Posts Tagged ‘Nga’


Thời sự Thứ Sáu 09/06/2023: *TQ lập một căn cứ gián điệp ở Cuba. *TQ xâm nhập không phận, Đài Loan kích hoạt phòng không. *Vụ Vỡ đập ở Ukraine: hậu quả. *Cựu TT Donald Trump bị truy tố?

Friday, June 9th, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


Báo Mỹ: Trung Quốc dự trù lập một căn cứ gián điệp ở Cuba

Thanh Phương /RFI

Theo báo chí Mỹ hôm qua 08/06/2023, Trung Quốc đã ký một thỏa thuận bí mật với Cuba để thiết lập một căn cứ gián điệp trên hòn đảo nằm kế bên Hoa Kỳ. Nhưng cả Washington lẫn La Habana đều bác bỏ thông tin này. 

Hình minh họa. Một người bán hàng trang trí cửa hiệu tại Hồng Kông ngày 13/05/2023. AP – Andy Wong 

Theo nhật báo The Wall Street Journal, trích dẫn các nguồn tin Mỹ, thỏa thuận bí mật giữa Trung Quốc và Cuba dự trù thiết lập một trạm nghe lén điện thoại trên hòn đảo chỉ cách bờ biển bang Florida 200 km. Bang này là nơi đặt nhiều căn cứ quân sự quan trọng của quân đội Hoa Kỳ. Tờ báo Mỹ cho biết Bắc Kinh sẽ trả cho Cuba “nhiều tỷ đôla” để xây cơ sở nói trên.

Theo hãng tin AFP, kênh truyền hình CNN, trích dẫn các nguồn tin thân cận với giới tình báo Mỹ, cũng đề cập đến thỏa thuận giữa Trung Quốc với Cuba, nhưng họ “không chắc là Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng căn cứ đó hay chưa”.

Chủ tịch Tập Cận Bình đang mở rộng sự hiện diện quân sự Trung Quốc trên khắp thế giới để cạnh tranh với quân đội Hoa Kỳ, hiện đã có mặt ở khắp năm châu. Nhưng việc thiết lập một căn cứ của Trung Quốc tại Cuba, gần bờ biển Florida, sẽ là một bước mới của Bắc Kinh và Washington sẽ xem đây là một mối đe dọa chưa từng có đối với an ninh quốc gia của Mỹ.

Tuy nhiên, hôm qua, Nhà Trắng, qua lời phát ngôn viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia John Kirby, đã cho rằng thông tin của The Wall Street Journal về căn cứ gián điệp của Trung Quốc ở Cuba là “không đúng sự thật”. Về phần phát ngôn viên Lầu Năm Góc, tướng Pat Ryder, ông cho biết chưa có thông tin nào về việc thiết lập bất cứ một căn cứ gián điệp nào của Trung Quốc ở Cuba. Tướng Ryder khẳng định Hoa Kỳ vẫn “liên tục” theo dõi quan hệ giữa Bắc Kinh với La Habana. 

Trong khi đó, theo hãng tin AFP, một thứ trưởng Ngoại Giao của Cuba hôm qua đã ra một thông cáo cho rằng những thông tin của The Wall Street Journal là “ dối trá và không có cơ sở”. Vị thứ trưởng này khẳng định Cuba “không chấp nhận bất cứ sự hiện diện quân sự nào của nước ngoài” tại khu vực châu Mỹ Latinh.

Về phần Trung Quốc, phát ngôn viên của bộ Ngoại Giao Vương Văn Bân hôm nay cáo buộc Hoa Kỳ phao “tin đồn” về căn cứ gián điệp ở Cuba, đồng thời yêu cầu Washington “ngưng can thiệp vào chuyện nội bộ của Cuba”. 


Máy bay Trung Quốc xâm nhập, Đài Loan kích hoạt phòng không 

09/6/2023 

Reuters 

Máy bay chiến đấu J-11 của không lực Trung Quốc thường xuyên bay vào không phận gần Đài Loan.

Máy bay chiến đấu J-11 của không lực Trung Quốc thường xuyên bay vào không phận gần Đài Loan. 

Đài Loan hôm 8/6 kích hoạt các hệ thống phòng thủ sau khi có báo cáo 37 máy bay quân sự Trung Quốc bay vào khu vực phòng không của hòn đảo, một số sau đó bay vào phía tây Thái Bình Dương. Đây là vụ xâm nhập không phận hàng loạt mới nhất của Bắc Kinh.

Trung Quốc coi Đài Loan dân chủ là lãnh thổ của mình. Trong ba năm qua, lực lượng không quân của họ thường xuyên bay vào không phận gần hòn đảo, mặc dù không vào không phận lãnh thổ của Đài Loan.

Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết từ 5 giờ sáng ngày 7/6, họ đã phát hiện 37 máy bay của lực lượng không quân Trung Quốc, bao gồm máy bay chiến đấu J-11 và J-16 cũng như máy bay ném bom H-6 có khả năng hạt nhân, bay vào góc tây nam của vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan.

Một số máy bay Trung Quốc đã bay tới phía đông nam của Đài Loan và đi vào phía tây Thái Bình Dương để thực hiện “giám sát trên không và huấn luyện điều hướng đường dài”, Bộ Quốc phòng Đài Loan nói.

Đài Loan đã điều máy bay và tàu để theo dõi và kích hoạt các hệ thống phi đạn trên đất liền để phản ứng với hành động của Trung Quốc.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc không trả lời ngay yêu cầu bình luận.

Trung Quốc đã hoàn thành giai đoạn thứ hai của cuộc tuần tra chung trên không với Nga ở Tây Thái Bình Dương vào ngày 7/6, sau các chuyến bay vào ngày hôm trước trên Biển Nhật Bản và Biển Hoa Đông, khiến Nhật Bản lo ngại về an ninh quốc gia.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết họ đã điều một máy bay chiến đấu phản lực vào sáng ngày 8/6 để đáp trả một máy bay thu thập thông tin Y-9 của Trung Quốc bay qua Thái Bình Dương và phía đông Đài Loan.

Phát ngôn viên hàng đầu của Tokyo, Hirokazu Matsuno, cho biết trong một cuộc họp báo rằng Nhật Bản cũng đã gửi công hàm phản đối Trung Quốc vì các tàu hải quân và tuần duyên của Bắc Kinh đi vào lãnh hải của Nhật Bản dọc theo quần đảo phía tây nam của nước này hôm 8/6.

Bà Laura Rosenberger, chủ tịch Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan, cơ quan quản lý mối quan hệ không chính thức giữa Washington và Đài Bắc, sẽ đến thăm Đài Loan trong tuần này.

Hôm 5/6, bà nói với truyền thông Đài Loan rằng Hoa Kỳ có lợi ích lâu dài trong việc duy trì sự ổn định ở Eo biển Đài Loan và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục trang bị vũ khí cho hòn đảo này, một nguồn gốc gây xích mích liên tục trong quan hệ Trung-Mỹ.

Vào tháng 4 năm nay, Trung Quốc đã tổ chức tập trận xung quanh Đài Loan sau chuyến công du Hoa Kỳ của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn.

Chính phủ Đài Loan bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc và nói rằng chỉ người dân của hòn đảo mới có thể quyết định tương lai của họ.


Vỡ đập ở Ukraine: Người dân mất nhà cửa, nguy cơ dịch bệnh do lũ lụt dâng cao

Vỡ đập ở Ukraine: Người dân mất nhà cửa, nguy cơ dịch bệnh do lũ lụt dâng cao

Ảnh chụp màn hình từ một video cho thấy nước ồ ạt tràn qua phần thân đập Nova Kakhovka bị vỡ ngày 6/6/2023 tại đập thủy điện Nova Kakhovka trên sông Dnipro ở miền Nam Ukraine. (Ảnh: Zelenskyy Social Media Account/Handout/Anadolu Agency/Getty Images) 

Người dân Ukraine đã phải rời bỏ những ngôi nhà bị ngập hôm thứ Tư (7/6) do lũ lụt tràn qua, sau khi một đập thủy điện khổng lồ trên chiến tuyến giữa Nga và Ukraine ở Kherson bị phá hủy.

Người dân lê bước qua những con đường ngập nước, cõng trẻ em trên vai, tay ôm những chú chó và mang theo đồ đạc đựng trong túi nhựa. Trong khi đó, lực lượng cứu hộ đã sử dụng thuyền cao su để tìm kiếm những người sống sót ở những vùng nước dâng cao quá đầu người.

Ukraine cho biết trận “đại hồng thủy” sẽ khiến hàng trăm nghìn người không có nước uống, hàng chục nghìn ha đất nông nghiệp bị ngập nước và biến ít nhất 500.000 ha đất đai ở thượng nguồn sông Dnipro thành “sa mạc” do không được tưới tiêu.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết trong một bài phát biểu qua video rằng không thể dự đoán có bao nhiêu người sẽ chết ở các khu vực lũ lụt, đồng thời kêu gọi “thế giới phản ứng rõ ràng và nhanh chóng” để hỗ trợ các nạn nhân.

“Tình hình ở khu vực Kherson bị chiếm đóng vô cùng thảm khốc. Những kẻ chiếm đóng chỉ đơn giản là bỏ rơi người dân trong điều kiện tồi tệ. Không có viện trợ, không có nước, và mọi người bị bỏ lại trên mái nhà của những khu vực bị ngập nước”, ông tuyên bố.

Đến thăm thành phố Kherson ở hạ lưu con đập, Phó Thủ tướng Ukraine Oleksandr Kubrakov cho biết thảm họa lũ lụt đã gây thiệt hại cho hơn 80 khu dân cư; đồng thời giải phóng hóa chất và vi khuẩn truyền nhiễm vào nguồn nước.

Vụ vỡ đập Nova Kakhovka hôm 6/6 xảy ra trong bối cảnh Ukraine đang chuẩn bị một cuộc “phản công mùa xuân” trong cuộc xung đột với Nga. Cả hai bên đều đổ lỗi cho nhau gây ra vụ việc này. Kyiv cho biết quân đội của họ đã phản công ở thị trấn Bakhmut thuộc miền đông Ukraine. Về phần mình, Moscow nói rằng họ đã ngăn được cuộc tấn công.

Đập thủy điện Nova Kakhovka được xây dựng vào năm 1956, cao 30 mét và dài 3,2 km. Con đập là một phần của nhà máy thủy điện Nova Kakhovka và có sức chứa tương đương với Hồ Muối Lớn ở bang Utah của Mỹ, nhưng đã bị phá hủy vào rạng sáng ngày 6/6, khiến hàng triệu lít nước tràn qua một lỗ hổng.

Hôm 7/6, Kyiv tuyên bố rằng các binh sĩ của họ ở miền đông Ukraine đã tiến được hơn một km xung quanh thành phố Bakhmut bị tàn phá, đồng thời khẳng định đây là tiến bộ rõ rệt nhất của họ kể từ khi Nga báo cáo về việc quân Ukraine bắt đầu cuộc phản công hồi đầu tuần này. Moscow tuyên bố họ đã đẩy lùi cuộc phản công.

Ông Oleksiy Danilov, Thư ký của Hội đồng An ninh Quốc gia Ukraine, cho biết các cuộc tấn công đang diễn ra vẫn còn cục bộ và cuộc tấn công toàn diện vẫn chưa bắt đầu. “Khi chúng tôi bắt đầu, mọi người sẽ biết và sẽ chứng kiến điều đó”, ông nói.

Vài tháng trước, Kyiv cho biết các lực lượng Nga đã kiểm soát con đập ngay từ đầu cuộc chiến và có thể đã cho nổ tung nó để cố gắng ngăn chặn lực lượng Ukraine vượt qua sông Dnipro trong cuộc phản công.

Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cáo buộc Ukraine phá hủy con đập theo sự hậu thuẫn của phương Tây. Ông Putin cho rằng “tội ác chiến tranh” này đã làm leo thang xung đột. Nhà lãnh đạo Nga mô tả vụ việc là một “thảm họa môi trường và nhân đạo”, theo thông báo của Điện Kremlin.

Hiện, vẫn chưa có bên nào đưa ra bằng chứng công khai chứng minh bên nào phải chịu trách nhiệm về vụ việc.

Các lực lượng Nga đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại các khu vực thuộc tỉnh Kherson mà họ kiểm soát, nơi có nhiều thị trấn và làng mạc nằm ở vùng đất thấp lộ thiên bên dưới con đập. Tại thị trấn Nova Kakhovka bên cạnh con đập, nguồn nước màu nâu đã nhấn chìm các khu phố chính và hầu như không còn người ở.

Hãng thông tấn TASS của Nga dẫn lời Thị trưởng Vladimir Leontyev cho biết, hơn 30.000 mét khối nước tuôn ra từ hồ chứa của con đập mỗi giây và thị trấn có nguy cơ bị ô nhiễm từ dòng nước lũ.

Trong khi đó, Tổng thống Zelenskyy hôm 7/6 cho biết ông rất “sốc” trước điều mà ông gọi là thiếu viện trợ của Liên Hợp Quốc và Hội Chữ thập đỏ đối với các nạn nhân của thảm họa cho đến nay. Ngay sau đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron viết trên Twitter rằng “trong vòng vài giờ tới, chúng tôi sẽ gửi viện trợ để đáp ứng nhu cầu trước mắt”.

Văn phòng các vấn đề nhân đạo của Liên Hợp Quốc cho biết, một nhóm đã có mặt ở Kherson để điều phối các nỗ lực cứu trợ. Tiếp cận với nước uống là một mối quan tâm lớn và khoảng 12.000 chai nước cùng 10.000 viên lọc đã được phân phối đến tay người dân.

Phó chánh văn phòng Tổng thống Ukraine Oleksiy Kuleba cho biết Ukraine dự kiến nước lũ sẽ rút vào cuối ngày 7/6 sau khi dâng cao khoảng 5 mét trong một đêm.

Hai nghìn người đã được sơ tán khỏi khu vực lũ lụt do Ukraine kiểm soát và nước đã đạt mức cao nhất tại 17 khu dân cư với tổng số 16.000 người.

Huyền Anh tổng hợp

Nạn nhân lũ lụt Ukraina nói lực lượng chiếm đóng Nga bỏ rơi người dân trong thảm họa

Liên Thành

Các nạn nhân lũ lụt ở các khu vực do Nga chiếm đóng ở miền nam Ukraina hôm thứ Tư (7/6), đã mô tả cảnh tượng hoảng loạn và tuyệt vọng, khi cư dân vẫn bị mắc kẹt trong nhà của họ và không có dấu hiệu nào cho thấy chính quyền chiếm đóng Nga di dời người dân đến nơi an toàn.

“Cả con phố mọi người đang ngồi trên mái nhà của họ, cầu xin sự giúp đỡ. Những con vật đang chết đuối và hú lên”, một phụ nữ từ Oshky, nơi đang bị Nga chiếm đóng nói với The Washington Post qua ứng dụng nhắn tin Telegram.

Một phụ nữ khác cũng từ Oeshky, một thị trấn ở bờ đông sông Dnipro, gần như bị nhấn chìm hoàn toàn bởi vụ vỡ đập Nova Kakhovka hôm thứ Ba, cho biết trong một nhóm trò chuyện được tạo bởi các tình nguyện viên rằng: “Tôi cầu xin bạn, làm ơn, hãy giúp bố mẹ tôi. Họ bị mắc kẹt. Tôi sẽ trả tiền, nhưng chỉ cần cứu họ”.

Thủ phạm của vụ vỡ đập vẫn chưa rõ ràng vào thứ Tư. Ukraina và Nga trước đó đã đổ lỗi cho nhau. 

Trong khi chính quyền Ukraina bờ bên kia đang nỗ lực giúp người dân của họ đến nơi an toàn, bờ bên này do Nga kiểm soát dường như đang bỏ mặc các nạn nhân trong thảm họa. Tổng thống Zelensky hôm thứ Tư đã cáo buộc Nga đã pháo kích vào các lực lượng cứu hộ khi họ nỗ lực di dời người dân. Ông cũng nói ông bị sốc trước sự thất bại của Liên hợp quốc và Hội Chữ thập đỏ quốc tế, vì họ không có ở hiện trường để giúp đỡ.

Theo Washington Post, sự khốn khổ đang diễn ra ở Oeshky và ít nhất bảy thị trấn và làng mạc khác ở hạ lưu nơi do quân Nga chiếm đóng. Một cư dân cho biết chính quyền ở đó không giúp được gì và thậm chí cản trở quá trình các tình nguyện viên nỗ lực cứu người như chặn xe buýt, thuyền đi vào các vùng bị ngập lụt.

Ukraina yêu cầu Nga bồi thường hàng tỷ đô la cho vụ vỡ đập Nova Kakhovka

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/06/anh-man-hinh-2023-06-08-luc-114009-copy-700x366.jpg

Kyiv đang yêu cầu Nga bồi thường hàng tỷ đô la cho việc phá hủy đập Nova Kakhovka. (ảnh chụp màn hình video). 

Oleg Ustenko, cố vấn kinh tế của Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky, nói với Newsweek rằng việc phá hủy con đập được xây dựng từ thời Liên Xô ở miền nam Ukraina trên sông Dnipro là “hoàn toàn khủng khiếp”.

Ukraina và NATO cáo buộc Nga đứng sau vụ phá hủy con đập. Ông Zelensky cáo buộc các lực lượng Nga đã cho nổ tung Nhà máy Thủy điện Kakhovka từ bên trong cơ sở, như một phần của “cuộc tấn công khủng bố”, trong khi đó Nga nói chính Ukraina gây ra thảm họa.

Cố vấn Oleg Ustenko cho biết: “Đây là một cuộc tấn công khủng bố rất rõ ràng của người Nga sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực: môi trường bị ảnh hưởng, người dân mất nhà cửa, và cơ sở hạ tầng năng lượng của chúng tôi sẽ bị ảnh hưởng”.

Ông nói thêm: “Cái giá tổng thể của việc phá hủy con đập là hàng tỷ đô la. Nga phải bị ngăn chặn bằng mọi biện pháp có thể, kể cả các biện pháp trừng phạt nặng nề. Ukraina cũng phải được bồi thường cho mọi thiệt hại do Nga gây ra – cho đến từng đồng xu cuối cùng”. 

Tổng thống Zelensky đã mô tả tình huống này là “một quả bom hủy diệt hàng loạt về môi trường” khiến hàng trăm nghìn người không có nước sạch. Trong khi đó Bộ Nông nghiệp Ukraina cho biết trong một tuyên bố rằng, con đập bị vỡ đã cắt nguồn cung cấp nước cho 31 hệ thống thủy lợi ở các vùng Kherson, Zaporizhzhia và Dnipro của Ukraina. Bộ cho biết điều này sẽ dẫn đến thực tế là các cánh đồng ở miền nam Ukraina có thể biến thành sa mạc vào năm tới.

Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraina, cho biết vụ vỡ đập cho thấy Putin sẵn sàng hy sinh mạng sống của cả thường dân Ukraina và Nga.

Ông Gerashchenko nói với Newsweek: “Trước hết, đây là tín hiệu cho thấy Nga sử dụng chiến thuật ‘thiêu đốt địa cầu’. Chính quyền Nga không thể tính toán hậu quả hành động của họ, nhưng họ chắc chắn không quan tâm đến cuộc sống và tương lai hạnh phúc của thường dân của họ”.

Ông Gerashchenko nói thêm: “Không chỉ người Ukraina, mà cả người dân của họ nữa. Vì vậy, hậu quả của thảm họa Crimea là một bằng chứng nữa cho thấy Điện Kremlin không hề quan tâm đến người dân, và họ sẵn sàng hy sinh bất cứ ai”.

#Giới quan sát cũng đang nghiêng về khả năng Nga cho nổ đập, tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng chính Ukraina đã gây ra thảm hoạ này.

Nổi tiếng là bình luận của Tucker Carlson, người dẫn chương trình giờ vàng một thời của Fox News (Mỹ).

Trong chương trình đầu tiên của mình vào tối thứ Ba trên twitter, ông Tucker Carlson lập luận:

“Làm nổ tung con đập có thể không tốt cho Ukraina, nhưng nó làm tổn hại đến Nga nhiều hơn, và chính vì lý do đó, chính phủ Ukraina đã cân nhắc việc phá hủy nó”.

Vì vậy, theo ông  Carlson, một người công bằng sẽ kết luận rằng người Ukraina có thể đã cho nổ tung nó, giống như bạn cho rằng họ đã cho nổ tung Nord Stream, đường ống dẫn khí đốt tự nhiên của Nga vào mùa thu năm ngoái.

Sau đó, Tucker Carlson bình luận về Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky, người gần như được các chính phủ phương Tây tôn vinh và ca ngợi, mỉa mai ông là người gian xảo, kẻ bức hại những người theo đạo Cơ đốc.

Chỉ sau hơn một ngày, chương trình mới của ông Tucker Carlson đã thiết lập một con số khổng lồ khi đã có hơn 92 triệu lượt xem, hơn 711 ngàn like. 

Trước đó, vào tháng 4, Fox News xác nhận trong một tuyên bố – họ đã chia tay Tucker Carlson. Cả Fox và ông Carlson thời điểm đó không tiết lộ về lý do dẫn đến cuộc chia ly này.

Liên Thành

Lũ lụt do vỡ đập nhấn chìm các chiến hào ở các lãnh thổ do Nga kiểm soát

Chia sẻ với Newsweek, George Barros thuộc Viện Nghiên cứu Ch iến tranh cho biết, trận lụt đã ảnh hưởng đến công tác chuẩn bị quân sự của phía Nga. Bờ trái thấp hơn, do đó nước chủ yếu chảy về hướng lãnh thổ do Nga chiếm đóng.

Ông nói thêm: “Tôi đã chứng kiến ​​nhiều công sự trên chiến trường của Nga bị nước bao vây hoàn toàn. Các chiến hào của Nga nằm ngay sát sông, bề ngoài được thiết kế để chống lại bất kỳ cuộc vượt sông nào của Ukraina, đã bị nước nuốt chửng. Tôi đã nhìn thấy những bãi mìn bị nước nuốt chửng”.

Tuy nhiên, tác động cuối cùng của lũ lụt sẽ không rõ ràng trong vài ngày nữa, hoặc thậm chí vài tuần nữa. 

Ông đánh giá, nếu lũ lụt ổn định trong vài ngày tới và lượng nước không lớn đến mức ngăn cản hoàn toàn các nỗ lực vợt sông, thì nó có thể cho phép người Ukraina tiếp cận bờ trái. Tuy nhiên, nếu nước không rút trong nhiều tuần và người Ukraina không thể băng qua sông, thì điều đó có nghĩa là người Nga về cơ bản đã loại bỏ được kế hoạch của Ukraina.

Ông nói thêm, tất cả những gì chúng tôi có thể nói là sự kiện này sẽ thay đổi địa hình của một số khu vực nhất định trên chiến trường, theo những cách chưa hoàn toàn rõ ràng.

Liên Thành


Nga tiêu diệt xe tăng ‘kỳ lạ’ của Ukraina

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/06/anh-man-hinh-2023-06-07-luc-120029-copy-700x366.jpg

Nga tiêu diệt xe tăng ‘kỳ lạ’ của Ukraina. 

Trong quá trình đẩy lùi cuộc phản công của quân đội Ukraina, lực lượng Nga được cho đã phá hủy một chiếc xe tăng kỳ lạ.

Đoạn phim, được công bố hôm thứ Ba (ngày 6 tháng 6) bởi Bộ Quốc phòng Nga, cơ quan này tuyên bố một chiếc xe tăng Leopard do Đức sản xuất, đã bị phá huỷ vì trúng một hoả tiễn chống tăng của Nga một ngày trước đó.

Tuy nhiên, các chuyên gia đã phát hiện những chi tiết kỳ lạ, như bánh xe lớn, và những chi tiết khác, vốn không hiện diện trong thiết kế xe tăng Đức. https://t.me/Prigozhin_hat/3630?embed=1

Yevgeny Prigozhin, thủ lĩnh của tập đoàn lính đánh thuê Wagner –  đã mô phỏng lại những hình ảnh do quân đội Nga công bố, cho thấy chúng không phải là xe tăng Leopard, mà là các máy sản xuất nông nghiệp trên cánh đồng.

Ông này còn viết một thông điệp mỉa mai “Chúc mừng ban lãnh đạo và các chiến binh của Bộ Quốc phòng Nga đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.

Vào hôm thứ Ba, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố trong 24 giờ qua, họ đã tiêu diệt 28 xe tăng Ukraina, trong đó có 8 chiếc Leopard và 3 xe tăng hạng nhẹ AMX-10 của Pháp. Tuy nhiên số liệu này chưa được kiểm chứng, rất khó để biết được nó có phải là sự thật hay không.

Liên Thành

Cựu lãnh đạo NATO cảnh báo các thành viên có thể đưa quân tới Ukraine

Cựu tổng thư ký NATO Anders Rasmussen cho biết một nhóm các quốc gia NATO có thể sẵn sàng đưa quân tới Ukraine nếu các quốc gia thành viên, bao gồm Mỹ, không cung cấp các đảm bảo an ninh hữu hình cho Kyiv tại hội nghị thượng đỉnh ở Vilnius sắp tới.

Ông Rasmussen, người đóng vai trò cố vấn chính thức cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky về vị trí của Ukraine trong cấu trúc an ninh tương lai của châu Âu, đã đi thăm châu Âu và Washington để đánh giá tình hình trước khi hội nghị thượng đỉnh quan trọng bắt đầu vào ngày 11/7.

Ông cảnh báo rằng ngay cả khi một nhóm các quốc gia chỉ cung cấp cho Ukraine các đảm bảo an ninh và cho rằng thế là đủ, thì sẽ có các quốc gia khác không cho phép vấn đề tư cách thành viên NATO trong tương lai của Ukraine bị loại khỏi chương trình nghị sự tại Vilnius.

Nhận xét của ông được đưa ra khi người đứng đầu NATO hiện tại, Jens Stoltenberg, cho biết vấn đề đảm bảo an ninh sẽ nằm trong chương trình nghị sự tại Vilnius, nhưng nói thêm rằng NATO – theo điều 5 của hiệp ước Washington – chỉ cung cấp các đảm bảo an ninh trọn vẹn cho các thành viên chính thức.

Đại sứ Mỹ tại NATO, Julianne Smith, cho biết: “Chúng tôi đang xem xét một loạt các lựa chọn để báo hiệu rằng Ukraine đang tiến triển trong mối quan hệ với NATO.”

Ông Rasmussen nói: “Nếu NATO không thể đồng ý về một con đường rõ ràng phía trước cho Ukraine, có khả năng rõ ràng là một số quốc gia có thể hành động riêng lẻ. Chúng tôi biết rằng Ba Lan rất tích cực trong việc cung cấp hỗ trợ cụ thể cho Ukraine. Và tôi không loại trừ khả năng Ba Lan sẽ tham gia mạnh mẽ hơn nữa trong bối cảnh này trên cơ sở quốc gia và được các quốc gia Baltic theo sau, có thể bao gồm cả khả năng triển khai quân đội trên bộ.”

“Tôi nghĩ người Ba Lan sẽ cân nhắc nghiêm túc việc tham gia và tập hợp một liên minh thiện chí nếu Ukraine không giành được gì ở Vilnius. Chúng ta không nên đánh giá thấp cảm xúc của người Ba Lan, người Ba Lan cảm thấy rằng trong một thời gian dài Tây Âu đã không lắng nghe những lời cảnh báo của họ về tâm lý thực sự của Nga.”

Ông nói rằng việc Ukraine tìm kiếm sự hỗ trợ quân sự như vậy là hoàn toàn hợp pháp.

Ông Rasmussen cho biết điều bắt buộc là Ukraine phải nhận được các đảm bảo an ninh bằng văn bản, tốt nhất là trước hội nghị thượng đỉnh, nhưng bên ngoài khuôn khổ của NATO. Những điều này cần bao gồm chia sẻ thông tin tình báo, huấn luyện chung với Ukraine, tăng cường sản xuất đạn dược, khả năng tương tác của NATO và cung cấp vũ khí đủ để ngăn chặn Nga khỏi một cuộc tấn công tiếp theo.

Ngân Hà (theo The Guardian)

Chris Christie: Mỹ phải trang bị vũ khí cho Ukraine đến khi họ thắng Nga

Cựu Thống đốc New Jersey, ứng viên tổng thống Mỹ Chris Christie hôm thứ Tư (7/6) nói trên CNN rằng Mỹ nên trang bị vũ khí cho Ukraine đến khi họ giành chiến thắng trong cuộc chiến với Nga.

Trong chương trình “The Lead” của CNN, người dẫn chương trình Jake Tapper nói với ông Chris Christie: “Kẻ độc tài người Nga Vladimir Putin đã đang tiến hành cuộc xâm lược Ukraine ác nghiệt, giết hại rất nhiều thường dân. Như ông biết đấy, hai đối thủ của ông [trong cuộc đua trở thành ứng viên tổng thống 2024 của Đảng Cộng hòa] đã đưa ra một số dấu hiệu đáng chú ý. Donald Trump trong buổi tọa đàm với Kaitlyn Collins đã từ chối nói ông muốn bên nào Ukraine hay Nga sẽ chiến thắng. Ông ta từ chối gọi Vladimir Putin là tội phạm chiến tranh. Ron DeSantis gọi cuộc chiến đó là tranh chấp lãnh thổ. Liệu họ có sai? Quan điểm của ông là gì?”

Ông Chris Christie đáp rằng: “Họ sai. Họ sai. Đây là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm với Trung Quốc. Cuộc chiến đó là như thế. Trung Quốc đang mua dầu mỏ của Nga không như bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đang làm. Họ đang cấp tiền cho quân đội Nga sát hại người Ukraine. Chủ tịch Tập tới Nga sát cánh cùng Putin và nói không có giới hạn nào trong mối quan hệ hữu nghị của Trung Quốc với Nga. Nếu quý vị không hiểu rằng đây là một thỏa thuận lớn hơn chứ không chỉ là về lãnh thổ Ukraine, thì đó là một thỏa thuận lớn hơn. Những bạn hữu của chúng ta trên khắp thế giới sẽ nhìn chúng ta gắn kết và sát cánh với bạn hữu của chúng ta và cung cấp cho họ những công cụ mà họ cần để họ tự bảo vệ trước sự hung hăng của kẻ độc tài”.

Ông Chris Christie nói tiếp: “Tôi không biết Tổng thống Trump nghĩ gì về điều này, ngoại trừ việc tôi biết rằng ông ta đã đang là con rối của Putin từ khi ông ta là tổng thống Mỹ. Chúng ta đã tranh cãi thường xuyên về Vladimir Putin trong thời gian ông [Trump] là tổng thống”.

Cựu thống đốc New Jersey nói thêm: “Tôi nghĩ những điều chúng ta cần làm là rất rõ ràng. Chúng ta cần cung cấp cho Ukraine tất cả các loại vũ khí quân dụng hạng nặng mà họ cần để tự vệ chống lại cuộc xâm lăng này, và chúng ta cần tiếp tục làm như thế cho đến khi nào họ sẵn sàng giải quyết được cuộc xung đột với Nga”.

Xuân Thành


Dân số Ukraine hiện còn 29 triệu, hơn một nửa của 52 triệu thời lập quốc 1991

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/06/dan-so-ukraine.jpg

Theo một nghiên cứu của Viện Ukraine Tương lai đăng trên mạng xã hội ngày 5/6, Ukraine có 29 triệu dân tính vào tháng 5/2023. So sánh: 52 triệu dân thời điểm lập quốc năm 1991, và 41 triệu dân vào tháng 1/2022. Tỷ lệ sinh nhỏ hơn 1, trong khi muốn dân số ổn định thì cần lớn hơn 2. Theo Viện thì tổng thống cần đặt chính sách dân số lên quốc sách hàng đầu, nếu không thì đất nước sẽ tiến vào giai đoạn người ở chế độ nghỉ hưu nhiều gấp đôi số người đi làm.

Theo nội dung của công bố của Viện, 8,6 triệu người đã rời khỏi Ukraine và không trở lại kể từ chiến tranh 2/2022.

Trong số 29 triệu người hiện nay ở Ukraine tính vào tháng 5/2023, thì chỉ có 9,1–9,5 triệu người Ukraine làm việc và nếu trừ những người nhận lương theo ngân sách, thì còn lại khoảng 6–7 triệu người. Số người đó đang phải ‘gánh vác’ 22–23 triệu người khác —người ăn lương hưu, trẻ em, thất nghiệp, sống bằng ngân sách, v.v.

Hệ số sinh đã giảm xuống dưới 1, trong khi muốn dân số ổn định thì cần phải lớn hơn 2.

Theo Viện, nếu không có gì thay đổi, trong tương lai vài năm tới số người về hưu ở Ukraine sẽ gấp đôi số người đang đi làm.

Theo phần tự giới thiệu của Viện Ukraine Tương lai, trong những người sáng lập Viện có Đại biểu Nhân dân Anton Gerashchenko và Oleksiy Skrypnyk; trong danh sách ban giám sát của Viện có một số chuyên gia nước ngoài từ Anh, Mỹ, và Đức.

Gần đây Trí Thức VN đã đưa tin, theo thông báo từ Viện Nghiên cứu Xã hội Nhân khẩu học Ukraine, thì Ukraine có khoảng 28–34 triệu dân (không tính Crimea) vào tháng 1/2023. Xu hướng dân số đang giảm, với dự đoán còn 24—32 triệu dân vào năm 2030.

Báo cáo bấy giờ của Viện Nhân khẩu học đã nói rằng xu thế giảm dân số cùng với làn sóng di chuyển và di cư, đang khiến Ukraine có sự biến đổi về thành phần dân tộc.

Cả 2 báo cáo dân số nói trên đều là của các tổ chức bên trong Ukraine.

Trong báo cáo của Liên Hợp Quốc vào đầu tháng này, con số người di cư khỏi Ukraine kể từ đầu chiến tranh 2/2022 lên tới tận 22 triệu người (xem hình trên). Cao hơn đáng kể so với các con số của các viện đã dẫn Ukraine.

Nhật Tân


Nghĩa địa cá chết khổng lồ đã hình thành ở miền nam Ukraina sau vụ vỡ đập

Liên Thành

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/06/anh-man-hinh-2023-06-08-luc-125240-copy-700x366.jpg

Một nghĩa địa cá chết khổng lồ đã hình thành ở miền nam Ukraina kể từ khi đập Nova Kakhovka bị vỡ. (Ảnh: news.sky). 

Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraina Andriy Yermak gọi hiện trường ở làng Marianske là “bệnh dịch cá hàng loạt” do “sự hủy diệt khủng bố” của Nga gây ra.

Bộ Y tế Ukraina cảnh báo loại cá này không thể sử dụng được, do nguy cơ chứa các hóa chất nguy hiểm, mầm bệnh và ký sinh trùng. 

Những hình ảnh lặp lại lời của cố vấn cấp cao của tổng thống Mykhailo Podolyak, người hôm thứ Ba đã dự đoán một “thảm họa sinh thái toàn cầu đang diễn ra, và hàng nghìn loài động vật và hệ sinh thái sẽ bị hủy diệt trong vài giờ tới”.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã coi vụ vỡ đập là một “thảm họa sinh thái”.


Tin nói cựu Tổng thống Donald Trump bị truy tố vì xử lý sai trái tài liệu chính phủ 

09/6/2023 

Reuters 

Vụ án hình sự, do Bộ Tư pháp Mỹ đệ trình, đề ra một trở ngại pháp lý khác nữa cho ông Trump trong khi ông tìm cách giành lại chức vụ tổng thống trong cuộc bầu cử vào năm sau.

Vụ án hình sự, do Bộ Tư pháp Mỹ đệ trình, đề ra một trở ngại pháp lý khác nữa cho ông Trump trong khi ông tìm cách giành lại chức vụ tổng thống trong cuộc bầu cử vào năm sau. 

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bị đại bồi thẩm đoàn liên bang truy tố vì lưu giữ các tài liệu mật của chính phủ và cản trở công lý, luật sư của ông Trump và một nguồn tin nắm rõ chi tiết vụ việc cho biết, theo Reuters.

Vụ án hình sự, do Bộ Tư pháp Mỹ đệ trình, đề ra một trở ngại pháp lý khác nữa cho ông Trump trong khi ông tìm cách giành lại chức vụ tổng thống trong cuộc bầu cử vào năm sau. Ông hiện đang đối mặt với một vụ án hình sự ở New York sẽ được đưa ra xét xử vào tháng 3 năm sau.

Ông Trump viết trên mạng xã hội rằng ông đã được triệu tập ra trình diện tòa án liên bang ở Miami vào ngày thứ Ba tuần sau. “TÔI LÀ NGƯỜI VÔ TỘI!” ông viết trên nền tảng Truth Social.

Người phát ngôn của Công tố viên đặc biệt Jack Smith, quan chức Bộ Tư pháp đang thụ lý cuộc điều tra, từ chối bình luận. Về mặt pháp lý, chính phủ không thể bình luận công khai về bất cứ việc gì liên quan tới đại bồi thẩm đoàn mà hiện vẫn còn niêm phong.

Ông Trump đối mặt với bảy tội danh trong vụ án liên bang, nguồn tin giấu tên nói với Reuters.

Bản cáo trạng vẫn được niêm phong và ngay cả bản thân ông Trump cũng chưa thấy được nội dung của nó. Đội ngũ pháp lý của ông đã được thông báo về bảy cáo buộc như một phần của lệnh triệu tập ông Trump ra hầu tòa, nguồn tin cho biết.

Phát biểu trên đài CNN, Jim Trusty, luật sư của Trump, cho biết những cáo buộc đó bao gồm âm mưu, phát biểu sai sự thật, cản trở công lý và lưu giữ trái phép các tài liệu mật theo Đạo luật Gián điệp. Ông nói ông dự liệu sẽ được xem bản cáo trạng từ nay đến ngày thứ Ba.

Reuters nói không thể biết ngay những cáo buộc cụ thể mà ông Trump đối mặt là gì. Trong một tuyên bố hữu thệ trước tòa án liên bang vào năm ngoái, một đặc vụ FBI cho biết có thể có lý do để tin rằng có một số tội, bao gồm cản trở và lưu giữ bất hợp pháp các hồ sơ quốc phòng nhạy cảm.

Bộ Tư pháp đang điều tra xem liệu ông Trump có xử lý sai trái các tài liệu mật mà ông giữ lại sau khi rời Nhà Trắng vào năm 2021 hay không.

Các nhà điều tra đã thu giữ khoảng 13.000 tài liệu từ khu tư dinh Mar-a-Lago của ông Trump ở Palm Beach, bang Florida, gần một năm trước. Một trăm hồ sơ được đánh dấu bảo mật, dù một trong những luật sư của Trump trước đó khai rằng tất cả hồ sơ có dấu mật đã được trả lại cho chính phủ.

Ông Trump trước đây đã biện hộ cho việc lưu giữ các tài liệu này, nói rằng ông đã giải mật chúng khi còn là tổng thống. Tuy nhiên, ông Trump đã không cung cấp được bằng chứng chứng tỏ điều này và các luật sư của ông đã từ chối đưa ra lập luận đó trong hồ sơ đệ trình lên tòa án.

Đây là lần thứ hai ông Trump bị truy tố. Vào tháng 4, ông tuyên bố không có tội đối với 34 trọng tội làm sai lệch hồ sơ kinh doanh liên quan đến khoản tiền bịt miệng trả cho một diễn viên khiêu dâm trước cuộc bầu cử năm 2016.

Làm tổng thống từ năm 2017 đến năm 2021, ông Trump hiện là người dẫn đầu trong cuộc đua giành đề cử tổng thống năm 2024 của Đảng Cộng hòa.

Ukraine tấn công lớn chiến tuyến của Nga ở miền Nam (NYT)

Thursday, June 8th, 2023
Một người lính Ukraine thuộc Lữ đoàn cơ giới riêng biệt thứ 110 ở khu vực Donetsk hôm thứ Tư.
Một người lính Ukraine thuộc Lữ đoàn cơ giới riêng biệt thứ 110 ở khu vực Donetsk hôm thứ Tư.Tín dụng…Tyler Hicks/Thời báo New York
(more…)

Làm thế nào để bảo đảm Vladimir Putin phải hứng chịu một thất bại chiến lược (The Economist)

Wednesday, June 7th, 2023

Lợi ích địa chính trị trong cuộc phản công của Ukraine

Một tấm bảng mô tả Adolf Hitler, Joseph Stalin và Tổng thống Nga Vladimir Putin được trưng bày tại trại Maidan trên Quảng trường Độc lập ở Kiev.  28 Tháng Bảy 2014.

Ngày 6 tháng 6 năm 2023

Đọc thêm về tin tức gần đây của chúng tôi về cuộc chiến Ukraine

(more…)

Phát biểu của phụ tá Đại sứ Hoa Kỳ tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về tình hình ở Ukraine do việc phá hủy đập Kakhovka

Wednesday, June 7th, 2023

Trang chủ | | Phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về tình hình ở Ukraine do việc phá hủy đập Kakhovka

(more…)

Tòa Bạch Ốc nói cung cấp chiến đấu cơ F-16 cho Ukraine ‘không phải để leo thang mà để bảo vệ’

Wednesday, June 7th, 2023

Ngày 7 tháng 6 năm 2023, 12:02 chiều

John Kirby đã nói rõ với ông Lavrov rằng các đối tác sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine (Ảnh: Evelyn Hockstein/Reuters)

John Kirby đã nói rõ với ông Lavrov rằng các đối tác sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine (Ảnh: Evelyn Hockstein/Reuters)

(more…)

Vùng nước chiến tranh từng xảy ra trong lịch sử: Trận lụt lớn nhân tạo khác của Ukraine (Radio Free Europe)

Wednesday, June 7th, 2023

13:50 ngày 07 tháng 6 năm 2023 |

Lính Đức đứng bên Nhà máy thủy điện Dnepr bị quân đội Liên Xô cho nổ tung ngày 18/8/1941. Ảnh: misto.zp.ua (Website chính thức)

Việc phá hủy đập Nova Khakovka của Ukraine vào ngày 6 tháng 6 đã thải ra một dòng nước khổng lồ vào vùng đất thấp ở miền nam Ukraine. Trong khi con số thiệt hại đầy đủ của thảm họa vẫn chưa rõ ràng, khu vực này đã phải hứng chịu một tiền lệ lịch sử bi thảm.

(more…)

Thời sự Thứ Tư 07/06/2023: *Hậu quả vỡ đập thủy điện Kakhovka *Hoa Kỳ và Ấn Độ hợp tác quốc phòng. *Ukraina cáo buộc Nga là ‘‘Nhà nước khủng bố’’ với Tòa án Công lý Quốc tế. *Iran giới thiệu hỏa tiễn đạn đạo siêu thanh *Ngày Môi trường Thế giới “Chống ô nhiễm nhựa”

Wednesday, June 7th, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


Ukraina : Hậu quả của thảm họa vỡ đập thủy điện Kakhovka

Nguồn : AFP, France 24, Franceinfo – Phan Minh /RFI

06/6/2023

Đập thủy điện Kakhovka, tỉnh Kherson, miền nam Ukraina. © Wikipedia 

Đập thủy điện Nova Kakhovka ở miền nam Ukraina hôm 06/06/2023 đã bị phá hỏng một phần sau nhiều vụ nổ chưa rõ nguồn gốc, khiến ngập lụt nghiêm trọng dọc theo bờ sông Dniepr đang là mối bận tâm của cả Nga lẫn Ukraina. RFI xin liệt kê vài nét chính về con đập được AFP tổng hợp. 

Vai trò của đập Kakhovka 

Kể từ khi Nga tiến hành xâm lược Ukraina, đập Kakhovka là chủ đề thu hút nhiều sự chú ý vì cơ sở hạ tầng này là mục tiêu chiến lược đối với cả hai bên tham chiến ở nhiều khía cạnh. 

Đập Kakhovka là một công trình mang tính chiến lược cao. Kiev và Matxcơva cáo buộc nhau làm vỡ đập Kakhovka ở miền nam Ukraina, vốn là nguồn cung cấp nước chính cho bán đảo Crimée, và đây cũng là mục tiêu quan trọng của Nga kể từ khi nước này phát động chiến tranh chống lại Ukraina. 

Đập thủy điện trên sông Dniepr nằm ở chiến tuyến giữa các khu vực ở Ukraina do Matxcơva kiểm soát và phần còn lại của đất nước, bị vỡ vào thời điểm mà Kiev đang tích cực “khiêu khích” hệ thống phòng thủ của Nga để chuẩn bị cho một cuộc phản công lớn. 

Nguồn cung cấp nước cho Crimée bị ảnh hưởng 

Nằm cách nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia 150 km, đập Kakhovka là công trình được xây dựng một phần bằng bê tông và đất, dài 3.273 mét. Đây là một trong những cơ sở hạ tầng lớn nhất ở Ukraina. Theo trang web của công ty Ukrhydroenergo, công suất của nhà máy thủy điện là 334,8 megawatt (MW). 

Được xây dựng vào những năm 1950, dưới thời Liên Xô, đập Kakhovka cho phép đưa nước vào Kênh đào Bắc Crimée, xuất phát từ miền nam Ukraina và đi qua toàn bộ bán đảo Crimée, bị Matxcơva chiếm đóng và sáp nhập từ năm 2014. 

Do đó, việc phá hủy con đập này sẽ gây ra những khó khăn đáng kể cho việc cung cấp nước cho Crimée, nơi mà Kiev tuyên bố muốn tái chiếm. 

Thượng nguồn của con đập là hồ chứa nước Kakhovka, một hồ chứa nước nhân tạo được hình thành trên dòng chảy của sông Dniepr, dài 240 km và rộng 23 km. 

Cả con đập Kakhovka lẫn nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia đều do quân đội Nga chiếm giữ trong những ngày đầu tiên Nga xâm lược Ukraina vào ngày 24/02/2022. 

Những rủi ro đối với nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia 

Do chỉ cách nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia 150 km, hồ chứa nước Kakhovka phục vụ việc làm mát nhiên liệu nguyên tử của nhà máy. Việc con đập bị phá hủy làm dấy lên lo ngại về việc mực nước ở thượng nguồn bị giảm, gây ra mối đe dọa mới đối với an toàn của nhà máy. Mykhaïlo Podoliak, cố vấn của tổng thống Ukraina cảnh báo rằng mối nguy hiểm “hiện đang gia tăng nhanh chóng”

Mặc dù vậy, các chuyên gia của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) có mặt tại hiện trường, thẩm định vào hôm 06/06 rằng “không có mối nguy hạt nhân tức thì”. Giám đốc nhà máy Zaporijjia, Yuri Tchernichuk cũng không tỏ ra bi quan khi ông viết trên mạng Telegram rằng hệ thống làm mát của nhà máy có thể được duy trì bởi “một số nguồn thay thế”. Ông nói thêm rằng 6 lò phản ứng của nhà máy đã ngừng hoạt động với 5 lò đã “nguội” và lò còn lại vẫn còn “nóng”. Đối với IAEA, bể làm mát “sẽ đủ để cung cấp nước cho nhà máy trong vòng nhiều tháng”, nhưng không loại trừ khả năng xảy ra rủi ro trong dài hạn. 

Hướng tới một thảm họa sinh thái ? 

Các quan chức Ukraina cho biết 150 tấn dầu động cơ đã đổ xuống sông Dniepr hôm 06/06. Daria Zarivna, cố vấn truyền thông của cố vấn tổng thống Ukraina Andriy Yermak, cho biết trên mạng Telegram rằng dầu vẫn tiếp tục có thể rò rỉ và gây tác động tiêu cực đến môi trường. Trong một thông cáo báo chí, phủ tổng thống Ukraina đã định lượng “nguy cơ rò rỉ bổ sung” đạt mức “hơn 300 tấn dầu”. Vẫn trên Telegram, Andriy Yermak đã lên án Nga là “một kẻ hủy diệt sinh thái” phạm tội ác chống lại môi trường. 

Việc đập Kakhovka bị phá hủy làm dấy lên lo ngại về những hậu quả đáng kể đối với hệ động vật và thực vật của khu vực phía nam Ukraina này. Ngoại trưởng Ukraina Dmytro Kuleba cho biết rằng thiệt hại về môi trường đặc biệt đáng lo ngại khi toàn bộ hệ sinh thái đang phải đối mặt với thiệt hại lâu dài và không thể đảo ngược do lũ lụt. 

Kiev nhấn mạnh đến “tội ác chiến tranh” 

Với những ngôi làng “bị ngập hoàn toàn hoặc một phần”, chính quyền Ukraina đã nhanh chóng lên án Nga phạm “tội ác chiến tranh” và tổng thống Volodymyr Zelensky đã triệu tập khẩn cấp Hội đồng An ninh Ukraina để bàn về chủ đề này. 

Mykhaïlo Podoliak, cố vấn của tổng thống Zelensky chỉ trích Nga : “Mục tiêu của những kẻ khủng bố rõ ràng là tạo chướng ngại vật nhằm kìm hãm các cuộc tấn công của lực lượng vũ trang Ukraina.” 

Theo Kiev, “khoảng 16.000 người hiện đang sống trong khu vực nguy cấp” bị đe dọa bởi lũ lụt, trong khi Matxcơva đánh giá 14 địa phương, nơi có “hơn 22.000 người sinh sống” đang ở trong tình trạng như vậy, nhưng “tình hình hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát”

Hồi tháng 10/2022, khi giao tranh nổ ra trong khu vực với cuộc phản công thắng lợi của Kiev, tổng thống Zelensky đã cáo buộc quân đội Nga phá hoại con đập và các cơ sở của nhà máy Zaporijjia. 

Ai hưởng lợi từ việc đập Kakhovka bị phá hủy ? 

Nhiều nhà quan sát phương Tây nghiêng về giả thuyết Nga phá hoại đập Kakhovka để làm chậm đà tiến của quân đội Ukraina, vào thời điểm mà Kiev đang chuẩn bị tiến hành một cuộc phản công. 

Những trận lũ lụt sau khi con đập bị phá hủy đã khiến hàng ngàn người phải sơ tán trong giai đoạn nhạy cảm này, đồng thời có nguy cơ gây cản trở các hoạt động quân sự mà quân đội Ukraina đang tiến hành. Về mặt quân sự, mực nước dâng cao ở khu vực Kherson sẽ gây khó khăn trong việc vượt sông trong khuôn khổ một chiến dịch đổ bộ có thể được thực hiện bởi quân đội Ukraina nhằm tìm cách chiếm lại hữu ngạn sông Dniepr. 

Nhà sử học người Anh Sergey Radchencko, giáo sư tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp Johns Hopkins nhận định trên mạng Twitter là về mặt logic, Matxcơva sẽ là thủ phạm hợp lý bởi với việc gây lũ lụt ở hạ lưu Nova Kakhovka, quân đội Nga sẽ làm chậm đà phản công của quân đội Ukraina. Matxcơva có điều kiện câu giờ và có thể tập trung vào các khu vực khác của mặt trận, kéo dài khoảng 1.000 km. 

Stéphane Audrand, chuyên gia tư vấn độc lập của Pháp thì nhận thấy rằng Ukraina không hưởng lợi gì trong trường hợp này khi thêm một cơ sở hạ tầng – một công cụ sản xuất điện của họ bị phá hủy, đồng thời lũ lụt mang lại thêm khổ đau cho thường dân và làm hạn chế các khả năng tấn công và hậu cần của Ukraina.

https://www.rfi.fr/vi


Hoa Kỳ và Ấn Độ đạt đồng thuận về chương trình hợp tác quốc phòng

Minh Anh /RFI

07/6/2023

Washington và New Dehli hôm qua, 06/06/2023, đã thống nhất một lộ trình hợp tác công nghiệp quân sự, vào lúc Ấn Độ tìm cách giảm phụ thuộc vào nguồn cung ứng vũ khí từ Nga và trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc.  

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin (P) bắt tay đồng nhiệm Ấn Độ Rajnath Singh trong lễ đón tiếp tại New Delhi, Ấn Độ, ngày 05/06/2023. REUTERS – ANUSHREE FADNAVIS 

Kết thúc chuyến thăm Ấn Độ trong khuôn khổ vòng công du châu Á, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin khẳng định « lộ trình hợp tác mới đầy tham vọng » cho phép Ấn Độ và Mỹ tăng cường hợp tác phát triển và sản xuất các công nghệ dùng cho hệ thống chiến đấu cơ và di chuyển trên bộ, cũng như là trong lĩnh vực tầu ngầm, tình báo, giám sát và nhận dạng, theo như tuyên bố từ bộ Quốc Phòng Mỹ. 

Như vậy với sáng kiến này, hợp tác quốc phòng Mỹ – Ấn chuyển sang một tiêu chí mới, đồng thời còn cho phép Ấn Độ tiếp cận các ngành công nghệ tiên tiến, hỗ trợ cho kế hoạch hiện đại hóa nền quốc phòng đất nước. 

AFP cho biết nhiều nước phương Tây, bao gồm cả Mỹ và Pháp, đang thương lượng với Ấn  Độ các hợp đồng trị giá nhiều tỷ đô la. Tuy nhiên, theo một số nhà ngoại giao, New Delhi mong muốn được chuyển giao công nghệ trong các thỏa thuận đang đàm phán. 

Từ nhiều thập niên, Nga vẫn là nhà cung cấp vũ khí chính cho Ấn Độ. Cho đến lúc này, Ấn Độ không lên án Nga xâm lược Ukraina, nhưng cũng đang nỗ lực chấm dứt tình trạng phụ thuộc trong lĩnh vực quân sự, đồng thời mở rộng nguồn cung nhập khẩu vũ khí và gia tăng mức sản xuất trong nước. 

Thông báo Mỹ – Ấn Độ tăng cường hợp tác quân sự được đưa ra vào lúc Trung Quốc và Mỹ cạnh tranh gay gắt trong nhiều lĩnh vực từ ngoại giao, quân sự, công nghệ cho đến kinh tế, quan hệ giữa Án Độ – Trung Quốc cũng căng thẳng do những tranh chấp lãnh thổ và trong thương mại.  

Sau cuyến thăm New Dehli của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, thủ tướng Ấn Độ sẽ đến thăm Washington trong tháng Sáu này.


Tại Tòa án Công lý Quốc tế, Ukraina cáo buộc Nga là ‘‘Nhà nước khủng bố’’

Ukraina và Nga một lần nữa đối mặt tại Tòa án Công lý Quốc tế, có trụ sở tại La Haye, Hà Lan, hôm qua, 06/06/2023. Kiev cáo buộc Matxcơva vi phạm các công ước về chống tài trợ khủng bố, và công ước chống kỳ thị chủng tộc. Đơn kiện được đệ trình năm 2017. 

Ngoại trưởng Ukraina Oksana Zolotaryova (G) cùng với các luật sư của Ukraina tại Tòa án Công lý Quốc tế ở La Haye, Hà Lan ngày 06/06/2023. AFP – REMKO DE WAAL 

Trọng Thành /RFI

Trước các thẩm phán của Tòa Công lý Quốc Tế, đại diện Ukraina cũng tố cáo Nga ‘‘không thể giành chiến thắng trên chiến trường’’, đã nhắm vào các cơ sở hạ tầng dân sự ‘‘để buộc Ukraina phải khuất phục’’, cụ thể là vụ tấn công vào ngôi đập Kakhovka ở Kherson, ít giờ trước khi diễn ra phiên tòa. 

Thông tín viên Stéphanie Maupas tường trình từ La Haye : 

‘‘Đây là ‘‘một chiến dịch hù dọa, reo rắc sợ hãi’’. Trước 16 thẩm phán của Tòa án Công lý Quốc tế, các luật sư của Ukraina đã tố cáo như trên. Đại sứ chuyên trách về tư pháp quốc tế của Ukraina, Anton Korynevitch, nhắc lại rằng cuộc chiến – với ‘‘quy mô’’ chưa từng có kể từ Thế chiến Hai – đã khởi sự ngay từ năm 2014. Ba năm sau, Ukraina đệ đơn kiện Nga. 

Ông Anton Korynevitch cũng nhắc lại rằng, kể từ đó đã có thêm vụ thảm sát Butcha, trung tâm tra tấn ở Kherson, các trại giam được lập ra nhằm cưỡng bức người Ukraina sang Nga, cho đến vụ tấn công vào ngôi đập Kakhovka, vài giờ trước khi diễn ra phiên xử, điều mà đại diện Ukraina gọi là ‘‘hành động khủng bố’’.  

Về nội dung, đơn kiện của Ukraina đặc biệt nhắm vào việc Nga ủng hộ và tài trợ cho các lực lượng ly khai thân Nga tại các vùng đất mà họ kiểm soát ở Donbass, kể từ năm 2014. Các luật sư cũng nêu lên vấn đề các vũ khí Nga cung cấp, không phân biệt giữa dân sự và quân sự. 

Các luật sư cũng nhấn mạnh rằng trước mỗi cuộc họp nhằm thực thi các thỏa thuận Minsk, lại có nhiều vụ tấn công. Ukraina cáo buộc Nga đã vi phạm công ước chống kỳ thị chủng tộc. Hôm qua, 06/06, Ukraina cáo buộc Matxcơva có chính sách sách ‘‘Nga hóa’’ dân cư các vùng đất chiếm đóng. Phiên tòa sẽ tiếp tục vào ngày mai, thứ Năm 08/06. Đến lượt phía Nga trình bày quan điểm’’.


Tin tặc Triều Tiên nhắm vào các định chế tài chính của Mỹ, Đông Á 

07/6/2023 

Tin tặc Triều Tiên đánh sập mạng lưới hệ thống ngân hàng nông nghiệp Hàn Quốc Nonghyup ngày 3/5/2011. 

Có những lo ngại mới về đội quân tin tặc của Triều Tiên đang nhắm mục tiêu vào các định chế tài chính để hỗ trợ chế độ ở Bình Nhưỡng và có thể tài trợ cho các chương trình vũ khí của nước này.

Một phúc trình được công ty an ninh mạng Recorded Future công bố ngày 6/6 cho thấy những kẻ có liên quan đến Triều Tiên đã lường gạt các công ty tài chính nổi tiếng ở Nhật Bản, Việt Nam và Hoa Kỳ bằng cách gửi email và tài liệu mà khi người nhận mở ra thì tin tặc có thể truy cập vào các hệ thống quan trọng.

Theo báo cáo của Nhóm Insikt thuộc Recorded Future, “Việc nhắm mục tiêu vào ngân hàng đầu tư và các công ty đầu tư mạo hiểm có thể làm lộ thông tin nhạy cảm hoặc bí mật của các tổ chức này hoặc khách hàng của họ”.

“[Việc này] có thể dẫn đến hành động pháp lý hoặc hành động điều chỉnh, gây nguy hiểm cho các cuộc đàm phán hoặc thỏa thuận kinh doanh đang chờ xử lý hoặc tiết lộ thông tin gây tổn hại đến danh mục đầu tư chiến lược của công ty,” phúc trình cho biết.

Phúc trình nói cụm hoạt động gần đây nhất diễn ra từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023, sử dụng ba địa chỉ internet mới và hai địa chỉ cũ cùng hơn 20 tên miền.

Một số tên miền bắt chước những tên miền được sử dụng bởi các định chế tài chính bị nhắm mục tiêu.

Recorded Future đã nêu tên nhóm đứng sau các cuộc tấn công của Nhóm Hoạt động Đe dọa 71 (TAG-71), còn được gọi là APT38; Bluenoroff; Stardust Chollima; và Nhóm Lazarus.

Tháng 4 vừa qua, Hoa Kỳ đã chế tài ba cá nhân có liên quan đến Nhóm Lazarus, cáo buộc họ giúp Triều Tiên rửa tiền ảo ăn cắp và biến nó thành tiền mặt.

Các quan chức Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã áp dụng các chế tài bổ sung vào tháng trước đối với Cục Trinh sát Kỹ thuật của Triều Tiên, nơi phát triển các công cụ và hoạt động do Nhóm Lazarus thực hiện.

Nhóm Lazarus được cho là chịu trách nhiệm về vụ trộm tiền ảo lớn nhất cho đến nay, đánh cắp khoảng 620 triệu đô la liên quan đến một trò chơi trực tuyến phổ biến.

Đầu tháng này, các cơ quan của Hoa Kỳ và Hàn Quốc đã đưa ra cảnh báo về một nhóm tác nhân mạng khác của Triều Tiên mạo danh các viện nghiên cứu, tổ chức học thuật và nhà báo nhằm thu thập thông tin tình báo.


Iran giới thiệu hỏa tiễn đạn đạo siêu thanh đầu tiên của đất nước 

07/6/2023 

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi phát biểu trong buổi lễ ra mắt tên lửa đạn đạo mới có tên “Fattah” với tầm bắn 1400 km, tại Tehran, Iran, vào ngày 6 tháng 6 năm 2023. 

Iran hôm 6/6 giới thiệu tên lửa đạn đạo siêu thanh đầu tiên do Iran sản xuất, theo lời mô tả của các quan chức nước này, hãng thông tấn chính thức IRNA đưa tin. Đây được xem là một thông báo có khả năng làm tăng mối lo ngại của phương Tây về khả năng tên lửa của Tehran, theo Reuters.

Truyền thông nhà nước Iran công bố hình ảnh tên lửa Fattah tại một buổi lễ có sự tham dự của Tổng thống Ebrahim Rahisi và các chỉ huy Lực lượng Vệ binh Cách mạng tinh nhuệ của Iran.

“Tên lửa siêu thanh được dẫn đường chính xác Fattah có tầm bắn 1.400 km và nó có khả năng xuyên thủng mọi lá chắn phòng thủ”, Amirali Hajizadeh, người đứng đầu lực lượng hàng không vũ trụ của Vệ binh, được truyền thông nhà nước Iran trích dẫn.

Tên lửa siêu thanh có thể bay nhanh hơn ít nhất 5 lần so với tốc độ âm thanh và bay theo quỹ đạo phức tạp, khiến chúng khó bị đánh chặn.

Năm ngoái, quốc gia Cộng hòa Hồi giáo cho biết họ đã chế tạo được một tên lửa đạn đạo siêu thanh có thể di chuyển vào và ra khỏi bầu khí quyển.

Truyền hình nhà nước cho biết tên lửa Fattah của Iran có thể nhắm mục tiêu vào “các hệ thống chống tên lửa tiên tiến của kẻ thù và là một bước nhảy vọt lớn trong lĩnh vực tên lửa”.

“Nó có thể vượt qua các hệ thống tên lửa chống đạn đạo tiên tiến nhất của Hoa Kỳ và chế độ phục quốc Do Thái, bao gồm cả hệ thống đánh chặn tên lửa ‘Vòm sắt’ (Iron Dome) của Israel”, đài truyền hình nhà nước Iran nói.

Tốc độ tối đa của Fattah đạt mức mach 14 (15.000km/h).

Bất chấp sự phản đối của Mỹ và châu Âu, nước Cộng hòa Hồi giáo cho biết họ sẽ tiếp tục phát triển chương trình tên lửa phòng thủ. Tuy nhiên, các nhà phân tích quân sự phương Tây cho rằng Iran đôi khi phóng đại khả năng tên lửa của mình.

Những lo ngại về tên lửa đạn đạo của Iran đã góp phần vào quyết định của tổng thống Mỹ vào năm 2018, khi đó là ông Donald Trump, từ bỏ hiệp ước hạt nhân năm 2015 của Tehran với sáu cường quốc.

Ông Trump đã áp dụng lại các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Iran sau khi rút khỏi hiệp ước hạt nhân, khiến Tehran tiếp tục công việc hạt nhân bị cấm trước đó và hồi sinh những mối lo ngại của Hoa Kỳ, châu Âu và Israel rằng Iran có thể tìm cách chế tạo bom nguyên tử. Iran đã liên tục phủ nhận chuyện có tham vọng như vậy.

Các cuộc đàm phán gián tiếp giữa Tehran và chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân đã bị đình trệ kể từ tháng 9 năm ngoái.

Israel, là nước mà quốc gia Cộng hòa Hồi giáo từ chối công nhận, phản đối nỗ lực của các cường quốc thế giới nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân của Tehran và từ lâu đã đe dọa sẽ hành động quân sự nếu các biện pháp ngoại giao thất bại.


Hãng Singapore Airlines phát Wifi miễn phí cho tất cả hành khách

(Ảnh minh họa: Raymond Cassel/Shutterstock) 

Đây là một trong những hãng hàng không quốc tế lớn đầu tiên trên toàn thế giới cung cấp Wifi miễn phí, không giới hạn cho tất cả hành khách ở mọi hạng ghế, theo tờ SCMP.

Cụ thể, từ 1/7 tới, hành khách có thể lướt web trên máy bay mà không phải trả phí thông thường hoặc bị giới hạn về dữ liệu.

Thông thường, việc trả tiền để sử dụng Internet trên máy bay từ lâu luôn là một khoản chi phí phát sinh, hay chỉ dành riêng cho những hành khách sử dụng khoang thương gia hoặc hạng nhất.

Theo We Are Social. doanh nghiệp theo dõi việc sử dụng website và phương tiện truyền thông của Anh, sau đại dịch COVID-19, mặc dù thời gian lên mạng đã giảm so với thời kỳ phong tỏa song 5 tỷ người dùng Internet thường xuyên trên thế giới vẫn dành hơn 6 giờ mỗi ngày để lướt web trong năm 2022.

Bên cạnh đó, số lượng hành khách hàng không gia tăng trở lại. Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế, lưu lượng hành khách toàn cầu vào tháng 4/2023 đã trở lại mức 90% so với mức trước đại dịch COVID-19, có nghĩa là thế giới đang trên đà quay trở lại mức 4,5 tỷ lượt đi lại vào năm 2019, một năm trước khi các hạn chế đối với việc đi lại được áp đặt.

Đặt cả hai dữ liệu cùng với nhau, các hãng hàng không như Singapore Airlines đang ban hành chính sách phát Wifi miễn phí như một cách để thu hút hành khách lựa chọn bay với mình.

“Trong thế giới ngày càng siêu kết nối ngày nay, kết nối Wifi tốc độ cao trên máy bay là một trong những yêu cầu quan trọng nhất đối với khách hàng của chúng tôi”, Yeoh Phee Teik, Phó Chủ tịch phụ trách về trải nghiệm khách hàng của hãng hàng không, cho hay.

Hành khách sẽ phải đăng ký chương trình khách hàng thân thiết của hãng hàng không để truy cập Wifi, tương tự như cách một số hãng vận tải khác cung cấp Wifi miễn phí bao gồm Qatar Airways và Delta Air Lines.

Singapore Airlines cho biết tính năng này sẽ áp dụng cho 129 trong số 136 máy bay của hãng, ngoại trừ 7 chiếc Boeing 737-800 NG.

Phan Anh


Ngày Môi trường Thế giới 2023 với chủ đề “Chống ô nhiễm nhựa”

Chai nhựa thông thường gây ô nhiễm môi trường. (Ảnh: Pixabay) 

Năm nay, chủ đề của Ngày Môi trường Thế giới là “Chống ô nhiễm nhựa” (Beat Plastic Pollution). Dưới góc nhìn khoa học hiện đại, ô nhiễm môi trường toàn cầu không chỉ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng thiếu nước, mà còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái của động vật và thực vật, từ đó ảnh hưởng đến nguồn thực phẩm của con người.

Khẩn cấp chống ô nhiễm nhựa

Ngày 5/6 hàng năm là “Ngày Môi trường Thế giới” (tiếng Anh: World Environment Day). Chủ đề của Ngày Môi trường thế giới năm 2023 là “Chống ô nhiễm nhựa” để cùng nhau kiểm soát việc sử dụng nhựa quá độ, khơi dậy quan tâm của toàn cầu đối với vấn đề ô nhiễm nhựa và khuyến khích mọi người hành động cụ thể để giảm thiểu và loại bỏ ô nhiễm nhựa.

Việc sử dụng rộng rãi và tiêu thụ quá mức các sản phẩm nhựa đã dẫn đến một lượng lớn chất thải nhựa, trong đó rất nhiều là đổ xuống các vùng nước như đại dương, sông hồ, gây ra mối đe dọa lớn đối với hệ sinh thái biển và động vật hoang dã. Có thể nói ô nhiễm nhựa đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với môi trường sống và sức khỏe con người trên toàn cầu.

Dù nhựa có rất nhiều công dụng giá trị cho cuộc sống con người, nhưng việc xã hội loài người trở nên nghiện các sản phẩm nhựa dùng một lần đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trường, xã hội, kinh tế và sức khỏe.

Kể từ những năm 1970, sản xuất nhựa đã phát triển nhanh hơn bất kỳ vật liệu nào khác, nếu cứ xu hướng tăng trưởng này thì ước tính sản lượng nhựa toàn cầu sẽ đạt 1,1 tỷ tấn vào năm 2050. Khoảng 36% tổng số nhựa sản xuất được sử dụng trong bao bì, bao gồm các sản phẩm nhựa sử dụng một lần là hộp đựng thức ăn và đồ uống, trong số đó khoảng 85% đưa vào bãi rác hoặc thành đồ bỏ vứt lung tung ngoài kiểm soát.

Ước tính trong các đại dương trái đất hiện nay chứa khoảng 199 triệu tấn nhựa. Trừ khi chúng ta thay đổi cách chúng ta sản xuất, sử dụng và thải bỏ nhựa, nếu không lượng chất thải nhựa xâm nhập vào hệ sinh thái biển có thể tăng gần gấp 3 lần, từ 9-14 triệu tấn mỗi năm vào năm 2016 lên 23-37 triệu tấn dự kiến ​​vào năm 2040.

Rác thải nhựa – dù ở sông ngòi, đại dương hay trên đất liền – có thể tồn tại trong môi trường hàng thế kỷ. Độ bền lâu dài và khả năng chống phân hủy của nhựa khiến chúng gần như không thể phân hủy hoàn toàn trong tự nhiên. Hầu hết các vật dụng bằng nhựa không bao giờ biến mất hoàn toàn, chúng chỉ phân chia thành những mảnh không ngừng nhỏ hơn, theo đó những hạt vi nhựa có thể xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường hô hấp và tích tụ trong các cơ quan cơ thể. Không khó hiểu khi thấy vi hạt nhựa trong phổi, gan, lá lách và thận của chúng ta, một nghiên cứu gần đây thậm chí còn phát hiện vi hạt nhựa trong nhau thai của trẻ sơ sinh…

Mỗi người có thể làm gì?

Chúng ta cần hành động ngay bây giờ và phải làm nhiều hơn nữa để chấm dứt từ gốc vấn nạn sử dụng nhựa một lần. Ngày Môi trường Thế giới năm nay nhắc nhở mọi người giảm thiểu sử dụng các sản phẩm nhựa, theo đó hãy chú trọng 8 điều “Chống ô nhiễm nhựa” (Beat Plastic Pollution):

– Dọn dẹp bãi biển: Tham gia dọn dẹp bãi biển địa phương. Cùng gia đình làm sạch bãi biển và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
– Xin hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn giấy: Hóa đơn điện tử cứu thế giới!
– Làm sạch các dòng sông: Các dòng sông là con đường trực tiếp đưa các mảnh vụn nhựa vào đại dương. Mỗi khi chúng ta ra sông chơi chỉ cần thuận tay vớt rác trên sông chính là thể hiện tấm lòng dịu dàng của chúng ta với thiên nhiên.
– Mua sắm bền vững: Khi đi mua sắm, hãy cố gắng chọn thực phẩm không có bao bì nhựa, mang theo túi bảo vệ môi trường có thể tái sử dụng, mua sản phẩm địa phương thay vì sản phẩm nhập khẩu và mang theo hộp đựng riêng để giảm rác thải nhựa, qua đó tác động hữu ích đến bảo vệ môi trường.
– Thử lối sống không rác thải: Đầu tư vào các sản phẩm bền vững, thân thiện với đại dương như cốc uống cà phê, chai nước… có thể tái sử dụng. Cân nhắc các vật dụng như cốc nguyệt san, bàn chải đánh răng bằng tre và bánh dầu gội để giúp tiết kiệm tiền và bảo vệ đại dương.
– Du lịch bền vững: Khi bạn đi du lịch, hãy cố gắng lưu ý giảm thiểu lượng nhựa sử dụng một lần mà mình sử dụng.
– Trở thành người vận động bảo vệ môi trường.
– Thời trang bền vững: Ngành thời trang tạo ra 20% lượng nước thải và 10% lượng khí thải carbon toàn cầu: “Con số này nhiều hơn tất cả các chuyến bay và vận chuyển quốc tế cộng lại”. Từ bỏ các sản phẩm thời trang nhanh càng nhiều càng tốt, cố gắng chọn mua nhiều quần áo cổ điển và quần áo cũ, chọn loại vải bền, khi quần áo bị hỏng hãy ưu tiên sửa chữa thay vì mua mới. Chọn các sản phẩm làm đẹp không chứa nhựa: Các sản phẩm làm đẹp là nguồn chính chứa vi nhựa đi thẳng từ phòng tắm của chúng ta ra đại dương. Tìm kem chống nắng, sữa rửa mặt, đồ trang điểm, chất khử mùi, dầu gội đầu… có dạng không chứa nhựa.

Thông qua những hành động và nỗ lực đó, chúng ta có thể cùng nhau đánh bại ô nhiễm nhựa, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái của trái đất, đồng thời tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho sự phát triển bền vững.


Kỷ niệm 50 năm Ngày Môi trường Thế giới

Nguồn gốc của “Ngày Môi trường Thế giới” (tiếng Anh: World Environment Day) có thể truy nguồn từ năm 1972, khi Chương trình Môi trường LHQ tổ chức “Hội nghị Môi trường Con người của LHQ” lần đầu tiên tại Stockholm – Thụy Điển từ ngày 5 -16/6 năm đó, vì vậy đã đề xuất lấy ngày 5/6 là “Ngày Môi trường thế giới” (World Environment Day). Đó không chỉ là lần đầu tiên LHQ đưa vấn đề môi trường ra thảo luận, mà còn kêu gọi thế giới nâng cao ý thức bảo vệ môi trường; sau đó từ năm 1973, nhằm kỷ niệm cuộc gặp này, LHQ đã ấn định ngày 5/6 hàng năm là “Ngày Môi trường Thế giới” và đến nay vẫn được sử dụng, năm 2023 cũng là kỷ niệm 50 năm “Ngày Môi trường Thế giới”.

Ngày nay, “Ngày Môi trường Thế giới” đã trở thành nền tảng quan trọng để các bên liên quan tại hơn 100 nước trên thế giới tích cực thực hiện các hành động bảo vệ môi trường; kêu gọi mỗi người có hành động tích cực để nhiều hành động nhỏ trở thành sức mạnh to lớn chung tay bảo vệ trái đất của chúng ta, đồng thời nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Chúng ta có thể làm gì cho “Ngày Môi trường Thế giới”?

Chủ đề của “Ngày Môi trường thế giới” năm 2023 là “Chống ô nhiễm nhựa” (Beat Plastic Pollution), chủ đề hy vọng khơi dậy sự quan tâm của công chúng đối với các vấn đề môi trường, còn chủ đề của năm 2022 là “Chỉ một Trái đất” (Only One Earth).

Thiên Tư, Vision Times


Nikki Haley: Nếu Ukraine thua Nga, sẽ có Thế chiến III

Ứng viên tổng thống Đảng Cộng hòa Nikki Haley (AP) 

Theo ứng viên tổng thống Đảng Cộng hòa Nikki Haley, việc để Ukraine thua Nga trên chiến trường sẽ dẫn đến chiến tranh thế giới thứ ba.

Bà Haley nói trong một cuộc tọa đàm với cử tri tại Iowa hôm Chủ Nhật (4/6) rằng trang bị vũ khí cho Kyiv tất cả là để “ngăn chặn chiến tranh” và “gửi thông điệp” cho các kẻ thù của Mỹ.

Cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc tuyên bố: “Khi Ukraine chiến thắng, điều đó sẽ gửi thông điệp tới Trung Quốc về Đài Loan, gửi thông điệp tới Iran vốn đang muốn chế tạo bom [hạt nhân], gửi thông điệp tới Triều Tiên đang thử tên lửa đạn đạo, gửi thông điệp tới Nga rằng mọi chuyện đã kết thúc”.

“Ukraine chiến thắng là lợi ích tốt nhất của Mỹ, là lợi ích tốt nhất của an ninh quốc gia của chúng ta. Chúng ta phải làm điều này đến cùng, chúng ta phải hoàn thành nó”, bà Haley nói thêm.

Về việc cuộc chiến tranh đó có thể kết thúc như thế nào, bà Haley cho biết: “Nó sẽ kết thúc vào ngày mà Nga sẽ rút quân. Nếu Ukraine rút lui, thì tất cả chúng ta sẽ thấy chiến tranh thế giới”. Cựu thống đốc Nam Carolina giải thích rằng để ngăn chặn thế chiến III, Kyiv cần phải được cung cấp thêm vũ khí, rất nhiều vũ khí.

“Chiến thắng cho Ukraine là chiến thắng cho tất cả chúng ta, bởi vì những kẻ bạo chúa nói với chúng ta chính xác những gì chúng sẽ làm”, bà Haley nói tiếp. Bà tuyên bố: “Nga đã nói Ba Lan và các nước vùng Baltic là mục tiêu tiếp theo”, nếu Ukraine sụp đổ. “Nếu điều đó xảy ra, chúng ta sẽ chứng kiến một cuộc chiến tranh thế giới”, bà Haley nhắc lại.

Cũng trong cuộc tọa đàm nêu trên, bà Haley đã chỉ trích quan điểm cho rằng nước Mỹ cần duy trì trung lập trong cuộc chiến tranh Nga-Ukraine. Bà khẳng định: “Đây là một cuộc chiến tranh về tự do và đó là cuộc chiến mà chúng ta phải chiến thắng”.

Bà Haley thời gian qua liên tục kêu gọi chính quyền Biden hãy cung cấp cho Ukraine các chiến đấu cơ F-16 theo đề nghị của Tổng thống Ukraine Zelensky, đồng thời cần áp đặt thêm nhiều chế tài lên Nga. Nữ ứng viên tổng thống 51 tuổi này cho rằng Washington hiện đang quá mềm yếu với Nga.

Hải Đăng

Theo dõi tin tức chiến sự Ukraine mới nhất ngày 6/6/2023 (từ mới đến cũ nhất): *Lụt tột đỉnh vào sáng 7/6, tả ngạn bị hư hại nhiều *Thảm họa tại Kakhovka HPP sẽ không ngăn cản Ukraine *Wagner bác bỏ tuyên bố của Nga về thương vong lớn của Ukraine.

Tuesday, June 6th, 2023

Máy bay không người lái trinh sát của Mỹ được phát hiện gần Crimea

Ngày 7 tháng 6, 04:12

Northrop Grumman RQ-4 Global Hawk (Ảnh: fr.wikipedia.org)

Northrop Grumman RQ-4 Global Hawk (Ảnh: fr.wikipedia.org)

Một máy bay không người lái trinh sát của Mỹ đã được phát hiện gần Crimea hiện do Nga chiếm đóng, bay ở độ cao khoảng 18 km.

(more…)

Đại tá Andriy Stesev, nhóm đặc nhiệm cấp cao Nga của Belgorod, đã bị giết vào đêm 4/6/2023

Monday, June 5th, 2023

Trên một tin từ telegram, một kênh truyền thông phổ thông tại Nga và Ukraine,👉 Theo thông tin hoạt động, vào đêm ngày 4-5 tháng 6, tại khu định cư New Tavolzhanka, đại tá cận vệ Andriy Vasyliovych Stesev, nhóm đặc nhiệm cấp cao của Belgorod, đã bị giết .

(more…)

Tin nóng: Quân của Prigozhin bắt một trung tá Nga tại Bakhmut

Monday, June 5th, 2023

BREAKING: Lính đánh thuê Wagner PMC của Prigozhin đã bắt một Trung tá quân đội Nga. Ngọn lửa nội chiến ở Nga bắt đầu bùng sáng. Có vẻ như cả hai bên đều chịu thương vong đáng kể trong cuộc đấu súng giữa Nga và Nga này.

Tin ngày khiến cho dư luận thắc mắc tại sao có sự kiện như vậy sau khi lực lược PMC của Warger đã bàn giao trận địa Bakhmut cho quân đội chính quy Nga.

Phải chăng có một sự rạn nứt trầm trọng trong tình hình của quân đội Nga.

(more…)

Cập nhật chiến tranh Nga-Ukraine ngày 3/6/2023 (#465) *Nga thay đổi chiến thuật trước khi bị phản công *Khoảng 100 lính (Nga) thiệt mạng, hơn 400 bị thương sau một vụ tấn công vào Yur’ivka. *Wagner nói Nga đặt mìn để hại lính của ông. *Tư lệnh lục quân Oleksandr Syrsky trở lại Bakhmut. *EU thảo luận nhu cầu đạn dược với Hàn Quốc…

Saturday, June 3rd, 2023

Cập nhật 19 phút trước

Lính cứu hỏa làm việc tại một ngôi nhà bị cháy sau vụ pháo kích ở Belgorod
TÍN DỤNG : Reuters

(more…)

Tin nóng chiến sự Ukraine (Twitter, Facebook…)

Friday, June 2nd, 2023

Nổ lớn ở Berdyansk, khu vực cảng biển do Nga chiếm đóng.

https://twitter.com/hashtag/Berdyansk?src=hashtag_click


(more…)

ISW đánh giá chiến dịch tấn công của Nga ngày 1 tháng 6, 2023

Friday, June 2nd, 2023

Ngày 1 tháng 6 năm 2023 – Nhấn ISW

Tải xuống bản PDF

Đánh giá Chiến dịch Tấn công của Nga, ngày 1 tháng 6 năm 2023

Riley Bailey, Kateryna Stepanenko, Nicole Wolkov, Layne Philipson, George Barros và Fredrick W. Kagan Ngày

1 tháng 6 năm 2023, 5:30 chiều ET

Nhấn vào đây để xem bản đồ tương tác của ISW về cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Bản đồ này được cập nhật hàng ngày cùng với các bản đồ tĩnh có trong báo cáo này.

Nhấp vào đây để truy cập kho lưu trữ các bản đồ tua nhanh thời gian tương tác của ISW về cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Các bản đồ này bổ sung cho bản đồ kiểm soát địa hình tĩnh mà ISW tạo ra hàng ngày bằng cách hiển thị tiền tuyến động. ISW sẽ cập nhật kho lưu trữ bản đồ time-lapse này hàng tháng.

(more…)

Thời sự Thứ tư 31/05/2023: *Phóng thất bại, vệ tinh Bắc Hàn rơi xuống biển *Nga và Ukraina đồng ý bảo vệ hạt nhân Zaporijia *Tỷ phú Elon Musk đến Bắc Kinh *Thoả thuận trần nợ Mỹ lên Hạ viện *Trung Quốc phục hồi chậm sau Covid

Wednesday, May 31st, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


Hỏa tiễn đẩy bị hỏng, vệ tinh Triều Tiên lao xuống biển 

31/5/2023 Reuters 

Bức ảnh này do Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cung cấp, cho thấy một vật thể được quân đội Hàn Quốc trục vớt được cho là một phần của phương tiện phóng vũ trụ của Triều Tiên đã rơi xuống biển sau một vụ phóng thất bại ở vùng biển ngoài khơi đảo Eocheongdo, Hàn Quốc, ngày 31/5/2023. 

Một vụ phóng vệ tinh của Triều Tiên hôm thứ Tư (31/5) đã kết thúc thất bại, khiến hỏa tiễn đẩy và vệ tinh rớt xuống biển. Quân đội Hàn Quốc cho biết họ đã thu hồi được các bộ phận của phương tiện phóng này, Reuters dẫn tin từ Triều Tiên cho biết.

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA đưa tin rằng hỏa tiễn phóng vệ tinh mới “Chollima-1” đã thất bại do động cơ và hệ thống nhiên liệu không ổn định.

Vụ phóng này là nỗ lực phóng vệ tinh thứ 6 của quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân này và là lần đầu tiên kể từ năm 2016. Nó được dự trù sẽ phóng vệ tinh do thám đầu tiên của Triều Tiên lên quỹ đạo.

Vụ phóng đã gây ra báo động khẩn cấp và cảnh báo sơ tán ngắn tại một số vùng của Hàn Quốc và Nhật Bản. Báo động đã được rút lại mà không có nguy hiểm hoặc thiệt hại nào được ghi nhận.

Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc hôm 31/5 cho biết quân đội đang tiến hành trục vớt để thu hồi các mảnh vỡ của hỏa tiễn và vệ tinh đã rơi xuống biển.

Quân đội Hàn Quốc đã chia sẻ hình ảnh các mảnh vỡ được vớt lên khỏi mặt nước, trong đó có một vật thể hình trụ lớn được buộc vào một chiếc phao.

Ông George William Herbert, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Không phổ biến Vũ khí hạt nhân và là nhà tư vấn hỏa tiễn, cho biết các hình ảnh cho thấy ít nhất một phần của tên lửa, bao gồm “tầng giữa” được thiết kế để kết nối với tầng khác.

Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết các quan chức từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc đã tổ chức một cuộc điện đàm và “lên án mạnh mẽ” vụ phóng này.

“Ba nước sẽ cảnh giác cao”, tuyên bố cho biết.

Triều Tiên cho biết họ sẽ phóng vệ tinh do thám quân sự đầu tiên trong khoảng thời gian từ ngày 31/5 đến ngày 11/6 để tăng cường giám sát các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ.

Hàn Quốc vào tuần trước lần đầu tiên phóng các vệ tinh lên quỹ đạo bằng một tên lửa được thiết kế và sản xuất trong nước, và Trung Quốc đã phóng ba phi hành gia lên trạm vũ trụ Trung Quốc trong chương trình luân chuyển phi hành đoàn hôm thứ Ba.

Tên lửa lao xuống biển “sau khi mất lực đẩy do động cơ giai đoạn hai khởi động bất thường”, KCNA đưa tin, trong một sự thừa nhận thẳng thắn bất thường về lỗi kỹ thuật của Triều Tiên.

KCNA cho biết Cơ quan Phát triển Hàng không Vũ trụ Quốc gia (NADA) của Bình Nhưỡng sẽ điều tra “những khiếm khuyết nghiêm trọng” và hành động để khắc phục chúng trước khi tiến hành vụ phóng thứ hai càng sớm càng tốt.

NADA sau đó cho biết tên lửa này không bay vào lãnh thổ Nhật Bản.


Bắc Hàn nói vệ tinh do thám bị rơi xuống biển sau khi phóng

Nguồn hình ảnh, Reuters – Chụp lại hình ảnh, 

Hình ảnh từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho thấy mảnh vỡ từ vệ tinh do thám của Bắc Hàn 

Tác giả, Jean Mackenzie từ Seoul & Oliver Slow từ London

BBC News

Bắc Hàn nói một tai nạn đã xảy ra khi nước này tiến hành phóng vệ tinh không gian đầu tiên, khiến vệ tinh này lao xuống biển.

Bắc Hàn trước đó tuyên bố lên kế hoạch phóng vệ tinh trước ngày 11/06 để do thám các hoạt động quân sự của Mỹ.

Giờ đây Bình Nhưỡng nói sẽ cố gắng phóng lần thứ hai càng sớm càng tốt.

Vụ phóng đã kích hoạt một báo động giả ở thủ đô Seoul của Hàn Quốc, còn ở Nhật Bản, một cảnh báo được phát ra cho người dân Okinawa, ở miền nam.

Đã có sự hỗn loạn và hoang mang ở Seoul khi mọi người thức giấc vì tiếng còi hụ báo động và một thông báo khẩn cấp yêu cầu chuẩn bị sơ tán – chỉ 20 phút sau mới có thông báo rằng đó chỉ là báo động nhầm. 

Nguy cơ đang gia tăng cao trên bán đảo Triều Tiên, nơi căng thẳng đã kéo dài giữa hai quốc gia trong suốt 70 năm qua. Cảnh báo sai này có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến lòng tin của người dân đối với hệ thống cảnh báo.

Bắc Hàn đã tạo nên mối đe dọa đối với Hàn Quốc. Nếu trong tương lai có cảnh báo vang lên, câu hỏi được đặt ra là liệu người dân có coi đó là chuyện nghiêm túc hay làm ngơ vì cho rằng chỉ là một sai sót.

Cô Kim, 33 tuổi sống tại Seoul nói với BBC là bản thân đã “rất sợ hãi” khi nhận được cảnh báo khẩn cấp và bắt đầu thu gom đồ đạc để di tản.

“Tôi không tin là sẽ xảy ra một cuộc chiến tranh, nhưng cuộc chiến tranh Ukraine khiến tôi nghĩ rằng Bắc Hàn hoặc Trung Quốc có thể xâm lược Hàn Quốc,” cô Kim nói, và cho biết cô nghĩ Bình Nhưỡng đã “mất trí” và tiến hành một cuộc xâm lược.

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh, 

Người dân theo dõi diễn biến trên màn hình TV ở Seoul

Quân đội Hàn Quốc cho biết tên lửa có thể đã bị vỡ giữa không trung hoặc bị rơi sau khi nó sớm biến mất sớm khỏi màn hình radar, đồng thời cho biết thêm rằng quá trình phân tích đang được tiến hành, hãng thông tấn Yonhap đưa tin.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết Bắc Hàn dường như đã bắn một tên lửa đạn đạo và chính phủ đang phân tích chi tiết.

Ông nói thêm rằng hiện không có báo cáo về thiệt hại sau vụ phóng. Nhật Bản trước đó tuyên bố sẵn sàng bắn hạ bất cứ thứ gì đe dọa lãnh thổ của mình.

Hôm thứ Ba 30/05, Ri Pyong-chol, phó chủ tịch ủy ban quân sự trung ương của Đảng Lao động Triều Tiên, đã công bố kế hoạch phóng vệ tinh, nói rằng đó là sự đáp trả trước “các hành động quân sự liều lĩnh” của Mỹ và Hàn Quốc.

Ông cáo buộc các nước “công khai để lộ tham vọng xâm lược liều lĩnh”.

Cùng với Hàn Quốc và Nhật Bản, Mỹ lên án vụ phóng của Bắc Hàn, gọi đây là “sự vi phạm trắng trợn” nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

“Cánh cửa ngoại giao không khép lại nhưng Bình Nhưỡng phải ngay lập tức dừng những hành động khiêu khích và thay vào đó chọn cùng tham gia,” Adam Hodge, người phát ngôn Hội đồng an ninh quốc gia của Mỹ cho biết.

Ông Adam cũng cho biết thêm Mỹ sẽ tiến hành “tất cả các biện pháp cần thiết” để tự bảo vệ mình và các đồng minh.

Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cũng lên án vụ thử, và cho biết bất kỳ vụ phóng nào của Bình Nhưỡng sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo là “trái ngược” với những nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Nhà lãnh đạo Bắc Hàn, Kim Jong-un đã xác định phát triển các vệ tinh quân sự là một yếu tố trọng yếu trong nền quốc phòng.

Leif-Eric Easley, giáo sư từ Đại học Ewha ở Seoul, cho biết chính phủ Bắc Hàn “có thể thấy mình đang trong một cuộc chạy đua vào không gian”, và cho dù sứ mệnh vệ tinh hiện tại của họ có thành công hay không, thì “có thể sẽ là sự tuyên truyền chính trị về khả năng không gian của quốc gia này”.


Triều Tiên phóng vệ tinh không gian; còi báo động rú vang tại Hàn Quốc và Nhật Bản (nhưng thất bại)

Triều Tiên đã phóng một vệ tinh không gian hướng về phía nam vào sáng thứ Tư (31/5). Sự kiện này khiến Hàn Quốc và Nhật Bản phải báo động khẩn cấp và cảnh báo sơ tán ở một số nơi.

Triều Triên trước đó đã loan báo với Nhật Bản rằng họ sẽ phóng một vệ tinh giám sát quân sự đầu tiên vào khoảng thời gian giữa ngày 31/5 và 11/6 để tăng cường theo dõi các hoạt động của Mỹ.

Theo Reuters, trong dữ liệu được cung cấp cho giới chức quốc tế, Triều Tiên nói vụ phóng sẽ mang theo rocket về phía nam với nhiều giai đoạn và các mảnh vỡ khác dự kiến sẽ rơi xuống Hoàng Hải và Thái Bình Dương.

Còi báo động phòng không đã rú vang khắp thủ đô Seoul của Hàn Quốc vào khoảng 6:32 sáng thứ Tư (31/5, giờ địa phương) khi thành phố này phát đi cảnh báo yêu cầu người dân chuẩn bị cho khả năng sẽ phải sơ tán. Sau đó, giới chức cho biết cảnh báo của thành phố đã gửi đi là lỗi.

Chính phủ Nhật Bản cũng đã phát đi cảnh báo khẩn cấp qua hệ thống truyền phát J-Alert cho người dân ở tỉnh Okinawa, miền nam Nhật Bản vào sáng sớm thứ Tư (31/5, giờ địa phương). Chính phủ cảnh báo người dân hãy tìm nơi ẩn núp có mái che nếu họ đang ở ngoài.

Chính phủ Nhật Bản sau đó nói rằng tên lửa phóng từ Triều Tiên sẽ không bay qua lãnh thổ Nhật Bản và đã gỡ cảnh báo.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm thứ Hai (29/5) tuyên bố nước này sẽ bắn phá tất cả tên lửa Triều Tiên vi phạm không phận và đã sẵn sàng làm vậy.

Hôm thứ Ba (30/5), ông Ri Pyong Chol, phó chủ tịch Quân Ủy Trung ương Triều Tiên cho biết các cuộc tập trận chung sắp tới của Mỹ và Hàn Quốc đòi hỏi Bình Nhưỡng phải có “các phương tiện có khả năng thu thập thông tin về các hoạt động quân sự của kẻ thù theo thời gian thực”.

Trước vụ phóng hôm 31/5, Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng bất kỳ vụ phóng nào của Triều Tiên mà sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo đều vi phạm nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Hải Đăng

(Cuối cùng thị cuộc phóng hỏa tiễn thất bại, vệ tinh rơi xuống biển, xem tin ở trên)


AIEA : Nga và Ukraina đồng ý các nguyên tắc bảo vệ trung tâm hạt nhân Zaporijia

Ngày 30/05/2023, tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế AIEA, ông Rafael Grossi, đã trình bày « 5 nguyên tắc » để bảo vệ nhà máy hạt nhân Zaporijia, Ukraina, sau nhiều tháng nỗ lực tìm kiếm một thỏa thuận nhằm ngăn chặn bằng mọi giá một thảm họa hạt nhân.    

Tổng giám đốc AIEA, Rafael Grossi, tại cuộc họp Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, New York, Hoa Kỳ, ngày 30/05/2023. AP – Seth Wenig 

Minh Anh /RFI

Từ New York, thông tín viên đài RFI, Carrie Nooten tường thuật :  

« Tại nhà máy hạt nhân lớn nhất châu Âu bị rơi vào tay quân Nga, những đường dây cao thế thường xuyên bị bắn phá, các tòa nhà thì bị đặt các vũ khí, nhưng Hội Đồng Bảo An lại không thể thông qua một nghị quyết nào để lên án, bởi vì Nga chắc chắn sẽ cản trở ngay lập tức bằng cách phủ quyết.  

Thế nên, sau nhiều tháng thương lượng mà không đạt được một kết quả gì, sau khi thất bại trong việc thiết lập một vùng an toàn xung quanh nhà máy, lãnh đạo AIEA ông Rafael Grossi giờ đây tập trung vào 5 nguyên tắc mà Ukraina và Nga đều không bác bỏ. Theo ông Grossi, đó đã là một tiến bộ.  

Ông nói : “Hiện tại, chúng tôi đã có một bước tiến theo đúng hướng. Dĩ nhiên, lịch sử đã cho thấy là trong thời chiến, những thỏa thuận đạt được không bao giờ được tuân thủ nghiêm túc. Nhưng AIEA có sức mạnh của ngòi bút : Đó là cộng đồng quốc tế sẽ biết ngay lập tức chuyện gì đang diễn ra. Chỉ bấy nhiêu thôi đủ để răn đe.”  

Do vậy, ngay từ lúc này, Kiev và Matxcơva phải ngưng mọi cuộc tấn công từ nhà máy hay hướng vào nhà máy, không được tàng trữ vũ khí hạng nặng hay đạn dược, và phải bảo đảm cung ứng điện liên tục cho các tòa nhà. Những nguyên tắc thể hiện thuần túy “ý thức chung”, đã được ghi rõ trong luật quốc tế, nhưng cũng là phương cách duy nhất cho đến lúc này để có được một thỏa hiệp sơ bộ. »  

Nvidia trở thành nhà sản xuất chip đầu tiên trên thế giới vượt mức định giá 1 nghìn tỷ đô la. Cổ phiếu công ty này tăng hơn 4% vào thứ Ba sau khi CEO của họ tuyên bố tạo ra một nền tảng siêu máy tính AI mới giúp các công ty công nghệ khác xây dựng các mô hình AI tạo sinh (generative AI models). Là bên thiết kế các công nghệ bán dẫn được lựa chọn cho nhiều máy chủ AI, Nvidia là một trong số các nhà sản xuất chip được hưởng lợi lớn từ cơn sốt AI.


Tỷ phú Elon Musk đến Bắc Kinh gặp Ngoại trưởng Tần Cương

Elon Musk, ông chủ của Tesla, đã gặp ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương tại Bắc Kinh

Chuyên cơ riêng của ông Elon Musk đã đến Bắc Kinh vào ngày 30/5. Theo trang web của Bộ Ngoại giao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Ngoại trưởng Tần Cương đã gặp ông Musk tại Bắc Kinh. Theo thông tin trước đó từ truyền thông Anh, chuyến thăm Trung Quốc của ông Musk nhiều khả năng là được Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường mời.

Theo báo cáo mới nhất của Reuters hôm 30/5, trong cùng ngày, các nhân chứng nói với giới truyền thông rằng máy bay riêng của ông Elon Musk, CEO của nhà sản xuất ô tô điện Tesla của Mỹ, đã đến Bắc Kinh.

Theo trang web chính thức của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ, ngày 30/5/2023, Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Tần Cương đã gặp Giám đốc điều hành Tesla – Elon Musk tại Bắc Kinh.

Việc ông Musk một lần nữa thăm Trung Quốc đúng vào lúc Tesla đang nỗ lực muốn giải quyết nhiều vấn đề, bao gồm nhu cầu suy yếu ở thị trường ô tô lớn nhất thế giới – Trung Quốc, và sự cạnh tranh ngày càng tăng với các nhà sản xuất ô tô điện Trung Quốc. Ngoài ra, quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ xấu đi cũng ảnh hưởng xấu đến Tesla Motors. Chính quyền ĐCSTQ đã cấm xe Tesla đi vào các khu vực nhạy cảm về chính trị và quân sự của Trung Quốc, với lý do Tesla thu thập thông tin người dùng gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia của Trung Quốc.

Ngay từ ngày 31/3 năm nay, báo cáo tin tức “độc quyền” của Reuters cho biết, hai người quen thuộc với vấn đề này đã biết rằng Giám đốc điều hành Tesla – Elon Musk, đã lên kế hoạch đến thăm Trung Quốc vào đầu tháng 4 và tìm cách gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường. Một trong những nguồn tin cho biết thời gian chính xác của chuyến thăm sẽ phụ thuộc phần lớn vào thời điểm khi nào ông Lý Cường có thời gian trống.

Ông Lý Cường, người được thăng chức Thủ tướng Quốc vụ viện ĐCSTQ vào tháng 3 năm nay, từng giữ chức Bí thư Thành ủy Thượng Hải.

Tờ Financial Times của Anh từng đưa tin, ông Lý Cường khi làm Bí thư Thượng Hải, đã thuyết phục ông Musk xây dựng nhà máy ở nước ngoài đầu tiên của Tesla tại Thượng Hải. Việc này đã giúp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Thượng Hải và ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc, đồng thời cũng được coi là một trong những thành tích chính trị chính khi quản lý Thượng Hải của ông Lý Cường.

So với người tiền nhiệm Lý Khắc Cường, ông Lý Cường có một lợi thế khác, là thành viên của “Chi Giang Tân quân” (phe Tập Cận Bình), ông Lý Cường đã giành được sự tin tưởng của Tập Cận Bình. Giới quan sát cho rằng ông Lý Cường vẫn được thăng chức thủ tướng dưới cái bóng của việc đóng cửa thành phố Thượng Hải, phá vỡ thông lệ các thủ tướng đều phải là người từng giữ chức phó thủ tướng kể từ thời ông Chu Ân Lai, điều này có liên quan đến sự tín nhiệm cao của ông Tập Cận Bình đối với ông ấy.

Trung Quốc là thị trường bán xe điện lớn thứ hai thế giới của Tesla sau Mỹ. Nhà máy của Tesla ở Thượng Hải là trung tâm sản xuất lớn nhất của nhà sản xuất ô tô điện này.

Chuyến thăm đầu tiên của ông Musk tới Trung Quốc là vào đầu năm 2020. Vào thời điểm đó, nhà máy Thượng Hải của Tesla đã hoàn thành và tổ chức lễ sản xuất. Hình ảnh và video ông Musk nhảy trên sân khấu đã trở thành cơn sốt trên mạng.

Ông Musk trao đổi qua lại với ông Lý Cường rất nhiều. Vào tháng 4/2020, ông Lý Cường, khi đó là Bí thư Thành ủy Thượng Hải, đã tổ chức một cuộc kết nối video với ông Musk và giới thiệu rằng “công tác phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh viêm phổi virus corona mới ở Thượng Hải tiếp tục ổn định và cải thiện”. Trong quá trình kết nối, ông Lý Cường bày tỏ hy vọng rằng Tesla sẽ “tiếp tục đầu tư sâu hơn tại Thượng Hải, cải thiện bố cục kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ xây dựng giai đoạn hai của siêu nhà máy ở Thượng Hải và đẩy nhanh việc triển khai trung tâm nghiên cứu phát triển (R&D) và đổi mới.”

Vào thời điểm đó, ông Musk đã trả lời rằng Tesla sẽ kiên định tăng cường hợp tác giữa hai bên, đảm bảo sự ổn định của chuỗi cung ứng chuỗi sản xuất, không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, phục vụ tốt hơn cho thị trường và người dùng Trung Quốc.

Vào ngày 26/9/2021, Hội nghị thượng đỉnh Ô Trấn của Hội nghị Internet Thế giới năm 2021 đã khai mạc tại thành phố Ô Trấn, Chiết Giang. Ông Musk cũng đã có một bài phát biểu qua video.

Đổng Lâm San, Vision Times


Ấn Độ tiếp tục là điểm sáng kinh tế toàn cầu nhưng vẫn còn nhiều khó khăn

Dữ liệu được công bố vào thứ Tư có thể cho thấy Ấn Độ vẫn là một điểm sáng của kinh tế toàn cầu. Giới phân tích kỳ vọng GDP của Ấn Độ sẽ tăng 5% trong ba tháng đầu năm, từ mức 4,4% của quý trước. Con số này sẽ đưa Ấn Độ trở thành nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất thế giới, với mức tăng trưởng trong năm tài chính 2022-2023 vượt 7%.

Song con số tổng quát che dấu những điểm yếu. Thứ nhất, tăng trưởng không tạo ra việc làm. Theo Trung tâm Giám sát Kinh tế Ấn Độ, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng đều đặn và đạt 8% trong tháng 4. Hồi tháng 2, chính phủ Ấn Độ đã công bố một khoản chi lớn cho đường xá và các cơ sở hạ tầng khác, nhưng đầu tư tư nhân vẫn còn mờ nhạt. Tăng trưởng vẫn chậm ở các vùng nông thôn, vốn có nhu cầu tiêu dùng thấp và tiền lương trì trệ. Bên cạnh đó còn có các thách thức khác. Trong những tháng tới, sự trở lại của El Niño có thể dẫn đến một đợt gió mùa khô, làm tổn thương nông dân, cản trở tăng trưởng và làm tăng lạm phát.


Nga tăng cường bắn phá các thành phố Ukraine

Trong những tuần gần đây, Nga đã tăng cường bắn phá các thành phố của Ukraine. Chỉ trong giai đoạn từ ngày 1 tháng 5 đến ngày 30 tháng 5 đã có 17 đòn không kích vào thủ đô Kiev. Các cuộc tấn công chủ yếu được tiến hành vào ban đêm, cho đến đòn không kích ban ngày hiếm hoi vào hôm thứ Hai. Các nhà phân tích cho rằng Điện Kremlin đang cố gắng làm kiệt quệ hệ thống phòng không của Ukraine. Các tài liệu rò rỉ của Mỹ hồi tháng 4 cho thấy Ukraine có thể đang thiếu các loại vũ khí phòng không quan trọng.

Tuy nhiên, việc Nga nhắm mục tiêu vào thường dân là một dấu hiệu của sự yếu kém. Báo cáo gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế kết luận rằng mục đích cuối cùng của Nga là làm suy yếu tinh thần của Ukraine, từ đó buộc chính phủ này phải tìm kiếm hòa bình. Nếu đây là chiến lược thì rõ ràng họ đang thất bại. Hôm thứ Ba, một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào Moscow, thủ đô của Nga, đã làm hư hại một số tòa nhà. Các quan chức Ukraine phủ nhận có liên quan trực tiếp, nhưng dự đoán số vụ tấn công như vậy sẽ tăng lên. Ukraine không hề chùn bước trước các đòn oanh tạc của Nga.


Thoả thuận trần nợ của Mỹ được trình lên Hạ viện

Thỏa thuận đình chỉ trần nợ của Mỹ, được các bên đồng ý trong cuối tuần qua, sẽ phải vượt ải Hạ viện vào thứ Tư. Các nhà đàm phán của đảng Cộng hòa đã tuyên bố chiến thắng khi đạt được yêu sách không tăng hầu hết chi tiêu liên bang trong hai năm tới để đổi lấy việc cho phép chính phủ tiếp tục vay tiền mặt. Nhưng một số người Cộng hòa, đặc biệt là từ phe cánh hữu của đảng, không hài lòng và sẽ bỏ phiếu chống.

Các đảng viên cấp cao của đảng Cộng hòa dự đoán có thể có tới 60 người phản đối, đồng nghĩa phe Dân chủ sẽ phải đạt đủ ủng hộ tại Hạ viện để dự luật được đưa lên Thượng viện, nơi những người phản đối sẽ tìm cách ngăn cản nó bằng các thủ tục lằng nhằng. Điều đó có thể đưa nước Mỹ đến gần ngày 5 tháng 6 một cách nguy hiểm, thời điểm mà bộ tài chính nói chính phủ sẽ cạn tiền. Nếu có bất kỳ trục trặc pháp lý nào trong quá trình thực hiện, nỗi lo về thảm họa trần nợ sẽ quay trở lại.


Trung Quốc phục hồi chậm sau Covid

Không như dự đoán, việc Trung Quốc mở cửa lại sau đại dịch không gây quá nhiều tác động lên thế giới. Đợt dữ liệu kinh tế dưới kỳ vọng hồi tháng 4 đã khiến thị trường chứng khoán lao dốc, trong khi lợi suất trái phiếu thu hẹp và đồng Nhân dân tệ giảm giá. Nhà đầu tư giờ đang hồi hộp chờ đợi những con số của tháng 5.

Vào thứ Tư, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc sẽ công bố chỉ số quản lý mua hàng PMI hàng tháng, một thống kê dựa trên khảo sát các công ty. Tháng trước, PMI sản xuất bất ngờ giảm xuống dưới 50, cho thấy hoạt động sản xuất giảm so với tháng 3. Thị trường hầu như dự đoán một kết quả tương tự cho tháng 5. PMI “phi sản xuất” của Trung Quốc, bao gồm xây dựng cũng như dịch vụ, sẽ khá hơn, nhưng có lẽ không mạnh như hồi tháng 4.

Ting Lu đến từ ngân hàng Nomura nói nguy cơ kinh tế Trung Quốc giảm tốc “kép” đang tăng lên. Điều này thường sẽ thúc đẩy chính phủ cắt giảm lãi suất hoặc tăng đầu tư để vực dậy nền kinh tế. Nhưng vì chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng khiêm tốn chỉ khoảng 5% trong năm nay, họ có thể không vội vàng.


Silicon Valley và bài học Elizabeth Holmes

Lương Thái Sỹ /SGN
30 tháng 5, 2023

Elizabeth Holmes (trái) bắt đầu ngồi tù (với bản án 11 năm) từ ngày 30 Tháng Năm 2023 (ảnh: Yichuan Cao/NurPhoto via Getty Images) 

Khi nữ doanh nhân công nghệ Elizabeth Holmes vào tù, Silicon Valley có học được bài học nào không?

Elizabeth Holmes đã cố gắng tìm cách thoát vòng lao lý, nhưng nữ doanh nhân ở Thung lũng Silicon này cuối cùng cũng phải ngồi tù từ ngày 30 Tháng Năm. Tội của Holmes không liên quan gì đến “cách vận hành và văn hoá” của trung tâm công nghệ Mỹ, vốn bị xem là nguyên nhân dẫn đến nhiều sai phạm, cả chủ quan lẫn khách quan.

Cách nay năm năm, các công tố viên liên bang đã truy tố Holmes về nhiều tội danh âm mưu làm trái và lừa gạt từ các nhà đầu tư đến người bệnh thông qua công ty khởi nghiệp Theranos “khai trương ồn ào nhưng làm ăn mờ ám”. Bị kết luận là “có tội” vào đầu năm 2022 với bốn tội danh nhưng đến nay mới phải nhận bản án 11 năm ba tháng tù giam, Holmes đã trình diện tại một trại tù cách thành phố Houston của tiểu bang Texas khoảng 160 km.

Ngay sau khi đối mặt với cuộc điều tra hình sự, Holmes đã tiến hành nhiều nỗ lực để thoát án tù bằng các thủ đoạn câu giờ được nhóm luật sư biện hộ lặp đi lặp lại làm tiêu tốn của bà hơn $30 triệu! Thậm chí, theo cáo trạng, Holmes còn lên kế hoạch dự đào thoát sang Mexico. Nhưng con người đa mưu này vẫn không thoát khỏi cánh tay pháp luật. Kể từ khi bị xem là có tội, Holmes và người bạn đời Billy Evans đã kịp mang thai đứa con thứ hai sinh vào Tháng Hai qua.

Bà từng “khoe” trên tờ New York Times mình là tình nguyện viên của một đường dây nóng (hotline) chuyên thông tin về cuộc khủng hoảng hiếp dâm. Câu chuyện của Holmes được xem là một ví dụ về cách hoạt động và văn hoá kinh doanh của Silicon Valley, nơi phổ biến tâm lý “fake it till you make it” (Hãy giả vờ cho đến khi bạn làm được điều đó) trong số các công ty mới thành lập (start-up) và là một ví dụ điển hình về sự “hiểu và làm không đúng” trong lĩnh vực công nghệ. Tâm lý và lối suy nghĩ này đã được nhiều chuyên gia công nghệ cảnh báo sẽ có ngày phải trả giá.

Làm thế nào mà một người phụ nữ lại phải ngồi tù trong khi Silicon Valley với không ít thiên tài, vẫn luôn che chở cho một số lượng đáng kể những người có quyền lực đã và đang thoải mái kiếm tiền mà không sợ bị trả giá? Khi phiên tòa xét xử Holmes bắt đầu vào Tháng Chín 2021, nhiều thông tin về vụ án đã tiết lộ một số điều đáng sợ về một ngành công nghiệp đã giúp “thay đổi thế giới” nhưng không phải lúc nào cũng làm cho thế giới tốt đẹp hơn.

Gần đây, một cuộc tranh luận về vụ lợi cá nhân trong vụ Holmes đã bộc phát với kết luận: Holmes có thể phạm bất cứ tội gì ngoài việc… lừa gạt các nhà đầu tư. Thực tế, Holmes được trắng án về tất cả các tội liên quan đến lừa gạt bệnh nhân; và bồi thẩm đoàn không thể thống nhất về việc liệu bà có lừa gạt các nhà góp vốn đầu tiên của Theranos.

Điều đó có nghĩa là Holmes bị tống giam vì đã lừa được những người có số tiền lớn như Rupert Murdoch và Betsy DeVos, còn lừa các nhà đầu tư nhỏ lẻ khác thì không. Phán quyết kiểu này rõ ràng đã “cứu một bàn thua trông thấy” cho các công ty khởi nghiệp bị nghi ngờ về mục tiêu huy động vốn.

Nhìn chung, hoạt động đầu tư và góp vốn của Silicon Valley vẫn không bị ảnh hưởng dù nguy cơ xuất hiện một chuyên gia lừa đảo liên quan việc dụ những con nai tơ góp vốn cho mình như trường hợp Elizabeth Holmes vẫn chực chờ. Các khoản đầu tư vào những công ty đứng sau “cuộc cách mạng ChatGPT” đang rất “hot” đã tăng hơn 10 lần, lên $4.5 tỷ vào năm ngoái so với năm 2018, báo hiệu một “cơn sốt vàng mới” bắt đầu. Ba công ty Apple, Microsoft và Alphabet (công ty mẹ của Google) có giá trị vốn hoá hơn $1 ngàn tỷ. Nvidia, công ty bán chất bán dẫn dùng cho các máy điện toán lưu trữ “các mô hình ngôn ngữ lớn” để cung cấp năng lượng cho các ứng dụng AI đã thay thế Intel để trở thành “ông trùm” thống trị chip.


Ý bắt 40 nghi phạm mafia buôn ma túy thông qua những kẻ rửa tiền Trung Quốc 

31/5/2023 Reuters 

Cảnh sát Ý bảo vệ an ninh tối đa phiên xử hơn 300 nghi phạm băng đảng mafia ‘Ndrangheta, trong một tòa nhà xây dựng đặc biệt kiên cố gần thị trấn Calabrian, miền nam Ý, ngày 13/1/2021. 

Cảnh sát Ý ngày 30/5 bắt giữ 40 người trong một cuộc trấn áp mới nhắm vào băng đảng mafia ‘Ndrangheta, các nghi phạm bị tố giác buôn bán ma túy với các đối tác ở Mỹ Latin bằng cách sử dụng mạng lưới ngầm của những người Trung Quốc môi giới rửa tiền.

Đại úy cảnh sát Guardia di Finanza Angelo Santori nói: “Cuộc đột kích hôm nay là một hoạt động quan trọng cho thấy ‘Ndrangheta là một con bạch tuộc vươn tới mọi nơi với các mối liên kết trên toàn thế giới”.

Bước đột phá này diễn ra chưa đầy một tháng sau chiến dịch mà cảnh sát châu Âu đã bắt giữ hơn 100 nghi phạm mafia trong một đợt truy quét lớn chống buôn lậu ma túy và vũ khí.

Ông Santori, người dẫn đầu cuộc điều tra mới nhất ở thành phố phía bắc Bologna, cho biết cảnh sát đang thi hành 40 lệnh bắt giữ, bao gồm 4 người Albania và 2 nghi phạm Trung Quốc, cũng như hạn chế hoạt động của các thành viên mafia vùng Calabria bị nghi ngờ ở 7 khu vực của Ý.

Cảnh sát Guardia di Finanza cho biết trong một tuyên bố, cuộc điều tra kéo dài từ cuối năm 2019 đến tháng 7 năm 2022, đã lần ra đường dây vận chuyển 1,2 tấn cocaine, 450 kg búp hoa cần sa ép và 95 kg cần sa.

Cảnh sát cho biết mạng lưới này có thể xử lý các chuyến vận chuyển ma túy với các băng đảng hùng mạnh ở Nam Mỹ, bao gồm Primeiro Comando da Capital của Brazil, và các tổ chức tội phạm Colombia, Peru, Mexico và Bolivia.

‘Ndrangheta, có nguồn gốc từ vùng Calabria, miền nam nước Ý, đã qua mặt Cosa Nostra trở thành nhóm mafia quyền lực nhất ở Ý và là một trong những mạng lưới tội phạm lớn nhất thế giới.

“Mạng lưới các đối tượng Trung Quốc đóng vai trò tích cực thông qua một hệ thống chuyển tiền không chính thức gọi là ‘fei chien’ với hơn 5 triệu euro (5,5 triệu đô la) đã được tẩy rửa,” ông Santori nói thêm.

Theo cảnh sát Ý, sau khi nhận được tiền mặt, những kẻ môi giới rửa tiền người Trung Quốc liền chuyển tiếp cho các công ty thương mại ở Trung Quốc và Hong Kong. Sau đó, các công ty mới chuyển tiền cho những kẻ môi giới ma túy và chính các băng đảng Nam Mỹ thông qua các đại lý ở nước ngoài.

Một số cuộc điều tra gần đây cho thấy các băng đảng ma túy ở Ý đang ngày càng sử dụng mạng lưới ngầm của các tay môi giới rửa tiền người Trung Quốc không có giấy phép để che giấu các khoản thanh toán xuyên biên giới.

Tuyên bố của cảnh sát Ý cho biết cuộc điều tra đã được hỗ trợ bằng cách truy cập các cuộc trò chuyện được mã hóa trên một nền tảng đã bị Nhóm điều tra chung của Europol triệt phá vào năm 2021 và hợp tác với Cơ quan điều tra an ninh nội địa Hoa Kỳ.


Chiến đấu cơ Trung Quốc lượn ‘hung hãn’ gần máy bay quân sự Mỹ

Chiến đấu cơ Trung Quốc lượn ‘hung hãn’ gần máy bay quân sự Mỹ

Một máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã thực hiện một thao thác ‘gây hấn không cần thiết’ gần một máy bay quân sự của Mỹ trên Biển Đông trong không phận quốc tế, Hoa Kỳ cho biết hôm thứ Ba 30/05.

Bộ chỉ huy quân sự Mỹ chịu trách nhiệm tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nói rằng máy bay J-16 của Trung Quốc đã thực hiện thao tác ‘gây hấn’ này tuần trước và buộc máy bay RC-135 của Mỹ phải bay qua vùng nhiễu động.

“Mỹ sẽ tiếp tục bay, điều tàu thuyền, và hoạt động – an toàn và có trách nhiệm – ở bất cứ đâu luật pháp quốc tế cho phép,” Mỹ nói trong một tuyên bố. 

Một video cho thấy cảnh một máy bay chiến đấu tạt ngang trước mũi máy bay của Hoa Kỳ và buồng lái chiếc RC-135 của Mỹ rung chuyển trong vùng nhiễu động. 

Người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington, ông Lưu Bằng Vũ, không bình luận về việc này, nhưng nói rằng từ lâu, Mỹ đã thường xuyên điều máy bay và tàu do thám áp sát Trung Quốc, gây nguy hiểm nghiêm trọng cho nền an ninh quốc gia của quốc gia này. 

“Trung Quốc kêu gọi Mỹ ngưng cách hành động khiêu khích nguy hiểm như vậy, và ngưng đổ lỗi cho Trung Quốc,” ông Lưu nói trong email phản hồi đề nghị bình luận về tuyên bố của Mỹ từ Reuters

Ông Lưu nói thêm rằng Trung Quốc sẽ “tiếp tục tiến hành các biện pháp cần thiết để kiên quyết bảo vệ lãnh thổ và an ninh của mình, và sẽ làm việc với các quốc gia trong khu vực để bảo vệ vững chắc hòa bình và ổn định trên Biển Đông”

Trung Quốc khẳng định chủ quyền ở hầu hết Biển Đông, nơi một vài nước khác cũng có khẳng định chủ quyền. 

Bắc Kinh thường xuyên nói rằng Mỹ đưa tàu và máy bay vào Biển Đông là hành động gây phương hại tới hòa bình. 

Sự việc mới đây xảy ra trước khi Trung Quốc từ chối yêu cầu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin gặp gỡ bên lề Thượng đỉnh về an ninh châu Á, Đối thoại Shangri-La, tại Singapore tuần này.

Một quan chức quốc phòng Mỹ, phát biểu giấu tên, nói rằng từ 2021 Trung Quốc đã từ chối hoặc không phản hồi hàng loạt đề nghị đối thoại của Lầu Năm Góc, trong đó nói rằng những cuộc tiếp xúc như vậy là rất quan trọng để tránh hiểu lầm hoặc những hậu quả không lường trước.

Cuộc chạm trán diễn ra sau điều Mỹ gọi là xu hướng hành vi ngày càng nguy hiểm gần đây của máy bay Trung Quốc. 

Những vụ bay chặn đầu như vậy thỉnh thoảng vẫn xảy ra. Vào tháng 12, một máy bay quân sự Trung Quốc đã áp sát trong khoảng cách ba mét với một máy bay của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ và buộc máy bay Mỹ phải lượn vòng để tránh xảy ra va chạm trong không phận quốc tế. 

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ đang căng thẳng. Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có xung đột trong nhiều vấn đề, từ Đài Loan tới hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc, tới các hành động quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông. 


XEM THÊM


Mỹ trừng phạt Iran cung cấp máy bay không người lái cho Nga

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Blinken báo cáo rằng Hoa Kỳ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các nhà cung cấp công nghệ cho máy bay không người lái của Iran.

https://twitter.com/NOELreports/status/1663789809481965570

“Ngày mai, chúng tôi sẽ công bố các biện pháp mới bổ sung cho các biện pháp của chúng tôi nhằm xuất khẩu các công nghệ kiểm soát được tìm thấy trong máy bay không người lái của Iran được sử dụng để tấn công thường dân và cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraine.” công bố bởi @SecBlinken ở Thụy Điển sớm hơn ngày hôm nay.

Thời sự ngày Thứ ba 30 tháng 5 năm 2023

Tuesday, May 30th, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


Trung Quốc từ chối yêu cầu của Mỹ về cuộc gặp giữa các bộ trưởng quốc phòng

Liên Thành

Trung Quốc từ chối yêu cầu của Mỹ về cuộc gặp giữa các bộ trưởng quốc phòng. 

Theo các phương tiện truyền thông đưa tin hôm thứ Hai (30/5), Trung Quốc đã từ chối yêu cầu của Hoa Kỳ về một cuộc gặp giữa các bộ trưởng quốc phòng của hai nước tại một diễn đàn an ninh thường niên ở Singapore vào cuối tuần này, đây được xem là một dấu hiệu căng thẳng mới giữa các cường quốc.

Bộ Quốc phòng Mỹ trong một tuyên bố với tờ Wall Street Journal đã cho biết: “Đêm qua, CHND Trung Hoa đã thông báo với Hoa Kỳ rằng họ đã từ chối lời mời vào đầu tháng 5 của chúng tôi để Bộ trưởng Austin gặp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng CHND Trung Hoa Lý Thượng Phúc tại Singapore”. Ngũ Giác Đài cho biết họ tin tưởng vào giao tiếp cởi mở “để bảo đảm rằng cạnh tranh không dẫn đến xung đột”.

Tuần trước, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc John Kirby cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ đã có các cuộc thảo luận để tiến hành đàm phán giữa ông Lloyd Austin và người đồng cấp Trung Quốc Lý Thượng Phúc.

Triển vọng về một cuộc gặp giữa hai quan chức Mỹ – Trung này đang được theo dõi chặt chẽ do căng thẳng an ninh khu vực và tranh chấp thương mại đã làm hỏng kế hoạch tái hợp tác của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Tuần trước, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo và Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào đã trao đổi về các chính sách thương mại, đầu tư và xuất khẩu trong một cuộc họp ở Washington, đánh dấu cuộc trao đổi cấp nội các giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đầu tiên trong nhiều tháng sau những căng thẳng đôi bên.

Theo Ian Storey, một nhà phân tích an ninh có trụ sở tại Singapore, quyết định của Trung Quốc xa lánh ông Austin không phải là dấu hiệu tốt lành gì. Vì ông Storey cho rằng vào thời điểm căng thẳng Mỹ – Trung gia tăng như hiện nay, “việc Tướng Lý từ chối gặp người đồng cấp sẽ càng làm căng thẳng khu vực hơn nữa”.

Ông Austin và ông Lý sẽ có mặt tại Singapore để tham dự Đối thoại Shangri-la lần thứ 20 sẽ khai mạc vào thứ Sáu tuần này, một cuộc gặp gỡ không chính thức của các quan chức quốc phòng các nước cùng các nhà phân tích, bên cạnh đó là một loạt các cuộc họp bên lề khác. Cả hai quan chức Mỹ – Trung dự kiến sẽ tổ chức các cuộc gặp song phương với các đối tác từ khắp khu vực.

Các quan chức Trung Quốc vẫn chưa giải thích về thái độ bị cho là nhằm làm bẽ mặt lãnh đạo quốc phòng Mỹ của ông Lý Thượng Phúc, nhưng một số nhà phân tích an ninh cho rằng việc Trung Quốc khó chịu trước lệnh trừng phạt của Mỹ đối với bộ trưởng quốc phòng nước này có thể là một lý do.

Ông Lý Thượng Phúc là thành viên của Quân ủy Trung ương, cơ quan quốc phòng hàng đầu của Trung Quốc do Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ huy.

Vào năm 2018, ông bị chính quyền Mỹ trừng phạt vì đã mua vũ khí của Nga, bao gồm máy bay chiến đấu Su-35 và hệ thống tên lửa đất đối không S-400 và thiết bị từ nhà xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport.


Trung Quốc : Đụng độ giữa người Hồi Giáo và cảnh sát, hàng chục người bị bắt

Trung Quốc hôm nay, 30/05/2023, điều động hàng trăm cảnh sát bắt giữ nhiều người tại một thành phố có đông dân theo đạo Hồi sinh sống ở phía tây nam. Theo AFP, chiến dịch trấn áp này diễn ra sau những đụng độ giữa cảnh sát và người theo đạo Hồi,  có liên quan đến việc phá hủy một phần đền thờ Hồi Giáo, xảy ra hôm thứ Bảy 27/05/2023.  

Ảnh minh họa : Một đền thờ Hồi giáo ở tỉnh Cam Túc (Gansu), Trung Quốc. JOHANNES EISELE / AFP 

Minh Anh /RFI

Thông tín viên đài RFI, Stephane Lagarde tại Bắc Kinh, tường thuật : 

«  Các hình ảnh đã bị các nhà kiểm duyệt nhanh chóng xóa đi, nhưng người ta vẫn có thể tìm thấy chúng sáng thứ Hai này trên mạng xã hội Twitter – vốn bị kiểm duyệt tại Trung Quốc. Những cú đá, cú đấm, rồi ném gạch đá, những người phản đối hôm thứ Bảy tìm cách đẩy lui bức tường khiên mầu đen của cảnh sát vũ trang nhân dân. Lực lượng an ninh ngăn chặn những người này tiếp cận đền thờ Hồi Giáo Nạp Gia Doanh, ở huyện Ngọc Khê. 

Tại tỉnh Vân Nam này, trong số các sắc dân thiểu số, người Hồi chiếm số đông. Trên một đoạn video khác, một bộ phận những người phản đối tiếp cận được một bức tường bao quanh và đẩy sập giàn giáo xây dựng. Một số hình ảnh khác còn cho thấy nhiều người mặc bộ đồ rằn ri hô các khẩu hiệu. Nhiều bình luận trên mạng cũng nói đến sự hiện diện của nhiều nhân viên an ninh mặc thường phục. 

Được xây dựng từ thời nhà Minh, đền thờ Nạp Gia Doanh có mái vòm và bốn ngọn tháp. Chính phần trên cao và đặc biệt là mái vòm đã bị chính quyền địa phương nhắm đến khi cho rằng việc xây dựng là bất hợp pháp. Chiến dịch Hán hóa ở Trung Quốc những năm gần đây đã cho dỡ bỏ nhiều thánh giá khỏi nhà thờ và cuỗm mất những phần trang trí tại nhiều đền thờ. 

Tòa án và viện kiểm sát quận Thông Hải (Tonghai) hôm Chủ Nhật ra thông cáo khẳng định rằng “một vụ việc” hôm thứ Bảy 27/5 đã gây xáo trộn nghiêm trọng trật tự xã hội. Khoảng ba chục người biểu tình dường như đã bị bắt giữ. » 


Các nỗ lực tạo ra định chế quản lý cho AI

Các quan chức G7 sẽ gặp nhau vào thứ Ba để lần đầu tiên thảo luận về chính sách quản lý các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) như ChatGPT. Cuộc họp này một lần nữa cho thấy cả chính phủ và các công ty công nghệ lớn đều đồng ý là cần phải làm gì đó để AI không phát triển quá nhanh đến mức mất kiểm soát. Chẳng hạn, hôm 22 tháng 5, OpenAI, công ty khởi nghiệp tạo ra ChatGPT, đã kêu gọi thành lập một cơ quan quản lý quốc tế như Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế.

Nhưng để vạch ra các bước cụ thể không hề đơn giản. Ngay cả một định nghĩa chung về AI cũng chưa có, trong khi lợi ích của các bên rất khác nhau. OpenAI, một tổ chức dù tuyên bố phi lợi nhuận nhưng đang ngày càng chạy theo lợi nhuận, muốn các quy định được áp dụng nhẹ nhàng, trong khi EU thúc đẩy kiểm soát chặt chẽ. Khi mà EU đã có “Đạo luật AI” đang được soạn thảo, họ có thể một lần nữa đặt ra các quy tắc cho thế giới — như họ từng làm về quyền riêng tư với Quy định Bảo vệ Dữ liệu Chung GDPR.


Giá nhà ở Mỹ hồi sinh

Dù lãi suất có thể còn tăng ở Mỹ, giá nhà đang tăng trở lại. Vào tháng 2, giá nhà đã tăng gần 0,2%, chấm dứt chuỗi bảy tháng giảm giá. Giới phân tích sẽ xem xét kĩ lưỡng khi chỉ số S&P CoreLogic Case-Shiller, thước đo giá nhà ở Mỹ, được công bố vào thứ Ba.

Hai yếu tố có thể duy trì đà phục hồi của giá nhà, ngay cả khi lãi suất thế chấp tiếp tục tăng. Đầu tiên là nguồn cung. Sau hơn một thập niên ngành xây dựng hoạt động dưới sức, nước Mỹ đang đối mặt tình trạng thiếu nhà ở, khiến giá nhà bị đẩy lên cao. Bên cạnh đó là sự phổ biến của “còng tay vàng” — các khoản thế chấp có lãi suất cố định thấp khiến hàng triệu chủ nhà bị ràng buộc với những ngôi nhà mà họ có thể muốn rời đi.

Yếu tố thứ hai là thị trường lao động nóng của Mỹ. Tỷ lệ thất nghiệp thấp, cùng với khoản tiết kiệm dư thừa sau đại dịch, làm tăng nhu cầu nhà mới. Và với rất nhiều người mua tiềm năng đang chờ đợi, giá có thể vẫn chưa chạm trần.


Tổng thống Lula muốn xây dựng lại hình ảnh Brazil lãnh đạo Nam Mỹ

Vào thứ Ba, tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva đã tổ chức cuộc họp khu vực cấp cao đầu tiên trong gần một thập niên qua với mười người đồng cấp Nam Mỹ khác. Ông hy vọng sự kiện sẽ giúp hàn gắn một số rạn nứt về ý thức hệ giữa các nhà lãnh đạo trong khu vực.

Trong nhiệm kỳ tổng thống trước đây của mình từ năm 2003 đến 2010, Lula đã mở rộng ảnh hưởng toàn cầu của Brazil bằng cách thay mặt cho các quốc gia bất hòa ở Mỹ Latinh trên trường quốc tế. Sau khi nhậm chức vào tháng 1, ông muốn lặp lại thành tích này. Nhưng cơ chế hợp tác của ông, Liên minh Nam Mỹ (UNASUR) do Venezuela khởi xướng vào năm 2004, đang bị suy giảm số lượng thành viên. Và hầu hết các tổng thống đều bận giải quyết các vấn đề ở quê nhà — ví dụ, Peru sẽ cử thủ tướng đến dự sau khi Pedro Castillo bị lật đổ khỏi vị trí tổng thống vào tháng 12. Khi gặp các đồng nghiệp, Lula có thể nhận ra bao nhiêu điều đã thay đổi sau mười năm.


Scandal đại dịch của Boris Johnson vẫn chưa chấm dứt

Thứ Ba này là hạn chót để chính phủ Anh bàn giao một loạt các tài liệu nhạy cảm cho cuộc điều tra chính thức về đại dịch. Đối với những người muốn hiểu điều gì đã sai (hoặc đúng) trong phản ứng của chính phủ Anh trước đại dịch Covid, lô tài liệu này là một mỏ vàng.

Các giấy tờ được yêu cầu bao gồm nhật ký chưa được chỉnh sửa từ đầu năm 2020 đến đầu năm 2022, được viết bởi Boris Johnson, người khi đó là thủ tướng, cũng như 24 cuốn sổ ghi chép của ông vào thời điểm đó. Cuộc điều tra cũng yêu cầu tin nhắn WhatsApp giữa ông Johnson và ít nhất 40 quan chức cấp cao nhất của ông. Các bộ trưởng bảo thủ nói việc tiết lộ tin nhắn sẽ tạo tiền lệ có hại. Khả năng sẽ có một cuộc chiến pháp lý.

Cuộc điều tra sẽ đánh giá một cách cẩn thận các cáo buộc ông Johnson vi phạm các quy tắc Covid nghiêm ngặt của chính mình (trước đó ông đã bị phạt vì tham dự một bữa tiệc ở Phố Downing trong thời gian phong tỏa). Các phiên điều trần miệng, bắt đầu vào mùa hè này, hứa hẹn tiếp tục chiếm trang nhất các báo.


Bế mạc cuộc họp thường niên của WHO

Vào thứ Ba, Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 76 sẽ bế mạc. Trong hơn một tuần qua, các bộ trưởng y tế, bác sĩ và các nhà vận động đã đến Geneva để vạch ra các ưu tiên y tế của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một cơ quan được Liên Hợp Quốc hậu thuẫn vừa bước sang tuổi 75. Chúng bao gồm các nghị quyết tăng cường thực phẩm thiết yếu, chẳng hạn như gạo, với vitamin và khoáng chất; tăng cường tiếp cận toàn cầu với các dịch vụ phục hồi chức năng, chẳng hạn như vật lý trị liệu; và để giảm số ca tử vong do đuối nước.

Nhưng các vấn đề chính trị – cả quốc tế và nội bộ – đã làm lu mờ phần lớn hội nghị. Đài Loan bị cấm tham gia; họ đáp lại bằng cáo buộc WHO thiên vị Trung Quốc. Nga đã cố gắng (và thất bại) làm hỏng chiếc vé bầu Ukraine vào ban điều hành của WHO. Và Tedros Adhanom Ghebreyesus, tổng giám đốc của WHO, thừa nhận tổ chức này đã làm quá ít trước nạn lạm dụng và quấy rối tình dục trong nội bộ nhân viên suốt nhiều năm qua. Một cuộc điều tra sẽ khép lại trong vòng 200 ngày tới. Trước khi giúp ích cho thế giới, WHO cần tự chữa bệnh cho chính mình.


Bác bỏ kế hoạch hòa bình của Trung Quốc, Ukraine nêu giải pháp duy nhất để chấm dứt xung đột

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy tham dự cuộc họp báo tại ga tàu điện ngầm Maidan Nezalezhnosti vào ngày 23/4/2022 ở Kyiv, Ukraine. (Ảnh: The Asahi Shimbun/Getty Images) 

Ukraine đã bác bỏ kế hoạch hòa bình 12 điểm do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đề xuất. Một trợ lý hàng đầu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết kế hoạch hòa bình của Ukraine mới là giải pháp duy nhất để chấm dứt chiến tranh giữa Nga và Ukraine.

Trưởng cố vấn ngoại giao của Nhà lãnh đạo Ukraine – ông Ihor Zhovkva – nói với tờ Reuters rằng Ukraine không quan tâm đến một lệnh ngừng bắn cho phép Nga kiểm soát lãnh thổ Ukraine bị chiếm đóng, mà nước này chỉ có một điều kiện duy nhất để kết thúc chiến tranh là: Nga rút quân hoàn toàn khỏi lãnh thổ Ukraine. 

Trong những tháng gần đây, ông Zhovkva đã bác bỏ một loạt sáng kiến hòa bình từ Trung Quốc, Brazil, Vatican và Nam Phi.

“Khi nói về cuộc chiến ở Ukraine, kế hoạch hòa bình của Brazil, kế hoạch hòa bình của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hay kế hoạch hòa bình của Nam Phi đều không hiệu quả”, ông Zhovkva nói trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Reuters hôm thứ Sáu (26/5).

“Trong giai đoạn chiến tranh diễn ra, chúng tôi không cần bất kỳ nước trung gian hòa giải nào. Đã quá muộn để hòa giải”, cố vấn của Tổng thống Ukraine nhấn mạnh.

Vào tháng 2 năm nay, ĐCSTQ đã đề xuất một kế hoạch hòa bình gồm 12 điểm cho cuộc chiến Nga – Ukraine. Kế hoạch này kêu gọi Nga ngừng bắn và hai bên đàm phán hòa bình, nhưng không yêu cầu Nga rút quân mà yêu cầu các nước phương Tây dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Nga.

Đáp lại, Điều phối viên truyền thông chiến lược của Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby đã nói rõ vào tháng 3 rằng kế hoạch hòa bình của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, vốn chỉ kêu gọi ngừng bắn chứ không yêu cầu Nga rút quân, sẽ chỉ giúp ích cho các lực lượng Nga.

Ông cũng cáo buộc Nga sẽ tận dụng lệnh ngừng bắn đó để tiếp tục củng cố các vị trí của mình tại nước láng giềng Ukraine, cũng như khôi phục lực lượng và đào tạo quân nhân để chuẩn bị cho đợt tấn công mới.

Ông cho rằng điều đó chứng thực một cách hiệu quả cho cuộc chinh phục bất hợp pháp của Nga. Các nước châu Âu cũng có quan điểm tương tự.

Gần đây, đặc phái viên Trung Quốc về các vấn đề Á – Âu Lý Huy đã đến thăm nhiều quốc gia châu Âu trong nỗ lực thúc đẩy các cuộc đàm phán về một “giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine”. Trao đổi với tờ Wall Street Journal, một nhà ngoại giao châu Âu từng nói chuyện với ông Lý Huy cho hay, “Chúng tôi đã giải thích (với ông Lý Huy) rằng trừ khi quân đội Nga rút quân [khỏi lãnh thổ Ukraine], nếu không thì đó chỉ là động thái đóng băng cuộc xung đột và điều này không có lợi cho cộng đồng quốc tế”.

Một quan chức khác lập luận rằng mối quan tâm chính của Trung Quốc dường như là đảm bảo rằng Nga không thua trong cuộc chiến và Moscow không sử dụng vũ khí hạt nhân.

Trong khi đó, ông Zhovkva cho biết phản ứng của các đại diện quốc gia đối với kế hoạch hòa bình 10 điểm của Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima, Nhật Bản, là rất tích cực. Các nước G7 cũng không nêu quan ngại về bất kỳ điểm nào trong kế hoạch hòa bình của Ukraine.

Về phần mình, Nga cho biết họ sẵn sàng đàm phán hòa bình với Ukraine, nhưng Moscow khẳng định rằng bất kỳ cuộc đàm phán nào cũng sẽ dựa trên “thực tế mới”, nghĩa là công nhận 4 khu vực mà Nga tuyên bố sáp nhập. Đây là điều kiện mà Ukraine sẽ không chấp nhận.

Vào tháng 9/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng Nga sẽ sáp nhập 4 vùng của Ukraine (Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia) vào lãnh thổ nước Nga. Phản ứng về sự việc này, Ukraine và các nước phương Tây cho biết họ sẽ không công nhận các khu vực này là lãnh thổ của Nga.

Trong khi Ukraine mong muốn các nhà lãnh đạo G7 giúp đưa càng nhiều quốc gia “Nam bán cầu” đến dự “hội nghị thượng đỉnh hòa bình” do Ukraine đề xuất càng tốt, ông Zhovkva cho hay địa điểm của hội nghị thượng đỉnh vẫn đang được thảo luận.

Ông Zelenskyy đã tạo ra một “cú hích lớn” trong tháng này nhằm thu hút sự ủng hộ từ các quốc gia ở “phía nam bán cầu”. Vào ngày 19/5, Tổng thống Ukraine đã tham dự một hội nghị thượng đỉnh ở Ả Rập Xê Út để hội đàm với Thái tử Ả Rập Xê Út Mohammed bin Salman, cũng như các quan chức Iraq và các phái đoàn khác.

Sau đó, ông đã bay tới Nhật Bản để gặp gỡ các nhà lãnh đạo Ấn Độ và Indonesia bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima. Hai quốc gia này đại diện cho những tiếng nói quan trọng ở Nam bán cầu.

Mặc dù Ukraine nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của phương Tây trong cuộc chiến chống lại Nga, nhưng nước này lại không nhận được sự ủng hộ tương tự từ các quốc gia ở Nam bán cầu (bao gồm Mỹ Latinh, Châu Phi và phần lớn Châu Á). Đây là nơi mà Nga đã đẩy mạnh các khoản đầu tư về năng lượng và ngoại giao của mình trong những năm qua.

Để đối phó với các biện pháp trừng phạt của phương Tây, Nga đã cố gắng chuyển doanh số bán năng lượng từ các thị trường châu Âu truyền thống sang châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh và khu vực Trung Đông.

Lam Giang tổng hợp


Ukraina: Thủ đô Kiev bị bắn phá liên tiếp đêm thứ ba

Đêm thứ ba liên tiếp, thủ đô Kiev Ukraina ngày 29/05/2023 bị Nga oanh kích dữ dội. Ban ngày là các đợt bắn phá bằng tên lửa đạn đạo, về đêm đến lượt các loại drone tự sát. Dù phòng không Ukraina đã chặn được khá hiệu quả các đợt oanh, nhưng vẫn không tránh khỏi những thiệt hại về nhân mạng. 

Nhiều xe hơi bị hư hại sau cuộc tấn công lớn bằng drone của Nga, Kiev, ngày 30/05/2023. REUTERS – VALENTYN OGIRENKO 

Anh Vũ /RFI

Thông tín viên Stéphane Siohan tại Kiev tường trình : 

“Một kịch bản buồn theo lối cũ lại diễn ra trong đêm qua. Còi báo động phòng không liên hồi kéo lên trong đêm tối. Với những người khó ngủ thì đây là một đêm trắng.

Bất chợt, những loạt đạn phòng không được bắn lên, có thể nhìn bằng mắt thường, nhiều tiếng nổ xé tan bầu trời Kiev.

Một lần nữa các loại drone Shahed 136 do Iran chế tạo bay lượn trên bầu trời thủ đô. Tất cả đều bị bắn chặn, như thường lệ. Các mảnh vỡ của drone rơi xuống đất, nhưng lần này đã gây thiệt hại về người. 

Trong khu phố Holosieevski, hai tầng trên cao của một tòa nhà đã bị phá, một người thiệt mạng, một bà cụ bị thương  và hai mươi người khác đã được sơ tán khỏi tòa nhà. 

Các mảnh của drone bị bắn rơi nằm vương vãi trên mặt đường, trên các xe và tại một xí nghiệp ở phía tây nam Kiev.

Cho dù hệ thống phòng không có hiệu quả, nhưng các mảnh kim loại rớt xuống như vậy thực sự dễ gây rủi ro cho người dân. Họ thường xuyên căng thẳng lo sợ. Trên mạng xã hội, nhiều người dân Kiev viết : ban đêm họ không thể ngủ được nữa và sau đó cả ngày sống vật vờ như thây ma. Đó là một thiệt hại mới của chiến tranh”.

Cũng trong ngày hôm qua, Ukraina thừa nhận một « cơ sở quân sự » đã bị thiệt hại sau các đợt oanh kích của Nga. Chính quyền Ukraina cho biết đang sửa chữa một đường băng của một sân bay trong vùng Khmelnytsky, phía tây đất nước. Ngoài ra 5 máy bay cũng bị hư hại trong vụ tấn công này. 


XEM THÊM

Nhật nghi “vệ tinh” của BTT là tên lửa đạn đạo NHK

Cập nhật 4 giờ trước

Japan's Defense Minister presumes N.Korean 'satellite' is ballistic missile

Bộ trưởng Phòng vệ Nhật Bản Hamada Yasukazu nói rằng mặc dù Bắc Triều Tiên thông báo sẽ phóng vệ tinh, nhưng dựa trên những gì đã xảy ra trước đây, ông cho rằng Bình Nhưỡng sẽ phóng tên lửa đạn đạo.

Trả lời phóng viên hôm thứ Ba về thông báo của Bắc Triều Tiên, Bộ trưởng Hamada cho biết Bắc Triều Tiên thông báo sẽ phóng vệ tinh theo như cách gọi của nước này vào khoảng thời gian từ thứ Tư ngày 31/5 đến ngày 11/6.

Ông cho biết các vụ phóng của Bắc Triều Tiên sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo là sự vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và là một vấn đề nghiêm trọng liên quan đến an toàn của người dân.

Ông cho biết Nhật Bản sẽ phối hợp chặt chẽ với Mỹ và Hàn Quốc để yêu cầu Bắc Triều Tiên kiềm chế, không có các hành động khiêu khích và tuân thủ các nghị quyết của Liên hợp quốc.

Bộ trưởng cũng cho biết Nhật Bản sẽ tiếp tục thu thập, phân tích thông tin và luôn cảnh giác.

Hôm thứ Hai, Bộ trưởng Hamada đã ra lệnh cho Lực lượng Phòng vệ đánh chặn bất kỳ tên lửa đạn đạo

nào có khả năng rơi xuống lãnh thổ Nhật Bản.

Theo Economist: Nhật Bản đặt hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo trong tình trạng báo động sau khi Triều Tiên tuyên bố có kế hoạch phóng một vệ tinh trong vòng hai tuần tới. Chính phủ Nhật Bản cảnh báo sẽ “thực hiện các biện pháp phá huỷ” đối với bất kỳ vật thể nào đe dọa lãnh thổ đất nước. Tháng trước, nhà độc tài Kim Jong Un cho biết Triều Tiên đã chế tạo được vệ tinh do thám đầu tiên.


Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines-Nhật-Mỹ diễn tập chung

NHK – Cập nhật 8 giờ trước

https://www3.nhk.or.jp/nhkworld/common/player/tv/clip/?lang=vi&ver=19&id=p-news__videoPlayer&key=%2Fnhkworld%2Fdata%2Fvi%2Fnews%2Fmovie%2F0529EE40.xml

Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines sẽ tổ chức diễn tập với các đối tác Nhật Bản và Hoa Kỳ từ thứ Năm tại vùng biển quanh Vịnh Manila.

Các quan chức của 3 nước đã gặp nhau hôm thứ Hai tại trụ sở lực lượng bảo vệ bờ biển ở Manila.

Các bên xác nhận sẽ tăng cường hợp tác, dường như có tính đến các hoạt động ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).

Khoảng 400 người sẽ tham gia cuộc diễn tập kéo dài 1 tuần, với nội dung thực hành chặn tàu đánh cá bất hợp pháp và triển khai các hoạt động cứu hộ.

Chuẩn đô đốc Armand Balilo, chỉ huy các vấn đề công cộng của Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines, cho biết: “Cuộc diễn tập sẽ tăng cường khả năng tương tác. Chúng tôi sẽ lĩnh hội được những thao tác thực hành tốt nhất từ các đối tác”.

Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản sẽ cử tàu tuần tra Akitsushima tham gia diễn tập.


Uganda ban hành luật khắc nghiệt về quan hệ tình dục đồng tính

Tổng thống Uganda ban hành một trong những luật chống đồng tính khắc nghiệt nhất thế giới. Bất kỳ ai bị phát hiện có quan hệ tình dục đồng tính – vốn đã bất hợp pháp – sẽ đối mặt án tù chung thân. Những người quan hệ tình dục đồng tính với người dưới 18 tuổi hoặc người nhiễm HIV có thể bị tử hình. Các nhóm nhân quyền nói luật này sẽ gây cản trở việc điều trị bệnh HIV. Tổng thống Mỹ Joe Biden đe dọa trừng phạt nếu Uganda không bãi bỏ luật. (NHK)


Moscow bị tấn công bởi máy bay không người lái (BBC)