Chuyện Việt Nam Thứ Sáu 12/01/2024


Quê Hương tổng hợp


Công ty Hàn Quốc ký hợp đồng mua ô-xit đất hiếm với Việt Nam

12/01/2024

Công ty Hàn Quốc ký hợp đồng mua ô-xit đất hiếm với Việt Nam

‘Lễ ký Hợp đồng mua bán Oxit đất hiếm’ diễn ra tại Seoul vào ngày 10/1/2024. Từ trái sang: Koo Bon-gyu CEO LS Cable, Lee Sang-ho CEO LS Eco Energy, Phan Thành Muôn Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh và Nguyễn Việt Anh Đại biện lâm thời Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngLS Eco Energy 

Công ty LS Eco Engergy Ltd của Hàn Quốc hôm 10/1 thông báo việc công ty này ký hợp đồng mua ô-xit đất hiếm ở Việt Nam để đa dạng nguồn cung đất hiếm quan trọng cho các ngành công nghiệp bán dẫn và pin.

Kim loại đất hiếm hoặc ô-xit đất hiếm là một tập hợp của 17 kim loại nặng mềm màu trắng bạc và là thành phần quan trọng trong việc sản xuất nam châm vĩnh cửu dùng trong xe điện, máy phát điện gió và robot.

Theo LS Eco Energy, công ty có kế hoạch cung cấp neodymium và disprocium, được tinh chế bởi Tập đoàn Hưng Thịnh cho các công ty nam châm vĩnh cửu trong và ngoài nước. Công ty này cho biết, sản lượng cung cấp trong năm 2024 sẽ là 200 tấn và dự kiến đạt hơn 500 tấn mỗi năm từ năm 2025.

Việt Nam hiện là quốc gia có trữ lượng đất hiếm đứng thứ hai thế giới sau Trung Quốc. Trữ lượng đất hiếm của Việt Nam được ước tính khoảng 22 triệu tấn nhưng sản lượng khai thác còn rất thấp. Cả Việt Nam và Brazil, nước đứng thứ hai và thứ ba về trữ lượng đất hiếm trên thế giới chỉ có sản lượng khai thác đất hiếm mỗi năm là 1.000 tấn. Con số này của Trung Quốc là 140.000 tấn.


Ba tổ chức phi chính phủ đề nghị LHQ chất vấn Việt Nam về vi phạm tự do Internet

RFA
12/01/2024

Ba tổ chức phi chính phủ đề nghị LHQ chất vấn Việt Nam về vi phạm tự do Internet

Báo cáo về tự do internet 2019 của Freedom House: Việt Nam thuộc nhóm màu tím là nước không có tự do internet. 

Ảnh chụp màn hình freedomonthenet.org 

Ba tổ chức nhân quyền vừa có một bản đệ trình chung đề nghị Liên Hiệp Quốc đưa vào nghị trình chất vấn Chính phủ Việt Nam về những nỗ lực nhằm hạn chế các quyền tự do ngôn luận, tiếp cận thông tin và quyền riêng tư trên Internet của người dân. 

Ba tổ chức nhân quyền gồm Hiến chương 19 (Article 19), Sáng kiến Pháp lý Việt Nam (Legal Initiative for Vietnam) và Open Net công bố bản báo cáo ngày 10/1 trước khi Uỷ ban Nhân quyền Liên Hiệp quốc (LHQ) xem xét việc Việt Nam thực thi Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) trong tháng ba tới.

Ông Trịnh Hữu Long, người đồng sáng lập tổ chức Sáng kiến Pháp lý Việt Nam và là tổng biên tập của Luật Khoa tạp chí, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong tin nhắn:

“Việt Nam đang vi phạm nghiêm trọng các công ước của Liên Hiệp Quốc trong lĩnh vực quản lý Internet. Đó là điều mà công luận Việt Nam đã biết đến rộng rãi. Với sự hỗ trợ của ARTICLE 19 và Open Net, chúng tôi hy vọng những mối lo ngại về kiểm duyệt Internet, xâm phạm dữ liệu riêng tư của người dùng, cũng như việc bắt bớ, xử phạt người dùng Internet của Việt Nam sẽ được Uỷ ban Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc đưa vào nghị trình chất vấn Chính phủ Việt Nam.”

Báo cáo nói Việt Nam đang áp dụng nhiều điều luật hà khắc nhắm vào hoạt động chính trị và giới bất đồng chính kiến như Điều 109- hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, Điều 117- tuyên truyền chống Nhà nước, và Điều 331- lợi dụng quyền tự do dân chủ của Bộ luật Hình sự 2015.

Các điều luật này được sử dụng để xử phạt hành vi biểu đạt trực tuyến và hình phạt đã gia tăng đáng kể đối với hành vi phát biểu trực tuyến chỉ trích cách xử lý của Chính phủ đối với đại dịch COVID-19.

Báo cáo đưa ra dẫn chứng về việc bắt giữ và kết tội các ông Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Đình Lượng theo Điều 109; blogger của RFA Nguyễn Lân Thắng, nhà báo Phạm Đoan Trang và Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam Phạm Chí Dũng theo Điều 117; và blogger Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm), nhà báo Nguyễn Hoài Nam cùng cụ Lê Tùng Vân ở Tịnh thất bồng lai theo Điều 331 vì các hoạt động trực tuyến của họ.

Báo cáo cho rằng Luật An ninh mạng năm 2018 và Nghị định 53 ban hành năm 2022 của Chính phủ vi phạm quyền tự do ngôn luận và quyền riêng tư, cho phép các cơ quan chức năng truy cập dữ liệu mà không có sự giám sát độc lập.

Trong khi đó, Nghị định 13/2023/NĐ-CP mở rộng phạm vi giám sát của nhà nước và bắt buộc nội địa hóa dữ liệu, còn Nghị định 72/2013/NĐ-CP hạn chế các trang web xuất bản nội dung gốc và Nghị định 15/2022/NĐ-CP áp dụng hình phạt tài chính đối với hành vi phát ngôn trực tuyến bị coi là bất hợp pháp.

Chính phủ sắp công bố một nghị định mới yêu cầu đăng ký danh tính tên thật đối với người dùng trên các nền tảng truyền thông xã hội.

Bà Svetlana Zens, Giám đốc chương trình của tổ chức Hiến chương 19, nói với RFA trong tin nhắn ngày 12/1:

“Trong bối cảnh phát triển của quyền kỹ thuật số ở Việt Nam, cả các công ty công nghệ và xã hội dân sự cần phải tham gia vào một cuộc thảo luận hợp tác. Sự cân bằng mong manh giữa an ninh quốc gia và bảo vệ quyền tự do cá nhân, đặc biệt là khi đối mặt với các điều khoản hạn chế pháp lý, nhấn mạnh sự cần thiết của một cách tiếp cận đa sắc thái.

Khi chúng tôi phản ánh về những phát triển lập pháp gần đây, có cơ hội cho một cuộc đối thoại mang tính xây dựng giữa nhiều bên liên quan, bảo đảm rằng nỗ lực thực hiện các hoạt động kinh doanh có trách nhiệm phù hợp hài hòa với việc bảo vệ nhân quyền và quyền tự do Internet trong thời đại kỹ thuật số.”

Bà cho rằng điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng khung pháp lý định hình bối cảnh kỹ thuật số của Việt Nam, cụ thể là Luật An ninh mạng, Bộ luật Hình sự 2015 (các điều 109, 117 và 331) cùng Nghị định 13/2023/NĐ-CP.

“Đây là thách thức đối với xã hội dân sự và doanh nghiệp có trách nhiệm để hoạt động và thịnh vượng trong môi trường pháp lý không cung cấp các biện pháp bảo vệ cho các chủ thể của mình,” bà nói.

Ba tổ chức nhân quyền khuyến nghị, trong kỳ họp lần thứ 140 tới trong thời gian từ ngày 4/3 đến 28/3, Hội đồng Nhân quyền LHQ cần hỏi khi nào Nhà nước Việt Nam sửa đổi các điều luật mơ hồ của Bộ luật Hình sự vốn được sử dụng để đàn áp tự do ngôn luận và đã bị cộng đồng quốc tế chỉ trích từ nhiều năm qua cũng như liệu Hà Nội có kế hoạch phóng thích những người bị bỏ tù vì các điều luật trên hay không.

LHQ cũng cần chất vấn Hà Nội về các quy định buộc các công ty công nghệ lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam, buộc các trang mạng phải xoá bỏ các bài viết có nội dung “độc hại” cho chế độ và cung cấp dữ liệu của người dùng, cũng như buộc người dùng phải công khai danh tính.

Pháp luật Việt Nam phải tuân thủ các quy định về quyền con người trong các công ước quốc tế mà Việt Nam là quốc gia thành viên, báo cáo nói.


Lãnh đạo CS Việt Nam dự kiến không tiếp quốc khách giữa lúc có lo ngại về sức khỏe 

12/01/2024 – Reuters 

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Hà Nội hôm 12/12/2023. (Nhac Nguyen/Pool via AP)

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Hà Nội hôm 12/12/2023. (Nhac Nguyen/Pool via AP) 

Có tiên liệu là vào ngày 12/1, người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ không có hoạt động liên quan đến chuyến thăm cấp nhà nước thứ hai của một nhà lãnh đạo nước ngoài tới Hà Nội trong vòng chưa đầy một tuần, giữa lúc có những lo ngại về sức khỏe của ông.

Ông Trọng, 79 tuổi, người nắm quyền lãnh đạo đảng từ năm 2011, là nhà lãnh đạo quyền lực nhất trong hệ thống chính trị độc đảng của Việt Nam và thường xuyên tiếp đón các quan chức nước ngoài đến thăm trong các cuộc gặp riêng.

Tuy nhiên, ông dự kiến sẽ không gặp Tổng thống Indonesia Joko Widodo trong chuyến thăm cấp nhà nước vào thứ Sáu 12/1, theo dự thảo chương trình nghị sự của Bộ Ngoại giao Việt Nam và Văn phòng Tổng thống Indonesia.

Ông Trọng cũng không có tên trong danh sách lãnh đạo Việt Nam tiếp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone vào cuối tuần trước.

Ông đã không xuất hiện trước công chúng kể từ ngày 26/12/2023, khi ông gặp người đứng đầu Đảng Cộng sản Nhật Bản Kazuo Shii tại Hà Nội.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã không trả lời ngay lập tức khi được đề nghị đưa ra bình luận về sức khỏe của ông Trọng.


Dự báo thị trường bán dẫn Việt Nam cán mốc 8,1 tỷ USD năm 2028

Việt Hưng – 10/01/2024

” Khả năng lớn của Việt nam..: Việt Nam cùng với các nước như Malaysia, Singapore, Thái Lan là nơi đặt trụ sở của nhiều nhà máy đóng gói vi mạch lớn, cung cấp 30-40% đóng gói sản phẩm vi mạch bán dẫn trên toàn cầu”.

Thị trường bán dẫn Việt Nam sẽ cán mốc 8,1 tỷ USD

Thị trường bán dẫn Việt Nam sẽ cán mốc 8,1 tỷ USD

TheLEADER: Việt Nam cùng với các nước như Malaysia, Singapore, Thái Lan là nơi đặt trụ sở của nhiều nhà máy đóng gói vi mạch lớn, cung cấp 30-40% đóng gói sản phẩm vi mạch bán dẫn trên toàn cầu.

Theo Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Hoa Kỳ SIA, để làm ra một chip bán dẫn, có 3 khâu cơ bản gồm: thiết kế, sản xuất, và cuối cùng là kiểm định – đóng gói.

Trong đó khâu thiết kế chiếm khoảng 53% giá trị trong chip, khoảng 24% ở khâu sản xuất và 6% còn lại ở khâu kiểm định – đóng gói. Việt Nam hiện chủ yếu tập trung vào khâu có giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi là khâu kiểm định – đóng gói.

Để phát triển ngành bán dẫn, Việt Nam có hai lựa chọn: một là nâng cấp lên khâu thiết kế – sản xuất còn bỏ ngỏ; hai là tiếp tục mở rộng trong khâu lắp ráp – đóng gói và kiểm định. 

Dù tập trung vào lựa chọn nào, thì việc đáp ứng được những yêu cầu của ngành bán dẫn là không hề dễ dàng. Trong bối cảnh thuế tối thiểu toàn cầu có hiệu lực từ đầu năm nay, các doanh nghiệp nước ngoài không còn quan tâm đến ưu đãi về thuế mà quan tâm đến các chính sách ưu đãi, hỗ trợ tổng thể, trong đó cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.

Hiện Đông Nam Á đang được xem là cứ điểm quan trọng trên bản đồ bán dẫn toàn cầu. Các chuyên gia nhận định, việc đáp ứng được hạ tầng và nhân lực cho ngành bán dẫn là rất quan trọng.

Việt Nam cùng với các nước như Malaysia, Singapore, Thái Lan là nơi đặt trụ sở của nhiều nhà máy đóng gói vi mạch lớn, cung cấp 30-40% đóng gói sản phẩm vi mạch bán dẫn trên toàn cầu.

Thị trường bán dẫn Việt Nam được dự đoán sẽ đạt 8,1 tỷ USD vào năm 2028, đạt tốc độ tăng trưởng 12,6% trong giai đoạn 2023-2028, theo báo cáo của Tập đoàn IMARC

Báo cáo cho biết, vật liệu bán dẫn được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp khác nhau trên khắp Việt Nam và quy mô thị trường hiện đạt 3,8 tỷ USD vào năm 2022.

Khi nhu cầu về thiết bị điện tử tiếp tục tăng trên toàn cầu, các cơ sở sản xuất cần tăng khối lượng sản xuất để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Sự gia tăng sản xuất này đòi hỏi sự gia tăng tương ứng về vật liệu bán dẫn để chế tạo các linh kiện điện tử.

Hơn nữa, để duy trì lợi thế cạnh tranh, các nhà sản xuất thiết bị điện tử thường xuyên áp dụng các công nghệ mới nhất, thường yêu cầu các vật liệu mới có đặc tính nâng cao.

Ngoài ra, các công ty bán dẫn Việt Nam đang kết hợp bao bì 3D để duy trì tính cạnh tranh trên thị trường. Việc áp dụng các công nghệ này, chẳng hạn như cấu hình khuôn xuyên silicon và khuôn xếp chồng, đã cải thiện hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng của các thiết bị bán dẫn. Những cải tiến này cho phép tích hợp nhiều chip vào một gói duy nhất, giảm kích thước hình thức và nâng cao chức năng.

Hơn nữa, những tiến bộ công nghệ đã dẫn đến sự phát triển của các vật liệu bán dẫn tiên tiến. Những vật liệu này mang lại các đặc tính điện và nhiệt vượt trội, khiến chúng trở nên lý tưởng cho các ứng dụng hiệu suất cao trong điện tử công suất, truyền thông không dây và lĩnh vực ô tô. Các nhà sản xuất chất bán dẫn Việt Nam đang tận dụng những vật liệu này để tạo ra các thiết bị hiệu quả và đáng tin cậy hơn.

Khi ngành sản xuất điện tử của Việt Nam tập trung vào xuất khẩu, các nhà cung cấp vật liệu bán dẫn có thể thâm nhập thị trường toàn cầu thông qua quan hệ đối tác với các nhà sản xuất địa phương. Điều này mang đến cơ hội cho các nhà cung cấp đáp ứng nhu cầu quốc tế đồng thời được hưởng lợi từ bối cảnh sản xuất cạnh tranh của Việt Nam.

https://theleader.vn/du-bao-thi-truong-ban-dan-viet-nam-can-moc-81-ty-usd-nam-2028-1704799037022.htm


Hoàng Nguyên Vũ – Phá Đà Lạt đến thế này, là tội ác chứ không chỉ là sai phạm! 

Đồi Cù mượt, trải thảm xanh nhìn bất tận đến núi thiêng Langbiang, đã bị băm nát lỗ chỗ; cắm một tòa nhà sừng sững như cái thảm tận thế che khuất hẳn ngọn núi. 

Xưa nay Đà Lạt bị hãm hại từng phần, cả thành phố nhìn từ trên chen chúc như cái nghĩa địa thị thành. Nay chơi một phát chí mạng bằng cái gọi là “công trình sân gôn”, thì mới thấy cái sự phá hoại một cách khốn nạn của con người dành cho Đà Lạt thực sự đã tột đỉnh.

Ngang ngược thay, tòa nhà bốn tầng chắn núi thiêng ấy lại là nhà không phép (chứ không phải sai phép).

Còn phép của công trình thì dĩ nhiên là có. Sân gôn dành cho giới thượng lưu, tiền nhiều thế thì làm sao mà không có phép được? Phép cấp cứ cấp, tao lấn cứ lấn. Phép chỉ là cái cớ để người ta làm những thứ ngông nghênh nhất và rồi bằng công thức quen thuộc: Tiền sẽ giải quyết tất cả.

Những kẻ này đã nghiễm nhiên biến đồi Cù thành sân nhà, tự phá thêm 17.000 m2 để xây tòa nhà sừng sững ấy. Chưa kể toà nhà phía sau cộng thêm 3.000m2 nữa, tổng là 20.000.

Tự phá 20.000 m2 của đồi Cù để xây nhà cao tầng, đồi Cù còn lại gì?

Đồi Cù xanh mơn vào mùa Xuân và hồng rực cỏ hồng vào mùa Thu, quyến rũ giữa một Đà Lạt thơ mộng bên hồ Xuân Hương, một chút thiên nhiên tô điểm cho thành phố sương mù. Xưa người Pháp cũng xây sân gôn nhưng họ làm gì thì nó vẫn còn đó bao năm qua. Nay người Việt phá như thế nào, thì không cần nói ra, chỉ cần nhìn cũng hiểu.

Trước giờ tôi cứ nghĩ, người ta phá Đà Lạt bằng hàng triệu khối bê tông, cắt xẻ đồi, cắt xẻ rừng thông, cắt xẻ thiên nhiên đặc thù rồi cấy vào đó lớp lớp bê tông khiến một Đà Lạt bị biến dạng đã là quá đáng lắm rồi.

Nay, phá ngang nhiên trên đồi Cù, một biểu tượng được ví như trái tim Đà Lạt như thế, thì đó thực sự là tội ác, chứ không phải là sai phạm nữa.

Chủ tịch Lâm Đồng, một trong những kẻ phá Đà Lạt đã bị bắt, tôi hy vọng những kẻ gieo tội ác phá Đà Lạt khác cũng sẽ phải đền tội.

Và cấp bách, là hủy ngay công trình đang hãm hại đồi Cù ấy. Trước khi quá muộn!


Tổng thống Indonesia Jokowi thăm Việt Nam, thảo luận về an ninh Biển Đông, ô tô điện 

12/01/2024 – Reuters 

Tổng thống Indonesia Joko Widodo (trái) và Chủ tịch nước Việt Nam tại Hà Nội, ngày 12/1/2024. (Photo: AFP/Nhac NGUYEN)

Tổng thống Indonesia Joko Widodo (trái) và Chủ tịch nước Việt Nam tại Hà Nội, ngày 12/1/2024. (Photo: AFP/Nhac NGUYEN) 

Tổng thống Indonesia Joko Widodo, còn có tên khác là Jokowi, hôm 12/1 gặp các nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Hà Nội nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai đối tác Đông Nam Á về an ninh Biển Đông và thương mại, theo Reuters.

Trước chuyến đi của ông Jokowi, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết nước này sẵn sàng hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á khác để hoàn tất bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông bị trì hoãn từ lâu, trong bối cảnh căng thẳng với Bắc Kinh trên tuyến đường biển trong vòng tranh chấp.

Chuyến thăm Hà Nội của ông Jokowi là một phần trong chuyến công du đến một số nước Đông Nam Á, bao gồm điểm dừng trước đó ở Philippines và chuyến thăm dự kiến tới Brunei vào cuối tuần này trước cuộc bầu cử ở Indonesia vào tháng tới.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nói với các phóng viên hôm 11/1 rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam dự kiến sẽ thảo luận với ông về hợp tác về thương mại, an ninh, quốc phòng và nông nghiệp.

Dự thảo chương trình nghị sự của cả hai nước liệt kê các cuộc gặp hôm 12/1 với Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Trái với thông lệ, ông Jokowi dự kiến sẽ không gặp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng, trong bối cảnh có lo ngại về sức khỏe của nhà lãnh đạo cao tuổi.

Từ năm 2022, Việt Nam theo đuổi chiến lược tăng cường quan hệ với các cường quốc và đối tác toàn cầu, đồng thời nhắm đến mối quan hệ mạnh mẽ hơn với Indonesia.

Hồi năm 2022, hai nước đồng ý công nhận ranh giới Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nhau ở Biển Đông, một động thái được coi là đòn giáng mạnh vào Trung Quốc, quốc gia tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ tuyến đường thương mại chiến lược.

Indonesia cũng cho biết họ có kế hoạch xuất khẩu khí đốt sang Việt Nam từ các mỏ khí đốt ở Biển Đông.

Một quan chức Việt Nam cho hay ông Jokowi dự kiến sẽ thảo luận với Việt Nam về tiến trình thực hiện Bộ quy tắc ứng xử (COC) ở Biển Đông và các cách thức để thúc đẩy COC.

Bộ quy tắc ứng xử Đông Nam Á sẽ được coi là một đòn giáng khác vào Trung Quốc.

Bắc Kinh và các quốc gia Đông Nam Á từ năm 2002 đã cố gắng thiết lập một khuôn khổ đàm phán về COC, nhưng tiến độ vẫn chậm chạp bất chấp cam kết của tất cả các bên nhằm xúc tiến và đẩy nhanh quá trình này.


Giám đốc Việt Á bị tuyên 29 năm tù, cựu Bộ trưởng Y tế 18 năm 

12/01/2024 – VOA Tiếng Việt 

Cựu bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và cựu Bộ trưởng Khoa học-Công nghệ Chu Ngọc Anh là hai trong số ba ủy viên trung ương Đảng bị xộ khám trong vụ Việt Á

Cựu bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và cựu Bộ trưởng Khoa học-Công nghệ Chu Ngọc Anh là hai trong số ba ủy viên trung ương Đảng bị xộ khám trong vụ Việt Á 

Tổng giám đốc Việt Á bị tuyên mức án gần kịch khung trong khi tất cả các bị cáo còn lại đều nhận mức án thấp hơn khung hình phạt quy định cho các tội danh, theo bản án vừa được Tòa án Hà Nội tuyên hôm 12/1 trong đại án Việt Á.

Tổng cộng có 38 bị cáo đã phải ra tòa trong 10 ngày trong phiên tòa xử vụ án Việt Á nâng khống giá bộ xét nghiệm COVID-19.

Theo bản án được báo chí trong nước dẫn lại, tòa đã tuyên ông Phan Quốc Việt, lãnh đạo Việt Á, tổng cộng 29 năm tù, thấp hơn so với mức án kịch khung mà Viện kiểm sát đề nghị là 30 năm, trong đó, 14 năm tù cho tội ‘Vi phạm các quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng’ và 15 năm tù cho tội ‘Đưa hối lộ’.

Trước đó, hôm 29/12/2023, tại một phiên tòa khác của tòa án binh thủ đô về vụ gian lận trong nghiên cứu bộ xét nghiệm COVID-19 xảy ra tại Học viện Quân y, Phan Quốc Việt đã bị tuyên tổng cộng 25 năm tù, trong đó 15 năm cho tội ‘Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ’ và 10 năm tù cho tội ‘Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng’.

Như vậy, trong cả hai phiên tòa, cựu tổng giám đốc Việt Á nhận mức án tổng cộng là 54 năm tù. Ngoài ra, ông Việt còn phải nộp phạt 50 triệu đồng và phải hoàn trả hơn 402 tỷ đồng cho các cơ sở y tế của 29 tỉnh, thành trên cả nước vì đã bán cho họ bộ xét nghiệm COVID-19 với giá quá cao.

Trong nhóm 6 bị cáo bị truy tố về tội ‘Nhận hối lộ’, nhận mức án nặng nhất là ông Nguyễn Thanh Long, cựu bộ trưởng Y tế, với 18 năm tù. Ông Long bị cáo buộc đã ăn hối lộ hơn 51 tỷ đồng để hợp thức hóa, cho lưu hành bộ xét nghiệm của Việt Á cũng như hiệp thương mức giá cao hơn nhiều so với giá thành sản xuất giúp Việt Á thu lợi bất chính hàng ngàn tỷ đồng.

Cùng bị kết án về tội ‘Nhận hối lộ’ với ông Long còn có Nguyễn Huỳnh, thư ký của ông Long, người làm cầu nối đưa hối lộ từ Phan Quốc Việt cho ông Long, với mức án 9 năm tù.

Ngoài ra, Nguyễn Minh Tuấn, vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và công trình y tế, Bộ Y tế, lãnh 8 năm tù; Nguyễn Nam Liên, cựu Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế, 7 năm tù; Phạm Duy Tuyến, cựu giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương, 13 năm tù; Trịnh Thanh Hùng, cựu phó vụ trưởng Vụ Khoa học-Công nghệ các ngành kinh tế-kỹ thuật, Bộ Khoa học-Công nghệ, 14 năm – tất cả đều cùng tội danh ‘Nhận hối lộ’.

Ông Nguyễn Thanh Long là một trong ba ủy viên Trung ương Đảng bị khởi tố trong vụ án – số ủy viên trung ương bị khởi tố nhiều nhất trong một vụ án từ trước đến nay. Hai ủy viên trung ương còn lại là các ông Chu Ngọc Anh, cựu Bộ trưởng Khoa học-Công nghệ, và Phạm Xuân Thăng, cựu Bí thư tỉnh Hải Dương.

Ông Chu Ngọc Anh bị tuyên án 3 năm tù cho tội ‘Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí’ do đã tạo điều kiện cho Việt Á tham gia vào đề tài nghiên cứu của Học viện Quân y. Tuy nhiên, ông Anh không bị truy tố về tội ‘Nhận hối lộ’ mặc dù có nhận của Phan Quốc Việt 200.000 đô la Mỹ mà ông Anh khai là ‘ông nhận ba lô mà không hề hay biết là có tiền trong đó’.

Về phần mình, ông Phạm Xuân Thăng nhận 5 năm tù về tội ‘Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ’.

Các quan chức khác bị kết án còn có Phạm Công Tạc, cựu thứ trưởng Khoa học-Công nghệ, đồng tội danh với ông Anh với mức án 3 năm tù và Nguyễn Văn Trịnh, cựu trợ lý phó thủ tướng Vũ Đức Đam, đồng tội danh với ông Thăng với mức án 4 năm tù.

Ngoại trừ Phan Quốc Việt, tất cả các bị cáo đều nhận mức án dưới khung hình phạt cho tội danh và mức độ phạm tội, và nhẹ hơn mức án mà Viện kiểm sát đề nghị, tờ Thanh niên cho biết. Nếu không, riêng nhóm bị cáo ‘Nhận hối lộ’ phải đối mặt với khung hình phạt từ 20 năm tù, chung thân cho đến tử hình.

Sở dĩ họ được mức án nhẹ hơn như vậy là do Tòa xác định họ ‘thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tích cực phối hợp cơ quan điều tra làm rõ vụ án, tích cực khắc phục hậu quả’, theo trang mạng VnExpress. Tại tòa, các bị cáo đều đã ‘nhận tội’.

Riêng Phan Quốc Việt bị tình tiết tăng nặng là ‘lợi dụng dịch bệnh để trục lợi’, vẫn theo VnExpress.

Các bị cáo ít nhiều đều đã nộp lại số tiền thu lợi bất chính để được giảm nhẹ hình phạt, cụ thể Phan Quốc Việt đã nộp hơn 200 triệu đồng và sổ tiết kiệm trị giá hơn 482 tỷ đồng, Nguyễn Thanh Long nộp 2,25 triệu đô la, Chu Ngọc Anh nộp 4,6 tỷ đồng…, trang mạng này cho biết.

Vụ án Việt Á là một trong các đại án điểm được Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng đứng đầu chỉ đạo.


Việt Nam: Tổng Bí thư ĐCSVN phải nhập viện sau nhiều tuần vắng mặt

Ngày 12 tháng 1 năm 2024 | 5:20 chiều GMT

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, 79 tuổi, đã nhập viện vì một căn bệnh chưa được xác định, The Straits Times đưa tin ngày 12/1. Trọng vẫn chưa xuất hiện trước công chúng kể từ ngày 23 tháng 12 năm 2023 và ông ta đã bỏ lỡ các cuộc gặp với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone vào ngày 5 tháng 1 và Tổng thống Indonesia Joko “Jokowi”; Widodo vào ngày 12 tháng 1.

Trọng là nhà lãnh đạo quyền lực nhất của Việt Nam, nhưng sự bất khiển dụng của ông ta khó có thể tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị vì những hành động của Trọng trong nhiệm kỳ thứ ba của ông ta, bắt đầu vào năm 2021, đã củng cố ảnh hưởng đối với chính phủ và các cuộc bổ nhiệm trong tương lai, do đó đã làm giảm nguy cơ bất ổn do chủ nghĩa bè phái gây ra. Nếu Trọng lâm bệnh hoặc nghỉ hưu, ông ta có thể sẽ được thay thế bởi một người kế nhiệm được lựa chọn kỹ càng từ bộ máy Đảng hoặc cơ quan an ninh, khả năng có thể bao gồm Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm và Bí thư Chấp hành Đảng Cộng sản Trương Thị Mai. 

Trọng đứng đầu cơ cấu lãnh đạo bốn trụ cột bao gồm thủ tướng, chủ tịch nước và chủ tịch Quốc hội. Với tư cách là tổng bí thư, Trọng trông coi “đốt lò” của Việt Nam; chiến dịch chống tham nhũng và chủ yếu quyết định khả năng lãnh đạo trong tương lai, dự kiến ​​sẽ chuyển giao quyền lực vào năm 2026. Trọng đang ở nhiệm kỳ thứ ba từ năm 2011, mà trước đây chưa từng xảy ra. Sức khỏe của ông ta thuộc hàng tốt nhất Việt Nam, nhưng rủi ro chính trị bắt đầu kể từ khi ông bị đột quỵ vào năm 2019. 

Theo worldview.stratfor.com


Tags: , ,

Comments are closed.