Cảnh tàu Cảnh sát biển Trung Quốc sử dụng vòi rồng ngăn chặn tàu tiếp tế của Philippines được chiếu trong cuộc họp báo tại Bộ Ngoại giao vào ngày 07 tháng 8 năm 2023 tại Manila, Philippines. Ảnh: Ezra Acayan/Getty Images
Bộ trưởng QP Mỹ Lloyd Austin: Tôi rất vui được nói chuyện hôm nay với @dndphl của Bộ trưởng Teodoro về hợp tác liên minh Hoa Kỳ-Philippines. Hoa Kỳ sát cánh với các đồng minh của chúng tôi trong việc hỗ trợ các quyền hợp pháp của họ để hoạt động tự do trong lĩnh vực hàng hải.
Cuộc gọi của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd J. Austin III với Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro Jr.
Ngày 8 tháng 8 năm 2023 |
Thư ký Báo chí Ngũ Giác Đài Brig. Tướng Pat Ryder cung cấp thông tin sau:
Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd J. Austin III hôm nay điện đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro Jr. để thảo luận về hợp tác liên minh Mỹ-Philippines. Cả hai Bộ trưởng tái khẳng định bản chất vững chắc của liên minh Mỹ-Philippines và cam kết nỗ lực gấp đôi để tăng cường đào tạo song phương, khả năng tương tác và hỗ trợ hiện đại hóa Lực lượng Vũ trang Philippines.
Các Bộ trưởng đã thảo luận về các sự kiện gần đây ở Biển Đông, bao gồm các nỗ lực của CHND Trung Hoa nhằm cản trở phái bộ tiếp tế của Philippines đến Bãi Cỏ Mây vào ngày 5 tháng 8 năm 2023, các tàu và thủy thủ đoàn Philippines gặp rủi ro. Ông đã cùng nhiều quốc gia bày tỏ quan ngại về các hoạt động tác chiến không an toàn này, làm suy yếu hiện trạng và đe dọa trực tiếp đến hòa bình và ổn định khu vực.
Các Bộ trưởng tái khẳng định cam kết chung của họ trong việc duy trì trật tự dựa trên luật lệ, bao gồm hỗ trợ quyền tiến hành các hoạt động hàng hải hợp pháp của Philippines, phù hợp với Phán quyết của Tòa Trọng tài năm 2016, là phán quyết cuối cùng và ràng buộc đối với tất cả các bên. Bộ trưởng Austin tái khẳng định rằng Hiệp ước phòng thủ chung mở rộng cho các tàu công cộng, máy bay và lực lượng vũ trang của Philippines—bao gồm cả lực lượng Cảnh sát biển của nước này—ở Thái Bình Dương, bao gồm cả Biển Đông.
Các Bộ trưởng khen ngợi sự hợp tác quân sự song phương gần đây, bao gồm các nỗ lực hợp tác để chuyển hơn 32 tấn hàng tiếp tế nhân đạo tới các hòn đảo xa xôi ngoài khơi của nhóm đảo Batanes và vùng núi Cervantes Ilocos Sur bị ảnh hưởng bởi cơn bão Egay. Họ lưu ý rằng phản ứng nhanh chóng rất quan trọng đối với sức khỏe và sự an toàn của hàng ngàn người dân Philippines ở những khu vực bị ảnh hưởng bởi cơn bão này. Họ ca ngợi tiện ích của Sân bay Lal-lo ở Cagayan, một địa điểm mới của Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Tăng cường (EDCA), trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các nỗ lực cứu trợ.
Các Bộ trưởng cam kết tìm kiếm một cơ hội ngắn hạn để gặp trực tiếp và tái khẳng định cam kết kề vai sát cánh với tư cách là đồng minh để mang lại an ninh, thịnh vượng và ổn định cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và hơn thế nữa.
Biden bảo đảm với Marcos Jr. sự yểm trợ “không gì lay chuyển” của Mỹ với Philippines
02/5/2023
Tổng thống Mỹ Joe Biden (P) đón tiếp đồng nhiệm Philippines Ferdinand Marcos Jr. tại Nhà Trắng, Washington, ngày 01/05/2023. AP – Brendan Smialowski
Thanh Phương /RFI
Khi tiếp tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. tại Nhà Trắng hôm qua, 01/05/2023, tổng thống Joe Biden đã tuyên bố bảo đảm sự yểm trợ “không gì lay chuyển” của Washington với Manila, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Trung Quốc.
Theo hãng tin AFP, hôm qua, tổng thống Marcos Jr. và phu nhân đã được đón tiếp long trọng hơn một chút so với phần lớn các vị nguyên thủ quốc gia mà tổng thống Hoa Kỳ tiếp ở Nhà Trắng.
Trước khi hội đàm song phương, hai vị tổng thống đã phát biểu vài câu trước báo chí. Ông Joe Biden nhấn mạnh đến “cam kết không gì lay chuyển của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ Philippines, kể cả tại khu vực Biển Đông”, đồng thời ông hứa sẽ “hỗ trợ việc hiện đại hóa quân đội Philippines”. Hoa Kỳ đặc biệt dự trù chuyển các phi cơ quân sự đến Philippines và giúp Manila tăng cường đội máy bay chiến đấu.
Về phần tổng thống Marcos Jr., ông cho rằng Philippines ở trong một khu vực mà nay trở nên “phức tạp hơn” về mặt địa chính trị, cho nên Manila phải hướng về quốc gia duy nhất đã ký hiệp ước phòng thủ chung với Philippines, đó là Hoa Kỳ.
Tuy không nêu đích danh, nhưng rõ ràng cả hai tổng thống Mỹ và Philippines đều nghĩ đến Trung Quốc, trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông gia tăng trong thời gian gần đây. Vụ mới nhất xảy ra hôm 23/04 vừa qua, khi các tàu của Trung Quốc và của Philippines suýt nữa đã đụng nhau trên biển tại khu vực cách đảo Palawan của Philippines khoảng 200 km.
Sau khi đắc cử tổng thống, ông Ferdinand Marcos Jr. thi hành một chính sách ngoại giao theo hướng giữ quan hệ cân bằng giữa Philippines với hai cường quốc Mỹ Trung. Trước khi đi thăm Hoa Kỳ, tháng 1 năm nay, ông đã đến Bắc Kinh với lời hứa Philippines sẽ là “bạn với mọi người, không là kẻ thù của bất cứ ai”.
Nhưng Washington hy vọng là với căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, Manila sẽ nghiêng về phía Mỹ nhiều hơn. Quân đội của Hoa Kỳ và Philippines vừa kết thúc đợt tập trận chung lớn nhất từ trước đến nay ở vùng Biển Đông. Manila cũng vừa cho phép quân đội Mỹ sử dụng thêm 4 căn cứ quân sự của Philippines, trong đó có những căn cứ nằm không xa Đài Loan.
Theo AFP, hôm qua, ông John Kirby, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia của Nhà Trắng, cho biết Hoa Kỳ bảo đảm việc sử dụng các căn cứ nói trên “sẽ có sự phối hợp và hợp tác hoàn toàn với chính quyền Philippines”.
Trong cơn bão tài chính ở Phố Wall, Morgan Stanley lên kế hoạch cắt giảm 3,000 việc làm
Cảnh bên ngoài Trụ sở Morgan Stanley tại 1585 Broadway ở Quảng trường Thời đại ở Thành phố New York, Mỹ, vào tháng 07/2021. (Ảnh: Gabriel Pevide / Getty Images cho Morgan Stanley)
Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley đang lên kế hoạch cắt giảm 3.000 việc làm vào cuối tháng 6/2023 trong bối cảnh các giao dịch tài chính ở Phố Wall sụt giảm, cơn bão khủng hoảng ngân hàng đang manh nha khiến 4 NHTM Hoa Kỳ sụp đổ, các sản phẩm đầu tư dài hạn bắt đầu ghi nhận thua lỗ do lãi suất tăng cao.
Theo Financial Times, Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley, với tổng tài sản 1.180 tỷ USD, một trong tám ngân hàng lớn có tầm ảnh hưởng trọng yếu toàn cầu của Mỹ, đang lên kế hoạch cắt giảm 3.000 việc làm.
Ngân hàng Morgan Stanley được thành lập năm 1935 bởi cháu trai của J.P Morgan là Henry Morgan. JP Morgan (ông của Henry Morgan) sở hữu và vận hành JPMorgan Chase; ngân hàng vừa mua lại First Republic Bank ngày hôm qua. Theo truyền thông Hoa Kỳ, Morgan Stanley là một ngân hàng đầu tư độc lập và hiện không có bất kỳ mối quan hệ nào với J.P. Morgan.
Morgan nằm trong nhóm 13 gia tộc giầu có nhất thế giới, nắm giữ huyết mạch tài chính không chỉ ở Mỹ mà còn ở quy mô toàn cầu.
Hãng tin đã trích nguồn tin quen thuộc từ Morgan Stanley cho biết các nhà quản lý cấp cao của ngân hàng đang nhắm đến việc cắt giảm thêm 5% nhân viên. Nhóm nhân viên không bị cắt giảm việc làm là những người thuộc bộ phận quản lý tài sản được đánh gia cao của Morgan Stanley .
Cắt giảm việc làm sẽ được áp dụng rộng rãi trên toàn bộ phần còn lại của ngân hàng, tổng nhân viên hiện có của Morgan Stanley là 82.000 nhân viên. Bộ phận ngân hàng đầu tư và chứng khoán dự kiến sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn so với các bộ phận khác.
Đây là đợt cắt giảm việc làm lần thứ hai của Morgan Stanley trong 6 tháng gần đây. Tháng 12/2022, ngân hàng này đã sa thải 1.200 nhân viên.
Không chỉ Morgan Stanley, làn sóng sa thải ở Phố Wall đã bắt đầu trong 6 tháng qua khi các thị trường tài sản tài chính lao dốc; một số thị trường đầu cơ đã vỡ trong khi các thị trường đầu tư tài chính ghi nhận lỗ do lãi suất tăng cao. Làn sóng này đã bào mòn lợi nhuận của các ngân hàng thương mại lớn và thậm chí gây ra phá sản 4 ngân hàng thương mại cỡ vừa và nhỏ của Mỹ. Trên thế giới, ngân hàng nằm trong danh sách 30 ngân hàng có tầm ảnh hưởng trọng yếu toàn cầu G-SIPs là Credit Suisse cũng bị phá sản, buộc phải bán lại cho người đồng hương UBS với giá 3 tỷ USD.
Trước thực trạng kinh tế suy thoái, các khoản đầu cơ và đầu tư sụt giảm giá vì lãi suất tăng, cung tiền thu hẹp, các hoạt động phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng cũng như hoạt động sáp nhập và mua lại đã cạn kiệt. Năm 2023, thị trường chứng khoán toàn cầu chứng kiến một năm giao dịch tài chính toàn cầu yếu nhất trong một thập kỷ, theo Financial Times.
Bối cảnh ngày hoàn toàn đi ngược lại với giai đoạn Đại dịch Covid-19 trước đó, khi tiền lãi suất thấp tràn ngập thị trường, hoạt động đầu cơ, đầu tư liều lĩnh bùng nổ; các tổ chức tài chính đã vội vã thuê nhân viên nhiều hơn mức họ cần. Một lượng lớn nhân viên đã trở nên dư thừa khi điều kiện thị trường tài chính thắt chặt.
Giám đốc điều hành James Gorman của Morgan Stanley đã cảnh báo vào tháng trước rằng các hoạt động ngân hàng đầu tư “vẫn rất trầm lắng” và dự đoán doanh thu có thể không phục hồi cho đến năm 2024. Lợi nhuận quý đầu tiên của ngân hàng đã giảm năm thứ năm so với cùng kỳ năm ngoái. Gorman đã giảm 10% lương cho năm 2022, phản ánh hiệu suất hoạt động yếu hơn của công ty so với năm 2021.
Định chế quản lý tài sản Lazard cho biết vào tuần trước rằng họ có kế hoạch cắt giảm 10% nhân viên và ngân hàng đầu tư Goldman Sachs tuyên bố sẽ cắt giảm 3.200 việc làm vào tháng 1/2023; những đợt cắt giảm đó chiếm khoảng 6,5% nhân viên của Goldman.
Citigroup, Bank of America và Wells Fargo cũng lần lượt cắt giảm nhiều lao động. Không chỉ ngành tài chính, các công ty luật ở Mỹ cũng liên tiếp cắt giảm việc làm, trong đó có Kirkland & Ellis, và các công ty kiểm toán Big Four….
Quang Nhật tổng hợp
Báo cáo: Tin tặc đánh cắp tiền Cơ quan An ninh liên bang Nga chuyển tiền cho Ukraina
Liên Thành
Ảnh minh hoạ.
Theo công ty theo dõi tiền điện tử Chainalysis, một hacker vô danh đã đánh cắp tiền từ ví điện tử do cơ quan An ninh liên bang Nga (FSB) và tình báo của Liên bang Nga kiểm soát rồi chuyển chúng cho lực lượng vũ trang Ukraina.
Ấn phẩm cho biết hai địa chỉ ví tiền điện tử bị tin tặc tấn công có liên quan đến cuộc tấn công vào công ty Solarwinds của Mỹ vào năm 2020, đã ảnh hưởng đến hơn 200 tổ chức. Tại Hoa Kỳ, nó được coi là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất, dẫn đến rò rỉ dữ liệu từ một số cơ quan của Hoa Kỳ.
Ví tiền điện tử thứ ba đã được sử dụng để thanh toán cho các máy chủ tham gia vào chiến dịch cung cấp thông tin sai lệch trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016.
Chainalysis cho biết tin tặc đã lấy số bitcoin trị giá 300.000 đô la từ các ví được tìm thấy. Nhưng sau cuộc xâm lược Ukraina của Nga, hacker này bắt đầu gửi tiền điện tử đến các ví do chính phủ Ukraina mở, để gây quỹ chống lại sự xâm lược của Nga.
Hiện chưa rõ thông tin Chainalysis cung cấp có chính xác hay không, nhưng cơ quan An ninh liên bang Nga và tình báo của Liên bang Nga không bình luận về vụ việc.
Các y tá Anh đình công
Hội đồng nhân viên NHS, một cơ quan đại diện cho các công đoàn trong Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, sẽ họp vào thứ Ba để quyết định một thỏa thuận tăng lương cho hầu hết nhân viên lên 5%. Lời đề nghị do chính phủ đưa ra đã bị các thành viên của Đoàn Điều dưỡng Hoàng gia (RCN), hiệp hội điều dưỡng chính, từ chối. Song các công đoàn khác có nhiều phiếu hơn.
Suốt nhiều tháng qua phần lớn nhân viên của NHS đã đình công vì lương thưởng. Nhưng vấn đề của các y tá mới leo thang gần đây. Các thành viên của RCN — bao gồm cả những người làm việc trong các dịch vụ cấp cứu và ung thư — mới quay lại biểu tình từ Chủ nhật. Cuộc đình công cũng ngắn hơn 24 giờ so với kế hoạch vì RCN tính sai thời hạn được phép đình công của mình. Đáp lại, chính phủ đã đưa họ ra toà và tuyên bố hành động hôm thứ Ba là bất hợp pháp. Nhưng RCN không nản lòng. Ngay cả khi hội đồng quyết định tăng lương, cơ quan này cho biết sẽ tiếp tục đình công ngay khi các thành viên giao sứ mệnh mới cho họ.
ECB gặp khó khăn trong hoạch định chính sách
Trong nhiều năm, Ngân hàng Trung ương Châu Âu ECB đã sử dụng “định hướng chính sách” để điều chỉnh kỳ vọng của thị trường về các động thái tiếp theo của mình. Nhưng lạm phát và số liệu kinh tế không ổn định của giai đoạn hiện tại khiến chiến lược này trở nên khó thực hiện hơn. Thay vào đó, thiết lập chính sách của ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào thông tin mới nhất. Hai dữ liệu quan trọng sẽ được công bố vào thứ Ba: khảo sát cho vay ngân hàng trong quý đầu năm 2023 và số liệu lạm phát tháng 4.
Khảo sát cho vay theo dõi các tiêu chuẩn tín dụng và nhu cầu cho vay, qua đó giúp cho thấy liệu chính sách tiền tệ thắt chặt của ECB có đang kìm hãm tăng trưởng kinh tế hay không. Các tiêu chuẩn tín dụng đã thắt chặt hơn trong quý cuối năm 2022 trong khi nhu cầu vay vốn giảm xuống. Nếu đà giảm đó tiếp tục trong quý đầu năm 2023, các nhà hoạch định chính sách có thể cân nhắc giảm tốc độ tăng lãi suất. Nhưng lạm phát theo năm có thể vẫn cao trong tháng 4. Ở Đức, nó giảm nhẹ từ 7,8% xuống 7,6%, song tăng từ 6,7% lên 6,9% ở Pháp. Chính sách phụ thuộc vào dữ liệu sẽ còn phức tạp hơn nếu dữ liệu chỉ theo các hướng khác nhau.
Các vấn đề đạo đức tại Toà án Tối cao Hoa Kỳ
Vào thứ ba, Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ sẽ tổ chức một phiên điều trần về hành vi tại Tòa án Tối cao. Hiện có những lời kêu gọi tăng cường trách nhiệm giải trình ở toà sau các tiết lộ gần đây về hành vi đáng ngờ của các thẩm phán — đặc biệt là tin tức cho thấy Thẩm phán Clarence Thomas có mối liên hệ tài chính bí mật với Harlan Crow, một nhà tài trợ lớn của đảng Cộng hòa. Thẩm phán Thomas đã thực hiện các giao dịch bất động sản với ông Crow, người cũng đã chi hàng triệu đô la cho vị quan toà đi nghỉ trong hơn hai thập niên qua.
Phiên điều trần sẽ diễn ra mà không có Chánh án John Roberts, người đã từ chối lời mời của Thượng nghị sĩ Dick Durbin, chủ tịch ủy ban. Thay vào đó, chánh án đã đệ trình một “Tuyên bố về các Nguyên tắc và Thực hành Đạo đức” có chữ ký của cả chín thẩm phán và trình bày chi tiết về cách toà sẽ tự giải quyết các vấn đề đạo đức. Nó không làm hài lòng những người chỉ trích, đặc biệt là Fix the Court, một tổ chức giám sát. Angus King, một thượng nghị sĩ độc lập từ Maine, cho biết dự luật lưỡng đảng được ông giới thiệu vào tuần trước — trong đó yêu cầu Tòa án thông qua một bộ quy tắc ứng xử — sẽ “giúp tòa án tự cứu mình” và đảo ngược “sự suy giảm nghiêm trọng về niềm tin của công chúng [dành cho toà].”
HSBC đứng dưới áp lực từ cổ đông
Sẽ là một tuần quan trọng và căng thẳng cho HSBC. Ngân hàng này sẽ báo cáo thu nhập quý đầu vào thứ Ba, nhưng sự kiện đáng quan tâm là cuộc họp đại hội cổ đông thường niên vào thứ Sáu. Công ty bảo hiểm Trung Quốc Ping An và cổ đông lớn nhất của HSBC (với khoảng 8% cổ phần) có thể sẽ nhân cơ hội này để chia tách ngân hàng. Từ lâu họ đã hối thúc hội đồng quản trị HSBC tách hoạt động kinh doanh ở châu Á ra riêng. Năm ngoái, công ty bảo hiểm công khai chiến dịch của mình và vào tháng 4 đã công bố một tuyên bố dài 2.200 từ chỉ trích ban quản trị của HSBC.
Những lời phàn nàn của Ping An bao gồm hiệu suất mờ nhạt và cắt giảm chi phí không thỏa đáng. Nhưng vấn đề lớn nhất trong mắt họ là việc hội đồng quản trị đã “rút cổ tức và vốn tăng trưởng của HSBC Châu Á” để hỗ trợ các bộ phận kinh doanh ít hứa hẹn hơn. (Cổ tức cấp tập đoàn giảm cũng khiến các cổ đông khó chịu.) Một hội đồng quản trị không đổi ý khó có thể sớm chấp nhận yêu cầu của Ping An, và căng thẳng sẽ chỉ càng gia tăng.
Kinh tế Ấn Độ sẽ vượt qua cả Mỹ và Trung Quốc?
John Mac Ghlionn
Người mua sắm tập trung tại một con phố thương mại trước lệnh phong tỏa COVID-19 vào Chủ nhật ở Chennai, Ấn Độ, vào ngày 08/01/2022. (Ảnh: ARUN SANKAR / AFP qua Getty Images)
Với đà phát triển, những lợi thế về nhân khẩu học và khoa học kỹ thuật, cộng với việc đề cao giáo dục, Ấn Độ đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế. Đặc biệt, đây còn là một quốc gia ủng hộ dân chủ, thứ phù hợp để thúc đẩy phát triển kinh tế một cách bền vững.
Ấn Độ là một quốc gia đang lên.
Quốc gia Nam Á này đã giành được độc lập từ Anh vào năm 1947. Tuy nhiên, nền kinh tế của nước này chỉ bắt đầu có những cải thiện đáng kể vào những năm 1990 sau khi một số cải cách kinh tế được đưa ra. Ngoài việc củng cố lĩnh vực ngân hàng và hiện đại hóa thị trường chứng khoán, những cải cách này đã mở cửa nền kinh tế Ấn Độ, giúp nước này đón được một lượng rất lớn đầu tư nước ngoài.
Vào năm 2015, Ấn Độ là một nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất thế giới.
Đến năm 2075, nền kinh tế Ấn Độ dự kiến sẽ vượt qua nền kinh tế Mỹ.
Trước khi thời điểm đó diễn ra, người ta tự hỏi liệu Ấn Độ có thể làm được điều từng là không thể tưởng tượng được và vượt qua nền kinh tế Trung Quốc hay không. Câu hỏi này trở nên rõ ràng khi ta xem xét các xu hướng hiện tại ở Trung Quốc, với ảnh hưởng của việc phong tỏa nghiêm ngặt do COVID-19 vẫn còn, tỷ lệ thất nghiệp cao trong giới trẻ và bong bóng bất động sản có vẻ như sắp vỡ.
Theo các nhà phân tích tại Morgan Stanley, chỉ trong 4 năm tới, Ấn Độ có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ ba, vượt qua cả Nhật Bản và Đức. Đến năm 2030, nhờ các khoản đầu tư khôn ngoan vào công nghệ và lĩnh vực năng lượng, các nhà phân tích kỳ vọng Ấn Độ sẽ có thị trường chứng khoán lớn thứ ba thế giới vào cuối thập kỷ.
Sự phát triển kinh tế gắn liền với chất lượng giáo dục. Đây là một thực tế mà có vẻ chính phủ Ấn Độ đã không bỏ qua. South China Morning Postđưa tin, Ấn Độ gần đây đã đề xuất việc cho phép các tổ chức nước ngoài thành lập cơ sở ở nước này. Đây là một phần trong nỗ lực lớn hơn của Thủ tướng Narendra Modi nhằm biến Ấn Độ thành một trung tâm giáo dục có giá trị thực sự, một trung tâm có khả năng cạnh tranh với cả Mỹ và Trung Quốc.
Việc ông Modi tập trung vào việc cải thiện giáo dục diễn ra khi Ấn Độ đã sẵn sàng trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới, một danh hiệu nổi tiếng do Trung Quốc nắm giữ. Một số nhà bình luận nổi tiếng cho rằng việc Ấn Độ vượt qua Trung Quốc không chỉ mang tính biểu tượng – nó thể hiện một sự chuyển dịch quyền lực đáng kể.
Những cơ sở cho sự vươn lên của Ấn Độ
Ông Geoffrey Garrett là một nhà khoa học chính trị và hiện là trưởng khoa của Trường Kinh doanh Marshall thuộc Đại học Nam California. Ông Garrett trước đây đã lưu ý, Trung Quốc đang trên đà trở thành “quốc gia đầu tiên trong lịch sử già trước khi giàu”. Mặc dù con số GDP của Trung Quốc rất ấn tượng, nhưng GDP bình quân đầu người của nước này không cao (chỉ ở mức $12.556).
Khi dân số già đi và bị thu hẹp, nền kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ chịu những tác động. Đến năm 2050, ông Garrett lưu ý, “tỷ lệ phụ thuộc” của Trung Quốc sẽ tăng từ 35% lên 70%. “Tỷ lệ phụ thuộc” được dùng để chỉ những người dưới 15 tuổi hoặc trên 64 tuổi sống dựa vào dân số trong độ tuổi lao động (những người ở độ tuổi 15 – 64). Trung Quốc có một hệ thống phúc lợi xã hội yếu kém, một hệ thống y tế rất cần được chỉnh đốn. Trung Quốc cũng đang mất đi trung bình 5 triệu phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mỗi năm. Do đó, rất khó để tưởng tượng ra việc nước này sẽ đối phó như thế nào khi dân số trở nên già hơn, bệnh tật hơn. kém hiệu quả hơn trong sản xuất và phụ thuộc nhiều hơn vào sự hỗ trợ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Cấu trúc nhân khẩu học của Ấn Độ rất khác. Hơn một phần tư dân số dưới 15 tuổi và chưa đến một phần tám trên 60 tuổi. Nhà triết học người Pháp Auguste Comte đã gọi nhân khẩu học là định mệnh. Mặc dù tuyên bố này đã và vẫn là hơi phóng đại, nhưng một nhân khẩu học lành mạnh chắc chắn là điều cần thiết cho một nền kinh tế lành mạnh và một tương lai lành mạnh. Ở Ấn Độ, khá đáng chú ý, tỷ lệ phụ thuộc đang tiếp tục giảm. Tỷ lệ này hiện ở mức 48% và dự kiến sẽ chỉ ở mức trên 40% vào năm 2050. Mặt khác, vào năm 2050, Mỹ có thể có một tỷ lệ khá đáng kinh ngạc là 66%. Đến năm 2050, độ tuổi trung bình ở Trung Quốc sẽ là 50, ở Mỹ là 42,3 và ở Ấn Độ chỉ là 37,5. Các thành viên của Ủy ban Ganesh Utsav đứng cạnh tấm áp phích tuyên bố ‘Tẩy chay Sản phẩm Trung Quốc’ ở Hyderabad, Ấn Độ, vào ngày 03/11/2016. (Ảnh: Noah Seelam/AFP/Getty Images)
Khi cuộc sống của chúng ta ngày càng trở nên gắn bó hơn với công nghệ, tương lai sẽ thuộc về những quốc gia với những bộ óc khoa học tốt nhất. Ấn Độ là đất nước nổi tiếng về việc đào tạo ra những nhà khoa học lỗi lạc. Nhiều nhà khoa học lỗi lạc đã học tập tại Mỹ, sau đó tiếp tục theo đuổi các cơ hội việc làm tại Mỹ, từ đó mang lại lợi ích cho nền kinh tế Mỹ.
Tuy nhiên, giờ đây, với nỗ lực của ông Modi nhằm biến Ấn Độ thành một trung tâm giáo dục toàn cầu có khả năng cạnh tranh với Mỹ, Ấn Độ có nhiều khả năng sẽ giữ chân được một số lượng lớn hơn các nhà khoa học lỗi lạc này. Họ sẽ có thể đóng góp cho nền kinh tế Ấn Độ. Khi chúng ta xem xét các xu hướng khoa học và công nghệ, Ấn Độ vốn đã có những kết quả đáng ngưỡng mộ. Tuy nhiên, với những cải cách giáo dục mới này và một lực lượng dân số trẻ, năng động, chúng ta có thể kỳ vọng sẽ chứng kiến một cuộc cách mạng khoa học và công nghệ ở Ấn Độ trong hai đến ba thập kỷ tới.
Cuối cùng, không giống như Trung Quốc, nơi mà ngay cả việc nhắc đến từ “dân chủ” cũng có thể khiến người ta phải vào tù, Ấn Độ là một quốc gia có vẻ coi trọng ý tưởng bầu cử công khai. Ấn Độ vốn được coi là nền dân chủ lớn nhất thế giới. Những hạn chế thể hiện rõ ràng hơn gấp nhiều lần ở một đất nước như Trung Quốc, nơi có một chế độ độc tài. Phương thức quản trị như vậy không phù hợp với tăng trưởng kinh tế bền vững. Về lâu dài, thứ có thể hạ bệ Trung Quốc [vấn đề dân chủ] rất có thể sẽ giúp Ấn Độ vươn lên đỉnh cao về kinh tế.
John Mac Ghlionn
Bảo Nguyên biên dịch
Tác giả John Mac Ghlionn là nhà nghiên cứu và nhà viết luận. Bài viết của ông được đăng trên nhiều tờ báo như New York Post, Sydney Morning Herald, Newsweek, National Review, The Spectator US, và những tờ báo uy tín khác. Ông chuyên viết về tâm lý và quan hệ xã hội, rất quan tâm đến các rối loạn chức năng xã hội và thao túng truyền thông.
Bộ Tài Chính Mỹ cảnh báo: Từ 01/06 chính quyền Liên bang có thể không đủ tiền để chi trả
02/5/2023
Ảnh minh họa; Trụ sở Quốc Hội Mỹ trên Đồi Capitol, Washington, ngày 08/09/2022. AP – Jacquelyn Martin
Trọng Thành /RFI
Bất đồng giữa chính phủ Mỹ và đối lập đảng Cộng Hòa, kiểm soát Hạ Viện, trong việc nâng trần nợ có thể khiến chính quyền Liên bang không đủ tiền chi trả trong một số lĩnh vực, cụ thể như trong việc trả tiền hưu, kể từ ngày 01/06/2023. Bộ trưởng Tài Chính Janet Yellen đã đưa ra cảnh báo như trên vào hôm qua, 01/05.
Lý do chính là chính quyền Biden không chấp nhận đòi hỏi của Hạ Viện, gắn liền việc thông qua ngân sách liên bang trong năm tài chính mới với việc cắt giảm tổng cộng khoảng 4.500 tỷ đô la chi phí công trong 10 năm tới, trong đó chủ yếu là các trợ cấp xã hội.
Thông tín viên Guillaume Naudin từ Washington cho biết thêm:
‘‘Chuyện đã kéo dài từ nhiều tuần nay, từ khi tổng thống Joe Biden đưa ra đề xuất ngân sách cho năm tài chính mới, vào hồi đầu tháng 3. Để có tiền cho ngân sách năm mới này, Hạ Viện sẽ phải ‘‘nâng trần nợ’’, có nghĩa là cho chính quyền liên bang được phép vay nhiều tiền hơn. Hồi tuần trước, Hạ Viện đã thông qua một văn bản luật, quy định việc ‘‘nâng trần nợ’’ (thêm 1.500 tỷ đô la) phải đi kèm với một số cắt giảm về ngân sách, đặc biệt liên quan đến các khoản trợ cấp xã hội.
Đối với tổng thống Biden, đây là điều không thể chấp nhận. Tổng thống muốn nâng trần nợ không được đi kèm với các điều kiện, trước khi tiến hành các cuộc thảo luận:
‘‘Điều quan trọng nhất mà chúng ta cần phải làm là bảo đảm đặt sang một bên mối đe dọa của chủ tịch Hạ Viện về việc nước Mỹ không trả được nợ. Từ hơn 200 năm nay, Hoa Kỳ chưa bao giờ bị thất tín trong việc trả nợ. Nước Mỹ không bao giờ là một quốc gia bất tín’’.
Trong lúc đó, chủ tịch Hạ Viện Mỹ Kevin McCarthy, đang trong chuyến công du Israel, cho biết sẵn sàng thương lượng, nhưng theo các điều kiện của ông. Hiện tại, chủ tịch Hạ Viện chưa nhận được hồi âm.
Vào lúc hạn chót ngày càng gần lại, vẫn không bên nào chấp nhận nhân nhượng. Việc chính quyền Mỹ không thanh toán đúng hạn nợ công sẽ gây ra những hậu quả ghê gớm đối với đất nước, cũng như đối với sự ổn định tài chính toàn cầu’’.
Một tàu của Lực lượng Hải cảnh Trung Quốc (trên cùng) và một tàu tiếp nhiên liệu của Philippines tham gia vào cuộc cản phá khi thuyền của Philippines cố gắng tiếp cận Bãi cạn Thomas thứ hai (Bãi Cỏ Mây), một phần của Quần đảo Trường Sa, ở Biển Đông xa xôi mà cả hai nước tuyên bố chủ quyền, hôm 29/3/2014. (Ảnh: Jay Directo/Getty Images)
Trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang nóng lên, Philippines đã nổi lên như một quốc gia quan trọng bậc nhất trong hệ thống địa chính trị ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Mới đây, Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương đã đến thăm Philippines nhằm hàn gắn mối quan hệ song phương vốn đã ‘rạn nứt’ do hành vi gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Philippines ‘quay lại’ với đồng minh Mỹ
Chuyến viếng thăm ‘gấp gáp’ của ông Tần Cương
Tuy nhiên, một chuyên gia lập luận rằng chuyến thăm của ông Tần Cương có thể sẽ trở nên vô ích.
Philippines gần đây đã tăng cường hợp tác an ninh với Hoa Kỳ. Năm nay, Philippines cho phép quân đội Hoa Kỳ tiếp cận thêm 4 căn cứ quân sự, trong đó có hai căn cứ nằm hướng về phía Đài Loan. Với 4 căn cứ mới, Mỹ sẽ có tổng cộng 9 căn cứ quân sự trên lãnh thổ Philippines.
Ngoài ra, Philippines cũng tiến hành nhiều cuộc tập trận chung với Mỹ nhằm tăng cường hợp tác quân sự với nước này.
Trong khi đó, mối quan hệ giữa Philippines và chính quyền Trung Quốc đã xấu đi do hành vi hung hăng của nước này ở Biển Đông.
Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương đã có chuyến thăm Philippines từ ngày 21/4 đến 23/4. Ông cho biết Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Philippines để giải quyết những khác biệt ở Biển Đông.
Nhưng các chuyên gia tin rằng ĐCSTQ sẽ rất khó khôi phục quan hệ với Philippines.Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. phát biểu trong lễ kỷ niệm 126 năm ngày thành lập Quân đội Philippines tại Pháo đài Bonifacio gần Manila, Philippines, hôm 22/3/2023. (Ảnh: Ezra Acayan/Getty Images)
Philippines ‘quay lại’ với đồng minh Mỹ
Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống của mình, ông Ferdinand Marcos Jr. cam kết sẽ duy trì các chính sách ngoại giao của người tiền nhiệm Duterte. Vào thời điểm đó, ông nói rằng chính sách ngoại giao của ông Rodrigo Duterte với Trung Quốc “thực sự là lựa chọn duy nhất của Philippines”.
Tuy nhiên, sau khi đắc cử vào tháng 5/2022, ông Marcos đã ngay lập tức thay đổi quan điểm. Lúc này, ông tuyên bố rằng Philippines sẽ không nhượng lại một mét vuông lãnh thổ cho bất kỳ thực thể nước ngoài nào.
Ông Song Guocheng, một học giả tại Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế của Đại học Quốc lập Chính trị, nói với The Epoch Times rằng có hai lý do chính dẫn đến sự thay đổi mạnh mẽ trong chính sách của Philippines đối với ĐCSTQ.
“Trong những ngày đầu, ông Marcos Jr. bày tỏ quan điểm tương đối thân Trung Quốc với hy vọng ĐCSTQ sẽ tăng cường đầu tư hoặc cho Philippines vay, nhưng ĐCSTQ đã không thực hiện lời hứa của mình nên ông Marcos Jr. có cảm giác như mình bị lừa”, ông lập luận.
Philippines được hưởng lợi rất ít từ các chính sách thân Trung Quốc dưới thời cựu Tổng thống Duterte. Hãng truyền thông Nhật Bản Nikkei đưa tin rằng mặc dù ông Duterte thường xuyên đến thăm Trung Quốc và nước này thường đưa ra “những lời hứa có cánh” về việc chi hàng chục tỷ USD cho Philippines, song chưa đến một nửa trong số đó được thực hiện.
“Một lý do khác là ĐCSTQ từ lâu đã sách nhiễu ngư dân Philippines trên các đảo và rạn san hô mà Philippines tuyên bố chủ quyền. Gần đây nhất là vụ việc Trung Quốc chiếu tia laser “cấp độ quân sự” vào một tàu của Lực lượng Tuần duyên Philippines ở Biển Đông vào hôm 13/2, gây ‘mù tạm thời’ (trong khoảng 10 – 15 giây) với thủy thủ đoàn đang làm nhiệm vụ trên tàu. Đây là một cuộc tấn công quân sự”, ông Song phân tích.
“Hai yếu tố này đã khiến ông Marcos Jr quyết tâm ‘quay lại’ với đồng minh Mỹ”.Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương (thứ 2 từ phải sang) và Đại sứ Trung Quốc Hoàng Khê Liên (Huang Xilian) (phải) tham dự cuộc gặp với Ngoại trưởng Philippines Enrique Manalo tại khách sạn Diamond ở Metro Manila, Philippines, hôm 22/4/2023. (Ảnh: Gerard Carreon/Pool/AFP/Getty Images)
Chuyến viếng thăm ‘gấp gáp’ của ông Tần Cương
Chuyến viếng thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc diễn ra đúng vào thời điểm Philippines và Hoa Kỳ mở các cuộc tập trận chung cho đến ngày 28/04, với sự tham gia của 17.000 quân nhân từ cả hai nước.
Ông Song tin rằng chuyến viếng thăm khẩn cấp của ông Tần Cương tới Philippines được thúc đẩy bởi mối quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines, cũng như sự hợp tác quân sự ngày càng tăng giữa Hoa Kỳ và Philippines. Chuyến thăm nhằm mục đích hàn gắn mối quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines thông qua các biện pháp ngoại giao hoặc khuyến khích kinh tế.Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr (giữa bên trái) tham dự một cuộc tập trận bắn đạn thật vào ngày 26/4/2023, tại San Antonio, Zambales, Philippines. Cuộc diễn tập bắn đạn thật là một phần của cuộc tập trận thường niên giữa Mỹ và Philippines có tên là Balikatan, nghĩa là “kề vai sát cánh” trong tiếng Tagalog. (Ảnh: Jes Aznar/Getty Images)
Trong chuyến thăm, ông Tần Cương tuyên bố rằng Trung Quốc mong muốn hợp tác với Philippines để giữ cho mối quan hệ Trung Quốc – Philippines đi đúng hướng, tăng cường hợp tác để “đôi bên cùng có lợi” và giải quyết thỏa đáng những khác biệt giữa hai nước.
Sau cuộc gặp với ông Tần, ông Marcos cho biết hai nước đã nhất trí thiết lập thêm các kênh đối thoại để giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Tuy nhiên, ông Song cho rằng các kênh liên lạc của ĐCSTQ đã đánh mất lòng tin của cộng đồng quốc tế, và chính ĐCSTQ đã cắt đứt các đường dây nóng được thiết lập trước đó giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
“Tôi nghĩ Marcos Jr. không thể duy trì quan hệ hữu nghị với ĐCSTQ. Ông đã quyết tâm xoay trục sang Hoa Kỳ. Thông qua hợp tác với Hoa Kỳ, ông ấy sẽ chống lại sự xâm lược và gây hấn của ĐCSTQ cũng như bảo vệ an ninh quốc gia và khu vực”.