Posts Tagged ‘Trung cộng’


Biển Đông: Hà Nội bị kéo căng giữa hai phía Mỹ -Trung

Tuesday, October 1st, 2024

Bình Thiên/Sài Gòn Nhỏ

30/9/2024

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/09/My-Trung-Quoc-Viet-Nam.jpg

(Facebook) 

Đông Nam Á đang trở thành khu vực trọng điểm trong chiến lược đầu tư và ngoại giao của Trung Quốc, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa Bắc Kinh và Washington.

(more…)

Bản tin cập nhật hàng tuần về Trung Quốc – Đài Loan, ngày 20 tháng 9 năm 2024

Friday, September 20th, 2024

Ngày 20 tháng 9 năm 2024 – ISW Press

Tải xuống PDF

Bản tin cập nhật hàng tuần về Trung Quốc-Đài Loan, ngày 20 tháng 9 năm 2024

Tác giả: Matthew Sperzel, Daniel Shats và Alison O’Neil của Viện Nghiên cứu Chiến tranh;

Alexis Turek của Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ

Biên tập viên: Dan Blumenthal và Frederick W. Kagan của Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ

Ngày hết hạn dữ liệu: 17 tháng 9 năm 2024

(more…)

Ông Tô Lâm có thể đẩy cuộc “đảo chính cung đình” xa đến đâu trước khi gặp phải sự kháng cự?

Friday, September 20th, 2024

Cuộc bỏ phiếu quan trọng bầu chọn cho vị trí Chủ tịch nước trong tháng 10 sẽ đánh giá quyền lực của ông cựu bộ trưởng công an.

Bài bình luận của David Hutt *

Ông Tô Lâm có thể đẩy cuộc “đảo chính cung đình” của mình xa đến đâu trước khi gặp phải sự kháng cự?

Minh họa bởi Amanda Weisbrod/RFA 

Nguồn ảnh: AP, Wikimedia Commons 

Khác với Trung Quốc nằm dưới sự lãnh đạo tối cao của ông Tập Cận Bình, Việt Nam – quốc gia Cộng sản anh em không bị cai trị bởi một nhà lãnh đạo duy nhất.

Trong bốn thập kỷ qua, Việt Nam đã được điều hành bởi hệ thống “tứ trụ”, bao gồm bốn vị trí: Tổng bí thư Đảng Cộng sản (ĐCS), Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội.

Cơ cấu này – được thiết kế để ngăn ngừa việc thể thâu tóm quyền lực vào một người – đã phục vụ tốt quốc gia độc Đảng cho đến tận hôm nay khi cụm từ “đảo chính cung đình” đang được xì xào khắp Hà Nội.

Cựu bộ trưởng công an Tô Lâm đã được bầu làm Chủ tịch nước vào tháng 4 năm nay sau khi ông này buộc hai người tiền nhiệm của mình là ông Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng phải từ chức trong vòng hai năm.

A2.jpeg

Một thành viên của lực lượng vũ trang Việt Nam mang di ảnh cố Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng trong tang lễ của ông tại Hà Nội ngày 26/7/2024. Nguồn ảnh: Nhac Nguyen/Pool via AFP 

Sau đó, ông trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) vào tháng 8 sau khi ông Nguyễn Phú Trọng – người giữ chức vụ này từ năm 2012 – qua đời.

Khi còn là Bộ trưởng Công an, ông Tô Lâm đã nhanh chóng nổi lên với vai trò là người thực thi các chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn của ông Trọng – một chiến dịch đã hạ bệ hàng chục ngàn quan chức, trong đó có rất nhiều lãnh đạo cấp cao trong hệ thống của Đảng.  

Ông Lâm đã tập hợp các “hồ sơ bẩn” về các thành viên cấp cao khác của Đảng. Ông được ông Trọng cho quyền làm trong sạch Đảng nhưng đã dành phần lớn thời gian để dọn đường cho việc tiếp quản [chức Tổng bí thư] của mình.

Ông bước vào cuộc tranh giành quyền lực với một thứ mà ông Trọng không có, đó là quyền kiểm soát Bộ Công an – thể chế với quyền lực ghê gớm. Không có sự kiểm soát thể chế này, ông Trọng đã phải dựa vào sự thuyết phục.

Không giống như ông Trọng, người quan tâm nhiều đến đạo đức xã hội chủ nghĩa và đạo đức cá nhân, ông Lâm đã tập trung nhiều vào sự ổn định chế độ và quyền lực cá nhân.

Người chống tham nhũng cơ hội

Đối với ông Tô Lâm, các nỗ lực chống tham nhũng là một công cụ chứ không phải là một chiến dịch đạo đức. Tờ The Economist gần đây đã gọi ông là một “người cứng rắn, nhà tư bản, người theo chủ nghĩa khoái lạc” – có ý ám chỉ đến vụ tai tiếng khi ông này bị quay phim đang ăn bít tết dát vàng tại một nhà hàng cao cấp ở London.

Tuy nhiên một thuật ngữ có thể phù hợp hơn là “người có khả năng thay hình đổi dạng” hoặc thậm chí là “cơ hội.”

Người ta nói rằng cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã xuất hiện tại một buổi tụ họp riêng của các vị tai to mặt lớn để chúc mừng ông Lâm được bổ nhiệm làm Tổng bí thư.

Đối với những người thân cận với ông Trọng, họ rất không ưa ông Dũng – một người đứng đầu trục lợi, cho phép tham nhũng hoành hành và bỏ xó hệ tư tưởng. 

Chiến thắng của ông Trọng đối với ông Dũng trong cuộc đấu tranh quyền lực năm 2016 đã đánh dấu một bước ngoặt, cho phép ông Trọng phát động các chiến dịch chống tham nhũng và củng cố hệ tư tưởng.

Tuy nhiên, trong ông Tô Lâm có vẻ giống ông Dũng nhiều hơn giống ông Trọng. 

Từng là một cựu cảnh sát giống ông Tô Lâm, ông Dũng là một người thực dụng trong các vấn đề đối ngoại và kinh tế. Một cách cơ hội, ông nhìn thấy việc cho phép tham nhũng như một cách để củng cố đảng cầm quyền đang bị chia rẽ.

A3.jpeg

Cựu Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm, người ngồi giữa trong bức ảnh bên trái và bên phải trong bức ảnh kế bên, đang được đầu bếp nổi tiếng Nusret Gökçe “Salt Bae” (đeo kính râm) bón cho ăn món bít tết phủ vàng tại nhà hàng sang trọng Nusr-E London của đầu bếp này ngày 3/11/2021.  Nguồn ảnh: nusr_et trên TikTok) 

Các quan chức từ trên xuống dưới trong hệ thống quyền lực có thể gắn kết với nhau bởi cùng động cơ làm giàu cá nhân trong khi bộ máy trung ương của Đảng có thể gây ảnh hưởng tới các tỉnh thông qua những bảo trợ của mình.

Ngược lại, ông Trọng đã chứng minh rằng chống tham nhũng là một cách tốt hơn để gắn kết Đảng, thông qua sự sợ hãi và tấm gương đạo đức.

Trong khi ông Trọng được kính trọng vì sống giản dị và trung thực – đúng theo những gì ông áp đặt lên người khác – thì không thể nói điều tương tự về ông Tô Lâm.

Ông Tô Lâm hứa rằng chiến dịch chống tham nhũng sẽ tiếp tục. Nhưng thiếu vắng sự chính trực đạo đức của ông Trọng, tất cả những gì còn lại chỉ là nỗi sợ hãi.

Cuộc thanh trừng có hệ thống

Khi sức khỏe của ông Trọng giảm sút vào cuối năm 2022, ông Tô Lâm bắt đầu thanh trừng các đối thủ, loại bỏ một nửa số thành viên Bộ Chính trị được bầu chọn vào năm 2021. Ngay cả những người được ông Trọng bảo trợ cũng bị bật bãi.

Ông Vương Đình Huệ, người có thể kế nhiệm ông Trọng, đã bị bãi nhiệm khỏi vị trí Chủ tịch Quốc hội vào tháng 5 năm nay. Ông Võ Văn Thưởng, một ứng cử viên khác, đã bị miễn chức Chủ tịch nước vào tháng 3 và sau đó ông Tô Lâm đã ngồi vào chiếc ghế này.

Sự tích tụ quyền lực của ông Tô Lâm sau đó đã nhanh chóng tăng tốc. Hiện tại, 6 trong số 15 thành viên của Bộ Chính trị – cơ quan ra quyết định cao nhất của Đảng – đến từ Bộ Công an.

Tháng 6, ông Lâm đưa ông Lương Tam Quang, người được ông bảo trợ và cũng là đồng minh Hưng Yên, làm Bộ trưởng Bộ Công an, rồi dành một ghế ở Bộ Chính trị cho ông này.

Ông Lê Minh Hưng, hiện là Trưởng ban Tổ chức Trung ương và có chân trong Bộ Chính trị, là con trai của một cựu bộ trưởng công an – người đã nuôi dưỡng sự đi lên của ông Lâm.

Ông Nguyễn Duy Ngọc, một trong những cấp phó của ông Lâm ở Bộ Công an, giờ trở thành người đứng đầu Văn phòng Trung ương Đảng và đã được bầu vào Ban Bí thư, một cơ quan phụ trách công việc hàng ngày của Đảng.

A4.jpeg

Ông Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (không có mặt trong hình) trong cuộc gặp tại Hà Nội ngày 13/12/2023. Nguồn ảnh: Minh Hoang/Pool via AFP 

Các cuộc thăng quan tiến chức khác được dành cho người thân hoặc các mối quan hệ thuộc phe cánh Hưng Yên – một tỉnh phía bắc Đồng bằng sông Hồng. Người ta nói rằng bố của ông Lương Tam Quang từng là vệ sĩ riêng của bố ông Lâm trong Chiến tranh Việt Nam.

Đã có một số phản ứng chống lại Lâm nhưng không thành công.

Trong khoảng thời gian sau khi được bổ nhiệm làm Chủ tịch nước và trước khi trở thành Tổng bí thư, ông Lâm đã tìm cách duy trì chức Bộ trưởng Công an. Phản ứng lại, một vài nhân vật trong Đảng đã cố gắng đưa ông Trần Quốc Tỏ, em trai của cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang, một lãnh đạo phe cánh, vào vị trí này nhưng đã không thành công.

Chuyến đi Mỹ quan trọng

Cuộc tranh giành cho thấy ông Tô Lâm vẫn cần phải làm hài lòng các phe phái khác trong Đảng Cộng sản.

Trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 8, trước khi đến Bắc Kinh, ông Tô Lâm đã đến thăm Quảng Châu – nơi cách đây một thế kỷ – ông Hồ Chí Minh đã khởi xướng tổ chức tiền thân của ĐCSVN. Điều này chắc chắn làm hài lòng các nhà tư tưởng của Đảng.

Ông Tô Lâm cũng sẽ đi thăm Mỹ vào cuối tháng này, làm hài lòng phe cánh ủng hộ mối quan hệ gần cận hơn với Washington trong Đảng.

Trong cuộc họp đầu tiên với tư cách Tổng bí thư, ông đã nói với các công chức tại các bộ và ủy ban kinh tế rằng chiến dịch chống tham nhũng sẽ không ảnh hưởng đến phát triển kinh tế – điều đã xảy ra trong những năm gần đây.

A5.jpeg

Bộ trưởng Công an Trung Quốc Vương Tiểu Hồng (bên phải) gặp Bộ trưởng Công an Việt Nam Lương Tam Quang, tại Bắc Kinh, ngày 20/8/ 2024. Nguồn ảnh: Li Tao/Xinhua via Getty Images 

Theo lời đồn thổi về cuộc “đảo chính cung đình”, ông Tô Lâm vẫn còn các đối thủ, đặc biệt là từ các cơ quan, tổ chức khác.

Một trong số đó là Ủy ban Kiểm tra Trung ương do ông Trần Cẩm Tú đứng đầu.

Một số nhà phân tích cho rằng có sự “thù ghét” giữa ông Tô Lâm và ông Tú và tin rằng việc ông Tô Lâm gần đây dựng ông Vũ Hồng Văn – một thiếu tướng công an cũng xuất thân từ tỉnh Hưng Yên – làm cấp phó của ông Tú là nhằm gài “tai mắt” trong ủy ban này.

Một đối thủ mang tính thể chế khác là bộ máy chính quyền trung ương đứng đầu là Thủ tướng Phạm Minh Chính – người cũng từng là một quan chức công an.

Trước khi ông Trọng qua đời, ông Chính được cho là đối thủ chủ chốt của ông Tô Lâm trong cuộc đua giành chiếc ghế Tổng bí thư tại Đại hội Đảng toàn quốc sẽ diễn ra vào đầu năm 2026. Khó có ai có thể đánh bật được ông Tô Lâm vào lúc này nhưng các bộ kinh tế sẽ phản đối nếu việc tiếp quản Đảng của “nhà an ninh trị” này (ông Tô Lâm) ” gây hại cho nền kinh tế.

Sự chú ý dồn vào phía quân đội

Có lẽ thể chế mạnh nhất có thể kiểm soát quyền lực của ông Tô Lâm hiện giờ là quân đội – lực lượng từ lâu đã cạnh tranh với Bộ Công an của ông.

Quân đội hiện là khối lớn nhất trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng, chiếm khoảng 13% số thành viên.

Điều này cho thấy chúng ta có thể thấy một cuộc tranh giành quyền lực mới giữa Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương, giống như khi ông Trọng và Dũng so găng cách đây một thập kỷ.

Ông Tô Lâm gần đây đã cắt cử một số người thuộc phe Hưng Yên của mình vào các vị trí quân sự quan trọng ở phía Bắc, nhưng có tin đồn rằng phía quân đội đang thử thách quyết tâm và sự cứng rắn của ông.

Có một số cáo buộc lan truyền vào đầu tháng này rằng Đại học Fulbright Việt Nam do Hoa Kỳ tài trợ đang giảng dạy các khóa học về việc thay đổi chế độ.

Các cáo buộc này bắt đầu từ một kênh tin tức của quân đội và được tuyên truyền bởi Lực lượng 47, một lực lượng dư luận viên khổng lồ trên không gian mạng của quân đội.

Tin đồn tại Hà Nội cho rằng phía quân đội đang cố khuấy động tâm lý bài Mỹ trước chuyến đi New York dự họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc của ông Tô Lâm trong tháng này. Trong các cuộc họp song phương tại Hoa Kỳ, giới chức Hoa Kỳ dự kiến sẽ hối thúc tăng cường hợp tác an ninh mạnh mẽ – điều mà không phải ai trong quân đội cũng mong muốn.

Thử thách đầu tiên đối với quyền lực của ông Tô Lâm

Tháng tới sẽ là thử thách lớn đầu tiên đối với quyền lực của ông Tô Lâm khi Quốc hội dự kiến sẽ bầu chọn một tân Chủ tịch nước.

Hiện vẫn chưa rõ liệu ông Tô Lâm có bị gây áp lực phải từ bỏ một trong hai vị trí lãnh đạo cấp cao của mình hay không – hoặc ông có sẵn sàng từ bỏ vai trò Chủ tịch nước, vốn chủ yếu mang tính nghi lễ – một công việc đòi hỏi ông phải công du nước ngoài và điều này có thể ảnh hưởng đến việc củng cố quyền lực trong nước của ông.

A6.jpeg

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tổ chức lễ đón Tổng Bí thư ĐCSVN Tô Lâm tại Bắc Kinh ngày 19/8/2024. Nguồn ảnh: Zhai Jianlan/Xinhua qua Getty Images 

Cho phép khôi phục hệ thống “tứ trụ” được Đảng ưa chuộng có thể là một nhượng bộ chiến lược ít gây thiệt hại mà lại khiến ông Lâm lấy được lòng của người trong Đảng. Mục tiêu chính của ông Tô Lâm là giữ được chức Tổng bí thư, chứ không phải chức Chủ tịch nước sau năm 2026.

Đã có những gợi ý rằng tướng Lương Cường, người đã rời khỏi quân ngũ và đang giữ chức Thường trực Ban Bí thư từ tháng 5 năm nay, có thể là ứng cử viên tốt cho chức Chủ tịch nước.

Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang, người nhận được nhiều phiếu tín nhiệm nhất trong cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội vào tháng 10/ 2023, cũng có thể được phía quân đội hậu thuẫn.

Nhượng bộ chức Chủ tịch nước cho phía quân đội có thể là một cách thông minh để ông Tô Lâm làm hài lòng thể chế đầy quyền lực này. Nhưng cũng có thể ông đã trong đầu một ứng cử viên của riêng mình để duy trì quyền lực.

Các yếu tố tác động và các mối quan hệ phức tạp liên quan đến việc nắm giữ quyền lực của ông Lâm sẽ trở nên rõ ràng hơn khi Quốc hội đưa ra quyết định vào tháng 10.

A7.jpeg

Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang (bên trái), Tổng Tham mưu trưởng, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương và các quan chức tham dự lễ tang cấp nhà nước dành cho ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 26/ 7/2024. Nguồn ảnh: Minh Hoang/AP   

*David Hutt là nghiên cứu viên tại Viện nghiên cứu Trung Âu về các vấn đề châu Á (CEIAS) đồng thời là một cây viết chuyên mục cho tờ The Diplomat. Ông viết bản tin Watching Europe In Southeast Asia. Các quan điểm trong bài viết là của riêng ông và không phản ánh quan điểm của RFA.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/how-far-can-vietnams-to-lam-push-his-palace-coup-before-meeting-resistance-09192024230711.html

Cán cân quyền lực ở Trung Quốc đã thay đổi

Monday, September 9th, 2024

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “General’s smile hints at changes in China power balance,” Nikkei Asia, 05/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

09/9/2024

A person in a uniform

Description automatically generated

Các quan chức quân sự cấp cao đã trở lại vị trí hàng đầu trong quan hệ ngoại giao với Mỹ.

(more…)

Tổng lãnh sự Trung Quốc tại New York bị cách chức sau khi trợ lý bị buộc tội làm gián điệp cho Bắc Kinh: Hochul

Wednesday, September 4th, 2024

Qua Vaughn Golden, Matt Troutman and Carl Campanile

Xuất bản ngày 4 tháng 9 năm 2024

 Cập nhật ngày 4 tháng 9 năm 2024, 5:33 chiều ET87

(more…)

Bản tin cập nhật hàng tuần về Trung Quốc-Đài Loan, ngày 23 tháng 8 năm 2024

Saturday, August 24th, 2024

Ngày 23 tháng 8 năm 2024 – ISW Press

Tải xuống PDF

Bản tin cập nhật hàng tuần về Trung Quốc-Đài Loan, ngày 23 tháng 8 năm 2024

Tác giả: Matthew Sperzel và Daniel Shats thuộc Viện Nghiên cứu Chiến tranh;

Alexis Turek của Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ

Biên tập viên: Dan Blumenthal và Frederick W. Kagan của Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ

Ngày hết hạn dữ liệu: 21 tháng 8 năm 2024

Bản tin hàng tuần Trung Quốc-Đài Loan là sản phẩm chung của Viện Nghiên cứu Chiến tranh và Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ. Bản tin này hỗ trợ dự án Liên minh Phòng thủ Đài Loan của ISW-AEI, đánh giá các chiến dịch của Trung Quốc chống lại Đài Loan, xem xét các chiến lược thay thế cho Hoa Kỳ và các đồng minh của nước này để ngăn chặn sự xâm lược của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) và—nếu cần—đánh bại Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA). Bản tin tập trung vào các con đường của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm kiểm soát Đài Loan và các diễn biến qua eo biển Đài Loan.

(more…)

Trung Quốc phá vỡ sự im lặng về cuộc tấn công Kursk của Ukraine

Monday, August 12th, 2024

Đăng ngày 12 tháng 8 năm 2024 lúc 12:49 CH EDTCập nhật ngày 12 tháng 8 năm 2024 lúc 5:10 chiều EDT

Loaded: 100.00%QualityFullscreenBởi Micah McCartney

Phóng viên tin tức Trung Quốc

Trung Quốc đã đáp trả cuộc tấn công bất ngờ của lực lượng Ukraine vào khu vực biên giới Kursk của Nga, một cuộc tấn công khiến Điện Kremlin bất ngờ và phải nhanh chóng ngăn chặn cuộc tấn công.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Hai đã kêu gọi “tất cả các bên” tuân thủ “ba nguyên tắc” để hạ nhiệt tình hình: “không mở rộng chiến trường, không leo thang chiến sự và không đổ thêm dầu vào lửa”. Người phát ngôn cho biết Bắc Kinh sẽ “duy trì liên lạc với cộng đồng quốc tế để đóng vai trò xây dựng cho giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng”.

Ba nguyên tắc này lần đầu tiên được Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nêu ra ngay sau khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022.

(more…)

Độc quyền: Dòng chip bất hợp pháp chảy vào Nga đang chậm lại, nhưng Trung Quốc, Hồng Kông vẫn là trung tâm trung chuyển

Monday, July 22nd, 2024

Bởi James Pomfret và Michael Martina

Ngày 22 tháng 7 năm 2024 6:13 sáng EDT Đã cập nhật 2 giờ trước

Container tại cảng Hồng Kông

Mục 1 trong 3 Hình ảnh chụp bằng máy bay không người lái cho thấy các container và tàu tại Cảng container Kwai Chung ở Hồng Kông, Trung Quốc ngày 6 tháng 6 năm 2021. REUTERS/Aleksander Solum/Ảnh lưu trữ

(more…)

Hội Nghị Thượng Đỉnh NATO: Những điểm chính từ tuyên bố Washington

Friday, July 12th, 2024

Bởi Daphne Psaledakis và David Brunnstrom

Ngày 10 tháng 7 năm 2024 8:29 PM EDT Đã cập nhật 2 ngày trước

Bữa tối dành cho các đồng minh và đối tác của NATO trong hội nghị thượng đỉnh NATO tại Washington

Mục 1 trong 3 Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu khi đứng cạnh Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden trong bữa tối dành cho các đồng minh và đối tác NATO tại Nhà Trắng trong hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 75 năm thành lập NATO tại Washington, Hoa Kỳ, ngày 10 tháng 7 năm 2024. REUTERS/Evelyn Hockstein

(more…)

Tuyên bố của Hội Nghị Thượng Đỉnh NATO tại Washington

Friday, July 12th, 2024

Do các nguyên thủ quốc gia và các chính phủ tham gia cuộc họp của Hội đồng Bắc Đại Tây Dương tại Washington, DC, ban hành ngày 10 tháng 7 năm 2024, bổ sung ngày 11 tháng 7, 2024

(more…)

Những mối lo của quân đội Trung Quốc sau khi hai bộ trưởng Quốc Phòng bị “hất cẳng”

Thursday, July 4th, 2024

Phan Minh /RFI – Nguồn : CNN

04/7/2024

Sau nhiều tháng đồn đoán sôi nổi cùng với việc chính quyền Bắc Kinh tỏ ra dè dặt, Trung Quốc cuối cùng đã xác nhận hai cựu bộ trưởng Quốc Phòng biến mất khỏi dư luận năm ngoái đang bị điều tra vì tội tham nhũng. 

Cựu bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc phát biểu ở Kubinka, ngoại ô Matxcơva, Nga, ngày 15/08/2023.

Cựu bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc phát biểu ở Kubinka, ngoại ô Matxcơva, Nga, ngày 15/08/2023. AFP – ALEXANDER NEMENOV 

(more…)

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ thăm Cam Bốt: Tái lập quan hệ quốc phòng, cạnh tranh với Trung Quốc

Monday, July 1st, 2024

Minh Anh /RFI

27/6/2024

Ngày 04/06/2024, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin đã chuyến thăm Cam Bốt. Mục tiêu là nhằm cải thiện mối quan hệ đang căng thẳng và tái lập các chương trình hợp tác quân sự. Tuy nhiên, theo nhiều nhà quan sát, qua chuyến thăm ngắn ngủi của ông Austin, Washington còn tìm cách đối phó với nguy cơ Trung Quốc có được cảng quân sự REAM tại quốc gia Đông Nam Á này, mở đường thông ra Ấn Độ Dương. 

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin hội đàm với thủ tướng Cam Bốt Hun Manet ngày 04/06/2024.

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin hội đàm với thủ tướng Cam Bốt Hun Manet ngày 04/06/2024. AP 

(more…)

Trung Quốc đã sai lầm khi ủng hộ Nga, đặc phái viên Hoa Kỳ cho biết

Friday, June 28th, 2024

Rebecca Choong Wilkins và Stephen Engle

Thứ năm, ngày 27 tháng 6 năm 2024 lúc 5:05 sáng EDT· 

(more…)

Phái viên Hoa Kỳ đến thăm Hà Nội vài ngày sau Putin, nói rằng lòng tin giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đang ở mức ‘cao nhất mọi thời đại’

Monday, June 24th, 2024

ANIRUDDHA GHOSAL

Đã cập nhậtThứ bảy, ngày 22 tháng 6 năm 2024 lúc 1:10 chiều EDT· 

TỆP – Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink phát biểu tại Taguig, Philippines vào thứ Ba, ngày 21 tháng 5 năm 2024. Vào thứ Bảy, ngày 22 tháng 6 năm 2024, nhà ngoại giao cấp cao của Hoa Kỳ đã có cuộc hội đàm tại Việt Nam và cho biết rằng lòng tin giữa hai nước đang ở mức “cao nhất mọi thời đại”, chỉ vài ngày sau chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Hà Nội. (Ảnh AP/Aaron Favila, Tệp)Hơn
(more…)

Cập nhật hàng tuần Trung Quốc-Đài Loan, ngày 30 tháng 5 năm 2024 – ISW

Saturday, June 1st, 2024

Ngày 31 tháng 5 năm 2024 – Báo chí ISW

Cập nhật hàng tuần Trung Quốc-Đài Loan, ngày 30 tháng 5 năm 2024

Tác giả: Nils Peterson, Matthew Sperzel và Daniel Shats của Viện Nghiên cứu Chiến tranh

Biên tập viên: Dan Blumenthal và Frederick W. Kagan của Viện Doanh nghiệp Mỹ

Cắt dữ liệu: ngày 30 tháng 5 lúc 9 giờ sáng theo giờ ET

(more…)