Thời sự Thứ Sáu 04/8/2023: *Mỹ lo ngại phản gián của TQ *Tàu Nga bị drone biển Ukraine tấn công ở Biển Đen *Quốc hội Thái Lan hoãn bầu thủ tướng *Ukraina đánh bật quân Nga gần Avdiivka *Putin nhờ Thổ xuất ngũ cốc sang châu Phi *Hoa Kỳ di tản nhân viên ở Niger *Fitch hạ tín dụng của Mỹ? *Myanmar ân xá ‘không có nghĩa lý gì’ 

Friday, August 4th, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


Mỹ nêu quan ngại về nỗ lực phản gián của Trung Quốc

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/08/2044414.png

Ngày 2/8, Hoa Kỳ bày tỏ lo ngại về lời kêu gọi của Trung Quốc nhằm khuyến khích công dân của họ tham gia nỗ lực chống gián điệp, đồng thời tuyên bố đã giám sát chặt chẽ việc thực thi luật chống gián điệp mở rộng của Bắc Kinh.

(more…)

Thời sự Thứ Năm 03/8/2023: *Mỹ mời tân Ngoại trưởng TQ đến Washington *Chủ tịch Châu Âu Ursula “đá xéo” TQ *Mỹ lo ngại TQ cải tạo vịnh Manila *Nga nhận ‘chuyển’ 4.8 triệu người Ukraina sang Nga *Myanmar ân xá một số tội cho bà Aung San Suu Kyi *Thảo luận hòa bình Ukraina tại Ả Rập Xê Út *7 kho đạn của Nga bị phá hủy *TQ mưa lớn phá kỷ lục 140 năm *Càng nhiều cáo trạng đảng Cộng hoà ủng hộ Trump càng cao

Thursday, August 3rd, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


Mỹ mời tân Ngoại trưởng Trung Quốc đến Washington sau khi ông Tần Cương ngã ngựa

Mỹ mời tân Ngoại trưởng Trung Quốc đến Washington sau khi ông Tần Cương ngã ngựa

Tân Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tham dự cuộc họp với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ tại Ankara, hôm 26/7/2023. Ông Vương Nghị tuần này trở lại với tư cách là Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, bắt đầu công việc mà ông đã đảm nhiệm trong gần một thập kỷ. (Ảnh: Pool/AFP/Getty Images) 

Hôm 1/8, Mỹ cho biết nước này đã chính thức mời tân Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tới Washington sau khi ông Tần Cương bị ngã ngựa.

Ông Tần bị bãi nhiệm vào ngày 25/7, chỉ 7 tháng sau khi đảm nhận chức Ngoại trưởng và một tháng sau khi ông biến mất khỏi tầm nhìn của công chúng. Lần cuối cùng ông xuất hiện trên truyền thông nhà nước là vào hôm 25/6, khi ông tiếp đón các quan chức Nga, Sri Lanka và Việt Nam.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tái bổ nhiệm ông Vương Nghị làm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, vị trí mà ông đã đảm đương trong 10 năm cho đến cuối năm 2022. ĐCSTQ không đưa ra lời giải thích nào về sự thay đổi nhân sự này.

Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller, Washington đã gửi lời mời tới ông Vương trong cuộc gặp giữa Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink và Vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ và châu Đại Dương Dương Đào hôm 31/7 tại Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller: “Trong cuộc họp ngày hôm qua, chúng tôi đã mở rộng lời mời trước đó được gửi tới ông Tần Cương và nói rõ rằng lời mời đã được chuyển [đến ông Vương]”. 

Hôm 18/6, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã mời ông Tần đến Washington trong chuyến thăm đầu tiên của nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ tới Trung Quốc sau 5 năm.

Cả hai bên đã nhất trí lên lịch “chuyến thăm lẫn nhau vào thời điểm thuận tiện cho cả hai bên”.

Khi được hỏi liệu ông Vương Nghị có chấp nhận lời mời hay không, ông Miller nói rằng vấn đề này do Bắc Kinh quyết định. Ông Miller cũng nói thêm rằng đây là dự định của Mỹ và nước này kỳ vọng chuyến thăm sớm diễn ra.

“Chúng tôi chắc chắn mong đợi rằng họ sẽ chấp nhận [lời mời] và kỳ vọng rằng chuyến thăm sẽ diễn ra, nhưng chúng tôi vẫn chưa ấn định ngày [cụ thể]”, ông nói.

Ông Kritenbrink đã gặp ông Vương Nghị ở Washington trong bối cảnh chính quyền ông Biden đang nỗ lực cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Cuộc gặp còn có sự tham dự của bà Sarah Beran, Giám đốc cấp cao về các vấn đề Trung Quốc và Đài Loan thuộc Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: “Hai bên đã tổ chức một cuộc thảo luận thẳng thắn, thực chất và hiệu quả như một phần trong nỗ lực không ngừng nhằm duy trì các kênh liên lạc cởi mở”.

Tại cuộc gặp, quan chức ngoại giao hai nước cũng đề cập đến loạt “vấn đề song phương, khu vực và toàn cầu, bao gồm cả xung đột Nga – Ukraine và các vấn đề xuyên Eo biển Đài Loan”.

Ba nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ: Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen và đặc phái viên về khí hậu John Kerry, đã đến thăm Bắc Kinh trong những tháng gần đây để gặp gỡ các quan chức Trung Quốc nhằm cải thiện quan hệ với Trung Quốc.

Vụ mất tích bí ẩn của ông Tần Cương

Hiện vẫn chưa rõ lý do ông Tần Cương biến mất. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân trước đó nói rằng ông Tần gặp vấn đề về “sức khỏe”.

Tại Diễn đàn An ninh Aspen ở tiểu bang Colorado (Mỹ) hôm 22/7, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan cũng được hỏi về nơi ở của ông Tần Cương, tuy nhiên ông trả lời rằng: “Chúng tôi không biết, chúng tôi thực sự không biết”.

Ông Sullivan đề cập rằng ông Blinken lẽ ra sẽ gặp ông Tần tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Indonesia, nhưng thay vào đó lại gặp ông Vương.

Theo nguồn tin từ giới truyền thông Hong Kong và Đài Loan, sự vắng mặt của ông Tần Cương có thể là do ông vướng phải lùm xùm ngoại tình với bà Phó Hiểu Điền – từng là người dẫn chương trình của đài truyền hình Phượng Hoàng (Phoenix) – một cơ quan truyền thông của ĐCSTQ đăng ký tại Hong Kong. 

Tuy nhiên, giới quan sát đã bác bỏ giả định này. Họ cho rằng câu chuyện ngoại tình thường được các nhà lãnh đạo ĐCSTQ lấy làm cái cớ để loại bỏ đối thủ. Thay vào đó, họ nêu bật những sai lầm chính trị và tranh giành quyền lực, đặc biệt là việc ông Vương Nghị không hài lòng với những nỗ lực của ông Tần.

Học giả nổi tiếng Viên Hồng Băng (Yuan Hongbing) sống ở Úc lập luận rằng việc ông Tần Cương đột ngột bị miễn nhiệm là kết quả của cuộc đấu đá chính trị trong nội bộ Đảng. Ông Tần Cương đã cách chức một số nhân vật được ông Vương Nghị trọng dụng, trong đó nổi tiếng nhất là phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên.

Ông Viên Hồng Băng nói với The Epoch Times hôm 25/7: “Chính ông Vương Nghị là người muốn loại bỏ ông Tần Cương, vì ông Tần Cương đã loại bỏ [phát ngôn viên Bộ ngoại giao] Triệu Lập Kiên và các thân tín khác của ông Vương kể từ khi ông Tần nhậm chức”.

Ông Triệu Lập Kiên sau đó đã được chuyển đến Vụ Biên giới và Đại dương của Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào tháng 1, một động thái được coi là giáng cấp.

Ngoài ra, ông Viên Hồng Băng nói thêm rằng ông Tần còn điều chỉnh chức vụ của một loạt quan chức cấp trung và cấp cao trong Bộ Ngoại giao Trung Quốc, điều này động chạm đến lợi ích của ông Vương Nghị. Do đó, cuộc đấu đá giữa hai người này đã đến mức như nước với lửa.

Lam Giang tổng hợp


Từ Manila, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen “đá xéo” Trung Quốc

Việt Bình /SGN
2 tháng 8, 2023

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/08/GettyImages-1245605976.jpg

Trái sang: Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, Tổng thống Philippines Ferdinand “Bongbong” Romualdez Marcos Jr. và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen (ảnh: Thierry Monasse/Getty Images) 

Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. sau khi tổ chức các cuộc đàm phán ở Manila nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại, kinh tế và an ninh ngày 31 Tháng Bảy 2023, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen đã “đá xéo” Trung Quốc khi viện dẫn cuộc xâm lược Ukraine của Nga để cảnh báo về các hành động ngày càng quyết đoán của Trung Quốc ở vùng biển Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đặc biệt việc Bắc Kinh liên tục hù dọa tấn công Đài Loan. Bằng ngôn ngữ cứng rắn, bà Ursula von der Leyen nhấn mạnh rằng EU sẽ không dung thứ cho hành động gây hấn ở cả hai khu vực.

Ursula von der Leyen cũng cho biết, khối EU với 27 quốc gia sẽ nối lại đàm phán với Philippines về một hiệp định thương mại tự do vốn bị đình trệ vào năm 2017 dưới thời người tiền nhiệm của Tổng thống Marcos, ông Rodrigo Duterte; đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của hợp tác an ninh, khi nêu rằng cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine cho thấy các nhà lãnh đạo độc đoán “sẵn sàng hành động như thế nào”.

“Cuộc chiến tranh xâm lược của Nga chống lại Ukraine làm lung lay nền tảng của trật tự quốc tế. Nó vi phạm hiến chương Liên Hợp Quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, chẳng hạn như chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ,” bà nói. “Đây là lý do tại sao châu Âu ủng hộ cuộc chiến dũng cảm của Ukraine chống lại kẻ xâm lược, bởi vì việc sử dụng vũ lực bất hợp pháp là không thể dung thứ, không phải ở Ukraine, không phải ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương,” von der Leyen nói. “An ninh ở châu Âu và an ninh ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là không thể chia cắt. Những thách thức đối với trật tự dựa trên luật lệ trong thế giới liên kết với nhau của chúng ta ảnh hưởng đến tất cả chúng ta.”

“Đây là lý do tại sao chúng tôi lo ngại về tình trạng căng thẳng gia tăng ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương,” Ursula von der Leyen nói, và rằng EU ủng hộ một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở “vì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương không có các mối đe dọa cưỡng bức là chìa khóa cho tất cả các hoạt động của chúng ta, cho sự ổn định hòa bình của chúng ta, và cho sự thịnh vượng của nhân dân chúng ta.”

Dù không nêu đích danh Trung Quốc nhưng bà von der Leyen tái khẳng định sự công nhận của EU đối với phán quyết của một tòa án do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn đã vô hiệu hóa các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ Biển Đông. Phần mình, như đã biết, Trung Quốc luôn bác bỏ quyết định trọng tài Liên Hiệp Quốc.

Chuyến thăm của Von der Leyen đến Philippines là dấu hiệu cải thiện quan hệ sau thời kỳ sóng gió giữa EU và cựu Tổng thống Duterte về vấn đề nhân quyền. Đây là chuyến thăm cấp cao đầu tiên như vậy trong gần sáu thập niên quan hệ giữa châu Âu và Philippines. Trong một buổi nói chuyện khác tại một diễn đàn kinh doanh ở Manila, Ursula von der Leyen phát biểu mạnh mẽ và trực diện hơn khi cảnh báo rằng những hành động ngày càng hung hăng của Bắc Kinh ở châu Á “cũng có thể gây ra hậu quả toàn cầu”.

Bà chỉ trích lập trường của Trung Quốc về cuộc chiến ở Ukraine, các hành động ngày càng hung hăng của nước này ở vùng biển châu Á đang tranh chấp và các động thái khiêu khích của nước này đối với Đài Loan. Ursula von der Leyen nói: “Việc Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự ở Biển Đông và Biển Hoa Đông cũng như ở eo biển Đài Loan ảnh hưởng trực tiếp đến Philippines và các đối tác khác trong khu vực. Và điều này cũng có thể có tác động toàn cầu vì bất kỳ sự suy yếu nào của sự ổn định khu vực ở châu Á đều ảnh hưởng đến an ninh toàn cầu, dòng chảy thương mại tự do và lợi ích của chính chúng ta trong khu vực.”

Cần nhắc lại, trong một thập niên qua, Bắc Kinh đã biến bảy rạn san hô tranh chấp thành các căn cứ đảo được bảo vệ bằng tên lửa, khiến các chính phủ phương Tây và các bên tranh chấp chủ quyền, bao gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan, ngày càng tỏ ra lo ngại.

Hạm đội tàu bảo vệ duyên hải của Trung Quốc và các nhóm tàu dân quân thường xuyên thị uy, “cảnh cáo” các tàu từ các quốc gia tranh chấp và thậm chí cả quân đội Hoa Kỳ và đồng minh không được “đi lạc” vào các vùng lãnh thổ mà họ tuyên bố chủ quyền trong vùng biển tranh chấp, nằm trên một trong những tuyến đường biển bận rộn nhất thế giới và cũng là khu vực có nhiều dầu khí.

Viện dẫn việc “Nga đã cố gắng tống tiền chúng tôi” bằng cách cắt giảm đáng kể nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cho các nước châu Âu sau khi EU áp đặt lệnh trừng phạt đối với Moscow vì cuộc xâm lược Ukraine, bà Von der Leyen kêu gọi các quốc gia châu Á đừng bao giờ dựa vào một nhà cung cấp năng lượng và nguyên liệu thô duy nhất. “Chúng ta không thể chọn hàng xóm, nhưng chúng ta có thể chọn làm ăn với ai và với những điều kiện gì,” bà nói.

Philippines đã bị EU chỉ trích dữ dội trong nhiệm kỳ sáu năm của Tổng thống Duterte, người thực hiện cuộc đàn áp chống ma túy đẫm máu khiến hơn 6,000 nghi phạm bị giết. Marcos kế nhiệm Duterte vào Tháng Sáu 2022. Các vụ giết người đã gây ra một cuộc điều tra của Tòa án Hình sự Quốc tế như một tội ác chống lại loài người. Duterte đã rút Philippines khỏi ICC (International Criminal Court) vào năm 2018 nhưng công tố viên nước này đã tiến hành điều tra những cái chết xảy ra trong những năm Philippines vẫn còn là một phần của tòa án có trụ sở tại The Hague. Duterte thường đả kích những lời chỉ trích của EU về cuộc đàn áp tàn bạo chống ma túy bằng lời lẽ thô tục.

Phần mình, Tổng thống Marcos nói quan hệ giữa EU và Philippines đang bước vào một kỷ nguyên mới. Marcos nhận định: “Chúng tôi là những đối tác có cùng chí hướng thông qua các giá trị chung về dân chủ, thịnh vượng bền vững và toàn diện, pháp quyền, hòa bình và ổn định cũng như nhân quyền”.


Mỹ lo ngại về sự tham gia của công ty Trung Quốc trong việc cải tạo vịnh Manila 

03/8/2023 

Một thiếu nữ trong trang phục truyền thống tham dự biểu tình chống việc cải tạo Vịnh Manila, nhân kỷ niệm Ngày Trái đất 21/4/2013 ở Philippines.

Một thiếu nữ trong trang phục truyền thống tham dự biểu tình chống việc cải tạo Vịnh Manila, nhân kỷ niệm Ngày Trái đất 21/4/2013 ở Philippines. 

Hoa Kỳ bày tỏ quan ngại về sự tham gia của một công ty nhà nước Trung Quốc trong các dự án cải tạo của Philippines. Công ty này vốn đã bị đưa vào danh sách đen vì đóng vai trò xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông. 

Phát ngôn viên Tòa đại sứ Mỹ tại Manila, Kanishka Gangopadhyay, cho biết Washington cũng bày tỏ với chính phủ Philippines quan ngại về “tác động tiêu cực lâu dài và không thể đảo ngược” của dự án và các hoạt động cải tạo khác đối với môi trường.

Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc (CCCC) nằm trong số hàng chục công ty Trung Quốc bị Hoa Kỳ đưa vào danh sách đen năm 2020 vì vai trò giúp quân đội Trung Quốc xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông.

“Chúng tôi lo ngại về tác động của dự án đối với môi trường và về cả sự tham gia của CCCC. Đây là hai vấn đề riêng biệt”, ông Gangopadhyay nói với các phóng viên.

Ông cho biết CCCC cũng đã bị Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á nêu tên vì tham gia vào các hoạt động kinh doanh gian lận.

Sau khi bị Mỹ đưa vào danh sách đen, Ngoại trưởng Philippines, Teodoro Locsin, khi đó cho biết ông sẽ đề nghị chính phủ Philippines chấm dứt các thỏa thuận với các công ty Trung Quốc có trong danh sách.

Hai trong số sáu dự án cải tạo đã được phê duyệt ở Vịnh Manila đang được thực hiện bởi các đơn vị CCCC, công ty China Harbour Engineering và China First Highway Engineering, cùng với các công ty Philippines và chính quyền thành phố, Cơ quan cải tạo đảo Philippine (PRA) cho biết.

Không có bình luận ngay từ CCCC.

Bờ biển của Vịnh Manila là nơi tọa lạc của một số di tích lịch sử và văn phòng chính phủ, bao gồm cả Tòa đại sứ Hoa Kỳ.

Bộ trưởng Môi trường Antonia Loyzaga cho biết trong một cuộc họp báo ngày 2/8 rằng Bộ sẽ tiến hành đánh giá tác động của các dự án đã được phê duyệt.

Ông Joseph John Literal, phụ tá tổng giám đốc PRA về cải tạo và quy định, cho biết PRA sẽ trao đổi với chính quyền thành phố. Ông nói thêm rằng những người đề nghị các dự án đã có được giấy phép của nhiều cơ quan trước khi các dự án được PRA phê duyệt.


Nga thừa nhận ‘chuyển’ 4.8 triệu người Ukraina sang Nga

Liên Thành 

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/08/anh-man-hinh-2023-08-02-luc-072243.png

Nga thừa nhận ‘chuyển’ 4,8 triệu người Ukraina sang Nga (ảnh: Marcus Yam/Thời báo Los Angeles). 

Maria Lvova-Belova, Ủy viên phụ trách quyền trẻ em do Điện Kremlin bổ nhiệm xác nhận vào ngày 31 tháng 7 rằng, Nga đã chuyển 4,8 triệu người Ukraina, trong đó có hơn 700.000 trẻ em đến Liên bang Nga kể từ khi bắt đầu chiến tranh.

Trong một báo cáo về các hoạt động “được Tổng thống Liên bang Nga ủy quyền vì quyền trẻ em” vào năm 2022, bà Lvova-Belova tuyên bố rằng, Nga đã “tiếp nhận” 4,8 triệu người Ukraina kể từ tháng 2 năm 2022, và lưu ý rằng phần lớn trong số 700.000 trẻ em đến Nga không có sự giám sát của cha mẹ hoặc người giám hộ.

Báo cáo thận trọng định hình các hoạt động này như những cử chỉ thiện chí nhân đạo. Tuy nhiên, luật nhân đạo quốc tế định nghĩa việc buộc phải chuyển thường dân đến lãnh thổ của một thế lực chiếm đóng là “trục xuất”. 

Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh ISW, hoàn cảnh cuộc xâm lược Ukraina của Nga và tình hình ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng có khả năng đủ cưỡng chế, nghĩa là hầu hết các vụ “chuyển giao” thường dân Ukraina sang Nga đều đáp ứng ngưỡng trục xuất bắt buộc, bị cấm theo Điều 49 của Công ước Geneva lần thứ tư, bất kể động cơ tuyên bố của Nga là gì.

ISW tiếp tục đánh giá rằng, chính quyền Nga đang tiến hành một chiến dịch quy mô lớn nhằm trục xuất người Ukraina về Liên bang Nga.


Quân đội Myanmar ân xá cho bà Aung San Suu Kyi (một số tội danh)

Liên Thành

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/08/anh-man-hinh-2023-08-02-luc-070647.png

Quân đội Myanmar ân xá cho bà Aung San Suu Kyi (ảnh: CNN). 

Chính quyền quân sự Myanmar hôm 1/8 đã ân xá cho bà Aung San Suu Kyi về 5 trong số 19 tội danh mà bà bị kết án nhưng bà sẽ vẫn bị quản thúc tại gia, theo Reuters đưa tin.

Quyết định ân xá đồng nghĩa là án tù 33 năm của bà Suu Kyi sẽ giảm bớt 6 năm. Hành động này nằm trong lệnh ân xá hơn 7.000 tù nhân trên khắp đất nước.

Hôm 31/7, chính quyền quân sự đã hoãn cuộc bầu cử được hứa hẹn vào tháng 8 năm nay và gia hạn tình trạng khẩn cấp thêm 6 tháng nữa, động thái mà những người chỉ trích cho là sẽ kéo dài khủng hoảng.

Bà Aung San Suu Kyi (78 tuổi), người từng đoạt giải Nobel hòa bình và bị bắt giữ trong cuộc đảo chính, tuần trước đã được đưa khỏi nhà tù về quản thúc tại gia ở thủ đô Naypyitaw. Bà phủ nhận tất cả các cáo buộc mà bà bị kết án, từ kích động và gian lận bầu cử cho đến tham nhũng, và đã kháng cáo.

Phát ngôn nhân của chính quyền quân sự nói rằng, Hội đồng Hành chính Nhà nước của chính quyền quân sự cũng giảm 4 năm tù cho cựu tổng thống Win Myint, người bị bắt giữ cùng lúc với bà Suu Kyi.

Một nguồn tin cho biết cả bà Suu Kyi và ông Win Myint sẽ vẫn bị giam hãm.

Các tội mà bà Suu Kyi được ân xá là những tội nhẹ, bao gồm vi phạm luật khắc phục thiên tai do vi phạm các quy tắc phòng chống dịch COVID-19 khi vận động bầu cử, nguồn tin cho biết.

Kyaw Zaw – người phát ngôn của Chính phủ Thống nhất Quốc gia, chính phủ hoạt động ngầm do phe ủng hộ bà Suu Kyi và những người chống đối quân đội thành lập cho biết, việc ân xá một phần cho bà Suu Kyi và ông Win Myint cho thấy quân đội đang cảm thấy áp lực khi không chỉ các nước phương Tây, mà cả các nước láng giềng ở Đông Nam Á đều kêu gọi giải quyết cuộc khủng hoảng Myanmar.

Kyaw Zaw nói: “Đây chỉ là chiêu trò chính trị… nhằm giảm bớt áp lực. Họ phải được thả vô điều kiện vì họ bị bắt giữ tùy tiện. Tất cả tù nhân chính trị phải được thả”.


Đại diện khoảng 40 quốc gia sẽ thảo luận về hòa bình ở Ukraina tại Ả Rập Xê Út

Liên Thành

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/08/anh-man-hinh-2023-08-01-luc-131144.png

Tổng thống Mỹ Biden đã đến Ả Rập Xê-út vào tháng 7. (Ảnh: New York Times). 

Liên minh châu Âu (EU) dự kiến ​​đại diện của khoảng 40 quốc gia, sẽ tham dự một cuộc họp không chính thức tại Ả Rập Xê Út vào cuối tuần nay – nơi các cách thức đạt được hòa bình ở Ukraina sẽ được thảo luận, theo tờ European Pravda.

Tờ European Pravda dẫn các nguồn tin của EU tại cuộc họp ở Ả Rập Xê Út cho biết: các nước sẽ có đại diện ở cấp cố vấn an ninh quốc gia tham gia, giống như cuộc họp trước đó ở Copenhagen vào tháng 6. Một đại diện của Liên minh châu Âu (EU) cũng sẽ có mặt. Nga không có khả năng tham gia cuộc thảo luận.

Theo nguồn tin của Europa Press tại Brussels (Bỉ): Cuộc gặp này là cơ hội để các đối tác toàn cầu của EU tiếp xúc với nhau thảo luận về các biện pháp giành lại Hòa bình ở Ukraina, nhằm triệu tập Hội nghị Thượng đỉnh Hòa bình Toàn cầu.

Nguồn tin nói thêm: “Bất kỳ sáng kiến ​​nào nhằm đạt được một nền hòa bình toàn diện, công bằng và lâu dài ở Ukraina phải dựa trên sự tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước này trong các đường biên giới được quốc tế công nhận”.

Trước đó, tờ Wall Street Journal đưa tin về việc đại diện 30 nước đã được mời tham dự một cuộc họp tại thành phố Jeddah của Ả Rập Xê Út vào ngày 5-6/8, để họp bàn về Ukraina. Các quan chức Ukraina và phương Tây hy vọng nỗ lực này có thể lên đến đỉnh điểm trong một hội nghị thượng đỉnh về hòa bình vào cuối năm nay, tại đó các nhà lãnh đạo thế giới sẽ ký kết các nguyên tắc chung để chấm dứt chiến tranh.


Ukraina tung đòn chính xác, 7 kho đạn của Nga bị phá hủy

Liên Thành

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/08/anh-man-hinh-2023-08-01-luc-073343.png

Ảnh minh họa. 

Hôm 31/7, Chỉ huy của nhóm lực lượng tác chiến và chiến lược Tavria cho biết, lực lượng phòng không Ukraina đã phá hủy hàng loạt thiết bị quân sự của Nga, trong đó có 7 nhà kho chứa đạn pháo.

Trang UNN của Ukraina ngày 31/7 đưa tin, ông Oleksandr Tarnavskyi – chỉ huy của nhóm lực lượng tác chiến và chiến lược Tavria cho biết, lực lượng phòng không Ukraina tiếp tục tấn công chính xác vào các trang thiết bị của đối phương. 

Ông Tarnavskyi nói rằng, ở hướng Tavria, các đơn vị pháo binh của Lực lượng Phòng vệ Ukraina đã thực hiện 1.359 nhiệm vụ hỏa lực trong ngày. Ngoài ra, quân phòng thủ Ukraina đã phá hủy 16 đơn vị thiết bị quân sự của Nga, trong đó có một xe tăng, 4 xe chiến đấu bọc thép, pháo tự hành 2S19 Msta, 5 hệ thống pháo và súng cối, cùng các thiết bị khác.

Ngoài ra, 7 nhà kho chứa đạn pháo của Nga cũng đã bị phá hủy trong ngày. Phía Nga chưa bình luận về thông tin về Ukraina đưa ra. 


Càng nhiều cáo trạng tỉ lệ ủng hộ Trump trong đảng Cộng hoà càng tăng

Vào thứ Năm, Donald Trump sẽ bị buộc tội tại tòa án liên bang ở Washington, DC, về các cáo buộc nghiêm trọng nhất trong danh sách rắc rối pháp lý của ông: âm mưu lật ngược kết quả hợp pháp của cuộc bầu cử 2020. Nhưng rõ ràng là các bản cáo trạng hình sự không hề phá vỡ quyền lực tuyệt đối kéo dài gần mười năm qua trong đảng Cộng hòa của ông.

Cựu tổng thống một lần nữa tỏ ra vô cùng lạc quan. “Cảm ơn tất cả mọi người!!! Tôi chưa bao giờ nhận được nhiều ủng hộ như vậy về bất cứ điều gì trước đây,” ông viết trên mạng. Còn nhớ hồi tháng 3 khi Trump bị các công tố viên New York truy tố về sai phạm tài chính khi tranh cử, tỉ lệ ủng hộ ông đã tăng lên. Đến tháng 6, ông bị truy tố vì giữ thông tin tình báo tuyệt mật tại nhà riêng; ngay sau khi rời tòa án liên bang ở Miami, ông vẫn ghé vào một nhà hàng món Cuba nổi tiếng như bình thường.

Các chiến lược gia của đảng Cộng hòa dự đoán các bản cáo trạng hoặc sẽ không gây nguy hiểm cho Trump hoặc đơn giản là tăng cường ủng hộ cho ông. Nó làm người ta liên tưởng đến loài sinh vật hydra trong thần thoại Hy Lạp: cứ mỗi cái đầu mà các công tố viên cố gắng chặt đi, thì lại có hai cái khác xuất hiện.

Quyết định khó khăn của Ngân hàng Trung ương Anh

Hầu hết giới quan sát kỳ vọng các nhà hoạch định chính sách tiền tệ Anh sẽ tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm, lên 5,25%, vào thứ Năm. Nếu thật vậy, quyết định này sẽ theo sau các động thái tương tự của ngân hàng trung ương Mỹ và châu Âu vào tuần trước, đồng thời đưa chi phí đi vay lên mức cao nhất 15 năm qua.

Giá nhà đã giảm 3,8% kể từ năm ngoái, cho thấy tác động của lãi suất tăng. Nhưng sau gần hai năm thắt chặt, ngân hàng trung ương vẫn chịu nhiều áp lực siết chặt hơn nữa. Nền kinh tế tiếp tục tỏ ra không hề hấn trong khi Anh đối mặt lạm phát cao nhất trong số các nước G7, mặc cho mức giảm lớn hơn dự kiến vào tháng trước. Tỉ lệ phê duyệt thế chấp đã tăng trong tháng 6 và vay ròng của người tiêu dùng gần đây đã đạt mức cao nhất 5 năm.

Do đó, thị trường không loại trừ khả năng ngân hàng sẽ tiến xa hơn và tăng lãi suất thêm nửa điểm phần trăm. Với ít công cụ sẵn có, Ngân hàng Anh phải rất khéo léo để vừa giải quyết lạm phát vừa không đẩy nền kinh tế vào suy thoái.

Philippines chật vật giải quyết xung đột với các nhóm Hồi giáo

Vào thứ Năm, khoảng 1.300 du kích Hồi giáo sẽ giao nộp vũ khí trong tiến trình chấm dứt hàng chục năm nội loạn ở Philippines. Các tay súng này thuộc Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro, lực lượng đã chiến đấu đòi độc lập ở miền nam của một nước Philippines chủ yếu Kitô giáo.

Hồi năm 2014, Mặt trận đã đồng ý dàn xếp để có quyền tự trị lớn hơn cho một khu vực được gọi là Bangsamoro. Khu vực này hiện có cả nghị viện riêng. Chính phủ và các nhà lãnh đạo của nhóm chiến binh hiện đang gấp rút hoàn thành việc giải giáp khoảng 40.000 quân du kích — và biến họ thành thường dân — trước cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào tháng 5 năm 2025. Những người hạ vũ khí sẽ được hỗ trợ sinh kế mới.

Nhưng hòa bình vẫn rất bấp bênh. Vào tháng 6, các lực lượng chính phủ đã tiêu diệt bảy thành viên của Mặt trận, với lý do nhầm với thành viên của các nhóm vũ trang khác. Nhưng đáng ngại hơn là khả năng các chiến binh ngả sang Nhà nước Hồi giáo. IS từng chiếm giữ thành phố Marawi trong một thời gian ngắn hồi năm 2017 và vẫn khao khát lập một vương quốc Hồi giáo ở Đông Nam Á.

Amazon sắp công bố kết quả quý

Vào thứ Năm, Amazon, nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới, sẽ báo cáo kết quả quý hai. Giới phân tích cho rằng doanh số bán hàng sẽ chỉ tăng ít ỏi 8% so với cùng kỳ năm ngoái, nếu không tính bộ phận đám mây. Đó chỉ là một phần nhỏ so với mức tăng 42% trong cùng quý hồi năm 2020. Khi ấy, với phong tỏa buộc người tiêu dùng phải chuyển phần lớn chi tiêu lên mạng, nhiều người đã dự đoán một thời kỳ hoàng kim cho thương mại điện tử. Nhưng rồi thực tế khiêm tốn hơn.

Sau khi tăng từ 12% lên 16% vào đầu năm 2020, tỷ trọng của Amazon trong tổng doanh số bán lẻ trực tuyến ở Mỹ đã chững lại ở mức 15%. Hiện tại nó ở đúng bằng mức giả định nếu xu hướng trước đại dịch không bị gián đoạn.

Để thúc đẩy tăng trưởng, Amazon đã mở rộng mua sắm hàng tạp hóa. Nhưng tiến độ không như ý, vì hàng tạp hóa cho ra lợi nhuận thấp, trong khi chi phí giao hàng khiến bán hàng tạp hóa online là không thực tế trừ khi phải thu thêm phí. Thương mại điện tử có thể đang bước vào một giai đoạn giảm tốc.


Pháp và EU lên án Nga “cố tình” gây nguy hiểm cho an toàn lương thực toàn cầu

Thu Hằng /RFI

03/8/2023

Nga bị Pháp lên án « cố tình » gây bất ổn lương thực trên thế giới sau khi oanh kích các cảng và kho ngũ cốc ở vùng Odessa, miền nam Ukraina, ngày 02/08/2023, phá hủy khoảng 40.000 tấn ngũ cốc. Trong khi đó, Liên Hiệp Châu Âu cảnh báo các nước đang phát triển rằng Nga đề xuất tặng ngũ cốc nhằm « tạo ra những phụ thuộc mới và làm trầm trọng tình trạng bấp bênh về kinh tế và mất an ninh lương thực toàn cầu »

Ảnh minh họa : Lúa mì trên một cánh đồng ở vùng Zaporijjia, Ukraina, ngày 04/07/2023. © Reuters – Alexander Ermochenko 

Trong thông cáo ngày 02/08, người phát ngôn bộ Ngoại Giao Pháp Anne-Claire Legendre lên án việc Nga « cố tình » đánh phá « các công trình hạ tầng trọng yếu » cho xuất khẩu ngũ cốc cho thấy Matxcơva « chỉ tìm lợi ích riêng mà không màng đến những dân tộc bị khó khăn nhất, bằng cách làm tăng giá nông phẩm, cố tình cản trở một trong những đối thủ xuất khẩu nông phẩm của họ », ý muốn nói đến Ukraina. Pháp khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ lương thực cho « những nước bị tác động nặng nhất về an ninh lương thực do cuộc xâm lược của Nga gây ra »

Trước đó, Liên Hiệp Châu Âu cũng cam kết tương tự và khẳng định khối 27 nước « sẽ tiếp tục ủng hộ những nỗ lực bền bỉ » của Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ để tái khởi động thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen. Người đứng đầu ngành ngoại giao châu Âu Josep Borrell kêu gọi các nước đang phát triển và thành viên nhóm G20 cùng có « tiếng nói rõ ràng và đoàn kết » để buộc Matxcơva trở lại thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc ở Biển Đen. 

Trong thư gửi đến những nước này hôm 31/07, ông Borrell cáo buộc Nga « tiếp cận các nước đang gặp khó khăn bằng những đề xuất song phương bán ngũ cốc giá rẻ » và tự nhận là « giải quyết vấn đề » mà thực chất « do chính họ gây ra ». Đây là « một chính sách đáng xấu hổ, cố tình dùng thực phẩm làm vũ khí để tạo ra sự phụ thuộc mới, làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu ».

Bức thư được hãng tin Anh Reuters tham khảo hôm 02/08 sau khi ông Borrell chia sẻ bức thư này với các đồng nghiệp châu Âu nhằm « chống lại thông tin sai lệch của Nga về an ninh lương thực toàn cầu và tác động các lệnh trừng phạt của Liên Âu ».

Ngày 02/08, giáo hoàng Phanxicô, trong bài diễn văn đầu tiên tại Ngày Giới trẻ Thế giới diễn ra ở Lisboa, đã kêu gọi châu Âu « xây dựng cầu nối » cho hòa bình ở Ukraina và không biết châu Âu « sẽ đi về đâu nếu không đề xuất được tiến trình hòa bình, những con đường sáng tạo để chấm dứt chiến tranh ở Ukraina ».


Thủ tướng Canada Justin Trudeau và phu nhân tuyên bố ly thân

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/08/TT-canada-va-phunhan-700x480.jpg

Thủ tướng Canada Justin Trudeau và phu nhân Sophie Trudeau năm 2015. (Nguồn: Art Babych/ Shutterstock) 

Thủ tướng Canada Justin Trudeau và phu nhân Sophie Gregoire Trudeau cho biết họ sẽ ly thân sau 18 năm chung sống. Trong một tuyên bố trên Instagram vào thứ Tư (2/8), cặp đôi nói rằng họ đã đi đến quyết định sau nhiều cuộc trò chuyện “khó khăn nhưng đầy ý nghĩa”.

Cặp đôi kết hôn tại thành phố Montreal vào năm 2005. Họ có 3 người con là Xavier 15 tuổi, Ella-Grace 14 tuổi và Hadrien 9 tuổi.

Một tuyên bố từ văn phòng của Thủ tướng Trudeau vào ngày 2/8 cho biết: “Thủ tướng và phu nhân đảm bảo rằng họ đã thực hiện các bước pháp lý và đúng chuẩn mực đạo đức để ly thân. Họ vẫn là một gia đình, Thủ tướng cùng bà Sophie đang tập trung nuôi dạy con cái trong môi trường an toàn, đầy tình thương. Họ sẽ đi nghỉ cùng nhau vào tuần tới.”

Một tuyên bố từ Văn phòng Thủ tướng cho biết cặp đôi đã ký một thỏa thuận ly thân hợp pháp.

Ông Trudeau (51 tuổi) là con trai của một trong những nhân vật chính trị nổi bật nhất của Canada. Ông đã tuyên thệ nhậm chức vào năm 2015. Bà Sophie Trudeau là một người mẫu, kiêm người dẫn chương trình truyền hình.

Bà Sophie thông thạo tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Bà từng làm phát thanh viên, người dẫn chương trình. Bà tham gia nhiều hoạt động từ thiện và công tác xã hội, tập trung vào các vấn đề về môi trường, phụ nữ và trẻ em.

Cặp đôi kết hôn năm 2005. Họ cùng nhau mang lại sức mạnh ngôi sao cho Văn phòng Thủ tướng và xuất hiện trên các trang của tạp chí Vogue.

Cặp đôi viết trên Instagram: “Như mọi khi, chúng tôi vẫn là một gia đình thân thiết với rất nhiều tình yêu và sự tôn trọng dành cho nhau, vì tất cả những gì chúng tôi đã và sẽ tiếp tục xây dựng”.

Một quan chức biết nội tình tiết lộ, hai người dự kiến ​​sẽ có quyền giám hộ chung. Ông Trudeau sẽ tiếp tục sống tại Rideau Cottage ở thủ đô Ottawa, nơi ông đã sống từ năm 2015, cũng là nơi những đứa trẻ sẽ sinh sống chủ yếu, để duy trì sự ổn định.

Quan chức này cho biết, phu nhân Sophie Trudeau đã chuyển đến một nơi cư trú khác ở Ottawa, nhưng thi thoảng vẫn ở lại Rideau Cottage, kể cả khi ông Trudeau đi du lịch. Vị quan chức phát biểu với điều kiện giấu tên, vì họ không được phép phát biểu công khai.

Hình ảnh của phu nhân Sophie Trudeau đã giảm dần trong những năm gần đây, bà hiếm khi cùng Thủ tướng tham dự các chuyến thăm chính thức. Cặp đôi đã xuất hiện trước công chúng tại một sự kiện Ngày Canada ở Ottawa vào tháng trước.

Văn phòng của Thủ tướng Trudeau yêu cầu sự riêng tư của họ cần được tôn trọng.

Thủ tướng Justin Trudeau và phu nhân Sophie Gregoire gặp nhau khi còn nhỏ. Khi đó, bà Sophie là bạn học của Michel, em trai của Thủ tướng. Sau khi trưởng thành, họ đã kết nối lại trong một buổi đồng tổ chức dạ tiệc từ thiện vào năm 2003.

Ông Trudeau là Thủ tướng thứ hai tuyên bố ly thân khi đang tại chức.

Cha của ông, Pierre Trudeau và mẹ ông Margaret Trudeau ly thân năm 1979 và ly dị năm 1984, năm cuối cùng ông Pierre Trudeau làm Thủ tướng.

Khi lần đầu tiên được bầu làm Thủ tướng vào năm 2015, ông Justin Trudeau đã tận dụng sức mạnh ngôi sao của cha mình như một tiêu chuẩn của Đảng Tự do. Sau 8 năm cầm quyền, các vụ bê bối, sự mệt mỏi của cử tri và lạm phát kinh tế đã ảnh hưởng đến uy tín của ông.

Hồi tháng 5, Thủ tướng Trudeau và bà Sophie đã cùng nhau tới London, Anh, dự lễ đăng quang của Vua Charles III. Hồi tháng 3, hai người cũng cùng nhau đón tiếp vợ chồng Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm chính thức Ottawa.

Chỉ vài tháng trước, ông Trudeau đã đăng một bức ảnh nắm tay vợ nhân kỷ niệm ngày cưới của họ và viết: “Mỗi dặm đường này là một cuộc phiêu lưu. Anh yêu em Sophie. Chúc ngày kỷ niệm vui vẻ!”

Bình Minh (t/h)


Trung Quốc: Mưa lớn phá kỷ lục 140 năm, gần 50 người chết và mất tích

Liên Thành 

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/08/anh-man-hinh-2023-08-02-luc-221943-1.png

Bắc Kinh đã trải qua 40 giờ mưa không ngừng. 

Trong vài ngày qua, Bắc Kinh ghi nhận lượng mưa kỷ lục lên đến 744,8 mm – là lượng mua lớn nhất trong vòng ít nhất 140 năm qua khiến ít nhất 20 người chết và 27 người mất tích.

Tờ AP ngày 2/8 dẫn thông tin từ Cục Khí tượng Bắc Kinh cho biết: ngày 2/8, thành phố đã ghi nhận lượng mưa 744,8mm chỉ trong vòng 5 ngày kể từ ngày 29/7 đến nay.

Bắc Kinh ghi nhận lượng mưa kỷ lục khi miền bắc Trung Quốc xảy ra mưa lớn trên diện rộng do ảnh hưởng của cơn bão Doksuri di chuyển lên phía bắc, sau khi đổ bộ vào các tỉnh miền nam Trung Quốc trước đó.

Bắc Kinh và tỉnh Hà Bắc đã bị lũ lụt nghiêm trọng, với mực nước dâng cao ở mức nguy hiểm. Những cơn mưa đã phá hủy các con đường, làm mất điện và thậm chí cả các đường ống dẫn nước uống.

Trong số những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Trác Châu, một thành phố nhỏ ở tỉnh Hà Bắc giáp với phía tây nam Bắc Kinh. 

Vào tối ngày 1/8, cảnh sát thành phố Trác Châu đã kêu gọi trên Weibo về đèn chiếu sáng để hỗ trợ việc cứu hộ.

Hiện chưa có thông tin chính xác về việc có bao nhiêu người bị mắc kẹt trong các khu vực bị lũ lụt trong thành phố và các làng xung quanh.

Ngày 2/8, nước ở một quận thuộc tỉnh Hà Bắc, giáp với Trác Châu, dâng cao đến nửa cột lắp đặt camera giám sát.

Các nhà báo của AP bắt gặp một cặp vợ chồng đang cố gắng đi qua vùng ngập lụt để giải cứu người thân bị mắc kẹt ở một ngôi làng gần đó. Họ đã từ chối phỏng vấn.

Ngày 2/8, nhà chức trách Trung Quốc cho biết, mưa lớn quanh thủ đô Bắc Kinh đã khiến ít nhất 20 người chết và 27 người mất tích.

Cục Khí tượng Bắc Kinh cho biết trên tài khoản Weibo ngày 2/8, kỷ lục trước đó về lượng mưa là vào năm 1891, Bắc Kinh ghi nhận lượng mưa là 609 mm.

Bắc Kinh xả lũ, Hà Bắc nước dâng cao 4-5 mét, người dân mắc kẹt la hét cầu cứu

Liên Thành 

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/08/anh-man-hinh-2023-08-02-luc-225159.png

Người dân sơ tán băng thuyền ở Trác Châu, Hà Bắc, Trung Quốc. (Ảnh: AP). 

Nhân viên Cục quản lý tình trạng khẩn cấp Trác Châu thừa nhận với truyền thông rằng, việc xả lũ từ thượng nguồn (Bắc Kinh) đã khiến mực nước ở Trác Châu dâng cao. Ở một số nơi, nước lũ đã ngập đến tầng 2 của các ngôi nhà, người dân la hét cầu cứu sự giúp đỡ; nhiều nơi khác đã bị bị cô lập hoàn toàn.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung, một số khu vực của thành phố Trác Châu ngập sâu từ 4 đến 5 mét khiến các khu dân cư và làng mạc trong thành phố bị ngập lụt. Thị trấn bến tàu thuộc thành phố Trác Châu, tỉnh Hà Bắc, nơi ba con sông gặp nhau, là khu vực nguy hiểm và nghiêm trọng nhất trong đợt lũ này. Tính đến sáng sớm ngày 2/8, đã có rất nhiều người bị mất liên lạc.

Liên quan đến việc Trác Châu đang phải hứng chịu lũ lụt nghiêm trọng, một quan chức Hà Bắc đã thừa nhận là do Bắc Kinh xả lũ. 

Nhân viên Cục quản lý tình trạng khẩn cấp Trác Châu thừa nhận với truyền thông rằng việc xả lũ từ thượng nguồn (Bắc Kinh) đã khiến mực nước ở Trác Châu dâng cao. 

Nhiều khu vực ở Bắc Kinh và Hà Bắc tiếp tục hứng chịu lũ lụt.

Người dân Trác Châu nói với Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung rằng, gần như toàn bộ thành phố Trác Châu bị ngập lụt do xả lũ. Ở một số nơi, nước lũ đã ngập đến tầng 2 của các ngôi nhà, người dân la hét cầu cứu sự giúp đỡ; nhiều nơi khác đã bị bị cô lập hoàn toàn.


XEM THÊM (HD Press)

Thòi sự Thứ Tư 02 tháng 8 năm 2023: *Nga oanh kích Odessa và Kiev *Lụt lớn ở Bắc Kinh *Ukraine dùng cảng Croatia xuất khẩu ngũ cốc *Ngũ Giác Đài rút quân khỏi biên giới Mỹ-Mexico *Myanmar ân xá bà Suu Kyi một số tội *Bất ổn kéo dài ở Niger  

Wednesday, August 2nd, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


Nga tiếp tục oanh kích Odessa và Kiev bằng drone

Phan Minh /RFI

02/8/2023

Chính quyền Ukraina, hôm 02/08/2023, cho biết các drone của Nga đã làm hư hại cơ sở hạ tầng ở cảng Odessa và tấn công thủ đô Kiev từ nhiều hướng. 

Một drone bị nổ trên bầu trời Kiev, Ukraina, rạng sáng ngày 02/08/2023. © REUTERS / GLEB GARANICH 

Theo AFP, quân đội Ukraina thông báo đã đánh chặn các drone Shahed-136 do Iran sản xuất, được phóng từ Biển Azov qua Biển Đen nhắm vào khu vực Odessa.

Trên mạng xã hội Telegram, Bộ chỉ huy tác chiến miền nam Ukraina cho biết mục tiêu oanh kích của quân địch rõ ràng là cảng và cơ sở hạ tầng công nghiệp của Odessa, đồng thời khẳng định rằng lực lượng phòng không đã ngăn chặn không ngừng nghỉ trong gần 3 tiếng đồng hồ.

Theo thống đốc Odessa, Oleg Kiper, các cuộc tấn công của Nga đã làm hư hại cơ sở hạ tầng cảng biển và công nghiệp trong khu vực, nhưng ông không đề cập đến tổn thất về nhân mạng. Nga đã liên tục tấn công Odessa sau khi rút khỏi thỏa thuận cho phép Ukraina xuất khẩu ngũ cốc một cách an toàn qua ngả Biển Đen.

Vẫn về tình hình chiến sự, các quan chức Ukraina cho biết tối qua, thủ đô Kiev đã bị tấn công bằng drone và đã bắn hạ được 10 chiếc… Theo thị trưởng Kiev, Vitali Klitschko, cuộc oanh kích đã gây ra thiệt hại ở nhiều khu vực, bao gồm cả quận Solomyansky sầm uất, nơi có sân bay quốc tế Zhuliany. Còn tại quận Golosiivsky, các mảnh vỡ của drone rơi xuống một sân chơi cho trẻ em, đồng thời gây hỏa hoạn một tòa nhà.

Chính quyền Ukraina, trước đó, đã cảnh báo về các cuộc tấn công của Nga bằng drone và cảnh báo người dân không ra khỏi nhà.


Nhiều người thiệt mạng, hàng ngàn người sơ tán vì lũ lụt ở Bắc Kinh 

Nhiều người thiệt mạng, hàng ngàn người sơ tán vì lũ lụt ở Bắc Kinh

Ngập lụt ở Phúc Châu sau khi cơn bão Doksuri đổ bộ kèm theo mưa lớn, ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, hôm 29/07/2023. (Ảnh: cnsphoto qua Reuters) 

Aldgra Fredly 

02/8/2023

Hàng chục ngàn người buộc phải rời bỏ nhà cửa ở Bắc Kinh khi cơn bão Doksuri kèm theo những trận mưa như thác đổ xuống khắp miền bắc Trung Quốc trong ngày thứ tư liên tiếp, khiến Bắc Kinh phải công bố cảnh báo lũ lụt ở mức cao nhất. 

Hôm 29/07, bão Doksuri đổ bộ vào tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc sau khi mang theo mưa lớn và gió giật mạnh đến Đài Loan. Hơn 31,000 người đã được sơ tán khỏi nhà ở Bắc Kinh do ngập lụt trên diện rộng. 

Số người thiệt mạng do lũ lụt là không rõ ràng. Tờ Nhân dân Nhật báo do nhà nước điều hành đưa tin cho biết, đã có ít nhất hai người thiệt mạng, trong khi Đài Truyền hình Hồng Kông (RHTK) tuyên bố rằng có ít nhất 20 người thiệt mạng tính đến hôm thứ Ba (01/08) và 19 người khác được cho là mất tích. 

The Epoch Times không thể xác thực độc lập những con số này. 

Hàng trăm con đường bị ngập lụt ở Bắc Kinh, cùng với các video đăng tải trên mạng xã hội cho thấy các phương tiện đi lại bị lũ bùn cuốn trôi. Một “báo động đỏ” đã được đưa ra ở thủ đô của Trung Quốc để cảnh báo về thời tiết xấu cho người dân. 

Bắc Kinh đã ghi nhận lượng mưa trung bình là 10 inch (260 mm) tính từ thứ Bảy (29/07) đến thứ Hai (31/07), với hồ chứa Vương Gia Viên ở khu Xương Bình ghi nhận lượng mưa lớn nhất là 29 inch (738 mm). 

Hơn 200 chuyến bay đã bị hủy vào chiều thứ Hai, với gần 600 chuyến bị hoãn, theo ứng dụng theo dõi chuyến bay Flight Master. 

Nhà chức trách đường sắt đã cử nhân viên mang đồ ăn, nước uống lên tàu cho những hành khách mắc kẹt qua đêm. 

Nhà chức trách đã ra lệnh đóng cửa các nhà nghỉ và lâm trường trong thành phố, đồng thời kêu gọi người dân ở trong nhà. Nhân dân Nhật báo đưa tin, tình hình dự kiến sẽ được cải thiện vào thứ Tư (02/08) khi Bắc Kinh được dự báo sẽ có lượng mưa vừa phải. 

Chính quyền thành phố cho biết lượng mưa những ngày qua đã vượt kỷ lục từ trận bão lớn cách đây mười một năm. Tháng 07/2012, Bắc Kinh hứng chịu cơn bão mạnh nhất kể từ khi thành lập nước Trung Quốc hiện đại, với việc thành phố nhận được lượng mưa 7.5 inch (190 mm) trong một ngày. 

Bên cạnh Bắc Kinh, mưa lớn kéo dài ở thành phố Thiên Tân và tỉnh Hà Bắc, cũng như ở các tỉnh Sơn Tây, Hà Nam, và Sơn Đông. Theo báo cáo địa phương, cơn bão đã ảnh hưởng đến hơn 1.45 triệu người ở tỉnh Phúc Kiến. 

Ở Hà Bắc, một trạm thời tiết địa phương đã ghi nhận lượng mưa hơn 3 feet (1,003 mm) từ thứ Bảy (29/07) đến thứ Hai (31/07), nhiều hơn lượng mưa thông thường trong hơn nửa năm qua. Lượng mưa trung bình hàng năm tại huyện có trạm này là gần 2 feet (605 mm). 

Cơn bão đã gây mất điện cho hơn 186,000 ngôi nhà trên khắp Đài Loan và làm gãy đổ hàng trăm cây xanh ở Cao Hùng. Hơn 300 chuyến bay nội địa và quốc tế đã bị hoãn, và các dịch vụ đường sắt giữa miền nam và miền đông Đài Loan đã bị tạm dừng. 

Tại Philippines, có ít nhất 26 người đã thiệt mạng sau khi một chiếc phà quá tải bị lật khi cơn bão Doksuri tàn phá nhiều vùng trên cả nước. Theo nhiều bản tin, vụ việc có bốn mươi hành khách đã được giải cứu.

Cô Aldgra Fredly là một cây bút tự do sống tại Malaysia, chuyên đưa tin về khu vực Châu Á-Thái Bình Dương cho The Epoch Times.

Bản tin có sự đóng góp của Reuters
Tịnh Nhi biên dịch


Ukraina được sử dụng cảng của Croatia để xuất khẩu ngũ cốc

Thùy Dương /RFI

01/8/2023

Sau cuộc hội đàm với ngoại trưởng Croatia, Grlic Radman, tại Kiev hôm thứ Hai 31/07/2023, ngoại trưởng Ukraina Dmytro Kuleba thông báo, hai nước đã nhất trí về khả năng sử dụng các cảng của Croatia trên sông Danube và biển Adriatic để xuất khẩu ngũ cốc của Ukraina.  

Ảnh minh họa : Cảng Constanta (Biển Đen) ở Rumani, tháng 6/2022. Cảng Constata, nối với sông Danube, là một trong các tuyến đường xuất khẩu ngũ cốc Ukraina. © VADIM GHIRDA / AP 

Reuters trích dẫn phát biểu của ngoại trưởng Ukraina, Dmytro Kuleba : “Bây giờ chúng tôi sẽ tìm hiểu để lập các tuyến đường hiệu quả nhất đến các cảng này và tận dụng tối đa cơ hội này (…) Mọi đóng góp để giải tỏa xuất khẩu, mọi cánh cửa được mở ra đều là sự đóng góp thực sự và hiệu quả đối với an ninh lương thực của thế giới”. 

Do Nga ngưng thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc Ukraina qua Biển Đen, Kiev hiện giờ phải dựa vào các tuyến đường bộ qua ngả Liên Hiệp Châu Âu cũng như một đường thủy thay thế trên sông Danube để xuất khẩu ngũ cốc. Tuy nhiên, trong tháng Bảy vừa qua, Nga đã tấn công cơ sở hạ tầng dọc theo tuyến đường sông nói trên. 

Ngoại trưởng Ukraina Kuleba còn cho biết, ngoài xuất khẩu ngũ cốc, vấn đề vũ khí cũng được đề cập trong cuộc gặp đồng nhiệm Croitia, nhưng ông không cho biết thêm chi tiết. 

 Tàu Israel “phớt lờ” cảnh báo của Nga, đi qua Biển Đen đến Ukraina 

Vẫn liên quan đến Biển Đen, tàu chở hàng “Ams1” của Israel, xuất phát từ cảng Ashdod, đã đi qua Biển Đen và chiều hôm qua 31/07 đã đi vào khu vực sông Danube của Ukraina. Theo trang Israel Magazine, đây là còn tàu đầu tiên dám “thách thức” lệnh của Nga về việc phong tỏa Biển Đen. Tàu hàng của Israel đã được máy bay tuần tra “P8 Poseidon” của Mỹ hộ tống. Đi sau tàu chở hàng “Ams1” của Israel trên sông Danube còn có 4 tàu khác. 

Xin nhắc lại là sau khi ngưng thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc Ukraina qua ngả Biển Đen, Nga hôm 19/07 đã tuyên bố coi tất cả tàu thuyền mang cờ hiệu nước ngoài xuất phát hoặc đi tới các cảng Ukraina ở Biển Đen là mục tiêu quân sự. 


Ngũ Giác Đài rút hơn ngàn quân ra khỏi khu vực biên giới Mỹ-Mexico 

02/8/2023 

AP 

Vệ binh và cảnh sát tiểu bang Texas giúp một di dân bị kẹt trong hàng rào kẻm gai sau khi vượt sông Rio Grande từ Mexico vào Mỹ tại Eagle Pass, Texas, ngày 1/8/2023.

Vệ binh và cảnh sát tiểu bang Texas giúp một di dân bị kẹt trong hàng rào kẻm gai sau khi vượt sông Rio Grande từ Mexico vào Mỹ tại Eagle Pass, Texas, ngày 1/8/2023. 

Ngũ Giác Đài rút 1.100 lính hiện dịch ra khỏi khu vực biên giới Hoa Kỳ-Mexico mà họ đã triển khai vào đầu năm nay khi chính phủ chuẩn bị chấm dứt các hạn chế tị nạn liên quan đến đại dịch.

Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã chấp thuận việc triển khai tổng cộng 1.500 binh sĩ hiện dịch cho đợt tăng cường hiện diện quân sự tạm thời kéo dài 90 ngày tại biên giới vào tháng 5 năm nay. Vào thời điểm đó, các vụ vượt biên trái phép leo thang nhanh chóng và người ta lo ngại rằng sẽ còn tăng cao hơn sau khi các hạn chế kết thúc. Tuy nhiên, con số đã giảm xuống.

1.100 binh sĩ sẽ kết thúc nhiệm vụ 90 ngày của họ trước ngày 8/8; 400 người còn lại sẽ được gia hạn đến ngày 31/8, một quan chức quốc phòng cho biết với điều kiện giấu tên.

Vào thời điểm loan báo điều quân ra biên giới, các quan chức chính phủ đã nhấn mạnh rằng quân đội sẽ không đảm nhận các vị trí tiền tuyến ở biên giới hoặc tương tác với di dân mà chỉ thực hiện các nhiệm vụ như nhập dữ liệu hoặc hỗ trợ kho bãi để hải quan và lính biên phòng ra ngoài ứng phó với di dân.

Quân đội chỉ có mục đích hỗ trợ các quan chức biên giới đối phó với tình hình xáo trộn khi Điều luật 42 kết thúc. Điều luật này cho phép chính phủ nhanh chóng trục xuất hàng chục nghìn di dân với danh nghĩa bảo vệ nước Mỹ khỏi COVID.

Trong những ngày trước khi kết thúc Điều luật 42, các nhân viên biên giới đã đối đầu với 10.000 di dân mỗi ngày và có thời điểm có tới 27.000 di dân bị giam giữ. Nhưng ngay sau khi Điều luật 42 hết hạn, con số giảm mạnh xuống còn khoảng 5.000 vụ mỗi ngày và vẫn ở mức thấp, theo dữ liệu của cơ quan.

Chưa rõ liệu mức sụt giảm này có bền vững hay không. Số người băng qua Darien Gap, một tuyến đường quan trọng cho di dân đến Hoa Kỳ từ Nam Mỹ, trong bảy tháng đầu năm nay đã nhiều hơn cả năm ngoái cộng lại.

Chương trình nghị sự về nhập cư của chính quyền Biden đang bị kiện tụng. Tuần trước, một thẩm phán liên bang ra phán quyết rằng một quy định hạn chế quyền tiếp cận xin tị nạn ở biên giới phía nam là trái luật. Chính quyền Biden đang kháng cáo phán quyết đó, lập luận rằng đó là một phần quan trọng trong nỗ lực của họ nhằm duy trì trật tự ở biên giới.

Riêng Bộ Tư pháp tuần trước loan báo đã kiện Thống đốc bang Texas, Greg Abbott, để buộc bang này dỡ bỏ các phao nổi ở Rio Grande mà chính phủ liên bang cho rằng gây quan ngại về nhân đạo và môi trường.

Việc rút 1.100 quân ra khỏi khu vực biên giới Mexico-Mỹ không ảnh hưởng đến 2.300 lính Vệ binh Quốc gia bổ sung theo lệnh liên bang vẫn ở biên giới với vai trò hỗ trợ tương tự, chỉ huy Lực lượng Vệ binh Quốc gia, Tướng Dan Hokanson cho biết vào tuần trước. Những binh sĩ đó sẽ không được gia hạn, nhưng các đơn vị khác sẽ được luân chuyển để thay thế khi việc triển khai của họ kết thúc.

Bộ trưởng Quốc phòng Austin đã tìm cách để Bộ An ninh Nội địa đảm nhận hoàn toàn vai trò bảo vệ biên giới thay vì liên tục dựa vào quân đội. Như một điều kiện để ông Austin chấp thuận cho Vệ binh Quốc gia đến biên giới cho đến hết ngày 1 tháng 10, Bộ An ninh Nội địa phải đồng ý làm việc với Tòa Bạch Ốc và Quốc hội để phát triển một kế hoạch cho các giải pháp nhân sự và thiếu hụt kinh phí dài hạn.

Trả lời AP, Ngũ Giác Đài cho biết Bộ An ninh Nội địa đã vạch ra kế hoạch tăng cường đầu tư nhân sự và công nghệ để đáp ứng nhu cầu tăng cao trong tương lai.


Toà Tối cao Ấn Độ sắp ra phán quyết về Jammu & Kashmir

Gần bốn năm trước, chính phủ Ấn Độ đã chia bang miền bắc Jammu & Kashmir thành hai vùng lãnh thổ do liên bang điều hành. Quyết định này làm nức lòng những người ủng hộ chủ nghĩa dân tộc theo đạo Hindu của Đảng Bharatiya Janata cầm quyền. Từ lâu, họ đã phản đối quyền tự trị bổ sung, bao gồm hiến pháp và cờ riêng, của hai bang đa số Hồi giáo duy nhất ở Ấn Độ này.

Chính phủ khẳng định việc tái tổ chức đã mang lại “kỷ nguyên hòa bình và tiến bộ chưa từng có” cho khu vực. Nhưng động thái này yêu cầu phải rút bỏ một điều khoản trong hiến pháp quốc gia vốn cấp cho J&K vị thế tự trị đặc biệt. Các nhà hoạt động và luật sư ngay lập tức thách thức tính hợp pháp của nó tại Tòa Tối cao.

Vào thứ Tư, năm thẩm phán của toà sẽ bắt đầu nghe điều trần về vụ kiện, cũng như các kiến ​​nghị liên quan đến tự do truyền thông, tắt internet và bỏ tù chính trị ở J&K. Người Kashmir, những người đang phải sống dưới sự kiểm soát của 500.000 binh sĩ trong lãnh thổ, hy vọng phán quyết của Tòa Tối cao sẽ giúp họ nhẹ nhõm hơn.


Bất ổn kéo dài ở Niger 

Sau vụ đảo chính quân sự tuần trước, tình trạng hỗn loạn ở Niger có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn. Cộng đồng Kinh tế Các Quốc gia Tây Phi ECOWAS đã cho chính quyền quân sự đến Chủ nhật để phục hồi chức vụ cho Mohamed Bazoum nếu không sẽ bị can thiệp bằng vũ lực. Nhưng các tướng lĩnh đang nắm quyền ở hai nước láng giềng Mali và Burkina Faso phản bác lại rằng làm vậy đồng nghĩa tuyên chiến với họ.

Bất chấp nỗ lực hòa giải của tổng thống Chad, chính quyền quân sự tỏ ra không lùi bước. Thay vào đó, họ bắt giữ nhiều chính trị gia hơn. Hôm thứ Ba, Pháp, cường quốc thuộc địa cũ có đại sứ quán bị tấn công bởi những người biểu tình giương cờ Nga, đã bắt đầu sơ tán người châu Âu. Đây là một dấu hiệu đáng lo ngại cho hàng triệu người Niger không có nơi nào để chạy trốn. Chính quyền chắc chắn sẽ kêu gọi nhiều cuộc biểu tình hơn để cho ECOWAS thấy rằng bất kỳ sự can thiệp nào cũng sẽ vấp phải phản đối của quần chúng — và đảm bảo có đổ máu dân sự.


Con người đang lạm dụng hệ sinh thái

Thứ Tư này là Ngày Trái đất Quá tải, đánh dấu ngày con người đã sử dụng nhiều tài nguyên hơn khả năng tái tạo của hệ sinh thái. Từ nay đến ngày 1 tháng 1 năm 2024, nhân loại sẽ dùng nhiều tài nguyên thiên nhiên hơn — bao gồm nguồn cá, sợi, thuốc từ thực vật, khả năng thu giữ carbon của rừng, và nhiều thứ khác — so với khả năng cung cấp của hành tinh.

Bằng cách lạm chi vào ngân sách sinh học của mình, loài người đang làm suy giảm đa dạng sinh học mà sự sống còn của chúng ta phụ thuộc vào. Được tính toán bởi Mạng lưới Dấu chân Toàn cầu bằng dữ liệu do Liên Hợp Quốc thu thập, kể từ năm 1971 Ngày Quá tải hầu như đều đến sớm hơn so với một năm trước đó.

Không có gì ngạc nhiên khi các nước giàu dẫn đầu bảng xếp hạng. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2022 trên tạp chí Lancet Planetary Health cho thấy Mỹ và EU lần lượt chịu trách nhiệm cho 27% và 25% việc sử dụng quá mức tài nguyên thiên nhiên. Các nước đang phát triển chỉ chiếm 8%.


Gần nửa triệu phiếu bất hợp lệ trong cuộc bầu cử ở Campuchia 

02/8/2023 

Reuters 

Thủ tướng Hun Sen Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) bỏ phiếu tại phòng phiếu ở Takhmua, tỉnh Kandal, đông nam Phnom Penh, ngày 23/7/2023.

Thủ tướng Hun Sen Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) bỏ phiếu tại phòng phiếu ở Takhmua, tỉnh Kandal, đông nam Phnom Penh, ngày 23/7/2023. 

Ủy ban bầu cử Campuchia ngày 8/1 cho biết có gần nửa triệu lá phiếu bất hợp lệ trong cuộc bầu cử quốc gia hồi tháng trước mà những người chỉ trích gọi là bầu cử giả hiệu vì tất cả các đảng đối lập đều bị cấm tranh cử.

Sau gần 40 năm cầm quyền, Thủ tướng Hun Sen sẽ trao lại quyền lực cho con trai vào cuối tháng này sau khi đảng cầm quyền mang tên Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) giành chiến thắng dễ dàng trong cuộc bầu cử ngày 23/7.

CPP đã giành được 80% trong tổng số 8,2 triệu phiếu bầu, Ủy ban Bầu cử Quốc gia (NEC) cho biết ngày 1/8, thông báo chính thức đầu tiên về kết quả.

NEC nói có khoảng 440.000 phiếu không hợp lệ, tức cứ 18 phiếu thì có 1 phiếu bất hợp lệ. Vẫn theo NEC, tỷ lệ cử tri đi bầu là 85%.

Theo ông Dim Sovannarom, quan chức của NEC, số lượng phiếu bầu bất hợp lệ ít hơn so với cuộc bầu cử năm 2018, khi các cơ quan nhà nước cũng đã giải tán một tiền thân trước đó của đảng Ánh Nến đối lập ủng hộ dân chủ.

Nhà chức trách đã đe dọa cử tri bằng các hình phạt nặng nề nếu họ làm hỏng các lá phiếu hoặc tẩy chay cuộc bầu cử hoặc thúc giục những người khác làm như vậy.

Các nhân vật đối lập và các nhóm nhân quyền tố cáo ông Hun Sen trong nhiều năm đã trấn áp các định chế dân chủ và đàn áp các đối thủ và những người chỉ trích. Chính phủ đã bác bỏ những cáo buộc như vậy.


Chính quyền quân sự Myanmar ân xá bà Suu Kyi về một số tội danh 

01/08/2023 

Reuters 

Bà Aung San Suu Kyi sẽ bị chính quyền quân sự quản thúc tại gia

Bà Aung San Suu Kyi sẽ bị chính quyền quân sự quản thúc tại gia 

Hôm 1/8, tập đoàn quân sự cầm quyền ở Myanmar ân xá bà Aung San Suu Kyi, hiện đang thụ án tù, về 5 trong số 19 tội danh mà bà bị kết án nhưng bà sẽ vẫn bị quản thúc tại gia, truyền thông nhà nước cho biết và các nguồn tin nói với Reuters.

Quyết định ân xá đồng nghĩa là án tù 33 năm của bà Suu Kyi sẽ giảm bớt 6 năm, phát ngôn nhân chính quyền quân sự Zaw Min Tun nói với hãng truyền thông Eleven Media Group, và nói thêm rằng hành động này nằm trong lệnh ân xá hơn 7.000 tù nhân trên khắp đất nước đắm chìm trong xung đột.

Myanmar đã rơi vào hỗn loạn đẫm máu kể từ đầu năm 2021, khi quân đội lật đổ chính phủ dân cử của bà Suu Kyi và mở cuộc đàn áp những người phản đối khiến hàng nghìn người bị bỏ tù hoặc thiệt mạng.

Hôm 31/7, chính quyền quân sự đã hoãn cuộc bầu cử được hứa hẹn vào tháng 8 năm nay và gia hạn tình trạng khẩn cấp thêm 6 tháng nữa, động thái mà những người chỉ trích cho là sẽ kéo dài khủng hoảng.

Bà Aung San Suu Kyi, 78 tuổi, người từng đạt giải Nobel hòa bình và bị bắt giữ trong cuộc đảo chính, tuần trước đã được đưa khỏi nhà tù về quản thúc tại gia ở thủ đô Naypyitaw. Bà phủ nhận tất cả các cáo buộc mà bà bị kết án, từ kích động và gian lận bầu cử cho đến tham nhũng, và đã kháng cáo.

Phát ngôn nhân của chính quyền quân sự được dẫn lời nói rằng Hội đồng Hành chính Nhà nước của chính quyền quân sự cũng giảm 4 năm tù cho cựu tổng thống Win Myint, người bị bắt giữ cùng lúc với bà Suu Kyi.

Một nguồn tin cho biết cả bà Suu Kyi và ông Win Myint sẽ vẫn bị giam hãm.

“Bà ấy sẽ vẫn bị quản thúc tại gia”, một nguồn tin giấu tên nói với Reuters do tính nhạy cảm của vấn đề.

Các tội mà bà Suu Kyi được ân xá là những tội nhẹ, bao gồm vi phạm luật khắc phục thiên tai do vi phạm các quy tắc phòng chống dịch COVID-19 khi vận động bầu cử, nguồn tin cho biết.

Phát ngôn nhân của Chính phủ Thống nhất Quốc gia, chính phủ hoạt động ngầm do phe ủng hộ bà Suu Kyi và những người chống đối quân đội thành lập, cho biết việc ân xá một phần cho bà Suu Kyi và ông Win Myint cho thấy quân đội đang cảm thấy áp lực khi không chỉ các nước phương Tây mà cả các nước láng giềng ở Đông Nam Á đều kêu gọi giải quyết cuộc khủng hoảng Myanmar.

“Đây chỉ là chiêu trò chính trị… nhằm giảm bớt áp lực”, phát ngôn nhân Kyaw Zaw nói.

“Họ phải được thả vô điều kiện vì họ bị bắt giữ tùy tiện. Tất cả tù nhân chính trị phải được thả”.


XEM THÊM (HD Press)

Thời sự Thứ Ba 01/8/2023: *Mỹ thử nghiệm điều trị COVID kéo dài *Myanmar hoãn bầu cử đã hứa *Mỹ giúp Australia phát triển dàn rocket *Campuchia thay đổi lãnh đạo *Liên minh Mỹ-Úc mạnh hơn bao giờ hết

Tuesday, August 1st, 2023

By thoisu 02 , August 1, 2023 0 Comments

Võ Thái Hà tổng hợp


Mỹ tiến hành nghiên cứu để thử nghiệm điều trị COVID kéo dài 

01/8/2023 – AP 

Giám đốc Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) Francis S. Collins cầm một mô hình virus corona khi điều trần trước Thượng viện ngày 2/7/2020.
Giám đốc Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) Francis S. Collins cầm một mô hình virus corona khi điều trần trước Thượng viện ngày 2/7/2020. 

Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) đang bắt đầu một số cuộc nghiên cứu để thử nghiệm các phương pháp điều trị khả thi đối với COVID kéo dài, một bước được hồi hộp chờ đợi trong nỗ lực của Hoa Kỳ chống lại COVID kéo dài, một tình trạng bí ẩn đang ảnh hưởng đến hàng triệu người.

Loan báo ngày 31/7 từ dự án RECOVER trị giá 1,15 tỷ đô la của NIH được đưa ra trong bối cảnh thất vọng từ những bệnh nhân đã phải vật lộn hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm với các vấn đề sức khỏe đôi khi gây tàn tật mà chưa có phương pháp điều trị mà chỉ có một số nghiên cứu để thử nghiệm những phương pháp tiềm năng.

(more…)

Thời sự Thứ Sáu 28 tháng 7 năm 2023

Friday, July 28th, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


Tình báo Mỹ: Trung Quốc có thể đang cung cấp công nghệ cho quân đội Nga Reuters 

28/7/2023

Bà Avril Haines, Giám đốc Văn phòng Tình báo Quốc gia (ODNI) Hoa Kỳ.

Bà Avril Haines, Giám đốc Văn phòng Tình báo Quốc gia (ODNI) Hoa Kỳ. 

Trung Quốc đang giúp Nga né tránh các chế tài của phương Tây và có thể đang cung cấp cho Moscow công nghệ quân sự và lưỡng dụng để dùng ở Ukraine, theo một phúc trình tình báo của Hoa Kỳ công bố ngày 27/7.

(more…)

Thòi sự ngày Thứ Ba 25/7/2023: *17 UAV tấn công Crimea, kho đạn dược Nga bị nổ *Mỹ đề nghị TQ hợp tác chặn ma túy *Hoa Kỳ ngừng viện trợ cho Campuchia *Hun Sen chuẩn bị cho con trai kế vị

Tuesday, July 25th, 2023

Võ Thái hà tổng hợp


Mỹ đề nghị Trung Quốc hợp tác ngăn chặn ma túy fentanyl – khó

Hiếu Chân/SGN
24/7/2023

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/07/GettyImages-1481201379-800x450-1.jpg

Một bảng quảng cáo ven xa lộ 57 ở California hôm 6 tháng Tư 2023 cảnh báo “fentanyl là nguyên nhân số 1 gây tử vong cho người Mỹ từ 18 đến 45 tuổi”. Ảnh Paul Bersebach/MediaNews Group/Orange County Register via Getty Images 

Để ngăn chặn nguồn cung cấp lậu thuốc fentanyl vào Mỹ, Washington có thể phải cân nhắc một thỏa thuận với Bắc Kinh, gỡ bỏ biện pháp cấm vận một cơ quan của Bộ Công an Trung Quốc can tội vi phạm nhân quyền.

Bản tin độc quyền của báo The Wall Street Journal ngày thứ Bảy 24 tháng Bảy 2023 dẫn những nguồn tin quen thuộc với vấn đề nói rằng chính quyền Biden đang thảo luận việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt Viện Pháp y của công an Trung Quốc nhằm đổi lấy sự hợp tác của Bắc Kinh trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng fentanyl ở Mỹ.

Fentanyl là một loại thuốc giảm đau cực mạnh, được coi là loại ma túy tổng hợp từ hóa chất chứ không tinh chế từ thực vật như heroine hoặc cocaine. Theo Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Bệnh (CDC), fentanyl có tác dụng gây nghiện mạnh gấp 50 lần heroin, hơn 100 lần morphine. Chỉ cần 2 miligam fentanyl là đủ để giết chết một người trưởng thành. Trên thị trường bất hợp pháp, fentanyl thường được bán lén lút dưới tên viên Apache, Dance Fever, Friend, Goodfellas, Jackpot, Murder 8, hoặc Tango & Cash. 

Theo CDC, fentanyl là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho người Mỹ từ 18 đến 45 tuổi, năm ngoái có 110,000 ca tử vong do dùng fentanyl quá liều. Tại thành phố New York, tình trạng dùng fentanyl quá liều đã tăng vọt, với 2,668 ca tử vong năm 2021, tăng 78% so với năm 2019. Bà Anne Milgram, giám đốc Cơ Quan Phòng Chống Ma Túy (DEA), gọi fentanyl là “mối đe dọa lớn nhất đối với người Mỹ hiện nay.”

Cuộc khủng hoảng fentanyl của Mỹ có nguồn gốc sâu xa từ Trung Quốc. Các công ty Trung Quốc sản xuất ra các loại hóa chất, được gọi là tiền chất (precursor), vận chuyển chúng đến các băng đảng ở Mexico như băng Sinaloa của trùm ma túy El Chapo, tại đó chúng được tổng hợp thành fentanyl và buôn lậu vào Mỹ.

Trong sự kiện mới nhất, cơ quan Quan thuế và Biên phòng Mỹ (CBP) tại cửa khẩu Otay Mesa gần San Diego, California hôm 26 tháng Sáu đã phát hiện 858,000 viên thuốc màu xanh đựng trong 12 gói nhựa, nặng tổng cộng 190 pound giấu trong hai chiếc bồn rửa tay bằng sứ được vận chuyển từ Mexico vào Mỹ trên một chiếc xe van màu trắng. Kết quả xét nghiệm cho thấy đây là thuốc fentanyl. Hôm 17 tháng Tư 2023, cũng tại cửa khẩu Otay Mesa, CBP đã ngăn chặn một lô hàng đậu que từ Mexico, phát hiện và tịch thu 3.5 triệu viên ma túy fentanyl, trị giá khoảng $21.1 triệu. Từ đầu năm đến nay, CBP đã tịch thu hơn 19,800 pound fentanyl (tương đương với 9 tấn ma túy).

Hôm 23 tháng Sáu, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã buộc tội bốn công ty hóa chất Trung Quốc sản xuất và cung cấp “tiền chất” cho các băng đảng ma túy Mexico. Đó là các công ty Hubei Amarvel Biotech, Anhui Rencheng Technology, Anhui Moker New Material Technology, và Hefei GSK Trade. Tám nhân viên cấp cao của bốn công ty này cũng bị buộc tội, trong đó hai giám đốc điều hành người Trung Quốc là Qingzhou Wang và Yiyi Chen, làm việc cho Amarvel Biotech, bị bắt tại quần đảo Fiji hôm 8 Tháng Sáu và bị dẫn độ sang Mỹ để xét xử. Ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho các băng đảng Mexico, hai bị cáo Wang và Chen còn bị buộc tội buôn lậu hơn 200 kg tiền chất ma túy vào Mỹ, lượng hóa chất đủ để giết chết 25 triệu người, theo Bộ Tư pháp.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/07/TS-cbp-chan.jpg

Ma túy giấu trong các thùng chứa đậu que nhập cảng từ Mexico bị CBP phát hiện ở cửa khẩu Otay Mesa hôm 17 tháng Tư 2023. Ảnh CBP 

Ngăn chặn dòng chảy fentanyl hiện là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Biden; một số nhà lập pháp trong Quốc hội thậm chí còn đưa ra ý tưởng đưa quân đội Mỹ sang Mexico để tấn công các băng đảng ma túy.

Trong chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng trước Ngoại trưởng Antony Blinken đã đề nghị lập một nhóm làm việc mới giữa chuyên viên hai nước và nối lại các cuộc đàm phán bị đình trệ về việc chống lại fentanyl. Hợp tác Mỹ và Trung Quốc về chống ma túy đã bị Bắc Kinh đơn phương hủy bỏ nhằm trả đũa chuyến viếng thăm Đài Loan của cựu Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi tháng Tám năm ngoái.

Nhưng đề nghị của ông Blinken không được Trung Quốc đón nhận; Bắc Kinh đặt điều kiện chỉ nối lại hợp tác sau khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận Viện Khoa học Pháp y thuộc Bộ Công an Trung Quốc.

Viện Pháp y Trung Quốc bị chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump trừng phạt ba năm trước vì chính quyền Trump cho rằng cơ quan này có vai trò quan trọng trong chiến dịch giám sát, bỏ tù hàng loạt và vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số khác ở vùng Tân Cương. Theo lệnh cấm vận, Viện này bị hạn chế quyền tiếp cận các công nghệ tiên tiến của Mỹ trong lĩnh vực giảo nghiệm và khoa học hình sự. Phía Trung Quốc nói rằng biện pháp cấm vận đã ảnh hưởng đến khả năng chống buôn bán ma túy của chính phủ Trung Quốc. “Nếu Mỹ thực sự muốn giải quyết vấn đề ma túy trong nước thì nên tôn trọng sự thật, rút lại các biện pháp trừng phạt, đồng thời ngừng bôi nhọ và biến Trung Quốc thành vật tế thần,” Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.

Chưa có dấu hiệu Washington sẽ chấp nhận đòi hỏi của Bắc Kinh gỡ bỏ lệnh cấm vận Viện Pháp y Trung Quốc. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller nói trong thời gian ở Bắc Kinh, ông Blinken chưa bao giờ đề nghị dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với các đơn vị Trung Quốc. “Không thành viên nào trong phái đoàn Hoa Kỳ đề nghị dỡ bỏ bất kỳ biện pháp trừng phạt nào đối với các thực thể của CHND Trung Hoa hoặc nói rằng chúng tôi sẽ xem xét làm như vậy,” ông Miller cho biết.

Bất kỳ hành động nào nhằm dỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu đối với một cơ quan chính phủ Trung Quốc bị cáo buộc vi phạm nhân quyền đều có nguy cơ gây ra phản ứng dữ dội ở Washington và đẩy chính quyền Biden vào thế khó xử. Ông Biden hiện cũng đang khó xử khi phải quyết định tiếp tục hay bãi bỏ biện pháp cấm vận đối với ông Lý Thượng Phúc, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, có hiệu lực từ năm 2018. Bắc Kinh thẳng thừng từ chối đề nghị gặp gỡ trực tiếp giữa Bộ trưởng Lý và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, từ chối nối lại liên lạc cấp cao giữa quân đội hai nước chừng nào ông Lý vẫn còn nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ.

Nhưng một nguồn tin am hiểu cho biết ít nhất từ cuối năm ngoái đã có những cuộc thảo luận nội bộ trong chính quyền Biden về một sự nhượng bộ nào đó với Trung Quốc trong nỗ lực đạt được tiến bộ ở một lĩnh vực ưu tiên của tổng thống: ngăn chặn dòng chảy fentanyl vào Mỹ. Nguồn tin này cho rằng việc bãi bỏ cấm vận một cơ quan hoặc cá nhân Trung Quốc là có thể xảy ra nhưng sẽ không xảy ra sớm vì còn phụ thuộc vào các bước đi của Trung Quốc và các cuộc thương lượng giữa hai bên.


Dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu của IMF

Khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế cập nhật dự báo kinh tế lần cuối vào tháng 4, nước Mỹ còn đang trong một cuộc khủng hoảng ngân hàng và lạm phát toàn cầu tỏ ra dai dẳng. Họ cảnh báo về một “cuộc phục hồi khó khăn” ở phía trước. Nhưng quỹ có thể sẽ tích cực hơn trong bản cập nhật vào thứ Ba, khi kể từ tháng 5 không có ngân hàng Mỹ nào phá sản, thị trường tài chính đang bùng nổ và lạm phát, mặc dù vẫn cao, đã giảm nhanh hơn dự kiến.

Song kinh tế toàn cầu có chậm lại vì thắt chặt tiền tệ. Cục Dự trữ Liên bang và Ngân hàng Trung ương châu Âu dự kiến tăng lãi suất lần lượt vào ngày 26 và 27 tháng 7. Nhiều nhà kinh tế lo ngại chặng cuối cùng của quá trình giảm phát sẽ là khó khăn nhất, với tỷ lệ thất nghiệp sẽ phải tăng đáng kể để các ngân hàng trung ương có thể đưa giá cả năm xuống mức mục tiêu 2%. Và không phải tất cả các tin tức gần đây đều tốt. Kinh tế Trung Quốc đặc biệt tỏ ra chậm chạp dù được kỳ vọng bùng nổ trong năm nay.


Kinh tế Đức chậm đi

Vào năm 1999, The Economist từng gọi nền kinh tế Đức là “Âu châu bệnh phu.” Nhưng chỉ sau một vài năm cải cách, kinh tế Đức phục hồi và đi vào 15 năm hoàng kim với tỉ lệ có việc làm kỷ lục và tăng trưởng tốt đẹp.

Nhưng giờ đây, Đức đang nằm trong nhóm đội sổ về tăng trưởng kinh tế ở châu Âu, với triển vọng phía trước không hề sáng sủa. Đợt công bố dữ liệu tháng 7 vào thứ Ba của IFO, một chỉ số về sức khỏe nền kinh tế Đức, sẽ cho thấy bức tranh tổng quan về hướng đi của đất nước.

Chỉ số quản lý mua hàng được công bố hôm thứ Hai cũng không dự báo điềm tốt. Nó cho thấy ngành chế tạo tiếp tục giảm mạnh hơn dự kiến. Còn nhớ hồi tháng 3, thủ tướng Đức Olaf Scholz đã mạnh dạn dự đoán “một giai đoạn tăng trưởng cao” cho nền kinh tế. Những tuần gần đây người ta không còn nghe ông nói như vậy nữa.


Trump gây quỹ ở Louisiana

Vào thứ Ba, Donald Trump sẽ đáp máy bay tới Louisiana để gặp các nhà tài trợ. Vé tham dự buổi gây quỹ tư nhân của ông, do hai nhà tài chính nổi tiếng nhất của đảng Cộng hòa tổ chức, sẽ có giá hơn 23.000 đô la. Dù còn lâu mới tới bầu cử, nhưng rõ ràng là người dân Louisiana rất đánh giá cao cựu tổng thống. Trong cả hai năm 2016 và 2020, ông đều đánh bại đối thủ Dân chủ ở bang này với cách biệt 20 điểm.

Cuộc gây quỹ diễn ra khi ông Trump có thể sớm đối mặt với một bản cáo trạng hình sự khác: tội kích động bạo lực trong cuộc bạo động Đồi Capitol ngày 6 tháng 1 năm 2021. Nhưng không như hầu hết các chính trị gia khác, đây có thể là cơ hội gây quỹ cho ông Trump. Hồ sơ từ Ủy ban Bầu cử Liên bang cho thấy các khoản quyên góp cho chiến dịch tranh cử của ông đã tăng mạnh vào tháng 4, thời điểm ông bị truy tố và buộc tội che giấu một kế hoạch chi tiền bịt miệng trong chiến dịch tranh cử 2016. Và gây quỹ cũng tăng vào tháng 6 khi ông bị buộc tội xử lý sai các tài liệu mật của Nhà Trắng. Chỉ riêng mặt tài trợ, có vẻ như không có dư luận nào là dư luận xấu đối với ông Trump.


Thị trường hào hứng với công nghệ AI

Microsoft và Alphabet, công ty mẹ của Google, sẽ báo cáo kết quả quý vào thứ Ba. Tăng trưởng doanh thu đã chậm lại ở cả hai công ty trong năm qua. Viễn cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu làm ảnh hưởng đến cả doanh số bán quảng cáo của Google và hoạt động kinh doanh phần mềm doanh nghiệp của Microsoft.

Tuy vậy, định giá của họ vẫn tăng cao nhờ trí tuệ nhân tạo. Giá cổ phiếu của Alphabet tăng 37% trong năm nay, còn cổ phiếu của Microsoft tăng 43% — vượt xa mức tăng 19% của chỉ số S&P 500. Cả hai công ty đều hy vọng tăng doanh số bán hàng bằng cách đưa AI vào các sản phẩm của họ, chẳng hạn như Google Search hay Microsoft Word. Họ cũng bán quyền truy cập vào các công cụ AI thông qua nhánh điện toán đám mây của mình.

Hồi tháng 4, Microsoft cho biết kỳ vọng AI giúp tăng trưởng doanh thu của mảng điện toán đám mây tăng thêm một điểm phần trăm trong quý này. Dù nghe có vẻ nhỏ, các nhà đầu tư tỏ ra rất hào hứng. Họ sẽ rất mong chờ tin tốt hôm nay.


17 UAV tấn công Crimea, kho đạn dược Nga bị nổ

17 UAV tấn công Crimea, kho đạn dược Nga bị nổ

Vụ nổ kho đạn do hỏa hoạn tại thao trường huấn luyện quân sự ở quận Kirovsky của Crimea vào ngày 19 tháng 7 năm 2023. (Ảnh: VIKTOR KOROTAYEV/Kommersant Photo/AFP via Getty Images) 

Thêm một kho đạn nữa của lực lượng Nga tại Crimea bị tấn công. Quan chức Nga tại Crimea cáo buộc Ukraine đã dùng máy bay không người lái (UAV) tấn công một kho đạn dược ở thành phố Dzhankoi.

Thống đốc Crimea do Nga bổ nhiệm Sergey Aksyonov thông báo trên Telegram: “Chúng tôi quyết định sơ tán cư dân ở các ngôi làng trong bán kính 5 km quanh nơi xảy ra tình huống khẩn cấp ở quận Dzhankoi. Họ sẽ được chuyển tới các trung tâm cư trú tạm thời”.

Chưa rõ kho đạn dược bị máy bay không người lái tấn công trực tiếp hay bị thiệt hại vì mảnh vỡ rơi xuống.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Ukraine triển khai 17 UAV tấn công bán đảo Crimea. Trong đó, 14 UAV Ukraine bị lực lượng tác chiến điện tử ép lao xuống đất và 3 chiếc bị phòng không bắn hạ.

Phía Nga còn cho biết có 1 UAV rơi xuống tòa nhà dân sự nhưng chưa có thông tin về thương vong.

Đây là cuộc tấn công thứ hai nhằm vào kho đạn của Nga ở Crimea chỉ trong vòng ba ngày qua. Trước đó, hôm 22/7, 1 UAV đã gây ra vụ nổ ở kho đạn miền trung bán đảo Crimea. Ít nhất 2000 người ở khu vực lân cận đã phải sơ tán vì lý do an toàn.

Nga có một căn cứ không quân ở Dzhankoi. Giới chức Ukraine nói rằng thành phố này và khu vực xung quanh đã biến thành căn cứ quân sự lớn nhất của Nga trên bán đảo Crimea. Năm 2014, Nga sáp nhập Crimea sau khi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý mà phương Tây và Ukraine bác bỏ.

Sau khi chiến tranh Nga – Ukraine bùng nổ, bán đảo Crimea thường xuyên trở thành đích đến của các cuộc tập kích. Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Nikolai Patrushev đầu tháng 7 cho biết Ukraine hơn 70 lần dùng UAV tập kích Crimea. Dù vậy Kyiv hầu như đều phủ nhận liên quan.

Viên Minh (Tổng hợp)


Gần 200 khu học chánh của Mỹ kiện Facebook, TikTok, Snapchat và YouTube

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/07/topcharts.jpg

(Nguồn: Tada Images/ Shutterstock) 

Hiện nay có gần 200 khu học chánh của Mỹ đang tham gia các vụ kiện chống lại các công ty mẹ của Facebook, TikTok, Snapchat và YouTube; đồng thời, có hàng trăm gia đình cáo buộc mạng xã hội gây hại cho con cái họ.

Theo WSJ, luật sư của các nguyên đơn đang đại diện cho các hội đồng trường học trên khắp nước Mỹ trong vụ kiện chống lại các công ty truyền thông xã hội, cáo buộc ứng dụng của họ dẫn đến các vấn đề về kỷ luật lớp học và sức khỏe tâm thần, gây lãng phí nguồn lực dành cho giáo dục. Các vụ kiện đã được hợp nhất tại Tòa án Quận ở Oakland, California.

Các khu học chánh cho biết, giáo viên và quản trị viên bị lãng phí thời gian quý báu để giải quyết vấn đề bắt nạt trên mạng và các vấn đề kỷ luật khác, phải bổ sung các chính sách đào tạo mới về việc sử dụng mạng xã hội và tư vấn cho thanh thiếu niên nghiện ứng dụng trực tuyến dẫn đến lo lắng, trầm cảm hoặc có ý định tự tử.

Thành viên Jill Adams của hội đồng quản trị Khu học chánh Tumwater ở bang Washington, cho biết: “Hầu hết chúng ta đều đồng ý rằng mạng xã hội nằm ngoài tầm kiểm soát. Tôi nghĩ chúng ta nên có một số quỹ để giúp đỡ các em”. Hội đồng đã bỏ phiếu với kết quả thông qua 3-2 để tham gia vụ kiện. Các thành viên hội đồng bất đồng cho biết vụ kiện đã chuyển trách nhiệm từ phụ huynh vào học khu, làm như vậy đã vượt quá thẩm quyền của mình.

Các khu học chánh và gia đình đã đệ đơn kiện cho hay rằng các công ty truyền thông xã hội để cho các bên thứ 3 công bố các sản phẩm gây nghiện, cung cấp nội dung gây tổn hại cho thanh thiếu niên, không đủ điều kiện để được bảo vệ theo Mục 230 của Đạo luật về khuôn phép trong giao tiếp (Communications Decency Act).

Mục 230 của Đạo luật về khuôn phép trong giao tiếp được Quốc hội Mỹ thông qua năm 1996, quy định các công ty Internet nói chung không chịu trách nhiệm pháp lý về nội dung của bên thứ 3 trên trang web của họ. Luật này đã thúc đẩy phát triển các nền tảng truyền thông xã hội lớn như Facebook và YouTube.

Công ty mẹ của Facebook là Meta Platforms, công ty mẹ của Snapchat là Snap, công ty mẹ của Google là Alphabet, và công ty mẹ của TikTok là ByteDance đều đưa ra các động thái bác bỏ vụ kiện, cho rằng những thiệt hại mà các nguyên đơn cáo buộc vẫn được bảo vệ theo Mục 230 của Đạo luật về khuôn phép trong giao tiếp.

Trong một cuộc họp chung vào tháng trước, các công ty cho biết: “Những thiếu sót bị cáo buộc chắc chắn liên quan đến việc xuất bản nội dung của bên thứ ba”. Họ lập luận rằng việc cho phép những vụ kiện như vậy sẽ mở ra cơ hội cho nhiều vụ kiện hơn, buộc các dịch vụ trực tuyến phải hạn chế luồng thông tin để tránh trách nhiệm pháp lý.

Các công ty cũng phủ nhận cáo buộc họ đã bỏ qua những mối nguy hiểm mà trẻ em phải đối mặt trực tuyến.

Với hơn 13.000 khu học chánh ở Mỹ, số lượng nguyên đơn có thể sẽ tiếp tục tăng. Luật sư William Shinoff tại công ty luật Frantz (Frantz Law Group) ở California, cho biết ông đã tham dự hơn 100 cuộc họp hội đồng quản trị, công ty của ông đã ký vào bản cáo trạng với 500 học khu.

Gần đây, nhiều vụ kiện quấy rối cộng đồng đã được đưa ra đối với các công ty thuốc lá điện tử như Juul Labs, chính sách tương tự cũng đúng với các công ty truyền thông xã hội. Công ty thuốc lá điện tử Juul bị buộc tội tiếp thị các sản phẩm gây nghiện cho trẻ em và thanh thiếu niên, đã đồng ý trả 1,7 tỷ USD trong một thỏa thuận pháp lý hòa giải liên quan hơn 5.000 vụ kiện từ các khu học chánh.

“Tôi không thể thay đổi luật và tôi không thể tống bất kỳ ai vào tù, nhưng những gì chúng tôi có thể làm là kiện họ trong một vụ kiện lớn và cố gắng bắt họ phải trả rất nhiều tiền”, luật sư Jonathan Kieffer của Missouri nói với hội đồng Trường Công lập Brevard (Brevard Public Schools) của Florida trong một cuộc họp báo về vụ kiện mạng xã hội vào tháng 5. Hội đồng sau đó đã bỏ phiếu nhất trí đệ đơn kiện.

Thành viên Carl Persis của hội đồng trường Quận Volusia của Florida cho biết, hội đồng quyết định tham gia vụ kiện vì họ thấy có cơ hội giải quyết các tệ nạn trên mạng xã hội.

Đồng thời, có 200 người dùng mạng xã hội hoặc người đại diện của họ đã đệ đơn kiện tương tự chống lại các công ty công nghệ, vụ kiện đang chờ thụ lý tại cùng một tòa án liên bang.

Các vụ kiện riêng lẻ nhằm mục đích buộc các công ty phải chịu trách nhiệm về lỗi hoặc sơ suất trong thiết kế sản phẩm, trong trường hợp vụ kiện cáo buộc từ các trường học bị bác bỏ thì vụ kiện của họ vẫn có thể tiếp tục được thụ lý.

Các nguyên đơn tiêu biểu ví dụ như cha mẹ của một thiếu niên mắc chứng biếng ăn nghiêm trọng đã sử dụng Instagram từ năm 12 tuổi, mẹ của một cậu bé 16 tuổi đã tự bắn mình bằng súng lục ổ quay sau khi đăng video “Cò quay Nga” (Russian Roulette) trên Snapchat…

Có thể kể cha mẹ một nạn nhân đã thành công trong một vụ án tương tự. Vào tháng 5/2021, Tòa phúc thẩm Vòng 9 của Mỹ cho biết vụ kiện Snapchat được tiếp tục, vụ kiện do cha mẹ của hai cậu bé đệ trình, hai cậu bé đã chết trong một vụ va chạm ô tô ở tốc độ hơn 100 dặm/giờ. Các bậc cha mẹ kiện Snapchat vì vấn đề thiết kế sản phẩm, do các cậu bé đã sử dụng tính năng bổ sung của Snapchat cho phép người dùng ghi lại tốc độ lái xe của họ trong khi quay video.

Theo Phù Nhược, Epoch Times


Hoa Kỳ ngừng viện trợ cho Campuchia sau khi ông Hun Sen lại tuyên bố thắng áp đảo trong cuộc bầu cử

Thủ tướng Campuchia Hun Sen giơ ngón trỏ cho thấy ông đã bỏ phiếu tại một điểm bỏ phiếu ở tỉnh Kandal trong cuộc tổng tuyển cử hôm 23/07/2023. (Ảnh: Tang Chhin Sothy/AFP qua Getty Images) 

Chính phủ Tổng thống Biden tuyên bố họ sẽ đình chỉ một số chương trình viện trợ ngoại quốc ở Campuchia sau khi Đảng Nhân Dân Campuchia (CPP), do Thủ tướng Hun Sen lãnh đạo, tuyên bố giành chiến thắng vang dội trong một cuộc bầu cử có kết quả nghiêng hẳn về một bên khác hôm 23/07.

Kết quả sơ bộ từ Ủy ban Bầu cử Quốc gia cho thấy CPP giành được 125 ghế, trong khi đảng ủng hộ chế độ quân chủ FUNCINPEC giành được năm ghế. Theo RFA, FUNCINPEC là một trong 16 bên được CPP cho phép tranh cử. Tuy nhiên, do các hành động của CPP nhằm bóp nghẹt bất kỳ tiếng nói đối lập chính trị nào bằng việc đe dọa và các thủ đoạn khác, nên không bên nào trong số đó được cho là sẽ thực sự thách thức CPP.

Hồi tháng Năm, Đảng Ánh Nến của Campuchia, đảng đối lập chính ở nước này với tư cách là đối thủ duy nhất của CPP, đã bị ủy ban bầu cử do CPP chỉ định này truất quyền tham gia vì không nộp các tài liệu ghi danh “thích hợp.” Đảng Ánh Nến cho biết việc truất quyền tham gia này có động cơ chính trị. Đảng Đại Quốc Khmer Thống Nhất (KNUP) cũng bị truất quyền tham gia.

Các kết quả chính thức của cuộc bầu cử dự kiến sẽ được công bố từ ngày 09/08 đến ngày 04/09, theo tin tức địa phương.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Matthew Miller tuyên bố các cuộc bầu cử của nước này là “không tự do và cũng không công bằng,” do những đe dọa và quấy rối mà phe đối lập chính trị, giới truyền thông, và các tổ chức dân sự phải đối mặt trước thềm các cuộc bỏ phiếu.

Ông Miller nói trong một tuyên bố: “Những hành động này đã tước đi tiếng nói và sự lựa chọn của người dân Campuchia để xác định tương lai của đất nước họ.

Ông Miller tuyên bố rằng Hoa Thịnh Đốn sẽ áp đặt các hạn chế thị thực đối với những người Campuchia mà họ tin rằng đã phá hoại nền dân chủ, nhưng ông không tiết lộ danh tính của các cá nhân phải chịu những hạn chế này.

Ông kêu gọi CPP sử dụng chiến thắng của mình để cải thiện vị thế quốc tế của nước này, bao gồm cả việc khôi phục nền dân chủ đa đảng, chấm dứt các phiên tòa có động cơ chính trị, đảo ngược bản án của những người chỉ trích chính phủ, và cho phép các hãng thông tấn độc lập hoạt động mà không bị can thiệp.

Cùng với Hoa Kỳ, Liên minh Âu Châu và các quốc gia phương Tây khác đã từ chối cử quan sát viên đến các điểm bỏ phiếu, nói trước ngày bỏ phiếu rằng cuộc bầu cử này thiếu các điều kiện để được xem là tự do và công bằng. Điều đó khiến các quan chức quốc tế từ phía Nga, Trung Quốc, và Guinea-Bissau phải đến theo dõi.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen (ở giữa bên trái) bắt tay với Thủ tướng Guinea-Bissau Nuno Gomes Nabiam sau khi ông Hun Sen bỏ phiếu tại một điểm bỏ phiếu ở tỉnh Kandal trong cuộc tổng tuyển cử hôm 23/07/2023. (Ảnh: Tang Chhin Sothy/AFP qua Getty Images)

Thủ tướng Campuchia Hun Sen (ở giữa bên trái) bắt tay với Thủ tướng Guinea-Bissau Nuno Gomes Nabiam sau khi ông Hun Sen bỏ phiếu tại một điểm bỏ phiếu ở tỉnh Kandal trong cuộc tổng tuyển cử hôm 23/07/2023. (Ảnh: Tang Chhin Sothy/AFP qua Getty Images) 


Ông Hun Sen lên kế hoạch cho con trai thừa kế quyền lực

Ông Hun Sen, 70 tuổi, nổi tiếng là nhà lãnh đạo tại vị lâu nhất ở châu Á, đã cai trị Campuchia trong gần bốn thập niên kể từ năm 1998. Trước đó, ông đã tiết lộ cho truyền thông nhà nước Trung Quốc biết rằng ông có kế hoạch chuyển giao chức vụ thủ tướng cho con trai cả Hun Manet của ông trong vòng ba tuần sau khi tái đắc cử.

Ông Hun Manet, 45 tuổi, là tư lệnh quân đội Campuchia. Ông tốt nghiệp trường West Point với một tấm bằng thạc sĩ của Đại học New York và tấm bằng tiến sĩ của Đại học Bristol ở Vương quốc Anh.

Trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn địa phương Phnom Penh Post hôm 21/07, ông Hun Sen nói rằng ông sẽ đòi lại vị trí lãnh đạo đất nước nếu con trai ông không đáp ứng được kỳ vọng đặt ra cho vai trò này.

“Nếu con trai tôi không đáp ứng được kỳ vọng … tôi sẽ lại đảm đương vai trò thủ tướng của mình,” ông nói.

Khi được hỏi liệu con trai ông có thể điều hành đất nước do cộng sản cai trị theo cách khác hay không, ông Hun Sen vừa cười vừa trả lời: “Theo cách nào? Bất kỳ sự khác biệt nào như vậy đều có nghĩa là phá vỡ hòa bình và hủy hoại những thành tựu của thế hệ cũ.”

‘Trò hề bầu cử’

Ông Ros Sotha, Giám đốc điều hành của Liên minh Hành động Nhân quyền Campuchia, nói với RFA từ các điểm bỏ phiếu rằng ông và nhóm của mình đang theo dõi xem cử tri có nêu ra những lo ngại về các lựa chọn trên lá phiếu của họ.

Ông nói: “Phản ứng không hài lòng của người dân dường như là do việc đảng đối lập chính vắng mặt trong cuộc bầu cử.”

Cựu lãnh đạo phe đối lập đang sống lưu vong Sam Rainsy, người đồng sáng lập Đảng Cứu Quốc Campuchia (CNRP), đã mô tả cuộc bầu cử này là một “trò hề bầu cử,” lưu ý rằng Campuchia chỉ có một cuộc bầu cử công bằng kể từ năm 1975 — cuộc bầu cử do Liên Hiệp Quốc giám sát năm 1993 chứng kiến sự thất bại của CPP.

“Họ có thể không đạt được gì ngoài việc tạo ra tính hợp pháp cho một trò hề bầu cử mà hiểu theo cách tốt nhất là bóp méo nguyện vọng của người dân và, tệ nhất là đảo ngược nó. Đây là sự phụng sự tồi tệ nhất có thể được trao cho người dân Campuchia,” ông Rainsy viết trong một bài báo đăng trên Nikkei Asia hôm 09/05.

Trong một bài đăng trên Twitter hôm 23/07, ông kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý đến số lượng phiếu bầu bị hỏng trong kết quả bầu cử, lưu ý rằng nhiều người dân địa phương đang kêu gọi Liên Hiệp Quốc can thiệp vào các lá phiếu của họ.

Voters writing calls for help from the United Nations on their ballot papers. #Cambodia pic.twitter.com/CQNphDZyGj

— Rainsy Sam (@RainsySam) July 23, 2023

Ông Rainsy đã sống lưu vong ở Pháp từ năm 2015 để tránh phải ngồi tù vì nhiều tội danh phỉ báng. Năm 2017, một tòa án đã giải tán đảng CNRP của ông sau khi đảng này bị cáo buộc âm mưu lật đổ chính phủ của ông Hun Sen. Năm 2021, ông bị kết án 25 năm tù.

Đảng Ánh Nến là một phiên bản cải cách của Đảng Sam Rainsy, vốn cũng bao gồm các cựu thành viên của CNRP. Đảng này đã là mục tiêu của nhiều cuộc tấn công ở Campuchia. Tháng 10/2022, một người ủng hộ Đảng Ánh Nến được cho là đã bị một kẻ tấn công không rõ danh tính bắn hạ giữa ban ngày. 

Cẩm An biên dịch


XEM THÊM (HD Press)

(more…)

Thời sự Thứ Hai 24/7/2023: *Trung Quốc muốn đàm phán với Nhật, Hàn *Ukraina muốn gia nhập NATO năm tới *Anh coi TQ, Nga là mối đe dọa *Ukraina mất 757 năm để giải quyết bom mìn *Đảng cầm quyền Cam Bốt chiến thắng, Mỹ nói ‘‘không công bằng’’ *Amazon cạnh tranh với SpaceX *Mỹ – Úc và 11 quốc gia tập trận lớn

Monday, July 24th, 2023

By thoisu 02 , July 24, 2023 0 Comments

Võ Thái Hà tổng hợp


Kyodo: Nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc đề xuất đàm phán với Nhật Bản, Hàn Quốc 

24/7/2023 

Reuters 

Nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc Vương Nghị tại hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ở Jakarta. (Ảnh tư liệu).

Nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc Vương Nghị tại hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ở Jakarta. (Ảnh tư liệu). 

Nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc Vương Nghị đã đề xuất đàm phán cấp cao giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Nhật Bản tại Indonesia trong tháng này, hãng tin Kyodo đưa tin hôm Chủ Nhật 23/7.

Kyodo đưa tin, trích dẫn các nguồn tin ngoại giao không nêu tên, rằng đề xuất này được coi là tín hiệu cho thấy ba nước sẵn sàng nối lại đàm phán và Nhật Bản sẽ đẩy nhanh công tác chuẩn bị để thực hiện điều đó vào cuối năm nay.

Các đồng minh của Hoa Kỳ là Nhật Bản và Hàn Quốc cảnh giác với sự quyết đoán quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc và căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ về một loạt vấn đề bao gồm thương mại và Đài Loan.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã không bình luận ngay lập tức và Bộ Ngoại giao ở Tokyo không đưa ra bình luận vào Chủ nhật.

Ông Vương Nghị và Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi gặp nhau bên lề cuộc họp của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Indonesia vào ngày 14 tháng 7.

Họ đã thảo luận về kế hoạch của Nhật Bản xả nước phóng xạ đã xử lý ra biển từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị hư hại, nhưng hai bên không đạt được thỏa thuận.

Kyodo nhận định vấn đề xả nước phóng xạ có thể là điểm nghẽn ngăn cản cuộc gặp sớm của các nhà lãnh đạo ba nước.

Lần cuối cùng lãnh đạo ba nước họp với nhau là vào tháng 12/2019.

Kyodo cho biết, Nhật Bản đã chuyển đề xuất của ông Vương về các cuộc đàm phán tới Hàn Quốc.


Ukraina hướng đến gia nhập NATO vào năm tới

Liên Thành 

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/07/f1v15qyxsaijr8d-copy.jpg

Bộ trưởng Quốc phòng Oleskii Reznikov. (Ảnh: Twitter). 

Bộ trưởng Quốc phòng Oleskii Reznikov cho biết, ông đang hướng tới việc Ukraina sẽ được gia nhập NATO vào năm tới. 

Ông Reznikov lưu ý rằng, hội nghị thượng đỉnh vào tháng 7 tới tại Washington, DC, sẽ đánh dấu 75 năm thành lập liên minh NATO.

“Có thể đó sẽ là một ngày rất quan trọng đối với Ukraina. Đó chỉ là dự đoán của tôi”, ông nói với đài CNN của Mỹ.

Hoa Kỳ và các quốc gia NATO khác đã nói rằng, họ không thể kết nạp Ukraina vào lúc này vì chiến tranh đang diễn ra. 

Ông Reznikov thừa nhận , Ukraina chỉ có thể tham gia liên minh sau khi chiến tranh kết thúc. Khi được hỏi liệu ông có nghĩ chiến tranh sẽ kết thúc vào mùa hè tới không, ông nhanh chóng trả lời rằng: “Có. Chúng tôi sẽ thắng trong cuộc chiến này”.


Khảo sát: Nhiều người Anh coi chính phủ Trung Quốc và Nga là mối đe dọa

Liên Thành 

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/07/anh-man-hinh-2023-07-24-luc-072559.png

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: REUTERS). 

Một cuộc thăm dò ý kiến gần đây ở Anh cho thấy gần 75% số người được hỏi không tin tưởng ĐCSTQ, và rất ít người sẵn sàng hợp tác với chế độ này trong các lĩnh vực công nghệ và cơ sở hạ tầng. 

Thậm chí, hơn 40% số người được hỏi tin rằng chính phủ Trung Quốc và Nga gây ra những mối đe dọa như nhau đối với lợi ích quốc gia của Anh.

Tổ chức tư vấn mang tên “Nhóm chính sách đối ngoại của Anh” (British Foreign Policy Group) đã ủy quyền cho công ty nghiên cứu thị trường JL Partners thực hiện một cuộc khảo sát đối với 2.158 người Anh trong khoảng thời gian từ ngày 26/5 đến ngày 1/6. Đây là cuộc khảo sát thường niên được thực hiện từ năm 2019.

Kết quả cuộc khảo sát cho thấy, người Anh rất lo ngại về mối đe dọa do chính quyền Trung Quốc gây ra, với 75% người Anh không tin tưởng vào Trung Quốc. Chỉ 15% người Anh tin rằng các công ty công nghệ Trung Quốc như TikTok nên được phép hoạt động ở Anh.

Những người trả lời lớn tuổi không tin tưởng vào chính quyền của ĐCSTQ hơn những người trẻ hơn, và thậm chí hơn 90% số người được hỏi trên 66 tuổi không tin tưởng vào chính quyền Trung Quốc.

42% số người được hỏi tin rằng, Anh nên thách thức các hành vi vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ khi hợp tác.

Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy những người Anh được hỏi không muốn hợp tác với chính quyền trong lĩnh vực công nghệ và cơ sở hạ tầng, chỉ có 15% đồng ý hợp tác, và 15% số người được hỏi cho rằng, Anh không nên có bất kỳ liên hệ nào với Bắc Kinh.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, người dân Anh nhìn chung tin rằng, hợp tác quốc tế như NATO, Nhóm G7, và Đối tác an ninh ba bên Úc-Anh-Mỹ (AUKUS) giúp Anh an toàn hơn.


Ngoại trưởng Mỹ nói mục tiêu loại Ukraina khỏi bản đồ “đã thất bại từ lâu”

Liên Thành 

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/07/anh-man-hinh-2023-07-24-luc-070521.png

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken thăm Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tại Kiev năm 2022. (Ảnh chụp màn hình BBC). 

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 23/7 nói rằng Nga “đã thua trong cuộc chiến” ở Ukraina về những gì Matxcova và Tổng thống Nga Vladimir Putin tìm cách đạt được.

“Mục tiêu là xóa Ukraina khỏi bản đồ, loại bỏ độc lập, chủ quyền của nước này và sáp nhập nước này vào Nga. Điều đó đã thất bại từ lâu”, ông nói với CNN.

Blinken thừa nhận rằng, sứ mệnh của Ukraina nhằm giành lại lãnh thổ đã bị Matxcova chiếm giữ – theo ước tính của riêng Ukraina, vốn đã khởi đầu chậm chạp – sẽ là “một cuộc chiến rất khó khăn”. Ông dự đoán rằng, cuộc chiến gần đây đã vượt qua mốc 500 ngày, sẽ tiếp tục trong “vài tháng”.

Tuy nhiên, ông cho biết, cùng với viện trợ thiết bị quân sự và đào tạo mà Ukraina đang nhận được từ nhiều quốc gia khác nhau, chính nghĩa của Kyiv cũng là “yếu tố quyết định”.

“Không giống như người Nga, người Ukraina đang chiến đấu vì đất nước và tự do của họ”, ông Blinken nói.


Ông Blinken: Ukraina đã lấy lại 50% lãnh thổ Nga xâm chiếm

Liên Thành 

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/07/fdhnxm7xwam0v9t-copy.jpg

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken. (Ảnh: Twitter). 

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken ngày 23/7 nói rằng, Ukraina đã lấy lại được một nửa lãnh thổ mà Nga đã xâm chiếm nhưng Kyiv phải đối mặt với “một cuộc chiến rất khó khăn” để có được nhiều bước tiến hơn nữa.

“Khoảng 50% lãnh thổ bị xâm chiếm lúc đầu đã được lấy lại. Đây vẫn là những ngày đầu của cuộc phản công. Nó rất khó khăn”, ông Blinken cho biết trong một cuộc phỏng vấn với đài CNN.

Theo Ngoại trưởng Blinken, cuộc phản công sẽ không chỉ kéo dài đến một hoặc hai tuần tới mà có thể là vài tháng tới.

Cuối tháng trước, Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelenskiy nói rằng tiến trình phản công chống lại lực lượng Nga “chậm hơn mong muốn”.

Theo trang tin Reuters, Ukraina đã lấy lại được một số ngôi làng ở phía nam và lãnh thổ xung quanh thành phố Bakhmut ở phía đông, nhưng họ chưa có bước đột phá lớn nào trước các phòng tuyến dày đặc của quân Nga.

Khi được hỏi liệu Ukraina sẽ mua chiến đấu cơ F-16 do Mỹ sản xuất hay không, Ngoại trưởng Blinken cho biết ông tin rằng điều đó sẽ xảy ra.

Một liên minh gồm 11 quốc gia sẽ bắt đầu huấn luyện phi công Ukraina lái chiến đấu cơ F-16 vào tháng 8 tại Đan Mạch, và một trung tâm huấn luyện sẽ được thành lập tại Romania.


Báo Mỹ: Ước tính Ukraina mất 757 năm để xử lý bom mìn với chi phí vượt 37 tỷ USD

Liên Thành 

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/07/anh-man-hinh-2023-07-23-luc-191545.png

Một người rà phá bom mìn Ukraine mang vật liệu chưa nổ trong quá trình rà phá bom mìn tại một sân bay ở Hostomel, Ukraine. (Ảnh: SERGEI SUPINSKY/AFP qua Getty). 

Theo Business Insider, hơn một năm rưỡi sau khi các lực lượng Nga xâm chiếm Ukraina, các bãi mìn đã trở thành một trong những vấn đề nan giải nhất đối với cuộc phản công của Ukraina. Một số chuyên gia nói rằng lượng đất bị ô nhiễm ở Ukraina lớn đến mức có thể cần tới 500 đội rà phá bom mìn và 757 năm để hoàn thành công việc.

Theo Washington Post, với việc các lực lượng Nga đã rải mìn trên khắp các khu vực rộng lớn của Ukraina khiến Ukraina trở thành quốc gia có nhiều bom, mìn trên lãnh thổ nhất thế giới và diện tích lãnh thổ chứa bom, mìn và đạn pháo chưa nổ có diện tích ước tính rộng bằng với bang Florida của Mỹ. Những điều này đặt ra những thách thức mạnh mẽ cho khu vực trung tâm của Ukraina và không chỉ đe dọa đất nước về lâu dài mà còn tiếp tục đặt ra những thách thức to lớn khác khi quân đội Ukraina đang tìm kiếm lợi thế chiến lược trước Matxcova. 

Greg Crowther, giám đốc chương trình của tổ chức Nhóm tư vấn bom mìn (MAG), nói với Washington Post, tình hình bom mìn ở Ukraina không giống như bất cứ điều gì đã thấy trong những thập niên gần đây, ông cho biết, số lượng vũ khí khổng lồ ở Ukraina là chưa từng có trong 30 năm qua, và không có nơi nào giống như vậy.

GLOBSEC, một tổ chức tư vấn toàn cầu gần đây công bố một báo cáo tiết lộ rằng, khoảng 30% diện tích Ukraina từng là nơi diễn ra các cuộc giao tranh ác liệt và sẽ cần các hoạt động rà phá bom mìn kỹ lưỡng. 

“Cho đến nay, các khu vực Kharkiv và Kherson vẫn là những khu vực bị ô nhiễm nặng nhất trong tất cả các vùng lãnh thổ được giải phóng, vì các lực lượng Nga đã có mặt ở đó trong một thời gian dài hơn”, theo báo cáo từ GLOBSEC.

Công việc rà phá nhân đạo phức tạp và tốn kém, cũng có thể mất nhiều thời gian để hoàn thành. Những nỗ lực như vậy đang được khai triển xung quanh thủ đô Kyiv và các vùng của đất nước nằm ở phía tây chiến tuyến.

Nhưng một số chuyên gia nói với tờ Washington Post rằng, lượng đất bị ô nhiễm ở Ukraina lớn đến mức có thể cần tới 500 đội rà phá bom mìn và 757 năm để hoàn thành công việc. Và Ngân hàng Thế giới ước tính rằng, chi phí cho công việc rà phá bom mìn có thể vượt quá 37 tỷ đô la cho đến năm 2033.


Cầu Crimea bị phong tỏa ngay lập tức sau lời tuyên bố của TT Zelensky 

Liên Thành

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/07/a30f2010-2521-11ee-941e-23d1e9ab75fa.jpg

Vụ nổ hôm 17/7 khiến một đoạn cầu Crimea bị sụp xuống (ảnh chụp màn hình video). 

Nhà chức trách Nga phong tỏa cây cầu bắc qua eo biển Kerch kết nối Crimea với lục địa Nga, vài giờ sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố coi công trình này là mục tiêu.

Thông tấn Nga RiaNovosti hôm 22/7 cho biết, nhà chức trách Nga vừa ra thông báo đình chỉ hoạt động đi lại qua cầu Crimea. “Những ai đang trên cầu hoặc tại trạm kiểm soát (ở hai đầu cầu) cần giữ bình tĩnh và làm theo hướng dẫn của nhân viên an ninh”, thông báo viết.

Nguyên nhân cầu Crimea bị phong tỏa chưa được làm rõ. Động thái nêu trên được ban bố vài giờ sau khi Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky tuyên bố cây cầu là mục tiêu quân sự và Kyiv sẽ tìm cách để vô hiệu hóa công trình.

Cầu Crimea, còn gọi là cầu Kerch, bắc qua eo biển Kerch nằm giữa biển Đen và biển Azov, được Nga xây dựng từ năm 2015 sau khi sáp nhập bán đảo Crimea. Cây cầu trị giá gần 4 tỷ USD, dài 19km và cũng là cây cầu vượt biển dài nhất châu Âu.

Hôm 17/7, cầu Crimea bị tấn công bởi xuồng không người lái mang chất nổ, khiến một phần cầu đường bộ bị hỏng và hai công dân Nga thiệt mạng. Nga cáo buộc Ukraina đứng sau vụ việc và tập kích một loạt mục tiêu ở phía Nam nước này để trả đũa.

Cuộc tấn công của Lực lượng Vũ trang Ukraina vào lãnh thổ Crimea do Nga chiếm đóng đã phá hủy một kho đạn dược và một kho dầu.

Điều này được báo cáo chính thức bởi Trung tâm Truyền thông Chiến lược StratCom của Lực lượng Vũ trang Ukraina.

Mới đây, Lực lượng Phòng vệ Ukraina tuyên bố đã phá hủy một kho đạn dược và một kho dầu của Nga ở quận Oktyabrsky và Krasnogvardeysky tạm thời bị chiếm đóng (của Crimea).


Mỹ – Úc cùng 11 quốc gia tập trận lớn chưa từng có, gửi ‘thông điệp’ đến Trung Quốc

Liên Thành 

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/07/usandaustraliadrill.jpg

The Royal Marines have landed in Townsville ahead of Talisman Sabre2023.
Image Credit: @TalismanSabre 

Cuộc tập trận chung Mỹ – Úc mang tên Talisman Sabre 2023 sẽ kéo dài trong hai tuần, từ ngày 21/7 đến ngày 4/8. 

Theo đài RFI, cuộc tập trận năm nay được đánh giá là cuộc thao diễn quy mô lớn nhất kể từ khi sự kiện Talisman Sabre bắt đầu được tổ chức vào năm 2005. Cuộc tập trận chung năm nay thu hút sự tham gia của hơn 30.000 binh sĩ đến từ hơn một chục quốc gia. 

Mỹ và Úc cùng các đồng minh đang tăng cường hợp tác quân sự trong bối cảnh ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương ngày càng lớn.

Chương trình năm nay bao gồm nhiều bài tập trên bộ, trên không và trên biển. Úc và Mỹ cùng các đồng minh còn dự trù những bài tập đổ bộ. 

Bang Queensland ở đông bắc nước Úc, là địa điểm chính diễn ra các cuộc tập trận trong hai tuần lễ sắp tới. 

Trong ngày đầu tiên của cuộc tập trận Talisman Sabre 2023, quan chức Úc điều phối sự kiện, tướng Greg Bilton cho biết, đã phát hiện một tàu do thám của chính quyền Trung Quốc túc trực sẵn ngoài khơi nước Úc để quan sát tình hình.

Hôm 21/7, Bộ trưởng Hải Quân Mỹ, ông Carlos del Toro, đã nhắm vào chính quyền Bắc Kinh nhấn mạnh rằng: “Thông điệp Trung Quốc cần rút ra từ cuộc tập trận này là Mỹ và các đối tác cực kỳ gắn bó với nhau vì những giá trị cốt lõi giữa những quốc gia đó”.

Bộ trưởng Quốc Phòng Úc, ông Richard Marles nói rằng, cam kếtcủa Úc là hợp tác với các đối tác quốc tế để duy trì an ninh và ổn định trong khu vực.

Ngoài Mỹ và Úc, có thêm 11 quốc gia khác cũng tham dự chiến dịch Talisman Sabre, bao gồm Ấn Độ, Philippines, Singapore, Thái Lan, Nhật Bản, và Hàn Quốc. Sự hiện diện của nhiều quốc đảo ở nam Thái Bình Dương như Fiji, Tonga hay New Papua Guinea cũng đáng ghi nhận. 

Châu Âu cũng hưởng ứng lời mời tham gia cuộc tập trận. Đức điều hơn 200 lính dù và lính thủy đánh bộ sang Úc, trong khi Pháp gửi hai trung đoàn Thủy Quân Lục Chiến đang hoạt động trong vùng lãnh thổ hải ngoại Polynésie, và huy động máy bay tiếp liệu đến nơi tập trận. 


UAV không rõ nguồn gốc rơi ở Ba Lan khi quân Wagner huấn luyện gần biên giới

Liên Thành

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/07/230316113850-02-mugin-5-drone-eatern-ukraine.jpg

Ảnh minh họa 

Một kênh truyền hình của Ba Lan ngày 21/7 đưa tin rằng, một máy bay trinh sát quân sự không người lái không rõ nguồn gốc đã rơi gần một căn cứ ở phía tây nam Ba Lan vào đầu tuần này.

Sự việc diễn ra khi nhóm lính đánh thuê Wagner của Nga đang hoạt động ở bên đất Belarus gần biên giới với Ba Lan.

Ông Yevgeny Prigozhin, thủ lĩnh của tập đoàn quân sự tư nhân Wagner đã xuất hiện trên một video hôm 19/7, chào đón binh lính của ông đến Belarus, sau khi lực lượng lính đánh thuê này của Nga thực hiện một cuộc binh biến bất thành vào tháng trước.

Chính quyền Minsk cho biết, Wagner hiện đang giúp huấn luyện quân đội Belarus gần biên giới Ba Lan. Người Ba Lan ở gần biên giới hôm 20/7 cho biết, họ nghe thấy tiếng súng và tiếng máy bay trực thăng.

Ba Lan là một thành viên NATO. Nước này đang tăng cường an ninh tại biên giới với Belarus, nơi lực lượng Wagner đang đóng quân.


Thái Lan: Biểu tình ủng hộ ông Pita sau khi ông bị gạt ra khỏi cuộc tranh cử thủ tướng 

23/7/2023 

Reuters 

Ông Pita Limjaroenrat, lãnh đạo đảng Move Forward và là người chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 5, rời Quốc hội ở Bangkok, ngày 19 tháng 7 năm 2023.

Ông Pita Limjaroenrat, lãnh đạo đảng Move Forward và là người chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 5, rời Quốc hội ở Bangkok, ngày 19 tháng 7 năm 2023. 

Hàng trăm người ủng hộ dân chủ ở Thái Lan đã tập trung biểu tình hôm Chủ nhật để thể hiện sự ủng hộ đối với ông Pita Limjaroenrat, lãnh đạo đảng Move Forward (Tiến lên), sau khi các đối thủ bảo thủ đã ngăn chặn nỗ lực của ông tranh cử chức thủ tướng.

Đảng Move Forward đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi tháng 5 sau khi nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của giới trẻ cho các chính sách chống thiết chế chính trị, bao gồm cải cách quân đội, chấm dứt độc quyền kinh doanh và sửa đổi luật xúc phạm hoàng gia, luật bảo vệ chế độ quân chủ hùng mạnh khỏi bị chỉ trích.

Quốc hội đã hai lần ngăn chặn ông Pita, 42 tuổi, học ở Harvard, trở thành thủ tướng – một lần vào thứ Tư tuần trước và một lần vào tuần trước đó – điều mà những người ủng hộ ông nói là do các quy tắc không công bằng.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh… bất kể chúng tôi phải đấu tranh cho các nguyên tắc dân chủ trong bao nhiêu tháng nữa,” một nhà hoạt động nói trên sân khấu trước sự cổ vũ của đám đông tại một giao lộ đông đúc ở trung tâm Bangkok.

“Pita! Pita! Pita!” đám đông hô vang.

Các chính sách của đảng Move Forward đặt họ vào tình thế xung đột với quân đội bảo hoàng, giới tinh hoa nhiều tiền bạc kỳ cựu và các thế lực bảo thủ của Thái Lan.

Liên minh tám đảng của Move Forward bao gồm đảng dân túy Pheu Thai kiểm soát đa số hạ viện 500 ghế.

Theo hiến pháp do quân đội đặt ra, thủ tướng tiếp theo phải giành được hơn một nửa số phiếu bầu trong cơ quan lập pháp lưỡng viện, bao gồm 249 thành viên thượng viện do chính quyền quân sự bổ nhiệm sau khi lên nắm quyền vào năm 2014. Họ đứng về phía các đảng bảo thủ.

Một cuộc bỏ phiếu khác về chức vụ thủ tướng dự kiến sẽ diễn ra vào thứ Năm 27/7 khi đảng Pheu Thai trong liên minh Move Forward sẽ đề xuất một ứng cử viên thủ tướng mà phần lớn được kỳ vọng là ông trùm bất động sản Srettha Thavisin.


Bầu Quốc Hội Cam Bốt: Đảng cầm quyền tuyên bố chiến thắng, Mỹ chỉ trích ‘‘không công bằng’’

Trọng Thành /RFI

Một ngày sau cuộc bầu cử Quốc Hội, Đảng Nhân Dân Cam Bốt (CPP) của thủ tướng Cam Bốt Hun Sen hôm nay, 24/07/2023, tuyên bố giành được 120 ghế trên tổng số 125 ghế dân biểu. Cuộc bầu cử Quốc Hội Cam Bốt, với khoảng ‘‘84% cử tri đi bầu’’, bị giới bảo vệ nhân quyền lên án là ‘‘dàn dựng’’, bị Hoa Kỳ chỉ trích là ‘‘không công bằng’’. 

Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen (P), chủ tịch Đảng Nhân dân Cam Bốt (CPP) và phu nhân Bun Rany (T), sau khi bỏ phiếu ở Takhmua, tỉnh Kandal, Cam Bốt, ngày 23/07/2023. AP – Heng Sinith 

Người phát ngôn đảng CPP Sok Eysan gọi thắng lợi trong cuộc bầu cử hôm qua là ‘‘vang dội’’. Đảng của ông Hun Sen, cầm quyền từ gần 40 năm nay, giành được gần như toàn bộ số ghế, 5 ghế dân biểu còn lại thuộc về đảng FUNCIPEC, một đảng thân chính quyền. 

Hãng tin Anh Reuters hôm nay dẫn lại thông báo của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, chỉ trích một cuộc bầu cử ‘‘không tự do, không công bằng’’. Bà Eva Kusuma Sundari, dân biểu Indonesia, thành viên sáng lập nhóm các Nghị viên ASEAN vì Nhân quyền (ASEAN Parliamentarians for Human Rights – APHR) kêu gọi ‘‘cộng đồng quốc tế không rơi vào chiếc bẫy hợp thức hóa màn kịch’’ của chế độ Hun Sen. 

Theo giới quan sát, kết quả cuộc bầu cử Quốc Hội Cam Bốt gần như đã được biết trước, trong bối cảnh toàn bộ các đảng phái đối lập tại Cam Bốt hoàn toàn bị gạt ra ngoài. Tối hôm qua vào lúc kết quả sơ bộ được thông báo, từ Phnom Penh, thông tín viên RFI Juliette Buchez cho biết thêm về một số thủ đoạn siết chặt kiểm soát bầu cử của chính quyền Hun Sen: 

‘‘Tại Phnom Penh và trên toàn quốc, kết quả được thông báo không gây ngạc nhiên. Vào thời điểm này, đảng của thủ tướng Hun Sen, cai trị đất nước với bàn tay sắt gần 4 thập niên, nhận được hơn 80% phiếu bầu. Nếu như một vài ghế dân biểu có thể thuộc về một đảng khác, thì điều này chắc chắn không đủ để chống lại một đa số áp đảo như vậy.  

Kết quả đã được biết trước, cho dù chính quyền Cam Bốt cố gắng duy trì vẻ ngoài của một chế độ đa nguyên chính trị trong cuộc bầu cử Quốc Hội. Các đảng đối lập có uy tín, đã hoặc bị tư pháp giải thể, hoặc bị ủy ban bầu cử bác bỏ tư cách ứng cử, hoàn toàn vắng bóng từ năm 2018. 

Tỉ lệ cử tri vắng mặt cũng bị đảng cầm quyền thao túng. Hồi tháng trước, nhà cầm quyền đã sửa đổi luật bầu cử khiến cho việc không bỏ phiếu trở nên khó khăn hơn. Tỉ lệ cử tri bỏ phiếu lên đến 84%, theo các kết quả sơ bộ. 

Hiện tại, còn hai ‘‘ẩn số’’. Trước hết là số phiếu trắng. Trong lúc một số cử tri đưa lên mạng xã hội hình ảnh các lá phiếu bị gạch chéo, thủ tướng Hun Sen tối hôm nay kêu gọi những người này khai báo với các ủy ban bầu cử địa phương để tránh bị truy tố. Ẩn số thứ hai là danh tính của tân thủ tướng Cam Bốt. Con trai ông Hun Sen, vừa đắc cử tại Phnom Penh, có đủ điều kiện để được bổ nhiệm vào ghế thủ tướng. Trước cuộc bỏ phiếu, đã có liên tiếp các dấu hiệu theo hướng này’’.


Twitter sắp có logo mới, chia tay biểu tượng chim xanh?

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/07/twitterlogo.jpg

(Ảnh minh họa: Viewimages/Shutterstock) 

Trong loạt bài đăng trên tài khoản Twitter chính thức ngày 23/7, tỷ phú Elon Musk cho biết Twitter sẽ thay đổi logo mới và nền tảng này sẽ nói lời tạm biệt với hình ảnh “chim xanh”, theo hãng tin Reuters.

Cụ thể, trong một dòng trạng thái, Giám đốc điều hành Tesla viết: “Chúng ta sẽ sớm chào tạm biệt hình ảnh các loài chim ra khỏi thương hiệu Twitter”.

Trong cùng một loạt tweet, tỷ phú Musk đã tạo một cuộc thăm dò người dùng với nội dung “thay đổi màu nền tảng mặc định thành màu đen”.

“Nếu một logo X đủ ổn để công bố tối nay, chúng tôi sẽ ra mắt trực tuyến trên toàn thế giới vào ngày mai”, tỷ phú Musk cho hay.

Là một trong những người đàn ông giàu nhất thế giới, ông Elon Musk từng được biết đến với những nỗ lực đổi mới qua các công ty không gian SpaceX và sản xuất xe điện Tesla. Ông thường chia sẻ các nội dung lôi kéo công chúng vào các cuộc tranh cãi trên các nền tảng truyền thông xã hội.

Kể từ khi mua lại nền tảng xã hội Twitter (biểu tượng chim xanh) với giá 44 tỷ USD vào cuối tháng 10, tỷ phú Musk đã triển khai một cuộc đại tu, cắt giảm mạnh nhân viên và giám sát các thay đổi chính sách gây tranh cãi dẫn đến gián đoạn dịch vụ thường xuyên.

Ông cũng nhiều lần cảnh báo Twitter có thể đứng trước nguy cơ nộp đơn phá sản. Trong tháng này, ông tiết lộ nền tảng này bị âm doanh thu do doanh thu quảng cáo giảm 50% và ngày thêm gánh nặng về các khoản nợ.

Phan Anh


Cạnh tranh với SpaceX, Amazon lên kế hoạch phóng hàng ngàn vệ tinh

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/07/spaceshuttle.jpg

(Ảnh minh họa: aappp/Shutterstock) 

Amazon hôm thứ Sáu (21/7) đã công bố một kế hoạch đầy tham vọng nhằm xây dựng một cơ sở xử lý vệ tinh mới trên “Bờ biển không gian” của Florida, đồng thời có kế hoạch phóng hàng ngàn vệ tinh nhân tạo trong vài năm tới để cạnh tranh với Starlink của SpaceX.

Amazon cho biết họ sẽ đầu tư 120 triệu USD vào một cơ sở xử lý vệ tinh mới tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy của NASA. Cơ sở này rộng 100.000 foot vuông (tương đương khoảng 9.290 mét vuông), vốn là Cơ sở hạ cánh tàu con thoi của NASA.

Amazon cho biết, cơ sở này sẽ không được sử dụng để chế tạo vệ tinh, nhưng trong tương lai nó sẽ là trạm cuối cùng trước khi đưa vệ tinh của Dự án Kuiper (Project Kuiper) vào không gian, đây là sáng kiến ​​mạng vệ tinh băng thông rộng của Amazon. Tại đây các vệ tinh sẽ được lắp vào vỏ tải trọng của tên lửa.

Amazon đã cam kết đầu tư khoảng 10 tỷ đô la Mỹ vào Dự án Kuiper, tiến hành khoảng 90 lần phóng vệ tinh trong vòng 5 năm và đưa 3.236 vệ tinh quỹ đạo thấp của trái đất vào không gian để cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng cho thế giới. Dự án Kuiper sẽ không chỉ cho phép Amazon bước vào các dịch vụ mạng vệ tinh mà còn cạnh tranh với Starlink của tỷ phú Elon Musk.

Trong một tuyên bố, ông Steve Metayer, phó chủ tịch điều hành sản xuất của Dự án Kuiper, cho biết: “Chúng tôi có kế hoạch đầy tham vọng là bắt đầu sản xuất quy mô lớn tại Dự án Kuiper vào năm tới, với các đợt chạy thử nghiệm với những khách hàng đầu tiên. Cơ sở mới này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn.”

Steve Metayer cho biết Amazon sẽ bắt đầu xây dựng cơ sở vào tháng 1 năm sau và dự kiến ​​hoàn thành vào cuối năm 2024, với mục tiêu là vận chuyển vệ tinh đến cơ sở này để xử lý trong nửa đầu năm 2025.

Dự án Kuiper dự kiến ​​sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt vệ tinh tại một cơ sở hiện đại ở Kirkland, tiểu bang Washington vào cuối năm nay.

Sau khi cơ sở mới nhận được các vệ tinh, nó sẽ tiến hành các thử nghiệm cuối cùng, gắn các vệ tinh vào bộ phân phối tùy chỉnh của công ty Beyond Gravity và lắp đặt chúng vào thùng chứa trọng tải của tên lửa trong một phòng sạch cao 100 foot (khoảng 30 mét).

Theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Mỹ, Amazon có thời hạn đến cuối năm 2026 để triển khai một nửa mạng lưới vệ tinh của mình lên quỹ đạo. Hoạt động của cơ sở này là một trong những chìa khóa để đạt được mục tiêu.

Công ty đã giành được 77 hợp đồng phóng tên lửa hạng nặng, hầu hết trong số đó đang được hoàn thành bởi United Launch Alliance (ULA) và công ty vũ trụ Blue Origin của ông Jeff Bezos. Hầu hết các vụ phóng được lên kế hoạch sẽ được tiến hành ở tiểu bang Florida.

Amazon cũng có kế hoạch phóng các vệ tinh nguyên mẫu đầu tiên của mình vào không gian vào cuối năm nay, sau đó là các vệ tinh sản xuất đầu tiên vào đầu năm 2024.

Công ty cho biết họ dự kiến ​​​​sẽ bắt đầu thử nghiệm dịch vụ với các khách hàng doanh nghiệp và chính phủ vào năm 2024.

Bà Anna Farrar, phát ngôn viên của Space Florida, một tổ chức do tiểu bang Florida tài trợ thu hút các doanh nghiệp vũ trụ, cho biết Amazon đủ điều kiện nhận trợ cấp của tiểu bang cho các dự án liên quan đến giao thông vận tải nhưng “cho đến nay vẫn chưa nhận được bất kỳ khoản tài trợ nào”.

“Sự hợp tác này không chỉ nâng cao danh tiếng của Florida với tư cách là một cửa ngõ vào không gian, mà còn đẩy nhanh sứ mệnh của Florida Space trong việc biến cơ sở phóng và hạ cánh thành một địa điểm hàng đầu cho đổi mới hàng không vũ trụ”, Chủ tịch hội đồng quản trị của Space Florida, Phó thống đốc bang Jeanette Nuñez cho biết.

Theo Trần Đình, Epoch Times


XEM THÊM (HD Press)

Thời sự đó đây ngày Thứ sáu 21/7/2023: *Đảng Tiến Bước ủng hộ ứng viên thủ tướng đảng Pheu Thai *Ukraine tấn công Crimea bằng Storm Shadow *Wagner huấn luyện đặc nhiệm Belarus, Ba Lan sẵn sàng đối phó *Mỹ ngưng tài trợ phòng thí nghiệm Vũ Hán *Mỹ nói Ukraine sử dụng bom chùm ‘hiệu quả’

Friday, July 21st, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


Thái Lan: Đảng Tiến Bước ủng hộ ứng viên thủ tướng của đảng Pheu Thai

Trọng Thành /RFI

21/7/2023

Doanh nhân Srettha Thavisin (trái) và nữ dân biểu Paetongtarn Shinawatra, trong cuộc họp báo của đảng Pheu Thai tại Bangkok, Thái Lan, ngày14/05/2023. AP – Wason Wanichakorn 

Đảng Move Forward/Tiến Bước (MFP), về đầu trong cuộc bầu cử Quốc Hội Thái Lan hôm nay, 20/07/2023, cho biết sẽ ủng hộ ứng cử viên thủ tướng của đảng Pheu Thai (Vì nước Thái). Tuyên bố được đưa ra hai ngày sau khi Quốc Hội Thái Lan bác tư cách ứng viên thủ tướng của lãnh đạo đảng Tiến Bước, ông Pita Limjaroenrat. 

(more…)

Thời sự Thứ Tư 19/7/2023: Thái Lan: Tòa Bảo Hiến đình chỉ tư cách dân biểu Pita *Tàu ngầm Mỹ cập cảng Hàn Quốc *Nóng trên thế giới *Mỹ công bố gói viện trợ mới 1,3 tỉ USD *lính Wagner đã đến căn cứ ở Belarus *Bão lụt ở Việt Nam

Wednesday, July 19th, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp

Thái Lan : Tòa Bảo Hiến đình chỉ tư cách dân biểu của ứng viên thủ tướng Pita

Thu Hằng /RFI – 19/7/2023

Pita Limjaroenrat, lãnh đạo đảng Tiến Bước tại Quốc Hội Thái Lan sau khi Tòa Bảo Hiến quyết định đình chỉ tư cách dân biểu của ông, Bangkok, Thái Lan, ngày 19/07/2023. REUTERS – CHALINEE THIRASUPA 

Ngày 19/07/2023, chỉ vài giờ trước khi Quốc Hội Thái Lan bỏ phiếu vòng hai chọn thủ tướng, ứng viên Pita Limjaroenrat của đảng Move Forward (Tiến Bước) đã bị Tòa Bảo Hiến đình chỉ nhiệm kỳ dân biểu trong thời gian điều tra vụ xung đột lợi ích. Trên mạng xã hội Instagram, ông Pita thừa nhận cho dù ra ứng cử thủ tướng, ông cũng « không thể hội tụ đủ ủng hộ để được bổ nhiệm » bởi vì « lá phiếu của nhân dân đã không đủ để điều hành đất nước ». 

Thông tín viên RFI Carol Isoux tại Bangkok giải thích :

(more…)

Thời sự Thứ Sáu 14/7/2023: *Pháp mừng quốc khánh, Ấn Độ là khách mời danh dự *EU nói phán quyết PCA có giá trị pháp lý *Ukraina thành công ở Berdyansk, phá hủy xe tăng hiếm của Nga *Ukraina nhận được bom chùm, ‘lính Nga sợ hãi’ *Hàn-Mỹ-Nhật cứng rắn với Bắc Triều Tiên *Tướng Mỹ : cần tăng tốc giao vũ khí cho Đài Loan

Friday, July 14th, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


Pháp tổ chức diễn binh mừng quốc khánh, Ấn Độ là khách mời danh dự

Anh Vũ /RFI

14/7/2023

Hôm nay, 14/07/2023, trên đại lộ Champs-Elysées của thủ đô Paris, nước Pháp tổ chức diễu binh mừng Quốc khánh với khách mời danh dự là Ấn Độ. Sau các vụ bạo động gần đây, Quốc khánh năm nay diễn ra dưới sự giám sát an ninh nghiêm ngặt nhất. 

(more…)

Thời sự Thứ năm 13 tháng 7 năm 2023

Thursday, July 13th, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


Trung Quốc phóng thành công tên lửa mê-tan lỏng đầu tiên trên thế giới 

12/7/2023 

Reuters 

Tên lửa Zhuque-2 (Chu Tước 2)

Tên lửa Zhuque-2 (Chu Tước 2) 

Một công ty tư nhân của Trung Quốc hôm 12/7 phóng lên quỹ đạo tên lửa nhiên liệu oxy và mê-tan lỏng đầu tiên trên thế giới, vượt qua các đối thủ Mỹ trong cuộc đua công nghệ mới để phóng phi thuyền vào không gian trong tương lai, theo Reuters.

Truyền thông nhà nước đưa tin, tên lửa mang Zhuque-2 (Chu Tước 2) đã được phóng đi lúc 9 giờ sáng từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền (Jiuquan) ở tây bắc Trung Quốc và hoàn thành chuyến bay theo đúng kế hoạch.

(more…)

Trung Quốc hứa ‘cương quyết đáp trả’ với bất kỳ sự mở rộng của NATO ở châu Á

Wednesday, July 12th, 2023

Bắc Kinh bác bỏ lo ngại của NATO về ‘tham vọng đã nêu’ của họ, chỉ trích sự hiện diện của Australia, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc tại hội nghị thượng đỉnh.

Lãnh đạo Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc tại hội nghị thượng đỉnh NATO
Các nhà lãnh đạo châu Á chụp ảnh nhóm với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ở Vilnius [Kacper Pempel/Reuters]

Xuất bản vào ngày 12 tháng 7 năm 202312 Th07 2023

(more…)

Thượng đỉnh NATO: Các đồng minh NATO bảo đảm an ninh cho Ukraine trên con đường trở thành thành viên (Reuters)

Wednesday, July 12th, 2023

Bởi Andrew Gray John Irish Steve Holland và Sabine Siebold

Ngày 12 tháng 7 năm 2023 10:15 AM EDT Đã cập nhật 5 phút trước

  • Bản tóm tắt tin tức mới nhất:
  • Tổng thống Ukraine Zelenskiy: ‘Chúng tôi có thể nói rằng kết quả của hội nghị thượng đỉnh là tốt, nhưng nếu có lời mời, đó sẽ là lý tưởng’
  • Cố vấn an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc Jake Sullivan nói rằng Tổng thống Biden sẽ ‘thẳng thắn và thành thật’ với Zelenskiy khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau
  • Người đứng đầu NATO nói rằng Ukraine gần với liên minh hơn bao giờ hết, và nhiệm vụ quan trọng nhất là cung cấp vũ khí cho Ukraine
  • Thủ tướng Anh Rishi Sunak nói đảm bảo an ninh không thể thay thế tư cách thành viên NATO

VILNIUS, ngày 12 tháng 7 (Reuters) – Hoa Kỳ, Anh và các đồng minh toàn cầu chuẩn bị công bố các đảm bảo an ninh mới cho Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh NATO vào thứ Tư, được thiết kế để bảo vệ nước này khỏi các cuộc tấn công trong tương lai trong khi Kyiv cố gắng trở thành thành viên của liên minh.

Triển vọng được các thành viên của khối quân sự hùng mạnh nhất thế giới bảo vệ lâu dài diễn ra một ngày sau khi Tổng thống Volodymyr Zelenskiy chỉ trích việc NATO từ chối đưa ra lời mời hoặc thời gian biểu cho việc gia nhập liên minh là “vô lý”.

Ukraine đã thúc đẩy nhanh chóng trở thành thành viên NATO trong khi chiến đấu với cuộc xâm lược của Nga diễn ra vào tháng 2 năm 2022 đã giết chết hàng chục nghìn người và khiến hàng triệu người phải di tản.

Thay vào đó, một tuyên bố của các nước công nghiệp phát triển nhất thế giới G7 “sẽ đưa ra cách các đồng minh sẽ hỗ trợ Ukraine trong những năm tới để chấm dứt chiến tranh, ngăn chặn và đáp trả bất kỳ cuộc tấn công nào trong tương lai”, một tuyên bố của chính phủ Anh cho biết.

Trên thực tế, đây sẽ là thỏa thuận song phương với Kiev về viện trợ tài chính và quân sự dài hạn để duy trì hoạt động của quân đội và nền kinh tế Ukraine. G7 được bao gồm Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Canada, Ý và Anh.

Nuốt sự thất vọng về việc thiếu lịch trình trở thành thành viên, Zelenskiy hôm thứ Tư cho biết kết quả của hội nghị thượng đỉnh ở Vilnius nhìn chung là tốt và hoan nghênh một loạt thông báo về viện trợ quân sự mới từ các đồng minh.

Tuy nhiên, Zelenskiy đã thúc giục nhiều hơn và nói rằng ông sẽ nêu nhu cầu của Ukraine về vũ khí tầm xa vào cuộc gặp với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại hội nghị thượng đỉnh.

“Chúng tôi có thể nói rằng kết quả của hội nghị thượng đỉnh là tốt, nhưng nếu có một lời mời, đó sẽ là lý tưởng,” Zelenskiy nói.

Cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng Jake Sullivan cho biết Biden sẽ cởi mở với Zelenskiy về lý do căn bản dẫn đến quyết định về tư cách thành viên của NATO.

“Ông ấy biết rằng Tổng thống Zelenskiy có quan điểm mạnh mẽ và không ngại bày tỏ những quan điểm đó. Và ông ấy, Tổng thống Biden, cũng rất thẳng thắn, trung thực và bộc trực với Tổng thống Zelenskiy,” Sullivan nói với MSNBC.

‘ĐẢM BẢO PHẢI TIN CẬY’

NATO, một liên minh được xây dựng dựa trên các đảm bảo an ninh chung – khái niệm tấn công vào một bên là tấn công vào tất cả – đã cẩn thận tránh mở rộng bất kỳ cam kết quân sự chắc chắn nào với Ukraine, lo ngại rằng điều đó sẽ có nguy cơ đẩy nước này tiến gần hơn đến một cuộc chiến tranh toàn diện với Nga.

Ukraine vô cùng nghi ngờ về bất kỳ “sự bảo đảm” an ninh ít ràng buộc nào, vì cuộc xâm lược của Nga đã chà đạp cái gọi là Bản ghi nhớ Budapest, theo đó các cường quốc quốc tế cam kết giữ an toàn cho đất nước để đổi lấy việc Kiev từ bỏ vũ khí hạt nhân thời Liên Xô.

Phát biểu cùng với Zelenskiy, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết Ukraine đang gần gũi với liên minh hơn bao giờ hết và gạt bỏ những cảnh báo mới từ Nga về hậu quả của việc hỗ trợ Ukraine.

Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Vilnius
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và Thủ tướng Anh Rishi Sunak tham dự cuộc họp của hội đồng NATO-Ukraine, trong hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo NATO ở Vilnius, Lithuania, ngày 12 tháng 7 năm 2023. REUTERS/Yves Herman

“Ukraine có quyền lựa chọn con đường của riêng mình”, ông Stoltenberg nói và cho biết thêm: “Việc này không phải do Moscow quyết định”. Ông nói, các bảo đảm an ninh cho Ukraine phải “đáng tin cậy” để ngăn chặn khỏi các cuộc tấn công của Nga trong tương lai.

“Tất nhiên các đảm bảo, tài liệu, các cuộc họp của hội đồng là quan trọng nhưng nhiệm vụ cấp bách nhất hiện nay là bảo đảm đủ vũ khí cho Tổng thống Ukraine Zelenskiy và các lực lượng vũ trang của ông”, ông Stoltenberg nói.

Thủ tướng Anh Rishi Sunak cho biết các thỏa thuận an ninh cho Ukraine không được thiết kế để thay thế cho tư cách thành viên đầy đủ của NATO.

NHIỀU VŨ KHÍ HƠN

Vào thứ Tư, Zelenskiy đã tổ chức các cuộc họp song phương với Hoa Kỳ, Canada, Đức, Anh, Nhật Bản và Hoà Lan bên lề ngày thứ hai của hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius để mua thêm vũ khí cho cuộc phản công của ông.

“Thêm vũ khí cho các chiến binh của chúng ta, bảo vệ nhiều hơn tính mạng cho toàn bộ Ukraine! Chúng tôi sẽ mang đến những công cụ phòng thủ quan trọng mới cho Ukraine”, ông viết trên Twitter.

Phiên họp đầu tiên của Hội đồng NATO-Ukraine mới cũng sẽ diễn ra vào thứ Tư, một định dạng mới được thiết kế để thắt chặt hợp tác giữa Kiev và liên minh 31 quốc gia.

NATO được thành lập vào năm 1949 để bảo vệ các đồng minh trước bất kỳ cuộc tấn công nào từ Liên Xô. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và một số nước phương Tây hy vọng cải thiện quan hệ với Moscow, một Hội đồng NATO-Nga tương tự đã được thành lập vào năm 2002.

NATO đã ngừng can dự (Hội Đồng) đó sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea ở Biển Đen của Kiev vào năm 2014 và ủng hộ các lực lượng ủy nhiệm chiến đấu với quân đội chính phủ ở miền đông Ukraine.

Cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào năm 2022 đã đưa chiến tranh trở lại ngưỡng cửa châu Âu, làm sống lại những thù địch thời Chiến tranh Lạnh.

NATO cho biết Ukraine sẽ không được phép gia nhập khi đang có chiến tranh với Nga, trong khi Washington và Berlin cảnh báo chống lại bất kỳ động thái nào có thể đưa liên minh vào một cuộc xung đột trực tiếp với Moscow.

Mặt khác, những người ủng hộ việc Ukraine nhanh chóng gia nhập NATO ở Đông Âu và các nơi khác lại nổi giận trước những gì họ coi là kết quả đáng thất vọng trong ngày đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh.

Nga, quốc gia cho rằng sự mở rộng về phía đông của NATO là mối đe dọa hiện hữu đối với an ninh của chính họ, đã nhanh chóng đả kích.

Dmitry Medvedev, phó thư ký Hội đồng An ninh đầy quyền lực của Nga do Tổng thống Vladimir Putin làm chủ tịch, cho biết việc NATO tăng viện trợ quân sự cho Ukraine đang đẩy Thế chiến thứ ba đến gần hơn.

Báo cáo của John Irish, Steve Holland, Justyna Pawlak, Sabine Siebold, Andrew Grey, Max Hunder, Viết bởi Gabriela Baczynska và Matthias Williams; Chỉnh sửa bởi Alex Richardson

Tiêu chuẩn của chúng tôi: Nguyên tắc ủy thác của Thomson Reuters.

Andrew Grey

Thomson Reuter

Andrew là phóng viên cấp cao về an ninh và ngoại giao châu Âu, có trụ sở tại Brussels. Ông bao gồm NATO và chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu. Là một nhà báo trong gần 30 năm, trước đây ông đã làm việc tại Vương quốc Anh, Đức, Geneva, Balkan, Tây Phi và Washington, nơi ông đã đưa tin về Lầu Năm Góc. Ông đưa tin về cuộc chiến Iraq năm 200…

Theo Reuters

https://www.reuters.com/world/g7-offer-ukraine-security-framework-zelenskiy-asks-nato-allies-more-arms-2023-07-12/

Thời sự ngày Thứ tư 12/7/2023: *Tây phương bảo đảm an ninh lâu dài cho Ukraina *Bắc Hàn phóng hỏa tiễn ICBM *bộ trưởng ASEAN kêu gọi đoàn kết *Thái Lan đề nghị đình chỉ lãnh đạo đảng thắng cử *

Wednesday, July 12th, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


Phương Tây công bố « kế hoạch bảo đảm an ninh lâu dài cho » Ukraina

Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO không cam kết cụ thể về lịch trình kết nạp Ukraine nhưng để đưa ra « một tín hiệu mạnh » gửi tới Matxcơva, phương Tây hôm nay 12/07/2023 công bố một « kế hoạch bản đảm an ninh lâu dài » cho Ukraina. Trong khi đó, khối G7 và một số quốc gia khác cam kết hỗ trợ Ukraina « xây dựng lại một lực lượng quân đội đủ sức tự vệ và tránh mọi cuộc tấn công trong tương lai ». 

Tổng thư ký khối NATO Jens Stoltenberg (P) đón tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky tới dự thượng đỉnh tại Vilnius, Litva, ngày 12/07/2023. AFP – ODD ANDERSEN 

(more…)

Putin đã gặp gỡ các thủ lĩnh lính đánh thuê mà ông đã gọi là những kẻ phản bội trong cuộc binh biến

Monday, July 10th, 2023

Việc Điện Kremlin tiết lộ cuộc gặp với Yevgeny V. Prigozhin và các chỉ huy khác của nhóm Wagner ám chỉ quyền lực mà họ nắm giữ, nhưng vẫn để lại nhiều câu hỏi chưa được trả lời.

Tổng thống Nga Vladimir V. Putin, đứng trước micro, trước quân đội trong quân phục và cầu thang trải thảm đỏ.
Tổng thống Nga Vladimir V. Putin, trong một bức ảnh do truyền thông nhà nước Nga công bố, phát biểu trước các đơn vị quân đội tại Điện Kremlin sau cuộc nổi dậy của nhóm Wagner.Tín dụng…Sergei Guneyev/Sputnik, thông qua Associated Press
Paul Sonne

Paul Sonne

Ngày 10 tháng 7 năm 2023, 7:00 tối theo giờ ET

Tổng thống Nga Vladimir V. Putin đã tổ chức một cuộc họp dài với Yevgeny V. Prigozhin và các chỉ huy của công ty quân sự tư nhân Wagner chỉ vài ngày sau khi nhóm này phát động một cuộc binh biến khiến nước Nga đứng trước bờ vực xung đột dân sự, Điện Kremlin tiết lộ hôm thứ Hai.

Ông Putin đã tố cáo những người lãnh đạo cuộc nổi dậy ngày 23-24 tháng 6 là những kẻ phản bội, vì vậy tiết lộ này gây sửng sốt rằng ông đóng vai trò chủ nhà cho họ vào ngày 29 tháng 6 cho thấy đối với tất cả sự khoe khoang của mình, ông đã để nhóm lính đánh thuê và ông chủ tiếp tục được sử dụng. Cuộc gặp là cuộc tiếp xúc đầu tiên được biết đến giữa hai người đàn ông kể từ cuộc nổi dậy đặt ra thách thức kịch tính nhất đối với chính quyền của ông Putin trong 23 năm cầm quyền.

Tin tức về cuộc họp làm tăng thêm bí ẩn về những gì sẽ xảy ra với ông Prigozhin và lực lượng của ông ta sau cuộc nổi dậy. Vẫn chưa rõ tại sao một lãnh chúa với quân đội riêng của mình, người đã cố gắng hạ bệ giới lãnh đạo quân sự Nga bằng vũ lực, lại được phép ở lại đất Nga, có vẻ như không bị cản trở, thậm chí còn được cho là đã trở về quê hương của mình, St. Petersburg.

Ông Putin đã mời 35 người tham dự cuộc họp kéo dài ba giờ, có cả ông Prigozhin và tất cả các chỉ huy hàng đầu của Wagner, đồng thời đưa ra đánh giá về những nỗ lực của công ty này trên chiến trường ở Ukraine, cũng như các hành động của công ty trong cuộc binh biến, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitri S. Peskov nói.

Theo ông Peskov, các chiến binh Wagner cũng đưa ra lời giải thích về những gì đã xảy ra, ông cho rằng cuộc tụ họp là cơ hội để giải tỏa không khí và vạch ra một hướng đi tiếp theo. Ông nói: “Putin đã lắng nghe ý kiến ​​của các chỉ huy và đề xuất thêm các lựa chọn việc làm cũng như các lựa chọn chiến đấu khác.

Người phát ngôn Điện Kremlin cho biết thêm, các chiến binh Wagner đã cam kết trung thành với nhà lãnh đạo Nga trong cuộc gặp.

Yevgeny Prigozhin, lãnh đạo nhóm Wagner, nhìn ra cửa sổ sau của một chiếc SUV, với hai người đàn ông mặc quân phục ngồi ở ghế trước.
Yevgeny V. Prigozhin ở Rostov-on-Don, Nga, vào tháng trước, khi nhóm Wagner bắt đầu chấm dứt cuộc nổi loạn.Tín dụng…Alexander Ermochenko/Reuters

Ông nói: “Họ nhấn mạnh rằng họ là những người ủng hộ và trung thành và là những người lính của nguyên thủ quốc gia và tổng tư lệnh (Putin) — đồng thời cho biết họ sẵn sàng chiến đấu cho đất nước trong tương lai.

Hình ảnh ông Prigozhin và các trung tá hàng đầu của ông ngồi yên bình bên bàn ăn với nhà lãnh đạo Nga — chỉ vài ngày sau khi ông Putin tuyên bố sẽ dẹp tan cuộc nổi loạn của họ — trái ngược với hình ảnh ông Putin được nhiều người biết đến là một nhà độc tài tàn nhẫn, lão luyện. dập tắt các mối đe dọa đối với sự cai trị của mình.

Nó dường như phản ánh một tính toán của Điện Kremlin nhằm tránh việc tiêu diệt một lực lượng chiến đấu giàu kinh nghiệm và được đông đảo quần chúng ủng hộ giữa một cuộc chiến tốn kém. Tổng thống Nga, một số nhà phân tích cho rằng, cũng có thể xem cuộc nổi dậy không hơn gì một mối hận thù bè phái vượt khỏi tầm kiểm soát. Ông Prigozhin đã nói rằng ông đặt mục tiêu lật đổ giới lãnh đạo quân đội Nga – không thách thức sự cai trị của ông Putin.

“Tôi sẽ không cho rằng Prigozhin trở lại với sự ân sủng tốt nhất của Putin mãi mãi và không có chuyện gì xảy ra. Một cái gì đó đã xảy ra. Alexander Gabuev, giám đốc Trung tâm Á-Âu Carnegie Russia cho biết, hiện tại các kết luận đã được rút ra. “Nhưng chỉ nghiền nát họ và nghiền nát anh ta vào thời điểm này vì lý do nào đó là bất lợi, so với việc giữ anh ta nổi.”

Andrei Soldatov, một chuyên gia của cơ quan an ninh Nga, cho biết tuyên bố cứng rắn về sự phản bội của ông Putin chủ yếu nhằm vào quân đội Nga, nhằm ngăn chặn bất kỳ chỉ huy nào đứng về phía binh biến. Sau đó, ông nói, tổng thống và ông Prigozhin “vừa thực hiện một thỏa thuận khác.”

“Chúng tôi không biết các điều khoản,” ông Soldatov nói thêm. “Nhưng sự hiểu biết là họ biết nhau, biết những gì mong đợi từ nhau, do đó họ vẫn có thể hợp tác hoặc làm việc cùng nhau.”

Nhưng cuộc nổi dậy đã làm lộ ra điểm yếu của ông Putin trên toàn cầu, và việc thừa nhận rằng ông đã trò chuyện với các nhà lãnh đạo Wagner có nguy cơ khiến ông trông yếu thế hơn.

Một dòng xe quân sự trên một đường cao tốc vắng vẻ.
Một đoàn quân của nhóm Wagner lái xe dọc theo đường cao tốc nối các thành phố phía nam của Nga với Moscow trong cuộc nổi dậy.Tín dụng…Reuters

Tatiana Stanovaya, người sáng lập công ty tư vấn chính trị R.Politik, cho biết Điện Kremlin có thể quyết định tiết lộ cuộc họp để trấn an giới tinh hoa Nga vẫn còn bối rối về những gì đã xảy ra – về việc liệu ông Prigozhin là “kẻ phản bội hay kẻ của chúng ta”.

Bà Stanovaya nói: “Đó là một tín hiệu cho giới thượng lưu rằng Prigozhin vẫn hoạt động có hệ thống. “Vâng, anh ấy đã phạm sai lầm, vâng, đây là một tội ác rất nghiêm trọng. Nhưng do đặc thù của tình huống thực sự rất độc đáo, Putin sẽ cho anh ta cơ hội sống sót”.

Cuộc binh biến cho thấy ông Putin không có khả năng hoặc không sẵn sàng đối phó với cuộc tranh giành quyền lực đã diễn ra công khai trong nhiều tháng, với việc ông Prigozhin thường xuyên tung ra những lời lẽ thô tục nhắm vào giới lãnh đạo quân sự Nga trên Telegram. Bà Stanovaya, đồng thời là thành viên cấp cao tại Trung tâm Á-Âu Carnegie Nga, cho biết bà nghi ngờ rằng ông Putin cảm thấy ít nhất phải chịu một phần trách nhiệm vì đã không quản lý tốt hơn mối thù ngày càng leo thang.

“Vì vậy, đối với Putin, Prigozhin tất nhiên là một kẻ phản bội, nhưng là kẻ phản bội của mình,” bà Stanovaya nói. “Đó là, một người phạm sai lầm vì ngu ngốc, chứ không phải vì ác ý.”

Điện Kremlin trước đó đã làm chệch hướng các câu hỏi về tình trạng và nơi ở của ông Prigozhin.

Vào ngày ông Putin và ông Prigozhin gặp nhau, ông Peskov nói với các phóng viên rằng ông không biết ông Prigozhin ở đâu. Tuần sau, ông Peskov cho biết Điện Kremlin không có “khả năng cũng như mong muốn” theo dõi các chuyển động của ông.

Nhưng vào thứ Sáu, tờ Libération của Pháp đưa tin rằng ông Putin đã gặp ông Prigozhin và các chỉ huy Wagner của ông tại Điện Kremlin để “đàm phán về số phận của đế chế của ông ta”, bao gồm một loạt dự án kinh doanh.

Hôm thứ Hai, ông Peskov xác nhận rằng cuộc họp đã diễn ra, nhưng nói thêm, “Các chi tiết của nó vẫn chưa được biết.”

Lực lượng của ông Prigozhin đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine, nhưng tháng trước chính phủ đã ra lệnh cho binh lính Wagner đang chiến đấu ở đó gia nhập quân đội chính quy. Đối mặt với việc mất quyền lực lớn, ông Prigozhin đã lớn tiếng phản đối động thái này nhưng vô ích.

Các chiến binh của ông đã chiếm giữ thành phố Rostov-on-Don, miền nam nước Nga, và một trụ sở quân sự quan trọng của Nga ở đó, đồng thời tổ chức một cuộc tấn công vào Moscow, dừng lại trong vòng 125 dặm từ thủ đô.

Trong một bài phát biểu trước toàn quốc, ông Putin đã cảnh báo chống lại việc sa vào nội chiến và cho biết hình phạt khắc nghiệt nhất đang chờ đợi những kẻ “đã chọn con đường phản bội một cách có ý thức”.

Nhưng sự trừng phạt đã không đến.

Thường dân đứng xung quanh một chiếc xe tăng trên đường phố, với quân đội bên trên và một tòa nhà chung cư phía sau.
Các thành viên của nhóm Wagner trong cuộc nổi dậy ở Rostov-on-Don, nơi họ được đón tiếp nồng nhiệt.Tín dụng…Agence France-Presse – Hình ảnh Getty

Vài giờ sau, Điện Kremlin công bố một thỏa thuận, được cho là do nhà lãnh đạo Belarus Aleksandr G. Lukashenko làm trung gian: Ông Prigozhin sẽ từ chức, tránh bị truy tố và lên đường sang Belarus. Những chiến binh Wagner đã tham gia vào cuộc binh biến cũng sẽ tránh bị trừng phạt; những người không tham gia sẽ có cơ hội ký hợp đồng quân sự với Nga.

Ông Prigozhin và người của ông thu dọn đồ đạc và rút lui.

Thỏa thuận này đã khiến các nhà bình luận theo đường lối cứng rắn của Nga phẫn nộ, họ lưu ý rằng những người nổi dậy đã bắn hạ máy bay Nga, giết chết các quân nhân.

Trong những ngày kể từ đó, tình trạng của ông Prigozhin vẫn là một bí ẩn. Anh ấy đã không xuất hiện trước công chúng. Công ty của anh ấy đã ngừng đăng câu trả lời cho các câu hỏi từ giới truyền thông. Người đàn ông bước ra khỏi bóng tối vào năm ngoái để tạo dựng tên tuổi trước công chúng đã im hơi lặng tiếng, ít nhất là tạm thời.

Có lẽ điều ngạc nhiên lớn nhất là trong thế giới của ông Putin, nơi những kẻ gây ra các vấn đề chính trị thường xuyên bị bỏ tù hoặc bị giết, ông Prigozhin không chỉ vẫn còn sống mà dường như đang di chuyển tự do khắp nước Nga.

Ông Lukashenko cho biết vài ngày sau cuộc binh biến rằng ông Prigozhin đã đến Belarus, nhưng không rõ điều đó có đúng không. Tuần trước, nhà lãnh đạo Belarus cho biết ông Prigozhin đang ở Nga – điều mà các quan chức Mỹ đã xác nhận – và là một “người tự do”.

Hôm thứ Năm, ông Prigozhin được phát hiện đến trên chiếc BMW 7-series sedan tại trụ sở FSB ở St. Petersburg, cơ quan kế thừa của KGB thời Liên Xô, nơi ông thu thập vũ khí mà chính quyền Nga đã thu giữ từ ngôi nhà ở quê của ông trong cuộc binh biến, hãng tin độc lập Fontanka đưa tin. Fontanka cho biết vài ngày trước đó, một trong những tài xế của anh ta đã đến để lấy hàng tỷ rúp, hàng trăm nghìn đô la và một số thỏi vàng mà chính quyền Nga đã thu giữ trong các phương tiện đậu tại các khách sạn ở St. Petersburg liên kết với anh ta.

Ông Lukashenko cho biết ngay sau cuộc nổi dậy rằng các chiến binh Wagner, giống như thủ lĩnh của họ, sẽ được chào đón ở Belarus. Tuần trước, chính phủ của ông cho biết không có ai đến, nhưng điều đó có thể thay đổi.

Những dãy lều quân sự, với hai người lính đứng giữa và những cái cây cao phía sau.
Những chiếc lều được dựng lên gần đây tại một căn cứ quân sự ở Belarus đã được trưng bày cho các phóng viên vào tuần trước, trong bối cảnh suy đoán rằng nó sẽ được sử dụng để chứa các chiến binh Wagner.Tín dụng…Nanna Heitmann cho Thời báo New York

Một chỉ huy nổi tiếng của Wagner, Anton Yelizarov, người được biết đến với bí danh Lotos, đã trả lời phỏng vấn một blogger chiến tranh người Nga vào thứ Sáu, từ miền nam nước Nga, trong đó anh ta nói rằng tất cả các chiến binh Wagner đã được nghỉ cho đến đầu tháng 8 – và gợi ý anh ấy đang dành thời gian với gia đình bên bờ biển.

Trong bài trả lời phỏng vấn đăng trên Telegram, ông Yelizarov cho biết Wagner tạm thời sẽ đứng sang một bên ở Ukraine và còn rất nhiều việc phải làm để chuẩn bị “xuất quân” ​​sang Belarus.

“Không có xung đột với các cơ quan thực thi pháp luật, tổng thống đảm bảo với chúng tôi điều đó,” ông Yelizarov nói. “Đối với xã hội và những người bình thường, bạn có thể tự mình nhìn thấy: các cô gái đang đi lại với những miếng vá mà họ đã dụ dỗ các chàng trai của chúng ta, rất có thể là để hôn. Các nam sinh mặc áo phông và đội mũ có logo của chúng tôi. Những đứa trẻ nhỏ đang chơi trò chơi chiến tranh, với người Ukraine là người Đức và chiến binh PMC của Wagner là Hồng quân.”

Ông không loại trừ khả năng nhóm lính đánh thuê lại tham gia vào Ukraine. Ông nói: “Đoàn tàu bọc thép của chúng tôi đang ở trạng thái dự bị và chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ Tổ quốc và đất nước của chúng tôi khi người dân Nga kêu gọi chúng tôi.

Paul Sonne là phóng viên nước ngoài của The Times, tập trung vào Nga và Ukraine. Tìm hiểu thêm về Paul Sonne

Theo New York Times