TRUNG ĐÔNG: CHIẾN TRANH KHÓ DỨT – Đại Dương


Không một ngày ngưng tiếng súng ở Trung Đông và chẳng giải pháp nào có thể tồn tại theo thời gian.

Ký kết hoà bình như vẽ chữ trên bãi biển. Chỉ một con sóng biển có thể xua tan mọi vết tích mà hai bên Israel và Hồi Giáo đã dày công đàm phán dưới sự bảo trợ của các cường quốc trên thế giới.

Hôm 25/8/2024, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã tấn công phủ đầu vào Lebanon chỉ vài phút trước khi Hezbollah chuẩn bị bắn hàng nghìn tên lửa và phi cơ không người lái vào miền trung Israel. Đặc biệt, nhắm vào Tel Aviv, trung tâm kinh tế và kỹ thuật của Israel.

Thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu cảnh cáo các lãnh tụ Hồi Giáo “Nasrallah ở Beirut và Khamenei tại Tehran nên biết rằng đây là một bước tiến nữa trên con đường thay đổi tình hình ở phía Bắc, nhưng, chưa phải là hồi kết của câu chuyện”.

Hồi Giáo đã từng cướp đoạt lãnh thổ Israel bằng bạo lực tuyệt đối và đuổi dân tộc bất hạnh này phải lưu vong khắp thế giới suốt cả ngàn năm.

Sau Đệ nhị Thế chiến, 29/11/1947 Hoa Kỳ và Anh Quốc mới phân chia Lãnh thổ ủy trị Palestine thành hai nhà nước mới, một Ả Rập và một Do Thái, còn Jerusalem là một chính thể quốc tế dưới quyền quản trị của Liên Hiệp Quốc.

Ngày 14/5/1948, David Ben Gurion tuyên bố thành lập Nhà nước Israel với biên giới mà không xác định rõ ràng. Các nước Ả Rập phát động chiến tranh nhằm xóa sổ nhà nước Israel, nhưng, Israel thắng trong Chiến tranh Ả Rập-Israel sau 6 ngày giao chiến.

Từ đó, Israel phát triển thần kỳ và toàn diện, sánh vai cùng với các quốc gia tiên tiến trên thế giới bất chấp các cuộc chiến triền miên với người Ả Rập mà không hề bại trận.

Mối thù không đội trời chung giữa Do Thái Giáo và Hồi Giáo vẫn chưa xoá bỏ hoàn toàn mà cứ bùng nổ thường xuyên tuỳ tương quan lực lượng hoặc tham vọng của các nhà lãnh đạo Hồi Giáo cực đoan.

Thua keo này, các Giáo Chủ lại bày keo khác, không bao giờ dứt nên Trung Đông trở thành thùng thuốc súng xuyên thời gian.

Vài hiệp ước Hoà bình giữa Do Thái và Hồi Giáo đã long trọng ký kết dưới sự chứng kiến của các nguyên thủ cường quốc thế giới. Theo thời gian, khi giới lãnh tụ Hồi Giáo nhìn thấy cơ hội “tiêu diệt Do Thái Giáo” thì chiến tranh bùng nổ. Bất chấp thua trận liên tục mà phe Hồi Giáo cực đoan vẫn gây chiến triền miên như một sứ mệnh chưa hoàn thành!!!

Trời cho dân tộc Do Thái một trí thông minh nhất loài người mới có thể tạo ra một mạng lưới tình báo bao trùm thế giới. Bất cứ quốc gia nào trên thế giới, kể cả siêu cường duy nhất Hoa Kỳ cũng có những bộ óc Do Thái chi phối.

Nếu không quá cuồng tín, các Giáo chủ, Chính trị gia, Tướng lãnh Hồi Giáo biết đặt mạng sống của con người trên niềm tin mông lung thì phải bắt tay với tất cả các dân tộc và tôn trọng tín ngưỡng của họ sẽ mang lại một nền hòa bình vĩnh cửu cho nhân loại.

Từ khi Quốc gia Israel thành hình cho tới nay đã có biết bao nhiêu cuộc chiến tranh Hồi Giáo-Do Thái Giáo có lợi cho các quốc gia liên đới hay không?

Thực tế, thảm họa nối tiếp bi kịch mà Israel cũng như các quốc gia Hồi Giáo vẫn ngụp lặn trong vũng bùn chiến tranh phi nhân. Chiến tranh triền miên Hồi Giáo-Israel chỉ mang lại thảm họa khủng khiếp cho họ cũng như loài người nói chung.

Thù hận hun đúc hận thù; chiến tranh mối tiếp giao chiến làm cho nhân loại tha hoá xuống hàng súc vật, chỉ biết cấu xé, ăn thịt lẫn nhau.

Họ đã quên đi một đức tính trời ban cho: thương yêu, đoàn kết, dìu dắt nhau đối phó với thiên tai, hạn hán, lá lành đùm lá rách, chia ngọt, sẻ bùi để xây dựng một tương lai ngày càng tươi sáng, ấm êm.

Khát vọng chính đáng của nhân loại chưa phổ biến sâu rộng do bị một thiểu số lòng người dạ thú cản trở nên chiến tranh, đánh giết nhau triền miên từ thế hệ này sang thế hệ khác. Từ dân tộc này tới dân tộc nọ chưa bao giờ chấm dứt.

Ngày 29/11/1947, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết 181, phân chia vùng đất Palestine thành một nhà nước Ả Rập và một nhà nước Do Thái, thành phố thánh Jerusalem được đặt dưới sự quản lý quốc tế. Người Do Thái nhanh chóng chấp nhận, nhưng, dân Ả Rập phản đối và đòi hỏi chủ quyền toàn bộ Palestine. Tuân thủ Nghị quyết của Liên Hợp Quốc, người Do Thái đã chính thức tuyên bố thành lập Nhà nước Israel từ ngày 14/5/1948 được Hoa Kỳ và Liên Xô lập tức công nhận. Các nước Ả Rập đem quân xâm lược Israel năm 1948. Israel thắng trận.

Năm 1949, hầu hết các vùng lãnh thổ tại Palestine được phân chia cho người Ả Rập theo Nghị quyết 181 đã bị sáp nhập vào Israel, kể cả Tây Jerusalem trong khi Jordan sáp nhập Bờ Tây và Ai Cập chiếm Dải Gaza. Israel cũng sáp nhập Tây Jerusalem, còn Đông Jerusalem đặt dưới quyền kiểm soát của Jordan. Bị mất toàn bộ lãnh thổ tạo ra một làn sóng di cư khổng lồ của người Ả Rập tại Palestine sang các quốc gia láng giềng.

Jerusalem là thủ đô của Nhà nước Israel cổ đại từ thế kỷ thứ 10 TCN, hơn 1,600 năm trước khi người Ả Rập chiếm được thành phố này. Nhà tiên tri Muhammad không để lại dấu vết ở Jerusalem. Kinh Koran của Đạo Hồi không hề nhắc tới Jerusalem. Kinh Cựu ước của Do Thái giáo đã nhắc tới hơn 600 lần.

Khả năng răn đe hạt nhân của Israel dựa vào 80 đầu đạn hạt nhân và đủ vật liệu sản xuất thêm 190 đầu đạn hạt nhân. Iran đe dọa sẽ chế tạo vũ khí hạt nhân trong vòng vài ngày? Thực tế, Iran chỉ ở vào giai đoạn đầu để chế tạo một quả bom hạt nhân.

Chính quyền Joe Biden đã có gần một năm đàm phán gián tiếp với Iran nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran, mà Washington đã rút lui vào năm 2018 dưới thời chính quyền ông Donald Trump.

Chế tạo vũ khí hạt nhân đòi hỏi trình độ khoa học, kỹ thuật cao mà Iran chưa thích ứng. Hơn nữa, nguy cơ Israel sẽ tấn công cơ sở hạt nhân của Iran rất lớn. Iran chỉ ở vào giai đoạn đầu của việc chế tạo một quả bom hạt nhân.

Đêm 13/4/2024, Iran đã tấn công Israel bằng hơn 300 hoả tiễn và drone nhằm đáp trả vụ tấn công bằng drone vào Sứ quán của Iran tại Thủ đô Damascus của Syria làm chết một số cố vấn quân sự thiệt mạng, kể cả chuẩn tướng Mohammad Reza Zahedi của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran. Israel không thừa nhận vụ tấn công.

99% hoả tiễn và drone của Iran đã bị Lực lượng Phòng không của Israel bắn hạ.

Tehran đang hăm dọa sẽ mở một vụ tấn công dữ dội hơn vào Israel trong tương lai. Nhưng, bối cảnh chiến tranh tổng lực ở Trung Đông khó xảy ra vì các lý do sau:

Thứ nhất, sức mạnh quân sự của Iran không thể vượt trội Israel trên nhiều phương diện trang thiết bị và kinh nghiệm chiến tranh.

Thứ hai, Israel được hầu hết các cường quốc trên thế giới ủng hộ và bảo vệ.

Thứ ba, do khoảng cách địa lý nên rất khó mở cuộc tấn công bất ngờ.

Thứ tư, kinh nghiệm chiến trường của Iran thua xa Quân đội Israel.

Đại-Dương

Tags: , ,

Comments are closed.