Thời sự ngày Thứ hai 04 tháng 12 năm 2023


Võ Thái Hà tổng hợp


Hoa Kỳ: Sắp hết tiền giúp Ukraine chống lại Nga 

04/12/2023 

Bà Shalanda Young - Giám đốc Văn phòng quản lý và ngân sách của Nhà Trắng.

Bà Shalanda Young – Giám đốc Văn phòng quản lý và ngân sách của Nhà Trắng. 

Giám đốc ngân sách Nhà Trắng Shalanda Young trong một lá thư gửi Chủ tịch Hạ viện Đảng Cộng hòa Mike Johnson và các nhà lãnh đạo quốc hội khác hôm thứ Hai (4/12) cảnh báo rằng Hoa Kỳ sắp hết thời gian và tiền bạc để giúp cho Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga.

Chính quyền của Tổng thống Joe Biden vào tháng 10 đã yêu cầu Quốc hội cấp gần 106 tỷ USD để tài trợ cho các kế hoạch đầy tham vọng đối với Ukraine, Israel và an ninh biên giới Hoa Kỳ.

Đảng Cộng hòa kiểm soát Hạ viện với đa số mong manh và việc tài trợ cho Ukraine đã trở thành vấn đề gây tranh cãi về mặt chính trị với một số nhà lập pháp thiên hữu.

Bà Young nói trong một bức thư do Nhà Trắng công bố rằng việc cắt tài trợ và chuyển vũ khí sang Ukraine sẽ làm tăng khả năng chiến thắng của Nga.

“Tôi muốn nói rõ: nếu không có hành động của Quốc hội, đến cuối năm nay chúng ta sẽ cạn kiệt nguồn lực để mua thêm vũ khí và thiết bị cho Ukraine cũng như cung cấp thiết bị từ kho quân sự của Mỹ”, bà viết. “Không có nguồn tài trợ thần kỳ nào có thể đáp ứng vào thời điểm này. Chúng ta hết tiền, và gần hết thời gian”.

Cựu đại sứ Mỹ bị bắt do bị cáo buộc làm gián điệp cho Cuba

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/12/cuudaisumy.jpg

Cựu đại sứ Mỹ Manuel Rocha bị bắt tại Florida, bị cáo buộc làm gián điệp cho chính phủ Cuba. (Nguồn ảnh: GONZALO ESPINOZA/AFP via Getty Images) 

Một nhà ngoại giao Mỹ kỳ cựu, từng làm đại sứ Mỹ tại Bolivia mới đây đã bị lực lượng phản gián của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) bắt giữ do tình nghi làm gián điệp cho chính phủ Cuba, theo AP đưa tin.

AP dẫn nguồn tin từ các quan chức Mỹ giấu tên cho biết, ông Manuel Rocha, 73 tuổi, đã bị FBI bắt tại Miami, Florida hôm thứ Sáu (1/12).

Các nguồn tin nói với AP rằng thông tin thêm về vụ án liên quan đến ông Manuel Rocha dự kiến sẽ được công bố công khai khi ông này trình diện tòa án vào thứ Hai (4/12, giờ địa phương).

Một trong các nguồn tin của AP cho biết Bộ Tư pháp liên bang Mỹ hiện cáo buộc ông Manuel Rocha làm việc thúc đẩy lợi ích của chính phủ Cuba.

Luật pháp liêng bang Mỹ yêu cầu những người làm môi giới chính trị bên trong nước Mỹ cho chính phủ hoặc thực thể nước ngoài phải đăng ký với Bộ Tư pháp. Bộ này trong những năm gần đây đã gia tăng trấn áp các vụ vận động hành lang cho nước ngoài bất hợp pháp.

Ông Manuel Rocha sinh tại Colombia và sau đó được nuôi dậy trong một gia đình thuộc tầng lớp bình dân ở Thành phố New York, Mỹ. Ông đã nhận các bằng khoa học xã hội tại các trường đại học Yale, Harvard và Georgetown trước khi làm việc tại bộ ngoại giao Mỹ vào năm 1981.

Trong 25 năm làm viên chức ngoại giao của chính phủ liên bang Mỹ, ông Manuel Rocha đã làm việc ở cả chính phủ Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa. Ông là nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ tại Argentina từ năm 1997 đến năm 2000. Sau đó, ông được bổ nhiệm làm đại sứ Mỹ tại Bolivia.

Ông Manuel Rocha cũng đã làm việc tại Ý, Honduras, Mexico, Cộng hòa Dominica và cũng từng làm chuyên gia về Mỹ Latinh trong Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ.

Sau khi nghỉ hưu, ông Manuel Rocha bước vào sự nghiệp làm kinh doanh, từng làm chủ tịch của một mỏ vàng tại Cộng hòa Dominica, thuộc sở hữu của công ty Barrick Gold của Canada.

Thời gian gần đây, ông Manuel Rocha đảm nhận các vai trò cấp cao tại XCoal, một công ty xuất khẩu than có trụ sở ở Pennsylvania; tại Clover Leaf Capital, một công ty chuyên về mua bán sáp nhập doanh nghiệp; công ty luật Foley & Lardner; và công ty quan hệ công chúng Llorente & Cuenca.

XCoal và Clover Leaf Capital đều không trả lời yêu cầu bình luận của AP về trường hợp của ông Manuel Rocha. Công ty Foley & Lardner cho biết ông Rocha đã rời hãng luật này từ tháng Tám và bây giờ họ không đứng ra đại diện bào chữa cho ông Rocha.

Bà Karla Wittkop Rocha, vợ của ông Rocha, cũng đã từ chối trả lời khi được AP liên hệ. “Tôi không cần nói chuyện với bạn”, bà Rocha trả lời phóng viên AP trước khi cúp máy.

Bộ Tự pháp Mỹ cũng từ chối trả lời yêu cầu bình luận về vụ án của ông Manuel Rocha.

Hải Đăng

Pháp và Philippines đồng ý hướng tới một thỏa thuận cho phép triển khai quân đội trên lãnh thổ của nhau

Trọng Nghĩa 

04/12/2023

Hai nước Pháp và Philippines sẽ tăng cường đáng kể hợp tác trong lãnh vực quốc phòng. Phát biểu vào hôm qua 02/12/2023 sau cuộc hội đàm tại Manila, hai bộ trưởng quốc phòng Pháp và Philippines đã cho biết như trên, đồng thời cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực hướng tới một thỏa thuận, trong đó có cơ chế cho phép triển khai quân đội trên lãnh thổ cua nhau. 

Bộ trưởng Quân Lực Pháp Sébastien Lecornu (T) và bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Gilberto Teodoro tại Manila, Philippines, ngày 02/12/2023.

Bộ trưởng Quân Lực Pháp Sébastien Lecornu (T) và bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Gilberto Teodoro tại Manila, Philippines, ngày 02/12/2023. AP – Ted Aljibe 

Theo hãng tin Pháp AFP, trong cuộc họp báo chung tại Manila sau cuộc họp, bộ trưởng bộ Quân Lực Pháp Sébastien Lecornu và bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Gilberto Teodoro đều xác nhận là hai bên đã nhất trí đẩy mạnh hợp tác song phương trong lãnh vực quốc phòng, nhưng không cho biết lịch trình đàm phán cụ thể về thỏa thuận cho phép hai nước gửi quân đến lãnh thổ của nhau để huấn luyện cũng như tham gia các chiến dịch khác. Trước mắt, Pháp và Philippines đã ký một ý định thư nhằm thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương.

Philippines hiện đã có những thỏa thuận tương tự với Hoa Kỳ và Úc và đã bắt đầu đàm phán với Nhật Bản. Manila đang tìm cách tăng cường năng lực quốc phòng nhằm đối phó với những yêu sách ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc Phòng Philippines nhấn mạnh rằng hai nước đã “nhất trí làm việc dựa trên những giá trị chung, cùng nhau hợp tác, không chỉ ở Biển Đông mà còn cả ở cả khu vực Thái Bình Dương, nơi Pháp cũng có mặt”. Hai bên đã đồng ý tăng cường hơn nữa hợp tác quốc phòng và quân sự, trong đó có việc trao đổi thông tin tình báo.

Về phần mình, ông Lecornu nhấn mạnh việc Pháp đang tăng cường sự hiện diện ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, và Hải Quân Pháp đã thực hiện nhiều hoạt động trong khu vực. Cùng với Mỹ, Pháp là nước đã nhiều lần cho chiến hạm tiến hành tuần tra tại vùng Biển Đông.

Philippines là chặng dừng chân đầu tiên của bộ trưởng Quân Lực Pháp nhân chuyến công du khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Sau Philippines, ông sẽ ghé Malaysia và Quần Đảo Nouvelle-Calédonie, vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp.

Cựu tổng thống Duterte đối chất với công tố

Cựu tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sẽ đối chất với các công tố viên ở Manila vào thứ Hai. Ông Duterte đã được triệu tập để trả lời đơn kiện hình sự về việc ông đe dọa giết nghị sĩ quốc hội France Castro, một đối thủ chính trị của ông, trên truyền hình trực tiếp. Phản ứng của ông Duterte cho đến nay vẫn rất khó hiểu, nói rằng bà Castro đang “áp bức” ông.

Khiếu nại của bà Castro là nghiêm trọng. Nhưng nó mờ nhạt hơn nhiều nếu so sánh với việc khi ông Duterte là tổng thống, các cấp dưới của ông đã hăng hái thực hiện lời ông và săn lùng những người buôn bán ma túy bất hợp pháp, giết chết hàng nghìn người. Các công tố viên của Tòa án Hình sự Quốc tế đang điều tra một số vụ giết người đó vì nghi ngờ tội ác chống lại loài người. Nhưng người kế nhiệm và người bảo vệ ông Duterte, tổng thống Ferdinand Marcos, đang lảng tránh cuộc điều tra của họ. Ông nói điều này là không cần thiết vì Philippines có hệ thống tư pháp hoạt động tốt. Trường hợp của bà Castro sẽ kiểm tra lập luận của ông Marcos. Kết quả sẽ cho thấy liệu hệ thống có hoạt động để duy trì công lý hay không.

Quốc hội Mỹ xem xét yêu cầu ngân sách an ninh quốc gia bổ sung của Biden

Thượng viện Mỹ tuần này chính thức tiếp nhận yêu cầu bổ sung 106 tỷ USD của tổng thống Joe Biden cho an ninh quốc gia, trong đó có viện trợ quân sự cho Ukraine. Khi dòng vũ khí của Mỹ đến Ukraine chậm lại, không ai chắc liệu tình trạng tê liệt của Quốc hội Mỹ có thể sớm được khắc phục hay không.

Bộ trưởng quốc phòng Lloyd Austin đã kêu gọi Quốc hội không nên dao động trước “bản lề lịch sử” khi các kẻ thù – bao gồm Nga, Trung Quốc và Iran – đang tìm cách làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Mỹ. Nhưng viện trợ gặp nhiều trở ngại. Một là yêu cầu từ đảng Cộng hòa phải kết hợp nó với cải cách tị nạn và các bước khác để ngăn chặn tình trạng di cư ở biên giới phía nam. Hai là là lời kêu gọi của một số đảng viên Dân chủ phải đặt ra điều kiện viện trợ cho Israel nhằm hạn chế thương vong cho dân thường ở Gaza. Ba là việc phe diều hâu (đối với) Trung Quốc kêu gọi tăng cường trợ giúp cho Đài Loan, bằng cách cắt giảm hỗ trợ kinh tế cho Ukraine. Và ngay cả khi Thượng viện đạt được một thỏa thuận, cũng không chắc liệu các đảng viên Cộng hòa đang bị chia rẽ gay gắt tại Hạ viện có đồng ý hay không.

Tình hình kinh tế vĩ mô Thổ Nhĩ Kỳ

Sau khi Recep Tayyip Erdogan tái đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ năm nay, ông đã bổ nhiệm một bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương mới. Họ đã thực hiện các chính sách cần thiết để thay đổi nền kinh tế đất nước. Đối mặt với lạm phát phi mã và nguy cơ sụp đổ tiền tệ, ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng 31,5 điểm phần trăm lãi suất chuẩn chỉ trong 5 tháng, lên 40%. Đà mất giá của đồng lira, vốn trượt gần 30% giá trị so với đồng đô la trong sáu tháng đầu năm, đã chậm lại.

Nhưng lạm phát, do nhiều năm cho vay với lãi suất thực âm, vẫn tỏ ra cứng đầu. Thứ Hai này Thổ Nhĩ Kỳ sẽ công bố dữ liệu lạm phát tháng 11. Các nhà kinh tế được Reuters thăm dò dự đoán giá tiêu dùng sẽ tăng 63% tính theo năm, từ mức 61,4% của tháng 10. Dự báo riêng của ngân hàng trung ương đặt tỷ lệ lạm phát hàng năm ở mức 65% vào cuối năm nay. Ngân hàng sẽ phải tiếp tục thắt chặt nếu muốn thấy có cải thiện.

Ba Lan chặn xe tải chở hàng của Ukraine

Những dòng xe tải phủ tuyết kéo dài hàng chục km là cảnh tượng thường thấy ở biên giới Ba Lan-Ukraine trong những ngày này. Kể từ ngày 6 tháng 11, cánh tài xế Ba Lan đã quyết định phong tỏa, mỗi giờ chỉ cho một vài phương tiện Ukraine đi qua (hàng viện trợ nhân đạo vẫn thông quan bình thường). Số lượng xe tải xếp hàng tại bốn cửa khẩu lên tới 3.000 xe. Ukraine chuẩn bị sơ tán hàng trăm tài xế. Trong khi đó, vào thứ Hai, các bộ trưởng Ba Lan sẽ lên tiếng về nỗi đau khổ của những tài xế biểu tình tại cuộc họp của Hội đồng Giao thông Vận tải EU tại Brussels.

Các tài xế Ba Lan chỉ trích việc EU bãi bỏ hệ thống cấp phép nhập cảnh sau cuộc xâm lược của Nga. Họ cho rằng điều đó đã tạo điều kiện không công bằng cho các đối thủ Ukraine rẻ hơn của họ, vì những công ty vận tải này không phải tuân thủ các quy định khí hậu của khối. Ba Lan nói hệ thống xếp hàng điện tử của Ukraine phân biệt đối xử với những tài xế nước ngoài đang xuất cảnh, khiến họ bị giữ lại lâu hơn. EU đang mất kiên nhẫn và đã công khai chỉ trích Ba Lan hôm 29 tháng 11. Song các tài xế Slovakia và Hungary cũng đang đe dọa phong tỏa tương tự.

Thêm sáu con tin Thái Lan trở về từ Gaza 

04/12/2023 

Reuters 

Natthaporn Onkaew, 26 tuổi, ôm lấy cha mình, ông Thawatchai Onkaew, 47 tuổi, khi trở về nước vào sau gần hai tháng bị nhóm Hồi giáo Palestine Hamas bắt làm con tin ở Gaza.

Natthaporn Onkaew, 26 tuổi, ôm lấy cha mình, ông Thawatchai Onkaew, 47 tuổi, khi trở về nước vào sau gần hai tháng bị nhóm Hồi giáo Palestine Hamas bắt làm con tin ở Gaza. 

Nhóm con tin Thái Lan thứ hai được phiến quân Hamas thả ở Dải Gaza đã được đưa về nước hôm thứ Hai (4/12), Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết trong một tuyên bố.

Các gia đình của 6 công nhân làm nông Thái Lan đã chạy đến ôm chầm lấy người thân tại sân bay Suvarnabhumi ở Bangkok.

“Tôi rất vui được trở lại”, Owat Suriyasri, 40 tuổi, nói và cảm ơn chính phủ Thái Lan và Israel.

Theo Bộ Lao động Thái Lan, một trong những người trở về bị thương ở bụng trong lúc bị Hamas giam giữ.

Trước chiến tranh, khoảng 30.000 lao động Thái Lan, chủ yếu đến từ vùng nông thôn phía đông bắc Thái Lan, làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp của Israel, khiến họ trở thành một trong những nhóm lao động nhập cư lớn nhất nước này.

Nhiều người đến Israel để tìm kiếm mức lương cao hơn để gửi tiền về quê hương cho gia đình. Nhiều người trong số họ là nguồn thu nhập duy nhất của gia đình. Cho đến nay, 9.000 người Thái đã được hồi hương.

Theo chính phủ Thái Lan, các tay súng Hamas đã giết chết 39 người Thái và bắt cóc 32 lao động Thái Lan trong cuộc tấn công vào Israel ngày 7/10. Hơn 1.200 người thiệt mạng trong vụ tấn công và hơn 240 người bị bắt làm con tin.

Nhóm đầu tiên gồm 17 con tin người Thái đã trở về nước vào tuần trước, 9 người còn lại vẫn đang bị giam giữ.

Israel tăng cường không kích vào Gaza 

04/12/2023 

Reuters 

Gaza trong một đợt không kích hôm 3/12.

Gaza trong một đợt không kích hôm 3/12. 

Lực lượng Israel đã ném bom nhiều khu vực ở Dải Gaza hôm 3/12, giết chết và làm bị thương hàng chục người Palestine, trong khi dân thường trong vùng lãnh thổ bị bao vây tìm nơi lưu trú tại một khu vực ngày càng thu hẹp ở phía nam.

Trong số các địa điểm bị tấn công có trại tị nạn Jabalia ở phía bắc khu vực do Hamas cai trị. Người phát ngôn Bộ Y tế Gaza cho biết rằng một số người đã thiệt mạng và hàng chục người bị thương do cuộc không kích của Israel.

Đài truyền hình Al Jazeera phát sóng đoạn phim cho thấy hậu quả của cuộc không kích. Nhiều người, trong đó có một trẻ nhỏ, bị bao phủ trong lớp bụi xám khi khói bốc lên từ những đống đổ nát gôm các khối xi măng lớn từ những tòa nhà bị sập.

Người dân cho biết, các cuộc ném bom từ máy bay chiến đấu và pháo binh cũng tập trung vào các thành phố Khan Younis và Rafah ở phía nam Gaza, và các bệnh viện đang phải vật lộn để đối phó với dòng người bị thương.

Không có bình luận ngay lập tức từ Israel về các cuộc không kích này.

Cuộc chiến lại tiếp tục sau khi kết thúc cuộc đình chiến kéo dài 7 ngày hôm 1/12 giữa lực lượng Israel và phiến quân Hamas để cho phép trao đổi con tin Israel và tù nhân Palestine.

Xung đột tiếp diễn bất chấp những lời kêu gọi ngày càng tăng từ Hoa Kỳ – đồng minh thân cận nhất của Israel – đối với Israel nhằm tránh gây tổn hại thêm cho thường dân Palestine.

Theo Bộ Y tế Gaza, hơn 15.200 người đã thiệt mạng tính đến hôm 2/12, trong gần hai tháng chiến tranh nổ ra sau cuộc đột kích xuyên biên giới của Hamas vào miền nam Israel vào ngày 7 tháng 10, trong đó 1.200 người Israel thiệt mạng và hơn 200 người bị bắt. con tin.

Israel cho biết đang hành động để tiêu diệt Hamas, cho rằng nhóm này gây ra mối đe dọa chết chóc đối với sự tồn tại của nhà nước Do Thái. Cuộc tấn công ban đầu của Hamas và cuộc chiến tiếp theo của Israel trở thành giai đoạn đẫm máu nhất trong cuộc xung đột rộng lớn hơn giữa Israel và Palestine kéo dài hàng thập kỷ.

Israel và Hezbollah tiếp tục giao tranh qua biên giới 

04/12/2023 

Reuters 

Một đợt pháo kích của Israel vào miền nam Lebanon hôm 17/11.

Một đợt pháo kích của Israel vào miền nam Lebanon hôm 17/11. 

Israel và phiến quân Hezbollah hôm 3/12 đã giao tranh qua biên giới Israel-Lebanon ngày thứ ba liên tiếp, và Israel cho biết một số binh sĩ của họ bị thương, sau khi thỏa thuận ngừng bắn giữa nước này và phiến quân Hamas ở Gaza sụp đổ.

Quân đội Israel cho biết các binh sĩ của họ “bị thương nhẹ” khi một tên lửa chống tăng từ Lebanon bắn trúng một phương tiện vũ trang ở khu vực Beit Hillel, miền bắc Israel.

Tuyên bố của quân đội cho biết lực lượng Israel đã nã pháo đáp trả.

Hezbollah được Iran hậu thuẫn cho biết họ đã nhắm mục tiêu vào một số vị trí của Israel bằng cái mà họ gọi là “vũ khí thích hợp”.

Sau khi nổ ra cuộc chiến tranh Hamas-Israel vào ngày 7 tháng 10, Hezbollah đã tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa gần như hàng ngày vào các vị trí của Israel ở biên giới trong khi Israel tiến hành các cuộc không kích và pháo binh ở miền nam Lebanon. 

Nhưng biên giới phần lớn yên tĩnh trong thời gian ngừng bắn kéo dài một tuần ở Gaza, vốn đã sụp đổ hôm 1/12.

Đây là cuộc giao tranh tồi tệ nhất kể từ cuộc chiến năm 2006 giữa Israel và Hezbollah, một đồng minh của Hamas.

Theo báo cáo, chỉ hơn 100 người ở Lebanon đã thiệt mạng trong các cuộc xung đột, 83 người trong số họ là chiến binh Hezbollah. Hàng chục nghìn người đã phải chạy khỏi hai bên biên giới.

Động đất 7.5 độ làm rung chuyển Philippines, khơi ra cảnh báo sóng thần 

03/12/2023 

Reuters 

Mindanau Philippines

Mindanau Philippines 

Một trận động đất có cường độ ít nhất 7,5 độ richter làm rung chuyển đảo Mindanao ở miền nam Philippines vào cuối ngày thứ Bảy, dẫn tới lệnh sơ tán đối với một số khu vực của đất nước và các bờ biển phía tây nam Nhật Bản vì cảnh báo sóng thần cao 1 mét hoặc hơn.

Cơ quan Địa chấn và Núi lửa Philippines (Phivolcs) cho biết sóng có thể ập vào Philippines vào nửa đêm (16:00 GMT) và tiếp tục trong nhiều giờ, dù không có báo cáo ban đầu về thiệt hại đáng kể do sóng vào thời điểm đó.

Hệ thống Cảnh báo Sóng thần Hoa Kỳ cho biết có thể có sóng cao tới 3 mét so với mức thủy triều dâng cao thông thường dọc theo một số bờ biển Philippines, dù sau đó họ nói không có nguy cơ xảy ra sóng thần.

“Dựa trên tất cả các dữ liệu có sẵn… mối đe dọa sóng thần từ trận động đất này hiện đã qua,” cơ quan này cho biết.

Phivolcs nói người dân sống gần bờ biển các tỉnh Surigao Del Sur và Davao Oriental nên “sơ tán ngay lập tức” hoặc “di chuyển xa hơn vào đất liền”.

“Các tàu thuyền đã hoạt động trên biển trong thời gian này nên ở ngoài khơi ở vùng nước sâu cho đến khi có thông báo thêm,” cơ quan này nói.

Hai tỉnh này phần lớn là nông thôn và không có mật độ dân cư đông đúc, không giống như các vùng khác của Philippines.

Đài truyền hình NHK của Nhật Bản cho biết sóng thần cao tới 1 mét dự kiến sẽ tràn tới bờ biển phía tây nam Nhật Bản vào lúc 1 giờ 30 phút sáng Chủ nhật (16h30 GMT thứ Bảy).

Phivolcs nói họ không dự kiến thiệt hại đáng kể từ trận động đất nhưng cảnh báo về các dư chấn.

Khu vực này đã hứng chịu hơn chục dư chấn, trong đó dư chấn lớn nhất có cường độ 6,4 độ richter, theo Trung tâm Địa chấn Châu Âu-Địa Trung Hải (EMSC),

Động đất thường xuyên xảy ra ở Philippines, quốc gia nằm trên “Vành đai Lửa” với nhiều núi lửa bao quanh Thái Bình Dương và có nhiều hoạt động địa chấn.

Thủ lĩnh biểu tình Agnes Chow sẽ không về Hong Kong trình diện theo lệnh

Tác giả, Vicky Wong

Vai trò, BBC News

04/12/2023

Reuters

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh, 

Agnes Chow-Châu Đình đã sang Canada sau khi được cấp lại hộ chiếu 

Nhà hoạt động ủng hộ dân chủ Hong Kong Châu Đình (Agnes Chow) nói cô sẽ không ra trình diện theo lệnh tại ngoại hầu tra, và sẽ không trở về nhà từ Canada, nơi cô đang theo học.

Cô bị tù năm 2020 vì tham gia các cuộc biểu tình chống chính phủ năm 2019, và đã được thả vào năm 2021.

Nhưng hiện cô vẫn đang bị điều tra về tội “thông đồng với các thế lực nước ngoài nhằm gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia”.

Truyền thông địa phương đưa tin cảnh sát Hong Kong “lên án mạnh mẽ” hành động của nhà hoạt động 27 tuổi.

Cảnh sát cũng kêu gọi cô đừng “đi theo con đường không thể quay lại bằng cách làm một kẻ đào tẩu đến hết đời”, đài truyền hình TVB của Hong Kong nói trong một tường thuật hôm thứ Hai.

Trong hai bài đăng trên Instagram hôm Chủ nhật nhân dịp sinh nhật lần thứ 27 của mình, Châu Đình tiết lộ rằng cô đã được một trường đại học ở Toronto nhận vào từ hồi đầu năm nay. Cô đã tới Toronto vào giữa tháng 9.

Nhưng để lấy lại hộ chiếu, hồi tháng 8, cô đã phải chấp nhận đi một chuyến tới Trung Quốc đại lục, với năm cảnh sát đi kèm – một chuyến đi mà cô không có quyền từ chối.

“Tôi cảm thấy như mình bị theo dõi mọi lúc mọi nơi,” cô viết.

Cô nói rằng cô đã bị bắt xem một cuộc triển lãm về những thành tựu của Trung Quốc kể từ thời cải cách và mở cửa đất nước hồi cuối thập niên 1970, và trụ sở của công ty công nghệ Tencent, nơi cô được yêu cầu tạo dáng chụp ảnh.

“Nếu tôi giữ im lặng, những bức ảnh đó một ngày nào đó có thể trở thành bằng chứng cho “lòng yêu nước” của tôi – một nỗi sợ hãi rất hiện hữu.”

Cô Châu Đình cho biết khi trở về Hong Kong, cô cũng được yêu cầu ký vào những lá thư bày tỏ sự hối hận về tất cả các hành động chính trị trong quá khứ của mình, đồng thời cảm ơn cảnh sát đã tổ chức chuyến đi để cô có thể biết về “những phát triển kỳ diệu của đất mẹ”.

Châu Đình được trông đợi sẽ lại trình diện cảnh sát vào cuối tháng này vì cô vẫn đang bị điều tra liên quan đến phiên tòa xét xử ông trùm truyền thông ủng hộ dân chủ Jimmy Lai với cáo buộc “thông đồng với các thế lực nước ngoài” nhằm gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia Trung Quốc. Về mặt pháp lý, cô gái vẫn chưa bị khởi tố.

Cô cho biết quyết định ra đi được đưa ra sau nhiều cân nhắc về “tình hình ở Hong Kong, về an toàn cá nhân của tôi, về sức khỏe thể chất và tinh thần của tôi”.

“Có lẽ tôi sẽ vĩnh viễn không thể trở lại Hong Kong ,” cô Châu nói thêm.

Cô Châu Đình là một trong những gương mặt nổi bật nhất của phong trào dân chủ ở Hong Kong.

Cô còn được mệnh danh là “Hoa Mộc Lan đời thực”, tên gọi một nữ anh hùng huyền thoại của Trung Quốc, người đã ra trận để cứu nước, cứu nhà.

Năm 2020, cô được giới thiệu trong danh sách 100 Phụ nữ của BBC, danh sách nêu tên 100 phụ nữ có ảnh hưởng và truyền cảm hứng trên khắp thế giới hàng năm.

Theo chỉ đạo từ Bắc Kinh, chính quyền Hong Kong đã đàn áp các nhà hoạt động dân chủ trong thành phố kể từ khi các cuộc biểu tình chống chính phủ nổ ra vào năm 2019, mà đỉnh điểm là việc thực thi luật an ninh quốc gia gây tranh cãi năm 2020.


Tags: , ,

Comments are closed.