Chuyện Việt Nam Thứ năm 21 tháng 3 năm 2024: *Về vụ Võ Văn Thưởng mất chức chủ tịch nước


Quê Hương tổng hợp


Vi nhựa trong không khí tại TP HCM gấp 50 lần Paris

20/3/2024

Vi nhựa trong không khí tại TP HCM gấp 50 lần Paris

Vi nhựa trong không khí tác động đến sức khỏe con người thông qua quá trình hít thở. Một số loại vi nhựa dạng sợi có thể tồn tại trong phổi lên đến 180 ngày. 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngVTC News 

Báo cáo về mật độ vi nhựa trong không khí ở khu vực bãi rác Phước Hiệp, thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) cho thấy tốc độ lắng đọng vi nhựa lên đến gần 1.370 hạt/m3/ngày. Mức này được so sánh cao hơn đến 50 lần kết quả quan trắc tại thủ đô Paris, nước Pháp.

Mạng báo Tiền Phong loan tin ngày 19/3 dẫn “Báo cáo tình hình phát sinh chất thải nhựa năm 2022” do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên- Môi trường (TN-MT), Cục Biển & Hải đảo Việt Nam thực hiện. Báo cáo mới vừa được công bố.

Báo cáo kết luận rằng ô nhiễm vi nhựa được ghi nhận ở tất cả các môi trường đất, nước, không khí và trầm tích tại Việt Nam.

Riêng tại TP HCM quan trắc cho thấy phát hiện ra số mảnh nhựa có kích thước từ 5-200 micromet (µm ) trong không khí, với thành phần chủ yếu là dạng sợi (chiếm 64%) và dạng mảnh (chiếm 36%).

Vi nhựa trong không khí tác động đến sức khỏe con người thông qua quá trình hít thở. Một số loại vi nhựa dạng sợi có thể tồn tại trong phổi lên đến 180 ngày.

Hầu hết các vi nhựa đề chứa những thành phần phụ gia, thuốc nhuộm là những chất độc hại đối với con người, sinh vật.


Hà Nội ô nhiễm thêm trầm trọng

20/3/2024

Hà Nội ô nhiễm thêm trầm trọng

Các phương tiện giao thông hoạt động trong tình trạng ô nhiễm không khí ở mức cao ở Hà Nội ngày 5/3/2024. 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

Khói xe, hoạt động công nghiệp, cộng với thực hành kém trong quản lý chất thải trong đó có biện pháp đốt rác là những nguyên nhân chính khiến nạn ô nhiễm không khí tại thủ đô Hà Nội mỗi lúc một trầm trọng thêm.

Reuters loan tin ngày 19/3 dẫn nhận định của Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, Angela Pratt, như vừa nêu. Bà này hối thúc cơ quan chức năng Việt Nam xem xét việc đặt ra những chuẩn tối đa đối với ô nhiễm không khí.

Một thông báo của WHO gửi cho Reuters cho thấy theo ước tính truyền thống thì mỗi năm Việt Nam có chừng 60.000 người chết do nguyên nhân liên quan đến chất lượng không khí.

Bộ Tài nguyên- Môi trường Việt Nam trong một báo cáo năm 2021 thừa nhận tỷ lệ tử vong do các bệnh liên quan đến đường hô hấp chiếm 11% tổng số người chết trong nước mỗi năm.

Reuters gửi yêu cầu đến hai Bộ Y tế và Tài Nguyên- Môi trường Việt Nam để bình luận về các vấn đề liên quan nhưng không nhận được trả lời.

Còn theo báo cáo hằng năm của IQAir- công ty Thụy Sĩ chuyên về công nghệ chất lượng không khí, thì hồi năm ngoái Hà Nội là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Vào năm 2023, tỷ lệ bụi min trung bình trong không khí PM 2.5 tại Hà Nội cao gần gấp 9 lần quy định do WHO đưa ra.

Trong những tháng đầu năm nay, Hà Nội thường xuyên đứng đầu danh sách các thành phố ô nhiễm nhất thế giới trong bảng theo dõi hằng ngày của IQAir.

Do ô nhiễm không khí mỗi lúc một tệ hại, nhiều bà mẹ tại Hà Nội không cho con ra ngoài chơi; trong khi đó một số người nước ngoài làm việc tại Hà Nội muốn rời khỏi thành phố này.


Tập đoàn bán dẫn Mỹ Lam Research muốn đầu tư mở nhà máy ở Việt Nam 

21/3/2024 – VOA Tiếng Việt 

Ông Karthik Rammohan, Phó Chủ tịch cấp cao Tập đoàn Lam Research và Thủ tướng Phạm Minh Chính, ngày 20/3/2024. Photo Chinhphu.gov.vn.

Ông Karthik Rammohan, Phó Chủ tịch cấp cao Tập đoàn Lam Research và Thủ tướng Phạm Minh Chính, ngày 20/3/2024. Photo Chinhphu.gov.vn. 

Đại diện cấp cao của tập đoàn Lam Research, một trong những nhà cung cấp thiết bị sản xuất đồ bán dẫn hàng đầu của Mỹ, vừa thăm Việt Nam nhằm tìm hiểu chính sách khuyến khích đầu tư để xây dựng nhà máy sản xuất có vốn từ 1-2 tỷ đôla.

Ông Karthik Rammohan, Phó Chủ tịch cấp cao Tập đoàn Lam Research cùng đại diện công ty Seojin của Hàn Quốc, đối tác của Lam Research tại Việt Nam, gặp Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính ngày 20/3.

Cổng thông tin Chính phủ hôm 20/3 loan tin rằng tại cuộc gặp, ông Rammohan cho biết Lam Research đang tìm cách mở rộng hoạt động và đa dạng hóa chuỗi cung ứng ở châu Á. Tại Việt Nam, tập đoàn này đang có kế hoạch hợp tác với công ty Seojin, đơn vị đã có nhà máy ở hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, để phát triển nhà máy và thiết lập chuỗi cung ứng với vốn đầu tư 1-2 tỷ đôla trong giai đoạn đầu.

Trong giai đoạn tiếp theo, Lam Research có thể “đầu tư trực tiếp và tiếp tục mở rộng hoạt động” tại Việt Nam, truyền thông trong nước cho hay.

Ông nói Lam Research mong muốn tìm hiểu những chính sách khuyến khích đầu tư, những sáng kiến, chương trình mà tập đoàn này có thể tham gia nhằm thúc đẩy và hỗ trợ các nhà cung cấp, hệ sinh thái chuỗi cung ứng ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.

Lam Research, được thành lập năm 1980, với trụ sở tại bang California, có doanh thu năm 2022 đạt 19 tỷ đô la và tính đến tháng 3/2023 có hơn 18.700 nhân viên.


Nguyễn Thông – Nói thẳng

21/3/2024

Dân chúng chờ đợi từng ngày và vui vẻ khi có quan lớn bị kỷ luật, đó mới là điều khiến nhà cai trị phải suy nghĩ (tại sao lại thế, vì đâu, lý do gì…) chứ không phải chỉ một chiều ca ngợi chống tham nhũng không có vùng cấm này nọ. Làm quan to cai trị, cần tự soi mình vào cái gương/kính dân mà thấy mình thế nào, chứ đừng để dân mong có… quốc tang.

Ông hàng xóm nhà tôi nhận xét rằng chống nửa vời, giấu sai phạm của cán bộ như mèo giấu cứt. Một đứa đã làm tới chủ tịch nước, tự dưng cho nó nghỉ, nói nó có “vi phạm, khuyết điểm gây dư luận xấu”, rồi kỷ luật nó thì không phải chuyện thường. Chủ tịch nước chứ đâu phải trưởng thôn trưởng ấp. Vụ Võ Văn Thưởng, và cả Nguyễn Xuân Phúc trước đó hơn một năm nữa, đều vậy.

Xứ này kỷ luật chủ tịch nước còn dễ hơn kỷ luật trưởng ấp hoặc tổ trưởng dân phố. Hoặc là chủ tịch nước chỉ hữu danh vô thực, bày ra cho có, không là cái gì; hoặc là giấu diếm sợ “xấu chàng hổ ai”, “rút dây động rừng”, “vừa đ*o vừa run”…

Cần phải công bố cụ thể sai phạm của nó cho dân biết, nếu nó sai, chứ không có kiểu ỡm ờ vậy được. Vừa để giải tỏa dư luận nhỡ nó bị oan thì sao, vừa để chứng minh sự kiên quyết trong chống tham nhũng chứ không phải đấu đá nội bộ, bè phái.

Làm quái gì có cái kiểu kỷ luật bằng quy trình đương sự làm đơn xin từ chức, sau đó tập thể họp đồng ý và cho nghỉ “về làm người tử tế”. Vậy là xong. Phúc cũng thế, và Thưởng cũng thế. Rất hài.

Đứa nào nói không có vùng cấm chỉ nói phét nói xạo. Đây là minh chứng rõ nhất sự xạo ấy.

Và điều nguy hiểm hơn, và cũng rất bi đát: cách kỷ luật, chống tham nhũng kiểu đó đã không coi pháp luật là cái đinh gì. Ngồi xổm trên pháp luật.

Gần 500 “đại biểu quốc hội” sáng nay sẽ gật gù thông qua biện pháp kỷ luật, chắc không ai dám hó hé lấy một lời chỉ ra sự nguy hiểm ấy, thì nên tự thấy mình có đáng để dân tốn tiền chi cho cái ghế “cấp trên biểu” chứ không phải “dân biểu”.


Dương Quốc Chính – Anh Thưởng dính phốt gì ? 

Đợt trước ông Phúc nghỉ thì nhân dân đồn thổi cả năm trời nào là trùm cuối này nọ, chả biết đúng không nhưng mà cũng mang tiếng. 

Hơn nữa, một số người bị bắt còn bị cho là họ hàng của ổng, chắc là đúng. Nên ổng xin nghỉ cũng trước. Nhân dân cũng không thắc mắc. 

Còn anh Thưởng, bọn phản động còn không biết cụ thể là anh dính phốt gì? Hồi trước có đồn thổi có đứa cháu tiếp viên hàng không buôn kem đánh răng. Nhưng mình không tin cái đó bị coi là phốt, nếu đúng cháu chắt thật, vì chả ai ngu đi cứu cái tội tày trời đó. Dự là tin giả.

Còn việc liên quan đến Hậu Pháo, anh Thưởng làm bí thư Quảng Ngãi cùng nhiệm kỳ với ông Cao Khoa chủ tịch tỉnh, thì chắc cũng dính chùm. Nhưng tội đó diễn ra cũng 10 năm rồi. Không lẽ lúc anh lên chủ tịch nước Bộ Công an còn chưa biết để nêu ra? Hơn nữa, doanh nghiệp cũng nhà quê, dự án không lớn, nên nếu có ăn nhậu gì thì cũng không thể quá nhiều. 

Mà theo đúng quy trình thì thường người ta sẽ cố tình rò rỉ phốt của anh ra để kích động dư luận trước khi bắt bớ. Tức là để quần chúng biết rõ phốt mười mươi của anh. Nhưng thực tế phốt này thế nào thì phản động còn chả biết. 

Thế nhưng đọc thông cáo báo chí của Trung ương đảng thì thấy kết luận nặng nề hơn cả với ông Phúc. Vi phạm nhiều thứ hơn còn làm mất uy tín của đảng và nhà nước. Thật là khó hiểu?

Mình dự là anh Thưởng bản lĩnh chính trị không được vững vàng, nên lửa mới đốt đít ấm ấm đã phẫn chí xin nghỉ, kiểu sĩ phu không chịu nhục! Chuyện này quả thực là thật tình cờ và thật bất ngờ. Không như chuyện ông Phúc xin nghỉ là dễ đoán trước và ông khá là lì!


Thưởng bị buộc về vườn, rồi sao nữa?

Khiết Văn/SGN

20/3/2024

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/03/OIF-gigapixel-cgi-2x-faceai-1.jpg

Đảng CSVN chưa vội giới thiệu ai sẽ ngồi vào ghế của ông Võ Văn Thưởng, người vừa bị buộc phải từ chức do có liên quan đến những vụ tham nhũng và hối lộ trong giai đoạn chưa vào làm việc ở Trung ương.

Có thể đây là một màn kịch ra vẻ dân chủ trong việc chọn lựa con người  của Hà Nội, nhưng đây cũng có thể là một cuộc giằng co cho chiếc ghế, mà tin đồn hành lang nói sẽ trao cho Tô Lâm.

Vào Thứ Tư, 20 Tháng Ba, Đảng cầm quyền ở Việt Nam buộc ông Thưởng từ chức, người mới chỉ được bầu vào năm ngoái. Trước đó, người tiền nhiệm của ông đột ngột bị cách chức do đồn đoán liên quan đến một vụ đại án về công ty Việt Á và kit test COVID-19.

Lúc này, mọi nhận định của giới đầu tư nước ngoài, cũng như các quốc gia có quan hệ ngoại giao Việt Nam đều lo ngại về tình hình chính trị không ổn định.

Với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tích lũy cao hơn tổng sản phẩm quốc nội, sự ổn định của Việt Nam rất quan trọng đối với các tập đoàn đa quốc gia có hoạt động lớn tại trung tâm sản xuất Đông Nam Á, bao gồm Samsung Electronics, công ty vận chuyển một nửa số điện thoại thông minh của mình từ Việt Nam, và Apple, với nhiều nhà cung cấp chính tại quốc gia này.

Sự ổn định đó, vốn đã được bảo đảm trong nhiều thập niên bởi một nhà nước do Đảng Cộng Sản kiểm soát chặt chẽ bằng an ninh đàn áp hà khắc, giờ đây có vẻ kém chắc chắn hơn, mặc dù các nhà phân tích đồng ý rằng những thay đổi trong lãnh đạo hiện tại sẽ không ảnh hưởng đến các chính sách quan trọng của đất nước, bao gồm “ngoại giao cây tre” – nhằm duy trì mối quan hệ tốt với Hoa Kỳ và Trung Quốc cùng một lúc.

Đằng sau cuộc cải tổ mới nhất là chiến dịch chống tham nhũng “đốt lò” của đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng, phát động từ năm 2016. Mục đích là xóa bỏ nạn tham nhũng đã lan rộng đến mức ở một số tỉnh, mà có tới 90% người nộp đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều phải hối lộ, theo một báo cáo được Chương Trình Phát Triển của Liên Hợp Quốc và các tổ chức khác công bố vào Tháng Ba năm 2023.

Chiến dịch này đã được đẩy mạnh trong hai năm qua, với những lời chỉ trích cho rằng nó ngày càng được các phe phái trong đảng cạnh tranh quyền lực sử dụng cho mục đích chính trị, thanh toán phe phái lẫn nhau.

Ông Thưởng, 53 tuổi, bị cáo buộc vi phạm các quy định của đảng, theo một tuyên bố được đưa ra vào Thứ Tư, trong đó mơ hồ không nêu rõ ông đã làm sai điều gì. Có nguồn tin ông Thưởng đổi lấy vị trí chủ tịch để được hạ cánh an toàn, nhưng cũng có ý nói, phần sai phạm của ông Thưởng vẫn treo lơ lửng ở đó.

Ông Thưởng từ chức vài ngày sau khi công an điều tra thông báo bắt giữ một cựu chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi, ở miền Trung, với cáo buộc tham nhũng cách đây một thập niên. Vấn đề tiết lộ trên các mạng lưới, cho thấy người này đã phục vụ trong thời gian ông Thưởng làm bí thư tỉnh ủy, tức nắm toàn quyền sinh sát ở đó.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/03/OIG3.jpg

(Ảnh: AI) 

Quốc Hội Cộng Sản Việt Nam chấp nhận đơn từ chức của ông Thưởng. Dự kiến sẽ bổ nhiệm một quyền chủ tịch cho đến khi đảng quyết định nêu tên ứng cử viên tiếp theo.

Theo giới quan sát thời sự, lựa chọn khả thi nhất là phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, người phải thay thế tạm thời cựu chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đột ngột bị cách chức vào năm ngoái.

Sau đó, đảng mất một tháng rưỡi để chọn ông Thưởng, người vào thời điểm được bầu đã được coi là đồng minh thân cận của tổng bí thư Trọng.

Theo nhiều nhà phân tích, các ứng cử viên hàng đầu cho vị trí thường trực bao gồm bộ trưởng Bộ Công An quyền lực Tô Lâm và đảng viên kỳ cựu Trương Thị Mai.

Tuy nhiên, Tô Lâm được coi là kẻ đang khao khát vị trí tổng bí thư, vốn quyền lực hơn nhiều. Chiếc ghế này sẽ được tranh cử vào năm 2026, khi nhiệm kỳ thứ ba của ông Trọng kết thúc, nhưng cũng có thể nhà lãnh đạo cao tuổi này nhường lại sớm hơn.

Ngay sau khi Thưởng từ chức, các tín hiệu về kế nhiệm của bà Mai có vẻ hoàn toàn lu mờ. Điều này cho thấy Tô Lâm đang nắm chìa khóa để tiếp cận các vị trí quyền lực.

Từ năm 2016 đến nay, Việt Nam hoàn toàn bị xóa sổ các tổ chức xã hội dân sự và các thành phần bất đồng chính kiến, với các chiến dịch truy bức của bộ trưởng công an Tô Lâm. Nếu ông Lâm vào được vị trí tổng bí thư, theo nhiều dự đoán, Việt Nam sẽ càng đen tối hơn trong thời đại toàn phần công an trị.


Nén hương cuối cùng của Chủ tịch Võ Văn Thưởng

Hiệu Minh – 21/3/2024

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/03/22-2.jpeg

Ảnh: FB tác giả 

Khi tôi đang viết những dòng này thì Quốc hội vừa miễn nhiệm các chức vụ của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.

Chợt nhớ chuyện nho nhỏ liên quan đến vị Chủ tịch này.

Trước Tết vài ngày, mình đưa anh chị Lê Vũ và Thanh Hà từ Mỹ về quê Hoa Lư (Ninh Bình) thăm nhà và tranh thủ du lịch chút.

Đi cùng có bác Vũ Đại Dương, bố của Cường IT WB. Mấy anh em trò chuyện rất vui.

Sáng 5-2-2024 chúng tôi đang định vào cổng đền vua Đinh Tiên Hoàng thì thấy nhiều công an, an ninh quân đội, dân phòng, đứng chặn, xe xịn biển xanh đỗ khắp nơi. Hóa ra có đoàn VIP vào thăm đền trước Tết.

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/03/11.jpeg

Ảnh: FB tác giả 

Mình đoán, chắc họ nhớ ơn những người dựng nước như Đinh Bộ Lĩnh, Lê Đại Hành, nên thắp hương tổ tiên là chuyện bình thường của những vị lãnh đạo cao cấp sống có nghĩa tình.

Nhưng dân du lịch bị chặn lại hết làm mình hơi ngạc nhiên. Vì lẽ ra các vị phải hỏi thăm dân chúng, bắt tay, cho chụp ảnh chung mới hòa đồng.

Hỏi ra mới biết là đoàn của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, người từng là Bí thư đoàn Thanh niên.

Mình cứ tiếc mãi, giá được đứng gần để chụp ảnh, quay video, nhưng các anh bảo vệ nhắc không được.

Bên Mỹ mà gặp Tổng thống thế này thì có khi mình được bắt tay, selfie cũng nên. Ít nhất thì cũng được đứng bên đường hoan hô, vẫy vẫy.

Thấy đoàn khá đông đi theo từ đền Đinh Tiên Hoàng (đền thượng) sang đền Lê Đại Hành, nhưng mình cũng tôn trọng công tác an ninh nên không chụp choẹt gì.

Đứng nói chuyện với mấy anh an ninh, dân phòng của xã, mình bảo cái sân to này dùng cho lễ đền, trước kia từng là nơi đấu tố địa chủ khi mình còn bé tý, vẫn nhớ có bà vén váy lên xỉa xói “Này… mày bóc lột tao…”

Bác dân phòng cứng tuổi hỏi mình, chắc anh ở Trường Yên. Dạ đúng. Tôi ở Tụ An, khu này tôi không lạ vì từng chơi và cắm trại thiếu nhi ở đây.

Bác bảo, đúng thế anh ạ, nhiều chuyện đau lòng. Anh đi lâu mà vẫn nhớ nhiều nhỉ. Dạ, nhớ, biết… nhưng như mọi dân thường, không ai nói thôi. Cơ chế bên mình “nó vầy.”

Khi đoàn đi, dân du lịch được vào thoải mái. Trước sân rồng của đền thờ vua Đinh có bát hương rất lớn, cắm toàn hương to, nếu đếm kỹ cũng biết đoàn có bao nhiêu vị. Hương của dân thường thì bé, nhìn biết ngay.

Có thể lúc đó Chủ tịch Thưởng cảm thấy không yên nên đi thắp hương chăng. Ấy là Cua đoán mò thế.

Mình bảo anh Vũ, chị Hà và bác Dương đứng chụp với lư hương đặc biệt này vì biết đâu… ý.

Thế mà có chuyện thật. Và nén hương của Chủ tịch Võ Văn Thưởng đã thành kỷ niệm trong đống ảnh lưu trữ của lão Cua.

Có thể khi về làm dân thường Chủ tịch Thưởng cũng tới đây thắp hương nhưng chắc nén không to… vầy.

Cua Times nghĩ thế này. Nếu xã hội minh bạch và thoải mái bày tỏ thì chả có chuyện năm trước vừa đăng quang với 100% phiếu bầu, năm sau cũng 100% đồng ý cho thôi chức, mà là chức CTN mới khổ.


Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng bị miễn nhiệm, bà Võ Thị Ánh Xuân làm quyền chủ tịch nước

BBC News – 21/3/2024

https://ichef.bbci.co.uk/images/ic/512xn/p0hkhw7t.jpg

Chụp lại video, 

Quốc hội Việt Nam họp bất thường về nhân sự, có gì đáng chú ý?

Sáng 21/3, Quốc hội Việt Nam đã thống nhất miễn nhiệm chức vụ chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Võ Văn Thưởng. Bà Võ Thị Ánh Xuân làm quyền chủ tịch nước.

Kỳ họp bất thường lần thứ 6 Quốc hội khóa XV diễn ra dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã xem xét miễn nhiệm chức vụ chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Võ Văn Thưởng.

Tại Quốc hội sáng nay, sau khi nghe ông Võ Văn Thưởng phát biểu ý kiến, Quốc hội đã thảo luận tại đoàn về tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Quốc hội đã bỏ phiếu kín và biểu quyết thông qua nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Võ Văn Thưởng.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã thông báo việc bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó chủ tịch nước, sẽ giữ quyền chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026, cho đến khi Quốc hội bầu chủ tịch nước mới thay ông Võ Văn Thưởng vừa bị miễn nhiệm.

Đây là lần thứ hai bà Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền chủ tịch nước trong nhiệm kỳ này. Tháng 1/2023, sau khi Quốc hội miễn nhiệm chủ tịch nước đối với ông Nguyễn Xuân Phúc, bà Xuân đã giữ quyền chủ tịch nước. Lúc đó, bà Xuân đã giữ cương vị quyền chủ tịch nước từ ngày 18/1 đến 2/3/2023.

Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris (trái) và Phó Chủ tịch nước Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội ngày 25/8/2021

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, 

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (trái) và Phó Chủ tịch nước Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội ngày 25/8/2021

Trước đó, trong chiều 20/3, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ: ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, chủ tịch nước, chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Thông cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ cuộc họp ngày 20/3 đánh giá ông Thưởng là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở, được phân công giữ nhiều chức vụ lãnh đạo quan trọng.

Tuy nhiên, thông cáo dẫn báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng cho thấy ông Thưởng đã “vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm”.

Thông cáo cũng nêu những vi phạm, khuyết điểm ông Thưởng đã “gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước” và cá nhân ông Thưởng và rằng, ông Thưởng nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân nên “đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác”.

Ông Thưởng là chủ tịch nước trẻ nhất trong lịch sử Việt Nam khi nhậm chức ở tuổi 53 và cũng là chủ tịch nước tại vị ngắn nhất trong lịch sử.

https://ichef.bbci.co.uk/images/ic/512xn/p0hkv51n.jpg

Chụp lại video, 

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng từ chức

Tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang, nghiên cứu viên khách mời thuộc Viện ISEAS, Singapore, đánh giá với BBC rằng việc ông Thưởng rời ghế chủ tịch nước là “cơn địa chấn về mặt chính trị”.

“Việc ông Thưởng xin từ chức diễn ra rất gần với việc chủ tịch nước nhiệm kỳ trước là ông Nguyễn Xuân Phúc cũng xin từ chức vì lý do tương tự là chịu trách nhiệm với tư cách là người đứng đầu cũng như có một số vi phạm về những điều đảng viên không được làm. Nhìn vào bối cảnh đó thì sẽ thấy nó có ảnh hưởng rất lớn tới quan điểm, nhận xét, niềm tin của nhà đầu tư vào Việt Nam. 

“Thứ hai, ông Thưởng được coi là một người khá thân cận với ông Nguyễn Phú Trọng, đặc biệt là con đường đi lên của ông Thưởng cũng như quan điểm, phát biểu của ông Thưởng khá là gần gũi với những nhận xét của ông Trọng về mặt ý thức hệ và về tư tưởng. 

“Vì thế, nếu chúng ta nhìn vào tất cả những việc đấy, việc ra đi của ông Thưởng là một sự kiện hết sức quan trọng trong bản đồ chính trị Việt Nam, đặc biệt là từ bây giờ cho tới năm 2026,” ông Giang nói với BBC.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước vào tháng 3/2023

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, 

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước vào tháng 3/2023

Điều đáng ý, ông Nguyễn Xuân Phúc và ông Võ Văn Thưởng rời chính trường vì lý do khá chung chung và tương tự nhau là “chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu”.

Điều này dường như là sự đặc cách mà Đảng Cộng sản dành cho những thành viên trong “Tứ Trụ” nếu có sai phạm thì có thể hạ cánh an toàn.

“Tất cả những ngôn ngữ rất mơ hồ, chung chung, không đưa ra sai phạm ở đâu, vị trí nào hay là sự việc nào để tránh việc là khi đưa ra thông tin ấy thì người gắn liền với thông tin ấy không chỉ chịu xử lý về mặt Đảng mà còn về hình sự. 

“Nó sẽ khiến cho Đảng rơi vào tình thế rất lưỡng nan về câu chuyện: đã là lãnh đạo cấp cao, tới cấp ‘Tứ Trụ’ mà bị xử lý thì nó ảnh hưởng rất nhiều uy tín của Đảng,” ông Giang đánh giá.

BBC

Nói về “sai phạm” của ông Thưởng, những ngày qua, đã có đồn đoán về sự liên quan của ông Thưởng đối với những sai phạm tại Tập đoàn Phúc Sơn.

Nhất là khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an mở rộng điều tra vụ án Tập đoàn Phúc Sơn, có cán bộ ở ba tỉnh Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi và Vĩnh Long được xác định là có liên quan.

Quảng Ngãi là nơi ông Thưởng từng làm bí thư tỉnh ủy; Vĩnh Long là quê hương của ông; còn Vĩnh Phúc có Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan, người từng là ủy viên Trung ương Đoàn thời ông Thưởng công tác tại cơ quan này.

Bà Lan đã bị khởi tố tội “Nhận hối lộ” liên quan đến vụ việc tại Tập đoàn Phúc Sơn và bị Trung ương Đảng kỷ luật (khai trừ đảng) trong cùng cuộc họp hôm 20/3, cuộc họp mà ông Thưởng nhận quyết định kỷ luật.

Từ trái qua: ông Lê Duy Thành, bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Nguyễn Văn Hậu (Hậu Pháo)

Nguồn hình ảnh, Bộ Công an

Chụp lại hình ảnh, 

Từ trái qua: ông Lê Duy Thành, bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Nguyễn Văn Hậu (Hậu Pháo)

Cũng cần lưu ý tới một vụ việc khác, đó là vụ hai cựu tổng biên tập báo Thanh Niên, gồm ông Nguyễn Công Khế và Nguyễn Quang Thông, vào giữa tháng 1/2024 bị khởi tố với cáo buộc bán đất công cho tư nhân, dẫn tới thất thoát tài sản nhà nước.

Hành vi mà hai ông bị cáo buộc được thực hiện trong giai đoạn khoảng từ năm 2008 đến các năm sau đó. Đây là giai đoạn mà ông Võ Văn Thưởng làm bí thư thường trực và sau đó là bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn (2006-2011), cơ quan chủ quản của Báo Thanh Niên.

Với vị trí là thủ trưởng của cơ quan chủ quản, ông Thưởng có thể đã ký duyệt chủ trương để báo Thanh Niên bán bất động sản nói trên, hoặc ít nhất là ông có thể phải chịu trách nhiệm của người đứng đầu.

Tuy nhiên, điều khó hiểu là một vụ việc dường như đã “chìm xuồng” từ lâu gần đây đột nhiên bị khơi lại.

Về vấn đề “hồi tố” này, Tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang bình luận rằng nó có thể tạo “tâm lý bất an” trong hệ thống bộ máy nhà nước, nhất là khi người ta không biết được quá trình hồi tố sẽ đẩy tới mức nào, ai sẽ an toàn, ai sẽ không.

“Sai phạm của ông Thưởng được cho là diễn ra vào giai đoạn ông đang làm Bí thư tỉnh Quảng Ngãi, từ năm 2011-2014, diễn ra khá lâu rồi, 10 năm rồi. Nó thực sự không liên quan lắm tới vị trí chủ chốt mà ông làm sau này, đặc biệt là vị trí Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM, sau đấy là Trưởng Ban Tuyên giáo, rồi Thường trực Ban Bí thư và sau cùng là Chủ tịch nước,” ông Giang kết luận.


Comments are closed.