Tại sao châu Âu chưa thể tự chủ quân sự? – Stephen M. Walt

Wednesday, February 28th, 2024

Nguồn: “Why Europe Can’t Get Its Military Act Together”, Foreign Policy, 21/02/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Stephen M. Walt là nhà bình luận tại tờ Foreign Policy và là Giáo sư Quan hệ Quốc tế Robert và Renée Belfer tại Đại học Harvard

28/02/2024

https://nghiencuuquocte.org/wp-content/uploads/2024/02/Picture1.png

Châu Âu đang phải đối mặt với nhiều trở ngại trên con đường tự chủ quân sự.

(more…)

Biden gặp gia đình Navalny ở California, cam kết trừng phạt Putin

Thursday, February 22nd, 2024
Kevin Liptak

Bởi Kevin Liptak và Michael Williams , CNN , Thứ năm, ngày 22 tháng 2 năm 2024

Trong bức ảnh do Nhà Trắng công bố hôm thứ Năm, người ta thấy Tổng thống Joe Biden đang gặp vợ và con gái của Alexey Navalny, Yulia và Dasha Navalnaya, ở San Francisco, California.
(more…)

Hoa Kỳ trước thời điểm quyết định cho chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương

Thursday, February 22nd, 2024

Thanh Hà /RFI – 22/02/2024

” Cho đến nay sự hiện diện của Hải Quân Nga và Trung Quốc gần sát lãnh hải của Mỹ không phải là một mối đe dọa, nhưng thể hiện quyết tâm của trục Matxcơva – Bắc Kinh « muốn thách thức Hoa Kỳ ngoài phạm vi vùng tây Thái Bình Dương, gần sát lãnh thổ của Hoa Kỳ ». Điều đó cũng chứng tỏ là Vladimir Putin và Tập Cận Bình « không hài lòng với trật tự thế giới hiện tại » và sẵn sàng thách thức Mỹ trên biển.

Trong điều kiện đó, Peter Dombrowski, thuộc Học Viện Hải Quân Mỹ NWC và Simon Reich, thuộc Đại Học Rutgers bang New Jersey, kết luận : Cái khó đối với Mỹ trong mục tiêu « củng cố chiến lược Ấn Độ -Thái Bình Dương » là phải huy động thêm sức lực vào lúc mà tiềm năng quân sự của Hoa Kỳ đã bị chiến tranh Ukraina và xung đột ở Gaza cũng như tình hình ở Hồng Hải chi phối”.

Ảnh minh họa: Các trực thăng hạ cánh xuống hàng không mẫu hạm trong cuộc tập trận Malabar của Hải quân các nước Bộ Tứ (Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc) ngày 17/11/2020, trong khuôn khổ sáng kiến khu vực nhằm chống lại sự hung hăng của Trung Quốc tại Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Ảnh minh họa: Các trực thăng hạ cánh xuống hàng không mẫu hạm trong cuộc tập trận Malabar của Hải quân các nước Bộ Tứ (Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc) ngày 17/11/2020, trong khuôn khổ sáng kiến khu vực nhằm chống lại sự hung hăng của Trung Quốc tại Ấn Độ – Thái Bình Dương. AP 

Bất chấp chiến tranh Ukraina và những tính toán về địa chính trị của Nga, trong mắt các nhà chiến lược Mỹ, Trung Quốc vẫn là thách thức lớn nhất đe dọa an ninh Hoa Kỳ. Từ 2022, chính quyền Biden đã xác định rõ : Ấn Độ -Thái Bình Dương là « tâm điểm về địa chính trị của thế kỷ XXI ». Vậy Washington đã làm những gì để duy trì ảnh hưởng trong khu vực ? 

Trong bài phân tích đăng trên tạp chí chuyên đề Diplomatie số tháng 2/3, Peter Dombrowski, Học Viện Hải Quân Mỹ NWC và Simon Reich, Đại Học Rutgers bang New Jersey, đã tập trung vào vế quân sự trong tiến trình « đẩy mạnh chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương » dưới chính quyền Biden. Bài viết mang tựa đề : « Une année décisive ? L’approfondissement de la stratégie américaine dans l’Indo-Pacifique ».

Trump-Biden : « khác lọ, cùng nước » 

Mở đầu bài phân tích, hai đồng tác giả ghi nhận : « Sau những năm tháng khá lộn xộn dưới chính quyền Trump, Joe Biden đã thận trọng quay trở lại Ấn Độ -Thái Bình Dương từ khi ông lên cầm quyền vào tháng 1/2021 ». Điều bất ngờ là, khi phân tích kỹ các tài liệu về chiến lược Ấn Độ -Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, hai tác giả này đã nhận thấy « có nhiều điểm tương đồng trong cách tiếp cận về khu vực này » dưới hai chính quyền Mỹ liên tiếp. Cả hai cùng xem Ấn Độ – Thái Bình Dương là « ưu tiên hàng đầu », cùng quan niệm Hoa Kỳ phải là « cường quốc ở Thái Bình Dương và đó là điều thiết yếu ». Cả hai chính quyền Mỹ liên tiếp « cùng sẵn sàng huy động các nguồn lực ngoại giao và quân sự to lớn để khẳng định sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực ».

Tuy nhiên có hai khác biệt lớn trong cách tiếp cận của hai chính quyền Donald Trump và Joe Biden với các đối tác trong vùng : Trump có những tuyên bố ồn ào, nông nổi, thậm chí là thô bạo ngay cả với những nước đồng minh. Chính quyền Biden thì khéo léo hơn. Khác biệt thứ nhì là ông Biden « tập trung » vào việc đối phó trước một đối tượng mà Washington xem là « một mối cạnh tranh », rồi một « đối thủ » thậm chí là một « phe thù nghịch » của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ ý thức được là đã bị gắn kết quá chặt chẽ với Trung Quốc về thương mại, công nghệ và cả trong chuỗi cung ứng, cho nên đã hối hả hướng tới mục tiêu tự chủ hơn trước cường quốc kinh tế này.

Chiến lược quân sự của Mỹ ở Ấn Độ -Thái Bình Dương 

Các cuộc đối đầu về công nghệ, về kinh tế, thương mại tuy quan trọng nhưng không hiển thị rõ rệt như trong lĩnh vực quân sự. Đây chính là điểm nổi bật hơn cả trong chính sách Ấn Độ -Thái Bình Dương của tổng thống Biden.

Bởi, như một số chuyên gia về về quốc phòng của Mỹ lo ngại, « khả năng quân sự của Hoa Kỳ mà yếu đi thì đây có thể là dấu hiệu khuyến khích Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan ». Trước mắt, về quân sự, theo hai đồng tác giả bài phân tích trên tạp chí Diplomatie, Mỹ vẫn chiếm thế thượng phong tại Ấn Độ -Thái Bình Dương, cho dù « Trung Quốc đang thu hẹp khoảng cách ».

Peter Dombrowski và Simon Reich lưu ý Washington đã huy động những nguồn lực quan trọng hơn, trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong các chiến dịch bảo vệ tự do  hàng hải, chủ yếu là ở Biển Hoa Đông và Biển Đông. Chính quyền Biden tổ chức thường xuyên hơn các cuộc tập trận song phương và đa phương « tại những điểm nóng », đồng thời mở rộng hoặc thiết lập thêm nhiều căn cứ quân sự trong vùng.

Hai nhà nghiên cứu thuộc Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ NWC và Đại Học Rutgers đưa ra những thống kê cụ thể : Trong năm 2023, Nhà Trắng đầu tư « hơn 1,2 tỷ đô la vào các sáng kiến hợp tác an ninh trong khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương nhằm củng cố tiềm lực cho các đối tác, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng hải, đẩy mạnh khả năng kháng cự trước những hành vi hù dọa » (tài liệu của Bộ Quốc Phòng Mỹ ngày 27/12/2023).

Chính quyền Biden cũng đã tăng ngân sách cho chương trình mang tên PDI nhằm hỗ trợ các đối tác của Mỹ trước những « hành vi gây hấn từ phía Trung Quốc và Bắc Triều Tiên ». Ngân sách của chính phủ liên bang Mỹ 2024 dự trù hẳn một khoản hơn 9 tỷ đô la cho chương trình PDI. Nhưng đó chỉ là « một phần rất nhỏ trong ngân sách quốc phòng của Mỹ dành cho vùng Ấn Độ Thái Bình Dương ».  

Căn cứ quân sự, tiền đồn của Mỹ nếu có chiến tranh 

Ngoài các phương tiện tài chính, Hoa Kỳ cũng đã đặc biệt chú ý đến việc thiết lập, nâng cấp các căn cứ quân sự trong vùng. Hiện có khoảng 375.000 quân nhân Mỹ đang đồn trú ở các căn cứ tại Ấn Độ -Thái Bình Dương. Có thể là Washington sẽ « không tăng thêm quân » tại các căn cứ này trong những năm sắp tới.

Tuy nhiên, « chính quyền Trump và Biden cũng đã huy động nhiều phương tiện để tăng cường khả năng chiến đấu cho các lực lượng của Hoa Kỳ (…) đặc biệt là để đối phó trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công ». Không quân Mỹ dự trù trong thời gian từ « 10 đến 15 năm nữa, sẽ từng bước khởi động lại một số các căn cứ đã bị cho ngủ quên ». Peter Dombrowski và Simon Reich nhấn mạnh đến một sự tiếp nối giữa hai chính quyền Biden và Trump.

Liên quan đến các chương trình tập trận chung, hai tác giả bài viết nhận định « số lượng và địa điểm cũng như tính đa dạng trong các bài tập thể hiện tầm nhìn về chính sách đối ngoại và an ninh của một quốc gia ». Joe Biden cho mở những cuộc tập trận mới, mở rộng thêm một số khác trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương. Đây là cơ hội để các đồng minh của Mỹ như Úc, Nhật hay Ấn Độ nâng cao khả năng phối hợp hành động trong lĩnh vực phòng không, hay bổ sung những công cụ để thực hiện mục tiêu bảo vệ an ninh hàng hải và quyền tự do hàng hải. Đương nhiên các cuộc tập trận đó cũng là phương tiện răn đe trước mọi ý đồ gây hấn với các đồng minh của Hoa Kỳ.    

Trong số những hoạt động dồn dập thời gian gần đây của Hoa Kỳ ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, mọi chú ý nhắm vào các chiến dịch FONOP bảo vệ tự do hàng hải. Hai tác giả bài phân tích trên tạp chí Diplomatie nhắc lại từ 1979 Lầu Năm Góc đã khởi động các chiến dịch FONOP trong khuôn khổ Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS. Trong vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương, các chiến dịch này được tổ chức « thường xuyên hơn trong những năm gần đây : 9 lần dưới nhiệm kỳ tổng thông Donal Trump ; 19 lần trong năm 2021 và 9 lần trong năm 2022 dưới chính quyền Biden ».

Chiến lược của Mỹ bị trục Nga-Trung Quốc phá rối ?

Nhưng bước sang năm 2023, Mỹ bớt năng động trong vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương do chiến tranh Ukraina kéo dài và thêm vào đó là xung đột Israel -Hamas ở Cận Đông. Cùng lúc đó, liên hệ chặt chẽ của trục Matxcơva – Bắc Kinh khiến Washington đề cao cảnh giác.

Năm 2021, Matxcơva và Bắc Kinh đã khởi động chiến dịch thao dượt chung trên biển. Hai năm sau, Nga và Trung Quốc « tuần tra chung » ở khu vực quần đảo Aleut trong vùng biển Berings, gần Alaska của Mỹ. Lầu Năm Góc lập tức điều tàu khu trục và máy bay tuần tra P-8 Poseidon để theo dõi các hoạt động của Hải Quân Nga và Trung Quốc.

Cho đến nay sự hiện diện của Hải Quân Nga và Trung Quốc gần sát lãnh hải của Mỹ không phải là một mối đe dọa, nhưng thể hiện quyết tâm của trục Matxcơva – Bắc Kinh « muốn thách thức Hoa Kỳ ngoài phạm vi vùng tây Thái Bình Dương, gần sát lãnh thổ của Hoa Kỳ ». Điều đó cũng chứng tỏ là Vladimir Putin và Tập Cận Bình « không hài lòng với trật tự thế giới hiện tại » và sẵn sàng thách thức Mỹ trên biển.

Trong điều kiện đó, Peter Dombrowski, thuộc Học Viện Hải Quân Mỹ NWC và Simon Reich, thuộc Đại Học Rutgers bang New Jersey, kết luận : Cái khó đối với Mỹ trong mục tiêu « củng cố chiến lược Ấn Độ -Thái Bình Dương » là phải huy động thêm sức lực vào lúc mà tiềm năng quân sự của Hoa Kỳ đã bị chiến tranh Ukraina và xung đột ở Gaza cũng như tình hình ở Hồng Hải chi phối.

Vấn đề còn lại là liệu Washington có đủ sức để « duy trì tất cả các chiến dịch quân sự ở nhiều nơi một cách lâu dài mà vẫn giữ được khả năng răn đe Bắc Kinh trước những tham vọng của Trung Quốc với vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương.Câu trả lời có lẽ là không ». 

https://www.rfi.fr/vi


Điều gì sẽ diễn ra khi ông Biden và ông Tập gặp nhau ở California

Saturday, November 11th, 2023

Barbara Plett Usher – Phóng viên Ngoại giao BBC

Với thông tin từ Robert Plummer ở London và Brandon Drenon ở Washington.

11/11/2023

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Joe Biden mỉm cười trước ống kính tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 11/2022
Nguồn hình ảnh, Reuters – Chụp lại hình ảnh, 
Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Joe Biden mỉm cười trước ống kính tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 11/2022

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gặp nhau vào tuần tới tại khu vực Vịnh San Francisco, hai quan chức cấp cao cho biết.

Cuộc hội kiến ngày 15/11 sẽ là cuộc gặp mặt trực tiếp thứ hai của hai nhà lãnh đạo trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Biden.

Các quan chức Mỹ cho biết, cuộc thảo luận sẽ có phạm vi rộng, bao gồm cuộc chiến Israel-Hamas, Đài Loan, chiến tranh ở Ukraine và can thiệp bầu cử.

Quan hệ giữa hai nước đã xấu đi vào đầu năm nay.

(more…)

Liana Fix và Michael Kimmage * – Liệu phương Tây có bỏ rơi Ukraine?

Thursday, September 21st, 2023

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “Will the West Abandon Ukraine?,” Foreign Affairs, 12/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

21/9/2023

https://nghiencuuquocte.org/wp-content/uploads/2023/09/77.-Will-the-West-Abandon-Ukraine.jpg

Kyiv phải chuẩn bị cho sự thay đổi quan điểm có thể xảy ra ở Mỹ và châu Âu.

(more…)

Mỹ, Hàn, Nhật lên án Trung Quốc, nhất trí tăng cường quan hệ quân sự

Saturday, August 19th, 2023

Bởi Trevor Hunnicutt David Brunnstrom và Hyonhee Shin

Ngày 18 tháng 8 năm 2023 11:22 chiều EDT Cập nhật 4 giờ trước

Prime Minister Fumio Kishida,

CAMP DAVID, Maryland, ngày 18 tháng 8 (Reuters) – Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và các nhà lãnh đạo của Hàn Quốc và Nhật Bản đã đồng ý tại Trại David vào thứ Sáu để tăng cường hợp tác kinh tế và quân sự, đồng thời lên án chung mạnh mẽ nhất về “hành vi nguy hiểm và hung hăng” của Trung Quốc ở Biển Đông.

(more…)

Thời sự Thứ Sáu 28/4/2023: *TQ lên án Đài Loan. *Chủ tịch Fed bị người Nga lừa. *Tái nhiễm COVID tại Trung Quốc? *02 chỉ huy KQ Mỹ bị ngưng chức. *TT Biden bác bỏ lo ngại về tuổi tác. *Mỹ chi 11 tỷ MK xây dựng bán dẫn quốc gia. *Ấn Độ tố TQ vi phạm thỏa thuận biên giới. *Chuyển động quốc phòng thế giới…

Friday, April 28th, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


Trung Quốc nói Đài Loan ‘rước sói vào nhà’ – 28/4/2023 

Trung Quốc ngày 27/4 nói Đài Loan ‘rước sói vào nhà’ khi tổ chức một diễn đàn công nghiệp quốc phòng Mỹ vào tuần tới, đồng thời tố cáo rằng tổ hợp công nghiệp-quân sự của Mỹ tìm cách xuất khẩu chiến tranh để kiếm lợi nhuận.

Hoa Kỳ là nhà cung cấp vũ khí quan trọng nhất của Đài Loan dù thiếu quan hệ ngoại giao chính thức, và đề tài này là nguồn căng thẳng thường xuyên giữa Bắc Kinh với Washington. Bắc Kinh nói Đài Loan thuộc chủ quyền Trung Quốc.

Hội đồng Thương mại Hoa Kỳ-Đài Loan, cùng với Hội đồng Phát triển Ngoại thương Đài Loan, sẽ tổ chức Diễn đàn Công nghiệp Quốc phòng Hoa Kỳ-Đài Loan tại Đài Bắc vào ngày 3/5, tập hợp các công ty Mỹ và Đài Loan để thảo luận hợp tác.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Đàm Khắc Phi, tuyên bố trong một cuộc họp báo hàng tháng rằng Trung Quốc ‘hết sức quan ngại’ khi hay tin về diễn đàn này.

“Những ‘tổ hợp công nghiệp-quân sự’ của Mỹ muốn bán vũ khí trên khắp thế giới, xuất khẩu chiến tranh và tìm kiếm lợi nhuận trên trời rơi xuống,” ông nói.

“Việc chính quyền Đảng Dân chủ Tiến bộ Đài Loan rước sói vào nhà thật đáng ghê tởm và sẽ chỉ mang đến thảm họa sâu sắc cho đồng bào Đài Loan,” ông nói thêm, đề cập đến đảng cầm quyền của Đài Loan.

Trung Quốc đã và đang đẩy mạnh các hoạt động quân sự xung quanh Đài Loan để tìm cách và ép buộc hòn đảo dân chủ này phải chấp nhận chủ quyền của Bắc Kinh, trong đó có việc tổ chức các cuộc tập trận trong tháng này.

Chính phủ Đài Loan bác bỏ yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc và nói rằng chỉ có người dân Đài Loan mới có thể quyết định tương lai của mình.


Chủ tịch Fed cũng bị lừa bởi hai người Nga giả làm Tổng thống Ukraina

Liên Thành 

Chủ tịch Fed Jerome Powell. (Ảnh: NYTimes). 

Mạng truyền hình Bloomberg đưa tin, một đoạn video phát trên truyền hình nhà nước Nga cho thấy, ông Jerome Powell – Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã tổ chức một cuộc họp video với hai người Nga giả làm Tổng thống Ukraina -Volodymyr Zelensky trong năm nay. Ông còn đàm luận về các vấn đề kinh tế chung với hai người giả danh này một cách nghiêm túc.

Trong video, ông Powell rõ ràng nghĩ rằng đối phương chính là ông Zelensky nên ông ấy đã trả lời các câu hỏi của đối phương một cách rất chân thành, các chủ đề trải dài từ triển vọng lạm phát đến ngân hàng trung ương Nga. Trong đó có một số clip ngắn kéo dài khoảng 15 phút và không rõ liệu các hình ảnh có bị giả mạo hay không.

Một phát ngôn viên của Fed cho biết trong một tuyên bố vào ngày 27/4 rằng: “Chủ tịch Powell đã tham gia vào một cuộc trò chuyện với một người tự xưng là tổng thống Ukraina vào tháng 1 năm nay. Cuộc trò chuyện diễn ra thân mật và trong bầu không khí mà đất nước chúng tôi đang sát cánh cùng người dân Ukraina vượt qua thời kỳ khó khăn. Không có thông tin nhạy cảm hoặc bí mật nào được thảo luận”. Ông Powell nói rằng ông đã thông báo cho các cơ quan thực thi pháp luật thích hợp về vấn đề này và sẽ không cung cấp thêm thông tin chi tiết vì tôn trọng các nhân viên thực thi pháp luật.

Ngoài ra, Fed cũng cho biết đoạn video dường như đã được chỉnh sửa nhưng không thể xác nhận tính xác thực của nó.

Bloomberg chỉ ra rằng hai kẻ chơi khăm, Vladimir Kuznetsov và Alexei Stolyarov, là những người ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin và đã sử dụng biệt danh “Vovan” và “Lexus” trong nhiều năm, bất chấp ngôn hành cử chỉ đôi khi thô lỗ của mình, họ vẫn lừa được nhiều chính trị gia nước ngoài nói chuyện với mình, với mục đích khiến các nhà hoạch định chính sách phương Tây bối rối.

Những người bị lừa bao gồm ông Boris Johnson, khi đó còn là Ngoại trưởng Anh và Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Christine Lagarde. Người phát ngôn của ECB cho biết vào ngày 27/4 rằng: “Chủ tịch đã đồng ý với cuộc đối thoại này vì thiện chí, đồng thời muốn thông qua cuộc đối thoại để bày tỏ sự ủng hộ của bà ấy đối với Ukraina và người dân Ukraina, ủng hộ họ tự bảo vệ mình trước cuộc chiến tranh xâm lược của Nga.

Hai kẻ lừa đảo người Nga còn đóng giả là cựu Tổng thống Ukraina – Petro Poroshenko và nói chuyện với cựu Thủ tướng Đức – Angela Merkel, nhưng người ta thấy bà Merkel tỏ ra nghi ngờ trong video nhưng bà không đặt câu hỏi ngay tại chỗ về danh tính của đối phương.

Năm ngoái, bộ đôi này cũng đã giả danh Tổng thống Pháp Emmanuel Macron để đánh lừa Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda.

Đoạn video về cuộc trò chuyện với Chủ tịch Fed -Power đã được phát rộng rãi trên các phương tiện truyền thông nhà nước Nga với ý đồ giễu cợt. Hai kẻ lừa đảo còn có các kênh riêng trên mạng xã hội VK của Nga.


Tin tức về việc tái nhiễm COVID tràn ngập mạng xã hội Trung Quốc 

Chính quyền Trung Quốc phủ nhận rằng dịch bệnh đang quay trở lại 

Tác giả Alex Wu 

28/4/2023

Một nhân viên an ninh trong trang phục bảo hộ theo dõi các nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân tại khoa sốt của Bệnh viện Đồng Tể, cơ sở chính dành cho bệnh nhân COVID-19, ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, hôm 01/01/2023. (Ảnh: Reuters) 

Trong những ngày gần đây, một số lượng lớn công dân Trung Quốc đã đăng trên các nền tảng mạng xã hội tiết lộ việc họ tái nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, cơ quan ngôn luận của chính quyền Trung Quốc đã nhanh chóng đăng một bài báo để phủ nhận rằng Trung Quốc đang trải qua một làn sóng COVID-19 khác. 

Nhiều người trên khắp đất nước này tuyên bố rằng họ đã bị tái nhiễm COVID-19 và đăng kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính của họ lên mạng xã hội. Hôm 20/04, “dương tính quay trở lại” đã trở thành cụm từ được tìm kiếm trực tuyến nhiều nhất ở Trung Quốc. 

Hôm 23/04, anh Vi Miên (bí danh), một cư dân Nam Kinh, nói với The Epoch Times rằng anh đã bắt đầu xuất hiện các triệu chứng hôm 21/04. Anh đã mua một bộ dụng cụ thử kháng nguyên COVID-19 để xét nghiệm tại nhà và kết quả là dương tính. 

Anh nói: “Trên thực tế, virus có ở khắp mọi nơi.” 

Anh Vi cho biết anh đã đến một khu vực khác ở Trung Quốc hôm 21/04 và anh có thể đã bị nhiễm bệnh ở đó. Đây là lần thứ hai anh bị nhiễm COVID-19. 

Đã hơn năm tháng trôi qua kể từ khi đỉnh điểm của đợt lây nhiễm COVID-19 hàng loạt xảy ra ở Hoa lục hồi cuối năm ngoái (2022). Các ca tái nhiễm đã thu hút sự chú ý ngày càng tăng của công chúng. 

Nhà virus học hàng đầu của Trung Quốc đề nghị mọi người nên chuẩn bị cho một đợt bùng phát khác. 

Hôm 20/04, tại Hội nghị thượng đỉnh về Nhiễm trùng và Miễn dịch, ông Trương Văn Hoành (Zhang Wenhong), Giám đốc Trung tâm Quốc gia về Bệnh truyền nhiễm và Giám đốc Khoa Truyền nhiễm tại Bệnh viện Hoa Sơn, trực thuộc Đại học Phúc Đán, cho biết rằng khi chủng virus này đột biến, các ca tái nhiễm COVID-19 sẽ xảy ra sau sáu tháng. Nếu chủng đột biến của virus mới này phá vỡ hiệu quả hàng rào miễn dịch do cơ thể con người hình thành để đối phó với đợt virus trước đó, thì sẽ có một đợt bùng phát ca nhiễm đỉnh điểm trong làn sóng dịch tiếp theo. 

Ông đã kêu gọi dự trữ thuốc kháng sinh phân tử nhỏ cho COVID-19 và khuyến nghị các nhóm dễ bị tổn thương nên chích ngừa trở lại sau sáu tháng. 

Biến chủng XBB.1.16 ‘Arcturus’

Người dân ở Trung Quốc lo ngại về các chủng virus mới đang lây lan trong nước, chẳng hạn như XBB.1.16. 

XBB.1.16 là một biến chủng tái tổ hợp của biến thể Omicron và thường được gọi là “Arcturus.” Biến chủng này đã gây ra các ca tử vong. Thái Lan đã báo cáo một trường hợp tử vong do XBB.1.16 hồi đầu tháng này. 

Theo dữ liệu do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc công bố hôm 22/04, từ hôm 14/04 đến hôm 20/04, 275 bệnh nhân đã bị nhiễm các biến chủng đột biến chính và mới được phát hiện, bao gồm 42 ca nhiễm do XBB.1.16, và 12 biến chủng đột biến chính tại địa phương mới được phát hiện. Hôm 15/04, CDC Trung Quốc đã báo cáo 15 ca nhiễm XBB.1.16 đầu tiên của quốc gia này, có nghĩa là nước này đã tăng thêm 27 ca trong vòng một tuần. 

Các số liệu này có thể không phản ánh quy mô thực sự của đợt bùng phát ca nhiễm, bởi vì Đảng Cộng sản Trung Quốc đã che giấu sự thật về đợt bùng phát COVID-19 ở nước này kể từ khi bắt đầu đại dịch, và rất khó để thế giới bên ngoài có được dữ liệu chính xác. 

Theo truyền thông Trung Quốc, giám đốc Khoa Truyền nhiễm tại Bệnh viện Thiệu Dật Phu, trực thuộc Đại học Y khoa Chiết Giang, cho biết vì biến chủng XBB đã được phát hiện ở trong nước, nên những bệnh nhân trước đó đã xét nghiệm dương tính với COVID-19 có thể bị tái nhiễm với biến chủng này. Ông Lý Thống (Li Tong), bác sĩ trưởng Khoa Truyền nhiễm tại Bệnh viện Hữu An Bắc Kinh, cho biết XBB.1.16 dễ lây lan hơn nhưng khả năng gây bệnh không thay đổi đáng kể.

Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) phiên bản Anh ngữ đã nhanh chóng đăng một bài báo hôm 23/04 phủ nhận rằng Trung Quốc đang trải qua một đợt bùng phát COVID-19 khác. Họ đã hạ thấp quy mô có thể xảy ra của làn sóng tiếp theo này, đồng thời trích dẫn lời của các nhà virus học Trung Quốc nói rằng “các trường hợp tái nhiễm rất hiếm” và “quy mô của làn sóng tiếp theo sẽ không lớn.”

Bản tin có sự đóng góp của Tiêu Luật Sinh và Hồng Ninh

Thanh Tâm biên dịch


Hai chỉ huy Không quân Hoa Kỳ bị ngưng chức vì vụ rò rỉ thông tin tình báo

Ngày 26/4, phát ngôn viên của Không quân Hoa Kỳ cho biết, Lực lượng Không quân Hoa Kỳ đã đình chỉ hai chỉ huy của đơn vị Vệ binh Quốc gia mà Jack Teixeira – người bị cáo buộc rò rỉ những tài liệu mật của Mỹ phục vụ.

Jack Teixeira (21 tuổi) đã bị FBI bắt giữ vào ngày 13/4 tại nhà riêng ở Massachusetts và bị buộc tội vi phạm Đạo luật Gián điệp. Theo các công tố viên, Teixeira đã làm rò rỉ tài liệu mật cho một nhóm game thủ trên ứng dụng nhắn tin Discord. Teixeira hiện bị tạm giam, chờ xét xử sau phiên điều trần ngày 19/4.

Phát ngôn viên của Lực lượng Không quân không tiết lộ danh tính hai chỉ huy, nhưng lưu ý rằng họ đã đình chỉ chỉ huy hoạt động và chỉ huy biệt đội của Cánh Tình báo 102, nơi mà Teixeira phục vụ.

“Điều này có nghĩa là cả hai chỉ duy đều bị đình chỉ trong khi chờ hoàn tất cuộc Điều tra của Tổng Thanh tra Lực lượng Không quân,” ông nhấn mạnh.

“Ngoài ra, Bộ Không quân đã tạm thời loại bỏ quyền truy cập của những cá nhân này vào các hệ thống và thông tin mật,” ông nói thêm.

Vụ việc được coi là vi phạm an ninh nghiêm trọng nhất của Hoa Kỳ kể từ khi hơn 700.000 tài liệu, video và điện tín ngoại giao xuất hiện trên trang web WikiLeaks vào năm 2010.

Các chuyên gia pháp lý cho hay, Teixeira có thể phải đối mặt với nhiều cáo buộc hơn, khi bồi thẩm đoàn thu thêm nhiều bằng chứng khác. Nếu bị kết tội vi phạm Luật Gián điệp, người này có thể ngồi tù 10 năm.

Minh Ngọc (Theo Reuters)


TT Biden bác bỏ những lo ngại về tuổi tác khi tái tranh cử

Hôm 26/4, Tổng thống Joe Biden đã phát biểu về ý định tái tranh cử năm 2024 của mình. Trên thực tế, ông đã là Tổng thống lớn tuổi nhất từ trước đến nay và sẽ 86 tuổi khi rời nhiệm sở nếu thắng cử kỳ hai.

Embed from Getty Images

Mặc dù ông Biden hiếm khi nói về tuổi tác của mình, nhưng các cuộc thăm dò cho thấy đây là vấn đề được cử tri hết sức quan tâm, và là vấn đề mà đối thủ bên phía đảng Cộng hòa sẽ tận dụng.

Trong cuộc họp báo hôm thứ Tư, một ngày sau khi công bố chiến dịch tranh cử, vị Tổng thống 80 tuổi nói rằng việc mọi người đặt câu hỏi về tuổi tác là điều bình thường.

Ông Biden thừa nhận bản thân đã suy nghĩ kỹ về vấn đề này trước khi quyết định tái tranh cử.

Phát biểu cùng với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tại Vườn hồng Nhà Trắng, ông Biden cho biết ông tự tin trước cuộc bầu cử cam go sắp tới.

“Tôi cảm thấy ổn, tôi cảm thấy hào hứng với những triển vọng,” ông nói. “Mọi người sẽ thấy. Họ sẽ xem cuộc chạy đua và họ sẽ đánh giá xem tôi có như vậy hay không.”

Ông Biden cũng đã nói đùa rằng “Tôi thậm chí không thể nói rằng tôi bao nhiêu tuổi. Tôi thậm chí không thể nói con số…”

Những câu nói đùa khác về việc ông đã làm việc được bao lâu – bao gồm làm Thượng nghị sĩ trong 36 năm và làm phó Tổng thống cho Barack Obama trong 8 năm – thường là điều duy nhất mà ông Biden thảo luận về câu hỏi tuổi tác.

Tuy nhiên, cử tri dường như đặc biệt quan tâm tới vấn đề này.

Một cuộc thăm dò của NBC News được công bố vào cuối tuần trước cho thấy 70% người Mỹ, trong đó có 51% đảng viên Đảng Dân chủ, tin rằng ông không nên tranh cử vào năm 2024. Và 69% trong số những người được hỏi nói rằng ông không nên tranh cử vì lý do tuổi tác.

Nếu tái đắc cử, ông Biden sẽ 82 tuổi khi nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai vào tháng 1 năm 2025. Tổng thống lớn tuổi nhất trước đây là Ronald Reagan, 77 tuổi khi hoàn thành nhiệm kỳ thứ hai vào năm 1989.

Ông Biden dường như được thúc đẩy để tiếp tục tranh cử không chỉ vì đó là điều mà các Tổng thống nhiệm kỳ đầu tiên luôn làm, mà còn vì ý thức về “sứ mệnh lịch sử” là ngăn chặn cựu Tổng thống Donald Trump quay trở lại.

Ông Trump hiện đang dẫn đầu áp đảo cho đề cử Tổng thống của Đảng Cộng hòa, mặc dù là đối tượng của nhiều vụ kiện pháp lý.

Khi được hỏi hôm thứ Tư rằng liệu ông có coi mình là người duy nhất có thể đánh bại ông Trump hay không, ông Biden nói: “Tôi có thể không phải là người duy nhất, nhưng tôi biết rõ về ông ấy, và tôi biết mối nguy hiểm mà ông ấy gây ra cho nền dân chủ của chúng ta.”

Nhật Minh (theo AFP)


Hoa Kỳ chi 11 tỷ USD xây dựng Trung tâm công nghệ bán dẫn quốc gia

Ngày 25/4/2023, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã công bố kế hoạch về chính sách cho chiến lược nghiên cứu và phát triển chất bán dẫn, sẽ chi 11 tỷ USD xây “Trung tâm Công nghệ Bán dẫn Quốc gia” ở nhiều nơi. (Ảnh: Iaroslav Neliubov / Shutterstock) 

Hôm thứ Ba (25/4), Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã công bố kế hoạch về chính sách cho chiến lược phát triển và nghiên cứu chất bán dẫn, sẽ chi 11 tỷ USD xây dựng “Trung tâm Công nghệ Bán dẫn Quốc gia” (NSTC) ở nhiều nơi, nhằm củng cố nền kinh tế Hoa Kỳ và an ninh quốc gia.

Theo tài liệu chính sách (link) do Bộ Thương mại công bố, Hoa Kỳ sẽ thành lập “Trung tâm Công nghệ Bán dẫn Quốc gia” (National Semiconductor Technology Center, NSTC) ở nhiều nơi, kết hợp với giới học thuật và ngành công nghiệp, nhằm tạo ra thế hệ công nghệ chip mới, với mục tiêu sẽ đi vào hoạt động trước cuối năm nay.

Mục tiêu của chương trình này bao gồm các công nghệ sản xuất bán dẫn mới nhất của Hoa Kỳ, rút ​​ngắn thời gian và chi phí từ thiết kế đến thương mại hóa, đồng thời đào tạo các kỹ thuật viên và kỹ sư lành nghề.

Bộ Thương mại cho biết NSTC nhằm mục đích cung cấp một nền tảng “để các cơ quan chính phủ, phòng thí nghiệm quốc gia, đại diện ngành công nghiệp và lao động, khách hàng, nhà cung cấp, tổ chức giáo dục, doanh nhân và nhà đầu tư cùng nhau hợp tác”.

Đây là kế hoạch của chính phủ Hoa Kỳ, nhằm hồi sinh ngành sản xuất chất bán dẫn, đảm bảo Hoa Kỳ có nguồn cung chip ổn định, đáp ứng nhu cầu của ngành và hỗ trợ quốc phòng. Khi thành lập trung tâm, Bộ Thương mại sẽ làm việc với Lầu Năm Góc để tạo ra liên minh công-tư này.

Trong một tuyên bố, Bộ Thương mại nhấn mạnh, NSTC là một tổ chức độc lập, các thành viên hội đồng quản trị được bổ nhiệm bởi một ủy ban tuyển chọn độc lập.

Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ, bà Gina Raimondo, cho biết NSTC là một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận được các doanh nghiệp tin tưởng, coi là trung lập và có định hướng khoa học.

Bà Raimondo nói: “Nó cho phép chúng ta phát triển một hệ sinh thái mạnh mẽ… để giành lại vị trí dẫn đầu của Mỹ trong việc phát triển các công nghệ của tương lai”.

Ngày 25/7/2022, tại cánh phía Nam của Nhà Trắng, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo đã tham gia một cuộc họp trực tuyến về “Đạo luật CHIPS cho nước Mỹ”. (Ảnh: Anna Moneymaker / Getty Images)

Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua “Đạo luật Khoa học và CHIPS” năm 2022 vào năm ngoái, thúc đẩy các hoạt động sản xuất chất bán dẫn tiên tiến quay trở lại Hoa Kỳ.

Luật này quy định rằng Bộ Thương mại phải phân bổ 11 tỷ USD trong 5 năm, nhằm thúc đẩy công tác nghiên cứu và phát triển, cũng như sản xuất chất bán dẫn tiên tiến. Trung tâm công nghệ này dự kiến ​​sẽ là hạt nhân của nỗ lực đó.

Ngoài ra, Bộ Thương mại cũng cần có biện pháp khuyến khích trị giá 39 tỷ USD, để khởi động sản xuất.

Nhiều chi tiết về NSTC vẫn chưa được quyết định, như vị trí trụ sở chính và vị trí của các chi nhánh trên khắp Hoa Kỳ. Bà Raimondo cho biết, một thông báo sẽ được đưa ra trong vài tháng tới.

Bà nói rằng NSTC cho phép ngành công nghiệp, giới học thuật, công ty khởi nghiệp và nhà đầu tư cùng nhau giải quyết những thách thức lớn nhất và khó khăn nhất, điều mà các doanh nghiệp khó có thể làm được, vì các công ty phải tập trung vào kỹ thuật và lợi nhuận ngắn hạn.

“Nó cho phép mọi người lùi lại một bước, và suy nghĩ xem liệu có cơ hội để đạt được lợi nhuận gấp 100 lần hay không, và làm thế nào để chúng ta đạt được điều đó?”

Bà Raimondo cho biết: “Các biện pháp khuyến khích sản xuất của Đạo luật CHIPS sẽ đưa ngành sản xuất chất bán dẫn trở lại Hoa Kỳ, nhưng hệ sinh thái nghiên cứu và phát triển (R&D) mạnh mẽ do NSTC dẫn đầu sẽ giữ nó ở lại đây”.

Cuộc đua giành vị thế thống lĩnh về chip bán dẫn trở nên ngày càng sôi động. Cả Mỹ, EU và nhiều quốc gia châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, đều tích cực chạy đua để mở rộng thị phần chip, và hướng tới mục tiêu tự chủ trong lĩnh vực này.

Chất bán dẫn là chìa khóa cho một số công nghệ quan trọng như 5G, trí tuệ nhân tạo (AI), xe điện tự hành và internet vạn vật (IoT). Nhiều công nghệ trong số này có giá trị chiến lược trong quốc phòng, an ninh của nhiều quốc gia.

Giáo sư Mark Lundstrom – Phụ trách Văn phòng Linh kiện bán dẫn tại Đại học Purdue, Mỹ cho biết: “Tôi nghĩ ai cũng hiểu rằng, bất kỳ quốc gia nào muốn kiểm soát vận mệnh của mình đều phải có một ngành công nghiệp bán dẫn vững mạnh”.

Bình Minh (t/h)


Người “làm nhục Trung Quốc” nhỏ tuổi nhất: Đi học là để lớn lên định cư ở Anh

Một bé trai 5 tuổi khi được hỏi tại sao lại đến trường đã trả lời rằng, “Vì khi lớn lên không muốn sống ở Trung Quốc, muốn đến Vương quốc Anh.” Sau khi video này được lan truyền trên internet, có thông tin nhà trường và các giáo viên liên quan đã bị cơ quan chức năng điều tra.
Một bé trai 5 tuổi tại một trường mẫu giáo ở Quảng Đông nói rằng học tập là để lớn lên di cư đến Vương quốc Anh. (Ảnh chụp màn hình video)

Đài Á châu Tự do (RFA) đưa tin hôm 24/4, một bé trai 5 tuổi học mẫu giáo ở Quảng Đông đã trả lời với giáo viên rằng “con đến đến trường là để di dân sang Vương quốc Anh”, giáo viên mẫu giáo này sau đó đã bị cáo buộc “không làm trong bổn phận trong giáo dục”, và bị cơ quan chức năng điều tra. Thông tin chia sẻ trên mạng cho biết, cơ quan liên quan đã bắt đầu truy cứu trách nhiệm đối với trường học liên quan đến việc này. Video cho thấy, khi một bé trai được hỏi “Tại sao con lại đến trường?”, bé trai này quay mặt về phía máy quay và nói: “Vì lớn lên con không muốn sống ở Trung Quốc, con muốn đến Anh.”

Ông Trương (Zhang), một phụ huynh có hai con ở tỉnh Sơn Đông, nói với RFA rằng nhóm WeChat đã thảo luận về điều này trong hai ngày qua, “Trẻ em có quyền tự do được giáo dục, cha mẹ [có quyền] đặt mục tiêu cho con cái của mình. Con cái của tôi, tôi cũng muốn chúng đến Vương quốc Anh học từ nhỏ, không muốn mãi ở trong nước. Con nhỏ nói gì thì cũng không phải là vấn đề của trường mẫu giáo, họ không chịu trách nhiệm việc trẻ nói những gì. Trách nhiệm của trường mẫu giáo là chăm sóc trẻ em, nhưng bây giờ [chính quyền lại buộc] trường nhấn mạnh vào ý thức hệ.”

Về vấn đề này, tài khoản Twitter “@XIAOMIEHM” đã tweet vào ngày 22/4, “Kẻ làm nhục Trung Quốc nhỏ tuổi nhất thế giới! Chàng trai trẻ, em có tiền đồ, em có thể đăng ký Kỷ lục Guinness thế giới vì là người đầu tiên và nhỏ tuổi nhất trên thế giới làm nhục Trung Quốc!”

Cư dân mạng “Silent Lambs” cũng cho rằng: “Lời nói của trẻ em không có kiêng kỵ gì, người nói vô tội, ngay cả lời nói của một đứa trẻ mà đất nước này còn không thể chịu đựng được, vậy thì đất nước này không cần thiết phải tồn tại. Lại nói, đứa trẻ này đã trải qua 3 năm xét nghiệm axit nucleic, nên đã nhìn rõ cái xã hội này, nhưng rất nhiều người lớn vẫn còn sống trong mộng, đây mới là điều đáng buồn.”

Có cư dân mạng liên tục bình luận: “Đây là kết luận của một đứa trẻ 5 tuổi có được sau khi đã dành phần lớn cuộc đời (5 năm) của mình để làm xét nghiệm axit nucleic.”

“Sự tự tin của nước lớn đâu? Ngay cả một câu nói của đứa con nít mà đã không chịu đựng được rồi sao? Rốt cuộc là tự tin hay là tự ti?”

“Sự tự tin từ tận trong xương tủy.”

“Tự do ngôn luận hay nói đâu rồi?”

“Không cho phép trẻ em nói những điều như vậy, đây mới là bi kịch lớn nhất của giáo dục”

“Ngay cả trẻ em bây giờ cũng biết điều đó”.

“Tốt lắm bạn nhỏ! Có lý tưởng và đầu óc thanh tỉnh. Hãy cố gắng vì quyền tự do ngôn luận và tự do tư tưởng của mình!”

“Không cho trẻ mẫu giáo nói muốn đến Vương quốc Anh, và sau đó là con cháu của các quan chức cấp cao Trung Quốc đều ở nước ngoài”.

Lý Mộc Tử, Vision Times


Ấn Độ tố Trung Quốc vi phạm thỏa thuận biên giới – 28/4/2023 

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh (thứ ba bên trái) tham dự cuộc họp với người đồng cấp Trung Quốc Lý Thượng Phúc (thứ ba bên phải) trong Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ở New Delhi, ngày 27 tháng 4 năm 2023. 

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ ngày 27/4 cáo buộc Trung Quốc làm xói mòn ‘toàn bộ cơ sở’ của mối quan hệ giữa hai nước khi vi phạm các thỏa thuận song phương, ám chỉ cuộc đối đầu kéo dài gần 3 năm liên quan đến hàng ngàn binh sĩ đóng quân dọc theo biên giới tranh chấp ở khu vực phía đông Ladakh.

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Lý Thượng Phúc, và ‘đã có cuộc thảo luận thẳng thắn về những diễn biến ở khu vực biên giới Ấn-Trung cũng như quan hệ song phương,’ Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết.

Ông Singh nói với ông Lý rằng ‘sự phát triển của mối quan hệ Ấn-Trung dựa trên cơ sở hòa bình và sự yên tĩnh ở biên giới’ và rằng tất cả các vấn đề biên giới cần được giải quyết theo các thỏa thuận và cam kết hiện có, theo Bộ Quốc phòng Ấn Độ.

Chưa có bình luận từ phía Trung Quốc.

Ấn Độ nói việc triển khai một số lớn binh sĩ Trung Quốc, hành vi hung hăng của họ và nỗ lực đơn phương thay đổi hiện trạng biên giới là vi phạm thỏa thuận giữa hai nước.

Ông Singh nhấn mạnh các vi phạm đó ‘làm xói mòn toàn bộ cơ sở của mối quan hệ song phương.’

Một cuộc đụng độ cách đây 3 năm ở vùng Ladakh đã khiến 20 binh sĩ Ấn Độ và 4 người Trung Quốc thiệt mạng. Vụ này biến thành một cuộc đối đầu kéo dài ở khu vực núi non hiểm trở, nơi mỗi bên đồn trú hàng chục ngàn quân nhân được hỗ trợ bởi pháo binh, xe tăng và máy bay chiến đấu.

Vài ngày trước chuyến thăm của ông Lý, các chỉ huy quân đội hàng đầu của Ấn Độ và Trung Quốc đã tổ chức vòng đàm phán thứ 18 nhằm tìm cách giải quyết vấn đề rút quân khỏi các khu vực căng thẳng.

Đường kiểm soát thực tế phân chia các vùng lãnh thổ do Trung Quốc và Ấn Độ nắm giữ từ Ladakh ở phía tây đến bang Arunachal Pradesh ở phía đông của Ấn Độ, mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền toàn bộ.

Hai nước từng có chiến tranh biên giới vào năm 1962.


XEM THÊM: