Tags: Do Thái, Hoa kỳ, Nga, tin tức thế giới, Trung cộng, Ukraine Posted in Biến thể covid, Bình luận, Chiến sự, Tin thế giới, Tin tức, Điểm Tin | Comments Off on Thời sự Thứ Sáu 24/11/2023: *Lệnh ngừng bắn có hiệu lực ở Gaza. *Đụng độ dữ dội giữa Hezbollah Liban và Israel. *Mỹ-Trung sau cuộc gặp: Bước tiến nhỏ, thách thức vẫn lớn. *WHO: Biến thể virus corona vẫn đe dọa. *Na Uy sẵn sàng đóng biên giới với Nga. *Thần đồng 6 tuổi IQ gần bằng Albert Einstein. *Nga ca ngợi ‘thân thiết hơn’ với Trung Quốc. *Bắc Hàn hủy thỏa thuận quân sự với Nam Hàn
Khói bốc lên sau một cuộc oanh kích của Israel trong khi người dân tháo chạy khỏi Thành phố Gaza và các khu vực khác ở phía bắc Dải Gaza xuống phía nam, ngày 9 tháng 11 năm 2023.
Tags: Do Thái, Hoa kỳ, Nga, tin tức thế giới, Trung Đông Posted in Do Thái, Tin thế giới, Điểm Tin | Comments Off on Thời sự Thứ sáu 10/11/2023: *Israel tạm dừng tấn công Gaza 4 giờ/ngày. *Quốc hội Thổ cấm Coca-Cola và Nestle vì ủng hộ Israel. *Đàm phán thả con tin Israel. *Nền kinh tế ốm yếu của Nga. *Myanmar có nguy cơ chia cắt vì giao tranh.
Mức độ trầm trọng của khủng hoảng nhân đạo tại dải Gaza tăng thêm một nấc trong bối cảnh Israel đẩy mạnh tấn công. Hôm qua, 29/10/2023, trong lúc đoàn xe cứu trợ lớn nhất được phép vào Gaza qua cửa khẩu Rafah – Ai Cập, Liên Hiệp Quốc báo động có các dấu hiệu cho thấy ‘‘trật tự xã hội đang bắt đầu sụp đổ sau ba tuần lễ chiến tranh và cấm vận Gaza’’.
Hội Hồng Thập Tự Palestine phân phát hàng cứu trợ cho người dân tại Deir al-Balah, miền trung dải Gaza Strip, ngày 25/10/2023. via REUTERS – PALESTINE RED CRESCENT SOCIETY
Tags: Do Thái, Hoa kỳ, Nga, tin tức thế giới Posted in Do Thái, Tin thế giới, Trung Đông, Điểm Tin | Comments Off on Thời sự Thứ Hai 30/10/2023: *LHQ lo ngại Gaza ‘‘hỗn loạn’’ *TQ, Nga nhắm vào Mỹ *Nguyên nhân cái chết của Lý Khắc Cường *Âu Châu ‘trả giá’ khi phụ thuộc vào bong bóng BĐS TQ *Người Nga tưởng niệm nạn nhân của Stalin…
Tags: Hoa kỳ, mỹ - việt Posted in Mỹ - Việt, Tin tức, Việt nam, Điểm Tin | Comments Off on Chuyện Việt Nam Thứ Sáu 27/10/2023: *Ls Võ An Đôn đến Hoa Kỳ định cư *Sài Gòn có đường ngập nửa năm! *Thiếu thuốc, vật dụng y tế, bệnh nhân đành ‘chết’ *Hà Nội: hơn 1.000 căn nhà xây sai phép *61 người Việt được giải cứu khỏi lừa đảo ở Myanmar *Bắc Giang cháy lớn tại Khu công nghiệp *Sơn La: Nữ nhân viên bếp bỏ thuốc sâu vào thức ăn học sinh *Đà Nẵng: Cháy lớn cơ sở sản xuất nước yến …
Cập nhật hàng tuần Trung Quốc-Đài Loan, ngày 19 tháng 10 năm 2023
Tác giả: Nils Peterson và Matthew Sperzel của Viện Nghiên cứu Chiến tranh
Cắt dữ liệu: ngày 17 tháng 10 lúc trưa ET
Bản cập nhật hàng tuần Trung Quốc-Đài Loan tập trung vào các con đường của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc kiểm soát Đài Loan và các diễn biến xuyên eo biển Đài Loan có liên quan.
Posted in Tin tức, Điểm Tin | Comments Off on Chuyện Việt Nam Thứ Sáu 13/10/2023: *Gần 5.000 người tử vong vì TNGT *VN và HK khởi động thương mại số *Chủ tịch VNCS dự Diễn đàn “Vành Đai- Con Đường” ở Bắc Kinh *Hà Nội: chung cư cao cấp 160 căn hộ xây không có giấy phép! *Vụ 3 công an bắn dê của dân *Mexico khởi xướng điều tra phá giá dây hàn Việt Nam *06 người Nhật bị bắt do lừa đảo từ Việt Nam – Quê Hương tổng hợp
Mỹ và Qatar sẵn sàng phong tỏa 6 tỷ đô la của Iran
Minh Anh /RFI – 13/10/2023
Giới chức Mỹ và Qatar dường như đồng tình ngăn cản Iran tiếp cận khoản tiền 6 tỷ đô la của Iran dành cho hỗ trợ nhân đạo. Đây là những nguồn quỹ của Iran bị Washington phong tỏa nhưng gần đây đã được trao lại và chuyển giao vào tài khoản của Qatar.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu trong cuộc họp báo tại Tel Aviv, Israel, ngày 12/10/2023. via REUTERS – POOL
AFP trích dẫn nguồn tin từ Washington Post nêu rõ chính trợ lý bộ trưởng Tài Chính, Wally Adeyemo, là người đã thông báo với các dân biểu đảng Dân Chủ ở Hạ Viện Mỹ về thỏa thuận này giữa Mỹ và Qatar. Tuy nhiên, bị AFP chất vấn, bộ Tài Chính Mỹ đã không đưa ra bình luận gì.
Có mặt tại Tel Aviv hôm thứ Năm 12/10/2023, ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken trả lời giới báo chí, nhắc lại Hoa Kỳ vẫn « kiểm soát chặt chẽ nguồn quỹ này » và Hoa Kỳ « vẫn bảo lưu quyền phong tỏa chúng ».
Tại Mỹ, trong cuộc họp báo, phát ngôn viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, John Kirby, khẳng định « mỗi một xu của số tiền này vẫn nằm yên trong một ngân hàng ở Qatar. Chưa có một xu nào bị tiêu xài ».
Trước thông tin này, chính quyền Teheran đã có phản ứng mạnh, cho rằng Hoa Kỳ « không thể lật ngược » thỏa thuận chuyển giao thông qua Qatar 6 tỷ đô la của Iran bị phong tỏa.
AFP nhắc lại, đầu tháng 09/2023, trong khuôn khổ thỏa thuận được đúc kết với Iran về trao đổi tù nhân hồi tháng 8, Washington đã giải ngân 6 tỷ đô la nguồn quỹ của Iran bị phong tỏa tại Hàn Quốc.
Teheran, nguồn hậu thuẫn tài chính và quân sự chính yếu cho phong trào Hồi Giáo Palestine Hamas, đặc biệt thu hút sự chú ý từ khi các chiến binh của lực lượng này mở cuộc tấn công đẫm máu vào lại Israel hôm 07/10, giết chết ít nhất 1.200 người, phần đông là thường dân.
ASEAN bị chia rẽ vì chiến tranh Israel – Hamas
Thanh Hà /RFI – 13/10/2023
Vì nhiều lý do khác nhau, Hiệp hội ASEAN không có cùng một tiếng nói về chiến dịch khủng bố lực lượng Hồi Giáo Hamas của người Palestine đã tiến hành hôm 07/10/2023. Thái Lan là một trong những quốc gia đầu tiên đã nhanh chóng tìm cách hồi hương các công dân tại Israel : toán đầu tiên được giải cứu đã về đến Bangkok hôm qua 12/10/2023. Việt Nam cũng cho biết các công dân gần Dải Gaza đã được đưa về nơi an toàn.
Ngoại trưởng Thái Lan, Parnpree Bahiddha-Nukara (thứ 3 bên trái), nói chuyện với các phóng viên và những người lao động Thái Lan bị thương được sơ tán và về đến sân bay quốc tế Suvarnabhumi, tỉnh Samut Prakarn, Thái Lan, ngày 12/10/2023. AP – Sakchai Lalit
Theo các thống kê được cập nhập, xung đột ở Cận Đông đã làm 21 công dân Thái Lan thiệt mạng, chủ yếu là người lao động làm việc tại các nông trường. Chính quyền Bangkok đang tìm cách đàm phán giải cứu cho 15 con tin trong tay Hamas. Khoảng 5.000 công dân nước này trong số 30.000 xuất khẩu lao động sang Israel đang tìm cách hồi hương.
Chính vì thế, theo giới quan sát Thái Lan, ASEAN không có được một tiếng nói đồng nhất. Singapore và Việt Nam là hai quốc gia mạnh mẽ lên án tổ chức Hamas do cả hai cùng mua vũ khí của Israel. Singapore thì đã có quan hệ quân sự với Tel Aviv từ năm 1965, khi đảo quốc này tách rời khỏi Malaysia.
Còn Việt Nam thì trong thời gian gần đây đã gia tăng hợp tác quân sự với Israel để tiếp nhận thêm công nghệ quốc phòng. Theo báo cáo của Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Quốc Tế Stockholm, năm 2019, Israel là nguồn cung cấp vũ khí thứ nhì cho Việt Nam, chỉ sau Nga. Sứ quán Việt Nam tại Israel hôm 12/10/2023 cho biết một toán 15 tu nghiệp sinh về nông nghiệp ở khu vực gần Dải Gaza đã được tạm thời đưa đến nơi an toàn. Có khoảng 5.000 công dân Việt Nam sống tại Israel.
Hai thành viên khác của ASEAN là Indonesia và Malaysia, hai quốc gia Hồi Giáo, thì thiên về phía người Palestine. Jakarta và Kuala Lumpour tránh trực tiếp lên án Hamas, không sử dụng từ « khủng bố ». Cả hai cũng quy trách nhiệm cho chính sách của Israel lập các khu định cư của người Do Thái trên đất của người Palestine.
Tại Bangkok, chính quyền của thủ tướng Srettha Thavisin trong thế đi dây để hoàn tất kế hoạch hồi hương các công dân Thái Lan. Sáng sớm hôm qua, toán đầu tiên 15 người đã được đưa về nước an toàn, theo giải thích của thông tín viên Carol Isoux :
« Mệt mỏi, nhưng an tâm vì cuối cùng đã được bình yên, 15 công dân Thái hồi hương đầu tiên được gia đình và thân nhân nóng lòng chờ đợi. Những người bị thương đã được ưu tiên đưa về nước và họ không quên những người kém may mắn hơn. Một hành khách cho biết :“Đã có rất nhiều người chết thuộc các quốc gia khác nhau. Phần lớn các nạn nhân là dân Israel và Palestine. Họ đã được mai táng theo đúng phong tục bản xứ. Tôi không thể xác định là đã có bao nhiêu công dân Thái Lan, Philippines, Việt Nam hay Lào, Miến Điện thiệt mạng.
Trong số những người xấu số này, có những công nhân lao động, có cả sinh viên. Xác của họ đã được cho vào bao nhựa và đưa vào nhà xác. Không có nhiều thông tin để nhận diện những nạn nhân này, trừ phi họ mang theo trên người hộ chiếu hay một vài giấy tờ khác. Rất có thể phải xét nghiệm ADN bởi rất nhiều nạn nhân không có giấy tờ tùy thân”.
Các cuộc tấn công vừa qua cho thấy rõ hoàn cảnh ít được biết đến của người lao động Thái Lan tại Israel. Họ đến Israel để làm công việc đồng áng qua trung gian của các cơ quan tuyển dụng lao động nước ngoài với hợp đồng nhiều năm.
Hàng ngàn lao động muốn trở về Thái Lan, nhưng theo các nhân chứng trên các mạng xã hội, giới chủ không muốn họ về nước trước khi hết hạn hợp đồng.
Hiếm khi nào Thái Lan bị lôi vào vòng xoáy của các cuộc khủng hoảng trên thế giới với quy mô lớn như lần này. Đàm phán để trả tự do công nhân Thái Lan có thể đã bị bắt làm con tin là một cuộc trắc nghiệm đối với chính phủ mới tại Bangkok ».
Israel tuyên bố giết Muhammad Abu Shamla, quan chức hàng đầu của Hamas tại Gaza
Quân đội Israel IDF công bố video đợt không kích hôm Thứ Năm (12/10) của họ vào Gaza. (Ảnh chụp màn hình video)
Quân đội Israel IDF công bố video đợt không kích hôm Thứ Năm (12/10) của họ vào Gaza đánh sập căn nhà và giết chết Muhammad Abu Shamla – quan chức hải quân cấp cao của Hamas trong Lữ đoàn Rafah.
“Phi cơ của IDF đã tấn công Muhammad Abu Shamla, quan chức hải quân cấp cao của Hamas trong Lữ đoàn Rafah. Nơi ở của Abu Shamla được sử dụng để cất giữ vũ khí hải quân được thiết kế để khủng bố chống lại Nhà nước Israel,” IDF tuyên bố, Fox News đưa tin.
“Hiện tại, chúng tôi đang tập trung vào việc tiêu diệt lãnh đạo cấp cao của họ,” theo Trung tá Richard Hecht, phát ngôn viên quân đội Israel. “Không chỉ giới lãnh đạo quân sự, mà cả giới lãnh đạo chính phủ, cho đến [lãnh đạo hàng đầu của Hamas Yehiyeh] Sinwar. Họ có mối liên hệ trực tiếp với nhau.”
Trong đợt không kích hôm Thứ Năm, Quân đội Israel (tên chính thức: IDF — Lực lượng Phòng vệ Israel) loan tin rằng một cuộc tấn công của họ đã giết chết Muhammad Abu Shamla, và các cuộc tấn công khác đã đánh trúng các trung tâm chỉ huy hoạt động Nukhba được sử dụng bởi các thành viên Hamas, nơi tổ chức cuộc xâm nhập vào các cộng đồng Israel xung quanh Gaza vào Thứ Bảy tuần trước (7/10).
“Lực lượng tinh nhuệ Nukhba bao gồm những kẻ khủng bố được các thành viên cấp cao của Hamas lựa chọn, được chỉ định thực hiện các cuộc tấn công khủng bố như phục kích, đột kích, tấn công, xâm nhập qua các đường hầm khủng bố, cũng như tên lửa chống tăng, tên lửa và bắn tỉa”, IDF tuyên bố. “Lực lượng tinh nhuệ Nukhba là một trong những lực lượng hàng đầu đã xâm nhập vào Nhà nước Israel để thực hiện các hành động khủng bố giết người chống lại dân thường của nước này.”
Tờ báo cũng báo cáo và đăng video rằng trong các không kích hôm Thứ Tư, Israel đã giết chết chỉ huy Jihad Hồi giáo Palestine Moussa Naseer tại nhà riêng của ông ở thành phố phía Bắc Beit Lahia, theo các phương tiện truyền thông liên kết với Lữ đoàn Al-Quds, cánh vũ trang của nhóm.
Đợt tấn công của Hamas hôm Thứ Bảy tuần trước đã mở màn cho giao tranh Israel-Hamas. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố tình trạng chiến tranh, thề sẽ “đè bẹp và tiêu diệt” Hamas.
Công bố trên truyền hình, ông Netanyahu cho hay Israel đã thành lập “nội các chiến tranh” mới hôm Thứ Tư — một chính phủ thời chiến, liên minh giữa phe của ông Netanyahu với những phe đối lập với ông.
Israel đã huy động hàng trăm ngàn quân dự bị để chuẩn bị cho một cuộc tấn công trên bộ vào Gaza. Hôm Thứ Năm, người phát ngôn quân đội, trung tá Hecht nói rằng chưa có quyết định nào được đưa ra về một cuộc tấn công trên bộ “nhưng chúng tôi đang chuẩn bị cho việc đó.”
Chiến tranh xảy ra khi Israel chuẩn bị đạt được thỏa thuận bình thường hóa quan hệ với Ả Rập Saudi, quốc gia Ả Rập giàu có nhất. Trong khi đó, Ả Rập Saudi mới khôi phục quan hệ với đối thủ trong khu vực là Iran, được Hamas hậu thuẫn, chỉ vài tháng trước. Cuộc tấn công hôm Thứ Bảy được cho là đã lên kế hoạch từ lâu, có thể tới 2 năm bởi Hamas.
Chính phủ Mỹ của Tổng thống Joe Biden bật đèn xanh, ủng hộ hoàn toàn Israel và cực lực lên án quân Hamas khủng bố. Ngoại trưởng Mỹ và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, trong các dịp khác nhau, đều khẳng định Mỹ sát cánh cùng Israel, và viện trợ cho Israel những gì cần thiết cho chiến tranh.
Theo tờ báo, tính đến nay, không đầy một tuần, hai phe đã có hơn 2.400 người chết, rất nhiều là dân thường. Chiến tranh vẫn có dấu hiệu tiếp tục leo thang. Dải Gaza, nơi sinh sống của 2,3 triệu người Palestine đang bị đối mặt với phong tỏa toàn diện, và cảnh các đường phố và trung tâm đang bị biến thành gạch vụn.
Liên Hợp Quốc và một số lãnh đạo khác kêu gọi các bên tham chiến hãy kiềm chế, không làm ảnh hưởng tới người dân thường. LHQ nói có thể sẽ tìm cách điều tra tội ác chiến tranh đối với cả 2 phe tham chiến.
Nhật Tân
Hội Hồng Thập tự cố gắng ‘đàm phán’ với Hamas và Israel về việc thả con tin
Liên Thành
Theo các quan chức Israel, khoảng 150 người đã bị Hamas bắt giữ trong cuộc tấn công hôm thứ Bảy. (Ảnh: AA).
Để trả đũa cuộc tấn công hôm thứ Bảy, Israel đã không ngừng tấn công Gaza và áp đặt một cuộc bao vây toàn diện.
Đáp trả lại hành động leo thang, Hamas tuyên bố rằng, 4 trong số những người bị bắt đã bị chết vì các cuộc tấn công của Israel. Và họ sẽ tiếp tục giết những người khác nếu vẫn còn các mục tiêu dân sự bị ném bom mà không được báo trước.
Cùng với chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia trung gian hoà giải khác, Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) đang liên lạc với Hamas và Israel để cố gắng đàm phán về việc thả các con tin bị đem vào Gaza.
Như tin đã đưa, có Ít nhất 150 người Israel và người nước ngoài – bao gồm binh lính, dân thường, trẻ em và phụ nữ đã bị bắt làm con tin ở Gaza sau cuộc tấn công bất ngờ của Hamas hôm thứ Bảy vào Israel.
Fabrizio Carboni, giám đốc khu vực Cận và Trung Đông của ICRC, cho biết trong một tuyên bố rằng, “Là một bên trung gian trung lập, Tổ chức Hội chữ thập đỏ chúng tôi sẵn sàng tiến hành các chuyến thăm nhân đạo; tạo điều kiện liên lạc giữa con tin và các thành viên trong gia đình; và tạo điều kiện thuận lợi cho bất kỳ sự phóng thích nào có thể xảy ra”.
Ông này cũng nói thêm rằng, việc bắt giữ con tin bị cấm theo luật nhân đạo quốc tế và bất kỳ ai bị bắt giữ đều nên được thả ngay lập tức. Và “cả hai bên cần giảm bớt nỗi đau khổ của dân thường”.
Theo ông Carboni : “Sự đau khổ của con người do việc leo thang này gây ra thật ghê tởm”.
Thành viên sáng lập Hamas kêu gọi ‘Thánh chiến’ thứ Sáu ngày 13 chống lại Israel
Liên Thành
Cựu thủ lĩnh Khaled Meshaal.
Sáng lập viên lực lượng khủng bố Hamas và cựu thủ lĩnh Khaled Meshaal đã kêu gọi các cuộc biểu tình nổ ra khắp thế giới Hồi giáo vào thứ Sáu, ngày 13 tháng 10 để ủng hộ người Palestine.
Khaled Meshaal đồng thời cũng kêu gọi người dân các nước láng giềng tham gia cuộc chiến chống lại Israel .
Meshaal, người hiện đứng đầu văn phòng cộng đồng người Do Thái của Hamas và lãnh đạo Hamas từ năm 2014-2017 cho biết trong một tuyên bố được ghi âm gửi tới hãng tin Reuters rằng:
“[Chúng ta phải] tiến đến các quảng trường và đường phố của thế giới Ả Rập và Hồi giáo vào thứ Sáu”.
Meshaal nói thêm: “Đối với tất cả các học giả dạy thánh chiến… đối với tất cả những người dạy và cả những người học, đây là thời điểm để áp dụng các lý thuyết”.
Meshaal hiện đang ở tại Qatar lên tiếng cho rằng, chính phủ và người dân Jordan, Syria, Lebanon và Ai Cập những quốc gia có nhiều người tị nạn Palestine, nên có nhiệm vụ hỗ trợ người Palestine.
Meshaal nói: “Các bộ lạc Jordan, những người con của Jordan, những người anh chị em của Jordan… Đây là khoảnh khắc của sự thật và biên giới đã gần kề với các bạn, tất cả các bạn đều biết trách nhiệm của mình”.
Khaled Meshaal được biết đã sống lưu vong kể từ năm 2012, khi ông bị Bashar Al Assad buộc phải rời khỏi Syria. Và người kế nhiệm hiện tại là Ismail Haniyeh.
Tổng thống Zelensky khẳng định Avdiivka vẫn trụ vững
Liên Thành
Khói bốc lên từ khu vực theo hướng Avdiivka (Ảnh: REUTERS/Alexander Ermochenko).
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy hôm qua cho biết quân đội Ukraina vẫn giữ vững vị trí của họ ở thị trấn Avdiivka, nơi đang xảy ra giao tranh ác liệt với lực lượng Nga trong tuần này.
Các quan chức Ukraina cho biết, lực lượng Nga đã chuyển hướng một số lượng lớn quân đội và thiết bị tới Avdiivka sau nhiều tháng bao vây nơi này, và đồng thời mở một đợt tấn công lớn nhất vào thị trấn này kể từ khi phát động cuộc chiến.
Các báo cáo của phía Nga cũng cho biết giao tranh đã gia tăng xung quanh Avdiivka.
Vitaliy Barabash, người đứng đầu chính quyền thị trấn Avdiivka đã mô tả cuộc tấn công của Nga, là “hành động tấn công quy mô lớn nhất trong khu vực của họ kể từ khi cuộc chiến bắt đầu.”
Tổng thống Zelenskiy viết trên Telegram rằng, họ vẫn đang giữ vững Avdiivka, và bằng chính lòng dũng cảm và sự đoàn kết, Ukraine sẽ là người nắm quyền kết thúc cuộc chiến này.
LHQ: Israel ra lệnh sơ tán 1,1 triệu người khỏi Bắc Gaza trong 24 giờ
Phát ngôn viên của IDF xác nhận IDF đã gửi đi thông báo cho người dân phía Bắc Gaza hãy rời đi qua sông về phía nam, và nói rằng IDF làm việc tuân thủ theo luật pháp quốc tế, chứ không như Hamas; trong xác nhận không nói rõ thời hạn phải di dời. (Ảnh lấy từ video thông báo của IDF)
Quân đội Israel yêu cầu người dân phía Bắc Dải Gaza phải di dời đi, chuyển về phía Nam, miêu tả đó là “một bước đi nhân đạo” và phù hợp với luật pháp quốc tế. LHQ gọi yêu cầu di rời trong 24 giờ là mệnh lệnh bất khả thi, có thể gây ra “hậu quả nhân đạo tàn khốc” đối với số khoảng 1,1 triệu người ở đó.
Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc và Bộ An toàn và An ninh ở Gaza (OCHA oPt) đã được thông báo ngay trước nửa đêm theo giờ địa phương rằng “toàn bộ người dân Gaza ở phía Bắc Wadi Gaza sẽ phải di dời đến miền Nam Gaza trong vòng 24 giờ tới,” phát ngôn viên Liên Hợp Quốc Stephane Dujarric nói trong một tuyên bố với nhiều cơ quan truyền thông vào sáng Thứ Sáu 13/10.
Quan chức Liên Hợp Quốc nhấn mạnh rằng “không thể nào có được một sự di dời như vậy diễn ra mà không gây ra hậu quả nhân đạo tàn khốc.”
“Con số này lên tới khoảng 1,1 triệu người. Lệnh tương tự áp dụng cho tất cả nhân viên Liên Hợp Quốc và những người được tạm trú trong các cơ sở của Liên Hợp Quốc – bao gồm trường học, trung tâm y tế và phòng khám,” người phát ngôn cho biết.
“Liên Hợp Quốc mạnh mẽ kêu gọi hủy bỏ bất kỳ lệnh nào như vậy, nếu được xác nhận, để tránh điều gì có thể biến những gì vốn đã là một thảm kịch thành một tình huống tai họa,” ông Dujarric nói.
Quân đội Israel (IDF — Lực lượng Phòng vệ Israel) sau đó đã xác nhận qua mạng xã hội X (Twitter) rằng họ đã ban hành lệnh sơ tán ấy, gọi đây là “bước đi nhân đạo”.
Nhưng trong xác nhận này không có chỗ nào nói đến thời hạn phải di dời là trong bao lâu, và chỉ thừa nhận sẽ mất “một thời gian”.
“IDF kêu gọi tất cả cư dân của Thành phố Gaza sơ tán khỏi nhà, di chuyển về phía Nam để được bảo vệ và định cư ở khu vực phía Nam sông Gaza,” và “Việc sơ tán này là vì sự an toàn cá nhân của bạn. Các bạn chỉ có thể quay lại thành phố Gaza sau khi có thông báo xác nhận điều này.”
IDF tuyên bố sẽ “tiếp tục hoạt động đáng kể ở thành phố Gaza trong những ngày tới” và kêu gọi dân thường “tránh xa những kẻ khủng bố Hamas, những kẻ sử dụng bạn làm lá chắn sống.”
Tính đến tối Thứ Năm, số người buộc phải rời bỏ nhà cửa trong bối cảnh các cuộc không kích đang diễn ra của Israel đã tăng lên khoảng 423.378 người, tương đương khoảng 21% toàn bộ dân số của Dải Gaza, theo bản cập nhật nhanh mới nhất của OCHA.
Khoảng 2/3 số người di tản trong nước đang trú ẩn trong các trường học do Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của Liên Hợp Quốc dành cho Người tị nạn Palestine (UNRWA) điều hành.
Nhật Tân (theo RT)
Người đàn ông Do Thái ẩn danh mua 250 vé máy bay cho quân dự bị Isreal
Thanh niên Israel ở sân bay Paris chuẩn bị trở về nước chiến đấu với Hamas. (Ảnh chụp màn hình video)
Sau khi Hamas bất ngờ tấn công Israel vào cuối tuần qua (7/10), nhiều người Israel đang ở nước ngoài đã nhận được thông báo triệu tập quân dự bị, chuẩn bị cho chiến tranh với Hamas. Những người Do Thái ở nước ngoài đã tích cực tài trợ mua vé máy bay cho quân dự bị Israel trở về nước.
Avi Meyer, tổng biên tập tờ The Jerusalem Post của Israel, viết trên mạng xã hội X (Twitter) rằng: “Tôi vừa đọc tài khoản của một thành viên phi hành đoàn El Al. Một người đàn ông Do Thái chính thống, không muốn nêu tên, đứng lặng lẽ gần quầy El Al ở sân bay JFK New York ngày hôm qua. Bất kỳ ai trình ra thông báo triệu tập, thì đều sẽ nhận được một vé (đến Israel). Người này đã trả cho 250 vé.”
Tờ New York Post đưa tin, Ofri Rimoni – người phát ngôn của hãng hàng không quốc gia Israel El Al – kể rằng sau khi biết về việc hỗ trợ nhiều cho quân dự bị Israel, họ đã liên hệ với một nhân viên tại sân bay Kennedy để hỏi thông tin chi tiết. Được biết, một người đàn ông Do Thái đã trả tiền vận chuyển thiết bị quân sự cho quân dự bị, và một người đàn ông khác đã dùng thẻ tín dụng để mua vé máy bay cho nhiều quân nhân dự bị phải đến Israel.
Cô Rimoni cho biết, về mặt pháp lý, các hãng hàng không bị cấm nhận bất kỳ khoản quyên góp nào thay mặt cho quân dự bị, vì vậy nhiều người đã đến quầy tại sân bay JFK ở New York và yêu cầu mua vé cho quân dự bị Israel. Cô nói rằng thật là một trải nghiệm “tuyệt vời” khi thấy người Mỹ có mặt tại sân bay để giúp người Israel mua vé máy bay.
Trong khi hầu hết các hãng hàng không lớn trên thế giới đã hủy các chuyến bay đến Israel kể từ khi Hamas phát động cuộc tấn công quy mô lớn, thì El Al và các hãng hàng không khác của Israel lại tăng cường các chuyến bay vận chuyển quân dự bị đến Israel.
Vào ngày 9/10, quan chức quốc phòng Israel thông báo rằng Israel tuyển mộ 300.000 quân dự bị.
Tờ Haaretz của Israel hôm 9/10 đưa tin, hàng ngàn người Israel nhận được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ quân dự bị khẩn cấp khi đi du lịch nước ngoài, đang khẩn trương tìm vé máy bay trở về Tel Aviv.
Do tình hình an ninh ở Israel, nhiều hãng hàng không quốc tế đã hủy các chuyến bay đến Israel. Vì vậy, trong hoàn cảnh hiện tại, El Al Israel Airlines, hãng hàng không quốc gia của Israel, đã trở thành lựa chọn duy nhất để những người Israel ở nước ngoài này trở về nước. Tuy nhiên, El Al vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tăng đột biến bằng cách tăng số lượng chuyến bay quốc tế.
Các chuyến bay của El Al ưu tiên hành khách mang theo tài liệu tzav shmoneh, đây là một thuật ngữ dùng để thông báo triệu tập khẩn cấp tới quân dự bị trong thời chiến và các hoạt động quân sự đặc biệt.
Những người khác hy vọng có thể kết nối với nhân viên El Al để giúp họ đặt chuyến bay khởi hành trong vài giờ tới.
Nhiều quân nhân dự bị của Israel đã được huy động thông qua các nhóm WhatsApp trên mạng xã hội, các chuyến bay thuê bao được tổ chức để họ tham gia cùng quân đội được điều động chiến đấu trong và xung quanh Dải Gaza, cũng như cung cấp quân tiếp viện ở các khu vực khác.
Đông Thần Vũ, Vision Times
Lực lượng không gian Mỹ tạm ngừng việc sử dụng công cụ AI
(Ảnh minh họa: VesnaArt/Shutterstock)
Lực lượng Không gian Mỹ (USSF) đã tuyên bố tạm ngừng việc sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) tổng hợp dựa trên web, như ChatGPT, đối với quân nhân và nhân viên thuộc lực lượng do lo ngại về bảo mật dữ liệu, theo hãng tin Reuters.
Động thái trên được đưa ra nhằm thực thi một chỉ thị ngày 29/9, trong đó USSF cấm quân nhân và nhân viên phục vụ trong lực lượng sử dụng các công cụ AI, trong đó có các mô hình ngôn ngữ lớn trên máy tính của chính phủ, trừ khi có sự cho phép chính thức của Giám đốc Văn phòng đổi mới và công nghệ thuộc USSF. Lệnh cấm này chỉ mang tính tạm thời.
Việc sử dụng AI tạo sinh đã bùng nổ trong năm qua và các sản phẩm ngày càng phát triển như ChatGPT của OpenAI có thể nhanh chóng tạo ra nội dung như văn bản, hình ảnh hoặc video trên máy tính từ lời nhắc đơn giản.
Giám đốc đổi mới và công nghệ của USSF, bà Lisa Costa khẳng định công nghệ này chắc chắn sẽ cách mạng hóa và nâng cao khả năng tác chiến nhanh của USSF. Bà cũng cho biết Văn phòng đổi mới và công nghệ của USSF đã thành lập đội đặc nhiệm AI tạo sinh cùng với các văn phòng khác của Bộ Quốc phòng để nghiên cứu sử dụng công nghệ này một cách “có trách nhiệm và có chiến lược”. Trong tháng 11 tới, USSF sẽ ban hành hướng dẫn thêm về việc sử dụng AI tạo sinh.
Người phát ngôn Không quân Mỹ Tanya Downsworth cho biết rằng lệnh cấm tạm thời này nhằm bảo vệ dữ liệu của USSF và quân nhân, nhân viên trong lực lượng. Được biết, USSF ra đời ngày 20/12/2019, hoạt động dưới sự điều phối của Không quân Mỹ.
Phan Anh
Người dân Gaza sẽ chạy đi đâu?
Tối 7/10, ngày đầu tiên Hamas tấn công Israel, thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu đã cảnh báo người dân Gaza “hãy rời đi ngay vì chúng tôi sẽ hành động quyết liệt ở mọi nơi.”
Trong cùng hôm đó Israel bắt đầu không kích vào Gaza, dải đất do Hamas quản lý. Nhiều người trong số 2 triệu dân Gaza rõ ràng muốn nghe theo lời khuyên của ông Netanyahu và chạy trốn, nhưng không rõ họ có thể đi đâu. Israel sẽ không cho họ vào, trong khi một số báo cáo khác cho thấy Ai Cập đã đóng cửa biên giới. Chính phủ Ai Cập nói cửa khẩu biên giới Rafah không hoạt động vì tên lửa của Israel đã tấn công nó nhiều lần.
Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah al-Sisi có thể muốn chặn dòng người di cư từ Gaza, nhất là khi kinh tế Ai Cập chìm trong khó khăn. Nước này gần đây đã tiếp nhận hơn 100.000 người tị nạn từ cuộc nội chiến ở Sudan. Cho đến nay, Ai Cập dường như không muốn trở thành nơi trú ẩn cho người dân Gaza.
Uỷ viên đối ngoại EU thăm Trung Quốc
Josep Borrell, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, sẽ tới Trung Quốc vào thứ Sáu để bắt đầu các cuộc đàm phán nghiêm túc trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị và thương mại khiến quan hệ hai chiều trở nên căng thẳng. Trong chuyến thăm ba ngày của mình, ông Borrell sẽ phải thực hiện một chương trình nghị sự dày đặc, từ nhân quyền và các thỏa thuận kinh tế đến Ukraine và bây giờ là Trung Đông.
EU muốn “giảm thiểu rủi ro” cho nền kinh tế của mình bằng cách giảm phụ thuộc vào Trung Quốc; khối đang xem xét liệu xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc có cạnh tranh không lành mạnh với sản phẩm EU hay không. Họ cũng muốn thuyết phục Trung Quốc ngừng ủng hộ Nga trong cuộc xâm lược Ukraine. Bên cạnh đó còn có cuộc tấn công khủng bố ở Israel: Hamas đã bị lên án mạnh mẽ trên khắp châu Âu, nhưng không phải ở Trung Quốc. Áp lực từ quê nhà buộc ông Borrell tố cáo hành vi vi phạm nhân quyền của Trung Quốc sẽ chỉ làm tăng thêm bầu không khí ngột ngạt.
Putin công du nước ngoài lần đầu sau khi bị truy tố
Vladimir Putin đang ở Kyrgyzstan cho chuyến công du nước ngoài chính thức đầu tiên của ông kể từ khi bị Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) truy tố về tội ác chiến tranh hồi tháng 3. Vào thứ Sáu, ông sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh của Cộng đồng Các Quốc gia Độc lập CIS, một nhóm bao gồm 10 quốc gia Liên Xô cũ do Nga đứng đầu.
CIS được cho là thể hiện ảnh hưởng khu vực của Nga. Nhưng ảnh hưởng của Điện Kremlin đối với một số thành viên đang suy yếu đi. Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan sẽ vắng mặt khi nước ông quay cuồng vì cuộc tấn công của Azerbaijan vào Nagorno-Karabakh hồi tháng trước khiến hơn 100.000 người dân tộc Armenia phải tháo chạy. Dù cam kết đảm bảo an ninh khu vực, Nga, đối tác an ninh truyền thống của Armenia, đã không ngăn được cuộc tấn công. Đây có thể là động thái trừng phạt của Nga vì Armenia tỏ ra muốn xoay trục về phương tây, nhưng có lẽ sẽ chỉ khiến Armenia nhanh chóng rời xa Nga. Tuần trước, quốc hội Armenia đã bỏ phiếu gia nhập ICC, buộc nước này phải bắt giữ ông Putin nếu ông đến thăm.
Tháng 9 năm nay là tháng nóng nhất trong nhiều năm qua
Mỗi tháng có ba bộ dữ liệu giúp cung cấp một cái nhìn nhanh về nhiệt độ toàn cầu. Dữ liệu tháng 9 này đặc biệt được quan tâm. Báo cáo đầu tiên, được công bố vào tuần trước bởi Copernicus, chương trình quan sát Trái đất của EU, cho thấy trung bình nhiệt độ không khí bề mặt hàng tháng là 16,38°C – cao hơn gần 1°C so với mức trung bình 30 năm qua và cao hơn 0,5°C so với kỷ lục tháng 9 trước đó. Nhà khoa học khí hậu Zeke Hausfathe đã gọi những hiện tượng bất thường như vậy là “hoàn toàn đáng kinh ngạc.”
Vào thứ Năm Berkeley Earth, một nhóm nghiên cứu của Mỹ, đã xác nhận phân tích của ông. Họ phát hiện ra tháng 9 là tháng nóng nhất kể từ năm 1850. Trong khi đó, chuỗi dữ liệu thứ ba, từ Viện Nghiên cứu Vũ trụ Goddard của NASA, sẽ được công bố vào thứ Sáu và dự kiến sẽ cho thấy nhiều điều tương tự. Thời tiết nắng nóng của mùa hè năm nay khiến việc 2023 trở thành năm nóng nhất từ trước đến nay là điều gần như chắc chắn. Rất có khả năng nhiệt độ năm 2023 sẽ đạt hoặc vượt quá 1,5°C so với mức tiền công nghiệp.
Trung Quốc hướng đến kỷ niệm một thập kỷ sáng kiến Vành đai và Con đường
Trung Quốc hướng đến kỷ niệm một thập kỷ sáng kiến Vành đai và Con đường.
Trung Quốc tuyên bố, sẽ tổ chức một cuộc họp mặt với các nhà lãnh đạo nước ngoài vào tuần tới để kỷ niệm một thập kỷ dự án cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường. Và tổ chức tiệc chiêu đãi các quốc gia đánh dấu việc ký kết được hơn 2 nghìn tỷ USD các hợp đồng trên khắp thế giới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin dự kiến sẽ tham dự sự kiện đánh dấu 10 năm dự án này cũng như ghi nhận nỗ lực của phía Trung Quốc.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Mao Ninh, cho biết: “Chúng tôi hoan nghênh các nước và đối tác tích cực tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) đến Bắc Kinh để thảo luận về các kế hoạch hợp tác và tìm kiếm sự phát triển chung”.
Sự kiện này diễn ra giữa bối cảnh Trung Quốc bị cáo buộc thu hút các nước có thu nhập thấp vào bẫy nợ bằng cách cung cấp các khoản vay khổng lồ, dẫn đến vượt quá khả năng chi trả thông qua sáng kiến này.
Được biết có đại diện của hơn 130 quốc gia sẽ tham gia vào sự kiện sắp tới và ông Tập Cận Bình sẽ phát biểu khai mạc. Sau đó sẽ tổ chức tiệc chào mừng các nhà lãnh đạo nước ngoài.
Đây là sự kiện hội nghị lần thứ ba của diễn đàn Sáng kiến Vành đai và Con đường, và các sự kiện trước đó đã được tổ chức vào năm 2017 và 2019.
Tags: Hoa kỳ, Nga, tin tức thế giới, Trung cộng, Ukraine Posted in Mỹ - Trung, Tin thế giới, Trung Cộng Xâm Lược, Trung Đông, Điểm Tin | Comments Off on Thời sự Thứ Sáu 13/10/2023: *Mỹ và Qatar phong tỏa 6 tỷ đô la của Iran *Israel nói giết Muhammad Abu Shamla *Hamas kêu gọi ‘Thánh chiến’ thứ Sáu 13 *TT Zelensky: Avdiivka vẫn trụ vững *LHQ: Israel ra lệnh sơ tán 1,1 triệu người trong 24 giờ *Ẩn danh mua 250 vé máy bay cho quân dự bị Israel *Mỹ tạm ngừng công cụ AI *Dân Gaza sẽ chạy đi đâu? *TQ kỷ niệm 10 năm sáng kiến Vành đai Con đường
Tags: Hoa kỳ, Nga, tin tức thế giới, Trung cộng, Ukraine, Đài Loan Posted in Do Thái, Tin thế giới, Tin tức, Trung Quốc, Trung Đông, Điểm Tin | Comments Off on Thời sự Thứ Ba 10/10/2023 *Song Thập 10/10, Quốc khánh của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) *TT Thái Anh Văn: Đài Loan muốn ‘chung sống hòa bình’ với TQ *Israel mong đợi ‘sự lên án mạnh mẽ hơn’ từ TQ *LHQ: thà để một ghế trống (NQ) còn hơn bầu cho TQ *Mỹ cảnh báo Hezbollah không nên tấn công Israel *Hamas nói sẽ bắt đầu hành quyết các tù nhân Israel * Nữ Giáo sư Harvard đoạt giải Nobel Kinh tế 2023
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tiếp đón đoàn đại biểu Australia.
Chính phủ Trung Quốc hôm 27/9 cáo buộc đảng cầm quyền Đài Loan đang mưu tìm độc lập, một ngày sau khi tổng thống của hòn đảo tự trị vận động để được Australia hỗ trợ gia nhập hiệp định thương mại khu vực.
Bà Chu Phượng Liên, phát ngôn viên Văn phòng Đài Loan Sự vụ của Trung Quốc, còn nhấn mạnh rằng các cuộc tập trận quân sự gần đây của Trung Quốc quanh Đài Loan được tổ chức hầu chống lại “sự ngạo mạn của lực lượng ly khai đòi độc lập cho Đài Loan.”
Trung Quốc tuyên bố Đài Loan, một hòn đảo cách bờ biển phía đông của Trung Quốc khoảng 160km, là lãnh thổ của mình. Hai bên tách ra trong cuộc nội chiến đưa Đảng Cộng sản lên nắm quyền ở Trung Quốc vào năm 1949, và những người bên Quốc Dân Đảng thua cuộc đã thành lập chính phủ riêng ở Đài Loan.
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, tiếp đón sáu nhà lập pháp Australia sang thăm và tìm kiếm sự ủng hộ của Australia đối với nỗ lực của Đài Loan tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, một hiệp định thương mại tự do gồm 11 quốc gia.
Phái đoàn quốc hội Australia đã thảo luận về việc tăng cường hợp tác kinh tế với Đài Loan, đặc biệt là về năng lượng sạch và bày tỏ sự quan tâm đến ngành công nghiệp bán dẫn của Đài Loan.
Bà Chu nói bất kỳ sự tham gia nào của Đài Loan vào một nhóm kinh tế khu vực đều phải được xử lý theo ‘nguyên tắc một Trung Quốc’, vốn quy định rằng Đảng Cộng sản là chính phủ Trung Quốc và Đài Loan là một phần của Trung Quốc.
Bà Chu cảnh báo: “Nỗ lực của Đảng Dân tiến nhằm tìm kiếm sự độc lập nhân danh kinh tế và thương mại sẽ thất bại.”
Bà Chu cũng ra hiệu rằng Trung Quốc sẽ không giảm bớt hoạt động quân sự xung quanh Đài Loan.
“Chừng nào các hành động khiêu khích đòi độc lập của Đài Loan còn tiếp diễn thì chừng đó các hành động của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ sẽ không dừng lại.”
Nga cáo buộc Mỹ, Anh giúp Ukraine tấn công trụ sở Hạm đội Biển Đen ở Crimea
Hình ảnh vệ tinh do Planet Labs PBC công bố vào ngày 23 tháng 9 năm 2023 cho thấy hình ảnh từ trên không của thành phố Sevastopol sau một cuộc tấn công tên lửa nhằm vào trụ sở của hạm đội Biển Đen của Moscow ở Crimea.
Nga hôm 27/9 cáo buộc Hoa Kỳ và Anh giúp Ukraine thực hiện một cuộc tấn công vào tuần trước nhắm vào trụ sở Hạm đội Biển Đen của Nga tại Crimea mà Nga đang chiếm đóng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tố cáo rằng cuộc tấn công đã được lên kế hoạch trước bằng cách sử dụng các phương tiện tình báo phương Tây, tài sản vệ tinh của NATO và máy bay do thám.
Bà Zakharova cũng tố cáo rằng tình báo Mỹ và Anh đã giúp điều phối cuộc tấn công này.
Dù Mỹ và các đối tác phương Tây khác đã cung cấp thiết bị quân sự và huấn luyện cho Ukraine, nhưng các quan chức Mỹ phủ nhận việc đóng vai trò trực tiếp trong chiến dịch phòng vệ của Ukraine trước cuộc xâm lược của Nga.
Khi Nga cáo buộc Mỹ có liên quan đến vụ tấn công bằng máy bay không người lái vào Điện Kremlin hồi tháng 5, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc John Kirby nói tuyên bố đó là ‘lố bịch.’
Một kênh truyền hình do Bộ Quốc phòng Nga điều hành hôm 27/9 phát sóng đoạn video không ghi ngày tháng cho thấy Đô đốc Viktor Sokolov, chỉ huy Hạm đội Biển Đen của Nga, khẳng định rằng hạm đội này vẫn đang hoạt động thành công.
Đây là ngày thứ nhì liên tiếp video về ông Sokolov xuất hiện trên truyền hình Nga, sau tuyên bố của Ukraine rằng đã hạ sát ông trong cuộc tấn công phi đạn vào Crimea.
Thủ tướng Canada xin lỗi về vụ hoan nghênh cựu chiến binh Đức quốc xã
Thủ tướng Justin Trudeau hôm thứ Tư (27/9) đã chính thức xin lỗi sau khi một cựu chiến binh Đức quốc xã được mời đến và được tung hô tại Hạ viện Canada trong sự kiện có sự hiện diện của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Phát biểu tại Hạ viện Canada hôm thứ Tư (27/9), Thủ tướng Trudeau nói: “Thay mặt tất cả mọi người tại Hạ viện này, tôi muốn gửi lời xin lỗi hoàn toàn về những gì đã xảy ra hôm thứ Sáu và [gửi lời xin lỗi] tới Tổng thống Zelensky cũng như phái đoàn Ukraine vì tình thế họ đã bị đặt vào”.
“Việc tất cả chúng tôi có mặt ở đó đã vô tình công nhận cá nhân này là lỗi nghiêm trọng và xâm phạm ký ức của những người đã chịu đau khổ cùng cực dưới bàn tay của chế độ phát-xít”, ông Trudeau nói tiếp.
Ông Trudeau cũng cho biết Ottawa đã liên hệ với Kyiv và ông Zelensky qua nhiều kênh ngoại giao để gửi lời xin lỗi.
Trước đó, vào thứ Sáu tuần trước (22/9), tại một sự kiện ở Hạ viện Canada có sự góp mặt của Tổng thống Ukraine Zelensky, cựu chiến binh Yaroslav Hunka 98 tuổi được Chủ tịch Hạ viện Anthony Rota giới thiệu là “anh hùng Ukraine… đã chiến đấu cho sự độc lập của Ukraine chống lại người Nga” trong Thế chiến II.
Chủ tịch Hạ viện Anthony Rota hôm thứ Ba (26/9) đã tuyên bố từ chức sau khi các kênh truyền thông đưa tin rằng ông Hunka từng chiến đấu trong “Sư đoàn số 14 của Waffen-SS”. Đơn vị quân đội Ukraine này được chế độ Đức quốc xã thành lập vào năm 1943 để tham chiến và gây nhiều tội ác chống lại người Do Thái và người Ba Lan ở Mặt trận phía Đông.
Ông Yaroslav Hunka là người Ukraine. Lúc ông sinh ra năm 1925, địa phương đó thuộc Đệ Nhị Cộng hòa Ba Lan, nên truyền thông đưa tin cựu chiến binh này là người Ukraine sinh ra tại Ba Lan. Sau khi xuất ngủ, ông Hunka đã di cư tới Canada và sống ở đây cho đến nay.
Ông Trudeau ban đầu chỉ đề cập đến sự vụ hôm 22/9 tại Hạ viện Canada là “đáng xấu hổ”, nhưng đã không xin lỗi trực tiếp và cũng không tham gia kêu gọi ông Rota từ chức.
Phát biểu tại Hạ viện hôm 27/9, ông Trudeau đã nỗ lực tách biệt cá nhân ông với ông Rota cho dù cả hai ông đều là thành viên của Đảng Tự do cầm quyền.
Ông Trudeau nói: “Chủ tịch Hạ viện đơn phương chịu trách nhiệm mời và công nhận người đàn ông này, và đã chấp nhận hoàn toàn trách nhiệm đó và đã từ chức”.
Ông Trudeau sau đó nói rằng: “Tất cả mọi người chúng ta đã có mặt tại viện này hôm thứ Sáu cực kỳ hối tiếc vì đã đứng lên và vỗ tay, mặc dù chúng ta đã không hề hay biết về bối cảnh”.
Mặc dù ông Trudeau tuyên bố không hề biết ông Hunka là thành viên của một đơn vị quân đội Đức quốc xã, nhưng lời ông Rota giới thiệu về ông Huka là người Ukraine “đã chiến đấu chống lại người Nga” trong Thế chiến II có lẽ chỉ áp dụng cho ai đó chiến đấu trong phe Đức quốc xã.
Tuyên bố xin lỗi của Thủ tướng Trudeau được đưa ra trong bối cảnh Canada bị lên án gay gắt từ Nga, Ba Lan và các nhóm Do Thái như nhóm Những người bạn của Trung tâm Simon Wiesenthal có trụ sở tại Canada. Nhóm này đã mô tả đơn vị quân đội mà ông Hunka từng phục vụ trong Thế chiến II “chịu trách nhiệm cho hành vi giết hàng loạt thường dân vô tội ở mức độ hung bạo và tàn ác không thể hình dung được”.
Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố rằng vụ việc hôm 22/9 tại Quốc hội Canada là “cách khả dĩ nhất để mô tả về chế độ của Thủ tướng Justin Trudeau vốn luôn bám cứng vào chủ nghĩa bài Nga ngông cuồng”.
Các chính trị gia bảo thủ tại Canada, đối lập với Đảng Tự do cầm quyền, cho rằng Thủ tướng Trudeau phải chịu trách nhiệm cuối cùng đối với những gì đã xảy ra, vì rằng ông ta đã mời Tổng thống Ukraine Zelenksy đến phát biểu tại quốc hội Canada. Các chính trị gia bảo thủ cũng đỗ lỗi sự bất cẩn của ông Trudeau đã dẫn tới sự việc đáng tiếc hôm 22/9.
Hải Đăng (t/h)
Nga cân nhắc cùng Trung Quốc cấm nhập khẩu hải sản Nhật Bản
Ngư dân dỡ hải sản đánh bắt được bằng lưới kéo xa bờ, tại cảng Matsukawaura ở thành phố Soma, Fukushima, Nhật Bản, ngày 1/9/2023. (Ảnh: JIJI Press/AFP qua Getty Images)
Nga cho biết họ đang xem xét việc tham gia cùng Trung Quốc trong lệnh cấm nhập khẩu hải sản Nhật Bản sau khi Tokyo xả nước phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra đại dương.
Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm toàn diện đối với tất cả các sản phẩm hải sản của Nhật Bản sau khi Tokyo xả nước phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi (thuộc Công ty Điện lực Tokyo) ra Thái Bình Dương vào ngày 24/8.
Thứ 3 (26/9), cơ quan giám sát an toàn thực phẩm Nga Rosselkhoznador cho biết họ đã thảo luận với phía Trung Quốc về khả năng rằng các sản phẩm cá xuất khẩu của Nhật Bản bị nhiễm phóng xạ, hãng thông tấn TASS của Nga đưa tin.
Cơ quan Rosselkhoznador của Nga nói: “Khi tính đến những rủi ro có thể xảy ra với sản phẩm bị ô nhiễm phóng xạ, Rosselkhoznadzor đang xem xét khả năng cùng với Trung Quốc hạn chế nguồn cung các sản phẩm cá từ Nhật Bản”.
“Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra sau khi đàm phán với phía Nhật Bản”, Rosselkhoznador nói thêm.
Cơ quan này cho hay họ đã yêu cầu Tokyo cung cấp thông tin về quy trình kiểm tra phóng xạ đối với các sản phẩm cá xuất khẩu, bao gồm cả sự hiện diện còn sót lại của đồng vị phóng xạ triti. Nhật Bản có thời hạn đến ngày 16/10.
Tính đến tháng 9 năm nay, Nga đã nhập khẩu khoảng 118 tấn hải sản từ Nhật Bản. Năm ngoái, nước này nhập khẩu 190 tấn các sản phẩm cá của Nhật Bản.
Người phát ngôn chính phủ Nhật Bản Hirokazu Matsuno cho biết Tokyo sẽ xem xét kỹ lưỡng yêu cầu của Nga, đồng thời kêu gọi Moscow “hành động dựa trên bằng chứng khoa học”.
Ông Matsuno nói với các phóng viên rằng Nga có thành viên trong nhóm chuyên gia thuộc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA); nhóm này đã kiểm tra và phê duyệt kế hoạch xả nước thải Fukushima vào tháng 7.
Trong báo cáo mới nhất về kiểm tra nước, Bộ Môi trường Nhật Bản cho biết, kết quả phân tích nước biển được lấy mẫu vào ngày 19/9 cho thấy nồng độ triti tại 11 điểm lấy mẫu nằm dưới giới hạn cho phép và sẽ không có tác động xấu đến sức khỏe con người và môi trường.
Nga cũng không phát hiện điều bất thường nào trong các mẫu nước biển được lấy tại các khu vực của Nga mà tương đối gần với nơi xả nước đã qua xử lý của Nhật Bản, theo Interfax.
Nhật Bản kêu gọi Trung Quốc hành xử dựa trên bằng chứng khoa học
Bộ Ngoại giao Nhật Bản trước đó đã đệ đơn khiếu nại chính thức lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để chống lại lệnh cấm của Trung Quốc. Tokyo cũng kêu gọi Trung Nam Hải bãi bỏ các hạn chế nhập khẩu của họ.
Trong đơn khiếu nại, Bộ Ngoại giao Nhật Bản nhấn mạnh rằng tiêu chuẩn của Nhật Bản đối với nồng độ triti trong nước thải đã qua xử lý khắt khe hơn so với tiêu chuẩn mà các lò phản ứng hạt nhân của Trung Quốc áp dụng.
Bộ này cho biết: “Ví dụ, lượng triti được thải ra hàng năm từ [Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi] chỉ xấp xỉ 1/10 lượng triti được thải ra từ Nhà máy điện hạt nhân Qinshan ở Trung Quốc”. Các bể chứa nước đã qua xử lý tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở Okuma, Fukushima, Nhật Bản, ngày 24/8/2023. (Ảnh: STR/JIJI Press/AFP qua Getty Images)
Trong cuộc nói chuyện với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường bên lề hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào ngày 6/9, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã nhắc lại quan điểm của Nhật Bản về việc xả nước thải phóng xạ đã qua xử lý, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh hành động dựa trên bằng chứng khoa học.
Giáo sư Nobumasa Akiyama đến từ Đại học Hitotsubashi – một chuyên gia về chính trị quốc tế và chính sách hạt nhân – tin rằng Bắc Kinh muốn “đạt được lợi thế ngoại giao bằng cách liên tục duy trì sự phản đối đối với việc Nhật Bản xả nước thải”.
Theo ông Akiyama, điều quan trọng đối với Nhật Bản là phải duy trì được niềm tin của cộng đồng quốc tế hơn là lo lắng về sự phản đối mạnh mẽ từ một số quốc gia.
“Điều này không có nghĩa là việc đối thoại là không còn cần thiết, dù độ an toàn đã được khoa học chứng minh; đúng hơn là cần phải đạt được cả an toàn khoa học và cả an sinh xã hội. Điều quan trọng là chính phủ Nhật Bản không nên hài lòng với việc nhiều nước đã không lên tiếng phản đối, mà phải kiên nhẫn cung cấp thông tin mà các nước muốn biết từ quan điểm của họ”, ông nói với hãng truyền thông NHK của Nhật Bản.
Thủ tướng Quần đảo Solomon Maanasseh Sogavare họp báo hồi tháng 7/2023 (ảnh tư liệu).
Thủ tướng Quần đảo Solomon Manesseh Sogavare cho biết ông quyết định không dự cuộc họp thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo Quần đảo Thái Bình Dương tại Nhà Trắng trong tuần này để tránh phải nghe “rao giảng” và vì ông có nhiều vấn đề cấp bách hơn ở ngay trong nước.
Ông Sogavare, người đã xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc, tổ chức một cuộc họp báo hôm thứ Tư 27/9 sau khi trở về Quần đảo Solomon từ Hoa Kỳ, nơi ông đã phát biểu tại Liên Hiệp Quốc nhưng không tham gia cùng với các nhà lãnh đạo khác thuộc Diễn đàn Các Đảo Thái Bình Dương để họp thượng đỉnh ở Washington trong hai ngày.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã gặp giới lãnh đạo các đảo quốc ở Thái Bình Dương trong cuộc họp thượng đỉnh lần thứ hai tại Nhà Trắng chỉ trong hơn một năm hôm 25/9. Đây là một phần trong chiến dịch gây thiện cảm nhằm kiềm chế sự xâm nhập của Trung Quốc vào khu vực mà Washington coi là quan trọng về mặt chiến lược.
Ông Sogavare cho hay ông đã tham dự cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên vào năm ngoái và “không có kết quả gì từ sự kiện đó”.
“Họ rao giảng với bạn về chuyện họ tốt đẹp ra sao”, ông nói, theo đoạn video về cuộc họp báo do hãng truyền thông Tavuli News của Quần đảo Solomon công bố vào tối 27/9.
Thủ tướng Sogavare cho biết ông về nước vì còn 10 tuần họp quốc hội ở Quần đảo Solomon, là hoạt động quan trọng hơn.
Thủ tướng Papua New Guinea James Marape nói trong một tuyên bố hôm 27/9 rằng cuộc họp thượng đỉnh đã ghi nhận việc Hoa Kỳ đưa ra cam kết quan trọng về đầu tư cơ sở hạ tầng và cuộc họp là một “bước quan trọng hướng tới việc làm cho Thái Bình Dương an toàn và thịnh vượng hơn”.
Ông Biden cam kết sẽ làm việc với Quốc hội Mỹ để cấp thêm 200 triệu đô la tài trợ cho các dự án trong khu vực nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chống đánh bắt cá bất hợp pháp và cải thiện sức khỏe cộng đồng.
Tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, ông Sogavare đã ca ngợi rằng sự hợp tác về phát triển của Trung Quốc “ít tính hạn chế hơn”.
Bắc Triều Tiên ghi quy chế “cường quốc hạt nhân” vào Hiến pháp
Phan Minh /RFI
28/9/2023
Hãng tin Bắc Triều Tiên KCNA, hôm nay 28/09/2023, trích dẫn lãnh đạo Kim Jong-un tuyên bố Quốc Hội nước này đã ghi quy chế “cường quốc hạt nhân” vào Hiến pháp và Bình Nhưỡng sẽ đẩy mạnh phát triển mạnh vũ khí hạt nhân nhằm chống lại mối đe dọa từ Hoa Kỳ.
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un dự lễ hạ thủy tàu ngầm tấn công hạt nhân mới “Anh hùng Kim Kun Ok” tại một địa điểm không xác định ở Bắc Triều Tiên vào ngày 06/09/2023. AP
Bất chấp các lệnh trừng phạt quốc tế do chương trình phát triển vũ khí hạt nhân, phớt lờ những cảnh báo từ Mỹ, Hàn Quốc và các đồng minh, Bắc Triều Tiên vẫn tiến hành số vụ thử tên lửa kỷ lục trong năm nay. Những nỗ lực ngoại giao nhằm thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ tham vọng hạt nhân đã thất bại và việc sửa đổi Hiến pháp được thực hiện sau tuyên bố của ông Kim Jong-un vào năm ngoái, khẳng định Bắc Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân “không thể đảo ngược”.
Từ Seoul, thông tín viên Célio Fioretti cho biết cụ thể :
“Tăng cường kho vũ khí hạt nhân theo cấp số nhân”, đó là tuyên bố của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un. Với việc sửa đổi Hiến pháp này, Bắc Triều Tiên gạt bỏ ý định ngừng phát triển kho vũ khí nguyên tử. Đó là thông điệp gửi tới Hoa Kỳ và Hàn Quốc, những quốc gia vẫn mong muốn phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Việc sửa đổi Hiến pháp này mang tính biểu tượng, nhưng đã chính thức phê chuẩn chính sách hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng có kế hoạch triển khai kho vũ khí này với các thiết bị mới như tàu ngầm và tàu chiến. Do đó, rất có khả năng chế độ Bắc Triều Tiên sẽ tăng cường các vụ thử tên lửa trong những tháng tới.
Quyết định này làm gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên khi cả Seoul và Bình Nhưỡng đều có lập trường cứng rắn hơn. Tại Hàn Quốc, ứng viên tranh chức bộ trưởng bộ Quốc Phòng đã nhiều lần kêu gọi Seoul rút khỏi hiệp ước liên Triều năm 2018. Hiệp ước này nhằm giải giới khu vực biên giới hai miền vào lúc hai nước đang tìm cách xoa dịu quan hệ. Thời kỳ đó kể từ nay có vẻ như đã thuộc về quá khứ.
Đài Loan phô trương tàu ngầm “tự chế tạo” đầu tiên
Trọng Nghĩa /RFI
Đài Loan hôm nay 28/09/2023 đã cho ra mắt chiếc tàu ngầm tự sản xuất đầu tiên, trong bối cảnh chính quyền Đài Bắc đang nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự nhằm đối phó với Trung Quốc, vốn không che giấu ý định thôn tính hòn đảo.
Một nhóm lính hải quân đứng cạnh chiếc tàu ngầm đầu tiên do Đài Loan sản xuất, được trưng bày tại Cao Hùng, miền nam Đài Loan, hôm 28/09/2023. AP – ChiangYing-ying
Chiếc tàu ngầm mang tên là Hải Côn (Haikun), ký hiệu SS-711, đã được ra mắt trong một buổi lễ tại thành phố cảng Cao Hùng, miền nam Đài Loan.
Phát biểu trong buổi lễ, tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tuyên bố : “Lịch sử sẽ luôn ghi nhớ ngày này”. Bà nhắc lại: “Trong một thời gian dài, việc Đài Loan tự chế tạo được tàu ngầm bị coi là một ‘nhiệm vụ bất khả thi’. Nhưng ngày nay, một chiếc tàu ngầm do chính người Đài Loan thiết kế và chế tạo đã xuất hiện trước mắt mọi người. Chúng ta đã làm được điều đó”.
Trị giá 1,5 tỷ đô la, chiếc tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel dài 80 mét và nặng từ 2.500 đến 3.000 tấn khi di chuyển, đã bắt đầu được chế tạo vào năm 2020, với các thiết bị và vũ khí do tập đoàn Mỹ Lockheed Martin sản xuất.
Hải Côn sẽ trải qua quá trình thử nghiệm trên biển và theo tổng thống Đài Loan sẽ đi vào hoạt động vào năm 2025. Tuy nhiên, một số chuyên gia quốc phòng cho rằng việc đó có thể mất nhiều thời gian hơn.
Hải Quân Đài Loan hiện có hai tàu ngầm đang hoạt động thuộc lớp Swordfish mua của Hà Lan vào những năm 1980. Đến năm 2001, Mỹ đã đồng ý cung cấp 8 chiếc tàu ngầm quy ước cho Đài Bắc, nhưng thương vụ này chưa bao được thực hiện.
Khi lên nắm quyền vào năm 2016, tổng thống Thái Anh Văn đã khởi động chương trình tự chế tạo tàu ngầm với mục tiêu trang bị cho Đài Loan 8 chiếc.
Về mặt số lượng, đội tàu ngầm của Đài Loan chẳng là bao so với Trung Quốc. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, Trung Quốc có khoảng 60 tàu ngầm, 6 trong số đó chạy bằng năng lượng hạt nhân và được trang bị tên lửa đạn đạo.
Tuy nhiên, theo một chuyên gia thuộc Viện Quốc Phòng và An Ninh Đài Loan, mặc dù Đài Loan đang ở thế bất lợi rõ ràng về mặt số lượng, việc triển khai tàu ngầm tại hai vị trí chiến lược – Eo biển Bashi và Eo biển Miyako – sẽ đủ để gây khó khăn cho Trung Quốc.
Ben Lewis, một nhà phân tích độc lập tại Hoa Kỳ chuyên nghiên cứu về hoạt động của quân đội Trung Quốc quanh Đài Loan, cho rằng tàu ngầm Đài Loan sẽ tạo ra nguy cơ cho Trung Quốc trong việc tấn công đổ bộ và vận chuyển quân.
Ngay từ thứ Hai 25/09, Hoàn Cầu Thời Báo Trung Quốc đã khẳng định kế hoạch của Đài Loan triển khai tàu ngầm nhằm ngăn chặn quân đội Trung Quốc chỉ là một “giấc mơ” hão huyền.
Meta công bố chatbot AI có “cá tính”
28/9/2023
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Meta vừa công bố một loạt chatbot sẽ được dùng trong các dịch vụ Messenger của công ty. Các chatbot này sẽ có ‘cá tính’ và chuyên về một số chủ đề như kỳ nghỉ hoặc các lời khuyên về nấu ăn.
Đây là loạt đạn mới nhất trong cuộc đua vũ trang chatbot giữa các công ty công nghệ đang mong muốn sản xuất trí tuệ nhân tạo chính xác hơn và cá nhân hóa hơn.
Các chatbot này hiện vẫn đang trong quá trình hoàn thiện với các ‘giới hạn’, CEO Mark Zuckerberg nói.
Tại California, trong sự kiện trực tiếp đầu tiên của Meta kể từ đại dịch, ông Zuckerberg nói rằng đây là ‘một năm tuyệt vời đối với AI’.
Công ty gọi chatbot chính của mình là ‘Meta AI’ và có thể được dùng trong nhắn tin. Ví dụ, người dùng có thể hỏi Meta AI các câu hỏi trong phần trò chuyện để ‘giải quyết tranh luận’ hoặc hỏi các câu hỏi khác.
BBC chưa thử nghiệm chatbot này – vốn dựa trên Llama 2, mẫu ngôn ngữ lớn nhất mà công ty tung ra cho sử dụng thương mại đại trà vào tháng Bảy.
Một vài ngôi sao cũng đã đăng ký cho mượn ‘cá tính’ của họ cho một vài loại chatbot khác nhau, bao gồm Snoop Dogg và Kendall Jenner.
Ý tưởng là để tạo ra các chatbot không chỉ được thiết kế trả lời câu hỏi.
“Nó không chỉ là việc trả lời các câu hỏi,” ông Zuckerberg nói. “Nó còn là giải trí.”
Theo Meta, ngôi sao NFL Tom Brady sẽ vào vai một nhân vật AI gọi là ‘Bru’, ‘một nhà bình luận thể thao khôn ngoan’ và ngôi sao YouTube MrBeast sẽ vào vai ‘Zach’, một anh lớn – người ‘sẽ lớn tiếng chỉ trích bạn’.
Ông Zuckerberg nói rằng vẫn còn nhiều ‘giới hạn’ quanh việc các bot này có thể trả lời những gì.
Các chatbot này sẽ được triển khai trong những ngày tới và ban đầu chỉ ở Mỹ.
Ông Zuckerberg cũng thảo luận về metaverse – một thế giới ảo – đây là một ý tưởng mà Zuckerberg đã tốn hàng triệu USD cho tới nay vào đó.
Dù Meta đã công bố tai nghe thực tế ảo của mình, Quest 3, công ty đã cung cấp thêm thông tin tại sự kiện này.
Ông chủ Meta mô tả tai nghe này như tai nghe thực tế hỗn hợp ‘chính thống’ đầu tiên.
Camera hướng về phía trước có nghĩa là tai nghe sẽ cho phép thực tế tăng cường. Nó sẽ có mặt từ 10/10.
Khoản đặt cược lâu dài, to lớn của công ty vào metaverse vẫn có vẻ chưa đạt được thành tựu nào, với bộ phận VR của Meta chịu lỗ 21 tỷ USD kể từ đầu năm 2022.
Quest 3 được đưa ra sau khi Apply gia nhập thị trường phần cứng thực tế hỗn hợp giá cao hơn với Vision Pro đầu năm nay.
Mat Day, giám đốc chiến lược về game toàn cầu cho EssenceMediacom, nói rằng Mark Zukerberg ‘hồi sinh lĩnh vực VR.’
Ông nói: “Lộ trình VR của Meta hiện đã được định vị vững chắc xung quanh phần cứng có giá dành cho thị trường đại chúng. Điều này hoàn toàn trái ngược với cách tiếp cận của Apple nhằm vào những người đam mê công nghệ cao cấp”.
Thông báo của Meta được đưa ra cùng ngày với đối thủ OpenAI, một nhà sáng tạo của ChatGPT – được Microsoft hỗ trợ, khẳng định chatbot của công ty này có thể lướt internet để cung cấp cho người dùng các thông tin hiện thời. Hệ thống trí tuệ nhân tạo trước đó đã chỉ được huấn luyện sử dụng data từ tháng 4/2021.
Luật khi quân ở Thái Lan là gì?
27/9/2023
Chụp lại hình ảnh,
Arnon Nampa, một luật sư nhân quyền nổi tiếng, đã bị bỏ tù vì kêu gọi cải cách hoàng gia
Luật khi quân ở Thái Lan, nghiêm cấm chỉ trích chế độ quân chủ, được coi là một trong những đạo luật hà khắc nhất trên thế giới.
Việc thực thi luật này đã gia tăng từ khi quân đội Thái Lan, vốn có tư tưởng bảo hoàng mạnh mẽ, nắm quyền kiểm soát nhờ vào cuộc đảo chính vào năm 2014.
Arnon Nampa, một nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, vừa lãnh bản án bốn năm tù theo luật này.
Anh bị tòa án ở Bangkok kết án vì những bình luận của anh trong một cuộc biểu tình vào tháng 10 năm 2020.
Luật này là gì?
Điều 112 trong Bộ luật Hình sự Thái Lan được gọi là luật khi quân (Lese Majeste).
Luật này ghi rằng: “Người nào phỉ báng, lăng mạ hoặc đe dọa nhà vua, hoàng hậu, người kế vị hoặc nhiếp chính, thì bị phạt tù từ ba đến mười lăm năm tù.”
Luật này hầu như không thay đổi kể từ khi bộ luật hình sự đầu tiên của Thái Lan được ban hành vào năm 1908, mặc dù hình phạt đã được tăng cường vào năm 1976.
Luật định này cũng đã được ghi trong tất cả các hiến pháp gần đây của Thái Lan, trong đó nêu rõ: “Nhà vua sẽ trị vì ở một vị trí được tôn kính và không bị xâm phạm. Không ai được phép buộc tội Nhà vua dưới bất kỳ hình thức nào.”
Không có định nghĩa nào về điều gì sẽ cấu thành sự lăng mạ đối với chế độ quân chủ và các nhà phê bình nói rằng điều này khiến chính quyền tự do giải thích luật theo một cách rất rộng.
Bất kỳ ai cũng có thể nộp đơn khiếu nại về tội Lese Majeste, nhắm vào bất kỳ ai và chúng phải luôn được cảnh sát điều tra một cách chính thức.
Liên Hợp Quốc cho biết những người bị bắt có thể bị từ chối bảo lãnh và một số bị giam giữ trong thời gian dài trước khi được đưa ra xét xử.
Vào tháng 3 năm 2023, một nhà hoạt động 15 tuổi bị tạm giam trước khi ra tòa. Nữ học sinh trung học này đã tham gia một cuộc biểu tình ôn hòa và kêu gọi bãi bỏ luật khi quân.
Nguồn hình ảnh, EPA
Chụp lại hình ảnh,
Luật khi quân được áp dụng rộng rãi dưới thời vua Maha Vajiralongkorn
Vì sao nó lại quan trọng?
Những người chỉ trích nói rằng chính phủ, được quân đội hậu thuẫn, dùng luật pháp để hạn chế quyền tự do ngôn luận. Liên Hợp Quốc đã liên tục kêu gọi Thái Lan sửa điều luật này.
Tuy nhiên, chính phủ nói rằng luật này là cần thiết để bảo vệ vị thế của chế độ quân chủ.
Vua Maha Vajirusongkorn kế thừa ngai vàng vào năm 2016, sau khi người cha trị vì lâu năm của ông là Vua Bhumibol Adulyadej qua đời.
Vua Thái Lan chính thức đứng ngoài chính sự và trước công chúng đóng vai trò chủ yếu mang tính nghi thức, giống như các chế độ quân chủ lập hiến khác.
Nhưng chế độ quân chủ Thái Lan là một trong những chỉnh thể giàu có nhất thế giới và trên thực tế, có thể nắm giữ quyền lực to lớn.
Arnon Nampa trở nên nổi tiếng vào ngày 3 tháng 8 năm 2020, từ các cuộc biểu tình do sinh viên lãnh đạo chống lại chính phủ do quân đội hậu thuẫn lúc bấy giờ. Ông đã phá vỡ một điều cấm kỵ nghiêm ngặt bằng việc yêu cầu chế độ quân chủ phải là một phần trong những lời kêu gọi về sự cải cách rộng rãi.
Cho đến các cuộc biểu tình năm 2020, việc sử dụng luật khi quân đã bị tạm hoãn trong hai năm, theo yêu cầu của nhà vua. Những người theo chủ nghĩa bảo hoàng lặng lẽ thừa nhận rằng, những vụ truy tố như vậy đã làm tổn hại đến hình ảnh của chế độ quân chủ.
Nhưng sự chỉ trích công khai, thậm chí khinh miệt đối với gia đình hoàng gia của một số người biểu tình đã khiến họ phải suy xét lại.
Kể từ năm 2020, 257 người đã bị buộc tội khi quân, con số cao nhất từng ghi nhận ở Thái Lan.
Nguồn hình ảnh, Reuters
Chụp lại hình ảnh,
Pita Limjaroenrat, lãnh đạo đảng Move Forward, đã bị cản trở thành lập chính phủ sau khi ông vận động cải cách luật khi quân
Bối cảnh chính trị là gì?
Đảng Move Forward (tiếng Thái là Phak Kao Klai, nghĩa là tiến lên, tiến bộ, cấp tiến) của Thái Lan là đảng giành chiến thắng to lớn nhất trong cuộc tổng tuyển cử Thái Lan vào tháng 5 năm 2023, sau khi hứa hẹn sửa đổi luật khi quân.
Yêu cầu đó bị thượng viện (do quân đội bổ nhiệm) viện dẫn là lý do bao biện cho việc chặn đường Move Forward thành lập chính phủ, dù đảng này rõ ràng chiếm đa số sau khi liên minh với các đảng khác lúc bấy giờ trong quốc hội.
Nhiều thượng nghị sĩ lập luận rằng, nội việc chỉ đề xuất thay đổi luật thôi sẽ đe dọa đến địa vị của chế độ quân chủ tại Thái Lan và điều đó không thể được phép.
Kết quả là, một liên minh thay thế đã được thành lập, bao gồm nhiều đảng bảo thủ từ chính quyền sắp mãn nhiệm. Bất kỳ cuộc tranh luận nào về chế độ quân chủ giờ đây chắc chắn sẽ vấp phải những phản đối mạnh mẽ.
Tags: Biển Đông, Hoa kỳ, Nga, tin tức thế giới, Trung cộng, Ukraine, Đài Loan Posted in putin, Tin thế giới, Tin tức, Điểm Tin | Comments Off on Thời sự Thứ Năm 28/9/2023: *Trung Quốc tố Đài Loan mưu tìm độc lập *Nga cáo buộc Mỹ, Anh giúp tấn công trụ sở Hạm đội Biển Đen *Thủ tướng Canada xin lỗi về vụ cựu chiến binh Đức quốc xã *Nga, Trung Quốc cấm hải sản Nhật *Quần đảo Solomon Không họp với TT Biden *Bắc Hàn ghi vào hiến pháp “cường quốc hạt nhân” *Đài Loan: tàu ngầm “tự chế tạo” *Luật khi quân ở Thái Lan
Tags: Biển Đông, Hoa kỳ, Nga, tin tức thế giới, Trung cộng Posted in Tin thế giới, Điểm Tin | Comments Off on Thời sự Thứ Tư 27/9/2023: *Thực phẩm biến đổi gene sẽ được ghi ‘chế tạo bằng sinh học’ *Chủ tịch Hạ viện Canada từ chức vì ca ngợi (lầm) Đức Quốc xã *Philippines kêu gọi ngư dân hoạt động tại bãi cạn bị TQ chiếm *Hàng Châu TQ chi 41 tỷ USD tổ chức Asian Games 19 để “tô vẽ” *Mỹ-Ấn kêu gọi tự do, ổn định cho Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Nga dùng drone và hỏa tiễn siêu thanh oanh kích « dữ dội » cảng Odessa Ukraina
Minh Anh /RFI
25/9/2023
Các cơ sở tại cảng biển Odessa, miền nam Ukraina tiếp tục là mục tiêu oanh kích của Nga. Sáng sớm hôm nay, 25/09/2023, các drone và hai tên lửa của Nga đã « dồn dập » bắn phá vùng Odessa, làm một người bị thương và gây ra nhiều thiệt hại vật chất nghiêm trọng.
Ảnh tư liệu: Một xe tải tại bốc cháy sau cuộc oanh kích của Nga bằng drone vào Odessa, Ukraina, sáng ngày 13/09/2023.. AP
Tags: Biển Đông, Nga, tin tức thế giới, Ukraine Posted in Chiến sự, Tin thế giới, Tin tức, Ukraine, Điểm Tin | Comments Off on Thời sự ngày Thứ hai 25/9/2023: *Nga oanh kích « dữ dội » cảng Odessa Ukraine *Zelensky đối phó với tâm lý mệt mỏi chiến tranh ở phương Tây *Mỹ giữ liên minh với Quần đảo Marshall *Trung Quốc cảnh báo Virus Corona mới *Căng thẳng giữa Canada và Ấn Độ trầm trọng