Thời sự Thứ Tư 04/10/2023: *Hai khoa học gia Hungary được trao giải Nobel *Công ty nhà nước Indonesia cung cấp vũ khí cho Myanmar *Chủ tịch Hạ Viện Mỹ phe Cộng Hòa bị phế truất do mâu thuẫn nội bộ *Giáo hội Công giáo đổi mới


Võ Thái Hà tổng hợp


Hai nhà khoa học Hungary được trao giải Nobel trong hai ngày liên tục

BBC News

04/10/2023

Other

Nguồn hình ảnh, Other – Chụp lại hình ảnh, 

Ba nhà khoa học Pierre Agostini, Anne L’Huillier và Ferenc Krausz cùng nhận chung giải Nobel Vật lý năm nay

3 tháng 10 2023

Tin mới nhất từ Thuỵ Điển hôm nay 03/10/2023 cho hay ba nhà vật lý học Pierre Agostini, Ferenc Krausz và Anne L’Huillier được trao giải Nobel cho nghiên cứu và thí nghiệm về electron trong nguyên tử (atom).

Như thế giải Nobel Vật lý năm nay thuộc về hai nhà khoa học Pháp và một nhà khoa học Hung-Áo.

GS Pierre Agostini hiện làm việc tại Ohio State University, Hoa Kỳ là người Pháp, tốt nghiệp Đại học Université Aix-Marseille.

GS Ferenc Krausz, sinh năm 1962 ở Mor, Hungary, hiện làm việc tại viện Max Planck Institute of Quantum Optics và ĐH Ludwig Maximilian ở Munich, Đức.

Năm 1985, Ferenc Krausz lấy bằng kỹ sư điện tử tại Đại học Bách khoa Budapest (BME) và bằng vật lý tại Khoa Khoa học Tự nhiên, ĐH Tổng hợp Budapest (ELTE). Ông công tác tại Viện Vật lý BME dưới sự hướng dẫn của nhà vật lý Bakos József trong lĩnh vực vật lý laser. Từ 1991, ông sang nghiên cứu tại Áo.

Nữ giáo sư Anne L’Huillier, sinh năm 1958 ở Paris, nhận Nobel cho công trình thực hiện tại ĐH Lund, Thuỵ Điển.

Nơi sinh và nơi làm việc của họ là biểu hiện của hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khoa học cơ bản. 

Nhưng sự kiện chỉ trong hai ngày liền có hai nhà khoa học người Hungary được Nobel là điều báo chí chú ý.

EPA

Nguồn hình ảnh, EPA

Chụp lại hình ảnh, 

Các giáo sư Drew Weissman (trái) và Katalin Kariko được trao giải Nobel Y Sinh

Hôm qua, 02/10, giải Nobel Y Sinh được công bố sẽ trao cho hai nhà khoa học đã góp phần phát triển công nghệ cho vaccine phòng ngừa Covid dựa trên mRNA.

Đó là Tiến sĩ Katalin Karikó từ Hungary và Tiến sĩ Drew Weissman từ Hoa Kỳ.

Hai người là đồng nghiệp và biết nhau vào đầu những năm 1990 khi họ cùng làm việc tại Đại học Pennsylvania, Mỹ.

Bà Katalin Kariko sang Hoa Kỳ từ 1985.

Ủy ban Nobel tuyên bố: “Những nhà khoa học được trao giải đã đóng góp trong tốc độ phát triển vaccine nhanh chưa từng có vào thời kỳ xảy ra một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sức khoẻ nhân loại vào kỷ nguyên hiện đại.”

Công nghệ vaccine mRNA này đã được thử nghiệm trước khi đại dịch Covid bùng phát, và cho đến nay đã giúp được hàng triệu người trên thế giới.

Công nghệ mRNA tương tự hiện cũng đang được nghiên cứu để chữa trị các loại bệnh khác và thậm chí là bệnh ung thư.

Vaccine mRNA sử dụng cách tiêm vào người một phần mã gene của virus để huấn luyện hệ miễn dịch trong cơ thể.

Vaccine huấn luyện cơ thể sinh ra kháng thể và một phần khác của hệ miễn dịch, được gọi là tế bào T, để chống lại virus corona.

Nhà báo Nguyễn Hoàng Linh, ở Budapest, viết trên Facebook về sự kiện này:

“GS. Karikó Katalin (68 tuổi) là người thứ ba nhận được giải thưởng khoa học danh giá này trên cương vị công dân Hungary, đồng thời bà cũng là phụ nữ Hung đầu tiên đoạt giải Nobel.”

Theo trang của Viện Hàn lâm Khoa học Hungary, từ cho đến năm nay, chưa tính ông Ferenc Krausz và bà Katalin Kariko, số người Hungary và gốc Hungary nhận giải Nobel đã là 14.

Nhưng một trang khác, của hội người Hungary tại Hoa Kỳ (American Hungarian Federation) cho biết con số này là 18, tính tới năm 2022, và gồm cả Nobel Văn chương cho nhà văn Imre Kertesz (2002).


Giới hoạt động: Các công ty nhà nước Indonesia cung cấp vũ khí cho Myanmar 

03/10/2023 – Reuters 

Xe quân sự diễn hành ở Naypyitaw, Myanmar.

Xe quân sự diễn hành ở Naypyitaw, Myanmar. 

Hôm 3/10, các nhóm nhân quyền kêu gọi Indonesia điều tra các vụ bán vũ khí bị nghi là của các công ty nhà nước thực hiện với Myanmar, nơi mà Indonesia đang cố gắng thúc đẩy hòa giải kể từ cuộc đảo chính quân sự năm 2021 gây ra xung đột lan rộng, theo Reuters.

Theo Feri Amsari, cố vấn pháp lý cho các nhà hoạt động, các nhóm đã nộp đơn khiếu nại lên ủy ban nhân quyền quốc gia Indonesia hôm 2/10 cáo buộc rằng ba nhà sản xuất vũ khí thuộc sở hữu nhà nước đã bán thiết bị cho Myanmar kể từ cuộc đảo chính.

Myanmar đã chìm trong bạo lực kể từ khi quân đội lật đổ chính phủ do người đoạt giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi lãnh đạo hơn hai năm trước.

Nhóm nhân quyền đưa ra khiếu nại bao gồm hai tổ chức của Myanmar, Tổ chức Nhân quyền Chin và Dự án Trách nhiệm Giải trình của Myanmar, và ông Marzuki Darusman, cựu bộ trưởng tư pháp Indonesia và nay là nhà vận động nhân quyền.

Trong đơn khiếu nại, nhóm này cáo buộc rằng nhà sản xuất vũ khí nhà nước Indonesia PT Pindad, hãng đóng tàu nhà nước PT PAL và công ty hàng không vũ trụ PT Dirgantara Indonesia đã cung cấp thiết bị cho Myanmar thông qua một công ty Myanmar tên là True North. 

PT Pindad và PT PAL không trả lời ngay lập tức khi nhận được đề nghị đưa ra bình luận. Giám đốc PT Pindad trước đó nói với báo giới rằng họ đã không bán sản phẩm cho Myanmar kể từ năm 2016.

Công ty PT Dirgantara Indonesia cho biết họ chưa từng có hợp đồng với Myanmar hay bên thứ ba liên quan.

Công ty True North chưa trả lời ngay lập tức cho lời đề nghị đưa ra bình luận nhưng Reuters xem hồ sơ công ty không ghi ngày tháng cho thấy họ xác định ba nhà sản xuất vũ khí Indonesia là “đối tác chiến lược”.

Các nhà hoạt động cho hay Myanmar mua nhiều mặt hàng từ các công ty này, bao gồm súng lục, súng trường tấn công và xe chiến đấu.

Ông Darusman cho biết ủy ban nhân quyền Indonesia, được gọi là Komnas HAM, có nghĩa vụ điều tra vì các công ty nhà nước phải chịu sự kiểm soát và giám sát của chính phủ.

Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Qqốc về Myanmar hồi tháng 5 báo cáo rằng quân đội Myanmar đã nhập khẩu vũ khí trị giá ít nhất 1 tỷ đôla và các vật liệu liên quan kể từ cuộc đảo chính, phần lớn từ Nga, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan và Ấn Độ.


Chủ tịch Hạ Viện Mỹ của phe Cộng Hòa bị phế truất do mâu thuẫn nội bộ

Anh Vũ /RFI

04/10/2023

Một sự kiện chưa tùng xảy ra ở Quốc Hội Mỹ từ hơn 100 năm qua. Lãnh đạo Hạ Viện thuộc phe Cộng Hòa Kevin McCarthy bị phế truất, sau cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm do một vài nghị sĩ thuộc cánh hữu trong đảng Cộng Hòa, dẫn đầu là ông Matt Gaetz khởi xướng. Ông Kevin McCarthy chỉ được 210 dân biểu bỏ phiếu ủng hộ, nhưng có tới 216 dân biểu, trong đó có 8 người của đảng Cộng Hòa bỏ phiếu chống. 

Cựu chủ tịch Hạ Viện Mỹ Kevin McCarthy tại điện Capitol, Washington, Hoa Kỳ, ngày 03/10/2023.

Cựu chủ tịch Hạ Viện Mỹ Kevin McCarthy tại điện Capitol, Washington, Hoa Kỳ, ngày 03/10/2023. AP – J. Scott Applewhite 

Thông tín viên Guillaume Naudin tại Washington tường trình :

Kevin McCarthy sẽ là vị chủ tịch Hạ Viện có thời gian tại chức ngắn nhất lịch sử chính trị Mỹ. Không ngạc nhiên, khi mà hồi tháng Giêng, khó khăn lắm ông mới được bầu, sau 15 vòng bỏ phiếu. Để đạt được điều đó, ông đã phải chấp nhận thỏa hiệp theo đó, chỉ cần một dân biểu là đủ để đề nghị Hạ Viện bỏ phiếu phế truất..

Đó chính là điều mà nghị sĩ bang Florida, Matt Gaetz, một người thân cận với Donald Trump đã làm. Matt Gaetz chỉ trích ông McCarthy hôm thứ Bảy vừa qua đã ký với đảng Dân Chủ thỏa thuận để tránh “shutdown” – chính phủ Mỹ phải đóng cửa vì hết ngân sách. Matt Gaetz đã thuyết phục được 7 dân biểu khác theo mình và vì tất cả các nghị sĩ Dân Chủ đều bỏ phiếu chống lại Kevin McCarthy, nên đủ số phiếu cần thiết.

Hạ Viện giờ đây là một miền đất lạ bởi chưa bao giờ xảy ra hoàn cảnh này. Hạ Viện sẽ có một quyền chủ tịch cho đến khi bầu lại lãnh đạo vào thứ Tư tới. Phe đa số Cộng Hòa sẽ phải tìm một người kế nhiệm Kevin McCarthy. Ông sẽ không ra ứng cử lại cho dù ông hoàn toàn có quyền.

Toàn bộ sự việc diễn ra trong khi thỏa thuận về cấp ngân sách cho chính phủ đã khiến ông McCarthy mất chức có hiệu lực đến ngày 17/11 tới. Nói một cách khác, mối đe dọa shutdown vẫn luôn còn đó. Và thỏa thuận hôm thứ Bảy vừa qua không bao gồm ngân khoản viện trợ cho Ukraina mà nước này đang cần trong cuộc chiến tranh do Nga phát động.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ bị phế truất 

04/10/2023 – Reuters 

Cựu Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy phát biểu với các phóng viên tại Điện Capitol ở Washington sau khi bị phế truất trong một cuộc bỏ phiếu tại Hạ Viện Mỹ ngày 3/10/2023.

Cựu Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy phát biểu với các phóng viên tại Điện Capitol ở Washington sau khi bị phế truất trong một cuộc bỏ phiếu tại Hạ Viện Mỹ ngày 3/10/2023. 

Một số đảng viên Cộng hòa tại Hạ viện Hoa Kỳ hôm 3/10 đã phế truất Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy, một đảng viên Cộng hòa, giữa bối cảnh đấu đá nội bộ giữa các đảng khiến Quốc hội rơi vào tình trạng hỗn loạn hơn nữa chỉ vài ngày sau khi ngăn chặn được việc chính phủ đóng cửa trong gang tấc.

Cuộc biểu quyết 216-210 đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử Hạ viện Mỹ phế truất lãnh đạo của mình. Tám đảng viên Cộng hòa cùng với 208 đảng viên Dân chủ bỏ phiếu loại ông McCarthy.

Cuộc phản kháng được lãnh đạo bởi dân biểu Matt Gaetz, một đảng viên Cộng hòa cực hữu từ Florida và là người phản đối ông McCarthy. Dân biểu Gaetz cáo buộc ông McCarthy đã không làm đủ để cắt giảm chi tiêu liên bang hoặc chống lại Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden.

Đây là điểm kịch tính mới nhất trong năm mà Hạ viện, do đảng Cộng hòa kiểm soát, đã đẩy Washington đến bờ vực vỡ nợ và bờ vực của một đợt đóng cửa chính phủ.

Đảng Cộng hòa kiểm soát Hạ viện với đa số sít sao 221-212.

Việc ông McCarthy bị loại khỏi chức Chủ tịch Hạ viện về cơ bản khiến hoạt động lập pháp tại Hạ viện bị đình trệ, trong khi trước ngày 17/11 mà Quốc hội không nhất trí gia hạn tài trợ cho chính phủ thì chính phủ lại rơi vào nguy cơ bị đóng cửa lần nữa.

Tòa Bạch Ốc nói họ hy vọng Hạ viện sẽ nhanh chóng lựa chọn một chủ tịch thay thế.

Ông McCarthy không có kế hoạch tìm cách tái tranh cử vị trí này một lần nữa, Politico đưa tin.

Hiện chưa rõ ai sẽ kế nhiệm ông McCarthy.


Ấn Độ yêu cầu Canada đưa 41 nhà ngoại giao về nước

Liên Thành

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/10/anh-man-hinh-2023-10-03-luc-183420.pngThủ tướng Canada Justin Trudeau và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (ảnh: REUTERS). 

Hôm nay (3/10), Ấn Độ đã yêu cầu Canada đưa 41 nhà ngoại giao về nước trước ngày 10/10, theo tờ báo Anh Financial Times.

Mối quan hệ ngoại giao giữa Ấn Độ và Canada trở nên căng thẳng, sau khi Thủ tướng Justin Trudeau cho biết, các cơ quan an ninh Ottawa đang điều tra những cáo buộc đáng tin cậy về mối liên hệ giữa Ấn Độ với vụ sát hại công dân Canada Hardeep Singh Nijjar hồi tháng Sáu.

Phía Ấn Độ đã bác bỏ, và khẳng định đây là cáo buộc vô lý.

Tờ Financial Times dẫn lời nguồn tin cho biết, Ấn Độ đã đe dọa thu hồi quyền miễn trừ ngoại giao đối với các nhà ngoại giao Canada được yêu cầu rời đi, nhưng vẫn ở lại sau hạn chót ngày 10/10.

Canada hiện có 62 nhà ngoại giao ở Ấn Độ. Phía Ấn Độ đã yêu cầu Canada hồi hương 41 nhà ngoại giao. 

Bộ Ngoại giao Ấn Độ và Canada hiện chưa đưa ra bình luận về thông tin của tờ Financial Times. 

Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar tuyên bố đang tồn tại cái gọi là “nguy cơ bạo lực”, và “bầu không khí đe dọa” chống lại các nhà ngoại giao Ấn Độ ở Canada.


Ngân hàng trung ương Ấn Độ họp bàn chính sách

Mới đầu năm nay Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) còn cho rằng cuộc chiến chống lạm phát, với 6 lần tăng lãi suất liên tiếp, đã kết thúc. Kể từ tháng 2, tốc độ tăng giá đã dần chậm lại. Đến tháng 5, lạm phát theo năm giảm xuống chỉ còn 4,3%, gần sát mục tiêu 4% của ngân hàng trung ương, qua đó cho phép ngân hàng tạm dừng chu kỳ thắt chặt. Nhưng rồi các đợt gió mùa thất thường đã khiến giá lương thực tăng vọt, khiến lạm phát tăng lên 6,8% trong tháng 8, cao hơn cả giới hạn trên 6% của RBI.

Tuy nhiên, khi RBI bắt đầu cuộc họp ba ngày vào thứ Tư, các nhà kinh tế kỳ vọng ngân hàng sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức 6,5%. Thống đốc Shaktikanta Das nhấn mạnh giá lương thực tăng chỉ là tạm thời và dự kiến lạm phát sẽ giảm trong những tháng tới. Song vẫn còn đó những rủi ro khác. Giá dầu tăng có thể đẩy lạm phát lên cao hơn và mùa màng vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi gió mùa thất thường. Cuộc đấu của RBI với lạm phát vẫn tiếp tục.


Giáo hội Công giáo đổi mới dưới ngọn cờ của Giáo hoàng Francis

Thứ Bảy này Đức Thánh Cha Francis sẽ tấn phong 21 tân hồng y. Vào thứ Tư, ông sẽ công bố một tông huấn – một loại tuyên bố của giáo hoàng – có tựa đề “Laudate Deum” (“Ngợi ca Thiên Chúa”) và tập trung vào các mối quan tâm về môi trường. Tài liệu này phát triển từ “Laudato si” năm 2015 của Đức Francis mà John Kerry, đặc phái viên khí hậu của Mỹ, cho biết đã có “tác động sâu sắc” đến việc ký kết Thỏa thuận Paris.

Thứ Tư cũng là ngày khai mạc cuộc họp về quy chế hoạt động của Giáo hội Công giáo. Đại hội đồng của Thượng Hội đồng Giám mục – một cơ quan cố vấn cho Đức Thánh Cha – sẽ được triệu tập và có 12 tháng để tìm cách làm cho giáo hội bớt phân cấp hơn. Trong số 370 thành viên bỏ phiếu, có khoảng 70 người không phải là giám mục, một số là giáo dân và khoảng một nửa trong số đó là phụ nữ. Gần đây Giáo hoàng Francis đã bổ nhiệm một nữ tu làm phụ tá thư ký của Thượng Hội đồng. Những thay đổi khác cũng có thể đang diễn ra: chính Đức Giáo hoàng đã gợi ý về khả năng ban phước cho hôn nhân đồng giới.


Mỹ muốn Mexico mạnh tay kiểm soát fetanyl

Hồi tháng 9, Ovidio Guzmán – con trai của “El Chapo”, một trùm ma túy khét tiếng người Mexico – đã bị dẫn độ sang Mỹ để ra toà về tội buôn bán ma túy. Các tài liệu của tòa cáo buộc anh ta “làm ngập” các thành phố Mỹ bằng fentanyl, một loại thuốc phiện tổng hợp nguy hiểm. Nhưng tuần này các quan chức Mỹ sẽ thực hiện chuyến đi ngược lại, bay về phía nam để dự cuộc gặp cấp cao với các quan chức Mexico về tội phạm có tổ chức và buôn lậu ma túy vào thứ Ba và thứ Tư.

Có sự phẫn nộ ở Mỹ về dòng ma túy xuyên biên giới. Chính quyền Biden phải chứng minh cho cử tri thấy họ có kế hoạch và Mexico đang hợp tác với kế hoạch đó. Khi ở Thành phố Mexico, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ gặp Andrés Manuel López Obrador, tổng thống Mexico.

Nhiều đảng viên Cộng hòa ủng hộ các chiến thuật khắc nghiệt hơn. Hạ viện gần đây đã bỏ phiếu cắt viện trợ cho Mexico vì nước này không làm giảm được sản lượng fentanyl. Một số ứng viên Cộng hòa cho chức tổng thống thậm chí còn nói đến việc đánh bom các cơ sở chế biến ma túy.


Nước Anh phải thu nhỏ dự án đường sắt cao tốc HS2

Tương lai của HS2, mạng lưới đường sắt cao tốc đã được quy hoạch từ lâu, không bao giờ là ổn định. Sau nhiều tuần đồn đoán, thứ Tư này thủ tướng Anh Rishi Sunak dự kiến sẽ bỏ bớt một tuyến đường theo quy hoạch, từ Birmingham đến Manchester.

Chi phí ước tính cho hệ thống đường sắt này đã tăng vọt từ 37,5 tỷ bảng Anh năm 2009 (62 tỷ USD khi đó) lên tới 100 tỷ bảng Anh (121 tỷ USD) hiện nay. Trước đó tuyến từ Birmingham đến Leeds cũng bị cắt bỏ vào năm 2021. Và thay vì đến London, các chuyến tàu sẽ dừng ở ngoại ô cách trung tâm 10 km (ít nhất là vào giai đoạn ban đầu).

Sau động thái mới nhất này, nước Anh xem như đã chi hàng chục tỷ bảng Anh chỉ để xây 140 dặm (225km) đường sắt. Đảng Bảo thủ của ông Sunak cũng đã tự mình lãng phí vốn liếng chính trị. Tại cuộc họp của đảng ở Manchester trong tuần này, ông Sunak dự kiến sẽ nói số tiền tiết kiệm được có thể được chi tiêu tốt hơn vào các kết nối đường sắt đông-tây mới trên khắp miền bắc. Song các chuyên gia ngành đường sắt tỏ ra hoài nghi. Các kế hoạch hiện tại cho cái gọi là Đường sắt Powerhouse phía Bắc dựa trên tiền đề là HS2 phải được xây dựng hoàn chỉnh.


Tags: , , , ,

Comments are closed.