Bình luận của Đại Dương: Hiểm họa vũ khí hạt nhân toàn cầu
Đại-Dương
Ngày càng có thêm một số quốc gia tham dự vào hành động giết người tập thể nhờ các loại vũ khí ngày càng nguy hiểm được các phương tiện hiện đại chuyên chở.
Loài người biết rõ hơn về sức tàn phá khủng khiếp của vũ khí hạt nhân mà vẫn cố gắng sản xuất cho bằng được. Có vũ khí giết người hàng loạt trong tay rồi thì phải nghĩ tới phương tiện hữu hiệu để “gởi” tới kẻ thù mà nếu có lạc đường vào nhà hàng xóm âu cũng do số trời!!! Hối tiếc làm chi, ân hận làm gì mà hãy dành thời gian nâng cấp hoặc chế tạo phiên bản hữu hiệu, tinh vi hơn.NGHE ÂM THANH (Đào Hiếu Thảo)
Đã có một thời, nhiều nguyên thủ quốc gia đã ôm tham vọng chế tạo vũ khí nguyên tử cở như quả bom thả xuống Hiroshima năm 1945. Sau đó một số nước bỏ cuộc vì thiếu tiền, nguyên liệu, công nghệ. Đột nhiên, họ nhận ra thực tế rất khó khăn mới chế được một quả bom nguyên tử to tướng mà chẳng biết phóng nó đi bằng cách nào. Lại phải chế tạo các loại hoả tiễn mang theo vũ khí hạt nhân, tốn kém quá sức. Vì thế, một số quốc gia đành chôn vùi tham vọng để dân có tiền sinh sống. Các cường quốc vũ khí hạt nhân chỉ dùng nó để răn đe loài người.
Danh sách các nước có số vũ khí hạt nhân đã bố trí: Hoa Kỳ 1,770; Nga 1,674; Anh Quốc 120; Pháp 280; Israel 90 (không thừa nhận). Trung Cộng 500; Ấn Độ 164; Pakistan 170; Bắc Hàn tuyên bố có 40 mà không công khai số liệu đã bố trí.
Tháng 9 năm 2017, Bình Nhưỡng tuyên bố đã thử thành công vũ khí nhiệt học và có thể chế tạo đủ vũ khí hạt nhân theo ý muốn.
Chỉ có Hoa Kỳ đã ném 2 quả bom nguyên tử lên đất Nhật để kết thúc Đệ nhị Thế chiến năm 1945.
Tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo điều kiện cho một số quốc gia đẩy mạnh việc chế tạo vũ khí hạt nhân có thể phóng đi bằng hoả tiễn đạn đạo khiến cho việc phòng chống khó hơn.
Robert Soofer là thành viên cấp cao tại Trung tâm Chiến lược và An ninh Scowcroft của Hội đồng Đại Tây Dương. Ông từng giữ chức phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về chính sách phòng thủ tên lửa và hạt nhân từ tháng 4 năm 2017 đến tháng 1 năm 2021.
Ông đã trình bày chi tiết về việc Hoa Kỳ đã trang bị một hệ thống phòng thủ hoả tiễn gồm 44 tên lửa đánh chặn trên mặt đất (GBI) được thiết kế để tấn công và tiêu diệt một loạt tên lửa đạn đạo nhỏ do một quốc gia bất hảo như Triều Tiên phóng vào Bắc Mỹ. Một hệ thống khiêm tốn như vậy mang lại biện pháp bảo vệ đất nước, nhưng, không đủ để chống lại mối đe dọa đạn đạo ngày càng gia tăng.
Ngày càng nhiều quốc gia có xu hướng chế vũ khí hạt nhân để gây áp lực lên đối phương. Iran ôm tham vọng lớn mà chưa đủ điều kiện và sợ bị Israel không kích bất ngờ.
Nguy cơ chiến tranh hạt nhân xảy ra trên thế giới lọt vào ba trường hợp:
Thứ nhất, giữa các quốc gia chính thức tuyên bố có vũ khí hạt nhân cùng phương tiện chuyên chở sẵn sàng 24/24 giờ để phóng đi như Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Trung Cộng. Riêng Israel không thừa nhận, nhưng, dư luận thế giới tin rằng Tel Aviv lúc nào cũng sẵn sàng nhấn nút khi cần.
Thứ hai, các quốc gia có trang bị vũ khí hạt nhân đang đứng trước nguy cơ thất trận nên cũng liều nhắm mắt đưa chân, thử xem con tạo xoay vần ra sao!
Thứ ba, cần chấm dứt chiến tranh tức thời bất chấp hậu quả theo kiểu được ăn cả ngã về không.
Như thế, mối đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân nhiều hơn khả năng bấm nút. Đây là lý do tại sao những quốc gia nghèo rớt mồng tơi mà vẫn cứ thắt lưng buộc bụng để cố gắng chế tạo được một quả bom nguyên tử mà thờ. Hoặc dùng quả bom hạt nhân chưa thành hình để dọa thiên hạ.
Trên thế giới hiện nay chỉ có Hoa Kỳ và Nga đủ phương tiện và điều kiện để khởi động một cuộc chiến tranh hạt nhân. Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn ở thế thượng phong.
Hoa Kỳ bố trí vũ khí hạt nhân và phương tiện chuyên chở khắp thế giới, kể cả trên các đại dương nên dễ tấn công ồ ạt cũng như bảo vệ chu đáo.
Các đồng minh chí cốt của Hoa Kỳ ở Châu Âu đều đồng lòng tham chiến sẽ dễ dàng chế ngự đối phương.
Nga chỉ bố trí vũ khí hạt nhân và phương tiện chuyên chở trong nước nên dễ bị tấn công ồ ạt và tập trung. Phương tiện tấn công hạt nhân và bảo vệ của Trung Cộng đều đặt tại Hoa Lục và một số ít trên đại dương. Phương tiện tấn công và bảo vệ của Bắc Triều Tiên còn hạn hẹp hơn.
Thứ tư, Iran chưa sản xuất được vũ khí hạt nhân và phương tiện chuyên chở thì làm sao có thể tấn công Hoa Kỳ, Israel mà không bị tan hoang? Còn nước Hồi giáo nào đủ khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân và phương tiện tấn công Hoa Kỳ hoặc các quốc gia khác, kể cả Israel mà không bị san bằng?
Với sự tiến bộ nhanh chóng của Nga và Trung Cộng trong lĩnh vực Tổng thống Vladimir Putin đã lưu ý, đến cuối năm 2023 thì 90% lực lượng hạt nhân của Nga sẽ được hiện đại hóa và, theo cách nói của Putin, “có khả năng tự tin vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có và thậm chí là dự kiến”.
Hiệp ước START mới năm 2010 cho phép Nga trang bị 1,550 đầu đạn trên 700 phương tiện vận chuyển. Năng lực hạt nhân xuyên lục địa của Trung Quốc hiện bao gồm khoảng 104 ICBM (một số có nhiều đầu đạn) và 72 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, đồng thời Trung Quốc đã công khai tiết lộ một máy bay ném bom hạng nặng mới ra lò có khả năng mang tên lửa đạn đạo phóng từ trên không trung.
Siêu cường duy nhất Hoa Kỳ có hai nhiệm vụ chính: bảo vệ quốc gia và cộng đồng nhân loại thoát khỏi chiếc bóng ma “chiến tranh hạt nhân” nên phải thường xuyên tăng cường sức mạnh tấn công và phòng thủ hầu làm nản lòng những đầu óc đầy ảo tưởng.
Biết được lỗ hổng trong hệ thống phòng thủ hoả tiễn của Hoa Kỳ nên Chính quyền Trump đã sử dụng một thiết bị đánh chặn được hiện đại hóa hoàn toàn có tên là Thiết bị đánh chặn thế hệ tiếp theo (NGI) và lên kế hoạch bổ sung thêm 20 NGI/GBI vào 44 thiết bị hiện đang được triển khai ở Alaska và California.
Nôm na, Hệ thống Phòng chống Hỏa tiễn Đạn đạo của Hoa Kỳ cần nhiều lớp khác nhau để tránh trường hợp các hoả tiễn hạt nhân của Nga và Trung Cộng lọt lưới.
Đại-Dương
Tài liệu tham khảo:
How to Make U.S. Missile Defenses Stronger (National Interest)