Thời sự ngày Thứ tư 12/7/2023: *Tây phương bảo đảm an ninh lâu dài cho Ukraina *Bắc Hàn phóng hỏa tiễn ICBM *bộ trưởng ASEAN kêu gọi đoàn kết *Thái Lan đề nghị đình chỉ lãnh đạo đảng thắng cử *


Võ Thái Hà tổng hợp


Phương Tây công bố « kế hoạch bảo đảm an ninh lâu dài cho » Ukraina

Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO không cam kết cụ thể về lịch trình kết nạp Ukraine nhưng để đưa ra « một tín hiệu mạnh » gửi tới Matxcơva, phương Tây hôm nay 12/07/2023 công bố một « kế hoạch bản đảm an ninh lâu dài » cho Ukraina. Trong khi đó, khối G7 và một số quốc gia khác cam kết hỗ trợ Ukraina « xây dựng lại một lực lượng quân đội đủ sức tự vệ và tránh mọi cuộc tấn công trong tương lai ». 

Tổng thư ký khối NATO Jens Stoltenberg (P) đón tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky tới dự thượng đỉnh tại Vilnius, Litva, ngày 12/07/2023. AFP – ODD ANDERSEN 

Thanh Hà /RFI

Thông cáo chung của G7 nhấn mạnh, đây sẽ là một chương trình « đầu tư lâu dài ». Trong ngày hôm nay, lãnh đạo 7 cường quốc công nghiệp thế giới (Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật Canada) có một cuộc họp với tổng thống Ukraina và các bên chính thức công bố « kế hoạch hỗ trợ an ninh lâu dài » đó.

Trở lại với ngày họp đầu tiên tại Vilnius, Litva hôm qua, tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương Jens Stoltenberg khẳng định « tương lai của Ukraina là ở trong NATO » nhưng khối này không đưa ra lịch trình kết nạp. Tổng thống Ukraina đến dự thượng đỉnh đã thất vọng trước lập trường cứng rắn của NATO.

Đặc phái viên Anastasia Becchio từ Vilnius tường trình :

« Những tuyên bố cứng rắn của Volodymyr Zelensky vào lúc mà các nước đồng minh đang đúc kết bản tuyên bố chung đã không thay đổi được gì. Tổng thống Ukraina không thuyết phục được các lãnh đạo NATO đồng ý về một bản tuyên bố chung cùng với một lịch trình cụ thể kết nạp Kiev vào liên minh.

Chung cuộc, lập trường thận trọng nhất đã chiếm thế áp đảo. Đó là quan điểm của Mỹ và Đức, muốn tránh leo thang xung đột với Nga. Như vậy là Ukraina sẽ được mời gia nhập NATO khi các nước đồng minh chấp thuận và hội đủ các điều kiện. Nhượng bộ duy nhất là Ukraina sẽ đốt ngắn được một giai đoạn, tức là sẽ không phải trải qua giai đoạn thực hiện các nghĩa vụ chính trị, kinh tế và quân sự được ấn định trong kế hoạch hành động để gia nhập tổ chức quân sự Bắc Đại Tây Dương. Trong khi chờ đợi Kiev và NATO sẽ đẩy mạnh thêm quan hệ nhằm chuẩn bị cho các cuộc thương lượng trong tương lai trong khuôn khổ Hội đồng NATO – Ukraina. Và Hội đồng có cuộc họp đầu tiên vào hôm nay. Đây cũng sẽ là cơ hội để các bên bàn thảo trở lại về những biện pháp bảo đảm an ninh, hỗ trợ quân sự, tài chính, về vật chất cho một quốc gia đang phải đối mặt với chiến tranh.

Khối G7 cam kết tiếp tục yểm trợ Ukraina đặc biệt là giúp quốc gia này nâng cao khả năng phòng không, pháo binh, tình báo, huấn luyện. Một số quốc gia khác sẽ tham gia vào sáng kiến này, trong đó có Ba Lan và Rumanie cũng như một số quốc gia trong vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương như Úc, Hàn Quốc hay Nhật Bản. » 


Ông Zelenskiy gặp các nhà lãnh đạo NATO sau khi bị từ chối mốc thời gian kết nạp 

12/7/2023 

Reuters 

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy và các nhà lãnh đạo khối NATO, ngày 12/7/2023.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy và các nhà lãnh đạo khối NATO, ngày 12/7/2023. 

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy gặp các nhà lãnh đạo NATO hôm 12/7 sau khi họ tuyên bố tương lai của đất nước ông sẽ là thành viên của liên minh nhưng từ chối lời kêu gọi của ông về mốc thời gian kết nạp, theo Reuters.

Ông Zelenskiy sẽ tham gia hội nghị thượng đỉnh NATO ngày thứ hai tại Vilnius với phiên khai mạc Hội đồng NATO-Ukraine, một hội đồng được thành lập để nâng cấp quan hệ giữa Kiev và liên minh quân sự xuyên Đại Tây Dương gồm 31 thành viên.

Ông cũng sẽ gặp riêng Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden để tìm kiếm thêm vũ khí và đạn dược từ Hoa Kỳ và các quốc gia NATO giúp nước ông lại quân Nga xâm lược.

Theo các quan chức, Mỹ, Anh, Pháp và Đức dự kiến sẽ đảm bảo hỗ trợ an ninh cho Kiev lâu dài dưới hình thức cung cấp vũ khí tiên tiến, đào tạo và các viện trợ quân sự khác, có thể ngay sau khi hội nghị thượng đỉnh kết thúc.

Các quốc gia khác sau đó sẽ tham gia khuôn khổ này với các cam kết song phương của riêng họ, các quan chức cho biết.

Tại một cuộc vận động ở Vilnius hôm 11/7, ông Zelenskiy bày tỏ sự thất vọng rằng NATO đã không đưa ra mốc thời gian để kết nạp Ukraine – một triển vọng mà trước đó ông đã gọi là “vô lý”.

“NATO sẽ làm cho Ukraine an toàn hơn, Ukraine sẽ làm cho NATO mạnh hơn”, ông nói với đám đông hàng nghìn người ở Vilnius, nhiều người vẫy cờ Ukraine, khi các tay súng bắn tỉa đứng gác trên các mái nhà.

Vào tối 11/7, ông xoay sang ngôn ngữ nhẹ nhàng hơn đối với các đồng minh NATO.

“Phòng thủ của chúng tôi là ưu tiên hàng đầu và tôi rất biết ơn các đối tác của chúng tôi vì họ sẵn sàng thực hiện các bước mới”, ông viết trên Twitter.

“Thêm vũ khí cho các chiến binh của chúng tôi, bảo vệ nhiều mạng sống hơn cho toàn bộ Ukraine! Chúng tôi sẽ mang lại những công cụ phòng thủ quan trọng mới cho Ukraine”.

NATO cho biết Ukraine chưa thể gia nhập liên minh trong khi cuộc chiến với Nga vẫn tiếp diễn. Các nhà lãnh đạo hôm 11/7 nhắc lại tuyên bố năm 2008 rằng Ukraine sẽ gia nhập NATO nhưng cũng nói rõ rằng điều này sẽ không tự động xảy ra sau khi chiến tranh kết thúc.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục mời Ukraine gia nhập liên minh khi các đồng minh đồng ý và các điều kiện được đáp ứng”, các nhà lãnh đạo cho biết trong một tuyên bố bằng văn bản.

Tuyên bố chỉ ra rằng NATO sẽ cần thấy sự tiến bộ về khả năng của các lực lượng Ukraine khi hoạt động cùng với quân đội NATO, cũng như các cải cách trong lĩnh vực dân chủ và an ninh.

Lập trường của NATO nêu bật sự chia rẽ giữa các thành viên về việc thúc đẩy tư cách thành viên của Kiev.

Các thành viên NATO ở Đông Âu ủng hộ lời kêu gọi của Kiev về một lộ trình rõ ràng và nhanh chóng để trở thành thành viên, lập luận rằng đưa Ukraine dưới chiếc ô an ninh của NATO là cách tốt nhất để ngăn chặn Nga tấn công trở lại.


Triều Tiên phóng vật thể nghi là tên lửa ICBM trước cuộc họp thượng đỉnh Hàn Quốc, Nhật Bản 

12/7/2023 

Reuters 

Tên lửa ICBM Hwasong-18.

Tên lửa ICBM Hwasong-18. 

Triều Tiên vừa bắn một vật thể nghi là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) ngoài khơi bờ biển phía đông vào thứ Tư (12/7), khi các nhà lãnh đạo của Hàn Quốc và Nhật Bản chuẩn bị gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh NATO để thảo luận về các mối đe dọa, bao gồm cả việc Triều Tiên trang bị vũ khí hạt nhân, theo Reuters.

Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno cho biết ICBM bị nghi ngờ này đã bay trong 74 phút ở độ cao 6.000 km và tầm xa 1.000 km — đây là thời gian bay dài nhất từ trước đến nay của một tên lửa Triều Tiên.

Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản dự đoán tên lửa rơi cách bán đảo Triều Tiên khoảng 550 km về phía đông.

“Đây có thể là vụ thử tên lửa ICBM Hwasong-18 nhiên liệu rắn thứ hai, dựa trên kết quả của lần phóng đầu tiên”, ông Kim Dong-yup, giáo sư tại Đại học Nghiên cứu Triều Tiên ở Seoul, nhận định.

Ông Yang Uk của Viện Nghiên cứu Chính sách Asan nhận định rằng cuộc thử nghiệm mới nhất có thể là một phần trong nỗ lực của Triều Tiên nhằm giữ thể diện và giành lại thế chủ động sau vụ phóng thất bại vệ tinh do thám đầu tiên hồi tháng 5.

Ông Yang cho biết cáo buộc của Bình Nhưỡng về việc Hoa Kỳ vi phạm không phận của họ trong tuần này, mà Washington và Seoul bác bỏ là vô căn cứ, có thể là một cái cớ cho vụ phóng hôm nay.

Ông Leif-Eric Easley, giáo sư nghiên cứu quốc tế tại Đại học Ewha Womans ở Seoul, nhận định rằng Triều Tiên đang áp dụng chiến thuật thử nghiệm vũ khí đúng vào lúc các sự kiện ngoại giao, chẳng hạn như các cuộc đàm phán Hàn Quốc-Nhật Bản đã được lên kế hoạch.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, đang ở Litva tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO, đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp của hội đồng an ninh quốc gia để thảo luận về vụ phóng này và tuyên bố sẽ sử dụng hội nghị thượng đỉnh để kêu gọi sự đoàn kết quốc tế mạnh mẽ để đối phó với các mối đe dọa như vậy.

Ông Yoon, tại một cuộc họp với Nhật Bản, Úc và New Zealand, cho biết vụ phóng của Triều Tiên đặt ra một thách thức trực tiếp đối với hòa bình trong khu vực và thế giới, cũng như trật tự dựa trên các quy tắc.

“Chúng ta không thể tha thứ cho những hành động khiêu khích này và chúng ta phải đáp trả những hành động liều lĩnh của Triều Tiên thông qua phản ứng mạnh mẽ và sự đoàn kết của cộng đồng quốc tế,” ông Yoon nói, theo văn phòng của ông.

Ông Matsuno cho biết vụ phóng đe dọa hòa bình và ổn định khu vực và quốc tế, và Nhật Bản đã gửi phản đối thông qua các kênh ngoại giao ở Bắc Kinh.

Ông Yoon dự kiến sẽ thảo luận về các cách để tăng cường phản ứng chung đối với các mối đe dọa của Triều Tiên tại các cuộc đàm phán riêng với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida vào cuối ngày 12/7.


Các bộ trưởng ASEAN kêu gọi đoàn kết giải quyết xung đột Myanmar 

12/7/2023 

Reuters 

Cuộc họp của các ngoại trưởng ASEAN ở Jakarta, Indonesia, ngày 11/7/2023.

Cuộc họp của các ngoại trưởng ASEAN ở Jakarta, Indonesia, ngày 11/7/2023. 

Các ngoại trưởng ASEAN hôm 12/7 kêu gọi đoàn kết khu vực trong việc giải quyết xung đột ngày càng gia tăng ở Myanmar, trong bối cảnh có những nghi ngờ về khả năng của khối trong việc thực hiện một tiến trình hòa bình kéo dài hai năm vẫn chưa được khởi xướng, theo Reuters.

Cuộc họp của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Jakarta diễn ra khi sự kiên nhẫn của 10 thành viên đang giảm dần đối với việc các nhà cầm quyền quân sự của Myanmar từ chối ngừng các hành động thù địch và bắt đầu đối thoại toàn diện, như đã được đồng ý bởi vị tướng hàng đầu của họ vào tháng 4/2021.

Myanmar chìm trong xung đột kể từ khi quân đội nắm quyền vào đầu năm 2021 trước khi chính quyền quân phiệt đàn áp đẫm máu những người ủng hộ dân chủ, dẫn đến làn sóng tấn công trả đũa của phong trào kháng chiến và dân quân của các sắc tộc thiểu số.

Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi, Chủ tịch ASEAN, cho biết bà và những người đồng cấp đã thảo luận về việc thực hiện “đồng thuận năm điểm”, đây là tiến trình ngoại giao duy nhất để hướng tới hòa bình cho Myanmar, nơi Liên hợp quốc ước tính có 1,5 triệu người thất tán.

Bà nói rằng tất cả các thành viên đều nhấn mạnh sự thống nhất về vấn đề này, đồng thời nói thêm rằng “nếu không chấm dứt bạo lực, sẽ không bao giờ có một môi trường thuận lợi cần thiết để bắt đầu đối thoại và cung cấp viện trợ”.

Phát biểu của bà Retno được đưa ra sau một cuộc họp do Thái Lan chủ trì vào tháng trước với sự tham dự của các nhà lãnh đạo quân sự của Myanmar, những người đã bị cấm tham dự các cuộc họp cấp cao của ASEAN. Hầu hết các thành viên ASEAN đều không tham gia cuộc họp đó, điều mà Ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai lên tiếng biện hộ, nói rằng Thái Lan đang gặp khó khăn về các vấn đề biên giới, thương mại và người tị nạn.

Hôm 12/7, ông Don tiết lộ rằng ông đã gặp nhà lãnh đạo bị lật đổ Aung San Suu Kyi, người đã bị giam giữ ngay sau cuộc đảo chính năm 2021 và hiện đang kháng cáo bản án 33 năm tù.

Ông cho biết bà Suu Kyi vẫn khỏe mạnh, nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết trong một tuyên bố riêng rằng hai người đã có “cuộc gặp riêng kéo dài một giờ”.

Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi hôm 12/7 cho biết kế hoạch hòa bình đã được thống nhất sẽ vẫn là trọng tâm của ASEAN.

“Bất kỳ nỗ lực nào khác phải hỗ trợ việc thực hiện sự đồng thuận năm điểm”, bà nói.

Ông Rizal Sukma, một chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Jakarta, cho biết điều quan trọng là ASEAN phải tuân thủ kế hoạch của mình.

“Nó mang lại tính hợp pháp cho ASEAN tham gia vào vấn đề này, chứ chưa nói đến việc can thiệp”, ông Sukma nói.

“Nếu không có sự đồng thuận năm điểm, thì không có cơ sở để can thiệp”.

Indonesia cũng tích cực làm việc ở hậu trường để khởi động quá trình bằng cách cố gắng đưa tất cả các bên liên quan lại với nhau để đàm phán.

Cuộc họp hôm 12/7 dự kiến cũng sẽ thảo luận về các cuộc đàm phán kéo dài về một bộ quy tắc ứng xử giữa ASEAN và Trung Quốc trên Biển Đông, bắt đầu vào năm 2017, 15 năm sau khi ý tưởng này được ấp ủ.

Lực lượng bảo vệ bờ biển của Trung Quốc đã nhiều lần bị Philippines cáo buộc có “các hành động gây hấn” trong năm nay, trong khi Việt Nam phàn nàn về một tàu nghiên cứu của Trung Quốc và một đội dân quân bị tình nghi lảng vảng gần các dự án năng lượng ngoài khơi của nước này.

Các cuộc họp ở Jakarta diễn ra trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á và Diễn đàn Khu vực ASEAN vào thứ Sáu, với sự tham dự của các nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc.


Thái Lan : Ủy ban bầu cử đề nghị đình chỉ tư cách nghị sĩ lãnh đạo đảng thắng cử

Ủy ban bầu cử Thái Lan, hôm nay, 12/07/2023, đề nghị đình chỉ tư cách nghị sĩ của ông Pita Limjaroenrat, lãnh đạo đảng Tiến Bước (Move Forward), người đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lập pháp hồi tháng 5/2023, và là ứng viên cho chức thủ tướng.  

Ảnh tư liệu: Pita Limjaroenrat (P), lãnh đạo phong trào Move Forward, về đầu trong cuộc bầu cử Thái Lan ngày 14/05/2023. AP – Sakchai Lalit 

Minh Anh /RFI

Chủ tịch Ủy ban bầu cử Thái Lan, ông Ittiporn Boonprakong xác nhận thông tin này với hãng tin Pháp AFP. Lãnh đạo cơ quan bầu cử cho biết đã tập hợp đầy đủ các yếu tố để chuyển lên Tòa Bảo Hiến. Ông Pita Limjaroenrat bị cáo buộc đã vi phạm luật bầu cử, khi sở hữu nhiều cổ phần của một kênh truyền hình trong quá trình vận động tranh cử.  

Những người ủng hộ lãnh đạo đảng Tiến Bước xem quyết định này như là hành động cản trở của phe bảo thủ thân quân đội và của những người không tán đồng các chương trình cải cách triệt để do ông Pita đề xướng.

Trong thông cáo, đảng Tiến Bước tố cáo một sự « lạm quyền », chỉ trích Ủy ban bầu cử đã không cho ông Pita một cơ hội để tường trình.  

Đáng chú ý là thông báo mới này được đưa ra một ngày trước khi Quốc Hội lưỡng viện bỏ phiếu chọn thủ tướng mới vào ngày 13/7, và ông Pita Limjaroenrat được đa số phe đối lập Thái Lan ủng hộ.  

Publicité

Trả lời hãng tin Pháp, giáo sư về luật công, ông Prinya Thaewanarumitkul, trường đại học Thammasat ở Bangkok nhận định, thông báo vội vã này là nhằm « tác động lên kết quả bỏ phiếu » vào ngày thứ Năm 13/07. « Các nghị sĩ cần một lý do để không bỏ phiếu cho ứng viên xuất thân từ đảng thắng cử, chiếm giữ hơn một nửa số ghế ở nghị trường. Họ cần một lý do để biện minh cho hành động này. » 

Tòa Bảo Hiến phải cho biết có thụ lý hồ sơ này hay không. Nếu bị đưa ra xét xử, vị lãnh đạo trẻ 42 tuổi này của đảng Tiến Bước, chủ trương cải cách đất nước, có nguy cơ bị án tù nặng, bị truất tư cách nghị sĩ và mất quyền ứng cử trong vòng 20 năm.  

Thái Lan có nguy cơ lại rơi vào bất ổn. Năm 2020, cũng theo kiến nghị của Ủy ban bầu cử, Tòa Bảo Hiến đã cho giải thể đảng Future Forward, tiền thân của đảng Tiến Bước-Move Forward. Lãnh đạo đảng khi ấy cũng bị phạt tù và bị truất quyền ứng cử. Sự kiện này đã dẫn đến việc hàng ngàn thanh niên Thái Lan xuống đường rầm rộ đòi cải cách sâu rộng chế độ quân chủ. 


Gió mùa gây ra lạm phát ở Ấn Độ

Ngân hàng trung ương Ấn Độ từng có một năm thuận buồm xuôi gió. Từ tháng 1, tỷ lệ lạm phát theo năm của nước này đã giảm đều đặn, xuống chỉ còn 4,3% trong tháng 5, mức thấp nhất trong gần hai năm. Nó cho phép Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ tạm dừng chu kỳ thắt chặt tiền tệ vào tháng 4 và thậm chí có thể sẽ cắt giảm lãi suất. Nhưng rồi mọi thứ quay ngoặt khi dữ liệu công bố vào thứ Tư sẽ cho thấy lạm phát tăng 4,6% trong tháng 6, phần lớn vì giá lương thực leo thang.

Trước mắt cũng không sáng sủa. Mưa gió mùa kỷ lục gần đây đã nhấn chìm các trang trại trên khắp Ấn Độ, làm gián đoạn sản xuất. Một ví dụ là giá cà chua, vốn tăng 160% so với tháng trước vào tuần qua. Nếu mưa to tiếp tục, lạm phát tính theo năm vào tháng 7 có thể vượt quá giới hạn trên 6% của ngân hàng trung ương, khiến họ phải lại tăng lãi suất để giảm lạm phát.


Các dân biểu Cộng hoà của Mỹ chia rẽ về dự luật quốc phòng

Hàng năm, Quốc hội phải thông qua một dự luật chi tiêu để chi trả cho nền quốc phòng của Mỹ. Dự luật này xác định ngân sách của Lầu Năm Góc, quy định tăng lương cho quân nhân, và tài trợ cho các chương trình hoặc trang thiết bị cụ thể. Và chưa năm nào kể từ năm 1961 dự luật không được thông qua.

Năm nay cũng không khác, nhưng hứa hẹn sẽ ồn ào hơn. Trong cuộc đua kéo dài để bầu Kevin McCarthy làm chủ tịch Hạ viện, các thành viên bảo thủ của Liên minh Tự do đã yêu cầu ông không đưa ra “các dự luật cây thông Noel” cồng kềnh đi kèm nhiều sửa đổi. Song chính các nhà lập pháp đã đưa ra hơn 1.500 điểm vào dự luật quốc phòng, và những điểm tranh cãi nhất đến từ không ai khác ngoài các đảng viên Cộng hòa cánh hữu. Chẳng hạn, họ muốn cấm Lầu Năm Góc trả tiền cho các vụ phá thai và tài trợ cho các sáng kiến ​​đa dạng.

Hạ viện có thể bắt đầu bỏ phiếu sớm nhất là vào thứ Tư. Ông McCarthy vẫn đang cố gắng xoa dịu những người cánh hữu trong đảng ông, nên dự luật chắc chắn sẽ còn thay đổi. Nhưng nhiều sửa đổi trên mặt trận văn hóa sẽ làm giảm ủng hộ từ phe Dân chủ. Với thế đa số mỏng, phe Cộng hòa sẽ cần phải thống nhất — một vấn đề nan giải cho đảng trong những tháng gần đây.


Biển lửa trong nội chiến Myanmar 

Khi cuộc nội chiến Myanmar lan rộng, chính quyền quân sự có thể đang dùng một chiến thuật trấn áp mới: lửa. Kể từ cuộc đảo chính tháng 2 năm 2021, Myanmar chìm trong xung đột ngày càng đẫm máu khiến hàng nghìn người thiệt mạng và bị mất nhà cửa. Và khi không thể dập tắt kháng cự, quân đội đã phạm tội ác trên diện rộng. Hình ảnh vệ tinh cho thấy họ có thể đang tấn công bằng lửa theo đúng nghĩa đen.

Theo dữ liệu của Trung tâm Phục hồi Thông tin, một nhóm giám sát nhân quyền, số vụ cháy được báo cáo trên khắp Myanmar đã tăng đáng kể vào năm ngoái. Họ cho rằng điều này có thể là do quân đội đốt lửa như một biện pháp chiến tranh tâm lý. Nhiều ngôi nhà, nơi thờ cúng, và nguồn cung cấp thực phẩm bị phá hủy, đặc biệt là vùng Sagaing ở phía bắc, nơi bị không kích bừa bãi và đối mặt các phương pháp đàn áp tàn bạo.


Số phận Luật Phục hồi Thiên nhiên của EU

Vào thứ Tư, các nhà lập pháp châu Âu sẽ quyết định số phận của Luật Phục hồi Thiên nhiên của EU, do Ủy ban châu Âu đề xuất vào tháng 6 năm 2022. Luật này tìm cách khôi phục, cho tới năm 2030, 20% trên tổng số 81% diện tích biển và đất liền của châu Âu bị suy giảm chất lượng do hoạt động của con người. Nếu được thông qua, đây sẽ là mục tiêu bảo tồn có ràng buộc pháp lý đầu tiên được giới thiệu trong lịch sử 30 năm của EU.

Song chính các nghị sĩ lại chia rẽ sâu sắc. Đảng Nhân dân châu Âu (EPP) trung hữu và giới vận động hành lang nông nghiệp cho rằng luật này gây hại cho sản xuất lương thực và sinh kế của nông và ngư dân. Đáp lại, Chủ tịch Ủy ban Môi trường của Ủy ban, và một số nhóm khoa học, cáo buộc EPP cố tình gây hoang mang và chơi trò chơi chính trị trước các cuộc bầu cử sắp tới.

Phần lớn phụ thuộc vào việc liệu Ursula von der Leyen — người vừa là chủ tịch Ủy ban vừa là thành viên của EPP — có thể thuyết phục được các thành viên đảng mình hay không. Nếu luật được thông qua, các nước sẽ có hai năm để đệ trình kế hoạch bảo tồn của họ. Nhưng nếu nó thất bại, triển vọng của gói đề xuất môi trường rộng lớn hơn tạo nên Thỏa thuận xanh EU sẽ xấu đi.


Mỹ truy tố lãnh đạo một cơ quan nghiên cứu làm việc nhân danh Trung Quốc 

12/7/2023 

VOA News 

Ông Gal Luft, người Mỹ gốc Israel, lãnh đạo một cơ quan nghiên cứu bị Mỹ truy tố làm việc nhân danh Trung Quốc.

Ông Gal Luft, người Mỹ gốc Israel, lãnh đạo một cơ quan nghiên cứu bị Mỹ truy tố làm việc nhân danh Trung Quốc. 

Các công tố viên liên bang Hoa Kỳ đầu tuần này công bố cáo trạng nhắm vào một người đàn ông Mỹ gốc Israel, nói rằng ông ta hành động như một đặc vụ nước ngoài chưa đăng ký nhân danh Trung Quốc và cố gắng môi giới bán vũ khí và dầu mỏ của Iran.

Nhà chức trách cáo buộc ông Gal Luft đã tuyển dụng và trả tiền cho một cựu quan chức chính phủ Hoa Kỳ, người từng làm cố vấn cho tổng thống dân cử Donald Trump, và cố gắng khiến quan chức này ủng hộ các chính sách có lợi cho Trung Quốc.

Các công tố viên cũng cho biết ông Luft đã sắp xếp các cuộc gặp giữa các quan chức Iran và một công ty năng lượng Trung Quốc để bàn về các thỏa thuận liên quan đến chương trình dầu mỏ bị chế tài của Iran.

Ông Luft đóng vai trò là đồng giám đốc của một cơ quan nghiên cứu của Hoa Kỳ tập trung vào các xu hướng năng lượng, an ninh và kinh tế và đã bị bắt tại Síp vào tháng Hai năm nay. Ông ta bỏ trốn sau khi được tại ngoại và vẫn còn tại đào.

Tags: , , , , , ,

Comments are closed.