Đại sứ Campuchia tại Mỹ và Liên Hiệp Quốc: “Chúng tôi không đứng về phía Trung Quốc”


‘We aren’t on the Chinese side’ – By PHELIM KINE 

Nguồn: Phelim Kine (pv), ‘We aren’t on the Chinese side’, Politico, 06/16/2023

Biên dịch: Nguyễn Văn Đáp – 28/6/2023

Song ngữ Việt Anh

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/06/Cambodia-China-2.jpg

Vào tháng Giêng, hai nhà ngoại giao chuyên nghiệp Sophea Eat và Keo Chhea đã kết thúc sự chia cách kéo dài 14 năm ở những vị trí ngoại giao khác nhau khi Eat được bổ nhiệm làm đại sứ của Campuchia tại Liên Hiệp Quốc và chuyển đến Hoa Kỳ công tác, nơi mà chồng bà, Keo, đang phục vụ với tư cách nhà ngoại giao hàng đầu của nước này tại Washington từ năm 2022. Các chức vụ của họ phù hợp với sự quan tâm mạnh mẽ của Hoa Kỳ với Campuchia và các nước ASEAN khác như là một phần của các nỗ lực của chính quyền Tổng thống Biden nhằm tập hợp sự ủng hộ khu vực cho chiến lược đối phó với Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Đó không phải là nhiệm vụ dễ dàng cho hai vị đại sứ. Chính quyền Tổng thống Biden đang bị sốc trước việc Campuchia đang nhanh chóng trở thành một nhà nước độc đảng ngày càng đàn áp khi tháng trước đã cấm Đảng Ánh nến (Candlelight Party) đối lập chính của đất nước tham gia cuộc tổng tuyển cử vào tháng Bảy tới. Hoa Kỳ cũng lo ngại rằng Campuchia đang cho phép Bắc Kinh xây dựng một căn cứ hải quân trên Vịnh Thái Lan để quân đội Trung Quốc độc quyền sử dụng. Nhưng Tổng thống Joe Biden cũng đánh giá cao sự ủng hộ của Campuchia đối với các nghị quyết của Liên hợp quốc do Hoa Kỳ hậu thuẫn chống lại cuộc chiến của Nga ở Ukraine trong 15 tháng qua.

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/06/daisu-cambot-tai-my-700x480.jpg
Ambassador Keo Chhea (Courtesy Keo Chhea/Cambodian Embassy) 

Keo và Eat đã vượt qua chính trị nội bộ khó khăn của Bộ Ngoại giao Campuchia dưới thời Thủ tướng Hun Sen, nhà lãnh đạo độc đoán đã cai trị đất nước từ năm 1985. Eat bắt đầu sự nghiệp cùng năm đó tại Cục Thông tin của Bộ và đã thăng tiến lên các vị trí bao gồm cả Đại sứ Campuchia tại Thái Lan và Quốc vụ khanh phụ trách các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương. Các công việc đối ngoại của Keo bao gồm các vị trí Bí thư thứ nhất tại các đại sứ quán Campuchia ở Ấn Độ và Brunei cũng như các vị trí đại diện cho Phnom Penh tại trụ sở của ASEAN ở Jakarta, Indonesia.

Tôi đã nói chuyện với Keo and Eat về những nỗ lực của Campuchia nhằm cân bằng quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ, cuộc đàn áp liên tục của chính phủ Campuchia đối với những người bất đồng chính kiến và truyền thông độc lập, và triển vọng đất nước trở thành một chế độ độc tài dưới thời con trai đầy tham vọng chính trị của Hun Sen, Hun Manet.

Tình hình quan hệ Hoa Kỳ – Campuchia hiện nay như thế nào?

KEO: Nó đã từng gập ghềnh, nhưng sau khi Campuchia chủ trì thành công Hội nghị cấp cao đặc biệt Hoa Kỳ – ASEAN năm 2022 và việc chúng tôi thể hiện vị thế thực sự của mình với tư cách là một quốc gia trung lập, các chính trị gia Hoa Kỳ hiểu rằng chúng tôi không đứng về phía Trung Quốc và điều đó đã cải thiện quan hệ song phương rất nhiều.

Bản thân chúng tôi không thân Trung Quốc như giới truyền thông Hoa Kỳ nói, nhưng chúng tôi cần phải tồn tại. Chúng tôi tin tưởng vào quan hệ với phương Tây và Hoa Kỳ. Nhưng các bạn đang ở đâu? Chúng tôi cần làm ăn với cả hai bên và người Trung Quốc đang ở đây, nhưng người Mỹ ở đâu? Trẻ em Campuchia háo hức học ở Hoa Kỳ. Và ngay cả các nhà lãnh đạo của chúng tôi, tất cả con cái của họ đều học ở Hoa Kỳ, Úc hoặc Châu Âu, không phải ở Trung Quốc.

Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Chính quyền thống thống Biden có mục đích rõ ràng là chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Nó đã ảnh hưởng đến Campuchia như thế nào?

EAT: Chúng tôi cảm thấy bị áp lực. Chúng tôi biết rằng Hoa Kỳ rất lo ngại về việc triển khai sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc, nhưng những gì chúng tôi có thể làm là cung cấp một số diễn đàn để tất cả các cường quốc này cùng nhau hợp tác và làm việc vì lợi ích chung. Chúng tôi ủng hộ Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hoặc bất kỳ chiến lược nào thúc đẩy hòa bình, ổn định và tiến bộ trong khu vực.

Điều chúng tôi không thể chấp nhận là bất kỳ chiến lược nào có thể gây tổn hại đến sự tiến bộ và ổn định trong khu vực. Chúng tôi hy vọng rằng Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ tránh dồn chúng tôi vào chân tường. Chúng tôi đang cố gắng làm bạn với tất cả mọi người. Người Trung Quốc cung cấp rất nhiều khoản đầu tư về cơ sở hạ tầng và Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của chúng tôi, vì vậy chúng tôi cần cả hai cùng tồn tại và hưởng lợi như nhau. Campuchia bị xem là một nước chư hầu của Trung Quốc, nhưng đó chỉ là một con thuyền nhỏ đang cố gắng len lỏi trong một vùng biển có nhiều tàu lớn.

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/06/www.politicobb.jpg
Sophea Eat trả lời một câu hỏi trong cuộc họp báo tại văn phòng bộ ngoại giao ở Bangkok, ngày 17 tháng 6 năm 2014. | Pornchai Kittiwongsakul/AFP qua Getty Images 

Hoa Kỳ quan ngại rằng chính phủ Trung Quốc đang phát triển Căn cứ Hải quân Ream của Campuchia thành một căn cứ cho quân đội Trung Quốc. Hai người có thể nói gì về điều đó?

KEO: Chúng tôi sẽ không cho phép họ xây dựng bất kỳ căn cứ hải quân nào trên đất nước chúng tôi. Nó trái với hiến pháp của chúng tôi. Và thủ tướng của chúng tôi trong một cuộc họp tại Nhà Trắng đã tuyên bố rằng Campuchia sẽ không bao giờ cho phép bất kỳ căn cứ hải quân nào của Trung Quốc.

Chính phủ Campuchia đã cấm đảng đối lập chính cạnh tranh trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 7, kết án nhà lãnh đạo Kem Sokha 27 năm tù về những gì mà Hoa Kỳ cho là tội phản quốc có động cơ chính trị, và đã đóng cửa hầu hết các cơ quan truyền thông độc lập của đất nước. Ông bà có thể bảo vệ điều đó như thế nào?

EAT: Tôi đã sống trên thế giới này gần sáu thập kỷ và trải qua nhiều thay đổi chế độ khác nhau và rất nhiều đau khổ, bao gồm cả nạn diệt chủng. Tôi đã trải qua những thời kỳ mà chúng tôi không có quyền con người như dưới thời Khmer Đỏ. Vì vậy, hãy nhìn xung quanh để xem có ai tốt hơn Hun Sen ngay bây giờ không. Tôi sẽ bỏ phiếu cho bất cứ ai có thể làm tốt hơn ông ấy.

Nhưng chúng tôi cẩn trọng với những thay đổi đột ngột. Và Campuchia không phải chỉ do một người lãnh đạo.

Vị thế của Campuchia với tư cách là một quốc gia độc tài độc đảng đặt nó ở lề trái trong câu chuyện của Tổng thống Biden về “trận chiến giữa dân chủ và chuyên quyền” toàn cầu. Làm thế nào để hai vị vượt qua điều đó với tư cách là đại diện chính thức của Campuchia tại Hoa Kỳ?

EAT: Nếu bạn nhìn vào Campuchia so với Hoa Kỳ hoặc Thụy Điển, Campuchia có thể không có thành tích tốt nhất về mặt dân chủ. Nhưng nếu so sánh Campuchia với các nước khác trong khu vực, chúng tôi không đến nỗi nào.

KEO: Chúng tôi đang tiến tới dân chủ. Chúng tôi vẫn phạm sai lầm. Vẫn còn một số vấn đề khó khăn. Đối với bạn, điều đó có vẻ độc đoán, nhưng chúng tôi cần giáo dục người dân của mình trước.

Người dân hiểu về quyền của mình nhưng lại quên quyền của hàng xóm, rằng khi tiếp cận quyền của mình, họ đang xâm phạm quyền của hàng xóm. Vì vậy, chúng tôi phải thực hiện một luật để ngăn chặn điều đó. Điều đó có nghĩa là chúng tôi độc đoán?

[Một số nhà báo] sử dụng danh nghĩa nhà báo của họ để tống tiền những người buôn bán dọc đường. Đó là lý do tại sao chính phủ nói “Anh không phải là cảnh sát – anh là nhà báo. Anh có thể viết bất cứ điều gì anh muốn, nhưng không được yêu cầu mọi người đưa tiền.” Đó là lý do tại sao chúng tôi dừng loại phương tiện truyền thông đó.

Thủ tướng Hun Sen đã cảnh báo các nhà ngoại giao nước ngoài vào tháng 4 rằng nếu họ có liên hệ với Đảng Cứu quốc Campuchia đối lập hiện bị cấm ở Campuchia, họ nên “cắt đứt quan hệ ngoại giao” với Campuchia. Và ông ấy đã tuyên bố vào tháng trước rằng những liên hệ như vậy “xúc phạm tôi, xúc phạm chủ quyền của tôi.” Là nhà ngoại giao chuyên nghiệp, hai vị cảm thấy thế nào về thái độ thù địch của Hun Sen đối với các nhà ngoại giao nước ngoài?

KEO: Ông ấy là người của nhân dân. Và ông ấy nói ngôn ngữ của người dân. Ông ấy không nói ngôn ngữ của các chính trị gia. Đó là cách ông ấy kết nối với người dân.

Có vẻ như Hun Sen đang chuẩn bị cho con trai Hun Manet kế vị mình, đưa Campuchia vào con đường trở thành một nhà nước chuyên chế giống như Triều Tiên. Điều đó có gì tốt cho Campuchia?

EAT: Nếu Hun Manet làm tốt, nếu ông ấy có thể giành được sự ủng hộ của người dân, tại sao ông ấy không thể trở thành thủ tướng? Giống như con cái của các nhà lãnh đạo khác trên thế giới – tôi biết rằng Hoa Kỳ có một nhà lãnh đạo có cha là một nhà lãnh đạo tên là Bush. Chúng ta có thể có những đứa con của Tổng thống Biden trở thành tổng thống Hoa Kỳ vào một ngày nào đó, ai mà biết được? Nếu Hun Manet là con trai của nhà lãnh đạo và có thể trở thành nhà lãnh đạo trong tương lai, tôi không cho rằng điều này là sai.

Làm vợ và chồng nhà ngoại giao đại diện cho Campuchia tại Hoa Kỳ dễ hay khó?

EAT: Các vị trí của chúng tôi ở các quốc gia khác nhau đã ngăn cách chúng tôi trong một thời gian rất dài – 14 năm. Chúng tôi không có nhiều thời gian để củng cố mối quan hệ của mình. Sự xa cách có thể phá vỡ hoặc củng cố mối quan hệ của bạn. Điều tốt khi chúng tôi cùng làm việc ở một quốc gia là chúng tôi có thể tham khảo ý kiến của nhau. Điều tồi tệ là chúng tôi không bao giờ thực sự có thời gian bên nhau. Điều đó rất khó khăn vì công việc của chúng tôi – chúng tôi luôn có nhiều việc phải làm.

KEO: Đó cũng là một lợi ích cho Hoa Kỳ. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có thể gọi cho tôi và nói “Này, ông có thể đề nghị chính phủ ủng hộ nghị quyết này của Liên hợp quốc mà chúng tôi đề xuất được không?” Sau đó, tôi nói chuyện với Bộ Ngoại giao và tiếp đó tôi nói chuyện với bà xã tôi và nói rằng “Chú ý – Hoa Kỳ đang yêu cầu chúng ta ủng hộ nghị quyết của họ.”

https://vietluan.com.au

‘We aren’t on the Chinese side’

By PHELIM KINE 

16/6/2023

Welcome back to Global Insider’s Friday feature: The Conversation. Each week a POLITICO journalist shares an interview with a global thinker, politician, power player or personality. This week, D.C.-based China Correspondent Phelim Kine talks to Cambodia’s diplomatic power couple in the U.S. about their roles representing a one-party authoritarian country at a time when the Biden administration is rallying allies and partners in a global pro-democracy face-off with China and Russia.

Follow Phelim on Twitter | Send ideas and insights to pkine@politico.com

Programming Note: We’ll be off this Monday for Juneteenth but will be back in your inboxes on Wednesday.

The Conversation

Cambodian ambassador to the United States Keo Chhea speaks.

Cambodian ambassador to the U.S. Keo Chhea speaks during a news conference in New York, Aug. 8, 2022. | Seth Wenig/AP Photo

In January, the career Cambodian diplomats Sophea Eat and Keo Chhea ended a 14-year stretch of separation in different foreign postings when Eat took a post as the Southeast Asian country’s ambassador to the U.N., moving to the U.S. where her husband Keo has been serving as Cambodia’s top diplomat in Washington since 2022. Their postings coincide with intense U.S. interest in Cambodia and other ASEAN member countries as part of the Biden administration’s efforts to rally regional support for its strategy to counter China in the Indo-Pacific.

That’s no cakewalk for the two envoys. The Biden administration is dismayed by Cambodia’s spiral into an increasingly repressive one-party authoritarian state that last month barred the country’s main opposition Candlelight Party from participating in the general election in July. The U.S. is also concerned that Cambodia is allowing Beijing to build a naval base on the Gulf of Thailand for exclusive use of China’s military. But President Joe Biden has also been appreciative of Cambodia’s support for U.S.-backed U.N. resolutions against Russia’s war against Ukraine over the past 15 months.

Keo and Eat have navigated difficult Cambodian foreign ministry internal politics under Prime Minister Hun Sen, the authoritarian leader who has ruled the country since 1985. Eat began her career that same year in the ministry’s Information Bureau and has risen to positions including Cambodia’s ambassador to Thailand and secretary of State for Asia-Pacific affairs. Keo’s foreign service chops include stints as first secretary in the Cambodian embassies in India and Brunei as well as positions representing Phnom Penh in ASEAN’s headquarters in Jakarta, Indonesia.

I spoke with Keo and Eat about Cambodia’s efforts to balance its relations with China and the U.S., the Cambodian government’s ongoing crackdown on political dissent and independent media, and the prospects of the country becoming a dynastic dictatorship under Hun Sen’s politically ambitious son, Hun Manet.

How is the U.S.-Cambodian relationship doing these days?

KEO: It used to be bumpy, but after Cambodia’s successful chairing of the 2022 U.S.-ASEAN Special Summit, and our demonstration of our real position as a neutral country, U.S. politicians understand that we aren’t on the Chinese side and that has improved bilateral relations a lot.

We are not pro-Chinese per se, as the media in the U.S. says, but we need to survive. We believe in relations with the West and the U.S. But where are you? We need to do business with both sides and the Chinese are here, but where is the U.S.? Cambodian children are eager to study in the U.S. And even our leaders, all their children study either in the U.S., Australia or Europe, not in China.

The Biden administration’s Indo-Pacific Strategy aims to explicitly counter China’s influence in the region. How does that affect Cambodia?

EAT: We feel under pressure. We know that the U.S. has great apprehension about China’s increasing power projection, but what we can do is provide some forum for all these powers to come together and work for the common good. We support the Indo-Pacific Strategy or any strategy that promotes peace, stability and progress in the region.

What we cannot accept is any strategy that would harm progress and stability in the region. We hope that the Indo-Pacific Strategy will avoid forcing us in a corner. We are trying to be friends with everyone. The Chinese provide a lot of investment in terms of infrastructure, and the U.S. is our largest market, so we need both to coexist and benefit equally. Cambodia is seen as a Chinese client state, but it’s just a small boat trying to maneuver in a sea of many big ships.

Sophea Eat answers a question during a press conference.

Sophea Eat answers a question during a press conference at the foreign ministry office in Bangkok on June 17, 2014. | Pornchai Kittiwongsakul/AFP via Getty Images

The U.S. is concerned that the Chinese government is developing Cambodia’s Ream Naval Base into a platform for the Chinese military. What do you say to that?

Keo: We are not going to allow them to build any naval base in our country. It’s against our constitution. And our prime minister in a meeting at the White House declared that Cambodia will never allow any Chinese naval base.

The Cambodian government has banned the main opposition party from competing in the general election in July, sentenced its leader Kem Sokha to 27 years in prison on what the U.S. says are politically motivated treason charges and has shuttered most of the country’s independent media outlets. How do you defend that record?

EAT: I’ve lived in this world for nearly six decades and gone through many different regime changes and lots of suffering, including genocide. I have gone through times when we did not have human rights at all during the Khmer Rouge time. So look around to see if there is anyone better than Hun Sen right now. I would vote for anyone who could do better than him.

But we are careful about drastic change. And Cambodia is not led by just one man.

Cambodia’s status as a one-party authoritarian state puts it on the wrong side of Biden’s narrative of a global “battle between democracy and autocracy.” How do you navigate that as Cambodia’s official representatives in the U.S.?

EAT: If you look at Cambodia compared to the U.S. or Sweden, Cambodia may not have the best record in terms of democracy. But if you compare Cambodia to other countries in the region, we’re not so bad.

KEO: We are moving toward democracy. We still make mistakes. There are still some rough issues. It looks authoritarian to you, but we need to educate our people first.

People understand about their own rights, but they forget about their neighbors’ rights, that by accessing their own rights, they are encroaching on their neighbors rights. So we have to implement a law to stop that. Does that mean we are authoritarian?

[Some journalists] use their media identity to blackmail traders along the road. That’s why the government says “You are not policemen — you are media. You can write whatever you want, but don’t ask people for money.” That’s why we stopped that kind of media.

Prime Minister Hun Sen warned foreign diplomats in April that if they have contacts with Cambodia’s now-banned opposition Cambodia National Rescue Party that they should “break diplomatic relations” with Cambodia. And he declared last month that such contacts “insult me, insult my sovereignty.” As career diplomats, how do you feel about Hun Sen’s hostility toward foreign diplomats?

SUBSCRIBE TO POWER SWITCH: The energy landscape is profoundly transforming. Power Switch is a daily newsletter that unlocks the most important stories driving the energy sector and the political forces shaping critical decisions about your energy future, from production to storage, distribution to consumption. Don’t miss out on Power Switch, your guide to the politics of energy transformation in America and around the world. SUBSCRIBE TODAY.

KEO: He’s a man of the people. And he speaks the people’s language. He doesn’t speak politicians’ language. That’s how he connects with the people.

It appears that Hun Sen is prepping his son Hun Manet to succeed him, putting Cambodia on a path to becoming a North Korea-like dynastic authoritarian state. How healthy is that for Cambodia?

EAT: If Hun Manet does well, if he can win the support of the people, why can’t he become prime minister? Like children of other leaders around the world — I believe the U.S. had a leader whose father was a leader called Bush. We may have President Biden’s children becoming president of the U.S. someday, who knows? Just because Hun Manet is the son of the leader and may become the future leader, I don’t say this is wrong.

How easy or difficult is it to be husband and wife diplomats representing Cambodia in the U.S.?

EAT: Our postings in different countries separated us for a very long time — 14 years. We didn’t have much time to strengthen our relationship. Separation can break or strengthen your relationship. The good thing about us being stationed in the same country is that we can consult each other. The bad thing is that we never really have time together. It’s very difficult because of our jobs — we always have a lot to do.

KEO: It’s also a benefit to the U.S. The State Department can call me and say “Hey, can you ask your government to support this U.N. resolution that we proposed?” I then talk to my headquarters and then I talk to her and tell her “Be alert — the U.S. is asking us to support their resolution.”

Thanks to editor Heidi Vogt and producer Andrew Howard.

https://www.politico.com/newsletters/global-insider/2023/06/16/we-arent-on-the-chinese-side-00102338

Tags: ,

Comments are closed.