Thời sự Thứ Ba 04/7/2023: *Ấn Độ: Thượng đỉnh Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải khai mạc *


Võ Thái Hà tổng hợp


Ấn Độ : Thượng đỉnh Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải khai mạc

Hôm nay, 04/07/2023, tại New Dehli, Ấn Độ chủ trì thượng đỉnh Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải (OCS), một định chế tập hợp 9 quốc gia  khu vực Trung Á đặc biệt hai nước lớn Trung Quốc và Nga. Hội nghị  được tổ chức dưới hình thức trực tuyến.  Sự tham gia tích cực của Ấn Độ vào OCS gây không ít ngạc nhiên trong lúc New Dehli thúc đẩy các quan hệ gần gũi với phương Tây. 

Lãnh đạo các nước thành viên Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải (OCS) tham gia cuộc họp thượng đỉnh qua vidéo hội nghị. Ảnh chụp từ Kremlin, Matxcơva, Nga, ngày 04/07/2023. via REUTERS – SPUTNIK 

Anh Vũ /RFI

Thông tín viên Sébastien Farcis tại New Dehli cho biết thêm thông tin :

Cách nay hai tuần, thủ tướng Ấn Độ công du Hoa Kỳ rầm rộ đúc kết thỏa thuận chuyển giao công nghệ quân sự giữa hai nước. Chục ngày nữa, ông sẽ tới Paris dự lễ kỷ niệm quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ -Pháp. Giữa khoảng thời gian này, thủ tướng Narendra Modi chủ trì thượng đỉnh Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải, tập trung theo hướng hợp tác với Bắc Kinh và Matxcơva. Sự cách biệt lớn này được Rajesh Rajagopalan, giáo sự chính trị quốc tế thuộc đại học Jawarhalal Nehru tại New Dehli giải thích :

« Ấn Độ không muốn là đồng minh chính thức của bất kỳ nước nào nhưng muốn có quan hệ đối tác với tất cả các nước dù đó là phương Tây, Nga, các nước nam bán cầu và Ấn Độ cũng mong muốn quan hệ đối tác với cả Trung Quốc, nếu như không có vấn đề về biên giới. »

Bởi vậy Ấn Độ tiếp tục chính sách không liên kết đã theo đuổi trong thời kỳ chiến tranh lạnh, giờ đây được New Dehli gọi là chính sách ngoại giao đa cực. Nhưng trò chơi thăng bằng này có thể  nguy hiểm.

Vấn đề là Ấn Độ ngần ngại không muốn là một đối tác về an ninh, để tránh mọi sự công kích nhắm vào Trung Quốc. Vậy nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan, có khả năng Ấn Độ sẽ không sẵn sàng hỗ trợ các đồng minh phương Tây. Đây là điều có thể khiến phương Tây thất vọng.

Năm nay, Iran, một đối thủ khác của phương Tây sẽ chính thức gia nhập Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải.

Mở rộng cửa cho đồng minh của Nga 

Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị hôm nay, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi « bảo vệ hòa bình trong vùng và bảo đảm an ninh chung ».

Chủ yếu tập trung vào các vấn đề an ninh và thương mại trong khu vực Trung Á, hội nghị thượng đỉnh lần này đặt mục tiêu mở rộng ảnh hưởng của OCS với việc kết nạp Iran làm thành viên đầy đủ, chuẩn bị mở cửa đón Belarus gia nhập, hai quốc gia đồng minh thân cận với Nga hiện nay. 

Putin lần đầu xuất hiện ở hội nghị thượng đỉnh trực tuyến SCO 2023 kể từ cuộc binh biến 

reuters

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh, 

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái), Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (giữa) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp bên lề tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản ngày 28/6/2019

8 giờ trước

Các nhà lãnh đạo của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) sẽ tham dự một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến do Ấn Độ chủ trì vào hôm nay 4/7, theo Reuters

Hội nghị nhằm tìm cách mở rộng sức ảnh hưởng của nhóm Âu Á (Eurasian) bằng cách chấp nhận cả Iran và mở đường gia nhập thành viên cho Belarus.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin sẽ tham gia hội nghị thượng đỉnh trực tuyến, đây sẽ là lần đầu tiên ông Putin tham dự ở một sự kiện quốc tế kể từ khi ông dẹp tan cuộc binh biến của nhóm lính đánh thuê Wagner vào cuối tháng 6.

Được thành lập vào năm 2001 bởi Trung Quốc và Nga, SCO có các quốc gia Trung Á thuộc Liên Xô cũ là thành viên và sau đó là Ấn Độ và Pakistan. Với tám thành viên, SCO là một nhóm chính trị và an ninh tìm cách chống lại ảnh hưởng của phương Tây ở Âu Á.

Trong khi Iran dự kiến ​​​​sẽ được chấp nhận là thành viên, Belarus sẽ ký một biên bản ghi nhớ về nghĩa vụ để mở đường cho việc trở thành thành viên sau này. Khi cả hai nước, vốn có tư cách quan sát viên và có quan hệ chặt chẽ với Moscow, được chấp nhận là thành viên của SCO sẽ mở rộng sườn phía tây của nhóm ở cả châu Âu và châu Á.

Hội nghị thượng đỉnh diễn ra chỉ hai tuần sau khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi có chuyến công du đến Mỹ và được Tổng thống Joe Biden chào đón bằng nghi lễ cấp nhà nước. Hai nước tự gọi mình là “trong số các đối tác thân thiết nhất trên thế giới”.

Ấn Độ, quốc gia giữ cương vị chủ tịch SCO và G20 năm nay, đã thắt chặt quan hệ ngoại giao khi quan hệ giữa các quốc gia phương Tây và quan hệ đối tác Nga-Trung trở nên căng thẳng do Moscow xâm lược Ukraine vào năm ngoái và sự hiện diện ngày càng quyết đoán của Bắc Kinh trên chính trường địa chính trị toàn cầu.

Putin đã điện đàm với Modi vào tuần trước để thảo luận về hậu quả của cuộc binh biến của tập đoàn lính đánh thuê đã bị dập tắt. Trong cuộc thảo luận, ông Modi nhắc lại lời kêu gọi đối thoại và ngoại giao liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine.

Năm ngoái, bên lề hội nghị thượng đỉnh ở Uzbekistan, ông Modi đã nói với ông Putin rằng đây không phải là kỷ nguyên chiến tranh, đây là lần gần nhất Ấn Độ đề cập trực tiếp vấn đề chiến tranh với nhà lãnh đạo Nga.

Dầu của Nga

Cả ông Putin lẫn ông Tập dự kiến ​​sẽ đến thăm New Delhi vào tháng 9 khi Ấn Độ đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh G20, nơi ông Biden và các nhà lãnh đạo của các quốc gia thành viên khác cũng có thể sẽ xuất hiện.

Ấn Độ đã từ chối việc đổ lỗi cho Nga về cuộc chiến và tăng cường thương mại song phương chủ yếu bằng cách nâng lượng dầu mua từ Nga lên mức cao kỷ lục, điều này đã khiến một số nước phương Tây khó chịu.

Hội nghị thượng đỉnh hôm nay cũng sẽ chứng kiến ​​lần đầu tiên ông Modi xuất hiện trực tuyến với ông Tập Cận Bình kể từ tháng 11 khi hai nhà lãnh đạo có mặt tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Indonesia.

Mối quan hệ giữa hai gã khổng lồ châu Á sở hữu vũ khí hạt nhân đã trở nên lạnh nhạt hơn trong ba năm nay khi đôi bên vướng vào một cuộc đối đầu liên tục ở biên giới Himalaya.

Hội nghị cũng sẽ giúp ông Modi đối thoại trực tuyến với người đồng cấp Pakistan Shehbaz Sharif, 10 tháng sau khi cả hai cùng tham dự hội nghị thượng đỉnh SCO ở Uzbekistan.

New Delhi đã thông báo vào tháng trước rằng hội nghị thượng đỉnh sẽ được tổ chức trực tuyến mà không đưa ra bất lời giải thích nào. Ấn Độ sẽ bàn giao chức chủ tịch của khối cho Kazakhstan tại hội nghị thượng đỉnh.

Các quốc gia thành viên SCO dự kiến ​​sẽ thảo luận về Afghanistan, khủng bố, an ninh khu vực, biến đổi khí hậu và hòa nhập kỹ thuật số, cùng các chủ đề khác.

Bộ trưởng Ngoại giao của các thành viên SCO đã gặp nhau tại Goa của Ấn Độ vào tháng 5, khép lại bằng màn tấn công lẫn nhau giữa hai nước láng giềng từng có thâm thù – Ấn Độ và Pakistan về Kashmir, chủ nghĩa khủng bố và mối quan hệ song phương ngày càng xấu đi.


Bộ trưởng Tài chính Mỹ sẽ thăm Trung Quốc trong tuần này

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/07/Janet_Yellen-scaled-1.jpg

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen. (Ảnh: flickr/Federalreserve) 

Bộ Tài chính Mỹ ngày 2/7 thông báo rằng Bộ trưởng Janet Yellen sẽ có chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 6-9/7 tới đây, trong bối cảnh hai quốc gia đang tìm cách gia tăng tiếp xúc cấp cao, theo hãng tin Reuters.

Cụ thể, theo thông báo của Bộ Tài chính Mỹ, các cuộc thảo luận của bà Yellen với các quan chức cấp cao Trung Quốc sẽ tập trung vào các cách thức “quản lý có trách nhiệm” các mối quan hệ song phương, liên lạc trực tiếp về các lĩnh vực gây quan ngại và phối hợp giải quyết các thách thức toàn cầu.

Chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Yellen diễn ra khoảng hai tuần sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, trong đó hai bên nhất trí ổn định mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ông Blinken là Ngoại trưởng Mỹ đầu tiên thăm Trung Quốc sau 5 năm quan hệ giữa hai nước căng thẳng vì nhiều vấn đề.

Trước đó, kênh truyền hình MSNBC ngày 28/6 đã phát cuộc phỏng vấn với Bộ trưởng Tài chính Mỹ, trong đó bà Yellen cho biết bà hy vọng thăm Trung Quốc để thiết lập lại tiếp xúc với Bắc Kinh, trong bối cảnh có những bất đồng giữa 2 nước.

Trả lời cuộc phỏng vấn, bà Yellen cho rằng hai nước cần thảo luận với nhau về những bất đồng hiện nay để không có những hiểu lầm. Dẫu vậy, bà cho rằng Mỹ đang và sẽ hành động để bảo vệ các lợi ích an ninh quốc gia cho dù việc này gây thiệt hại về mặt kinh tế.

Phan Anh


Bà Yellen thảo luận ‘thẳng thắn’ với đặc phái viên Trung Quốc trong bối cảnh Bắc Kinh kiềm chế xuất cảng kim loại 

Bộ trưởng Ngân khố Janet Yellen điều trần về đề nghị ngân sách liên bang cho năm tài khóa 2024 của chính phủ Tổng thống Biden trước Ủy ban Tài chính Thượng viện tại Tòa nhà Văn phòng Thượng viện Dirksen trên Điện Capitol ở Hoa Thịnh Đốn hôm 16/03/2023. (Ảnh: Chip Somodevilla/Getty Images) 

Aldgra Fredly 

04/7/2023

Hôm thứ Hai (03/07), Bộ trưởng Ngân khố Janet Yellen đã gặp đại sứ Trung Quốc trong bối cảnh cuộc chiến vi mạch bán dẫn ngày càng gay gắt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc khi Bắc Kinh đã áp đặt các hạn chế mới đối với xuất cảng kim loại. 

Cùng ngày, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết các mặt hàng liên quan đến gali và germanium, vốn rất quan trọng để sản xuất chất bán dẫn, sẽ bị kiểm soát xuất cảng bắt đầu từ ngày 01/08 nhằm “bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia.” 

Theo bộ này, các nhà xuất cảng hai kim loại nói trên sẽ phải xin giấy phép và cung cấp các giấy chứng nhận, cũng như thông tin chi tiết về nơi sử dụng cuối cùng của các mặt hàng này, nếu họ muốn vận chuyển kim loại ra khỏi Trung Quốc. 

Cũng trong cùng ngày, Bộ Ngân khố Hoa Kỳ cho biết bà Yellen đã có cuộc thảo luận “thẳng thắn” và “hiệu quả” với Đại sứ Trung Quốc Tạ Phong (Xie Feng) về mối quan hệ song phương và những thách thức toàn cầu liên quan đến các vấn đề tài chính. 

Cuộc gặp này diễn ra trước chuyến thăm của bà Yellen tới Bắc Kinh vào ngày 06/07 để gặp gỡ các quan chức cao cấp của Trung Quốc. Bà Yellen sẽ là quan chức cấp cao thứ hai của Hoa Kỳ đến thăm nước này sau Ngoại trưởng Antony Blinken, người đã đến thăm Bắc Kinh hồi tháng trước để ổn định mối quan hệ căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. 

Trước đây, bà Yellen nói rằng Hoa Kỳ tìm kiếm một mối bang giao lành mạnh với Trung Quốc và kêu gọi “sự hợp tác về những thách thức cấp bách toàn cầu của thời đại chúng ta,” chẳng hạn như biến đổi khí hậu và căng thẳng về nợ nần. 

Bà đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc giải quyết các vấn đề quan trọng như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tiếp cận thị trường, và chuyển giao công nghệ, vốn là những điểm gây tranh cãi trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. 

Bà Yellen nói tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp John Hopkins hồi tháng Tư rằng, “Chúng ta không tìm cách tách rời nền kinh tế của chúng ta khỏi Trung Quốc. Sự chia tách hoàn toàn nền kinh tế của chúng ta sẽ là thảm họa đối với cả hai quốc gia. Điều đó sẽ gây bất ổn cho phần còn lại của thế giới.” 


Cuộc chiến vi mạch bán dẫn Mỹ-Trung

Mặc dù Trung Quốc không nói rõ động cơ đằng sau việc thực hiện các biện pháp kiểm soát xuất cảng kim loại, nhưng hành động này được nhiều người xem là một phản ứng trả đũa đối với các hạn chế xuất cảng sâu rộng của Hoa Kỳ đối với các chuyến hàng vận chuyển công cụ sản xuất vi mạch bán dẫn sang Trung Quốc. 

Năm ngoái (2022), Hoa Kỳ đã áp đặt các hạn chế đối với việc tiếp cận công nghệ sản xuất vi mạch bán dẫn của Mỹ để cản trở những tiến bộ về công nghệ và quân sự của Trung Quốc. 

Vi mạch bán dẫn tân tiến được sử dụng để chế tạo mọi thứ, từ xe bán tải đến hỏa tiễn siêu thanh. Hiện tại, hơn 60% nguồn cung cấp vi mạch bán dẫn trên thế giới được sản xuất tại Đài Loan, trong số đó có nhiều loại vi mạch bán dẫn được Hoa Kỳ trợ giúp nghiên cứu và thiết kế. 

Ổ đĩa rời thể rắn dành cho khách hàng trung tâm dữ liệu của Micron Technology được giới thiệu tại sự kiện ra mắt sản phẩm ở San Francisco vào ngày 24/10/2019. (Ảnh: Stephen Nellis/Reuters)

Ổ đĩa rời thể rắn dành cho khách hàng trung tâm dữ liệu của Micron Technology được giới thiệu tại sự kiện ra mắt sản phẩm ở San Francisco vào ngày 24/10/2019. (Ảnh: Stephen Nellis/Reuters) 

Kể từ đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã trả đũa bằng cách cấm các sản phẩm của Micron, nhà sản xuất vi mạch bán dẫn dành cho bộ nhớ của Hoa Kỳ, viện dẫn lý do rủi ro về an ninh quốc gia mà Hoa Thịnh Đốn tuyên bố là “không có cơ sở thực tế.” 

Hôm 21/05, Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) đã kêu gọi các nhà khai thác “cấu trúc thông tin quan trọng” tại địa phương ngừng mua hàng từ Micron, nói rằng công ty này đã không vượt qua được quá trình rà soát an ninh mạng. Tuy nhiên, CAC không cung cấp chi tiết cụ thể về những rủi ro được xác định trong quá trình điều tra. 

Ông John Kirby, phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc, nói với các phóng viên rằng Hoa Thịnh Đốn sẽ tiếp tục cố gắng cải thiện liên lạc với Bắc Kinh bất chấp lệnh cấm Micron. 

Ông lưu ý rằng, tại hội nghị thượng đỉnh G-7 diễn ra ở Nhật Bản, Tổng thống Joe Biden cho biết sự cố khinh khí cầu do thám của Trung Quốc “đã thay đổi mọi thứ”, nhưng “tôi nghĩ quý vị sẽ thấy trạng thái đó bắt đầu cải thiện rất nhanh.” 

Tuy nhiên, ông Trầm Vinh Khâm (Shen Rongqin), giáo sư phụ tá tại Đại học York ở Canada, nói với The Epoch Times rằng căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ sẽ tiếp tục.

Ông Trầm cho biết: “Khi Hoa Kỳ áp đặt một lệnh phong tỏa chất bán dẫn toàn diện đối với Trung Quốc, từ thiết kế vi mạch bán dẫn đến thử nghiệm và đóng gói tân tiến, thì Micron có thể đã thấy điều này (Lệnh cấm của Bắc Kinh) đang đến và chuẩn bị sẵn sàng.”

Bản tin có sự đóng góp của Alex Wu và Andrew Thornebrooke

Vân Du biên dịch


Nhật Bản xây dựng hầm trú ẩn hạt nhân

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/07/hamtruano-nhat.jpg
(Ảnh: Chụp màn hình) 

Tổ chức phi lợi nhuận ở Nhật xây hầm trú ẩn hạt nhân theo thông số của Thụy Sĩ, có trị giá khoảng 230.000 USD, trước mối lo ngại an ninh về những biến động trên thế giới, theo tờ Japan Times.

Các chính trị gia Nhật Bản đang thảo luận về vấn đề xây dựng hầm ngầm trú ẩn do lo ngại cuộc xung đột ở Ukraine có thể dẫn tới chiến tranh hạt nhân. Nhật Bản cũng lo ngại về mối đe dọa từ Triều Tiên, khi nước này phóng tên lửa kỷ lục 37 lần vào năm ngoái.

Cụ thể, Hiệp hội Hầm trú ẩn Hạt nhân Nhật Bản (J-Shelter) đã xây dựng một hầm ngầm tại bãi đỗ xe đối diện trụ sở của tổ chức này tại Tsukuba, tỉnh Ibaraki. Từ 10/5, hiệp hội đã tổ chức khoảng 40 chuyến tham quan cho các chuyên gia xây dựng, chính trị gia và truyền thông, nhưng cơ sở chưa được mở cửa với công chúng.

Căn hầm rộng 48 m2, với diện tích sinh hoạt khoảng 25,6 m vuông, có thể chứa một gia đình gồm 4 người lớn, ba trẻ nhỏ và một thú cưng trong tối đa hai tuần. Tiện ích gồm nhà vệ sinh di động, hệ thống lọc không khí và cửa chống nổ dày 200 mm.

Hầm được xây dựng theo thông số kỹ thuật của Thụy Sĩ, nơi yêu cầu phải xây nơi trú ẩn cho mọi người dân vào những năm 1960, giai đoạn cao trào của Chiến tranh Lạnh.

Theo J-Shelter, cấu trúc căn hầm có thể chịu được sức công phá như vụ thả bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki năm 1945, nếu nó cách tâm vụ nổ khoảng 1 km.

Chi phí xây hầm mẫu của J-Shelter là 40 triệu yen (230.000 USD). Tuy nhiên, hiệp hội khẳng định mức giá thi công sau này sẽ là khoảng 20-30 triệu yen/căn (138.000-200.000 USD), chưa bao gồm giá đất ở nơi xây dựng.

J-Shelter cho biết họ muốn nâng cao nhận thức của người dân và khuyến khích mọi người xây hầm. Họ muốn những nơi trú ẩn khác được xây dựng theo tiêu chuẩn họ đã sử dụng. Hiệp hội nói thêm sự quan tâm về các hoạt động của họ gần đây tăng mạnh, với số thành viên tăng từ hai công ty lên khoảng 30 chỉ trong hơn một năm.

“Chúng tôi đã nghĩ tới việc xây dựng nơi này trước cả khi Nga mở chiến sự ở Ukraine. Nhưng phải từ mùa xuân năm ngoái chúng tôi mới thực sự bắt tay vào làm”, giám đốc hiệp hội Takahiro Kawashima cho hay.

Phan Anh


Macron nỗ lực kiểm soát bạo loạn

Vào thứ Ba, tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ tổ chức một cuộc họp có hơn 200 thị trưởng của các thị trấn và vùng ngoại ô đã bị tàn phá bởi bạo lực và bạo loạn trong tuần qua. Trong số đó có Vincent Jeanbrun, thị trưởng trung hữu của vùng ngoại ô nam Paris L’Haÿ-les-Roses, người mà cổng nhà riêng của ông đã bị thúc đổ bởi một chiếc xe cháy vào tối thứ Bảy. Vợ ông bị gãy chân khi cùng các con tháo chạy khỏi pháo hoa nhắm vào người họ.

Bạo loạn bùng nổ sau khi một tài xế tuổi teen bị cảnh sát bắn chết trong khi kiểm tra giao thông hôm 27 tháng 6, và dường như đã lên đến đỉnh điểm. Nó buộc ông Macron phải hủy chuyến thăm cấp nhà nước tới Đức để quản lý khủng hoảng và gặp các nhà lãnh đạo của hai viện quốc hội. Tổng thống hy vọng việc triển khai hàng chục nghìn cảnh sát sẽ giúp ổn định tình hình. Chính phủ ông giờ đây sẽ đi giải quyết nguyên nhân gây ra biến động xã hội đột ngột.


Triển vọng kinh tế của Đức qua dữ liệu thương mại 

Vào thứ ba, Đức sẽ công bố số liệu thương mại nước ngoài của tháng 5. Cũng như tháng trước, triển vọng có vẻ khả quan hơn. Hồi tháng 4, cơ quan thống kê quốc gia Destatis đã ghi nhận mức tăng 1,2% dù thị trường dự đoán giảm 2,5%. Đáng chú ý nhất là trong tháng 4, xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 10,1% lên 8,5 tỷ euro (9,3 tỷ USD). Điều đó cũng giúp cải thiện tình trạng thâm hụt thương mại kéo dài của Đức với đối tác thương mại lớn nhất của mình. Xuất khẩu của Đức sang Mỹ, thị trường lớn nhất, cũng tăng 4,7% so với tháng 3. Bấy nhiêu là đủ bù đắp cho thương mại sụt giảm với Anh và đặc biệt là với Nga.

Dữ liệu mới được công bố giữa lúc các nhà đầu tư trở nên bi quan hơn về cuộc suy thoái kỹ thuật của Đức (được tính là hai quý tăng trưởng âm liên tiếp). Lĩnh vực sản xuất đã suy thoái trong tháng 6 khi cả đơn đặt hàng mới và sản xuất đều giảm. Do đó, một tin tốt từ văn phòng thống kê sẽ giúp xoa dịu phần nào.


Quyết định quan trọng của ngân hàng trung ương Úc

Có những dấu hiệu cho thấy lãi suất đang bắt đầu giảm xuống ở Úc. Lạm phát năm đã giảm xuống mức thấp nhất trong 13 tháng là 5,6% trong tháng 5, từ mức 6,8% của tháng 4. Nhưng tăng trưởng GDP cũng đang chậm lại. Liệu điều này có thuyết phục được Ngân hàng Dự trữ Úc giữ nguyên lãi suất ở mức 4,1% trong cuộc họp vào thứ Ba hay không?

Giới phân tích mong đợi ít nhất một lần tăng nữa trong những tháng tới. Lạm phát cơ bản (không tính giá thực phẩm, nhiên liệu, và du lịch trong kỳ nghỉ) vẫn cao hơn mục tiêu 2-3% của ngân hàng trung ương. Thị trường lao động vẫn thắt chặt và giá nhà đang tăng trở lại.

Thống đốc Philip Lowe nói ông muốn “giữ cho nền kinh tế ổn định.” Nhưng tiếp tục thắt chặt sẽ đánh gục nền kinh tế. Đó hứa hẹn là một trải nghiệm mới lạ cho nhiều người Úc. Ngoại trừ một đợt suy thoái ngắn trong đại dịch, Úc chưa trải qua cuộc suy thoái kinh tế nào trong hơn 30 năm qua.


Medvedev: Đối đầu Nga-phương Tây sẽ kéo dài, xung đột với Ukraine sẽ ‘vĩnh viễn’ 

04/7/2023 – Reuters 

Cựu tổng thống Nga Dmitry Medvedev.

Cựu tổng thống Nga Dmitry Medvedev. 

Cựu tổng thống Nga Dmitry Medvedev cảnh báo rằng cuộc đối đầu của Moscow với phương Tây sẽ kéo dài hàng chục năm và cuộc xung đột với Ukraine có thể trở thành vĩnh viễn.

Ông Medvedev, từng được phương Tây coi là một nhà hiện đại hóa cấp tiếng, đã nổi lên như một trong những nhân vật có tiếng nói diều hâu nhất của Nga kể từ khi Moscow tiến hành cái mà họ gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine vào năm ngoái.

Hiện là phó chủ tịch Hội đồng An ninh, quan điểm của ông phản ánh một số suy nghĩ ở cấp cao nhất của Điện Kremlin, theo các quan chức Nga.

Trong một bài viết cho tờ báo Rossiiskaya Gazeta của chính phủ, ông nói căng thẳng giữa Nga và phương Tây “tồi tệ hơn nhiều” so với cuộc khủng hoảng phi đạn Cuba năm 1962 khi thế giới đứng bên bờ vực của một cuộc xung đột hạt nhân.

Ông Medvedev cho rằng một cuộc chiến tranh hạt nhân là “rất có thể xảy ra” nhưng không có khả năng sẽ có người chiến thắng. Ông thường xuyên nói rằng việc phương Tây ủng hộ Ukraine làm gia tăng nguy cơ xung đột hạt nhân.

Ông trích dẫn những khác biệt rõ rệt về Ukraine, hướng đi của nhân loại, và cách cấu trúc trật tự thế giới.

Ông Medvedev viết: “Có một điều mà các chính trị gia thuộc mọi tầng lớp không muốn thừa nhận: một Ngày tận thế như vậy không chỉ có thể xảy ra mà còn rất có thể xảy ra”.

Các nhà phân tích phương Tây cho rằng điều mà họ gọi là “đòn đe dọa hạt nhân” của ông Medvedev là một chiến thuật nhằm gây sợ hãi cho phương Tây để giảm hỗ trợ quân sự cho Ukraine mà thay vào đó dựa vào Kyiv để bắt đầu đàm phán hòa bình với Moscow.

Nhiều quốc gia ở phương Tây, nói rằng họ đang giúp Ukraine tự vệ trước một cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa tàn bạo, đã hứa sẽ sát cánh cùng Kyiv cho đến cùng.

Hoa Kỳ, nhà tài trợ quân sự và tài chính lớn nhất của Ukraine, cho biết họ không muốn tham gia vào một cuộc xung đột trực tiếp với Nga để tránh nguy cơ chiến tranh hạt nhân.

Ukraine khẳng định không đàm phán cho đến khi đánh đuổi hết binh lính Nga ra khỏi lãnh thổ của mình.

Ông Medvedev nói Moscow vẫn quyết tâm ngăn chặn Ukraine gia nhập NATO.

“Mục tiêu của chúng tôi rất đơn giản – loại bỏ mối đe dọa về tư cách thành viên của Ukraine trong NATO. Và chúng tôi sẽ đạt được điều đó. Bằng cách này hay cách khác”, ông nói.

Với quy tắc của NATO rằng một nước đang có xung đột lãnh thổ thì không được phép gia nhập, ông Medvedev nói cuộc xung đột với Ukraine có thể trở thành “vĩnh viễn” do bản chất tồn tại của nó đối với Moscow.

Ông nói rằng cách duy nhất để xuống thang căng thẳng giữa Nga và phương Tây là tham gia vào các cuộc đàm phán cam go.

“Cuộc đối đầu sẽ rất dài và đã quá muộn để chế ngự những kẻ ngoan cố,” ông Medvedev nói. “Cuộc đối đầu này sẽ kéo dài trong nhiều chục năm.”


Mỹ khuyến cáo công dân cân nhắc rủi ro khi tới Trung Quốc 

04/7/2023 – AP 

Ảnh phối hợp Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương (trái) và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken.

Ảnh phối hợp Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương (trái) và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken. 

Hoa Kỳ khuyến cáo người Mỹ cân nhắc việc du hành tới Trung Quốc vì thực thi pháp luật tùy tiện và các lệnh cấm xuất cảnh tùy tiện cũng như nguy cơ bị giam giữ sai trái.

Không có trường hợp cụ thể nào được trích dẫn, nhưng khuyến cáo được đưa ra sau khi một công dân Hoa Kỳ 78 tuổi bị kết án tù chung thân vì tội gián điệp vào tháng 5 năm nay.

Diễn biến này theo sau việc thông qua Luật Quan hệ Đối ngoại sâu rộng vào tuần trước vốn đe dọa sẽ có các biện pháp đối phó chống lại những người bị coi là gây tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc.

Trung Quốc gần đây cũng đã thông qua luật phản gián được viết rất bao quát khiến cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài quan ngại, với các văn phòng bị khám xét cùng một điều luật trừng phạt những người nước ngoài chỉ trích Trung Quốc.

“Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) tùy tiện thực thi luật pháp địa phương, bao gồm ban hành lệnh cấm xuất cảnh đối với công dân Hoa Kỳ và công dân của các quốc gia khác, mà không có quy trình công bằng và minh bạch theo luật,” khuyến cáo của Hoa Kỳ cho biết.

“Công dân Hoa Kỳ đi du lịch hoặc cư trú tại Trung Quốc có thể bị giam giữ mà không được tiếp cận với các dịch vụ lãnh sự của Hoa Kỳ hoặc tiếp cận với thông tin về hành vi mà họ bị cáo buộc phạm tội,” khuyến cáo cảnh báo.

Khuyến cáo cũng nói rằng chính quyền Trung Quốc “dường như có toàn quyền coi nhiều loại tài liệu, dữ liệu, số liệu thống kê hoặc tài liệu là bí mật nhà nước và bắt giữ cũng như truy tố các công dân nước ngoài với cáo buộc hoạt động gián điệp.”

Khuyến cáo liệt kê một loạt các hành vi có thể bị xem là phạm tội, từ tham gia biểu tình đến gửi tin nhắn chỉ trích chính sách của Trung Quốc hoặc thậm chí chỉ đơn giản là tiến hành nghiên cứu về các lĩnh vực được coi là nhạy cảm.

Các lệnh cấm xuất cảnh có thể được sử dụng để buộc các cá nhân tham gia vào các cuộc điều tra của chính phủ Trung Quốc, gây áp lực buộc các thân nhân trong gia đình trở về từ nước ngoài, giải quyết các tranh chấp dân sự có lợi cho công dân Trung Quốc và “đạt được đòn bẩy thương lượng đối với các chính phủ nước ngoài”, khuyến cáo cho biết.

Khuyến cáo tương tự đã được ban hành cho các khu vực bán tự trị của Trung Quốc như Hong Kong và Macao. Khyến cáo đề ngày 30/6 và loan báo qua email cho báo giới vào ngày 3/7.

Trước đây, Hoa Kỳ đã đưa ra các khuyến cáo tương tự cho công dân của mình, nhưng những khuyến cáo trong những năm gần đây chủ yếu cảnh báo về sự nguy hiểm của việc bị phong tỏa nghiêm ngặt và kéo dài trong khi Trung Quốc đóng cửa biên giới trong ba năm theo chính sách hà khắc “zero-COVID”.

Nhìn chung, Trung Quốc phản ứng một cách giận dữ với điều mà họ coi là những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm bôi xấu hệ thống độc tài do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Trung Quốc đã đưa ra các khuyến cáo du hành của riêng mình liên quan đến Hoa Kỳ, cảnh báo về sự nguy hiểm của tội phạm, của nạn phân biệt đối xử chống người châu Á và chi phí chăm sóc y tế khẩn cấp đắt đỏ.

Trung Quốc chưa phản hồi đối với khuyến cáo du hành của Mỹ ngày 3/7.

Không có thông tin chi tiết về các cáo buộc chống lại điệp viên John Shing-Wan Leung vì hệ thống chính trị độc đoán của Trung Quốc và do sự kiểm soát tuyệt đối của Đảng Cộng sản cầm quyền đối với các vấn đề pháp lý. Ông Leung, người cũng có hộ khẩu thường trú tại Hong Kong, đã bị giam giữ tại thành phố Tô Châu phía đông nam từ ngày 15 tháng 4 năm 2021 — thời điểm Trung Quốc đóng cửa biên giới và hạn chế chặt chẽ việc di chuyển của người dân trong nước để kiểm soát sự lây lan của COVID-19.

Các cảnh báo được đưa ra khi quan hệ Mỹ-Trung đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm, về thương mại, công nghệ, về vấn đề Đài Loan và nhân quyền, mặc dù các bên đang thực hiện một số bước để cải thiện tình hình. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tuần trước đã có chuyến thăm Bắc Kinh bị trì hoãn từ lâu và Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen sẽ thực hiện chuyến đi rất được mong đợi tới Bắc Kinh trong tuần này. Trung Quốc gần đây cũng đã bổ nhiệm một đại sứ mới tại Washington, người đã trình ủy nhiệm thư trong cuộc gặp với Tổng thống Joe Biden tại Tòa Bạch Ốc.

Tuy nhiên, các sự kiện khác cũng chỉ ra sự thử thách trong mối quan hệ. Trung Quốc đã chính thức phản đối vào tháng trước sau khi ông Biden gọi lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình là “nhà độc tài”, vài ngày sau chuyến thăm của ông Blinken.

Ông Biden phớt lờ sự phản đối, nói rằng những lời nói của ông sẽ không có tác động tiêu cực đến quan hệ Mỹ-Trung và ông vẫn mong sớm gặp ông Tập. Ông Biden cũng đã khiến Bắc Kinh chỉ trích bằng cách tuyên bố rõ ràng rằng Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Đài Loan tự trị nếu Trung Quốc, nước tuyên bố hòn đảo này là lãnh thổ của mình, tấn công hòn đảo này.

Ông Biden nói những tuyên bố thẳng thừng của ông về Trung Quốc “không phải là điều mà tôi sẽ thay đổi nhiều”.

Chính quyền Biden cũng chịu áp lực từ cả hai đảng phải có đường lối cứng rắn đối với Trung Quốc, khiến vấn đề này trở thành một trong số ít vấn đề mà hầu hết các đảng viên Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đồng ý.

Cùng với một số người Mỹ bị giam giữ, hai người Úc gốc Hoa, Cheng Lei, người trước đây làm việc cho đài truyền hình nhà nước Trung Quốc, và nhà văn Yang Jun, đã bị giam giữ lần lượt từ năm 2020 và 2019 mà không có thông tin gì về bản án của họ.

Có lẽ trường hợp giam giữ tùy tiện khét tiếng nhất liên quan đến hai người Canada, Michael Kovrig và Michael Spavor, đã bị giam giữ ở Trung Quốc vào năm 2018, ngay sau khi Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu, giám đốc tài chính của Huawei Technologies và là con gái của người sáng lập tập đoàn công nghệ này theo yêu cầu dẫn độ của Mỹ.

Họ bị buộc tội về các tội liên quan đến an ninh quốc gia mà không bao giờ được giải thích và được trả tự do ba năm sau khi Hoa Kỳ dàn xếp các cáo buộc gian lận đối với bà Mạnh. Nhiều quốc gia gọi hành động của Trung Quốc là “chính trị con tin.”

https://www.voatiengviet.com/a/my-khuyen-cao-cong-dan-can-nhac-rui-ro-khi-toi-trung-quoc/7165591.html


Thái Lan : Lãnh đạo đảng Tiến Bước buộc thỏa hiệp, khó trở thành thủ tướng

Các nhà lập pháp Thái Lan hôm nay, 04/07/2023, đã nhất trí bầu một chính trị gia kỳ cựu và là lãnh đạo một đảng nhỏ làm chủ tịch Hạ Viện. Kết quả này báo hiệu một sự hòa hoãn giữa hai đảng đối lập lớn nhất trong việc thương lượng thành lập một chính phủ liên minh mới.  

Ông Pita Limjaroenrat, lãnh đạo đảng Move Forward (Tiến Bước), tại một cuộc họp báo ở Bangkok, Thái Lan, ngày 22/05/2023. REUTERS – ATHIT PERAWONGMETHA 

Minh Anh /RFI

Reuters nhận định, việc đề cử ông Wan Muhamad Noor Matha, 79 tuổi, được nhiều người xem như là một sự thỏa hiệp giữa các đối tác liên minh, đảng Move Forward – MFP (Tiến Bước) về đầu trong cuộc bầu cử Quốc Hội ngày 14/05/2023 và đảng Pheu Thai. Hai vị trí phó chủ tịch thuộc về đảng Move Forward và đảng Pheu Thai. 

Vài giờ trước cuộc bỏ phiếu, ông Pita Limjaroenrat, lãnh đạo MFP, đã chấp nhận rút ứng cử vị trí chủ tịch Hạ Viện, do cho đến phút chót, đảng Pheu Thai vẫn từ chối ủng hộ ông Pita vào vị trí quan trọng, liên quan đến việc thông qua các dự luật, theo như tường thuật từ AFP.  

Ông Wan Muhamad Noor Matha, lãnh đạo đảng Prachachart, một thành viên trong liên minh tám đảng do Move Forward và Pheu Thai thống lĩnh, gốc người miền Nam, thuộc sắc tộc Mã Lai Hồi Giáo, từng nắm giữ vị trí chủ tịch Hạ Viện.  

Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của ông là ấn định ngày cho cuộc bỏ phiếu chung của Quốc Hội lưỡng viện gồm 750 thành viên để bầu chọn thủ tướng cho phép thành lập một chính phủ mới, dự trù diễn ra vào cuối tuần tới. Liên minh tám đảng tập hợp được 312 ghế đang ủng hộ ông Pita Limjaroenrat.  

Tuy nhiên, để trở thành lãnh đạo chính phủ, lãnh đạo đảng Move Forward phải hội đủ 376 lá phiếu, tức quá bán của lưỡng viện. Như vậy, trong trường hợp này, ông Pita còn phải cần đến 64 lá phiếu từ các đảng đối thủ hoặc từ 250 thành viên Thượng Viện do quân đội bổ nhiệm, vốn dĩ có xu hướng bảo thủ phản đối đường lối tự do của đảng MFP.  

Điều này làm dấy lên lo ngại, không rõ động thái tiếp theo của liên minh tám đảng sẽ là gì nếu ông Pita thất bại. Một chuyên gia trường đại học Ubon Ratchathani được Reuters dẫn lại, đặt câu hỏi « liệu Pheu Thai có đổi phe nếu cuộc bỏ phiếu ban đầu cho Pita thất bại hay không ? » 

Còn theo phân tích của nhà chính trị học Punchada Sirivunnabood, trường đại học Mahidol, được AFP trích dẫn, việc ông Pita không có được sự hậu thuẫn của liên minh cho chức chủ tịch Hạ Viện cho thấy cơ may hạn hẹp để ông Pita lên nắm quyền lãnh đạo cao nhất trong chính phủ, nhưng điều đó cho phép « tạm thời chấm dứt xung khắc » trong nội bộ liên minh cầm quyền. 

Trong suốt chiến dịch vận động tranh cử, MFP đã thu hút sự quan tâm của giới trẻ với một loạt các cam kết trong đó có việc chấm dứt gọi tòng quân, chấp nhận hôn nhân đồng tính và đề nghị cải cách gây tranh cãi về luật khi quân hà khắc. 

Tags: , , , , ,

Comments are closed.