ĐCSTQ in thêm 54.000 tỷ nhân dân tệ nhưng vẫn rơi vào giảm phát


Trí Đạt (t/h) – 20/02/2024

” Kể từ năm ngoái, dữ liệu CPI hàng năm của Trung Quốc cho thấy xu hướng giảm tổng thể, hiện tại giảm phát kéo dài trong 4 tháng liên tiếp, cho thấy áp lực giảm phát đang gia tăng.

Chuyên gia tài chính Đài Loan Hoàng Thế Thông cho biết: “In nhiều tiền như vậy thì theo lý là giá cả sẽ tăng. Tuy nhiên, tình huống như mong đợi đã không xảy ra. Thay vào đó, tình huống ngược lại lại xảy ra. Điều này cho chúng ta biết rằng nền kinh tế Trung Quốc đã bước vào tình trạng rất giống với môi trường giảm phát tổng thể ở Nhật Bản vào cuối những năm 1990.”

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2024/02/ydgdds-768x480.jpg

Đồng Nhân dân tệ. (Ảnh minh họa: Frame China / Shutterstock) 

Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã phát hành một lượng lớn tiền tệ nhằm kích thích nền kinh tế. Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc tiếp tục giảm so với năm ngoái, áp lực giảm phát ngày càng gia tăng. Các chuyên gia cho rằng “nhu cầu trong nước” của nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục sụt giảm và mức độ nghiêm trọng có thể vượt quá dự đoán của thế giới bên ngoài.

Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố cho thấy vào tháng 1/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quốc gia giảm 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái, mức giảm lớn nhất trong 14 năm. Tuy nhiên, do dữ liệu của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) luôn thiếu tính xác thực nên tình hình thực tế có thể nghiêm trọng hơn.

Dữ liệu cho thấy giá thực phẩm đã giảm 5,9% so với cùng kỳ trong tháng 1, với giá thịt lợn, rau tươi và trái cây tươi giảm lần lượt là 17,3%, 12,7% và 9,1%, đây là yếu tố chính thúc đẩy CPI giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Điều đáng chú ý là dữ liệu chính thức cho thấy vào cuối năm 2023, số dư “cung tiền rộng mở rộng” (Broad money supply, gọi tắt là M2) của Trung Quốc là 292.270 tỷ nhân dân tệ (RMB, tương tự bên dưới); vào cuối năm 2022, số dư M2 là 266.430 tỷ nhân dân tệ ; vào cuối năm 2021, số dư M2 là 238.290 tỷ nhân dân tệ.

Nói cách khác, ĐCSTQ đã phát hành một lượng lớn tiền bổ sung từ năm 2021 đến năm 2023, con số M2 tăng khoảng 54.000 tỷ nhân dân tệ trong hai năm.

M2 được tính bằng: Lượng tiền mặt trong lưu thông + Tiền gửi của dân cư và doanh nghiệp tại các tổ chức tín dụng; trong đó bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm.

Về vấn đề này, ông Vương Hách (Wang He), tác giả chuyên mục trên tờ Epoch Times cho biết, hệ thống tài chính của Trung Quốc hoàn toàn khác với hệ thống tài chính của phương Tây. Trong nhiều năm, Bắc Kinh dựa vào việc phát hành số lượng lớn tiền để kích thích tăng trưởng kinh tế, M2 của họ cao hơn gấp đôi GDP, trong khi M2 của Mỹ chỉ bằng 80 đến 90% GDP. Đặc biệt kể từ năm 2022, nền kinh tế Trung Quốc không ổn định, ĐCSTQ ngày càng in nhiều tiền hơn và giảm tỷ lệ dự trữ ngân hàng.

Ông Vương Hách nói: “Sau khi tiền được phát hành và đầu tư, nó không thực sự thúc đẩy sự cải thiện liên tục của nền kinh tế Trung Quốc. Thay vào đó, tiền trở nên nhàn rỗi trong hệ thống tài chính. Nó cũng không đi vào thực thể kinh tế.”

Ông Lục Viễn Hành, một nhà phân tích chính trị và kinh tế ở Mỹ, từng làm giám đốc thị trường tại một công ty Trung Quốc, cho biết trong nền kinh tế phương Tây, sự gia tăng lượng lưu thông tiền tệ thường được coi là lạm phát, còn ngược lại là giảm phát. Ngoài ra, xét từ góc độ hiện tượng, CPI tăng được coi là biểu hiện của lạm phát, còn CPI giảm được coi là giảm phát. Tuy nhiên, một hiện tượng mâu thuẫn rất kỳ lạ đã xảy ra ở Trung Quốc: một mặt, chính quyền in một lượng tiền lớn và phân phối rộng rãi tiền tệ, đáp ứng định nghĩa về lạm phát; mặt khác, sau khi tiền được phát hành, lại chưa thực sự đi vào lưu thông hay đi vào thực thể của nền kinh tế mà chỉ lưu thông trong phạm vi hệ thống tài chính, dẫn đến hiện tượng “tiền nhàn rỗi”, do đó không có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế. Nói cách khác, lượng tiền tệ thực tế đang lưu hành và lượng tiền thực sự phát huy tác dụng của nó đang giảm, cho nên mới xuất hiện hiện tượng giảm phát.

Dữ liệu chính thức từ ĐCSTQ cho thấy vào năm 2023, các khoản vay bằng Nhân dân tệ mới của Trung Quốc đạt tổng cộng 22.750 tỷ nhân dân tệ, nhưng tiền gửi tăng 25.740 tỷ nhân dân tệ, có nghĩa là mức tăng tiền gửi vượt quá mức tăng cho vay.

Ông Vương Hách cho rằng điều này cho thấy một lượng lớn tiền như tiền tệ bổ sung đã lắng đọng trong hệ thống tài chính.

“Hiện tại, cả công ty, ngân hàng và thậm chí cả nhà đầu tư nước ngoài đều mất niềm tin vào nền kinh tế Trung Quốc. Vậy nếu đã không có niềm tin, thì về cơ bản tiền được cầm trong tay sẽ không được tiêu. Vì vậy, ĐCSTQ tác động đến chính sách tiền tệ này của ĐCSTQ, tăng lượng phát hành, lượng phát hành tiền M2 tăng lên hơn 50.000 tỷ nhân dân tệ trong hai năm, nhưng nó không khởi tác dụng, điều đó có nghĩa là toàn bộ chính sách kinh tế và tài chính của Trung Quốc đã phá sản,” ông Vương Hách nói.

Ngoài ra, ông Vương Hách cũng đề cập rằng thu nhập của người dân Trung Quốc nhìn chung đã giảm sút và họ không dám tiêu xài nếu không có tiền, một số ít người giàu có tiền nhưng không tiêu được. Trong trường hợp này, mức tiêu thụ đương nhiên sẽ giảm đi và vật giá không có cơ sở để tăng.

Ông nói: “Điều này cho thấy toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc đã bước vào trạng thái suy thoái. Đây thực sự là một điều rất tồi tệ. Như thế này, nhu cầu trong nước của toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc hiện đang trong giai đoạn thu hẹp. Đây chỉ là số liệu công khai chính thức, thực tế có thể còn tồi tệ hơn.”

Thế giới bên ngoài đã chú ý đến việc Bắc Kinh đang phát hành một lượng lớn tiền tệ, nhưng trong điều kiện bình thường lại không thấy giá cả tăng tương ứng mà thay vào đó là hiện tượng giảm phát với giá cả giảm liên tục.

Kể từ năm ngoái, dữ liệu CPI hàng năm của Trung Quốc cho thấy xu hướng giảm tổng thể, hiện tại giảm phát kéo dài trong 4 tháng liên tiếp, cho thấy áp lực giảm phát đang gia tăng.

Chuyên gia tài chính Đài Loan Hoàng Thế Thông cho biết: “In nhiều tiền như vậy thì theo lý là giá cả sẽ tăng. Tuy nhiên, tình huống như mong đợi đã không xảy ra. Thay vào đó, tình huống ngược lại lại xảy ra. Điều này cho chúng ta biết rằng nền kinh tế Trung Quốc đã bước vào tình trạng rất giống với môi trường giảm phát tổng thể ở Nhật Bản vào cuối những năm 1990.”

Ông Hoàng Thế Thông cho rằng những năm đó, khi nền kinh tế Nhật Bản suy thoái, xảy ra tình trạng giảm phát kéo dài do in tiền với số lượng lớn, đồng Yên liên tục mất giá, lãi suất giảm, giá cả giảm. Hiện nay nền kinh tế Trung Quốc đã có những dấu hiệu này và tình hình rất nghiêm trọng.

Ông nói rằng, “ĐCSTQ liên tục in tiền, theo kết quả mà nói, nếu nó vẫn tạo ra tình trạng giảm phát, vậy thì e rằng nó cho chúng ta biết rằng vấn đề của nền kinh tế Trung Quốc nghiêm trọng hơn chúng ta tưởng tượng.”

Ngoài ra, dữ liệu chính thức từ ĐCSTQ cho thấy, chỉ số giá sản xuất công nghiệp quốc gia (PPI) trong tháng 1/2024 cũng giảm so với tháng trước đó và giảm so với cùng kỳ năm ngoái, lần lượt là 0,2% và 2,5%.


Comments are closed.