Thời sự Thứ Ba 05/9/2023: *G20 không có Tập thì “chợ cũng đông” *Ukraina: phá hủy hệ thống pháo hạng nặng của Nga – tấn công gần Bakhmut, tiến về phía tây tỉnh Zaporizhzhia *Medvedev so sánh Zelensky với Hitler *TQ giấu tin dịch sốt xuất huyết ở Vân Nam *Phi hành gia từ ISS về Trái Đất an toàn bằng SpaceX *ASEAN ngày càng nhạt nhòa?


Võ Thái Hà tổng hợp


G20 không có Tập Cận Bình thì “chợ cũng đông”

Minh Đăng/SGN
04/9/2023

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/09/GettyImages-1643110772.jpg

Cờ các quốc gia dự Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại New Delhi. Chủ đề G-20 năm nay là “Vasudhaiva Kutumbakam” (Một Trái đất. Một gia đình. Một tương lai” (ảnh: Arvind Yadav/Hindustan Times via Getty Images) 

Chưa bao giờ vắng mặt Hội nghị thượng đỉnh G-20 nhưng G-20 lần thứ 18 tổ chức tại New Delhi, Ấn Độ từ ngày 9 đến ngày 10 Tháng Chín 2023 sẽ không có mặt Tập.

Ngày 4 Tháng Chín 2023, Trung Quốc cho biết rằng nhà lãnh đạo hàng đầu của họ, Tập Cận Bình, sẽ bỏ qua cuộc họp cấp cao Nhóm 20 ở New Delhi. Mao Trữ (Mao Ning), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết tại một cuộc họp báo rằng Trung Quốc sẽ cử Thủ tướng Lý Cường tới G-20. Bà Mao không trả lời các câu hỏi liên quan Tập và từ chối giải thích lý do tại sao Tập Cận Bình không phó hội, dù Tập chưa bao giờ bỏ lỡ hội nghị thượng đỉnh G20 kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012.

Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh xích mích ngày càng tăng giữa Trung Quốc và một số thành viên G20 – cụ thể là Hoa Kỳ và Ấn Độ – về việc Bắc Kinh tiếp tục ủng hộ Nga và các yêu sách lãnh thổ ngày càng hung hăng của Trung Quốc trên khắp châu Á. Sự mờ ám của nền chính trị Trung Quốc và sự dè dặt của Bắc Kinh khiến người ta khó biết tại sao Tập không dự hội nghị thượng đỉnh G-20. Có lẽ Tập không thấy thoải mái tâm lý và muốn tránh gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Sự kiện G20 diễn ra trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đang te tua và phải đối mặt với một trong những giai đoạn khó khăn nhất trong nhiều năm bởi nhiều cuộc khủng hoảng dồn dập, đặc biệt cuộc khủng hoảng nhà ở ngày càng leo thang. Sự vắng mặt của Tập có thể cho thấy việc Tập Cận Bình có mặt ở nhà để giải quyết chuyện nội bộ quan trọng hơn nhiều so với việc lu bu ra nước ngoài.

Nếu không gặp Biden tại G-20 New Delhi, Tập có thể gặp Biden vào Tháng Mười Một tại hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương ở San Francisco. Tuy nhiên, cũng không có gì bảo đảm Tập sẽ đến Mỹ. Trong một bài đăng hôm thứ Hai trên tài khoản WeChat, Bộ Công An Trung Quốc nói rằng Hoa Kỳ cần “thể hiện đủ sự chân thành” để cho Bắc Kinh thấy “lý do chính đáng” và cần thiết tại sao Tập cần phải đến San Francisco.

Thời Ân Hoàng (Shi Yinhong), giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, một “lão đại” trong giới bình luận chính trị Trung Quốc, nói rằng bài đăng trên WeChat rất bất thường vì Bộ Công An không có “thẩm quyền” để bàn về chính sách đối ngoại nói chung hoặc về mối quan hệ Trung-Mỹ nói riêng. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, không phải ai muốn nói gì thì nói và việc “tự nhiên lên tiếng” của Bộ Công An tất nhiên đã được ai đó bật đèn xanh.

Nó gián tiếp phản ánh sự hoài nghi sâu sắc ở Trung Quốc về chính sách đối ngoại của Mỹ, bất chấp loạt cuộc đàm phán cấp cao ở Bắc Kinh trong ba tháng qua giữa các quan chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc. Bắc Kinh luôn nhấn mạnh rằng Washington không thể tuyên bố muốn ổn định quan hệ, trong khi Mỹ tiếp tục chống Bắc Kinh bằng cách mở rộng các hạn chế thương mại, tăng cường liên minh an ninh với các đối tác châu Á và đề nghị hỗ trợ cho Đài Loan.

Việc Tập Cận Bình không đến G-20 cũng có thể là thông điệp mà Bắc Kinh muốn bày tỏ rằng họ không hài lòng với trò ưỡn ẹo ngoại giao của Ấn Độ. Thời gian gần đây, quan hệ Trung Quốc-Ấn Độ không mấy mặn nồng khi New Delhi xích lại gần phương Tây, thông qua mô hình gọi là “Bộ tứ” trong đó có Hoa Kỳ, Úc và Nhật Bản.

Vấn đề mâu thuẫn liên quan biên giới chung giữa hai nước cũng chưa được giải quyết. Tuần trước, Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Trung Quốc đã ngang ngược khi công bố bản đồ khẳng định quyền tài phán đối với toàn bộ bang Arunachal Pradesh ở phía Đông Bắc Ấn Độ và khu vực Aksai Chin. Hoàn Cầu thời báo thậm chí đăng tấm bản đồ “minh định” chủ quyền trên trang mạng X (Twitter) của họ. Ấn Độ dĩ nhiên phản đối gay gắt. Ngoại trưởng Subrahmanyam Jaishankar gọi bản đồ Trung Quốc là “vô lý” và chỉ trích Bắc Kinh về cái mà ông gọi là “thói quen cũ” khi tự tiện tung ra các bản đồ đổi tên các vùng lãnh thổ tranh chấp nhằm khẳng định yêu sách và chủ quyền của mình.

Một số nhà phân tích Ấn Độ cho rằng G20 không có Tập thì cũng chẳng “chết thằng Tây” nào. Những tháng gần đây, Tập chỉ đi đến những nước mà đương sự biết chắc được chào đón thân thiện, như Ả Rập Saudi, Nga và gần đây nhất là Nam Phi. Phần mình, Tổng thống Joe Biden nói rằng ông “thất vọng” trước việc Tập Cận Bình không đến New Delhi dự G-20.

Lần cuối hai người gặp nhau là tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Indonesia vào năm ngoái. Khoảng hai tháng sau khi hai nhà lãnh đạo gặp ở đảo Bali, Indonesia vào Tháng Mười Một 2022, khinh khí cầu do thám Trung Quốc xuất hiện trên bầu trời nước Mỹ. Thế là bùng nổ căng thẳng. Trong nỗ lực cải thiện quan hệ, hàng loạt quan chức hàng đầu của Mỹ đã tới Trung Quốc trong những tháng gần đây, trong đó có Ngoại trưởng Antony Blinken, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen, Đặc phái viên Hoa Kỳ về Khí hậu John Kerry, Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo.


Nga tấn công trung tâm điều khiển máy bay không người lái của Ukraina

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/09/anh-man-hinh-2023-09-04-luc-073656.png

Ảnh minh họa: Stanislav Krasilnikov/TASS. 

Truyền thông Nga đưa tin, nhóm chiến đấu Dnepr của họ đã tấn công vào trung tâm điều khiển máy bay không người lái, nơi lưu trữ vũ khí chiến lược của lực lượng Ukraina.

Ngoài trung tâm điều khiển UAV thì nhiều khí tài khác của UKraina cũng bị thiệt hại bởi cuộc tấn công. 

Cụ thể, ngày 3/9, Roman Kodryan nói với hãng tin TASS rằng, các quân nhân của nhóm chiến đấu Dnepr của Nga đã tấn công, phá huỷ trung tâm điều khiển máy bay không người lái đặt tại Kherson, và họ cũng tấn công cả nơi cất giữ vũ khí lẫn phương tiện chiến đấu bọc thép của lực lượng vũ trang Ukraina.

Ông Kodryan cũng nói thêm rằng, một khẩu pháo M777 do Mỹ sản xuất đã bị phá hủy gần khu định cư Ingulets.

Theo Roman Kodryan, chỉ trong 1 ngày, nhóm chiến đấu Dnepr đã thực hiện hơn 50 đợt tấn công vào các cứ điểm quan trọng của Ukraina.

Ông Kodryan nói thêm, “ngoài trung tâm điều khiển máy bay không người lái và địa điểm lưu trữ vũ khí chiến lược của lực lượng Ukraina ở khu vực này bị tấn công, thì Các đội súng cối và pháo D-30 của họ đã bị tiêu diệt trong các khu vực khu định cư Goncharnaya, Burgunka, Verovka và Otradokamenka”.

Liên Thành

Ghi chú: hiện nay chính phủ Nga đã đưa ra luật ngăn cấm mọi thông tin bất lợi cho Nga (HD Press)


Ukraina: Máy bay không người lái phá hủy hệ thống pháo hạng nặng của Nga

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/09/anh-man-hinh-2023-09-04-luc-073118.png

Pháo phản lực hạng nặng TOS-1A Solntsepyok. (Ảnh: Twitter). 

Một máy bay không người lái FPV của nước này đã phá hủy hệ thống pháo phản lực hạng nặng TOS-1A Solntsepyok của Nga ở vùng Luhansk, theo trang Militarnyi của Ukraina.

Pháo phản lực TOS-1A được đặt biệt danh Solntsepyok (tạm dịch là Lửa Mặt trời), đây là hệ thống phóng tên lửa và phóng đạn nhiệt áp 24 nòng 220mm đặt trên phần khung thường được sử dụng cho chiến tăng chủ lực T-72. 

Tác động của vụ nổ do hệ thống pháo phản lực này gây ra là “hết sức kinh hoàng”, bởi sức ép của nó kéo dài rất lâu và sóng nhiệt tạo ra nóng hơn, và kinh khủng hơn bất kỳ đầu đạn truyền thống nào.

Đó là còn chưa kể việc toàn bộ lượng oxy tại khu vực đó nhanh chóng “bị nuốt chửng” tạo ra một vùng chân không khiến cho binh sĩ đối phương ẩn nấp trong boongke hoặc các hang động chết ngạt. 

Theo trang tin quân đội của Ukraina, Người điều hành hệ thống máy bay tấn công không người lái của Ukraina thuộc Lữ đoàn cơ giới 92 “Ivan Sirko” thông tin về việc đã bắn trúng mục tiêu Pháo phản lực TOS-1A của Nga.

Theo hình ảnh thu được máy bay không người lái đã bắn trúng phần trên của bệ phóng, và làm nổ tên lửa của hệ thống pháo phản lực Nga.

Theo các nguồn tin, hệ thống pháo phản lực hạng nặng Lửa mặt trời -TOS-1A của Nga lúc đầy đủ đạn dược sẽ gồm có 24 tên lửa.

Một nguồn tin nói rằng Lực lượng Phòng vệ Ukraina đã phá hủy 4 hệ thống súng phun lửa tương tự, trong khi 3 hệ thống khác đã bị thu giữ và sử dụng để tấn công ngược lại quân Nga. 

Theo Bộ quốc phòng Ukraina, kể từ khi bắt đầu cuộc chiến, quân đội Nga được trang bị khoảng 50 hệ thống pháo hạng nặng Lửa mặt trời.

Liên Thành


Ông Medvedev so sánh ông Zelensky với Hitler và nói người Nga đừng mơ việc đàm phán với phương Tây

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/09/anh-man-hinh-2023-09-04-luc-074824.png

Ông Dmitry Medvedev, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga (ảnh: TASS). 

Ông Dmitry Medvedev, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, trong một phát biểu mới đây lên án việc Washington và các đồng minh ở châu Âu tiếp tục hỗ trợ Kyiv bất chấp hành động của Ukraina cho thấy, họ ngày càng giống Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai. Và Mát Xcơ va nên từ bỏ hy vọng hòa giải thành công với phương Tây.

Ông Dmitry Medvedev nói rằng, các nhà lãnh đạo Ukraina “ngày càng nói nhiều về việc buộc tất cả người Nga phải chịu trách nhiệm”, ông cũng giải thích thêm rằng, với phát biểu này chính quyền Kyiv coi tất cả công dân Nga là đối tượng phải chịu trách nhiệm, và phân biệt những người đang sống trên lãnh thổ nước Nga mới là người Nga, bất chấp nguồn gốc dân tộc của họ – những người Ukraina là từ đâu.

Trong một đề cập không công khai về kế hoạch của Đức Quốc xã đối với Liên Xô ngày trước, cựu tổng thống Medvedev nói rằng, thế giới đã nhìn thấy những tham vọng tương tự từ Ukraina với Nga.

Ông Medvedev lưu ý rằng, Ukraina vẫn đang được hầu hết các nhà lãnh đạo phương Tây cũng như Nhật Bản, Australia và New Zealand ủng hộ. Và với ông, những người này đều là những kẻ“đồng lõa trực tiếp và hiển nhiên của Quốc xã”.

Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga sau đó nhấn mạnh rằng, nước Nga không nên“mơ mộng ngọt ngào” về việc đạt được sự hòa giải với phương Tây. Ông cũng gọi liên minh lớn này là một“gia đình có quan hệ tình cảm lộn xộn, và giới tính không rõ ràng”

Đáng chú ý, ông Medvedev trước đó đã từng lên án việc công khai tôn vinh chủ nghĩa Quốc xã ở Ukraina, khi quốc gia này ​​kêu gọi trao Huân chương Stepan Bandera cho các quân nhân Ukraina trong cuộc chiến.

Bandera được biết đến là một nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc Ukraina khét tiếng trong Thế chiến thứ hai, tổ chức của người này chịu trách nhiệm về các vụ thảm sát hàng loạt ở Ukraina, bao gồm cả việc thanh lọc sắc tộc đối với hơn 100.000 người Do Thái và người Ba Lan.

Ông Medvedev đã so sánh sáng kiến ​​này của ông Zelensky với các mệnh lệnh của Adolf Hitler hay Benito Mussolini.

Liên Thành


Trung Quốc giấu tin về dịch sốt xuất huyết ở Vân Nam

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/09/anh-man-hinh-2023-09-04-luc-075158.png

Ảnh minh họa. 

Dịch sốt xuất huyết gần đây đã bùng phát ở tỉnh Vân Nam, các bệnh viện đã trở nên quá tải và đã xuất hiện nhiều trường hợp tử vong. Tuy nhiên, vẫn như mọi khi, chính quyền Trung Quốc gần như không công bố tin tức gì, Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung cho hay.

Huyện Di Lặc tỉnh Vân Nam Trung Quốc được biết đã thực hiện chiến dịch tiêu diệt sốt xuất huyết kéo dài 18 ngày, họ tuyên bố rằng, đó chỉ là do một loại “sinh vật truyền bệnh” và không có dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết.

Mạng lưới Phát thanh Trung ương Trung Quốc ngày 30/8 đưa tin, toàn bộ thành phố Di Lặc, Vân Nam đang trải qua chiến dịch khử trùng kéo dài 18 ngày, từ ngày 29/8 đến ngày 15/9, công việc khử trùng “sinh vật truyền bệnh” được thực hiện trong phạm vi 30,7km2.

Tuy nhiên báo cáo này không đề cập đến bất kỳ lý do chính xác nào của việc khử trùng, và điều này làm dấy lên những cuộc tranh luận sôi nổi trong dư luận.

Một cư dân của thành phố Di Lặc xác nhận với phóng viên thời báo Đại Kỷ Nguyên rằng, việc phun thuốc khử khuẩn là do dịch sốt xuất huyết. Người này cho biết thành phố hiện nay ngày nào cũng “đầy khói thuốc diệt khuẩn”, và có rất nhiều người đến bệnh viện vì các triệu chứng sốt xuất huyết. 

Trong tình hình dịch sốt xuất huyết bùng phát ở Vân Nam hiện nay, cơ quan chức năng vẫn chưa công bố số ca mắc và tử vong. Trang web chính thức của Ủy ban Y tế tỉnh Vân Nam thì đăng tải hai bài viết về bệnh sốt xuất huyết và cách phòng ngừa.

Liên Thành


ISW: Lực lượng Ukraina tiếp tục tấn công gần Bakhmut, tiến về phía tây tỉnh Zaporizhzhia

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/09/anh-man-hinh-2023-09-02-luc-152238.png

Lực lượng vũ trang Ukraine (Ảnh: Getty). 

Ngày 1/9, ISW dẫn lời Bộ Tổng tham mưu Ukraina cho biết, lực lượng nước này tiếp tục các hoạt động tấn công ở phía nam Bakhmut. 

Theo ISW, dựa trên các cảnh quay định vị địa lý cho thấy: lực lượng Ukraina đã tiến nhẹ về phía tây bắc Klishchiivka, cách Bakhmut khoảng 7km về phía tây nam.

Đồng thời, Bộ Tổng tham mưu Ukraina báo cáo rằng các lực lượng Ukraina đã đạt được thành công theo hướng

Novodanylivka-Novopokropivka (cách Orikhiv 5 đến 13km về phía nam) ở phía tây tỉnh Zaporizhzhia. Tuy nhiên, quân đội Ukraina không nêu chi tiết về bước tiến này.

Trong khi đó, các nguồn tin Nga khẳng định: quân đội Nga đã đẩy lùi các cuộc tấn công của Ukraina gần Robotyne (cách Orikhiv 10 km về phía nam) và Verbove (cách Orikhiv 18 km về phía đông nam).

Liên Thành


Các phi hành gia trên ISS trở về Trái Đất an toàn

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/09/phihanhgiatunhan.jpg

(Ảnh minh họa: Blue Planet Studio/Shutterstock) 

Hôm 4/9 vừa qua, nhóm các phi hành gia vũ trụ Mỹ, Nga và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã trở về Trái Đất an toàn, qua đó kết thúc sứ mệnh khoa học kéo dài 6 tháng trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), theo tờ Space.

Tàu vũ trụ của công ty khai phá không gian SpaceX đã thực hiện nhiều thao tác để tiến vào quỹ đạo hồi quyển và hạ cánh an toàn bằng dù xuống vùng biển ngoài khơi bang Florida của Mỹ.

Bốn phi hành gia trở về Trái Đất lần này – gồm hai nhà du hành thuộc Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) Stephen Bowen và Warren “Woody” Hoburg, nhà du hành người Nga Andrei Fedyaev và nhà du hành UAE Sultan al-Neyadi – đều có thể trạng khỏe mạnh khi tiếp đất. Không xảy ra sự cố nào trong quá trình hạ cánh.

Chia sẻ trước khi rời ISS, các nhà du hành vũ trụ cho biết họ thèm được tắm nước nóng, thưởng thức những tách cà phê bốc khói và tận hưởng không khí đại dương. Chuyến bay trở về của họ đã bị hoãn lại 1 ngày do thời tiết xấu tại Florida.

Sứ mệnh lần này được cho là đặc biệt có ý nghĩa đối với cá nhân phi hành gia Sultan al-Neyadi nói riêng và đất nước UAE nói chung khi anh trở thành công dân Ả Rập đầu tiên đi bộ ngoài không gian trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên ISS.

Trong đoạn phim do NASA công bố, phi hành gia al-Neyadi trong trang phục bảo hộ bước ra ngoài không gian từ ISS và mang quốc kỳ UAE, cùng với đồng nghiệp người Mỹ Steve Bowen. Chuyến đi dài khoảng 7 giờ trong ngày 29/4, nhằm thay thế một số thiết bị tần số vô tuyến và chuẩn bị cho việc lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời. Anh cho biết: “Trở thành phi hành gia Ả Rập đầu tiên đi bộ ngoài không gian là một vinh dự và trách nhiệm lớn lao. Tôi mong muốn đại diện cho đất nước mình và tiếp tục hành trình đặc biệt đã được những người đi trước khởi xướng này”.

Theo kế hoạch, cuối tháng này, ISS sẽ chứng kiến một đợt thay đổi phi hành đoàn tiếp theo, khi 2 nhà du hành người Nga và 1 người Mỹ trở về Trái Đất sau một năm lưu lại đây. Thời gian lưu trú của nhóm này đã tăng gấp đôi sau khi tàu Soyuz của họ bị rò rỉ toàn bộ chất làm mát và buộc phải triển khai tàu mới thay thế.

Bạn đang sao chép nội dung của Trí Thức VN. Nếu là cá nhân sử dụng, vui lòng ghi rõ nguồn trithucvn.org. Nếu là website, kênh truyền thông, vui lòng chỉ sử dụng nội dung khi có sự cho phép của Trí Thức VN.


ASEAN ngày càng nhạt nhòa?

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN sẽ họp thượng đỉnh tại Jakarta, thủ đô của Indonesia, vào thứ Ba. Hiện một số người ở Đông Nam Á đang ngày càng thất vọng về tổ chức đa phương hàng đầu khu vực này, vốn đang hoạt động chậm chạp và kém hiệu quả.

Vấn đề thể hiện rõ nhất trong cách xử lý thiếu nhất quán của ASEAN đối với Myanmar, nước đã chìm trong nội chiến sau cuộc đảo chính quân sự tháng 2 năm 2021. Các thành viên bị chia rẽ, khi các nước dân chủ phản đối chính quyền Myanmar hơn các nước chuyên chế. Sau khi ASEAN cấm các tướng lĩnh Myanmar tham gia họp cấp cao toàn khối vào năm 2022, Thái Lan đã phá bỏ hàng ngũ để dẫn đầu một cuộc đối thoại riêng với chính quyền hồi cuối năm ngoái.

ASEAN cũng gặp khó khăn trong việc đàm phán một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc ở Biển Đông với Trung Quốc, quốc gia thường xuyên bắt nạt các nước láng giềng trên biển. Tổng thống Joe Biden sẽ không đến dự hội nghị thượng đỉnh tuần này, mặc dù năm ngoái ông nói ASEAN là “trọng tâm” trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của ông. Mỗi năm trôi qua, ASEAN ngày càng có nguy cơ trở nên không còn phù hợp.


Tổng chưởng lý Texas bị luận tội

Vào thứ Ba, Thượng viện Texas sẽ nghe các tranh luận về việc liệu Ken Paxton, tổng chưởng lý của bang, có phạm tội hối lộ và lơ là nhiệm vụ khi còn đương chức hay không. Ông phủ nhận hành vi sai trái.

Vụ việc xoay quanh mối quan hệ của ông Paxton với một nhà phát triển bất động sản, người được cho là đã tài trợ cho chiến dịch chính trị của ông và chi tiền cho ông sửa nhà để đổi lấy các ưu đãi pháp lý. Các trợ lý trong văn phòng tổng chưởng lý, những người đã báo cáo các giao dịch của ông Paxton cho FBI, đều bị sa thải vào năm 2020. Hồi tháng 5, 60 người Cộng hòa đã cùng với phe Dân chủ bỏ phiếu luận tội ông Paxton tại Hạ viện bang. Một phán quyết của Thượng viện, đòi hỏi chỉ cần hơn 2/3 đồng ý, là có thể loại ông khỏi chức vụ.

Ông Paxton được biết đến với chiến dịch pháp lý không ngừng chống lại chính quyền Biden và giúp đưa chính trị Texas đi xa hơn về phía cánh hữu. Phiên tòa sẽ cho thấy liệu phe Cộng hòa Texas, vốn đã kiểm soát cơ quan lập pháp bang từ năm 2003, có mạnh dạn loại bỏ người của chính mình hay không.


Frankfurt khai mạc sự kiện IAA Mobility

Triển lãm ô tô Frankfurt từng là một trong những sự kiện lớn nhất của ngành công nghiệp ô tô thế giới. Song số lượng người tham gia ngày càng giảm và việc một số nhà sản xuất ô tô cắt giảm chi phí liên quan đã khiến ban tổ chức tuyên bố huỷ sự kiện mãi mãi từ năm 2020. Thay vào đó họ thiết kế một hội nghị thượng đỉnh khác, IAA Mobility, để lấp đầy khoảng trống. Sự kiện năm thứ hai sẽ chính thức khai mạc tại Munich vào thứ Ba tuần này. Nó tuyên bố đi ngược lại với các triển lãm ô tô truyền thống như Frankfurt bằng cách tập trung vào tất cả các loại phương tiện giao thông, từ ô tô cho đến xe đạp, xe tay ga điện tử và các loại xe điện khác.

Nhìn chung sự kiện mới vẫn nhằm mục đích tạo sân chơi cho các hãng ô tô Đức được trình làng sản phẩm trên sân nhà. Nhưng hội nghị thượng đỉnh có thể sẽ thiếu đi sự hoành tráng của Frankfurt những ngày hoàng kim. Và người Đức giờ đây đang phải đấu với Trung Quốc trên thị trường xe điện ngay ở sân nhà. IAA Mobility sẽ khó tương xứng với quy mô trong quá khứ.


New York gần như cấm phần lớn căn hộ AirBnB

“Đó là nhà của tôi,” Gia Sharp, người cho thuê một phần căn nhà của mình trên Airbnb, nói. “Việc một người nào đó có quyền yêu cầu tôi phải làm gì với nhà của mình là điên rồ.” Nhưng từ thứ Ba, căn nhà của cô và ít nhất 35.000 căn hộ khác ở thành phố New York sẽ biến mất khỏi Airbnb và các nền tảng cho thuê ngắn hạn khác.

Một luật mới của thành phố yêu cầu những người thuê nhà từ 30 ngày trở xuống phải đăng ký với chính quyền thành phố. Chủ nhà phải có mặt tại nơi lưu trú trong thời gian lưu trú và khách phải có toàn quyền sử dụng không gian này. Những người phản đối nói việc đăng ký là rất rối rắm. Theo trang tin du lịch Skift, cho đến nay chỉ có 3.250 chủ nhà đăng ký và 257 chủ nhà được phê duyệt. Những người ủng hộ luật nói nó sẽ ngăn việc cho thuê nhà bất hợp pháp, vốn khiến tình trạng thiếu nhà ở giá rẻ của thành phố trở nên trầm trọng hơn. Airbnb, công ty từng vượt qua các hạn chế ở Berlin, San Francisco và những nơi khác, đã không thể đánh bại luật này tại toà. Công ty nói nó “không khác gì một lệnh cấm.”


XEM THÊM TỪ HD PRESS

Tags: , , , , , ,

Comments are closed.