Thời sự Thứ Hai 26/06/2023: *Mỹ: Tập Cận Bình là nhà độc tài *Nạn sản xuất ma túy tổng hợp lan rộng *Mỹ biết trước Prigozhin binh biến *Drone quân sự Ấn Độ lên sàn *Khinh khí cầu do thám TQ ‘bay khắp châu Á’ *Gián điệp tuyệt mật của Hải quân Mỹ


Võ Thái Hà tổng hợp


Các quan chức Hoa Kỳ đồng ý rằng ông Tập Cận Bình là một nhà độc tài 

26/6/2023 

VOA News 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 21/6/2023.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 21/6/2023.  

Vài ngày trước, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden phát biểu rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là một nhà độc tài và hôm Chủ nhật (25/6), Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết ông đồng tình với nhận định này, VOA News đưa tin.

Ông Blinken, người gần đây đã gặp ông Tập và các nhà lãnh đạo Trung Quốc khác ở Bắc Kinh để thảo luận về mối quan hệ gây tranh cãi của đất nước với Hoa Kỳ, nói với chương trình “Face the Nation” của đài CBS: “Tổng thống luôn nói thẳng thắn; ông ấy nói trực tiếp. Ông ấy nói rõ ràng, và ông ấy nói thay cho tất cả chúng ta”.

Ông Biden gọi ông Tập là một nhà độc tài tại một buổi gây quỹ chính trị vào tuần trước và Trung Quốc đã nhanh chóng đáp trả, nói rằng nhận xét đó là “một sự khiêu khích chính trị trắng trợn”.

“Trung Quốc bày tỏ sự không hài lòng và phản đối mạnh mẽ,” bà Mao Ninh, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết trong một cuộc họp báo thường kỳ vào tuần trước. “Nhận xét của Hoa Kỳ là vô cùng vô lý và vô trách nhiệm”.

Nhận xét của ông Biden được đưa ra chỉ vài ngày sau khi ông Blinken trở về từ Bắc Kinh, nơi ông và các quan chức Trung Quốc đã thảo luận về quan hệ thương mại, khí cầu do thám Trung Quốc bay qua Mỹ vào tháng 2 trước khi Biden ra lệnh bắn hạ nó, hành trình hàng hải qua eo biển Đài Loan và các vấn đề khác.

“Mục đích chính [của chuyến đi đó] là mang lại sự ổn định hơn cho mối quan hệ,” ông Blinken nói. “Chúng ta có nghĩa vụ và tôi nghĩ Trung Quốc có nghĩa vụ quản lý mối quan hệ đó một cách có trách nhiệm, để đảm bảo rằng những khác biệt sâu sắc mà chúng ta có không dẫn đến xung đột”.

“Nhưng một trong những điều mà tôi đã nói với những người đồng cấp Trung Quốc [của tôi] trong chuyến đi này là chúng tôi sẽ tiếp tục làm những việc và nói những điều mà các bạn không thích, cũng như chắc chắn rằng các bạn sẽ tiếp tục làm và nói những điều mà chúng tôi không thích,” ông Blinken nói với đài CBS.


Liên Hiệp Quốc báo động nạn sản xuất ma túy tổng hợp lan rộng trên thế giới

Thùy Dương /RFI

Liên Hiệp Quốc hôm Chủ Nhật 25/06/2023 cảnh báo việc sản xuất ma túy tổng hợp với « giá rẻ, nhanh chóng và dễ dàng » đã « làm biến đổi sâu sắc nhiều thị trường trên thế giới » và chỉ ra « những hậu quả thê thảm »

Những gói Fentanyl mà hải quan Mỹ phát hiện tại phi trường quốc tế O’Hare – Chicago, Hoa Kỳ. Ảnh chụp ngày 29/11/2017. REUTERS – JOSHUA LOTT 

Ghada Waly, giám đốc điều hành của UNODC, Cơ quan có trụ sở tại Vienna, Áo, lưu ý thế giới phải thúc đẩy cuộc chiến chống những kẻ buôn lậu lợi dụng xung đột và khủng hoảng toàn cầu để mở rộng sản xuất chất gây nghiện, đặc biệt là các loại ma túy tổng hợp.

Theo AFP, trong thông cáo kèm theo báo cáo thường niên, Cơ quan của Liên Hiệp Quốc về chống ma túy và tội phạm (UNODC) cho biết Fentanyl, một loại ma túy tổng hợp mạnh gấp 50 lần heroin, « đã làm thay đổi hoàn toàn việc tiêu thụ chất gây nghiện ở Bắc Mỹ ». Trong năm 2021, đa phần các ca tử vong do dùng thuốc quá liều ở khu vực này là do ma túy tổng hợp fentanyl gây ra.

Cơ quan Liên Hiệp Quốc về chống ma túy và tội phạm cảnh báo việc sản xuất các chất ma túy tổng hợp có nguy cơ gia tăng. Chẳng hạn, ở Afghanistan, ​​việc trồng cây thuốc phiện có thể sẽ giảm do lệnh cấm của chính quyền Taliban, dẫn đến khả năng chuyển sang sản xuất chất kích thích gây nghiện methamphetamine, loại ma túy tổng hợp được sản xuất bất hợp pháp nhiều nhất trên thế giới và hiện giờ đã được sản xuất rất nhiều ở Afghanistan. 

UNODC cũng cảnh báo về hậu quả của nền kinh tế ma túy đối với môi trường. Ở lưu vực sông Amazon, việc trồng cây coca, mà hiện giờ « nguồn cung vẫn ở mức kỷ lục »« các mạng lưới ngày càng khôn khéo » đang « làm nghiêm trọng thêm các hoạt động tội phạm », như phá rừng bất hơp pháp và buôn bán động vật hoang dã.

Publicité

Trên toàn thế giới, trong năm 2021 có hơn 296 triệu người đã sử dụng chất gây nghiện, tăng 23% so với 10 năm trước và cần sa (cannabis) cho đến nay vẫn là chất gây nghiện được sử dụng rộng rãi nhất. Đáng lo ngại hơn, số người mắc chứng rối loạn do sử dụng chất gây nghiện đã tăng 45% so với cùng kỳ, nhưng tỉ lệ người được chăm sóc y tế chỉ là 1/5.


Hội nghị Paris chống nghèo đói, cơ hội để phương Tây chinh phục lại các nước nghèo

Thanh Hà /RFI

Ngăn chận Trung Quốc và Nga khai thác bất mãn của các nước nghèo chống lại phương Tây, đó mới là chủ đích của hội nghị quốc tế Paris « Vì một hiệp ước tài chính mới cho thế giới ». 

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu khai mạc Hội nghị Paris ngày 22/06/2023. AP – Ludovic Marin 

Hai ngày họp 22 và 23/06/2023 quá ngắn ngủi để có thể kỳ vọng hội nghị Paris lần này đem lại những phép lạ, phác họa ra lộ trình và đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu vô cùng to lớn của các nước nghèo trước hai cuộc khủng hoảng : khí hậu và kinh tế. Dù vậy, sáng kiến của Pháp nhằm chứng minh với các nước « phương Nam » đang phải đối mặt cùng lúc với nhiều khủng hoảng rằng họ không bị các nước giàu ở « phương Bắc » bỏ rơi.

Làm thế nào để hàn gắn hai khối quốc gia « giàu và nghèo » trên thế giới vào lúc ảnh hưởng của Âu Mỹ đang bị thu hẹp lại tại hầu hết những vùng từng được coi là « sân sau » của phương Tây từ châu Phi, đến châu Mỹ Latinh, Trung Đông xuống đến tận Nam Thái Bình Dương, những nơi mà Nga và Trung Quốc đang lôi kéo được thêm nhiều « đối tác » ?

Trong hơn một năm từ khi nổ ra chiến tranh Ukraina, phương Tây đã nhanh chóng và dễ dàng huy động hàng trăm tỷ đô la viện trợ quân sự cho Kiev, trợ giúp nhân đạo, mở rộng vòng tay đón nhận hàng triệu người Ukraina chạy trốn chiến tranh. Thái độ sốt sắng đó tạo nên cảm tưởng phương Tây « phân loại các ưu tiên » nhanh chóng can thiệp, ưu đãi Ukraina nhưng trong một thời gian dài đã hoàn toàn thờ ơ với số phận của các nước « phương Nam » trước những khủng hoảng về y tế, về lương thực, về môi trường, hay trước cảnh bần cùng của hàng chục triệu người. 

Trong hai cuộc biểu quyết tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc hồi tháng 3/2022 và tháng 2/2023,  gần 1/3 các thành viên Liên Hiệp Châu Phi không tham gia bỏ phiếu hay bỏ phiếu trắng, tránh lên án Matxcơva đưa quân xâm lược Ukraina. Âu – Mỹ cũng đã ngạc nhiên và thất vọng vì lập trường của Nam Phi, hay của Brazil và kể cả của Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ… đã rất mềm mỏng với Matxcơva. Các nước này thường chỉ kêu gọi « vãn hồi hòa bình », « tôn trọng chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ », nhưng tuyệt đối tránh chỉ trích hay phê phán tổng thống Vladimir Putin. 

Riêng Paris thì đã cay đắng nhận thấy, vào lúc lực lượng lính đánh thuê Wagner tiếp tay với quân đội Nga hoành hành tại miền đông Ukraina, Mali công khai đón những người lính Wagner để đẩy Pháp ra khỏi bờ cõi. Paris từng là đối tác giúp quốc gia châu Phi này chống khủng bố. Gần đây hơn, tổng thống Algérie, một thuộc địa cũ của Pháp, đã hủy chuyến công du Paris, nhưng lại sang Matxcơva hội kiến chủ nhân điện Kremlin. 

Về phía Hoa Kỳ, Washington bực mình trước những sáng kiến ngoại giao của Bắc Kinh hàn gắn hai nước cựu thù trong khối các quốc gia Hồi Giáo là Iran với Ả Rập Xê Út, rồi cũng ông Tập Cận Bình đã trịnh trọng đón tiếp chủ tịch Palestine với tham vọng giải quyết một cuộc khủng hoảng mà Mỹ trong nhiều thập kỷ vẫn không thể thuyết phục được đồng minh thân thiết là Israel. Càng lúc càng có nhiều quốc gia ở châu Mỹ Latinh sát cạnh với Hoa Kỳ đòi sử dụng đồng tiền Trung Quốc để bớt phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ. Tại châu Á, một quốc gia nhận nhiều viện trợ quân sự của Washington như Paskistan cũng đang ngả vào quỹ đạo của Bắc Kinh. 

Nói cách khác, những rạn nứt giữa nhiều quốc gia « phương Nam » với Âu – Mỹ đã âm ỉ từ lâu nay mà chiến tranh Ukraina là giọt nước làm tràn ly. Trước chiến tranh Ukraina, vào lúc cả thế giới phải đối mặt với đại dịch Covid, các nước phương Tây giàu có đã nhanh chóng tìm ra vac-xin, phó mặc cho các nước nghèo phải tự xoay xở. Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ hay Canada và kể cả Trung Quốc bơm hàng tỷ, hàng trăm tỷ đô la hỗ trợ kinh tế, các nước nghèo thì không biết trông cậy vào ai. Những định chế tài chính quốc tế như Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế hay Ngân Hàng Thế Giới thì đưa ra những điều kiện ngặt nghèo… Trong hoàn cảnh đó, đầu tư của Trung Quốc lại càng có sức hấp dẫn hơn. Còn Nga thì đã tận dụng thời cơ này làm sống lại bóng ma quá khứ thuộc địa để kích động « các nước phương Nam » lánh xa phương Tây.  

Trong hoàn cảnh đó, hội nghị Paris liệu có thể « xoa dịu » được phần nào những bất bình của các nước « phương Nam » hay không ? Giới quan sát tỏ ra thận trọng về điểm này, ít ra là trong ngắn hạn. Sự hiện diện của thủ tướng Trung Quốc, chủ nợ chính của nhiều nước châu Phi và cả tại châu Á (Bangladesh, Sri Lanka) báo trước sẽ có một số tiến triển trong việc xóa, hoặc giảm bớt nợ cho các quốc gia đang gặp khó khăn. Nhưng trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung hiện tại, ít có hy vọng Bắc Kinh giúp phương Tây « hàn gắn » quan hệ với những nước nghèo. 

Trên báo Le Figaro, một chuyên gia thậm chí còn cho rằng sẽ không ai ngạc nhiên nếu như ở hậu trường, Trung Quốc đổ thêm dầu vào lửa để chứng minh Bắc Kinh mới là đối tác đáng tin cậy của các nước « phương Nam ». Đây sẽ là điều không quá khó, bởi « nhiều nước châu Phi đang muốn thoát khỏi ảnh hưởng của châu Âu thêm một lần nữa sau phong trào phi thực dân hóa thế kỷ trước ».

Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất muốn trở thành điểm tựa của các nước nghèo. Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Xê Út và nhất là Nga đều muốn lấp vào chỗ trống của phương Tây đối với các nền kinh tế đang phát triển. Không chắc hai ngày Hội nghị Paris đủ sức đảo ngược xu hướng, chinh phục lại cảm tình của các quốc gia « phương Nam ». 


NYT: Tình báo Mỹ biết Prigozhin binh biến trước đó ít nhất 2 ngày

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/06/tintrenmang.jpg

Ảnh chụp màn hình bài báo của New York Times hôm 24/6 miêu tả tình báo Mỹ và quan chức Mỹ đã biết trước cuộc binh biến sẽ xảy ra ở Nga. 

Báo Mỹ New York Times (NYT) hôm 24/6 tuyên bố rằng thực ra trước khi ông Yevgeny Prigozhin, thủ lĩnh Wagner, binh biến vào tối Thứ Sáu (23/6), thì các đặc vụ của Mỹ đã biết được rồi. Câu hỏi đặt ra là tại sao các quan chức Âu Mỹ đồng loạt đều ngạc nhiên như không biết gì hết lúc binh biến xảy ra? Tờ báo Mỹ giải thích rằng đó là vì nếu để lộ ra rằng họ đã biết từ trước, thì sau này Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đổ lỗi binh biến là do Hoa Kỳ đứng sau dàn dựng.

NYT viết “Các quan chức tình báo Mỹ đã thông báo cho các quan chức quân sự và chính quyền cấp cao hôm Thứ Tư rằng ông Yevgeny Prigozhin, thủ lĩnh của Tập đoàn lính đánh thuê Wagner [Nga], đang chuẩn bị làm ra hành động quân sự chống lại các quan chức quốc phòng cấp cao của Nga.”

Điều này có nghĩa là tình báo Mỹ đã biết trước ít nhất những 2 ngày.

Và tờ báo viết “… các cơ quan tình báo [Mỹ] giữ im lặng về kế hoạch của ông Prigozhin. Các quan chức Mỹ cảm thấy rằng nếu họ nói bất cứ điều gì, [thì] ông Putin có thể sẽ buộc tội họ dàn dựng một cuộc đảo chính. Hơn nữa, hiển nhiên là [quan chức Mỹ] không hứng thú đến việc giúp ông Putin tránh được sự rạn nứt lớn và đáng xấu hổ trong những lực lượng đang ủng hộ ông.”

Không chỉ quan chức Hoa Kỳ biết trước ít nhất 2 ngày, mà một quan chức của Ukraine tuyên bố binh biến ở Nga là nằm trong tiên liệu từ năm ngoái khi mà Kyiv bắt đầu lên kế hoạch của cái gọi là chiến dịch mùa xuân 2023.

“Các sự kiện [tại Nga] là đang phát triển theo kịch bản mà chúng tôi đã thảo luận vào năm ngoái,” ông Mykhailo Podolyak —Cố vấn của Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine— khẳng định binh biến ở Nga là hiệu quả trong tiên liệu của chiến dịch phản công của Kyiv. “Việc bắt đầu cuộc phản công của Ukraine cuối cùng đã gây bất ổn cho giới tinh hoa Nga, làm gia tăng sự chia rẽ nội bộ nảy sinh sau thất bại ở Ukraine. Hôm nay chúng ta đang thực sự chứng kiến ​​sự khởi đầu của một cuộc nội chiến,’’ theo The Guardian (Anh quốc) đưa tin, cũng vào hôm 24/6.

Sau khi sự kiện qua đi, và nếu đem những gì diễn ra của cuộc binh biến so sánh với những gì mà báo chí phương Tây tuyên truyền, thì dường như thấy khác nhau một cách quá kỳ lạ cho nên cư dân mạng @MarioNawfal đã nói trong một tweet rằng “Ngày hôm qua bắt đầu bằng âm mưu đảo chính ở Nga. Và kết thúc bằng một cuộc đảo chính trên giới truyền thông dòng chính [Hoa Kỳ].”

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/06/marionewfall.jpg

(Ảnh chụp màn hình Twitter) 

Ông chủ Twitter Elon Musk từng bình luận rằng các bài trên Twitter của anh Nawfal trong ngày qua là những tin tức tốt nhất về sự kiện Prigozhin: “Đưa tin tốt nhất về tình huống mà tôi đã thấy cho đến nay là từ Mario.”

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/06/tincuamusk.jpg

(Ảnh chụp màn hình Twitter) 


Hãng drone quân sự của Ấn Độ lên sàn

Chính sách đối ngoại của Ấn Độ có thể được miêu tả bằng một nỗi lo sợ sâu sắc về việc bị lệ thuộc vào một cường quốc giàu có hơn. Đó là lý do tại sao nước này – nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới – đang ráo riết mở rộng ngành công nghiệp quốc phòng. Họ lần lượt đưa ra chính sách “Sản xuất tại Ấn Độ” cách đây 8 năm và “Atmanirbhar Bharat” (“Ấn Độ tự lực”) vào năm 2020.

Một công ty tiêu biểu được hưởng lợi là hãng sản xuất máy bay không người lái trong nước ideaForge. Được thành lập vào năm 2007, công ty này hiện chiếm một nửa thị trường máy bay không người lái đang phát triển của Ấn Độ. Phần lớn trong số đó đến từ đơn đặt hàng máy bay không người lái giám sát của quân đội, vốn chiếm tới 75% doanh thu. Vào thứ Hai, ideaForge sẽ IPO với hy vọng huy động được 2,4 tỷ rupee (29 triệu đô la) để thúc đẩy tăng trưởng. Nhưng trước mắt họ là cạnh tranh khốc liệt. Bên cạnh nhiều công ty khởi nghiệp địa phương là hàng loạt thách thức lớn ở nước ngoài. Tuần trước, Ấn Độ thông báo mua 31 máy bay không người lái MQ-9B của Mỹ, một phiên bản tinh vi hơn nhiều so với sản phẩm của ideaForge.

Hội nghị thường niên của ECB

Jackson Hole có ý nghĩa như thế nào đối với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thì Sintra có vai trò tương tự đối với Ngân hàng Trung ương Châu Âu. Mỗi năm sự kiện này sẽ được tổ chức tại Sintra, gần Lisbon ở Bồ Đào Nha, để các nhà kinh tế xem xét về các dữ liệu, nghiên cứu và chính sách mới nhất. Phó giám đốc IMF Gita Gopinath dự kiến sẽ trình bày ba điểm khó chịu về chính sách tiền tệ tại bữa tối khai mạc của Diễn đàn ECB vào thứ Hai.

Hoàn toàn có thể đoán ba điểm đó là gì. Thứ nhất: các cú sốc bên cung có thể mất nhiều thời gian để thuyên giảm, trong khi tiếp tục tạo áp lực lên lạm phát (lạm phát cơ bản ở khu vực đồng euro vẫn duy trì ở mức hơn 5%). Thứ hai: thế giới đang thiếu nhân công, điều sẽ khiến lạm phát tăng cao, đặc biệt là ở châu Âu già cỗi. Thứ ba: nếu chính sách tài khóa hướng tới kích cầu và thúc đẩy đầu tư, chính sách tiền tệ sẽ phải bù lại rất nhiều. Trong những ngày tới ở Sintra, các nhà hoạch định chính sách sẽ thảo luận về những gì họ có thể làm để kéo giảm lạm phát, bất chấp thực tế khắc nghiệt.

Ron DeSantis và chính sách biên giới

Đối với Ron DeSantis, một trong những ứng viên Cộng hòa cho cuộc bầu cử tổng thống 2024, chính sách nhập cư là một mỏ vàng. Nó cho phép ông khoe khoang về bản thân — trên cương vị thống đốc Florida, ông đã đưa những người di cư từ Texas và New Mexico đến Massachusetts và California trước sự hài lòng của nhiều người bảo thủ — trong khi tấn công kẻ thù của mình. Ông DeSantis thích chỉ trích “chính sách biên giới mở” của Tổng thống Joe Biden, chẳng hạn như chấm dứt Tiêu đề 42 (một biện pháp cho phép nhanh chóng trục xuất người di cư). Và nó cũng cho phép ông chỉ trích Donald Trump, đối thủ chính của ông trong đảng Cộng hòa.

Vào thứ Hai, ông DeSantis sẽ trình bày các chính sách biên giới của mình tại Eagle Pass, Texas, nơi có một trung tâm xử lý người di cư lớn. Ông hứa, nếu đắc cử, sẽ tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia; khôi phục chính sách buộc người di cư phải ở lại Mexico trong lúc đợi làm thủ tục nhập cư; và hoàn thành bức tường biên giới dở dang của Trump. Ông Trump gần đây đã tuyên bố sẽ đại tu nước Mỹ trong sáu tháng đầu tiên nếu chiến thắng. “Tại sao ông ấy không làm điều đó trong bốn năm của nhiệm kỳ trước?” ông DeSantis phản pháo.

Lập trường không thỏa hiệp của Liên Hợp Quốc đối với ma tuý

Hôm thứ Hai, Văn phòng Liên Hợp Quốc về Ma túy và Tội phạm (UNODC) đã công bố Báo cáo Ma túy Thế giới hàng năm. Một lần nữa, họ sẽ nói về việc nguồn cung, buôn bán và sử dụng ma túy bất hợp pháp đều gia tăng. UNODC ước tính có 13,2 triệu người trên khắp thế giới đã tiêm chích ma túy trong năm 2021, cao hơn 18% so với năm 2020, và tổng cộng hơn 296 triệu người có sử dụng ma túy trong năm 2021, tăng 23% so với thập niên trước.

UNODC vẫn kiên định rằng tất cả hành vi sử dụng ma túy bất hợp pháp đều phải bị xử lý hình sự. Năm ngoái, họ lưu ý “việc sử dụng ma túy cho các mục đích phi y tế là có hại”; năm nay họ kêu gọi giám sát tốt hơn các tác động đối với sức khỏe cộng đồng của hệ thống buôn bán ma túy toàn cầu, và kêu gọi tăng cường hành động để giải quyết các đường dây buôn bán, nhất là những đường dây cung cấp ma túy tổng hợp mạnh. Mặc dù việc gia tăng nguồn cung các chất như vậy là đáng lo ngại, quan điểm bao trùm của UNODC dường như ngày càng lỗi thời. Nhiều nước, bao gồm cả Mỹ và một số quốc gia ở EU, đang tự do hóa cách tiếp cận của họ đối với các loại thuốc “mềm” như cần sa.

Hệ thống gián điệp tuyệt mật của Hải quân Mỹ

Lương Thái Sỹ /SGN
26/6/2023

Share:

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/06/GettyImages-1247995799.jpg

Dưới đại dương sâu thẫm, Hải quân Mỹ không chỉ có những chiếc tàu ngầm mà còn nhiều hệ thống do thám được phát triển từ thời Chiến tranh lạnh (ảnh: Paul Hennessy/SOPA Images/LightRocket via Getty Images) 

Có lẽ chính hệ thống gián điệp tuyệt mật dưới nước của Hải quân Mỹ đã phát hiện tiếng nổ định mệnh của tàu lặn thám hiểm mini Titan.

Các chuyên gia tin rằng chính hệ thống micro cực nhạy dưới đáy biển dùng để theo dõi tàu ngầm Liên Xô đã phát hiện ra thảm họa của con tàu lặn Titan trong chuyến thám hiểm định mệnh. Trong những bí mật của chính phủ Hoa Kỳ, có bí mật về hệ thống gián điệp dưới nước, và trong số tất cả các loại bí mật quốc gia mà chính phủ Hoa Kỳ lưu giữ, ít loại nào được bảo vệ chặt chẽ như cách quân đội sử dụng công nghệ âm thanh tinh vi để theo dõi những gì đối thủ đang làm ở độ sâu hàng ngàn mét dưới biển.

Thúc đẩy cho việc phát triển năng lực nghe lén này là hàng thập niên nước Mỹ đứng bên miệng hố chiến tranh lạnh và lo lắng về việc các tàu ngầm Liên Xô có thể phóng vũ khí hạt nhân vào bên trong lãnh thổ. Những căng thẳng ngày nay với Trung Quốc là một lời nhắc nhở nữa về tầm quan trọng của các hệ thống gián điệp biển sâu khi Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa đang vận hành những hạm đội gồm hàng chục tàu ngầm mà sáu chiếc có thể mang tên lửa đạn đạo có đầu đạn hạt nhân.

Brynn Tannehill, nhà phân tích kỹ thuật cao cấp tại RAND, nhận định: “Bất cứ điều gì liên quan đến bộ ba hạt nhân triển khai từ đất liền, trên biển và trên không đều là siêu bí mật. Bất cứ điều gì liên quan đến khả năng cảm biến của Hoa Kỳ cũng là siêu bí mật”.

Một trong những hệ thống như vậy (không thể xác định được hệ thống nào) đã nghe thấy những gì các quan chức Mỹ cho rằng có thể là vụ nổ của tàu lặn Titan chỉ vài giờ sau khi nó bắt đầu cuộc hành trình đến xác tàu Titanic. Các quan chức này cho biết Hải quân Hoa Kỳ đã báo cáo những phát hiện cho chỉ huy Lực lượng Tuần duyên (Coast Guard) phụ trách khu vực đó. Dù Hải quân không thể nói chắc chắn âm thanh phát ra từ Titan, nhưng phát hiện đã giúp thu hẹp phạm vi tìm kiếm chiếc tàu bị mất tích trước khi mảnh vỡ của nó được phát hiện ngày 22 Tháng Sáu.

Những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm phát triển năng lực giám sát dưới nước đã có từ hơn một thế kỷ trước. Sonar, sử dụng sóng âm thanh để phát hiện và định vị các vật thể, đã được người Anh và các quốc gia khác sử dụng trong Đại chiến Thế giới lần thứ I để phát hiện tàu ngầm địch. Trong Đại chiến Thế giới lần thứ II, Hoa Kỳ đã phát triển các hệ thống sonar tầm xa để phát hiện những tàu ngầm của Đức ở Đại Tây Dương. Vào buổi bình minh của Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ bắt đầu nghiên cứu hệ thống mà sau này gọi là Hệ thống Giám sát Âm thanh (Sound Surveillance System-SOSUS).

Được phát triển để phát hiện các tàu ngầm hạt nhân của Liên Xô, SOSUS dựa trên một mạng lưới các thiết bị nghe cực nhạy được cố định dưới đáy biển. Ngay cả tên của chương trình cũng được giữ bí mật cho đến sau ngày Liên Xô sụp đổ. Nhưng vị trí và khả năng của các ống nghe dưới nước vẫn còn là bí mật cho đến ngày nay. Tài liệu “Lịch sử phát hiện âm thanh tàu ngầm” do Hải quân nêu rõ:

“Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đã trở thành thực tế lớn của cuộc sống hiện đại, một cuộc chạy đua vũ trang căng thẳng vẫn tiếp diễn, tập trung vào tàu ngầm và các hệ thống phát hiện âm thanh. Mục tiêu của các đô đốc Liên Xô là đạt được ưu thế về hải quân, sử dụng hải quân như yếu tố then chốt trong chiến lược toàn cầu của họ”.

SOSUS từng được sử dụng để tìm các con tàu bị đắm trước đó, gồm cả tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Thresher bị chìm năm 1963 trong cuộc thử nghiệm lặn ngoài khơi Cape Cod, Massachusetts giết chết tất cả 129 người trên tàu. Brynn Tannehill, nhà phân tích của RAND lưu ý: “Hệ thống này vẫn được sử dụng cho đến ngày nay và có khả năng chính nó đã phát hiện ra những tiếng động phát ra từ Titan nổ. Nhưng cũng có thể việc phát hiện này cũng nhờ các công cụ tìm kiếm khác. Dù chuyện gì đã xảy ra, có lẽ còn lâu nữa chính phủ Mỹ mới tiết lộ các chi tiết. Nhưng ngay khi bạn bắt đầu nói về các hệ thống tác chiến chống tàu ngầm và tàu thuyền ở Bắc Đại Tây Dương, bạn phải nghĩ trước tiên đến thông tin tuyệt mật” – dẫn lại từ Wall Street Journal.


BBC Panorama: Khinh khí cầu do thám của TQ ‘đã bay khắp châu Á’

BBC News

Balloon

Chụp lại hình ảnh, 

Khinh khí cầu TQ

Chương trình Panorama của đài BBC phát hiện ra các bằng chứng mới về hoạt động của khinh khí cầu do thám từ Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương.

Theo phóng viên về an ninh của BBC, ông Gordon Corera , hình ảnh khinh khí cầu Trung Quốc được chụp lại ở Nhật Bản và Đài Loan.

Nhiều khả năng các phương tiện bay của TQ do kinh khí cầu chuyên chở đã “bay vòng quanh Trái Đất”.

Nhật Bản xác nhận thông tin này và nói sẽ bắn hạ khinh khí cầu do thám của Trung Quốc trong tương lai.

Trung Quốc không trả lời trực tiếp khi được đài BBC tiếp xúc và trưng bày bằng chứng.

Không phủ nhận có khinh khí cầu của mình bay vào không phận Hoa Kỳ hồi tháng 1, Trung Quốc chỉ nói đó là hoạt động theo dõi thời tiết, khí tượng.

Phía TQ cũng nói phương tiện bay vào Mỹ là “khinh khí cầu dân sự, vì mục đích khoa học, và toàn bộ sự việc là không cố ý và đơn lẻ”.

Nhưng ông John Culver – cựu nhân viên phân tích của CIA – nói với chương trình Panorama rằng “đó không phải là một vụ đơn lẻ mà là quá trình hoạt động đã có 5 năm rồi”, của TQ.

Theo ông, các khinh khí cầu TQ được thiết kế để bay lâu dài, và “rất có thể đã vòng quanh Địa Cầu”.

Công ty trí tuệ nhân tạo Synthetaic đã hợp tác với đài BBC để thu thập dữ liệu gồm cả ảnh vệ tinh, cho thấy khinh khí cầu “bay khắp vùng Đông Á”. 

Vào tháng 9/2021 một khinh khí cầu đã bay qua Nhật Bản. Trái này có thể đã được thả đi từ Trung Quốc, bay qua phía Nam Mông Cổ sang vùng Đông Bắc Á.

Cựu quan chức Bộ quốc phòng Nhật Bản Yuko Murakami nói với BBC rằng Nhật Bản theo dõi kỹ hoạt động [của TQ] và sẵn sàng bắn hạ khinh khí cầu để bảo vệ sự sống người dân và tài sản của Nhật.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói họ tin rằng khinh khí cầu TQ “có thiết bị thu thập tin tình báo” và bộ phận thân của khinh khí cầu bị bắn hạ ở Mỹ “có rất nhiều ăng-ten với chức năng định vị và thu thập thông tin”.

Satellite image of balloon

Nguồn hình ảnh, Synthetaic/Planet Labs PBC

Chụp lại hình ảnh, 

Công ty Synthetaic của ông Corey Jaskolski đã truy tìm dấu vết các trái khí cầu qua ảnh vệ tinh

Công ty Synthetaic đã tìm thấy cả hình khinh khí cầu bay qua Đài Bắc, Đài Loan vào tháng 9/2021.

Chính phủ Đài Loan nói với Panorama họ tin rằng đó chỉ là bóng bay khí tượng nhưng ông Corey Jakolski từ công ty Synthetaic không đồng ý.

“Căn cứ vào kích cỡ và độ cao hoạt động thì nó rất giống khinh khí cầu bay vào Mỹ và Nhật,” ông nói. 

Hồi đầu năm nay, “khủng hoảng khinh khí cầu’ nổ ra trong quan hệ Mỹ-Trung.

Cuộc gặp dự kiến của hai nhà lãnh đạo Joe Biden và Tập Cận Bình đã bị lùi lại.

Nhưng mới nhất đây, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã thăm Bắc Kinh và gặp mặt ông Tập, tuy bất đồng hai bên vẫn còn nhiều.

F-22 jet flying over the Sierra Nevada mountains in an archive photo

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, 

Phi cư F-22 của Hoa Kỳ đã bắn hạ vật thể bay hồi tháng 2/2023 ở Alaska, sau vụ tương tự ngoài khơi Floriday trong tháng 1 – hình F-22 chỉ mang tính minh họa


XEM THÊM:

Comments are closed.