Thời sự Thứ Ba 05/3/2024: *TQ tăng ngân sách quân sự hơn 7% *Dự luật ngân sách Mỹ bao gồm tiền chống TQ ở Thái Bình Dương  *Gian lận khoa học phổ biến ở TQ *Tòa Tối cao Hoa Kỳ phán quyết Colorado không thể loại Trump khỏi lá phiếu *Malaysia nối lại hoạt động tìm kiếm MH370 *Tàu chiến Nga “Sergey Kotov” bị Ukraine đánh chìm


Võ Thái Hà tổng hợp


Trung Quốc tăng ngân sách quân sự hơn 7%, cứng rắn hơn với Đài Loan

Trọng Thành /RFI – 05/3/2024

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường (Li Qiang) thông báo Bắc Kinh sẽ giữ mức tăng ngân sách quân sự 7,2% trong năm nay, tương tự như năm 2023. Thông báo được đưa ra trong bản báo cáo của người đứng đầu chính phủ Trung Quốc tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc Hội hôm nay, 05/03/2024. Bắc Kinh cũng tỏ ra cứng rắn hơn với Đài Bắc : Mục tiêu thống nhất ‘‘hòa bình’’ đã không được nhắc đến. 

China's top military officials attend the opening session of China's National People's Congress (NPC) at the Great Hall of the People in Beijing, Sunday, March 5, 2023. China on Sunday announced a 7.2

Các quan chức quân sự cao cấp dự phiên khai mạc kỳ họp Quốc Hội Trung Quốc, Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 05/03/2024. AP – Ng Han Guan 

Theo báo cáo của chính phủ Trung Quốc, Bắc Kinh dự kiến sẽ dành 1,6% GDP cho quân đội, tức là hơn 1.600 tỉ nhân dân tệ, tương đương với hơn 230 tỉ đô la. Ông Lâu Cần Kiệm (Lou Qinjian), phát ngôn viên của kỳ họp Quốc Hội 2024, khẳng định mục tiêu của ‘‘việc duy trì mức tăng hợp lý’’ này là ‘‘để bảo vệ chủ quyền, an ninh và các lợi ích phát triển quốc gia’’.

Dữ liệu về ngân sách quân sự của Trung Quốc, hiện đứng thứ hai thế giới, bằng gần một phần ba của Hoa Kỳ, được Washington và các nước láng giềng của Trung Quốc theo dõi sát. Trả lời AFP, ông James Char, chuyên gia về quân đội Trung Quốc tại Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, lưu ý trong năm ngoái, Trung Quốc ‘‘đã gia tăng đáng kể số lượng đầu đạn hạt nhân.’’ Theo chuyên gia này, nếu như trong hiện tại, ‘‘thực lực của quân đội Trung Quốc khó lòng cho phép Bắc Kinh trực tiếp đụng độ với Mỹ, hay tấn công Đài Loan, điều đặc biệt đáng lo ngại là các tranh chấp với quân đội các nước khác trong khu vực có thể vượt tầm kiểm soát, khiến xung đột bùng phát’’.

Về Đài Loan, báo cáo của chính phủ Trung Quốc khẳng định mục tiêu tái thống nhất, đi kèm với thái độ ‘‘kiên quyết’’. Tuy đây không phải là lần đầu tiên Bắc Kinh không nhắc đến mục tiêu thống nhất ‘‘hòa bình’’ với Đài Loan, lập trường này được giới quan sát xem như là một chỉ dấu cho thấy Trung Quốc sẽ cứng rắn hơn với hòn đảo mà Bắc Kinh coi là vùng lãnh thổ ly khai, cần phải thu hồi.

Tăng trưởng 5%, mức thấp nhất từ nhiều thập niên

Tại cuộc họp Quốc Hội, chính phủ Trung Quốc cũng chính thức thông báo mục tiêu tăng trưởng 5% trong năm nay. Tuy nhiên, đạt được tỉ lệ tăng trưởng thấp nhất từ nhiều thập niên này cũng không phải là điều dễ dàng.

Thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình từ Bắc Kinh :

Ba nghìn đại biểu tham dự cuộc họp Quốc Hội tại Đại Sảnh đường Nhân Dân vỗ tay theo nhịp đón mừng chủ tịch Trung Quốc và phái đoàn ủy viên trung ương Đảng. Không khí chào đón tưng bừng tương phản với trận tuyết xám đang rớt xuống quảng trường Thiên An Môn bên ngoài. 

Như thường lệ, thủ tướng Lý Cường lên diễn đàn trình bày báo cáo của chính phủ, với tỉ lệ tăng trưởng dự kiến 5%, mức thấp nhất kể từ nhiều thập niên nay. Tuy nhiên, đây đã là mục tiêu ở mức cao, trong lúc chúng ta biết không phải tất cả chỉ tiêu đề ra năm ngoái đều đã được thực hiện.

Thủ tướng Trung Quốc thừa nhận các khó khăn trong thời điểm hiện tại, trước khi thông báo các biện pháp nhằm khuyến khích các tài năng trong lĩnh vực công nghệ cao, dỡ bỏ các rào cản đối với đầu tư và kích thích các nhu cầu trong nước. Ông Lý Cường nói : ‘‘Cần phải thúc đẩy tăng trưởng tiêu thụ một cách ổn định với các biện pháp vĩ mô, như tăng thu nhập, xác lập các chiến lược cung cấp hàng hóa phù hợp với nhu cầu khách hàng, và giảm bớt các giới hạn nhằm thúc đẩy tiềm năng tiêu thụ. Có những lĩnh vực mới có thể tăng trưởng, như ‘‘ngôi nhà thông minh’, giải trí, du lịch, thể thao, hàng nội’’.

Tận dụng các năng lực cách tân, hàng nội, đặc biệt là ô tô điện, để chấn hưng nền kinh tế thứ hai thế giới. Thủ tướng Trung Quốc được trông đợi sẽ đưa ra nhiều biện pháp để vực dậy nền kinh tế đang rơi vào tình trạng ảm đạm, với cuộc khủng hoảng địa ốc, thất nghiệp gia tăng trong giới trẻ, xuất khẩu sụt giảm, lạm phát… Các biện pháp trên dường như là không đủ, căn cứ theo các phản ứng của thị trường chứng khoán ở Hồng Kông và Hoa lục.


Dự luật chi tiêu của chính phủ Mỹ bao gồm tiền để chống lại Trung Quốc ở Thái Bình Dương 

05/03/2024  – VOA News 

Ba nước Ở Thái Binh Dương Palau, Micronesia và Quần đảo Marshall đã ký với Mỹ Hiệp ước Liên kết Tự do, hay COFA, vào năm 2023.

Ba nước Ở Thái Binh Dương Palau, Micronesia và Quần đảo Marshall đã ký với Mỹ Hiệp ước Liên kết Tự do, hay COFA, vào năm 2023. 

Các nhà đàm phán tại Quốc hội Hoa Kỳ công bố một dự luật hôm 3/3 mà qua đó sẽ tài trợ cho các bộ phận quan trọng của chính phủ trong suốt thời gian còn lại của năm tài chính vốn bắt đầu từ tháng 10 năm ngoái đến cuối tháng 9 năm nay.

Trong số các điều khoản trong gói phân bổ ngân sách có các khoản quỹ quan trọng để chống lại Trung Quốc ở Thái Bình Dương trong khuôn khổ thỏa thuận được ký năm ngoái có tên là Hiệp ước Liên kết Tự do, hay COFA.

Theo thỏa thuận, Micronesia, Palau và Quần đảo Marshall sẽ nhận được 7 tỷ đô la viện trợ kinh tế trong vòng 20 năm. Đổi lại, Washington sẽ cung cấp khả năng phòng thủ cho họ và có thể từ chối không cho Trung Quốc tiếp cận vùng lãnh hải của họ, một khu vực hàng hải rộng hơn lục địa Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ đã có các thỏa thuận tương tự có hiệu lực với Micronesia và Marshalls từ năm 1986 và với Palau từ năm 1994. Công dân từ các quốc gia này được phép đi lại, sống và làm việc tại Hoa Kỳ với tư cách không di dân.

Dân biểu Aumua Amata Coleman Radewagen, người đại diện cho lãnh thổ Samoa thuộc Mỹ, nói với đài VOA hôm 3/3 rằng Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson đã báo tin cho hay sáng sớm ngày 2/3.

Bà Radewagen nói sau đó bà đã gọi điện cho tổng thống của ba đồng minh Thái Bình Dương để chia sẻ thông tin chi tiết.

Bà nói với VOA trong một email: “Các thỏa thuận COFA gửi đi một thông điệp rõ ràng về cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực Thái Bình Dương và thể hiện lập trường quốc tế mạnh mẽ rất cần thiết cho các lý tưởng dân chủ và tự do”.

Thượng nghị sĩ Mazie Hirono, một đảng viên Đảng Dân chủ, người từ lâu đã ủng hộ việc tài trợ toàn bộ cho thỏa thuận này, đưa ra một tuyên bố vào tối ngày 3/3: “Khi chúng ta nỗ lực chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương, những thỏa thuận này cực kỳ quan trọng đối với an ninh quốc gia của chúng ta và các đồng minh của chúng ta, cũng như đối với hàng chục nghìn công dân COFA đang sống, làm việc và nộp thuế ở Hoa Kỳ”.

Động thái này được đưa ra sau khi 26 thượng nghị sĩ, bao gồm Thượng nghị sĩ Joe Manchin, đảng viên Đảng Dân chủ và John Barrasso, đảng viên Đảng Cộng hòa, kêu gọi lãnh đạo Thượng viện đưa ra những nội dung mà trước đó đã bị loại khỏi dự luật chi tiêu an ninh của Thượng viện vào ngày 12 tháng 2.

Các thượng nghị sĩ viết: “Việc không hành động về COFA sẽ mở ra cơ hội cho ảnh hưởng và tài trợ tham nhũng nhiều hơn của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trong khu vực”.

Lãnh đạo các đảo Thái Bình Dương vẫn thận trọng.

Theo trang tin Islands Business, Tổng thống Hilda Heine của Quần đảo Marshall đã phát biểu hôm 1/3 rằng: “Đất nước của chúng ta là một đồng minh kiên định của Hoa Kỳ, nhưng điều đó không nên xem nhẹ”.

Tổng thống Palau Surangel Whipps, Jr. nói với VOA: “Chúng tôi rất vui mừng khi các nhà lãnh đạo của cả hai viện Quốc hội và Tòa Bạch Ốc đã đạt được sự đồng thuận…Chúng tôi cảm ơn bạn bè của chúng tôi ở cả hai đảng vì đã tiếp tục hỗ trợ và hợp tác.”​


Úc tài trợ 1,3 tỷ đô la để thúc đẩy thương mại với ASEAN

Minh Phương /RFI – 05/3/2024

Hôm nay, 05/03/2024, bên lề hội nghị thượng đỉnh ASEAN – Úc tại Melbourne, Canberra đã tuyên bố sẽ gia tăng đầu tư vào Đông Nam Á, tài trợ tổng cộng 1,3 tỷ đô la nhằm thúc đẩy các hoạt động thương mại với khu vực có triển vọng kinh tế ngày càng tăng này. 

Australia's Prime Minister Anthony Albanese speaks during a joint press conference with Singapore's Prime Minister Lee Hsien Loong (not pictured) at the ASEAN-Australia Special Summit, in Melbourne, A

Thủ tướng Úc Anthony Albanese phát biểu trong cuộc họp báo chung với đồng nhiệm Singapore Lý Hiển Long tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN – Úc, Melbourne, Úc, ngày 05/03/2024. REUTERS – Jaimi Joy 

Phát biểu bên lề cuộc họp thượng đỉnh Melbourne, thủ tướng Úc Anthony Albanese khẳng định “tương lai của Úc nằm ở Đông Nam Á”, nơi có vị trí quan trọng hơn bất kỳ khu vực nào khác đối với nước này.

Các biện pháp được Úc công bố trong khuôn khổ kế hoạch này bao gồm trợ cấp cho xuất khẩu và các khoản vay nhằm tài trợ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và các dự án năng lượng tái tạo.  

Với tốc độ tăng trưởng dân số mạnh mẽ, khối ASEAN được kỳ vọng sẽ là đầu tàu kinh tế mới. Đồng thời, với trữ lượng khoáng sản khổng lồ và nhu cầu điện ngày càng tăng, khu vực này sẽ đóng vai trò trung tâm toàn cầu về năng lượng sạch.

Các chủ đề nhạy cảm hơn liên quan đến Trung Quốc cũng đã được các nhà lãnh đạo ASEAN đề cập. Về phía Singapore, thủ tướng Lý Hiển Long cho biết nước này sẵn sàng chào đón hạm đội tàu ngầm hạt nhân tương lai của Úc trong vùng biển của Singapore, một thông báo có thể làm mất lòng Bắc Kinh.

Sau hàng loạt căng thẳng ngoại giao với Bắc Kinh trong những tháng gần đây, Canberra ngày càng tìm cách đa dạng quan hệ kinh tế nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Úc.


Chuyên gia Mỹ: Comac của TQ sẽ khó thâm nhập thị trường hàng không  

05/03/2024 VOA Tiếng Việt 

Máy bay ARJ21 của tập đoàn Comac.

Máy bay ARJ21 của tập đoàn Comac. 

Một chuyên gia tư vấn hàng không Mỹ nêu nhận định với VOA rằng thị trường hàng không rất khó thâm nhập cho những tên tuổi mới và việc này đối với tập đoàn Máy bay Thương Mại Trung Quốc (Comac) thì càng khó hơn.

Ông Bob Mann, chủ tịch công ty tư vấn hàng không R.W. Mann & Company có trụ sở Mỹ, cho VOA biết rằng Comac sẽ gặp phải các thách thức trong việc thâm nhập thị trường giữa lúc tập đoàn này vừa ra mắt và bay trình diễn hai mẫu máy bay mới tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á.

Hai máy bay C919 và ARJ21 của Comac vừa rời sân bay Tân Sơn Nhất và đến Vientiane, Lào hôm 3/3 để tiếp tục trình diễn tại các quốc gia Đông Nam Á, theo trang Saigon Aviation.

Sau khi triển lãm tại sân bay quốc tế Vân Đồn, Quảng Ninh từ ngày 26-29/2, hai chiếc máy bay của Comac đã bay trải nghiệm đến Đà nẵng, thành phố Hố Chí Minh và Côn Đảo.

“Comac, cũng như các nhà sản xuất mới, sẽ gặp phải nhiều khó khăn để thâm nhập vào thị trường máy bay vận tải toàn cầu vì lý do thiếu thành tích về độ tin cậy của đội bay và sự hạn chế trong dịch vụ hỗ trợ sản phẩm”, ông Bob Mann, chủ tịch công ty tư vấn hàng không R.W. Mann & Company, nêu nhận với VOA qua email.

Chuyên gia hàng không Mỹ nêu điển hình hai công ty tầm cỡ Nhật và Nga đã từ bỏ các dự án máy bay thương mại trước đây. “Hãy nhìn vào những khó khăn của công ty Mitsubishi với chương trình MRJ/SpaceJet mà họ đã xóa bỏ sau hơn mười năm ra mắt”, ông Mann nêu ý kiến. “Tương tự như vậy, những khó khăn trong quá trình hoạt động và sự hỗ trợ của chương trình Sukhoi Superjet 100, bất chấp các lệnh trừng phạt và hạn chế xuất khẩu hiện tại”.

Ông Mann cho rằng thậm chí ngay cả các hãng Airbus, Boeing và Embraer cũng gặp phải những khó khăn này.

Máy bay C919 của Trung Quốc ra mắt quốc tế tại Triển lãm hàng không Singapore vào cuối tháng 2, thu hút đông đảo du khách và hàng trăm đơn đặt hàng, nhưng các nhà phân tích cho rằng nó vẫn còn một chặng đường dài trước khi có thể cạnh tranh với các máy bay dẫn đầu thị trường Boeing và Airbus, theo AP.

Tập đoàn Comac đến nay đã nhận được hơn 1.000 đơn đặt hàng cho dòng máy bay C919, chủ yếu từ các hãng hàng không Trung Quốc. Việc thiếu chứng nhận quốc tế khiến máy bay này không thể hoạt động thương mại ở hầu hết các quốc gia mà chưa công nhận chứng nhận của cơ quan quản lý hàng không dân dụng Trung Quốc.

Người Việt bay trải nghiệm 

Hôm 2/3, Comac và Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Tp. Hồ Chí Minh tổ chức chuyến bay trải nghiệm tuyến TP.HCM – Đà Nẵng cho hành khách Việt Nam, tổng cộng 50 người, trên máy bay phản lực hai động cơ ARJ21, theo truyền thông trong nước.

Bà Đỗ Hương Lan, viết trên Facebook sau khi trải nghiệm máy bay “made in China”, máy bay ARJ21 tuyến TP.HCM – Đà Nẵng: “Cảm nhận cá nhân thấy máy bay nhỏ nhưng rất êm, chỗ ngồi rộng rãi và thoải mái”.

Trang Tuổi Trẻ Online dẫn lời ông Hà Tuấn Minh, giám đốc Công ty Winner – doanh nghiệp lữ hành chuyên đón các đoàn du khách từ Trung Quốc, Đài Loan sang Phú Quốc, nhận xét máy bay ARJ21 “vận hành êm ái, không ồn”.

“Trước mắt, tôi thấy người Trung Quốc đón nhận máy bay này khá tốt. Trong tương lai, nếu máy bay Comac được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, có thể tôi sẽ cân nhắc thuê máy bay của họ để đưa khách ra Phú Quốc du lịch”, ông Minh nói.

Trước đó, hôm 29/2, Comac trình diễn chuyến bay chặng TP.HCM – Côn Đảo – TP.HCM chở 60 hành khách trên máy bay thương mại ARJ21, theo trang web Cục cảng Hàng không Việt Nam.

“Các máy bay này thực chất chỉ có vỏ là do Trung Quốc chế tạo, còn lại động cơ và các thiết bị đều của các công ty của Mỹ và các nước tư bản khác”, ông Phan Bùi Hùy, một người làm việc trong ngành hàng không, viết trên Facebook hôm 3/3.

Truyền thông trong nước cho rằng với giá bán chỉ bằng 3/4 so với mẫu tương đương của hãng Airbus hay Boeing, hãng Comac tham vọng có thể nhận được đơn đặt hàng C919 của các hãng hàng không Việt Nam và Đông Nam Á. Hãng cũng dự định sẽ dùng máy bay này để khai thác các tuyến du lịch giữa Trung Quốc và Việt Nam.


Vì sao gian lận khoa học quá phổ biến ở Trung Quốc?

Nguồn:, “Why fake research is rampant in China.The Economist, 22/02/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy – 05/3/2024

https://nghiencuuquocte.org/wp-content/uploads/2024/03/Scientists.jpg

Là một nhà nghiên cứu về cách giúp lợn tăng cân nhanh chóng, Huang Feiruo từng là nhà khoa học được kính trọng ở Trung Quốc. Ông điều hành các dự án nghiên cứu do chính phủ tài trợ tại Đại học Nông nghiệp Hoa Trung ở trung tâm thành phố Vũ Hán. Nhưng tháng trước, 11 sinh viên của ông đã cáo buộc ông đạo văn công trình nghiên cứu của các học giả khác và ngụy tạo dữ liệu. Họ nói ông cũng đã gây áp lực buộc họ phải làm giả nghiên cứu của chính họ. Vào ngày 6 tháng 2, trường đại học thông báo đã sa thải ông Huang và rút lại một số công bố của ông.

Gian lận khoa học là chuyện quá phổ biến ở Trung Quốc. Cơ chế là một phần lớn của vấn đề, khi các trường đại học Trung Quốc thường quyết định thăng tiến và tài trợ cho các nhà nghiên cứu dựa trên số lượng bài báo xuất bản thay vì chất lượng. Điều này góp phần giúp Trung Quốc lần đầu tiên trở thành nước công bố nhiều bài báo khoa học nhất thế giới vào năm 2017. Họ vẫn giữ vững vị trí đầu kể từ đó. Nhưng trong khi một số nghiên cứu có tính tiên tiến, thì phần lớn lại đáng ngờ.

https://www.economist.com/cdn-cgi/image/width=360,quality=80,format=auto/content-assets/images/20240224_CNC490.png

Tỉ lệ bài báo khoa học bị rút trên mỗi 10,000 bài được xuất bản giai đoạn 2003-2022. Nguồn: Nature 

Quy mô của vấn đề rất khó đo lường vì bản chất của hành vi gian lận. Nhưng sẽ rất hữu ích nếu bắt đầu từ số lượt tự rút bài nghiên cứu hoặc khi một tạp chí khoa học cho rút bài, thường là do nghi ngờ về hành vi sai trái trong nghiên cứu. Theo tạp chí Nature, các bài báo từ Trung Quốc có tỷ lệ rút bài cao thứ tư trên thế giới. Trong cơ sở dữ liệu gồm khoảng 50.000 nghiên cứu đã rút do Crossref, một tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ, và blog Retraction Watch thu thập, khoảng 46% số bài được rút đến từ Trung Quốc.

Nhiều bài báo đáng ngờ có lẽ được viết bởi các “trung tâm nhân bản bài báo” (“paper mills”) với một khoản phí. Những cơ sở này thường đạo văn nghiên cứu thực và chỉ thay đổi một vài chi tiết. Một số bài giả rất dễ nhận ra, theo lời nhà vi trùng học Elisabeth Bik. Chẳng hạn, bà từng tìm thấy một bài báo của Trung Quốc về bệnh ung thư tuyến tiền liệt, trong đó tuyên bố hơn một nửa số bệnh nhân được nghiên cứu là phụ nữ. Nhưng chỉ có đàn ông mới có tuyến tiền liệt. Tuy vậy, những bài giả khác khó nhận ra hơn và có thể gây “ô nhiễm” cả một ngành nghiên cứu. Do đó, một số nhà khoa học đơn giản là từ chối nhận bình duyệt công trình từ Trung Quốc, bà Bik nói.

Với hy vọng biến Trung Quốc thành một siêu cường khoa học, chính phủ nước này đang tìm cách trấn áp tình trạng nghiên cứu “dỏm”. Trong những năm gần đây họ đã phạt hàng trăm nhà khoa học có hành vi sai trái và cấm họ nhận tài trợ công. Vào tháng 1, Bộ Giáo dục đã phát động một chiến dịch mới, yêu cầu các trường đại học điều tra mọi bài báo của giảng viên đã bị rút. Nhiều tác giả hoan nghênh sự cứng rắn như vậy. Một nhà nghiên cứu tại một bệnh viện ở Bắc Kinh cho biết, nhà chức trách nên có hình phạt nghiêm khắc để “thanh lọc” ngành nghiên cứu khoa học.

Nhưng chỉ trừng phạt thôi sẽ không giải quyết được vấn đề, Shu Fei đến từ Đại học Điện tử Hàng Châu cho biết. Ông tin rằng các trường nên ngừng khen thưởng các nhà nghiên cứu chỉ vì xuất bản nhiều bài báo. Hồi năm 2020, chính phủ đã ban hành hướng dẫn về vấn đề này, song vẫn có rất ít thay đổi, ông Shu nói. Ông nghi ngờ một phần của vấn đề đến từ việc lãnh đạo trường đại học là quan chức chính phủ (chứ không phải là các học giả). Do đó, họ giỏi theo đuổi các mục tiêu bằng con số nhưng thiếu khả năng thúc đẩy khoa học tốt, vốn rất khó định lượng.

Ít nhất thì câu chuyện của các nghiên cứu sinh của ông Huang cũng rất đáng khích lệ. Trên mạng xã hội, nhiều người Trung Quốc đã hoan nghênh việc họ đứng lên tố cáo dù có thể bị tổn hại đến sự nghiệp. Nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm. Trong một cuộc khảo sát trực tuyến được công bố năm ngoái, hơn một phần tư sinh viên y khoa tốt nghiệp Trung Quốc cho rằng việc ngụy tạo một số dữ liệu hoặc kết quả là có thể chấp nhận được./.


Tòa án Tối cao Hoa Kỳ phán quyết Colorado không thể loại Trump khỏi lá phiếu

Ra  phán quyết Colorado không thể loại Donald Trump khỏi lá phiếu sơ bộ, qua đó đảo ngược quyết định trước đó của bang này trên cơ sở ông bị cáo buộc tham gia nổi dậy chống lại chính quyền liên bang. Tất cả chín thẩm phán đều nhất trí rằng các bang không thể thực thi Phần Ba của Tu Chính án 14 đối với các ứng viên tổng thống. Phán quyết, được đưa ra một ngày trước khi Colorado tổ chức cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa, chắc chắn sẽ dập tắt những nỗ lực tương tự của các bang khác nhằm cấm ông Trump tranh cử vì cuộc bạo loạn ở Điện Capitol ngày 6 tháng 1.

Chiến thắng sơ bộ đầu tiên của bà Haley ở Washington, D.C.

Lý Ngọc tổng hợp

Chiến thắng sơ bộ đầu tiên của bà Haley ở Washington, D.C.

Vào ngày 3/3/2024, ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa và cựu Đại sứ Liên Hợp Quốc Nikki Haley đã phát biểu tại một sự kiện tranh cử ở Portland, Maine. (Hình ảnh Scott Eisen/Getty) 

Cựu Thống đốc Nam Carolina Nikki Haley đã giành chiến thắng trong cuộc tranh cử đầu tiên trong cuộc đua đề cử tổng thống của Đảng Cộng hòa vào Chủ nhật sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ ở DC

Theo trang web phân tích dữ liệu bầu cử Decision Desk HQ (DDHQ), bà Nikki Haley đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ tổng thống của Đảng Cộng hòa ở Quận Columbia, Washington, DC. Đây là chiến thắng đầu tiên của bà trong cuộc đua giành đề cử của Đảng Cộng hòa.

Theo dữ liệu của DDHQ, Haley nhận được 1.274 phiếu bầu, tỷ lệ phiếu bầu là 62,8% và cựu Tổng thống Trump nhận được 676 phiếu bầu, tỷ lệ phiếu bầu là 33,3%. Chiến thắng của cựu đại sứ Liên Hợp Quốc đã làm gián đoạn chuỗi 6 trận toàn thắng của ông Trump kể từ khi bắt đầu chiến dịch tranh cử của Đảng Cộng hòa. Đó là một chiến thắng rất cần thiết cho bà Haley.

Người phát ngôn chiến dịch tranh cử của bà Haley, Olivia Perez-Cubas, tuyên bố rằng cựu đại sứ Liên Hợp Quốc là người phụ nữ đầu tiên giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa trong lịch sử Hoa Kỳ.

Bất chấp những thất bại ban đầu, bà Haley cho biết, bà sẽ tiếp tục tham gia cuộc đua ít nhất cho đến ngày Siêu Thứ Ba, mặc dù bà từ chối nêu tên bất kỳ cuộc bầu cử sơ bộ nào mà bà cảm thấy tự tin giành chiến thắng.

Sau thất bại tuần trước tại bang quê nhà Nam Carolina, bà Haley vẫn kiên quyết rằng, cử tri ở những nơi tiếp theo xứng đáng có một sự thay thế cho ông Trump, bất chấp sự thống trị của ông Trump cho đến nay trong chiến dịch tranh cử.

Gần như ngay lập tức sau khi bà Haley chiến thắng, phát ngôn viên chiến dịch tranh cử của ông Trump, Karoline Leavitt, đã chế nhạo bà Haley và các đảng viên Đảng Cộng hòa ở DC bằng cách lặp lại những lời tuyên bố của ông Trump, rằng thủ đô là một “đầm lầy” chứa đầy những đảng viên Cộng hòa có uy tín.

Washington DC là một trong những khu vực pháp lý có nền dân chủ nặng nề nhất trên toàn quốc, chỉ có khoảng 23.000 đảng viên Đảng Cộng hòa. Đảng viên đảng Dân chủ Joe Biden đã giành chiến thắng ở khu vực này trong cuộc tổng tuyển cử năm 2020 với 92% phiếu bầu.

Một ngày trước cuộc bầu cử sơ bộ ở Washington, D.C., ông Trump đã giành chiến thắng vang dội tại ba cuộc họp kín của đảng Cộng hòa ở Michigan, Missouri và Idaho vào ngày 2/3. Tính đến ngày 3/3, cựu tổng thống đã giành chiến thắng trong mọi cuộc bầu cử sơ bộ kể từ Iowa vào tháng 1, tất cả đều có tỷ số cách biệt lớn.

Cho đến nay, ông Trump vẫn giữ vị trí dẫn đầu về số đại biểu trong cuộc bầu cử sơ bộ, vị trí dẫn đầu dự kiến ​​​​sẽ tăng lên đáng kể khi có nhiều bang bỏ phiếu vào Siêu Thứ Ba. Các ứng cử viên Đảng Cộng hòa cần ít nhất 1.215 đại biểu để giành được sự đề cử của Đảng Cộng hòa.

Cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ ở Washington, D.C., dự kiến ​​sẽ được tổ chức vào tháng Sáu (8/2).


Siêu Thứ Ba kém gay cấn

Siêu Thứ Ba năm nay, ngày mà người Mỹ ở 15 tiểu bang và một vùng lãnh thổ đi bỏ phiếu chọn ứng viên tổng thống của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ, sẽ không kịch tích như mọi năm. Thường thì ứng viên nào thắng lớn trong ngày Siêu Thứ Ba sẽ có cơ hội cao nhất để trở thành ứng viên của đảng mình. Nhưng năm nay mọi chuyện đã gần như an bài. Về phía Dân chủ, tổng thống Joe Biden không phải đối mặt với bất kỳ thách thức nghiêm trọng nào.

Phía Cộng hòa cũng không có nhiều bất ngờ. Cho tới nay Donald Trump luôn thống trị thùng phiếu và sẽ tiếp tục làm như vậy vào thứ Ba. Hôm nay 874 trong số 2.429 đại biểu tham dự đại hội đảng Cộng hòa vào tháng 7 sẽ được quyết định. Và ông Trump có thể thu thập đủ đề cử trong vòng vài tuần tới. Nikki Haley, người thách thức duy nhất còn lại của ông Trump, sẽ phải đối mặt với áp lực to lớn từ các đảng viên Cộng hòa khác để từ bỏ chiến dịch. Nếu bà rời khỏi cuộc đua, ông Trump trên thực tế sẽ là ứng viên của đảng Cộng hòa.


Trung Quốc họp lưỡng hội

Cuộc họp năm nay của Đại hội Đại biểu Nhân dân Trung Quốc (Nhân Đại) sẽ khai mạc vào thứ Ba với bài phát biểu thông điệp quốc gia của Thủ tướng Lý Cường. Cuộc họp của Nhân Đại và Chính Hiệp (Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc) diễn ra gần như đồng thời – thường gọi là “lưỡng hội” – giữa bối cảnh ảm đạm của nền kinh tế. Hoạt động sản xuất nhà máy đang suy thoái, trong khi giảm phát tỏ ra lì lợm và giá bất động sản tiếp tục giảm.

Hầu hết các nhà quan sát sẽ tập trung vào các kế hoạch của chính phủ cho năm 2024, đặc biệt là mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Giới quan sát dự đoán tăng trưởng sẽ ở mức từ 4% đến 5,2% với mức trung bình là 4,6%, theo Bloomberg. Chính phủ có thể sẽ công bố mục tiêu ở mức cao nhất của khoảng này, tức 5%. Để đạt được điều đó có thể sẽ cần nhiều kích thích. Nhưng chính phủ cũng có thể đưa ra mục tiêu thấp hơn, có lẽ là 4,5%. Điều đó sẽ chứng minh rằng ngay cả giữa những tin tức kinh tế tồi tệ, Trung Quốc vẫn chưa sẵn sàng để thúc đẩy nền kinh tế như nhiều doanh nhân mong muốn.


Tổng thống Pháp Macron thăm Cộng hòa Séc

Vừa mới thoát khỏi cuộc tranh cãi về chính sách đối ngoại mới nhất của mình, Emmanuel Macron đã đến Praha vào thứ Ba. Tổng thống Pháp đã chọc giận một số đồng minh khi ông tuyên bố không loại trừ việc gửi lực lượng trên bộ tới Ukraine để giúp nước này đánh bại Nga. Thủ tướng Séc, cũng như những người khác, phản bác rằng nước ông sẽ không làm như vậy. Các quan chức Pháp sau đó nói ông Macron không đề cập đến quân đội chiến đấu mà muốn nói đến việc rà phá bom mìn và các chuyên gia quân sự khác.

Ông Macron cũng cho biết Pháp sẽ tham gia vào nỗ lực khẩn cấp do Séc chủ trì để cung cấp đạn dược cho Ukraine từ bên ngoài EU. Điều này sẽ được thảo luận trong chuyến thăm của ông. Chương trình đạn dược dựa trên sự đóng góp song phương chứ không phải bằng tiền của EU.

Tuy nhiên, khi nói đến viện trợ của EU cho Ukraine, Pháp ủng hộ “ưu tiên châu Âu” để qua đó xây dựng ngành công nghiệp quốc phòng của cả lục địa. Chiến lược Công nghiệp Quốc phòng của Ủy ban châu Âu, được công bố hôm thứ Ba, có thể sẽ phù hợp với ý của Paris. Văn kiện này đề xuất các cách để các chính phủ châu Âu cùng nhau mua thêm vũ khí cho Ukraine.


Tình hình kinh tế vĩ mô của Ý

Không ai có thể nói rằng nền kinh tế Ý đang bùng nổ. Số liệu được công bố hôm thứ Sáu cho thấy nền kinh tế chỉ tăng trưởng 0,9% trong năm 2023. Tuy vậy, con số đó ngang với thành tích của Pháp và vượt xa Đức. Và nó tốt hơn dự đoán của cả thị trường lẫn chính phủ. Hôm nay Ý sẽ công bố báo cáo chi tiết cho quý 4.

Một trong những động lực giúp Ý phục hồi sau đại dịch là sự bùng nổ của ngành xây dựng nhờ các khoản trợ cấp thuế hào phóng để cải thiện nhà ở. Nhưng việc giảm thuế đã tàn phá tài khoản quốc gia. Thâm hụt ngân sách năm ngoái là 7,2% GDP, cao hơn nhiều so với mục tiêu 5,3% ban đầu. Song điều đó không làm thị trường quá bận tâm. Khi lạm phát tăng, sản lượng danh nghĩa cũng tăng theo, qua đó cắt giảm tỷ lệ nợ công trên GDP của Ý, vốn giảm xuống 137,3% vào năm 2023, từ mức 140,5% của năm 2022.


Malaysia nối lại hoạt động tìm kiếm MH370

Lý Ngọc biên dịch

Malaysia nối lại hoạt động tìm kiếm MH370

Một người phụ nữ viết tin nhắn trong một sự kiện ở Subang Jaya vào ngày 3/3/2024 do người thân của hành khách và những người ủng hộ tổ chức, để đánh dấu 10 năm kể từ khi chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines chở 239 người biến mất khỏi màn hình radar vào ngày 8/3/2014 khi đang trên đường từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh. (ARIF KARTONO/AFP via Getty Images) 

Vào Chủ nhật (ngày 3/3), Chính phủ Malaysia thông báo rằng họ đang thúc đẩy việc nối lại hoạt động tìm kiếm chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines. Cách đây gần 10 năm, MH370 đã biến mất trên đường từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh, sự biến mất của chiếc máy bay này đã trở thành một trong những bí ẩn hàng không lớn nhất thế giới. Sau đó, có nhiều suy đoán cho rằng cơ trưởng có thể đã cố tình làm rơi máy bay hoặc có bên thứ ba đang điều khiển nó.

Chuyến bay MH370 là máy bay chở khách Boeing 777. Ngày 8/3/2014, chuyến bay MH370 từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh đã biến mất một cách bí ẩn chưa đầy một giờ sau khi cất cánh, trên máy bay có 227 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn, trong đó có hơn 150 hành khách Trung Quốc.

Úc, Trung Quốc và Malaysia đã kết thúc cuộc tìm kiếm trị giá 157 triệu USD vào tháng 1/2017 mà không có kết quả.

Các nhà điều tra Malaysia không loại trừ khả năng chuyến bay thương mại này đã cố tình chuyển hướng bay. Một số mảnh vỡ được xác định là của máy bay này đã trôi dạt vào bờ biển châu Phi và các hòn đảo ở Ấn Độ Dương.

Cuộc tìm kiếm phải tiếp tục

Fox News đưa tin hôm Chủ nhật (ngày 3/3), Bộ trưởng Giao thông Vận tải Malaysia Anthony Loke cho biết, mặc dù đã trải qua hai lần nỗ lực tìm kiếm thất bại nhưng công ty thám hiểm dưới đáy biển Ocean Infinity của Mỹ đã được mời để thảo luận về các khuyến nghị tìm kiếm mới nhất.

“Chính phủ Malaysia cam kết tìm kiếm MH370 và cuộc tìm kiếm phải tiếp tục”, ông Loke nói tại sự kiện kỷ niệm hôm Chủ nhật tuần trước, đồng thời cho biết Malaysia sẽ thảo luận về việc hợp tác với Úc sau khi đề xuất của công ty Oceans Infinite được chính phủ Malaysia chấp thuận.

Bà Anne Daisy là một trong những nạn nhân trên chuyến bay MH370, chồng của bà là ông V.P.R. Nathan đã bày tỏ sự hoan nghênh trước đề xuất “không tìm thấy, không trả phí” của công ty Ocean Infinity.

“Chúng tôi muốn tiếp tục tìm kiếm, nhưng chúng tôi cũng phải thực tế”, ông V.P.R. Nathan nói. “Chúng tôi không thể hy vọng chính phủ chi hàng tỷ USD [cho việc tìm kiếm này]”.

Sự mất tích của chuyến bay này đã dẫn đến nhiều năm tìm kiếm và hàng loạt thông tin phức tạp, khó hiểu đã được tiết lộ, nhưng cho đến nay vẫn chưa có kết luận đáng tin cậy về những gì đã xảy ra. Ba năm sau khi chuyến bay này mất tích, chính quyền Malaysia đã hủy bỏ hoạt động tìm kiếm, sau đó cũng có một vài hoạt động tìm kiếm ngắn hạn được thực hiện.

Sự biến mất khó hiểu của MH370

Một bộ phim tài liệu do Netflix phát hành vào tháng 3/2020 đã tái hiện lại dòng thời gian của vụ mất tích máy bay này, một số nhân vật nổi tiếng và những người tham gia vào quá trình ứng phó và tìm kiếm máy bay này cũng được phỏng vấn. Bộ phim tài liệu này cũng tái hiện một số giả thuyết kỳ lạ về những gì đã xảy ra với MH370.

Sau khi máy bay này mất tích, công ty vệ tinh Inmarsat có trụ sở tại London đã ghi lại và theo dõi một số âm thanh “ping” được phát ra từ máy bay trong sáu giờ tiếp theo. Những tín hiệu xung này cho phép công ty trên xác nhận rằng, máy bay MH370 đã quay trở lại Malaysia trước khi phát ra tín hiệu xung cuối cùng được xác định là đến từ đâu đó trên Ấn Độ Dương. Bí ẩn càng sâu hơn khi Inmarsat sử dụng dữ liệu này để xác định rằng MH370 đã bay về phía nam đến Ấn Độ Dương chứ không phải bay về phía bắc qua lục địa châu Á.

Trong vài năm sau đó, một số mảnh vỡ máy bay được cho là đã được ông Blaine Gibson, một “nhà thám hiểm” nghiệp dư, tìm thấy trên các đảo xung quanh Ấn Độ Dương. Phía hãng hàng không Malaysia Airlines cho biết những mảnh vỡ này phù hợp với chiếc Boeing 777. Họ cho rằng những bằng chứng này đủ để chứng minh rằng máy bay MH370 đã bị rơi, vì không có báo cáo nào về máy bay khác bị mất tích trong thời gian đó.

Sau đó, lại xuất hiện nhiều đồn đoán về việc cơ trưởng đã cố ý lái máy bay đâm xuống biển hoặc có sự can thiệp của bên thứ ba. Tờ Daily Telegraph ngày 12/12/2022 đưa tin, ông Blaine Gibson và ông Richard Godfrey (người Anh) cho biết: “Việc hạ cánh càng cho thấy đây là hành động có chủ ý của phi công nhằm đảm bảo máy bay chìm nhanh sau khi va chạm”.

Bài báo trên cho biết: “Vụ va chạm ở tốc độ cao và thiết bị hạ cánh được mở cho thấy [người gây án] rõ ràng có ý định che giấu bằng chứng về vụ tai nạn”.

Mới năm ngoái, một ngư dân Úc đã nghỉ hưu là ông Kit Olver nói với tờ Sydney Morning Herald rằng, ông đã phát hiện ra mảnh vỡ của chiếc máy bay này trong một chuyến thám hiểm đánh cá biển sâu khi tàu đánh cá của ông kéo lên thứ dường như là một mảnh của cánh máy bay.

Ông Olver cho biết đã im lặng suốt 9 năm nhưng mong được đứng ra cung cấp thông tin để giúp đỡ gia đình các hành khách trên chuyến bay MH370.

Hiện nay, đã có khoảng 36 mảnh vỡ trôi nổi liên quan đến MH370 được phát hiện và chúng đã được gửi đến cơ quan chức năng Malaysia để điều tra.


XEM THÊM (DO HD PRESS CUNG CẤP)

Tàu chiến Nga “Sergey Kotov” bị Ukraine đánh chìm !

⚡️Tàu chiến Nga “Sergey Kotov” chìm xuống đáy Biển Đen sau cuộc tấn công thành công của Ukraine!

Vào đêm 4 rạng ngày 5 tháng 3 năm 2024, đơn vị đặc biệt GUR của Bộ Quốc phòng Ukraine “Nhóm 13” đã tấn công tàu tuần tra của Hạm đội Biển Đen của Liên bang Nga “Sergey Kotov”.

Nhiệm vụ diễn ra với sự hợp tác của Lực lượng Hải quân AFU và với sự hỗ trợ của Bộ Chuyển đổi Kỹ thuật số Ukraine.

Hậu quả của cuộc tấn công của máy bay không người lái hải quân Magura V5, tàu dự án 22160 “Sergei Kotov” của Nga đã bị hư hại ở đuôi tàu, hai bên phải và trái.

Con tàu bị hư hại do hỏa hoạn ở vùng lãnh hải Ukraine, gần eo biển Kerch.

Chi phí của con tàu bị chìm là khoảng 65 triệu USD.


4 người Phi luật Tân bị thương sau khi bị tàu TQ phun nước tấn công

4 #Người Philippines bị thương sau 2 #tàu Cảnh sát biển Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu tiếp tế PH Ayungin, làm vỡ tấm chắn gió của tàu hôm 5/3.


Lính Nga bị tử thương do HIMARS tại sân tập

Người lính này đã đi 6.000 km từ Zabaykalsky Krai để biến thành phân bón ở Ukraine. Anh chụp ảnh trước với hoa hướng dương.

Anh ta bị loại trong một cuộc tấn công bằng HIMARS tại sân tập gần Volnovakha.


Tags: , , , , , ,

Comments are closed.