KATE BRUMBACK
Thứ Tư, ngày 5 tháng 6 năm 2024 lúc 4:32 chiều EDT· Đọc 2 phút
1/2
(more…)
407-123-4567
Independence Ave -
World
World
Zip
info@stopexpansionism.org
Câu hỏi cho các nhà lập pháp Hoa Kỳ về Ukraine
(more…)Võ Thái Hà tổng hợp
Manila triệu đại diện Trung Quốc để phản đối sự cố ở Bãi Cỏ Mây
25/3/2024 – VOA Tiếng Việt
Hình ảnh do quân đội Philippines cung cấp cho thấy tàu hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu tiếp tế của Philippine ra Bãi Cỏ Mây
(more…)Bởi Camilo Montoya-Galvez
Cập nhật vào: Ngày 19 tháng 3 năm 2024 / 2:20 chiều EDT / Tin tức CBS
Một vùng ở biên giới giữa Texas và Mexico
(more…)1 trên 7 |
Imani Mfalme chụp ảnh chân dung bên ngoài ngôi nhà của người mẹ quá cố của cô vào thứ Năm, ngày 7 tháng 3 năm 2024, tại Knoxville, Tenn. Mẹ của Mfalme mắc bệnh Alzheimer và được đưa vào chăm sóc dài hạn. Sau khi cô qua đời, tiểu bang hiện đang cố gắng đòi tài sản để trả cho việc chăm sóc đó. (Ảnh AP/Caitie McMekin)Đọc thêm
(more…)Nguồn: “Why Europe Can’t Get Its Military Act Together”, Foreign Policy, 21/02/2024
Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương
Stephen M. Walt là nhà bình luận tại tờ Foreign Policy và là Giáo sư Quan hệ Quốc tế Robert và Renée Belfer tại Đại học Harvard
28/02/2024
Châu Âu đang phải đối mặt với nhiều trở ngại trên con đường tự chủ quân sự.
(more…)Võ Thái Hà tổng hợp
TT Biden họp với lãnh đạo hai viện Quốc Hội để giải tỏa gói viện trợ cho Ukraina
Anh Vũ /RFI – 27/02/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden, hôm nay, 27/02/2024, có cuộc gặp làm việc tại Nhà Trắng với các lãnh đạo Hạ Viện của hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa nhằm giải tỏa gói viện trợ cho Ukraina trị giá 60 tỷ đô la.
Tổng thống Mỹ Joe Biden, lãnh đạo phe Dân Chủ tại Hạ Viện Hakeem Jeffries và chủ tịch Hạ Viện Mike Johnson, tại điện Capitol, Washington, ngày 01/02/2024. REUTERS – EVELYN HOCKSTEIN
(more…)Nguồn: Ross Douthat, “What the Ukraine Aid Debate Is Really About,” New York Times, 21/02/2024
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng – 26/02/2024
(more…)Bởi Rupert Wingfield-Hayes BBC News, Đài Loan
EPANgười biểu tình trước chuyến thăm của Nancy Pelosi vào năm 2022
(more…)1 trên 3 |
(more…)BỞI TARA SUTER – 25/02/24 7:00 AM ET
(more…)Cựu Tổng thống Donald Trump đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng hòa Nam Carolina, đánh bại Nikki Haley tại bang quê nhà của cô. (24 tháng 2)Video3Ảnh12BỞI
(more…)Võ Thái Hà tổng hợp
Biển Đông : Trung Quốc hủy hoại hơn 20.000 hecta rạn san hô
Thu Hằng /RFI – 23/02/2024
Trung Quốc là nước gây ra thiệt hại nặng nề nhất về sinh thái trong nhiều khu vực ở Biển Đông thông qua hoạt động nạo vét và đánh bắt hủy diệt. Trong buổi họp báo tại Manila (Philippines), được trang GMA trích dẫn ngày 22/02/2024, giới chuyên gia cho rằng « nhìn vào quy mô hiện nay, phải mất vài thập niên để các rạn san hô hồi phục » và cách duy nhất là « thuyết phục Trung Quốc ngừng hoạt động phá hủy này ».
Đảo Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa, Biển Đông với những công trình được Trung Quốc xây dựng cải tạo trên đảo, chụp ngày 20/03/2022. AP – Aaron Favila
(more…)Thanh Hà /RFI – 22/02/2024
” Cho đến nay sự hiện diện của Hải Quân Nga và Trung Quốc gần sát lãnh hải của Mỹ không phải là một mối đe dọa, nhưng thể hiện quyết tâm của trục Matxcơva – Bắc Kinh « muốn thách thức Hoa Kỳ ngoài phạm vi vùng tây Thái Bình Dương, gần sát lãnh thổ của Hoa Kỳ ». Điều đó cũng chứng tỏ là Vladimir Putin và Tập Cận Bình « không hài lòng với trật tự thế giới hiện tại » và sẵn sàng thách thức Mỹ trên biển.
Trong điều kiện đó, Peter Dombrowski, thuộc Học Viện Hải Quân Mỹ NWC và Simon Reich, thuộc Đại Học Rutgers bang New Jersey, kết luận : Cái khó đối với Mỹ trong mục tiêu « củng cố chiến lược Ấn Độ -Thái Bình Dương » là phải huy động thêm sức lực vào lúc mà tiềm năng quân sự của Hoa Kỳ đã bị chiến tranh Ukraina và xung đột ở Gaza cũng như tình hình ở Hồng Hải chi phối”.
Ảnh minh họa: Các trực thăng hạ cánh xuống hàng không mẫu hạm trong cuộc tập trận Malabar của Hải quân các nước Bộ Tứ (Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc) ngày 17/11/2020, trong khuôn khổ sáng kiến khu vực nhằm chống lại sự hung hăng của Trung Quốc tại Ấn Độ – Thái Bình Dương. AP
Bất chấp chiến tranh Ukraina và những tính toán về địa chính trị của Nga, trong mắt các nhà chiến lược Mỹ, Trung Quốc vẫn là thách thức lớn nhất đe dọa an ninh Hoa Kỳ. Từ 2022, chính quyền Biden đã xác định rõ : Ấn Độ -Thái Bình Dương là « tâm điểm về địa chính trị của thế kỷ XXI ». Vậy Washington đã làm những gì để duy trì ảnh hưởng trong khu vực ?
Trong bài phân tích đăng trên tạp chí chuyên đề Diplomatie số tháng 2/3, Peter Dombrowski, Học Viện Hải Quân Mỹ NWC và Simon Reich, Đại Học Rutgers bang New Jersey, đã tập trung vào vế quân sự trong tiến trình « đẩy mạnh chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương » dưới chính quyền Biden. Bài viết mang tựa đề : « Une année décisive ? L’approfondissement de la stratégie américaine dans l’Indo-Pacifique ».
Trump-Biden : « khác lọ, cùng nước »
Mở đầu bài phân tích, hai đồng tác giả ghi nhận : « Sau những năm tháng khá lộn xộn dưới chính quyền Trump, Joe Biden đã thận trọng quay trở lại Ấn Độ -Thái Bình Dương từ khi ông lên cầm quyền vào tháng 1/2021 ». Điều bất ngờ là, khi phân tích kỹ các tài liệu về chiến lược Ấn Độ -Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, hai tác giả này đã nhận thấy « có nhiều điểm tương đồng trong cách tiếp cận về khu vực này » dưới hai chính quyền Mỹ liên tiếp. Cả hai cùng xem Ấn Độ – Thái Bình Dương là « ưu tiên hàng đầu », cùng quan niệm Hoa Kỳ phải là « cường quốc ở Thái Bình Dương và đó là điều thiết yếu ». Cả hai chính quyền Mỹ liên tiếp « cùng sẵn sàng huy động các nguồn lực ngoại giao và quân sự to lớn để khẳng định sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực ».
Tuy nhiên có hai khác biệt lớn trong cách tiếp cận của hai chính quyền Donald Trump và Joe Biden với các đối tác trong vùng : Trump có những tuyên bố ồn ào, nông nổi, thậm chí là thô bạo ngay cả với những nước đồng minh. Chính quyền Biden thì khéo léo hơn. Khác biệt thứ nhì là ông Biden « tập trung » vào việc đối phó trước một đối tượng mà Washington xem là « một mối cạnh tranh », rồi một « đối thủ » thậm chí là một « phe thù nghịch » của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ ý thức được là đã bị gắn kết quá chặt chẽ với Trung Quốc về thương mại, công nghệ và cả trong chuỗi cung ứng, cho nên đã hối hả hướng tới mục tiêu tự chủ hơn trước cường quốc kinh tế này.
Chiến lược quân sự của Mỹ ở Ấn Độ -Thái Bình Dương
Các cuộc đối đầu về công nghệ, về kinh tế, thương mại tuy quan trọng nhưng không hiển thị rõ rệt như trong lĩnh vực quân sự. Đây chính là điểm nổi bật hơn cả trong chính sách Ấn Độ -Thái Bình Dương của tổng thống Biden.
Bởi, như một số chuyên gia về về quốc phòng của Mỹ lo ngại, « khả năng quân sự của Hoa Kỳ mà yếu đi thì đây có thể là dấu hiệu khuyến khích Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan ». Trước mắt, về quân sự, theo hai đồng tác giả bài phân tích trên tạp chí Diplomatie, Mỹ vẫn chiếm thế thượng phong tại Ấn Độ -Thái Bình Dương, cho dù « Trung Quốc đang thu hẹp khoảng cách ».
Peter Dombrowski và Simon Reich lưu ý Washington đã huy động những nguồn lực quan trọng hơn, trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong các chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải, chủ yếu là ở Biển Hoa Đông và Biển Đông. Chính quyền Biden tổ chức thường xuyên hơn các cuộc tập trận song phương và đa phương « tại những điểm nóng », đồng thời mở rộng hoặc thiết lập thêm nhiều căn cứ quân sự trong vùng.
Hai nhà nghiên cứu thuộc Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ NWC và Đại Học Rutgers đưa ra những thống kê cụ thể : Trong năm 2023, Nhà Trắng đầu tư « hơn 1,2 tỷ đô la vào các sáng kiến hợp tác an ninh trong khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương nhằm củng cố tiềm lực cho các đối tác, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng hải, đẩy mạnh khả năng kháng cự trước những hành vi hù dọa » (tài liệu của Bộ Quốc Phòng Mỹ ngày 27/12/2023).
Chính quyền Biden cũng đã tăng ngân sách cho chương trình mang tên PDI nhằm hỗ trợ các đối tác của Mỹ trước những « hành vi gây hấn từ phía Trung Quốc và Bắc Triều Tiên ». Ngân sách của chính phủ liên bang Mỹ 2024 dự trù hẳn một khoản hơn 9 tỷ đô la cho chương trình PDI. Nhưng đó chỉ là « một phần rất nhỏ trong ngân sách quốc phòng của Mỹ dành cho vùng Ấn Độ Thái Bình Dương ».
Căn cứ quân sự, tiền đồn của Mỹ nếu có chiến tranh
Ngoài các phương tiện tài chính, Hoa Kỳ cũng đã đặc biệt chú ý đến việc thiết lập, nâng cấp các căn cứ quân sự trong vùng. Hiện có khoảng 375.000 quân nhân Mỹ đang đồn trú ở các căn cứ tại Ấn Độ -Thái Bình Dương. Có thể là Washington sẽ « không tăng thêm quân » tại các căn cứ này trong những năm sắp tới.
Tuy nhiên, « chính quyền Trump và Biden cũng đã huy động nhiều phương tiện để tăng cường khả năng chiến đấu cho các lực lượng của Hoa Kỳ (…) đặc biệt là để đối phó trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công ». Không quân Mỹ dự trù trong thời gian từ « 10 đến 15 năm nữa, sẽ từng bước khởi động lại một số các căn cứ đã bị cho ngủ quên ». Peter Dombrowski và Simon Reich nhấn mạnh đến một sự tiếp nối giữa hai chính quyền Biden và Trump.
Liên quan đến các chương trình tập trận chung, hai tác giả bài viết nhận định « số lượng và địa điểm cũng như tính đa dạng trong các bài tập thể hiện tầm nhìn về chính sách đối ngoại và an ninh của một quốc gia ». Joe Biden cho mở những cuộc tập trận mới, mở rộng thêm một số khác trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương. Đây là cơ hội để các đồng minh của Mỹ như Úc, Nhật hay Ấn Độ nâng cao khả năng phối hợp hành động trong lĩnh vực phòng không, hay bổ sung những công cụ để thực hiện mục tiêu bảo vệ an ninh hàng hải và quyền tự do hàng hải. Đương nhiên các cuộc tập trận đó cũng là phương tiện răn đe trước mọi ý đồ gây hấn với các đồng minh của Hoa Kỳ.
Trong số những hoạt động dồn dập thời gian gần đây của Hoa Kỳ ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, mọi chú ý nhắm vào các chiến dịch FONOP bảo vệ tự do hàng hải. Hai tác giả bài phân tích trên tạp chí Diplomatie nhắc lại từ 1979 Lầu Năm Góc đã khởi động các chiến dịch FONOP trong khuôn khổ Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS. Trong vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương, các chiến dịch này được tổ chức « thường xuyên hơn trong những năm gần đây : 9 lần dưới nhiệm kỳ tổng thông Donal Trump ; 19 lần trong năm 2021 và 9 lần trong năm 2022 dưới chính quyền Biden ».
Chiến lược của Mỹ bị trục Nga-Trung Quốc phá rối ?
Nhưng bước sang năm 2023, Mỹ bớt năng động trong vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương do chiến tranh Ukraina kéo dài và thêm vào đó là xung đột Israel -Hamas ở Cận Đông. Cùng lúc đó, liên hệ chặt chẽ của trục Matxcơva – Bắc Kinh khiến Washington đề cao cảnh giác.
Năm 2021, Matxcơva và Bắc Kinh đã khởi động chiến dịch thao dượt chung trên biển. Hai năm sau, Nga và Trung Quốc « tuần tra chung » ở khu vực quần đảo Aleut trong vùng biển Berings, gần Alaska của Mỹ. Lầu Năm Góc lập tức điều tàu khu trục và máy bay tuần tra P-8 Poseidon để theo dõi các hoạt động của Hải Quân Nga và Trung Quốc.
Cho đến nay sự hiện diện của Hải Quân Nga và Trung Quốc gần sát lãnh hải của Mỹ không phải là một mối đe dọa, nhưng thể hiện quyết tâm của trục Matxcơva – Bắc Kinh « muốn thách thức Hoa Kỳ ngoài phạm vi vùng tây Thái Bình Dương, gần sát lãnh thổ của Hoa Kỳ ». Điều đó cũng chứng tỏ là Vladimir Putin và Tập Cận Bình « không hài lòng với trật tự thế giới hiện tại » và sẵn sàng thách thức Mỹ trên biển.
Trong điều kiện đó, Peter Dombrowski, thuộc Học Viện Hải Quân Mỹ NWC và Simon Reich, thuộc Đại Học Rutgers bang New Jersey, kết luận : Cái khó đối với Mỹ trong mục tiêu « củng cố chiến lược Ấn Độ -Thái Bình Dương » là phải huy động thêm sức lực vào lúc mà tiềm năng quân sự của Hoa Kỳ đã bị chiến tranh Ukraina và xung đột ở Gaza cũng như tình hình ở Hồng Hải chi phối.
Vấn đề còn lại là liệu Washington có đủ sức để « duy trì tất cả các chiến dịch quân sự ở nhiều nơi một cách lâu dài mà vẫn giữ được khả năng răn đe Bắc Kinh trước những tham vọng của Trung Quốc với vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương.Câu trả lời có lẽ là không ».
Võ Thái Hà tổng hợp
Chiến tranh Ukraina : Liên Âu thông qua loạt trừng phạt thứ 13 đối với Nga
Trọng Thành /RFI – 22/02/2024
Đại sứ 27 quốc gia thành viên Liên Hiệp Châu Âu, trong cuộc họp hôm qua, 21/02/2024, tại Bruxelles, đã bật đèn xanh cho việc thông qua loạt trừng phạt mới đối với Matxcơva. Đây là loạt thứ 13 kể từ khi Nga tấn công Ukraina ngày 24/02/2022. Liên Âu muốn nhanh chóng thông qua loạt trừng phạt nhắm vào khoảng 200 tổ chức và cá nhân ngay trước dịp tròn 2 năm cuộc xâm lăng Ukraina của Nga.
Trụ sở Ủy Ban Châu Âu, tại Bruxelles, Bỉ. © Yves Herman / Reuters
(more…)