Hội thảo ” Việt Nam và Kinh Tế Phi Thị Trường”
11/7/2024
Song ngữ Việt Anh
Thưa quý vị,
Xin kính gửi link cho video của cuộc hội thảo “Việt Nam và Kinh Tế Phi Thị Trường”: https://youtu.be/XMwYPSiwNZA
Dưới đây là bản lược dịch lời giới thiệu và lời bế mạc cuộc hội thảo.
Trân trọng,
Alliance for Vietnam’s Democracy
LỜI GIỚI THIỆU:
Ngay sau việc bình thường hóa quan hệ thương mại (NTR) với Việt Nam vào năm 2001, Hoa Kỳ đã chỉ định Việt Nam là “nền kinh tế phi thị trường” (NME) cho mục đích áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp (AD/CVD). Nhà cầm quyền Việt Nam từ lâu đã tìm cách xóa bỏ quy chế này, với lập luận là nó cản trở một mối quan hệ chặt chẽ hơn. Việt Nam đã chính thức đệ trình yêu cầu xóa bỏ quy chế ngay trước chuyến thăm Hà Nội của Tổng Thống Joseph Biden vào tháng 9 năm 2023, khi ông và Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã nâng mối quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam lên thành “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”. Vào ngày 30 tháng 10 năm 2023, Bộ Thương Mại đã khởi xướng việc tái xét quy chế NME của Việt Nam. Kể từ đó, nhiều thành viên Quốc Hội, bao gồm 68 Dân Biểu và 8 Thượng Nghị Sĩ, cùng các hiệp đoàn thương mại đã nêu lên mối quan ngại về việc liệu Việt Nam có đáp ứng các điều kiện để được chỉ định là nền kinh tế thị trường hay không. Chúng tôi trân trọng ghi nhận nhiều văn phòng Quốc Hội trong số cử tọa hôm nay.
Các tổ chức xã hội dân sự như Liên Minh Vì Dân Chủ Cho Việt Nam cũng đã dẫn đầu nỗ lực chống lại sự vận động này từ quốc gia cộng sản này. Họ đã viết thư cho Bộ Trưởng Thương Mại Raimondo và các văn phòng Quốc Hội để ủng hộ việc giữ nguyên định danh NME. Nền kinh tế thị trường là gì và Việt Nam có đáp ứng các tiêu chí của một nền kinh tế thị trường hay không? Trong cuộc đàm thoại hôm nay, chúng ta sẽ bắt đầu bằng những nhận xét của Tiến sĩ Nguyễn Văn Chữ về chủ đề này và sau đó bắt đầu cuộc thảo luận.
KẾT LUẬN:
Khi xem xét tình trạng kinh tế phi thị trường của một quốc gia, Bộ Thương Mại phải quan tâm đến sáu yếu tố: (1) khả năng chuyển đổi tiền tệ, (2) lao động và thương lượng tự do, (3) sự hiện diện của đầu tư nước ngoài, (4) mức độ sở hữu của chính phủ, (5) sự kiểm soát của chính phủ đối với tài nguyên và giá cả, và (6) các yếu tố khác mà Bộ Thương Mại cho là phù hợp.
Chỉ riêng với năm yếu tố đầu tiên, Việt Nam rõ ràng không phải là nền kinh tế thị trường. Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ (USTR) đã phát hiện ra rằng Việt Nam “quản lý tỷ giá hối đoái” để đạt được các mục tiêu kinh tế, điều này đã gây ra “sự định giá thấp liên tục” của đồng tiền. Theo Bộ Ngoại Giao, công đoàn duy nhất ở Việt Nam có thẩm quyền là công đoàn do nhà cầm quyền kiểm soát. Đầu tư nước ngoài phải tuân theo sự chấp thuận tối hậu của nhà cầm quyền và các công ty nhà nước chiếm gần 30% GDP của Việt Nam. Các công ty này được tài trợ thông qua sự kiểm soát gần như tuyệt đối của Việt Nam trong lãnh vực ngân hàng, nơi cung cấp các khoản vay ưu đãi cho các công ty nhà nước.
Yếu tố thứ sáu có tính cởi mở hơn. Trung Quốc ngày càng sử dụng Việt Nam để né tránh tình trạng kinh tế phi thị trường của chính họ, cũng như các loại thuế nhập khẩu phòng thủ khác của Hoa Kỳ. Chỉ vài tháng sau khi ký hiệp định Đối Tác Chiến Lược Toàn Diện Hoa Kỳ – Việt Nam vào tháng 9 năm ngoái, Việt Nam đã tham gia một loạt 36 thỏa thuận với Trung Quốc, hứa hẹn sẽ hợp tác kinh tế, chính trị và quân sự chặt chẽ hơn. Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào đầu tư và nguyên liệu thô của Trung Quốc. Do đó, Việt Nam không chỉ là một trung tâm sản xuất thay thế mà còn là môi trường chế biến và lắp ráp cho các nhà sản xuất Trung Quốc. Trong nhiều trường hợp, các nhập liệu thượng nguồn được sản xuất tại Trung Quốc được chuyển đến các công ty con ở Việt Nam để chế biến chút đỉnh thành các sản phẩm hạ nguồn nhằm tránh thuế của Hoa Kỳ. Ví dụ, Cơ Quan Hải Quan và Bảo Vệ Biên Giới Hoa Kỳ (CBP) đã ngăn chặn gần 1 tỷ đô la giá trị các sản phẩm lao động cưỡng bức của người Duy Ngô Nhĩ được gửi qua Việt Nam. Tương tự như vậy, Bộ Thương Mại đã phát hiện ra rằng các nhà sản xuất Trung Quốc đang thực hiện các thay đổi nhỏ đối với hàng hóa của họ tại Việt Nam để tránh thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm của Trung Quốc.
Việc trốn tránh tương tự có khả năng xảy ra đối với Nga, một nền kinh tế phi thị trường khác. Tổng Thống Nga Vladimir Putin gần đây đã ký ít nhất một tá thỏa thuận kinh tế với người đồng cấp Việt Nam trong chuyến thăm cấp quốc gia tới Việt Nam để bù đắp cho sự cô lập quốc tế ngày càng tăng của nước này liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine.
Trong quá trình giám sát, nhiều thành viên Quốc Hội đã nhất trí rằng Việt Nam không đáp ứng các điều kiện kinh tế phi thị trường, bao gồm vai trò quan trọng của các doanh nghiệp nhà nước (SOE) trong nền kinh tế Việt Nam, “những thiếu sót nghiêm trọng” trong luật lao động của Việt Nam và khả năng gây hại cho các ngành công nghiệp và người lao động Hoa Kỳ. Theo các nhà quan sát độc lập, hồ sơ nhân quyền của Việt Nam rất kém và ngày càng tệ hơn. Theo Cơ Quan Nghiên Cứu Quốc Hội, Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam (H.R. 3172), sẽ cấm Hoa Kỳ hỗ trợ Bộ Công An Việt Nam và yêu cầu phía hành pháp nhấn mạnh hơn việc bảo đảm quyền tự do internet tại Việt Nam, có thể là một phương tiện tiềm năng cho các thành viên Quốc Hội.
Cảm ơn sự tham gia của quý vị ngày hôm nay.
Dear registrants,
Thank you for your interest in the topic of Vietnam and Non-Market Economy. Here is the link to the video: https://youtu.be/XMwYPSiwNZA
Below is the moderator’s opening and closing remarks. The slide show will be sent on a separate email.
Sincerely,
AfVD
OPENING
Shortly after extending normal trade relations (NTR) status to Vietnam in 2001, the United States designated Vietnam as a “nonmarket economy” (NME) for the purposes of antidumping and countervailing duty (AD/CVD) cases. The government of Vietnam has long sought to remove the designation, arguing it may hinder closer ties. Vietnam officially submitted a removal request on the eve of President Joseph Biden’s September 2023 visit to Hanoi, where he and Communist Party of Vietnam (CPV) Secretary-General Nguyen Phu Trong elevated the U.S.-Vietnam relationship to a “comprehensive strategic partnership.” On October 30, 2023, the Department of Commerce initiated a review of Vietnam’s NME status. Since then, many Members of Congress, including 68 Representatives and 8 Senators, and trade groups have raised concerns over whether Vietnam meets the conditions to be designated as a market economy. We respectfully recognize many congressional offices in the audience today.
Civil society groups such as the Alliance for Vietnam’s Democracy have also led an effort to counter this push from the communist country. They wrote to Secretary Raimondo and congressional offices in support of keeping the NME designation. What is a market economy and does Vietnam meet the criteria for a market economy? In our conversation today, we will start with remarks from Dr. Chu Nguyen on this topic and then open for discussion. Please place any questions for Dr. Nguyen in the chat.
CLOSING:
When reviewing a country’s NME status, DOC must consider six factors: (1) currency convertibility, (2) labor and free bargaining, (3) the presence of foreign investments, (4) the extent of government ownership, (5) government control over resources and prices, and (6) other factors DOC deems appropriate.
Under the first five factors alone, Vietnam clearly is not a market economy. The US Trade Representative (USTR) has found that Vietnam “manages its exchange rate” to achieve economic goals, which has caused “persistent undervaluation” of its currency. According to the State Department, the only labor union in Vietnam with any authority is state controlled. Foreign investments are ultimately subject to government approval, and state-owned companies account for nearly 30% of Vietnam’s GDP. These companies are financed through Vietnam’s near-total control over its banking sector, which provides preferential lending to state-owned companies.
The sixth factor is much more open-ended. China is increasingly using Vietnam to avoid its own NME status, as well as other defensive US import duties. Just months after signing the US-Vietnam Comprehensive Strategic Partnership last September, Vietnam entered a series of 36 agreements with China that promised greater economic, political, and military cooperation. Vietnam has become more reliant on Chinese investment and raw materials. As a result, Vietnam is not so much an alternative manufacturing hub as a processing and assembly platform for Chinese producers. In many cases, upstream inputs produced in China are shipped to Vietnamese subsidiaries for minor processing into downstream products to avoid US duties. As an example, US Customs and Border Protection (CBP) has stopped near $1 billion worth of Uyghur forced labor products sent through Vietnam. Likewise, DOC has found that Chinese producers are performing minor alterations to their merchandise in Vietnam to avoid antidumping duties on Chinese products.
The same evasion is potentially applicable to Russia, another non-market economy. Russian President Vladimir Putin recently signed at least a dozen economic deals with his Vietnamese counterpart during a state visit to Vietnam to offset its growing international isolation over its war in Ukraine.
In conducting oversight, many members of Congress have agreed that Vietnam does not meet the conditions, including the prominence of state-owned enterprises (SOE) in Vietnam’s economy, “severe deficiencies” in Vietnam’s labor laws, and potential harm to U.S. industries and workers. According to independent observers, Vietnam’s human rights record is poor and worsening. According to the Congressional Research Service, the Vietnam Human Rights Act (H.R. 3172), which would prohibit U.S. assistance to Vietnam’s Ministry of Public Security and require the executive branch to put more emphasis on ensuring internet freedom in Vietnam, could be a potential vehicle for Members of Congress.
Thank you for your participation today.
Tags: Hoa kỳ, mỹ - việt, tin tức thế giới