29/12/2024
Lời người post: Xiconomics là danh từ ám chỉ “economic của Xi” tức là “kinh tế của Tập Cận Bình”, người đứng đầu Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST)
Đây là bản dịch từ tác giả Junhua Zhang: Tiến sĩ Zhang là nhân viên cao cấp tại Viện Nghiên Cứu Châu Á Châu Âu. Giáo sư khoa học chính trị tại Khoa Quan Hệ Quốc Tế của Đại học Thượng Hải và Đại học Chiết Giang trong 10 năm.
Hiện ông đang sống tại Đức là giáo sư thỉnh giảng về Nghiên cứu Châu Á tại Đại Học Berlin, cố vấn Hội Đồng Gerson Lehrman. Zhang là biên tập viên của báo Neue Zürcher Zeitung ở Đức từ năm 2006. Ông là tác giả của nhiều bài bình luận có giá trị về kinh tế và chính trị tại Trung Cộng.
Phiên dịch: Hoàng Long
Tập Cận Bình ngoan cố tuân thủ các chính sách sai lầm kinh tế có nhà nước chủ đạo núp dưới danh xưng Kinh Tế Thị Trường Xã Hội Chủ Nghĩa đặc sắc Trung Quốc (Socialist Market Economy with Chinese Characteristics). Nó tác hại đến kinh tế toàn cầu vì trong nhiều thập niên tăng trưởng lên xuống bất bình thường của nền kinh tế thứ hai thế giới.
Có thể tóm lại kinh tế của Trung Cộng bị những vướng mắc:
– Hệ tư tưởng của nhà lãnh đạo Trung Cộng ngăn cản đầu tư nước ngoài và chi tiền cho khu vực kinh tế nhà nước.
– Bong bóng bất động sản bị vỡ và nợ, nhà cầm quyền địa phương quá mức đe dọa sự tăng trưởng kinh tế tư nhân.
– Xử dụng các ngành công nghiệp tối tân là động lực giúp ổn định nền kinh tế.
Kể từ khi Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình xé bỏ luật pháp của Trung Cộng tự bước vào nhiệm kỳ thứ ba, Tập chú tâm đánh bóng bản thân như một nhà lãnh đạo toàn năng. Ông muốn người dân Trung Cộng học hỏi những “lý thuyết” của mình, đặc biệt là lý thuyết kinh tế. Gần đây, trong Hội Nghị Thượng Đỉnh BRICS ở Nam Phi vào những ngày 22-24 tháng 8 năm 2023, Tân Hoa Xã đã tổ chức một cuộc họp báo về kinh tế của Tập Cận Bình (Xiconomic) cho những người tham dự tại đó. Cuộc họp chính là nhắm vào các chính trị gia tại Phi châu để quảng bá các lý thuyết của nhà lãnh đạo Trung Cộng. Đây là một sự khôi hài đến mức trớ trêu!
Xiconomics – một hỗn hợp của những mâu thuẫn chết người:
Nhiều người ở phương Tây đã đặt kỳ vọng vào Tập khi mới lên nắm quyền tại Trung Cộng vào tháng 11/2012. Do những mô tả đánh bóng bài phát biểu kinh tế của Tập là Xiconomics. Tuy nhiên, theo thời gian, rõ ràng lý thuyết kinh tế của Tập là một mớ hỗn hợp của những mâu thuẫn đầy sai lầm.
Lý thuyết kinh tế kép của Tập cho rằng Trung Cộng vừa mở cửa giao dịch với thế giới vừa tập trung vào việc củng cố chuỗi cung ứng trong nước và tự cung, tự cấp. Thoạt nhìn, có vẻ như không có gì sai với chiến lược này cả vì nó tập trung vào thị trường trong nước và tăng cường tiêu dùng nội địa. Việc ông ủng hộ “tạo ra sự thịnh vượng chung” có vẻ là điều đúng đắn.
Nhưng nếu xét kỹ các chỉ thị chi tiết khai triển lý thuyết trên mà Tập đã đưa ra cho các khu vực kinh tế trong nước thì các vết nứt lộ ra ngay lập tức. Ví dụ như thị trường bất động sản: Tập Cận Bình có chỉ thị rất rõ ràng là “nhà không phải để đầu cơ”, đồng nghĩa nhà nước cấm mọi đầu cơ trong lĩnh vực địa ốc. Thực tế là đối với một quốc gia mà 70 phần trăm gia đình đã sở hữu nhà ở riêng và diện tích nhà ở bình quân đầu người đã đạt 40 m2, thì nguồn cung bất động sản ở Trung Cộng vượt xa nhu cầu. Tại Trung Cộng giống như tại Việt Nam đất đai thuộc quyền quản lý của nhà nước; tất cả đất đai được coi là thuộc sở hữu nhà nước, nghĩa là nhà nước kiểm soát mọi quyền sử dụng đất. Điều đó đã đem đến thảm họa việc nhà cầm quyền địa phương có quyền bán đất vô trách nhiệm đưa đến kết quả là Trung Cộng có nhiều bất động sản hơn nhu cầu của người dân.
Năm 2021, nhà cầm quyền địa phương ở Trung Cộng thu được 40% tài chánh từ việc bán đất. Nhà cầm quyền địa phương tăng giá đất mạnh, đó là giá bất động sản, vì nhà cầm quyền địa phương xử dụng đất giá cao làm thế chấp vay vốn từ các ngân hàng địa phương. Nợ nần chồng chất cho nhà cầm quyền địa phương do sự gia tăng gần như không giới hạn việc thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng mà không đem lại lợi ích người dân. Goldman Sachs ước tính điều này đã khiến nợ của nhà cầm quyền địa phương Trung Cộng lên tới 23 nghìn tỷ USD.
Kinh tế của Tập Cận Bình có sai sót ở chỗ ông không cố gắng giải quyết tận gốc rễ của vấn đề, đó là điều tối kỵ đối với kinh tế Tây phương. Thay vào đó, ông lặp lại các khẩu hiệu như Mao. Tài sản nhà ở chiếm khoảng 70% tài sản của các gia đình Trung Cộng, và bất động sản chiếm 14% tổng sản lượng quốc gia (GDP) trong năm 2022. Một khi ngành này bị suy thoái mọi việc đã an bài.
Nhiều nhà cầm quyền địa phương, vốn từng dựa vào bất động sản để hỗ trợ các dự án của địa phương mình khi bong bóng bất động sản tan vỡ thì họ rơi vào khủng hoảng. Đến nỗi ở một số vùng, lương của giáo viên, lương của nhân viên hoạt động cho phương tiện giao thông công cộng, lương nhân viên thành phố hoặc cảnh sát công cộng cũng không được trả. Hiện tại, các quan chức Trung Cộng phân loại 14 tỉnh thành đang trong tình trạng khủng hoảng này.
Hệ thống của Trung Cộng cũng có khiếm khuyết trong cách phân biệt đối xử với các doanh nghiệp tư nhân để ưu tiên cho các doanh nghiệp nhà nước (SOE/State-owned enterprise); điều này đặc biệt rơi vào thời kỳ cai trị của Tập Cận Bình. Các công ty tư nhân là những đơn vị đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng GDP của quốc gia, giúp tăng thêm việc làm và tăng số lượng sản xuất của nhà nước để xuất khẩu. Theo ước tính chung, Trung Cộng phải đạt ít nhất mức tăng trưởng GDP đến 6% để duy trì lực lượng lao động hiện tại. Nhưng hiện nay mức tăng trưởng GDP của Trung Cộng dưới 6%. Như vậy việc khuyến khích các công ty tư nhân là điều kiện tiên quyết để đạt được mức tăng trưởng cần và đủ. Nhưng Xiconomic làm ngược lại đàn áp kinh tế tư nhân và chi bơm thêm tài chánh cho các công ty quốc doanh!.
Xiconomic của Tập chủ trương rằng các doanh nghiệp nhà nước là “trụ cột của chủ nghĩa xã hội” đó là một khía cạnh quan trọng trong lý thuyết kinh tế của Tập. Đó là lý do tại sao nhà nước đã đầu tư rất nhiều vào các công ty quốc doanh thông qua bơm tiền trợ cấp liên tục. Do sự phân biệt đối xử với các công ty tư nhân, bao gồm cả việc đàn áp các ngành tư vấn, tình trạng thất nghiệp đã lan tràn ở Trung Cộng. Tỷ lệ việc làm của sinh viên tốt nghiệp đã giảm mạnh, và đuổi việc ở nhiều công ty gây tổn hại đến sức mua. Kết quả là làm mất lòng tin vào nhà nước tức chán ngấy Xiconomic.
Hỉnh chứng minh: Phần trăm nợ của chính quyền địa phương ở Trung Cộng vượt quá 60% so với chuẩn mực toàn cầu
Quan điểm lỗi thời về nền kinh tế Xã Nghĩa còn lại:
Nền kinh tế Trung Cộng đã chúi mũi đi xuống kể từ khi chính sách “Zero-Covid” kết thúc vào ngày 08/02/2023. Gốc rễ của sự suy thoái là thiếu chính sách đồng nhất và toàn diện thân thiện với thị trường và dựa trên pháp quyền.
Tập Cận Bình là một nhà lãnh đạo độc đoán, không đặt phúc lợi của người dân lên trên. Ví dụ, các giới chức Đảng Cộng sản Tàu (ĐCST) theo lệnh Tập đã nhiều lần bác bỏ thông lệ “cung cấp tiền cho dân để kích thích tiêu dùng”. Về thực tế, nếu nhà nước Trung Cộng chuyển 1 – 1.5% GDP của họ cho người dân tiêu dùng nhằm kích thích kinh tế thì nền kinh tế Trung Cộng có thể tăng trưởng đáng kể. Việc Tập thúc đẩy các doanh nghiệp quốc doanh và hy sinh khu vực tư nhân chứng tỏ sự tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc lỗi thời của Cộng Sản, mặc dù Tập có bằng tiến sĩ kinh tế mà vi phạm các hiểu biết kinh tế cơ bản.
Tuy nhiên, một trong những lợi thế của Tập là ông có thể đột ngột thay đổi hướng đi và làm theo lời khuyên của các chuyên gia, khi toàn bộ nền kinh tế nguy ngập. Ví dụ dễ thấy nhất là việc ông đột ngột dừng chính sách “Zero-Covid” mà ông đã ra lệnh thực hiện. Thấy nền kinh tế Trung Cộng đang suy thoái nghiêm trọng, Tập đột nhiên chấm dứt và không có bất kỳ lời giải thích nào cả.
Hình chứng minh: Thu nhập từ việc bán đất của chính quyền địa phương ở Trung Cộng đã giảm kể từ năm 2022. Biểu đồ cho thấy mức giảm số âm đến năm 2023 là -36.2%
Khi nào thì “quả bom hẹn giờ” sẽ phát nổ?
Tổng thống Hoa Kỳ Biden gần đây đã có nói nền kinh tế Trung Cộng là “quả bom hẹn giờ’”, có thể phát nổ bất cứ lúc nào. Điều này sẽ có tác động xấu rất lớn đến kinh tế thế giới. Tăng trưởng kinh tế của Trung Cộng chiếm khoảng 30 phần trăm tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Đầu tiên, có một cảm giác cảnh giác trong hệ thống độc tài của Trung Cộng. Sự bảo vệ sống còn của Đảng Cộng Sản là tối thượng. Khi nhà nước cảm thấy quyền hạn bị đe dọa thì lập tức họ thực hiện mọi biện pháp để cứu Đảng nằm trong dự tính của Bộ Chính ĐCST, chẳng hạn như kế hoạch gần đây của Trung Cộng cho phép các nhà cầm quyền địa phương phát hành 1.500 tỷ nhân dân tệ trái phiếu tài chính đặc biệt nhằm giúp 12 khu vực trả nợ. Đây là giải pháp tạm thời có thể là sự cứu ở phút chót. Về lâu, về dài không bền vững.
Nền kinh tế Trung Cộng có những biện pháp cứu chữa. Như nhà cầm quyền địa phương đang thiếu tiền mặt nhưng lại giàu tài sản đất đai. Năm 2021, tài sản ròng của các quốc doanh tài chính lên tới 76.600 tỷ nhân dân tệ. Nếu Tập có thể thay đổi suy nghĩ từ việc chỉ ủng hộ các doanh nghiệp nhà nước chuyển sang giúp tư nhân hóa một số tài sản nhà nước, Trung Cộng có thể giải quyết giúp các doanh nghiệp tư nhân phát triển.
Trung Cộng cũng đang nhanh chóng cải thiện năng lực nghiên cứu khoa học của mình để ước ao trở thành quốc gia dẫn đầu trong các ngành công nghiệp mới, như xe điện và kỹ thuật công nghệ tái tạo. Trí tuệ nhân tạo, trí tuệ thông minh AI, y sinh học,… Tuy nhiên, những phát triển này sẽ chỉ giải cứu một phần vấn đề thất nghiệp chứ không làm tăng trưởng về sức mua của 1,4 tỉ dân.
Theo nhà phân tích nổi tiếng Vương Văn, Trung Cộng đang phải đối mặt với “tình hình tồi tệ hơn bất kỳ điều gì mà nước này từng chứng kiến trong hơn 40 năm qua”. Ví dụ, theo bản tin lao động của Trung Cộng, căng thẳng xã hội đã gây ra hơn 140 cuộc đình công tại các nhà máy trên khắp cả nước trong năm tháng đầu năm 2024. Bắc Kinh vẫn giữ các công cụ cố hữu trong tay để đàn áp các cuộc nổi dậy không cần giải thích.
Tóm lại, Tập không muốn thúc đẩy tự do hóa kinh tế tư nhân. Tập không có một chương trình bền vững. Tập cũng thiếu sự sáng suốt và lòng dũng cảm để thực hiện các cải cách to lớn đối với hệ thống kinh tế phi thị trường, đặc biệt là thay đổi các quốc doanh. Nói cách khác, trong khuôn khổ mô hình kinh tế hiện tại của Trung Cộng, việc mong đợi bất kỳ sự thay đổi lớn nào là vô ích, do đó khánh kiệt kinh tế của Trung Cộng là điều chờ thời gian như “bom nổ hẹn giờ”. Các công ty phương Tây phải chuẩn bị cho điều đó vì dù muốn dù không thì Trung Cộng đang đứng thứ hai vể kinh tế toàn cầu.
Chính quyền Trung Cộng đã cố tình làm cho dữ liệu kinh tế của họ trở nên nghi ngờ. Ví dụ, nhà nước Trung Cộng đã ngừng công bố dữ liệu về tỷ lệ thất nghiệp đối với những người trong độ tuổi từ 25 – 59. Sự nghi ngờ này không có lợi cho các doanh thương nước ngoài nhảy vào đầu tư tại Trung Cộng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Cộng hiện đã giảm xuống mức thấp nhất từ 40 năm nay..
Theo một cuộc thăm dò của Phòng Thương Mại Liên Minh Châu Âu tại Trung Cộng, cứ 10 công ty thì có một công ty đang chuyển đầu tư ra khỏi Trung Cộng, trong khi cứ năm công ty thì có một công ty đang trì hoãn hoặc cân nhắc rút vốn đầu tư. Cuộc khảo sát tương tự cũng cho thấy 2/5 khách hàng hoặc nhà cung cấp Trung Cộng đang chuyển vốn đầu tư ra khỏi Trung Cộng.
Chuyện gì sẽ xẩy ra khi quả bom hẹn giờ kích hoạt:
Đá tảng của nền kinh tế là bất động sản. Ngành này có mối quan hệ trực tiếp với mức tiêu dùng của người dân Trung Cộng và sự phát triển của ngành công nghiệp. Các vấn đề bất động sản hiện tại của Trung Cộng cuối cùng không thể giải quyết được. Nhà ở dư thừa vẫn là một căn bệnh nan y và sức mua suy giảm trầm trọng buộc nền kinh tế của quốc gia này sẽ bi lao xuống dốc không thắng.
Kịch bản tồi tệ nhất: Hình ảnh vĩ đại của Tập Cận Bình đang nhanh chóng mất đi vẻ hào nhoáng. Xiconomic. Nếu các biện pháp hiện nay mà Bắc Kinh đang áp dụng không hiệu quả thì một sự chuyển hướng, thông qua một cái gì đó để che khuất nó ví như như tấn công Đài Loan hoặc châm ngòi chiến tranh ở Biển Đông, sẽ trở thành một lối thoát rất có thể xảy ra. Rốt cuộc, Trung Cộng rơi vào vòng phá sản toàn diện lớn hơn bao giờ hết.