussen cho biết một nhóm các quốc gia NATO có thể sẵn sàng đưa quân tới Ukraine nếu các quốc gia thành viên bao gồm cả Mỹ không cung cấp các đảm bảo an ninh hữu hình cho Kyiv tại hội nghị thượng đỉnh của liên minh ở Lithuania. Ông Anders Rasmussen cũng cảnh báo rằng ngay cả khi một nhóm các quốc gia cung cấp cho Ukraine đảm bảo an ninh, thì những quốc gia từ chối tư cách thành viên NATO của Ukraine trong tương lai sẽ bị gạt ra khỏi chương trình nghị sự.

Xem thêm tại: Guardian, Nato members may send troops to Ukraine, warns former alliance chief. Truy cập ngày 8/6/2023

Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Đối thoại Shangri-La: những sự kiện chính

Đối thoại Shangri-La, hội nghị thượng đỉnh an ninh lớn nhất châu Á, được tổ chức tại Singapore đã kết thúc vào Chủ nhật sau khi nêu bật những căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc. Mặc dù không có cuộc gặp song phương nào giữa Bắc Kinh và Washington, nhưng hội nghị thượng đỉnh đã chứng kiến ​​cuộc tranh luận nảy lửa về một số vấn đề an ninh cấp bách nhất của thế giới, bao gồm tình trạng của Đài Loan, hoạt động ở Biển Đông và kế hoạch ngừng bắn gây tranh cãi cho cuộc chiến ở Ukraine. Sau đây là 5 điểm chính:

  • Trung Quốc và Mỹ không thể tìm được tiếng nói chung: bộ trưởng QP Trung Quốc Lý Thượng Phúc nói rằng việc trao đổi với Mỹ nên dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau như một “nguyên tắc cơ bản”. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã từ chối yêu cầu của Lầu Năm Góc về một cuộc gặp giữa các chỉ huy quốc phòng hai nước. Một ngày trước đó, Bộ trưởng QP Mỹ Lloyd Austin kêu gọi đối thoại giữa hai bên là “điều cần thiết” để tránh hiểu lầm.
  • Philippines tăng cường quan hệ với Mỹ, Nhật Bản và Úc: Mỹ, Nhật Bản, Úc và Philippines đã tổ chức các cuộc đàm phán quốc phòng bốn bên đầu tiên vào thứ bảy trong bối cảnh những thách thức ngày càng tăng ở Biển Đông. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. đang thúc đẩy tăng cường quan hệ an ninh với Washington và các đồng minh nhằm chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực.
  • Vụ phóng vệ tinh của Triều Tiên nhấn mạnh sự chia rẽ: bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản và Hàn Quốc đã có cuộc hội đàm đầu tiên sau hơn ba năm và đồng ý hợp tác chặt chẽ để chống lại các mối đe dọa từ Triều Tiên. Trước đó một ngày, Bộ trưởng quốc phòng Hàn Quốc Lee Jong-sup cho biết một số quốc gia đang “phớt lờ hành vi trái pháp luật của Triều Tiên”, điều này có thể làm suy yếu các biện pháp trừng phạt của LHQ đối với các chương trình tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng.
  • Ukraine bác đề xuất hòa bình của Indonesia: Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia, ông Mitchowo Subianto hôm thứ bảy đề xuất kế hoạch tạo ra một khu phi quân sự (DMZ) giữa Ukraine và Nga, so sánh với DMZ giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. Kế hoạch của ông Mitchowo Subianto bao gồm một lệnh ngừng bắn và cho cả hai bên rút quân cách vị trí tiền phương của mỗi bên 15 km trước khi lực lượng giám sát của LHQ được triển khai dọc theo DMZ mới. Bộ trưởng QP Ukraine Oleksii Reznikov cho biết Indonesia đã không nêu kế hoạch này với chính phủ của ông, gọi đề xuất này là “kỳ lạ” và nói thêm rằng nó nghe “giống một kế hoạch của Nga” hơn là của Indonesia.
  • NATO nhận thấy vai trò lớn hơn ở châu Á: hội nghị thượng đỉnh tại Singapore cũng thu hút các đại biểu từ các thành viên NATO khi liên minh này đang tăng cường quan hệ đối tác với các nước châu Á như Nhật Bản, nơi tổ chức này có kế hoạch mở văn phòng liên lạc tại Tokyo vào năm 2024. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace đã bình luận về diễn biến này và cho biết việc có văn phòng ở Tokyo “là lợi ích của NATO” và “quan trọng đối với một số vấn đề” chẳng hạn như việc Nga đang di chuyển một số hạm đội hải quân của mình tới Thái Bình Dương.

Xem thêm tại: Nikkei Asia, No China-U.S. talks, NATO in Asia: 5 takeaways from Shangri-La summit. Truy cập ngày 7/6/2023

Đại tá Mỹ rút lại tuyên bố rằng drone tích hợp AI đã giết người điều khiển trong thử nghiệm

Đại tá Tucker “Cinco” Hamilton, người đứng đầu Hoạt động và Thử nghiệm AI của Lực lượng Không quân Mỹ, cảnh báo rằng công nghệ tích hợp AI có thể hoạt động theo những cách nguy hiểm và không thể đoán trước. Đại tá Hamilton đã mô tả một mô phỏng trong đó drone tích hợp AI sẽ được lập trình để xác định tên lửa đất đối không (SAM) của kẻ thù. Nhưng vấn đề là, AI sẽ làm việc theo cách riêng – làm nổ tung mọi thứ – thay vì tuân theo chỉ thị của người điều hành. Nhưng tướng Hamilton sau đó thừa nhận rằng đã “lỡ lời” trong bài thuyết trình của mình, cho biết câu chuyện trên là một “thí nghiệm tưởng tượng” đến từ bên ngoài quân đội và không dựa trên bất kỳ thử nghiệm thực tế nào.

Xem thêm tại: SCMP, US colonel backtracks on claim that AI drone killed human operator in simulation. Truy cập ngày 3/6/2023

Mỹ triển khai trạm chuyển tiếp vệ tinh cảnh báo tên lửa mới tại đảo Guam vào năm 2025

Một loại trạm chuyển tiếp mới dành cho các vệ tinh cảnh báo tên lửa sẽ được triển khai tới đảo Guam vào cuối năm 2025. Trạm chuyển tiếp mặt đất-Châu Á, được tài trợ bởi Trung tâm tác chiến thông tin hải quân-Thái Bình Dương theo hợp đồng 5 năm trị giá 99,6 triệu USD, sẽ chuyển tiếp tín hiệu từ các vệ tinh phát hiện tên lửa của đối phương. Trước đó, Bộ Quốc phòng Mỹ đặt mục tiêu cung cấp khả năng phòng thủ “toàn diện, dẻo dai, 360 độ” cho đảo Guam trước các tên lửa đạn đạo, hành trình và siêu thanh.

Xem thêm tại: Stars and Stripes, New missile-warning satellite relay station will deploy to Guam in 2025. Truy cập ngày 3/6/2023

Giám đốc CIA thực hiện chuyến đi bí mật tới Trung Quốc

Quan chức Mỹ hôm thứ sáu xác nhận Giám đốc CIA William Burns đã có một chuyến đi bí mật tới Trung Quốc vào tháng trước nhằm giữ cho các đường dây liên lạc được mở. Các cuộc họp của ông William Burns là chuyến thăm chính thức cấp cao nhất của một quan chức chính quyền Biden kể từ khi quân đội Mỹ vào đầu tháng 2 bắn hạ một khinh khí cầu do thám của Trung Quốc bay qua Mỹ. Tổng thống Biden đã thường xuyên điều ông Burns xử lý các hoạt động ngoại giao nhạy cảm, bao gồm cả cuộc nói chuyện vào tháng 11 năm 2021 với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một nỗ lực không thành công nhằm ngăn cản cuộc xâm lược Ukraine.

Xem thêm tại: WSJ, CIA Chief Made Secret Trip to China. Truy cập ngày 3/6/2023

Trung Quốc điều 10 máy bay quân sự, 4 tàu hải quân quanh Đài Loan

Bộ Quốc phòng Đài Loan (MND) hôm thứ ba đã theo dõi 10 máy bay quân sự và 4 tàu hải quân của Trung Quốc bay trong vùng nhận diện phòng không (ADIZ). Các máy bay được theo dõi trong ADIZ bao gồm một máy bay chiến đấu Sukhoi Su-30 và một máy bay trực thăng tác chiến chống tàu ngầm (ASW) Kamov Ka-28. BQP Đài Loan cho biết họ đã theo dõi tình hình và phản ứng bằng cách điều máy bay tuần tra chiến đấu, điều động tàu hải quân và triển khai các hệ thống tên lửa phòng không trên đất liền.

Xem thêm tại: Taiwan News, China sends 10 military aircraft, 4 naval ships around Taiwan. Truy cập ngày 7/6/2023

Trung Quốc đang chế tạo radar tàu chiến mạnh nhất từng được ghi nhận

Các nhà khoa học Trung Quốc đang phát triển loại radar có thể phát hiện tên lửa đạn đạo từ khoảng cách lên tới 4.500km – tương đương khoảng cách từ miền nam Trung Quốc đến miền bắc Úc. Radar mới cũng có thể theo dõi nhiều mục tiêu trong phạm vi 3.500km, tương đương khoảng cách tới đảo Guam. Nhóm nhà khoa học Trung Quốc cho biết radar này phù hợp để lắp đặt trên các tàu chiến mới của Trung Quốc. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng cho biết họ đã khắc phục được giới hạn của hầu hết radar trên tàu quân sự, vốn chỉ có tầm hoạt động vài trăm km, khiến hệ thống này phù hợp với các tàu mới hơn có hệ thống đẩy điện.

Xem thêm tại: SCMP, China is building the most powerful warship radar on record: scientists. Truy cập ngày 8/6/2023

Trung Quốc xác lập vị thế dẫn đầu với các công nghệ quân sự quan trọng

Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) cho biết Trung Quốc dẫn đầu ở 19 trong số 23 hạng mục công nghệ quân sự chính, bao gồm một số hạng mục có khả năng đóng vai trò chính trong việc thúc đẩy Bắc Kinh giành ưu thế quân sự ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và xa hơn nữa, chẳng hạn như vũ khí siêu thanh, tác chiến điện tử và khả năng dưới biển chủ chốt. Các phân tích tiếp tục phát hiện ra rằng 9 trong số 10 tổ chức nghiên cứu hàng đầu về công nghệ siêu âm có trụ sở tại Trung Quốc, trong khi Trung Quốc là nơi có tất cả 10 địa điểm nghiên cứu hàng đầu về drone dưới biển. Nghiên cứu của ASPI cũng nhận định rằng khoảng cách giữa Trung Quốc và các nước khác là rất lớn, ví dụ như một số công nghệ như siêu thanh, Trung Quốc sản xuất hơn 73% tất cả các nghiên cứu có tác động cao, nhiều hơn cả Mỹ và tám quốc gia tiếp theo cộng lại.

Xem thêm tại: VOA, China Establishing ‘Commanding Lead’ with Key Military Technologies. Truy cập ngày 6/6/2023

Trung Quốc, Nga thực hiện tuần tra chung trên không trong bối cảnh căng thẳng Châu Á-Thái Bình Dương

Trung Quốc và Nga hôm thứ ba đã tiến hành một cuộc tuần tra chung trên không ở Biển Nhật Bản và Biển Hoa Đông lần thứ sáu kể từ năm 2019. Trong cuộc tuần tra tháng 5 năm 2022, các máy bay chiến đấu của Trung Quốc và Nga đã đến gần không phận của Nhật Bản khi Tokyo tổ chức hội nghị thượng đỉnh bộ Tứ với các nhà lãnh đạo của các bên Mỹ, Ấn Độ và Úc, mặc dù Trung Quốc cho biết các chuyến bay không nhằm vào bên thứ ba. Sự quyết đoán quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực đã gây lo ngại cho các nước láng giềng cũng như các đồng minh phương Tây như Mỹ. Sau đó, lực lượng Không quân Hàn Quốc cho biết họ đã điều động các máy bay chiến đấu để đáp trả 4 máy bay quân sự của Nga và 4 máy bay Trung Quốc đang tiếp cận vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của nước này. Hàn Quốc cũng cho biết máy bay Nga và Trung Quốc không xâm phạm không phận Hàn Quốc trước khi rời khỏi khu vực.

Xem thêm tại: Nikkei Asia, China, Russia launch joint air patrol amid Asia-Pacific tensions. Truy cập ngày 7/6/2023; Defence Blog, South Korea scrambles jets to intercept Russian and Chinese military planes. Truy cập ngày 7/6/2023

Hanwha Ocean ra mắt Combat XLUUV

Hanwha Ocean hôm thứ tư đã công bố một phương tiện lặn không người lái cực lớn mới có tên “Combat XLUUV” tại Triển lãm Quốc phòng và Hàng hải quốc tế 2023 (MADEX) ở Busan, Hàn Quốc. XLUUV (cho đến gần đây được gọi là DSME) đặc biệt được trang bị hai ống phóng ngư lôi khi các dự án XLUUV vũ trang duy nhất được biết đến có khả năng ngư lôi là của Trung Quốc và Ấn Độ. Nó có chiều dài 23 mét và lượng choán nước 60 tấn, được trang bị pin Lithium-Ion và hệ thống AIP (đẩy không khí độc lập), hai công nghệ được tận dụng từ chương trình KSS III Batch 2.

Xem thêm tại: Naval News, Hanwha Ocean Unveils Combat XLUUV. Truy cập ngày 8/6/2023

Pháp phản đối kế hoạch đặt văn phòng của NATO ở Tokyo

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã phản đối đề xuất của NATO mở văn phòng tại Tokyo vì ông tin rằng liên minh nên tiếp tục tập trung vào khu vực bắc Đại Tây Dương. Sự phản đối của tổng thống Macron diễn ra hai tháng sau khi ông chọc giận Mỹ và các đồng minh khác bằng cách đề xuất rằng châu Âu nên tránh xa căng thẳng Mỹ-Trung về vấn đề Đài Loan. Việc thành lập một văn phòng của NATO cần có sự ủng hộ nhất trí từ Hội đồng Bắc Đại Tây Dương, cơ quan ra quyết định chính trị cao nhất của liên minh xuyên Đại Tây Dương, có nghĩa là Pháp có quyền ngăn chặn động thái này. NATO từ chối cung cấp thông tin chi tiết về “các cuộc thảo luận đang diễn ra”.

Xem thêm tại: Financial Times, France objects to Nato plan for office in Tokyo. Truy cập ngày 6/6/2023

Nhật, Mỹ, Úc mở rộng tập trận chung trên biển Hoa Đông, Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, Mỹ và Úc đã đồng ý mở rộng các cuộc tập trận chung khi Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động trên biển. Các bộ trưởng của ba nước cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng, bao gồm tiến hành huấn luyện máy bay chiến đấu tấn công chung F-35 tại Úc và thường xuyên hóa các nhiệm vụ bảo vệ khí tài cho lực lượng Mỹ và lực lượng phòng vệ Úc thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Họ cũng xác nhận rằng Úc và Nhật Bản sẽ hợp tác chặt chẽ với nhau và với Mỹ, khi Nhật Bản công bố các khả năng phản công và Úc đầu tư vào các khả năng tấn công tầm xa.

Xem thêm tại: NHK, Japan, US, Australia to expand joint drills focusing on East, South China seas. Truy cập ngày 4/6/2023

ASEAN chuẩn bị tập trận chung ở Biển Bắc Natuna

Các nhà lãnh đạo quân sự của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã đồng ý tổ chức các cuộc tập trận quân sự chung Diễn tập đoàn kết ASEAN (ENatuna) hoặc Asec01N ở Biển Bắc Natuna, Quần đảo Riau vào tháng 9 tới. Cuộc tập trận sẽ tập trung vào an ninh hàng hải và cứu hộ (SAR), cũng như các dịch vụ xã hội ở khu vực Natuna. Cuộc tập trận sẽ quy tụ các lực lượng vũ trang ASEAN trong lục quân, hải quân và không quân nhưng sẽ không liên quan đến huấn luyện tác chiến.

Xem thêm tại: Antara News, ASEAN to set joint military drills in North Natuna Sea. Truy cập ngày 8/6/2023

Canada tăng cường triển khai hải quân và các cam kết quân sự ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Bộ trưởng Quốc phòng Cananda Anita Anand nói Ottawa sẽ tăng quy mô triển khai hàng năm của Hải quân Hoàng gia Canada tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương từ hai tàu lên ba tàu. Tàu khu trục HCMS Montreal và tàu hỗ trợ MV Asterix sẽ gia nhập khu vực vào cuối mùa hè này. Bà Anita Anand cho biết các tàu Canada sẽ đi qua Biển Đông và Biển Hoa Đông cũng như Eo biển Đài Loan theo luật pháp quốc tế. Canada cũng sẽ tiếp tục tham gia Chiến dịch Neon, đóng góp vào việc giám sát các biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an LHQ đối với Triều Tiên.

Xem thêm tại: Defense News, Canada boosts Indo-Pacific naval deployments, military engagements. Truy cập ngày 4/6/2023

Nga ‘mua lại’ linh kiện vũ khí xuất khẩu sang Myanmar và Ấn Độ

Nga bị nghi ngờ mua lại các vật tư quân sự trước đây đã được vận chuyển tới Myanmar và Ấn Độ. Theo đó, Nga có thể đang nhập khẩu lại các linh kiện để cải tiến các vũ khí cũ hơn dành cho Ukraine, dựa vào sự giúp đỡ từ các quốc gia có quan hệ quân sự lâu dài với Moscow. Cục thiết kế chế tạo máy (NPK KBM) của Nga, vốn có nhiệm vụ sản xuất tên lửa, đã mua tổng cộng 6 thành phần thiết bị quan sát ban đêm cho tên lửa đất đối không với giá 150.000 USD từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ vào năm 2016. Tất cả các bộ phận cần thiết để đảm bảo tên lửa có thể hoạt động vào ban đêm và trong điều kiện ánh sáng yếu đều do KBM sản xuất, công ty này đã xuất khẩu cùng loại bộ phận sang Ấn Độ vào tháng 2 năm 2013.

Xem thêm tại: Nikkei Asia, Russia ‘buying back’ arms parts exported to Myanmar and India. Truy cập ngày 6/6/2023

Ấn Độ, Mỹ thống nhất lộ trình hợp tác công nghiệp quốc phòng

Ấn Độ và Mỹ đã ký kết lộ trình hợp tác công nghiệp quốc phòng trong vài năm tới. Washington đang nỗ lực tăng cường quan hệ với nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới và coi mối quan hệ công nghệ và quân sự sâu sắc hơn với Ấn Độ là đối trọng chính đối với sự thống trị của Trung Quốc trong khu vực. Vào tháng trước, Ấn Độ và Mỹ cũng đã thảo luận về việc hợp tác sản xuất và chế tạo động cơ máy bay chiến đấu, phương tiện chiến đấu bộ binh, lựu pháo và vũ khí chính xác cao tại Washington trong cuộc họp của Nhóm Chính sách Quốc phòng Mỹ-Ấn.

Xem thêm tại: Al Jazeera, India, US agree on roadmap for defence industry cooperation. Truy cập ngày 6/6/2023

Việt Nam tham dự Hội nghị Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng các nước ASEAN

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Thượng tướng Nguyễn Tân Cương dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự cấp cao QĐND Việt Nam tham dự hội nghị Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 20 diễn ra tại Bali, Indonesia. Thượng tướng Nguyễn Tân Cương khẳng định QĐND Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục tham gia có trách nhiệm vào các hoạt động hợp tác giữa quân đội các nước ASEAN. Thượng tướng Nguyễn Tân Cương cho biết thêm rằng Việt Nam sẽ chủ trì tổ chức một số hoạt động quan trọng về hợp tác quân sự – quốc phòng trong năm 2023, như hội nghị thường niên Mạng lưới Trung tâm Gìn giữ hòa bình các nước ASEAN lần thứ 8 và đồng chủ trì với Nhật Bản tổ chức các hoạt động cuối chu kỳ của Nhóm chuyên gia ADMM+ về Gìn giữ hòa bình 2021-2023.

Xem thêm tại: QDND, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương tham dự Hội nghị Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng các nước ASEAN. Truy cập ngày 6/6/2023

Châu Âu – Trung Đông – Châu Phi – Mỹ-Latinh:

Belarus tăng cường năng lực phòng không với dàn tên lửa S-400 bổ sung từ Nga

Belarus đã nhận thành công một hệ thống tên lửa phòng không S-400 khác từ Nga. Động thái này là một phần trong những nỗ lực không ngừng nhằm tăng cường khả năng phòng không của Nhà nước Liên minh, một thực thể bao gồm Nga và Belarus. Hệ thống tên lửa phòng không S-400 là một trong những hệ thống phòng thủ tầm xa tiên tiến nhất thế giới, nó có khả năng đánh chặn và tiêu diệt mục tiêu trên không ở khoảng cách lên tới 400 km và có thể tấn công mục tiêu ở độ cao tới 30 km. Hệ thống S-400 còn có khả năng theo dõi đồng thời 100 mục tiêu trong khi có thể tham gia với tối đa 36 mục tiêu cùng một lúc.

Xem thêm tại: Army Recog, Belarus enhances air defense capabilities with additional S-400 missile battery from Russia. Truy cập ngày 6/6/2023

NATO kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ không phủ quyết việc Thụy Điển gia nhập liên minh

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ không phủ quyết đề nghị gia nhập liên minh của Thụy Điển, trước một cuộc họp trong tháng này để cố gắng vượt qua những phản đối về việc trì hoãn tư cách thành viên của Stockholm. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Thụy Điển quá khoan dung đối với các tổ chức “khủng bố” và các mối đe dọa an ninh, bao gồm các nhóm người Kurd và những người có liên quan đến âm mưu đảo chính năm 2016. Hungary cũng đã trì hoãn phê duyệt, nhưng lý do tại sao vẫn chưa được công khai rõ ràng. Lo sợ rằng có thể trở thành mục tiêu của Moscow sau khi Nga xâm lược Ukraine vào năm ngoái, Thụy Điển và Phần Lan đã từ bỏ quan điểm không liên kết quân sự để gia nhập chiếc ô an ninh của NATO.

Xem thêm tại: Al Jazeera, NATO chief urges Turkey not to veto Sweden joining alliance. Truy cập ngày 5/6/2023

Hà Lan có kế hoạch mua 96 xe tăng Leopard 1 cũ của Ý cho Ukraine

Công ty Thụy Sĩ RUAG muốn bán 96 xe tăng Leopard 1 cho Đức để Rheinmetall tân trang lại trước khi chuyển giao cho Ukraine. Bảy năm trước, Ruag đã mua những chiếc xe tăng này (Leopard 1A1/A2 và A5) từ quân đội Ý để bán lại. Trước đây, một số quốc gia châu Âu, bao gồm Đức, Đan Mạch và Tây Ban Nha, muốn chuyển các thiết bị quân sự đã mua do Thụy Sĩ sản xuất sang Ukraine, nhưng tổng thống Alian Bern đã từ chối, đề cập đến chính sách trung lập được ghi trong hiến pháp của đất nước, trong đó đặc biệt cấm chuyển vũ khí đến khu vực đang diễn ra chiến sự.

Xem thêm tại: Army Recog, Netherlands plans to purchase 96 former Italian Leopard 1 tanks for Ukraine. Truy cập ngày 3/6/2023

IDF điều tra vụ khủng bố sát hại ba binh sĩ Israel bởi cảnh sát Ai Cập

Tham mưu trưởng lực lượng phòng vệ Israel (IDF) Herzi Halevi hôm chủ nhật thông báo rằng kết quả điều tra vụ sát hại ba binh sĩ IDF tại biên giới Israel-Ai Cập vào đầu ngày thứ bảy sẽ được trình bày sau một tuần nữa. Ông Herzi Halevi cũng ra lệnh tiến hành một cuộc điều tra toàn diện về chiến lược quốc phòng và cách tiếp cận liên quan đến việc bảo vệ biên giới với các quốc gia không phải là kẻ thù như Ai Cập. Trước đó vào thứ bảy, hai binh sĩ IDF đã bị bắn chết trong khi một binh sĩ thứ ba khác bị giết bởi cùng một tên khủng bố, được xác định là cảnh sát Ai Cập.

Xem thêm tại: Jerusalem Post, IDF to probe terror killing of three Israeli soldiers by Egyptian policeman. Truy cập ngày 5/6/2023

Iran, Ả Rập Saudi thành lập liên minh hải quân mới

Tư lệnh Hải quân Iran, Chuẩn đô đốc Shahram Irani cho biết gần như tất cả các quốc gia ven biển nằm ở khu vực phía bắc Ấn Độ Dương nói rằng họ cần sát cánh cùng Iran và hợp tác tập thể để đảm bảo an ninh. Đô đốc Shahram Irani lưu ý rằng trong khi Iran và Oman đã tổ chức một số cuộc tập trận hải quân chung trong quá khứ, các quốc gia khác hiện đang mong muốn hợp tác hải quân tập thể, bao gồm Ả Rập Saudi, UAE, Qatar, Bahrain, Iraq, Pakistan và Ấn Độ.

Xem thêm tại: Tasnim News, New Naval Alliance to Include Iran, Saudi Arabia: Commander. Truy cập ngày 4/6/2023

Iran công bố tên lửa siêu thanh đầu tiên

Iran đã công bố tên lửa siêu thanh đầu tiên của mình, Fattah, mà họ nói có thể xuyên thủng các hệ thống phòng thủ tên lửa và sẽ mang lại lợi thế quân sự cho nước này. Tên lửa Fattah có vận tốc lên tới Mach 15 (5.145 mét mỗi giây), có tầm bắn 1.400 km và có vòi phun thứ cấp di động đồng thời sử dụng nhiên liệu đẩy rắn cho phép khả năng cơ động cao. Phương Tây và Israel đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về chương trình tên lửa của Iran, cho rằng tên lửa đạn đạo của nước này có khả năng được sử dụng để mang đầu đạn hạt nhân – điều mà Tehran phủ nhận đang theo đuổi.

Xem thêm tại: Al Jazeera, Iran unveils its first hypersonic missile. Truy cập ngày 7/6/2023

Mỹ, Anh phản ứng sau khi tàu tấn công nhanh của Iran quấy rối tàu thương mại

Ba thuyền tấn công nhanh được của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) đã tiếp cận một con tàu thương mại và bắt đầu bám theo nó ở khoảng cách gần. Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS McFaul (DDG 74) của Hải quân Mỹ và tàu khu trục nhỏ HMS Lancaster (F 229) của Hải quân Hoàng gia Anh đều nhận được cuộc gọi cấp cứu, với Lancaster điều một máy bay trực thăng để giám sát và Hạm đội 5 của Mỹ triển khai một chiếc P-8A Poseidon để theo dõi vụ việc.

Xem thêm tại: Jerusalem Post, US, UK respond after Iranian fast-attack boats harass commercial vessel. Truy cập ngày 6/6/2023

Museveni nói Al-Shabab đã giết 54 binh sĩ Uganda ở Somalia

Tổng thống Uganda Yoweri Museveni đã thông báo về cái chết của 54 binh sĩ Uganda trong một cuộc tấn công của al-Shabab vào một căn cứ của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên minh châu Phi ở Somalia. Tuyên bố của tổng thống Museveni hôm thứ bảy được đưa ra một tuần sau khi các chiến binh al-Shabab xông vào căn cứ ở Bulamarer, cách thủ đô Mogadishu của Somali 130 km về phía tây nam. Tổng thống Museveni cho biết thêm rằng Lực lượng Phòng vệ Nhân dân Uganda (UPDF) kể từ đó đã chiếm lại căn cứ từ nhóm vũ trang có liên hệ với al-Qaeda.

Xem thêm tại: Al Jazeera, Al-Shabab killed 54 Ugandan soldiers in Somalia, says Museveni. Truy cập ngày 5/6/2023

Chuyên mục Phân tích:

Ukrain đã bắt đầu phản công?

Vào ngày 4 tháng 6, hai ngày trước lễ kỷ niệm D-Day, lực lượng Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn trên 5 mũi tiến công phía đông nam tỉnh Donetsk, miền đông Ukraine. Tuy cuộc tấn công này được coi là phát súng mở đầu cho cuộc phản công, nhưng lực lượng Ukraine vẫn chưa xuất hiện trên chiến trường. Ukraine thực hiện một cuộc tấn công vào khu dân cư phía tây nam thành phố Donetsk, sau đó lực lượng Ukraine giả vờ rút quân để thực hiện một cuộc tấn công khác vào Novodonetske, chỉ bằng 10 xe chiến đấu bộ binh. Bộ quốc phòng Nga sau đó nói rằng Ukraine đã triển khai Lữ đoàn cơ giới 23 và 31, bao gồm hai tiểu đoàn xe tăng, tại tiền tuyến. Ngoài ra, Ukraine cũng phản công lại những khu vực khác như phía tây và bắc Bakhmut, hay giao tranh diễn ra tại Soledar.

Các cố vấn quân sự phương Tây nói rằng tấn công quyết liệt và nhanh chóng là cách tốt nhất để Ukraine giảm thiểu thương vong và dập tắt cơ hội để Nga củng cố những vùng bị chọc thủng khi các tuyến phòng thủ của Nga đang trở nên mỏng manh. Mặt khác, việc Ukraine chọn tấn công Donetsk cũng cho thấy cuộc phản công ngả về mũi tiến công phía đông hơn. Velyka Novosilka cách cảng Berdyansk 120km về phía Bắc, và là một phần của cây cầu đất liền nối Nga với Crimea. Bên cạnh đó, Ukraine tiến công theo hướng nam Donetsk cũng đe dọa đến Mariupol, vốn bị Nga chiếm vào năm ngoái. Lý do khiến Ukraine chọn Donetsk làm nơi bắt đầu phản công là do tuyến phòng thủ của Nga tại đây mỏng hơn Zaporizhia khi Nga phải huy động nhiều lực lượng dự bị, đặc biệt là lực lượng nhảy dù, đến phía bắc Bakhmut thời gian qua. Tuy nhiên, Ukraine vẫn chưa thực sự tung ra nỗ lực lớn nhất. Với mặt trận kéo dài khoảng 900 km và 12 lữ đoàn tấn công tùy ý sử dụng, Ukraine không thể dàn quân quá mỏng. Thay vào đó, Ukraine sẽ phải tìm những nơi tốt nhất để phá vỡ các phòng tuyến của Nga dọc theo một đoạn hẹp của mặt trận để buộc Nga phải bảo vệ một số khu vực cùng một lúc. Tại giai đoạn này, Ukraine vẫn đang thăm dò lực lượng Nga, tìm kiếm các lỗ hổng – hoặc tạo ra chúng – trước khi triển khai các đơn vị mạnh nhất của mình.

Xem thêm tại: Economist, Ukraine’s counter-offensive appears to have begun. Truy cập ngày 6/6/2023

Vỡ đập Ukraine có ý nghĩa gì đối với cuộc chiến?

Hôm thứ ba vừa qua, đập Nova Kakhovka của Ukraine đã bị hủy hoại nghiêm trọng trong một vụ nổ khiến cho nước tràn ra gây lụt và dấy lên nghi ngờ về sự an toàn và khả năng tồn tại lâu dài của một nhà máy điện hạt nhân gần đó. Ukraine, NATO và Liên minh châu Âu đã đổ lỗi cho Nga, sau khi các quan chức Ukraine cảnh báo vào năm ngoái rằng các lực lượng Nga có thể đang chuẩn bị phá hủy con đập và đổ lỗi cho Kyiv trong một chiến dịch “cờ giả”. Ngược lại, Nga cáo buộc Ukraine là bên gây ra vụ nổ khiến cho đập bị vỡ. Trong trường hợp Nga là bên gây ra vụ vỡ đập, thì Moscow đang tự hủy hoạt chính nỗ lực chiến tranh của bản thân về lâu dài khi con đập nuôi một con kênh cung cấp 85% nước cho Crimea. Ngoài ra, lũ lụt từ việc vỡ đập cũng sẽ gây nguy hiểm cho gần 40,000 cư dân tại cả vùng do Nga và Ukraine kiểm soát xung quanh con đập. Mặt khác, vụ vỡ đập cũng làm dấy lên những quan ngại về sự an toàn và khả năng tồn tại của nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia (ZNPP), một trong những nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu trên lãnh thổ Ukraine hiện do Nga nắm giữ khi con đập cung cấp nước làm mát cho các lò phản ứng tại nhà máy. Thêm vào đó, cũng không rõ việc phá hủy con đập có thể gây ra tác động gì trên chiến trường ở Ukraine, nhưng lũ lụt trên diện rộng có thể làm chậm hoặc thậm chí ngăn chặn bất kỳ kế hoạch nào của lực lượng Ukraine nhằm tiến hành các cuộc tấn công chớp nhoáng vào các vị trí của Nga ở khu vực phía đông và phía nam Kherson. Trên mặt trận ngoại giao, bụi phóng xạ từ con đập có thể khiến Nga bị xa lánh hơn nữa trên trường thế giới khi các báo cáo thiệt hại nhân đạo của việc vỡ đập được công bố. Nếu Nga bị phát hiện chịu trách nhiệm về thiệt hại cho con đập, điều đó sẽ bổ sung thêm vào danh sách các tội ác chiến tranh mà các lực lượng Nga được cho là đã vi phạm ở Ukraine.

Xem thêm tại: FP, What Ukraine’s Dam Collapse Means for the War. Truy cập ngày 7/6/2023

Nga đang đổ bao nhiêu tiền vào cuộc chiến tại Ukraine?

Dù đã chịu nhiều tổn thất nặng nề từ đầu cuộc chiến tại Ukraine, nhưng cho đến nay nền kinh tế Nga vẫn chống chịu được tốt hơn so với những gì các chuyên gia đã dự đoán. Thêm vào đó, ngân sách dành cho nhân lực và vũ khí của Nga cũng rất thấp. Theo đó, tổng ngân sách mà Nga đã đổ vào cuộc chiến tại Ukraine ước tính khoảng 67 tỷ USD, bằng 3% GDP. Nếu so sánh mức ngân sách của Nga trong cuộc chiến tại Ukraine với các cuộc chiến trước đó, như Liên Xô và Mỹ trong CTTG II lần lượt là 61% và 50% GDP, thì con số hiện tại là rất khiêm tốn. Vậy tại sao ngân sách cho cuộc chiến của Nga lại khiêm tốn như vậy?

Có ba lý do giải thích cho điều này. Đầu tiên là về chính trị khi giới lãnh đạo Nga muốn tiếp tục phác họa cuộc chiến tại Ukraine là “chiến dịch đặc biệt”, vốn không cần phải tăng gấp đôi % GDP. Kế đến là về kinh tế. Theo đó, nếu Nga gia tăng nỗ lực chiến tranh của mình thì người dân Nga sẽ phải gánh chịu hậu quả, ví dụ như in thêm tiền sẽ gia tăng lạm phát, làm gây hại đến mức sống, tăng thuế hay việc chi ngân sách công quá lớn cho quốc phòng cũng sẽ làm giảm đáng kể thu nhập cá nhân. Đây cũng chính là vấn đề mà ông Putin sẽ không muốn gặp phải vào kỳ bầu cử năm sau. Lý do cuối cùng liên quan nhiều hơn đến kinh tế quốc phòng. Hiện tại, lực lượng vũ trang hiệu quả hơn rất nhiều so với quá khứ khi không còn cần quá nhiều quân và máy móc cũng đã chính xác hơn nhiều. Do đó, các lĩnh vực sản xuất năng suất cao có xu hướng chiếm tỷ trọng GDP nhỏ dần theo thời gian và Nga vẫn có thể xây dựng một lực lượng mạnh mẽ mà không cần phải chi quá nhiều.

Xem thêm tại: Economist, How much is Russia spending on its invasion of Ukraine? Truy cập ngày 2/6/2023

Liệu việc Mỹ quyết định viện trợ Ukraine F-16 có quá trễ?

Việc Ukraine sẽ nhận được lô chiến đấu cơ F-16 đầu tiên vào cuối tháng 9 là quá trễ khi cuộc phản công mùa xuân có thể bắt đầu ngay lúc này. Tuy nhiên, việc Mỹ quyết định viện trợ F-16 cho Ukraine vẫn có tầm quan trọng tức thời. Vậy lý do gì khiến Mỹ từng chần chừ trong việc viện trợ F-16 cho Ukraine? Lý do đầu tiên là vì thời gian để huấn luyện phi công Ukraine trên F-16 sẽ mất đến 18 tháng cộng với đường băng của Ukraine chưa đạt tiêu chuẩn để có thể triển khai chiến đấu cơ này. Lý do thứ hai là vì Mỹ lo ngại sẽ khiến Nga leo thang cuộc chiến, vốn cũng là lý do mà Washington dùng để biện minh cho việc hoãn viện trợ HIMARS và xe tăng cho Ukraine trước đó. Nhưng đã có hai điều khiến Mỹ phải thay đổi quyết định của mình. Trước nhất là áp lực đến từ đồng minh của Mỹ, ví dụ như Anh tỏ ra hiếu chiến còn Hà Lan thì công bố thành lập một liên minh nhằm viện trợ F-16 và huấn luyện phi công Ukraine. Tiếp đến là sự chuyển dịch về mục tiêu chiến tranh từ việc đảm bảo rằng Nga không thể đánh bại Ukraine sang giúp Kyiv chiến thắng. Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu F-16 có phải là yếu tố thay đổi cuộc chơi hay không? Phiên bản F-16 Ukraine sẽ nhận sắp tới là bản cập nhật nửa vòng đời (MLU), vốn đã được triển khai bởi các lực lượng không quân châu Âu 25 năm qua. Trong số các tính năng cải tiến của MLU là khả năng liên kết dữ liệu, tính năng giúp máy bay chiến đấu của Ukraine kết hợp với các hệ thống radar phòng không mặt đất như Patriot. Ngoài ra, tính năng này còn giúp cải thiện độ hiệu quả của hệ thống phòng không trước tên lửa hành trình của Nga, cũng như các loại chiếu đấu cơ thời Liên Xô như Mig-29s, Su-27s và Su-24s. Tuy nhiên, F-16 vẫn có điểm yếu chí tử khi không có khả năng tàng hình, vốn dễ bị bắn hạ bởi hệ thống tên lửa đất đối không S-400 khét tiếng của Nga. Một vấn đề khác là radar Doppler an/ag66 của F-16 bản MLU đã lỗi thời, không phù hợp với phạm vi hoặc khả năng xác định mục tiêu của các radar được trang bị trên các phiên bản sau này của Su-35 và Mig-31 của Nga.

Xem thêm tại: Economist, Ukraine gets its F-16s. Truy cập ngày 3/6/2023

Vũ khí lỗi thời là chìa khóa cho quốc phòng Đài Loan?

Trong cuộc đối đầu tiềm tàng trong tương lai, Đài Loan cần phải có khả năng tấn công mục tiêu trên lục địa Trung Quốc nhằm phân tán hệ thống hậu cần và chọc thủng khả năng trinh sát của Bắc Kinh. Nhưng dù đạn chính xác cao ngày càng hoàn thiện thì vẫn còn đó lỗ hổng về khả năng trinh sát, vốn khiến cho đạn chính xác cao trở nên kém hiệu quả như đã thấy trong cuộc chiến tại Ukraine. Song một loạt các loại drone trực thăng nhỏ và cánh cố định đã ngày càng thu hẹp khoảng cách giữa khả năng trinh sát và tấn công chính xác khi Ukraine tận dụng hai loại drone này để xác định và tấn công các mục tiêu cụ thể một cách nhanh chóng cũng như điều chỉnh hướng bắn.

Tuy nhiên, việc sử dụng hệ thống kế thừa (legacy system) như drones và vũ khí chống tăng không hề làm cho xe tăng trở nên lỗi thời. Cuộc chiến tại Ukraine cho thấy sự tác động lẫn nhau giữa lối đánh thọc sâu – sử dụng tên lửa tấn công để cắt đứt nguồn tiếp tế và chặn đường tiếp viện của lực lượng dự bị – và đánh sáp lá cà – giai đoạn tác chiến truyền thống giữa xe tăng và bộ binh. Tương tự, cuộc chiến tại Đài Loan cũng sẽ có động lực giống với cuộc chiến tại Ukraine. Trong trường hợp xung đột nổ ra, PLA có thể sẽ tấn công vào các mục tiêu cố định như các căn cứ của Mỹ và đồng minh dọc theo chuỗi đảo thứ nhất, đảo Guam. PLA càng làm đứt gãy hậu cần của và gây tổn thất lớn cho lực lượng của Mỹ càng nhiều thì Bắc Kinh sẽ càng có thể bao vây Đài Loan lâu hơn. Để làm được điều đó, lực lượng bộ binh của PLA sẽ phải tạo ra một điểm đổ bộ, chiếm được một cảng lớn, cho quân tiến vào điểm đổ bộ, rồi đột nhập vào Đài Loan. Tuy nhiên, các chiến dịch đổ bộ rất căng thẳng về mặt hậu cần. PLA chỉ có một số lượng hạn chế các tàu đổ bộ cho một cuộc tấn công—sáu lữ đoàn vũ trang kết hợp về mặt lý thuyết có khả năng thực hiện các chiến dịch đổ bộ, nhưng kinh nghiệm đổ bổ còn hạn chế. Sau đó, Trung Quốc có thể chuyển kế hoạch sang sử dụng tàu dân sự để khắc phục, nhưng lại dễ tổn thương. Do đó, nếu có đủ tên lửa, Đài Loan và các đồng minh vẫn có thể sẽ đập tan cuộc xâm lược. Nhưng cho dù có bị đẩy lui, Trung Quốc vẫn có thể triển khai một hệ thống trinh sát bằng drone mạnh mẽ. Mỹ tuy có lợi thế về vệ tinh không gian, vốn có thể xác định tàu, hệ thống phòng không và cứ điểm hậu cần của Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh sớm đã phát triển hàng loạt các vũ khí chống và làm nghẽn vệ tinh có thể làm gián đoạn mạng lưới liên lạc và giám sát vệ tinh của Washington trong vài ngày quan trọng.

Chiến lược này của PLA mang hai hàm ý cho cơ cấu lực lượng và một cho chiến lược của Đài Loan. Về cơ cấu lực lượng, Mỹ nên chuyển giao—hoặc giúp Đài Loan phát triển—nhiều loại tên lửa và hệ thống mồi nhử để xuyên thủng mạng lưới phòng không trên lục địa Trung Quốc. Thêm vào đó, Mỹ nên đặt các cảng và sân bay quan trọng của Trung Quốc vào danh sách mục tiêu và thu thập đủ tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo để tiêu diệt chúng ngay từ đầu một cuộc xung đột. Về mặt chiến lược, Mỹ phải diễn tập triển khai nhanh lực lượng Mỹ tới Đài Loan. Mỹ phải đảm bảo rằng Đài Loan có thể chịu đựng được nhiều tuần chiến đấu giữa một cuộc tấn công đầu tiên của Trung Quốc và một cuộc phản công của Mỹ và đồng minh.

Xem thêm tại: WSJ, Old-Fashioned Weapons Are a Key to Taiwan’s Defense. Truy cập ngày 3/6/2023

Đâu là tàu chiến tốt nhất thế giới mà Mỹ sẽ cân nhắc mua?

Thời gian gần đây, các báo cáo cho thấy năng lực đóng tàu chiến của Trung Quốc đang ngày càng vượt Mỹ, khiến cho Washington phải tìm cách để có thể bắt kịp hải quân của Bắc Kinh. Tuy năng lực đóng tàu của Mỹ về cơ bản không thể bắt kịp Trung Quốc, nhưng Washington vẫn còn phương án khác đó là mua các tàu chiến tốt nhất từ Nhật Bản và Hàn Quốc. Trên hết, hải quân Trung Quốc hiện đang sở hữu tàu khu trục Type 055 có lưỡng rẽ nước khoảng 12,000 tấn và được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng (VLS) bắn tên lửa đất đối không và chống hạm, nhiều hơn con số 96 trên tàu khu trục lớp Arleigh Burke mới nhất của Hải quân Mỹ. Thêm vào đó, Type 055s cũng được trang bị có các hệ thống vũ khí vô tuyến và chống tàu ngầm tinh vi. Các chuyên gia cho rằng đứng đầu danh sách tàu đối trọng với Type 055 là tàu Thế Tông Đại đế (Sejong the Great) do Hàn Quốc sản xuất. Theo đó, Thế tông Đại đế nặng khoảng 12,000 tấn, và sở hữu 128 VLS và vũ khí gồm tên lửa đất đối không, chống tàu ngầm và hành trình. Hai đại diện tiếp theo đến từ Nhật Bản là tàu khu trục Maya sở hữu 96 VLS có thể bắn cả tên lửa chống đạn đạo và chống tàu ngầm đồng thời được trang bị cảm biến và hệ thống vũ khí hàng đầu thế giới và Mogami, sở hữu 16 VLS bắn tên lửa đất đối không và chống hạm có khả năng tàng hình và vận tốc cao. Tuy Maya có số lượng VLS bằng với Arleigh Burke của Mỹ, nhưng chi phí của Maya lại rẻ hơn Arleigh Burke 1 tỷ USD. Mặt khác, lý do tàu chiến của Nhật Bản và Hàn Quốc hấp dẫn là nhờ vào cơ chế đấu thầu đóng tàu, vốn mang lại lợi nhuận lớn hơn nếu bên thầu có thể hoàn tất việc đóng tàu với chi phí thấp hơn ban đầu và cũng chính bên thầu sẽ phải tự bỏ tiền để giải quyết các vấn đề nếu trễ hạn hoặc gặp lỗi. Ngoài ra, các tàu chiến do Hàn Quốc và Nhật Bản sản xuất cũng được thiết kế để tích hợp công nghệ, vũ khí, radar gián điệp và hệ thống chỉ huy và kiểm soát Aegis của Mỹ. Tuy nhiên, hiện tại luật của Mỹ cấm không cho hải quân mua tàu từ nước khác do các vấn đề về an ninh và nhằm bảo vệ công nghiệp đóng tàu của Mỹ.

Xem thêm tại: CNN, These may be the world’s best warships. And they’re not American. Truy cập ngày 4/6/2023

Các nước Đông Nam Á đang tăng cường hợp tác quốc phòng và cân bằng địa chính trị như thế nào?

Đông Nam Á sẽ là khu vực trọng yếu trong cạnh tranh Mỹ – Trung, vốn có thể leo thang thành xung đột và có tác động trực tiếp đến 10 nước thành viên ASEAN. Trong thời gian qua, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam đã mua các chiến đấu cơ, tàu ngầm, tàu trục hạm thế hệ tiếp theo cũng như tên lửa chống hạm và các nền tảng phức tạp khác với tổng đầu tư hơn 60,9 tỷ USD từ năm 2013 đến năm 2022. Một số chuyên gia nhận định rằng việc các nước ĐNA hiện đại hóa quân đội là nhằm cân bằng với Trung Quốc, đặc biệt trong bối cảnh các quốc quốc gia này tăng cường hợp tác quốc phòng với Mỹ và đồng minh. Tuy nhiên, chưa có bất kỳ quốc gia ĐNA nào tái định hình tầm nhìn về tổ chức, học thuyết và tác chiến của lực lượng vũ trang nhằm răn đe và chống lại Trung Quốc. Ngoài ra, trong Đối thoại Shangri La lần thứ 20, các nước ĐNA cũng sẽ duy trì vị thế trung lập giữa Mỹ và Trung Quốc khi Indonesia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam sẽ bày tỏ quan ngại về cuộc đối đầu và phạm vi tác động của cạnh tranh địa chính trị trên các phương diện về kinh tế, công nghệ và quân sự. Mặt khác, dù sự tham gia của các nước láng giềng như Nhật và Úc trong việc giải quyết các vấn đề trên được chào đón – và về sau là sự chào đón hợp tác tiểu đa phương như AUKUS và Bộ Tứ – nhưng các nước trong khu vực vẫn sẽ coi ASEAN là nền tảng chính cho hợp tác khu vực.

Philippines, vốn chuyển từ ưu tiên an ninh trong nước sang bên ngoài đặc biệt là bảo vệ lãnh thổ khi phải đối mặt với các động thái hung hăng gần đây của Trung Quốc, đang có kế hoạch mua sắm thêm khí tài hải quân và không quân nhằm hỗ trợ cho nhiệm vụ quốc phòng và ít chú trọng hơn vào khí tài lục quân hơn trước. Thái Lan có thể sẽ tái cân nhắc chính sách của mình đối với một số vấn đề chủ chốt từ Myanmar hậu đảo chính cho đến mối quan hệ sâu rộng với Bắc Kinh và Washington. Malaysia sẽ tiếp tục lối tiếp cận truyền thống là né tránh và có xu hướng ngả về phía Trung Quốc nhằm phát triển kinh tế. Trong khi đó, Việt Nam cũng vẫn sẽ tiếp tục ngả về phía Trung Quốc – nhưng chủ yếu coi Bắc Kinh là đồng minh về ý thức hệ chính trị – dù đang cố gắng chính thức hóa mối quan hệ an ninh hạn chế với Washington. Nhìn chung, các quan chức quốc phòng Đông Nam Á sẽ nhấn mạnh nhu cầu về sự tham gia của các nước nhằm giải quyết các thách thức an ninh khu vực, bao gồm kêu gọi Mỹ và Trung Quốc điều tiết sự cạnh tranh hiệu quả hơn, và hợp tác sâu rộng hơn với các nước chủ chốt như Hàn Quốc, Mỹ và nhiều nước châu Âu.

Xem thêm tại: IISS, Southeast Asian states, defence cooperation and geopolitical balancing. Truy cập ngày 5/6/2023

Thời sự Thứ Sáu 09/06/2023: *TQ lập một căn cứ gián điệp ở Cuba. *TQ xâm nhập không phận, Đài Loan kích hoạt phòng không. *Vụ Vỡ đập ở Ukraine: hậu quả. *Cựu TT Donald Trump bị truy tố?

Friday, June 9th, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


Báo Mỹ: Trung Quốc dự trù lập một căn cứ gián điệp ở Cuba

Thanh Phương /RFI

Theo báo chí Mỹ hôm qua 08/06/2023, Trung Quốc đã ký một thỏa thuận bí mật với Cuba để thiết lập một căn cứ gián điệp trên hòn đảo nằm kế bên Hoa Kỳ. Nhưng cả Washington lẫn La Habana đều bác bỏ thông tin này. 

Hình minh họa. Một người bán hàng trang trí cửa hiệu tại Hồng Kông ngày 13/05/2023. AP – Andy Wong 

Theo nhật báo The Wall Street Journal, trích dẫn các nguồn tin Mỹ, thỏa thuận bí mật giữa Trung Quốc và Cuba dự trù thiết lập một trạm nghe lén điện thoại trên hòn đảo chỉ cách bờ biển bang Florida 200 km. Bang này là nơi đặt nhiều căn cứ quân sự quan trọng của quân đội Hoa Kỳ. Tờ báo Mỹ cho biết Bắc Kinh sẽ trả cho Cuba “nhiều tỷ đôla” để xây cơ sở nói trên.

Theo hãng tin AFP, kênh truyền hình CNN, trích dẫn các nguồn tin thân cận với giới tình báo Mỹ, cũng đề cập đến thỏa thuận giữa Trung Quốc với Cuba, nhưng họ “không chắc là Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng căn cứ đó hay chưa”.

Chủ tịch Tập Cận Bình đang mở rộng sự hiện diện quân sự Trung Quốc trên khắp thế giới để cạnh tranh với quân đội Hoa Kỳ, hiện đã có mặt ở khắp năm châu. Nhưng việc thiết lập một căn cứ của Trung Quốc tại Cuba, gần bờ biển Florida, sẽ là một bước mới của Bắc Kinh và Washington sẽ xem đây là một mối đe dọa chưa từng có đối với an ninh quốc gia của Mỹ.

Tuy nhiên, hôm qua, Nhà Trắng, qua lời phát ngôn viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia John Kirby, đã cho rằng thông tin của The Wall Street Journal về căn cứ gián điệp của Trung Quốc ở Cuba là “không đúng sự thật”. Về phần phát ngôn viên Lầu Năm Góc, tướng Pat Ryder, ông cho biết chưa có thông tin nào về việc thiết lập bất cứ một căn cứ gián điệp nào của Trung Quốc ở Cuba. Tướng Ryder khẳng định Hoa Kỳ vẫn “liên tục” theo dõi quan hệ giữa Bắc Kinh với La Habana. 

Trong khi đó, theo hãng tin AFP, một thứ trưởng Ngoại Giao của Cuba hôm qua đã ra một thông cáo cho rằng những thông tin của The Wall Street Journal là “ dối trá và không có cơ sở”. Vị thứ trưởng này khẳng định Cuba “không chấp nhận bất cứ sự hiện diện quân sự nào của nước ngoài” tại khu vực châu Mỹ Latinh.

Về phần Trung Quốc, phát ngôn viên của bộ Ngoại Giao Vương Văn Bân hôm nay cáo buộc Hoa Kỳ phao “tin đồn” về căn cứ gián điệp ở Cuba, đồng thời yêu cầu Washington “ngưng can thiệp vào chuyện nội bộ của Cuba”. 


Máy bay Trung Quốc xâm nhập, Đài Loan kích hoạt phòng không 

09/6/2023 

Reuters 

Máy bay chiến đấu J-11 của không lực Trung Quốc thường xuyên bay vào không phận gần Đài Loan.

Máy bay chiến đấu J-11 của không lực Trung Quốc thường xuyên bay vào không phận gần Đài Loan. 

Đài Loan hôm 8/6 kích hoạt các hệ thống phòng thủ sau khi có báo cáo 37 máy bay quân sự Trung Quốc bay vào khu vực phòng không của hòn đảo, một số sau đó bay vào phía tây Thái Bình Dương. Đây là vụ xâm nhập không phận hàng loạt mới nhất của Bắc Kinh.

Trung Quốc coi Đài Loan dân chủ là lãnh thổ của mình. Trong ba năm qua, lực lượng không quân của họ thường xuyên bay vào không phận gần hòn đảo, mặc dù không vào không phận lãnh thổ của Đài Loan.

Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết từ 5 giờ sáng ngày 7/6, họ đã phát hiện 37 máy bay của lực lượng không quân Trung Quốc, bao gồm máy bay chiến đấu J-11 và J-16 cũng như máy bay ném bom H-6 có khả năng hạt nhân, bay vào góc tây nam của vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan.

Một số máy bay Trung Quốc đã bay tới phía đông nam của Đài Loan và đi vào phía tây Thái Bình Dương để thực hiện “giám sát trên không và huấn luyện điều hướng đường dài”, Bộ Quốc phòng Đài Loan nói.

Đài Loan đã điều máy bay và tàu để theo dõi và kích hoạt các hệ thống phi đạn trên đất liền để phản ứng với hành động của Trung Quốc.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc không trả lời ngay yêu cầu bình luận.

Trung Quốc đã hoàn thành giai đoạn thứ hai của cuộc tuần tra chung trên không với Nga ở Tây Thái Bình Dương vào ngày 7/6, sau các chuyến bay vào ngày hôm trước trên Biển Nhật Bản và Biển Hoa Đông, khiến Nhật Bản lo ngại về an ninh quốc gia.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết họ đã điều một máy bay chiến đấu phản lực vào sáng ngày 8/6 để đáp trả một máy bay thu thập thông tin Y-9 của Trung Quốc bay qua Thái Bình Dương và phía đông Đài Loan.

Phát ngôn viên hàng đầu của Tokyo, Hirokazu Matsuno, cho biết trong một cuộc họp báo rằng Nhật Bản cũng đã gửi công hàm phản đối Trung Quốc vì các tàu hải quân và tuần duyên của Bắc Kinh đi vào lãnh hải của Nhật Bản dọc theo quần đảo phía tây nam của nước này hôm 8/6.

Bà Laura Rosenberger, chủ tịch Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan, cơ quan quản lý mối quan hệ không chính thức giữa Washington và Đài Bắc, sẽ đến thăm Đài Loan trong tuần này.

Hôm 5/6, bà nói với truyền thông Đài Loan rằng Hoa Kỳ có lợi ích lâu dài trong việc duy trì sự ổn định ở Eo biển Đài Loan và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục trang bị vũ khí cho hòn đảo này, một nguồn gốc gây xích mích liên tục trong quan hệ Trung-Mỹ.

Vào tháng 4 năm nay, Trung Quốc đã tổ chức tập trận xung quanh Đài Loan sau chuyến công du Hoa Kỳ của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn.

Chính phủ Đài Loan bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc và nói rằng chỉ người dân của hòn đảo mới có thể quyết định tương lai của họ.


Vỡ đập ở Ukraine: Người dân mất nhà cửa, nguy cơ dịch bệnh do lũ lụt dâng cao

Vỡ đập ở Ukraine: Người dân mất nhà cửa, nguy cơ dịch bệnh do lũ lụt dâng cao

Ảnh chụp màn hình từ một video cho thấy nước ồ ạt tràn qua phần thân đập Nova Kakhovka bị vỡ ngày 6/6/2023 tại đập thủy điện Nova Kakhovka trên sông Dnipro ở miền Nam Ukraine. (Ảnh: Zelenskyy Social Media Account/Handout/Anadolu Agency/Getty Images) 

Người dân Ukraine đã phải rời bỏ những ngôi nhà bị ngập hôm thứ Tư (7/6) do lũ lụt tràn qua, sau khi một đập thủy điện khổng lồ trên chiến tuyến giữa Nga và Ukraine ở Kherson bị phá hủy.

Người dân lê bước qua những con đường ngập nước, cõng trẻ em trên vai, tay ôm những chú chó và mang theo đồ đạc đựng trong túi nhựa. Trong khi đó, lực lượng cứu hộ đã sử dụng thuyền cao su để tìm kiếm những người sống sót ở những vùng nước dâng cao quá đầu người.

Ukraine cho biết trận “đại hồng thủy” sẽ khiến hàng trăm nghìn người không có nước uống, hàng chục nghìn ha đất nông nghiệp bị ngập nước và biến ít nhất 500.000 ha đất đai ở thượng nguồn sông Dnipro thành “sa mạc” do không được tưới tiêu.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết trong một bài phát biểu qua video rằng không thể dự đoán có bao nhiêu người sẽ chết ở các khu vực lũ lụt, đồng thời kêu gọi “thế giới phản ứng rõ ràng và nhanh chóng” để hỗ trợ các nạn nhân.

“Tình hình ở khu vực Kherson bị chiếm đóng vô cùng thảm khốc. Những kẻ chiếm đóng chỉ đơn giản là bỏ rơi người dân trong điều kiện tồi tệ. Không có viện trợ, không có nước, và mọi người bị bỏ lại trên mái nhà của những khu vực bị ngập nước”, ông tuyên bố.

Đến thăm thành phố Kherson ở hạ lưu con đập, Phó Thủ tướng Ukraine Oleksandr Kubrakov cho biết thảm họa lũ lụt đã gây thiệt hại cho hơn 80 khu dân cư; đồng thời giải phóng hóa chất và vi khuẩn truyền nhiễm vào nguồn nước.

Vụ vỡ đập Nova Kakhovka hôm 6/6 xảy ra trong bối cảnh Ukraine đang chuẩn bị một cuộc “phản công mùa xuân” trong cuộc xung đột với Nga. Cả hai bên đều đổ lỗi cho nhau gây ra vụ việc này. Kyiv cho biết quân đội của họ đã phản công ở thị trấn Bakhmut thuộc miền đông Ukraine. Về phần mình, Moscow nói rằng họ đã ngăn được cuộc tấn công.

Đập thủy điện Nova Kakhovka được xây dựng vào năm 1956, cao 30 mét và dài 3,2 km. Con đập là một phần của nhà máy thủy điện Nova Kakhovka và có sức chứa tương đương với Hồ Muối Lớn ở bang Utah của Mỹ, nhưng đã bị phá hủy vào rạng sáng ngày 6/6, khiến hàng triệu lít nước tràn qua một lỗ hổng.

Hôm 7/6, Kyiv tuyên bố rằng các binh sĩ của họ ở miền đông Ukraine đã tiến được hơn một km xung quanh thành phố Bakhmut bị tàn phá, đồng thời khẳng định đây là tiến bộ rõ rệt nhất của họ kể từ khi Nga báo cáo về việc quân Ukraine bắt đầu cuộc phản công hồi đầu tuần này. Moscow tuyên bố họ đã đẩy lùi cuộc phản công.

Ông Oleksiy Danilov, Thư ký của Hội đồng An ninh Quốc gia Ukraine, cho biết các cuộc tấn công đang diễn ra vẫn còn cục bộ và cuộc tấn công toàn diện vẫn chưa bắt đầu. “Khi chúng tôi bắt đầu, mọi người sẽ biết và sẽ chứng kiến điều đó”, ông nói.

Vài tháng trước, Kyiv cho biết các lực lượng Nga đã kiểm soát con đập ngay từ đầu cuộc chiến và có thể đã cho nổ tung nó để cố gắng ngăn chặn lực lượng Ukraine vượt qua sông Dnipro trong cuộc phản công.

Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cáo buộc Ukraine phá hủy con đập theo sự hậu thuẫn của phương Tây. Ông Putin cho rằng “tội ác chiến tranh” này đã làm leo thang xung đột. Nhà lãnh đạo Nga mô tả vụ việc là một “thảm họa môi trường và nhân đạo”, theo thông báo của Điện Kremlin.

Hiện, vẫn chưa có bên nào đưa ra bằng chứng công khai chứng minh bên nào phải chịu trách nhiệm về vụ việc.

Các lực lượng Nga đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại các khu vực thuộc tỉnh Kherson mà họ kiểm soát, nơi có nhiều thị trấn và làng mạc nằm ở vùng đất thấp lộ thiên bên dưới con đập. Tại thị trấn Nova Kakhovka bên cạnh con đập, nguồn nước màu nâu đã nhấn chìm các khu phố chính và hầu như không còn người ở.

Hãng thông tấn TASS của Nga dẫn lời Thị trưởng Vladimir Leontyev cho biết, hơn 30.000 mét khối nước tuôn ra từ hồ chứa của con đập mỗi giây và thị trấn có nguy cơ bị ô nhiễm từ dòng nước lũ.

Trong khi đó, Tổng thống Zelenskyy hôm 7/6 cho biết ông rất “sốc” trước điều mà ông gọi là thiếu viện trợ của Liên Hợp Quốc và Hội Chữ thập đỏ đối với các nạn nhân của thảm họa cho đến nay. Ngay sau đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron viết trên Twitter rằng “trong vòng vài giờ tới, chúng tôi sẽ gửi viện trợ để đáp ứng nhu cầu trước mắt”.

Văn phòng các vấn đề nhân đạo của Liên Hợp Quốc cho biết, một nhóm đã có mặt ở Kherson để điều phối các nỗ lực cứu trợ. Tiếp cận với nước uống là một mối quan tâm lớn và khoảng 12.000 chai nước cùng 10.000 viên lọc đã được phân phối đến tay người dân.

Phó chánh văn phòng Tổng thống Ukraine Oleksiy Kuleba cho biết Ukraine dự kiến nước lũ sẽ rút vào cuối ngày 7/6 sau khi dâng cao khoảng 5 mét trong một đêm.

Hai nghìn người đã được sơ tán khỏi khu vực lũ lụt do Ukraine kiểm soát và nước đã đạt mức cao nhất tại 17 khu dân cư với tổng số 16.000 người.

Huyền Anh tổng hợp

Nạn nhân lũ lụt Ukraina nói lực lượng chiếm đóng Nga bỏ rơi người dân trong thảm họa

Liên Thành

Các nạn nhân lũ lụt ở các khu vực do Nga chiếm đóng ở miền nam Ukraina hôm thứ Tư (7/6), đã mô tả cảnh tượng hoảng loạn và tuyệt vọng, khi cư dân vẫn bị mắc kẹt trong nhà của họ và không có dấu hiệu nào cho thấy chính quyền chiếm đóng Nga di dời người dân đến nơi an toàn.

“Cả con phố mọi người đang ngồi trên mái nhà của họ, cầu xin sự giúp đỡ. Những con vật đang chết đuối và hú lên”, một phụ nữ từ Oshky, nơi đang bị Nga chiếm đóng nói với The Washington Post qua ứng dụng nhắn tin Telegram.

Một phụ nữ khác cũng từ Oeshky, một thị trấn ở bờ đông sông Dnipro, gần như bị nhấn chìm hoàn toàn bởi vụ vỡ đập Nova Kakhovka hôm thứ Ba, cho biết trong một nhóm trò chuyện được tạo bởi các tình nguyện viên rằng: “Tôi cầu xin bạn, làm ơn, hãy giúp bố mẹ tôi. Họ bị mắc kẹt. Tôi sẽ trả tiền, nhưng chỉ cần cứu họ”.

Thủ phạm của vụ vỡ đập vẫn chưa rõ ràng vào thứ Tư. Ukraina và Nga trước đó đã đổ lỗi cho nhau. 

Trong khi chính quyền Ukraina bờ bên kia đang nỗ lực giúp người dân của họ đến nơi an toàn, bờ bên này do Nga kiểm soát dường như đang bỏ mặc các nạn nhân trong thảm họa. Tổng thống Zelensky hôm thứ Tư đã cáo buộc Nga đã pháo kích vào các lực lượng cứu hộ khi họ nỗ lực di dời người dân. Ông cũng nói ông bị sốc trước sự thất bại của Liên hợp quốc và Hội Chữ thập đỏ quốc tế, vì họ không có ở hiện trường để giúp đỡ.

Theo Washington Post, sự khốn khổ đang diễn ra ở Oeshky và ít nhất bảy thị trấn và làng mạc khác ở hạ lưu nơi do quân Nga chiếm đóng. Một cư dân cho biết chính quyền ở đó không giúp được gì và thậm chí cản trở quá trình các tình nguyện viên nỗ lực cứu người như chặn xe buýt, thuyền đi vào các vùng bị ngập lụt.

Ukraina yêu cầu Nga bồi thường hàng tỷ đô la cho vụ vỡ đập Nova Kakhovka

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/06/anh-man-hinh-2023-06-08-luc-114009-copy-700x366.jpg

Kyiv đang yêu cầu Nga bồi thường hàng tỷ đô la cho việc phá hủy đập Nova Kakhovka. (ảnh chụp màn hình video). 

Oleg Ustenko, cố vấn kinh tế của Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky, nói với Newsweek rằng việc phá hủy con đập được xây dựng từ thời Liên Xô ở miền nam Ukraina trên sông Dnipro là “hoàn toàn khủng khiếp”.

Ukraina và NATO cáo buộc Nga đứng sau vụ phá hủy con đập. Ông Zelensky cáo buộc các lực lượng Nga đã cho nổ tung Nhà máy Thủy điện Kakhovka từ bên trong cơ sở, như một phần của “cuộc tấn công khủng bố”, trong khi đó Nga nói chính Ukraina gây ra thảm họa.

Cố vấn Oleg Ustenko cho biết: “Đây là một cuộc tấn công khủng bố rất rõ ràng của người Nga sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực: môi trường bị ảnh hưởng, người dân mất nhà cửa, và cơ sở hạ tầng năng lượng của chúng tôi sẽ bị ảnh hưởng”.

Ông nói thêm: “Cái giá tổng thể của việc phá hủy con đập là hàng tỷ đô la. Nga phải bị ngăn chặn bằng mọi biện pháp có thể, kể cả các biện pháp trừng phạt nặng nề. Ukraina cũng phải được bồi thường cho mọi thiệt hại do Nga gây ra – cho đến từng đồng xu cuối cùng”. 

Tổng thống Zelensky đã mô tả tình huống này là “một quả bom hủy diệt hàng loạt về môi trường” khiến hàng trăm nghìn người không có nước sạch. Trong khi đó Bộ Nông nghiệp Ukraina cho biết trong một tuyên bố rằng, con đập bị vỡ đã cắt nguồn cung cấp nước cho 31 hệ thống thủy lợi ở các vùng Kherson, Zaporizhzhia và Dnipro của Ukraina. Bộ cho biết điều này sẽ dẫn đến thực tế là các cánh đồng ở miền nam Ukraina có thể biến thành sa mạc vào năm tới.

Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraina, cho biết vụ vỡ đập cho thấy Putin sẵn sàng hy sinh mạng sống của cả thường dân Ukraina và Nga.

Ông Gerashchenko nói với Newsweek: “Trước hết, đây là tín hiệu cho thấy Nga sử dụng chiến thuật ‘thiêu đốt địa cầu’. Chính quyền Nga không thể tính toán hậu quả hành động của họ, nhưng họ chắc chắn không quan tâm đến cuộc sống và tương lai hạnh phúc của thường dân của họ”.

Ông Gerashchenko nói thêm: “Không chỉ người Ukraina, mà cả người dân của họ nữa. Vì vậy, hậu quả của thảm họa Crimea là một bằng chứng nữa cho thấy Điện Kremlin không hề quan tâm đến người dân, và họ sẵn sàng hy sinh bất cứ ai”.

#Giới quan sát cũng đang nghiêng về khả năng Nga cho nổ đập, tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng chính Ukraina đã gây ra thảm hoạ này.

Nổi tiếng là bình luận của Tucker Carlson, người dẫn chương trình giờ vàng một thời của Fox News (Mỹ).

Trong chương trình đầu tiên của mình vào tối thứ Ba trên twitter, ông Tucker Carlson lập luận:

“Làm nổ tung con đập có thể không tốt cho Ukraina, nhưng nó làm tổn hại đến Nga nhiều hơn, và chính vì lý do đó, chính phủ Ukraina đã cân nhắc việc phá hủy nó”.

Vì vậy, theo ông  Carlson, một người công bằng sẽ kết luận rằng người Ukraina có thể đã cho nổ tung nó, giống như bạn cho rằng họ đã cho nổ tung Nord Stream, đường ống dẫn khí đốt tự nhiên của Nga vào mùa thu năm ngoái.

Sau đó, Tucker Carlson bình luận về Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky, người gần như được các chính phủ phương Tây tôn vinh và ca ngợi, mỉa mai ông là người gian xảo, kẻ bức hại những người theo đạo Cơ đốc.

Chỉ sau hơn một ngày, chương trình mới của ông Tucker Carlson đã thiết lập một con số khổng lồ khi đã có hơn 92 triệu lượt xem, hơn 711 ngàn like. 

Trước đó, vào tháng 4, Fox News xác nhận trong một tuyên bố – họ đã chia tay Tucker Carlson. Cả Fox và ông Carlson thời điểm đó không tiết lộ về lý do dẫn đến cuộc chia ly này.

Liên Thành

Lũ lụt do vỡ đập nhấn chìm các chiến hào ở các lãnh thổ do Nga kiểm soát

Chia sẻ với Newsweek, George Barros thuộc Viện Nghiên cứu Ch iến tranh cho biết, trận lụt đã ảnh hưởng đến công tác chuẩn bị quân sự của phía Nga. Bờ trái thấp hơn, do đó nước chủ yếu chảy về hướng lãnh thổ do Nga chiếm đóng.

Ông nói thêm: “Tôi đã chứng kiến ​​nhiều công sự trên chiến trường của Nga bị nước bao vây hoàn toàn. Các chiến hào của Nga nằm ngay sát sông, bề ngoài được thiết kế để chống lại bất kỳ cuộc vượt sông nào của Ukraina, đã bị nước nuốt chửng. Tôi đã nhìn thấy những bãi mìn bị nước nuốt chửng”.

Tuy nhiên, tác động cuối cùng của lũ lụt sẽ không rõ ràng trong vài ngày nữa, hoặc thậm chí vài tuần nữa. 

Ông đánh giá, nếu lũ lụt ổn định trong vài ngày tới và lượng nước không lớn đến mức ngăn cản hoàn toàn các nỗ lực vợt sông, thì nó có thể cho phép người Ukraina tiếp cận bờ trái. Tuy nhiên, nếu nước không rút trong nhiều tuần và người Ukraina không thể băng qua sông, thì điều đó có nghĩa là người Nga về cơ bản đã loại bỏ được kế hoạch của Ukraina.

Ông nói thêm, tất cả những gì chúng tôi có thể nói là sự kiện này sẽ thay đổi địa hình của một số khu vực nhất định trên chiến trường, theo những cách chưa hoàn toàn rõ ràng.

Liên Thành


Nga tiêu diệt xe tăng ‘kỳ lạ’ của Ukraina

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/06/anh-man-hinh-2023-06-07-luc-120029-copy-700x366.jpg

Nga tiêu diệt xe tăng ‘kỳ lạ’ của Ukraina. 

Trong quá trình đẩy lùi cuộc phản công của quân đội Ukraina, lực lượng Nga được cho đã phá hủy một chiếc xe tăng kỳ lạ.

Đoạn phim, được công bố hôm thứ Ba (ngày 6 tháng 6) bởi Bộ Quốc phòng Nga, cơ quan này tuyên bố một chiếc xe tăng Leopard do Đức sản xuất, đã bị phá huỷ vì trúng một hoả tiễn chống tăng của Nga một ngày trước đó.

Tuy nhiên, các chuyên gia đã phát hiện những chi tiết kỳ lạ, như bánh xe lớn, và những chi tiết khác, vốn không hiện diện trong thiết kế xe tăng Đức. https://t.me/Prigozhin_hat/3630?embed=1

Yevgeny Prigozhin, thủ lĩnh của tập đoàn lính đánh thuê Wagner –  đã mô phỏng lại những hình ảnh do quân đội Nga công bố, cho thấy chúng không phải là xe tăng Leopard, mà là các máy sản xuất nông nghiệp trên cánh đồng.

Ông này còn viết một thông điệp mỉa mai “Chúc mừng ban lãnh đạo và các chiến binh của Bộ Quốc phòng Nga đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.

Vào hôm thứ Ba, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố trong 24 giờ qua, họ đã tiêu diệt 28 xe tăng Ukraina, trong đó có 8 chiếc Leopard và 3 xe tăng hạng nhẹ AMX-10 của Pháp. Tuy nhiên số liệu này chưa được kiểm chứng, rất khó để biết được nó có phải là sự thật hay không.

Liên Thành

Cựu lãnh đạo NATO cảnh báo các thành viên có thể đưa quân tới Ukraine

Cựu tổng thư ký NATO Anders Rasmussen cho biết một nhóm các quốc gia NATO có thể sẵn sàng đưa quân tới Ukraine nếu các quốc gia thành viên, bao gồm Mỹ, không cung cấp các đảm bảo an ninh hữu hình cho Kyiv tại hội nghị thượng đỉnh ở Vilnius sắp tới.

Ông Rasmussen, người đóng vai trò cố vấn chính thức cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky về vị trí của Ukraine trong cấu trúc an ninh tương lai của châu Âu, đã đi thăm châu Âu và Washington để đánh giá tình hình trước khi hội nghị thượng đỉnh quan trọng bắt đầu vào ngày 11/7.

Ông cảnh báo rằng ngay cả khi một nhóm các quốc gia chỉ cung cấp cho Ukraine các đảm bảo an ninh và cho rằng thế là đủ, thì sẽ có các quốc gia khác không cho phép vấn đề tư cách thành viên NATO trong tương lai của Ukraine bị loại khỏi chương trình nghị sự tại Vilnius.

Nhận xét của ông được đưa ra khi người đứng đầu NATO hiện tại, Jens Stoltenberg, cho biết vấn đề đảm bảo an ninh sẽ nằm trong chương trình nghị sự tại Vilnius, nhưng nói thêm rằng NATO – theo điều 5 của hiệp ước Washington – chỉ cung cấp các đảm bảo an ninh trọn vẹn cho các thành viên chính thức.

Đại sứ Mỹ tại NATO, Julianne Smith, cho biết: “Chúng tôi đang xem xét một loạt các lựa chọn để báo hiệu rằng Ukraine đang tiến triển trong mối quan hệ với NATO.”

Ông Rasmussen nói: “Nếu NATO không thể đồng ý về một con đường rõ ràng phía trước cho Ukraine, có khả năng rõ ràng là một số quốc gia có thể hành động riêng lẻ. Chúng tôi biết rằng Ba Lan rất tích cực trong việc cung cấp hỗ trợ cụ thể cho Ukraine. Và tôi không loại trừ khả năng Ba Lan sẽ tham gia mạnh mẽ hơn nữa trong bối cảnh này trên cơ sở quốc gia và được các quốc gia Baltic theo sau, có thể bao gồm cả khả năng triển khai quân đội trên bộ.”

“Tôi nghĩ người Ba Lan sẽ cân nhắc nghiêm túc việc tham gia và tập hợp một liên minh thiện chí nếu Ukraine không giành được gì ở Vilnius. Chúng ta không nên đánh giá thấp cảm xúc của người Ba Lan, người Ba Lan cảm thấy rằng trong một thời gian dài Tây Âu đã không lắng nghe những lời cảnh báo của họ về tâm lý thực sự của Nga.”

Ông nói rằng việc Ukraine tìm kiếm sự hỗ trợ quân sự như vậy là hoàn toàn hợp pháp.

Ông Rasmussen cho biết điều bắt buộc là Ukraine phải nhận được các đảm bảo an ninh bằng văn bản, tốt nhất là trước hội nghị thượng đỉnh, nhưng bên ngoài khuôn khổ của NATO. Những điều này cần bao gồm chia sẻ thông tin tình báo, huấn luyện chung với Ukraine, tăng cường sản xuất đạn dược, khả năng tương tác của NATO và cung cấp vũ khí đủ để ngăn chặn Nga khỏi một cuộc tấn công tiếp theo.

Ngân Hà (theo The Guardian)

Chris Christie: Mỹ phải trang bị vũ khí cho Ukraine đến khi họ thắng Nga

Cựu Thống đốc New Jersey, ứng viên tổng thống Mỹ Chris Christie hôm thứ Tư (7/6) nói trên CNN rằng Mỹ nên trang bị vũ khí cho Ukraine đến khi họ giành chiến thắng trong cuộc chiến với Nga.

Trong chương trình “The Lead” của CNN, người dẫn chương trình Jake Tapper nói với ông Chris Christie: “Kẻ độc tài người Nga Vladimir Putin đã đang tiến hành cuộc xâm lược Ukraine ác nghiệt, giết hại rất nhiều thường dân. Như ông biết đấy, hai đối thủ của ông [trong cuộc đua trở thành ứng viên tổng thống 2024 của Đảng Cộng hòa] đã đưa ra một số dấu hiệu đáng chú ý. Donald Trump trong buổi tọa đàm với Kaitlyn Collins đã từ chối nói ông muốn bên nào Ukraine hay Nga sẽ chiến thắng. Ông ta từ chối gọi Vladimir Putin là tội phạm chiến tranh. Ron DeSantis gọi cuộc chiến đó là tranh chấp lãnh thổ. Liệu họ có sai? Quan điểm của ông là gì?”

Ông Chris Christie đáp rằng: “Họ sai. Họ sai. Đây là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm với Trung Quốc. Cuộc chiến đó là như thế. Trung Quốc đang mua dầu mỏ của Nga không như bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đang làm. Họ đang cấp tiền cho quân đội Nga sát hại người Ukraine. Chủ tịch Tập tới Nga sát cánh cùng Putin và nói không có giới hạn nào trong mối quan hệ hữu nghị của Trung Quốc với Nga. Nếu quý vị không hiểu rằng đây là một thỏa thuận lớn hơn chứ không chỉ là về lãnh thổ Ukraine, thì đó là một thỏa thuận lớn hơn. Những bạn hữu của chúng ta trên khắp thế giới sẽ nhìn chúng ta gắn kết và sát cánh với bạn hữu của chúng ta và cung cấp cho họ những công cụ mà họ cần để họ tự bảo vệ trước sự hung hăng của kẻ độc tài”.

Ông Chris Christie nói tiếp: “Tôi không biết Tổng thống Trump nghĩ gì về điều này, ngoại trừ việc tôi biết rằng ông ta đã đang là con rối của Putin từ khi ông ta là tổng thống Mỹ. Chúng ta đã tranh cãi thường xuyên về Vladimir Putin trong thời gian ông [Trump] là tổng thống”.

Cựu thống đốc New Jersey nói thêm: “Tôi nghĩ những điều chúng ta cần làm là rất rõ ràng. Chúng ta cần cung cấp cho Ukraine tất cả các loại vũ khí quân dụng hạng nặng mà họ cần để tự vệ chống lại cuộc xâm lăng này, và chúng ta cần tiếp tục làm như thế cho đến khi nào họ sẵn sàng giải quyết được cuộc xung đột với Nga”.

Xuân Thành


Dân số Ukraine hiện còn 29 triệu, hơn một nửa của 52 triệu thời lập quốc 1991

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/06/dan-so-ukraine.jpg

Theo một nghiên cứu của Viện Ukraine Tương lai đăng trên mạng xã hội ngày 5/6, Ukraine có 29 triệu dân tính vào tháng 5/2023. So sánh: 52 triệu dân thời điểm lập quốc năm 1991, và 41 triệu dân vào tháng 1/2022. Tỷ lệ sinh nhỏ hơn 1, trong khi muốn dân số ổn định thì cần lớn hơn 2. Theo Viện thì tổng thống cần đặt chính sách dân số lên quốc sách hàng đầu, nếu không thì đất nước sẽ tiến vào giai đoạn người ở chế độ nghỉ hưu nhiều gấp đôi số người đi làm.

Theo nội dung của công bố của Viện, 8,6 triệu người đã rời khỏi Ukraine và không trở lại kể từ chiến tranh 2/2022.

Trong số 29 triệu người hiện nay ở Ukraine tính vào tháng 5/2023, thì chỉ có 9,1–9,5 triệu người Ukraine làm việc và nếu trừ những người nhận lương theo ngân sách, thì còn lại khoảng 6–7 triệu người. Số người đó đang phải ‘gánh vác’ 22–23 triệu người khác —người ăn lương hưu, trẻ em, thất nghiệp, sống bằng ngân sách, v.v.

Hệ số sinh đã giảm xuống dưới 1, trong khi muốn dân số ổn định thì cần phải lớn hơn 2.

Theo Viện, nếu không có gì thay đổi, trong tương lai vài năm tới số người về hưu ở Ukraine sẽ gấp đôi số người đang đi làm.

Theo phần tự giới thiệu của Viện Ukraine Tương lai, trong những người sáng lập Viện có Đại biểu Nhân dân Anton Gerashchenko và Oleksiy Skrypnyk; trong danh sách ban giám sát của Viện có một số chuyên gia nước ngoài từ Anh, Mỹ, và Đức.

Gần đây Trí Thức VN đã đưa tin, theo thông báo từ Viện Nghiên cứu Xã hội Nhân khẩu học Ukraine, thì Ukraine có khoảng 28–34 triệu dân (không tính Crimea) vào tháng 1/2023. Xu hướng dân số đang giảm, với dự đoán còn 24—32 triệu dân vào năm 2030.

Báo cáo bấy giờ của Viện Nhân khẩu học đã nói rằng xu thế giảm dân số cùng với làn sóng di chuyển và di cư, đang khiến Ukraine có sự biến đổi về thành phần dân tộc.

Cả 2 báo cáo dân số nói trên đều là của các tổ chức bên trong Ukraine.

Trong báo cáo của Liên Hợp Quốc vào đầu tháng này, con số người di cư khỏi Ukraine kể từ đầu chiến tranh 2/2022 lên tới tận 22 triệu người (xem hình trên). Cao hơn đáng kể so với các con số của các viện đã dẫn Ukraine.

Nhật Tân


Nghĩa địa cá chết khổng lồ đã hình thành ở miền nam Ukraina sau vụ vỡ đập

Liên Thành

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/06/anh-man-hinh-2023-06-08-luc-125240-copy-700x366.jpg

Một nghĩa địa cá chết khổng lồ đã hình thành ở miền nam Ukraina kể từ khi đập Nova Kakhovka bị vỡ. (Ảnh: news.sky). 

Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraina Andriy Yermak gọi hiện trường ở làng Marianske là “bệnh dịch cá hàng loạt” do “sự hủy diệt khủng bố” của Nga gây ra.

Bộ Y tế Ukraina cảnh báo loại cá này không thể sử dụng được, do nguy cơ chứa các hóa chất nguy hiểm, mầm bệnh và ký sinh trùng. 

Những hình ảnh lặp lại lời của cố vấn cấp cao của tổng thống Mykhailo Podolyak, người hôm thứ Ba đã dự đoán một “thảm họa sinh thái toàn cầu đang diễn ra, và hàng nghìn loài động vật và hệ sinh thái sẽ bị hủy diệt trong vài giờ tới”.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã coi vụ vỡ đập là một “thảm họa sinh thái”.


Tin nói cựu Tổng thống Donald Trump bị truy tố vì xử lý sai trái tài liệu chính phủ 

09/6/2023 

Reuters 

Vụ án hình sự, do Bộ Tư pháp Mỹ đệ trình, đề ra một trở ngại pháp lý khác nữa cho ông Trump trong khi ông tìm cách giành lại chức vụ tổng thống trong cuộc bầu cử vào năm sau.

Vụ án hình sự, do Bộ Tư pháp Mỹ đệ trình, đề ra một trở ngại pháp lý khác nữa cho ông Trump trong khi ông tìm cách giành lại chức vụ tổng thống trong cuộc bầu cử vào năm sau. 

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bị đại bồi thẩm đoàn liên bang truy tố vì lưu giữ các tài liệu mật của chính phủ và cản trở công lý, luật sư của ông Trump và một nguồn tin nắm rõ chi tiết vụ việc cho biết, theo Reuters.

Vụ án hình sự, do Bộ Tư pháp Mỹ đệ trình, đề ra một trở ngại pháp lý khác nữa cho ông Trump trong khi ông tìm cách giành lại chức vụ tổng thống trong cuộc bầu cử vào năm sau. Ông hiện đang đối mặt với một vụ án hình sự ở New York sẽ được đưa ra xét xử vào tháng 3 năm sau.

Ông Trump viết trên mạng xã hội rằng ông đã được triệu tập ra trình diện tòa án liên bang ở Miami vào ngày thứ Ba tuần sau. “TÔI LÀ NGƯỜI VÔ TỘI!” ông viết trên nền tảng Truth Social.

Người phát ngôn của Công tố viên đặc biệt Jack Smith, quan chức Bộ Tư pháp đang thụ lý cuộc điều tra, từ chối bình luận. Về mặt pháp lý, chính phủ không thể bình luận công khai về bất cứ việc gì liên quan tới đại bồi thẩm đoàn mà hiện vẫn còn niêm phong.

Ông Trump đối mặt với bảy tội danh trong vụ án liên bang, nguồn tin giấu tên nói với Reuters.

Bản cáo trạng vẫn được niêm phong và ngay cả bản thân ông Trump cũng chưa thấy được nội dung của nó. Đội ngũ pháp lý của ông đã được thông báo về bảy cáo buộc như một phần của lệnh triệu tập ông Trump ra hầu tòa, nguồn tin cho biết.

Phát biểu trên đài CNN, Jim Trusty, luật sư của Trump, cho biết những cáo buộc đó bao gồm âm mưu, phát biểu sai sự thật, cản trở công lý và lưu giữ trái phép các tài liệu mật theo Đạo luật Gián điệp. Ông nói ông dự liệu sẽ được xem bản cáo trạng từ nay đến ngày thứ Ba.

Reuters nói không thể biết ngay những cáo buộc cụ thể mà ông Trump đối mặt là gì. Trong một tuyên bố hữu thệ trước tòa án liên bang vào năm ngoái, một đặc vụ FBI cho biết có thể có lý do để tin rằng có một số tội, bao gồm cản trở và lưu giữ bất hợp pháp các hồ sơ quốc phòng nhạy cảm.

Bộ Tư pháp đang điều tra xem liệu ông Trump có xử lý sai trái các tài liệu mật mà ông giữ lại sau khi rời Nhà Trắng vào năm 2021 hay không.

Các nhà điều tra đã thu giữ khoảng 13.000 tài liệu từ khu tư dinh Mar-a-Lago của ông Trump ở Palm Beach, bang Florida, gần một năm trước. Một trăm hồ sơ được đánh dấu bảo mật, dù một trong những luật sư của Trump trước đó khai rằng tất cả hồ sơ có dấu mật đã được trả lại cho chính phủ.

Ông Trump trước đây đã biện hộ cho việc lưu giữ các tài liệu này, nói rằng ông đã giải mật chúng khi còn là tổng thống. Tuy nhiên, ông Trump đã không cung cấp được bằng chứng chứng tỏ điều này và các luật sư của ông đã từ chối đưa ra lập luận đó trong hồ sơ đệ trình lên tòa án.

Đây là lần thứ hai ông Trump bị truy tố. Vào tháng 4, ông tuyên bố không có tội đối với 34 trọng tội làm sai lệch hồ sơ kinh doanh liên quan đến khoản tiền bịt miệng trả cho một diễn viên khiêu dâm trước cuộc bầu cử năm 2016.

Làm tổng thống từ năm 2017 đến năm 2021, ông Trump hiện là người dẫn đầu trong cuộc đua giành đề cử tổng thống năm 2024 của Đảng Cộng hòa.

ISW đánh giá chiến dịch tấn công của Nga ngày 08 Tháng 06, 2023

Thursday, June 8th, 2023

Ngày 8 tháng 6 năm 2023 – Nhấn ISW

Tải xuống bản PDF

Đánh giá Chiến dịch Tấn công của Nga, ngày 8 tháng 6 năm 2023

Karolina Hird, George Barros, Grace Mappes, Nicole Wolkov,
Mason Clark và Fredrick W. Kagan

Ngày 8 tháng 6 năm 2023, 7:30 chiều ET

Nhấn vào đây để xem bản đồ tương tác của ISW về cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Bản đồ này được cập nhật hàng ngày cùng với các bản đồ tĩnh có trong báo cáo này.

Continue Reading »

Lính Nga phàn nàn ‘Toàn bộ trung đoàn’ đang bị xóa sổ

Thursday, June 8th, 2023

BỞI ISABEL VAN BRUGEN, NGÀY 8/6/23 LÚC 10:56 SÁNG EDT00:57

Quân đoàn Tự do Nga
Một phó chỉ huy của Quân đoàn Tự do Nga, người đã gọi dấu hiệu của mình là Caesar (thứ 3 bên phải), đứng cùng các chiến binh trong buổi thuyết trình trước giới truyền thông ở miền bắc Ukraine, không xa biên giới Nga, vào ngày 24 tháng 5 năm 2023, giữa lúc Cuộc xâm lược quân sự của Nga vào Ukraine. Các công dân Nga chiến đấu bên phía Ukraine hôm 24/5 đã ca ngợi “thành công” của một nhiệm vụ trắng trợn đưa các nhóm tình nguyện viên qua biên giới vào miền nam nước Nga và quay trở lại.HÌNH ẢNH SERGEY BOBOK/AFP/GETTY
Continue Reading »

Greta Thunberg, cô gái hoạt động vì môi trường, kêu gọi trừng phạt Nga vì tội diệt chủng ở Ukraine

Thursday, June 8th, 2023

OLENA ROSHCHINA — THỨ NĂM, NGÀY 8 THÁNG 6 NĂM 2023, 23:38

Greta Thunberg kêu gọi trừng phạt Nga vì tội diệt chủng ở Ukraine

Nhà hoạt động môi trường nổi tiếng người Thụy Điển Greta Thunberg đã nói rằng Nga đã phạm tội hủy diệt sinh thái ở miền nam Ukraine và phải bị trừng phạt vì điều đó.

Nguồn: Greta Thunberg trên Twitter

“Cuộc diệt chủng sinh thái này là sự tiếp nối của cuộc xâm lược toàn diện vô cớ của Nga vào Ukraine là một hành động tàn bạo khác khiến thế giới không thể nói nên lời. Một lần nữa, mắt chúng ta hướng về Nga, kẻ phải chịu trách nhiệm về tội ác của mình,” cô nói.

Continue Reading »

Ukraine mở nhiều cuộc tấn công vào quân chiếm đóng Nga (New York Times)

Thursday, June 8th, 2023

Các cuộc tấn công, với xe tăng và xe bọc thép của phương Tây, dường như đánh dấu một cuộc phản công được chờ đợi từ lâu mà Ukraine hy vọng sẽ chiếm lại lãnh thổ và củng cố quyết tâm tiếp tục cung cấp vũ khí của các đồng minh.

Một bệ phóng gắn trên xe tải đậu giữa thảm thực vật dày đặc, bắn một tên lửa lên không trung, trong khi một người lính ở phía trước, nhìn từ phía sau, nhìn vào.
Các binh sĩ của Lữ đoàn cơ giới riêng biệt số 110 của Ukraine tại một vị trí gần Avdiivka, vùng Donetsk, khai hỏa về phía các vị trí của Nga hôm thứ Tư.Tín dụng…Tyler Hicks/Thời báo New York
Continue Reading »

Ukraine tấn công lớn chiến tuyến của Nga ở miền Nam (NYT)

Thursday, June 8th, 2023
Một người lính Ukraine thuộc Lữ đoàn cơ giới riêng biệt thứ 110 ở khu vực Donetsk hôm thứ Tư.
Một người lính Ukraine thuộc Lữ đoàn cơ giới riêng biệt thứ 110 ở khu vực Donetsk hôm thứ Tư.Tín dụng…Tyler Hicks/Thời báo New York
Continue Reading »

Zelensky thăm Kherson bị lũ lụt

Thursday, June 8th, 2023
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky TÍN DỤNG : MYKOLA TYMCHENKO/EPA-EFE/Shutterstock
Continue Reading »

Thời sự Thứ Năm 08/06/2023: * Quốc tế thận trọng về vụ đập Kakhovka. *TT Ukraine chỉ trích LHQ và Hồng Thập Tự chậm chạp. *Nhật Bản hồi phục kinh tế. *Thủ tướng Anh thăm Mỹ. *Canada cháy rừng tồi tệ nhất, Mỹ chịu ảnh hưởng. *Mỹ, Nhật Bản, Philippines tập trận gần Biển Đông.

Thursday, June 8th, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


Vụ phá hủy đập Kakhovka ở Ukraina : Quốc tế phản ứng thận trọng

Phát ngôn viên Nhà Trắng Karine Jean-Pierre hôm qua 07/06/2023 cho biết Hoa Kỳ đang thẩm định về thảm họa vỡ đập Kakhovka ở miền Nam Ukraina và tuyên bố rằng Matxcơva phải chịu trách nhiệm về vụ này, vì đập nằm dưới sự kiểm soát của quân Nga. Trong khi đó, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia của Mỹ John Kirby cho biết chính quyền Biden chưa thể đưa ra kết luận ai đã gây ra vụ vỡ đập này.  

Ảnh vệ tinh của Planet Labs PBC về vụ vỡ đập thủy điện Kakhovka ở miền nam Ukraina hôm 06/06/2023. AP 

Phan Minh /RFI

Hôm qua 07/06, trả lời AFP, ngoại trưởng Anh Quốc James Cleverly cũng tỏ ra thận trọng, cho biết hiện vẫn chưa có bằng chứng xác thực để có thể khẳng định ai đã gây ra thảm họa nói trên.

Về tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, hôm qua ông đã đề xuất thành lập một ủy ban điều tra quốc tế về vụ này, đồng thời mong muốn Nga và Ukraina ngồi lại vào bàn đàm phán. 

Continue Reading »

Vỡ đập Kakhovka: Tác động tàn phá như thế nào? – Eurotopics, ngày 7 tháng 6 năm 2023

Thursday, June 8th, 2023

Một lựa chọn từ những gì giấy tờ châu Âu đang nói. 

Âu Châu | 13:51 ngày 8 tháng 6 năm 2023

Vỡ đập Kakhovka: Tác động tàn phá như thế nào?  - Eurotopics, ngày 7 tháng 6 năm 2023

Ảnh: libkis (Kostiantyn và Vlada Liberov)

Một trường hợp khác cho The Hague (Tòa án quốc tế)

Đối với The Times chữ ký của Putin có thể nhìn thấy rõ ràng:

Continue Reading »

Làm thế nào để bảo đảm Vladimir Putin phải hứng chịu một thất bại chiến lược (The Economist)

Wednesday, June 7th, 2023

Lợi ích địa chính trị trong cuộc phản công của Ukraine

Một tấm bảng mô tả Adolf Hitler, Joseph Stalin và Tổng thống Nga Vladimir Putin được trưng bày tại trại Maidan trên Quảng trường Độc lập ở Kiev.  28 Tháng Bảy 2014.

Ngày 6 tháng 6 năm 2023

Đọc thêm về tin tức gần đây của chúng tôi về cuộc chiến Ukraine

Continue Reading »

Phát biểu của phụ tá Đại sứ Hoa Kỳ tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về tình hình ở Ukraine do việc phá hủy đập Kakhovka

Wednesday, June 7th, 2023

Trang chủ | | Phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về tình hình ở Ukraine do việc phá hủy đập Kakhovka

Continue Reading »

Tòa Bạch Ốc nói cung cấp chiến đấu cơ F-16 cho Ukraine ‘không phải để leo thang mà để bảo vệ’

Wednesday, June 7th, 2023

Ngày 7 tháng 6 năm 2023, 12:02 chiều

John Kirby đã nói rõ với ông Lavrov rằng các đối tác sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine (Ảnh: Evelyn Hockstein/Reuters)

John Kirby đã nói rõ với ông Lavrov rằng các đối tác sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine (Ảnh: Evelyn Hockstein/Reuters)

Continue Reading »

Vùng nước chiến tranh từng xảy ra trong lịch sử: Trận lụt lớn nhân tạo khác của Ukraine (Radio Free Europe)

Wednesday, June 7th, 2023

13:50 ngày 07 tháng 6 năm 2023 |

Lính Đức đứng bên Nhà máy thủy điện Dnepr bị quân đội Liên Xô cho nổ tung ngày 18/8/1941. Ảnh: misto.zp.ua (Website chính thức)

Việc phá hủy đập Nova Khakovka của Ukraine vào ngày 6 tháng 6 đã thải ra một dòng nước khổng lồ vào vùng đất thấp ở miền nam Ukraine. Trong khi con số thiệt hại đầy đủ của thảm họa vẫn chưa rõ ràng, khu vực này đã phải hứng chịu một tiền lệ lịch sử bi thảm.

Continue Reading »

Lũ lụt dâng cao ở Kherson khi các cuộc sơ tán tiếp tục trong bối cảnh lo ngại về ô nhiễm nước (Radio Âu Châu Tự Do)

Wednesday, June 7th, 2023
Người dân được sơ tán khỏi một khu dân cư bị ngập lụt ở Kherson, Ukraine, vào ngày 7/6.
Người dân được sơ tán khỏi một khu dân cư bị lụt ở Kherson, Ukraine, vào ngày 7/6.

Hàng ngàn người Ukraine đã tìm nơi trú ẩn giữa dòng nước lũ dâng cao sau khi một con đập lớn trên sông Dnepr bị phá vỡ, gây ra lũ lụt lớn, nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu lâm vào tình thế nguy hiểm và là nguồn cung cấp nước ngọt cho hàng trăm nghìn dân thường trong cuộc chiến giữa Nga và Ukraine .

Continue Reading »

Thời sự Thứ Tư 07/06/2023: *Hậu quả vỡ đập thủy điện Kakhovka *Hoa Kỳ và Ấn Độ hợp tác quốc phòng. *Ukraina cáo buộc Nga là ‘‘Nhà nước khủng bố’’ với Tòa án Công lý Quốc tế. *Iran giới thiệu hỏa tiễn đạn đạo siêu thanh *Ngày Môi trường Thế giới “Chống ô nhiễm nhựa”

Wednesday, June 7th, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


Ukraina : Hậu quả của thảm họa vỡ đập thủy điện Kakhovka

Nguồn : AFP, France 24, Franceinfo – Phan Minh /RFI

06/6/2023

Đập thủy điện Kakhovka, tỉnh Kherson, miền nam Ukraina. © Wikipedia 

Đập thủy điện Nova Kakhovka ở miền nam Ukraina hôm 06/06/2023 đã bị phá hỏng một phần sau nhiều vụ nổ chưa rõ nguồn gốc, khiến ngập lụt nghiêm trọng dọc theo bờ sông Dniepr đang là mối bận tâm của cả Nga lẫn Ukraina. RFI xin liệt kê vài nét chính về con đập được AFP tổng hợp. 

Vai trò của đập Kakhovka 

Kể từ khi Nga tiến hành xâm lược Ukraina, đập Kakhovka là chủ đề thu hút nhiều sự chú ý vì cơ sở hạ tầng này là mục tiêu chiến lược đối với cả hai bên tham chiến ở nhiều khía cạnh. 

Đập Kakhovka là một công trình mang tính chiến lược cao. Kiev và Matxcơva cáo buộc nhau làm vỡ đập Kakhovka ở miền nam Ukraina, vốn là nguồn cung cấp nước chính cho bán đảo Crimée, và đây cũng là mục tiêu quan trọng của Nga kể từ khi nước này phát động chiến tranh chống lại Ukraina. 

Đập thủy điện trên sông Dniepr nằm ở chiến tuyến giữa các khu vực ở Ukraina do Matxcơva kiểm soát và phần còn lại của đất nước, bị vỡ vào thời điểm mà Kiev đang tích cực “khiêu khích” hệ thống phòng thủ của Nga để chuẩn bị cho một cuộc phản công lớn. 

Nguồn cung cấp nước cho Crimée bị ảnh hưởng 

Nằm cách nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia 150 km, đập Kakhovka là công trình được xây dựng một phần bằng bê tông và đất, dài 3.273 mét. Đây là một trong những cơ sở hạ tầng lớn nhất ở Ukraina. Theo trang web của công ty Ukrhydroenergo, công suất của nhà máy thủy điện là 334,8 megawatt (MW). 

Được xây dựng vào những năm 1950, dưới thời Liên Xô, đập Kakhovka cho phép đưa nước vào Kênh đào Bắc Crimée, xuất phát từ miền nam Ukraina và đi qua toàn bộ bán đảo Crimée, bị Matxcơva chiếm đóng và sáp nhập từ năm 2014. 

Do đó, việc phá hủy con đập này sẽ gây ra những khó khăn đáng kể cho việc cung cấp nước cho Crimée, nơi mà Kiev tuyên bố muốn tái chiếm. 

Thượng nguồn của con đập là hồ chứa nước Kakhovka, một hồ chứa nước nhân tạo được hình thành trên dòng chảy của sông Dniepr, dài 240 km và rộng 23 km. 

Cả con đập Kakhovka lẫn nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia đều do quân đội Nga chiếm giữ trong những ngày đầu tiên Nga xâm lược Ukraina vào ngày 24/02/2022. 

Những rủi ro đối với nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia 

Do chỉ cách nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia 150 km, hồ chứa nước Kakhovka phục vụ việc làm mát nhiên liệu nguyên tử của nhà máy. Việc con đập bị phá hủy làm dấy lên lo ngại về việc mực nước ở thượng nguồn bị giảm, gây ra mối đe dọa mới đối với an toàn của nhà máy. Mykhaïlo Podoliak, cố vấn của tổng thống Ukraina cảnh báo rằng mối nguy hiểm “hiện đang gia tăng nhanh chóng”

Mặc dù vậy, các chuyên gia của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) có mặt tại hiện trường, thẩm định vào hôm 06/06 rằng “không có mối nguy hạt nhân tức thì”. Giám đốc nhà máy Zaporijjia, Yuri Tchernichuk cũng không tỏ ra bi quan khi ông viết trên mạng Telegram rằng hệ thống làm mát của nhà máy có thể được duy trì bởi “một số nguồn thay thế”. Ông nói thêm rằng 6 lò phản ứng của nhà máy đã ngừng hoạt động với 5 lò đã “nguội” và lò còn lại vẫn còn “nóng”. Đối với IAEA, bể làm mát “sẽ đủ để cung cấp nước cho nhà máy trong vòng nhiều tháng”, nhưng không loại trừ khả năng xảy ra rủi ro trong dài hạn. 

Hướng tới một thảm họa sinh thái ? 

Các quan chức Ukraina cho biết 150 tấn dầu động cơ đã đổ xuống sông Dniepr hôm 06/06. Daria Zarivna, cố vấn truyền thông của cố vấn tổng thống Ukraina Andriy Yermak, cho biết trên mạng Telegram rằng dầu vẫn tiếp tục có thể rò rỉ và gây tác động tiêu cực đến môi trường. Trong một thông cáo báo chí, phủ tổng thống Ukraina đã định lượng “nguy cơ rò rỉ bổ sung” đạt mức “hơn 300 tấn dầu”. Vẫn trên Telegram, Andriy Yermak đã lên án Nga là “một kẻ hủy diệt sinh thái” phạm tội ác chống lại môi trường. 

Việc đập Kakhovka bị phá hủy làm dấy lên lo ngại về những hậu quả đáng kể đối với hệ động vật và thực vật của khu vực phía nam Ukraina này. Ngoại trưởng Ukraina Dmytro Kuleba cho biết rằng thiệt hại về môi trường đặc biệt đáng lo ngại khi toàn bộ hệ sinh thái đang phải đối mặt với thiệt hại lâu dài và không thể đảo ngược do lũ lụt. 

Kiev nhấn mạnh đến “tội ác chiến tranh” 

Với những ngôi làng “bị ngập hoàn toàn hoặc một phần”, chính quyền Ukraina đã nhanh chóng lên án Nga phạm “tội ác chiến tranh” và tổng thống Volodymyr Zelensky đã triệu tập khẩn cấp Hội đồng An ninh Ukraina để bàn về chủ đề này. 

Mykhaïlo Podoliak, cố vấn của tổng thống Zelensky chỉ trích Nga : “Mục tiêu của những kẻ khủng bố rõ ràng là tạo chướng ngại vật nhằm kìm hãm các cuộc tấn công của lực lượng vũ trang Ukraina.” 

Theo Kiev, “khoảng 16.000 người hiện đang sống trong khu vực nguy cấp” bị đe dọa bởi lũ lụt, trong khi Matxcơva đánh giá 14 địa phương, nơi có “hơn 22.000 người sinh sống” đang ở trong tình trạng như vậy, nhưng “tình hình hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát”

Hồi tháng 10/2022, khi giao tranh nổ ra trong khu vực với cuộc phản công thắng lợi của Kiev, tổng thống Zelensky đã cáo buộc quân đội Nga phá hoại con đập và các cơ sở của nhà máy Zaporijjia. 

Ai hưởng lợi từ việc đập Kakhovka bị phá hủy ? 

Nhiều nhà quan sát phương Tây nghiêng về giả thuyết Nga phá hoại đập Kakhovka để làm chậm đà tiến của quân đội Ukraina, vào thời điểm mà Kiev đang chuẩn bị tiến hành một cuộc phản công. 

Những trận lũ lụt sau khi con đập bị phá hủy đã khiến hàng ngàn người phải sơ tán trong giai đoạn nhạy cảm này, đồng thời có nguy cơ gây cản trở các hoạt động quân sự mà quân đội Ukraina đang tiến hành. Về mặt quân sự, mực nước dâng cao ở khu vực Kherson sẽ gây khó khăn trong việc vượt sông trong khuôn khổ một chiến dịch đổ bộ có thể được thực hiện bởi quân đội Ukraina nhằm tìm cách chiếm lại hữu ngạn sông Dniepr. 

Nhà sử học người Anh Sergey Radchencko, giáo sư tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp Johns Hopkins nhận định trên mạng Twitter là về mặt logic, Matxcơva sẽ là thủ phạm hợp lý bởi với việc gây lũ lụt ở hạ lưu Nova Kakhovka, quân đội Nga sẽ làm chậm đà phản công của quân đội Ukraina. Matxcơva có điều kiện câu giờ và có thể tập trung vào các khu vực khác của mặt trận, kéo dài khoảng 1.000 km. 

Stéphane Audrand, chuyên gia tư vấn độc lập của Pháp thì nhận thấy rằng Ukraina không hưởng lợi gì trong trường hợp này khi thêm một cơ sở hạ tầng – một công cụ sản xuất điện của họ bị phá hủy, đồng thời lũ lụt mang lại thêm khổ đau cho thường dân và làm hạn chế các khả năng tấn công và hậu cần của Ukraina.

https://www.rfi.fr/vi


Hoa Kỳ và Ấn Độ đạt đồng thuận về chương trình hợp tác quốc phòng

Minh Anh /RFI

07/6/2023

Washington và New Dehli hôm qua, 06/06/2023, đã thống nhất một lộ trình hợp tác công nghiệp quân sự, vào lúc Ấn Độ tìm cách giảm phụ thuộc vào nguồn cung ứng vũ khí từ Nga và trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc.  

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin (P) bắt tay đồng nhiệm Ấn Độ Rajnath Singh trong lễ đón tiếp tại New Delhi, Ấn Độ, ngày 05/06/2023. REUTERS – ANUSHREE FADNAVIS 

Kết thúc chuyến thăm Ấn Độ trong khuôn khổ vòng công du châu Á, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin khẳng định « lộ trình hợp tác mới đầy tham vọng » cho phép Ấn Độ và Mỹ tăng cường hợp tác phát triển và sản xuất các công nghệ dùng cho hệ thống chiến đấu cơ và di chuyển trên bộ, cũng như là trong lĩnh vực tầu ngầm, tình báo, giám sát và nhận dạng, theo như tuyên bố từ bộ Quốc Phòng Mỹ. 

Như vậy với sáng kiến này, hợp tác quốc phòng Mỹ – Ấn chuyển sang một tiêu chí mới, đồng thời còn cho phép Ấn Độ tiếp cận các ngành công nghệ tiên tiến, hỗ trợ cho kế hoạch hiện đại hóa nền quốc phòng đất nước. 

AFP cho biết nhiều nước phương Tây, bao gồm cả Mỹ và Pháp, đang thương lượng với Ấn  Độ các hợp đồng trị giá nhiều tỷ đô la. Tuy nhiên, theo một số nhà ngoại giao, New Delhi mong muốn được chuyển giao công nghệ trong các thỏa thuận đang đàm phán. 

Từ nhiều thập niên, Nga vẫn là nhà cung cấp vũ khí chính cho Ấn Độ. Cho đến lúc này, Ấn Độ không lên án Nga xâm lược Ukraina, nhưng cũng đang nỗ lực chấm dứt tình trạng phụ thuộc trong lĩnh vực quân sự, đồng thời mở rộng nguồn cung nhập khẩu vũ khí và gia tăng mức sản xuất trong nước. 

Thông báo Mỹ – Ấn Độ tăng cường hợp tác quân sự được đưa ra vào lúc Trung Quốc và Mỹ cạnh tranh gay gắt trong nhiều lĩnh vực từ ngoại giao, quân sự, công nghệ cho đến kinh tế, quan hệ giữa Án Độ – Trung Quốc cũng căng thẳng do những tranh chấp lãnh thổ và trong thương mại.  

Sau cuyến thăm New Dehli của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, thủ tướng Ấn Độ sẽ đến thăm Washington trong tháng Sáu này.


Tại Tòa án Công lý Quốc tế, Ukraina cáo buộc Nga là ‘‘Nhà nước khủng bố’’

Ukraina và Nga một lần nữa đối mặt tại Tòa án Công lý Quốc tế, có trụ sở tại La Haye, Hà Lan, hôm qua, 06/06/2023. Kiev cáo buộc Matxcơva vi phạm các công ước về chống tài trợ khủng bố, và công ước chống kỳ thị chủng tộc. Đơn kiện được đệ trình năm 2017. 

Ngoại trưởng Ukraina Oksana Zolotaryova (G) cùng với các luật sư của Ukraina tại Tòa án Công lý Quốc tế ở La Haye, Hà Lan ngày 06/06/2023. AFP – REMKO DE WAAL 

Trọng Thành /RFI

Trước các thẩm phán của Tòa Công lý Quốc Tế, đại diện Ukraina cũng tố cáo Nga ‘‘không thể giành chiến thắng trên chiến trường’’, đã nhắm vào các cơ sở hạ tầng dân sự ‘‘để buộc Ukraina phải khuất phục’’, cụ thể là vụ tấn công vào ngôi đập Kakhovka ở Kherson, ít giờ trước khi diễn ra phiên tòa. 

Thông tín viên Stéphanie Maupas tường trình từ La Haye : 

‘‘Đây là ‘‘một chiến dịch hù dọa, reo rắc sợ hãi’’. Trước 16 thẩm phán của Tòa án Công lý Quốc tế, các luật sư của Ukraina đã tố cáo như trên. Đại sứ chuyên trách về tư pháp quốc tế của Ukraina, Anton Korynevitch, nhắc lại rằng cuộc chiến – với ‘‘quy mô’’ chưa từng có kể từ Thế chiến Hai – đã khởi sự ngay từ năm 2014. Ba năm sau, Ukraina đệ đơn kiện Nga. 

Ông Anton Korynevitch cũng nhắc lại rằng, kể từ đó đã có thêm vụ thảm sát Butcha, trung tâm tra tấn ở Kherson, các trại giam được lập ra nhằm cưỡng bức người Ukraina sang Nga, cho đến vụ tấn công vào ngôi đập Kakhovka, vài giờ trước khi diễn ra phiên xử, điều mà đại diện Ukraina gọi là ‘‘hành động khủng bố’’.  

Về nội dung, đơn kiện của Ukraina đặc biệt nhắm vào việc Nga ủng hộ và tài trợ cho các lực lượng ly khai thân Nga tại các vùng đất mà họ kiểm soát ở Donbass, kể từ năm 2014. Các luật sư cũng nêu lên vấn đề các vũ khí Nga cung cấp, không phân biệt giữa dân sự và quân sự. 

Các luật sư cũng nhấn mạnh rằng trước mỗi cuộc họp nhằm thực thi các thỏa thuận Minsk, lại có nhiều vụ tấn công. Ukraina cáo buộc Nga đã vi phạm công ước chống kỳ thị chủng tộc. Hôm qua, 06/06, Ukraina cáo buộc Matxcơva có chính sách sách ‘‘Nga hóa’’ dân cư các vùng đất chiếm đóng. Phiên tòa sẽ tiếp tục vào ngày mai, thứ Năm 08/06. Đến lượt phía Nga trình bày quan điểm’’.


Tin tặc Triều Tiên nhắm vào các định chế tài chính của Mỹ, Đông Á 

07/6/2023 

Tin tặc Triều Tiên đánh sập mạng lưới hệ thống ngân hàng nông nghiệp Hàn Quốc Nonghyup ngày 3/5/2011. 

Có những lo ngại mới về đội quân tin tặc của Triều Tiên đang nhắm mục tiêu vào các định chế tài chính để hỗ trợ chế độ ở Bình Nhưỡng và có thể tài trợ cho các chương trình vũ khí của nước này.

Một phúc trình được công ty an ninh mạng Recorded Future công bố ngày 6/6 cho thấy những kẻ có liên quan đến Triều Tiên đã lường gạt các công ty tài chính nổi tiếng ở Nhật Bản, Việt Nam và Hoa Kỳ bằng cách gửi email và tài liệu mà khi người nhận mở ra thì tin tặc có thể truy cập vào các hệ thống quan trọng.

Theo báo cáo của Nhóm Insikt thuộc Recorded Future, “Việc nhắm mục tiêu vào ngân hàng đầu tư và các công ty đầu tư mạo hiểm có thể làm lộ thông tin nhạy cảm hoặc bí mật của các tổ chức này hoặc khách hàng của họ”.

“[Việc này] có thể dẫn đến hành động pháp lý hoặc hành động điều chỉnh, gây nguy hiểm cho các cuộc đàm phán hoặc thỏa thuận kinh doanh đang chờ xử lý hoặc tiết lộ thông tin gây tổn hại đến danh mục đầu tư chiến lược của công ty,” phúc trình cho biết.

Phúc trình nói cụm hoạt động gần đây nhất diễn ra từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023, sử dụng ba địa chỉ internet mới và hai địa chỉ cũ cùng hơn 20 tên miền.

Một số tên miền bắt chước những tên miền được sử dụng bởi các định chế tài chính bị nhắm mục tiêu.

Recorded Future đã nêu tên nhóm đứng sau các cuộc tấn công của Nhóm Hoạt động Đe dọa 71 (TAG-71), còn được gọi là APT38; Bluenoroff; Stardust Chollima; và Nhóm Lazarus.

Tháng 4 vừa qua, Hoa Kỳ đã chế tài ba cá nhân có liên quan đến Nhóm Lazarus, cáo buộc họ giúp Triều Tiên rửa tiền ảo ăn cắp và biến nó thành tiền mặt.

Các quan chức Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã áp dụng các chế tài bổ sung vào tháng trước đối với Cục Trinh sát Kỹ thuật của Triều Tiên, nơi phát triển các công cụ và hoạt động do Nhóm Lazarus thực hiện.

Nhóm Lazarus được cho là chịu trách nhiệm về vụ trộm tiền ảo lớn nhất cho đến nay, đánh cắp khoảng 620 triệu đô la liên quan đến một trò chơi trực tuyến phổ biến.

Đầu tháng này, các cơ quan của Hoa Kỳ và Hàn Quốc đã đưa ra cảnh báo về một nhóm tác nhân mạng khác của Triều Tiên mạo danh các viện nghiên cứu, tổ chức học thuật và nhà báo nhằm thu thập thông tin tình báo.


Iran giới thiệu hỏa tiễn đạn đạo siêu thanh đầu tiên của đất nước 

07/6/2023 

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi phát biểu trong buổi lễ ra mắt tên lửa đạn đạo mới có tên “Fattah” với tầm bắn 1400 km, tại Tehran, Iran, vào ngày 6 tháng 6 năm 2023. 

Iran hôm 6/6 giới thiệu tên lửa đạn đạo siêu thanh đầu tiên do Iran sản xuất, theo lời mô tả của các quan chức nước này, hãng thông tấn chính thức IRNA đưa tin. Đây được xem là một thông báo có khả năng làm tăng mối lo ngại của phương Tây về khả năng tên lửa của Tehran, theo Reuters.

Truyền thông nhà nước Iran công bố hình ảnh tên lửa Fattah tại một buổi lễ có sự tham dự của Tổng thống Ebrahim Rahisi và các chỉ huy Lực lượng Vệ binh Cách mạng tinh nhuệ của Iran.

“Tên lửa siêu thanh được dẫn đường chính xác Fattah có tầm bắn 1.400 km và nó có khả năng xuyên thủng mọi lá chắn phòng thủ”, Amirali Hajizadeh, người đứng đầu lực lượng hàng không vũ trụ của Vệ binh, được truyền thông nhà nước Iran trích dẫn.

Tên lửa siêu thanh có thể bay nhanh hơn ít nhất 5 lần so với tốc độ âm thanh và bay theo quỹ đạo phức tạp, khiến chúng khó bị đánh chặn.

Năm ngoái, quốc gia Cộng hòa Hồi giáo cho biết họ đã chế tạo được một tên lửa đạn đạo siêu thanh có thể di chuyển vào và ra khỏi bầu khí quyển.

Truyền hình nhà nước cho biết tên lửa Fattah của Iran có thể nhắm mục tiêu vào “các hệ thống chống tên lửa tiên tiến của kẻ thù và là một bước nhảy vọt lớn trong lĩnh vực tên lửa”.

“Nó có thể vượt qua các hệ thống tên lửa chống đạn đạo tiên tiến nhất của Hoa Kỳ và chế độ phục quốc Do Thái, bao gồm cả hệ thống đánh chặn tên lửa ‘Vòm sắt’ (Iron Dome) của Israel”, đài truyền hình nhà nước Iran nói.

Tốc độ tối đa của Fattah đạt mức mach 14 (15.000km/h).

Bất chấp sự phản đối của Mỹ và châu Âu, nước Cộng hòa Hồi giáo cho biết họ sẽ tiếp tục phát triển chương trình tên lửa phòng thủ. Tuy nhiên, các nhà phân tích quân sự phương Tây cho rằng Iran đôi khi phóng đại khả năng tên lửa của mình.

Những lo ngại về tên lửa đạn đạo của Iran đã góp phần vào quyết định của tổng thống Mỹ vào năm 2018, khi đó là ông Donald Trump, từ bỏ hiệp ước hạt nhân năm 2015 của Tehran với sáu cường quốc.

Ông Trump đã áp dụng lại các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Iran sau khi rút khỏi hiệp ước hạt nhân, khiến Tehran tiếp tục công việc hạt nhân bị cấm trước đó và hồi sinh những mối lo ngại của Hoa Kỳ, châu Âu và Israel rằng Iran có thể tìm cách chế tạo bom nguyên tử. Iran đã liên tục phủ nhận chuyện có tham vọng như vậy.

Các cuộc đàm phán gián tiếp giữa Tehran và chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân đã bị đình trệ kể từ tháng 9 năm ngoái.

Israel, là nước mà quốc gia Cộng hòa Hồi giáo từ chối công nhận, phản đối nỗ lực của các cường quốc thế giới nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân của Tehran và từ lâu đã đe dọa sẽ hành động quân sự nếu các biện pháp ngoại giao thất bại.


Hãng Singapore Airlines phát Wifi miễn phí cho tất cả hành khách

(Ảnh minh họa: Raymond Cassel/Shutterstock) 

Đây là một trong những hãng hàng không quốc tế lớn đầu tiên trên toàn thế giới cung cấp Wifi miễn phí, không giới hạn cho tất cả hành khách ở mọi hạng ghế, theo tờ SCMP.

Cụ thể, từ 1/7 tới, hành khách có thể lướt web trên máy bay mà không phải trả phí thông thường hoặc bị giới hạn về dữ liệu.

Thông thường, việc trả tiền để sử dụng Internet trên máy bay từ lâu luôn là một khoản chi phí phát sinh, hay chỉ dành riêng cho những hành khách sử dụng khoang thương gia hoặc hạng nhất.

Theo We Are Social. doanh nghiệp theo dõi việc sử dụng website và phương tiện truyền thông của Anh, sau đại dịch COVID-19, mặc dù thời gian lên mạng đã giảm so với thời kỳ phong tỏa song 5 tỷ người dùng Internet thường xuyên trên thế giới vẫn dành hơn 6 giờ mỗi ngày để lướt web trong năm 2022.

Bên cạnh đó, số lượng hành khách hàng không gia tăng trở lại. Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế, lưu lượng hành khách toàn cầu vào tháng 4/2023 đã trở lại mức 90% so với mức trước đại dịch COVID-19, có nghĩa là thế giới đang trên đà quay trở lại mức 4,5 tỷ lượt đi lại vào năm 2019, một năm trước khi các hạn chế đối với việc đi lại được áp đặt.

Đặt cả hai dữ liệu cùng với nhau, các hãng hàng không như Singapore Airlines đang ban hành chính sách phát Wifi miễn phí như một cách để thu hút hành khách lựa chọn bay với mình.

“Trong thế giới ngày càng siêu kết nối ngày nay, kết nối Wifi tốc độ cao trên máy bay là một trong những yêu cầu quan trọng nhất đối với khách hàng của chúng tôi”, Yeoh Phee Teik, Phó Chủ tịch phụ trách về trải nghiệm khách hàng của hãng hàng không, cho hay.

Hành khách sẽ phải đăng ký chương trình khách hàng thân thiết của hãng hàng không để truy cập Wifi, tương tự như cách một số hãng vận tải khác cung cấp Wifi miễn phí bao gồm Qatar Airways và Delta Air Lines.

Singapore Airlines cho biết tính năng này sẽ áp dụng cho 129 trong số 136 máy bay của hãng, ngoại trừ 7 chiếc Boeing 737-800 NG.

Phan Anh


Ngày Môi trường Thế giới 2023 với chủ đề “Chống ô nhiễm nhựa”

Chai nhựa thông thường gây ô nhiễm môi trường. (Ảnh: Pixabay) 

Năm nay, chủ đề của Ngày Môi trường Thế giới là “Chống ô nhiễm nhựa” (Beat Plastic Pollution). Dưới góc nhìn khoa học hiện đại, ô nhiễm môi trường toàn cầu không chỉ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng thiếu nước, mà còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái của động vật và thực vật, từ đó ảnh hưởng đến nguồn thực phẩm của con người.

Khẩn cấp chống ô nhiễm nhựa

Ngày 5/6 hàng năm là “Ngày Môi trường Thế giới” (tiếng Anh: World Environment Day). Chủ đề của Ngày Môi trường thế giới năm 2023 là “Chống ô nhiễm nhựa” để cùng nhau kiểm soát việc sử dụng nhựa quá độ, khơi dậy quan tâm của toàn cầu đối với vấn đề ô nhiễm nhựa và khuyến khích mọi người hành động cụ thể để giảm thiểu và loại bỏ ô nhiễm nhựa.

Việc sử dụng rộng rãi và tiêu thụ quá mức các sản phẩm nhựa đã dẫn đến một lượng lớn chất thải nhựa, trong đó rất nhiều là đổ xuống các vùng nước như đại dương, sông hồ, gây ra mối đe dọa lớn đối với hệ sinh thái biển và động vật hoang dã. Có thể nói ô nhiễm nhựa đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với môi trường sống và sức khỏe con người trên toàn cầu.

Dù nhựa có rất nhiều công dụng giá trị cho cuộc sống con người, nhưng việc xã hội loài người trở nên nghiện các sản phẩm nhựa dùng một lần đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trường, xã hội, kinh tế và sức khỏe.

Kể từ những năm 1970, sản xuất nhựa đã phát triển nhanh hơn bất kỳ vật liệu nào khác, nếu cứ xu hướng tăng trưởng này thì ước tính sản lượng nhựa toàn cầu sẽ đạt 1,1 tỷ tấn vào năm 2050. Khoảng 36% tổng số nhựa sản xuất được sử dụng trong bao bì, bao gồm các sản phẩm nhựa sử dụng một lần là hộp đựng thức ăn và đồ uống, trong số đó khoảng 85% đưa vào bãi rác hoặc thành đồ bỏ vứt lung tung ngoài kiểm soát.

Ước tính trong các đại dương trái đất hiện nay chứa khoảng 199 triệu tấn nhựa. Trừ khi chúng ta thay đổi cách chúng ta sản xuất, sử dụng và thải bỏ nhựa, nếu không lượng chất thải nhựa xâm nhập vào hệ sinh thái biển có thể tăng gần gấp 3 lần, từ 9-14 triệu tấn mỗi năm vào năm 2016 lên 23-37 triệu tấn dự kiến ​​vào năm 2040.

Rác thải nhựa – dù ở sông ngòi, đại dương hay trên đất liền – có thể tồn tại trong môi trường hàng thế kỷ. Độ bền lâu dài và khả năng chống phân hủy của nhựa khiến chúng gần như không thể phân hủy hoàn toàn trong tự nhiên. Hầu hết các vật dụng bằng nhựa không bao giờ biến mất hoàn toàn, chúng chỉ phân chia thành những mảnh không ngừng nhỏ hơn, theo đó những hạt vi nhựa có thể xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường hô hấp và tích tụ trong các cơ quan cơ thể. Không khó hiểu khi thấy vi hạt nhựa trong phổi, gan, lá lách và thận của chúng ta, một nghiên cứu gần đây thậm chí còn phát hiện vi hạt nhựa trong nhau thai của trẻ sơ sinh…

Mỗi người có thể làm gì?

Chúng ta cần hành động ngay bây giờ và phải làm nhiều hơn nữa để chấm dứt từ gốc vấn nạn sử dụng nhựa một lần. Ngày Môi trường Thế giới năm nay nhắc nhở mọi người giảm thiểu sử dụng các sản phẩm nhựa, theo đó hãy chú trọng 8 điều “Chống ô nhiễm nhựa” (Beat Plastic Pollution):

– Dọn dẹp bãi biển: Tham gia dọn dẹp bãi biển địa phương. Cùng gia đình làm sạch bãi biển và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
– Xin hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn giấy: Hóa đơn điện tử cứu thế giới!
– Làm sạch các dòng sông: Các dòng sông là con đường trực tiếp đưa các mảnh vụn nhựa vào đại dương. Mỗi khi chúng ta ra sông chơi chỉ cần thuận tay vớt rác trên sông chính là thể hiện tấm lòng dịu dàng của chúng ta với thiên nhiên.
– Mua sắm bền vững: Khi đi mua sắm, hãy cố gắng chọn thực phẩm không có bao bì nhựa, mang theo túi bảo vệ môi trường có thể tái sử dụng, mua sản phẩm địa phương thay vì sản phẩm nhập khẩu và mang theo hộp đựng riêng để giảm rác thải nhựa, qua đó tác động hữu ích đến bảo vệ môi trường.
– Thử lối sống không rác thải: Đầu tư vào các sản phẩm bền vững, thân thiện với đại dương như cốc uống cà phê, chai nước… có thể tái sử dụng. Cân nhắc các vật dụng như cốc nguyệt san, bàn chải đánh răng bằng tre và bánh dầu gội để giúp tiết kiệm tiền và bảo vệ đại dương.
– Du lịch bền vững: Khi bạn đi du lịch, hãy cố gắng lưu ý giảm thiểu lượng nhựa sử dụng một lần mà mình sử dụng.
– Trở thành người vận động bảo vệ môi trường.
– Thời trang bền vững: Ngành thời trang tạo ra 20% lượng nước thải và 10% lượng khí thải carbon toàn cầu: “Con số này nhiều hơn tất cả các chuyến bay và vận chuyển quốc tế cộng lại”. Từ bỏ các sản phẩm thời trang nhanh càng nhiều càng tốt, cố gắng chọn mua nhiều quần áo cổ điển và quần áo cũ, chọn loại vải bền, khi quần áo bị hỏng hãy ưu tiên sửa chữa thay vì mua mới. Chọn các sản phẩm làm đẹp không chứa nhựa: Các sản phẩm làm đẹp là nguồn chính chứa vi nhựa đi thẳng từ phòng tắm của chúng ta ra đại dương. Tìm kem chống nắng, sữa rửa mặt, đồ trang điểm, chất khử mùi, dầu gội đầu… có dạng không chứa nhựa.

Thông qua những hành động và nỗ lực đó, chúng ta có thể cùng nhau đánh bại ô nhiễm nhựa, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái của trái đất, đồng thời tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho sự phát triển bền vững.


Kỷ niệm 50 năm Ngày Môi trường Thế giới

Nguồn gốc của “Ngày Môi trường Thế giới” (tiếng Anh: World Environment Day) có thể truy nguồn từ năm 1972, khi Chương trình Môi trường LHQ tổ chức “Hội nghị Môi trường Con người của LHQ” lần đầu tiên tại Stockholm – Thụy Điển từ ngày 5 -16/6 năm đó, vì vậy đã đề xuất lấy ngày 5/6 là “Ngày Môi trường thế giới” (World Environment Day). Đó không chỉ là lần đầu tiên LHQ đưa vấn đề môi trường ra thảo luận, mà còn kêu gọi thế giới nâng cao ý thức bảo vệ môi trường; sau đó từ năm 1973, nhằm kỷ niệm cuộc gặp này, LHQ đã ấn định ngày 5/6 hàng năm là “Ngày Môi trường Thế giới” và đến nay vẫn được sử dụng, năm 2023 cũng là kỷ niệm 50 năm “Ngày Môi trường Thế giới”.

Ngày nay, “Ngày Môi trường Thế giới” đã trở thành nền tảng quan trọng để các bên liên quan tại hơn 100 nước trên thế giới tích cực thực hiện các hành động bảo vệ môi trường; kêu gọi mỗi người có hành động tích cực để nhiều hành động nhỏ trở thành sức mạnh to lớn chung tay bảo vệ trái đất của chúng ta, đồng thời nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Chúng ta có thể làm gì cho “Ngày Môi trường Thế giới”?

Chủ đề của “Ngày Môi trường thế giới” năm 2023 là “Chống ô nhiễm nhựa” (Beat Plastic Pollution), chủ đề hy vọng khơi dậy sự quan tâm của công chúng đối với các vấn đề môi trường, còn chủ đề của năm 2022 là “Chỉ một Trái đất” (Only One Earth).

Thiên Tư, Vision Times


Nikki Haley: Nếu Ukraine thua Nga, sẽ có Thế chiến III

Ứng viên tổng thống Đảng Cộng hòa Nikki Haley (AP) 

Theo ứng viên tổng thống Đảng Cộng hòa Nikki Haley, việc để Ukraine thua Nga trên chiến trường sẽ dẫn đến chiến tranh thế giới thứ ba.

Bà Haley nói trong một cuộc tọa đàm với cử tri tại Iowa hôm Chủ Nhật (4/6) rằng trang bị vũ khí cho Kyiv tất cả là để “ngăn chặn chiến tranh” và “gửi thông điệp” cho các kẻ thù của Mỹ.

Cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc tuyên bố: “Khi Ukraine chiến thắng, điều đó sẽ gửi thông điệp tới Trung Quốc về Đài Loan, gửi thông điệp tới Iran vốn đang muốn chế tạo bom [hạt nhân], gửi thông điệp tới Triều Tiên đang thử tên lửa đạn đạo, gửi thông điệp tới Nga rằng mọi chuyện đã kết thúc”.

“Ukraine chiến thắng là lợi ích tốt nhất của Mỹ, là lợi ích tốt nhất của an ninh quốc gia của chúng ta. Chúng ta phải làm điều này đến cùng, chúng ta phải hoàn thành nó”, bà Haley nói thêm.

Về việc cuộc chiến tranh đó có thể kết thúc như thế nào, bà Haley cho biết: “Nó sẽ kết thúc vào ngày mà Nga sẽ rút quân. Nếu Ukraine rút lui, thì tất cả chúng ta sẽ thấy chiến tranh thế giới”. Cựu thống đốc Nam Carolina giải thích rằng để ngăn chặn thế chiến III, Kyiv cần phải được cung cấp thêm vũ khí, rất nhiều vũ khí.

“Chiến thắng cho Ukraine là chiến thắng cho tất cả chúng ta, bởi vì những kẻ bạo chúa nói với chúng ta chính xác những gì chúng sẽ làm”, bà Haley nói tiếp. Bà tuyên bố: “Nga đã nói Ba Lan và các nước vùng Baltic là mục tiêu tiếp theo”, nếu Ukraine sụp đổ. “Nếu điều đó xảy ra, chúng ta sẽ chứng kiến một cuộc chiến tranh thế giới”, bà Haley nhắc lại.

Cũng trong cuộc tọa đàm nêu trên, bà Haley đã chỉ trích quan điểm cho rằng nước Mỹ cần duy trì trung lập trong cuộc chiến tranh Nga-Ukraine. Bà khẳng định: “Đây là một cuộc chiến tranh về tự do và đó là cuộc chiến mà chúng ta phải chiến thắng”.

Bà Haley thời gian qua liên tục kêu gọi chính quyền Biden hãy cung cấp cho Ukraine các chiến đấu cơ F-16 theo đề nghị của Tổng thống Ukraine Zelensky, đồng thời cần áp đặt thêm nhiều chế tài lên Nga. Nữ ứng viên tổng thống 51 tuổi này cho rằng Washington hiện đang quá mềm yếu với Nga.

Hải Đăng

Tin cập nhật Ukraine: Mìn ‘trôi trong nước lũ đập’ sau khi đập bị phá vỡ (Telegraph)

Wednesday, June 7th, 2023

Tin từ Cơ quan Tình Báo Ukraine:

‼️ Làm nổ tung nhà máy thủy điện Kakhovskaya là một cuộc tấn công khủng bố của Nga đã được chuẩn bị từ lâu

👉 Việc Moscow liên quan dến vụ nổ nhà máy thủy điện Kakhovskaya đã được chứng minh một cách không thể chối cãi bằng hàng loạt thông tin công khai.

Continue Reading »

Lũ lụt lan rộng sau khi vỡ đập Kakhovka tại miền Nam Ukraine

Wednesday, June 7th, 2023

Quân đội Nga chạy khỏi tuyến phòng thủ đầu tiên gần Kherson… ướt sũng

Ngày 7 tháng 6 năm 2023, 08:37 sáng

Những người chiếm đóng đã từ bỏ vị trí của họ trên các đảo giữa Kherson và bờ trái (Ảnh: Ảnh chụp màn hình từ video của Shtirlitz53/Twitter)

Những lính chiếm đóng đã từ bỏ vị trí của họ trên các đảo giữa Kherson và bờ trái (Ảnh: Ảnh chụp màn hình từ video của Shtirlitz53/Twitter)

Người Nga đã bị ngập nước ở các vị trí phòng thủ của họ trên các đảo giữa Kherson và bờ đông sau khi cho nổ tung đập của Nhà máy thủy điện Kakhovka, các bức ảnh và video được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy.

 Maxar cho thấy mức độ thảm họa đập Kakhovka – Ảnh

Do nước sông Dnipro dâng cao, quân đội Nga đã mất tuyến phòng thủ phía trước với tất cả các khí tài công binh và bãi mìn, buộc phải rút lui về các vị trí cách xa thành phố Kherson hơn.

“Đây là cách chúng tôi rời khỏi những hòn đảo bị ngập lụt”, một binh sĩ Nga cho biết, bình luận về tình huống này khi rút lui khỏi vị trí của mình trong vùng nước sâu đến thắt lưng.

 Các vị trí của Quân đội Nga bị ngập do đã phá hủy đập, có nguy cơ kích nổ mìn — Malyar

“Chúng tôi đang rời đi… Chúng tôi đang chết đuối, nhưng chúng tôi đang rút lui.”

Apocalypto321/Twitter

Ảnh: Apocalypto321/Twitter

Những người không kịp thoát ra ngoài trước khi nước dâng tới mức nguy cấp phải nằm trên cây chờ sơ tán.Đọc thêm:

 Nước lũ do vỡ đập dự kiến ​​sẽ dâng cao thêm một mét trong vòng 20 giờ

Các video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy những người lính Nga trên cây được những người khác trên thuyền giải cứu .


Anh cảnh báo lũ lụt nhiều hơn do vỡ đập khi hàng ngàn người mắc kẹt (Telegraph)

Cập nhật 14 phút trước

Đường phố ngập lụt ở Kherson sau khi đập Kakhovka bị nổ tung
Đường phố ngập lụt ở Kherson sau khi đập Kakhovka bị nổ ẢNH : Libkos/AP

Những tin chính:


Volodymr Zelensky cho biết hàng chục nghìn người vẫn bị mắc kẹt ở khu vực dọc theo sông Dnipro, khi tình báo Anh cảnh báo rằng đập Kakhovka sẽ gây thêm lũ lụt trong vài ngày tới.

Ukraine cho biết 42.000 người có nguy cơ trực tiếp bị lũ lụt.

Trong cuộc họp báo hàng ngày, tình báo Anh cảnh báo: “Cấu trúc của con đập có khả năng xuống cấp hơn nữa trong vài ngày tới, gây thêm lũ lụt”.

Volodymyr Zelensky, tổng thống Ukraine, cho biết hàng trăm ngàn người đã không được tiếp cận với nước uống bình thường kể từ khi vỡ đập hôm thứ Ba.

Các quan chức cho biết hơn 2.700 người đã được sơ tán ở cả hai bên bờ sông Dnipro do lũ lụt do đập Kakhovka ở Ukraine bị phá hủy.

Nó xảy ra khi Martin Griffiths, giám đốc viện trợ của Liên Hợp Quốc, cho biết: “Mức độ nghiêm trọng của thảm họa sẽ chỉ được nhận thức đầy đủ trong những ngày tới.”


Công ty vệ tinh Maxar cho thấy mức độ thảm họa đập Kakhovka – Ảnh (New Voice of Ukraine)

Ngày 7 tháng 6 năm 2023, 07:54 sáng

Hình ảnh vệ tinh mới về hậu quả của vụ nổ nhà máy thủy điện Kakhovka (Ảnh: Maxar Technologies/REUTERS)

Hình ảnh vệ tinh mới về hậu quả của vụ nổ nhà máy thủy điện Kakhovka (Ảnh: Maxar Technologies/REUTERS)

Maxar Technologies đã công bố những hình ảnh vệ tinh mới cho thấy quy mô lũ lụt do lực lượng chiếm đóng của Nga phá hủy đập Kakhovka vào ngày 6 tháng 6, cùng với những bức ảnh trước và sau được đăng bởi tờ The Guardian của Anh vào ngày 7 tháng 6.

Vệ tinh tưởng tượng mới có diện tích hơn 2.500 km2 giữa Nova Kakhovka và cửa sông Dnipro trên Biển Đen.

Công nghệ Maxar/REUTERS

Ảnh: Maxar Technologies/REUTERS – Trước lụt

Công nghệ Maxar/REUTERS

Ảnh: Maxar Technologies/REUTERS Sau lụt

Những hình ảnh cho thấy con đập và nhà máy thủy điện trên đó gần như bị phá hủy hoàn toàn vào tối ngày 6/6.

Công nghệ Maxar/REUTERS

Ảnh: Maxar Technologies/REUTERS

Công nghệ Maxar/REUTERS

Ảnh: Maxar Technologies/REUTERS

Ngoài ra, những ngôi nhà được bao quanh bởi nước chỉ lộ ra mái nhà trong những bức ảnh mới.VIDEO TRONG NGÀY

Công nghệ Maxar/REUTERS

Ảnh: Maxar Technologies/REUTERS – Trước

Công nghệ Maxar/REUTERS

Ảnh: Maxar Technologies/REUTERS – Sau

Tin tức về vụ nổ đập Kakhovka mới nhất

Quân đội Nga đã chiếm đóng Nova Kakhovka trong hơn một năm. Vào đêm ngày 6 tháng 6, con đập bị nổ từ bên trong. Dòng nước từ hồ chứa, gần với mực nước cao nhất được ghi nhận, đã gây nguy hiểm cho hơn 80 thị trấn và khu định cư, bao gồm cả thủ phủ khu vực Kherson, ở hạ lưu sông Dnipro.

Bờ trái (phía đông) của sông Dnipro, nơi đang bị Nga chiếm đóng, bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Đọc thêm:

 Bờ trái của Kherson Oblast chịu thiệt hại nhiều hơn từ việc phá hủy đập Kakhovka của Nga

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã ra lệnh sơ tán khỏi các khu vực có nguy cơ tuyệt chủng và cung cấp nước uống an toàn cho những người được cung cấp nước từ hồ chứa Kakhovka.

Nhà máy thủy điện Kakhovka đã bị phá hủy hoàn toàn và không thể sửa chữa, công ty thủy điện nhà nước Ukrhydroenergo cho biết. Bộ chỉ huy tác chiến phía nam của quân đội Ukraine cho biết con đập không bị phá hủy hoàn toàn nhưng bị hư hại đáng kể .

Thống đốc khu vực, Oleksandr Prokudin, cho biết khoảng 16.000 người ở hữu ngạn (phía tây) của sông Dnipro ở Kherson Oblast đang ở trong một “khu vực quan trọng” có nguy cơ bị lũ lụt.Đọc thêm:

 Khoảng 1.500 ngôi nhà bị ngập ở Kherson Oblast, cầu bị phá hủy ở Mykolayiv Oblast

Văn phòng Tổng công tố đã mở một cuộc điều tra về vụ việc theo điều khoản của Bộ luật Hình sự về tội diệt chủng.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã gọi cuộc tấn công của Nga vào Nhà máy thủy điện Kakhovka là thảm họa môi trường nhân tạo lớn nhất ở châu Âu trong nhiều thập kỷ.

Tình báo Quốc phòng Ukraine cho rằng việc Nga phá hủy Nhà máy Thủy điện Kakhovka làm tăng nguy cơ xảy ra thảm họa hạt nhân.

Ở Mykolaiv Oblast, cây cầu ở làng Yelizavetivka đã bị phá hủy, trong khi làng Halahanivka bị ngập hoàn toàn.


ISW đánh giá chiến dịch tấn công của Nga ngày 6/6/2023

Wednesday, June 7th, 2023

Ngày 6 tháng 6 năm 2023 – Nhấn ISW

Tải xuống bản PDF

Đánh giá Chiến dịch Tấn công của Nga, ngày 6 tháng 6 năm 2023

Karolina Hird, Riley Bailey, Kateryna Stepanenko, Nicole Wolkov, George Barros và Fredrick W. Kagan ngày

6 tháng 6 năm 2023, 8:30 chiều ET

Continue Reading »

Đồng bằng ở miền nam Ukraine có thể biến thành sa mạc do nhà máy điện bị phá hủy – Bộ Nông nghiệp Ukraine

Tuesday, June 6th, 2023

TETIANA LOZOVENKO — THỨ BA, NGÀY 6 THÁNG 6 NĂM 2023, 23:533

Cánh đồng ở miền nam Ukraine có thể biến thành sa mạc do nhà máy điện bị phá hủy – Bộ Chính sách Nông nghiệp

Các cánh đồng ở miền nam Ukraine có thể biến thành sa mạc vào đầu năm tới do những người chiếm đóng phá hủy Nhà máy Thủy điện Kakhovka (HPP).

Nguồn: Bộ Chính sách Nông nghiệp và Lương thực Ukraine

Continue Reading »

Theo dõi tin tức chiến sự Ukraine mới nhất ngày 6/6/2023 (từ mới đến cũ nhất): *Lụt tột đỉnh vào sáng 7/6, tả ngạn bị hư hại nhiều *Thảm họa tại Kakhovka HPP sẽ không ngăn cản Ukraine *Wagner bác bỏ tuyên bố của Nga về thương vong lớn của Ukraine.

Tuesday, June 6th, 2023

Máy bay không người lái trinh sát của Mỹ được phát hiện gần Crimea

Ngày 7 tháng 6, 04:12

Northrop Grumman RQ-4 Global Hawk (Ảnh: fr.wikipedia.org)

Northrop Grumman RQ-4 Global Hawk (Ảnh: fr.wikipedia.org)

Một máy bay không người lái trinh sát của Mỹ đã được phát hiện gần Crimea hiện do Nga chiếm đóng, bay ở độ cao khoảng 18 km.

Continue Reading »

Việc phá đập Nova Kakhovka đe dọa một trong những chiến thắng lớn nhất của Putin

Tuesday, June 6th, 2023

BỞI DAVID BRENNAN

 VÀO NGÀY 6/6/23 LÚC 8:17 SÁNG EDT

Video Shows Ukraine’s Kakhovka Dam Blown Up, Unleashing Flood of WaterChia Sẻ

Việc phá hủy đập Nova Kakhovka ở miền nam Ukraine có thể gây nguy hiểm cho việc cung cấp nước ngọt cho Crimea do Nga chiếm đóng, một yếu tố quan trọng trong việc Moscow kiểm soát bán đảo vốn là ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Vladimir Putin trong những ngày đầu của cuộc chiến toàn diện, tức cuộc xâm lược tháng 2 năm 2022.

Con đập bắc qua sông Dnepr hiện là một phần của chiến tuyến giữa các lực lượng Ukraine ở bờ tây và Nga ở phía đông.

Continue Reading »

TT Zelenskyy gặp đặc phái viên của Giáo hoàng Francis tại Kiev

Tuesday, June 6th, 2023

06:40 chiều ngày 6 tháng 6 năm 2023

Zelenskyy gặp đặc phái viên của Giáo hoàng Francis tại Kiev (Ảnh: dịch vụ báo chí của tổng thống)

Zelenskyy gặp đặc phái viên của Giáo hoàng Francis tại Kiev (Ảnh: dịch vụ báo chí của tổng thống)

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã gặp Hồng y Matteo Zuppi, đặc phái viên của Giáo hoàng Francis, người đang có chuyến thăm Ukraine vào ngày 6 tháng 6, dịch vụ báo chí của tổng thống cho biết trong một báo cáo.

Continue Reading »

Chiến tranh Ukraine ngày 6/6/2023 (ngày #468): *Nga đã cho nổ tung trạm thủy điện Kakhovka, Thế giới lên án Nga “tội ác chiến tranh” của Nga *Ngoại trưởng James Cleverly lên án ‘tội ác chiến tranh’ *Nga pháo kích dân thường chạy trốn vỡ đập. *NATO: Nga không thể cản trở Ukraine gia nhập. *Tòa án Châu Âu lên án Nga đầu độc Navalny

Tuesday, June 6th, 2023

Ngày 6 tháng 6 năm 2023 • 3:57 chiều


Tin chính trong ngày


Tình hình ở Ucraina ngày 06.06.2023: Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine

14:10 – Ukraine và Liên minh châu Âu đã ký một thỏa thuận về việc tham gia cùng Ukraine trong chương trình “Cơ sở kết nối châu Âu”. Theo thỏa thuận này, EU sẽ phân bổ 33 tỷ euro để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Ukraine. – Oleksandr Kubrakov, Phó Thủ tướng phụ trách Khôi phục Ukraine

12:00 – Trong 24 giờ qua, quân đội Nga đã tấn công các khu vực Kyiv, Chernihiv, Sumy, Zaporizhzhia, Dnipropetrovsk, Kharkiv, Luhansk, Donetsk, Mykolaiv và Kherson. 5 công dân thiệt mạng. 27 người bị thương. – Thông tin từ các BCHQS khu vực

09:10 – Những kẻ xâm lược Nga đã nã pháo vào khu vực Donetsk vào ngày 5 tháng 6. 1 công dân thiệt mạng và 6 người khác bị thương. – Pavlo Kyrylenko, Trưởng ban quản lý quân sự khu vực Donetsk

08:30 – Ngày 6/6, quân đội Nga tấn công Ukraine bằng tên lửa hành trình Kh-101/Kh-555. Quân phòng thủ Ukraine đã bắn hạ 35 trong tổng số 35 tên lửa của đối phương. – Lực lượng Không quân của Lực lượng Vũ trang Ukraine

08:15 – Tổng thiệt hại chiến đấu của quân xâm lược Nga ở Ukraine từ ngày 24 tháng 2 năm 2022 đến ngày 06 tháng 6 năm 2023 (xấp xỉ): 211150 quân; 3860 xe tăng; 7543 xe bọc thép; 3603 hệ thống pháo binh; 590 MLRS; 351 hệ thống tác chiến phòng không; 313 chiếc; 299 máy bay trực thăng; 6332 xe ô tô quân sự và thùng nhiên liệu; 18 thuyền quân sự; 3212 UAV chiến thuật; 489 quân trang đặc chủng; 1171 tên lửa hành trình. – Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine

06:40 – Vào ngày 5 tháng 6, các binh sĩ tên lửa và xạ thủ Ukraine đã tấn công 2 sở chỉ huy của Nga, một kho đạn dược của đối phương, 12 địa điểm có binh lính và thiết bị quân sự của Nga, một hệ thống tên lửa phòng không của đối phương và 12 đơn vị pháo binh Nga tại các vị trí khai hỏa. Quân phòng thủ Ukraine cũng bắn hạ 16 UAV các loại của đối phương. – Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine


Nga thực hiện tội ác chiến tranh

Bộ Trưởng Quốc Phòng Oleksii Reznekov nói: Điều 56 của Nghị định thư I năm 1977 đối với Công ước Geneva 1949 «đập, đê điều và trạm phát điện hạt nhân không được coi là đối tượng tấn công… nếu cuộc tấn công đó có thể giải phóng các lực lượng nguy hiểm và gây ra tổn thất nghiêm trọng cho dân thường ». Ngày 06 tháng 6 năm 2023. Ukraine, đập Nova Kakhovska bị Nga cho nổ tung, lực lượng nguy hiểm được thả, thảm họa nhân đạo bùng phát. Một tội ác chiến tranh khác được thực hiện bởi Nga


Continue Reading »

Đập Ukraine bị phá hủy trong việc cản trợ cuộc phản công của Ukraine

Tuesday, June 6th, 2023

Nga đổ lỗi cho vụ nổ tạo ra làn sóng nước, cản trở việc chuyển quân và đe dọa nhà máy điện hạt nhân

QuaJoe BarnesNgày 6 tháng 6 năm 2023 • 10:27 sáng

Một con đập lớn ở miền nam Ukraine đã bị phá hủy trong điều có thể là một đòn giáng mạnh vào cuộc phản công chống lại Nga .

Continue Reading »

Thời sự Thứ Ba 06/06/2023: Tòa Bạch Ốc lên án TQ hung hăng, Mỹ chuẩn bị đối phó. *Ukraine ra đòn nhử trước phản công. *Vỡ đập thủy điện Kakhovka, Ukraine. *Mỹ-Trung vừa ‘đối thoại thẳng thắn’ * Hàn Quốc: Đi giữa Mỹ và TQ? *Mỹ: Ukraine sẽ lấy được lãnh thổ đã mất. *NATO thúc đẩy kết nạp Thụy Điển

Tuesday, June 6th, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


Tòa Bạch Ốc: Sự hung hăng của quân đội Trung Quốc có thể gây tổn hại 

06/6/2023 – Reuters 

Chiến hạm của Hải quân Mỹ, chiếc USS Chung-Hoon quan sát một tàu chiến Trung Quốc có “sự tương tác không an toàn” ở eo biển Đài Loan ngày 3/6/2023. 

Continue Reading »

Theo dõi tin tức chiến sự Ukraine mới nhất ngày 5/6/2023 (từ mới đến cũ nhất)

Monday, June 5th, 2023

Kate Rogers

QuaKate Rogers

Báo cáo từ Washington

Ngày 5 tháng 6 năm 2023, 5:06 chiều ET

Tổng thống Biden và Thủ tướng Mette Frederiksen của Đan Mạch ngồi trong Phòng Bầu dục.
Tổng thống Biden đã tiếp Thủ tướng Mette Frederiksen của Đan Mạch tại Nhà Trắng vào thứ Hai.Tín dụng…Doug Mills/Thời báo New York

Tổng thống Biden đã tiếp Thủ tướng Mette Frederiksen của Đan Mạch tại Tòa Bạch Ốc hôm thứ Hai để thảo luận về các sáng kiến ​​an ninh, bao gồm hỗ trợ quân sự cho Ukraine, trong bối cảnh có báo cáo rằng Kyiv có thể đang đẩy mạnh cuộc phản công đã được lên kế hoạch từ lâu chống lại Nga.

Theo Toà Bạch Ốc, một trong những chủ đề thảo luận chính giữa ông Biden và bà Frederiksen liên quan đến yêu cầu của Ukraine đối với máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất. Vào cuối tháng 5, và sau nhiều tháng chống lại áp lực ngày càng tăng về việc cung cấp máy bay vì lo ngại chúng có thể được sử dụng để tấn công lãnh thổ Nga, ông Biden đã đồng ý cho phép các phi công được đào tạo để vận hành máy bay và cho phép các nước đồng minh cung cấp chúng.

Continue Reading »

Tình hình ở Ucraina ngày 05.06.2023 (#467): Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine – Tình Báo QP Anh

Monday, June 5th, 2023
Continue Reading »

‘Đảng phái’ dân quân Nga chống Kremlin vẫn kiểm soát một phần lãnh thổ Nga, bắt tù binh, khiêu khích Kremlin

Monday, June 5th, 2023

Bản tường thuật chính thức của Moscow theo các báo cáo từ trận địa xác nhận sự kiểm soát của “đảng phái” dân quân Nga đối với khu vực biên giới Nga. Các chiến binh chống Putin tham gia với các quan chức Ukraine để chế nhạo Điện Kremlin. 

Stefan Korshak | Ngày 5 tháng 6 năm 2023, 2:11 chiều

'Đảng phái' chống Kremlin vẫn kiểm soát một phần lãnh thổ Nga, bắt tù binh, troll Kremlin

Ảnh chụp màn hình từ video được phát hành bởi Anti-Moscow “partisans”.

Continue Reading »

Ukraine phát động nhiều cuộc tấn công dọc theo chiến tuyến trong bối cảnh phản công đã bắt đầu

Monday, June 5th, 2023

Các cuộc tấn công được báo cáo sau nhiều tuần tấn công được thiết kế để kéo dài hệ thống phòng thủ của Moscow

Roland Oliphant, PHÓNG VIÊN NƯỚC NGOÀI Ngày 5 tháng 6 năm 2023 • 6:20 tối

Pháo tự hành Nga nã đạn về phía Ukraine
Một khẩu pháo tự hành của Nga khai hỏa về phía các vị trí của Ukraine. ẢNH : DỊCH VỤ BÁO CHÍ BỘ QUỐC PHÒNG NGA/AP
Continue Reading »

Tin tức từ Tình Báo Ukraine

Monday, June 5th, 2023

Tin sơ khởi, chưa được hiệu đính ngôn từ



Cơ quan An ninh Ukraine, [2/6/2023 3:00 AM]
[ Album ]
SBU đã bắt giữ một “phần mới” tài sản của Marchenko trị giá gần 740 triệu UAH

Theo tài liệu của Cơ quan An ninh, cổ phần của Oksana Marchenko trong 7 doanh nghiệp cơ sở hạ tầng cảng ở vùng Odesa đã bị tịch thu.

Chúng ta đang nói về các quyền của công ty trong Eximnaftoprodukt JSC, Syntez Oil PJSC, Syntez Transit PJSC, Ukrloadsystem LLC, Odesnaftoprodukt JSC, Black Sea Fuel Terminal PJSC và Albion Commodities LLC.

Continue Reading »

Đại tá Andriy Stesev, nhóm đặc nhiệm cấp cao Nga của Belgorod, đã bị giết vào đêm 4/6/2023

Monday, June 5th, 2023

Trên một tin từ telegram, một kênh truyền thông phổ thông tại Nga và Ukraine,👉 Theo thông tin hoạt động, vào đêm ngày 4-5 tháng 6, tại khu định cư New Tavolzhanka, đại tá cận vệ Andriy Vasyliovych Stesev, nhóm đặc nhiệm cấp cao của Belgorod, đã bị giết .

Continue Reading »

SBU đã bắt giữ một lính canh khác của phòng tra tấn cũ của Nga ở Kherson

Monday, June 5th, 2023

12:00, 05/06/2023 An ninh quốc gia – Sự xâm lược của Liên bang Nga chống khủng bố – Hãy cùng nhau bảo vệ Ukraine!

Cơ quan an ninh đã bắt được một cộng tác viên khác với Nga ở Kherson hiện đã được giải phóng.

Khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Liên bang Nga, những kẻ cộng tác với địch đã tự nguyện giúp người Nga bỏ tù và tra tấn các thành viên của phong trào kháng chiến. Tay sai của kẻ thù hóa ra là một cư dân địa phương thân Nga.

Trong thời gian thành phố tạm thời bị chiếm đóng, anh ta đã tìm đến “trung tâm việc làm” của kẻ xâm lược. Tại đây, anh được đề nghị “vị trí thanh tra cấp dưới của bộ phận an ninh” trong “thuộc địa cải huấn số 90” bị chiếm vào thời điểm đó, nơi quân xâm lược dùng để giam cầm cư dân địa phương.

Kẻ phản bội đã đồng ý với “lời đề nghị” và tự nguyện viết “đơn” xin gia nhập lực lượng chiếm đóng.

Theo điều tra, cá nhân cộng tác viên đã tham gia vào các cuộc truy lùng và thẩm vấn các công dân Ukraine.

Sau khi Kherson được giải phóng, những người làm tay sai cho địch tìm cách “ngồi nghỉ” ở nhà mong tránh bị trừng phạt. Tuy nhiên, các sĩ quan SBU đã phá vỡ “kế hoạch” của anh ta – họ đã xác định được anh đã có liên hệ và bắt giữ anh ta.

Trong quá trình khám xét địa chỉ cư trú của người bị giam giữ, người ta đã tìm thấy một “giấy chứng nhận” của cơ quan chiếm đóng cũ và đồng phục kiểu Nga. Cho đến nay, các nhà điều tra SBU đã thông báo cho anh ta về sự nghi ngờ theo Phần 7 của Art. 111-1 của Bộ luật Hình sự Ukraine (hoạt động hợp tác).

Tòa đã chọn biện pháp ngăn ngừa bằng cách tạm giam.

Cuộc điều tra đang diễn ra. Thủ phạm phải đối mặt với án tù lên tới 15 năm. Các biện pháp phức tạp được thực hiện bởi các nhân viên SBU ở khu vực Kherson dưới sự hướng dẫn về thủ tục của văn phòng công tố khu vực.

Theo cơ quan an ninh Ukraine

Trung Quốc vận động hành lang ngăn cản Tây Tạng phát biểu trước Câu lạc bộ Báo chí Úc.

Monday, June 5th, 2023

Matthew Knott 

https://www.smh.com.au/politics/federal/china-lobbies-press-club-against-tibetan-appearance-20230605-p5ddz6.html

Thục-Quyên lược dịch /VNTB

05/6/2023

Continue Reading »

Thời sự Thứ Hai 05 tháng 6 năm 2023

Monday, June 5th, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


Hoa Kỳ: Bảo tàng Thiên An Môn mới mở cửa ở New York trước lễ tưởng niệm sự kiện Lục Tứ 

Du khách đến dự lễ khai trương Phòng Triển lãm Cuộc biểu tình tại Hồng Kông và Bảo tàng Tưởng niệm Sự kiện Lục Tứ tại Thiên An Môn mới ở New York hôm 02/06/2023, trước lễ tưởng niệm 34 năm vụ thảm sát các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ xung quanh Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh năm 1989. (Ảnh: Ed Jones/AFP qua Getty Images) 

Reuters 

Chủ nhật, 04/6/2023 

NEW YORK — Hy vọng về một “Trung Quốc tự do” vẫn tồn tại trong một bảo tàng mới ở Manhattan dành cho cuộc đàn áp của chế độ cộng sản Trung Quốc vào năm 1989 đối với các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ xung quanh Quảng trường Thiên An Môn, các nhà tổ chức triển lãm cho biết hôm thứ Năm (01/06) trước lễ tưởng niệm 34 năm vụ thảm sát này. 

Bảo tàng Tưởng niệm Sự kiện Lục Tứ (tức ngày 04/06) ở New York sẽ là cuộc triển lãm thường trực duy nhất như vậy trên thế giới, sau khi một bảo tàng tương tự ở Hồng Kông đóng cửa vào năm 2021 dưới áp lực của chính quyền. 

Trước bình minh ngày 04/06/1989, những chiếc xe tăng đã tiến vào quảng trường Bắc Kinh để chấm dứt nhiều tuần biểu tình của sinh viên và công nhân. Nhiều thập niên sau khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc ra lệnh tấn công bằng quân sự, các nhà hoạt động nhân quyền nói rằng mục tiêu ban đầu của những người biểu tình này — gồm tự do báo chí và tự do ngôn luận — là xa vời hơn bao giờ hết. 

Bảo tàng nhỏ ở New York này — nằm trong một không gian văn phòng chật chội trên tầng bốn của một tòa nhà văn phòng Sixth Avenue — lưu giữ các hiện vật từ sự kiện Thiên An Môn, như biểu ngữ, thư từ, và một chiếc áo sơ mi vấy máu, cũng như các hình ảnh và các bài báo chi tiết từ thời điểm đó đến nay. 

Một chiếc máy sao chụp, được các sinh viên sử dụng để in tờ rơi và thông tin trong suốt các cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, được trưng bày trong một buổi giới thiệu trước giới báo chí của triển lãm thường trực Tưởng niệm Sự kiện Lục Tứ tại Thiên An Môn, khai mạc hôm 02/06 tại Manhattan, New York, chụp hôm 01/06/2023. (Ảnh: Mike Segar/Reuters) 

Các tờ báo Hồng Kông từ ngày 05/06/1989, đưa tin về vụ thảm sát Thiên An Môn, trong một buổi giới thiệu trước giới báo chí về triển lãm thường trực Tưởng niệm Sự kiện Lục Tứ tại Thiên An Môn, khai trương hôm 02/06 tại Manhattan, New York, chụp hôm 01/06/2023. (Ảnh: Mike Segar/Reuters) 

Tại một cuộc họp báo, ông Chu Phong Tỏa (Zhou Fengsuo), 55 tuổi, một cựu lãnh đạo sinh viên Thiên An Môn lưu vong, người đã giúp thành lập bảo tàng này, nói rằng nơi đây như một địa điểm mang “hy vọng về một Trung Quốc tự do.” 

Ông Chu nói: “Bởi vì có một tia hy vọng. Bất kể chúng tôi đã phải trải qua bao nhiêu thất bại, hay bao nhiêu khó khăn, thì giấc mơ đó vẫn tồn tại ở đây.” 

Hôm thứ Sáu (02/06), các nhà tổ chức đã tổ chức một buổi lễ khai trương. 

Đại sứ quán Trung Quốc tại Hoa Thịnh Đốn đã không phúc đáp ngay một yêu cầu bình luận. 

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chưa bao giờ cung cấp số người thiệt mạng trong cuộc đàn áp bạo lực năm 1989, nhưng các nhóm nhân quyền và nhân chứng nói rằng con số này có thể lên tới hàng ngàn người. 

Ở Hoa lục, việc tưởng niệm Sự kiện Lục Tứ là điều cấm kỵ, và ĐCSTQ đã tăng cường kiểm duyệt trong những năm gần đây. 

Các lễ tưởng niệm công khai về vụ thảm sát này đã từng được cho phép ở Hồng Kông, nhưng kể từ năm 2020, cảnh sát Hồng Kông đã cấm tổ chức các buổi thắp nến cầu nguyện ở đó, với lý do lo ngại về COVID-19. Không rõ liệu chính quyền ở thuộc địa cũ của Anh này có cho phép tổ chức các lễ tưởng niệm công khai trong năm nay hay không. 

Các nhà hoạt động ở hải ngoại đang giúp tổ chức các sự kiện ở các thành phố như Đài Bắc, London, Berlin, và Hoa Thịnh Đốn. 

Ông Vương Đan (Wang Dan), một cựu lãnh đạo sinh viên Thiên An Môn khác, người đã giúp thành lập bảo tàng này, cho biết ông cảm thấy mình có nghĩa vụ phải thể hiện sự tôn trọng của mình đối với những người biểu tình đã thiệt mạng.

“Đừng bỏ cuộc,” ông Vương nói với Reuters. “Đó là thông điệp của tôi gửi đến người dân Trung Quốc.”

Do Aleksandra Michalska and Michael Martina của Reuters thực hiện

Thanh Tâm biên dịch


LHQ ‘quan ngại’ các vụ bắt giam ở Hong Kong nhân lễ kỷ niệm vụ Thiên An Môn 

05/6/2023 

Cảnh sát Hong Kong bắt người hôm 4/6/2023. 

Hôm 5/6, Liên Hợp Quốc cho biết rằng họ “quan ngại” trước các vụ giam giữ ở Hong Kong liên quan đến lễ kỷ niệm 34 năm cuộc đàn áp Thiên An Môn, trong khi Trung Quốc cho biết trung tâm tài chính này đang chuyển từ “hỗn loạn” sang thịnh vượng, theo Reuters.

Cảnh sát Hong Kong cho biết họ đã bắt giữ 23 người vào Chủ nhật (4/6) vì “vi phạm an ninh công cộng” và cũng bắt giữ một phụ nữ 53 tuổi vì “cản trở cảnh sát” vào ngày kỷ niệm cuộc đàn áp bạo lực các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Bắc Kinh năm 1989.

Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc kêu gọi trên Twitter trả tự do cho bất kỳ ai bị giam giữ vì “thực hiện quyền tự do ngôn luận và hội họp ôn hòa”.

Đài truyền hình Hong Kong RTHK cho biết 23 người bị giam giữ hôm 4/6 và sau đó đều đã được thả.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết Bắc Kinh kiên quyết ủng hộ chính quyền Hong Kong trong nỗ lực duy trì an ninh và ổn định.

Ông Uông cũng nói trong một cuộc họp báo thường kỳ hôm 5/6 rằng chính phủ Trung Quốc “từ lâu đã đi đến một kết luận rõ ràng về tình trạng hỗn loạn chính trị xảy ra vào cuối những năm 1980”.

“Tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng bất kỳ nỗ lực nào sử dụng điều này như một cái cớ để bôi nhọ Trung Quốc và can thiệp vào công việc nội bộ của nước này sẽ không thành công”, ông Uông nói thêm.

‘Thao túng chính trị’

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố vào tối ngày 4/6 rằng “Hong Kong ngày nay đang chuyển từ hỗn loạn sang ổn định và thịnh vượng theo đúng lộ trình” một quốc gia, hai chế độ”.

Người phát ngôn của Bộ cho biết “các thế lực bên ngoài” bao gồm Hoa Kỳ nên tuân thủ luật pháp quốc tế và ngừng “thao túng chính trị vô ích” đối với Hong Kong để kiềm chế Trung Quốc.

Những hạn chế về ngôn luận và các cuộc biểu tình công khai ở khu vực hành chính của Hong Kong đã bóp nghẹt những gì từng là những buổi thắp nến tưởng niệm hàng loạt để kỷ niệm cuộc đàn áp Thiên An Môn, khiến các thành phố như Đài Bắc, London, New York và Berlin phải lưu giữ ký ức về ngày 4/6.

Hàng trăm cảnh sát tiến hành các hoạt động ngăn chặn và tìm kiếm cũng như triển khai các phương tiện bọc thép gần Công viên Victoria, địa điểm tổ chức các buổi cầu nguyện hàng năm trước đó.

Các nhà hoạt động Hong Kong nói rằng hành động như vậy của cảnh sát là một phần trong chiến dịch rộng lớn hơn của Trung Quốc nhằm đàn áp những người bất đồng chính kiến ở thành phố được hứa hẹn sẽ tiếp tục có các quyền tự do trong 50 năm theo mô hình “một quốc gia, hai chế độ” khi cựu thực dân Anh trao trả lại vào năm 1997.

Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Hong Kong đăng một bức ảnh trên Facebook hôm 4/6 về những ngọn nến được xếp thành hàng ở tất cả các cửa sổ của cơ quan này, viết rằng để “tưởng nhớ”.

Lãnh sự quán Canada cho biết trên Facebook của mình rằng họ đã cùng với người dân Hong Kong và những người khác trên khắp thế giới “tưởng nhớ cuộc đàn áp bạo lực chống lại những công dân không có vũ khí và ôn hòa” vào ngày 4 tháng 6 năm 1989. Lãnh sự quán Canada nói rằng Canada đứng về phía tất cả những người “bị ngăn cản bảo vệ quyền của họ, bao gồm cả quyền hội họp một cách hòa bình”.


Bắc Kinh thông qua chính sách hàng hải mới, làm trầm trọng thêm căng thẳng ở Biển Đông

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/06/ntdvn_5736-south-china-sea.jpg

Nhân Ngày Độc lập, người dân Philippines diễu hành phản đối việc Trung Quốc liên tục xâm phạm vùng biển Philippines, bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc ở Makati, Metro Manila, Philippines, ngày 12/06/2021. (Ảnh: Ezra Acayan/Getty Images) 

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mới đây đã thông qua một số chính sách mới, trong đó hướng dẫn Cảnh sát biển Trung Quốc bắt giữ người nước ngoài. Động thái này làm leo thang căng thẳng xung quanh những tranh chấp lãnh thổ tại quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.

Từ ngày 15/06/2023, Cảnh sát biển Trung Quốc sẽ áp dụng các quy định mới liên quan đến việc xử lý “các vụ án hình sự”. Các quy định này nêu rõ rằng người nước ngoài có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với các tội ác gây ra cho công dân Trung Quốc hoặc cho nhà nước Trung Quốc, ngay cả chúng xảy ra bên ngoài lãnh hải của Trung Quốc.

Ông Hạ Nhất Phàm (Xia Yifan), là thành viên của Liên đoàn vì một Trung Quốc Dân chủ và là chuyên gia về các vấn đề xã hội của Trung Quốc, nói rằng theo phán quyết năm 2016 của Tòa án Quốc tế về Luật Biển, thì các yêu sách và hoạt động hàng hải của Bắc Kinh ở Biển Đông vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Do đó, ĐCSTQ muốn hợp pháp hóa việc Cảnh sát biển Trung Quốc bắt giữ những người mà họ coi là “tội phạm” nước ngoài. Trên thực tế, một hành động như vậy tự nó đã là vi phạm luật pháp quốc tế.


Trung Quốc bắt nạt Việt Nam và Philippines

Chính quyền Trung Quốc từ lâu đã có nhiều tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia và thậm chí cả Đài Loan về các đảo và rạn san hô ở Biển Đông. Trong những năm gần đây, Trung Quốc hung hăng leo thang mở rộng lãnh hải. Các tàu Cảnh sát biển Trung Quốc, bao gồm cả tàu cá do nhà nước hậu thuẫn, thường xuyên đối đầu hoặc đụng độ với tàu của các nước kể trên.

Vào ngày 06/02, một tàu Cảnh sát biển Philippines đang thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ Hải quân Philippines ở Biển Đông trên Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) thì bị một tàu Cảnh sát biển Trung Quốc tiếp cận. Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines đã buộc phải thay đổi hướng đi do tàu Trung Quốc chiếu tia laser quân sự và làm mù tạm thời một số thủy thủ đoàn Philippines. Bộ ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng tàu Philippines đã đi vào trong vùng biển của Trung Quốc, mặc dù Philippines đang kiểm soát các đảo san hô tranh chấp đó.

Ngày 07/05, một tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đã chụp ảnh một giàn khoan của Việt Nam trong vùng biển Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) để thu thập “bằng chứng”, nhưng đã bị tàu của Cục Kiểm ngư Việt Nam chặn lại. Đây được coi là vụ xung đột mới giữa hai nước.

Việt Nam coi trữ lượng dầu khí ở Biển Đông là rất quan trọng đối với nền kinh tế đất nước, vì chúng đóng góp một tỷ lệ đáng kể vào tổng thu ngân sách nhà nước. Trữ lượng dầu mỏ tại Bãi Tư Chính lên tới hơn 5 tỷ tấn và trữ lượng khí đốt tự nhiên là hàng nghìn tỷ mét khối, khiến nơi đây trở thành một trong ba khu vực giàu dầu khí nhất ở Quần đảo Trường Sa. Bãi Tư Chính chỉ cách bờ biển Việt Nam 250 dặm (khoảng 400 km) nhưng cách điểm cực nam của Trung Quốc hơn 750 dặm (khoảng 1.200 km).

Kể từ tháng 07/2017, Việt Nam đã thiệt hại hơn 1 tỷ USD do phải đình chỉ các hợp đồng dầu khí ở quần đảo Trường Sa với các công ty năng lượng Tây Ban Nha, Nga và Nhật Bản bởi áp lực từ phía chính quyền Trung Quốc.

Trước tình hình đó, vào năm 2020, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là ông Mike Pompeo đã công khai cáo buộc ĐCSTQ sử dụng các chiến thuật bắt nạt ở Biển Đông. Lần đầu tiên một vị Ngoại trưởng Mỹ nói rõ ràng rằng các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp. Ông Pompeo cũng nói rằng Hoa Kỳ có thể sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam và các nước khác trong việc bảo vệ trữ lượng dầu khí ngoài khơi của họ trước hành động gây hấn của Trung Quốc.


Mỹ và Philippines hợp lực

Ông Tập Cận Bình đang tăng cường chi tiêu quân sự để phát triển lực lượng hải quân Trung Quốc. ĐCSTQ, hiện có 2 tàu sân bay, muốn kiểm soát nhiều hơn quần đảo Trường Sa và các rạn san hô ở Biển Đông.

Xung đột giữa Trung Quốc và Philippines trở nên xấu đi kể từ năm 2014. Nguyên nhân một phần đến từ việc Trung Quốc xây dựng 10 căn cứ trên đảo nhân tạo ở Biển Đông, trong đó có 1 căn cứ quân sự nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines.

Ông Herman Kraft, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Philippines, cho rằng quan hệ song phương giữa Manila và Bắc Kinh trước đây không có vấn đề gì lớn do hai bên có lợi ích chung ở Biển Đông. “Tuy nhiên, vào năm 2012, [Trung Quốc] đã cố gắng giành quyền kiểm soát Bãi Cỏ Mây, và sau đó vào năm 2014, họ bắt đầu xây dựng các đảo nhân tạo”, ông Kraft nói. Các vụ việc đã làm thay đổi đáng kể mối quan hệ giữa hai quốc gia.

Năm 2016, căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines gia tăng. Nó là kết quả của phán quyết của Tòa án The Hague. Tòa nhất trí phán quyết rằng Trung Quốc không có quyền lịch sử đối với tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông dựa trên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.

Ngày 02/02/2023, các bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ và Philippines đã đưa ra một tuyên bố chung đẩy nhanh việc thực hiện Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Tăng cường (EDCA) năm 2014 giữa Hoa Kỳ và Philippines; theo đó Philippines sẽ cho Hoa Kỳ sử dụng thêm 4 căn cứ quân sự. Tuyên bố này được coi là động thái chống lại ĐCSTQ. Cuộc đối đầu giữa Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc và Philippines xảy ra chỉ 3 ngày sau khi tuyên bố được đưa ra.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. đã có một cuộc họp tại Tòa Bạch Ốc vào ngày 01/05. Hai vị tổng thống tái khẳng định tầm quan trọng của liên minh an ninh Hoa Kỳ – Philippines vốn đã tồn tại hàng thập kỷ.

Ông Hạ Nhất Phàm tin rằng chính sách mới mà chính quyền Trung Quốc ban hành cho Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc là để đáp trả việc Philippines cho Hoa Kỳ sử dụng 4 căn cứ quân sự.

Ông Hạ đề xuất rằng Hoa Kỳ nên đẩy nhanh việc xây dựng một liên minh chống ĐCSTQ ở Biển Đông. Nếu liên minh này được thành lập, chắc chắn Đài Loan cũng sẽ an toàn hơn trước sự gây hấn ngày càng hung hăng của Trung Quốc.

Ben Liang • Kane Zhang

Xuân Hoa biên dịch


Papua New Guinea cho Ngân hàng Trung Quốc mở văn phòng dù đã ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng với Mỹ

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/06/ntdvn_id5275699-gettyimages-56715303-1200x835-1-700x480.jpeg

Người dân đi ngang qua trụ sở Bắc Kinh của Ngân hàng Trung Quốc, vào ngày 26/08/2004. (Ảnh: STR/AFP qua Getty Images) 

Lễ ra mắt văn phòng đại diện của Ngân hàng Trung Quốc tại Papua New Guinea diễn ra vào thời điểm cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc trong khu vực đang trở nên gay gắt.

Ngân hàng Trung Quốc (BOC) đã mở văn phòng đại diện tại Papua New Guinea (PNG), chi nhánh đầu tiên tại quốc đảo Nam Thái Bình Dương, trong bối cảnh cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng gay gắt.

Lễ ra mắt có sự tham dự của Chủ tịch BOC Ge Haijiao và Thủ tướng PNG James Marape vào ngày 01/06. Văn phòng mới được đặt tại thủ đô Port Moresby của PNG, theo ngân hàng quốc doanh Trung Quốc.

Chủ tịch BOC cho biết, văn phòng mới biểu thị “một hành động cụ thể” trong việc thực hiện kế hoạch của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm xây dựng “mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện cấp cao hơn và cùng có lợi hơn” với PNG.

Ông khẳng định cam kết của ngân hàng trong việc tăng cường xây dựng mạng lưới dịch vụ hợp tác ở khu vực Nam Thái Bình Dương, tăng cường hợp tác kinh tế Trung Quốc – PNG và đồng xây dựng Sáng kiến Vành đai và Con đường.

Trong bài phát biểu của mình, ông Marape nhấn mạnh rằng, đất nước của ông hoan nghênh tình bạn với tất cả mọi nước và không có thù hận với bất kỳ nước nào. Ông nói rõ rằng PNG sẽ không thỏa hiệp các giá trị đó trong bất kỳ trường hợp nào.

“Các công ty Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc và người dân Trung Quốc là những đối tác quan trọng cho sự tiến bộ của chúng tôi trong 48 năm qua”, ông Marape nói, nhấn mạnh mối quan hệ thương mại ngày càng tăng của PNG với Bắc Kinh.

“Chúng tôi hy vọng ngân hàng này không chỉ có thể củng cố mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch giữa hai dân tộc, hai quốc gia”, ông Marape nói thêm.

PNG có bốn ngân hàng được cấp phép, hai trong số đó thuộc sở hữu của Úc. Những ngân hàng này đang tìm cách giảm hoạt động vận hành tại quốc gia này.

Ông Marape nói rằng, hơn một nửa trong số 10 triệu dân của PNG không sử dụng dịch vụ ngân hàng và hầu hết các doanh nghiệp nhỏ vẫn chưa chuyển sang nền kinh tế chính thức.

Thỏa thuận hợp tác quốc phòng Mỹ – PNG

Thông báo của BOC được đưa ra sau khi PNG ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng với Mỹ vào tuần trước nhằm củng cố mối quan hệ song phương của hai nước, giữa lúc Mỹ đang cố gắng đẩy lùi ảnh hưởng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương.

Mỹ đang tìm cách tăng cường quan hệ an ninh với PNG trong bối cảnh thỏa thuận giữa Bắc Kinh và Quần đảo Solomon có thể cho phép quân đội và vũ khí của Trung Quốc được triển khai trong khu vực. 

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, người đã ký thỏa thuận thay mặt Tổng thống Joe Biden, cho biết thỏa thuận này sẽ cho phép Mỹ hỗ trợ PNG xây dựng năng lực phòng thủ và giải quyết nạn đánh bắt cá bất hợp pháp.

Ông Marape cho biết vẫn còn cần làm rõ những chi tiết của thỏa thuận, “chẳng hạn như lực lượng phòng vệ sẽ hoạt động như thế nào, họ sẽ làm gì, v.v.”

“Điều này sẽ xảy ra sau khi chúng tôi xem xét lại thỏa thuận đã ký và quốc hội quyết định các chi tiết cần thiết”, ông nói vào ngày 30/05 khi phải đối mặt với các cuộc biểu tình của sinh viên chống lại hiệp định.

Ông Biden cũng đã mời ông Marape đến Washington để dự hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai vào cuối năm nay, trong đó họ dự kiến sẽ thảo luận về nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm quan hệ thương mại và kinh tế cũng như an ninh hàng hải.

Tuy nhiên, quốc gia Thái Bình Dương này đã trì hoãn việc ký kết một hiệp ước an ninh được đề xuất với Úc do “một số từ ngữ và điều khoản” cần tham khảo ý kiến từ các quy trình trong nước.

Trong cuộc gặp với Phó Thủ tướng Úc Richard Marles tại Seoul vào ngày 30/05, ông Marape khẳng định rằng, PNG “không bao giờ làm tổn hại đến mối quan hệ song phương tốt đẹp hiện có với Úc” và rằng chính phủ của ông “có khả năng quản lý các vấn đề chủ quyền theo các điều khoản, hệ thống và quy trình của mình”.

Úc và PNG vốn đã có mối quan hệ an ninh chặt chẽ và đã sát cánh cùng nhau tham gia vào các cuộc xung đột. Tuy nhiên, hai nước chưa bao giờ ký hiệp ước an ninh chính thức.

Hiệp ước được đề xuất sẽ tăng cường quan hệ đối tác của họ “bằng cách cung cấp một khuôn khổ ràng buộc về mặt pháp lý cho hợp tác an ninh trên nhiều lĩnh vực mà chúng ta cùng quan tâm và đóng góp cho an ninh, lòng tin và sự ổn định của khu vực và song phương”.

Bảo Nguyên biên dịch


Nga cấm nhà báo từ các quốc gia ‘không thân thiện’ tham gia diễn đàn kinh tế St. Petersburg

Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự cuộc gặp với Tổng thống của Eritrea tại Điện Kremlin ở Moscow, Nga, vào ngày 31/05/2023. (Ảnh: Mikhail Metzel/Sputnik/AFP qua Getty Images) 

Một loạt các nhà báo từ Mỹ, Canada, châu Âu, Úc không đủ điều kiện tham gia Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, một sự kiện vốn thu hút được nhiều sự quan tâm diễn ra tại Nga.

Người phát ngôn của Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ 7 (03/06) cho biết, các nhà báo từ các quốc gia bị Nga coi là không thân thiện đã bị cấm tác nghiệp tại diễn đàn kinh tế năm nay ở St. Petersburg, một trong những sự kiện quan trọng thu hút sự quan tâm.

Động thái này nhấn mạnh sự thù địch ngày càng gia tăng giữa Nga và các quốc gia đã áp đặt các biện pháp trừng phạt liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine hoặc đã chỉ trích Moscow.

Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg từ ngày 14 đến ngày 17 tháng 6 trong nhiều thập kỷ đã là công cụ để Nga quảng cáo cho sự phát triển và tìm kiếm các nhà đầu tư. Sự xuất hiện của ông Putin tại diễn đàn rất nổi bật và ông thường tận dụng cơ hội này để tổ chức các cuộc thảo luận bàn tròn với các hãng tin quốc tế.

“Vâng, thực sự là như vậy. Chúng tôi đã quyết định không cho phép các phương tiện truyền thông từ các quốc gia không thân thiện tham gia SPIEF lần này”, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov được trích dẫn khi nói với hãng thông tấn nhà nước Tass.

Nga chính thức chỉ định nhiều quốc gia bao gồm Mỹ, Canada, các thành viên Liên minh châu Âu và Úc là “không thân thiện” liên quan đến các lệnh trừng phạt được áp đặt trong cuộc xung đột ở Ukraine.

Bảo Nguyên biên dịch


Thủ tướng Estonia: NATO không đe dọa an ninh của Nga mà đe dọa chủ nghĩa đế quốc Nga

Liên Thành 

Thủ tướng Estonia Kaja Kallas và Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius tại một hội nghị ở Singapore. (Tác giả: Valitsuse pressibüroo/Flickr). 

Nga từng tuyên bố rằng việc mở rộng của NATO đe dọa an ninh của nước này. Thủ tướng Estonia Kaja Kallas cho rằng, tuyên bố này là một sự hoang đường.

Bà Kallas cho biết trong một cuộc phỏng vấn với trang ERR sau khi phát biểu tại hội nghị an ninh Đối thoại Shangri-La ở Singapore rằng:

“Gia nhập NATO là sự lựa chọn tự do của người dân chúng tôi, chứ không phải do bên ngoài áp đặt. Họ nói về việc mở rộng NATO như một quá trình không liên quan đến ý chí của các quốc gia, nhưng tôi phủ nhận điều này”.

Bà cũng lưu ý rằng những người đổ lỗi cho NATO về việc mở rộng lãnh thổ và leo thang căng thẳng đang áp dụng ngôn ngữ và hệ tư tưởng đế quốc do Nga thúc đẩy. Thủ tướng Estonia nói: “NATO không phải là mối đe dọa đối với an ninh của Nga, mà là đối với chủ nghĩa đế quốc Nga”.

Thủ tướng Estonia cũng kêu gọi phản ứng thích hợp đối với chiến tranh để không khuyến khích các nước khác gây hấn. Bà nói:

“Nếu việc sử dụng hành vi gây hấn như một công cụ để đạt được mục đích, đó là có nhiều lãnh thổ hơn hoặc nhiều tài sản hơn, thì các quốc gia khác có quyền lực lớn hơn cũng sẽ sử dụng công cụ này”.


Tình báo Anh: Chính quyền Nga hoang tưởng về màu vàng và xanh

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/06/anh-man-hinh-2023-06-04-luc-2145-copy-700x366.jpg

Cờ Nga và Ukraine. (Ảnh: iStock). 

Theo Bộ Quốc phòng Anh, những hạn chế nghiêm trọng do cuộc xâm lược Ukriana đã dẫn đến thực tế là bất kỳ biểu tượng nào có màu xanh lam và vàng đều gây ra phản ứng gay gắt và bị cấm. 

Bộ Quốc phòng Anh viết trong bản cập nhật chiến sự Ukraina vào ngày 4/6 rằng: “Ngày 9/5/2023, một nhân viên viện dưỡng lão đã bị bắt sau khi mặc áo khoác màu xanh và vàng đi làm.

Trong những ngày gần đây, lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga đã bắt giữ một người đàn ông 22 tuổi ở Volkhov gần St Petersburg vì trưng bày thứ mà cuối cùng được xác định là lá cờ màu xanh và vàng của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga.

Cuộc đàn áp làm nổi bật sự không chắc chắn trong giới quan chức Nga vốn đang hoang tưởng về những gì được phép trong một hệ thống ngày càng chuyên chế.

Sự chỉ trích về các vụ bắt giữ đến từ một bộ phận không ngờ tới: Đảng Dân chủ Tự do theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, ủng hộ chiến tranh. Biểu tượng riêng của đảng này có màu vàng trên nền xanh lam.

Liên Thành


Indonesia đề xuất kế hoạch hòa bình cho chiến tranh Nga-Ukraine

Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia – ông Prabowo Subianto. Ảnh: Caroline Chia/REUTERS 

Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto, trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore hôm thứ Bảy (4/6) đã trình bày một sáng kiến hòa bình mới giải quyết chiến tranh Nga-Ukraine. Ông Subianto thúc giục các quan chức quân đội khắp thế giới hãy phát đi tuyên bố kêu gọi đình chiến.

Theo hãng tin RT, kế hoạch hòa bình nhiều điểm của ông Subianto bao gồm ngừng bắn và thiết lập một vùng phi quân sự với việc cả Nga và Ukraine phải rút lui 15 km từ các vị trí tiền tuyến tương ứng.

Bộ trưởng Subianto nhấn mạnh rằng vùng phi quân sự sẽ do lực lượng hòa bình của Liên Hiệp Quốc giám sát.

Ngoài ra, ông Subianto còn đề nghị thực hiện một cuộc trưng cầu dân ý do Liên Hiệp Quốc hỗ trợ tại lãnh thổ tranh chấp để xác định một cách khách quan nguyện vọng của đa số cư dân bản địa. Ông không nói rõ ông đề nghị tiến hành trưng cầu dân ý tại khu vực nào.

“Tôi đề nghị rằng Đối thoại Shangri-La tìm một mô hình của… tuyên bố tình nguyện kêu gọi Ukraine và Nga hãy lập tức khởi động các cuộc đàm phán hòa bình”, ông Subianto nói.

Cũng trong phiên thảo luận tại Đối thoại Shangri-La mà bộ trưởng quốc phòng Indonesia đề xuất kế hoạch hòa bình, ông Josep Borrell – đại diện cấp cao và phó chủ tịch Ủy ban châu Âu đã thừa nhận rằng việc kết thúc ủng hộ quân sự cho Ukraine sẽ dẫn tới kết thúc nhanh chóng chiến tranh Ukraine. Tuy nhiên, ông Josep Borrell đã cảnh báo về một động thái như vậy, bởi vì nó có thể dẫn tới chủ quyền của Ukraine sẽ bị xâm phạm bởi thế lực bên ngoài.

Chúng ta cần mang hòa bình tới Ukraine”, nhưng đó phải là “hòa bình chính đáng, không phải là hòa bình có được do đầu hàng”, ông Borrell nói khi bình luận về đề xuất hòa bình của Indonesia.

Sáng kiến hòa bình nêu trên của Indonesia được công bố sau khi Tổng thống Indonesia Joko Widodo thăm cả Moscow và Kyiv vào năm ngoái. Trong chuyến công du đó, ông Joko Widodo đã đề xuất làm trung gian hòa giải cho các cuộc đàm phán hòa bình giữa các lãnh đạo hai nước Nga và Ukraine. Ông Joko Widodo khi đó là chủ tịch luân phiên của nhóm G-20 đã bày tỏ sẵn sàng trở thành một nhà trung gian hòa bình.

Mặc dù bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết của Liên Hiệp Quốc lên án cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, nhưng Indonesia đã đang kiềm chế áp đặt chế tài kinh tế lên Moscow.

Vào tháng Hai năm ngoái, Trung Quốc cũng đã nêu ra kế hoạch hòa bình 12 điểm cho Ukraine. Tài liệu này phần nhiều tuyên bố lại những lập trường đã công khai của Bắc Kinh về cuộc chiến tranh tại Ukraine, nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại, tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của tất cả các nước, và chấm dứt các chế tài kinh tế.

Kế hoạch hòa bình của Trung Quốc đã thúc giục tất cả các bên liên quan đến chiến tranh Nga-Ukraine hãy tránh mọi leo thang dính líu đến vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, đáng chú ý kế hoạch hòa bình của Trung Quốc đã không đề xuất hoặc đề nghị quân đội Nga phải rút quân khỏi Ukraine.

Hải Đăng


Nga sẵn sàng đối thoại về cuộc chiến diễn ra tại Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: Frederic Legrand – COMEO/Shutterstock) 

Hôm 3/6 vừa qua, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin sẵn sàng đối thoại, tìm giải pháp hòa bình cho các mục tiêu của Moscow liên quan tới chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, theo hãng tin TASS.

Trong chương trình “Moscow. Kremlin. Putin” của kênh truyền hình Rossiya-1, ông Peskov nêu rõ nhà lãnh đạo Nga đã, đang và sẽ cởi mở với bất kỳ kênh tiếp xúc nào liên quan các mục tiêu tại Ukraine thông qua các biện pháp hòa bình. Tuy nhiên, theo ông Peskov, phương Tây không đưa ra bất kỳ lựa chọn nào khác để giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine ngoài chiến trường.

Trước đó, khi trả lời câu hỏi liệu Moscow có sẵn sàng đàm phán với bất kỳ đại diện nào của chính quyền Kiev hiện nay hay không, ông Peskov đã bày tỏ nghi ngờ điều này. Ông giải thích rằng luật pháp Ukraine cấm mọi cuộc đàm phán với chính quyền Nga.

Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày 3/6, Bộ Ngoại giao Ukraine đã bác bỏ đề xuất hòa bình do Indonesia đưa ra cũng như bác bỏ đề xuất ngừng bắn và thành lập khu phi quân sự (tương tự mô hình ở Triều Tiên và Hàn Quốc) giữa Nga và Ukraine, do lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc giám sát.

Đề xuất này đã được Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto đưa ra trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La lần thứ 20 tại Singapore, với sự tham dự của các bộ trưởng quốc phòng nhiều nước, trong đó có Mỹ và Ukraine.

Phan Anh


Lở núi ở lâm trường tỉnh Tứ Xuyên (TQ), ít nhất 19 người thương vong

Hình ảnh vào lúc 5:45 phút sáng ngày 24/6/2017, một vụ lở núi xảy ra ở huyện Mậu (Mao), tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. (Nguồn ảnh: STR/AFP via Getty Images) 

Ngày 4/6, một ngọn núi cao thuộc một lâm trường quốc doanh ở thành phố Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, bị sạt lở, khiến ít nhất 14 người tử vong và 5 người mất tích.

Theo thông tin chính thức vào ngày 4/6 từ cơ quan chức năng quận Kim Khẩu Hà (Jinkouhe) thuộc thành phố Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, vào khoảng 6 giờ sáng cùng ngày, một vụ lở núi cao đã xảy ra tại Lâm trường quốc doanh Lộc Nhi Bình ở thị trấn Vĩnh Thắng.

Tính đến 16:30 phút cùng ngày, đã tìm thấy thi thể 14 nạn nhân, còn 5 người mất tích.

Thông báo không tiết lộ tổng số người trong lâm trường vào thời điểm xảy ra vụ việc, cũng như không tiết lộ thông tin như danh tính của các nạn nhân.

Theo thông tin công khai, tổng diện tích của quân Kim Khẩu Hà là 598 km2, trong đó 99% là đồi núi, độ cao tối thiểu so với mực nước biển là là 530 mét, độ cao tối đa so với mực nước biển là 3321 mét. Tổng dân số là 56.000 người, trong đó hơn 5.000 người là dân tộc thiểu số, và dân tộc người Di chiếm ưu thế.

Trí Đạt (theo Epoch Times)


Nga cáo buộc Mỹ cài virus độc vào hàng nghìn chiếc điện thoại iPhone

(ảnh: Shutterstock) 

Cơ quan an ninh Nga cho rằng những chiếc điện thoại iPhone của các nhà ngoại giao nước ngoài làm việc tại Nga, trong đó có Trung Quốc, Israel, Syria và các thành viên NATO, đều đã bị tấn công, theo hãng tin Reuters.

Cụ thể, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) hôm 1/6 tuyên bố đã phát hiện một âm mưu của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) nhằm sử dụng phần mềm độc hại để truy cập vào “lỗ hổng cửa sau” của điện thoại do hãng Apple sản xuất.

FSB cho hay rằng hàng nghìn điện thoại iPhone đã bị nhiễm virus đánh cắp dữ liệu người dùng, trong đó có cả điện thoại của các thuê bao nội địa Nga. Không chỉ có vậy, theo FSB, điện thoại của các nhà ngoại giao nước ngoài có trụ sở tại Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ cũng bị cài phần mềm độc.

FSB nhận định rằng âm mưu này cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa Apple và NSA – cơ quan chịu trách nhiệm về tình báo, an ninh và truyền thông của Mỹ.

Về phần mình, Bộ Ngoại giao Nga cáo buộc các cơ quan tình báo Mỹ đã sử dụng các tập đoàn công nghệ thông tin suốt nhiều thập kỷ qua để thu thập dữ liệu quy mô lớn về người dùng internet mà họ không hề hay biết. Việc thu thập dữ liệu ẩn được thực hiện thông qua các lỗ hổng phần mềm trong điện thoại di động do Mỹ sản xuất.

Theo Chỉ số sức mạnh mạng năm 2022 của Trung tâm Belfer thuộc Đại học Harvard, Mỹ là cường quốc không gian mạng hàng đầu thế giới xét về mục đích và khả năng, tiếp theo là Trung Quốc, Nga, Anh và Australia.

Các quan chức ở Nga từ lâu đã đặt câu hỏi về tính bảo mật của công nghệ Mỹ. Tổng thống Putin luôn nói rằng ông không có điện thoại thông minh, mặc dù Điện Kremlin cho biết ông thỉnh thoảng vẫn sử dụng Internet.

Đầu năm nay, tờ Kommersant đưa tin Điện Kremlin đã yêu cầu các quan chức tham gia chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống Nga năm 2024 ngừng sử dụng điện thoại iPhone trước lo ngại rằng các thiết bị này dễ bị các cơ quan tình báo phương Tây nhắm vào.

Phan Anh


 Đếm ngược đến lễ khai mạc COP28

Các nhà ngoại giao khí hậu từ khắp nơi trên thế giới sẽ tập trung về Bonn, Đức, vào thứ Hai cho chuỗi đàm phán kéo dài mười ngày. Đứng đầu chương trình nghị sự là “Thẩm tra Toàn cầu,” một cuộc thẩm tra tiến độ của các cam kết khí hậu theo thỏa thuận Paris 2015.

Công việc thu thập và phân tích thông tin kéo dài hai năm qua về những gì các nước đang làm để đáp ứng các mục tiêu khí hậu phải được kết luận ở Bonn. Đánh giá về tiến độ và các bước tiếp theo cho các nước sẽ được bàn tại COP28, hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hợp Quốc dự kiến được tổ chức tại UAE vào tháng 11. Tất cả các dấu hiệu cho đến nay cho thấy thế giới đang chậm trễ một cách đáng lo ngại.

Cuộc gặp tại Bonn cũng sẽ là phép thử cho Sultan Al Jaber, người được UAE bổ nhiệm làm chủ tịch COP28. Hồi tháng 5, hơn 130 nhà lập pháp từ Mỹ và EU đã yêu cầu LHQ thay Al Jaber vì ông này đứng đầu công ty dầu mỏ nhà nước của UAE. Họ cho rằng ông sẽ để ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch gây ảnh hưởng lên tiến trình đàm phán.


Anh hùng chiến tranh Úc trước cáo buộc tội ác chiến tranh

Vào thứ Hai, một tòa án dân sự Úc sẽ công bố phán quyết đầy đủ cho vụ kiện phỉ báng thất bại của Ben Roberts-Smith, một quân nhân được tặng thưởng nhiều huân chương, bị ba tờ báo cáo buộc phạm tội ác chiến tranh.

Roberts-Smith phục vụ trong Lực lượng Đặc nhiệm Không quân (SAS) của Úc từ năm 2003 đến 2013, bao gồm ở Afghanistan. Năm 2011, anh được trao tặng Thập tự Victoria, huân chương cao nhất của quân đội Úc. Nhưng những lời buộc tội về hành vi sai trái đã đeo bám anh ta. Năm 2019, Roberts-Smith kiện ba tờ báo vì cáo buộc anh giết một số người đàn ông không vũ trang ở Afghanistan. Hôm 1 tháng 6, một thẩm phán ra phán quyết các tờ báo đã xác lập “bằng chứng quan trọng” cho hầu hết các tuyên bố của họ, bao gồm hành vi bắn chết một tù nhân tàn tật và giữ chiếc chân giả làm đồ đựng beer. Phán quyết chi tiết sẽ được công bố hôm nay. Roberts-Smith luôn phủ nhận các cáo buộc.

Chính phủ Úc thành lập một đơn vị chống tội phạm chiến tranh vào năm 2021 sau khi một cuộc điều tra tìm thấy bằng chứng cho thấy binh lính SAS sát hại hàng chục dân thường Afghanistan. Một cựu binh SAS, Oliver Schulz, đã bị bắt vào tháng 3 và trở thành người lính Úc đầu tiên bị xét xử trong nước vì cáo buộc tội ác chiến tranh. Roberts-Smith có thể sẽ là người tiếp theo. Từ nguyên đơn trong một vụ án dân sự, anh ta có thể sớm trở thành bị đơn trong một vụ án hình sự.


Chuỗi ngày kinh tế buồn của Đức

Nước Đức đón một loạt tin xấu trong những tuần gần đây. Nền kinh tế rơi vào suy thoái về mặt kỹ thuật – hai quý suy giảm liên tiếp – trong tháng 5. Các số liệu về ngoại thương của tháng 4, sẽ được công bố vào thứ Hai, có lẽ cũng không mang lại nhiều niềm vui.

Xuất khẩu của Đức đến các nước bên ngoài EU, vốn đã được công bố, giảm 5,7% trong tháng 4 so với tháng trước đó. Và xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 10,5% trong quý đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái. Thâm hụt thương mại với Trung Quốc tiếp tục tăng, với xuất khẩu ô tô từ Đức sang Trung Quốc giảm 23,9% trong quý đầu còn nhập khẩu ô tô điện từ Trung Quốc vào Đức tăng 28%.

Nền chính trị của đất nước cũng có vẻ kém ổn định. Sau khi tham gia vào một cuộc chiến gay gắt về đề xuất cấm bán máy sưởi chạy bằng dầu và khí đốt, ba đảng tạo nên liên minh cầm quyền hiện đang tranh cãi về việc cắt giảm ngân sách.


Các thách thức kinh tế chờ đón Erdogan

Hôm thứ Bảy, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã công bố nội các mới sau khi tuyên thệ nhậm chức thêm một nhiệm kỳ 5 năm. Nhóm kinh tế mới của ông dưới sự chỉ đạo của Mehmet Simsek, bộ trưởng ngân khố và tài chính, đứng trước thách thức to lớn.

Dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương đã cạn kiệt sau khi ngân hàng bán hàng tỷ đô la để chống đỡ cho đồng lira trong giai đoạn ông Erdogan tranh cử. Kể từ lúc ông chiến thắng vào ngày 28 tháng 5, đồng tiền này đã mất 5% giá trị so với đồng đô la Mỹ. Lạm phát theo năm đạt đỉnh 86% vào năm ngoái trước khi giảm xuống 44% hồi tháng 4, phần lớn vì nền so sánh cao và sự can thiệp của ngân hàng trung ương vào thị trường tiền tệ. Dữ liệu giá tiêu dùng được công bố vào thứ Hai sẽ cho thấy liệu nó có tăng trở lại hay không.

Cách dễ nhất để chế ngự lạm phát, khôi phục niềm tin vào đồng lira và lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài là tăng lãi suất. Nhưng ông Erdogan đã loại trừ khả năng làm vậy trước cuộc bầu cử. Nhiệm vụ của ông Simsek là phải thuyết phục vị tổng thống đổi ý.


Năm sự kiện chính từ Đối thoại Shangri-La

Bình Phương /SGN

Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc lên diễn đàn tại Đối thoại Shangri-La hôm 4 tháng Sáu 2023, ở đó ông ta lên án Mỹ và đồng minh Mỹ với những lời lẽ ngang ngược đầy khiêu khích. Ảnh Britta Pedersen/picture alliance via Getty Images 

Hội nghị thượng đỉnh thường niên về an ninh lớn nhất châu Á, Shangri-La Dialogue, đã kết thúc chiều Chủ nhật 4 tháng Sáu 2023 sau ba ngày làm việc tại Singapore; trong đó nổi bật nhất là căng thẳng ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhưng những diễn biến khác cũng có ảnh hưởng quan trọng tới tình hình an ninh khu vực trong những ngày tới. Báo The Nikkei Asia của Nhật Bản ghi nhận năm kết quả nổi bật nhất của Shangri-La năm nay:

Căng thẳng Mỹ – Trung Quốc lên cao

Hai bộ trưởng quốc phòng Mỹ và Trung Quốc, Lloyd Austin và Lý Thượng Phúc, đã không gặp mặt nhau trực tiếp mà cả hai đều cố gắng kêu gọi hội nghị ủng hộ cho chính sách khu vực của họ. 

Ngày cuối cùng của hội nghị diễn ra trong bối cảnh một vụ suýt va chạm giữa một chiến hạm Trung Quốc với một tàu Mỹ đang trong cuộc hải hành chung với Canada ở eo biển Đài Loan hôm thứ Bảy. Thông tin về vụ chạm trán khiến các đại biểu hết sức lo ngại và kêu gọi hai bên tìm giải pháp quản lý rủi ro thích hợp. 

Đã không có cuộc gặp song phương nào giữa Bắc Kinh và Washington, hội nghị lại còn chứng kiến cuộc tranh luận nảy lửa về một số vấn đề an ninh cấp bách nhất của thế giới và khu vực, bao gồm tình trạng của Đài Loan, tình hình Biển Đông và kế hoạch ngừng bắn gây tranh cãi cho cuộc chiến ở Ukraine.

Về quan hệ Mỹ-Trung, bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc, tướng Lý Thượng Phúc nói hôm Chủ nhật rằng các cuộc trao đổi với Hoa Kỳ phải dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, coi đó như một “nguyên tắc cơ bản”. “Nếu chúng ta không tôn trọng lẫn nhau, thì giao tiếp của chúng ta sẽ không hiệu quả”, ông Lý nói trong một phiên hỏi đáp với các đại biểu. Bắc Kinh đã từ chối yêu cầu của Washington về một cuộc gặp giữa các chỉ huy quốc phòng của họ và đặt điều kiện để gặp nhau, trước tiên phía Mỹ phải bãi bỏ lệnh cấm vận đối với ông Lý, được Mỹ áp đặt từ năm 2018. 

Trước đó một ngày, bộ trưởng quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho rằng đối thoại giữa hai bên là “cần thiết” để tránh hiểu lầm.

Trả lời các câu hỏi về vụ tàu hải quân Trung Quốc chạm trán với hải quân Hoa Kỳ và Canada ở eo biển Đài Loan, Lý cho biết ông thấy không thoải mái với việc tàu chiến và chiến đấu cơ nước ngoài hoạt động trong khu vực gần những gì ông nói là lãnh thổ của Trung Quốc. “Họ không đi qua vô hại, họ đến để khiêu khích. [Họ] đến đó để làm gì? Đối với Trung Quốc, chúng tôi luôn nói: hãy lo việc của mình”, ông Lý nói.

Tuy vậy, theo bà Lê Thu Hường, một chuyên gia về Đông Nam Á và là thành viên phụ trợ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), điều đáng chú ý tại hội nghị là cả Mỹ và Trung Quốc đều nhấn mạnh theo những cách khác nhau, rằng họ thích đối thoại hơn là đối đầu giữa hai cường quốc. “Các nước Đông Nam Á muốn thấy tiến bộ trong việc quản lý mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, và đã tích cực khuyến khích đối thoại. Không đối thoại có nghĩa là kéo dài căng thẳng và tạo ra lo lắng cho các quốc gia nhỏ hơn xung quanh Biển Đông,” bà Hường nói.

Philippines tăng cường quan hệ với Mỹ, Nhật Bản và Australia

Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và Philippines đã tổ chức cuộc đàm phán quốc phòng bốn bên đầu tiên vào thứ Bảy trong bối cảnh những thách thức ngày càng tăng ở Biển Đông, một khu vực mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền gần như hoàn toàn.

Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. đang thúc đẩy tăng cường quan hệ an ninh với Washington và các đồng minh nhằm chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực. Philippines tuần trước đã bắt đầu cuộc tập trận hải quân ba bên đầu tiên với Mỹ và Nhật Bản, cùng với Australia với tư cách quan sát viên.

Căng thẳng đang gia tăng ở Biển Đông, nơi các nước Đông Nam Á khác như Brunei, Malaysia và Việt Nam cũng đưa ra tuyên bố chủ quyền. Năm 2016, Manila đã thắng một vụ kiện trọng tài tại tòa án ở The Hague, bác bỏ các yêu sách của Bắc Kinh. Trong một bài phát biểu hôm thứ Bảy, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Carlito Galvez gọi phán quyết này là “nguồn cảm hứng” cho việc giải quyết các tranh chấp tương tự.

“Hàng rào tốt tạo nên hàng xóm tốt. Chỉ khi hàng xóm có ranh giới rõ ràng và tôn trọng ranh giới đã định thì mối quan hệ mới thực sự thân thiện.”, ông Galvez nói với cử tọa ở Singapore, ngụ ý tới phán quyết của tòa trọng tài quốc tế Hague năm 2016, theo đó tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông là không có căn cứ.

Màn hình TV trong nhà ga Yongsan Railway Station ở Seoul chiếu cảnh Bắ Hàn phóng hỏa tiễn đạn đạo. Ảnh minh họa Kim Jae-Hwan/SOPA Images/LightRocket via Getty Images 

Vụ phóng vệ tinh của Bắc Hàn gây chia rẽ

Bắc Hàn đã thất bại trong nỗ lực phóng một vệ tinh quân sự hôm thứ Tư, nhưng cho biết họ sẽ thực hiện một vụ phóng khác càng sớm càng tốt, theo hãng tin nhà nước Bắc Hàn KCNA.

Hôm Chủ nhật, các bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản và Nam Hàn đã có cuộc hội đàm đầu tiên sau hơn ba năm và đồng ý hợp tác chặt chẽ để chống lại các mối đe dọa từ Bắc Hàn. Trước đó một ngày, bộ trưởng quốc phòng Nam Hàn Lee Jong-sup cho biết một số quốc gia đang “phớt lờ hành vi trái pháp luật của Bắc Hàn” và điều đó có thể làm suy yếu các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với các chương trình tên lửa và hạt nhân của nước này.

Trung Quốc và Nga hôm thứ Sáu đã phớt lờ lời kêu gọi của Hoa Kỳ yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc lên án Bình Nhưỡng về vụ phóng vệ tinh thất bại. “Điều này tạo ra những lỗ hổng trong các biện pháp trừng phạt chống lại Bắc Hàn đã được thông qua tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc,” ông Lee cảnh báo trong một bài phát biểu hôm thứ Bảy.

Các bộ trưởng quốc phòng của Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Hàn cũng đã tổ chức một cuộc họp ba bên vào thứ Bảy và đồng ý khởi động một hệ thống chia sẻ thông tin theo thời gian thực về hoạt động của hỏa tiễn Bắc Hàn.

Ukraine bác đề xuất “lạ lùng” của Indonesia

Trong lúc các đại biểu tiếp tục bày tỏ quan ngại về việc Nga xâm lược Ukraine, bộ trưởng quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto hôm thứ Bảy đã đưa ra một đề xuất khiến những người tham dự bất ngờ và nhanh chóng bị bộ trưởng quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov bác bỏ tại một phiên thảo luận vào cuối ngày hôm đó.

Ông Prabowo đưa ra kế hoạch thiết lập một khu phi quân sự rộng 30 km giữa Ukraine và Nga, giống như khu vực DMZ giữa Nam và Bắc Hàn – hai nước về lý thuyết vẫn đang trong tình trạng chiến tranh. Kế hoạch của ông Prabowo bao gồm một lệnh ngừng bắn, cả hai bên rút quân về cách vị trí tiền phương của mỗi bên 15 cây số trước khi lực lượng giám sát của Liên Hiệp Quốc được triển khai dọc theo DMZ mới.

“Liên Hiệp Quốc nên tổ chức, tiến hành và thực hiện một cuộc trưng cầu dân ý tại các vùng lãnh thổ tranh chấp để xác định một cách khách quan mong muốn của đa số cư dân tại các khu vực đó. Indonesia sẵn sàng đóng góp các quan sát viên quân sự và các đơn vị quân đội dưới sự bảo trợ gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc,” ông Prabowo nói. 

Bộ trưởng Reznikov của Ukraine cho biết Indonesia đã không nêu kế hoạch này với chính phủ của ông, ông gọi đề xuất này là “kỳ lạ” và nói thêm rằng nó nghe “giống một kế hoạch của Nga” hơn là của Indonesia. “Chúng tôi không tin Nga ngồi vào bàn đàm phán”, ông nói, đồng thời nhấn mạnh rằng Nga cần rút khỏi lãnh thổ Ukraine trước khi bất kỳ cuộc đàm phán nào có thể diễn ra. “Sau đó, với các đối tác của chúng tôi tại bàn, chúng tôi sẽ sẵn sàng thảo luận về việc chung sống hòa bình.”

NATO muốn có vai trò lớn hơn ở châu Á

Hội nghị thượng đỉnh Singapore cũng thu hút các đại biểu từ các thành viên NATO, vì liên minh phòng thủ tập thể gồm 31 quốc gia Âu Mỹ đang tăng cường quan hệ đối tác với các nước châu Á như Nhật Bản, nơi họ có kế hoạch mở văn phòng liên lạc ở Tokyo vào năm 2024, văn phòng đầu tiên thuộc loại này trong khu vực.

Vào tháng Năm, Vương quốc Anh và Nhật Bản đã ký kết quan hệ đối tác chiến lược toàn cầu mới và đồng ý “tăng cường hợp tác NATO-Nhật Bản.” Trong một phiên thảo luận hôm thứ Bảy, bộ trưởng quốc phòng Anh Ben Wallace đã bình luận về sự phát triển này và cho biết việc có một văn phòng ở Tokyo “là lợi ích của NATO”“quan trọng đối với một số vấn đề quốc tế.”

Tưởng niệm thảm sát Thiên An Môn năm 1989 tại quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh Trung Cộng

Monday, June 5th, 2023

34 năm trước, một thanh niên Trung Quốc không rõ danh tính đã nhìn chằm chằm vào xe tăng của quân đội Trung Quốc trước khi hàng ngàn người biểu tình ôn hòa bị bắn hạ vào ngày #ngày 4 tháng 6 #1989. Chính phủ Trung Quốc đang làm mọi cách để xóa bỏ chương lịch sử đẫm máu đó. Hãy đứng lên vì sự thật và công lý. #Cảnh giác Thiên An Môn

Continue Reading »

Tin nóng: Quân của Prigozhin bắt một trung tá Nga tại Bakhmut

Monday, June 5th, 2023

BREAKING: Lính đánh thuê Wagner PMC của Prigozhin đã bắt một Trung tá quân đội Nga. Ngọn lửa nội chiến ở Nga bắt đầu bùng sáng. Có vẻ như cả hai bên đều chịu thương vong đáng kể trong cuộc đấu súng giữa Nga và Nga này.

Tin ngày khiến cho dư luận thắc mắc tại sao có sự kiện như vậy sau khi lực lược PMC của Warger đã bàn giao trận địa Bakhmut cho quân đội chính quy Nga.

Phải chăng có một sự rạn nứt trầm trọng trong tình hình của quân đội Nga.

Continue Reading »

ISW đánh giá chiến dịch tấn công của Nga ngày 4/5/2023

Sunday, June 4th, 2023

Ngày 4 tháng 6 năm 2023 – Nhấn ISW

Tải xuống bản PDF

Đánh giá chiến dịch tấn công của Nga, ngày 4 tháng 6 năm 2023

Riley Bailey, Grace Mappes, Nicole Wolkov, Kateryna Stepanenko, George Barros
và Fredrick W. Kagan

ngày 4 tháng 6 năm 2023, 6 giờ chiều ET

Nhấn vào đây để xem bản đồ tương tác của ISW về cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Bản đồ này được cập nhật hàng ngày cùng với các bản đồ tĩnh có trong báo cáo này.

Continue Reading »

” Cần phải học cách chung sống với Trung Quốc” – Trò chuyện với Josep Borrell

Sunday, June 4th, 2023

Nguồn: “«Il faut apprendre và vivre avec la Chine», une conversation avec Josep Borel”, Le Grand Continent, 22.5.2023.

Phạm Như Hồ dịch

Về Trung Quốc, Hoa Kỳ có Học thuyết Sullivan. Liên Minh châu Âu đang tìm kiếm học thuyết của riêng mình. Trong cuộc phỏng vấn độc quyền này mà Josep Borrell[*] dành cho chúng tôi sau cuộc tranh luận tại Hội đồng các Bộ trưởng (ngoại giao) tổ chức ở Stockholm và một G7 dường như tái khẳng định quan điểm của ông, Đại diện cấp cao của Liên Minh châu Âu xác định một cấu hình mới từ góc độ địa chính trị. Để tiếp cận mối quan hệ với Trung Quốc, Liên Minh châu Âu phải bắt đầu từ các giá trị và lợi ích của chính mình để đề xuất một chân trời an ninh chiến lược chung.

Continue Reading »

Mỹ vừa quyết hậu thuẫn Đài Loan, vừa chìa tay với Trung Quốc

Sunday, June 4th, 2023

Trọng Thành / RFI

03/6/2023

Bộ trưởng Thương Mại Đài Loan Đặng Chấn Trung (John Deng) (T) và phó Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Sarah Bianchi (P) chứng kiến lễ ký kết phần một của ”Sáng kiến Hoa Kỳ-Đài Loan về Thương Mại Thế Kỷ 21”, Washington, 01/06/2023. REUTERS – TECRO 

Continue Reading »

Chiến hạm Mỹ, Trung Quốc suýt va chạm ở eo biển Đài Loan

Sunday, June 4th, 2023

Bình Phương /SGN – 03/6/2023

Chiến hạm Luyang của Trung Quốc (trái) cố tình chạy cắt mặt khu trục hạm USS Chung-Hoon của Mỹ ở khoảng cách chỉ 150 yards. Ảnh cắt từ video do các phóng viên Global News Canada quay được từ hộ tống hạm HMCS Montreal của Canada đi cùng tàu Chung-Hoon. 

Continue Reading »

Nữ quần vợt Ukraine đánh bại đối thủ Nga, tiến vào tứ kết giải của Pháp mở rộng

Sunday, June 4th, 2023

KATERYNA TYSHCHENKO — CHỦ NHẬT, NGÀY 4 THÁNG 6 NĂM 2023, 8:11 TỐI

Tay vợt Ukraine đánh bại đối thủ Nga, tiến vào tứ kết Pháp mở rộng

ELINA SVITOLINA. ẢNH: CÂU LẠC BỘ QUẦN VỢT ARATA YAMAOKA

Continue Reading »

Vụ nổ mạnh làm rung chuyển Melitopol

Sunday, June 4th, 2023

ROMAN PETRENKO — CHỦ NHẬT, NGÀY 4 THÁNG 6 NĂM 2023, 15:57

Vụ nổ mạnh đá Melitopol

Ivan Fedorov, Thị trưởng của Melitopol bị chiếm đóng tạm thời, đã báo cáo rằng một vụ nổ lớn đã xảy ra trong thành phố.

Continue Reading »

Giải thích vụ nổ cuối tuần ở Nga và Ukraine do Nga chiếm đóng

Sunday, June 4th, 2023

Tình hình đang diễn ra ở Belgorod, các vụ nổ ở Zaporizhzhia do Nga chiếm đóng và nhiều máy bay không người lái bị bắn rơi ở Crimea đã khiến Điện Kremlin gặp khó khăn trong vài ngày. 

Chris York | 2:32 chiều ngày 4 tháng 6 năm 2023 | Kyiv Post

Bình luận (12)

GIẢI THÍCH: Một vụ nổ cuối tuần ở Nga và Ukraine do Nga chiếm đóng

Video màn hình vụ nổ ở cảng Berdyansk.

Đầu tiên, tình hình đang diễn ra ở Belgorod, nơi đầu tuần này ‘quân du kích’ Nga đã phát động cuộc đột kích xuyên biên giới thứ hai từ Ukraine trong nhiều tuần.

Continue Reading »

Chiến tranh Ukraine-Nga mới nhất ngày 4/5/2023: *Chiến binh Nga bắt quân Kremlin trong cuộc đột kích trên đất Nga *Ukraine kêu gọi ‘im lặng’ trước cuộc phản công *Biểu tình ủng hộ nhà chống đối Alexei Navalny. *Nga sẽ thắng cuộc chiến với các vệ tinh mới. *Châu Âu cung cấp vũ khí mới cho Kiev sẽ làm leo thang (nga nói). *Ít nhất 500 trẻ em thiệt mạng vì chiến tranh. *Wagner ‘sẽ bảo vệ Belgorod nếu Nga thất bại’. *Nga hoang tưởng về các quy tắc. *Tuần lễ nổ tại Nga

Sunday, June 4th, 2023

Cập nhật 7 phút trước


Tên lửa Nga tấn công một sân bay ở miền trung Ukraine
Hỏa tiễn Nga tấn công một sân bay ở miền trung UkraineCredit : Telegram

Continue Reading »

Cập nhật chiến tranh Nga-Ukraine ngày 3/6/2023 (#465) *Nga thay đổi chiến thuật trước khi bị phản công *Khoảng 100 lính (Nga) thiệt mạng, hơn 400 bị thương sau một vụ tấn công vào Yur’ivka. *Wagner nói Nga đặt mìn để hại lính của ông. *Tư lệnh lục quân Oleksandr Syrsky trở lại Bakhmut. *EU thảo luận nhu cầu đạn dược với Hàn Quốc…

Saturday, June 3rd, 2023

Cập nhật 19 phút trước

Lính cứu hỏa làm việc tại một ngôi nhà bị cháy sau vụ pháo kích ở Belgorod
TÍN DỤNG : Reuters

Continue Reading »

Thượng đỉnh EU-Trung Á : Liên Âu nỗ lực lấn sâu vào sân sau của Nga

Saturday, June 3rd, 2023
Ảnh tư liệu: Lãnh đạo ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu Josep Borrell ( thứ ba, từ trái sang phải ) và các ngoại trưởng 5 nước Trung Á tại cuộc họp ở Samarkand, Uzbekistan, ngày 17/11/2022. AP
Continue Reading »

Kỷ niệm 34 năm vụ thảm sát “Ngày 4 tháng 6” tại Thiên An Môn

Friday, June 2nd, 2023

LTS: Chúng tôi đăng lại bài này từ “Bà Mẹ Thiên An Môn”

Quảng trường Thiên An Môn – Hình từ internet do chúng tôi thêm vào

Gia đình nạn nhân “ngày 4 tháng 6” – Nhóm các bà mẹ Thiên An Môn

Năm 2023 là năm thứ ba mươi tư kể từ vụ thảm sát “Ngày 4 tháng 6” xảy ra trên đường phố Trường An, Shili, Bắc Kinh, thủ đô của Trung Quốc vào năm 1989 . Ba mươi bốn năm đã trôi qua. Đối với những người thân trong gia đình chúng tôi, nỗi đau mất người thân chỉ trong một đêm giống như một cơn ác mộng không bao giờ nguôi ngoai. Trong thời bình, chính phủ đã sử dụng sức mạnh quân sự quốc gia để tàn sát những sinh viên không có vũ khí và những người dân thường, gây ra thảm kịch tàn khốc. Nó không thể được công khai trong một ngày, và công lý không thể được trả lại cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ không từ bỏ trái tim của mình để đi tìm công lý cho những người thân đã khuất của chúng tôi!

Continue Reading »

34 năm Thảm sát Thiên An Môn, người thân của nạn nhân kiên trì đòi sự thật

Friday, June 2nd, 2023

Liên Thành 

Năm 1989, hàng vạn người Trung Quốc, chủ yếu là sinh viên đại học, tập trung tại quảng trường Thiên An Môn để đòi tự do dân chủ (ảnh: wikipedia). 

Continue Reading »

Tin nóng chiến sự Ukraine (Twitter, Facebook…)

Friday, June 2nd, 2023

Nổ lớn ở Berdyansk, khu vực cảng biển do Nga chiếm đóng.

https://twitter.com/hashtag/Berdyansk?src=hashtag_click


Continue Reading »

Nhóm Chechnya tấn công có phối hợp vào nhà tài chính của Tập đoàn Wagner, Yevgeny Prigozhin như thế nào? (ISW)

Friday, June 2nd, 2023
Adam Delimkhanov nói với Prigogine: “Bạn đã trở thành một blogger. Nói đủ rồi!”

Các chỉ huy và quan chức Chechnya đã phát động một cuộc tấn công có phối hợp nhằm vào nhà tài chính của Tập đoàn Wagner, Yevgeny Prigozhin vào ngày 1 tháng 6 trong một nỗ lực có khả năng nhằm làm suy yếu Prigozhin. 

Thành viên Chechnya của Duma Quốc gia Nga Adam Delimkhanov đã trả lời tuyên bố ngày 31 tháng 5 của Prigozhin, trong đó Prigozhin lưu ý rằng ông không biết vị trí mới của các đơn vị Chechnya ở Ukraine và rằng các lực lượng Chechnya sẽ chiến đấu vì các khu định cư được chọn, thay vì toàn bộ Tỉnh Donetsk. [22] 

Tuyên bố ban đầu của Prigozhin có vẻ tương đối trung lập so với những tuyên bố mang tính kích động hơn của ông ta và không trực tiếp chỉ trích lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov hoặc lực lượng của ông ta. Delimkhanov gọi Prigozhin một cách không chính thức là “Zhenya” (biệt danh của Yevgeny) và thúc giục anh ta chọn một ngày mà họ có thể gặp nhau để làm rõ những gì lực lượng Chechnya “Akhmat” đang làm ở tiền tuyến. [23] 

Delimkhanov cũng kêu gọi Prigozhin ngừng “la hét” về tình trạng thiếu nguồn cung cấp quân sự của Wagner và phơi bày những thất bại quân sự của Nga với thế giới, đồng thời tuyên bố rằng Prigozhin đã tự khẳng định mình là một “blogger” đang khiến xã hội Nga đặt câu hỏi về khả năng quân sự của anh ta. Delimkhanov tuyên bố rằng Wagner đã nhận được nhiều thiết bị quân sự “hơn bất kỳ ai khác” từ Bộ Quốc phòng Nga (MoD) và vẫn chịu thương vong đáng kể.

Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt Akhmat (Spetsnaz), Thiếu tướng Apty Alaudinov lặp lại tuyên bố của Delimkhanov, lưu ý rằng ông chỉ tôn trọng nhân viên Wagner chứ không phải Prigozhin, mặc dù cá nhân Kadyrov rất thích Prigozhin. [24]  Alaudinov tuyên bố rằng Wagner đã nhận được xe tăng, máy bay, trực thăng, và một đội quân 50.000 người mà lực lượng Akhmat không nhận được. Alaudinov nhắc lại rằng Akhmat Spetsnaz là một phần của MoD Nga và tuyên bố rằng nhiều cựu chiến binh Wagner đã gia nhập đội hình vũ trang Chechnya. Chủ tịch Quốc hội Chechnya Magomed Daudov nói rằng Prigozhin không cần biết chi tiết về các hoạt động của Chechnya và tuyên bố rằng Prigozhin sẽ bị giết vì những lời chỉ trích quân đội Nga trong Thế chiến thứ hai. [25] Daudov cũng gián tiếp ngụ ý rằng Kadyrov và Putin là những người đưa ra quyết định trong khi Prigozhin đánh giá quá cao quyền lực của mình bằng cách cố gắng khẳng định mình là gương mặt đại diện cho cuộc chiến. [26]

Prigozhin đã phản ứng lại các cuộc tấn công và tuyên bố rằng ông ấy sẽ tiếp tục bày tỏ quan điểm của mình cho đến khi các quan chức Bộ Quốc phòng Nga bị trừng phạt vì những sai lầm của họ trong việc lên kế hoạch xâm lược Ukraine.” [27]  

Prigozhin tuyên bố trong họp báo

Prigozhin tuyên bố rằng những tuyên bố của anh ấy không “đáng trách” và đính kèm hai video từ cuộc họp báo mới nhất của anh ấy để loại bỏ “sự mơ hồ” xung quanh những tuyên bố của anh ấy. Trong một video, Prigozhin tuyên bố rằng lực lượng an ninh Nga sẽ “chết thay người bị kết án” trên tiền tuyến khi trả lời câu hỏi về đề xuất của Kadyrov cử lực lượng an ninh đủ tiêu chuẩn sang chiến đấu ở Ukraine. Prigozhin nói thêm rằng “sẽ không có gì tồi tệ xảy ra” nếu một nửa lực lượng an ninh rời đi để chiến đấu trong cuộc chiến. [28] Đoạn video khác cho thấy Prigozhin  đồng ý với đề xuất của Kadyrov về việc tuyên bố thiết quân luật trên toàn nước Nga và tuyên bố rằng Nga sẽ không kết thúc chiến tranh vào năm 2023 . công ty quân sự tư nhân (PMC) trên thế giới và Wagner chưa bao giờ nhận được nguồn cung cấp quân sự từ Chechnya. [30]  Chỉ huy của Wagner cũng tuyên bố rằng lực lượng Wagner coi cuộc tấn công của Daudov là một sự coi thường cá nhân và đặt câu hỏi về sự táo bạo của Daudov khi gọi Prigozhin là “Zhenya”.

Các cuộc tấn công của người Chechnya nhằm vào nhân vật của Prigozhin có thể là một phần trong nỗ lực của Điện Kremlin nhằm làm mất uy tín và làm suy yếu Prigozhin khi lực lượng của ông ta rút khỏi tiền tuyến. 

Các cuộc tấn công đáng chú ý xảy ra vào ngày 1 tháng 6, vừa là ngày Prigozhin tuyên bố Wagner sẽ rút khỏi tiền tuyến vừa là ngày sinh nhật của anh ta. Prigozhin trước đây đã phàn nàn rằng các phương tiện truyền thông nhà nước Nga đang cấm đề cập đến các lực lượng của Prigozhin và Wagner. [31]  Prigozhin có thể thấy mình ở một vị trí dễ bị tổn thương hơn so với khi Điện Kremlin dựa vào lực lượng của mình để chiếm Bakhmut, và có khả năng đã cố gắng duy trì sự liên quan trong không gian thông tin bằng cách tiến hành các cuộc họp báo trên khắp nước Nga. [32] Igor Girkin suy đoán rằng Kadyrov có thể đã tính toán giá trị trong việc duy trì Prigozhin làm đồng minh và kết luận rằng Prigozhin không thể mang lại cho anh ta bất kỳ lợi ích đáng kể nào. [33]  Girkin cũng suy đoán rằng Kadyrov không quan tâm đến sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống quân sự và chính trị hiện tại có lợi cho ông ta và quân đội của ông ta, và do đó, ông ta đang tránh xa Prigozhin, kẻ đang tấn công nó.


Tóm lược

  • Các chỉ huy và quan chức Chechnya đã phát động một cuộc tấn công có phối hợp nhằm vào nhà tài chính Yevgeny Prigozhin của Tập đoàn Wagner vào ngày 1 tháng 6 trong một nỗ lực có thể nhằm phá hoại lời kêu gọi của Prigozhin.
  • Prigozhin phản ứng trước các cuộc tấn công tuyên bố rằng ông sẽ tiếp tục nói lên ý kiến ​​của mình cho đến khi các quan chức Bộ Quốc phòng Nga bị trừng phạt vì những sai lầm của họ trong việc lên kế hoạch xâm lược Ukraine
  • Các cuộc tấn công của người Chechnya nhằm vào nhân vật của Prigozhin có thể là một phần trong nỗ lực của Điện Kremlin nhằm làm mất uy tín và làm suy yếu Prigozhin khi lực lượng của ông ta rút khỏi tiền tuyến.
  • Các lực lượng Nga đã tiến hành các chiến dịch tấn công ở phía đông bắc Kupyansk và phía tây bắc Svatove.
  • Nhịp độ của các hoạt động tấn công của Nga và Ukraine theo hướng Bakhmut vẫn còn thấp kể từ ngày 1 tháng 6 và các lực lượng Nga đã tiến hành các cuộc tấn công trên bộ hạn chế dọc theo tuyến Thành phố Avdiivka-Donetsk.
  • Các lực lượng Nga đã không tiến hành bất kỳ cuộc tấn công trên bộ nào được xác nhận dọc theo trục phía nam.
  • Duma Quốc gia Nga đã bác bỏ dự thảo luật cho phép miễn huy động đối với các ứng cử viên và tiến sĩ khoa học.
  • Chính quyền chiếm đóng của Nga tuyên bố rằng các cuộc bầu cử khu vực ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng sẽ diễn ra vào ngày 10 tháng 9.
  • Công tố viên Ukraine Andriy Kostin ngày 31/5 thông báo Ukraine đang điều tra hơn 2.900 tội ác chống lại trẻ em do các lực lượng Nga gây ra.

Theo ISW

ISW đánh giá chiến dịch tấn công của Nga ngày 1 tháng 6, 2023

Friday, June 2nd, 2023

Ngày 1 tháng 6 năm 2023 – Nhấn ISW

Tải xuống bản PDF

Đánh giá Chiến dịch Tấn công của Nga, ngày 1 tháng 6 năm 2023

Riley Bailey, Kateryna Stepanenko, Nicole Wolkov, Layne Philipson, George Barros và Fredrick W. Kagan Ngày

1 tháng 6 năm 2023, 5:30 chiều ET

Nhấn vào đây để xem bản đồ tương tác của ISW về cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Bản đồ này được cập nhật hàng ngày cùng với các bản đồ tĩnh có trong báo cáo này.

Nhấp vào đây để truy cập kho lưu trữ các bản đồ tua nhanh thời gian tương tác của ISW về cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Các bản đồ này bổ sung cho bản đồ kiểm soát địa hình tĩnh mà ISW tạo ra hàng ngày bằng cách hiển thị tiền tuyến động. ISW sẽ cập nhật kho lưu trữ bản đồ time-lapse này hàng tháng.

Continue Reading »

Tin tức chiến sự Ukraine ngày 2/6/2023 (# 464): *Bộ TTM Ukr *Tình Báo QP Anh *Cảng Nga bị Storm Shadow tấn công. *Lính Chechnya tới miền đông Ukraine *TQ: hãy ‘ngưng đưa vũ khí ra chiến trường.’ *Zelensky đón TT Estonia tới Kiev. *Đức miễn cưỡng gửi hỏa tiễn tầm xa tới Ukraine *Mỹ: ‘hòa bình công bằng và lâu dài’ cho Ukraine *Ukraine bắn hạ hơn 30 hỏa tiễn và máy bay không người lái của Nga *Chưa thể vào NATO khi còn chiến tranh

Friday, June 2nd, 2023

Ngày 2 tháng 6 năm 2023 • 4:29 chiều


Tình hình ở Ucraina ngày 02.06.2023 (Bộ Tổng Tham Mưu)

Continue Reading »

Nhà cầm quyền Bắc Kinh phá hủy nhà thờ khiến người Hồi giáo Trung Quốc phẫn nộ, đụng độ với cảnh sát

Friday, June 2nd, 2023
Chính quyền phá hủy nhà thờ khiến người Hồi giáo Trung Quốc phẫn nộ, đụng độ với cảnh sát

Người biểu tình Hồi giáo Trung Quốc đối đầu với cảnh sát chống bạo động, bên ngoài Nhà thờ Hồi giáo Najiaying ở thị trấn Nagu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, ngày 27/05/2023. (Ảnh: The Epoch Times chụp màn hình)

Continue Reading »

Chuyển động Quốc Phòng  từ ngày 26 tháng 5  đến ngày  1 tháng 6 năm 2023

Friday, June 2nd, 2023

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

02/6/2023


Chiến tranh Nga – Ukraine:

Cựu tổng thống Nga nói chiến tranh Ukraine có thể kéo dài hàng chục năm

Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev phát biểu trong chuyến thăm Việt Nam rằng cuộc xung đột tại Ukraine có thể sẽ kéo dài trong nhiều năm với giao tranh dai dẳng đan xen với lệnh ngừng bắn. Tương tự, các quan chức Mỹ cũng cho biết cuộc chiến tranh có thể kéo dài trong nhiều năm, và trở thành xung đột “đóng băng”, giống với Hàn Quốc và Triều Tiên. Sau bình luận này, ông Medvedev cũng cảnh báo rằng phương Tây đang đánh giá thấp nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân đối với Ukraine, đồng thời cảnh báo rằng Nga sẽ tấn công phủ đầu nếu Kyiv sở hữu vũ khí hạt nhân. Trước đó, Moscow đã nhiều lần cáo buộc phương Tây đang tham gia vào một cuộc chiến tranh ủy nhiệm với Nga thông qua Ukraine và có khả năng sẽ leo thang thành một cuộc xung đột lớn hơn nhiều.

Xem thêm tại: Politico, War in Ukraine could last ‘decades,’ ex-Russian leader says. Truy cập ngày 27/5/2023; Jerusalem Post, Russia’s Medvedev says pre-emptive strike needed if Ukraine receives nuclear weapons. Truy cập ngày 27/5/2023


Quan ngại của công chúng Nga về thương vong chiến tranh gia tăng

Tâm lý của công chúng ở Nga đã trở nên tiêu cực hơn đối với thương vong từ cuộc giao tranh dữ dội trong những tháng gần đây ở miền đông Ukraine. Các báo cáo gần đây ước tính số lính Nga đã chết và bị thương ở thành phố Bakhmut là hơn 100.000 người. Do đó, lo ngại về thương vong cao đã làm xói mòn sự ủng hộ dành cho ông Putin, khiến Điện Kremlin phải đẩy mạnh tuyên truyền. Các quan chức Mỹ cảnh báo rằng mặc dù người Nga dường như nhận thức được số lượng thương vong cao, nhưng cho đến nay, con số thương vong không dẫn đến việc người dân Nga giảm mức độ ủng hộ cuộc chiến hoặc ông Putin. Tuy nhiên, nếu thương vong vẫn tiếp tục thì mức độ ủng hộ chiến tranh sẽ có xu hướng giảm.

Xem thêm tại: NY Times, Russian Public Appears to Be Souring on War Casualties, Analysis Shows. Truy cập ngày 27/5/2023


Hãng sản xuất súng Kalashnikov của Nga cải tiến AK-12 dựa trên kinh nghiệm từ cuộc chiến tại Ukraine

Hãng sản xuất vũ khí Nga Kalashnikov đã ra mắt súng AK-12 phiên bản nâng cấp, với những cải tiến dựa trên kinh nghiệm sử dụng loại vũ khí này từ cuộc chiến ở Ukraine. Theo đó, chế độ bắn hai phát đã bị loại khỏi thiết kế mới nhất do không làm tăng đáng kể hiệu quả của vũ khí và khiến cho cấu tạo của súng trở nên phức tạp. Những thay đổi khác nhằm mục đích làm cho súng dễ vận hành hơn. AK-12 có một số bệ đỡ cho phép lắp đặt các thiết bị bổ trợ, chẳng hạn như ống ngắm, tay cầm phía trước, đèn pin, thiết bị chỉ định laser, cũng như nòng giảm thanh.

Xem thêm tại: CNN, Russian gunmaker Kalashnikov modifies AK-12 assault rifle based on Ukraine combat experience. Truy cập ngày 27/5/2023


Nga cáo buộc Ukraine tấn công ‘khủng bố’

Bộ Quốc phòng Nga cho biết Kiev đã dàn dựng một “cuộc tấn công khủng bố” bằng 8 drone và gây thiệt hại nhỏ cho một số tòa nhà. Các cuộc tấn công bằng drone nhắm vào một số khu phố nổi bật nhất của Moscow, bao gồm Leninsky Prospekt, một đại lộ lớn được xây dựng dưới thời Josef Stalin. Một phần phía tây Moscow, nơi dinh thự Tổng thống Vladimir Putin tọa lạc, cùng với các thành viên khác của giới thượng lưu Nga, cũng bị tấn công. Phía Ukraine đã phủ nhận việc thực hiện các cuộc tấn công bằng drone.

Xem thêm tại: BBC, Moscow drone attack: Russia accuses Ukraine of ‘terrorist’ strike. Truy cập ngày 1/6/2023


Ukraine cho biết Nga có kế hoạch mô phỏng tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân

Bộ Quốc phòng Ukraine hôm thứ Sáu cho biết Nga đang lên kế hoạch mô phỏng một vụ tai nạn lớn tại một nhà máy điện hạt nhân do lực lượng thân Moscow kiểm soát để cố gắng ngăn chặn một cuộc phản công sắp tới của Ukraine. Theo đó, Ukraine nói rằng lực lượng Nga sẽ tấn công nhà máy và sau đó công bố đây là vụ rò rỉ phóng xạ, nhưng Kyiv không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào. Trước đó, các nhân chứng tại khu vực cho biết lực lượng quân đội Nga đã tăng cường các vị trí phòng thủ trong và xung quanh nhà máy trước cuộc phản công.

Xem thêm tại: Reuters, Ukraine says Russia plans to simulate accident at nuclear power plant. Truy cập ngày 27/5/2023


Nga tấn công bệnh viện Ukraine khiến hai người tử vong và 30 người bị thương

Một tên lửa của Nga đã tấn công một phòng khám ở thành phố Dnipro, miền đông Ukraine, khiến hai người tử vong và 30 người bị thương. Bộ Quốc phòng Ukraine gọi vụ tấn công là tội ác chiến tranh nghiêm trọng theo Công ước Geneva – quy định quy tắc đối xử với binh lính và thường dân trong chiến tranh. Bộ Quốc phòng Nga cho biết cuộc tấn công nhắm vào các kho đạn dược của Ukraine.

Xem thêm tại: Reuters, Russian attack on Ukrainian clinic kills two and wounds 30, Kyiv says. Truy cập ngày 28/5/2023


Hải quân Nga sử dụng BM-21PD chống lại các cuộc tấn công bằng drone của hải quân Ukraine

Hải quân Nga đã củng cố hệ thống phòng thủ gần căn cứ hải quân Sevastopol ở Crimea bằng cách triển khai BM-21PD hoặc DP-62 “Damba”, một phiên bản hiếm khi được sử dụng của BM-21 MLRS (Hệ thống pháo phản lực phóng loạt), có khả năng bắn đạn PRS-60 dưới nước. DP-62 “Dam” là hệ thống phóng tên lửa tự hành ven biển của Liên Xô với mục tiêu chính là chống lại các lực lượng nghi binh của đối phương trên bờ biển, đặc biệt là gần lối vào các căn cứ và nơi neo đậu của tàu. BM-21 là một tổ hợp bao gồm một số vũ khí khác nhau như xe chiến đấu BM-21PD, xe vận tải 95TM, đạn rocket không điều khiển PRS-60.

Xem thêm tại: Army Recog, Russian Navy counters Ukrainian naval drone attacks with rare BM-21PD Damba MLRS in Sevastopol Crimea. Truy cập ngày 1/6/2023


Ukraine ngăn chặn ‘cuộc tấn công bằng drone’ vào Kyiv

Ukraine cho biết các lực lượng của họ đã bắn hạ 52 drone Shahed do Iran sản xuất mà Nga sử dụng để tấn công các cơ sở hạ tầng quân sự và quan trọng ở các khu vực trung tâm của Ukraine và đặc biệt là khu vực Kyiv. Chỉ riêng ở thủ đô Kyiv, Ukraine đã bắn hạ 40 drone. Một số quan chức cáo buộc Nga cố tình nhắm vào Kyiv khi người dân chuẩn bị kỷ niệm Ngày Kyiv – lễ kỷ niệm thành lập thành phố 1500 năm trước và là một ngày lễ phổ biến trước chiến tranh.

Xem thêm tại: Defence Blog, Ukraine thwarts ‘largest drone attack’ on Kyiv. Truy cập ngày 29/5/2023


Ukraine tấn công đường ống dẫn dầu của Nga bằng drone

Ukraine hôm thứ bảy đã thực hiện các cuộc tấn công bằng drone vào các cơ sở lắp đặt đường ống dẫn dầu sâu bên trong lãnh thổ Nga, bao gồm cả một trạm phục vụ đường ống Druzhba. Druzhba là một cơ sở đường ống do Liên Xô xây dựng, có khả năng bơm hơn 2 triệu thùng dầu mỗi ngày (bpd) nhưng đã bị sử dụng quá mức nghiêm trọng sau khi châu Âu tìm cách giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga do cuộc chiến tại Ukraine.

Xem thêm tại: Jerusalem Post, Ukraine targets Russian oil pipeline installations with drone attacks. Truy cập ngày 28/5/2023


Nga điều Su-27 ngăn máy bay Mỹ vi phạm biên giới

Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ ba cho biết đã ngăn chặn hành vi vi phạm biên giới của máy bay Mỹ. Nga cho biết đã xác định 2 máy bay Mỹ vi phạm là máy bay ném bom chiến lược B-1B của Không quân Mỹ. Người phát ngôn Lầu Năm Góc, Chuẩn tướng Pat Ryder hôm thứ ba xác nhận rằng máy bay Mỹ đã bị Nga ngăn chặn, nói rằng các máy bay ném bom B-1 đang tham gia một cuộc tập trận theo kế hoạch ở châu Âu..

Xem thêm tại: Al Jazeera, Russia says Su-27 jet sent to prevent US planes violating border. Truy cập ngày 26/5/2023


Tướng Mark Milley cảnh báo F-16 sẽ không phải là ‘vũ khí phép màu’ cho Ukraine

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Mark Milley hôm thứ năm đã cảnh báo rằng F-16 sẽ không đóng vai trò là “vũ khí phép màu” đối với Ukraine, nhưng Mỹ sẽ đi đầu trong việc huấn luyện và viện trợ các máy bay phản lực này cho Kiev. Nhận xét của tướng Mark Milley được đưa ra sau những quan điểm tương tự được đưa ra trong tuần này bởi Bộ trưởng Không quân Frank Kendall, người đã nói rằng F-16 “sẽ không phải là nhân tố thay đổi cuộc chơi” đối với Ukraine. Tướng Frank Kendall cho rằng phương Tây nên tập trung nguồn tiền cho những vũ khí ngắn hạn như pháo và phương tiện mặt đất, thay vì đầu tư vào các máy bay chiến đấu đắt tiền với nhu cầu hậu cần phức tạp.

Xem thêm tại: Politico, F-16s won’t be a ‘magic weapon’ for Ukraine, Milley warns. Truy cập ngày 26/5/2023


Mỹ viện trợ thêm 300 triệu USD cho Ukraine

Mỹ sẽ cung cấp gói viện trợ quân sự mới trị giá 300 triệu USD cho Ukraine ​​bao gồm đạn dược cho hệ thống Patriot và thêm đạn dược xe tăng và khả năng chống thiết giáp trước thềm cuộc phản công sắp tới. Ngoài ra, gói viện trợ mới cũng sẽ bao gồm các tên lửa phóng từ máy bay Zuni và tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar AIM-7 để hỗ trợ trên không, đồng thời với đó là các hệ thống phòng không Avenger và hệ thống tên lửa đất đối không Stinger.

Xem thêm tại: VOA, US Providing $300 Million in More Aid for Ukraine. Truy cập ngày 31/5/2023


Bộ Quốc phòng Anh kêu gọi viện trợ cho Ukraine xe tăng cũ

Chủ tịch ủy ban quốc phòng Anh, Tobias Ellwood nói rằng bộ Quốc phòng Anh (MoD) nên tân trang xe tăng Challenger 2 trong kho dự trữ và viện trợ chúng cho Ukraine. MoD cho biết hiện tại Anh đang có 75 xe tăng chiến đấu dự trữ cho chiến tranh, nhưng ông Tobias Ellwood cho biết nhu cầu của Ukraine lớn hơn nhiều so với Anh. Trước đó, Anh đã cung cấp 14 xe tăng loại này cho chính phủ Ukraine, vốn được cho là đã vi phạm điều cấm kỵ của phương Tây về việc gửi xe tăng chiến đấu chủ lực vì sợ kích động phản ứng hung hăng từ Nga.

Xem thêm tại: The Times, MoD urged to send old tanks to aid Ukraine war effort. Truy cập ngày 31/5/2023


Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương:

Quân đội xác nhận quan chức NATO thăm Đài Loan vào tháng 3

Quân đội Đài Loan đã xác nhận một vị tướng NATO đã đến thăm Đài Loan vào tháng 3. Theo đó, Tư lệnh Đại học Quốc phòng NATO, Trung tướng Olivier Rittiman được cho là đã gặp gỡ những người đồng cấp của mình tại Đại học Quốc phòng Đào Viên (NDU) từ ngày 27 đến 31 tháng 3, ngay trước khi Tổng thống Thái Anh Văn gặp Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy. NATO đang ngày càng can dự vào khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, với việc liên minh này sẽ mở văn phòng đại diện tại Nhật Bản.

Xem thêm tại: Taiwan News, Military confirms NATO official visited Taiwan in March. Truy cập ngày 27/5/2023


Mỹ giúp Đài Loan mua hệ thống radio Link-22 của NATO

Mỹ sẽ giúp Đài Loan có được hệ thống liên kết dữ liệu an toàn Link-22 của NATO. Link-22 là một hệ thống radio kỹ thuật số bảo mật cao, chủ yếu được sử dụng bởi các lực lượng quân sự như phương tiện liên kết dữ liệu chiến thuật. Link-22 có thể cung cấp thông tin liên lạc ngoài tầm nhìn, kết nối các hệ thống dữ liệu chiến thuật trên không, trên mặt nước, dưới mặt nước và trên mặt đất, đồng thời tạo điều kiện trao đổi dữ liệu chiến thuật giữa các đơn vị quân sự của các quốc gia tham gia. Đài Loan đang tìm cách nâng cấp hệ thống hiện có của mình lên Link-22, với mục đích tích hợp các hệ thống chỉ huy và kiểm soát, tên lửa và nền tảng do Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia Chung Sơn phát triển.

Xem thêm tại: Focus Taiwan, U.S. to help Taiwan obtain NATO Link-22 radio system: Defense official. Truy cập ngày 26/5/2023


Đài Loan nhận gói tên lửa Stinger trị giá 500 triệu USD từ Mỹ

Mỹ đã chuyển giao một lô tên lửa Stinger và các thiết bị liên quan cho Đài Loan dưới Cơ chế thẩm quyền rút vốn của tổng thống, một công cụ cho phép Mỹ nhanh chóng chuyển giao vũ khí cho nước ngoài. Các quan chức quốc phòng cho biết Đài Loan và Mỹ đã đạt được sự đồng thuận về tên lửa Stinger, loại tên lửa này sẽ giúp tăng cường khả năng phục hồi của các hoạt động phòng thủ của Đài Loan.

Xem thêm tại: Taiwan News, Taiwan receives US$500 million Stinger missile package from US. Truy cập ngày 27/5/2023


Bộ Ngoại giao bác bỏ thông tin Đài Loan tham gia ô hạt nhân của Mỹ

Bộ Ngoại giao Đài Loan hôm thứ sáu đã phản bác các thông tin truyền thông bóp méo tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Joseph Wu về việc Đài Bắc tham gia chiếc ô hạt nhân của Mỹ. Vào ngày 22 tháng 5, bộ trưởng Joseph Wu xác nhận đã có các cuộc hội đàm về việc liệu Mỹ có đưa Đài Loan vào dưới chiếc ô hạt nhân của mình hay không, nhưng không đi sâu vào chi tiết. Bộ cho biết một số cơ quan truyền thông từ lâu đã phổ biến thông tin sai lệch mà không được xác minh, cố tình bóp méo các tuyên bố công khai của các quan chức an ninh Đài Loan và Mỹ, đồng thời lan truyền thông tin sai lệch.

Xem thêm tại: Taiwan News, Foreign ministry dispels reports of Taiwan joining US nuclear umbrella. Truy cập ngày 28/5/2023


Trung Quốc triển khai 3 phao định hướng trên Biển Đông

Trung Quốc đã triển khai ba phao định hướng xung quanh đảo Cá Nhám, đá Ba Đầu, và Đá Lát thuộc quần đảo Trường Sa đang tranh chấp ở Biển Đông, sau khi Philippines đặt các cột mốc tương tự hồi đầu tháng này. Trung Quốc cho biết việc đặt đèn hiệu là để “đảm bảo an toàn cho hoạt động và hàng hải của tàu”. Đầu tháng này, Manila cũng đã đặt các phao định hướng mang cờ Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này, bao gồm cả tại đá Ba Đầu và nơi có hàng trăm Tàu Trung Quốc neo đậu vào năm 2021.

Xem thêm tại: Rappler, China deploys 3 ‘navigation’ beacons in the South China Sea. Truy cập ngày 26/5/2023


Trung Quốc từ chối lời mời họp bộ trưởng quốc phòng của Mỹ

Bắc Kinh đã từ chối yêu cầu của Lầu Năm Góc về một cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc tại diễn đàn an ninh ở Singapore vào tháng 6. Trung Quốc nói với Mỹ rằng sẽ không thể hội đàm chừng nào Washington vẫn duy trì các biện pháp trừng phạt đối với tướng Lý, vốn do chính quyền Trump áp đặt vào năm 2018 liên quan đến việc Bắc Kinh mua máy bay chiến đấu và tên lửa của Nga. Phía Mỹ nói rằng lệnh trừng phạt sẽ không ngăn cản việc hội đàm, nhưng Trung Quốc vẫn kiên quyết từ chối.

Xem thêm tại: Nikkei Asia, China turns down U.S. invitation for defense chiefs meeting. Truy cập ngày 31/5/2023


Máy bay Trung Quốc áp sát máy bay Mỹ

Một máy bay chiến đấu J-16 của Trung Quốc hôm thứ bảy đã áp sát một máy bay trinh sát của Mỹ trên Biển Đông. Theo đó, Lầu Năm Góc cho rằng “hành động gây hấn không cần thiết” của máy bay J-16 đã buộc chiếc RC-125 của Mỹ phải bay qua vùng nhiễu động của chiến đấu cơ này. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng phi công Trung Quốc đã có hành động nguy hiểm khi tiếp cận máy bay rất, rất gần. Cáo buộc Trung Quốc đã có một loạt các hành động tương tự không chỉ nhắm vào Mỹ mà còn ở các quốc gia khác trong những tháng gần đây.

Xem thêm tại: NBC, Chinese jet flew past nose of U.S. plane, Pentagon says. Truy cập ngày 1/6/2023


Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines, Mỹ, Nhật Bản tập trận chung lần đầu tiên

Lực lượng bảo vệ bờ biển của Philippines, Mỹ và Nhật Bản sẽ tổ chức cuộc tập trận hàng hải chung đầu tiên vào cuối tuần này. Cuộc tập trận sẽ diễn ra từ ngày 1 đến ngày 7 tháng 6 và sẽ bao gồm các cuộc tập trận ở vùng biển ngoài khơi Bán đảo Bataan trên đảo chính Luzon của Philippines. Cuộc tập trận sẽ bao gồm một cuộc diễn tập liên quan đến việc thực thi pháp luật đối với “tàu mục tiêu” cũng như các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn được hỗ trợ bởi máy bay trực thăng. Cuộc tập trận diễn ra sau một sự cố hồi tháng 2 khi một tàu Cảnh sát biển Trung Quốc sử dụng tia laser cấp độ quân sự chống lại một tàu Cảnh sát biển Philippines.

Xem thêm tại: Nikkei Asia, Philippines, U.S., Japan coast guards to hold first joint drills. Truy cập ngày 30/5/2023


Nhật Bản, Mỹ, Úc, Philippines thảo luận về bộ trưởng quốc phòng vào tháng 6

Các bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản, Mỹ, Úc và Philippines đang lên kế hoạch tổ chức các cuộc đàm phán bốn bên đầu tiên tại Singapore vào tháng tới. Cuộc họp của Mỹ và ba đồng minh an ninh của mình ở Thái Bình Dương sẽ diễn ra bên lề Hội nghị An ninh Châu Á thường niên, còn được gọi là Đối thoại Shangri-La, dự kiến ​​​​diễn ra trong ba ngày tại Singapore. Bốn bộ trưởng sẽ thảo luận về cách tăng cường hợp tác an ninh giữa Nhật Bản, Mỹ, Úc và Philippines với mối lo ngại gia tăng về sự hiện diện quân sự của Bắc Kinh ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Xem thêm tại: Kyodo News, Japan, U.S., Australia, Philippines eye defense chief talks in June. Truy cập ngày 31/5/2023


Nhật Bản và NATO tăng cường hợp tác để mắt đến Trung Quốc, Nga

Nhật Bản sẽ thông qua một tài liệu mới vào đầu mùa hè này để tăng cường quan hệ đối tác với NATO, cung cấp một khuôn khổ chung để đối phó với Nga và Trung Quốc khi tăng cường hợp tác quân sự. Chương trình Hợp tác và Đối tác Cá nhân được Tokyo và NATO ký kết vào năm 2014 đã tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn như an ninh hàng hải và hỗ trợ nhân đạo, nhưng sự hợp tác giữa các lực lượng vũ trang nằm ngoài phạm vi của khuôn khổ. Ngoài ra, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO sắp tới, nơi ông sẽ đưa ra quan điểm của Nhật Bản về việc hỗ trợ Ukraine. Ngoài ra, NATO dự kiến ​​sẽ xác nhận kế hoạch mở văn phòng liên lạc Đông Á đầu tiên tại Tokyo vào năm 2024. Trung Quốc bày tỏ sự thận trọng trước việc thủ tướng Fumio Kishida sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO, nói rằng Tokyo không nên làm bất cứ điều gì gây tổn hại đến lòng tin lẫn nhau giữa các nước trong khu vực. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mao Ninh kêu gọi Tokyo “rút ra bài học từ lịch sử và cam kết phát triển hòa bình”, đề cập đến cuộc xâm lược quân sự trong quá khứ của Nhật Bản.

Xem thêm tại: Nikkei Asia, Japan and NATO to level up cooperation with eye on China, Russia. Truy cập ngày 28/5/2023; Kyodo News, China warns against Japan PM’s attendance at NATO summit. Truy cập ngày 28/5/2023


Tàu chiến Nhật Bản đến Hàn Quốc để tập trận hải quân đánh chặn vũ khí hủy diệt hoàng loạt đa quốc gia

Tàu khu trục JS Hamagiri của Nhật Bản dự kiến ​​sẽ đến thành phố cảng Busan để tham gia cuộc tập trận Eastern Endeavour 23 vào thứ tư tại vùng biển quốc tế phía đông nam đảo Jeju của Hàn Quốc. Hàn Quốc, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Canada và Singapore sẽ tham gia cuộc tập trận do Đội đặc nhiệm hàng hải số 7 của Hải quân Hàn Quốc dẫn đầu, nhằm ngăn chặn buôn bán vũ khí hủy diệt hàng loạt (MAD). Tuy nhiên, việc tàu chiến Nhật Bản xuất hiện cùng với lá cờ mặt trời mọc, vốn là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt trong quá khứ, đã gây ra nhiều tranh cãi.

Xem thêm tại: Yonhap News, Japanese warship to arrive in S. Korea for multinational WMD-interception naval drill. Truy cập ngày 30/5/2023


Triều Tiên thông báo cho Nhật Bản về kế hoạch phóng vệ tinh trong những ngày tới

Triều Tiên hôm thứ hai đã thông báo cho Nhật Bản về kế hoạch phóng một vệ tinh quân sự trong những ngày tới. Bộ trưởng Quốc phòng Yasukazu Hamada cho biết ông đã ra lệnh cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản bắn hạ vệ tinh hoặc các mảnh vỡ nếu vệ tinh của Triều Tiên tiến vào lãnh thổ Nhật Bản. Ngoài ra, Tokyo cũng đã sẵn sàng ứng phó với các mảnh vỡ tên lửa rơi từ các vụ phóng của Triều Tiên hồi đầu năm nay và đã triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa như tên lửa đất đối không PAC-3 và tên lửa đánh chặn SM-3 đối không ở tây nam đất nước và ở phía Đông Trung Quốc. Sau đó, Triều Tiên xác nhận nỗ lực phóng vệ tinh do thám quân sự lên quỹ đạo đã thất bại và cho biết sẽ sớm thử lại. Vệ tinh đã rơi xuống Hoàng Hải sau khi mất lực đẩy trong giai đoạn thứ hai của quá trình phóng lên và không gây ra bất kỳ thương vong nào.

Xem thêm tại: AP News, North Korea notifies neighboring Japan it plans to launch satellite in coming days. Truy cập ngày 30/5/2023; Bloomberg, North Korea Says Satellite Launch Failed, Will Try Again Soon. Truy cập ngày 31/5/2023


Mỹ sẽ cho phép GE sản xuất động cơ ở Ấn Độ cho máy bay phản lực quân sự của New Delhi

Chính quyền Biden sẵn sàng ký một thỏa thuận cho phép General Electric sản xuất động cơ phản lực cung cấp năng lượng cho máy bay quân sự của Ấn Độ tại chính Ấn Độ. Công ty Hàng không Hindustan (HAL) của Ấn Độ trước đó cho biết họ có kế hoạch sử dụng động cơ 414 do GE sản xuất trên thế hệ máy bay chiến đấu hạng nhẹ thế hệ thứ hai và họ đang đàm phán về việc sản xuất những động cơ đó trong nước. HAL đang sử dụng động cơ GE nhẹ hơn cho máy bay chiến đấu hạng nhẹ 83 mà hãng này đang sản xuất cho lực lượng không quân Ấn Độ. Tuy nhiên, Ấn Độ dự định sản xuất hơn 350 máy bay chiến đấu cho lực lượng không quân và hải quân trong hai thập kỷ tới, các máy bay này có thể được trang bị động cơ GE 414.

Xem thêm tại: Reuters, US set to allow GE to make engines in India for New Delhi’s military jets. Truy cập ngày 1/6/2023


Tàu Trung Quốc phớt lờ yêu cầu của Việt Nam rời khỏi khu vực gần mỏ khí đốt của Nga

Một tàu nghiên cứu của Trung Quốc và năm tàu ​​hộ tống vẫn ở trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam gần các lô khí đốt do các công ty Nga khai thác ở Biển Đông, một ngày sau khi Hà Nội thúc giục các tàu này rời đi. Tàu Hướng Dương Hồng 10 (Xiang Yang Hong 10) của Trung Quốc bắt đầu hoạt động trong EEZ của Việt Nam vào ngày 7 tháng 5, đánh dấu sự xâm phạm lớn nhất kể từ năm 2019. Tàu Hướng Dương Hồng 10 cũng thường xuyên đi qua các lô 132 và 131 mà Việt Nam đã cấp phép cho Vietgazprom, một liên doanh giữa tập đoàn khổng lồ Gazprom của Nga và PetroVietnam.

Xem thêm tại: Jerusalem Post, Chinese ships ignore Vietnam demand to leave area close to Russian-run gas fields. Truy cập ngày 27/5/2023


New Zealand duy trì 15 nhân viên quốc phòng tại quần đảo Solomon

Chính phủ New Zealand hôm thứ hai cho biết họ sẽ duy trì nhân viên quốc phòng ở Quần đảo Solomon theo yêu cầu của chính quyền địa phương cho đến ít nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2023, kéo dài sứ mệnh gìn giữ hòa bình thêm bảy tháng. New Zealand đã triển khai nhân viên lực lượng phòng vệ đến quốc gia Thái Bình Dương vào cuối năm 2021 theo yêu cầu của Quần đảo Solomon sau các cuộc biểu tình chống chính phủ cùng với các nhân viên quốc phòng từ Fiji, Papua New Guinea và Úc.

Xem thêm tại: Nikkei Asia, New Zealand to maintain 15 defense personnel in Solomon Islands. Truy cập ngày 30/5/2023


Châu Âu – Trung Đông – Châu Phi – Mỹ-Latinh:

Hiệp ước Anh-Na Uy tăng cường an ninh dưới mặt biển

Anh và Na Uy đã cam kết giải quyết các mối đe dọa chung dưới mặt biển, đặc biệt là những mối đe dọa ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng dưới mặt biển. Anh và Na Uy ký thỏa thuận trong bối cảnh việc sử dụng năng lượng và thông tin liên lạc dưới đáy biển ngày càng tăng, dẫn đến sự gia tăng tính nhạy cảm trước các mối đe dọa đối nghịch. Hậu quả của cuộc tấn công vào đường ống Nord Stream cũng đã thúc đẩy sự hợp tác sâu sắc hơn để bảo vệ chống lại các mối đe dọa dưới đáy biển và đảm bảo an ninh Bắc Đại Tây Dương được duy trì.

Xem thêm tại: UKDJ, UK-Norway pact to enhance undersea security. Truy cập ngày 27/5/2023


Đức xác nhận mua 18 xe tăng Leopard 2A8 mới cùng khả năng mua thêm 105 chiếc khác

Quân đội Đức sẽ mua 18 xe tăng Leopard 2A8 để thay thế cho các xe tăng Leopard 2A6 đã viện trợ cho Ukraine trước đó. Kế hoạch mua sắm không chỉ nhằm thay thế các xe tăng được tặng, mà còn bao gồm tùy chọn mua thêm tới 105 xe tăng Leopard 2A8 với mức giá hơn 2,3 tỷ euro. Leopard 2A8 sẽ được bọc giáp đa lớp kết hợp tiên tiến thế hệ thứ 3 trên toàn bộ khung thân và được trang bị súng nòng trơn L55.

Xem thêm tại: Army Recog, Germany confirms acquisition of 18 new Leopard 2A8 tanks with additional order of 105 more. Truy cập ngày 27/5/2023


Đức chuyển hệ thống Patriot có trụ sở tại Slovakia tới Lithuania để bảo vệ hội nghị thượng đỉnh NATO

Đức sẽ chuyển hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot hiện đang đồn trú tại Slovakia tới Lithuania để bảo vệ hội nghị thượng đỉnh NATO dự kiến ​​diễn ra vào tháng 7 tại Vilnius. Đức đã đóng hai đơn vị Patriot ở Slovakia và ba đơn vị ở Ba Lan. Bộ Quốc phòng Đức từ chối cung cấp thông tin chi tiết về những yếu tố từ sứ mệnh ở Ba Lan vốn sẽ được tái triển khai ở Lithuania.

Xem thêm tại: Reuters, Germany to move Slovakia-based Patriot system to Lithuania to protect NATO summit. Truy cập ngày 27/5/2023


Ba Lan mua 800 hỏa tiễn Hellfire để trang bị cho trực thăng tấn công mới

Chính phủ Ba Lan đã ký một thỏa thuận mua 800 tên lửa Hellfire II trị giá 150 triệu USD sẽ được trang bị cho một đội trực thăng tấn công mới, với yêu cầu mua Boeing AH-64E Apaches vẫn đang trong quá trình lên kế hoạch. Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Błaszczak cho biết tên lửa Hellfire II sẽ được dùng để trang bị cho trực thăng hỗ trợ AW149 và trực thăng tấn công AH-64E Apache Guardian. Việc giao hàng dự kiến ​​sẽ bắt đầu trong năm nay và kéo dài đến năm 2029.

Xem thêm tại: Defense News, Poland buys 800 Hellfire missiles to arms its new attack helicopters. Truy cập ngày 1/6/2023


Nguy cơ tấn công khủng bố ở Hà Lan gia tăng

Cơ quan chống khủng bố NCTV của Hà Lan cho biết mối đe dọa về một cuộc tấn công khủng bố có thể xảy ra ở Hà Lan đã gia tăng trong những tháng gần đây. NCTV cho biết ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy các nhóm thánh chiến Hồi giáo âm mưu thực hiện các cuộc tấn công có khả năng cao xảy ra ở châu Âu, bao gồm cả ở Hà Lan. Mức độ đe dọa tổng thể vẫn ở mức 3 trên thang điểm 5 tại Hà Lan, đồng nghĩa rằng sẽ có khả năng xảy ra tấn công.

Xem thêm tại: Jerusalem Post, Threat of terrorist attack in Netherlands has increased -gov’t agency. Truy cập ngày 31/5/2023


NATO tập trận Bắc Cực, cam kết bảo vệ Phần Lan

Gần 1.000 quân đồng minh từ Na Uy, Anh và Mỹ – cũng như Thụy Điển, quốc gia xin gia nhập NATO – đã tham gia cùng khoảng 6.500 binh sĩ Phần Lan và khoảng 1.000 phương tiện để tập trận trong tuần này, đánh dấu cuộc tập trận trên bộ lớn nhất thời hiện đại của Phần Lan ở Bắc Cực. Cùng với đó, khoảng 150 máy bay từ 14 quốc gia thành viên NATO và các nước đối tác cũng đang tham gia cuộc tập trận Arctic Challenge 2023.

Xem thêm tại: Al Jazeera, NATO launches Arctic exercises, pledges protection of Finland. Truy cập ngày 1/6/2023


Syria tố tên lửa Israel tấn công các địa điểm gần Damascus

Lực lượng phòng không Syria hôm Chủ nhật đã đối đầu với một cuộc tấn công bằng tên lửa của Israel vào ngoại ô thủ đô Damascus của Syria và không có thương vong. Các cuộc tấn công tên lửa đến từ hướng Cao nguyên Golan do Israel chiếm đóng đã nhắm vào một số địa điểm không xác định. Trong nhiều năm, Israel đã tiến hành các cuộc tấn công vào những mục tiêu có liên quan đến Iran ở Syria, nơi ảnh hưởng của Tehran đã tăng lên kể từ khi nước này bắt đầu ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad trong cuộc nội chiến bắt đầu vào năm 2011.

Xem thêm tại: Reuters, Syria says Israeli missiles target sites near Damascus. Truy cập ngày 30/5/2023


NATO kêu gọi Kosovo giảm căng thẳng với Serbia sau đụng độ

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã kêu gọi Kosovo giảm bớt căng thẳng với Serbia, hai ngày sau các cuộc đụng độ giữa cảnh sát Kosovo và những người biểu tình phản đối việc các thị trưởng người Albania nhậm chức tại các khu vực của người Serbia sinh sống. Trước đó vào thứ sáu, các nhóm nhỏ người dân tộc Serb ở phía bắc Kosovo đã đụng độ với cảnh sát khi cố gắng chặn lối vào các tòa nhà thành phố để ngăn các quan chức mới đắc cử vào. Một ngày sau, tổng thống Serbia Vucic nói rằng các lực lượng vũ trang vẫn trong tình trạng báo động tối đa cho đến khi có thông báo mới.

Xem thêm tại: Al Jazeera, NATO urges Kosovo to ease tensions with Serbia after clashes. Truy cập ngày 29/5/2023


Ít nhất ba người thiệt mạng trong vụ xả súng ở biên giới Iran-Afghanistan

Hai lính biên phòng Iran và một chiến binh Taliban đã thiệt mạng sau vụ nổ súng gần một đồn biên giới giữa Iran và Afghanistan, làm leo thang căng thẳng đang gia tăng giữa hai nước trong bối cảnh tranh chấp về quyền sử dụng nước. Bạo lực xảy ra khi Tổng thống Iran Ebrahim Raisi trong tháng này cảnh báo Taliban không được vi phạm hiệp ước năm 1973 bằng cách hạn chế dòng nước từ sông Helmand đến các khu vực phía đông của Iran. Taliban đã phủ nhận lời buộc tội.

Xem thêm tại: Al Jazeera, At least three killed in shooting at Iran-Afghan border. Truy cập ngày 28/5/2023

Chuyên mục Phân tích:


Tại sao các cuộc tấn công tên lửa của Nga vào Ukraine lại không hiệu quả?

Từ ngày 1 đến 26 tháng 5, Nga đã thực hiện 13 cuộc tấn công bằng tên lửa vào thủ đô Kyiv. Phía Ukraine nói rằng các hệ thống phòng không của mình vẫn đang đánh chặn hầu hết tên lửa của Nga, gần đây nhất là việc bắn hạ tên lửa đạn đạo siêu thanh phóng trên không Kinzhal. Vậy tại sao Nga vẫn chưa thể phá hủy hệ thống phòng không của Ukraine?

Lý do đầu tiên nằm ở chiến thuật cơ động của Ukraine cùng với các vũ khí phòng không mạnh mẽ của phương Tây. Kế đến, các yếu điểm mang tính cấu trúc trong hệ thống chỉ huy của Nga cũng khiến cho các chiến dịch tấn công tên lửa không hiệu quả. Thêm vào đó, tốc độ ra quyết định cho các cuộc tấn công trên không cũng rất chậm khi quá trình xác định mục tiêu và tấn công có thể mất hơn 48 tiếng. Theo đó, sự chậm trễ gây khó khăn trong việc tấn công các hệ thống phòng không di động, thậm chí còn khó hơn khi Ukraine sử dụng thêm các mồi nhử bơm hơi (inflatable decoy). Tuy nhiên, khi không thể tấn công khí tài quân sự, Nga đã tăng cường tấn công vào mục tiêu dân sự, ví dụ như tấn công vào các khu vực dân cư bằng drone tự sát. Dù các cuộc tấn công này gây ra nhiều tổn hại nặng nề, nhưng việc tấn công thường dân cho thấy Nga đang suy yếu. Ngoài ra, việc tấn công thường dân còn là nỗ lực của Nga nhằm gây áp lực lên chính phủ Ukraine để đàm phán hòa bình bằng cách làm suy yếu tinh thần của công chúng và làm hao mòn sự kiên nhẫn và viện trợ của phương Tây.

Xem thêm tại: Economist, Russia’s missile attacks on Ukraine have been ineffective. Truy cập ngày 27/5/2023


Điều gì giải thích cho sự biến mất của drone Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp cho Ukraine?

Vào những tháng đầu của cuộc chiến, drone Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất được xem là cứu tinh của Ukraine và tương lai của chiến tranh. Lực lượng Ukraine đã sử dụng TB2 để tấn công xe tăng, xe bọc tháp và tàu tuần tra Nga và gặt hái được nhiều thành công. Tuy nhiên, chỉ một năm sau, gần như toàn bộ TB2 không còn được triển khai và số còn lại chỉ thực hiện các nhiệm vụ trinh sát. Vậy nguyên nhân nào khiến cho TB2 biến mất như vậy?

Lý do cho sự biến mất của TB2 nằm ở khả năng chiến tranh điện từ (EW) được Nga cải tiến sau những tổn thất từ đầu cuộc chiến. Chiến tranh điện từ của Nga đã vô hiệu hóa và bắn hạ rất nhiều drone của Ukraine – trong đó có TB2. Theo các chuyên gia TB2 vốn bay tương đối chậm và thấp, có thể trở thành mục tiêu của các hệ thống phòng không được vận hành tốt và phức tạp. Tính đến tháng tư, lực lượng Nga đã bắn hạ 100 drone TB2 và  đã chiếm ưu thế trong cuộc chiến bằng drone khi mỗi tháng đều bắn hạ khoảng 10,000 drone của Ukraine. Do đó, Ukraine đang sử dụng cảm biến và quang học tiên tiến của drones TB2 nhằm dẫn đường cho các loại drone khác để tấn công trong khi đứng ngoài phạm vi của các hệ thống EW và phòng không của Nga.

Xem thêm tại: Business Insider, Bayraktar TB2 drones were hailed as Ukraine’s savior and the future of warfare. A year later, they’ve practically disappeared. Truy cập ngày 29/5/2023


Nhóm dân quân đang tập kích vùng Belgorod của Nga là ai?

Vào thứ hai vừa qua, hai nhóm chiến binh ủng hộ Ukraine đã vượt biên giới lãnh thổ Nga tại Belgorod bằng xe tăng và xe chiến đấu bộ binh khiến cho ít nhất một lính biên phòng thiệt mạng và một máy bay trực thăng bị bắn hạ. Vậy hai nhóm dân quân này là ai? Hai nhóm nhân dân tấn công vào Nga được xác định là Quân đoàn giải phóng Nga và Tập đoàn quân tình nguyện Nga, cả hai có trụ sở tại Ukraine. Phía quân đội Nga nói rằng hai nhóm dân quân là một mũi tiến công của quân đội Ukraine dù Kyiv khẳng định rằng hai quân đoàn này bao gồm những người bất mãn với Moscow. Trên thực tế, cả hai quân đoàn đều bao gồm cả lính Ukraine và những người bất mãn với Nga, nhưng không có bất cứ liên kết nào với chính phủ Ukraine. Về mục đích tấn công của hai đoàn quân, phía Nga nói rằng đây là nỗ lực của Ukraine nhằm “đánh lạc hướng dư luận” về việc phòng thủ thất bại Bakhmut (dù Ukraine nói rằng vẫn còn cố thủ tại các tòa nhà và hào lũy vùng rìa phía tây nam). Tuy nhiên, phía tình báo Ukraine cung cấp hai lý do cho chiến dịch tại Belgorod. Đầu tiên, mục đích của chiến dịch này là nhằm làm suy yếu quyền lực trong nước của ông Putin. Mục đích thứ hai là nhằm khiến Nga rút lực lượng dự bị ra khỏi các khu vực quan trọng của chiến tuyến, trước thềm một cuộc phản công đã được lên kế hoạch từ lâu của Ukraine. Dù cùng được thành lập vào năm ngoái, nhưng Quân đoàn giải phóng Nga lại hỗn loạn và gần với tổng cục tình báo quốc phòng Ukraine (HUR) hơn trong khi Tập đoàn quân tình nguyện Nga kỷ luật tốt hơn nhưng lại nghiêng về phía cánh hữu. Thêm vào đó, đây cũng không phải là lần đầu các nhóm dân quân do Ukraine hậu thuẫn xâm phạm lãnh thổ Nga khi Tập đoàn quân tình nguyện Nga và Quân đoàn giải phóng Nga đã từng dẫn đầu một cuộc tấn công từ Ukraine vào Bryansk, một khu vực biên giới khác của Nga.

Xem thêm tại: Economist, Who are the militias raiding Russia’s Belgorod region? Truy cập ngày 26/5/2023


ATACMS là vũ khí cuối cùng mà Ukraine muốn?

Các nhà lãnh đạo của Ủy ban Helsinki kêu gọi Nhà Trắng bật đèn xanh cho việc chuyển giao cho Ukraine hệ thống tên lửa tác chiến bộ binh (ATACMS) do Mỹ sản xuất, một loại vũ khí có thể được bắn từ hệ thống tên lửa phóng nhiều lần và có tầm tấn công gần 321km. Các quan chức cho rằng việc viện trợ ATACMS cho Ukraine sẽ đặt quân đội, tàu và căn cứ của Nga tại các vùng bị chiếm đóng vào thế nguy hiểm, tương tự vớ việc triển khai HIMARS vào năm ngoái khiến cho đường tiếp tế, trung tâm chỉ huy và các kho vũ khí của Nga bị phá hủy. Trong thời gian gần đây, Nga đã gia tăng các cuộc tấn công tên lửa vào các mục tiêu dân sự và liên tục tấn công vào các thành phố trung tâm. Nhưng chính quyền Biden vẫn chưa tán thành việc viện trợ các hệ thống vũ khí tầm xa cho Ukraine vì một số lý do. Lý do lớn nhất đó là các quan chức Mỹ quan ngại rằng nếu Ukraine sử dụng các loại vũ khí của mình tấn công vào lãnh thổ Nga thì sẽ làm leo thang cuộc chiến. Thêm vào đó, Mỹ cũng cần phải giữ một lượng lớn ATACMS để phòng trường hợp xung đột với Trung Quốc, Nga, hoặc Triều Tiên trong tương lai. Tuy nhiên, những lời kêu gọi chính quyền Biden chấp thuận gửi ATACMS đến cho Ukraine gần khiến cho Mỹ cuối cùng cũng bắt đầu gửi vũ khí tầm xa cho Kyiv. Bên cạnh quyết định gửi vũ khí tầm xa của Mỹ, Anh cũng tuyên bố sẽ viện trợ cho Ukraine tên lửa hành trình Bão Ảnh có phạm vi tấn công khoảng 250km. Theo đó, các hệ thống vũ khí tầm xa này có thể giúp Ukraine tấn công vào các cứ điểm kiểm soát và chỉ huy của Nga bên trong lãnh thổ của đất nước, đồng thời khiến cho giới lãnh đạo cấp cao của Moscow rơi vào thế lưỡng nan. Cuối cùng, hệ thống ATACMS sẽ giúp cho Ukraine đảm bảo chiến thắng trong cuộc phản công mùa xuân.

Xem thêm tại: Foreign Policy, The Last Big Weapon on Ukraine’s Wish List. Truy cập ngày 27/5/2023


Tại sao Trung Quốc theo đuổi chiến tranh nhận thức?

Đối diện với thực tế rằng Mỹ cùng đồng minh đang củng cố khả năng quân sự xung quanh Đài Loan, Trung Quốc đang ngày càng chuyển trọng tâm sang “chiến tranh thông tin” – loại hình chiến tranh sử dụng hệ thống quân sự và các khái niệm tác chiến tích hợp AI – khiến cho Bắc Kinh sẽ có lợi thế đáng gờm là “chiến tranh nhận thức”. Theo đó, chiến tranh nhận thức bao gồm các chiến dịch nhằm chiếm lĩnh tâm trí và định hình quyết định của kẻ thù, từ đó tạo ra một môi trường có lợi về mặt chiến lược hay không cần chiến mà vẫn thắng đối thủ. Trên thực tế, cả quân đội Mỹ và Trung Quốc đều đang nghiên cứu việc tích hợp AI vào ba lĩnh vực: xử lý thông tin, vũ khí không người lái và ra quyết định.

Tuy nhiên, Trung Quốc lại đang đi trước Mỹ một bước khi theo đuổi việc ứng dụng chủ động chiến tranh nhận thức bên cạnh các phương diện khác như trên bộ, trên không, hàng hải, trên mạng và không gian. Trung Quốc có thể sử dụng chiến tranh nhận thức để gây ảnh hưởng lên cách nghĩ của các nhà hoạch định, chỉ huy quân sự và công chúng của đất nước thù địch. Lấy ví dụ, Bắc Kinh có thể sử dụng mạng xã hội và các phương tiện khác để lan truyền thông tin sai sự thật, bao gồm các video sử dụng công nghệ “deepfake”, và thao túng dư luận về vấn đề Đài Loan. Mặt khác, quân đội Trung Quốc cũng đang sử dụng AI nhằm gây ảnh hưởng trực tiếp binh sĩ của mình, ví dụ như PLA sử dụng công nghệ kính thực tế ảo và “hệ thống hỗ trợ tâm lý” dạng vòng tay nhằm chuẩn bị tốt hơn cho binh sĩ của mình trước các tình huống thực chiến. Nhưng việc tập trung vào việc phân tích cách ứng dụng AI của PLA và các hệ thống tự hành cho thấy các lý thuyết gia Trung Quốc đã ngó lơ các lỗ hổng vốn có của công nghệ này, như thiên kiến thuật toán do dữ liệu kém chất lượng, và quá chú tâm vào các khả năng của chúng. Thêm vào đó, các lệnh cấm vận của phương Tây đối với xuất khẩu chip tiên tiến và siêu máy tính đến Trung Quốc sẽ khiến cho Bắc Kinh gặp khó khăn trong việc tái tạo các chất bán dẫn cao cấp được phát triển ở cả Mỹ và các quốc gia đối tác trong ngắn hạn. Tuy nhiên, trong dài hạn thì Trung Quốc vẫn có thể phát triển chuỗi cung ứng và công nghệ của riêng mình.

Xem thêm tại: Japan Times, Winning without fighting? Why China is exploring ‘cognitive warfare’.Truy cập ngày 27/5/2023


Nguyên nhân nào khiến cho Mỹ và Trung Quốc cùng các cường quốc khác thúc đẩy tập trận quân sự với các nước Đông Nam Á?

Vào đầu tháng này, Trung Quốc và Lào đã tổ chức cuộc tập trận Friendship Shield 2023, bao gồm nhiều chiến dịch huấn luyện vũ khí và chiến đấu. Thêm vào đó, Trung Quốc cũng tổ chức các cuộc tập trận hàng hải với Singapore (tập trận hợp tác hàng hải), Lào (Răng Rồng) và Việt Nam (tuần tra chung tại vịnh Bắc Bộ). Các chuyên gia nhận định rằng việc Trung Quốc tăng cường tập trận chung với các nước ĐNA là nhằm nối lại mức độ hoạt động trước đại dịch, đồng thời nhắm đến việc đáp trả các hành động quyết liệt của Mỹ và đồng minh tại khu vực. Tuy nhiên, giá trị từ các cuộc tập trận của Trung Quốc với các đối tác ĐNA lại ‘hạn chế’ do bản chất các cuộc tập trận này không diễn ra thường xuyên và không có tác động gì nhiều. Mặt khác, các cuộc tập trận này chỉ mang tính ngoại giao hay quan hệ công chúng và chúng cũng không phản ánh một động lực mới vì các nước như Lào và Campuchia vốn đã nằm trong quỹ đạo của Bắc Kinh. Đối với Singapore, các cam kết quốc phòng với Trung Quốc khó có thể phát triển thêm do mối quan hệ an ninh quan trọng hơn của quốc đảo này với Mỹ.

Một lý do nữa khiến hợp tác quốc phòng giữa Trung Quốc và ĐNA khó khăn đó là Bắc Kinh không được coi là một đối tác an ninh đáng tin cậy tại khu vực do các hành vi bắt nạt và tranh chấp với các nước láng giềng tại biển Đông. Bên cạnh tập trận chung với Trung Quốc, các nước trong khu vực từ lâu đã huấn luyện cùng các đối tác khu vực và phương Tây, ví dụ như Mỹ tổ chức tập trận Balikatan cùng Philippines, và tập trận Cobra Gold cùng với Thái Lan. Ngoài ra, Nhật Bản cũng đã tham gia vào khu vực với các cuộc tập trận giữa Tokyo với Việt Nam, huấn luyện cứu trợ cứu nạn với Philippines, và Garuda Shield với Mỹ và Indonesia. Do đó, đối với hầu hết các nước ĐNA, việc cân bằng quan hệ với Washington và Bắc Kinh sẽ rất cần thiết, và một số sẽ ngả về một phe nhiều hơn phe còn lại. Tuy nhiên, cũng sẽ có những áp lực từ bên trong đối với các nước ĐNA không theo đuổi quan hệ quốc phòng chặt chẽ hơn với Trung Quốc khi Washington sẽ không chấp thuận việc các nước này triển khai vũ khí của Mỹ tại các cuộc tập trận chung với Bắc Kinh. Cuối cùng, trong khi các cuộc tập trận cung cấp cho quân đội khu vực cái nhìn sâu sắc về cách thức hoạt động và các khả năng mới nhất của PLA, chúng không mang lại nhiều giá trị trong việc “cung cấp những hiểu biết mới về hoạt động và xây dựng khả năng tương tác”, vốn chỉ có thể đạt được khi tham gia các cuộc tập trận với các đối tác ngoài khu vực.

Xem thêm tại: SCMP, Why are China, US – and other major powers – stepping up military drills with Southeast Asia? Truy cập ngày 30/5/2023


Hàn Quốc đang vươn lên thành nhà sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới như thế nào?

Doanh thu bán vũ khí của Hàn Quốc năm 2022 đạ chạm mốc hơn 17 tỷ USD nhờ vào nhu cầu từ các nước phương Tây nhằm gia tăng viện trợ vũ khí cho Ukraine, cùng với căng thẳng gia tăng tại các điểm nóng khác như Triều Tiên và Biển Đông. Cũng vào năm ngoái, Hàn Quốc ký hợp đồng vũ khí trị giá 13,7 tỷ USD với Ba Lan, bao gồm bệ phóng tên lửa Chunmoo, xe tăng K2, pháo tự hành K9 và máy bay chiến đấu FA-50. Các quan chức Hàn Quốc và Ba Lan nói rằng hợp tác lần này sẽ giúp hai nước chiếm lĩnh thị trường vũ khí châu Âu với Seoul cung cấp vũ khí chất lượng cao nhanh hơn các nước khác và Warsaw cung cấp năng lực sản xuất và mở đường cho vũ khí Hàn Quốc vào châu Âu. Thêm vào đó, thỏa thuận này cũng đã khiến các nước Đông Âu chuyển hướng mua vũ khí từ Hàn Quốc với giá rẻ và thời gian vận chuyển nhanh.

Tuy nhiên, chuyên gia nhận định rằng dù Ba Lan và Hàn Quốc đã thiết lập công nghiệp quốc phòng vững chắc, nhưng về lâu dài thì sự phát triển này sẽ gặp khó khăn khi xu hướng chính trị có thể thay đổi khiến cho nhu cầu về vũ khí như pháo và xe tăng giảm. Lý do khiến cho Hàn Quốc có thể vận chuyển vũ khí nhanh đến vậy là nhờ vào nhân lực và công nghệ tiên tiến, với hơn 150 nhân viên và 6 robot tự hành khổng lồ có khả năng làm việc 8 tiếng một ngày và có thể làm thêm giờ nếu cần. Tốc độ giao hàng nhanh chóng của công ty quốc phòng Hàn Quốc thể hiện ở lần giao hàng đầu tiên với 10 K2s và 24 K9s chỉ trong vòng vài tháng sau khi ký kết hợp đồng với Ba Lan. Khi so sánh Hàn Quốc với Đức, một nhà sản xuất vũ khí lớn khác, thì Berlin vẫn chưa giao bất kỳ đơn hàng xe tăng nào mà Hungary đặt hồi năm 2018. Tại châu Á, doanh thu vũ khí từ khu vực này, chiếm 63% tổng xuất khẩu quốc phòng của Hàn Quốc từ năm 2018-2022, gia tăng nhờ vào việc các nước trong khu vực xây dựng quân đội do lo ngại về an ninh và cạnh tranh Mỹ-Trung, ví dụ như Malaysia năm nay ký thỏa thuận mua máy bay FA-50s trị giá 1 tỷ USD và Seoul cũng đang tranh gói thầu cung cấp xe chiến đấu bộ binh trị giá 12 tỷ USD cho Úc.

Xem thêm tại: Reuters, Inside South Korea’s race to become one of the world’s biggest arms dealers. Truy cập ngày 30/5/2023


Ai sẽ là ứng cử viên cho ghế tổng thư ký NATO tiếp theo?

Vào tháng chín tới, tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg sẽ mãn nhiệm sau chín năm tại chức. Các quốc gia thành viên của NATO đang mong muốn người kế nhiệm của ông Jens Stoltenberg sẽ được bầu vào hội nghị thượng đỉnh tại Lithuania vào giữa tháng bảy tới. Tuy nhiên, do thời gian gấp rút nên cả 31 nước thành viên NATO sẽ khó có thể đạt được đồng thuận cần thiết để bầu ra một tổng thư ký mới, hoặc họ có thể yêu cầu ông Stoltenberg tiếp tục nhiệm kỳ thứ tư. Dù là ai được chọn, thì tổng thư ký mới sẽ phải đối đầu với hai thách thức: một mặt phải duy trì sự ủng hộ cho Ukraine trong khi cảnh giác với bất kỳ sự leo thang nào có thể khiến NATO phải đối đầu trực tiếp với Nga. Trong số các ứng viên, Bộ trưởng bộ Quốc phòng Anh Ben Wallace và Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen là hai ứng viên tiềm năng cho chiếc ghế tổng thư ký. Dù được tôn trọng rộng rãi trong liên minh, nhưng nhiều nhà ngoại giao cho rằng ông Ben Wallace không phải là ứng viên thích hợp, cộng với việc nhiều thành viên mong muốn lãnh đạo mới là nữ giới. Thêm vào đó, một số khác cũng muốn ứng cử viên là một cựu thủ tướng hay tổng thống để đảm bảo người đứng đầu NATO có các kết nối chính trị cấp cao, tương tự như ông Jens Stoltenberg, người từng giữ chức thủ tướng Na Uy. Mặt khác, một số nước như Pháp thì muốn ứng cử viên sẽ đến từ EU với hy vọng rằng sẽ khiến cho NATO xích gần lại EU hơn. Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen phù hợp toàn bộ các tiêu chí trên, bà là thủ tướng trẻ nhất Đan Mạch và được tán dương nhờ sự thành công trong việc quản lý khủng hoảng suốt thời gian đại dịch Covid và đã đắc cử nhiệm kỳ thứ hai vào năm ngoái. Tuy nhiên, nếu bà Mette Frederiksen đảm nhiệm chức tổng thư ký NATO thì bà phải từ bỏ vị trí thủ tướng, khiến cho chính phủ Đan Mạch vốn đã mỏng manh có thể bị sụp đổ. Ngoài ông Ben Wallace và bà Mette Frederiksen, thủ tướng Estonia Kaja Kallas, chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen và phó thủ tướng Canada Chrystia Freeland cũng góp mặt trong danh sách ứng cử viên. Nhưng các nhà ngoại giao nói rằng bà Kallas được coi là quá thù địch với Nga, còn Berlin muốn bà von der Leyen ở lại Ủy ban EU và bà Freeland phải đối mặt với những trở ngại lớn khi không phải là người châu Âu đến từ một quốc gia bị coi là chậm chạp trong ngân sách quốc phòng. Thêm vào đó, còn có Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte và Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez nhưng cả hai đều không có nhiều khả năng sẽ tham gia tranh cử.

Xem thêm tại: Reuters, NATO struggles in the shadows to find new leader. Truy cập ngày 28/5/2023

https://nghiencuuquocte.org/2023/06/02

Thời sự Thứ Sáu 02/06/2023: *Thượng viện Mỹ thông qua dự luật về mức trần nợ. *Căng thẳng Mỹ-Trung chi phối Đối thoại Shangri-La. *TT Joe Biden ngã nhào trên sân khấu ở Colorado nhưng “ổn”. *Mỹ ký thương mại với Đài Loan. *Bắc Kinh đón Elon Musk thế nào? *

Friday, June 2nd, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


Thượng viện Hoa Kỳ thông qua dự luật về mức trần nợ, chấm dứt nguy cơ vỡ nợ 

Lawrence Wilson

Thứ sáu, 02/06/2023 

Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn, hôm 01/06/2023. (Ảnh: Anna Moneymaker/Getty Images) 

Hôm 01/06, bằng cách thông qua Đạo luật Trách nhiệm Tài khóa 2023, Thượng viện đã chấm dứt nguy cơ Hoa Kỳ không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính của mình. Hiện tại, dự luật này được chuyển đến bàn của Tổng thống Joe Biden. Chữ ký của ông sẽ chấm dứt vấn đề này trong ít nhất 19 tháng tiếp theo. 

Dự luật này đã được thông qua trong một cuộc bỏ phiếu lưỡng đảng với tỷ lệ 63 phiếu thuận và 36 phiếu chống. 

Continue Reading »

Chiến tranh Ukraine ngày 1/6/2023 (ngày # 463): *Chiến binh Nga thân Ukraine tấn công thị trấn Nga *Hội nghị thượng đỉnh chính trị Âu Châu tại Moldova. *Zelensky kêu gọi ‘đảm bảo an ninh’ từ phương Tây *Pháo kích ở Shebekino, Nga *Hậu quả của cuộc tấn công Kiev của Nga

Thursday, June 1st, 2023

Cập nhật 1 giờ trước


Continue Reading »

Thời sự Thứ Năm 01/06/2023: *Bắc Hàn nói sẽ phóng vệ tinh do thám. *Hàn Quốc sản xuất hoả tiễn đánh chặn vào 2015. *Thủ đô Kiev tiếp tục bị Nga oanh kích. *TC chặn đầu máy bay chiến đấu của Mỹ. *Cộng đồng Chính trị Châu Âu họp thượng đỉnh ở Moldova *Cựu PTT Mike Pence tranh cử TT

Thursday, June 1st, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


Triều Tiên quyết sẽ phóng thêm các vệ tinh do thám 

01/6/2023 Reuters 

Bà Kim Yo Jong, em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. 

Bà Kim Yo Jong, em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên, khẳng định vệ tinh do thám quân sự của Bình Nhưỡng sẽ sớm đi vào quỹ đạo và tuyên bố sẽ tăng cường các nỗ lực do thám quân sự, truyền thông nhà nước KCNA đưa tin hôm 1/6.

“Kẻ thù sợ nhất là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tiếp cận với các phương tiện do thám và phương tiện thông tin tuyệt hảo bao gồm cả vệ tinh do thám và do đó, chúng tôi nhận thức được rằng chúng tôi nên nỗ lực hơn nữa để phát triển các phương tiện do thám”, bà Kim tuyên bố.

Phát biểu này được đưa ra sau vụ phóng vệ tinh của Bình Nhưỡng hôm 31/5 thất bại.

Cùng ngày 31/5, một số quốc gia nói với một cơ quan của Liên hiệp quốc rằng các vụ thử phi đạn của Triều Tiên đang gây nguy hiểm cho sự an toàn của hàng hải thương mại trên các tuyến đường biển bận rộn ở Đông Bắc Á.

Vụ phóng vệ tinh lần thứ sáu của Triều Tiên hôm 31/5 đã thất bại nhưng nó vẫn dẫn đến cảnh báo khẩn cấp và cảnh báo sơ tán ở một số vùng của Hàn Quốc và Nhật Bản.

Một nghị quyết được đa số hơn 100 quốc gia tham gia ủy ban an ninh của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) thông qua, “mạnh mẽ” lên án các vụ thử phi đạn này “đe dọa nghiêm trọng đến sự an toàn của những người đi biển và vận chuyển quốc tế.”

Triều Tiên đã bác bỏ nghị quyết và một tài liệu do các quốc gia bao gồm Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản đệ trình. Đáp lại, nước này nói rằng các vụ thử phi đạn “cấu thành các biện pháp tự vệ thường xuyên và có kế hoạch được thực hiện bởi một quốc gia có chủ quyền để bảo vệ an ninh quốc gia.”

“(Triều Tiên) không trong vị thế có thể đưa ra thông báo trước về các cuộc tập trận và các biện pháp tự vệ của mình”, nước này nói một bản đệ trình đưa lên ủy ban IMO.

Triều Tiên nói thêm rằng các vụ phóng phi đạn “dựa trên tính toán khoa học chính xác và xem xét điểm va chạm cũng như lộ trình của các tàu di chuyển trong vùng biển”.


Hàn Quốc sẽ sản xuất hàng loạt hoả tiễn đánh chặn vào năm 2025

Để tăng cường phòng thủ trước mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc dự định sẽ sản xuất hàng loạt tên lửa đánh chặn vào năm 2025. 

01/6/2023

Ảnh minh họa: Hỏa tiễn Nuri được phóng thử từ Trung tâm Không gian Naro, ở Goheung, Hàn Quốc, ngày 25/05/2023. AP 

Trần Công /RFI

Từ Seoul, thông tín viên Trần Công tường trình :

« Theo hãng tin Yonhap hôm nay, tên lửa địa đối không tầm xa (L-SAM) chuyên dùng để đánh chặn tên lửa đạn đạo, đã tiếp tục được thử nghiệm thành công trong lần thử thứ 4 hôm 30/05. Đây là dòng tên lửa đánh chặn được phát triển hoàn toàn bằng công nghệ nội địa, có khả năng phát hiện và đánh chặn các tên lửa đạn đạo đang bay ở độ cao 50 – 60 km, độ cao tương đương với khả năng đánh chặn của hệ thống THAAD của Mỹ. Thành công này đánh dấu việc Hàn Quốc trở thành quốc gia thứ 3 trên thế giới phát triển loại vũ khí này, sau Mỹ và Israel.

Trước đó, Hàn Quốc đã thử nghiệm loại tên lửa đánh chặn này 3 lần và đã có 2 lần thành công. Sau lần thành công thứ 3 này, bộ Quốc Phòng Hàn Quốc dự kiến sẽ kết thúc việc đánh giá thử nghiệm vào cuối năm nay (2023) và việc sản xuất hàng loạt tên lửa sẽ bắt đầu vào năm 2025.

Quân đội Hàn Quốc đang xây dựng Hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không Hàn Quốc (KAMD), một hệ thống phòng thủ đa tầng, ở nhiều độ cao khác nhau. Dòng tên lửa L-SAM này thuộc hệ thống phòng thủ tầm cao. Các tên lửa vượt qua được hệ thống phòng thủ tầm cao sẽ tiếp tục bị đánh chặn bởi hệ thống phòng thủ tầm trung ở độ cao 40km.

Bộ trưởng Quốc Phòng Lee Jong Seop cho biết L-SAM sẽ trở thành lực lượng cốt lõi của hệ thống phòng thủ đa tầng, ở cấp độ tương đương với THAAD của Mỹ và sẽ sớm được trang bị cho quân đội Hàn Quốc.

Với việc Bắc Triều Tiên liên tục khiêu khích và tình hình thế giới đang căng thẳng, việc sản xuất hàng loạt các dòng tên lửa đánh chặn nội địa sẽ giúp Hàn Quốc chủ động trong phòng thủ đa tầng và bảo vệ lãnh thổ trong tương lai ».


Chiến tranh Ukraina : Thủ đô Kiev tiếp tục bị Nga oanh kích

Ba người chết và nhiều người bị thương trong một trận oanh kích mới nhắm vào Kiev, thủ đô Ukraina, đêm hôm qua rạng sáng hôm nay, 01/06/2023. 

01/6/2023

Một tòa nhà ở Kiev, Ukraina, bị trúng tên lửa của Nga trong đêm 31/05 rạng sáng 01/06/2023. AP – Alex Babenko 

Trọng Thành /RFI

Theo không quân Ukraina, lực lượng phòng không đã bắn hạ 10 tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình Iskander, được phóng đi từ vùng Briansk (Nga). Theo Reuters, đây là cuộc tấn công thứ 18 nhắm vào Kiev trong vòng một tháng.

Chính quyền Ukraina cho biết 3 người thiệt mạng gồm một bé gái 11 tuổi, người mẹ của em và một phụ nữ khác. Theo đô trưởng Vitali Klitschko, một số vụ hỏa hoạn bùng lên tại các khu vực xung quanh những địa điểm bị tấn công do ‘‘các mảnh vỡ’. Đặc biệt có một cơ sở y tế bị oanh kích.

Cho đến nay, điện Kremlin thường xuyên khẳng định không chủ ý tấn công vào thường dân. Từ đầu tháng 5, Nga gia tăng tấn công các thành phố và cơ sở hạ tầng của Ukraina, trong bối cảnh Kiev đang chuẩn bị một cuộc phản công lớn.

Về phía Nga, chính quyền tỉnh biên giới Belgorod, giáp với Ukraina, khẳng định nhiều địa điểm trong tỉnh ‘‘bị oanh kích liên tục’’ sáng hôm nay, khiến 8 người bị thương. Hôm qua 31/05, chính quyền địa phương cho biết đã bắt đầu sơ tán hàng trăm trẻ nhỏ tại một số khu vực biên giới.


Gordon Chang: Vụ chặn đầu máy bay chiến đấu của Mỹ là do Bắc Kinh ra lệnh

Các vụ va chạm chặn đầu giữa máy bay chiến đấu Trung Quốc và các quốc gia khác, bao gồm cả vụ việc xảy ra vào tuần trước với một chiến đấu cơ của Hoa Kỳ trên Biển Đông, sẽ không xảy ra nếu không có sự chấp thuận từ cấp cao nhất của hệ thống chính trị Trung Quốc – Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị – Chuyên gia Trung Quốc và nhà phân tích đối ngoại Gordon Chang bình luận với Newsmax hôm thứ Tư (31/5).

“Chúng ta phải nhớ rằng vụ va chạm chặn đầu máy bay gần đây nhất diễn ra vào ngày 26/5,” ông Chang phát biểu trên chương trình John Bachman Now của Newsmax. “Ngày đó rất quan trọng, bởi vì, vào ngày 26/5/2022, đã có một vụ chặn đầu nguy hiểm diễn ra với một chiếc P-8 của Úc, cũng trên Biển Đông.”

Ông Chang cho hay, những ngày kỷ niệm như vậy rất quan trọng đối với chính quyền Trung Quốc, vì vậy hành động gây hấn gần đây đối với máy bay phản lực của Hoa Kỳ “không phải ngẫu nhiên”. “Điều này phải đến từ cấp cao nhất ở Bắc Kinh.”

Ngày 30/3, Lầu Năm Góc thông báo, máy bay J-16 của Trung Quốc đã thực hiện một thao tác “gây hấn không cần thiết” và buộc máy bay RC-135 của Hoa Kỳ phải bay qua vùng nhiễu động.

Ngày 31/5, Bắc Kinh đã đáp trả những lời chỉ trích của Hoa Kỳ bằng cách yêu cầu chấm dứt các chuyến bay của máy bay do thám của Mỹ trong không phận quốc tế trên Biển Đông.

Trong khi đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình gần đây đã kêu gọi các quan chức an ninh quốc gia hàng đầu của mình xem xét các tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Ông Chang lưu ý với Newsmax rằng đó là vì “Trung Quốc sẽ tham chiến”.

Ông nói thêm, ông Tập Cận Bình đề cập đến cụm từ “những tình huống xấu nhất”, nhưng thực tế là sẽ không có ai tấn công Trung Quốc.

“Nếu có những hậu quả tồi tệ hơn, thì đó hẳn là Trung Quốc sẽ tấn công ai đó, mặc dù điều này là không thể tưởng tượng được đối với chính quyền Biden, rằng ‘ai đó’ có thể là chúng tôi,” ông Chang tiếp tục.

Ngoài ra, ông Tập cũng có thể coi chiến tranh là một “lựa chọn khả thi” nếu không còn cách nào khác để thoát khỏi các vấn đề của quốc gia mình, bao gồm kinh tế, thiếu lương thực, thất nghiệp, v.v.

“Tôi nghĩ Trung Quốc coi việc tiến hành chiến tranh là lối thoát duy nhất,” ông Chang nhận định. “Tôi có thể sai, nhưng mặt khác, chúng ta đang thấy rất nhiều dấu hiệu, kể cả dấu hiệu gần đây nhất, đó là quân đội Trung Quốc hiện đang thanh trừng các tướng lĩnh phản đối chiến tranh.”

Cũng trong tuần này, Bắc Kinh đã từ chối lời mời các chỉ huy quốc phòng của họ gặp gỡ các đối tác Hoa Kỳ, bao gồm cả việc hủy bỏ cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Tướng Lý Thượng Phúc.

Minh Ngọc (Theo Newsmax)


Ông Blinken kêu gọi TQ ‘mở đường dây liên lạc’ sau sự cố máy bay

Ngày 31/5, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken kêu gọi Bắc Kinh đồng ý tăng cường liên lạc sau sự cố máy bay chiến đấu vào tuần trước.

Bộ chỉ huy quân sự Hoa Kỳ chịu trách nhiệm về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cho hay, máy bay J-16 của Trung Quốc đã thực hiện hành động gây hấn hồi tuần trước và buộc máy bay RC-135 của Hoa Kỳ phải bay qua vùng nhiễu động của nó. Trong khi đó, phía Bắc Kinh đổ lỗi cho “hành động khiêu khích” của Hoa Kỳ về vụ việc.

Lầu Năm Góc cũng thông báo, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc đã từ chối đàm phán với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin khi hai người có mặt tại Singapore trong tuần này để tham dự Đối thoại Shangri-La thường niên.

Ông Blinken nói với các phóng viên trong chuyến thăm Thụy Điển: “Đã có một loạt các hành động này không chỉ nhắm vào chúng tôi mà còn nhắm vào các quốc gia khác trong những tháng gần đây.”

“Tôi nghĩ điều đó cho thấy sự cần thiết của việc Mỹ và Trung Quốc mở lại các đường dây liên lạc thường xuyên và cởi mở, trong đó có liên lạc giữa bộ trưởng quốc phòng hai nước,” ông Blinken nhấn mạnh.

Ông tiếp tục: “Điều nguy hiểm nhất là không có sự giao tiếp và kết quả là dẫn đến hiểu lầm và thông tin sai lệch.”

“Và như chúng tôi đã nhiều lần nhấn mạnh, cho dù Mỹ có sự cạnh tranh thực sự với Trung Quốc, nhưng chúng tôi vẫn muốn đảm bảo rằng điều đó không dẫn đến xung đột và điểm khởi đầu quan trọng nhất cho điều đó là các đường dây liên lạc thông thường,” ông Blinken lưu ý thêm.

Trước đó, Blinken đã hủy chuyến đi tới Bắc Kinh vào tháng 2 sau khi Hoa Kỳ tuyên bố họ phát hiện một khinh khí cầu giám sát từ Trung Quốc trên lục địa Hoa Kỳ.

Nhật Minh (Theo AFP)


Tình hình lạm phát của châu Âu

Trong tháng 4, lạm phát ở khu vực đồng euro tăng nhẹ từ 6,9% trong tháng 3 lên 7,0%. Con số này thấp hơn nhiều so với mức đỉnh 10,6% của tháng 10 năm ngoái. Nhưng việc lạm phát có tăng cho thấy con đường đi xuống mục tiêu lạm phát 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ chậm hơn so với mong đợi. Dữ liệu lạm phát tháng 5 được công bố vào thứ Năm sẽ cho thấy liệu đà tăng có tăng lên trong vài tuần qua hay không.

Ít nhiều cũng có hy vọng. Hôm thứ Ba, có thông tin cho rằng lạm phát của Tây Ban Nha đã giảm xuống 2,9%, gần chạm mục tiêu của ECB. Số liệu từ Pháp và Đức, được công bố vào thứ Tư, cũng tích cực. Song lạm phát cơ bản của Tây Ban Nha, tức không tính giá năng lượng và lương thực, chỉ giảm 0,5% xuống mức cao khó chịu 6,1%. Và tiền lương ở Hà Lan tăng 5,7% trong tháng 4 so với một năm trước đó. Lạm phát khu vực đồng Euro có thể vẫn còn cao trong thời gian tới.


Cộng đồng Chính trị châu Âu họp thượng đỉnh ở Moldova

Gần 50 nhà lãnh đạo châu Âu sẽ gặp nhau gần Chisinau, thủ đô Moldova, vào thứ Năm để tham dự cuộc họp thứ hai của “Cộng đồng Chính trị châu Âu” (EPC). Là đứa con tinh thần của tổng thống Pháp Emmanuel Macron, EPC ra mắt vào tháng 10 năm ngoái. Những người hoài nghi cho rằng nó là chiêu trò của Pháp nhằm ngăn Liên minh châu Âu mở rộng. Nhưng ông Macron lập luận rằng câu lạc bộ mang đến một cách khác để thể hiện sự thống nhất của châu Âu ngoài 27 thành viên EU và để thảo luận về an ninh tập thể. Các nước tham dự có Anh và Ukraine, trong khi tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan rút lui.

Hôm thứ Tư, ông Macron đã có một bài phát biểu tại Slovakia, trong đó ông nói việc mở rộng EU nên diễn ra “càng nhanh càng tốt” và kêu gọi một “con đường hướng tới” tư cách thành viên NATO cho Ukraine. Và ông cũng hầu như tránh dùng thuật ngữ “quyền tự chủ chiến lược,” tức lời kêu gọi châu Âu tự bảo vệ mình thay vì dựa vào Mỹ. Hội nghị thượng đỉnh EPC chắc chắn sẽ nhấn mạnh sự đoàn kết. Được biết nó diễn ra ở nơi chỉ cách biên giới Moldova-Ukraine 21 km.


Tranh cãi về xe scooter điện ở các nước phát triển

Vào thứ Năm, một số công ty đường sắt ở London và đông nam nước Anh sẽ bắt đầu cấm xe scooter điện (như trong hình) trên các chuyến tàu của họ. Đây là động thái phản ứng trước những lo ngại về nguy cơ hỏa hoạn từ pin lithium-ion của loại xe này, thường được quảng cáo là một cách hiệu quả để di chuyển quanh các thành phố mà không gây ô nhiễm. Trong những tháng gần đây các nhà khai thác đường sắt trên khắp nước Anh cũng đã ra các lệnh cấm tương tự. Hồi tháng 4, sau một loạt vụ tai nạn, người dân Paris đã bỏ phiếu cấm sử dụng xe scooter điện cho thuê.

Những người phản đối cho rằng các chương trình chia sẻ xe scooter điện, vốn cho phép người dùng dùng và trả các xe được đặt ở khắp trung tâm thành phố, gây mất an toàn. Người dùng thường để xe trên vỉa hè, nơi chúng thường xuyên bị va chạm và làm tăng nguy cơ cháy pin. Dù thế, trong bối cảnh các thành phố phải chạy đua để đối phó với ô nhiễm không khí và các thách thức khí hậu, di chuyển “sạch” vẫn là một ý tưởng hấp dẫn. Nhưng để xe scooter điện trở thành một giải pháp bền vững, có thể cần chính sách quản lý cẩn thận hơn.


Venice chuẩn bị cho tương lai nước biển dâng cao hơn

Hội nghị Bền vững hai năm một lần đầu tiên của Venice, khai mạc vào thứ Năm, sẽ nói nhiều về hàng rào biển di động của thành phố, lớn nhất thế giới. Được gọi là MOSE, gợi nhắc tên nhân vật Moses trong Kinh thánh, hệ thống này có 78 cửa chặn lũ định kỳ trồi lên từ dưới nước để chặn thủy triều dâng cao nhằm ngăn nước vào làm ngập Venice và đầm phá của thành phố. Công trình này tốn 5,5 tỷ euro để xây dựng và bắt đầu hoạt động từ năm ngoái. Nhưng mực nước biển đang dâng nhanh hơn dự báo và MOSE sẽ không thể bảo vệ Venice mãi mãi. Các cuộc triển lãm và sự kiện của Hội nghị sẽ khám phá các lựa chọn khi MOSE không còn hiệu quả nữa.

Viễn cảnh đó vẫn còn xa. Nhưng Hội nghị muốn nhấn mạnh sự cần thiết phải có giải pháp. Một cách tương đối rẻ tiền được các kỹ sư thủy lực đưa ra là bơm nước biển xuống sâu dưới lòng đất với áp suất đủ cao để nâng Venice lên 25 cm trong hơn một thập niên. Đề xuất này khiến một số người sợ hãi. Nhưng nó có thể tốt hơn là niêm phong hoàn toàn vùng đầm phá — hoặc tháo dỡ các tòa nhà quý giá của Venice để lắp ráp lại ở nơi khác.


Cựu Phó TT Mike Pence sắp khởi động tranh cử 2024

01/6/2023 

Cựu Phó Tổng thống Mike Pence nói chuyện với cư dân địa phương ở Des Moines, Iowa, ngày 23/5/2023. 

Cựu Phó Tổng thống Đảng Cộng hòa Mike Pence, người đã khiến ông Donald Trump phẫn nộ vì từ chối ủng hộ nỗ lực lật ngược kết quả cuộc bầu cử năm 2020, sẽ bước vào cuộc đua tranh cử tổng thống năm 2024 vào ngày 7 tháng 6, hai nguồn thạo tin nói với Reuters.

Các nguồn tin cho biết ông Pence sẽ khởi động chiến dịch tranh cử bằng một đoạn video và một bài phát biểu tại Iowa.

Là một người bảo thủ xã hội trung thành, người luôn sát cánh bên ông Trump trong suốt thời gian ông nắm quyền, ông Pence ngày càng xa cách với cựu tổng thống Đảng Cộng hòa kể từ thất bại của ông Trump trong cuộc bầu cử, nói rằng việc ông Trump khuyến khích những kẻ bạo loạn tấn công Điện Capitol của Hoa Kỳ vào ngày 6 tháng 1 năm 2021 đã khiến ông cảm thấy khó chịu, làm cho ông và gia đình gặp nguy hiểm.

Ông Trump đang dẫn đầu trong cuộc thăm dò dư luận bên phía Đảng Cộng hòa hiện có hơn sáu ứng cử viên được tuyên bố.

Ông Pence đã tiếp tục ủng hộ nhiều chính sách của ông Trump, đồng thời thể hiện mình là một người thay thế bình tĩnh và hướng đến sự đồng thuận. Ông cũng đã kêu gọi trực tiếp hơn đến cộng đồng Tin lành Phúc âm, ông đã dành thời gian đáng kể trong những tháng gần đây để đi thăm các nhà thờ lớn trên khắp đất nước.

Ông Pence – cựu thống đốc bang Indiana và từng là lãnh đạo đảng tại Hạ viện Hoa Kỳ – cũng sẽ kiểm tra sự khát khao của cử tri đối với một thành viên ôn hòa hay cấp tiến Cộng hòa trong một đảng mà cử tri ngày càng nghiêng về người ngoài cuộc.

XEM THÊM:

Ngọn lửa nhấn chìm các nhà máy lọc dầu của Nga xảy ra có thể do các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái

Wednesday, May 31st, 2023

BỞI ELLIE COOK

 VÀO NGÀY 31/5/23 LÚC 7:12 SÁNG EDT

Đoạn phim ấn tượng cho thấy ngọn lửa bốc lên bầu trời tại một nhà máy lọc dầu của Nga đã xuất hiện trên mạng sau khi các quan chức Nga báo cáo các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào hai cơ sở dầu mỏ ở vùng Krasnodar của nước này.

Continue Reading »

Ukraine phá hủy hệ thống tên lửa tiên tiến của Nga bằng HIMARS của Mỹ —Báo cáo

Wednesday, May 31st, 2023

BỞI ELLIE COOK  VÀO NGÀY 31/5/23 LÚC 10:55 SÁNG EDT

Hệ thống tên lửa phòng không S-400
Một hỏa tiễn được phóng từ hệ thống tên lửa S-400 tại căn cứ quân sự Ashuluk ở miền Nam nước Nga, vào ngày 22 tháng 9 năm 2020. Các báo cáo đang lan truyền trên mạng rằng lực lượng Ukraine đã sử dụng HIMARS để nhắm mục tiêu vào S-400, đây “chính xác là loại tên lửa thiết bị mà HIMARS sẽ được sử dụng để nhắm mục tiêu,” theo chuyên gia quân sự David Hambling.DIMITAR DILKOFF/AFP QUA GETTY IMAGES
Continue Reading »

Báo cáo cho thấy 90% vũ khí phóng đi của Nga đã thất bại vào tháng 5

Wednesday, May 31st, 2023
90% vũ khí đạn của Nga
Một hỏa tiễn Kh-47M2 Kinzhal thấy vào ngày 12 tháng 5 tại một cuộc triển lãm ở Kiev cho thấy phần còn lại của hỏa tiễn và máy bay không người lái mà Nga đã sử dụng để tấn công thủ đô của Ukraine. Một báo cáo mới cho biết khoảng 90% hỏa tiễn của Nga – chẳng hạn như Kinzhal – đã bị lực lượng phòng không của Ukraine bắn hạ thành công vào tháng 5.OLEKSII SAMSONOV/HÌNH ẢNH TOÀN CẦU UKRAINE/GETTY
Continue Reading »

ISW đánh giá chiến dịch tấn công của Nga ngày 31/5/2023

Wednesday, May 31st, 2023

Ngày 31 tháng 5 năm 2023 – Nhấn ISW

Tải xuống bản PDF

Đánh giá Chiến dịch Tấn công của Nga, ngày 31 tháng 5 năm 2023

Grace Mappes, Kateryna Stepanenko, Nicole Wolkov, Layne Philipson và Fredrick W. Kagan

Ngày 31 tháng 5 năm 2023, 7:30 chiều ET

Nhấp vào đây để xem bản đồ tương tác của ISW về cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Bản đồ này được cập nhật hàng ngày cùng với các bản đồ tĩnh có trong báo cáo này.

Continue Reading »

Tin ngắn Chiến tranh Nga-Ukraine ngày 31/5/2023: những gì chúng ta biết vào ngày 463 của cuộc xâm lược

Wednesday, May 31st, 2023
Trẻ em ngắm nhìn những chiếc xe ô tô bị cháy tại địa điểm nơi mảnh vỡ máy bay không người lái bị bắn chặn của Nga rơi xuống ở Kiev, Ukraine. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng đàm phán hòa bình nên được ưu tiên hơn là đưa tổng thống Nga Vladimir Putin ra xét xử vì tội ác chiến tranh. Ảnh: Roman Pilipey/Getty Images

Macron nói rằng hòa bình được thương lượng có thể được ưu tiên hơn so với phiên tòa xét xử tội ác chiến tranh của Putin; Mỹ công bố gói vũ khí 300 triệu USD nhưng ‘không sử dụng trên đất Nga’

Ban Biên Tập The Guardian – Thứ tư ngày 31 tháng 5 năm 2023 20.17 EDT

Continue Reading »

Lực lượng không quân 14 quốc gia, 150 chiến đấu cơ và Sứ mệnh Nga! F-35 Hoa Kỳ tham gia các cuộc tập trận đa quốc gia ‘lớn nhất’ chưa từng có ở Bắc Cực khi NATO phô trương sức mạnh

Wednesday, May 31st, 2023

CHÂU ÂU

Tập hình ảnh: Máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ

Sakshi Tiwari – 31 Tháng Năm, 2023

Lần đầu tiên, các phi cơ chiến đấu tàng hình F-35 Lightning II của Lực lượng Hoa Kỳ ra mắt trong cuộc tập trận được gọi là cuộc tập trận quân sự hàng đầu của Bắc Cực, ‘Cuộc tập trận Thử thách Bắc Cực’, vào thời điểm căng thẳng leo thang với Nga.

Hơn hai chục máy bay phản lực và tàu chở dầu của Không quân Hoa Kỳ tham gia cuộc tập trận, bắt đầu vào ngày 29 tháng 5 và sẽ kéo dài đến ngày 9 tháng 6. Cuộc tập trận ở Bắc Cực có 150 máy bay từ 14 quốc gia, diễn ra tại các căn cứ tại Thụy Điển, Phần Lan và Na Uy.

Các phi công từ Căn cứ Không quân Nellis của Hoa Kỳ trong Phi đội “Cờ Đỏ” Huấn luyện Chiến đấu số 414 của Nevada đã tới Căn cứ Không quân Lule ở Thụy Điển để làm việc với các nhà hoạch định. Đây là lần đầu tiên các máy bay F-35 của Hoa Kỳ tham gia cuộc tập trận này, trong khi Ý, Na Uy và Hà Lan cũng gửi các máy bay F-35, Tạp chí Lực lượng Hàng không và Vũ trụ đưa tin .

Không quân Hoa Kỳ cho biết trong một thông cáo báo chí: “Bằng cách huấn luyện và tiến hành các cuộc tập trận thực tế ở Vùng cao phía Bắc, như Cuộc tập trận Thử thách Bắc Cực 2023, lực lượng Hoa Kỳ và lực lượng của các quốc gia Đồng minh và Đối tác trau dồi kỹ năng, điều chỉnh khả năng tương tác, nuôi dưỡng các mối quan hệ quan trọng và thích nghi với những thách thức vốn có do chiến đấu trong điều kiện khắc nghiệt của Bắc Cực.”

Cuộc tập trận sẽ được Nga theo dõi sát sao vì 12 trong số 14 quốc gia tham gia là thành viên NATO. Sự tham gia của F-35 cũng có ý nghĩa quan trọng vì đây là máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm duy nhất hiện có của các quốc gia NATO, và các cuộc tập trận gần đây sẽ cho phép các thành viên cùng nhau huấn luyện máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư và thứ năm.

Sự xuất hiện của F-35 bắt đầu kỷ nguyên mới tại USAFWS > Căn cứ Không quân Nellis > Tin tức
Ảnh : F-35 Lightning II tại Nellis AFB

Việc máy bay ra mắt trong một cuộc tập trận đa quốc gia gần Nga cũng có thể là một động thái nhằm thể hiện sức mạnh. Tuy nhiên, F-35 thường xuyên được điều động để tuần tra trên không ở sườn phía đông của NATO.

Đầu năm nay, Không quân Hoa Kỳ đã triển khai máy bay chiến đấu F-35 tới Căn cứ Không quân Thule ở Greenland, cơ sở quân sự cực bắc trên thế giới, và lần đầu tiên trong lịch sử. Căn cứ Không quân Thule, nằm cách Vòng Bắc Cực chỉ 750 dặm về phía bắc, đóng một vai trò chiến lược quan trọng chống lại các nước như Nga.

Việc triển khai được thực hiện như một phần của chiến dịch không quân ‘Người bảo vệ cao quý’ ở Bắc Cực do Bộ Tư lệnh Phòng thủ Hàng không Vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD) bao gồm Hoa Kỳ và Canada tiến hành.

Các máy bay chiến đấu F-35 dường như đã được Không quân Hoa Kỳ trao cho một vai trò lớn hơn và toàn diện hơn, đặc biệt là ở phía bắc. Hai phi đội F-35A Lightning II được thành lập tại Căn cứ Không quân Eielson ở Alaska vào mùa xuân năm 2022. Hiện tại, căn cứ không quân Eielson AFB có 54 máy bay chiến đấu F-35.

Các cuộc tập trận do Phần Lan tổ chức nâng cao khả năng ở Bắc Cực

Ngoài ra, một “lần đầu tiên” quan trọng khác về cuộc tập trận Arctic Challenger năm 2023 được tổ chức bởi Phần Lan, quốc gia mới gia nhập NATO, quốc gia có chung đường biên giới dài hơn 1.300 km với Nga.

Điện Kremlin trước đó đã khẳng định rằng họ coi việc Phần Lan hội nhập vào NATO là một “sự leo thang” và “sự xâm phạm đến an ninh và lợi ích quốc gia của Nga”. Các quốc gia NATO tuyên bố sẽ bảo vệ thành viên thứ 31 của họ , Phần Lan, việc bổ sung này đã tăng gấp đôi biên giới trên bộ được chia sẻ giữa NATO do Hoa Kỳ lãnh đạo và Nga.

Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và ba quốc gia Bắc Âu đã bắt đầu các cuộc tập trận Thử thách Bắc Cực hàng năm vào năm 2013, hiện đã được mở rộng để trở thành một trong những cuộc tập trận trên không lớn nhất ở khu vực Bắc Cực. Trong số các quốc gia tham gia năm nay có Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Hà Lan, Bỉ, Ý, Canada, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Đan Mạch và Cộng hòa Séc.

Theo Đại tá Henrik Elo của Lực lượng Không quân Phần Lan, cuộc tập trận bắt đầu với mô phỏng các hoạt động phòng thủ để bảo vệ không phận khỏi những kẻ xâm lược và cuối cùng bao gồm các phần tích cực như tấn công không đối đất (air-to-surface).

Đại tá Elo cho biết: “Chúng tôi hiện đang tiến hành đợt luân chuyển lớn đầu tiên. “Khi bài tập tiến triển, các kịch bản ngày càng khó hơn. Đây là cuộc tập trận lớn nhất được tổ chức cho đến nay.” Vị đại tá cho biết thêm rằng việc có thể “phối hợp với các đồng minh và đối tác NATO của chúng tôi về hiệu suất của các thiết bị khác nhau là rất quan trọng.”

Cuộc tập trận huấn luyện máy bay chiến đấu sẽ diễn ra ở Rovaniemi và Pirkkala của Phần Lan, Lulea của Thụy Điển và Orland của Na Uy. Máy bay của Hệ thống kiểm soát và cảnh báo trên không (AWACS) của NATO, có thể giám sát một khu vực gần bằng diện tích của Ba Lan, cũng sẽ tham gia cuộc tập trận.

Tập hình ảnh: Máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ

Mặc dù Mỹ đã mở rộng phạm vi và ảnh hưởng ở vùng cao phía bắc, đặc biệt là vùng Bắc Cực, nhưng cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đã đẩy nhanh quá trình này khi NATO cùng nhau tìm cách hợp nhất các hoạt động phòng thủ tập thể ở các khu vực gần Nga.

Cuộc tập trận Thử thách Bắc cực là cuộc tập trận mới nhất trong chuỗi các cuộc tập trận của châu Âu. Đầu tháng này, những chiếc A-10 từ Căn cứ Không quân Whiteman, 442nd Fighter Wing (cánh chiến đấu cơ thứ 442) của Missouri, được phân chia giữa Căn cứ Không quân Zaragosa, Tây Ban Nha và Căn cứ Không quân Thessaloniki, Hy Lạp, đã tham gia cuộc tập trận DEFENDER 2023 của NATO.

Ngoài ra, khoảng 100 máy bay của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Không quân Hoa Kỳ, bao gồm F-35, F-16, F-15, A-10, KC-135, KC-46, C-130 và C-17, dự kiến ​​sẽ tham gia trong cuộc tập trận Air Defender 23 do Đức dẫn đầu, sẽ bắt đầu vào ngày 12 tháng 6. Đức, Cộng hòa Séc, Estonia và Latvia sẽ cùng nhau tổ chức các hoạt động.

  • Liên hệ với tác giả tại sakshi.tiwari9555 (at) gmail.com
  • Theo Eurasia Times

20.000 công nhân quốc phòng của Nga “Mất tích lúc hành động”; Khả năng sản xuất vũ khí tiên tiến của Nga đã cạn kiệt

Wednesday, May 31st, 2023

Bàn thời báo châu Á

29 Tháng Năm, 2023

Mặc dù Nga đã tăng đáng kể sản xuất vũ khí trong vài tháng qua để đáp ứng nhu cầu của cuộc chiến với Ukraine, nhưng điều đó có thể là không đủ.

Các chuyên gia tin rằng sau khi chiến đấu với Ukraine và cạn kiệt nhiều loại vũ khí trong quá trình này, cuộc đấu tranh của Moscow để duy trì tỷ lệ sản xuất ngày càng tăng đối với các nhà sản xuất vũ khí của mình sẽ tiếp tục.

Continue Reading »

Chiến tranh Ukraine ngày 30/05/2023: *Nga nói ‘phá hủy tàu chiến cuối cùng của Ukraine’ *

Wednesday, May 31st, 2023

Ngày 31 tháng 5 năm 2023 • 3:01 chiều

Tàu Ukraine Yuri Olefirenko năm 2016
Tàu Ukraine Yuri Olefirenko năm 2016 ẢNH : Andrew J.Kurbiko/Creative Commons/Wikipedia
Continue Reading »

Thời sự Thứ tư 31/05/2023: *Phóng thất bại, vệ tinh Bắc Hàn rơi xuống biển *Nga và Ukraina đồng ý bảo vệ hạt nhân Zaporijia *Tỷ phú Elon Musk đến Bắc Kinh *Thoả thuận trần nợ Mỹ lên Hạ viện *Trung Quốc phục hồi chậm sau Covid

Wednesday, May 31st, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


Hỏa tiễn đẩy bị hỏng, vệ tinh Triều Tiên lao xuống biển 

31/5/2023 Reuters 

Bức ảnh này do Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cung cấp, cho thấy một vật thể được quân đội Hàn Quốc trục vớt được cho là một phần của phương tiện phóng vũ trụ của Triều Tiên đã rơi xuống biển sau một vụ phóng thất bại ở vùng biển ngoài khơi đảo Eocheongdo, Hàn Quốc, ngày 31/5/2023. 

Một vụ phóng vệ tinh của Triều Tiên hôm thứ Tư (31/5) đã kết thúc thất bại, khiến hỏa tiễn đẩy và vệ tinh rớt xuống biển. Quân đội Hàn Quốc cho biết họ đã thu hồi được các bộ phận của phương tiện phóng này, Reuters dẫn tin từ Triều Tiên cho biết.

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA đưa tin rằng hỏa tiễn phóng vệ tinh mới “Chollima-1” đã thất bại do động cơ và hệ thống nhiên liệu không ổn định.

Vụ phóng này là nỗ lực phóng vệ tinh thứ 6 của quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân này và là lần đầu tiên kể từ năm 2016. Nó được dự trù sẽ phóng vệ tinh do thám đầu tiên của Triều Tiên lên quỹ đạo.

Vụ phóng đã gây ra báo động khẩn cấp và cảnh báo sơ tán ngắn tại một số vùng của Hàn Quốc và Nhật Bản. Báo động đã được rút lại mà không có nguy hiểm hoặc thiệt hại nào được ghi nhận.

Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc hôm 31/5 cho biết quân đội đang tiến hành trục vớt để thu hồi các mảnh vỡ của hỏa tiễn và vệ tinh đã rơi xuống biển.

Quân đội Hàn Quốc đã chia sẻ hình ảnh các mảnh vỡ được vớt lên khỏi mặt nước, trong đó có một vật thể hình trụ lớn được buộc vào một chiếc phao.

Ông George William Herbert, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Không phổ biến Vũ khí hạt nhân và là nhà tư vấn hỏa tiễn, cho biết các hình ảnh cho thấy ít nhất một phần của tên lửa, bao gồm “tầng giữa” được thiết kế để kết nối với tầng khác.

Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết các quan chức từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc đã tổ chức một cuộc điện đàm và “lên án mạnh mẽ” vụ phóng này.

“Ba nước sẽ cảnh giác cao”, tuyên bố cho biết.

Triều Tiên cho biết họ sẽ phóng vệ tinh do thám quân sự đầu tiên trong khoảng thời gian từ ngày 31/5 đến ngày 11/6 để tăng cường giám sát các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ.

Hàn Quốc vào tuần trước lần đầu tiên phóng các vệ tinh lên quỹ đạo bằng một tên lửa được thiết kế và sản xuất trong nước, và Trung Quốc đã phóng ba phi hành gia lên trạm vũ trụ Trung Quốc trong chương trình luân chuyển phi hành đoàn hôm thứ Ba.

Tên lửa lao xuống biển “sau khi mất lực đẩy do động cơ giai đoạn hai khởi động bất thường”, KCNA đưa tin, trong một sự thừa nhận thẳng thắn bất thường về lỗi kỹ thuật của Triều Tiên.

KCNA cho biết Cơ quan Phát triển Hàng không Vũ trụ Quốc gia (NADA) của Bình Nhưỡng sẽ điều tra “những khiếm khuyết nghiêm trọng” và hành động để khắc phục chúng trước khi tiến hành vụ phóng thứ hai càng sớm càng tốt.

NADA sau đó cho biết tên lửa này không bay vào lãnh thổ Nhật Bản.


Bắc Hàn nói vệ tinh do thám bị rơi xuống biển sau khi phóng

Nguồn hình ảnh, Reuters – Chụp lại hình ảnh, 

Hình ảnh từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho thấy mảnh vỡ từ vệ tinh do thám của Bắc Hàn 

Tác giả, Jean Mackenzie từ Seoul & Oliver Slow từ London

BBC News

Bắc Hàn nói một tai nạn đã xảy ra khi nước này tiến hành phóng vệ tinh không gian đầu tiên, khiến vệ tinh này lao xuống biển.

Bắc Hàn trước đó tuyên bố lên kế hoạch phóng vệ tinh trước ngày 11/06 để do thám các hoạt động quân sự của Mỹ.

Giờ đây Bình Nhưỡng nói sẽ cố gắng phóng lần thứ hai càng sớm càng tốt.

Vụ phóng đã kích hoạt một báo động giả ở thủ đô Seoul của Hàn Quốc, còn ở Nhật Bản, một cảnh báo được phát ra cho người dân Okinawa, ở miền nam.

Đã có sự hỗn loạn và hoang mang ở Seoul khi mọi người thức giấc vì tiếng còi hụ báo động và một thông báo khẩn cấp yêu cầu chuẩn bị sơ tán – chỉ 20 phút sau mới có thông báo rằng đó chỉ là báo động nhầm. 

Nguy cơ đang gia tăng cao trên bán đảo Triều Tiên, nơi căng thẳng đã kéo dài giữa hai quốc gia trong suốt 70 năm qua. Cảnh báo sai này có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến lòng tin của người dân đối với hệ thống cảnh báo.

Bắc Hàn đã tạo nên mối đe dọa đối với Hàn Quốc. Nếu trong tương lai có cảnh báo vang lên, câu hỏi được đặt ra là liệu người dân có coi đó là chuyện nghiêm túc hay làm ngơ vì cho rằng chỉ là một sai sót.

Cô Kim, 33 tuổi sống tại Seoul nói với BBC là bản thân đã “rất sợ hãi” khi nhận được cảnh báo khẩn cấp và bắt đầu thu gom đồ đạc để di tản.

“Tôi không tin là sẽ xảy ra một cuộc chiến tranh, nhưng cuộc chiến tranh Ukraine khiến tôi nghĩ rằng Bắc Hàn hoặc Trung Quốc có thể xâm lược Hàn Quốc,” cô Kim nói, và cho biết cô nghĩ Bình Nhưỡng đã “mất trí” và tiến hành một cuộc xâm lược.

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh, 

Người dân theo dõi diễn biến trên màn hình TV ở Seoul

Quân đội Hàn Quốc cho biết tên lửa có thể đã bị vỡ giữa không trung hoặc bị rơi sau khi nó sớm biến mất sớm khỏi màn hình radar, đồng thời cho biết thêm rằng quá trình phân tích đang được tiến hành, hãng thông tấn Yonhap đưa tin.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết Bắc Hàn dường như đã bắn một tên lửa đạn đạo và chính phủ đang phân tích chi tiết.

Ông nói thêm rằng hiện không có báo cáo về thiệt hại sau vụ phóng. Nhật Bản trước đó tuyên bố sẵn sàng bắn hạ bất cứ thứ gì đe dọa lãnh thổ của mình.

Hôm thứ Ba 30/05, Ri Pyong-chol, phó chủ tịch ủy ban quân sự trung ương của Đảng Lao động Triều Tiên, đã công bố kế hoạch phóng vệ tinh, nói rằng đó là sự đáp trả trước “các hành động quân sự liều lĩnh” của Mỹ và Hàn Quốc.

Ông cáo buộc các nước “công khai để lộ tham vọng xâm lược liều lĩnh”.

Cùng với Hàn Quốc và Nhật Bản, Mỹ lên án vụ phóng của Bắc Hàn, gọi đây là “sự vi phạm trắng trợn” nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

“Cánh cửa ngoại giao không khép lại nhưng Bình Nhưỡng phải ngay lập tức dừng những hành động khiêu khích và thay vào đó chọn cùng tham gia,” Adam Hodge, người phát ngôn Hội đồng an ninh quốc gia của Mỹ cho biết.

Ông Adam cũng cho biết thêm Mỹ sẽ tiến hành “tất cả các biện pháp cần thiết” để tự bảo vệ mình và các đồng minh.

Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cũng lên án vụ thử, và cho biết bất kỳ vụ phóng nào của Bình Nhưỡng sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo là “trái ngược” với những nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Nhà lãnh đạo Bắc Hàn, Kim Jong-un đã xác định phát triển các vệ tinh quân sự là một yếu tố trọng yếu trong nền quốc phòng.

Leif-Eric Easley, giáo sư từ Đại học Ewha ở Seoul, cho biết chính phủ Bắc Hàn “có thể thấy mình đang trong một cuộc chạy đua vào không gian”, và cho dù sứ mệnh vệ tinh hiện tại của họ có thành công hay không, thì “có thể sẽ là sự tuyên truyền chính trị về khả năng không gian của quốc gia này”.


Triều Tiên phóng vệ tinh không gian; còi báo động rú vang tại Hàn Quốc và Nhật Bản (nhưng thất bại)

Triều Tiên đã phóng một vệ tinh không gian hướng về phía nam vào sáng thứ Tư (31/5). Sự kiện này khiến Hàn Quốc và Nhật Bản phải báo động khẩn cấp và cảnh báo sơ tán ở một số nơi.

Triều Triên trước đó đã loan báo với Nhật Bản rằng họ sẽ phóng một vệ tinh giám sát quân sự đầu tiên vào khoảng thời gian giữa ngày 31/5 và 11/6 để tăng cường theo dõi các hoạt động của Mỹ.

Theo Reuters, trong dữ liệu được cung cấp cho giới chức quốc tế, Triều Tiên nói vụ phóng sẽ mang theo rocket về phía nam với nhiều giai đoạn và các mảnh vỡ khác dự kiến sẽ rơi xuống Hoàng Hải và Thái Bình Dương.

Còi báo động phòng không đã rú vang khắp thủ đô Seoul của Hàn Quốc vào khoảng 6:32 sáng thứ Tư (31/5, giờ địa phương) khi thành phố này phát đi cảnh báo yêu cầu người dân chuẩn bị cho khả năng sẽ phải sơ tán. Sau đó, giới chức cho biết cảnh báo của thành phố đã gửi đi là lỗi.

Chính phủ Nhật Bản cũng đã phát đi cảnh báo khẩn cấp qua hệ thống truyền phát J-Alert cho người dân ở tỉnh Okinawa, miền nam Nhật Bản vào sáng sớm thứ Tư (31/5, giờ địa phương). Chính phủ cảnh báo người dân hãy tìm nơi ẩn núp có mái che nếu họ đang ở ngoài.

Chính phủ Nhật Bản sau đó nói rằng tên lửa phóng từ Triều Tiên sẽ không bay qua lãnh thổ Nhật Bản và đã gỡ cảnh báo.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm thứ Hai (29/5) tuyên bố nước này sẽ bắn phá tất cả tên lửa Triều Tiên vi phạm không phận và đã sẵn sàng làm vậy.

Hôm thứ Ba (30/5), ông Ri Pyong Chol, phó chủ tịch Quân Ủy Trung ương Triều Tiên cho biết các cuộc tập trận chung sắp tới của Mỹ và Hàn Quốc đòi hỏi Bình Nhưỡng phải có “các phương tiện có khả năng thu thập thông tin về các hoạt động quân sự của kẻ thù theo thời gian thực”.

Trước vụ phóng hôm 31/5, Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng bất kỳ vụ phóng nào của Triều Tiên mà sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo đều vi phạm nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Hải Đăng

(Cuối cùng thị cuộc phóng hỏa tiễn thất bại, vệ tinh rơi xuống biển, xem tin ở trên)


AIEA : Nga và Ukraina đồng ý các nguyên tắc bảo vệ trung tâm hạt nhân Zaporijia

Ngày 30/05/2023, tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế AIEA, ông Rafael Grossi, đã trình bày « 5 nguyên tắc » để bảo vệ nhà máy hạt nhân Zaporijia, Ukraina, sau nhiều tháng nỗ lực tìm kiếm một thỏa thuận nhằm ngăn chặn bằng mọi giá một thảm họa hạt nhân.    

Tổng giám đốc AIEA, Rafael Grossi, tại cuộc họp Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, New York, Hoa Kỳ, ngày 30/05/2023. AP – Seth Wenig 

Minh Anh /RFI

Từ New York, thông tín viên đài RFI, Carrie Nooten tường thuật :  

« Tại nhà máy hạt nhân lớn nhất châu Âu bị rơi vào tay quân Nga, những đường dây cao thế thường xuyên bị bắn phá, các tòa nhà thì bị đặt các vũ khí, nhưng Hội Đồng Bảo An lại không thể thông qua một nghị quyết nào để lên án, bởi vì Nga chắc chắn sẽ cản trở ngay lập tức bằng cách phủ quyết.  

Thế nên, sau nhiều tháng thương lượng mà không đạt được một kết quả gì, sau khi thất bại trong việc thiết lập một vùng an toàn xung quanh nhà máy, lãnh đạo AIEA ông Rafael Grossi giờ đây tập trung vào 5 nguyên tắc mà Ukraina và Nga đều không bác bỏ. Theo ông Grossi, đó đã là một tiến bộ.  

Ông nói : “Hiện tại, chúng tôi đã có một bước tiến theo đúng hướng. Dĩ nhiên, lịch sử đã cho thấy là trong thời chiến, những thỏa thuận đạt được không bao giờ được tuân thủ nghiêm túc. Nhưng AIEA có sức mạnh của ngòi bút : Đó là cộng đồng quốc tế sẽ biết ngay lập tức chuyện gì đang diễn ra. Chỉ bấy nhiêu thôi đủ để răn đe.”  

Do vậy, ngay từ lúc này, Kiev và Matxcơva phải ngưng mọi cuộc tấn công từ nhà máy hay hướng vào nhà máy, không được tàng trữ vũ khí hạng nặng hay đạn dược, và phải bảo đảm cung ứng điện liên tục cho các tòa nhà. Những nguyên tắc thể hiện thuần túy “ý thức chung”, đã được ghi rõ trong luật quốc tế, nhưng cũng là phương cách duy nhất cho đến lúc này để có được một thỏa hiệp sơ bộ. »  

Nvidia trở thành nhà sản xuất chip đầu tiên trên thế giới vượt mức định giá 1 nghìn tỷ đô la. Cổ phiếu công ty này tăng hơn 4% vào thứ Ba sau khi CEO của họ tuyên bố tạo ra một nền tảng siêu máy tính AI mới giúp các công ty công nghệ khác xây dựng các mô hình AI tạo sinh (generative AI models). Là bên thiết kế các công nghệ bán dẫn được lựa chọn cho nhiều máy chủ AI, Nvidia là một trong số các nhà sản xuất chip được hưởng lợi lớn từ cơn sốt AI.


Tỷ phú Elon Musk đến Bắc Kinh gặp Ngoại trưởng Tần Cương

Elon Musk, ông chủ của Tesla, đã gặp ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương tại Bắc Kinh

Chuyên cơ riêng của ông Elon Musk đã đến Bắc Kinh vào ngày 30/5. Theo trang web của Bộ Ngoại giao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Ngoại trưởng Tần Cương đã gặp ông Musk tại Bắc Kinh. Theo thông tin trước đó từ truyền thông Anh, chuyến thăm Trung Quốc của ông Musk nhiều khả năng là được Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường mời.

Theo báo cáo mới nhất của Reuters hôm 30/5, trong cùng ngày, các nhân chứng nói với giới truyền thông rằng máy bay riêng của ông Elon Musk, CEO của nhà sản xuất ô tô điện Tesla của Mỹ, đã đến Bắc Kinh.

Theo trang web chính thức của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ, ngày 30/5/2023, Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Tần Cương đã gặp Giám đốc điều hành Tesla – Elon Musk tại Bắc Kinh.

Việc ông Musk một lần nữa thăm Trung Quốc đúng vào lúc Tesla đang nỗ lực muốn giải quyết nhiều vấn đề, bao gồm nhu cầu suy yếu ở thị trường ô tô lớn nhất thế giới – Trung Quốc, và sự cạnh tranh ngày càng tăng với các nhà sản xuất ô tô điện Trung Quốc. Ngoài ra, quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ xấu đi cũng ảnh hưởng xấu đến Tesla Motors. Chính quyền ĐCSTQ đã cấm xe Tesla đi vào các khu vực nhạy cảm về chính trị và quân sự của Trung Quốc, với lý do Tesla thu thập thông tin người dùng gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia của Trung Quốc.

Ngay từ ngày 31/3 năm nay, báo cáo tin tức “độc quyền” của Reuters cho biết, hai người quen thuộc với vấn đề này đã biết rằng Giám đốc điều hành Tesla – Elon Musk, đã lên kế hoạch đến thăm Trung Quốc vào đầu tháng 4 và tìm cách gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường. Một trong những nguồn tin cho biết thời gian chính xác của chuyến thăm sẽ phụ thuộc phần lớn vào thời điểm khi nào ông Lý Cường có thời gian trống.

Ông Lý Cường, người được thăng chức Thủ tướng Quốc vụ viện ĐCSTQ vào tháng 3 năm nay, từng giữ chức Bí thư Thành ủy Thượng Hải.

Tờ Financial Times của Anh từng đưa tin, ông Lý Cường khi làm Bí thư Thượng Hải, đã thuyết phục ông Musk xây dựng nhà máy ở nước ngoài đầu tiên của Tesla tại Thượng Hải. Việc này đã giúp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Thượng Hải và ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc, đồng thời cũng được coi là một trong những thành tích chính trị chính khi quản lý Thượng Hải của ông Lý Cường.

So với người tiền nhiệm Lý Khắc Cường, ông Lý Cường có một lợi thế khác, là thành viên của “Chi Giang Tân quân” (phe Tập Cận Bình), ông Lý Cường đã giành được sự tin tưởng của Tập Cận Bình. Giới quan sát cho rằng ông Lý Cường vẫn được thăng chức thủ tướng dưới cái bóng của việc đóng cửa thành phố Thượng Hải, phá vỡ thông lệ các thủ tướng đều phải là người từng giữ chức phó thủ tướng kể từ thời ông Chu Ân Lai, điều này có liên quan đến sự tín nhiệm cao của ông Tập Cận Bình đối với ông ấy.

Trung Quốc là thị trường bán xe điện lớn thứ hai thế giới của Tesla sau Mỹ. Nhà máy của Tesla ở Thượng Hải là trung tâm sản xuất lớn nhất của nhà sản xuất ô tô điện này.

Chuyến thăm đầu tiên của ông Musk tới Trung Quốc là vào đầu năm 2020. Vào thời điểm đó, nhà máy Thượng Hải của Tesla đã hoàn thành và tổ chức lễ sản xuất. Hình ảnh và video ông Musk nhảy trên sân khấu đã trở thành cơn sốt trên mạng.

Ông Musk trao đổi qua lại với ông Lý Cường rất nhiều. Vào tháng 4/2020, ông Lý Cường, khi đó là Bí thư Thành ủy Thượng Hải, đã tổ chức một cuộc kết nối video với ông Musk và giới thiệu rằng “công tác phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh viêm phổi virus corona mới ở Thượng Hải tiếp tục ổn định và cải thiện”. Trong quá trình kết nối, ông Lý Cường bày tỏ hy vọng rằng Tesla sẽ “tiếp tục đầu tư sâu hơn tại Thượng Hải, cải thiện bố cục kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ xây dựng giai đoạn hai của siêu nhà máy ở Thượng Hải và đẩy nhanh việc triển khai trung tâm nghiên cứu phát triển (R&D) và đổi mới.”

Vào thời điểm đó, ông Musk đã trả lời rằng Tesla sẽ kiên định tăng cường hợp tác giữa hai bên, đảm bảo sự ổn định của chuỗi cung ứng chuỗi sản xuất, không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, phục vụ tốt hơn cho thị trường và người dùng Trung Quốc.

Vào ngày 26/9/2021, Hội nghị thượng đỉnh Ô Trấn của Hội nghị Internet Thế giới năm 2021 đã khai mạc tại thành phố Ô Trấn, Chiết Giang. Ông Musk cũng đã có một bài phát biểu qua video.

Đổng Lâm San, Vision Times


Ấn Độ tiếp tục là điểm sáng kinh tế toàn cầu nhưng vẫn còn nhiều khó khăn

Dữ liệu được công bố vào thứ Tư có thể cho thấy Ấn Độ vẫn là một điểm sáng của kinh tế toàn cầu. Giới phân tích kỳ vọng GDP của Ấn Độ sẽ tăng 5% trong ba tháng đầu năm, từ mức 4,4% của quý trước. Con số này sẽ đưa Ấn Độ trở thành nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất thế giới, với mức tăng trưởng trong năm tài chính 2022-2023 vượt 7%.

Song con số tổng quát che dấu những điểm yếu. Thứ nhất, tăng trưởng không tạo ra việc làm. Theo Trung tâm Giám sát Kinh tế Ấn Độ, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng đều đặn và đạt 8% trong tháng 4. Hồi tháng 2, chính phủ Ấn Độ đã công bố một khoản chi lớn cho đường xá và các cơ sở hạ tầng khác, nhưng đầu tư tư nhân vẫn còn mờ nhạt. Tăng trưởng vẫn chậm ở các vùng nông thôn, vốn có nhu cầu tiêu dùng thấp và tiền lương trì trệ. Bên cạnh đó còn có các thách thức khác. Trong những tháng tới, sự trở lại của El Niño có thể dẫn đến một đợt gió mùa khô, làm tổn thương nông dân, cản trở tăng trưởng và làm tăng lạm phát.


Nga tăng cường bắn phá các thành phố Ukraine

Trong những tuần gần đây, Nga đã tăng cường bắn phá các thành phố của Ukraine. Chỉ trong giai đoạn từ ngày 1 tháng 5 đến ngày 30 tháng 5 đã có 17 đòn không kích vào thủ đô Kiev. Các cuộc tấn công chủ yếu được tiến hành vào ban đêm, cho đến đòn không kích ban ngày hiếm hoi vào hôm thứ Hai. Các nhà phân tích cho rằng Điện Kremlin đang cố gắng làm kiệt quệ hệ thống phòng không của Ukraine. Các tài liệu rò rỉ của Mỹ hồi tháng 4 cho thấy Ukraine có thể đang thiếu các loại vũ khí phòng không quan trọng.

Tuy nhiên, việc Nga nhắm mục tiêu vào thường dân là một dấu hiệu của sự yếu kém. Báo cáo gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế kết luận rằng mục đích cuối cùng của Nga là làm suy yếu tinh thần của Ukraine, từ đó buộc chính phủ này phải tìm kiếm hòa bình. Nếu đây là chiến lược thì rõ ràng họ đang thất bại. Hôm thứ Ba, một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào Moscow, thủ đô của Nga, đã làm hư hại một số tòa nhà. Các quan chức Ukraine phủ nhận có liên quan trực tiếp, nhưng dự đoán số vụ tấn công như vậy sẽ tăng lên. Ukraine không hề chùn bước trước các đòn oanh tạc của Nga.


Thoả thuận trần nợ của Mỹ được trình lên Hạ viện

Thỏa thuận đình chỉ trần nợ của Mỹ, được các bên đồng ý trong cuối tuần qua, sẽ phải vượt ải Hạ viện vào thứ Tư. Các nhà đàm phán của đảng Cộng hòa đã tuyên bố chiến thắng khi đạt được yêu sách không tăng hầu hết chi tiêu liên bang trong hai năm tới để đổi lấy việc cho phép chính phủ tiếp tục vay tiền mặt. Nhưng một số người Cộng hòa, đặc biệt là từ phe cánh hữu của đảng, không hài lòng và sẽ bỏ phiếu chống.

Các đảng viên cấp cao của đảng Cộng hòa dự đoán có thể có tới 60 người phản đối, đồng nghĩa phe Dân chủ sẽ phải đạt đủ ủng hộ tại Hạ viện để dự luật được đưa lên Thượng viện, nơi những người phản đối sẽ tìm cách ngăn cản nó bằng các thủ tục lằng nhằng. Điều đó có thể đưa nước Mỹ đến gần ngày 5 tháng 6 một cách nguy hiểm, thời điểm mà bộ tài chính nói chính phủ sẽ cạn tiền. Nếu có bất kỳ trục trặc pháp lý nào trong quá trình thực hiện, nỗi lo về thảm họa trần nợ sẽ quay trở lại.


Trung Quốc phục hồi chậm sau Covid

Không như dự đoán, việc Trung Quốc mở cửa lại sau đại dịch không gây quá nhiều tác động lên thế giới. Đợt dữ liệu kinh tế dưới kỳ vọng hồi tháng 4 đã khiến thị trường chứng khoán lao dốc, trong khi lợi suất trái phiếu thu hẹp và đồng Nhân dân tệ giảm giá. Nhà đầu tư giờ đang hồi hộp chờ đợi những con số của tháng 5.

Vào thứ Tư, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc sẽ công bố chỉ số quản lý mua hàng PMI hàng tháng, một thống kê dựa trên khảo sát các công ty. Tháng trước, PMI sản xuất bất ngờ giảm xuống dưới 50, cho thấy hoạt động sản xuất giảm so với tháng 3. Thị trường hầu như dự đoán một kết quả tương tự cho tháng 5. PMI “phi sản xuất” của Trung Quốc, bao gồm xây dựng cũng như dịch vụ, sẽ khá hơn, nhưng có lẽ không mạnh như hồi tháng 4.

Ting Lu đến từ ngân hàng Nomura nói nguy cơ kinh tế Trung Quốc giảm tốc “kép” đang tăng lên. Điều này thường sẽ thúc đẩy chính phủ cắt giảm lãi suất hoặc tăng đầu tư để vực dậy nền kinh tế. Nhưng vì chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng khiêm tốn chỉ khoảng 5% trong năm nay, họ có thể không vội vàng.


Silicon Valley và bài học Elizabeth Holmes

Lương Thái Sỹ /SGN
30 tháng 5, 2023

Elizabeth Holmes (trái) bắt đầu ngồi tù (với bản án 11 năm) từ ngày 30 Tháng Năm 2023 (ảnh: Yichuan Cao/NurPhoto via Getty Images) 

Khi nữ doanh nhân công nghệ Elizabeth Holmes vào tù, Silicon Valley có học được bài học nào không?

Elizabeth Holmes đã cố gắng tìm cách thoát vòng lao lý, nhưng nữ doanh nhân ở Thung lũng Silicon này cuối cùng cũng phải ngồi tù từ ngày 30 Tháng Năm. Tội của Holmes không liên quan gì đến “cách vận hành và văn hoá” của trung tâm công nghệ Mỹ, vốn bị xem là nguyên nhân dẫn đến nhiều sai phạm, cả chủ quan lẫn khách quan.

Cách nay năm năm, các công tố viên liên bang đã truy tố Holmes về nhiều tội danh âm mưu làm trái và lừa gạt từ các nhà đầu tư đến người bệnh thông qua công ty khởi nghiệp Theranos “khai trương ồn ào nhưng làm ăn mờ ám”. Bị kết luận là “có tội” vào đầu năm 2022 với bốn tội danh nhưng đến nay mới phải nhận bản án 11 năm ba tháng tù giam, Holmes đã trình diện tại một trại tù cách thành phố Houston của tiểu bang Texas khoảng 160 km.

Ngay sau khi đối mặt với cuộc điều tra hình sự, Holmes đã tiến hành nhiều nỗ lực để thoát án tù bằng các thủ đoạn câu giờ được nhóm luật sư biện hộ lặp đi lặp lại làm tiêu tốn của bà hơn $30 triệu! Thậm chí, theo cáo trạng, Holmes còn lên kế hoạch dự đào thoát sang Mexico. Nhưng con người đa mưu này vẫn không thoát khỏi cánh tay pháp luật. Kể từ khi bị xem là có tội, Holmes và người bạn đời Billy Evans đã kịp mang thai đứa con thứ hai sinh vào Tháng Hai qua.

Bà từng “khoe” trên tờ New York Times mình là tình nguyện viên của một đường dây nóng (hotline) chuyên thông tin về cuộc khủng hoảng hiếp dâm. Câu chuyện của Holmes được xem là một ví dụ về cách hoạt động và văn hoá kinh doanh của Silicon Valley, nơi phổ biến tâm lý “fake it till you make it” (Hãy giả vờ cho đến khi bạn làm được điều đó) trong số các công ty mới thành lập (start-up) và là một ví dụ điển hình về sự “hiểu và làm không đúng” trong lĩnh vực công nghệ. Tâm lý và lối suy nghĩ này đã được nhiều chuyên gia công nghệ cảnh báo sẽ có ngày phải trả giá.

Làm thế nào mà một người phụ nữ lại phải ngồi tù trong khi Silicon Valley với không ít thiên tài, vẫn luôn che chở cho một số lượng đáng kể những người có quyền lực đã và đang thoải mái kiếm tiền mà không sợ bị trả giá? Khi phiên tòa xét xử Holmes bắt đầu vào Tháng Chín 2021, nhiều thông tin về vụ án đã tiết lộ một số điều đáng sợ về một ngành công nghiệp đã giúp “thay đổi thế giới” nhưng không phải lúc nào cũng làm cho thế giới tốt đẹp hơn.

Gần đây, một cuộc tranh luận về vụ lợi cá nhân trong vụ Holmes đã bộc phát với kết luận: Holmes có thể phạm bất cứ tội gì ngoài việc… lừa gạt các nhà đầu tư. Thực tế, Holmes được trắng án về tất cả các tội liên quan đến lừa gạt bệnh nhân; và bồi thẩm đoàn không thể thống nhất về việc liệu bà có lừa gạt các nhà góp vốn đầu tiên của Theranos.

Điều đó có nghĩa là Holmes bị tống giam vì đã lừa được những người có số tiền lớn như Rupert Murdoch và Betsy DeVos, còn lừa các nhà đầu tư nhỏ lẻ khác thì không. Phán quyết kiểu này rõ ràng đã “cứu một bàn thua trông thấy” cho các công ty khởi nghiệp bị nghi ngờ về mục tiêu huy động vốn.

Nhìn chung, hoạt động đầu tư và góp vốn của Silicon Valley vẫn không bị ảnh hưởng dù nguy cơ xuất hiện một chuyên gia lừa đảo liên quan việc dụ những con nai tơ góp vốn cho mình như trường hợp Elizabeth Holmes vẫn chực chờ. Các khoản đầu tư vào những công ty đứng sau “cuộc cách mạng ChatGPT” đang rất “hot” đã tăng hơn 10 lần, lên $4.5 tỷ vào năm ngoái so với năm 2018, báo hiệu một “cơn sốt vàng mới” bắt đầu. Ba công ty Apple, Microsoft và Alphabet (công ty mẹ của Google) có giá trị vốn hoá hơn $1 ngàn tỷ. Nvidia, công ty bán chất bán dẫn dùng cho các máy điện toán lưu trữ “các mô hình ngôn ngữ lớn” để cung cấp năng lượng cho các ứng dụng AI đã thay thế Intel để trở thành “ông trùm” thống trị chip.


Ý bắt 40 nghi phạm mafia buôn ma túy thông qua những kẻ rửa tiền Trung Quốc 

31/5/2023 Reuters 

Cảnh sát Ý bảo vệ an ninh tối đa phiên xử hơn 300 nghi phạm băng đảng mafia ‘Ndrangheta, trong một tòa nhà xây dựng đặc biệt kiên cố gần thị trấn Calabrian, miền nam Ý, ngày 13/1/2021. 

Cảnh sát Ý ngày 30/5 bắt giữ 40 người trong một cuộc trấn áp mới nhắm vào băng đảng mafia ‘Ndrangheta, các nghi phạm bị tố giác buôn bán ma túy với các đối tác ở Mỹ Latin bằng cách sử dụng mạng lưới ngầm của những người Trung Quốc môi giới rửa tiền.

Đại úy cảnh sát Guardia di Finanza Angelo Santori nói: “Cuộc đột kích hôm nay là một hoạt động quan trọng cho thấy ‘Ndrangheta là một con bạch tuộc vươn tới mọi nơi với các mối liên kết trên toàn thế giới”.

Bước đột phá này diễn ra chưa đầy một tháng sau chiến dịch mà cảnh sát châu Âu đã bắt giữ hơn 100 nghi phạm mafia trong một đợt truy quét lớn chống buôn lậu ma túy và vũ khí.

Ông Santori, người dẫn đầu cuộc điều tra mới nhất ở thành phố phía bắc Bologna, cho biết cảnh sát đang thi hành 40 lệnh bắt giữ, bao gồm 4 người Albania và 2 nghi phạm Trung Quốc, cũng như hạn chế hoạt động của các thành viên mafia vùng Calabria bị nghi ngờ ở 7 khu vực của Ý.

Cảnh sát Guardia di Finanza cho biết trong một tuyên bố, cuộc điều tra kéo dài từ cuối năm 2019 đến tháng 7 năm 2022, đã lần ra đường dây vận chuyển 1,2 tấn cocaine, 450 kg búp hoa cần sa ép và 95 kg cần sa.

Cảnh sát cho biết mạng lưới này có thể xử lý các chuyến vận chuyển ma túy với các băng đảng hùng mạnh ở Nam Mỹ, bao gồm Primeiro Comando da Capital của Brazil, và các tổ chức tội phạm Colombia, Peru, Mexico và Bolivia.

‘Ndrangheta, có nguồn gốc từ vùng Calabria, miền nam nước Ý, đã qua mặt Cosa Nostra trở thành nhóm mafia quyền lực nhất ở Ý và là một trong những mạng lưới tội phạm lớn nhất thế giới.

“Mạng lưới các đối tượng Trung Quốc đóng vai trò tích cực thông qua một hệ thống chuyển tiền không chính thức gọi là ‘fei chien’ với hơn 5 triệu euro (5,5 triệu đô la) đã được tẩy rửa,” ông Santori nói thêm.

Theo cảnh sát Ý, sau khi nhận được tiền mặt, những kẻ môi giới rửa tiền người Trung Quốc liền chuyển tiếp cho các công ty thương mại ở Trung Quốc và Hong Kong. Sau đó, các công ty mới chuyển tiền cho những kẻ môi giới ma túy và chính các băng đảng Nam Mỹ thông qua các đại lý ở nước ngoài.

Một số cuộc điều tra gần đây cho thấy các băng đảng ma túy ở Ý đang ngày càng sử dụng mạng lưới ngầm của các tay môi giới rửa tiền người Trung Quốc không có giấy phép để che giấu các khoản thanh toán xuyên biên giới.

Tuyên bố của cảnh sát Ý cho biết cuộc điều tra đã được hỗ trợ bằng cách truy cập các cuộc trò chuyện được mã hóa trên một nền tảng đã bị Nhóm điều tra chung của Europol triệt phá vào năm 2021 và hợp tác với Cơ quan điều tra an ninh nội địa Hoa Kỳ.


Chiến đấu cơ Trung Quốc lượn ‘hung hãn’ gần máy bay quân sự Mỹ

Chiến đấu cơ Trung Quốc lượn ‘hung hãn’ gần máy bay quân sự Mỹ

Một máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã thực hiện một thao thác ‘gây hấn không cần thiết’ gần một máy bay quân sự của Mỹ trên Biển Đông trong không phận quốc tế, Hoa Kỳ cho biết hôm thứ Ba 30/05.

Bộ chỉ huy quân sự Mỹ chịu trách nhiệm tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nói rằng máy bay J-16 của Trung Quốc đã thực hiện thao tác ‘gây hấn’ này tuần trước và buộc máy bay RC-135 của Mỹ phải bay qua vùng nhiễu động.

“Mỹ sẽ tiếp tục bay, điều tàu thuyền, và hoạt động – an toàn và có trách nhiệm – ở bất cứ đâu luật pháp quốc tế cho phép,” Mỹ nói trong một tuyên bố. 

Một video cho thấy cảnh một máy bay chiến đấu tạt ngang trước mũi máy bay của Hoa Kỳ và buồng lái chiếc RC-135 của Mỹ rung chuyển trong vùng nhiễu động. 

Người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington, ông Lưu Bằng Vũ, không bình luận về việc này, nhưng nói rằng từ lâu, Mỹ đã thường xuyên điều máy bay và tàu do thám áp sát Trung Quốc, gây nguy hiểm nghiêm trọng cho nền an ninh quốc gia của quốc gia này. 

“Trung Quốc kêu gọi Mỹ ngưng cách hành động khiêu khích nguy hiểm như vậy, và ngưng đổ lỗi cho Trung Quốc,” ông Lưu nói trong email phản hồi đề nghị bình luận về tuyên bố của Mỹ từ Reuters

Ông Lưu nói thêm rằng Trung Quốc sẽ “tiếp tục tiến hành các biện pháp cần thiết để kiên quyết bảo vệ lãnh thổ và an ninh của mình, và sẽ làm việc với các quốc gia trong khu vực để bảo vệ vững chắc hòa bình và ổn định trên Biển Đông”

Trung Quốc khẳng định chủ quyền ở hầu hết Biển Đông, nơi một vài nước khác cũng có khẳng định chủ quyền. 

Bắc Kinh thường xuyên nói rằng Mỹ đưa tàu và máy bay vào Biển Đông là hành động gây phương hại tới hòa bình. 

Sự việc mới đây xảy ra trước khi Trung Quốc từ chối yêu cầu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin gặp gỡ bên lề Thượng đỉnh về an ninh châu Á, Đối thoại Shangri-La, tại Singapore tuần này.

Một quan chức quốc phòng Mỹ, phát biểu giấu tên, nói rằng từ 2021 Trung Quốc đã từ chối hoặc không phản hồi hàng loạt đề nghị đối thoại của Lầu Năm Góc, trong đó nói rằng những cuộc tiếp xúc như vậy là rất quan trọng để tránh hiểu lầm hoặc những hậu quả không lường trước.

Cuộc chạm trán diễn ra sau điều Mỹ gọi là xu hướng hành vi ngày càng nguy hiểm gần đây của máy bay Trung Quốc. 

Những vụ bay chặn đầu như vậy thỉnh thoảng vẫn xảy ra. Vào tháng 12, một máy bay quân sự Trung Quốc đã áp sát trong khoảng cách ba mét với một máy bay của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ và buộc máy bay Mỹ phải lượn vòng để tránh xảy ra va chạm trong không phận quốc tế. 

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ đang căng thẳng. Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có xung đột trong nhiều vấn đề, từ Đài Loan tới hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc, tới các hành động quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông. 


XEM THÊM


Mỹ trừng phạt Iran cung cấp máy bay không người lái cho Nga

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Blinken báo cáo rằng Hoa Kỳ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các nhà cung cấp công nghệ cho máy bay không người lái của Iran.

“Ngày mai, chúng tôi sẽ công bố các biện pháp mới bổ sung cho các biện pháp của chúng tôi nhằm xuất khẩu các công nghệ kiểm soát được tìm thấy trong máy bay không người lái của Iran được sử dụng để tấn công thường dân và cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraine.” công bố bởi @SecBlinken ở Thụy Điển sớm hơn ngày hôm nay.

Máy bay không người lái tấn công Moscow, thủ đô Nga bị sốc sau vụ tấn công tên lửa vào Kiev (WP)

Wednesday, May 31st, 2023

Washington Post

Tác giả: Isobel Koshiw, Samantha SchmidtFrancesca Ebel

Dương Lệ Chi chuyển ngữ/ Báo Tiếng Dân

31/05/2023 

Ảnh: Hôm thứ Ba, lực lượng phòng không ở Kiev, Ukraine, chặn một máy bay không người lái Shahed giữa không trung, trong cuộc tấn công trên không lần thứ ba của Nga vào thủ đô Ukraine trong 24 giờ qua. Nguồn: Evgeniy Maloletka/AP 

KYIV, Ukraine – Một vụ tấn công bằng máy bay không người lái đã tấn công Moscow sáng thứ Ba [ngày 30-5-2023], làm hư hại hai tòa nhà dân cư. Đây là cuộc tấn công đầu tiên vào một khu vực dân sự của thủ đô Nga kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin phát động cuộc xâm lược tàn bạo ở Ukraine hơn một năm trước. Gần như chắc chắn đây là khúc dạo đầu cho một sự leo thang lớn về chiến sự.

Vụ tấn công bằng máy bay không người lái được Thị trưởng Sergei Sobyanin xác nhận, xảy ra chỉ vài giờ sau một đợt không kích khác của Nga đánh vào Kyiv, thủ đô Ukraine, khiến ít nhất một người thiệt mạng và hơn chục người bị thương.

Continue Reading »

Putin đối mặt với bước ngoặt sau khi máy bay không người lái tấn công Moscow

Wednesday, May 31st, 2023

BỞI JON JACKSON

 VÀO NGÀY 30/5/23 LÚC 5:38 CHIỀU EDT

  • Nhiều máy bay không người lái đã tấn công Moscow vào thứ Ba vào khoảng 4 giờ sáng giờ địa phương.
  • Nga đổ lỗi cho Ukraine về vụ tấn công, nhưng Kiev phủ nhận trách nhiệm.
  • Điện Kremlin đã hạ thấp tầm quan trọng của cuộc tấn công và các phương tiện truyền thông nhà nước đã cố gắng nhấn mạnh hiệu quả của các hệ thống phòng không của đất nước.
  • Các chuyên gia cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể bị tổn hại về mặt chính trị bởi vụ tấn công, nhưng ông cũng có thể thấy một số lợi ích từ chúng.

Moscow đã bị tấn công bằng máy bay không người lái vào sáng thứ Ba và những tác động chính trị đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể là tích cực hoặc tiêu cực.

Continue Reading »

Máy bay không người lái Ukraine tấn công nhà máy lọc dầu của Nga – thống đốc Nga nói

Tuesday, May 30th, 2023

Reuters

Ngày 30 tháng 5 năm 2023 11:28 chiều EDT 

Máy bay không người lái tấn công các tòa nhà ở Moscow
Quang cảnh cho thấy một khu chung cư nhiều tầng bị hư hại sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái được báo cáo ở Moscow, Nga, ngày 30 tháng 5 năm 2023. REUTERS/Maxim Shemetov
Continue Reading »

Vệ tinh Bắc Triều Tiên rớt xuống biển sau khi hỏa tiễn phóng thất bại

Tuesday, May 30th, 2023

Hyonhee Shin và Chang-Ran Kim

Ngày 30 tháng 5 năm 2023 10:09 chiều EDT Đã cập nhật 6 phút trước

Bắc Triều Tiên bắn cái mà họ gọi là vệ tinh không gian về phía nam

[1/7] Mọi người xem TV phát bản tin về việc Triều Tiên bắn cái mà nước này gọi là vệ tinh không gian về phía nam, tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 31 tháng 5 năm 2023. REUTERS/Kim Hong-Ji


Continue Reading »

Sở chỉ huy 55K6A của Nga thuộc hệ thống S-400 AD đã bị quân đội Ukraine phá hủy ở #Kherson Oblast

Tuesday, May 30th, 2023

Tin Ukraine:

Theo Ukraine Weapons Tracker ngày 30/5/2023, một sở chỉ huy 55K6A của Nga thuộc hệ thống S-400 AD đã bị quân đội Ukraine phá hủy ở #Kherson Oblast – như đã tuyên bố, sử dụng GMLRS.

Đây là tổn thất đầu tiên được ghi nhận đối với tài sản quý giá này và là tổn thất thứ hai đối với thành phần S-400 – trước đó một bệ phóng đã bị phá hủy.

Continue Reading »

So sánh hình ảnh và sự tương phản của BAKHMUT 2023 và STALINGRAD 1943

Tuesday, May 30th, 2023
Stalingrad 1943
Continue Reading »

Tin tức Nga bị tấn công: Những vùng giàu có gần nhà của Putin ở Moscow bị máy bay không người lái tấn công

Tuesday, May 30th, 2023

Ukraine phủ nhận bất kỳ trách nhiệm nào đối với cuộc tấn công rõ ràng đầu tiên vào các mục tiêu dân sự ở Nga

Quanatalia vasilyeva, PHÓNG VIÊN NGANgày 30 tháng 5 năm 2023 • 3:50 chiều

Một chuyên gia kiểm tra mặt tiền bị hư hại của một tòa nhà chung cư nhiều tầng sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở Moscow
Một chuyên gia kiểm tra mặt tiền bị hư hại của một tòa nhà chung cư nhiều tầng sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở Moscow. ẢNH : KIRILL KUDRYAVTSEV/AFP
Continue Reading »

Tin Ukraine tổng hợp ngày 30/5/2023 (Ngày # 461): *Máy bay không người lái tấn công ‘Đồi Beverly’ ở Moscow, Prigozhin tức giận. *Chi tiêu quân sự’ Nga tăng cao. * EU tăng gấp 2 hỗ trợ Moldova. *Đảng đối lập Nam Phi đòi bắt Putin nếu tới nước này. *Toàn bộ hỏa tiễn Nga tấn công Kyiv bị bắn hạ *Thủ đô Kyiv ngày 29/5: Bộ TTM Ukraine

Tuesday, May 30th, 2023

Ngày 30 tháng 5 năm 2023 • 3:39 chiều


Continue Reading »

Máy bay không người lái tấn công Moscow: Nga cáo buộc Ukraine tấn công ‘khủng bố’ – BBC

Tuesday, May 30th, 2023
  • Được phát hành1 giờ trước

Xem: Đoạn phim dường như cho thấy máy bay không người lái bay ở phía đông nam MoscowBởi Nadeem Shadtin tức BBC

Nga đã cáo buộc Ukraine tiến hành một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào sáng sớm vào Moscow, lần đầu tiên thành phố này bị nhiều máy bay không người lái nhắm tới kể từ khi Nga xâm lược Ukraine.

Bộ Quốc phòng cho biết Kiev đã dàn dựng một “cuộc tấn công khủng bố” với ít nhất 8 máy bay không người lái gây thiệt hại nhẹ.

Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin cho biết không có ai bị thương nặng. Một số máy bay không người lái đã rơi xuống một vùng ngoại ô phía tây độc quyền, nơi các quan chức cấp cao sinh sống.

Continue Reading »

Thời sự ngày Thứ ba 30 tháng 5 năm 2023

Tuesday, May 30th, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


Trung Quốc từ chối yêu cầu của Mỹ về cuộc gặp giữa các bộ trưởng quốc phòng

Liên Thành

Trung Quốc từ chối yêu cầu của Mỹ về cuộc gặp giữa các bộ trưởng quốc phòng. 

Theo các phương tiện truyền thông đưa tin hôm thứ Hai (30/5), Trung Quốc đã từ chối yêu cầu của Hoa Kỳ về một cuộc gặp giữa các bộ trưởng quốc phòng của hai nước tại một diễn đàn an ninh thường niên ở Singapore vào cuối tuần này, đây được xem là một dấu hiệu căng thẳng mới giữa các cường quốc.

Bộ Quốc phòng Mỹ trong một tuyên bố với tờ Wall Street Journal đã cho biết: “Đêm qua, CHND Trung Hoa đã thông báo với Hoa Kỳ rằng họ đã từ chối lời mời vào đầu tháng 5 của chúng tôi để Bộ trưởng Austin gặp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng CHND Trung Hoa Lý Thượng Phúc tại Singapore”. Ngũ Giác Đài cho biết họ tin tưởng vào giao tiếp cởi mở “để bảo đảm rằng cạnh tranh không dẫn đến xung đột”.

Tuần trước, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc John Kirby cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ đã có các cuộc thảo luận để tiến hành đàm phán giữa ông Lloyd Austin và người đồng cấp Trung Quốc Lý Thượng Phúc.

Triển vọng về một cuộc gặp giữa hai quan chức Mỹ – Trung này đang được theo dõi chặt chẽ do căng thẳng an ninh khu vực và tranh chấp thương mại đã làm hỏng kế hoạch tái hợp tác của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Tuần trước, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo và Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào đã trao đổi về các chính sách thương mại, đầu tư và xuất khẩu trong một cuộc họp ở Washington, đánh dấu cuộc trao đổi cấp nội các giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đầu tiên trong nhiều tháng sau những căng thẳng đôi bên.

Theo Ian Storey, một nhà phân tích an ninh có trụ sở tại Singapore, quyết định của Trung Quốc xa lánh ông Austin không phải là dấu hiệu tốt lành gì. Vì ông Storey cho rằng vào thời điểm căng thẳng Mỹ – Trung gia tăng như hiện nay, “việc Tướng Lý từ chối gặp người đồng cấp sẽ càng làm căng thẳng khu vực hơn nữa”.

Ông Austin và ông Lý sẽ có mặt tại Singapore để tham dự Đối thoại Shangri-la lần thứ 20 sẽ khai mạc vào thứ Sáu tuần này, một cuộc gặp gỡ không chính thức của các quan chức quốc phòng các nước cùng các nhà phân tích, bên cạnh đó là một loạt các cuộc họp bên lề khác. Cả hai quan chức Mỹ – Trung dự kiến sẽ tổ chức các cuộc gặp song phương với các đối tác từ khắp khu vực.

Các quan chức Trung Quốc vẫn chưa giải thích về thái độ bị cho là nhằm làm bẽ mặt lãnh đạo quốc phòng Mỹ của ông Lý Thượng Phúc, nhưng một số nhà phân tích an ninh cho rằng việc Trung Quốc khó chịu trước lệnh trừng phạt của Mỹ đối với bộ trưởng quốc phòng nước này có thể là một lý do.

Ông Lý Thượng Phúc là thành viên của Quân ủy Trung ương, cơ quan quốc phòng hàng đầu của Trung Quốc do Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ huy.

Vào năm 2018, ông bị chính quyền Mỹ trừng phạt vì đã mua vũ khí của Nga, bao gồm máy bay chiến đấu Su-35 và hệ thống tên lửa đất đối không S-400 và thiết bị từ nhà xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport.


Trung Quốc : Đụng độ giữa người Hồi Giáo và cảnh sát, hàng chục người bị bắt

Trung Quốc hôm nay, 30/05/2023, điều động hàng trăm cảnh sát bắt giữ nhiều người tại một thành phố có đông dân theo đạo Hồi sinh sống ở phía tây nam. Theo AFP, chiến dịch trấn áp này diễn ra sau những đụng độ giữa cảnh sát và người theo đạo Hồi,  có liên quan đến việc phá hủy một phần đền thờ Hồi Giáo, xảy ra hôm thứ Bảy 27/05/2023.  

Ảnh minh họa : Một đền thờ Hồi giáo ở tỉnh Cam Túc (Gansu), Trung Quốc. JOHANNES EISELE / AFP 

Minh Anh /RFI

Thông tín viên đài RFI, Stephane Lagarde tại Bắc Kinh, tường thuật : 

«  Các hình ảnh đã bị các nhà kiểm duyệt nhanh chóng xóa đi, nhưng người ta vẫn có thể tìm thấy chúng sáng thứ Hai này trên mạng xã hội Twitter – vốn bị kiểm duyệt tại Trung Quốc. Những cú đá, cú đấm, rồi ném gạch đá, những người phản đối hôm thứ Bảy tìm cách đẩy lui bức tường khiên mầu đen của cảnh sát vũ trang nhân dân. Lực lượng an ninh ngăn chặn những người này tiếp cận đền thờ Hồi Giáo Nạp Gia Doanh, ở huyện Ngọc Khê. 

Tại tỉnh Vân Nam này, trong số các sắc dân thiểu số, người Hồi chiếm số đông. Trên một đoạn video khác, một bộ phận những người phản đối tiếp cận được một bức tường bao quanh và đẩy sập giàn giáo xây dựng. Một số hình ảnh khác còn cho thấy nhiều người mặc bộ đồ rằn ri hô các khẩu hiệu. Nhiều bình luận trên mạng cũng nói đến sự hiện diện của nhiều nhân viên an ninh mặc thường phục. 

Được xây dựng từ thời nhà Minh, đền thờ Nạp Gia Doanh có mái vòm và bốn ngọn tháp. Chính phần trên cao và đặc biệt là mái vòm đã bị chính quyền địa phương nhắm đến khi cho rằng việc xây dựng là bất hợp pháp. Chiến dịch Hán hóa ở Trung Quốc những năm gần đây đã cho dỡ bỏ nhiều thánh giá khỏi nhà thờ và cuỗm mất những phần trang trí tại nhiều đền thờ. 

Tòa án và viện kiểm sát quận Thông Hải (Tonghai) hôm Chủ Nhật ra thông cáo khẳng định rằng “một vụ việc” hôm thứ Bảy 27/5 đã gây xáo trộn nghiêm trọng trật tự xã hội. Khoảng ba chục người biểu tình dường như đã bị bắt giữ. » 


Các nỗ lực tạo ra định chế quản lý cho AI

Các quan chức G7 sẽ gặp nhau vào thứ Ba để lần đầu tiên thảo luận về chính sách quản lý các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) như ChatGPT. Cuộc họp này một lần nữa cho thấy cả chính phủ và các công ty công nghệ lớn đều đồng ý là cần phải làm gì đó để AI không phát triển quá nhanh đến mức mất kiểm soát. Chẳng hạn, hôm 22 tháng 5, OpenAI, công ty khởi nghiệp tạo ra ChatGPT, đã kêu gọi thành lập một cơ quan quản lý quốc tế như Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế.

Nhưng để vạch ra các bước cụ thể không hề đơn giản. Ngay cả một định nghĩa chung về AI cũng chưa có, trong khi lợi ích của các bên rất khác nhau. OpenAI, một tổ chức dù tuyên bố phi lợi nhuận nhưng đang ngày càng chạy theo lợi nhuận, muốn các quy định được áp dụng nhẹ nhàng, trong khi EU thúc đẩy kiểm soát chặt chẽ. Khi mà EU đã có “Đạo luật AI” đang được soạn thảo, họ có thể một lần nữa đặt ra các quy tắc cho thế giới — như họ từng làm về quyền riêng tư với Quy định Bảo vệ Dữ liệu Chung GDPR.


Giá nhà ở Mỹ hồi sinh

Dù lãi suất có thể còn tăng ở Mỹ, giá nhà đang tăng trở lại. Vào tháng 2, giá nhà đã tăng gần 0,2%, chấm dứt chuỗi bảy tháng giảm giá. Giới phân tích sẽ xem xét kĩ lưỡng khi chỉ số S&P CoreLogic Case-Shiller, thước đo giá nhà ở Mỹ, được công bố vào thứ Ba.

Hai yếu tố có thể duy trì đà phục hồi của giá nhà, ngay cả khi lãi suất thế chấp tiếp tục tăng. Đầu tiên là nguồn cung. Sau hơn một thập niên ngành xây dựng hoạt động dưới sức, nước Mỹ đang đối mặt tình trạng thiếu nhà ở, khiến giá nhà bị đẩy lên cao. Bên cạnh đó là sự phổ biến của “còng tay vàng” — các khoản thế chấp có lãi suất cố định thấp khiến hàng triệu chủ nhà bị ràng buộc với những ngôi nhà mà họ có thể muốn rời đi.

Yếu tố thứ hai là thị trường lao động nóng của Mỹ. Tỷ lệ thất nghiệp thấp, cùng với khoản tiết kiệm dư thừa sau đại dịch, làm tăng nhu cầu nhà mới. Và với rất nhiều người mua tiềm năng đang chờ đợi, giá có thể vẫn chưa chạm trần.


Tổng thống Lula muốn xây dựng lại hình ảnh Brazil lãnh đạo Nam Mỹ

Vào thứ Ba, tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva đã tổ chức cuộc họp khu vực cấp cao đầu tiên trong gần một thập niên qua với mười người đồng cấp Nam Mỹ khác. Ông hy vọng sự kiện sẽ giúp hàn gắn một số rạn nứt về ý thức hệ giữa các nhà lãnh đạo trong khu vực.

Trong nhiệm kỳ tổng thống trước đây của mình từ năm 2003 đến 2010, Lula đã mở rộng ảnh hưởng toàn cầu của Brazil bằng cách thay mặt cho các quốc gia bất hòa ở Mỹ Latinh trên trường quốc tế. Sau khi nhậm chức vào tháng 1, ông muốn lặp lại thành tích này. Nhưng cơ chế hợp tác của ông, Liên minh Nam Mỹ (UNASUR) do Venezuela khởi xướng vào năm 2004, đang bị suy giảm số lượng thành viên. Và hầu hết các tổng thống đều bận giải quyết các vấn đề ở quê nhà — ví dụ, Peru sẽ cử thủ tướng đến dự sau khi Pedro Castillo bị lật đổ khỏi vị trí tổng thống vào tháng 12. Khi gặp các đồng nghiệp, Lula có thể nhận ra bao nhiêu điều đã thay đổi sau mười năm.


Scandal đại dịch của Boris Johnson vẫn chưa chấm dứt

Thứ Ba này là hạn chót để chính phủ Anh bàn giao một loạt các tài liệu nhạy cảm cho cuộc điều tra chính thức về đại dịch. Đối với những người muốn hiểu điều gì đã sai (hoặc đúng) trong phản ứng của chính phủ Anh trước đại dịch Covid, lô tài liệu này là một mỏ vàng.

Các giấy tờ được yêu cầu bao gồm nhật ký chưa được chỉnh sửa từ đầu năm 2020 đến đầu năm 2022, được viết bởi Boris Johnson, người khi đó là thủ tướng, cũng như 24 cuốn sổ ghi chép của ông vào thời điểm đó. Cuộc điều tra cũng yêu cầu tin nhắn WhatsApp giữa ông Johnson và ít nhất 40 quan chức cấp cao nhất của ông. Các bộ trưởng bảo thủ nói việc tiết lộ tin nhắn sẽ tạo tiền lệ có hại. Khả năng sẽ có một cuộc chiến pháp lý.

Cuộc điều tra sẽ đánh giá một cách cẩn thận các cáo buộc ông Johnson vi phạm các quy tắc Covid nghiêm ngặt của chính mình (trước đó ông đã bị phạt vì tham dự một bữa tiệc ở Phố Downing trong thời gian phong tỏa). Các phiên điều trần miệng, bắt đầu vào mùa hè này, hứa hẹn tiếp tục chiếm trang nhất các báo.


Bế mạc cuộc họp thường niên của WHO

Vào thứ Ba, Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 76 sẽ bế mạc. Trong hơn một tuần qua, các bộ trưởng y tế, bác sĩ và các nhà vận động đã đến Geneva để vạch ra các ưu tiên y tế của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một cơ quan được Liên Hợp Quốc hậu thuẫn vừa bước sang tuổi 75. Chúng bao gồm các nghị quyết tăng cường thực phẩm thiết yếu, chẳng hạn như gạo, với vitamin và khoáng chất; tăng cường tiếp cận toàn cầu với các dịch vụ phục hồi chức năng, chẳng hạn như vật lý trị liệu; và để giảm số ca tử vong do đuối nước.

Nhưng các vấn đề chính trị – cả quốc tế và nội bộ – đã làm lu mờ phần lớn hội nghị. Đài Loan bị cấm tham gia; họ đáp lại bằng cáo buộc WHO thiên vị Trung Quốc. Nga đã cố gắng (và thất bại) làm hỏng chiếc vé bầu Ukraine vào ban điều hành của WHO. Và Tedros Adhanom Ghebreyesus, tổng giám đốc của WHO, thừa nhận tổ chức này đã làm quá ít trước nạn lạm dụng và quấy rối tình dục trong nội bộ nhân viên suốt nhiều năm qua. Một cuộc điều tra sẽ khép lại trong vòng 200 ngày tới. Trước khi giúp ích cho thế giới, WHO cần tự chữa bệnh cho chính mình.


Bác bỏ kế hoạch hòa bình của Trung Quốc, Ukraine nêu giải pháp duy nhất để chấm dứt xung đột

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy tham dự cuộc họp báo tại ga tàu điện ngầm Maidan Nezalezhnosti vào ngày 23/4/2022 ở Kyiv, Ukraine. (Ảnh: The Asahi Shimbun/Getty Images) 

Ukraine đã bác bỏ kế hoạch hòa bình 12 điểm do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đề xuất. Một trợ lý hàng đầu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết kế hoạch hòa bình của Ukraine mới là giải pháp duy nhất để chấm dứt chiến tranh giữa Nga và Ukraine.

Trưởng cố vấn ngoại giao của Nhà lãnh đạo Ukraine – ông Ihor Zhovkva – nói với tờ Reuters rằng Ukraine không quan tâm đến một lệnh ngừng bắn cho phép Nga kiểm soát lãnh thổ Ukraine bị chiếm đóng, mà nước này chỉ có một điều kiện duy nhất để kết thúc chiến tranh là: Nga rút quân hoàn toàn khỏi lãnh thổ Ukraine. 

Trong những tháng gần đây, ông Zhovkva đã bác bỏ một loạt sáng kiến hòa bình từ Trung Quốc, Brazil, Vatican và Nam Phi.

“Khi nói về cuộc chiến ở Ukraine, kế hoạch hòa bình của Brazil, kế hoạch hòa bình của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hay kế hoạch hòa bình của Nam Phi đều không hiệu quả”, ông Zhovkva nói trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Reuters hôm thứ Sáu (26/5).

“Trong giai đoạn chiến tranh diễn ra, chúng tôi không cần bất kỳ nước trung gian hòa giải nào. Đã quá muộn để hòa giải”, cố vấn của Tổng thống Ukraine nhấn mạnh.

Vào tháng 2 năm nay, ĐCSTQ đã đề xuất một kế hoạch hòa bình gồm 12 điểm cho cuộc chiến Nga – Ukraine. Kế hoạch này kêu gọi Nga ngừng bắn và hai bên đàm phán hòa bình, nhưng không yêu cầu Nga rút quân mà yêu cầu các nước phương Tây dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Nga.

Đáp lại, Điều phối viên truyền thông chiến lược của Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby đã nói rõ vào tháng 3 rằng kế hoạch hòa bình của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, vốn chỉ kêu gọi ngừng bắn chứ không yêu cầu Nga rút quân, sẽ chỉ giúp ích cho các lực lượng Nga.

Ông cũng cáo buộc Nga sẽ tận dụng lệnh ngừng bắn đó để tiếp tục củng cố các vị trí của mình tại nước láng giềng Ukraine, cũng như khôi phục lực lượng và đào tạo quân nhân để chuẩn bị cho đợt tấn công mới.

Ông cho rằng điều đó chứng thực một cách hiệu quả cho cuộc chinh phục bất hợp pháp của Nga. Các nước châu Âu cũng có quan điểm tương tự.

Gần đây, đặc phái viên Trung Quốc về các vấn đề Á – Âu Lý Huy đã đến thăm nhiều quốc gia châu Âu trong nỗ lực thúc đẩy các cuộc đàm phán về một “giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine”. Trao đổi với tờ Wall Street Journal, một nhà ngoại giao châu Âu từng nói chuyện với ông Lý Huy cho hay, “Chúng tôi đã giải thích (với ông Lý Huy) rằng trừ khi quân đội Nga rút quân [khỏi lãnh thổ Ukraine], nếu không thì đó chỉ là động thái đóng băng cuộc xung đột và điều này không có lợi cho cộng đồng quốc tế”.

Một quan chức khác lập luận rằng mối quan tâm chính của Trung Quốc dường như là đảm bảo rằng Nga không thua trong cuộc chiến và Moscow không sử dụng vũ khí hạt nhân.

Trong khi đó, ông Zhovkva cho biết phản ứng của các đại diện quốc gia đối với kế hoạch hòa bình 10 điểm của Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima, Nhật Bản, là rất tích cực. Các nước G7 cũng không nêu quan ngại về bất kỳ điểm nào trong kế hoạch hòa bình của Ukraine.

Về phần mình, Nga cho biết họ sẵn sàng đàm phán hòa bình với Ukraine, nhưng Moscow khẳng định rằng bất kỳ cuộc đàm phán nào cũng sẽ dựa trên “thực tế mới”, nghĩa là công nhận 4 khu vực mà Nga tuyên bố sáp nhập. Đây là điều kiện mà Ukraine sẽ không chấp nhận.

Vào tháng 9/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng Nga sẽ sáp nhập 4 vùng của Ukraine (Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia) vào lãnh thổ nước Nga. Phản ứng về sự việc này, Ukraine và các nước phương Tây cho biết họ sẽ không công nhận các khu vực này là lãnh thổ của Nga.

Trong khi Ukraine mong muốn các nhà lãnh đạo G7 giúp đưa càng nhiều quốc gia “Nam bán cầu” đến dự “hội nghị thượng đỉnh hòa bình” do Ukraine đề xuất càng tốt, ông Zhovkva cho hay địa điểm của hội nghị thượng đỉnh vẫn đang được thảo luận.

Ông Zelenskyy đã tạo ra một “cú hích lớn” trong tháng này nhằm thu hút sự ủng hộ từ các quốc gia ở “phía nam bán cầu”. Vào ngày 19/5, Tổng thống Ukraine đã tham dự một hội nghị thượng đỉnh ở Ả Rập Xê Út để hội đàm với Thái tử Ả Rập Xê Út Mohammed bin Salman, cũng như các quan chức Iraq và các phái đoàn khác.

Sau đó, ông đã bay tới Nhật Bản để gặp gỡ các nhà lãnh đạo Ấn Độ và Indonesia bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima. Hai quốc gia này đại diện cho những tiếng nói quan trọng ở Nam bán cầu.

Mặc dù Ukraine nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của phương Tây trong cuộc chiến chống lại Nga, nhưng nước này lại không nhận được sự ủng hộ tương tự từ các quốc gia ở Nam bán cầu (bao gồm Mỹ Latinh, Châu Phi và phần lớn Châu Á). Đây là nơi mà Nga đã đẩy mạnh các khoản đầu tư về năng lượng và ngoại giao của mình trong những năm qua.

Để đối phó với các biện pháp trừng phạt của phương Tây, Nga đã cố gắng chuyển doanh số bán năng lượng từ các thị trường châu Âu truyền thống sang châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh và khu vực Trung Đông.

Lam Giang tổng hợp


Ukraina: Thủ đô Kiev bị bắn phá liên tiếp đêm thứ ba

Đêm thứ ba liên tiếp, thủ đô Kiev Ukraina ngày 29/05/2023 bị Nga oanh kích dữ dội. Ban ngày là các đợt bắn phá bằng tên lửa đạn đạo, về đêm đến lượt các loại drone tự sát. Dù phòng không Ukraina đã chặn được khá hiệu quả các đợt oanh, nhưng vẫn không tránh khỏi những thiệt hại về nhân mạng. 

Nhiều xe hơi bị hư hại sau cuộc tấn công lớn bằng drone của Nga, Kiev, ngày 30/05/2023. REUTERS – VALENTYN OGIRENKO 

Anh Vũ /RFI

Thông tín viên Stéphane Siohan tại Kiev tường trình : 

“Một kịch bản buồn theo lối cũ lại diễn ra trong đêm qua. Còi báo động phòng không liên hồi kéo lên trong đêm tối. Với những người khó ngủ thì đây là một đêm trắng.

Bất chợt, những loạt đạn phòng không được bắn lên, có thể nhìn bằng mắt thường, nhiều tiếng nổ xé tan bầu trời Kiev.

Một lần nữa các loại drone Shahed 136 do Iran chế tạo bay lượn trên bầu trời thủ đô. Tất cả đều bị bắn chặn, như thường lệ. Các mảnh vỡ của drone rơi xuống đất, nhưng lần này đã gây thiệt hại về người. 

Trong khu phố Holosieevski, hai tầng trên cao của một tòa nhà đã bị phá, một người thiệt mạng, một bà cụ bị thương  và hai mươi người khác đã được sơ tán khỏi tòa nhà. 

Các mảnh của drone bị bắn rơi nằm vương vãi trên mặt đường, trên các xe và tại một xí nghiệp ở phía tây nam Kiev.

Cho dù hệ thống phòng không có hiệu quả, nhưng các mảnh kim loại rớt xuống như vậy thực sự dễ gây rủi ro cho người dân. Họ thường xuyên căng thẳng lo sợ. Trên mạng xã hội, nhiều người dân Kiev viết : ban đêm họ không thể ngủ được nữa và sau đó cả ngày sống vật vờ như thây ma. Đó là một thiệt hại mới của chiến tranh”.

Cũng trong ngày hôm qua, Ukraina thừa nhận một « cơ sở quân sự » đã bị thiệt hại sau các đợt oanh kích của Nga. Chính quyền Ukraina cho biết đang sửa chữa một đường băng của một sân bay trong vùng Khmelnytsky, phía tây đất nước. Ngoài ra 5 máy bay cũng bị hư hại trong vụ tấn công này. 


XEM THÊM

Nhật nghi “vệ tinh” của BTT là tên lửa đạn đạo NHK

Cập nhật 4 giờ trước

Japan's Defense Minister presumes N.Korean 'satellite' is ballistic missile

Bộ trưởng Phòng vệ Nhật Bản Hamada Yasukazu nói rằng mặc dù Bắc Triều Tiên thông báo sẽ phóng vệ tinh, nhưng dựa trên những gì đã xảy ra trước đây, ông cho rằng Bình Nhưỡng sẽ phóng tên lửa đạn đạo.

Trả lời phóng viên hôm thứ Ba về thông báo của Bắc Triều Tiên, Bộ trưởng Hamada cho biết Bắc Triều Tiên thông báo sẽ phóng vệ tinh theo như cách gọi của nước này vào khoảng thời gian từ thứ Tư ngày 31/5 đến ngày 11/6.

Ông cho biết các vụ phóng của Bắc Triều Tiên sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo là sự vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và là một vấn đề nghiêm trọng liên quan đến an toàn của người dân.

Ông cho biết Nhật Bản sẽ phối hợp chặt chẽ với Mỹ và Hàn Quốc để yêu cầu Bắc Triều Tiên kiềm chế, không có các hành động khiêu khích và tuân thủ các nghị quyết của Liên hợp quốc.

Bộ trưởng cũng cho biết Nhật Bản sẽ tiếp tục thu thập, phân tích thông tin và luôn cảnh giác.

Hôm thứ Hai, Bộ trưởng Hamada đã ra lệnh cho Lực lượng Phòng vệ đánh chặn bất kỳ tên lửa đạn đạo

nào có khả năng rơi xuống lãnh thổ Nhật Bản.

Theo Economist: Nhật Bản đặt hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo trong tình trạng báo động sau khi Triều Tiên tuyên bố có kế hoạch phóng một vệ tinh trong vòng hai tuần tới. Chính phủ Nhật Bản cảnh báo sẽ “thực hiện các biện pháp phá huỷ” đối với bất kỳ vật thể nào đe dọa lãnh thổ đất nước. Tháng trước, nhà độc tài Kim Jong Un cho biết Triều Tiên đã chế tạo được vệ tinh do thám đầu tiên.


Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines-Nhật-Mỹ diễn tập chung

NHK – Cập nhật 8 giờ trước

https://www3.nhk.or.jp/nhkworld/common/player/tv/clip/?lang=vi&ver=19&id=p-news__videoPlayer&key=%2Fnhkworld%2Fdata%2Fvi%2Fnews%2Fmovie%2F0529EE40.xml

Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines sẽ tổ chức diễn tập với các đối tác Nhật Bản và Hoa Kỳ từ thứ Năm tại vùng biển quanh Vịnh Manila.

Các quan chức của 3 nước đã gặp nhau hôm thứ Hai tại trụ sở lực lượng bảo vệ bờ biển ở Manila.

Các bên xác nhận sẽ tăng cường hợp tác, dường như có tính đến các hoạt động ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).

Khoảng 400 người sẽ tham gia cuộc diễn tập kéo dài 1 tuần, với nội dung thực hành chặn tàu đánh cá bất hợp pháp và triển khai các hoạt động cứu hộ.

Chuẩn đô đốc Armand Balilo, chỉ huy các vấn đề công cộng của Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines, cho biết: “Cuộc diễn tập sẽ tăng cường khả năng tương tác. Chúng tôi sẽ lĩnh hội được những thao tác thực hành tốt nhất từ các đối tác”.

Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản sẽ cử tàu tuần tra Akitsushima tham gia diễn tập.


Uganda ban hành luật khắc nghiệt về quan hệ tình dục đồng tính

Tổng thống Uganda ban hành một trong những luật chống đồng tính khắc nghiệt nhất thế giới. Bất kỳ ai bị phát hiện có quan hệ tình dục đồng tính – vốn đã bất hợp pháp – sẽ đối mặt án tù chung thân. Những người quan hệ tình dục đồng tính với người dưới 18 tuổi hoặc người nhiễm HIV có thể bị tử hình. Các nhóm nhân quyền nói luật này sẽ gây cản trở việc điều trị bệnh HIV. Tổng thống Mỹ Joe Biden đe dọa trừng phạt nếu Uganda không bãi bỏ luật. (NHK)


Moscow bị tấn công bởi máy bay không người lái (BBC)

ISW đánh giá chiến dịch tấn công của Nga ngày 29/5/2023

Monday, May 29th, 2023

Ngày 29 tháng 5 năm 2023 – Nhấn ISW

Tải xuống bản PDF

Đánh giá Chiến dịch Tấn công của Nga, ngày 29 tháng 5 năm 2023

Riley Bailey, Kateryna Stepanenko, Nicole Wolkov, George Barros, Karolina Hird và Fredrick W. Kagan ngày

29 tháng 5 năm 2023, 6:15 chiều ET

Nhấp vào đây để xem bản đồ tương tác của ISW về cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Bản đồ này được cập nhật hàng ngày cùng với các bản đồ tĩnh có trong báo cáo này.

Continue Reading »

TT Zelenskyy họp Tổng tư lệnh tối cao: Thời gian là ưu tiên hàng đầu và chúng tôi có ngày

Monday, May 29th, 2023

TETIANA LOZOVENKO — THỨ HAI, NGÀY 29 THÁNG 5 NĂM 2023, 19:21

Zelenskyy tổ chức cuộc họp của Tổng tư lệnh tối cao: Thời gian là ưu tiên hàng đầu và chúng tôi có ngày

Tổng thống Volodymyr Zelenskyy đã tổ chức một cuộc họp thường kỳ của Bộ tham mưu của Tổng tư lệnh tối cao.

Nguồn: Zelenskyy trên Telegram

Continue Reading »

Quân chính quy Nga thay thế lính đánh thuê Wagner ở Bakhmut – quân Ukraine tiến được 350-450 mét

Monday, May 29th, 2023

29 Tháng Năm, 2023, 07:46 CH

Hậu quả vụ Nga nã pháo vào Bakhmut, ngày 21/5 (Ảnh:Handouts via Reuters)

Hậu quả vụ Nga nã pháo vào Bakhmut, ngày 21/5 (Ảnh:Handouts via Reuters)

Continue Reading »

RVC (Quân Đoàn Tình Nguyện Nga) nói đã vượt qua biên giới Nga một lần nữa – Quân đoàn tự do Nga tuyên bố ‘giải phóng’ khu định cư ở Belgorod Oblast – Bắt được một xe bọc thép Nga

Monday, May 29th, 2023

29 Tháng Năm, 2023, 07:09 CH

Đại diện Quân tình nguyện Nga tại Nga (Ảnh:RVC/Telegram)

Chiến binh Quân tình nguyện Nga tại Nga (Ảnh:RVC/Telegram)

Continue Reading »

Quan chức Đài Loan sẽ không để Trung Quốc xác định ‘lằn ranh đỏ’

Monday, May 29th, 2023

BỞI JOHN FENG

Đài Loan sẽ không để Trung Quốc vẽ lằn ranh đỏ—Chính thức
Tổng thống Tsai Ing-wen của Đài Loan, trái, và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy (R-CA) đứng cùng nhau trong Gian Không lực Một tại Thư viện Tổng thống Ronald Reagan sau khi phát biểu trước báo giới vào ngày 5 tháng 4 năm 2023, tại Simi Thung lũng, California. Đài Loan sẽ không cho phép Trung Quốc ra lệnh cho mối quan hệ của họ với Mỹ, một quan chức cho biết.HÌNH ẢNH MARIO TAMA / GETTY
Continue Reading »

Nga ‘đã thua’ trong cuộc chiến, nhà chỉ trích Putin nói từ trong tù

Monday, May 29th, 2023

BỞI ISABEL VAN BRUGEN

Phó thành phố Moscow Alexei Gorinov
Nghị viên thành phố Moscow Alexei Gorinov, bị buộc tội lan truyền “thông tin sai lệch có chủ ý” về quân đội Nga đang chiến đấu ở Ukraine, đứng với một tấm áp phích có nội dung: “Bạn vẫn cần cuộc chiến này chứ?” bên trong một phòng giam bằng kính trong phiên tòa tuyên án trong phiên tòa xét xử anh ta tại một tòa án ở Moscow vào ngày 8 tháng 7 năm 2022. Gorinov đã gửi một lá thư cho Newsweek từ nhà tù, nơi anh ta đang thụ án gần bảy năm.HÌNH ẢNH KIRILL KUDRYAVTSEV/AFP/GETTY
Continue Reading »

TNS Mỹ Lindsey Graham gọi các mối đe dọa của Nga chống lại ông là ‘biểu hiệu danh dự’

Monday, May 29th, 2023

BỞI ISABEL VAN BRUGEN

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Lindsey Graham (R-SC)
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Lindsey Graham (R-SC) phát biểu trong cuộc họp báo tại Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 05 tháng 8 năm 2022 tại Washington, DC. Hôm thứ Hai, ông đáp trả quyết định của Nga đưa ông vào danh sách truy nã sau khi cáo buộc ông ca ngợi cái chết của người Nga trong cuộc chiến Ukraine, gọi những lời đe dọa là “dấu hiệu danh dự”.KEVIN DIETSCH//HÌNH ẢNH GETTY
Continue Reading »

Đại tá Nga bị giết sau cuộc tấn công trực diện vào sở chỉ huy của ông ta—Báo cáo

Monday, May 29th, 2023

BỞI ISABEL VAN BRUGEN

Lính Mỹ tại tỉnh Hasakah, đông bắc Syria
Các binh sĩ Hoa Kỳ đứng dọc một con đường đối diện với các xe bọc thép chở quân (APC) của quân đội Nga, gần làng Tannuriyah ở vùng nông thôn phía đông Qamishli thuộc tỉnh Hasakah, đông bắc Syria vào ngày 2 tháng 5 năm 2020. Đại tá Nga Oleg Pechevisty, 49 tuổi, được cho là đã thiệt mạng trong Syria tuần trước. HÌNH ẢNH DELIL SOULEIMAN/AFP/GETTY

Một đại tá Nga thiệt mạng ở Syria, vài tháng sau khi ông được triển khai tới quốc gia Trung Đông này để thực hiện “các nhiệm vụ đặc biệt”, các quan chức chính quyền địa phương cho biết.

Continue Reading »

Hệ thống phòng không Patriot đánh bại cuộc tấn công hỏa tiễn mới nhất của Nga vào Kiev

Monday, May 29th, 2023

29 Tháng Năm, 2023, 12:37 CH

Nga tấn công Kiev, 29/5 (Ảnh:NV)

Nga tấn công Kiev, 29/5 (Ảnh:NV)

Một hệ thống hỏa tiễn đối không (SAM) Patriot do Mỹ sản xuất đã hoạt động ở Kiev trong cuộc tấn công hỏa tiễn cuối cùng của Nga vào sáng 29/5, người phát ngôn Lực lượng Không quân Ukraine Yuriy Ihnat cho biết trên truyền hình quốc gia.

Continue Reading »

Lễ Chiến sĩ trận vong 2023 

Monday, May 29th, 2023

A Proclamation on Prayer For Peace, Memorial Day, 2023 

Xã luận phản ánh quan điểm của Chính phủ Hoa Kỳ: 

28/5/2023

Lễ Chiến sĩ trận vong. 

Continue Reading »

Những bất đồng được thể hiện thế nào ở Trung Quốc? 

Monday, May 29th, 2023

Phỏng vấn David Ownby do Émilie Frenkiel[*] thực hiện

Phạm Như Hồ dịch

Nguồn:Comment les désaccords s’expriment-ils en Cnine? Entretien avec David Ownby”, La vie des idées, 14.4.2023.

Continue Reading »

Chiến tranh Ukraine ngày 29/5/2023: *Lukashenko cung cấp ‘vũ khí hạt nhân cho ai tham gia liên minh Nga-Belarus 

Monday, May 29th, 2023

Cập nhật 8 phút trước

Quân nhân Ukraine chuẩn bị bắn súng cối về phía quân đội Nga gần tiền tuyến ở khu vực Donetsk
Quân nhân Ukraine chuẩn bị bắn súng cối về phía quân đội Nga gần tiền tuyến ở khu vực Donetsk. ẢNH : Anna Kudriavtseva/REUTERS
Continue Reading »

Tình hình ở Ukraine ngày 29.05.2023 (Ngày thứ 460) Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine

Monday, May 29th, 2023
Nga xam lang

13:18

Continue Reading »

ISW đánh giá chiến dịch tấn công của Nga ngày 27/05/2023

Saturday, May 27th, 2023

Ngày 27 tháng 5 năm 2023 – Nhấn ISW

Tải xuống bản PDF

Đánh giá Chiến dịch Tấn công của Nga, ngày 27 tháng 5 năm 2023

Kateryna Stepanenko, Riley Bailey, Grace Mappes và Fredrick W. Kagan

Ngày 27 tháng 5 năm 2023, 6:30 chiều ET

Nhấn vào đây để xem bản đồ tương tác của ISW về cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Bản đồ này được cập nhật hàng ngày cùng với các bản đồ tĩnh có trong báo cáo này.

Continue Reading »

Cập nhật chiến tranh Ukraine-Nga ngày 27/5/2023 (ngày thứ 458): *Nga tuyên bố bắn hạ 2 hỏa tiễn Storm Shadow *Tin Bộ QP Ukraine *UAV Ukraine tấn công ống dầu sâu trong lãnh thổ Nga *Ukraine ‘sẵn sàng phản công’ *Anh gặp nguy hiểm nếu Nga thất bại tại Ukraine? *Tin tình báo Anh..

Saturday, May 27th, 2023

Ngày 27 tháng 5 năm 2023 • 5:00 chiều

Lính cứu hỏa vòi xuống một Policlinic sau một cuộc tấn công của Nga ở Dnipro
Lính cứu hỏa phun vòi rồng xuống một bệnh viện sau cuộc tấn công của Nga ở Dnipro. Credit : State Emergency Service of Ukraine/AP
Continue Reading »

Đặc biệt – Cuộc tấn công bằng máy bay UAV gây thiệt hại cho đường ống dẫn dầu của Nga cách Ukraine hàng trăm dặm, Tây Phương lo ngại

Saturday, May 27th, 2023

Các đồng minh phương Tây của Ukraine ngày càng lo ngại trước việc Kiev hăng hái tấn công các mục tiêu sâu hơn bên trong nước Nga

James KilnerNgày 27 tháng 5 năm 2023 • 3:11 chiều

Quân đội Ukraine học lái máy bay không người lái hồi đầu tháng 5
Quân đội Ukraine học lái máy bay không người lái hồi đầu tháng 5. Credit : Paula Bronstein/Getty
Continue Reading »

Trung Quốc nói rõ rằng quân đội của họ không phải là thứ để đùa dỡn!!!

Saturday, May 27th, 2023

Wall Street Journal

Tác giả: Wenxin FanCù Tuấn, dịch – 26/5/2023

Các công ty sản xuất đã hủy bỏ các chương trình hài kịch ở Trung Quốc sau khi một câu đùa của diễn viên hài Li Haoshi dẫn đến một cuộc điều tra của cảnh sát. Ảnh: GETTY IMAGES 

Continue Reading »

Điệp Mỹ Linh – Thủ đoạn của Trung Cộng

Saturday, May 27th, 2023

Tạp ghi – 27/5/2023

This undated photo provided by Homeland Security Investigations shows the inside of a cross border tunnel between Mexico’s Tijuana into the San Diego area. Bức ảnh không ghi ngày tháng do Cơ quan Điều tra An ninh Nội địa cung cấp cho thấy bên trong một đường hầm xuyên biên giới giữa Tijuana của Mexico vào khu vực San Diego.

Mỗi khi đến “gym” tập thể dục, thấy những khuôn mặt thân thiện, nụ cười vô tư, thái độ hòa nhã và lễ độ của người trẻ Hoa Kỳ – không phân biệt màu da hoặc nam hay nữ – lòng tôi cứ gợn lên niềm xúc động lẫn xót xa!

Không xót xa sao được khi mà – qua tin tức thời sự thế giới hằng ngày – tôi biết, bên kia Thái Bình Dương, một dân tộc đang được ông Xi Jinping cổ xúy,  nhồi sọ, rèn luyện, sẵn sàng tiêu diệt dân tộc Hoa Kỳ để ông Xi đạt được tham vọng trở thành thống lĩnh thế giới.

Continue Reading »

Đất hiếm của Việt Nam trong cuộc cạnh tranh Mỹ- Trung

Saturday, May 27th, 2023

RFA – 26/5/2023

Một khoáng vật có chứa đất hiếm trong một phòng thí nghiệm ở Đại học Tokyo, Nhật Bản. https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngReuters 

Tại hội nghị thượng đỉnh các nước G7 tại Hiroshima, Nhật Bản, từ 19 đến 21 tháng 5, 2023, bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) , đã nhấn mạnh cần phải hợp tác với những đối tác và các quốc gia có tầm nhìn chung để “giảm thiểu sự phụ thuộc của chúng ta vào Trung Quốc” ở một số lĩnh vực then chốt, trong đó có đất hiếm. Hôm 18/5/2023, Bộ Tài nguyên của Australia, một nước không thuộc G7 nhưng là khách mời tham dự G7 tương tự như Việt Nam, đã ra thông báo chính sách tài trợ cho ngành khai thác mỏ, trong đó có chiến lược khai thác đất hiếm, nhằm giảm thiểu các rủi ro về chủ quyền và tăng cường năng lực cho chuỗi cung ứng của các lĩnh vực sản xuất. 

Continue Reading »

Hỏa tiễn siêu thanh ‘bất khả chiến bại’ của Nga chẳng chứng minh bất cứ điều gì ngoại trừ khi Ukraine dùng hệ thống phòng thủ Patriot của Mỹ

Friday, May 26th, 2023

Tên lửa siêu thanh Kinzhal của Nga đã nhiều lần bị hệ thống phòng không do Mỹ cung cấp bắn hạ.

Michael Weiss và James Rushton

Tổng thống Nga Vladimir Putin, ngồi trên chiếc ghế mạ vàng, lấy tay che miệng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự Hội đồng Kinh tế Á-Âu tối cao tại Cung điện Grand Kremlin hôm thứ Năm ở Moscow. (Người đóng góp/Getty Images)

Nó được coi là “vũ khí kỳ diệu” của Nga, nhưng hóa ra nó chỉ là một ví dụ khác của quân đội của Vladimir Putin hứa hẹn quá mức và thực hiện không đúng mức.

Kh-47M2 “Kinzhal” – có nghĩa là “dao găm” trong tiếng Nga – được quảng cáo là hỏa tiễn siêu thanh tối tân, “bất khả chiến bại” theo cách nói của Putin đối với lực lượng phòng không phương Tây. Trong những tháng đầu tiên của cuộc chiến toàn diện của Nga ở Ukraine, mọi chuyện dường như chỉ có vậy. Hỏa tiễn này đã được sử dụng trong năm đầu tiên của cuộc chiến để tấn công thành công một số mục tiêu trên khắp Ukraine, gây ra thiệt hại đáng kể.

Continue Reading »

ISW đánh giá chiến dịch tấn công của Nga ngày 26/05/2023

Friday, May 26th, 2023

Ngày 26 tháng 5 năm 2023 – Nhấn ISW

Tải xuống bản PDF

Đánh giá Chiến dịch Tấn công của Nga, ngày 26 tháng 5 năm 2023

Riley Bailey, Nicole Wolkov, Kateryna Stepanenko và Mason Clark

Ngày 26 tháng 5 năm 2023, 6:45 chiều ET

Nhấn vào đây để xem bản đồ tương tác của ISW về cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Bản đồ này được cập nhật hàng ngày cùng với các bản đồ tĩnh có trong báo cáo này.

Continue Reading »

ISW cập nhật hàng tuần vấn đề Trung Quốc – Đài Loan ngày 26/5/2023

Friday, May 26th, 2023

Ngày 26 tháng 5 năm 2023 – Nhấn ISW

Cập nhật hàng tuần Trung Quốc-Đài Loan, ngày 26 tháng 5 năm 2023

Tác giả: Nils Peterson và Roy Eakin của Viện Nghiên cứu Chiến tranh

Biên tập: Dan Blumenthal và Frederick W. Kagan của Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ

Ngừng dữ liệu: Ngày 24 tháng 5 năm 2023

Continue Reading »

Việc Ukraine đánh chặn được Kinzhal của Nga sẽ làm dịu sự cường điệu siêu thanh

Friday, May 26th, 2023

Bởi David Wright –

 Ngày 26 tháng 5, 09:16 sáng

Tư liệu – Các bệ phóng tên lửa Patriot mua từ Mỹ năm ngoái được triển khai tại Warsaw, Ba Lan, vào ngày 6 tháng 2 năm 2023. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine xác nhận vào tháng 4 rằng nước ông đã nhận được các hệ thống tên lửa đất đối không có điều khiển Patriot do Mỹ sản xuất. hy vọng sẽ giúp bảo vệ nó khỏi các cuộc tấn công của Nga. (Ảnh AP/Michal Dyjuk, Hồ sơ)

Continue Reading »

Nga tấn công bệnh viện Ukraine khi cả hai bên tăng cường tấn công tầm xa

Friday, May 26th, 2023

Một tên lửa của Nga đã giết chết ít nhất hai người và làm bị thương hàng chục người khác tại một bệnh viện, trong khi các cuộc tấn công rõ ràng của Ukraine nhằm vào các thành phố bị chiếm đóng ở phía nam.

Một tòa nhà bị thiêu rụi, mái nhà và các bức tường phía trên bị thổi bay, đứng giữa những cái cây bị đổ, những chiếc xe đổ nát và đống đổ nát sau một cuộc tấn công bằng tên lửa ở Dnipro, Ukraine.
Một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga đã phá hủy một phần của khu bệnh viện ở Dnipro, Ukraine, hôm thứ Sáu.Tín dụng…Reuters
Continue Reading »

Cuộc chiến Ukraine ngày 26/5/2023: *Nga tấn công một trung tâm y tế * Ukraine tấn công miền nam nước Nga bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái? *Wagner trao đổi tù binh chiến tranh với Ukraine *Chiến tranh Ukraine có thể kéo dài hàng chục năm (Medvedev)

Friday, May 26th, 2023

Cập nhật 7 phút trước

Phòng khám bị phá hủy nặng nề bởi một cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga ở Dnipro
Phòng khám bị phá hủy nặng nề bởi một cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga ở Dnipro TÍN DỤNG : qua REUTERS/DNIPROPETROVSK QUÂN SỰ KHU VỰC
Continue Reading »

Làm sao hỏa tiễn tầm xa Storm Shadow có thể giúp Ukraine phá hủy cầu Crimea?

Friday, May 26th, 2023

Vương quốc Anh sẽ gửi vũ khí dẫn đường chính xác để hỗ trợ cuộc phản công dự kiến ​​​​của Kiev

Fabian Hoffmann Ngày 11 tháng 5 năm 2023 • 21:20

Cầu Kerch bị tấn công vào tháng 10 năm 2022
Cầu Kerch bị tấn công vào tháng 10 năm 2022. ẢNH : AFP qua Getty

Anh đang gửi cho Ukraine các hỏa tiễn Storm Shadow trong một đợt nâng cấp đáng kể kho vũ khí của Kiev, cho phép họ tấn công các mục tiêu từ lâu đã nằm ngoài tầm với, bao gồm cả cây cầu Crimea.

Continue Reading »

Thời sự ngày Thứ Sáu 26/05/2023: *FDA chấp thuận Thuốc chống COVID Paxlovid *

Friday, May 26th, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


Paxlovid, thuốc chống COVID của Pfizer, được FDA chấp thuận hoàn toàn 

26/5/2023 

Reuters 

Thuốc uống điều trị COVID-19 của Pfizer. 

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ ngày 25/5 chuẩn thuận hoàn toàn cho thuốc uống điều trị COVID-19 của Pfizer, dọn đường cho nhà sản xuất bán thuốc với giá thị trường khi nguồn cung cấp của chính phủ Hoa Kỳ cạn kiệt.

Paxlovid được FDA cấp phép cho sử dụng khẩn cấp vào cuối năm 2021, khi có nhu cầu rất lớn về các phương pháp điều trị COVID hiệu quả. FDA ngày 25/5 phê duyệt cho phép dùng Paxlovid để điều trị cho người lớn có nguy cơ cao tiến triển thành bệnh nặng.

Paxlovid, được dùng trong 5 ngày bắt đầu ngay sau khi xuất hiện các triệu chứng, là một trong số ít phương pháp điều trị được các nhà sản xuất thuốc tung ra trong thời kỳ đại dịch cho thấy tỷ lệ nhập viện và tử vong do COVID giảm đáng kể, dù lợi ích chủ yếu được quan sát nơi những người chưa được tiêm chủng và những người có nguy cơ cao.

Các quan chức Hoa Kỳ cho biết họ có kế hoạch xử lý phần lớn hàng tồn kho Paxlovid được mua từ Pfizer, vốn được cấp miễn phí tại các hiệu thuốc trên toàn quốc, trước khi chuyển sang thị trường thương mại bình thường.

Tính đến ngày 21 tháng 5, khoảng 14 triệu liệu trình điều trị Paxlovid đã được phân phối, trong đó hơn 9 triệu liệu trình đã được sử dụng, theo dữ liệu liên bang.

Phát ngôn viên của Pfizer cho biết công ty không có kế hoạch đưa ra mức giá mới cho Paxlovid. Nhà sản xuất thuốc Hoa Kỳ nói trong một tuyên bố rằng tại thời điểm này, chính phủ sẽ tiếp tục giám sát việc phân phối và những cư dân đủ điều kiện sẽ tiếp tục nhận được thuốc miễn phí. Sự chấp thuận hoàn toàn của FDA cho phép Pfizer mở rộng chiến dịch tiếp thị Paxlovid.

Pfizer đã bán cho chính phủ Hoa Kỳ gần 24 triệu liệu trình Paxlovid với giá khoảng 530 đô la một liệu trình.

Viện Đánh giá Kinh tế và Lâm sàng (ICER), một nhóm nghiên cứu về giá thuốc có ảnh hưởng, vào tháng 12 năm ngoái nói giá Paxlovid tại Hoa Kỳ – dựa trên lợi ích và giá trị đối với bệnh nhân – nên nằm trong khoảng từ 563 đô la đến 906 đô la mỗi liệu trình điều trị.

Công ty Pfizer đã bán được khoảng 18,9 tỷ đô la Paxlovid vào năm ngoái và dự báo doanh thu khoảng 8 tỷ đô la cho năm 2023.

Sự chấp thuận đầy đủ của FDA dành cho Paxlovid được đưa ra hai tuần sau khi Hoa Kỳ chấm dứt tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng đối với COVID-19, căn bệnh đã gây ra khoảng 1,1 triệu ca tử vong trên toàn quốc, theo ước tính của chính phủ.

Dữ liệu do cả FDA và Pfizer trình bày trong cuộc họp tư vấn của các chuyên gia bên ngoài đã giúp giảm bớt những lo ngại về an toàn xung quanh khả năng tái phát các triệu chứng COVID sau liệu trình Paxlovid kéo dài 5 ngày.

Mối lo ngại xuất hiện sau nhiều báo cáo về việc các triệu chứng quay trở lại sau khi điều trị bằng Paxlovid, kể cả ở những bệnh nhân nổi tiếng như Tổng thống Joe Biden.


Nga đóng cửa lãnh sự quán Thụy Điển, trục xuất 5 nhà ngoại giao

Nhân viên đại sứ quán Thụy Điển bước ra khỏi khuôn viên cơ quan đại diện ngoại giao ở Moscow vào ngày 25 tháng 5 năm 2023. (Ảnh: AFP). 

Chính quyền Matxcova ngày 25/5 cho biết họ đã quyết định trục xuất 5 nhà ngoại giao Thụy Điển, đồng thời đóng cửa tổng lãnh sự quán Nga tại Gothenburg và phái bộ ngoại giao Thụy Điển tại St. Petersburg.

Theo hãng tin AFP, Bộ Ngoại giao Nga cho biết Đại sứ Thụy Điển Malena Mard đã được triệu tập và thông báo về các biện pháp trả đũa của Matxcova đối với “đường lối đối đầu” của chính quyền Stockholm.

Bộ Ngoại giao Nga nói: “Một quyết định đã được đưa ra để tuyên bố 5 nhà ngoại giao Thụy Điển là những người không được hoan nghênh”.

Động thái này được đưa ra sau khi Thụy Điển hồi cuối tháng 4 thông báo trục xuất 5 nhà ngoại giao Nga vì “các hoạt động không phù hợp” với quy chế ngoại giao của họ.

Liên Thành


Trang bị thiếu thốn, binh sĩ Nga phải múc nước từ rãnh nước để uống

Binh sĩ Nga phải múc nước từ rãnh nước để uống. 

Một đoạn video mới đây đã phơi bày hoàn cảnh khốn khó của các binh sĩ Nga tham chiến tại Ukraina. 

Trong đoạn video đăng trên Twitter ngày 24/5, có thể thấy 3 binh sĩ Nga tiếp cận một con mương cạn giữa một đồng cỏ, trong không được sạch sẽ.

Trong khi một người cầm súng canh giữ, một binh sĩ đang bị thương lấy tay vục nước để uống, và một binh sĩ khác có vẻ như dùng chiếc mũ cối của mình để múc nước uống.

Sau đó 2 binh sĩ lành lặn kéo lê người đồng đội bị thương của họ lên bờ.

Thông tin cho biết đoạn video được ghi lại bởi đơn vị trinh sát và tấn công “Shershen” thuộc Tiểu đoàn xung kích số 2 của Lữ đoàn xung kích số 3 của Ukraina.


Nga và Belarus ký một văn bản về việc khai triển vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga tại Belarus

Nga và Belarus ký một văn bản về việc khai triển vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga tại Belarus (Ảnh: TASS). 

Hãng thông tấn nhà nước Tass của Nga đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Nga và Belarus hôm thứ Năm ngày 25/5 đã ký một văn bản về việc khai triển vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga tại Belarus.

Hãng tin này viết, “Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 25/3 cho biết, theo yêu cầu của phía Belarus, Nga sẽ khai triển vũ khí hạt nhân chiến thuật tại nước cộng hòa này, như Mỹ đã làm từ lâu trên lãnh thổ của các đồng minh. Theo người đứng đầu nhà nước Nga, vào ngày 1 tháng 7, dự kiến ​​hoàn thành việc xây dựng một cơ sở lưu trữ vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ Belarus. Matxcova đã chuyển giao cho Minsk hệ thống tên lửa Iskander, có thể mang vũ khí hạt nhân, đồng thời hỗ trợ tái trang bị cho máy bay Belarus để có thể sử dụng loại đạn đặc biệt. Quân nhân Belarus đã trải qua khóa đào tạo phù hợp tại Liên bang Nga”.

Một cách riêng biệt, trích dẫn phương tiện truyền thông Nga, Reuters đưa tin rằng Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Sergei Shoigu, cho biết phương Tây đang tiến hành một “cuộc chiến không tuyên bố” chống lại Nga và Belarus. Shoigu đang ở Minsk để tham dự cuộc họp của Hội đồng Bộ trưởng Quốc phòng các quốc gia thành viên CSTO, bao gồm Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan.

Nga và Belarus, vốn là đồng minh thân cận trong cuộc xung đột ở Ukraina, hồi đầu năm nay đã đồng ý khai triển  một phần kho vũ khí hạt nhân chiến thuật của Matxcova ở Belarus. Nga đã thất bại trong nỗ lực chiếm Kyiv từ lãnh thổ Belarus vào năm ngoái.

Cũng liên quan đến vấn đề hạt nhân, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov hôm 24/5 đã cảnh báo việc các quốc gia thành viên của NATO can dự trực tiếp vào cuộc khủng hoảng Ukraina sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra xung đột hạt nhân.

Theo đài Sputnik (Nga), phát biểu tại cuộc họp quốc tế của các đại diện cấp cao phụ trách vấn đề an ninh diễn ra tại Matxcova, ông Lavrov nói: “Về mặt luật pháp, các nước NATO đang can dự trực tiếp vào cuộc xung đột đều đứng về phía Ukraina. Hành động đó làm tăng đáng kể nguy cơ đụng độ quân sự trực tiếp giữa các cường quốc hạt nhân”.

Nhà ngoại giao hàng đầu của Nga cho biết thêm Matxcova đã kêu gọi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) từ bỏ các quyết định đơn phương nhằm giảm căng thẳng trên thế giới.

Ông nói: “Vì lợi ích của việc giảm căng thẳng, chúng tôi kêu gọi Washington và Brussels từ bỏ các quyết định đơn phương, từ bỏ nỗ lực gạt Liên hợp quốc ra ngoài lề và từ bỏ thiết lập các cấu trúc có thành phần hạn chế ngoài Liên hợp quốc không có tính hợp pháp”.

Trong khi đó, kể từ khi Nga xâm lược Ukraina, Mỹ và phương Tây nhiều lần cảnh báo về khả năng Matxcova sử dụng vũ khí hạt nhân. 

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg từng đánh giá khả năng Nga sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraina là rất thấp, song liên minh này vẫn rất thận trọng trước nguy cơ đó.

Trong phiên khai mạc hội nghị kiểm soát vũ khí thường niên của NATO lần đầu tiên được tổ chức ở Washington vào tháng trước, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman cũng cảnh báo Washington và các đồng minh NATO phải cảnh giác về những dấu hiệu Matxcova có thể sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật trong xung đột ở Ukraina.

Liên Thành


Kinh tế ảm đạm, người trẻ Trung Quốc trông chờ vào vé số

Người bán hàng ăn mừng về cuồng nhiệt việc trúng xổ số của mình. (Ảnh: Sing Tao/SCMP). 

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phục hồi sau ba năm bị kìm hãm do các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt trong đại dịch COVID-19. Trong quý đầu tiên của năm 2023, tăng trưởng của Trung Quốc đạt 4,5%. Tuy nhiên, dữ liệu tháng 4 của Bộ Tài chính Trung Quốc cho thấy đà phục hồi đang yếu đi và tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên đạt mức cao kỷ lục 20,4%.

Trong khi đó, doanh số bán vé số trên toàn quốc đã tăng 62% trong năm lên 50,33 tỷ nhân dân tệ (7,28 tỷ USD), đạt mức cao nhất trong một thập kỷ. Tổng cộng doanh thu bán xổ sổ trong 4 tháng đầu năm của Trung Quốc đạt 175,15 tỷ nhân dân tệ, tăng 49,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Freddie Xiao, một phụ nữ 28 tuổi làm sáng tạo nội dung cho một công ty Internet, cho biết: “Kiếm được một triệu không bằng trúng một triệu”. Cô đã mua một vài tờ xổ số trong một trung tâm thương mại ở Bắc Kinh.

Xiao bày tỏ những lo ngại trước nguy cơ bị mất việc làm, đặc biệt là trong thời buổi kinh tế đầy khó khăn này.

Một số nhà kinh tế cho biết những bất ổn kinh tế có là yếu tố thúc đẩy doanh số xổ số.

Yi Xianrong, một nhà kinh tế tại Đại học Thanh Đảo, giải thích: “Mọi người, đặc biệt là những người trẻ tuổi, hy vọng trở nên siêu giàu chỉ sau một đêm với ít tiền bỏ ra. Điều này có liên quan đến nền kinh tế. Nhiều người trẻ tuổi không có gì để làm nên họ đến các cửa hàng xổ số”.

Chính phủ Trung Quốc đã cấm các trò liên quan đến cờ bạc từ năm 1949, nhưng xổ số kiến thiết của nhà nước lại trở nên cực kỳ phổ biến kể từ khi hình thức này bắt đầu hoạt động vào những năm 1980.

Xổ số ở Trung Quốc thường được bán dưới dạng vé giấy thông qua các đơn vị được ủy quyền. Chúng có thể được dễ dàng mua tại cửa hàng xổ số chuyên dụng đến các quầy bán trong siêu thị, bưu điện và trạm xăng.

Tuần này, một người bán hàng rong ở Nghĩa Ô, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc, được cho là trúng giải độc đắc xổ số trị giá 26 triệu nhân dân tệ. Đoạn video ông ăn mừng bằng cách “đập bỏ cần câu cơm” của mình đã nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc.

Liên Thành 


Khoảnh khắc binh sĩ Ukraina yểm trợ cho nhau trong cận chiến Maryinka

Khoảnh khắc binh sĩ Ukraina yểm trợ cho nhau trong cận chiến Maryinka. 

Kênh Telegram Voyna18 có đăng một video cho thấy cảnh 2 binh sĩ Ukraina trong một cuộc cận chiến ở thành phố Maryinka, vùng Donetsk. 

Hai chiến sĩ đang trấn giữ trong một ngôi nhà đổ nát, một người đứng ở gian ngoài và người còn lại đứng ở gian trong chờ thời điểm phối hợp.

Sau khi binh sĩ đứng ở ngoài đã sử dụng hết đạn của mình, thì binh sĩ thứ hai liền tiến đến yểm trợ bằng một hỏa tiễn vác vai, nhắm vào quân địch gần đó với khoảng cách khá gần. Và sau đó, 2 binh sĩ nhanh chóng rút lui.

Tạ Linh


Học sinh 13 tuổi tốt nghiệp đại học với 4 tấm bằng

(Ảnh minh họa: wavebreakmedia/ Shutterstock) 

Cậu bé Elijah Muhammad chỉ mới 13 tuổi nhưng đã nắm trong tay rất nhiều bằng cấp và chứng chỉ có giá trị. Tuy rất đam mê với việc học, Elijah vẫn không quên dành thời gian để vui chơi, tập thể thao với bạn bè.

Theo một lộ trình cơ bản và bình thường, chúng ta sẽ mất khoảng 4 năm học đại học (hoặc 3 năm học cao đẳng) và ra trường ở tuổi ngoài 20 với một tấm bằng chuyên ngành (hoặc 2 nếu học song ngành). Thế nhưng, mới đây, một học sinh cực kỳ thông minh ở Oklahoma đã phá vỡ tất cả những con số thông thường này.

Cậu bé đó là Elijah Muhammad, 13 tuổi, vừa tốt nghiệp đại học với 4 tấm bằng trong tay. Theo chia sẻ từ gia đình của Elijah, cậu là người Mỹ da đen trẻ nhất tốt nghiệp đại học với bằng khoa học máy tính và an ninh mạng. Và đó vẫn chưa phải là tất cả những thành tích đáng nể của chàng trai tuổi teen.

“Tôi có 10 chứng chỉ IBM thông qua Course Zero, tôi có 1 chứng chỉ CNTT của Google, tôi có 4 bằng tốt nghiệp từ Cao đẳng Cộng đồng Thành phố Oklahoma (Oklahoma City Community College)”, Elijah nói với các phóng viên.

Trong một bài đăng trên mạng xã hội vào ngày 13/5, cha của Elijah còn nói thêm rằng cậu bé bắt đầu học đại học khi mới 12 tuổi kèm nhiều thành tích vượt bậc khác:

– Google “Sinh viên đại học da đen trẻ tuổi nhất”.

– Theo học 3 trường đại học khác nhau (Cao đẳng Cộng đồng Thành phố Oklahoma (Oklahoma City Community College), Đại học Langston (Langston University) và Đại học Bang Oklahoma (Oklahoma State University).

– Tốt nghiệp với 4 bằng đại học.

– Có hơn 15 chứng chỉ khoa học máy tính.

– Là nhà phân tích An ninh mạng được IBM chứng nhận người Mỹ gốc Phi trẻ tuổi nhất.

– Là sinh viên tốt nghiệp danh dự Phi Theta Kappa.

– Đạt 3.8 gpa.

– Hoàn thành chương trình học đại học 2 năm chỉ trong 9 tháng.

“Con gái Shania Shakura Muhammad của tôi là người giữ kỷ lục ‘người tốt nghiệp đại học trẻ nhất’ khi mới 14 tuổi và bây giờ con bé đã trao lại danh hiệu cho em trai 13 tuổi của mình”, ông cho biết.

Tuy rất bận rộn với việc học, Elijah vẫn chăm chỉ tham gia các hoạt động vui chơi giải trí giống như các thiếu niên đồng trang lứa khác.

“Tôi hiện đang theo học tại OSU và đang hoàn thành bằng cử nhân về An ninh mạng và Pháp y. Tôi cũng tham dự Langston với điểm 4.0. Dù đạt được bao nhiêu thành tích, tôi vẫn thích đi bơi, ra ngoài vận động, chơi bóng rổ và vẫn vui vẻ”, Elijah nói.

Elijah có thể nhỏ tuổi, nhưng sự kiên định và nghiêm túc của cậu thì không thua kém bất cứ một người trưởng thành nào.

Đối với những người bạn đang từng bước hướng tới tương lai, cậu muốn nhắn nhủ họ rằng: “Nếu bạn muốn dồn tâm trí để tạo ra cuộc cách mạng 4.0, bạn có thể làm được, nếu bạn muốn dồn tâm trí để giành chức vô địch quốc gia, bạn có thể làm được, bạn chỉ cần nỗ lực hết sức để đạt được điều đó.”

Ghi chú: Trong hệ thống giáo dục Mỹ, College là đại học chỉ đào tạo và cấp bằng về một lĩnh vực cụ thể, còn University là một tổng thể bao gồm nhiều College với nhiều lĩnh vực đào tạo.

Minh Minh/ Theo Breitbart


Tòa bảo hiến Campuchia bác kháng cáo của đảng đối lập duy nhất về đăng ký bầu cử 

25/5/2023 

Reuters 

Son Chhay là nhân vật số 2 của đảng đối lập Ánh nến ở Campuchia. 

Hội đồng Bảo hiến Campuchia hôm thứ Năm 25/5 bác bỏ đơn kháng cáo của đảng đối lập duy nhất về việc họ bị loại khỏi cuộc bầu cử, một quyết định đồng nghĩa là đảng cầm quyền sẽ tranh cử mà hầu như không có đối thủ nào vào tháng 7.

Đảng Ánh nến về thực chất là sự tái xuất yếu ớt của một đảng đối lập nổi tiếng đã bị giải tán hồi năm 2017. Đảng này bị loại khỏi cuộc bầu cử ngày 23/7 do không đạt điều kiện về giấy tờ đăng ký, một lệnh cấm mà các nhà hoạt động phản bác, cho rằng điều đó là một phần trong nỗ lực kéo dài nhiều năm nhằm đè bẹp những ai chống lại vị thủ tướng đã nắm quyền lâu năm là ông Hun Sen.

Tòa bảo hiến gồm 9 thành viên nói rằng việc Ủy ban Bầu cử Quốc gia (NEC) loại bỏ đảng Ánh nến là hợp hiến và quyết định của tòa này là quyết định cuối cùng.

“Trên cơ sở pháp lý, chúng tôi đã xem xét các dữ kiện”, phó tổng thư ký tòa, Prom Vicheth Akara, nói trong một cuộc họp báo.

“Quyết định của NEC đã tuân thủ hiến pháp”, ông nói và cho biết thêm đã có 18 đảng đăng ký thành công.

Ông Hun Sen, 70 tuổi, một trong những nhà lãnh đạo tại vị lâu nhất thế giới sau gần 4 thập kỷ cầm quyền, trước đây từng tuyên bố đảng Nhân dân Campuchia (CPP) của ông sẽ thống trị chính trường trong một thế kỷ.

Chỉ mới hơn một năm tuổi, đảng Ánh nến là đảng duy nhất trực tiếp tranh cử đối đầu với CPP, là chính đảng đã độc chiếm nền chính trị ở tất cả các cấp kể từ khi đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) bị giải thể vào năm 2017.

Rất nhiều cựu đảng viên CNRP đã bị giam cầm hoặc bị kết án phạm các trọng tội, nhiều người bị kết án vắng mặt phải sống lưu vong sau các cuộc trấn áp của ông Hun Sen nhằm vào những người chỉ trích và các đối thủ chính trị.

“Chúng tôi rất thất vọng”, Son Chhay, phó chủ tịch đảng Ánh nến, nói trong một tin nhắn sau phán quyết của tòa án. Ông không đi vào chi tiết.

Đảng Ánh nến đã bị loại vào ngày 15/5 vì đã nộp tài liệu đăng ký bầu cử là bản sao chứ không phải bản gốc.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nói vào thời điểm đó rằng chính phủ Campuchia không ngại dùng bất cứ chiêu trò gì để đảm bảo rằng họ không có đối thủ trong cuộc bỏ phiếu, điều này “cho thấy họ không quan tâm đến việc tổ chức một cuộc bầu cử thực sự dân chủ”.

Chính phủ Campuchia nhiều lần phủ nhận chuyện họ có một chiến dịch nhằm tiêu diệt phe đối lập và nói rằng tất cả các hành động được thực hiện đều trong khuôn khổ luật pháp.

(Reuters)


XEM THÊM

Chuyển động Quốc Phòng  từ ngày 19 tháng 5  đến 25 tháng 5 năm 2023

Friday, May 26th, 2023

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:


Nga tiến hành không kích vào Dnipro của Ukraine

Ukraine hôm thứ hai cho biết ít nhất 8 người bị thương và nhiều tòa nhà bị hư hại trong cuộc không kích của Nga vào khu vực Dnipropetrovsk trong đêm. Lực lượng Không quân Ukraine cho biết Nga sử dụng 16 loại tên lửa khác nhau và 20 drone Shahed-136/131 trong cuộc không kích. Sau đó, lực lượng phòng không Ukraine cũng cho biết đã hạ gục 20 drone và 4 tên lửa hành trình của Nga.

Xem thêm tại: Reuters, Russia launches air attack on Ukraine’s Dnipro, eight hurt – governor. Truy cập ngày 23/5/2023


Nga duy trì ‘hoạt động chống khủng bố’ ở Belgorod

Moscow hôm thứ ba cho biết đã đẩy lui và tiêu diệt rất nhiều “người Ukraine theo chủ nghĩa dân tộc” vượt biên từ Ukraine vào Nga sau hai ngày giao tranh. Hai nhóm nhận trách nhiệm về cuộc đột kích bao gồm Quân đoàn Tự do Nga và Quân đoàn Tình nguyện Nga (RVC), cả hai đều nói rằng họ đang tìm cách lật đổ tổng thống Vladimir Putin. Thêm vào đó, cả hai quân đoàn cho biết họ được Ukraine công nhận và các thành viên đều đang chiến đấu chống lại các lực lượng Nga tại khu vực.

Xem thêm tại: Reuters, Russia maintains ‘counter-terrorism operation’ in Belgorod – governor. Truy cập ngày 24/5/2023


Tàu chiến Nga bảo vệ ống dẫn khí đốt Biển Đen bị tàu không người lái Ukraine tấn công

Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ tư cho biết tàu chiến Ivan Hurs của Nga đã bị ba tàu không người lái của Ukraine tấn công bất thành ở Biển Đen khi đang trên đường tiếp cận eo biển Bosphorus. Bộ QP Nga cho biết thêm rằng tàu Ivan Hurs đang bảo vệ các đường ống dẫn khí đốt TurkStream và Blue Stream – vốn vận chuyển khí đốt từ Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ, một phần đi qua Biển Đen – và đang tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ của mình. Vào tháng chín năm ngoái, các vụ nổ đã làm hư hại đường ống Nord Stream 1 và 2 đưa khí đốt từ Nga dưới biển Baltic đến Đức.

Xem thêm tại: Jerusalem Post, Warship guarding Black Sea pipelines attacked by unmanned Ukraine craft. Truy cập ngày 25/5/2023


Ukraine tiến hành bao vây Bakhmut khi Nga tuyên bố chiếm được thành phố

Ukraine cho biết các lực lượng của họ vẫn đang được triển khai nhằm bao vây Bakhmut sau khi tổng thống Putin chúc mừng lực lượng Wagner và quân đội Nga đã chiếm được thành phố này. Cùng lúc đó, Oleksandr Syrskyi, chỉ huy lực lượng mặt đất của Ukraine đã đến thăm các vị trí tiền tuyến gần Bakhmut và cảm ơn quân đội đã bảo vệ khu vực này cũng như khẳng định rằng lực lượng Ukraine đang tiếp tục tiến công dọc theo sườn thành phố. Quân đội Ukraine vẫn đang bảo vệ các cơ sở hạ tầng và công nghiệp, đồng thời đã chiếm được một phần của các vị trí cao hướng ra biển.

Xem thêm tại: Jerusalem Post, Ukraine aims to encircle Bakhmut as Russia says it captures city. Truy cập ngày 22/5/2023


Rheinmetall tìm cách ký thỏa thuận xe bọc thép với Ukraine

Tập đoàn quốc phòng Đức Rheinmetall chuẩn bị ký hợp đồng mới với Ukraine nhằm sản xuất xe bọc thép chở quân Fuchs. Rheinmetall cũng cho biết thêm rằng Ukraine cũng quan tâm đến xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại Panther và xe chiến đấu bộ binh Lynx. Trong thời gian gần đây, Rheinmetall đã thành lập một liên doanh với tập đoàn quốc phòng hàng đầu Ukraine UkrOboronProm để sửa chữa và sản xuất các phương tiện chiến đấu.

Xem thêm tại: Defence Blog, Rheinmetall looks to sign armored vehicle deal with Ukraine. Truy cập ngày 22/5/2023


Chính quyền Biden công bố gói hỗ trợ an ninh thứ 38 cho quân đội Ukraine

Bộ Quốc phòng Mỹ hôm Chủ nhật đã công bố gói hỗ trợ an ninh thứ 38 để đáp ứng các nhu cầu an ninh và quốc phòng quan trọng của Ukraine. Gói viện trợ quân sự mới này cho Ukraine bao gồm đạn dược bổ sung cho HIMARS, đạn pháo, vũ khí chống thiết giáp và các thiết bị hỗ trợ quan trọng trị giá tới 375 triệu USD. Tính đến nay, Mỹ đã đã viện trợ an ninh cho Ukraine tổng cộng 38 tỷ USD, trong đó bao gồm hơn 1,600 hệ thống phòng không Stinger, 10,000 hệ thống chống tăng Javelin, 60,000 hệ thống vũ khí và đạn dược chống tăng, cùng hàng ngàn các loại đạn dược và vũ khí khác.

Xem thêm tại: Army Recog, Biden Administration announces 38th security assistance package for Ukraine army. Truy cập ngày 23/5/2023


Nga nói việc viện trợ F-16 cho Ukraine đặt ra nghi vấn về sự can dự của NATO

Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cho biết việc viện trợ máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine sẽ đặt ra nghi vấn về sự can dự của NATO vào cuộc chiến. Trước đó, tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ sáu đã phê duyệt các chương trình đào tạo phi công Ukraine trên máy bay chiến đấu F-16. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy sau đó cam kết với tổng thống Biden rằng máy bay F-16 sẽ không được sử dụng để tấn công vào lãnh thổ Nga. Đại sứ Anatoly Antonov nói thêm rằng bất kỳ cuộc tấn công nào của Ukraine vào Crimea sẽ được coi là một cuộc tấn công vào Nga và “điều quan trọng là Mỹ phải nhận thức đầy đủ về phản ứng của Nga”.

Xem thêm tại: Reuters, Russia says F-16 transfer to Ukraine would raise questions of NATO’s involvement. Truy cập ngày 23/5/2023


Đức gửi drone trinh sát tới Ukraine

Đức cho biết một lô hàng gồm 54 máy bay không vũ trang Vector đã được gửi tới Ukraine. Kiev đã đặt hàng 33 chiếc vào đầu tháng 8 năm ngoái và đã đặt thêm 105 chiếc sau lô hàng đầu tiên. Vector là drone cất cánh thẳng đứng chạy bằng điện (eVTOL UAV), cánh quạt của nó có chiều dài 1,63 mét, sải cánh 2,8 mét, được sử dụng để trinh sát trên không. Drone trinh sát Vector có thời gian bay 120 phút và có thể truyền tải các đoạn video và dữ liệu từ khoảng cách lên tới 30 km, tương tự với phạm vi hoạt động của nhiều loại pháo.

Xem thêm tại: Defence Blog, Germany sends reconnaissance drones to Ukraine. Truy cập ngày 25/5/2023


Tổng thống Hàn Quốc cam kết mở rộng viện trợ phi sát thương cho Ukraine

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tuyên bố sẽ mở rộng viện trợ không sát thương, bao gồm các thiết bị phát hiện và gỡ mìn và phương tiện cứu thương cho Kiev nhân chuyến thăm của đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska đến Seoul hôm thứ ba vừa qua. Ngoài ra, Tổng thống Yoon Suk-yeol cũng lên án cuộc xâm lược của Nga, rằng “những thiệt hại khủng khiếp về sinh mạng vô tội, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, là không thể chấp nhận được trong bất kỳ trường hợp nào”. Phía Ukraine cũng không có bất kỳ yêu cầu nào về việc viện trợ vũ khí từ Hàn Quốc.

Xem thêm tại: Diplomat, South Korea’s President Vows to Expand Non-lethal Aid to Ukraine. Truy cập ngày 18/5/2023

Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương:


Microsoft cáo buộc hacker do Trung Quốc hậu thuẫn tấn công cơ sở hạ tầng đảo Guam

Microsoft hôm thứ tư cho biết đã phát hiện ra một hoạt động độc hại tên Volt Typhoon từ một hacker được Trung Quốc bảo trợ nhằm vào cơ sở hạ tầng quan trọng ở đảo Guam và Mỹ. Theo đó, chiến dịch Volt Typhoon “đang phát triển các khả năng có thể làm gián đoạn cơ sở hạ tầng liên lạc quan trọng giữa Mỹ và khu vực châu Á trong các cuộc khủng hoảng trong tương lai”. Đảo Guam là nơi đặt các cơ sở quân sự lớn của Mỹ, bao gồm cả Căn cứ Không quân Andersen, nơi sẽ là chìa khóa để đối phó với bất kỳ cuộc xung đột nào ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Xem thêm tại: Nikkei Asia, China-backed hacker targets infrastructure in U.S., Guam: Microsoft. Truy cập ngày 25/5/2023


Tên lửa siêu thanh Trung Quốc ‘có thể tiêu diệt tàu sân bay mới nhất của Mỹ’

Một nhóm nhà khoa học cho biết vũ khí siêu thanh của Trung Quốc có thể tiêu diệt tàu sân bay mới nhất của Hải quân Mỹ trong một cuộc tập trận gần đây. Theo đó, các mô phỏng do một nhóm nghiên cứu thực hiện trên nền tảng phần mềm giả lập chiến tranh được quân đội Trung Quốc sử dụng cho thấy lực lượng Trung Quốc đã đánh chìm hạm đội tàu sân bay USS Gerald R Ford bằng một loạt 24 tên lửa chống hạm siêu thanh. Trước đó, một tài liệu mật bị rò rỉ cho biết Trung Quốc đã thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh DF-27, vốn có khả năng tránh được hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ và được thiết kế để tăng cường khả năng của Bắc Kinh trong việc tấn công các khu vực rộng lớn ở Thái Bình Dương, bao gồm cả đảo Guam.

Xem thêm tại: Telegraph, Chinese hypersonic missiles ‘can destroy newest US aircraft carrier’. Truy cập ngày 25/5/2023


Chiếc ô hạt nhân của Mỹ sẽ củng cố an ninh của Đài Loan

Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Su Tzu-yun nói rằng Đài Loan sẽ nâng cao được khả năng phòng thủ hạt nhân nếu được đưa vào chiếc ô hạt nhân của Mỹ. Ông Su nhấn mạnh rằng răn đe có thể được phân loại thành răn đe hạt nhân và răn đe thông thường, trong đó Đài Loan hoạt động theo khuôn khổ răn đe thông thường, vốn dựa vào các lực lượng và vũ khí truyền thống như mìn, tên lửa và rocket. Phó giáo sư chính trị quốc tế Lu Hsin-chi nói rằng để xác định được lợi ích của khả năng răn đe hạt nhân thì cần phải xem xét hai yếu tố trong nước và quốc tế. Theo đó, kết quả cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan vào năm tới sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng vì nó phản ánh nguyện vọng của người Đài Loan và tác động trực tiếp đến đánh giá của cộng đồng quốc tế về tình hình eo biển Đài Loan. Ở cấp độ quốc tế, nếu Mỹ cam kết bảo vệ hạt nhân cho Đài Loan, vốn là lằn ranh cuối cùng của Trung Quốc, sẽ khiến Bắc Kinh có phản ứng mạnh mẽ hơn.

Xem thêm tại: Taiwan News, US nuclear umbrella would bolster Taiwan’s security. Truy cập ngày 24/5/2023


Đài Loan tập trận bắn đạn thật ở quần đảo Bành Hồ

Bộ Tư lệnh Bành Hồ đã tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật ven biển vào sáng sớm thứ năm nhằm kiểm tra khả năng phòng thủ của quần đảo. Cuộc tập trận mở đầu bằng màn bắn đạn cối 120mm, sau đó là bắn máy bay bằng súng máy, và bắn đạn thật trên xe tăng M60A. Quân đội Đài Loan sau đó đã tiến hành một cuộc tập trận phản công để bảo vệ bờ biển. Trước đó, vào thứ tư, Đài Loan đã bắt đầu cuộc tập trận chống đổ bộ kéo dài hai ngày dọc theo bờ biển Yilan, mô phỏng một cuộc xâm lược tiềm năng của Trung Quốc.

Xem thêm tại: Taiwan News, Taiwan conducts live-fire drill on Penghu. Truy cập ngày 25/5/2023


Đài Loan khẳng định việc bàn giao máy bay phản lực F-16V sẽ hoàn tất vào cuối năm 2026

Đài Loan cho biết tất cả 66 máy bay chiến đấu F-16V đặt hàng từ Mỹ sẽ được chuyển giao vào cuối năm 2026 bất chấp các báo cáo về “những thách thức phát triển phức tạp”. Theo đó, Lực lượng Không quân Mỹ hôm thứ tư cho biết rằng các vấn đề kỹ thuật nghiêm trọng là nguyên nhân dẫn đến việc vận chuyển chậm trễ này. Việc hoãn vận chuyển vũ khí đã khiến các chính trị gia Mỹ lo ngại trong bối cảnh hành vi hung hăng của Trung Quốc, bao gồm các cuộc xâm nhập gần như hàng ngày của máy bay quân sự Trung Quốc vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan.

Xem thêm tại: Taiwan News, Taiwan insists F-16V jet deliveries to be completed by end of 2026. Truy cập ngày 25/5/2023


Chỉ hơn một nửa người dân Trung Quốc ủng hộ cuộc chiến toàn diện để giành quyền kiểm soát Đài Loan

Theo một cuộc khảo sát mới đây về vấn đề tái thống nhất Đài Loan với sự tham gia của 1,824 người Trung Quốc, 55% nói rằng họ ủng hộ việc “phát động một cuộc chiến tranh thống nhất để giành lại hoàn toàn Đài Loan”, 1/3 phản đối và số còn lại nói rằng họ không chắc chắn. Ngoài 55% ủng hộ một cuộc chiến toàn diện, chỉ 1% ủng hộ lựa chọn cực đoan nhất là không thử các lựa chọn khác trước. Các lựa chọn khác được thiết kế để ép buộc Đài Loan đồng ý thống nhất cũng giành được sự ủng hộ của đa số, bao gồm “bắt đầu các chiến dịch quân sự hạn chế ở ngoại vi Đài Loan” (58%), “sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế” (57%) và “duy trì hiện trạng để tăng sức mạnh kinh tế và quân sự” cho đến khi thống nhất (55%).

Xem thêm tại: SCMP, Just over half of mainland Chinese people back full-scale war to take control of Taiwan, poll finds. Truy cập ngày


Việt Nam chỉ trích Trung Quốc, Philippines về hành vi ở Biển Đông

Việt Nam hôm thứ năm đã chỉ trích hành vi gần đây của một tàu nghiên cứu Trung Quốc và lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines ở Biển Đông, cáo buộc Manila và Bắc Kinh có những hành động đơn phương vi phạm quyền chủ quyền của Việt Nam. Trước đó, các tàu Trung Quốc và Việt Nam đã nhiều lần đối đầu nhau trong những ngày gần đây khi một tàu nghiên cứu của Trung Quốc di chuyển trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Hà Nội. Philippines cũng bị khiển trách vì đã đặt các phao định hướng ở 5 khu vực tại EEZ của nước này để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa đang tranh chấp, nơi Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền.

Xem thêm tại: Reuters, Vietnam rebukes China, Philippines over South China Sea conduct. Truy cập ngày 19/5/2023


Trung Quốc triển khai ba đèn hiệu ‘dẫn đường’ ở Trường Sa

Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc hôm thứ tư cho biết Trung tâm An ninh Hàng hải Biển Đông đã đặt ba đèn hiệu gần Mỏm đá Irving (mỏm đá Balagtas), Whitsun (Julian Felipe) và Ga Ven (Burgos) thuộc quần đảo Trường Sa, bao gồm nhiều đảo nhỏ, bãi đá ngầm và bãi cạn. Đầu tháng này, Manila cũng đã đặt các phao định hướng mang cờ quốc gia trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, bao gồm cả tại mỏm đá Balagtas và Julian Felipe, nơi hàng trăm tàu ​​Trung Quốc neo đậu vào năm 2021 và năm 2022.

Xem thêm tại: GMA, China deploys three ‘navigation’ beacons in Spratlys. Truy cập ngày 24/5/2023


Mỹ gửi hàng không mẫu hạm thứ hai đến Nhật Bản cho G-7

Hải quân Mỹ thông báo tàu sân bay USS Nimitz và các đơn vị từ nhóm tàu ​​sân bay tấn công của đã đến Sasebo, Nhật Bản cho một chuyến thăm cảng theo lịch trình. Việc bổ sung tàu Nimitz, đồng nghĩa với việc có hai hàng không mẫu hạm cập cảng Nhật Bản khi các nhà lãnh đạo G7 tập trung tại Hiroshima để dự hội nghị thượng đỉnh. Vào năm ngoái, Trung Quốc và Nga đã thực hiện các chuyến bay chung trên Biển Nhật Bản và Biển Hoa Đông ngay sau khi các nhà lãnh đạo của Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc gặp nhau tại Nhật Bản tại hội nghị thượng đỉnh bộ Tứ. Do đó, Hải quân Mỹ dường như đang chuẩn bị cho một phản ứng tương tự, đặc biệt là khi G-7 đề cập đến “Trung Quốc” 20 lần trong thông cáo đưa ra hôm thứ bảy.

Xem thêm tại: Nikkei Asia, U.S. sends second aircraft carrier to Japan for G-7. Truy cập ngày 21/5/2023


Mỹ chuyển hướng sang xưởng đóng tàu tư nhân Nhật Bản để sửa chữa tàu chiến nhanh hơn

Hải quân Mỹ đang nghiên cứu việc sử dụng các xưởng đóng tàu tư nhân của Nhật Bản để bảo trì, sửa chữa và đại tu các tàu chiến của mình nhằm giảm bớt các công việc bảo dưỡng tồn đọng ở quê nhà – một ý tưởng có khả năng mở rộng sang Hàn Quốc, Singapore và Philippines. Trong quá khứ, Hải quân Mỹ đã sử dụng các xưởng đóng tàu ở Nhật Bản, Ấn Độ và Philippines để sửa chữa các tàu hậu cần, chẳng hạn như tàu phụ trợ và tàu tiếp dầu. Nhưng việc mở rộng này sẽ bao gồm các tàu chiến, chẳng hạn như tàu khu trục, tàu tuần dương và tàu đổ bộ được triển khai tới Nhật Bản.

Xem thêm tại: Nikkei Asia, U.S. turns to private Japan shipyards for faster warship repairs. Truy cập ngày 25/5/2023


Anh gửi tàu sân bay đến Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vào năm 2025

Thủ tướng Anh Rishi Sunak hôm thứ năm tuyên bố Hải quân Hoàng gia Anh sẽ triển khai một nhóm tấn công tàu sân bay tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhằm tăng cường quan hệ quốc phòng với Nhật Bản và các quốc gia khác tại khu vực. Hiện chưa có thông tin chi tiết về việc triển khai tàu sân bay mới ngoài việc Anh cho biết rằng nhóm tàu tấn công sẽ bao gồm các tàu hộ tống hải quân và máy bay chiến đấu F-35 hoạt động cùng với Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và các lực lượng hải quân khác trong khu vực. Chuyến thăm của thủ tướng Rishi Sunak cho thấy Anh xác nhận họ sẽ tăng số lượng binh sĩ tham gia cuộc tập trận quân sự Vigilant Isles được lên kế hoạch cho Nhật Bản vào cuối năm nay.

Xem thêm tại: Defense News, Britain to send an aircraft carrier to the Indo-Pacific in 2025. Truy cập ngày 19/5/2023


Thủ tướng Kishida cân nhắc tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 7

Thủ tướng Fumio Kishida đang thu xếp để tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO dự kiến ​​vào tháng bảy tới. Bên lề hội nghị thượng đỉnh tại Lithuania, thủ tướng Kishida dự kiến ​​sẽ có cuộc hội đàm song phương với tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg để thảo luận về kế hoạch mở văn phòng liên lạc của liên minh này tại Tokyo. Năm 2022, thủ tướng Kishida trở thành thủ tướng Nhật Bản đầu tiên tham gia hội nghị thượng đỉnh NATO, trong bối cảnh môi trường an ninh trở nên phức tạp hơn trước cuộc xâm lược Ukraine của Nga cũng như sức mạnh quân sự ngày càng tăng và sự quyết đoán của Trung Quốc ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Xem thêm tại: Japan Times, Kishida considering attending NATO summit in July, government sources say. Truy cập ngày 25/5/2023


Hàn Quốc, Đức ký hiệp ước tình báo nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng

Hàn Quốc và Đức sẽ sớm ký một thỏa thuận nhằm bảo vệ bí mật quân sự để tăng cường hợp tác quốc phòng khi tổng thống Yoon Suk-yeol gặp thủ tướng Đức Olaf Scholz tại Seoul. Thỏa thuận thông tin quân sự sẽ giúp “chuỗi cung ứng công nghiệp quốc phòng vận hành trơn tru”, trong bối cảnh bất ổn kinh tế và chính trị toàn cầu. Tổng thống Yoon Suk-yeol và thủ tướng Olaf Scholz cũng thảo luận về việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn và các lĩnh vực khác.

Xem thêm tại: Reuters, South Korea, Germany to sign information pact to boost defence cooperation. Truy cập ngày 22/5/2023


Công ty Hàn Quốc kết hợp AI với hình ảnh để phát hiện tên lửa đạn đạo

Một công ty Hàn Quốc chuyên phân tích hình ảnh vệ tinh đang phát triển các kỹ thuật mới để xác định tên lửa, bệ phóng và cơ sở hạ tầng hỗ trợ ở Triều Tiên với các ứng dụng tiềm năng vượt xa Bình Nhưỡng. Dự án mới nhất hợp nhất dữ liệu quan sát trái đất từ ​​nhiều nhà khai thác vệ tinh thương mại với phân tích hình ảnh tăng cường bằng trí tuệ nhân tạo để phát hiện và phân loại các điểm bất thường – ví dụ như hoạt động tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.

Xem thêm tại: Defense News, South Korea company fuses AI with imagery to detect ballistic missiles. Truy cập ngày 25/5/2023


Papua New Guinea sẽ không là bàn đạp cho ‘các hoạt động quân sự tấn công’

Papua New Guinea (PNG) sẽ không được sử dụng làm căn cứ để “tiến hành chiến tranh” và một thỏa thuận quốc phòng với Mỹ nghiêm cấm “các hoạt động quân sự mang tính tấn công” tại quốc đảo này. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm thứ hai cho biết một thỏa thuận hợp tác quốc phòng được ký với PNG sẽ mở rộng khả năng của PNG và giúp quân đội Mỹ huấn luyện các lực lượng của mình dễ dàng hơn. Thỏa thuận này đã làm dấy lên các cuộc biểu tình của sinh viên trong bối cảnh lo ngại rằng nó có thể lôi kéo PNG vào cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc.

Xem thêm tại: Nikkei Asia, PNG won’t be used for ‘offensive military operations’. Truy cập ngày 24/5/2023


Lầu Năm Góc từ chối lời đề nghị mua F-35 của Thái Lan

Bộ Quốc phòng Mỹ ngụ ý rằng họ sẽ từ chối lời đề nghị mua máy bay chiến đấu F-35 của Thái Lan. Đại sứ Mỹ Robert F Gordec cho biết Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng lực lượng không quân Thái Lan (RTAF) chưa có cơ sở hạ tầng sẵn sàng cho F-35, đặc biệt là an ninh căn cứ không quân, sân bay, bảo trì, phi công và các nguồn nhân lực liên quan khác. Tuy nhiên, Mỹ không từ chối thẳng thừng yêu cầu mua F-35 của Thái Lan và sẽ cân nhắc lại khi RTAF sẵn sàng, có thể trong vòng 5 đến 10 năm tới. Thay vào đó, họ đề nghị bán máy bay chiến đấu F-16 Block 70 và F-15 Eagle cho Thái Lan.

Xem thêm tại: Bangkok Post, US Pentagon set to rebuff Thailand’s bid for F-35s. Truy cập ngày 25/5/2023

Châu Âu – Trung Đông – Châu Phi – Mỹ-Latinh:


Các thiết kế phòng thủ mới của EU nhằm mục đích chuẩn bị cho các xung đột cường độ cao

EU đã công bố 11 chương trình quốc phòng hợp tác mới để bổ sung vào danh sách các dự án hợp tác cấu trúc thường trực về an ninh quốc phòng (PESCO) của mình và Đan Mạch đã đăng ký làm thành viên thứ 26 của chương trình. Chương trình quốc phòng mới sẽ bao gồm huấn luyện, đạn dược, pháo phản công, tên lửa phóng từ trên không và máy bay trực thăng cỡ trung bình, các dự án mới bổ sung vào 57 dự án đã được thiết lập bởi PESCO, phù hợp để chia sẻ tài chính giữa các thành viên EU và phát triển các khả năng phòng thủ mới.

Xem thêm tại: Defense News, New EU defense designs aim to prep members for high-intensity conflict. Truy cập ngày 25/5/2023


Ba Lan muốn mua máy bay cảnh báo sớm của Thụy Điển

Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Błaszczak cho biết Warsaw đang đàm phán với Thụy Điển để mua một số lượng máy bay cảnh báo sớm cho Lực lượng Không quân Ba Lan. Bộ trưởng Błaszczak không tiết lộ thiết kế của chiếc máy bay sẽ được mua, mặc dù các nhà quan sát ngành công nghiệp địa phương cho biết chính phủ Ba Lan muốn có máy bay GlobalEye của Saab. Stockholm đã đặt mua hai chiếc máy bay với giá khoảng 689 triệu USD, với tùy chọn mua thêm hai chiếc nữa. Máy bay sẽ được trang bị radar Erieye Extended Range có tầm hoạt động hơn 550 km.

Xem thêm tại: Defense News, Poland looks to buy early-warning aircraft from Sweden. Truy cập ngày 24/5/2023


Estonia và Lithuania tìm mua hệ thống phòng không tầm trung của Đức

Estonia và Lithuania sẽ bắt đầu đàm phán với Diehl Defense của Đức để mua một hệ thống phòng không tầm trung. Chi phí của hệ thống phòng không Iris-T SLM và các cấu phần bổ sung như cơ sở hạ tầng, nhân sự, huấn luyện, thiết bị sẽ được xác định tại các cuộc đàm phán. Tháng 10 năm ngoái, Estonia và Lithuania nằm trong số 14 đối tác NATO tại châu Âu ký một ý định thư cùng mua các hệ thống phòng không khi cuộc chiến của Nga ở Ukraine cho thấy sự thiếu hụt về hệ thống vũ khí này.

Xem thêm tại: Reuters, Estonia and Latvia look to purchase mid-range air defence from Germany. Truy cập ngày 22/5/2023


Ba người Palestine thiệt mạng trong cuộc đột kích ở Bờ Tây của Israel

Lực lượng an ninh Israel đã giết chết ba người Palestine trong một cuộc đột kích ở Bờ Tây bị chiếm đóng vào đầu ngày thứ Hai. Hàng trăm binh sĩ đã tham gia cuộc đột kích trước bình minh và ba người Palestine thiệt mạng là những tay súng đã đọ súng với lực lượng. Không có nhóm vũ trang nào lên tiếng xác nhận danh tính những người đàn ông bị giết trong trại tị nạn Balata ở thành phố Nablus ở phía bắc Bờ Tây, khu vực mà các lực lượng Israel đã tiến hành các cuộc đột kích thường xuyên trong năm qua.

Xem thêm tại: Reuters, Three Palestinians killed in Israeli West Bank raid – ministry. Truy cập ngày 23/5/2023


Hezbollah tổ chức tập trận gần biên giới Lebanon với Israel

Hezbollah đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự gần biên giới phía nam của nước này với Israel nhằm phô trương sức mạnh quân sự. Theo đó, khoảng 200 chiến binh Hezbollah đã sử dụng đạn thật và drone tấn công để tham gia cuộc tập trận hôm chủ nhật tại Aaramta, cách biên giới Israel 20km về phía bắc. Cuộc tập trận diễn ra trước ngày kỷ niệm Israel rút quân khỏi miền nam Lebanon vào ngày 25 tháng 5 năm 2000.

Xem thêm tại: Al Jazeera, Hezbollah conducts wargames near Lebanon’s border with Israel. Truy cập ngày 23/5/2023


Israel cáo buộc Iran sử dụng tàu dân sự làm ‘căn cứ khủng bố trên biển’

Israel cáo buộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) hôm thứ Hai biến các tàu thương mại thành bệ phóng tên lửa, máy bay không người lái và biệt kích, nói rằng mục tiêu là mở rộng ảnh hưởng hải quân bí mật của Tehran ra ngoài vùng Vịnh. Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant nói tại diễn đàn an ninh Hội nghị Herzliya rằng đây là “căn cứ khủng bố nổi” và một chiếc gần đây đã đi về phía Vịnh Aden. Phía Iran không có bất kỳ bình luận nào về vụ việc.

Xem thêm tại: Reuters, Israel accuses Iran of using civilian ships as ‘floating terror bases’. Truy cập ngày 23/5/2023


Người biểu tình ở Tigray của Ethiopia yêu cầu các lực lượng bên ngoài rút quân

Hàng nghìn người đã biểu tình hôm thứ Ba ở khu vực Tigray phía bắc Ethiopia để yêu cầu những người dân phải sơ tán sau cuộc chiến kéo dài hai năm được trở về nhà và yêu cầu các lực lượng bên ngoài còn sót lại kể từ khi cuộc xung đột kết thúc phải rút lui. Cuộc chiến giữa một bên là quân đội chính phủ và các đồng minh của họ từ nước láng giềng Eritrea và khu vực Amhara và bên kia là lực lượng Tigrayan đã kết thúc bằng một thỏa thuận ngừng bắn vào tháng 11 năm ngoái. Sau đó, lực lượng Tigray đã bắt đầu giải giáp, một chính phủ lâm thời đã được thành lập và nhiều dịch vụ cơ bản đã được khôi phục. Nhưng chính quyền Tigrayan đã phàn nàn về sự hiện diện liên tục của các lực lượng quân sự bên ngoài.

Xem thêm tại: Reuters, Protesters in Ethiopia’s Tigray demand withdrawal of outside forces. Truy cập ngày 24/5/2023


Chiến sự tại Sudan: Một số sự kiện chính

các phe phái tham chiến ở Sudan đã đồng ý ngừng bắn trong 7 ngày sau các cuộc đàm phán tại thành phố Jeddah của Ả Rập Saudi. Thỏa thuận ngừng bắn sẽ có hiệu lực sau 48 giờ, lúc 9:45 tối giờ địa phương (19:45 GMT) vào thứ hai. Vào thứ tư, các cuộc không kích và đụng độ xuyên đêm ở Khartoum đã làm giảm hy vọng về thỏa thuận ngừng bắn trước đó. Các cuộc đọ súng cũng diễn ra ở Khartoum Bắc và Omdurman. Tính đến nay, it nhất 1.000 người đã thiệt mạng và hàng trăm nghìn người buộc phải rời bỏ Sudan để tị nạn tại các nước xung quanh.

Xem thêm tại: Al Jazeera, Sudan’s army, Rapid Support Forces sign 7-day ceasefire; Air raids, clashes at start of one-week truce in Sudan. Truy cập ngày 25/5/2023

Chuyên mục Phân tích:


Ukraine chỉ toàn thắng khi đánh bại được Nga?

Mỹ đã có những mục tiêu mờ nhạt trong cuộc chiến tại Ukraine khi những lời hô hào như “hãy giúp Ukraine tự bảo vệ mình” hay thậm chí tệ hơn “hãy giúp Ukraine đạt được vị trí đàm phán tốt nhất có thể” đều trở nên vô nghĩa. Thay vào đó, Ukraine tự định nghĩa được chiến thắng của mình ra sao? Đó là biên giới trước năm 2014 đã sạch bóng quân xâm lược, những người lưu vong và tị nạn hồi hương, xã hội và kinh tế được xây dựng lại, đạt được tư cách thành viên của EU và NATO, và đảm bảo rằng những kẻ phạm tội tác chiến tranh sẽ đối mặt với công lý. Do đó, phương Tây nên thuận theo chiến thắng mà Ukraine mong muốn. Nhưng để làm được điều này, phương Tây không những cần viện trợ cho Ukraine để đánh bại Nga mà còn phải thuyết phục Moscow rằng bản thân đã thất bại.

Một nước Nga bại trận sẽ đặt Bắc Kinh vào thế phòng thủ, cũng như củng cố liên minh phương Tây, và giúp duy trì một số chuẩn mực thiết yếu của hành vi đúng đắn ở những nơi quan trọng nhất trên thế giới đối với Mỹ và đồng minh. Trên hết, thất bại của Nga cũng sẽ ngăn chặn vĩnh viễn giấc mộng đế chế Nga vì nếu không có Ukraine, Moscow không thể trở thành một đế chế. Nhưng để đánh bại Nga, phương Tây không cần phải đánh tới Moscow, và cũng không cần thiết phải khiến Nga không còn khả năng tự vệ hay kiệt quệ. Thay vào đó, chiến thắng có thể đạt được từ giới lãnh đạo và người dân Nga. Mặt khác, Ukraine không chỉ phải đạt được chiến thắng trên chiến trường mà còn phải đảm bảo rằng Nga sẽ thất bại thảm hại với hàng ngàn quân tháo chạy, đào ngũ, hay chĩa súng vào chỉ huy của mình.

Hơn hết, phải làm cho Nga thừa nhận quan điểm trước đây về Ukraine sẽ không còn nữa bằng cách thúc đẩy quá trình gia nhập NATO và EU của Kyiv. Kế đến, phương Tây cũng cần có một chiến dịch thông tin quyết liệu về sự thất bại của Nga. Theo đó, phương Tây cần nhắc nhở Moscow rằng quy mô kinh tế Nga chi bằng 1/10 của EU, số lượng máy bay chiến đấu mạnh nhất là Su-57 cũng sẹ bị áp đảo bởi F-35s, các tướng lĩnh của Nga hoàn toàn yếu kém và quá cổ lỗ, cùng với hậu cần đang bị đục khoét bởi hối lộ và tham nhũng. Cuối cùng, Nga cũng phải bị cô lập cả về chính trị lẫn tâm lý, do đó lợi dụng sự mâu thuẫn trong lịch sử của nước này về phương Tây, được thể hiện ở hai thủ đô của nước này: St. Petersburg, vốn hướng về châu Âu và Moscow, vốn hướng về châu Á.

Xem thêm tại: The Atlantic, It’s Not Enough for Ukraine to Win. Russia Has to Lose. Truy cập ngày 20/5/2023


Tầm quan trọng của các cấp lãnh đạo chính phủ và quân sự Ukraine trong cuộc phản công sắp tới là gì?

Có hai khía cạnh về sức mạnh chiến đấu rất quan trọng đối với tình hình quốc phòng của Ukraine: đó là các yếu tố về đạo đức và trí tuệ tạo nên sức mạnh chiến đấu của người Ukraine. Yếu tố trí tuệ sẽ cung cấp kiến thức về chiến tranh, chiến lược và khả năng nhận thức, trong khi yếu tố đạo đức củng cố văn hóa, giá trị và tính chính danh, và là nền tảng cho ý chí chiến đấu, vốn thuộc về phương diện con người mà cụ thể hơn là lãnh đạo.

Trước nhất là về vai trò của tổng thống Zelensky trong cuộc chiến. Tổng thống Zelensky đã quy người dân về một mối, và lèo lái đất nước vượt qua cuộc xâm lược của Nga. Một nhà lãnh đạo giỏi là một người biết lắng nghe cấp dưới của mình và cung cấp cho họ mục tiêu, nguồn lực và phương hướng rõ ràng, cho phép cấp dưới của mình làm những gì họ cần. Ngoài Tổng thống Zelensky, Bộ trưởng Quốc phòng Oleksii Reznikov, người đã đem lại cho Kyiv nguồn viện trợ quân sự khổng lồ tư phương Tây, và tổng tư lệnh Valerri Zaluzhnyi, người đã giám sát chiến lược phòng thủ trong khi lên kế hoạch cho cuộc phản công sắp tới, cũng đóng vai trò chủ chốt trong cuộc chiến. Cả hai được miêu tả là “cầu nối không thể so sánh” giữa giới lãnh đạo quân sự và dân sự. Nhưng tổng tư lệnh Zaluzhny đảm trách việc chỉ huy một lớp các lãnh đạo khác là các vị tướng cấp cao, những người dẫn dắt quân đội, hải quân, và không quân cũng như các lực lượng tình báo, hậu cần hiệp đồng khác. Những vị tướng này là người đưa các phương hướng chiến lược vào kế hoạch, lực lượng chiến đấu, hỗ trợ hậu cần, phòng không, tấn công tầm xa, thu thập thông tin tình báo và nhiều chức năng quân sự quan trọng khác phải được đồng bộ hóa để Ukraine giành chiến thắng.

Ngoài ra, còn một lớp lãnh đạo nữa rất quan trọng đó là những chỉ huy các cấp từ phân khu, sư đoàn, trung đoàn, đến lữ đoàn vốn tập trung vào việc diễn tập, chuẩn bị và đánh sáp lá cà với quân Nga. Đối mặt với mối đe dọa hiện hữu từ Nga, thế hệ chỉ huy tác chiến mới đã học hỏi cách đánh mới: đó là khai thác drone và mạng chỉ huy kỹ thuật số để kết nối tốt hơn các lực lượng trinh sát với pháo binh, đồng thời cải thiện và kết nối các hoạt động vũ khí kết hợp. Cũng chính thế hệ chỉ huy mới này đã học các cách tiếp cận của phương Tây đối với các chỉ huy nhiệm vụ và phát triển phương thức chiến tranh của riêng Ukraine. Khác với các lãnh đạo khác, những chỉ huy tác chiến được giao trọng trách lãnh đạo đơn vị của mình tiêu diệt kẻ thù trên chiến trường, vốn là sự thúc ép kinh khủng nhất của ý chí con người.

Xem thêm tại: Twitter, Mick Ryan. Truy cập ngày 23/5/2023


Nguyên nhân nào khiến Anh và Mỹ bất đồng về cuộc chiến tại Ukraine?

Tuy Mỹ và Anh là đồng minh thân cận, nhưng bất đồng quan điểm về vấn đề Ukraine giữa Washington và London đang ngày càng gay gắt. Trong khi người Anh muốn người Mỹ phải quyết liệt hơn, thì người Mỹ lại muốn người Anh cẩn trọng hơn. Trước nhất, sự bất đồng chủ yếu xoay quanh việc viện trợ vũ khí.

Vào tuần trước, Anh đã tuyên bố sẽ viện trợ cho Ukraine tên lửa hành trình Bão Ảnh cùng các thiết bị chiến tranh điện từ cũng như hỗ trợ tình báo. Dù gói viện trợ của Anh vẫn chưa thể so với Mỹ, London lại cho thấy một nỗ lực lâu dài trong việc viện trợ vũ khí tốt nhất của mình cho Ukraine. Thêm vào đó, Anh cũng đã điều lực lượng đặc nhiệm SAS và trung đoàn SRR cũng như các đơn vị hải quân SBS đang hoạt động rất gần với tiền tuyến, để thực hiện nhiệm vụ cố vấn cho quân đội Ukraine. Tuy vậy, sự hỗ trợ này là không tưởng ở giai đoạn từ năm 2006 đến 2022, khoảng thời gian mà chính sách đối ngoại Anh hoàn toàn đặt mối đe dọa từ các nhóm khủng bố Hồi giáo làm trọng tâm. Cho đến khi cuộc xâm lược của Nga diễn ra vào năm 2022, thủ tướng Anh lúc bấy giờ là Boris Johnson, vốn là một người thân Nga, cũng thay đổi thái độ đối với Moscow khi ông điều lực lượng đặc nhiệm đến Ukraine cùng với lượng lớn các loại vũ khí khác nhau và khả năng tình báo khác. Sau thành công của những nỗ lực nhằm bảo vệ Ukraine của thủ tướng Boris Johnson, thủ tướng Anh đương nhiệm Rishi Sunak, người vốn được coi là chú trọng vào Trung Quốc nhiều hơn, cũng đã tăng gấp đôi viện trợ cho Ukraine.

Nhưng không chỉ Anh, các quốc gia Baltic và Ba Lan cũng đã than thở về sự thờ ơ của chính quyền Biden khi không viện trợ cho Ukraine vũ khí tân tiến mà Kyiv yêu cầu. Ngoài ra, sự cẩn trọng của Mỹ còn thể hiện ở những khu vực khác, ví dụ như khi một chiến đâu cơ của Nga bắn rơi drone của Mỹ tại Biển Đen hồi tháng ba, chính quyền Biden đã ra lệnh cho các chuyến bay tiếp theo sẽ phải tránh xa khu vực chiến trường.

Xem thêm tại: WSJ, The U.S. and U.K. Are Split on the Ukraine War. Truy cập ngày 20/5/2023


Tại sao Mỹ phải ưu tiên Đài Loan hơn Ukraine?

Có quan điểm cho rằng Mỹ không cần phải chọn lựa giữa viện trợ cho Ukraine hay ngăn chặn Trung Quốc xâm lược Đài Loan. Tuy nhiên, đây là một quan điểm sai lầm. Để có thể thực hiện hai nhiệm vụ trên cùng lúc, Mỹ cần phải tập trung nguồn lực để củng cố khả năng phòng thủ của Đài Loan trong khi chủ yếu dựa vào các đồng minh ở châu Âu để chống lại một nước Nga suy yếu. Nhưng vấn đề là cả Ukraine và Đài Loan đều cùng sử dụng một số loại vũ khí trong khi Mỹ chỉ có thể cung cấp một số lượng hạn chế. Vậy Mỹ có thể làm gì để đảm bảo vừa có thể bảo vệ Đài Loan vừa duy trì lợi ích của mình tại Châu Âu?

Trước nhất, Mỹ cần phải tăng tốc độ vận chuyển vũ khí quan trọng cho Đài Loan, bao gồm các vũ khí tấn công như HIMARS, ATACMS, GMLRS và drones, cũng như vũ khí phòng thủ NASAMS, Patriots, Harpoons, Stingers và Javelins. Để có thể thực hiện điều này, chính quyền Biden nên sử dùng thẩm quyền rút vốn của tổng thống để nhanh chóng vận chuyển vũ khí lấy từ kho đạn của Mỹ, với ưu tiên dành cho Đài Loan hơn là Ukraine đối với bất kỳ vũ khí nào mà cả hai đều cần. Ngoài ra, Washington cũng cần phải nhanh chóng đặt Đài Loan lên hàng đầu đối với việc bán vũ khí cho nước ngoài trên cả Ukraine và các đối tác ở Trung Đông. Cùng với đó, Mỹ cũng cần gia tăng hỗ trợ an ninh cho Đài Loan nhưng với điều kiện nghiêm ngặt rằng hòn đảo phải tăng ngân sách quốc phòng và theo đuổi chiến lược phòng thủ bất đối xứng. Tiếp đến, Mỹ cần phải mở rộng quy mô sản xuất vũ khí bằng cách phục hồi nền công nghiệp quốc phòng đang thoi thóp thật nhanh. Thêm vào đó, khi việc đánh đổi với các nơi khác phát sinh do thiếu vốn, nguồn cung, nhân công, thì Đài Loan phải được ưu tiên. Cuối cùng, chính quyền Biden cần phải xem việc phòng thủ Đài Loan nghiêm túc hơn nữa, bao gồm việc đảm bảo lực lượng của Mỹ tại châu Á nhận nguồn lực tình báo cần thiết đồng thời tập trung vào việc gia tăng vành đai phòng thủ ở khu vực. Song việc ưu tiên Đài Loan không có nghĩa là Mỹ phải bỏ rơi châu Âu. Thay vào đó, Mỹ nên để cho các đồng minh đảm đương trách nhiệm chính cho việc phòng thủ châu Âu, chủ yếu dựa vào Mỹ để có khả năng răn đe hạt nhân mở rộng và lựa chọn các năng lực thông thường không làm giảm khả năng ngăn chặn Trung Quốc của chúng ta.

Xem thêm tại:  Washington Post, To avert war with China, the U.S. must prioritize Taiwan over Ukraine. Truy cập ngày 19/5/2023


Lý do Mỹ nên ngưng các căn cứ quân sự ở nước ngoài là gì?

Bất chấp các bước tiến lớn về công nghệ quân sự trong thời gian qua, Mỹ không thể hoàn toàn chiến đấu ở khoảng cách xa. Do đó, sự hiện diện của Mỹ gần các khu vực xung đột tiềm tàng vẫn còn có giá trị không chỉ trong việc báo hiệu khả năng mà còn thể hiện ý chí chính trị để tham chiến theo cách mà các hệ thống tầm xa không thể thực hiện. Nhưng thay vì răn đe kẻ thù, các căn cứ quân sự của Mỹ ở nước ngoài đôi khi có thể chọc giận đối phương. Lấy ví dụ như hồi tháng ba vừa qua, Mỹ đã tiến hành các cuộc không kích để trả đũa cuộc tấn công vào căn cứ không quân của liên quân do các nhóm phiến quân do Iran hậu thuẫn tại Syria thực hiện, vốn chỉ dẫn đến nhiều cuộc tấn công vào các cơ sở của Mỹ nhiều hơn.

Tiếp đến, các căn cứ ở nước ngoài tuy có thể trấn an đồng minh, nhưng trong một số trường hợp chiến lược này quá hiệu quả sẽ dẫn đến nguy cơ các đồng minh quá tự mãn đối với thế bố trí phòng thủ của họ. Mặt khác, thay vì trấn an, sự hiện diện của quân đội Mỹ có thể khiến người dân địa phương phẫn nộ đối với lãnh đạo của họ do các vi phạm về luật lao động và các hành vi phạm pháp của lính Mỹ, khiến các đồng minh không còn tin rằng các căn cứ này là nhằm mục đích trấn an. Kế đến, các căn cứ ở nước ngoài có thể đem lại cho Mỹ lợi thế phản ứng đối với một cuộc khủng hoảng nhanh chóng, nhưng đây không hẳn là một điều tốt. Theo đó, các căn cứ ở nước ngoài khiến cho việc tham chiến quá dễ dàng dẫn đến việc quân đội Mỹ dễ sa vào việc can thiệp bất hợp pháp, từ đó khiến cho một số bên kêu gọi hoàn toàn bãi bỏ các căn cứ này. Cuối cùng, chi phí duy trì các căn cứ ở nước ngoài, cụ thể hơn là tại vùng Vịnh Ba Tư, tiêu tốn khoảng 5 tỷ đến 50 tỷ USD là không đáng khi rủi ro bị kẻ thù xâm chiếm rất thấp và việc Mỹ tiếp tục hiện diện tại khu vực sẽ tạo ra phản kháng chính trị từ người dân của các nước sở tại. Dù vậy, việc đóng cửa các căn cứ ở nước ngoài sẽ rất khó khi chúng tạo ra một chi phí chìm đáng kể, và sẽ rất khó để có thể có được ý chí chính trị và quan liêu để giải thích cho khoản chi phí thất thoát này.

Xem thêm tại: Foreign Policy, Why the U.S. Should Close Its Overseas Military Bases. Truy cập ngày 17/5/2023


Tại sao Nhật Bản không thể tiếp tục né tránh xung đột?

Đứng trước tham vọng bành trướng ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc, Nhật Bản không thể tiếp tục dựa dẫm vào sự bảo vệ của Mỹ, vốn khiến cho ngân sách quốc phòng của Tokyo rất thấp. Sau khi bại trận trong CTTG II, hiến pháp của Nhật Bản cấm duy trì các lực lượng trên bộ, trên biển, và trên không, vốn phù hợp với những nhà lãnh đạo muốn né tránh tranh luận chính trị gây chia rẽ về vấn đề ngân sách quốc phòng (ở mức 1% GDP). Hiến pháp hậu chiến cũng trấn an các nước Đông Nam Á rằng Nhật Bản sẽ không còn xâm lược nước ngoài nữa. Tuy nhiên, sau khi Mỹ nhận ra giá trị của Nhật Bản với tư cách là một đồng minh thời Chiến tranh Lạnh, Washington đã thúc đẩy Tokyo trở nên chủ động hơn. Nhưng bất chấp lời kêu gọi của Mỹ, Nhật vẫn từ chối can dự vào cuộc chiến tại Việt Nam và Vịnh Ba Tư vì lo sợ rằng bản thân sẽ bị kéo vào một cuộc chiến giữa các siêu cường.

Song Trung Quốc, Triều Tiên và Nga hiện tại đã khiến cho Nhật phải đánh giá lại tình hình. Trong những năm qua, chính phủ Nhật Bản đã tái diễn giải bản hiến pháp theo chủ nghĩa ôn hòa nhằm gia tăng khả năng quân sự và vai trò của mình trong liên minh với Mỹ. Vào tháng mười hai năm ngoái, Nhật Bản đã quyết định tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng lên 2% GDP trong vòng năm năm tới, quyết định sẽ khiến Tokyo sẽ là nước thứ ba có chi tiêu quốc phòng lớn nhất thế giới sau Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, ngay cả khi đã có kế hoạch tăng ngân sách quốc phòng, thì cũng không có gì đảm bảo rằng Tokyo sẽ hiện thực hóa nó. Khác với Liên Xô, Bắc Kinh là một đối thủ đáng gờm hơn nhiều khi hải quân Trung Quốc sở hữu lượng tàu chiến và có lực lượng bảo vệ bờ biển lớn nhất, cũng như đang ngày càng gia tăng lực lượng tên lửa nhanh chóng. Mặt khác, dù nhiều lần cam kết sẽ “xoay trục” sang châu Á, nhưng Mỹ hiện tại đang bị phân tâm bởi cuộc chiến ủy nhiệm tại châu Âu và nỗi lo về một cuộc chiến với Iran nếu Tehran có được vũ khí hạt nhân. Giờ đây, Nhật Bản có hai lựa chọn, hoặc là tiếp tục đổ hết mọi trách nhiệm lên Mỹ với hy vọng rằng Washington sẽ gánh vác nó, hoặc là chấm dứt quan hệ liên minh để theo đuổi trung lập hay hòa hoãn với Trung Quốc. Nếu giới lãnh đạo Nhật Bản chọn phản kháng lại bá quyền Trung Quốc đối với châu Á, thì Tokyo sẽ trở nên giống với Tây Đức trước đây: bị đe dọa nặng nề, ở trung tâm của cuộc cạnh tranh địa chính trị và phải tự bảo vệ chính mình. Tuy nhiên, ngân sách quốc phòng mới của Nhật vẫn rất khiêm tốn, 2% GDP vẫn chưa đủ để có thể răn đe một siêu cường như Trung Quốc. Cuối cùng, một số ý kiến cho rằng quân đội Nhật mạnh lên có thể gây ra nỗi lo trong khu vực do những hành vi bạo lực trong chiến tranh trước đây. Song ngoài Trung Quốc và Triều Tiên, nhiều nước trong khu vực và xa hơn hoàn toàn không e ngại việc Nhật đóng vai trò an ninh lớn hơn, điển hình như các đối tác an ninh như Ấn Độ và Úc còn khuyến khích Tokyo đảm nhiệm vai trò này.

Xem thêm tại: NY Times, Japan Can’t Pass the Buck Anymore. Truy cập ngày 19/5/2023


Phiến quân Myanmar có được vũ khí hạng nhẹ từ đâu?

Trong thời gian qua, lực lượng phòng vệ nhân dân Myanmar (PDF) đã nhận được rất nhiều vũ khí hạng nhẹ, với hàng ngàn khẩu súng trường được sử dụng không chỉ ở vùng biên giới mà còn ở phần lớn các vùng của người Bamar như Sagaing, Magwe và Bago ở trung tâm của đất nước. Hầu hết số vũ khí này là súng trường Type-56, bản nhái AK-47, và Type-81 do Trung Quốc sản xuất. Thêm vào đó, nhiều loại súng xài đạn 5,56mm hiện đại và nhỏ hơn cũng đang được PDF sử dụng bao gồm M-4 carbine và M-16 của Mỹ, cùng với súng trường HK-33 phiên bản Đức từng được cấp phép sản xuất tại Thái Lan. Song song với súng trường, PDF cũng có được ngày càng nhiều vũ khí bộ binh có khả năng vừa bắn vừa chạy (hit-and-run), bao gồm súng máy hạng nhẹ, súng phóng lựu cầm tay 40mm, Type-69 RPG, vốn là phiên bản Trung Quốc nhái từ RPG-7 do Liên Xô sản xuất. Mặt khác, sự phổ biến của vũ khí cầm tay và hạng nhẹ đang tái định hình cuộc chiến tại Myanmar đến từ ba nguồn chính. Nguồn thứ nhất đến từ quân đội giải phóng quốc gia Karen (KNLA) ở biên giới phía đông với Thái Lan, Quân đội Karenni (KA) ở bang Kayah ở phía bắc và Quân đội Quốc gia Chin (CNA) ở biên giới với Ấn Độ. Thêm vào đó, quân đội độc lập Kachin (KIA) ở cực bắc và quân đội bang Wa thống nhất (UWSA), vốn trung lập nay đã nghiêng về phía PDF, ở phía đông bắc đều sản xuất hàng nhái của Type-81 nhiều hơn bất kỳ loại súng trường nào khác đã cung cấp cho các đơn vị PDF mới. Nguồn chủ chốt kế tiếp đến từ đường dây buôn người xuyên biên giới từ Thái Lan. Do tham nhũng có hệ thống, vũ khí quân sự đã bị rò rỉ từ các kho vũ khí của lực lượng an ninh Thái Lan trong khi hoạt động buôn bán súng được mua và nhập khẩu hợp pháp phát triển mạnh, sau đó được tuồn ra thị trường chợ đen đã cung cấp nhiều loại súng khác nhau bao gồm súng bán tự động AR-15 do Mỹ sản xuất, súng tự động FN-FAL của Bỉ, súng máy hạng nhẹ Ultimax của Singapore, súng ngắn bán tự động Derya hoàn toàn mới của Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn cuối cùng đến từ khả năng tự sản xuất súng của PDF. Ngoài nguồn nhập vũ khí từ nước ngoài, bộ quốc phòng NUG cũng đã thiết lập và trang bị các cơ sở sản xuất được điều hành bởi các quân nhân đào ngũ.  Ngay từ những ngày vận hành đầu tiên vào cuối năm 2021, việc phát triển drone trên toàn quốc đã là một yếu tố đổi mới đáng chú ý cùng với súng cối và tên lửa thô. Tuy nhiên, việc tự sản xuất đã không còn là nguồn chủ chốt do các loại vũ khí thu được từ quân đội và cảnh sát Myanmar bao gồm súng trường tấn công tiêu chuẩn 5,56 mm MA-1 và MA-3 sản xuất trong nước, cộng với súng trường MA-11 lỗi thời.

Xem thêm tại: Asia Times, Myanmar PDFs getting the guns to turn the war. Truy cập ngày 20/5/2023

https://nghiencuuquocte.org/2023/05/26

ISW đánh giá chiến dịch tấn công của Nga ngày 25/05/2023

Friday, May 26th, 2023

Ngày 25 tháng 5 năm 2023 – Nhấn ISW

Tải xuống bản PDF

Đánh giá Chiến dịch Tấn công của Nga, ngày 25 tháng 5 năm 2023

Karolina Hird, Riley Bailey, Nicole Wolkov, Layne Philipson và Mason Clark

Ngày 25 tháng 5 năm 2023, 5 giờ chiều ET

Nhấn vào đây để xem bản đồ tương tác của ISW về cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Bản đồ này được cập nhật hàng ngày cùng với các bản đồ tĩnh có trong báo cáo này.

Continue Reading »

Chiến tranh Nga-Ukraine ngày 25/5/2023: *Bộ Tổng Tham Mưu Ukr *(Telegraph):Thủ lĩnh Wagner nói sẽ rút lui (bàn giao) ở Bakhmut *106 lính ‘anh hùng’ Ukr sẽ được trao trả *Ukraine có thể đứng sau vụ tấn công Kremlin *Hỏa hoạn tại Bộ Quốc phòng Nga? *Máy bay không người lái tấn công khắp Crimea?

Thursday, May 25th, 2023

Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine: Tình hình ở Ucraina ngày 25/5/2023

15:30 – Chính phủ Phần Lan đã thông qua quyết định cung cấp cho Ukraine gói viện trợ quân sự mới trị giá 109 triệu euro. Đặc biệt, nó bao gồm vũ khí phòng không, đạn dược và các khả năng khác. – Bộ Quốc phòng Phần Lan

14:20 – 106 tù binh Ukraine được Nga giải cứu về nước Trong số đó có 8 sĩ quan, cũng như 98 binh sĩ và trung sĩ từ trục Bakhmut. – Andrii Yermak, Chánh Văn phòng Tổng thống

12:30 – Do các cuộc pháo kích gần đây của Nga, một số người tiêu dùng tại hơn 24 khu định cư ở các vùng Chernivtsi, Zaporizhzhia, Donetsk, Sumy, Kharkiv, Kherson và Chernihiv vẫn không có điện. – Bộ Năng lượng Ukraine

10:15 – Trong 24 giờ qua, quân đội Nga đã tấn công các vùng Kyiv, Lviv, Chernivtsi, Chernihiv, Sumy, Zaporizhzhia, Dnipropetrovsk, Kharkiv, Luhansk, Donetsk, Odesa, Mykolaiv và Kherson. 1 công dân thiệt mạng. 13 người bị thương. – Thông tin từ các BCHQS khu vực

08:22 – Tổng thiệt hại chiến đấu của quân xâm lược Nga ở Ukraine từ ngày 24 tháng 2 năm 2022 đến ngày 25 tháng 5 năm 2023 (xấp xỉ): 205260 quân; 3795 xe tăng; 7432 xe bọc thép; 3359 hệ thống pháo binh; 570 MLRS; 327 hệ thống tác chiến phòng không; 309 chiếc; 296 máy bay trực thăng; 6148 xe ô tô quân sự và thùng nhiên liệu; 18 thuyền quân sự; 2907 UAV chiến thuật; 444 quân trang đặc chủng; 1015 tên lửa hành trình. – Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine

07:55 – Đêm 25/5, quân đội Nga tấn công Ukraine bằng máy bay không người lái Shahed-136/131 do Iran sản xuất. Quân phòng thủ Ukraine đã bắn hạ 36 trong tổng số 36 UAV của đối phương. – Mykola Oeshchuk, Tư lệnh Lực lượng Không quân của Lực lượng Vũ trang Ukraine

06:35 – Vào ngày 24 tháng 5, Lực lượng Vũ trang Ukraine đã đẩy lùi 28 cuộc tấn công của Nga vào các trục Bakhmut, Lyman, Avdiivka, Kupiansk và Marinka. Ngoài ra, bộ đội tên lửa và xạ thủ Ukraine đã đánh trúng 4 kho đạn của Nga, 4 đơn vị pháo binh của đối phương tại vị trí bắn và một trạm tác chiến điện tử của Nga. Trong 24 giờ qua, Lực lượng Không quân của Lực lượng Vũ trang Ukraine đã thực hiện 7 cuộc tấn công vào các địa điểm có quân đội và thiết bị quân sự của Nga. Quân phòng thủ Ukraine cũng bắn hạ một UAV trinh sát Orlan-10 của Nga. – Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine

04:40 – Nhật Bản đã chuyển giao 100 phương tiện quân sự, bao gồm cả xe tải và SUV, cho nhu cầu của Lực lượng Vũ trang Ukraine. – Andrii Yermak, Chánh Văn phòng Tổng thống

Khi tàu trinh sát “Ivan Khurs” của Nga gặp máy bay không người lái Ukraine. Thật vậy, một sự kết hợp hoàn hảo!


The Telegraph

Ngày 25 tháng 5 năm 2023 • 4:17 chiều Telegraph

tmg.video.placeholder.alt _2-FTyt8WHY

Tin trong ngày:

  • Ukraine đảm bảo trả tự do cho 106 người lính ‘anh hùng’ để trao đổi với Nga12:37 chiều
  • Nga triệu tập đại sứ Đức, Thụy Điển và Đan Mạch về điều tra Nord Stream10:14 sáng
  • Năm nhà ngoại giao Thụy Điển bị trục xuất khỏi Nga8:50 sáng
  • Ukraine có thể đứng sau vụ tấn công bằng máy bay không người lái của Kremlin, các cơ quan tình báo Hoa Kỳ cho biết8:32 sáng
  • Báo cáo về vụ hỏa hoạn tại tòa nhà Bộ Quốc phòng Nga ở Moscow

Lính đánh thuê từ nhóm Wagner đã bắt đầu bàn giao thành phố Bakhut ở miền đông Ukraine cho quân đội chính quy Nga và sẽ rời thành phố này vào tuần tới, người sáng lập nhóm cho biết.

Continue Reading »

Hoa Kỳ – Ông DeSantis công bố tranh cử tổng thống Mỹ năm 2024 

Thursday, May 25th, 2023

Dan M. Berger – 25/5/2023

Thống đốc Florida tham gia vào danh sách ứng cử viên GOP đang mở rộng đồng thời cam kết dẫn dắt ‘sự trở lại vĩ đại của nước Mỹ’ nếu đắc cử 

Ông Ron DeSantis nói trong một bữa tiệc theo dõi đêm bầu cử tại Trung tâm Hội nghị ở Tampa, Florida, vào ngày 08/11/2022. (Ảnh: Giorgio Viera/AFP qua Getty Images) 

Trong một video được đăng lên Twitter hôm 24/05, Thống đốc Florida Ron DeSantis thông báo rằng ông sẽ tham gia cuộc tranh cử tổng thống năm 2024. 

Continue Reading »

Thời sự Thứ Năm 25/5/2023: *Mỹ: ngoại giao về TQ hàng đầu từ chức *Tin tặc TQ tấn công hạ tầng Mỹ *Năm năm EU ban hành luật dữ liệu *Nhật bảo vệ tuyên bố của G7 *‘G7 đoàn kết hơn bao giờ hết’ *Nam Hàn Quốc phóng thành công hỏa tiễn *Vladivostok là cảng trung chuyển của Trung Quốc

Thursday, May 25th, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


Hoa Kỳ: Quan chức ngoại giao hàng đầu về chính sách Trung Quốc sẽ từ chức

Nguồn hình ảnh, Reuters

Quan chức cấp cao về chính sách ngoại giao của Mỹ về vấn đề Trung Quốc, Rick Waters sẽ từ chức trong bối cảnh quan hệ ngoại giao giữa Washington và Bắc Kinh đang ở mức thấp nhất trong hàng thập kỷ qua.

Ông Rick Waters, Phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Trung Quốc và Đài Loan, cũng là người đứng đầu Văn phòng Điều phối Trung Quốc (hay China House) một cơ quan trực thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ được thành lập gần đây.

Continue Reading »

Chiến tranh Ukraine-Nga 24/5/2023: *1/5 lính tội phạm Wagner bị giết ở Ukraine *Nhà thờ chính thống Ukraine đổi lịch *WHO lên án Nga gây hấn ở Ukr *Nga có nguy cơ ‘cách mạng’ * Bộ Trưởng QP Ukr đón BT QP Anh *Tấn công máy bay không người lái ở biên giới Nga *Nga và Tàu hợp tác

Wednesday, May 24th, 2023

Ngày 24 tháng 5 năm 2023 • 3:02 chiều

Tàu chở dầu Ukraine đi dọc theo con đường tới vị trí của họ gần Bakhmut
Tàu chở dầu Ukraine đi dọc con đường tới vị trí của họ gần Bakhmut. ẢNH : Efrem Lukatsky/AP

Những tin hàng đầu hôm nay:

  • Ukraine gia nhập NATO giữa cuộc chiến ‘không có trong chương trình nghị sự’, Stoltenberg nói2:29 chiều
  • Nga có nguy cơ cách mạng trừ khi giới thượng lưu nghiêm túc về chiến tranh, thủ lĩnh Wagner nói13:02
  • WHO lên án hành động gây hấn của Nga ở Ukraine trong cuộc bỏ phiếu12:14 trưa
  • Nga đặt tên thời Xô Viết cho Bakhmut sau khi chiếm được thành phố từ Ukraine10:23 sáng
  • Người già chiếm 1/3 số nạn nhân chiến tranh ở Ukraine
Continue Reading »

Thời sự Thứ Tư 24/05/2023: *Mỹ nói vài tháng F-16 sẽ đến Ukraine *Nga, TQ ký hiệp định kinh tế *TT Belarus thăm Nga *Dân quân chống Putin chiếm làng ở biên giới Nga *Ukraine tăng ngoại giao với châu Phi và ‘Nam Bán cầu’ *Ron DeSantis tranh cử tổng thống *TNS Tim Scott tranh cử TT *Liên minh đối lập Thái hợp tác

Wednesday, May 24th, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


Bộ trưởng Không quân Mỹ: ‘nhiều nhất là vài tháng’ để F-16 đến Ukraina

Một chiếc F16 của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ lăn bánh trên đường băng trong cuộc tập trận không quân chung giữa Hoa Kỳ và Philippines ngày 09 tháng 5 năm 2023 ở Philippines. (Ảnh Ezra Acayan/Getty). 

Continue Reading »

Hơn 2.000 trẻ em Ukraine bị bắt cóc sang Belarus, theo lời tổ chức đối lập Belarus

Tuesday, May 23rd, 2023

23 Tháng Năm, 2023, 12:51 CH

Người Nga đã đánh cắp gần 20.000 trẻ em Ukraine khỏi các vùng lãnh thổ Ukraine bị chiếm đóng (Ảnh:Umit Bektas/Reuters)

Người Nga đã đánh cắp gần 20.000 trẻ em Ukraine khỏi các vùng lãnh thổ Ukraine bị chiếm đóng (Ảnh:Umit Bektas/Reuters)

Continue Reading »

Nga ‘quan ngại sâu sắc’ khi công dân sơ tán khỏi 9 ngôi làng ở Belgorod 

Tuesday, May 23rd, 2023

Ngày 23 tháng 5 năm 2023 • 5:27 chiều

Một người lính Ukraine bắn RPG về phía các vị trí của Nga ở tiền tuyến gần Bakhmut
Một người lính Ukraine bắn RPG về phía các vị trí của Nga ở tiền tuyến gần BakhmutCredit : LIBKOS/AP

Nga cho biết họ đã sử dụng máy bay phản lực và pháo binh để đẩy lùi một cuộc đột kích xuyên biên giới của Ukraine sau hai ngày giao tranh, đây dường như là cuộc xâm phạm nghiêm trọng nhất vào lãnh thổ Nga kể từ khi chiến tranh bắt đầu.

Ukraine phủ nhận có liên quan đến cuộc đột kích vào khu vực Belgorod, quy kết nó cho “quân phái” địa phương của Nga.

Hai nhóm chống Kremlin đã nhận trách nhiệm không bình luận về các báo cáo mà họ đã rút lại, nhưng một trong số họ đã tuyên bố: “Một ngày nào đó chúng tôi sẽ trở lại.”

Continue Reading »

Chuyên gia Citigroup: Kinh tế Trung quốc đang trên bờ vực của ‘bẫy niềm tin’

Tuesday, May 23rd, 2023
Chuyên gia Citigroup: Kinh tế Trung quốc đang trên bờ vực của 'bẫy niềm tin'

Người dân đi tới một con phố kinh doanh trong Lễ hội đèn lồng ở Thái Châu, thuộc tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc, vào ngày 05/02/2023. (Ảnh: STR/AFP qua Getty Images)

 Bình luận Bryan Jung • 15:07, 21/05/23

Nền kinh tế Trung Quốc đang trên bờ vực mắc vào “bẫy niềm tin” trong lúc quá trình phục hồi sau đại dịch của nước này bắt đầu chậm lại. Chính quyền Trung Quốc đang nỗ lực nâng cao niềm tin của nền kinh tế, trong khi các doanh nghiệp nước ngoài tỏ ra thận trọng trước môi trường kinh doanh tại đây.

Continue Reading »

TT Zelensky tuyên bố thành lập Quân đoàn Hải quân ở Ukraine

Tuesday, May 23rd, 2023

Hội An 9 giờ tới 37 lượt xem

Tổng thống Zelensky đã tuyên bố thành lập Quân đoàn Hải quân tại Ukraina.

Theo Ukrinform, Tổng thống Zelensky đã tuyên bố thành lập Quân đoàn Hải quân tại Ukraina.

Continue Reading »

Chiến tranh Ukraine-Nga 23/5/2023: Nga tuyên bố Những kẻ phá hoại Belgorod ‘bị đẩy lùi vào Ukraine’,  *Zelensky thăm tiền tuyến Donetsk *Ukraine vẫn nắm giữ một phần Bakhmut

Tuesday, May 23rd, 2023

Cập nhật 5 phút trước

Một người lính Ukraine bắn tên lửa về phía các vị trí của Nga ở tiền tuyến gần Bakhmut
Một người lính Ukraine bắn tên lửa về phía các vị trí của Nga ở tiền tuyến gần BakhmutCredit : AP

Continue Reading »

Thời sự Thứ Ba 23 tháng 5 năm 2023: *Nga cảnh báo NATO về F-16 *Thủ tướng Ấn Độ thăm Úc *Thủ tướng Anh: TC là thách thức lớn nhất cho an ninh và thịnh vượng toàn cầu *Đài Loan bị loại khỏi WHO

Tuesday, May 23rd, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


Nga cảnh báo NATO chuyển F-16 cho Ukraine là can dự vào xung đột

Viên Minh

Một chiếc F-16CJ từ Phi đội máy bay chiến đấu 78, tại Căn cứ Không quân Shaw, Nam Carolina bay qua Dãy đất Eglin khi phi công thả Đạn tấn công trực tiếp chung (JDAM) GBU-31 trong một cuộc thử nghiệm nhiệm vụ ngày 25 tháng 2 năm 2003. (Ảnh: Michael Ammons/Không quân Hoa Kỳ/Getty Images) 

Continue Reading »

Các khoản cho vay của Trung Quốc đẩy các nước nghèo nhất thế giới đến bờ vực sụp đổ (điều tra của AP)

Tuesday, May 23rd, 2023
Nợ nước nghèo Trung Quốc
Tư liệu – Công nhân cảng Sri Lanka cầm quốc kỳ Trung Quốc để chào đón tàu nghiên cứu Yuan Wang 5 của Trung Quốc, trang bị đầy đủ thiết bị giám sát, khi nó cập Cảng Quốc tế Hambantota ở Hambantota, Sri Lanka, Thứ Ba, ngày 16 tháng 8 năm 2022. Năm 2022, tàu … 

Hàng chục quốc gia nghèo đang phải đối mặt với sự bất ổn kinh tế và thậm chí có thể sụp đổ dưới sức nặng của hàng trăm tỷ đô la vay nước ngoài, phần lớn là vay từ Trung Quốc, chủ nợ chính phủ lớn nhất và không khoan nhượng nhất thế giới.

Bởi BERNARD CONDON Associated Press 18 tháng 5 năm 2023,

Continue Reading »

ISW đánh giá chiến dịch tấn công của Nga ngày 22/05/2023: *Hai tổ chức chống Nga đột kích vào Belgorod tại Nga *Ukraine nói không liên hệ, dư luận Nga bối rối *Tập đoàn Wagner tuyên bố sẽ rút khỏi chiến tuyến ở Ukraine sau ngày 1 tháng 6

Tuesday, May 23rd, 2023

Ngày 22 tháng 5 năm 2023 – Nhấn ISW

Tải xuống bản PDF

Đánh giá Chiến dịch Tấn công của Nga, ngày 22 tháng 5 năm 2023

Karolina Hird, Grace Mappes, Nicole Wolkov, Layne Philipson và Frederick W. Kagan

Ngày 22 tháng 5 năm 2023, 8:30 chiều ET

Nhấn vào  đây  để xem bản đồ tương tác của ISW về cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Bản đồ này được cập nhật hàng ngày cùng với các bản đồ tĩnh có trong báo cáo này.

Continue Reading »

Thời sự Thứ Hai 22/05/2023: *Ngày cuối đàm phán trần nợ ở Washington *TQ phản đối Nhật về hành động của G7 *Thái Bình Dương: điểm nóng địa chính trị *TNS. CH da màu ứng cử TT Mỹ *Mỹ viện trợ qs trị giá 375 triệu đô, Zelensky gặp Biden tại Nhật *Ukraine sẽ nhận từ 12-18 tiêm kích *Wagner sẽ chuyển giao Bakhmut cho quân Nga *Facebook bị phạt 1,3 tỷ đôla *Mỹ mời lãnh đạo Hàn và Nhật tới Washington 

Monday, May 22nd, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


Đàm phán trần nợ ở Washington bước vào những ngày cuối

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy nói đàm phán nâng trần nợ giữa ông và tổng thống Joe Biden sẽ tiếp tục vào thứ Hai. Hai nhà lãnh đạo đã nói chuyện qua điện thoại sau khi ông Biden gọi các yêu cầu của đảng Cộng hòa — bao gồm mạnh tay cắt giảm chi tiêu — là “không thể chấp nhận được” tại một cuộc họp báo sau hội nghị G7 ở Nhật Bản. Đàm phán đang ngày càng nóng lên trong những ngày gần đây.

Continue Reading »

Tình hình ở Ucraina ngày 22.05.2023 (#453) *Bộ Tổng Tham Mưu *Tình Báo Anh *Viện nghiên cứu Chiến Tranh

Monday, May 22nd, 2023
Nga xam lang
Continue Reading »

Chiến thắng trống rỗng của Putin: Chiếm được Bakhmut với những con số – địa ngục trần gian, máy xay thịt

Monday, May 22nd, 2023

Nga tuyên bố đã chiếm được thành phố trong một trận chiến được xem là đẫm máu nhất kể từ Thế chiến thứ hai. Nhưng họ đã phải trả một giá rất đắt.

Louis Emmanuel Ngày 22 tháng 5 năm 2023 • 9:48 sáng

Bakhmut là nơi diễn ra trận chiến dài nhất và đẫm máu nhất kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu
Bakhmut là nơi diễn ra trận chiến dài nhất và đẫm máu nhất kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầuCredit : Lực lượng vũ trang UKRAINIAN
Continue Reading »

Chiến tranh Ukraine ngày 22/05/2023: *Nga gửi thêm quân tới Bakhmut sau khi tuyên bố chiến thắng *Wagner sẽ phải rời Bakhmut trước 1 tháng 6 *’Nhóm phá hoại’ Ukraine vượt biên giới tấn công Belgorod (Nga):*”Giải phóng Crimea là hợp lý.. *Người biểu tình tại Cannes bôi máu giả lên người..

Monday, May 22nd, 2023

Ngày 22 tháng 5 năm 2023 • 3:10 chiều Telegraph

Lính cứu hỏa Ukraine quan sát thiệt hại do một cuộc tấn công bằng tên lửa để lại tại một tòa nhà có trạm cứu hỏa và phòng thí nghiệm đã bị tấn công qua đêm trong một đợt tấn công mới ở thành phố Dnipro
Lính cứu hỏa Ukraine quan sát thiệt hại do một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn để lại tại một tòa nhà có trạm cứu hỏa và phòng thí nghiệm đã bị tấn công trong đêm trong một đợt tấn công mới ở thành phố Dnipro. Ảnh: Anadolu/ ANADOLU Agency
Continue Reading »

Các chiến binh thân Ukraine đột kích bằng xe tăng xuyên biên giới ‘đánh chiếm’ các ngôi làng của Nga

Monday, May 22nd, 2023

Cuộc tấn công được thực hiện bởi các chiến binh chống Kremlin từ cái gọi là Quân đoàn Tự do Nga và Quân đoàn Tình nguyện Nga

QuaJoe Barnes KIEV  natalia vasilyeva, PHÓNG VIÊN NGA Ngày 22 tháng 5 năm 2023 • 3:16 chiều

Các nguồn tin Ukraine đã chia sẻ hình ảnh ba người lính tuyên bố một 'Cộng hòa Nhân dân Belgorod' mới
Các nguồn tin Ukraine đã chia sẻ hình ảnh ba người lính tuyên bố một ‘Cộng hòa Nhân dân Belgorod’ mới. TÍN DỤNG : Twitter
Continue Reading »

Phản lực cơ F-16 mới của Ukraine sẽ khiến các phi công của Putin sợ hãi

Monday, May 22nd, 2023

Tiêm kích siêu thanh mật danh “Viper” vượt xa phản lực cơ Nga

GREG BAGWELL Ngày 22 tháng 5 năm 2023 • 12:18 trưaGreg Bagwell

Một chiếc F-16 của Không quân Hoa Kỳ tiếp nhiên liệu giữa chuyến bay từ một chiếc KC-135 Stratotanker

Kể từ cuộc xâm lược của Nga, Ukraine đã được bạn bè và đồng minh cung cấp một lượng thiết quân bị đáng kinh ngạc. Nhưng trong khi Volodymyr Zelensky đã nhận được phần lớn chiến cụ trong danh sách mong muốn của mình, thì có một ngoại lệ rõ ràng. Bất chấp những lời yêu cầu lặp đi lặp lại, Ukraine đã không nhận được phi cơ chiến đấu F-16 để thay thế phi đội MiG và Sukhoi đã già cỗi, và kém hơn rõ rệt so với những chiếc do phi công Nga lái.

Continue Reading »

ISW đánh giá chiến dịch tấn công của Nga ngày 21/05/2023

Sunday, May 21st, 2023

Ngày 21 tháng 5 năm 2023 – Nhấn ISW

Tải xuống bản PDF

Đánh giá Chiến dịch Tấn công của Nga, ngày 21 tháng 5 năm 2023

Kateryna Stepanenko, Riley Bailey, George Barros và Frederick W. Kagan

Ngày 21 tháng 5 năm 2023, 6:30 chiều ET

Nhấn vào đây để xem bản đồ tương tác của ISW về cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Bản đồ này được cập nhật hàng ngày cùng với các bản đồ tĩnh có trong báo cáo này.

Continue Reading »

Phụ nữ Nga đòi Putin trợ giúp chồng của mình bị đưa vào lò thịt Bakhmut

Sunday, May 21st, 2023

Phụ nữ Nga kêu gọi Putin hỗ trợ với những người đàn ông được huy động của họ – trong video mới này, phụ nữ nói rằng những người đàn ông của họ được chỉ huy bởi Lữ đoàn tấn công phá hoại biệt lập “Cựu chiến binh” [Cựu chiến binh], những người đã gửi họ vào các cuộc tấn công bằng thịt ở Bakhmut, nơi chỉ có 130 người đàn ông sống sót trong số 500 người. Hai trung đội đã bị mất hoàn toàn. Những người phụ nữ cho rằng “Cựu chiến binh” đã “mua” số tiền được huy động với giá 25.000 rúp (250 bảng Anh) mỗi đầu người để có thể gửi họ đến bất cứ đâu họ muốn. Không rõ đơn vị quân đội Nga nào bị thiệt hại, đó có thể là Lữ đoàn 72 gần đây đã được triển khai để yểm trợ cho hai bên sườn ở Bakhmut.

Continue Reading »

Con tàu Nga ‘chìm’, giới thượng lưu xa rời Vladimir Putin

Sunday, May 21st, 2023

Minh Sang – DKN

Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Một cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Ukraina nói với Newsweek rằng giới tinh hoa xung quanh tổng thống Nga Vladimir Putin đang tìm mọi cách để thoát khỏi “con tàu đang chìm”.

Continue Reading »

Nhóm ‘Bộ tứ’ công kích Trung Quốc

Sunday, May 21st, 2023

Tạ Linh 2 giờ trước – DKN

Joe Biden, Anthony Albanese, Fumio Kishida và Narendra Modi tại cuộc họp của Bộ tứ quốc gia bên lề hội nghị thượng đỉnh G7. (Ảnh: Văn phòng Báo chí Thủ tướng Úc/UPI/Shutterstock).

Liên quan đến G7, các nhà lãnh đạo của nhóm Quad (Bộ tứ) bao gồm Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ đã đưa ra một cú đánh mạnh vào hành vi của Bắc Kinh vào thứ Bảy tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima.

Continue Reading »

Chiến tranh Nga-Ukraine Cập nhật (NYT): *Zelensky phủ nhận Bakhmut đã thất thủ *Biden cam kết ủng hộ Ukraine

Sunday, May 21st, 2023

Tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết các lực lượng của Kiev vẫn đang chiến đấu cho thành phố. Nhưng ngay cả khi Bakhmut thất thủ, việc giành được vùng ngoại ô có thể mang lại cho Ukraine một cơ hội chiến thuật.

Continue Reading »

ICC bác bỏ lệnh bắt giữ của Nga đối với công tố viên có trụ sở tại Hague, người đã ban hành lệnh bắt giữ Putin

Sunday, May 21st, 2023
Công tố viên ICC Karim Khan
Công tố viên ICC Karim Khan
Continue Reading »

Đặc biệt: Đã tìm ra vòng bí mật tình báo Nga ở châu Âu, Tập đoàn OSINT tuyên bố

Sunday, May 21st, 2023

Vỏ bọc của 167 sĩ quan tình báo Nga trên khắp châu Âu rõ ràng đã bị lộ. Phần tốt nhất? Nó đã được thực hiện bằng cách sử dụng trí thông minh nguồn mở (OSINT). 

Jason Jay Smart | 21 Tháng Năm, 2023, 10:18 sáng | 

Bình luận ( 1)

ĐỘC QUYỀN: Đã phát hiện ra chiếc nhẫn bí mật của tình báo Nga ở châu Âu, Tập đoàn OSINT tuyên bố

Cờ Nga tung bay phía trước ngôi sao hồng ngọc trên đỉnh một trong những tòa tháp của điện Kremlin ở trung tâm thành phố Moscow vào ngày 13 tháng 3 năm 2018. Nga sẽ tổ chức bầu cử tổng thống vào ngày 18 tháng 3 năm 2018. Kirill KUDRYAVTSEV / AFP

Cơ quan tình báo nguồn mở Ukraine (OSINT) Molfar, đã công bố dữ liệu của 167 người mà họ nói là nhân viên của cơ quan tình báo nước ngoài của Liên bang Nga. Dữ liệu chỉ ra rằng hầu hết các mạng lưới gián điệp ở các nước phương Tây đều sử dụng vỏ bọc ngoại giao, được gọi theo cách nói gián điệp là “vỏ bọc chính thức”. 

Continue Reading »

Nga mất 29 hệ thống pháo binh, 16 APV trong một ngày: Ukraine (Nwk)

Sunday, May 21st, 2023
Pháo binh ở Bakhmut
Hình ảnh tĩnh này được lấy từ đoạn phim của AFP cho thấy các quân nhân Ukraine bắn bằng lựu pháo D-30 vào các vị trí của Nga gần Bakhmut, miền đông Ukraine, vào ngày 21 tháng 3 năm 2023. Pháo binh đóng vai trò quan trọng đối với cả hai bên trong cuộc chiến đang diễn ra.SERGEY SHESTAK/AFP QUA GETTY IMAGES
Continue Reading »

CNN: Thượng đỉnh G7, TT Zelensky gặp gỡ các nguyên thủ quốc gia.

Sunday, May 21st, 2023

3 phút trước


Continue Reading »

Zelensky phủ nhận Bakhmut đã rơi vào tay Nga *… phát biểu của TT Zelensky tại G7 *

Sunday, May 21st, 2023

Telegraph


Zelensky phủ nhận Bakhmut đã rơi vào tay Nga.  

Cập nhật 21 phút trước


Continue Reading »

TT Zelensky gặp Thủ Tướng Ấn Độ và nhiều nước khác tại G7

Saturday, May 20th, 2023

Ngày 20/5/2023, TT Zelensky viết qua Twitter:

Có cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ @narendramodi Ở Nhật. Tôi đã thông báo chi tiết cho người đối thoại về sáng kiến ​​Công thức Hòa bình Ukraine và mời Ấn Độ tham gia thực hiện sáng kiến ​​này. Tôi đã nói về nhu cầu của Ukraine đối với các bệnh viện di động và rà phá bom mìn nhân đạo. Tôi cảm ơn Ấn Độ đã ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước chúng tôi, đặc biệt là tại các nền tảng của các tổ chức quốc tế và đã cung cấp viện trợ nhân đạo cho Ukraine.

Continue Reading »

Tin ngắn Ukraine: *Nổ tại Mariupol. *Ukraine vẫn bảo vệ Bakhmut *Hỏa tiễn ‘Kalibr’ của Nga tấn công Crimea? *NATO soạn kế hoạch bí mật chống lại Nga. *Nga suy yếu ở Trung Á do cuộc chiến Ukraine

Saturday, May 20th, 2023

Nổ tại căn cứ Nga ở Mariupol bằng hỏa tiễn Storm Shadow (Vietcatholic)

Theo Viet Catholic News – Một cố vấn của thị trưởng Mariupol ở đông nam Ukraine tuyên bố rằng những tiếng nổ được nghe thấy ở thành phố do Nga xâm lược vào đêm thứ Sáu đã diễn ra tại một căn cứ của lực lượng Mạc Tư Khoa.

Continue Reading »

Tổng thống Ukraine kêu gọi lãnh đạo các nước Ả-rập cứng rắn với Nga (NHK)

Saturday, May 20th, 2023

Cập nhật 8 giờ trước

Zelenskyy urges Arab leaders to stand firm against Russia

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã kêu gọi người đồng cấp ở Trung Đông hành động nhiều hơn để chống lại sự xâm lược của Nga thay vì “nhắm mắt làm ngơ”.

Continue Reading »

Thông cáo của G7 nhấn mạnh trật tự quốc tế

Saturday, May 20th, 2023

NHK

Thông cáo G7 nhấn mạnh trật tự quốc tế
Continue Reading »

Cuộc chiến Ukraine-Nga mới nhất: *TT Zelensky đến Hiroshima dự G7 *’Biden viện trợ 375 triệu đô la mới cho Ukraine’, ủng hộ máy bay F-16 *TT Ukraine gặp thủ tướng Ấn Độ *

Saturday, May 20th, 2023

Ảnh: Tổng thống Zelensky đến Hiroshima dự hội nghị thượng đỉnh G7

HIROSHIMA, NHẬT BẢN - 20 THÁNG 5: Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky di chuyển trong một đoàn xe hộ tống khi ông đến gặp các nhà lãnh đạo toàn cầu tại hội nghị thượng đỉnh G7 vào ngày 20 tháng 5 năm 2023 ở Hiroshima, Nhật Bản.  Hội nghị thượng đỉnh G7 sẽ được tổ chức tại Hiroshima từ ngày 19-22/5.  (Ảnh của Takashi Aoyama/Getty Images)
TÍN DỤNG : Takashi Aoyama/Getty Images
Continue Reading »

Chuyến đi lịch sử đến G7 của Volodymyr Zelensky gửi ‘thông điệp mạnh mẽ’ chống lại sự tàn bạo của Nga (Telegraph)

Saturday, May 20th, 2023

Daniel Martin, PHÓ TỔNG BIÊN TẬP CHÍNH TRỊ, Ở HIROSHIMANgày 20 tháng 5 năm 2023 • 2:43 chiều

Rishi Sunak ôm nồng nhiệt tổng thống Ukraine khi Thủ tướng nói rằng thế giới ‘đoàn kết’ với Kyiv

Continue Reading »

Tóm lược đánh giá của ISW ngày 19/5/2023- Chìa khóa rút ra

Friday, May 19th, 2023
Continue Reading »

ISW đánh giá cuộc tấn công của Nga ngày 19/05/2023

Friday, May 19th, 2023

Ngày 19 tháng 5 năm 2023 – Nhấn ISW

Tải xuống bản PDF


Đánh giá Chiến dịch Tấn công của Nga, ngày 19 tháng 5 năm 2023

Riley Bailey, Grace Mappes, Nicole Wolkov, Karolina Hird, Layne Philipson và Mason Clark

Ngày 19 tháng 5 năm 2023, 7:30 chiều ET

Nhấn vào đây để xem bản đồ tương tác của ISW về cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Bản đồ này được cập nhật hàng ngày cùng với các bản đồ tĩnh có trong báo cáo này.

Continue Reading »

G7 tìm cách siết chặt trừng phạt Nga, giảm phụ thuộc thương mại vào Trung Quốc (Reuters)

Friday, May 19th, 2023
Các nhà lãnh đạo G7 dự cuộc họp tại hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G7 ở Hiroshima, Nhật Bản

Bởi Katya Golubkova và John Ailen

HIROSHIMA, Nhật Bản, ngày 19 tháng 5 (Reuters) – Lãnh đạo của các nền dân chủ giàu có nhất thế giới đã hành động vào thứ Sáu để tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Nga, trong khi một dự thảo thông cáo sẽ được đưa ra sau cuộc hội đàm tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản nhấn mạnh sự cần thiết phải giảm sự phụ thuộc vào thương mại với Trung Quốc.

Continue Reading »

Tình hình ở Ucraina ngày 19.05.2023 (ngày thứ 450): Bộ Tổng Tham Mưu – Tình Báo Anh – Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh ISW

Friday, May 19th, 2023

16:00

Ngày 19/5, chính phủ Australia công bố các biện pháp trừng phạt bổ sung và lệnh cấm xuất khẩu, nhắm vào các lĩnh vực có ý nghĩa kinh tế và chiến lược đối với Nga. Đặc biệt, lệnh trừng phạt tài chính mới sẽ nhắm vào 21 thực thể và 3 cá nhân từ Liên bang Nga. – Theo Trang web chính thức của chính phủ Úc

11:00

Ngày 19/5, chính phủ Anh áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với Nga. Trong đó, danh sách xử phạt gồm 86 cá nhân, pháp nhân. Những hạn chế mới cũng liên quan đến lĩnh vực năng lượng, luyện kim, quân sự, vận tải và tài chính của Nga. – Theo Trang web chính thức của chính phủ Vương quốc Anh

10:45

Trong 24 giờ qua, quân đội Nga đã tấn công các vùng Lviv, Kyiv, Sumy, Zaporizhzhia, Dnipropetrovsk, Kharkiv, Luhansk, Donetsk, Mykolaiv và Kherson. 3 công dân thiệt mạng. 18 người bị thương. – Theo Thông tin từ các BCHQS khu vực

09:15

Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến toàn diện của Nga chống lại Ukraine, 482 trẻ em Ukraine đã thiệt mạng, 979 trẻ em bị thương. Hầu hết nạn nhân là trẻ em đến từ vùng Donetsk. – Theo Văn phòng Tổng công tố

08:10

Ngày 19/5, quân đội Nga tấn công Ukraine bằng máy bay không người lái Shahed-136/131 do Iran sản xuất và hỏa tiễn hành trình “Kalibr”. Quân phòng thủ Ukraine đã bắn hạ 16 máy bay không người lái Shahed-136/131 do Iran sản xuất và 3 hỏa tiễn hành trình “Kalibr”. – Theo Lực lượng Không quân của Lực lượng Vũ trang Ukraine

07:50

Tổng thiệt hại chiến đấu của quân xâm lược Nga ở Ukraine từ ngày 24 tháng 2 năm 2022 đến ngày 19 tháng 5 năm 2023 (xấp xỉ): 201760 quân; 3777 xe tăng; 7377 xe bọc thép; 3210 hệ thống pháo binh; 564 MLRS; 319 hệ thống tác chiến phòng không; 308 chiếc; 294 máy bay trực thăng; 6083 xe ô tô quân sự và thùng nhiên liệu; 18 thuyền quân sự; 2769 UAV chiến thuật; 419 quân trang đặc chủng; 1011 tên lửa hành trình. – Theo Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine

07:48

Những kẻ xâm lược Nga đã tấn công vùng Lviv đêm nay bằng máy bay không người lái Shahed-136/131 do Iran sản xuất. Lực lượng phòng không Ukraine bắn hạ 5 mục tiêu địch. Không có thương vong. – Maksym Kozytskyi, Trưởng phòng Hành chính Quân sự Khu vực Lviv

07:45

Vào ngày 19 tháng 5, các lực lượng Nga đã tấn công Kryvyi Rih ở vùng Dnipropetrovsk. Kẻ thù nhắm vào một doanh nghiệp công nghiệp địa phương. Một phụ nữ 64 tuổi bị thương và phải nhập viện trong tình trạng nghiêm trọng. Một tòa nhà hành chính bốn tầng của địa phương cũng bị trúng đạn. Ngọn lửa bùng lên nhưng nhanh chóng được dập tắt. Một người đàn ông 45 tuổi bị thương nhẹ. – Theo Serhii Lysak, Trưởng ban quản lý quân sự khu vực Dnipropetrovsk


Bản cập nhật Bộ Quốc Phòng Anh: vụ trật đường rầy gây khó khăn cho Nga

Trong bản cập nhật tình báo hàng ngày mới nhất, Bộ Quốc phòng Anh cho biết vụ trật bánh hôm thứ Năm gần thành phố Simferopol của Crimea “sẽ làm gián đoạn việc vận chuyển vật tư và có khả năng cả vũ khí” cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Bộ Quốc phòng cho biết thêm: “Bất kỳ sự phá hoại nào trong khu vực nhạy cảm này sẽ làm tăng thêm mối lo ngại của Điện Kremlin về khả năng bảo vệ các cơ sở hạ tầng quan trọng khác ở Crimea”.

Người đứng đầu Crimea do Nga bổ nhiệm, ông Sergei Aksyonov, cho biết trong một tuyên bố trên Telegram hôm thứ Năm rằng một đoàn tàu chở ngũ cốc đã bị trật bánh ở quận Simferopol và không có ai bị thương.

https://twitter.com/DefenceHQ/status/1659435835018604546

Anh sẽ huấn luyện phi công F-16 cho Ukraine – Hoa Kỳ đồng ý Âu Châu gửi F16 đến Ukraine

Thủ tướng Anh: Thông báo: hoan nghênh việc Mỹ sẽ phê chuẩn đào tạo phi công Ukraine trên máy bay chiến đấu F-16. Vương quốc Anh sẽ hợp tác với Hoa Kỳ và Hà Lan, Bỉ và Đan Mạch để cung cấp cho Ukraine năng lực không quân chiến đấu mà nước này cần. Chúng ta đoàn kết.

TT Zelensky: Tôi hoan nghênh quyết định lịch sử của Hoa Kỳ và @POTUS (TT Hoa Kỳ) để hỗ trợ một liên minh máy bay chiến đấu quốc tế. Điều này sẽ tăng cường đáng kể quân đội của chúng tôi trên bầu trời. Tôi tin tưởng vào việc thảo luận về việc triển khai quyết định này trên thực tế tại hội nghị thượng đỉnh #G7 ở Hiroshima.


Tóm tắt đánh giá của ISW ngày 18/05/2023: *Ukr chủ động xung quanh Bakhmut, chỉ huy tập đoàn Wagner, Yevgeny Prigozhin, thừa nhận và đổ lỗi cho Nga *Nga tấn công hỏa tiễn đêm ngày 17 rạng ngày 18 *Tổng thư ký NATO tuyên bố NATO có thể thảo luận về máy bay chiến đấu cho Ukraine

Chìa khóa rút ra ngày 18/5/2023

  • Các lực lượng Ukraine đã giành được thế chủ động chiến thuật và đạt được những thành tựu quan trọng về mặt chiến thuật xung quanh Bakhmut trong các hoạt động phản công vào ngày 18 tháng 5.
  • Các quan chức Ukraine chỉ ra rằng các lực lượng Ukraine đã giành được thế chủ động trên chiến trường ở khu vực Bakhmut.
  • Nhà tài chính của Tập đoàn Wagner, Yevgeny Prigozhin, thừa nhận vào ngày 18 tháng 5 rằng lính đánh thuê Wagner không thể bao vây các lực lượng Ukraine ở Bakhmut do mất các sườn ổn định ở phía bắc và phía nam Bakhmut.
  • Prigozhin và các blogger có liên hệ với Wagner đang đổ lỗi cho các lực lượng thông thường của Nga về những thất bại quân sự trong và xung quanh Bakhmut.
  • Những nỗ lực của Prigozhin nhằm đổ lỗi cho quân đội Nga về những thất bại xung quanh Bakhmut đang khiến một số người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan buộc tội ông ta sử dụng Trận chiến giành Bakhmut để thỏa mãn tham vọng cá nhân của mình.
  • Các lực lượng Nga đã tiến hành một cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn khác trên khắp Ukraine vào đêm ngày 17 rạng ngày 18 tháng 5, nhắm vào Kyiv lần thứ chín kể từ đầu tháng Năm.
  • Điện Kremlin tiếp tục tăng cường các biện pháp đàn áp trong nước có khả năng khuyến khích tự kiểm duyệt và chuẩn bị cho xã hội Nga đối mặt với một cuộc chiến tranh kéo dài.
  • Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố rằng NATO có thể thảo luận về khả năng cung cấp máy bay chiến đấu của phương Tây cho Ukraine tại cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng vào tháng 6.
  • Các lực lượng Nga đã tiến hành các cuộc tấn công hạn chế trên bộ ở phía đông bắc Kupyansk và dọc theo tuyến Svatove-Kreminna.
  • Các lực lượng Nga đã tiến hành các cuộc tấn công mặt đất hạn chế vào tuyến Thành phố Avdiivka-Donetsk.
  • Các diễn viên không xác định, có thể là đảng phái Ukraine, đã tấn công một tuyến đường sắt của Nga ở Crimea.
  • Tòa án Tối cao Nga hôm 18/5 ra phán quyết rằng quân nhân Nga tự nguyện đầu hàng trên chiến trường sẽ bị truy tố tội phản quốc.
  • Các cơ quan chiếm đóng của Nga tiếp tục công bố các chương trình bảo trợ với các đối tượng liên bang Nga để hỗ trợ các dự án cơ sở hạ tầng tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng.

Xem chi tiết tại đây

Tin tức Ukraine ngày 19/5/2023 (Telegraph): *TT Zelensky thượng đỉnh Á Rập, sẽ dự thượng đỉnh G7 tại Nhật Bản, G7 hứa ủng hộ Ukraine *Ukraine kiểm soát phía tây nam Bakhmut *Mỹ đồng ý châu Âu gửi F-16 tới Ukraine *Ukraine tìm thấy UAV ‘hiếm’ của Nga *Nga có thể sản xuất 67 hỏa tiễn mỗi tháng

Friday, May 19th, 2023

Zelensky tham gia hội nghị thượng đỉnh G7 tại Nhật Bản

Volodymyr Zelensky được cho là có kế hoạch tới Nhật Bản để tham gia các nhà lãnh đạo Nhóm Bảy người (G7).

Reuters, trích dẫn một nguồn giấu tên của Liên minh châu Âu, cho biết tổng thống Ukraine sẽ bay tới Hiroshima vào Chủ nhật. 

Trong khi đó, Hoa Kỳ và các quốc gia G7 khác chuẩn bị công bố các biện pháp trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu mới nhắm vào Nga trong cuộc chiến chống lại Ukraine.

Các quan chức vẫn đang thảo luận chi tiết về thông báo cuối cùng của họ về Nga.

Hình ảnh: TT Zelensky đến hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Ả Rập

Ukrainian President Volodymyr Zelensky is welcomed as he arrives ahead of the Arab League summit, in Jeddah, Saudi Arabia
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky được chào đón khi ông đến trước hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Ả Rập, tại Jeddah, Ả Rập Saudi. CREDIT: ALEKHBARIYATV/via REUTERS

Xem thêm tin này.


Lực lượng Nga tăng cường các vị trí phòng thủ xung quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia

Các lực lượng Nga đã tăng cường các vị trí phòng thủ trong và xung quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia trước một cuộc phản công dự kiến ​​trong khu vực.

Các đường hào mới đã được đào xung quanh thành phố và nhiều quả mìn đã được đặt xung quanh nhà máy hạt nhân lớn nhất châu Âu, nằm ở phía nam Ukraine, bốn nhân chứng nói với Reuters.

Camera giám sát tại nhà máy hướng về phía bắc qua một hồ chứa rộng và hướng tới lãnh thổ do Ukraine kiểm soát.

Nga đã thiết lập các vị trí bắn trên đỉnh một số tòa nhà của nhà máy trong một thời gian, với các tấm lưới được dựng lên để có thể ngăn chặn máy bay không người lái.


7:57 sáng

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết Ukraine tiếp tục giành được và kiểm soát phía tây nam Bakhmut

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết các lực lượng Ukraine đã tiếp tục tiến công ở phía đông thành phố Bakhmut. 

Hanna Malyar đã viết trên Telegram vào chiều thứ Năm: “Hôm nay, kẻ thù đã tấn công Bakhmut cả ngày. Tất cả các cuộc tấn công đều bị quân phòng thủ đẩy lùi.

“Hiện tại, chúng tôi kiểm soát phần phía tây nam của Bakhmut.”

Bà Malyar nói thêm: “Kẻ thù cũng tấn công vùng ngoại ô phía bắc Bakhmut. Các cuộc tấn công đã bị đẩy lùi. Ở một số khu vực, quân đội của chúng tôi đã tiến được 500 mét.”

Người đứng đầu Tập đoàn Wagner, Yevgeny Prigozhin, đã cáo buộc quân đội Nga hôm thứ Năm rút lui ở Bakhmut, khiến các chiến binh của chính ông ta bị lộ. 


8:05 sáng

Bản cập nhật Bộ Quốc Phòng Anh

Trong bản cập nhật tình báo hàng ngày mới nhất, Bộ Quốc phòng Anh cho biết vụ trật bánh hôm thứ Năm gần thành phố Simferopol của Crimea “sẽ làm gián đoạn việc vận chuyển vật tư và có khả năng cả vũ khí” cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Bộ Quốc phòng cho biết thêm: “Bất kỳ sự phá hoại nào trong khu vực nhạy cảm này sẽ làm tăng thêm mối lo ngại của Điện Kremlin về khả năng bảo vệ các cơ sở hạ tầng quan trọng khác ở Crimea”.

Người đứng đầu Crimea do Nga bổ nhiệm, ông Sergei Aksyonov, cho biết trong một tuyên bố trên Telegram hôm thứ Năm rằng một đoàn tàu chở ngũ cốc đã bị trật bánh ở quận Simferopol và không có ai bị thương.


8:24AM

Kiev đổi tên hai ga tàu điện ngầm để đối phó với cuộc xâm lược của Nga

Hội đồng thành phố Kyiv đã đổi tên hai ga tàu điện ngầm, một ga đang được xây dựng và một số đường phố có tên liên quan đến Nga, để đối phó với cuộc xâm lược.

Ga tàu điện ngầm Hữu nghị Nhân dân từ nay sẽ được gọi là ‘Zverinetskaya’ (theo tên của một quận lịch sử của Kyiv), và ga Quảng trường Leo Tolstoy trở thành Quảng trường Anh hùng Ukraine.

Vào đầu năm, chính quyền đã tổ chức một cuộc bỏ phiếu cho người dân thành phố về việc đổi tên các ga tàu điện ngầm, với đa số bỏ phiếu cho những cái tên đã được hội đồng thành phố phê duyệt vào thứ Năm, Radio Svoboda đưa tin. 

Hội đồng Kyiv cũng đã đổi tên 26 đường phố và các đối tượng khác của thành phố vào thứ Năm, tờ báo đưa tin.

Thị trưởng thành phố Vitaly Klitschko cho biết tổng cộng 314 đối tượng trong thành phố đã được đổi tên. Ông Klitshchko đã viết trên Telegram: “Quá trình phi Nga hóa ở Kyiv vẫn tiếp tục.” 


9:44 sáng

Mỹ sẽ để châu Âu gửi máy bay phản lực F-16 tới Ukraine

Washington sẽ không ngăn chặn việc xuất khẩu máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine bởi các nước châu Âu, các đồng minh đã được thông báo, bất chấp sự miễn cưỡng trước đây của Tổng thống Joe Biden trong việc gửi máy bay chiến đấu đến nước này.

Chính quyền Biden đã thông báo với các đồng minh châu Âu rằng họ sẽ không vấp phải sự phản đối từ Washington nếu họ muốn gửi F-16 tới Ukraine, tờ Washington Post đưa tin.

Các quan chức Ukraine đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc thuyết phục Hà Lan gửi F-16 vào đầu năm nay, nhưng các nước phải được Washington chấp thuận trước khi xuất khẩu máy bay do Mỹ sản xuất vì các thỏa thuận chuyển giao của bên thứ ba được thực hiện như một phần của việc mua máy bay phản lực.

Đã có báo cáo rằng chính quyền Biden mâu thuẫn với châu Âu về việc có nên cung cấp máy bay phản lực cho Ukraine hay không và Mỹ đã từ chối cho phép các đồng minh phương Tây huấn luyện phi công Ukraine trên máy bay, bất chấp những lời cầu xin khẩn thiết từ Kiev.

Cận cảnh máy bay chiến đấu F-16

Washington sẽ không ngăn chặn việc xuất khẩu máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine bởi các nước châu Âu, các đồng minh đã được thông báo, bất chấp sự miễn cưỡng trước đây của Tổng thống Joe Biden trong việc gửi máy bay chiến đấu đến nước này.

Đầu tuần này, Rishi Sunak tuyên bố thành lập một liên minh quốc tế gồm các quốc gia nhằm mục đích cung cấp F-16, mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã yêu cầu từ các đồng minh phương Tây.


Lính Ukraine tìm thấy máy bay không người lái ‘hiếm’ của Nga

Bộ Nội vụ Ukraine cho biết một máy bay không người lái “hiếm” của Nga đã được một binh sĩ Ukraine phát hiện ở khu vực phía đông Luhansk.

Một video được chia sẻ trực tuyến cho thấy một người lính Ukraine tìm thấy một máy bay không người lái Eleron-3. Máy bay không người lái Eleron-3 được Nga sử dụng để trinh sát trên không và giám sát tầm ngắn.

Ukraine đã không thu được nhiều loại máy bay không người lái này từ lực lượng của Moscow. 

Trong video, người lính cho biết: “Tôi đã chụp được chiếc máy bay không người lái mới này của Nga mà không hề hấn gì.

“Vì vậy, tôi cho rằng cuộc săn lùng đã thành công và dữ liệu thú vị từ chiếc máy bay không người lái này đã được chuyển đến các cơ quan hữu quan của Lực lượng Phòng vệ Ukraine”.

Ảnh chụp màn hình từ một video được cho là cho thấy một người lính Ukraine tìm thấy một máy bay không người lái Eleron-3 'hiếm'.
Ảnh chụp màn hình từ một video được cho là cho thấy một người lính Ukraine tìm thấy một máy bay không người lái Eleron-3 ‘hiếm’. TÍN DỤNG : Necro Mancer qua Twitter

Anh công bố làn sóng trừng phạt mới chống lại Nga

Vương quốc Anh đã công bố một làn sóng trừng phạt mới đối với Nga, nhắm vào 86 cá nhân và doanh nghiệp “có liên quan đến khả năng tài trợ và tiến hành chiến tranh của Nga”.

Trong một tuyên bố được đưa ra vào sáng thứ Sáu, Chính phủ cho biết 86 chỉ định nhắm vào những người có liên quan đến “các lĩnh vực năng lượng, kim loại, quốc phòng, vận tải và tài chính của Nga”.

Chính phủ Anh cho biết các công ty có liên quan đến Rosatom, công ty năng lượng hạt nhân thuộc sở hữu nhà nước của Nga, “đang sản xuất vật liệu và công nghệ tiên tiến, bao gồm cả laser, cũng đã bị trừng phạt”.

Ngoại trưởng James Cleverly cho biết trên Twitter: “Hôm nay chúng tôi đang gia tăng áp lực kinh tế – trấn áp hành vi trộm cắp ngũ cốc của Ukraine và các nguồn doanh thu còn lại để hỗ trợ bộ máy quân sự của nước này”.


Ảnh: Những ngôi nhà bị phá hủy ở vùng Kharkiv

Một cái nhìn từ trên không của các tòa nhà bị hư hại tại quận Saltivka bị chiến tranh tàn phá của Kharkiv
Một cái nhìn từ trên không của các tòa nhà bị hư hại tại quận Saltivka bị tàn phá bởi chiến tranh của KharkivCredit : Anadolu/Anadolu Agency

G7 đảm bảo hỗ trợ ngân sách cho Ukraine đến năm 2024

Các nhà lãnh đạo G7 đã đảm bảo rằng Ukraine có hỗ trợ ngân sách cần thiết cho năm nay và đầu năm 2024, khi họ tái cam kết cung cấp hỗ trợ cả về tài chính và quân sự cho nước này.

Trong một tuyên bố tại hội nghị thượng đỉnh ở Hiroshima, các nhà lãnh đạo cho biết: “Hôm nay chúng tôi đang thực hiện các bước mới để đảm bảo rằng sự xâm lược bất hợp pháp của Nga chống lại quốc gia có chủ quyền của Ukraine sẽ thất bại và để hỗ trợ người dân Ukraine trong hành trình tìm kiếm một nền hòa bình công bằng bắt nguồn từ sự tôn trọng luật quôc tê.”

Các nhà lãnh đạo G7 khẳng định sự ủng hộ dành cho Ukraine ‘sẽ không dao động’

G7 đã đưa ra một tuyên bố trước hội nghị thượng đỉnh ở Hiroshima:

Chúng tôi, các nhà Lãnh đạo của G7, đã tái khẳng định cam kết sát cánh cùng nhau chống lại cuộc chiến tranh xâm lược bất hợp pháp, phi lý và vô cớ của Nga đối với Ukraine. Chúng tôi lên án mạnh mẽ nhất hành vi vi phạm rõ ràng của Nga đối với Hiến chương Liên hợp quốc và tác động của cuộc chiến tranh của Nga đối với phần còn lại của thế giới.

15 tháng xâm lược của Nga đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người, gây ra vô vàn đau khổ cho người dân Ukraine, đồng thời cản trở khả năng tiếp cận lương thực và năng lượng của nhiều người dân dễ bị tổn thương nhất trên thế giới. Chúng tôi bày tỏ sự cảm thông và chia buồn sâu sắc tới người dân Ukraine vì những mất mát và đau khổ của họ.

Chúng tôi chào mừng người dân Ukraine vì sự kháng cự dũng cảm của họ. Sự ủng hộ của chúng tôi dành cho Ukraine sẽ không dao động. Chúng tôi sẽ không mệt mỏi trong cam kết giảm thiểu tác động của các hành động bất hợp pháp của Nga đối với phần còn lại của thế giới.


Sergei Shoigu thăm quân đội ở Zaporizhzhia

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã thị sát trụ sở của các lực lượng Nga đang chiến đấu ở khu vực Zaporizhzhia ở miền nam Ukraine, hãng thông tấn nhà nước TASS đưa tin, trích dẫn Bộ Quốc phòng.

Ông Shoigu đã nghe báo cáo từ chỉ huy quân đội trong khu vực “về tình hình và việc thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu của Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga trong các khu vực chiến thuật chính”, tờ báo đưa tin.
 


Quan chức Ukraine cho biết Nga có thể sản xuất 67 tên lửa mỗi tháng

Phó Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine cho biết mảnh vỡ tên lửa Nga bị bắn hạ ở Ukraine cho thấy vũ khí được sản xuất trong năm nay, với việc nước này có thể sản xuất 67 tên lửa mỗi tháng bất chấp các lệnh trừng phạt quốc tế.

Ukrainska Pravda đưa tin rằng Vadym Skibitsky nói với hãng thông tấn RBC-Ukraine rằng mảnh vỡ của tên lửa bị bắn hạ ở Ukraine cho thấy vũ khí đã được sản xuất vào quý đầu tiên của năm 2023. 

Ông Skibitsky nói: “Họ [người Nga] mang tên lửa Kalibr đến Crimea ít nhất hai lần một tháng. Nga hiện có thể sản xuất khoảng 25 tên lửa Kalibr hàng tháng, 35 tên lửa Kh-101, hai tên lửa Kinzhals và năm tên lửa đạn đạo 9M723 cho Iskander-M.

“Vì vậy, họ quản lý để nhập khẩu các bộ phận để sản xuất vũ khí tên lửa bất chấp các lệnh trừng phạt quốc tế.”


Xem: Giao tranh ác liệt và quân Nga rút lui ở Bakhmut trước cuộc phản công sắp xảy ra

TT Zelensky đến Ả Rập Saudi hội đàm với các nhà lãnh đạo Ả Rập 

Friday, May 19th, 2023

Ngày 19 tháng 5 năm 2023 • 3:01 chiều

Tổng thống Volodymyr Zelensky chào đón các quan chức Saudi bên cạnh Phó Tiểu vương Mecca, Hoàng tử Badr bin Sultan bin Abdulaziz (phải), tại Jeddah
Tổng thống Volodymyr Zelensky chào đón các quan chức Saudi bên cạnh Phó Tiểu vương Mecca, Hoàng tử Badr bin Sultan bin Abdulaziz (phải), tại Jeddah. ẢNH : -STR/AFP
Continue Reading »

KIẾN-NGHỊ CỦA HỘI-ĐỒNG LIÊN-TÔN VIỆT-NAM

Friday, May 19th, 2023

KIẾN-NGHỊ CỦA HỘI-ĐỒNG LIÊN-TÔN VIỆT-NAM

Kính gởi:

ỦY HỘI HOA KỲ VỀ TỰ DO TÔN GIÁO QUỐC TẾ  

Continue Reading »

Chuyển động Quốc Phòng  Thế giới từ 11 tháng 5 đến ngày 18 tháng 5 năm 2023

Friday, May 19th, 2023

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

19/5/2023

Chiến tranh Nga – Ukraine:


Ukraine muốn mua xe tăng Oplot mới

Continue Reading »

Thời sự Thứ Sáu 19/05/2023: *G7: trừng phạt mới vào Nga, Ô Zelensky sẽ tham dự, TT Hàn Quốc dự hội nghị *Montana là tiểu bang đầu tiên cấm TikTok *TQ hợp tác với các nước Trung Á *Anh nói “di dân nhập cư quá cao” *

Friday, May 19th, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


G7 thông báo các trừng phạt mới nhằm vào “cỗ máy chiến tranh” của Nga

19/5/2023

Các lãnh đạo G7 họp thượng đỉnh tại Hiroshima, Nhật Bản, ngày 19/05/2023. AP 

Anh Vũ /RFI

AFP dẫn một thông cáo của thượng đỉnh G7, tại Hiroshima , Nhật Bản, cho biết, hôm nay, 19/05/2023, lãnh đạo nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu đã quyết định các biện pháp trừng phạt mới nhằm cắt nguồn cung cấp công nghệ, thiết bị công nghiệp và các dịch vụ của G7 mà Nga có thể sử dụng cho ngành công nghiệp quốc phòng, phục vụ cho cuộc chiến tranh tại Ukraina 

Ngay trước giờ khai mạc thương đỉnh G7 tại Hiroshima, Hoa Kỳ và các đồng minh lớn đã thông báo các trừng phạt tiếp tục đánh vào nguồn tài chính của Nga, nhằm chủ yếu vào buôn bán kim cương. 

Washington thông báo những biện pháp trừng phạt mới nhằm vào “ cỗ máy chiến tranh” của Nga. Theo lời một quan chức Mỹ, các trừng phạt này nhắm vào khoảng 70 thực thể tại Nga và tại các nước khác. Quan chức này cho biết thêm, các nước G7 khác cũng chuẩn bị các trừng phạt mới về xuất nhập khẩu liên quan đến Nga. 

Luôn Đôn đã thông báo các biện pháp trừng phạt lĩnh vực khai thác mỏ của Nga, trong đó có buôn bán kim cương mà Nga thu về hàng tỷ đô la mỗi năm. Cũng trong ngày hôm nay, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel, có mặt tại Hiroshima dự thượng đỉnh G7, thông báo Liên Hiệp Châu Âu sẽ “ hạn chế mua bán kim cương Nga” trong khuôn khổ các trừng phạt Matxcơva xâm lược Ukraina. 

Theo một quan chức cao cấp của chính quyền Joe Biden, thượng đỉnh G7 lần này đặt mục tiêu phối hợp ngăn chặn các nguồn tài chính giúp Nga nuôi dưỡng cuộc chiến tại Ukraina, đồng thời lấp những kẽ hở giúp Nga lách trừng phạt, giảm hơn nữa lệ thuộc vào Nga, tiếp tục ngăn cản Matxcơva tiếp cận hệ thống tài chính quốc tế, cam kết phong tỏa các tài sản của Nga cho đến khi chiến tranh chấm dứt, 


Hội nghị thượng đỉnh G-7 đang diễn ra ở Hiroshima với các lệnh trừng phạt mới dành cho Nga 

Tổng thống Ukraine dự kiến ​​sẽ thực hiện một chuyến đi cá nhân tới Hiroshima để tham dự hội nghị thượng đỉnh vào Chủ Nhật 

Tác giả Emel Akan 

19/5/2023

Các nhà lãnh đạo Nhóm Bảy Cường quốc (G-7) bước ra khỏi Bảo tàng Tưởng niệm Hòa bình để dự lễ đặt vòng hoa ở Công viên Tưởng niệm Hòa bình trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh các Nhà lãnh đạo G7 ở Hiroshima, hôm 19/05/2023. (Ảnh: Franck Robichon/POOL/AFP qua Getty Images) 

HIROSHIMA, Nhật Bản — Cuộc chiến ở Ukraine trở thành tâm điểm tại hội nghị thượng đỉnh Nhóm Bảy Cường quốc (G-7) năm nay, với các nhà lãnh đạo dự định đưa ra các lệnh trừng phạt mới “để tiếp tục gia tăng sức ép đối với Nga” khi họ bắt đầu cuộc họp kéo dài ba ngày ở Hiroshima. 

Theo một quan chức cao cấp của Tòa Bạch Ốc, các nhà lãnh đạo G7 dự kiến sẽ đưa ra một tuyên bố mạnh mẽ về “sự đoàn kết, sức mạnh, và cam kết” để đáp trả cuộc xâm lược của Nga. 

“Cam kết tiếp tục gia tăng sức ép đối với Nga của chúng ta vẫn mạnh mẽ như năm ngoái. Và vì vậy, tôi nghĩ ngày mai quý vị sẽ chứng kiến biện pháp mới sẽ được thực hiện nhằm cô lập Nga về kinh tế và làm suy yếu khả năng gây chiến của nước này,” quan chức này nói với các phóng viên hôm 18/05 trước thềm hội nghị thượng đỉnh. 

Theo Tòa Bạch Ốc, đây sẽ là bộ các lệnh trừng phạt và kiểm soát xuất cảng toàn diện nhất từng được áp đặt đối với một nền kinh tế lớn. 

Hội nghị thượng đỉnh thường niên của các quốc gia dân chủ tiên tiến nhất thế giới — Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Vương quốc Anh, Pháp, Ý, và Canada — sẽ diễn ra từ ngày 19 đến 21/05. 

Trong hội nghị thượng đỉnh này, các nhà lãnh đạo sẽ tiết lộ các kế hoạch nhằm làm gián đoạn hơn nữa khả năng cung cấp nguồn đầu vào của Nga cho cuộc chiến của họ, loại bỏ các thủ thuật né tránh thuế, hạn chế sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga, và hạn chế hơn nữa khả năng tiếp cận của Moscow vào hệ thống ngân hàng quốc tế. Ngoài ra, các tài sản quốc gia của Nga sẽ vẫn bị đóng băng cho đến khi cuộc chiến này kết thúc. 

Mỗi thành viên của G7 sẽ tuyên bố các lệnh trừng phạt mới và hạn chế xuất cảng nhằm gia tăng sức ép kinh tế lên Nga. 

Quan chức này cho biết Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thắt chặt kiểm soát xuất cảng đối với Nga, khiến việc duy trì cỗ máy chiến tranh của nước này trở nên khó khăn hơn. 

“Bên cạnh những thứ khác, thì việc này liên quan đến việc hạn chế trên diện rộng các loại hàng hóa quan trọng cho chiến trường và cũng ngăn chặn khoảng 70 tổ chức từ Nga và những nước thứ ba nhận hàng hóa xuất cảng của Hoa Kỳ bằng cách thêm họ vào danh sách đen của Bộ Thương mại. Ngoài ra, chúng tôi sẽ công bố hơn 300 lệnh trừng phạt mới đối với các cá nhân, tổ chức, tàu thuyền, và phi cơ.” 

Sau khi Nga xâm lược Ukraine hồi tháng 02/2022, các quốc gia G7 đã đồng ý giảm dần sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga. 

Chủ tịch Hội đồng Âu Châu Charles Michel, Thủ tướng Ý Giorgia Meloni, Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Thủ tướng Anh Rishi Sunak và Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen chụp ảnh cùng nhau sau khi đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Nạn nhân của Bom Nguyên tử trong Công viên Tưởng niệm Hòa bình bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 tại Hiroshima, Nhật Bản, hôm 18/05/2023. (Ảnh: Franck Robichon/Getty Images) 

Tại Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Đức một năm trước, các nhà lãnh đạo đã đồng ý áp dụng một chiến lược hạn chế giá dầu của Nga để bóp nghẹt doanh thu của Điện Kremlin. 

“Sau khi thực hiện chính sách mức trần giá, doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã giảm đáng kể so với cả các mức trước chiến tranh và mức giá cao khi bắt đầu cuộc chiến tranh,” Bộ Ngân khố Hoa Kỳ cho biết trong một báo cáo tiến độ công bố hôm 18/05. 

Báo cáo này cho biết: “Sự sụt giảm doanh thu này đã xảy ra mặc dù trong tháng 04/2023 Nga xuất cảng dầu thô nhiều hơn khoảng 5 đến 10% so với tháng 03/2022.” 


Ông Zelensky dự kiến tham dự hội nghị thượng đỉnh

Hãng thông tấn Bloomberg đưa tin, trích dẫn các nguồn tin ẩn danh, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky dự kiến sẽ đích thân tham gia các cuộc thảo luận của hội nghị thượng đỉnh vào Chủ Nhật (21/05). 

Ông Zelensky luôn tham gia vào các cuộc gặp gỡ trước đây của các nhà lãnh đạo G7 về Ukraine, quan chức cao cấp này cho biết nhưng không bình luận về hình thức hoặc thời gian của cuộc họp. 

Vào ngày đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh này, các nhà lãnh đạo đã tham dự một buổi lễ đặt vòng hoa, chụp ảnh chung, và trồng cây tại Bảo tàng và Công viên Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima để vinh danh những người đã thiệt mạng tại thành phố này 78 năm về trước trong các vụ đánh bom nguyên tử. Sau đó, các nhà lãnh đạo vừa dùng bữa trưa vừa làm việc.

Cẩm An biên dịch


Tổng thống Hàn Quốc dự hội nghị G7 mở rộng và cuộc gặp ba bên Mỹ-Nhật-Hàn

19/5/2023

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và phu nhân đến Hirsoshima, Nhật Bản, dự thượng đỉnh G7 ngày 19/05/2023. AP 

Trần Công /RFI

Theo lời mời của thủ tướng Nhật Bản, chủ tịch G7, nhóm 7 nước công nghiệp phát triển nhất, tổng thống Yoon Seok-yeol hôm nay 19/05/2023 đã  tới Hiroshima, Nhật Bản, để dự hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng. 

Từ Seoul, thông tín viên Trần Công cho biết thêm thông tin:

“Việc tổng thống Yoon Seok-yeol được mời tham dự thượng đỉnh G7 mở rộng tại Nhật Bản khẳng định vị thế, vai trò của Hàn Quốc trong khu vực và trên thế giới. Đây cũng là dịp để nguyên thủ Hàn Quốc gặp gỡ các đồng nhiệm, lãnh đạo chính phủ, nhằm tăng cường quan hệ song phương. 

Trong thời gian ở Nhật, từ 19 đến 21/05/2023, tổng thống Hàn Quốc có nhiều hoạt động ngoại giao quan trọng. Trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật, ông sẽ hội đàm với thủ tướng Fumio Kishida. Bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng, tổng thống Yoon Seok-yeol sẽ có các cuộc gặp song phương với lãnh đạo nhiều nước như Úc, Anh, Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ. 

Điểm nhấn trong chuyến đi lần này đó là hội nghị thượng đỉnh Hàn-Nhật và cuộc hội đàm 3 bên Hàn-Mỹ-Nhật vào ngày 21.5.2023. Tổng thống Yoon, cùng với đồng nhiệm Mỹ Biden và thủ tướng Nhật Kishida, sẽ điểm lại việc thực hiện nội dung “chia sẻ thông tin cảnh báo tên lửa” đã được nhất trí vào tháng 11 năm 2022. Ngoài ra, lãnh đạo 3 nước cũng sẽ thảo luận về sự bất ổn của chuỗi cung ứng khu vực và khủng hoảng năng lượng. Được biết, ba nước sẽ không đưa ra tuyên bố sau cuộc gặp này.

Để khẳng định vị thế của Hàn Quốc trên trường quốc tế, tổng thống Yoon dự thượng đỉnh G7 mở rộng, bày tỏ ý định mở rộng đóng góp của chính phủ Seoul cho các chương trình nghị sự toàn cầu như lương thực, sức khỏe, khí hậu và năng lượng.

Trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản, tổng thống Yoon Seok-yeol và thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida sẽ đến viếng các nạn nhân bom nguyên tử, trong đó có nhiều người Triều Tiên, ở khu tưởng niệm trong Công viên Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima “


Montana trở thành tiểu bang đầu tiên cấm TikTok

Việt Bình /SGN
18/5/2023

Thống đốc Montana, Greg Gianforte (ảnh: William Campbell/Getty Images) 

Thống đốc Greg Gianforte đã ký Dự luật Thượng viện 419 (Senate Bill 419) vào Thứ Tư 17 Tháng Năm 2023 để chính thức cấm TikTok trên toàn tiểu bang Montana; và nói rằng luật cấm này nhằm bảo vệ thông tin cá nhân của cư dân bang khỏi bị xâm phạm; và rằng chính phủ Trung Quốc là một mối đe dọa tiềm tàng khi đứng sau TikTok.

Vào Thứ Tư, Gianforte đã ký một sắc lệnh hành pháp riêng cấm sử dụng bất kỳ ứng dụng truyền thông xã hội nào “gắn liền với các đối thủ nước ngoài” trên các thiết bị của chính quyền, bao gồm CapCut và Lemon8 thuộc sở hữu của ByteDance và Telegram Messenger (do một người Nga tạo ra nhưng có trụ sở ở Dubai).

Thống đốc Gianforte nói: “Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng TikTok để theo dõi người Mỹ, vi phạm quyền riêng tư của họ và thu thập thông tin cá nhân, riêng tư và nhạy cảm của họ”. Không có bằng chứng trực tiếp nào cho thấy chính phủ Trung Quốc đã truy cập dữ liệu người dùng TikTok. Tuy nhiên, những người chỉ trích TikTok chỉ ra rằng luật ở Trung Quốc cho phép chính phủ truy cập vào hồ sơ khách hàng của công ty.

Theo luật Montana, các nền tảng cung cấp ứng dụng trên thị trường của tiểu bang, chẳng hạn như Google Play Store và Apple App Store, sẽ bị phạt tới $ 10000 một ngày nếu vi phạm. Lệnh cấm sẽ có hiệu lực vào ngày 1 Tháng Giêng 2024. Dự kiến, TikTok sẽ phản đối dự luật tại tòa án liên bang. TikTok và các nhóm như Liên minh Tự do Dân sự Hoa Kỳ đã nói rằng lệnh cấm là vi hiến.

Tháng Mười Hai 2022, Thống đốc Gianforte đã cấm TikTok trên các thiết bị điện tử của chính quyền bang. Ngày 17 Tháng Năm 2023, ông nói thêm rằng lệnh cấm sẽ mở rộng để bao gồm “tất cả các ứng dụng truyền thông xã hội liên quan việc thu thập và cung cấp thông tin hoặc dữ liệu cá nhân của người dùng cho một kẻ thù nước ngoài; một người hoặc tổ chức ở một quốc gia được coi là kẻ thù nước ngoài.”

Với chính quyền liên bang, Tổng thống Biden đã ký luật cấm TikTok khỏi các thiết bị của chính phủ vào Tháng Mười Hai 2022 và đang xem xét lệnh cấm toàn diện nếu công ty mẹ của TikTok – ByteDance – không tìm được người mua ở Mỹ. Hoa Kỳ và các đối tác bảo mật “Five Eyes” – gồm Úc, Canada, New Zealand và Vương quốc Anh – cấm TikTok khỏi các thiết bị của chính phủ liên bang, với lý do lo ngại về an ninh quốc gia.

Tháng trước, các nhà lập pháp tại Hạ viện Montana đã bỏ phiếu 54-43 để thông qua dự luật, được gọi là SB419 và chuyển dự thảo luật đến bàn của Thống đốc Gianforte. Phần mình, đại diện TikTok nói rằng “Thống đốc Gianforte đã ký một dự luật vi phạm các quyền trong Tu chính án thứ nhất của người dân Montana bằng cách cấm TikTok một cách bất hợp pháp, một nền tảng trao quyền cho hàng trăm nghìn người trên khắp tiểu bang. Chúng tôi muốn trấn an người dân Montana rằng họ có thể tiếp tục sử dụng TikTok để thể hiện bản thân, kiếm sống và tìm kiếm cộng đồng khi chúng tôi tiếp tục làm việc để bảo vệ quyền của người dùng trong và ngoài Montana.”

NetChoice, một nhóm thương mại công nghệ bao gồm TikTok với tư cách là thành viên, đã gọi dự luật Montana là vi hiến. Carl Szabo, cố vấn của NetChoice, nói: “Chính quyền không được chặn khả năng chúng tôi tiếp cận những phát ngôn được bảo vệ theo Hiến pháp – cho dù đó là trên một tờ báo, trên một trang web hay thông qua một ứng dụng. Khi thực thi luật này, Montana đã bỏ qua Hiến pháp Hoa Kỳ, thủ tục pháp lý và quyền tự do ngôn luận bằng cách từ chối quyền truy cập vào trang web và ứng dụng mà công dân của họ muốn sử dụng.”

Tổ chức ACLU (American Civil Liberties Union) cũng không ủng hộ dự luật. Họ nói, “với lệnh cấm, Thống đốc Gianforte và cơ quan lập pháp Montana đã chà đạp lên quyền tự do ngôn luận của hàng trăm nghìn người Montana sử dụng ứng dụng này để thể hiện bản thân, thu thập thông tin và làm ăn, nhân danh chống Trung Quốc.”

Giới chuyên gia an ninh mạng nói rằng có thể khó thực thi lệnh cấm. Vào Tháng Ba, Thượng nghị sĩ Rand Paul (GOP, Kentucky) đã chặn dự luật cấm TikTok trên toàn quốc. Paul cho rằng dự luật sẽ vi phạm Hiến pháp và khiến cử tri quen dùng ứng dụng này tức giận. Ứng dụng mạng xã hội TikTok đã trở nên phổ biến trên toàn cầu và được coi là mối đe dọa cạnh tranh đối với những gã khổng lồ công nghệ khác của Hoa Kỳ, chẳng hạn như Meta. Vào năm 2020, TikTok đã vượt qua hai tỷ lượt tải xuống trên thiết bị di động trên toàn thế giới.


Trung Quốc tăng cường hợp tác với các nước Trung Á vốn là sân sau của Nga

Trung Quốc tuần này sẽ lần đầu tiên chủ trì tổ chức một hội nghị thượng đỉnh trực tiếp với các quốc gia Trung Á nhằm tìm cách củng cố mối quan hệ với khu vực vốn được xem là sân sau của Nga trong bối cảnh Moscow đang phải tập trung nguồn lực vào cuộc chiến tranh Ukraine.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thảo luận làm sâu sắc các mối liên kết kinh tế và an ninh với những người đồng cấp đến từ Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan. Đây là 5 quốc gia từng thuộc Liên Xô và được cho là đang mong muốn tìm các nguồn lực thay thế các khoản đầu tư từ Nga khi Moscow phải dồn lực vào cuộc chiến tranh tại Ukraine.

Theo Reuters, hội nghị thượng đỉnh giữa Trung Quốc và các quốc gia Trung Á sẽ diễn ra trong hai ngày từ thứ Năm (18/5), gần như trùng khớp với hội nghị G7 họp tại Nhật Bản nơi các quốc gia phát triển nhất thế giới bàn thảo về nỗ lực ứng phó với Trung Quốc.

Nhà nghiên cứu Adina Masalbekova của Học viện OSCE tại Bishkek nhận định: “Bắc Kinh muốn thúc đẩy thay thế trật tự toàn cầu, và cố gắng thuyết phục khu vực Trung Á rằng trật tự toàn cầu mới cũng là tốt hơn cho họ”.

Hội nghị thượng đỉnh các lãnh đạo Trung Quốc – Trung Á được tổ chức lần đầu vào năm ngoái, nhưng là dưới hình thức trực tuyến do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Tây An, Trung Quốc được chọn là nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – Trung Á trực tiếp lần đầu tiên. Thành phố thủ phủ của tỉnh Thiểm Tây này là biểu tượng về tầm quan trọng của các mối quan hệ kinh tế vì nơi đây đóng vai trò then chốt trong con đường thương mại Tơ Lụa cổ đại bao trùm Trung Á.

Hướng tới hội nghị thượng đỉnh này, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của khu vực là cánh cổng của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc – chính sách cơ sở hạ tầng chính được ông Tập Cận Bình loan báo khi đến thăm Kazakhstan năm 2013.

Hai dự án BRI chính hiện tại đang được thảo luận là một hệ thống đường sắt kết nối Trung Quốc với Kyrgyzstan và Uzbekistan và một đường ống dẫn khí đốt tự nhiên từ Turkmenistan.

Cũng theo Reuters, các lãnh đạo của các quốc gia Trung Á đã đến Tây An để họp một – một với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào thứ Năm (18/5) trước khi họp thượng đỉnh Trung Quốc – Trung Á vào thứ Sáu (19/5).

Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong hội nghị thượng đỉnh của 6 nhà lãnh đạo vào 19/5, ông Tập Cận Bình sẽ có bài phát biểu “quan trọng” và các bên cũng sẽ ký kết một văn kiện chính trị “quan trọng”.

Nguyên thủ Trung Á đầu tiên đến Tây An là Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev của Kazakhstan. Ông Tokayev đã họp với Chủ tịch Tập hôm thứ Tư (17/5) và hai bên đã ký thỏa thuận xây dựng “mối quan hệ hữu nghị lâu dài” và “chia ngọt sẻ bùi”. Kazakhstan hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc tại khu vực Trung Á.

“Chúng ta có một mục tiêu chung là tăng cường mối quan hệ song phương”, Reuters dẫn lời ông Tokayev nói với ông Tập.

“Chúng ta cũng thống nhất mong muốn củng cố an ninh và hợp tác khu vực và quốc tế”, ông Tokayev nói thêm.

Hai bên đã đồng ý thực hiện các biện pháp để đảm bảo vận hành an toàn và ổn định đoạn đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Trung Quốc – Trung Á đi qua Kazakhstan và cũng làm sâu sắc thêm hợp tác về dầu mỏ và uranium.

Tổng thống Kyrgyzstan Sadyr Japarov cũng đã họp với ông Tập Cận Bình và nói rằng ông mong muốn làm sâu sắc thêm các liên kết thương mại, kinh tế và đầu tư.

“Không có các bất đồng chính trị hay các vấn đề không thể giải quyết giữa hai nước chúng ta”, ông Japarov nói.

“Chúng ta đem đến cho nhau sự ủng hộ về các vấn đề mang tính thời sự và quan trọng đối với mỗi nước”, ông Japarov nói thêm.

Thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và Trung Á đã đạt kỷ lục vào năm ngoái với trị giá 70 tỷ USD. Kazakhstan dẫn dầu với 31 tỷ USD, tiếp đến là Kyrgyzstan 15,5 tỷ USD, Turkmenistan 11,2 tỷ USD, Uzbekistan 9,8 tỷ USD và Tajikistan 2 tỷ USD.

Hải Đăng


Nền kinh tế lớn nhất của EU có thể rơi vào suy thoái

(Ảnh minh họa: Pedrosek/Shutterstock) 

Niềm tin của các nhà đầu tư vào Đức đã giảm tháng thứ 3 liên tiếp, khi triển vọng tăng trưởng xấu đi, làm dấy lên lo ngại nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu (EU) có thể rơi vào suy thoái, theo hãng tin Bloomberg.

Cụ thể, chỉ số tâm lý kinh tế của Đức được đo bởi Viện nghiên cứu kinh tế ZEW đã giảm từ mức 4,1 trong tháng 4 xuống -10,7 trong tháng 5. Đây là lần đầu tiên trong năm nay, chỉ số này rơi xuống mức dưới 0. Hãng tin cho biết chỉ số về các điều kiện kinh tế của Đức cũng đang cũng xấu đi.

Dữ liệu trên được đưa ra trong bối cảnh sản lượng sản xuất sụt giảm sâu hơn dự kiến trên hầu hết các ngành công nghiệp ở Đức. Đơn đặt hàng mới cho các công ty sản xuất đã giảm 10,7% trong tháng 3 so với tháng trước, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 4/2020.

Chủ tịch ZEW Achim Wambach cho biết trong một tuyên bố: “Các chuyên gia thị trường tài chính dự đoán tình hình kinh tế vốn đã bất lợi sẽ càng tồi tệ hơn trong 6 tháng tới. Kết quả là, nền kinh tế Đức có thể rơi vào suy thoái, mặc dù ở mức độ nhẹ”.

Trong khi đó, các nhà kinh tế dự đoán ngành công nghiệp Đức sẽ dậm chân tại chỗ thay vì phục hồi như kỳ vọng, làm giảm triển vọng phục hồi kinh tế.

Ông Carsten Brzeski, Giám đốc phân tích vĩ mô toàn cầu của Ngân hàng ING, cho biết trong một báo cáo với khách hàng: “ZEW hôm nay gửi một thông điệp đáng lo ngại. Ba lần giảm liên tiếp là một xu hướng mới, một xu hướng đáng lo ngại”.

Trong báo cáo quốc gia hôm 17/5, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo rằng các điều kiện tài chính thắt chặt hơn và cú sốc giá năng lượng tăng cao đã bắt đầu ảnh hưởng đến tăng trưởng của Berlin trong ngắn hạn.

Phan Anh


Thủ tướng Anh nói “di dân nhập cư quá cao” sau con số 1,1 triệu/nửa năm

19/5/2023

Trả lời BBC News bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G7 ở Hiroshima, Nhật Bản, Thủ tướng Anh, ông Rishi Sunak nói ông “muốn xem xét các biện pháp khác nhau để giảm số người vào Anh hợp pháp”.

Khi được hỏi ông có muốn ngăn không cho sinh viên nước ngoài sang Anh học hưởng quyền đón thân nhân sang thăm, Rishi Sunak chỉ nói ông sẽ xem xét các cách để “giảm con số đó xuống”.

Đảng Bảo thủ của ông Sunak đang chịu sức ép về những lời hứa trước trưng cầu dân ý Brexit, khi họ hứa sẽ kiểm soát chặt hơn biên giới, giảm số người nhập cư, cả hợp pháp và bất hợp pháp.

Năm 2019, đảng Bảo thủ nêu ra trong Cương lĩnh tranh cử của họ là sẽ bằng mọi cách giảm số người vào Anh (say khi trừ số ra khỏi Anh), xuống 226 nghìn/năm.

Yêu sách và mục tiêu của Brexit

Một trong những yêu sách của phe hữu tại Anh trước Brexit là không để công dân các nước EU khác tới Anh định cư. Họ nói việc đó chỉ làm được khi Anh không còn là thành viên EU.

Mục tiêu này xem ra đã đạt được vì dân EU thôi không sang Anh nữa nhưng người tới Anh từ các vùng khác lại tăng.

Trả lời BBC ở Hiroshima bên lề hội nghị G7, ông Sunak thừa nhận “số người nhập cư vào Anh quá cao”

Theo một bài trên BBC tháng 11/2022, trong sáu tháng đầu năm đó, có tới 504 nghìn người vào sống ở Anh hợp pháp, trên tổng số người đến 1,1 triệu (xem thêm: UK net migration hits all-time record at 504,000)

Trước luồng người vào, và ra rất lớn, Anh chỉ coi số nhập cư ròng để định cư ngắn hạn, và dài hạn là vấn đề cần bàn thảo, sau khi đã trừ đi số người rời đi.

̀Theo Cục Thống kê Quốc gia (ONS), trong 1,1 triệu người tới Anh tháng 1-6/2022, số người tỵ nạn Ukraine là 170 nghìn, cộng với 76 nghìn từ Hong Kong. 

Còn lại là 277 nghìn sinh viên tới Anh du học, và dân nhập cư hợp pháp từ các nước khác.

Nhưng sau khi trừ đi tổng số người ra khỏi Anh (đi sống nơi khác, người Anh di cư, ngoại kiều hồi hương…) thì con số nhập cư ròng là 504 nghìn.

Con số này được tính vào mục “dân số tại Anh tăng lên nửa triệu” chỉ trong nửa đầu năm 2022.

Theo BBC News, đây là con số tăng vọt, so với 330 nghìn năm 2016, khi công dân tại Anh bỏ phiếu chọn Brexit.

Từ đầu năm 2022 tới tháng 9/2022, có trên 76 nghìn đơn tỵ nạn do người vượt biên vào Anh bằng thuyền nhỏ từ châu Âu lục địa được nộp lên Bộ Nội vụ.

Đa số người tới Anh hợp pháp là người Hong Kong và công dân Ukraine, vượt xa con số dân EU vào Anh.

Thậm chí, có thể nói rằng người dân EU đã không sang Anh sinh sống, làm việc bao nhiêu nữa. Trong bảng số liệu của ONS, do BBC soạn thành đồ họa, con số này nằm dưới ngưỡng 10.000.

Hiện nay tại Anh, sức ép của dân số lên thị trường nhà ở rất lớn. Số nhà xây thêm nhiều năm qua không đủ đáp ứng nhu cầu của người mua, thuê, khiến giá thuê tại nhiều vùng ở nước Anh lên cao chóng mặt.

Theo trang Telegraph hồi tháng 1/2023, giá thuê căn hộ tại nội đô London lần đầu vượt ngưỡng 3.000 bảng/tháng. 

Tính trung bình trên cả nước, công ty địa ốc Rightmove cung cấp con số giá thuê nhà trung bình là 1.172 bảng/tháng.

Vẫn trang báo này nói một số ước tính cho hay số người nhập cư vào Anh (net migration -số ròng, sau khi trừ số xuất cảnh) trong năm 2022 có thể đạt 650-675 nghìn. 

Giá thuê nhà ở Anh lên cao chóng mặt mấy năm qua

Theo họ, con số ước tính tương tự được nêu ra cho năm nay, 2023. Tuy nhiên, BBC News không đăng tải các thông tin này.


Xem thêm:

Mỹ, Đài Loan đạt thỏa thuận phần đầu của hiệp định thương mại ‘Thế kỷ 21’ (Reuters)

Thursday, May 18th, 2023

Bởi David Lawder

Cờ của Đài Loan và Hoa Kỳ được đặt cho một cuộc họp ở Đài Bắc
Cờ của Đài Loan và Hoa Kỳ được đặt trong một cuộc họp ở Đài Bắc, Đài Loan ngày 27 tháng 3 năm 2018. REUTERS/Tyrone Siu

WASHINGTON, ngày 18 tháng 5 (Reuters) – Hoa Kỳ và Đài Loan đã đạt được thỏa thuận phần đầu của sáng kiến ​​thương mại “Thế kỷ 21” của họ, bao gồm các thủ tục hải quan và biên giới, thực tiễn quản lý và doanh nghiệp nhỏ, văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ cho biết hôm thứ Năm.

Sau khi thỏa thuận ban đầu của Sáng kiến ​​Hoa Kỳ-Đài Loan về Thương mại Thế kỷ 21 được ký kết, các cuộc đàm phán sẽ bắt đầu trên các lĩnh vực thương mại khác, phức tạp hơn bao gồm nông nghiệp, thương mại kỹ thuật số, tiêu chuẩn lao động và môi trường, doanh nghiệp nhà nước cũng như các chính sách và thông lệ phi thị trường , USTR cho biết.

Continue Reading »

Tóm tắt đánh giá của ISW ngày 18/05/2023: *Ukr chủ động xung quanh Bakhmut, chỉ huy tập đoàn Wagner, Yevgeny Prigozhin, thừa nhận và đổ lỗi cho Nga *Nga tấn công hỏa tiễn đêm ngày 17 rạng ngày 18 *Tổng thư ký NATO tuyên bố NATO có thể thảo luận về máy bay chiến đấu cho Ukraine

Thursday, May 18th, 2023

Chìa khóa rút ra ngày 18/5/2023

Continue Reading »

ISW đánh giá cuộc tấn công của Nga vào Ukraine ngày 18/05/2023

Thursday, May 18th, 2023

Ngày 18 tháng 5 năm 2023 – Nhấn ISW

Tải xuống bản PDF

Đánh giá Chiến dịch Tấn công của Nga, ngày 18 tháng 5 năm 2023

Grace Mappes, Kateryna Stepanenko, Nicole Wolkov, Layne Philipson và Frederick W. Kagan

Ngày 18 tháng 5 năm 2023, 7:30 chiều ET

Nhấn vào đây để xem bản đồ tương tác của ISW về cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Bản đồ này được cập nhật hàng ngày cùng với các bản đồ tĩnh có trong báo cáo này.

Continue Reading »

Giáo hoàng Francis cử phái viên đến Kiev và Moscow cho ‘sứ mệnh hòa bình’

Thursday, May 18th, 2023

18 Tháng Năm, 2023, 07:38 CH

Giáo hoàng Francis và Tổng thống Volodymyr Zelenskyy tại Vatican vào ngày 13 tháng 5 năm 2023 (Ảnh: Vatican Media/Handout via REUTERS)

Giáo hoàng Francis và Tổng thống Volodymyr Zelenskyy tại Vatican vào ngày 13 tháng 5 năm 2023 (Ảnh: Vatican Media/Handout via REUTERS)

Continue Reading »

Tư lệnh Chỉ huy TDF Tantsyura sống sót sau vụ ám sát – Hỏa tiễn Kalibr của Nga rơi ở Crimea bị chiếm đóng

Thursday, May 18th, 2023

Ngày 18 tháng 5 năm 2023, 08:36 sáng

 

Ihor Tantsyura đã phụ trách Lực lượng Phòng thủ Lãnh thổ của Lực lượng Vũ trang Ukraine trong hơn một năm (Ảnh: Army Ground Forces/Facebook)

Ihor Tantsyura Chỉ Huy Trưởng Lực lượng Phòng thủ Lãnh thổ của Lực lượng Vũ trang Ukraine trong hơn một năm (Ảnh: Army Ground Forces/Facebook)

Continue Reading »

Chiến tranh Ukraine 18/5/2023: *Tàu Nga trật bánh vì ‘mệt mỏi’ *Chỉ huy Wagner cáo buộc Nga rút lui để hở sườn *Bakhmut trước và sau *Hình ảnh hỏa tiễn của Nga bị bắn hạ *Moldova muốn sớm là thành viên EU *Nga nói với TQ: không muốn mất lãnh thổ

Thursday, May 18th, 2023

Cập nhật 3 phút trước – Telegraph

Các toa xe bị trật bánh sau một vụ tai nạn liên quan đến một đoàn tàu chở ngũ cốc ở quận Simferopol, Crimea
Các toa xe bị trật bánh sau một vụ tai nạn liên quan đến một đoàn tàu chở ngũ cốc ở quận Simferopol, CrimeaCredit : STRINGER/REUTERS
Continue Reading »

Giới hạn giá dầu mới đã giúp bóp nghẹt doanh thu của Nga (NYT)

Thursday, May 18th, 2023

Nhóm 7 nhà lãnh đạo chuẩn bị ăn mừng kết quả của nỗ lực mới nhằm ổn định thị trường dầu mỏ toàn cầu và trừng phạt Moscow.

Tổng thống Biden và các nhà lãnh đạo khác của Nhóm 7 người chụp ảnh trên cánh đồng, với những ngọn núi ở phía sau và cờ quốc gia ở gần đó.
Tổng thống Biden với các nhà lãnh đạo khác của Nhóm 7 người trong hội nghị thượng đỉnh của họ vào năm ngoái tại Đức. Trước cuộc họp, các quan chức Mỹ đã tìm cách thuyết phục các nhà lãnh đạo của các quốc gia khác cố gắng hạn chế mức giá mà Nga có thể yêu cầu đối với dầu mỏ.Tín dụng…Kenny Holston cho Thời báo New York
Continue Reading »

Thời sự Thứ Năm 18/05/2023: *Ukraine nhấn mạnh ‘‘toàn vẹn lãnh thổ’’ với TQ *TQ: Viện trợ qs cho Myanmar; đồn công an ở Berlin; tàu đánh cá chìm ở Ấn Độ Dương; đe dọa Đài Loan độc lập *Ukraine: đứng đầu Tòa Tối cao bị bắt vì hối lộ *31 xe tăng Abrams Mỹ đã đến Đức

Thursday, May 18th, 2023

Võ Thái Hà tổng thợp


Ukraina nhấn mạnh với đặc sứ Trung Quốc nguyên tắc ‘‘toàn vẹn lãnh thổ’’

18/5/2023

Ngoại trưởng Ukraina Dmytro Kuleba (giữa, trái) và đặc sứ Trung Quốc Lý Huy (ảnh giữa, bên phải) tại Kiev, Ukraina, ngày 17/05/2023. AP 

Trọng Thành /RFI

2 phútHôm qua, 17/05/2023, tại Kiev, ngoại trưởng Ukraina Dmytro Kuleba đã tiếp đặc sứ Trung Quốc Lý Huy (Li Hui), quan chức cao cấp nhất của Trung Quốc đến Ukraina kể từ cuộc xâm lăng của Nga. Trong cuộc gặp, lãnh đạo ngoại giao Ukraina khẳng định Kiev sẽ không chấp nhận bất cứ đề nghị hòa bình nào bao gồm việc nhượng một phần lãnh thổ cho Nga, hoặc ‘‘đóng băng’’ xung đột. 

Bộ Ngoại Giao Ukraina hôm qau ra thông cáo cho biết ngoại trưởng Kuleba đã giải thích chi tiết cho đặc sứ Trung Quốc ‘‘về những nguyên tắc thiết lập một nền hòa bình bền vững và công bằng, dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina’’. Theo AFP, lãnh đạo ngoại giao Ukraina một mặt khẳng định nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ, mặt khác cũng thừa nhận ‘‘vai trò quan trọng’’ của Bắc Kinh trong các nỗ lực hướng đến chấm dứt cuộc xâm lăng của Nga.

Về phần mình, bộ Ngoại Giao Trung Quốc hôm nay ra một thông báo về cuộc hội kiến nói trên, theo đó đặc sứ của Bắc Kinh đã kêu gọi Ukraina và Nga nối lại đối thoại, ‘‘xây dựng quan hệ tin cậy, xác lập các điều kiện cho phép chấm dứt chiến tranh và đối thoại’’.

Đặc sứ Lý Huy là thứ trưởng Ngoại Giao, đặc trách các vấn đề châu Âu và Trung Á, nguyên là đại sứ tại Nga, từ 2009 đến 2019. Theo Bắc Kinh, ông Lý Huy có sứ mạng thảo luận về việc ‘‘tìm ra giải pháp chính trị’’ cho cuộc xung đột tại Ukraina trong vòng công du châu Âu, mở đầu với chặng đầu là Kiev. Trả lời AFP, một giới chức cao cấp Ukraina, xin ẩn danh, cho biết tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky ‘‘có thể’’ tiếp đặc sứ Trung Quốc.

Đặc sứ Trung Quốc sẽ đến Pháp vào đầu tuần tới, tiếp theo đó là Đức. Tối hôm qua, thứ trưởng Ngoại Giao Nga Andrei Roudenko cho biết ông Lý Huy có thể tới Matxcơva vào cuối tháng 5, tuy nhiên thời điểm cụ thể chưa được xác định.

Cho đến nay, Bắc Kinh, đối tác mật thiết của Matxcơva, chưa bao giờ lên