Ông Tô Lâm có thể đẩy cuộc “đảo chính cung đình” xa đến đâu trước khi gặp phải sự kháng cự?

Friday, September 20th, 2024

Cuộc bỏ phiếu quan trọng bầu chọn cho vị trí Chủ tịch nước trong tháng 10 sẽ đánh giá quyền lực của ông cựu bộ trưởng công an.

Bài bình luận của David Hutt *

Ông Tô Lâm có thể đẩy cuộc “đảo chính cung đình” của mình xa đến đâu trước khi gặp phải sự kháng cự?

Minh họa bởi Amanda Weisbrod/RFA 

Nguồn ảnh: AP, Wikimedia Commons 

Khác với Trung Quốc nằm dưới sự lãnh đạo tối cao của ông Tập Cận Bình, Việt Nam – quốc gia Cộng sản anh em không bị cai trị bởi một nhà lãnh đạo duy nhất.

Trong bốn thập kỷ qua, Việt Nam đã được điều hành bởi hệ thống “tứ trụ”, bao gồm bốn vị trí: Tổng bí thư Đảng Cộng sản (ĐCS), Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội.

Cơ cấu này – được thiết kế để ngăn ngừa việc thể thâu tóm quyền lực vào một người – đã phục vụ tốt quốc gia độc Đảng cho đến tận hôm nay khi cụm từ “đảo chính cung đình” đang được xì xào khắp Hà Nội.

Cựu bộ trưởng công an Tô Lâm đã được bầu làm Chủ tịch nước vào tháng 4 năm nay sau khi ông này buộc hai người tiền nhiệm của mình là ông Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng phải từ chức trong vòng hai năm.

A2.jpeg

Một thành viên của lực lượng vũ trang Việt Nam mang di ảnh cố Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng trong tang lễ của ông tại Hà Nội ngày 26/7/2024. Nguồn ảnh: Nhac Nguyen/Pool via AFP 

Sau đó, ông trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) vào tháng 8 sau khi ông Nguyễn Phú Trọng – người giữ chức vụ này từ năm 2012 – qua đời.

Khi còn là Bộ trưởng Công an, ông Tô Lâm đã nhanh chóng nổi lên với vai trò là người thực thi các chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn của ông Trọng – một chiến dịch đã hạ bệ hàng chục ngàn quan chức, trong đó có rất nhiều lãnh đạo cấp cao trong hệ thống của Đảng.  

Ông Lâm đã tập hợp các “hồ sơ bẩn” về các thành viên cấp cao khác của Đảng. Ông được ông Trọng cho quyền làm trong sạch Đảng nhưng đã dành phần lớn thời gian để dọn đường cho việc tiếp quản [chức Tổng bí thư] của mình.

Ông bước vào cuộc tranh giành quyền lực với một thứ mà ông Trọng không có, đó là quyền kiểm soát Bộ Công an – thể chế với quyền lực ghê gớm. Không có sự kiểm soát thể chế này, ông Trọng đã phải dựa vào sự thuyết phục.

Không giống như ông Trọng, người quan tâm nhiều đến đạo đức xã hội chủ nghĩa và đạo đức cá nhân, ông Lâm đã tập trung nhiều vào sự ổn định chế độ và quyền lực cá nhân.

Người chống tham nhũng cơ hội

Đối với ông Tô Lâm, các nỗ lực chống tham nhũng là một công cụ chứ không phải là một chiến dịch đạo đức. Tờ The Economist gần đây đã gọi ông là một “người cứng rắn, nhà tư bản, người theo chủ nghĩa khoái lạc” – có ý ám chỉ đến vụ tai tiếng khi ông này bị quay phim đang ăn bít tết dát vàng tại một nhà hàng cao cấp ở London.

Tuy nhiên một thuật ngữ có thể phù hợp hơn là “người có khả năng thay hình đổi dạng” hoặc thậm chí là “cơ hội.”

Người ta nói rằng cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã xuất hiện tại một buổi tụ họp riêng của các vị tai to mặt lớn để chúc mừng ông Lâm được bổ nhiệm làm Tổng bí thư.

Đối với những người thân cận với ông Trọng, họ rất không ưa ông Dũng – một người đứng đầu trục lợi, cho phép tham nhũng hoành hành và bỏ xó hệ tư tưởng. 

Chiến thắng của ông Trọng đối với ông Dũng trong cuộc đấu tranh quyền lực năm 2016 đã đánh dấu một bước ngoặt, cho phép ông Trọng phát động các chiến dịch chống tham nhũng và củng cố hệ tư tưởng.

Tuy nhiên, trong ông Tô Lâm có vẻ giống ông Dũng nhiều hơn giống ông Trọng. 

Từng là một cựu cảnh sát giống ông Tô Lâm, ông Dũng là một người thực dụng trong các vấn đề đối ngoại và kinh tế. Một cách cơ hội, ông nhìn thấy việc cho phép tham nhũng như một cách để củng cố đảng cầm quyền đang bị chia rẽ.

A3.jpeg

Cựu Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm, người ngồi giữa trong bức ảnh bên trái và bên phải trong bức ảnh kế bên, đang được đầu bếp nổi tiếng Nusret Gökçe “Salt Bae” (đeo kính râm) bón cho ăn món bít tết phủ vàng tại nhà hàng sang trọng Nusr-E London của đầu bếp này ngày 3/11/2021.  Nguồn ảnh: nusr_et trên TikTok) 

Các quan chức từ trên xuống dưới trong hệ thống quyền lực có thể gắn kết với nhau bởi cùng động cơ làm giàu cá nhân trong khi bộ máy trung ương của Đảng có thể gây ảnh hưởng tới các tỉnh thông qua những bảo trợ của mình.

Ngược lại, ông Trọng đã chứng minh rằng chống tham nhũng là một cách tốt hơn để gắn kết Đảng, thông qua sự sợ hãi và tấm gương đạo đức.

Trong khi ông Trọng được kính trọng vì sống giản dị và trung thực – đúng theo những gì ông áp đặt lên người khác – thì không thể nói điều tương tự về ông Tô Lâm.

Ông Tô Lâm hứa rằng chiến dịch chống tham nhũng sẽ tiếp tục. Nhưng thiếu vắng sự chính trực đạo đức của ông Trọng, tất cả những gì còn lại chỉ là nỗi sợ hãi.

Cuộc thanh trừng có hệ thống

Khi sức khỏe của ông Trọng giảm sút vào cuối năm 2022, ông Tô Lâm bắt đầu thanh trừng các đối thủ, loại bỏ một nửa số thành viên Bộ Chính trị được bầu chọn vào năm 2021. Ngay cả những người được ông Trọng bảo trợ cũng bị bật bãi.

Ông Vương Đình Huệ, người có thể kế nhiệm ông Trọng, đã bị bãi nhiệm khỏi vị trí Chủ tịch Quốc hội vào tháng 5 năm nay. Ông Võ Văn Thưởng, một ứng cử viên khác, đã bị miễn chức Chủ tịch nước vào tháng 3 và sau đó ông Tô Lâm đã ngồi vào chiếc ghế này.

Sự tích tụ quyền lực của ông Tô Lâm sau đó đã nhanh chóng tăng tốc. Hiện tại, 6 trong số 15 thành viên của Bộ Chính trị – cơ quan ra quyết định cao nhất của Đảng – đến từ Bộ Công an.

Tháng 6, ông Lâm đưa ông Lương Tam Quang, người được ông bảo trợ và cũng là đồng minh Hưng Yên, làm Bộ trưởng Bộ Công an, rồi dành một ghế ở Bộ Chính trị cho ông này.

Ông Lê Minh Hưng, hiện là Trưởng ban Tổ chức Trung ương và có chân trong Bộ Chính trị, là con trai của một cựu bộ trưởng công an – người đã nuôi dưỡng sự đi lên của ông Lâm.

Ông Nguyễn Duy Ngọc, một trong những cấp phó của ông Lâm ở Bộ Công an, giờ trở thành người đứng đầu Văn phòng Trung ương Đảng và đã được bầu vào Ban Bí thư, một cơ quan phụ trách công việc hàng ngày của Đảng.

A4.jpeg

Ông Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (không có mặt trong hình) trong cuộc gặp tại Hà Nội ngày 13/12/2023. Nguồn ảnh: Minh Hoang/Pool via AFP 

Các cuộc thăng quan tiến chức khác được dành cho người thân hoặc các mối quan hệ thuộc phe cánh Hưng Yên – một tỉnh phía bắc Đồng bằng sông Hồng. Người ta nói rằng bố của ông Lương Tam Quang từng là vệ sĩ riêng của bố ông Lâm trong Chiến tranh Việt Nam.

Đã có một số phản ứng chống lại Lâm nhưng không thành công.

Trong khoảng thời gian sau khi được bổ nhiệm làm Chủ tịch nước và trước khi trở thành Tổng bí thư, ông Lâm đã tìm cách duy trì chức Bộ trưởng Công an. Phản ứng lại, một vài nhân vật trong Đảng đã cố gắng đưa ông Trần Quốc Tỏ, em trai của cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang, một lãnh đạo phe cánh, vào vị trí này nhưng đã không thành công.

Chuyến đi Mỹ quan trọng

Cuộc tranh giành cho thấy ông Tô Lâm vẫn cần phải làm hài lòng các phe phái khác trong Đảng Cộng sản.

Trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 8, trước khi đến Bắc Kinh, ông Tô Lâm đã đến thăm Quảng Châu – nơi cách đây một thế kỷ – ông Hồ Chí Minh đã khởi xướng tổ chức tiền thân của ĐCSVN. Điều này chắc chắn làm hài lòng các nhà tư tưởng của Đảng.

Ông Tô Lâm cũng sẽ đi thăm Mỹ vào cuối tháng này, làm hài lòng phe cánh ủng hộ mối quan hệ gần cận hơn với Washington trong Đảng.

Trong cuộc họp đầu tiên với tư cách Tổng bí thư, ông đã nói với các công chức tại các bộ và ủy ban kinh tế rằng chiến dịch chống tham nhũng sẽ không ảnh hưởng đến phát triển kinh tế – điều đã xảy ra trong những năm gần đây.

A5.jpeg

Bộ trưởng Công an Trung Quốc Vương Tiểu Hồng (bên phải) gặp Bộ trưởng Công an Việt Nam Lương Tam Quang, tại Bắc Kinh, ngày 20/8/ 2024. Nguồn ảnh: Li Tao/Xinhua via Getty Images 

Theo lời đồn thổi về cuộc “đảo chính cung đình”, ông Tô Lâm vẫn còn các đối thủ, đặc biệt là từ các cơ quan, tổ chức khác.

Một trong số đó là Ủy ban Kiểm tra Trung ương do ông Trần Cẩm Tú đứng đầu.

Một số nhà phân tích cho rằng có sự “thù ghét” giữa ông Tô Lâm và ông Tú và tin rằng việc ông Tô Lâm gần đây dựng ông Vũ Hồng Văn – một thiếu tướng công an cũng xuất thân từ tỉnh Hưng Yên – làm cấp phó của ông Tú là nhằm gài “tai mắt” trong ủy ban này.

Một đối thủ mang tính thể chế khác là bộ máy chính quyền trung ương đứng đầu là Thủ tướng Phạm Minh Chính – người cũng từng là một quan chức công an.

Trước khi ông Trọng qua đời, ông Chính được cho là đối thủ chủ chốt của ông Tô Lâm trong cuộc đua giành chiếc ghế Tổng bí thư tại Đại hội Đảng toàn quốc sẽ diễn ra vào đầu năm 2026. Khó có ai có thể đánh bật được ông Tô Lâm vào lúc này nhưng các bộ kinh tế sẽ phản đối nếu việc tiếp quản Đảng của “nhà an ninh trị” này (ông Tô Lâm) ” gây hại cho nền kinh tế.

Sự chú ý dồn vào phía quân đội

Có lẽ thể chế mạnh nhất có thể kiểm soát quyền lực của ông Tô Lâm hiện giờ là quân đội – lực lượng từ lâu đã cạnh tranh với Bộ Công an của ông.

Quân đội hiện là khối lớn nhất trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng, chiếm khoảng 13% số thành viên.

Điều này cho thấy chúng ta có thể thấy một cuộc tranh giành quyền lực mới giữa Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương, giống như khi ông Trọng và Dũng so găng cách đây một thập kỷ.

Ông Tô Lâm gần đây đã cắt cử một số người thuộc phe Hưng Yên của mình vào các vị trí quân sự quan trọng ở phía Bắc, nhưng có tin đồn rằng phía quân đội đang thử thách quyết tâm và sự cứng rắn của ông.

Có một số cáo buộc lan truyền vào đầu tháng này rằng Đại học Fulbright Việt Nam do Hoa Kỳ tài trợ đang giảng dạy các khóa học về việc thay đổi chế độ.

Các cáo buộc này bắt đầu từ một kênh tin tức của quân đội và được tuyên truyền bởi Lực lượng 47, một lực lượng dư luận viên khổng lồ trên không gian mạng của quân đội.

Tin đồn tại Hà Nội cho rằng phía quân đội đang cố khuấy động tâm lý bài Mỹ trước chuyến đi New York dự họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc của ông Tô Lâm trong tháng này. Trong các cuộc họp song phương tại Hoa Kỳ, giới chức Hoa Kỳ dự kiến sẽ hối thúc tăng cường hợp tác an ninh mạnh mẽ – điều mà không phải ai trong quân đội cũng mong muốn.

Thử thách đầu tiên đối với quyền lực của ông Tô Lâm

Tháng tới sẽ là thử thách lớn đầu tiên đối với quyền lực của ông Tô Lâm khi Quốc hội dự kiến sẽ bầu chọn một tân Chủ tịch nước.

Hiện vẫn chưa rõ liệu ông Tô Lâm có bị gây áp lực phải từ bỏ một trong hai vị trí lãnh đạo cấp cao của mình hay không – hoặc ông có sẵn sàng từ bỏ vai trò Chủ tịch nước, vốn chủ yếu mang tính nghi lễ – một công việc đòi hỏi ông phải công du nước ngoài và điều này có thể ảnh hưởng đến việc củng cố quyền lực trong nước của ông.

A6.jpeg

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tổ chức lễ đón Tổng Bí thư ĐCSVN Tô Lâm tại Bắc Kinh ngày 19/8/2024. Nguồn ảnh: Zhai Jianlan/Xinhua qua Getty Images 

Cho phép khôi phục hệ thống “tứ trụ” được Đảng ưa chuộng có thể là một nhượng bộ chiến lược ít gây thiệt hại mà lại khiến ông Lâm lấy được lòng của người trong Đảng. Mục tiêu chính của ông Tô Lâm là giữ được chức Tổng bí thư, chứ không phải chức Chủ tịch nước sau năm 2026.

Đã có những gợi ý rằng tướng Lương Cường, người đã rời khỏi quân ngũ và đang giữ chức Thường trực Ban Bí thư từ tháng 5 năm nay, có thể là ứng cử viên tốt cho chức Chủ tịch nước.

Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang, người nhận được nhiều phiếu tín nhiệm nhất trong cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội vào tháng 10/ 2023, cũng có thể được phía quân đội hậu thuẫn.

Nhượng bộ chức Chủ tịch nước cho phía quân đội có thể là một cách thông minh để ông Tô Lâm làm hài lòng thể chế đầy quyền lực này. Nhưng cũng có thể ông đã trong đầu một ứng cử viên của riêng mình để duy trì quyền lực.

Các yếu tố tác động và các mối quan hệ phức tạp liên quan đến việc nắm giữ quyền lực của ông Lâm sẽ trở nên rõ ràng hơn khi Quốc hội đưa ra quyết định vào tháng 10.

A7.jpeg

Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang (bên trái), Tổng Tham mưu trưởng, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương và các quan chức tham dự lễ tang cấp nhà nước dành cho ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 26/ 7/2024. Nguồn ảnh: Minh Hoang/AP   

*David Hutt là nghiên cứu viên tại Viện nghiên cứu Trung Âu về các vấn đề châu Á (CEIAS) đồng thời là một cây viết chuyên mục cho tờ The Diplomat. Ông viết bản tin Watching Europe In Southeast Asia. Các quan điểm trong bài viết là của riêng ông và không phản ánh quan điểm của RFA.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/how-far-can-vietnams-to-lam-push-his-palace-coup-before-meeting-resistance-09192024230711.html

VNTB – Văn bút Hoa Kỳ: Nhà nước Việt Nam phải trả tự do cho nhà báo Trương Huy San

Sunday, June 16th, 2024

13.06.2024 4:45

VNTB – Văn bút Hoa Kỳ: Chính phủ Việt Nam phải trả tự do cho nhà báo Trương Huy San
(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ tư 28 tháng 02 năm 2024: *Thái Lan mua Home Credit Vietnam *VN đầu tư vào Lào và Campuchia *Tigerair Đài Loan mở đường bay đến Phú Quốc *Tiền của Đỗ Hữu Ca ở đâu ra? *Áp đặt chữ miền Bắc cho miền Nam ? 

Wednesday, February 28th, 2024

Quê Hương tổng hợp


Ngân hàng Thái Lan có thể mua lại Home Credit Vietnam

27/02/2024

Ngân hàng Thái Lan có thể mua lại Home Credit Vietnam

Trụ sở ngân hàng Siam Commercial Bank (SCB) ở Bangkok hôm 3/11/2021 (minh họa) 

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ hai 26/02/2024: *5.000 container vô chủ tại hải cảng *200 học viên nghiện trốn khỏi trung tâm Sóc Trăng *Người H’mong chỉ đòi tự do tôn giáo *Hủy hoại rừng ở Việt Nam *Nhà máy lọc dầu Dung Quất ngừng hoạt động *Việt Nam nhẹ nhàng – Philippines cứng rắn…

Monday, February 26th, 2024

Quê Hương tổng hợp


Việt Nam hiện có gần 5.000 container vô chủ tại cảng biển

RFA – 26/02/2024

Việt Nam hiện có gần 5.000 container vô chủ tại cảng biển

MInh họa: Hình ảnh hoạt động tại cảng Hải Phòng. 

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ hai 19/02/2024: *VietJet bị thu hồi máy bay *Mã độc trộm tiền trên iPhone Việt Nam *TQ xuất khẩu xe ô tô ở Indonesia sang Việt Nam, Philippines *Tiếng nước tôi? *Chùa Ba Vàng cầu bình an dịp Tết?

Monday, February 19th, 2024

Quê Hương tổng hợp


Tòa án Anh yêu cầu VietJet không can thiệp việc thu hồi máy bay mà hãng thuê nhưng nợ tiền

BBC News

18 tháng 2 2024

VietJet

Nguồn hình ảnh, Reuters

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ hai 29 tháng 01 năm 2024

Monday, January 29th, 2024

Quê Hương tổng hợp


Việt Nam là mục tiêu hàng đầu của nguồn quỹ hỗ trợ thuộc Đạo luật CHIPS

RFA
29/01/2024

Việt Nam là mục tiêu hàng đầu của nguồn quỹ hỗ trợ thuộc Đạo luật CHIPS

Bức ảnh này được chụp vào ngày 28 tháng 2 năm 2023 cho thấy một công nhân sản xuất chip bán dẫn tại một xưởng ở Suqian, tỉnh Giang Tô phía đông Trung Quốc. (HMH) 

(more…)

‘No Peace, No Honor’: Bản luận tội Nixon và Kissinger đã lừa dối và phản bội nhân dân Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa.

Friday, January 26th, 2024

Bùi Văn Phú

[No Peace, No Honor: Nixon, Kissinger, and Betrayal in Vietnam. Larry Berman. 334 tr., Nxb The Free Press. New York 2001]

(more…)

Hiệp định Paris và Nhân quyền: Điều khó nói của ‘bên thắng cuộc’ (CS không hề có nhân quyền – LTS)

Friday, January 26th, 2024
(more…)

Nguyên văn Việt – Anh: Hiệp Định Paris 1973(Ngày 27/1/1973)

Friday, January 26th, 2024
http://www.vietnamvanhien.net/hiepdinhbale.jpg

Quang Cảnh Bàn Tròn Bốn Bên Hội nghị
(ảnh vietnamtrentungcayso.blogpost.com)

(more…)

Reuters: Lãnh đạo cao nhất của Việt Nam tham dự phiên họp quốc hội sau những lo ngại về sức khỏe

Sunday, January 14th, 2024

Reuters

Ngày 14 tháng 1 năm 2024 9:58 tối EST Đã cập nhật một giờ trước

Tổng thống Mỹ Biden thăm Việt Nam

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tham dự tuyên bố chung với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại Trụ sở Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10 tháng 9 năm 2023. REUTERS/Evelyn Hockstein/File Photo Có được quyền cấp phép

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Sáu 12/01/2024

Friday, January 12th, 2024

Quê Hương tổng hợp


Công ty Hàn Quốc ký hợp đồng mua ô-xit đất hiếm với Việt Nam

12/01/2024

Công ty Hàn Quốc ký hợp đồng mua ô-xit đất hiếm với Việt Nam
(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Hai 08 tháng 01 năm 2024

Monday, January 8th, 2024

Quê Hương tổng hợp


Mỹ tiếp tục liệt Việt Nam vào danh sách Theo dõi Đặc biệt về tự do tôn giáo 

05/01/2024 – VOA Tiếng Việt 

” Trong thông cáo hôm 4/1, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đã chỉ định Myanmar, Trung Quốc, Cuba, Triều Tiên, Eritrea, Iran, Nicaragua, Pakistan, Nga, Ả Rập Saudi, Tajikistan và Turkmenistan vào danh sách CPC vì “đã tham gia hoặc dung túng cho những hành vi vi phạm tự do tôn giáo đặc biệt nghiêm trọng”.

Trong khi đó danh sách SWL của bộ này gồm Algeria, Azerbaijan, Cộng hòa Trung Phi, Comoros và Việt Nam vì “đã tham gia hoặc dung túng cho những hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo”.

Mỹ tiếp tục liệt Việt Nam vào danh sách Theo dõi Đặc biệt về tự do tôn giáo

Embed share 

(more…)

Damien Cave – Ba Tháng Sau Biden, Đến Lượt Tập Lôi Kéo Việt Nam

Saturday, December 30th, 2023

30/12/2023

The New York Times | Ngày 12 tháng 12 năm 2023

Nguồn: https://www.nytimes.com/2023/12/12/world/asia/china-vietnam-xi-jinping.html.

Biên dịch: Phan Nguyễn Hiền Linh | Hiệu đính: Vân Phạm

https://daisukybiendong.files.wordpress.com/2023/12/img7917-17023603439211973548329.jpeg?w=640

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

(more…)

Tập Cận Bình muốn gì và sẽ được gì trong chuyến thăm Việt Nam? 

Tuesday, December 12th, 2023

Ls. Lê Quốc Quân 

11/12/2023

” Đó là bản chất và chưa từng và sẽ không thay đổi. Cho nên giữa hai bên sẽ có một tuyên bố như thứ trưởng ngoại giao Phạm Minh Vũ đã đề cập trên trang thông tin đối ngoại. Theo ông Vũ thì chuyến thăm sẽ mang đến “định vị mới” và “tầm mức mới” của quan hệ song phương. Thực sự chưa biết ngôn ngữ diễn đạt sẽ như thế nào, nhưng chắc chắn là nội hàm về một “vận mệnh chung” giữa hai đảng cộng sản sẽ được khẳng định.

(more…)

BẢN LÊN TIẾNG

Thursday, December 7th, 2023

VỀ CHỦ TRƯƠNG MỚI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

NHẰM KHAI THÁC NGƯỜI VIỆT TẠI HẢI NGOẠI

Ngày 10/11/ 2023, Phó Thủ tướng CSVN Trần Lưu Quang đã ký Quyết Định 1334/QĐ-TTg về cái gọi là đề án “phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới", hay nói khác đi, đây là âm mưu tinh vi nhằm khai thác nhân tài, vật lực của người Việt hải ngoại để làm giàu cho chế độ hầu tiếp tục thống trị đất nước. Một trong các phương pháp của đề án này là “Củng cố mạng lưới NVNONN trên toàn thế giới. Phấn đấu 100% các địa bàn có đông cộng đồng NVNONN thành lập được các hội, đoàn”.

(more…)