Giậu đổ bìm leo – Đại Dương


Đại-Dương

Sau khi cầm quyền gần 4 năm, Tổng thống Joe Biden đã tạo ra môi trường hỗn loạn toàn cầu: Chiến tranh Nga-Ukraine, xung đột trên Biển Nam Trung Hoa (SCS); Hận thù giữa hai chính đảng Dân Chủ và Cộng Hoà tiến vào giai đoạn không thể thoả hiệp; Mầm mống chiến tranh xuất hiện khắp toàn cầu; giao hảo trên thế giới mang tính cách “mua-bán”.

NGHE ÂM THANH (Đào Hiếu Thảo đọc)

Chiến tranh Nga-Ukraine

Năm 2014, Tổng thống Barack Obama coi thường Tổng thống Nga, Vladimir Putin, một thành viên của G8, nên Putin cưỡng chiếm Bán đảo Crimea của Ukraine không tốn viên đạn nào và thiết lập 2 Khu tự trị Nga tại Miền Đông Ukraine. Obama không có kế hoạch nào để chấm dứt chiến tranh đã làm chết 14,000 người.

Sau khi đắc cử năm 2017, Tổng thống Donald Trump chống lại cuộc xâm lăng Ukraine của Putin bằng cách sử dụng uy thế vượt trội của siêu cường thế giới để buộc Nga phải ngừng chiến ở Ukraine để tìm kiếm giải pháp chính trị.

Trump và Tổng thống Ba Lan, Andrzej Duda thỏa thuận xây dựng một doanh trại tiếp nhận một sư đoàn thiện chiến Mỹ gần biên giới Ba Lan-Nga. Trunp dự trù rút 10,000 quân Mỹ tinh nhuệ đóng ở Đức từ sau năm 1945 để đưa tới Ba Lan. Nhưng, các quốc gia Liên Âu phản đối kịch liệt do cần dầu hoả và khí đốt cũng như thị trường Nga.

Ngay sau khi đắc cử, Tân Tổng thống Joe Biden muốn chứng tỏ vai trò Tư lệnh Khối NATO hùng hậu nhất thế giới mà tuyên bố “Hoa Kỳ không đưa quân vào Ukraine” mà chẳng cần ý kiến của các hội viên NATO. Hơn 100 tỷ USD của Mỹ đổ vào chiến trường Ukraine cùng với tiền viện trợ tương đương từ đồng minh NATO. Những vũ khí viện trợ thiếu tính chất chiến lược như không có phi cơ để làm chủ chiến trường; vũ khí viện trợ ít tiên tiến của Nga. NATO đã chuyển Kỹ nghệ Quốc phòng thành Kỹ nghệ Dân dụng từ lâu rồi trong khi Nga vẫn duy trì nền Kỹ nghệ Quốc phòng ngày càng thêm tân tiến.

Khi chiến tranh Hamas và Israel bùng nổ, Biden không còn khả năng bao sân Ukraine nữa. Châu Âu cũng không đủ khả năng theo đuổi cuộc chiến hữu hiệu và lâu dài với Nga tại Ukraine. Ukraine đang lọt vào tay Vladimir Putin theo thời gian.

Cuộc xung đột 5 ngày giữa Nga và Gruzia (Georgia) năm 2008 do Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice làm trung gian đã chấp nhận hai vùng Abkhazia và South Ossetia tự trị gốc Nga. Từ đó tới nay, Gruzia vẫn chung sống hoà bình với Nga. Tại sao cổ vũ cho chú bé ti hon Ukraine lên võ đài để đấu với tên khổng lồ Nga có kho vũ khí hạt nhân nhiều nhất thế giới?

Biden giúp Putin nên tìm cách bứng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khỏi Tổ quốc để giúp Putin sớm chiếm được Ukraine. Nhưng, Tổng thống Volodymyr Zelensky không trúng kế làm cho Quân đội Nga khó chiến thắng Ukraine nhanh chóng.

Thế là, hàng đoàn xe tăng Nga vượt biên giới Ukraine tiến về Thủ đô Kiev cứ như đi trẩy hội cho tới lúc bị Quân đội Ukraine tấn công.

Chiến tranh ác liệt leo thang suốt hơn hai năm vẫn tiếp diễn ngày càng gay gắt mà lợi thế đang ngả về phía Mạc Tư Khoa sau khi Hamas đã mở cuộc khủng bố tại Israel.

Chiến tranh bất ngờ ở Dải Gaza đã buộc Biden chuyển viện trợ sang Trung Đông. Số phận Ukraine do Putin quyết định.

Ngòi nổ Đông Bắc Á

Qua bao đời Tổng thống Mỹ mà tình hình an ninh Đông Bắc Á vẫn sáng nắng, chiều mưa. Tổng thống Donald Trump đã làm khu vực này hạ nhiệt. Trump kéo hai nhà lãnh đạo Nam-Bắc Triều Tiên tới Bàn Môn Điếm để bàn chuyện chung sống hoà bình mở màn cho hợp nhất quốc gia. Bóng ma chiến tranh nguyên tử mờ dần.

Ngay từ khi Biden lên cầm quyền, mối quan hệ Bình Nhưỡng-Hoa Thịnh Đốn căng thẳng. Chủ tịch Kim Chính Ân thúc đẩy chương trình vũ khí hạt nhân, gia tăng hoạt động quân sự đe dọa tấn công Nam Hàn.

Biden van xin vẫn không được gặp mặt Kim mà chỉ bị đe dọa nghiêm trọng hơn. Trái với trường hợp Kim từng viết 30 bức thư yêu cầu được nối lại đàm phán với Trump mà không được thoả mãn vì Kim không xác nhận chấm dứt chương trình hạt nhân.

Hôm 5 tháng 1/2024, Bắc Hàn đã bắn 200 quả đạn pháo vào đảo Yeonpyeong gần biên giới Triều Tiên buộc cư dân phải sơ tán. Nguy cơ chiến tranh Đông Bắc Á ngày càng gia tăng do sự bất lực của Biden.

Tổng thống Trump từng đối đầu với Putin (sẵn sàng đưa quân tới Ba Lan, giáp giới Nga); hoà giải Bán đảo Triều Tiên; ổn định tình hình Trung Đông; hòa giải Israel với Hồi giáo Sunni; tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo cực đoan; ký Hiệp ước rút quân Mỹ khỏi Afghanistan; cân bằng quyền hạn dầu hoả và an ninh với Ả Rập Xê út.

Tình hình thế giới bấn loạn dưới trào Joe Biden-Kamala Harris, Chiến tranh cục bộ xảy ra khắp nơi.

Liên minh Vladimir Putin-Kim Chính Ân-Tập Cận Bình siết chặt vòng vây khắp thế giới. Chúng hỗ trợ lẫn nhau trong mục tiêu lật đổ Siêu cường duy nhất Hoa Kỳ. Các Lò lửa Chiến tranh ở Trung Đông, Châu Phi, Biển Nam Trung Hoa, Biển Đông Trung Hoa (ECS) có thể bùng nổ bất cứ lúc nào với mức thiệt hại vô cùng to lớn đối với nhân loại.

Vấn nạn chiến tranh, ngộ độc thuốc men đang mở toang cho nhân loại bước vào được giới chính trị gia cấp tiến trên thế giới cổ vũ thực hiện.

Tổng thống Biden lúng túng trước các cuộc chiến tranh cục bộ khắp thế giới trong khi Trung Cộng, Nga, Bắc Hàn đang cố giành thế thượng phong trên các chiến trường.

Suốt 8 năm cầm quyền (2008-2016) Obama-Biden đã gây ra các cuộc chiến dai dẳng tại Trung Đông, Bắc Phi; tạo điều kiện cho Bắc Kinh xây các đảo nhân tạo ở Trường Sa (Spratly Islands. Nam Sa) nhằm xác định chủ quyền toàn bộ Biển Nam Trung Hoa (SCS) bất chấp các quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Chính quyền Joe Biden-Kamala Harris đã giúp cho Tập Cận Bình siết chặt quyền kiểm soát trên Biển Nam Trung Hoa.

Sau khi quân-sự-hoá toàn bộ Biển Nam Trung Hoa (SCS), Bắc Kinh đang tổ chức các cuộc tuần tra thường xuyên nhằm áp đặt chủ quyền bất-hợp-pháp của Trung Cộng.

Tổng thống Phi Luật Tân, Ferdinand Marcos Jr đã huỷ bỏ chính sách đi dây để đưa đất nước trở về với Hiệp ước Phòng thủ Hỗ tương 1951 ký với Hoa Kỳ nhằm tăng cường biện pháp chống lại tham vọng của Bắc Kinh trên SCS.

Marcos Jr đã tách rời “chính sách mơ hồ truyền thống của ASEAN để đối đầu trực diện với Bắc Kinh là mẫu mực “Phòng thủ Hỗ tương” mà Nhật Bản và Đại Hàn đã áp dụng để đối phó với tham vọng vô bờ của Trung Cộng.

Nhờ thực thi nghiêm chỉnh Hiệp ước Phòng thủ Hổ tương với Hoa Kỳ mà Nhật Bản và Đại Hàn không mất đất, biển vào tay Trung Quốc.

Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Indonesia từng bị Trung Cộng quấy rối hoặc lấn áp trên Biển Nam Trung Hoa khiến chủ quyền đất nước hợp pháp bị mòn dần.

Hoa Kỳ muốn chống sự bành trướng của Trung Cộng trên Biển Nam Trung Hoa cần phải cùng với ASEAN chống chủ trương “tầm ăn dâu” của Bắc Kinh. Đồng thời, không tương nhượng với Trung Cộng vì lợi ích kinh tế mà mất các đồng minh quân sự và kinh tế tại Châu Á Thái Bình Dương.

Cương quyết cứng rắn với Trung Quốc như Tổng thống Donald đã thi hành mới có thể chặn đứng tham vọng vô biên của Tập Cận Bình, Vladimir Putin, Kim Chính Ân.

Đại-Dương


Tags: , , , , , , , , ,

Comments are closed.