Thời sự Thứ năm 02/11/2023


Võ Thái hà tổng hợp

Chiến tranh Israel-Hamas : TT Mỹ kêu gọi « tạm ngừng » giao tranh vì lý do nhân đạo

Thu Hằng /RFI -02/11/2023

Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi Israel và Hamas « tạm ngừng » giao tranh để có thời gian đưa các « con tin » – từ ngữ cải chính của Nhà Trắng –   ra khỏi Gaza. Phát biểu hôm 01/11/2023 trong cuộc họp về xung đột, ông Biden khẳng định đã thuyết phục thủ tướng Israel và nói chuyện với tổng thống Sissi để Ai Cập mở cửa đón các con tin. Cùng ngày, Liên Hiệp Quốc và nhiều nước lên án hai vụ tấn công của Israel vào trại tị nạn Jabaliya lớn nhất Gaza. 

Khói bốc lên từ Gaza sau vụ tấn công của Israel, ngày 09/10/2023.

Khói bốc lên từ Gaza sau vụ tấn công của Israel, ngày 09/10/2023. REUTERS – MOHAMMED SALEM 

Tổng thống Mỹ nhắc lại « Israel có quyền và trách nhiệm bảo vệ công dân của họ trước khủng bố và phải tiến hành theo đúng luật pháp quốc tế và nhân đạo, đặt ưu tiên bảo vệ thường dân ». Ông chia sẻ đau thương với người dân Palestine ở Gaza sống trong bom đạn, thiếu thốn, đồng thời khẳng định không ngừng nỗ lực các gia đình được đoàn tụ. Tuy nhiên, theo AFP, Nhà Trắng chỉ kêu gọi « tạm ngừng » giao tranh để cứu trợ hoặc sơ tán thường dân, chứ không phải « đình chiến » vì như vậy sẽ rơi vào bẫy của Hamas.

Từ cuối tuần qua, Israel tăng cường oanh kích phía bắc Gaza nơi có hệ thống đường hầm chằng chịt của Hamas, song song với chiến dịch trên bộ. Trại tị nạn Jabaliya, lớn nhất ở Gaza, đã bị Israel oanh kích trong hai ngày 31/10 và 01/11, khiến hàng trăm người chết, theo thông tin của Hamas. Trong khi đó Israel khẳng định trong vụ oanh kích này đã triệt hạ được Muhammad Atzar, đứng đầu đơn chống tăng của Hamas.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cho biết « kinh hoàng » về vụ tấn công của Israel. Tối 01/11, Cao Ủy Nhân Quyền cho rằng những vụ oanh kích đó có thể cấu thành « tội ác chiến tranh » do « số nạn nhân thường dân cao và quy mô phá hủy ». Pháp, Đức bày tỏ « quan ngại sâu sắc về thiệt hại nghiêm trọng » và nhắc lại « nghĩa vụ bảo vệ thường dân ». Jordanie phản ứng mạnh hơn khi trở thành nước Ả Rập đầu tiên triệu hồi « ngay lập tức » đại sứ ở Israel để phản đối. Thổ Nhĩ Kỳ và Iran kêu gọi tổ chức một hội nghị quốc tế tránh để cuộc khủng hoảng lan rộng trong vùng.

Gaza : « Nước chúng tôi uống, người ta còn không dám đưa cho súc vật »

Theo Hamas, quân đội Israel oanh kích khu phố Tal al-Hawa, phía tây thành phố Gaza, trong đêm 01-02/11. Người dân ở Gaza ngày càng sống trong vô vọng, theo lời kể của một ngư dân với thông tín viên RFI Sami Boukhelifa tại Jérusalem :

« Zakaria sống ở thành phố Gaza. Gia đình ông tiếp đón 140 người. Nhiều người thân phải rời miền bắc nơi các trận oanh kích ngày càng dữ dội. Tìm cách tồn tại là thách thức hàng ngày. Ông nói : « Nước mà chúng tôi uống ư ? Anh thậm chí còn không thể đưa cho súc vật uống. Nhà chúng tôi lúc này có hai cháu bé mới chỉ vài tháng tuổi. Chúng tôi không thể cho chúng uống nước này. Tôi chạy ngang dọc khắp Gaza cả ngày để tìm mua nước đóng chai. Nhưng hôm nay, tôi chẳng tìm được gì ».

Ngư dân Gaza này cũng không tìm lương thực. Ông nói thêm : « Tầu chiến Israel đã đánh phá cảng Gaza. Hầu hết tầu cá của chúng tôi đã bị cháy. Kể cả khi cuộc chiến này chấm dứt, tôi cũng không nghĩ là chúng tôi được phép ra khơi. Kiếm thức ăn, thực sự là ngày càng khó. Các cánh đồng ở ngoại ngô Gaza thì bị oanh kích. Ngoài chợ cũng chẳng còn rau ».

Về viện trợ nhân đạo từ Ai Cập, Zakaria cho biết « chưa thấy chút dấu vết nào. Chắc chỉ vừa đủ cung cấp cho những người sơ tán xuống miền nam Gaza » ».


Hoa Kỳ: Hạ viện thông qua dự luật ngăn chặn viện trợ cho Hamas trong bối cảnh chiến sự ở Israel 

Jackson Richman – Hồng Ân lược dịch

Thứ năm, 02/11/2023 

Hạ viện thông qua dự luật ngăn chặn viện trợ cho Hamas trong bối cảnh chiến sự ở Israel

Phía Hạ viện của tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn hôm 16/10/2023. (Ảnh: Madalina Vasiliu/The Epoch Times) 

Trong bối cảnh chiến sự Israel-Hamas sắp chạm mốc một tháng, hôm 01/11, Hạ viện đã thông qua hai dự luật nhắm mục tiêu vào nhóm khủng bố Hamas và nước hậu thuẫn cho nhóm này là Iran. 

Đạo luật Ngăn chặn Viện trợ Quốc tế cho Hamas, do Dân biểu Brian Mast (Cộng Hòa-Florida) đưa ra, đã được thông qua với tỷ lệ 363 phiếu thuận-46 phiếu chống, trong đó một thành viên Đảng Cộng Hòa cùng với 45 thành viên Đảng Dân Chủ bỏ phiếu phản đối đạo luật này. 

Dự luật này sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quốc gia và cá nhân ngoại quốc ủng hộ Hamas và phong trào Thánh chiến Hồi giáo Palestine (PIJ), cũng được Hoa Kỳ nhận định là một tổ chức khủng bố. 

Dự luật sẽ yêu cầu tổng thống, trong vòng 180 ngày kể từ ngày dự luật được ban hành, phải áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với người ngoại quốc và bất kỳ quốc gia ngoại quốc nào viện trợ cho Hamas. 

Dự luật này sẽ hết hạn sau bảy năm hoặc 30 ngày sau khi tổng thống xác nhận rằng Hamas, PIJ, hoặc các tổ chức liên đới của họ không còn phải chịu lệnh trừng phạt. 

Các quốc gia ngoại quốc cung cấp viện trợ cho Hamas sẽ không nhận được viện trợ của Hoa Kỳ trong ít nhất một năm. 

Hơn nữa, tổng thống sẽ được yêu cầu nộp một báo cáo lên Quốc hội kèm theo bản đánh giá về các hoạt động và tài sản của Hamas, Thánh chiến Hồi giáo Palestine, và các tổ chức liên đới của họ cũng như danh sách các quốc gia cung cấp một số hình thức viện trợ nhất định cho Hamas. Tổng thống phải nộp bản báo cáo này trong vòng không quá 90 ngày sau ngày ban hành Đạo luật, và định kỳ cứ 180 ngày/lần sau đó. 

Nghị quyết dài ba trang lên án chương trình hạt nhân của Iran do Chủ tịch Ủy ban Ngoại vụ Hạ viện Michael McCaul (Cộng Hòa-Texas) đưa ra, đã được thông qua với tỷ lệ 354 phiếu thuận-53 phiếu chống, với 50 thành viên Đảng Dân Chủ và 3 thành viên Đảng Cộng Hòa bỏ phiếu chống. 

Nghị quyết nêu rõ, “Chính sách của Hoa Kỳ đó là không chấp nhận một nước Cộng hòa Hồi giáo Iran có hạt nhân; rằng Iran không được phép sở hữu vũ khí hạt nhân trong bất kỳ trường hợp hoặc điều kiện nào; sử dụng mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn Iran có được vũ khí hạt nhân; đồng thời công nhận và ủng hộ quyền tự do hành động của các đối tác và đồng minh, bao gồm cả Israel, nhằm ngăn chặn Iran có được vũ khí hạt nhân.” 

Nghị quyết lưu ý rằng Iran đã làm giàu uranium với độ tinh khiết là 60%, đồng thời cũng trích dẫn rằng nước này đã làm giàu uranium lên tới 90%, có thể sử dụng để sản xuất vũ khí hạt nhân. Iran thực hiện hành động này sau cuộc tấn công năm 2021 vào một trong những cơ sở hạt nhân của nước này. Độ tinh khiết, theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế trực thuộc Liên Hiệp Quốc, là “tỷ lệ, được biểu thị bằng phần trăm, hoạt độ phóng xạ của nhân phóng xạ đánh dấu trong thuốc phóng xạ so với tổng hoạt độ của các nhân phóng xạ có trong thuốc phóng xạ.” 

Dự luật này cũng dẫn lời cựu Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mark Milley vào tháng Ba, “Iran có thể sản xuất vật liệu phân hạch cho vũ khí hạt nhân trong vòng chưa đầy hai tuần và sẽ chỉ mất vài tháng để chế tạo một vũ khí hạt nhân thực sự.” 

Nghị quyết đề cập rằng “các thanh sát viên của IAEA đã tìm thấy các hạt phân tử uranium được làm giàu tới 83.7% tại cơ sở hạt nhân Fordow của Iran hồi tháng 01/2023.”

Nghị quyết này gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng “hành động leo thang hạt nhân mà Iran đang tiến hành gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với Hoa Kỳ cũng như các đối tác và đồng minh của nước này, bao gồm cả Israel.”

https://www.epochtimesviet.com


Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson ủng hộ viện trợ Ukaine tách bạch với viện trợ Israel

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/10/mike.jpg

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson hôm thứ Tư (1/11) đã nói với các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa tại Thượng viện rằng ông sẽ ủng hộ gói viện trợ cho Ukraine miễn là nó không gắn với viện trợ cho Israel.

Lập trường nêu trên của ông Johnson là tương phản với quan điểm của Lãnh đạo Đa số Thượng viện Chuck Schumer (Đảng Dân chủ, New York) và Lãnh đạo Thiểu số Thượng viện Mitch McConnell (Đảng Cộng hòa, Kentucky). Hai ông Schumer và McConnell đều muốn các khoản viện trợ Israel, Ukraine và Đài Loan gắn kèm với khoản chi tiêu cho an ninh biên giới Mỹ.

Chủ tịch Hạ viện Johnson nói ông sẽ ủng hộ viện trợ cho Ukraine cho dù khoản đó có thể là nhỏ hơn nhiều so với yêu cầu 60 tỷ USD của chính quyền Biden.

Cho đến nay, Mỹ đã đang viện trợ cho Ukraine hơn 113 tỷ USD để giúp nước này kháng chiến chống Nga.

Thượng nghị sĩ John Cornyn (Đảng Cộng hòa, Texas) cho biết ông Johnson đã tuyên bố rằng chi tiêu cho an ninh biên giới Mỹ và viện trợ Ukraine là “gắn với nhau không thể gỡ ra được”.

Thượng nghị sĩ Roger Marshall (Đảng Cộng hòa, Kansas) nói rằng nếu các gói viện trợ nước ngoài đa dạng và chi tiêu cho an ninh biên giới nằm chung trong một gói chi tiêu, thì “nhóm họp kín của ông sẽ chống lại, và điều đó có thể sẽ là dấu chấm hết cho lãnh đạo Hạ viện”.

Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Josh Hawley (Đảng Cộng hòa, Missouri) nhận xét về phát biểu của ông Johnson như sau: “Ông ta đã nói hết lần này đến lần khác, ‘Nghe này, đối với tôi đó chỉ là con số. Tôi không thể đặt chúng chung với nhau’”.

Ông Johnson đang đề xuất gói viện trợ riêng biệt cho Israel là hơn 14 tỷ USD và bù đắp bằng cắt giảm chi tiêu cho Sở Thuế vụ liên bang (IRS). Đề xuất này khả năng sẽ vấp phải sợ phản đối gay gắt từ Đảng Dân chủ.

Tuyên bố về ủng hộ viện trợ Ukraine của ông Johnson đến sau khi ngày càng có nhiều thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa tại Thượng viện băn khoăn hơn về viễn cảnh thông qua được khoản viện trợ Ukraine. Nhiều thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa tin rằng thời hạn 17/11 có thể là cơ hội cuối cùng để phê duyệt một gói viện trợ đáng kể cho Ukraine.

Một thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa nói với trang tin Punchbowl News rằng: “Chúng ta có ba tuần để hoàn thành việc này. Nếu chúng ta không hoàn thành được việc này, thì chúng ta đang nói với Nga rằng họ có thể tiến chiếm Ukraine”.

Xuân Thành (Theo Breitbart News)


Bolivia cắt đứt quan hệ với Israel, các nước khác triệu hồi phái viên ở Gaza

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/11/50618493181_27f29a8b4e_k-1024x683-1.jpg

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu từng tuyên bố “sẽ xoá sổ Hamas” (Ảnh minh hoạ, nguồn : Ron Przysucha/Public Domain) 

Bolivia hôm thứ Ba (31/10) cho biết họ đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel vì các cuộc tấn công vào Dải Gaza, trong khi các nước láng giềng là Colombia và Chile triệu hồi đại sứ của họ tại quốc gia Trung Đông này để tham vấn.

Ba quốc gia Nam Mỹ gồm Bolivia, Colombia và Chile chỉ trích các cuộc tấn công của Israel vào Gaza, lên án Israel vì gây ra cái chết cho công dân Palestine.

Bolivia “quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao với nhà nước Israel để phủ nhận và lên án cuộc tấn công quân sự hung hãn và không cân xứng của Israel đang diễn ra ở Dải Gaza”, Thứ trưởng Ngoại giao Freddy Mamani cho biết trong một cuộc họp báo.

Ba nước kêu gọi ngừng bắn, trong đó Bolivia và Chile thúc đẩy chuyển viện trợ nhân đạo vào khu vực và cáo buộc Israel vi phạm luật pháp quốc tế.

Tổng thống Colombia Gustavo Petro gọi các cuộc tấn công là “thảm sát người dân Palestine” trong một bài đăng trên mạng xã hội X (tên cũ là Twitter).

Bộ Ngoại giao Israel hiện chưa trả lời yêu cầu bình luận.

Các nước Mỹ Latinh khác như Mexico và Brazil cũng kêu gọi ngừng bắn.

Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva nói hôm thứ Sáu (27/10): “Những gì chúng ta đang thấy là sự điên rồ của thủ tướng Israel, người muốn xóa sổ Dải Gaza”.

Bolivia là một trong những quốc gia đầu tiên tích cực cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel vì cuộc chiến ở Gaza, nhằm trả đũa vụ tấn công ngày 7/10 ở miền nam Israel của các tay súng Hamas người Palestine mà Israel cho rằng đã giết chết 1.400 người, bao gồm cả trẻ em và bắt 240 người làm con tin.

Bolivia từng cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel vào năm 2009 dưới thời chính phủ của Tổng thống cánh tả Evo Morales, cũng để phản đối hành động của Israel ở Gaza.

Năm 2020, chính phủ của Tổng thống lâm thời cánh hữu Jeanine Anez đã thiết lập lại quan hệ.

Tổng thống Bolivia Jeanine Anez cho biết trên mạng xã hội hôm thứ Hai (30/10): “Chúng tôi phản đối tội ác chiến tranh đang xảy ra ở Gaza. Chúng tôi ủng hộ các sáng kiến quốc tế nhằm đảm bảo viện trợ nhân đạo, tuân thủ luật pháp quốc tế”.

Cơ quan y tế Gaza cho biết 8.525 người, trong đó có 3.542 trẻ em, đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel kể từ ngày 7 tháng 10. Các quan chức Liên Hợp Quốc cho biết hơn 1,4 triệu thường dân ở Gaza (trong dân số khoảng 2,3 triệu người ở Gaza) đã trở thành vô gia cư.

Quân đội Israel cáo buộc Hamas ( lực lượng do Iran hậu thuẫn, đang cai trị lãnh thổ ở dải Gaza) sử dụng các tòa nhà dân sự để làm vỏ bọc cho các tay súng, chỉ huy và cất giữ vũ khí.

Anh Nguyễn


Nếu không kịp “rút củi đáy nồi”, e rằng chiến tranh sẽ lan rộng

Trương Nhân Tuấn – 01/11/2023

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/11/gazawar.jpg

Nếu không kịp “rút củi đáy nồi”, hay làm nguội những cái đầu quá nóng, e rằng chiến tranh sẽ lan rộng.

Tối hôm qua Tổng thống Biden nhắc lại nguyên nhân chiến tranh Afghanistan. Dự trù kéo dài 10 năm, Mỹ phải ở lại thêm 10 năm. Bin Laden bị tiêu diệt, nhưng rốt cục Mỹ phải bỏ Afghanistan lại cho Taliban. Còn tổ chức Al Qaida thì “biến tướng” trở thành những tổ chức khủng bố khác, như Daech.

Có lẽ Tổng thống Biden muốn nhắc cho “những cái đầu nóng” thấy rằng, việc đổ bộ vào Gaza thì dễ, nhưng việc tiêu diệt đám khủng bố này phải cần những biện pháp “khác hơn là chiến tranh thuần túy”.

Ý kiến của TT Biden là phải gấp rút “rút củi đáy nồi”. Vì nếu chiến tranh lần này lan rộng, sẽ không có phe nào thắng, mà chỉ có toàn phe thất bại.

Ngay từ bây giờ đã thấy manh nha những mầm thất bại từ phía đang chiến thắng. Sau ba tuần lễ quân đội Do Thái oanh kích dải Gaza, làm cho trên 8000 thường dân thiệt mạng, trong đó có trên 2000 trẻ em, phong trào “chống Do Thái” đã trỗi dậy mạnh mẽ ở các quốc gia châu Âu, đặc biệt ở Đức và Pháp. Nhiều cuộc biểu tình đã xảy ra ở các thành phố lớn, mục đích yêu cầu quân Do Thái “ngừng giết chóc thường dân bừa bãi”.

Ở các quốc gia Hồi giáo như Malaysia, Indonesia thuộc ASEAN, nổi tiếng vốn ôn hòa, không bị ảnh hưởng chủ nghĩa “thánh chiến” hay các lý thuyết cực đoan (chủ nghĩa quốc gia Hồi giáo), các quốc gia này không coi Hamas là một tổ chức “khủng bố”, hay tổ chức có khuynh hướng tôn giáo cực đoan. Họ coi Hamas là một phong trào vũ trang, bắt nguồn từ chính nghĩa “giải phóng dân tộc”, kiểu Mặt trận Giải phóng Miền Nam hồi xưa. Nói gì tới các quốc gia Ả Rập, vốn có thù hận lâu đời với dân Do Thái.

Các thống kê gần đây ở Pháp cho thấy, đảng (có chủ trương Tân Quốc xã – Néonazisme) có nhiều xác suất thắng cử trong kỳ bầu tổng thống sắp tới. Cuộc bạo động ở một phi trường Dagestan bên Nga, quần chúng nổi dậy “tự phát” tìm dân gốc Do Thái, mục đích trả thù cho dân trong dải Gaza. Ta cũng thấy các tập đoàn kinh tế có nguồn gốc Do Thái cũng bị tấn công (như McDonald)…

Bởi vì trước dư luận quốc tế, cho dầu biện hộ cách nào, “tự vệ chính đáng” hay “trả thù chính đáng”. Với những lập luận “dân Gaza liên đới chịu trách nhiệm về hành vi của Hamas”, thì trước luật, mọi hành vi giết chóc thường dân đều là tội ác chiến tranh.

Tức là cho dầu thù ghét và kinh tởm Hamas đến mức nào, ta phải nhìn nhận một thực tế là thế giới đã phân cực: Phe bài Do Thái và phe ủng hộ Do Thái. Từ quan điểm này, ta có thể kết luận rằng, nỗ lực của Mỹ nhằm liên kết các quốc gia chống Trung Quốc đang trên đà sụp đổ.

Những gì đã và đang xảy ra trên diễn đàn LHQ, cho ta thấy khuynh hướng chính trị của các quốc gia. Ngay cả ở các quốc gia ủng hộ Do Thái nhiệt tình. Chưa chắc nội tình các quốc gia này dân chúng sẽ ủng hộ lập trường chính phủ.

Vì vậy phải “rút củi đáy nồi”, phải tạt nước lạnh vào những cái đầu nóng. Mạng người là quý. Các con tin chỉ có thể được thả (hay trao đổi) bằng các nỗ lực ngoại giao, chớ không bao giờ được giải cứu (toàn bộ) bằng vũ lực.

Nếu phải hy sinh trên 200 con tin chỉ nhằm để thỏa mãn ý chí trả thù (hay để thực hiện âm mưu chính trị?) như muốn “cào bằng và thanh lọc Gaza” của một vài cá nhân, kiểu diều hâu Netanyahu, thì đây là một hành vi vô luân, không khác gì Hamas.


Hơn 5.000 người di dân từ Nam Mexico tới biên giới Hoa Kỳ

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/11/didantoimy.jpg

Người di cư từ Trung Mỹ đi bộ đến biên giới Hoa Kỳ (Ảnh nguồn: Moise Castillo/AP) 

Khoảng 5.000 người đã tham gia một đoàn lữ hành ở miền nam Mexico hướng tới biên giới với Hoa Kỳ.

Tập trung ở Chiapas, đoàn di dân này là cuộc tụ tập lớn nhất trong năm nay. Những người tham gia đã chán ngấy tốc độ trì trệ của hệ thống xử lý người nhập cư của Mexico, thay vào đó họ đang lựa chọn cơ hội với Mỹ, Theo tờ Daily Mail.

Nhóm di dân này bao gồm những người đến từ Venezuela, Cuba, Haiti và phần lớn Trung Mỹ. Trưởng đoàn lữ hành ông Irineo Mujica nói với đài truyền hình Real America’s Voice hôm thứ Hai (30/10) rằng “chính quyền Biden đã bỏ qua vấn đề nhập cư.”

Ông Irineo Mujica nói: “Rất nhiều quốc gia [mà] đang thúc đẩy làn sóng nhập cư bằng cách cung cấp phương tiện, vận chuyển người dân… để đảm bảo rằng phần lớn lượng nhập cư này sẽ đi thẳng vào Hoa Kỳ”.

Ông nói về những quốc gia mà người di cư chỉ cần tiến vào rất nhanh: “Mọi quốc gia đều cung cấp cho họ phương tiện đi lại… chỉ đẩy họ vào và để họ vào”.

Đoàn lữ hành xuất hiện khi Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ báo cáo có hơn 7 triệu cuộc chạm trán với người di cư ở biên giới đất liền phía Tây Nam kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức.

Dòng người khổng lồ ngày càng gây lo ngại về an ninh, đặc biệt là trong bối cảnh xung đột Israel-Hamas đang diễn ra và các báo cáo gần đây cho biết Bộ An ninh Nội địa đã tiếp nhận hàng trăm nghìn người nước ngoài không được chấp nhận thông qua việc sử dụng ứng dụng xử lý người di cư CBP One.

Anh Nguyễn

Chuyên gia Nga cho biết: Thế chiến III đã bắt đầu

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/11/chuyengianga.jpg

Fyodor Lukyanov phát biểu tại một hội nghị năm 2014 ở London (Ảnh nguồn: Anthony Harvey/Getty Images, The New York Times) 

Ông Fyodor Lukyanov, chuyên gia chính sách đối ngoại hàng đầu của Nga, cho biết Chiến tranh thế giới thứ Ba đang diễn ra. Ông tin rằng trật tự thế giới vốn “khó chịu” nhưng “có thể quản lý được” như hiện nay, đang bị phá vỡ và dường như không có cơ chế nào để giải quyết các xung đột, hay cả sự leo thang đang diễn ra giữa Israel và Hamas.

Ông Lukyanov, chủ tịch đoàn Hội đồng Chính sách đối ngoại và quốc phòng (SVOP), đồng thời là tổng biên tập tạp chí ‘Nga trong Các vấn đề toàn cầu’, đã đưa ra nhận xét này trong một cuộc phỏng vấn do tờ Komsomolskaya Pravda đăng vào tuần trước.

Ông Lukyanov nói, gần đây thế giới đã chứng kiến những cuộc xung đột cũ, những xung đột đã đóng băng nhưng bùng phát trở lại. Ông trích dẫn sự thù địch ở Nagorno-Karabakh, xung đột Nga-Ukraine và sự leo thang mới ở Trung Đông làm ví dụ.

Ông Lukyanov cũng đảm nhận vị trí giám đốc nghiên cứu của Câu lạc bộ Thảo luận Quốc tế Valdai. Ông cho rằng hàng loạt xung đột đang diễn ra thực chất là một Thế chiến mới, có vẻ khác biệt đáng kể so với hai cuộc xung đột toàn cầu trong thế kỷ 20.

“Có một chuỗi xung đột ảnh hưởng đến toàn thế giới. Trên thực tế, Thế chiến thứ Ba đã đang diễn ra. Theo những gì hiện nay, nó vẫn khá hơn những cuộc chiến tranh xảy ra ở thế kỷ 20, nhưng chẳng có niềm vui.”

“Theo bản năng, chúng ta kỳ vọng rằng cuộc chiến sẽ bắt đầu giống như Đại chiến hoặc [Chiến tranh thế giới thứ hai]. Nhưng những cuộc chiến như vậy có lẽ sẽ không xảy ra nữa – xét cho cùng, vũ khí hạt nhân vẫn đang cản trở”, chuyên gia Nga nói.

Ông cũng cảnh báo rằng sự leo thang ở Trung Đông không phải là cuộc xung đột cuối cùng xảy ra. Nhiều sự thù địch hơn dự kiến sẽ sớm bùng phát trên toàn thế giới – và dường như hiện tại không ai có khả năng ngăn chặn chúng.

“Trật tự quốc tế đang bị phá vỡ. Đó là một điều không hề dễ chịu, dựa trên sợ hãi, hủy diệt lẫn nhau, nhưng có thể kiểm soát được. Các cuộc chiến tranh ở Trung Đông đã từng nổ ra trước đây, nhưng Liên Xô và Mỹ đã can thiệp và dập tắt chúng cho đến cuộc xung đột tiếp theo. Và bây giờ tôi không thấy bất kỳ cơ chế giải quyết tạm thời nào”, ông Lukyanov nói.

Ông lưu ý rằng nhóm chiến binh Palestine Hamas rõ ràng đã chọn “đúng” thời điểm để tấn công Israel, vì nước này đã trải qua “hỗn loạn nội bộ thường trực” trong hơn một năm qua.

Anh Nguyễn (Theo RT)

Tập đoàn Adani vượt qua khó khăn

Đã gần một năm kể từ khi Tập đoàn Adani đối mặt với những cáo buộc gian lận từ Hindenburg, một công ty bán khống của Mỹ. Tập đoàn Ấn Độ phủ nhận cáo buộc rằng một người trong gia đình Adani đã thao túng giá cổ phiếu của một công ty con. Giá trị thị trường của các công ty Adani đã giảm từ hơn 200 tỷ USD xuống dưới 100 tỷ USD.

Tuy nhiên, tập đoàn vẫn tiếp tục phát triển. Đầu tháng này, họ đã nhận được gói tái cấp vốn trị giá 3,5 tỷ USD từ 10 ngân hàng quốc tế. Tuần này, một trong những công ty lớn nhất của họ, Adani Green Energy, đã báo cáo lợi nhuận quý 3 tăng 149% so với cùng kỳ năm ngoái. Adani Enterprises, công ty hàng đầu của tập đoàn, cũng hy vọng đạt được kết quả khả quan tương tự khi báo cáo vào thứ Năm.

Nhưng hậu quả từ vụ Hindenburg còn lâu mới kết thúc. Hôm thứ Tư, cơ quan quản lý chứng khoán Ấn Độ đã công bố các quy định minh bạch chặt chẽ hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, nhằm ngăn chặn những hành vi thao túng giá cổ phiếu mà Adani bị cáo buộc đã thực hiện. Cuối tháng này, Tòa án Tối cao Ấn Độ dự kiến sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng về các cáo buộc.

Khác biệt giữa các ông lớn dầu mỏ Âu – Mỹ

Shell, gã khổng lồ dầu mỏ của Anh, sẽ báo cáo thu nhập quý vào thứ Năm. Kết quả nhiều khả năng sẽ kém so với mức lợi nhuận kỷ lục hồi năm ngoái. Ông chủ mới của công ty, Wael Sawan, đang chịu áp lực lớn: cùng với BP, một công ty dầu mỏ lớn khác của Anh, Shell phải đối mặt với yêu cầu làm nhiều hơn nữa để giảm thiểu biến đổi khí hậu. Điều này khiến cả hai công ty đặt cược vào năng lượng tái tạo, vốn đang hoạt động không hiệu quả. Sawan thừa nhận rằng mình từng hy vọng lợi nhuận từ các khoản đầu tư vào năng lượng tái tạo “sẽ đến sớm hơn.”

Cả hai công ty đều chịu áp lực từ Phố Wall. BP và Shell đã tụt hậu về hiệu quả tài chính so với ExxonMobil và Chevron, hai đối thủ lớn đến từ Mỹ, những công ty đã từ chối đầu tư vào năng lượng tái tạo và thay vào đó mua lại các công ty dầu mỏ đối thủ. Thị trường đã trừng phạt các công ty châu Âu khi làm cho lợi nhuận giảm nhiều lần. Báo cáo của Shell khó có thể làm hài lòng các nhà đầu tư. Điều đó có thể giải thích cho lời hứa của Sawan về việc tuân thủ những nguyên tắc “tàn nhẫn” về vốn.

Kinh tế Ai Cập suy sụp

Hôm thứ Tư, các cánh cổng ở cửa khẩu biên giới Rafah của Ai Cập với Dải Gaza đã mở ra để cho phép người nước ngoài và một số người Palestine bị thương rời khỏi khu vực bị bao vây. Nhưng tổng thống Ai Cập, Abdel-Fattah al-Sisi, sẽ tìm cách hạn chế số lượng người nhập cư: ông nhận thức rõ rằng nền kinh tế của nước mình sẽ rất chật vật để đối phó với làn sóng lớn người tị nạn từ Palestine.

Nhiều người Ai Cập hiện không đủ tiền mua thực phẩm. Lạm phát đã lên mức 38% hàng năm vào tháng 9, mức cao nhất từ trước đến nay. Sisi muốn hoãn các quyết định kinh tế khó khăn cho đến sau cuộc bầu cử vào tháng 12. Ngân hàng Trung ương đã giữ lãi suất ổn định ở mức 19,75% kể từ mùa xuân để tránh gây ra suy thoái kinh tế. Trong buổi họp vào thứ Năm này, có lẽ ngân hàng sẽ không thay đổi lãi suất. Trong khi đó, IMF cảnh báo rằng cuộc chiến ở Gaza có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài ở Ai Cập lo sợ và hạ triển vọng tăng trưởng của nước này. Khó khăn kinh tế có thể sẽ còn tệ hơn trong những tháng tới.

Anh duy trì mức lãi suất cao

Ủy ban chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Anh dự kiến sẽ giữ lãi suất ổn định ở mức 5,25% khi nhóm họp vào thứ Năm, theo đó tiếp tục tạm dừng các biện pháp thắt chặt, như đã quyết định trong cuộc họp cuối cùng của ủy ban vào tháng 9. Quyết định tạm dừng, nhiều khả năng chỉ là tạm thời, sau 14 đợt tăng liên tiếp, bắt đầu từ tháng 12/2021. Lạm phát đã giảm mạnh trong năm nay, nhưng tỷ lệ hàng năm vẫn cao đến khó chịu, ở mức 6,7%.

Ngay cả khi lãi suất đã đạt đỉnh, nó cũng khó có thể giảm nhanh chóng, và các hộ gia đình vẫn chưa cảm nhận được “phần lớn nỗi đau” sau gần hai năm tăng lãi suất. Swati Dhingra, một thành viên của ủy ban chính sách tiền tệ, nói rằng, cho đến nay, chỉ có 20-25% biện pháp thắt chặt tác động đến người tiêu dùng. Vào nửa cuối năm 2023, 800.000 khoản thế chấp hộ gia đình với lãi suất cố định sẽ hết hạn, và 1,6 triệu khoản thế chấp khác sẽ hết hạn vào năm 2024. Trung bình, một khoản thế chấp mới có thể sẽ khiến người đi vay phải trả thêm khoảng £288 ($350) mỗi tháng.


Trung Quốc: Bùng nổ dùng AI “hồi sinh” người quá cố trên màn ảnh

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/11/AIhoisinh.jpg

(Ảnh minh họa: Aslysun/ Shutterstock) 

Số lượng người dùng ở Trung Quốc sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để “hồi sinh” người quá cố ngày càng tăng, đã thu hút sự chú ý của các nhà báo Pháp.

Ngày 1/11, một đài truyền hình tư nhân Pháp có bài nói rằng AI có thể được sử dụng để nói chuyện với người đã khuất, đây là chủ đề mà họ muốn đưa tin.

Bài báo bắt đầu bằng việc nói rằng ở Trung Quốc, nhiều công ty sử dụng công nghệ AI để “hồi sinh” những người thân đã khuất. Ví dụ, một khách hàng có thể gọi cho người mẹ quá cố của họ qua video: Một hóa thân trông giống bà sẽ thay mặt bà trả lời cuộc gọi.

Cách đây 5 năm, Tôn Khải đã mất đi người mẹ thân yêu của mình. Để xoa dịu nỗi đau, anh quyết định sử dụng chatbot để tương tác với mẹ mình. Khi bắt đầu cuộc gọi, Tôn Khải hỏi mẹ: “Mẹ, mẹ có khỏe không?”

Người mẹ mô phỏng trả lời anh: “Ở nhà thật dễ chịu, mặt trời đang chiếu sáng.” Tôn Khải nói với các phóng viên rằng anh trò chuyện với đối tác ảo của mình qua video mỗi ngày. Đối diện với Tôn Khải, người mẹ dường như còn sống sau khi được AI hồi sinh, có thể trả lời các câu hỏi được đặt ra.

Tôn Khải đã tạo ra hệ thống của riêng mình để có thể giao tiếp với mẹ. Thậm chí anh ấy còn tạo ra một doanh nghiệp từ nó. Tại công ty Nanjing (Nam Kinh) Silicon Intelligence của anh, 500 nhân viên làm việc để chuyển linh hồn vào thế giới ảo.

Hàng ngàn hóa thân được tạo ra để “hồi sinh” người đã khuất. Để tái tạo tốt hơn linh hồn và giọng nói của người quá cố, bạn phải cung cấp càng nhiều dữ liệu càng tốt, như bản ghi cuộc trò chuyện, email hoặc ghi chú thoại.

Bạn muốn càng nhiều thì giá càng đắt, có thể bắt đầu từ 6.600 euro (~ 6.987USD) và cao nhất là 150.000 euro (~ 158.758USD).

Là người đứng đầu một công ty chuyên về các hệ thống này, Dương Đường có ý định cách mạng hóa ngành này. Thậm chí, anh ấy còn tạo ra một “nghĩa trang thông minh”, có thể biến những ngôi mộ thành thiết bị đầu cuối kỹ thuật số thực sự, cho phép bạn khám phá “hình ảnh, thông tin và câu chuyện” về người đã khuất.

Thậm chí, người dùng có thể cúng dường ảo cho người đã khuất, như thắp hương. Trong video ở đầu bài viết này, vị giám đốc công ty giải thích: “Số hóa là tương lai của tất cả các ngành công nghiệp. Ngày nay, hơn 30% khách hàng của chúng tôi muốn tổ chức tang lễ kỹ thuật số”.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gần như không có sự khoan dung đối với tôn giáo, nhưng cho phép người chết sống lại.

Các nhà báo Pháp cho rằng một số doanh nhân đang sử dụng công nghệ AI bằng mọi giá… Ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc đẩy các giới hạn đạo đức đến mức tối đa.

Một công ty khởi nghiệp Trung Quốc đang che giấu cái chết của những người thân yêu bằng công nghệ deepfake, biến khuôn mặt “người thật” thành danh tính thay thế.

Với thời đại Internet lên ngôi như hiện nay, công nghệ Deepfake bị lợi dụng nhằm sử dụng để tạo ra những video giả mạo chính trị, tình dục và giả mạo danh tính, đưa ra những tin đồn, hoặc phát tán thông tin sai lệch.

Điều này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng đến uy tín và danh tiếng của cá nhân hoặc tổ chức. Vì vậy, sự phát triển của deepfake đã thu hút sự quan tâm và nghiên cứu của cả các chuyên gia và chính phủ để tìm cách ngăn chặn việc lạm dụng nó.

Đinh Đinh, một khách hàng của dịch vụ này, nói: “Chú tôi qua đời trong một vụ tai nạn. Sức khỏe của bà tôi không tốt lắm, chúng tôi lại không ở bên bà. Vì vậy, chúng tôi muốn giấu bà thông tin về cái chết, để bà không quá đau buồn.”

Để đạt được mục tiêu này, hàng tháng, cô sắp xếp một cuộc điện thoại giữa bà với người chú quá cố của mình. Trên thực tế, “người chú” này là một vật thể ảo, có khuôn mặt đã được xử lý thông qua kỹ thuật số, để trông giống người đàn ông đã khuất.

Cô nhấn mạnh: “Bà nội đã lớn tuổi rồi. Bà chưa bao giờ nhận thấy sự khác biệt giữa hai người đàn ông này”.

Bình Minh (t/h)

Ngân hàng Thế giới cảnh báo ‘giá dầu lên 150 đô’ nếu Trung Đông không yên

Oil

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, 

Công nhân dầu khí – ảnh minh họa

Ngân hàng Thế giới (World Bank-WB) vừa cảnh báo rằng giá dầu thô có thể lên tới 150 USD/thùng nếu xung đột Trung Đông tiếp tục leo thang.

Giá năng lượng và thực phẩm có nguy cơ tăng tiếp, chỉ một năm sau khi giá dầu và khí đốt đạt đỉnh vì khủng hoảng do cuộc xâm lăng của Nga ở Ukraine gây ra.

Hiện giá dầu thô trên thị trường thế giới tạm ổn định ở mức trên dưới 90 đô la Mỹ một thùng và có thể còn sắp giảm.

Nhưng Ngân hàng Thế giới cảnh báo bức tranh đó có thể dễ dàng xấu đi nhanh chóng.

Phương án tệ nhất, theo WB là việc tái diễn Khủng hoảng Dầu lửa như trong thập niên 1970, đẩy giá một thùng dầu thô lên tới 157 USD vào cuối năm 1973.

Đúng 50 năm trước, vào tháng 10/1973, các nước Ả Rập xuất khẩu dầu cắt giảm xuất khẩu sang Hoa Kỳ và những nước ủng hộ Israel trong cuộc chiến Yom Kippur.

Quyết định đó đẩy giá dầu lên cao vọt, gây khốn đốn cho ngân sách rất nhiều quốc gia.

Kinh tế gia trưởng của WB ngày hôm nay, Indermit Gill cho rằng cuộc chiến của Nga ở Ukraine tạo hiệu ứng đứt gãy cho kinh tế thế giới. 

Ông nói các nhà hoạch định chính sách cần rất thận trọng, cảnh giác vì một “cú sốc đúp về năng lượng” tác động xấu tới cả giá dầu và giá khí đốt chưa từng xảy ra trong nhiều thập niên. 

Giá khí đốt châu Âu tăng cao trong tháng 10 vì các nhà đầu tư lo ngại những tuyến đường ống dẫn khí gần Gaza, nơi đang có cuộc chiến của Israel và Hamas, bị ảnh hưởng.

Hiện nay tuy vậy thị trường dầu thô vẫn ổn định, chưa bị xung đột mới nhất ở Trung Đông tác động.

Giá dầu Brent thậm chí còn giảm nhẹ 1%, xuống 89 USD/thùng hôm đầu tuần này.

Dù vậy, giá xăng dầu bán lẻ ở nhiều nước châu Âu và Anh Quốc vẫn tăng.

Hôm tháng 10 vừa qua, các báo chuyên ngành vận tải ở Anh nói người lái xe đã phải chấp nhận giá xăng và dầu diesel bán lẻ “tăng đều trong bốn tháng liền”.

Khi đó, giá xăng trung bình là 1,57 bảng/lít và dầu diesel là 1,60 bảng/lít.

Đến cuối tháng 10, có những trạm xăng ở Anh bán ra giá 1,86 bảng/lít xăng tuy giá trung bình là trên dưới 1,60.


Comments are closed.