Chuyện Việt Nam ngày Thứ sáu 26 tháng 4 năm 2024


Quê Hương tổng hợp

VNCS: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ‘xin nghỉ’, Đảng đồng ý 

26/4/2024 VOA Tiếng Việt 

Dàn tứ trụ Việt Nam khi ra mắt hồi năm 2021. Ông Vương Đình Huệ đứng ngoài cùng bên trái. Hiệu giờ chỉ còn các ông Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính là còn tại vị.

Dàn tứ trụ Việt Nam khi ra mắt hồi năm 2021. Ông Vương Đình Huệ đứng ngoài cùng bên trái. Hiệu giờ chỉ còn các ông Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính là còn tại vị. 

Ông Vương Đình Huệ hôm 26/4 vừa bị Đảng cho ra khỏi Ban chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị để tiến tới bị miễn nhiệm chức Chủ tịch Quốc hội trong kỳ họp Quốc hội sắp tới, báo chí trong nước đưa tin.

Theo đó, Trung ương Đảng đã họp để cho ý kiến về trường hợp của ông Huệ, vài ngày sau khi người phụ tá thân cận của ông là Phạm Thái Hà đã bị công an bắt giữ do dính líu đến Tập đoàn Thuận An.

Quyết định này được đưa ra trên cơ sở xem xét nguyện vọng của ông Huệ, tờ Tuổi Trẻ dẫn thông cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng cho biết.

Trước đó, ông Huệ đã có đơn xin từ chức và nghỉ công tác vì ‘nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân’, thông cáo nêu.

Báo cáo trước Ban chấp hành Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận định rằng ông Huệ đã ‘vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên và chịu trách nhiệm người đứng đầu’.

“Những vi phạm, khuyết điểm của ông Vương Đình Huệ đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân ông,” thông cáo viết.

Sau khi Đảng cho nghỉ, chức Chủ tịch Quốc hội của ông Huệ còn phải cần được Quốc hội miễn nhiệm trong kỳ họp sắp tới.

Cũng như trường hợp của ông Thưởng, Đảng không nói rõ sai phạm của ông Huệ cụ thể là gì, dính dáng đến Tập đoàn Thuận An đến đâu. Nhưng với quyết định này, nhiều khả ông Huệ cũng được cho hạ cánh an toàn như ông Thưởng, tức là sẽ không bị truy tố hình sự.

Như vậy, ông Vương Đình Huệ là trường hợp lãnh đạo trong tứ trụ thứ hai bị mất chức chỉ sau hơn một tháng, sau khi Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng bị Đảng cho về nghỉ hồi tháng 3 cũng vì lý do tương tự. Trước đó hơn một năm, một nhân vật tứ trụ khác cũng từ chức vì ‘nhận trách nhiệm người đứng đầu’ là Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Đây là điều chưa từng thấy trong một nhiệm kỳ của Đảng Cộng sản

Kể từ đầu nhiệm kỳ khóa 13 đến nay, đã có đến 5 trong số 18 Ủy viên Bộ Chính trị bị rớt đài, bao gồm phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, các Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh và giờ là Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Với sự ra đi của ông Huệ, tứ trụ lãnh đạo của Việt Nam giờ chỉ còn hai: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính, và Đảng phải tìm người thay thế cho ông Thưởng và ông Huệ.

Hiện giờ chưa rõ ai sẽ là người lên thay ông Huệ, nhưng cấp phó của ông Huệ là ông Trần Thanh Mẫn cũng là một ủy viên Bộ Chính trị nhưng chưa làm hết một nhiệm kỳ.

Ông Vương Đình Huệ đã có quá trình thăng tiến rất bài bản, từng là Tổng Kiểm toán Nhà nước, rồi Bộ trưởng Tài chính, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Thủ tướng, Bí thư Thành ủy Hà Nội và cuối cùng trở thành Chủ tịch Quốc hội hồi năm 2021.

Vụ án ‘Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng’, ‘Đưa hối lộ’ và ‘Nhận hối lộ’ xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An hiện đang gây rúng động trên chính trường Việt Nam. Sau khi các Chủ tịch, Tổng giám đốc cùng phó Tổng giám đốc của tập đoàn này bị bắt, hàng loạt quan chức cấp tỉnh cũng đã bị công an bắt.

Vụ việc của Huệ nằm trong chiến dịch đốt lò của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mà ông bản thân ông Trọng đã nhiều lần nói là ‘không có vùng cấm’, ‘không có ngoại lệ’. Nhưng các nhà quan sát cho rằng nó nằm trong cuộc đấu đá quyền lực giữa ông Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, và ông Vương Đình Huệ, vốn được cho là một ứng cử viên sáng giá để lên thay ông Trọng trong bối cảnh Đảng đang chuẩn bị nhân sự cho Đại hội 14 sẽ diễn ra trong 2 năm nữa.

Ông Nguyễn Quang A, một nhà bất đồng chính kiến ở Hà Nội, từng nhận định với VOA rằng việc Đảng xử lý ông Vương Đình Huệ một mặt cho thấy cuộc đốt lò ‘rất hiệu quả, lên đến tận những cấp cao nhất’, nhưng mặt khác nó sẽ ‘hủy hại niềm tin của người dân vào các lãnh đạo’.

VNCS: Hàng xuất khẩu Việt Nam bị khởi xướng điều tra tại nhiều nước

25/4/2024

Hàng xuất khẩu Việt Nam bị khởi xướng điều tra tại nhiều nước

Các container tại cảng Tân Vũ ở Hải Phòng hôm 29/8/2023 (minh hoạ) 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

Hàng xuất khẩu của Việt Nam là đối tượng của 242 vụ điều tra liên quan đến phòng vệ thương mại tại các nước bao gồm Mỹ, Ấn Độ, Indonesia, Australia… tính đến hết tháng 12 năm 2023. Báo Nhà nước  dẫn báo cáo thường niên Phòng vệ thương mại năm 2023 của Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết như vậy.

Theo báo cáo, chỉ riêng trong năm 2023, Việt Nam đã phải đối mặt với 15 vụ điều tra mới như vậy.

Hoa Kỳ là quốc gia khới xướng nhiều vụ điều tra nhất với hàng hoá của Việt Nam trong năm 2023, theo báo cáo, với bảy vụ việc. Cụ thể, Mỹ điều tra bốn vụ chống bán phá giá (CBPG), một vụ việc điều tra chống trợ cấp (CTC) và hai vụ việc điều tra phạm vi sản phẩm/chống lẩn tránh thuế PVTM (CLT).

Các mặt hàng bị điều tra đa dạng gồm các sản phẩm như nhôm đùn, dây cáp nhôm, giá để đồ bằng thép, bánh xe kéo bằng thép, máy xịt rửa áp lực cao, túi giấy, tôm…

Ngoài ra, Mỹ cũng tiến hành rà soát một số biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) đã áp dụng trước đó, như rà soát hành chính thuế CTC với lốp xe, rà soát hành chính thuế CBPG với mật ong nhập khẩu từ Việt Nam.

Đến hết tháng 12/2023, Mỹ đã điều tra 59 vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, chiếm khoảng gần 25% tổng số vụ việc nước ngoài điều tra với hàng Việt.

Theo báo cáo mới, Ấn Độ hiện cũng đang tiến hành 31 vụ điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hoá Việt Nam.

Tính đến tháng 6/2023, Canada đang tiến hành điều tra 18 vụ việc phòng vệ thương mại với hàng hoá Việt Nam, nhưng không điều tra vụ mới trong năm 2023.

Australia đã điều tra 18 vụ phòng vệ thương mại đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam.

Tại ASEAN, bốn nước đang áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với Việt Nam là Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan.

Hiện Việt Nam đang đề nghị Hoa Kỳ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là trong các vụ điều tra chống bán phá giá.

Theo Bộ Công thương, khi xác định giá trị thông thường để tính biên độ phá giá, Hoa Kỳ sẽ sử dụng giá trị của một nước thứ ba được coi là có nền kinh tế thị trường (nước thay thế) để tính toán chi phí sản xuất của các doanh nghiệp tại Việt Nam thay vì sử dụng dữ liệu do các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp. Điều này khiến biên độ phá giá bị đẩy lên rất cao và không phản ánh thực trạng sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam.

Ngoài ra, việc coi Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường cho phép Hoa Kỳ áp dụng thuế suất toàn quốc – là mức thuế dành cho các doanh nghiệp không hợp tác hoặc không chứng minh được họ không chịu sự kiểm soát của Chính phủ. Thuế suất toàn quốc thường được Hoa Kỳ tính toán dựa trên dữ liệu sẵn có nên thường bị đẩy lên rất cao và được duy trì trong tất cả các đợt rà soát, gây cản trở cho việc xem xét dỡ bỏ lệnh áp thuế.

Vietnam Airlines lỗ hơn 5.000 tỷ đồng trong năm 2023

24/4/2024

Vietnam Airlines lỗ hơn 5.000 tỷ đồng trong năm 2023

Một máy bay Airbus A350 của Vietnam Airlines sắp hạ cánh ở sân bay Heathrow ở London hôm 10/5/2020 (minh họa) 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) trong năm 2023 lỗ trước thuế hợp nhất 5.363 tỷ đồng và lỗ sau thuế hợp nhất 5.623 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính của Vietnam Airlines cho thấy các số liệu vừa nêu và truyền thông Nhà nước loan đi ngày 23/4/2024.

Tổng tài sản của hãng này giảm hơn 4.230 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022, xuống mức 49.932 tỷ đồng. Tài sản dài hạn giảm 5.316 tỷ đồng, tài sản ngắn hạn chỉ tăng 1.078 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu giảm gần 4.800 tỷ đồng, xuống mức âm 8.378 tỷ đồng.

Nợ phải trả của Vietnam Airlines tăng 1,0% so với cùng kỳ năm 2022, lên mức 58.310 tỷ đồng. Nợ  phải trả ngắn hạn tăng 17,5%, lên mức 45.296 tỷ đồng. Cơ cấu nợ phải trả cuối năm 2023 gồm nợ phải trả dài hạn chiếm 22,3%; nợ phải trả ngắn hạn chiếm 77,7%.

Năm 2023 là một năm tiếp tục đầy khó khăn cho Vietnam Airlines. Lý do được nêu ra là thị trường hàng không quốc tế chưa hoàn toàn hồi phục.

Ân xá Quốc tế: Việt Nam dùng phần mềm gián điệp nhắm vào những người chỉ trích chính phủ

26/4/2024

Ân xá Quốc tế: Việt Nam dùng phần mềm gián điệp nhắm vào những người chỉ trích chính phủ

HÌnh minh hoạ người làm việc với máy tính và ổ khoá trước dòng chữ “an ninh mạng” trên nền mã nhị phân (minh hoạ) 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngReuters 

Việt Nam sử dụng công nghệ phần mềm gián điệp để nhắm vào những người chỉ trích Chính phủ, hoặc bất cứ ai có hoạt động liên quan các vấn đề mà Hà Nội cho là “nhạy cảm”.

Đó là nhận định trong Báo cáo Tình trạng Nhân quyền Thế giới của tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) công bố ngày 23 tháng tư.

Ân xá Quốc tế cho biết một nghiên cứu của tổ chức này phát hiện: từ tháng hai đến tháng sáu năm 2023, một chiến dịch có liên quan đến cơ sở hạ tầng của phần mềm gián điệp tấn công có tên Predator do nhà cung cấp Intellexa phát triển đưa ít nhất 50 tài khoản mạng xã hội vào tầm ngắm. Những tài khoản mạng xã hội này thuộc 27 cá nhân và 23 tổ chức; một vài trong số đó là người Việt Nam.

Bên cạnh đó, các công cụ của Intellexa còn được bán cho những công ty Việt Nam có liên quan đến Bộ Công an.

Theo nghiên cứu của Ân xá Quốc tế, đặc vụ của Chính phủ Hà nội có thể đứng đằng sau chiến dịch sử dụng phần mềm gián điệp vừa nêu.

Báo cáo của Ân xá Quốc tế cũng nêu ra những trường hợp cụ thể về việc Việt Nam tiếp tục truy tố, bắt giữ các nhà báo, các nhà hoạt động chính trị, các nhà hoạt động môi trường, các nhà hoạt động khác chỉ vị họ bày tỏ quan điểm của họ. Đó là những người như blogger/nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng, Trương Văn Dũng, Bùi Tuấn Lâm, Đường Văn Thái, Hoàng Thị Minh Hồng, Lê Hữu Minh Tuấn…

Báo cáo của Ấn xá Quốc tế còn kết luận Việt Nam vẫn giữ số liệu về các vụ tử hình án tử hình là bí mật quốc gia.

Báo cáo Tình trạng Nhân quyền Thế giới 2023 của Ân xá Quốc tế thu thập nêu quan ngại về thực tế liên quan tại 155 quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Facebooker Dương Hồng Hiếu bị bắt sau khi chỉ trích Thượng tọa Thích Chân Quang

RFA
26/4/2024

Facebooker Dương Hồng Hiếu bị bắt sau khi chỉ trích Thượng tọa Thích Chân Quang

Ông Dương Hồng Hiếu khi bị bắt 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngCông an Nhân dân 

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang ngày 26/4 khởi tố bị can và bắt tạm giam Facebooker Dương Hồng Hiếu, 46 tuổi, về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Khoản 2, Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì chỉ trích một chức sắc cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Theo báo mạng Kiên Giang, từ năm 2020 đến nay, ông Hiếu, đã sử dụng các danh khoản mạng xã hội “Dương Hồng Hiếu,” “Dương Hiếu” và “Phù Dung” để “tự kêu oan, đăng tải nhiều nội dung không đúng sự thật, bịa đặt, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang và nhiều cá nhân tu sĩ, chức sắc trong Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang”.

Báo chí nhà nước cũng cho biết trước khi bị bắt, ông Hiếu đã bị cơ quan chức năng mời làm việc nhiều lần về các bài đăng của mình, và ông này đã làm cam kết không tái phạm về hành vi tương tự. Tuy nhiên sau đó ông Hiếu vẫn tái diễn hành vi vi phạm.

Trên trang Facebook “Dương Hồng Hiếu” với hình ảnh của ông Hiếu trong quân phục sỹ quan quân đội và quần áo dân sự, có nhiều bài viết chỉ trích các bài giảng của Thượng toạ Thích Chân Quang, trụ trì chùa Phật Quang ở xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Theo giới thiệu của Cổng thông tin Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ông Chân Quang là Phó trưởng ban Kinh tế Tài chánh của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, một tổ chức tôn giáo thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Trong nhiều năm qua, nhà sư này có nhiều bài giảng đăng tải trên mạng xã hội có nội dung gây tranh cãi về nhiều vấn đề xã hội, cúng dường, nhân quả… Thậm chí ông này còn cho rằng hành động chủ động tấn công ba châu của triều Tống ở Trung Hoa năm 1075-1076 là “hỗn” vì “Trung Quốc là anh còn Việt Nam là em.”

Trong bài đăng một ngày trước khi bị bắt, ông Hiếu bày tỏ tin tưởng vào các lãnh đạo Việt Nam như Phan Văn Giang, Phạm Minh Chính, Trương Thị Mai và Tô Lâm.

Bên cạnh việc chỉ trích các bài giảng của thượng toạ Thích Chân Quang, ông Hiếu còn lên tiếng về việc phá huỷ di tích lịch sử chùa Phù Dung và di sản văn hoá núi rừng Bình San ở xã Bình San, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.

VNCS: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ‘xin nghỉ’, Đảng đồng ý 

26/4/2024 

VOA Tiếng Việt 

Dàn tứ trụ Việt Nam khi ra mắt hồi năm 2021. Ông Vương Đình Huệ đứng ngoài cùng bên trái. Hiệu giờ chỉ còn các ông Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính là còn tại vị.

Dàn tứ trụ Việt Nam khi ra mắt hồi năm 2021. Ông Vương Đình Huệ đứng ngoài cùng bên trái. Hiệu giờ chỉ còn các ông Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính là còn tại vị. 

Ông Vương Đình Huệ hôm 26/4 vừa bị Đảng cho ra khỏi Ban chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị để tiến tới bị miễn nhiệm chức Chủ tịch Quốc hội trong kỳ họp Quốc hội sắp tới, báo chí trong nước đưa tin.

Theo đó, Trung ương Đảng đã họp để cho ý kiến về trường hợp của ông Huệ, vài ngày sau khi người phụ tá thân cận của ông là Phạm Thái Hà đã bị công an bắt giữ do dính líu đến Tập đoàn Thuận An.

Quyết định này được đưa ra trên cơ sở xem xét nguyện vọng của ông Huệ, tờ Tuổi Trẻ dẫn thông cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng cho biết.

Trước đó, ông Huệ đã có đơn xin từ chức và nghỉ công tác vì ‘nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân’, thông cáo nêu.

Báo cáo trước Ban chấp hành Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận định rằng ông Huệ đã ‘vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên và chịu trách nhiệm người đứng đầu’.

“Những vi phạm, khuyết điểm của ông Vương Đình Huệ đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân ông,” thông cáo viết.

Sau khi Đảng cho nghỉ, chức Chủ tịch Quốc hội của ông Huệ còn phải cần được Quốc hội miễn nhiệm trong kỳ họp sắp tới.

Cũng như trường hợp của ông Thưởng, Đảng không nói rõ sai phạm của ông Huệ cụ thể là gì, dính dáng đến Tập đoàn Thuận An đến đâu. Nhưng với quyết định này, nhiều khả ông Huệ cũng được cho hạ cánh an toàn như ông Thưởng, tức là sẽ không bị truy tố hình sự.

Như vậy, ông Vương Đình Huệ là trường hợp lãnh đạo trong tứ trụ thứ hai bị mất chức chỉ sau hơn một tháng, sau khi Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng bị Đảng cho về nghỉ hồi tháng 3 cũng vì lý do tương tự. Trước đó hơn một năm, một nhân vật tứ trụ khác cũng từ chức vì ‘nhận trách nhiệm người đứng đầu’ là Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Đây là điều chưa từng thấy trong một nhiệm kỳ của Đảng Cộng sản

Kể từ đầu nhiệm kỳ khóa 13 đến nay, đã có đến 5 trong số 18 Ủy viên Bộ Chính trị bị rớt đài, bao gồm phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, các Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh và giờ là Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Với sự ra đi của ông Huệ, tứ trụ lãnh đạo của Việt Nam giờ chỉ còn hai: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính, và Đảng phải tìm người thay thế cho ông Thưởng và ông Huệ.

Hiện giờ chưa rõ ai sẽ là người lên thay ông Huệ, nhưng cấp phó của ông Huệ là ông Trần Thanh Mẫn cũng là một ủy viên Bộ Chính trị nhưng chưa làm hết một nhiệm kỳ.

Ông Vương Đình Huệ đã có quá trình thăng tiến rất bài bản, từng là Tổng Kiểm toán Nhà nước, rồi Bộ trưởng Tài chính, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Thủ tướng, Bí thư Thành ủy Hà Nội và cuối cùng trở thành Chủ tịch Quốc hội hồi năm 2021.

Vụ án ‘Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng’, ‘Đưa hối lộ’ và ‘Nhận hối lộ’ xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An hiện đang gây rúng động trên chính trường Việt Nam. Sau khi các Chủ tịch, Tổng giám đốc cùng phó Tổng giám đốc của tập đoàn này bị bắt, hàng loạt quan chức cấp tỉnh cũng đã bị công an bắt.

Vụ việc của Huệ nằm trong chiến dịch đốt lò của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mà ông bản thân ông Trọng đã nhiều lần nói là ‘không có vùng cấm’, ‘không có ngoại lệ’. Nhưng các nhà quan sát cho rằng nó nằm trong cuộc đấu đá quyền lực giữa ông Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, và ông Vương Đình Huệ, vốn được cho là một ứng cử viên sáng giá để lên thay ông Trọng trong bối cảnh Đảng đang chuẩn bị nhân sự cho Đại hội 14 sẽ diễn ra trong 2 năm nữa.

Ông Nguyễn Quang A, một nhà bất đồng chính kiến ở Hà Nội, từng nhận định với VOA rằng việc Đảng xử lý ông Vương Đình Huệ một mặt cho thấy cuộc đốt lò ‘rất hiệu quả, lên đến tận những cấp cao nhất’, nhưng mặt khác nó sẽ ‘hủy hại niềm tin của người dân vào các lãnh đạo’.

Bank of America dự báo 1 đô la Mỹ đổi được 25.700 đồng vào cuối năm 2024 

26/4/2024 

VOA Tiếng Việt 

Đô la Mỹ mạnh lên đáng kể so với tiền đồng Việt Nam và nhiều đơn vị tiền tệ châu Á.

Đô la Mỹ mạnh lên đáng kể so với tiền đồng Việt Nam và nhiều đơn vị tiền tệ châu Á. 

Bank of America, ngân hàng lớn thứ hai ở Mỹ về giá trị tài sản, mới đây đưa ra báo cáo u ám về tất cả các đồng tiền ở châu Á, CNBC và Investing.com đưa tin hôm 23/4. Tin cho hay Bank of America nhận định rằng tiền đồng của Việt Nam sẽ tiếp tục đà mất giá từ nay đến cuối năm.

Báo cáo của ngân hàng Mỹ được hai trang tin dẫn lại nói rằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam hiện được giao dịch chính thức ở mức 25.450 đồng đổi 1 đô la Mỹ tại các ngân hàng, sau khi mất giá xấp xỉ 5% từ đầu năm đến nay.

Phân tích của Bank of America nêu ra các yếu tố tác động chồng lên nhau gồm Cục Dự trữ Liên bang – tức ngân hàng trung ương – của Mỹ chưa hạ lãi suất, bất ổn chính trị của Việt Nam với 2 vị chủ tịch nước từ chức trong vòng 2 năm và khó khăn của ngành bất động sản đã làm tăng nhu cầu về đô la Mỹ và vàng ở Việt Nam, hai trang tin về kinh doanh CNBC và Investing.com thuật lại.

“Chúng tôi điều chỉnh lại dự báo, tiên liệu rằng VND (đồng Việt Nam) sẽ tiếp tục chịu áp lực mất giá nhẹ nên đến cuối quý 2 sẽ là 25.600 đồng và tỷ giá USD/VND sẽ là 25.700 vào cuối năm”, báo cáo viết, được CNBC và Investing.com trích dẫn.

Các con số nêu trên là Bank of America nói về tỷ giá chính thức chịu sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong khi đó, theo quan sát của VOA, trên thị trường tự do, tỷ giá USD/VND ở ngưỡng 25.700 hôm 25/4 rồi, sau khi đã có những ngày tăng lên xấp xỉ 26.000.

Để kéo tỷ giá xuống, theo báo chí trong nước bao gồm các bản tin của VnExpress và VOV, Ngân hàng Nhà nước đã bán đô la cả 1 tuần nay mà riêng trong hai ngày 22 và 23/4 họ đã bán tới 350 triệu đô la để tăng cung ngoại tệ cho thị trường.

Sau các đợt bán, ước tính Ngân hàng Nhà nước vẫn còn nắm lượng dự trữ khoảng 92-93 tỷ đô la. Hồi đầu tháng 4, một phó thống đốc của ngân hàng này nói trong một cuộc họp báo rằng đến cuối năm ngoái, dự trữ ngoại hối của Việt Nam là khoảng 100 tỷ đô la.

Một phóng sự của báo Tiền Phong cho hay tỷ giá tăng mạnh trong thời gian qua làm cho một loạt các doanh nghiệp trong những ngành nghề khác nhau như chế tạo, hàng không, dầu khí… bị thiệt hại, lao đao.

Báo này trích dẫn ý kiến chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu nhận định trùng với dự báo của Bank of America rằng tỷ giá sẽ còn tăng tiếp từ nay đến cuối năm do đồng đô la mạnh lên, căng thẳng địa chính trị ở khu vực Trung Đông khiến nhà đầu tư và thị trường tìm đến đô la như “kênh trú ẩn”, trong khi ở Việt Nam, các kênh đầu tư chưa khởi sắc, đó là chứng khoán biến động mạnh, thị trường vàng vẫn “nóng”, lãi suất tiền gửi duy trì ở vùng đáy… khiến nền kinh tế chưa được vực dậy mạnh mẽ để giúp tiền đồng Việt Nam mạnh lên.

VNCS: Bộ Ngoại giao VN tiếp tục phản đối Báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ

Lynn Huỳnh/VNTB

26/4/2024

VNTB – Bộ Ngoại giao VN tiếp tục phản đối Báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ

(VNTB) – Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao cho rằng Hoa Kỳ đã “đưa ra một số nhận định không khách quan, dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam”.

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao ngày 25-4, trả lời đề nghị bình luận về báo cáo nhân quyền vừa được Bộ Ngoại giao Mỹ công bố hôm 22-4 rồi, trong đó có phần đề cập đến Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho là: “Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 22-4 mặc dù đã phản ảnh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người, nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan, dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam”.

Theo báo cáo này dẫn chứng, mục sư Đinh Diêm là người dân tộc Hre, là Uỷ viên Truyền giáo khu vực miền Trung thuộc Giáo hội Liên Hữu Tin Lành Lutheran Việt Nam – Hoa Kỳ, là Ủy viên mục sư đoàn VPEF thuộc Ban Đại Diện Dân Tộc Hre. Ông bị công an Quảng Ngãi cáo buộc vi phạm điều 79 Bộ luật hình sự về tội “âm mưu lật đổ chính quyền”. 

Ông bị bắt giam và bị tuyên án tù 16 năm vào ngày 12-07-2018. Mục sư bị giam giữ tại Trại giam số 6, tỉnh Nghệ An, và đã chết sau khi nhập viện ngày 5-1-2023. Nhà chức trách cho ông chết do bệnh. Gia đình ông Diêm phản đối điều này và nói với giới truyền thông rằng ông có nhiều vết bầm tím trên cơ thể.

Một trường hợp khác, ngày 25-5-2023, Nguyễn Tấn Dương tử vong khi đang bị cơ quan công an huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước tạm giữ. Truyền thông Nhà nước đưa tin ông Dương bị bắt cùng hai nghi phạm khác vào sáng sớm ngày 25-5. Đến 10 giờ sáng, ông Dương đã chết. Thi thể của ông được đưa đến bệnh viện, trên người có đầy vết bầm tím ở đầu, chân tay và mông.

Chính quyền đã sách nhiễu và đe dọa những gia đình của mục sư Đinh Diêm, Nguyễn Tấn Dương đặt câu hỏi về các kết luận chính thức nguyên nhân tử vong của người thân mình.

Việc tra tấn cùng những hình phạt vô nhân đạo cũng được dẫn chứng trong  báo cáo. Theo đó, vào tháng 2-2023, các nhóm nhân quyền cho biết an ninh Đắk Lắk đã bắt giữ và hành hung hai người đứng đầu các nhóm người dân tộc thiểu số H’mông thuộc Phân khu 179 ở tỉnh Lâm Đồng sau khi họ tiếp xúc với các nhà ngoại giao nước ngoài.

Tương tự, vào ngày 23-6-2023, các nhóm nhân quyền đưa tin chính quyền tỉnh Sóc Trăng đã bắt giữ một nhà hoạt động người Khmer Krom vì phổ biến các ấn phẩm của Liên hợp quốc về nhân quyền. Các nhân viên an ninh được cho là đã hành hung nhà sư này khi nhà sư đang bị giam giữ.

Theo các nhóm nhân quyền, chính quyền đã cưỡng bức điều trị ít nhất bốn nhà hoạt động tại bệnh viện tâm thần.

Trong xét xử, nhà bất đồng chính kiến Trần Văn Bang bị kết án 8 năm tù và 3 năm quản chế về tội “tuyên truyền chống Nhà nước”. Thế nhưng theo một nguồn tin giấu tên, một trong hai luật sư bào chữa cho ông Bang ở phiên tòa sơ thẩm đã rút khỏi phiên tòa phúc thẩm vì bị áp lực.

Vào tháng 3-2023, Công an tỉnh Long An được cho là đã triệu tập năm luật sư bào chữa cho các thành viên của một nhóm tôn giáo (Tịnh thất Bồng Lai/ Thiền an bên bờ vũ trụ) vì bàn luận công khai trên mạng xã hội.

“Luật quy định bị cáo vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội. Quyền của bị cáo được cung cấp thông tin chi tiết, nhanh chóng liên quan đến cáo buộc chống lại họ hiếm khi được tôn trọng. Quyền của bị cáo được xét xử kịp thời đã bị bỏ qua, và mặc dù các phiên tòa thường được mở công khai nhưng các thẩm phán đã cho xử kín, hoặc hạn chế nghiêm ngặt sự tham dự trong các vụ án nhạy cảm.

Có một số trường hợp, đặc biệt là các nhà hoạt động chính trị, trong đó chính quyền từ chối yêu cầu người thân, hoặc những người quan sát khác đến tham dự các phiên tòa, mặc dù các phiên tòa bề ngoài có vẻ được cho xử công khai” – trích báo cáo, qua đó cho thấy một số ghi nhận kể trên về hành vi nhân quyền ở Việt Nam đúng là thiếu tôn trọng, và cần thiết cầu thị sửa đổi.

Hà Nội: Bất động sản ‘nóng’ trở lại giữa những âu lo 

26/4/2024 

Nguyễn Lại 

Ảnh tư liệu - Những chung cư mini và nhà cao tầng xây dựng ken đặc những quận trung tâm Hà Nội

Ảnh tư liệu – Những chung cư mini và nhà cao tầng xây dựng ken đặc những quận trung tâm Hà Nội 

Washington DC —  

Từ sau Tết đến nay, thị trường bất động sản tại Hà Nội đã ‘nóng’ trở lại, đặc biệt là phân khúc chung cư. Theo những người hoạt động trong lĩnh vực này, giá chung cư ở thủ đô đã tăng từ 20%-30% trong vòng hai tháng nay và hiện tại với giá trung bình khoảng trên 50 triệu/m2 thì nhà, đất thổ cư, kể cả trong ngõ sâu, đang tiếp đà tăng giá. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng đây không phải là tín hiệu hồi phục kinh tế hay người dân có nhiều tiền tích trữ hơn, mà chỉ là làn sóng nhỏ cho thấy sự lo lắng của những người có tiền trước sự bất ổn chính trị và sự mất giá của đồng tiền. 

Anh Đặng Thành Trung, một người môi giới có thâm niên trong lĩnh vực bất động sản tại Hà Nội, cho biết sau thời kỳ ảm đạm kéo dài hơn 3 năm do đại dịch Covid, những tháng gần đây sàn bất động sản nơi anh làm việc đã bận rộn trở lại. Riêng anh cũng có thu nhập trên dưới 200 triệu đồng/tháng vì số lượng chung cư bán thành công có thể nói là bất ngờ. 

“Từ đầu năm đến giờ thì mình cũng bán được khá nhiều, tầm chục căn chung cư hơn chục căn gì đấy”, anh Trung hồ hởi cho biết và khẳng định rằng mặc dù giá chung cư đã rất cao nhưng anh vẫn còn rất nhiều hy vọng chốt được hợp đồng với thị trường nhà và đất thổ cư. 

“Việt Nam mình hiện lãi suất đang thấp mà vàng thì tăng cao rồi. Trong khi chính trị thì lại đang như thế nữa nên là tiền nó mất giá và mọi người chỉ có cách là trú ẩn vào vàng và bất động sản thôi.”

Anh Trung dẫn chứng mảnh đất vợ chồng anh đầu tư tại huyện Đông Anh cách đây mấy năm hiện đã tăng giá gấp đôi nhưng người mua tất nhiên ‘không phải là những người có nhu cầu mua để ở’.

“Cuối tuần rồi hai vợ chồng mình vừa qua khu đấy thì thấy toàn các mảnh xây tường quây của các bố đầu tư thôi, chứ có ai về ở đâu,” anh nói.

Trước tình hình tăng giá nhà đất, đặc biệt là giá chung cư, anh Nguyễn Thanh Thịnh, một nhân viên văn phòng làm việc tại quận Hoàn Kiếm, cho biết vợ chồng anh tích góp được một chút tiền với hy vọng mua được một căn chung cư nhỏ để an cư trong lúc thị trường còn trầm lắng, nhưng giờ mua không kịp và ‘không biết sẽ còn vất vưởng đi thuê nhà đến khi nào’.

“Vỡ mặt rồi. Bây giờ mua thế nào được nữa,” anh Thịnh chia sẻ. 

Anh Đỗ Huy Nam, một biên dịch viên tại một cơ quan nhà nước ở Hà Nội, cho biết sau hơn 20 năm di cư ra thủ đô sinh sống, vợ chồng anh cố tích góp được chút đỉnh với hy vọng vay thêm ngân hàng để mua một căn chung cư cho cả gia đình. Nhưng giờ với mức tăng giá hiện tại, vợ chồng anh không còn hy vọng gì.

“Cơ bản kiếm tiền bây giờ nó khó, kinh tế đang khó khăn. Bây giờ đi làm 20 triệu/tháng thì còn ăn còn tiêu chứ đâu có uống nước lã và hít khí trời không được. Trong khi tiền thuê nhà bây giờ cũng cao lắm. Cái chung cư ngày trước thuê 10 triệu/tháng thì giờ lên tới 15-17 triệu/tháng.”

Anh Nam cho rằng sự tăng giá của chung cư nói riêng và của bất động sản nói chung trong thời gian gần đây là do tâm lý lo lắng của tầng lớp giàu có trước những bất ổn chính trị ở thượng tầng và sự ảm đạm kéo dài của nền kinh tế. 

“Những cái thuộc về tài sản an toàn thì đều tăng cao ví dụ như nhà cửa hay vàng thì cũng lên tới trên 80 triệu/lượng rồi. Đô la Mỹ thì cũng lên tới 25-26 ngàn/đô la rồi. Nói chung đồng tiền mình nó mất giá nên thế,” anh Nam phân tích thêm. 

Những nhân viên thu nhập thấp như anh Nam và anh Thịnh không còn hy vọng mua được một căn chung cư để an cư trong khi những người thu nhập cao hơn hiện cũng thận trọng tìm nơi ‘trú ẩn’ an toàn cho số tiền họ tích góp được. 

Anh Nguyễn Nam Trung, một chủ doanh nghiệp tại quận Cầu Giấy, cho biết hiện anh cũng đang phải đau đầu tìm kênh đầu tư cho số tiền cá nhân khi mà hiện tại giá vàng, đô la và bất động sản đều đã ở mức ngất ngưởng. 

“Giá nó cao quá nên người có nhu cầu thực sự người ta chẳng với được. Ví dụ như một căn hộ ở khu Mandarin mà mình đang ở này có giá tới hơn chục tỉ thì có mà điên mới mua,” anh Trung cho biết. 

Theo báo chí nhà nước cho biết: Bộ Xây dựng thừa nhận thị trường bất động sản trong nước giá cả neo cao do những nguyên nhân căn bản chưa thể giải quyết như: thiếu nguồn cung, cơ cấu không phù hợp, thiếu phân khúc nhà ở cho người có thu nhập thấp. Thị trường xuất hiện tình trạng lệch pha cung – cầu vì thiếu nguồn cung dự án dẫn đến thiếu nguồn cung nhà ở…

Còn Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (Vars) nhận định, sau một thời gian dài sụt giảm, nguồn cung căn hộ ở hai đô thị đã bắt đầu tăng trở lại nhờ sự phục hồi của thị trường. Riêng nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở công nhân thì cần thời gian trước khi chính thức đưa ra thị trường và chủ yếu các dự án này đều ở những khu vực xa trung tâm. Do đó, dự báo trong ngắn hạn, giá căn hộ tại trung tâm các thành phố lớn tiếp tục duy trì đà tăng.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM cho rằng, nhiều chủ đầu tư dự ánđang muốn tối đa hóa lợi nhuận nên giá bị đẩy lên, hệ quả là giá nhà luôn có xu thế tăng. Thậm chí, thời gian qua, một số chủ đầu tư bất động sản còn đẩy biên độ lợi nhuận lên tới 30 – 40%, khiến cho người có nhu cầu mua nhà để ở càng khó với tới.

Truyền thông nhà nước cũng nói Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị chính phủ khẩn trương đề xuất các quy định về mức thuế cao hơn với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất. Tuy vậy, việc triển khai sẽ phải có sự nghiên cứu rất kỹ để loại thuế này không đánh vào người thu nhập thấp mua nhà thực sự để ở mà chỉ nhắm vào nhóm đối tượng đầu cơ, tích trữ nhiều nhà đất.


Comments are closed.