Nikkei Asia Review – Việt Nam khó chịu khi Campuchia chuyển hướng thương mại sông Mê Kông
Cambodia to divert Mekong trade via China-built canal, vexing Vietnam
Nguồn: https://asia.nikkei.com/Spotlight/Asia-Insight/Cambodia-to-divert-Mekong-trade-via-China-built-canal-vexing-Vietnam
Anh Khoa dịch
12/3/2024
” Hà Nội trước đây đã sử dụng quyền kiểm soát phía nam đồng bằng sông Cửu Long trong các cuộc đụng độ với Phnom Penh, bao gồm cả việc ngăn chặn tàu bè qua sông trong vài tháng vào năm 1994. Năm 2009, Campuchia và Việt Nam đã ký một hiệp ước cho phép tự do hàng hải trên sông Mê Kông.
Đối với nhà nghiên cứu người Campuchia Aun, kênh đào có nghĩa là “Campuchia có thể giành lại một mức độ tự chủ về kinh tế – và thậm chí cả chính trị – từ nước láng giềng phía đông [Việt Nam]”. Đồng thời, ông lưu ý, quyền tự chủ sẽ bị trì hoãn do việc vận hành kênh đào sẽ nằm trong tay Bắc Kinh hơn 50 năm theo mô hình tài chính “Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao”.
(VNTB) – Hà Nội đã nêu ra những lo ngại về môi trường khi xây kênh đào Funam với Thủ tướng Manet trong chuyến công du cấp nhà nước đến Việt Nam hồi tháng 12.
Từ nhà mình bên bờ sông Mê Kông, cách Phnom Penh một giờ, ông Mao Sarin có thể nhìn thấy những con tàu chở đầy container đang trên đường đi qua Việt Nam và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Nếu chính phủ của Thủ tướng Campuchia mới nhậm chức Hun Manet thực hiện đúng kế hoạch, các chuyến hàng trong tương lai có thể đi trên con kênh trị giá 1,7 tỷ USD do Trung Quốc tài trợ. Dự án sẽ nuốt luôn ngôi nhà lợp mái tôn của ông Sarin. Kênh Funan Techo sẽ kết nối trực tiếp Phnom Penh với các cảng của Campuchia trên Vịnh Thái Lan, bỏ qua vị trí truyền thống của Việt Nam là cửa ngõ của trong những tuyến đường thủy lớn nhất châu Á.
Ông Sarin, một tài xế xe ôm và cựu binh sống ven sông hơn ba chục năm. Ông cho biết: “Tôi đã thấy đoàn xây dựng tới đây đo đạc gần hai chục lần rồi. Chúng tôi đang hồi hộp chờ đợi.”
Hà Nội cũng vậy hồi hộp. Việt Nam đã chính thức đưa ra cảnh báo về tác động tiềm tàng của kênh đào đối với đồng bằng sông Cửu Long trong trường hợp không có đánh giá tác động môi trường công khai đối với kênh đào – một phần trong các khoản đầu tư đầy tham vọng nhưng lại căng thẳng về mặt tài chính của Trung Quốc vào các dự án cơ sở hạ tầng trên khắp châu Á. Trong khi các nhà phát triển nhà nước Trung Quốc rút lại lời hứa tài trợ cho các dự án sân bay lớn ở Campuchia trong những năm gần đây, Thủ tướng Manet hồi tháng 2 đã kêu gọi Trung Quốc tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng lớn như kênh đào.
Tranh cãi về kênh đào cũng phản ánh những căng thẳng địa chính trị sâu sắc hơn khi Campuchia cố gắng thoát khỏi sự phụ thuộc vào các tuyến đường thương mại do Việt Nam kiểm soát, làm suy yếu đòn bẩy khu vực của Hà Nội đồng thời nâng cao hơn nữa ảnh hưởng của Bắc Kinh ở phía nam sông Mê Kông.
Lợi ích kinh tế của Campuchia vẫn gắn bó chặt chẽ với Việt Nam khi Hà Nội coi Vương quốc này là “đối tác chiến lược đặc biệt”. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ hai của Campuchia sau Trung Quốc. Thương mại giữa hai nước đã vượt quá 6 tỷ USD vào năm 2023. Tuy nhiên, kênh đào có thể trở thành vết rạn nứt giữa hai nước trong bối cảnh sự phân cực khu vực ngày càng gia tăng.
Chhengpor Aun, một nhà nghiên cứu tại Diễn đàn Tương lai của tổ chức tư vấn Campuchia, gọi kênh đào này là sự hoàn thành “trí tưởng tượng quốc gia” bằng cách giải quyết vết thương tinh thần sâu hoắm của Campuchia vì mất đi toàn bộ Đồng bằng sông Cửu Long khi khu vực này chính thức sáp nhập với Việt Nam dưới thời Thực dân Pháp năm 1949.
Tên gọi của kênh đào bắt nguồn từ vương quốc Phù Nam cổ đại trải dài khắp miền nam Việt Nam và được coi là tiền thân của đế chế Khmer ở Campuchia. Kênh đào chính thức được gọi là Dự án Hệ thống Hậu cần và Đường bộ Giao thông Tonle Bassac.
Campuchia dự định làm kênh đào hai chiều rộng 100 mét, dự kiến bắt đầu hoạt động vào năm 2028. Kênh đào bắt đầu từ hạ lưu sông Mê Kông ngay từ Cảng tự trị Phnom Penh, trước khi cắt qua sông Bassac và tiếp tục kéo dài 180 km tới tỉnh ven biển phía Tây Nam Kep.
Bộ trưởng Giao thông Campuchia Peng Ponea tuyên bố dự án sẽ khởi công vào cuối năm nay, mặc dù nghiên cứu khả thi do Tổng công ty Cầu đường Trung Quốc (CBRC) bắt đầu vào tháng 10 năm ngoái cho tới nay vẫn chưa hoàn thành.
Tại điểm cuối dự kiến của kênh Funan ở tỉnh Kep, dọc theo con đường lót ván nhìn chẳng thấy có dấu hiệu nào cho thấy các kế hoạch đầy tham vọng trên đang được tiến hành. Những công trình này sẽ phục vụ một cảng biển nước sâu bên trong đồng cỏ yên tĩnh và đặc khu kinh tế toàn ruộng lúa của Campuchia.
Đi thêm một đoạn đường nhỏ, có một dải đất không nhô ra biển, tấp nập xe đổ đất để xây cho một cảng biển trị giá 1,5 tỷ USD đang được Công ty Cảng và Hậu cần Kampot xây dựng từ tháng 5 năm 2022. Năm ngoái, China Harbor Engineering, một công ty con của CBRC, đã ký hợp đồng giúp xây dựng cảng.
Các quan chức và lãnh đạo doanh nghiệp Campuchia đã coi kênh đào này là một phần của kế hoạch cải tổ hậu cần lớn nhằm giảm tới 30% chi phí vận chuyển, giúp Vương quốc này cạnh tranh hơn trong các lĩnh vực xuất khẩu quan trọng như ngành may mặc. Nhưng như nhà nghiên cứu Sothearak Sok của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á đã lưu ý, có một luận điệu cơ bản về đòi lại chủ quyền – điều mà Thủ tướng Hun Manet gọi là “tự thở bằng mũi”.
Hà Nội đã nêu ra những lo ngại về môi trường khi xây kênh đào Funam với Thủ tướng Manet trong chuyến công du cấp nhà nước đầu tiên của ông vào tháng 12 đến Việt Nam, vài tháng sau khi ông kế nhiệm cha mình là Hun Sen sau gần 40 năm nắm quyền. Một quan chức hàng đầu của Campuchia nói với truyền thông Campuchia rằng chuyến công du sẽ có trình bày “kết quả của một số nghiên cứu” xác nhận “không có tác động đến môi trường”. Các nghiên cứu chưa được công bố.
Tháng 8 năm ngoái, ngay khi Manet lên nắm quyền, Campuchia đã thông báo cho Ban Thư ký Ủy ban sông Mê Kông (MRC), một cơ quan giám sát khu vực, về kế hoạch xây dựng một con kênh “trên phụ lưu của sông Mê Kông” và cho biết tác động sẽ được hạn chế ở mức chỉ gây ra “bụi và tiếng ồn” từ việc xây dựng.
Tuy nhiên, chuyên gia về Mê Kông Brian Eyler của Trung tâm Stimson có trụ sở tại Washington, D.C. lại cho rằng “không thể phủ nhận” con kênh này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dòng chính sông Mê Kông dựa trên các bản đồ do chính quyền Campuchia đệ trình lên MRC và tác động đó sẽ lớn hơn nhiều so với những gì Campuchia tuyên bố.
Theo Hiệp định Mê Kông năm 1995, các dự án ảnh hưởng đến dòng chính của sông phải được MRC “xem xét kỹ thuật”, nhận ý kiến đóng góp từ các quốc gia thành viên như Việt Nam, Lào và Thái Lan. Ban Thư ký MRC nói với báo Nikkei rằng họ đã “yêu cầu và đang chờ thêm thông tin từ Campuchia”.
Phạm Đặng Trí Vân, nhà nghiên cứu tài nguyên nước tại Đại học Cần Thơ, Việt Nam, cho biết nếu không có biện pháp phòng ngừa đầy đủ, kênh đào có thể phá vỡ lũ lụt tự nhiên, làm tăng độ mặn và thay đổi dòng nước trong guồng máy kinh tế và nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long, vốn đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về môi trường.
Bản tóm tắt đánh giá tác động môi trường của Campuchia cung cấp cho Ban Thư ký MRC nêu rõ rằng việc sử dụng ba âu thuyền dọc theo kênh sẽ đảm bảo việc xả nước được “kiểm soát hiệu quả” nhằm ngăn chặn những thay đổi đáng kể đối với dòng chảy của sông Mê Kông.
Không có mấy thông tin công khai về việc Campuchia lên kế hoạch giảm thiểu các tác động khác như gián đoạn vùng ngập lũ tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long và trục xuất người dân sống dọc tuyến kênh ra sao. Chính quyền Campuchia đã chuyển cho báo Nikkei đến bản đệ trình của họ lên Ban Thư ký MRC.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói với Nikkei rằng Hà Nội hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội của các nước láng giềng, nhưng yêu cầu Campuchia “hợp tác chặt chẽ” để chia sẻ thông tin về tác động của dự án đối với đồng bằng sông Cửu Long “nhằm đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các nước ven sông và cư dân địa phương.”
Nhà khoa học hàng đầu của chính phủ Campuchia, Sok Touch, chủ tịch Học viện Hoàng gia đã ám chỉ rằng nỗi lo sợ thực sự của Việt Nam là mất quyền kiểm soát đối với Campuchia và rằng Hà Nội không nên xía vô chuyện của người khác.
“Hãy nhìn Việt Nam! Họ vận chuyển gạo bằng hệ thống đường thủy. Bạn có bao giờ thấy họ nói trước với chúng tôi rằng họ sẽ đào cái kênh đó không? Không, họ không bao giờ nói gì với chúng tôi”, ông Touch nói với truyền thông nhà nước hồi tháng 1. “Xin hãy thương xót người Khmer chúng tôi! Những gì người Khmer chúng tôi sắp làm không ảnh hưởng đến các bạn [Việt Nam].”
Phân tích của Nikkei về phương tiện truyền thông xã hội và hồ sơ công ty chỉ ra rằng Kampot Logistics and Port, công ty Campuchia làm việc tại cảng nước sâu của Kampot, là của Try Pheap. Ông Pheap bị Mỹ trừng phạt vì lập công ty khai thác gỗ bất hợp pháp và có liên quan đến buôn người. Mặc dù ông Try Pheap không được gọi là giám đốc hay chủ sở hữu của Kampot Logistics, nhưng ông đã đứng ở hàng ghế đầu trong lễ ký kết hợp đồng xây dựng với Trung Quốc hồi năm ngoái và trước đó đã thừa nhận kế hoạch xây dựng một cảng nước sâu ở Kampot. khu vực.
Đại diện của ông Try Pheap từ chối bình luận.
Xa hơn về phía bờ biển, kênh đào mới sẽ cho phép tiếp cận Đặc khu kinh tế và cảng tự trị Sihanoukville dễ dàng. Đặc khu kinh tế này đã nhận được khoản đầu tư đáng kể từ Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Gần đó là căn cứ Hải quân Ream gây tranh cãi, nơi đang nhận nâng cấp dưới sự tài trợ của Trung Quốc. Mỹ thận trọng xem là bằng chứng cho thấy căn cứ này đóng vai trò như là một căn cứ của Quân đội Giải phóng Nhân dân trong tương lai, một viễn cảnh mà Campuchia đã nhiều lần phủ nhận.
Một số nhà bình luận Việt Nam và Mỹ bày tỏ lo ngại rằng kênh đào có thể bị Bắc Kinh sử dụng cho mục đích quân sự, mặc dù không có dấu hiệu nào cho thấy đây là mục đích của dự án.
Những người ủng hộ kênh đào cho rằng đây sẽ là tuyến đường nhanh hơn và tiết kiệm chi phí hơn so với di chuyển bằng đường bộ hoặc đường sắt. Tuy nhiên, các tàu chở dầu viễn dương đến các cảng ven biển của Campuchia vẫn cần phải dỡ container lên sà lan có khả năng chở tới 1.000 tấn lên kênh sâu 4,7 mét trong mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, Chủ tịch Hiệp hội Hậu cần Campuchia Sin Chanthy lưu ý.
Khắc Giang Nguyễn, một nhà nghiên cứu Việt Nam tại Viện Yusof Ishak ở Singapore, cho biết ông không tin nền kinh tế Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng đáng kể bởi kênh đào “do khối lượng thương mại tương đối nhỏ” nhưng cho rằng “việc thúc đẩy dự án lớn vội vàng như vậy mà không hiểu đầy đủ về tác động tiềm tàng của nó là không khôn ngoan.”
Các nhà phân tích Việt Nam khác cho rằng Hà Nội vẫn giữ được ưu thế trước Campuchia, khi các tàu chở hàng hơn 1.000 tấn vẫn sẽ dựa vào các cảng của Việt Nam để đi ngược dòng sông Mê Kông.
Hà Nội trước đây đã sử dụng quyền kiểm soát phía nam đồng bằng sông Cửu Long trong các cuộc đụng độ với Phnom Penh, bao gồm cả việc ngăn chặn tàu bè qua sông trong vài tháng vào năm 1994. Năm 2009, Campuchia và Việt Nam đã ký một hiệp ước cho phép tự do hàng hải trên sông Mê Kông.
Đối với nhà nghiên cứu người Campuchia Aun, kênh đào có nghĩa là “Campuchia có thể giành lại một mức độ tự chủ về kinh tế – và thậm chí cả chính trị – từ nước láng giềng phía đông [Việt Nam]”. Đồng thời, ông lưu ý, quyền tự chủ sẽ bị trì hoãn do việc vận hành kênh đào sẽ nằm trong tay Bắc Kinh hơn 50 năm theo mô hình tài chính “Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao”.
Ở trong nước, Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã bảo vệ dự án khi nói với công chúng rằng chính phủ “không vay tiền từ Trung Quốc để xây dựng kênh đào”, ông ta nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ gánh chịu rủi ro tài chính.
Nhưng với sự suy thoái của nền kinh tế Trung Quốc, các nhà quan sát như Murray Hiebert, nhà phân tích tại Washington, D.C., Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nghi ngờ rằng dự án sẽ thực sự được xây dựng trong khung thời gian đầy tham vọng của Phnôm Pênh
“Tôi không thấy nó [kênh đào] mang lại lợi ích gì cho Trung Quốc nhiều. Tôi không thể tưởng tượng họ lại muốn ném 1,7 tỷ USD vào đây và cho xây dựng trong 4 năm tới,” ông nói.
CRBC và Đại sứ quán Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Vương quốc Campuchia không trả lời yêu cầu bình luận.
Tuy nhiên, Campuchia dường như vẫn quyết tâm phát triển kênh đào. Trong sáu tháng qua, trên các phương tiện truyền thông liên kết với nhà nước tràn ngập quảng cáo về kênh đào và những lời trấn an Việt Nam. Nhà phân tích Aun nói với Nikkei rằng để xây dựng kênh đào, chính quyền Manet sẽ phải “đẩy mạnh đường lối cấm đoán trong quan hệ song phương với Việt Nam”.
Ông nói: “Việc đu dây giữa Trung Quốc và Việt Nam không phải là nhiệm vụ dễ dàng cho Campuchia dưới sự lãnh đạo mới. Con đường phía trước ngày càng gập ghềnh và nguy hiểm hơn”.
Đối với ông Mao Sarin và những người hàng xóm sống dọc theo tuyến đường được đề xuất của kênh đào, tương lai cũng không chắc chắn khi họ có thể sẽ bị trục xuất. Ông Sarin không lạc quan về việc nhận được khoản bồi thường công bằng và nói rằng ông chưa nhận được thông tin cụ thể nào từ chính quyền.
Ông Sarin nói: “Đây là dự án của chính phủ, vì vậy số phận của chúng tôi do họ quyết định. Chúng tôi có thể được yêu cầu di dời hoặc bị trục xuất – nếu vậy, mọi người không biết phải sống ở đâu. Ở đâu có sự phát triển, ở đó có sự đàn áp không công bằng.”
_______________
Cambodia to divert Mekong trade via China-built canal, vexing Vietnam
Planned Phnom Penh-coast link raises alarms amid regional influence tussle
JACK BROOK, Contributing writerMarch 12, 2024 06:00 JST
A ship transports containers down the Mekong River. Recently installed Cambodian PM Hun Manet said the $1.7 billion China-backed canal project would allow his country to “breathe through our own nose,” diverting its goods for export directly to its own coast rather than via the Vietnam-controlled Mekong Delta. (Photo by Jack Brook)
PREK TAKEO, Cambodia — From his house on the banks of the Mekong River, an hour from Phnom Penh, Mao Sarin can watch ships laden with containers chug by on their way to Vietnam and the giant river delta.
If the government of newly installed Cambodian Prime Minister Hun Manet follows through on plans, future shipments could travel along a $1.7 billion, Chinese-funded canal — a project that would eliminate Sarin’s tin-roofed home. The Funan Techo canal would directly connect Phnom Penh with Cambodian ports on the Gulf of Thailand, bypassing Vietnam’s traditional hold on the mouth of one of Asia’s biggest waterways.
“I have seen the development team come here to take measurements almost 20 times,” said Sarin, a motorcycle-taxi driver and ex-soldier who has lived beside the river for more than three decades. “We are waiting in suspense.”
So is Hanoi. Vietnam has formally raised alarm over the canal’s potential effect on the Mekong Delta in the absence of a publicly available environmental impact assessment for the canal — part of China’s ambitious yet financially stretched investments in infrastructure projects across Asia. While Chinese state-owned developers have walked back promises to fund large airport projects in Cambodia in recent years, Manet appealed in February for China to keep investing in major infrastructure like the canal.
The canal controversy also reflects deeper geopolitical tensions as Cambodia attempts to shift away from dependence on Vietnamese-controlled trade routes, undermining Hanoi’s regional leverage while further elevating Beijing’s influence in the southern Mekong.
Cambodia’s economic interests remain tightly intertwined with Vietnam, which considers the Kingdom a “special strategic partner.” Vietnam is Cambodia’s second-largest trade partner behind China, and trade between the two neighbors exceeded $6 billion in 2023. Yet the canal could become a fault-line between the two countries amid increasing regional polarity.
Chhengpor Aun, a research fellow at the Cambodian think tank Future Forum, described the canal as the fulfillment of a “national imagination” by addressing Cambodia’s deep psychic wound from the perceived loss of the entire Mekong Delta when the area was formally merged with Vietnam under French colonial rule in 1949.
The canal’s nickname derives from the ancient Funan kingdom which extended across southern Vietnam and is seen in Cambodia as a precursor of the Khmer empire. Officially, the canal is known as the Tonle Bassac Navigation Road and Logistics System Project.
The grand Cambodian plans show the 100 meter-wide, two-lane canal, projected to begin operating in 2028, tracing a path from the banks of the Mekong just downstream from the Phnom Penh Autonomous Port, before cutting across to the Bassac river and continuing for 180 kilometers to the southwestern coastal province of Kep.
Cambodia’s Transport Minister Peng Ponea has claimed the project will break ground later this year, even though a feasibility study launched in October last year by the canal’s developer, state-owned China Road and Bridge Corp. (CBRC), is not yet complete.
In Kep province, at the canal’s projected end-point along a boardwalk overlooking a group of local fishermen, there is little indication of the ambitious plans under way. These would service a longstanding deep sea port inside Kampot’s sleepy cow pasture and rice field-filled special economic zone.
Motorbike taxi driver Mao Sarin, 63, has lived for years with his wife and daughter on the Mekong river and serves as a guardian of a shrine for a local “neak ta” spirit, but he will be displaced by the planned route of the Funan Techo canal project. (Photo by Jack Brook)
A little way down the road, an unmarked stretch of dirt protrudes into the sea, bustling with trucks filling in land for a $1.5 billion port under construction since May 2022 by the Kampot Logistics and Port Company. Last year, China Harbour Engineering, a subsidiary of CBRC, signed a contract to help build the port.
Cambodian officials and business leaders have framed the canal as part of a broader logistics overhaul to reduce shipping costs by as much as 30%, helping make the Kingdom more competitive in key export sectors like the garment industry. But as Center for Southeast Asia Studies researcher Sothearak Sok has noted, there is an underlying rhetoric of reclaiming sovereignty — what PM Hun Manet has described as “breathing through our own nose.”
Hanoi raised environmental concerns over the canal with Manet during his first state visit in December, a few months after he succeeded his father Hun Sen after the strongman’s nearly 40 years in power. A top Cambodian official told local media that the visit included the presentation of “the results of a number of studies” confirming “no impact on the environment.” The studies haven’t been made public.
In August last year, just as Manet came into power, Cambodia notified the Mekong River Commission (MRC) Secretariat, a regional oversight body, of plans to build a canal “on the tributary of the Mekong River” and said the impact would be limited to “dust in the air and noise” from construction.
However, Mekong expert Brian Eyler of Washington, D.C.-based think tank Stimson Center argued it’s “undeniable” that the canal directly affects the Mekong mainstream based on the maps submitted to the MRC by Cambodian authorities, and that the impact would be far greater than those claimed by Cambodia.
The Funan Techo canal project may pass through this community in Kandal province along the Bassac river, according to a map submitted to the Mekong River Commission Secretariat. Local authorities and residents say they have received contradictory information about the proposed route. (Photo by Jack Brook)
Under the 1995 Mekong Agreement, projects affecting the river’s mainstream are required to undergo “technical review” by the MRC, receiving input from member states including Vietnam, as well as Laos and Thailand. The MRC Secretariat told Nikkei that it has “requested and been awaiting more information from Cambodia.”
Without sufficient precautions, said Pham Dang Tri Van, a water resource researcher at Vietnam’s Can Tho University, the canal could disrupt natural flooding, increase salinity and alter water flows in the agricultural and economic engine of the Mekong Delta, which already faces severe environmental challenges.
Cambodia’s summary of its environmental impact assessment provided to the MRC Secretariat states that the use of three locks along with the canal will ensure water discharge is “effectively controlled” to prevent significant changes to the Mekong’s flow.
There is little public information available as to how Cambodia plans to mitigate other impacts such as disruption of the Mekong Delta’s natural floodplains and evictions of people living along the canal’s route. Cambodian authorities referred Nikkei to their submission to the MRC Secretariat.
A Vietnamese Foreign Affairs ministry spokesperson told Nikkei that Hanoi supports the socio-economic development of its neighbors, but has asked Cambodia to “collaborate closely” to share information regarding the project’s impact on the Mekong Delta “to ensure harmonious interests of riparian countries and local residents.”
Cambodia’s top government scientist Sok Touch, president of the Royal Academy, has implied that Vietnam’s real fear is a loss of control over Cambodia, and that Hanoi should mind its own business.
“Look at Vietnam! They transport rice through a waterway system. Do you ever see them telling us [in advance] that they are going to dig that? No, they never tell us,” Touch told state-aligned media in January. “Please take pity on us Khmer [Cambodians]! What we Khmer are going to do does not affect you [Vietnam].”
A facility of Chinese state-owned China Road and Bridge Corporation (CRBC) in Cambodia. CRBC is conducting a feasibility study for the Funan Techo canal it is contracted to build, though the Cambodian government has already announced the canal’s construction will begin this year. (Photo by Jack Brook)
Nikkei analysis of social media and corporate records indicates that Kampot Logistics and Port, the Cambodian firm working on Kampot’s deep-sea port, is controlled by U.S.-sanctioned tycoon Try Pheap, who built an illegal timber empire and has been linked to human trafficking. While the tycoon is not listed as a director or owner of Kampot Logistics, he stood in the front row at a construction contract-signing ceremony with the firm’s Chinese developer last year, and had previously acknowledged plans to build a deep-sea port in the area.
A representative for the tycoon declined to comment.
Further up the coast from Kampot, the new canal would allow easy access to and from the Sihanoukville Special Economic Zone, a recipient of significant Chinese Belt and Road Initiative investment, and the Sihanoukville Autonomous Port, which handles the majority of Cambodia’s imports and exports. Nearby is the controversial Ream Naval base, which is receiving a Chinese-funded upgrade warily viewed by the U.S. as evidence of its role as a future People’s Liberation Army base, a prospect which Cambodia has repeatedly denied.
Some Vietnamese and American commentators have expressed concerns that the canal could be subject to use for military purposes by Beijing, though there is no indication this is the project’s intent.
The canal’s proponents argue it will be a faster and more cost-effective route than road or rail travel. However, ocean tankers arriving at Cambodia’s coastal ports would still need to offload their containers onto barges capable of carrying up to 1,000 tons up the 4.7 meter deep canal in the rainy season from May to October, noted Cambodia Logistics Association President Sin Chanthy.
Khac Giang Nguyen, a Vietnamese research fellow at the Yusof Ishak Institute in Singapore, said he did not believe Vietnam’s economy would be significantly impacted by the canal “given the relatively small trade volumes involved” but argued it was “unwise to hastily advance such a major project without fully understanding its potential impacts.”
Other Vietnamese analysts have argued Hanoi retains leverage over Cambodia, pointing out that ships carrying more than 1,000 tons would still rely on Vietnamese ports to travel up the Mekong mainstream.
Hanoi has previously resorted to its control of the southern Mekong Delta in clashes with Phnom Penh, including blocking ship traffic up the river for several months in 1994. In 2009, Cambodia and Vietnam signed a treaty allowing freedom of navigation along the Mekong.
For Cambodian researcher Aun, the canal would mean “Cambodia could reclaim a degree of economic — and even political — autonomy from the eastern neighbor [Vietnam].” At the same time, he noted, autonomy would be delayed as the canal’s operation would remain in Beijing’s hands for more than five decades as part of the “Build-Operate-Transfer” financing model.
At home, Cambodia PM Hun Manet has defended the project’s price tag by telling the public the government “did not borrow money from China to build the canal,” emphasizing that the Chinese developer will assume the financial risk.
But with the downturn of the Chinese economy, observers like Murray Hiebert, an analyst at the Washington, D.C., think tank Center for Strategic and International Studies, have expressed doubts that the project will actually be built — at least on the ambitious time frame envisioned by Phnom Penh.
A view shows a $1.5 billion multi-purpose port in Cambodia’s Kampot province, under construction since 2022 by Kampot Logistics and Port and China Harbor Engineering, a subsidiary of the state-owned firm China Communications Construction, which is tied to the Funan Techo Canal project through another subsidiary, CRBC. (Photo by Jack Brook)
“I don’t see how it [the canal] benefits China very much — I can’t imagine they’re wanting to throw $1.7 billion into this and build it in the next four years,” he said.
CRBC and the Embassy of the People’s Republic of China in the Kingdom of Cambodia did not respond to requests for comment.
Still, Cambodia appears fixated on advancing the canal and has flooded state-aligned media with publicity over the canal and reassurances to Vietnam for the past six months. To build the canal the Manet administration will have to “push [up against] the no-go line in bilateral relations with Vietnam,” analyst Aun told Nikkei.
“Walking between China and Vietnam is no easy task for Cambodia under new leadership,” he said. “The path forward is getting more rocky and risky.”
For Mao Sarin and his neighbors living along the canal’s proposed route, the future is also uncertain as they await likely eviction. Sarin is not optimistic about receiving fair compensation and says he has heard nothing concrete from the authorities yet.
“It is the government’s project, so our fate is at their discretion. We can be asked to relocate or be evicted — if so, people are not sure where to live,” Sarin said. “Where there’s development, there’s also unfair persecution.”
Additional reporting by Eung Sea