Căng thẳng giữa phương Tây và Trung Quốc không có dấu hiệu dịu bớt. Sự phụ thuộc lẫn nhau và sự ngờ vực tiếp tục trộn lẫn một cách khó chịu. Kích hoạt rất nhiều và đa dạng bao gồm; nhân quyền, quan hệ với Nga đối với Ukraine, sản xuất vi mạch và vấn đề lớn, Đài Loan.
Khi cuộc chiến ở Ukraine nổ ra, Nga vẫn là mối đe dọa lớn nhất và trực tiếp nhất đối với NATO. Tuy nhiên, khi các nhà lãnh đạo đồng minh gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh ở Vilnius, Litva vào tuần tới, một đề mục chính trong chương trình nghị sự sẽ là triển khai Khái niệm Chiến lược được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh Madrid năm 2022, nơi liên minh đã nhận ra những thách thức an ninh bắt nguồn từ Trung Quốc, theo VOA News.
Bộ trưởng Tài Chính Mỹ: « Không thể » tách rời kinh tế Hoa Kỳ với Trung Quốc
Trong ngày làm việc chính thức hôm 07/07/2023 tại Bắc Kinh, bộ trưởng Tài Chính Hoa Kỳ Janet Yellen tìm cách trấn an các tập đoàn Mỹ khi bác bỏ khả năng hai nền kinh tế hàng đầu thế giới này « tách rời nhau » vì kịch bản đó sẽ « gây bất ổn cho kinh tế toàn cầu ».
Tags: Nga, tin tức thế giới, Trung cộng, Ukraine Posted in Chiến sự, Chiến Tranh, Nga, Ukraine | Comments Off on Chiến sự Ukraine-Nga 05/7/2023: *Ukraine phá hủy bãi kho đạn khổng lồ *Tập Cận Bình cảnh báo Putin về cuộc tấn công hạt nhân? *Một nửa nước Nga ủng hộ Prigozhin’ *Nga muốn thay thế Wagner bằng lính và tù nhân Chechnya,*Ukraine ‘tiêu diệt đội hình quân Nga’ ở Makiivka
Ukraina và Nga cáo buộc nhau muốn tấn công phá hoại nhà máy hạt nhân Zaporijjia
Kiev và Matxcơva cáo buộc nhau muốn phá hoại và tấn công nhà máy điện nguyên tử lớn nhất châu Âu, Zaporijjia ở miền nam Ukraina, nằm trong tay quân Nga từ tháng 03/2022.
Theo hãng tin AFP, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky cho biết, trong cuộc điện đàm ngày 04/07/2023, ông đã cảnh báo với tổng thống Pháp Emmanuel Macron là phía Nga “đang chuẩn bị những hành động gây hấn nguy hiểm” tại nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia.
Tags: Biển Đông, Nga, tin tức thế giới, Trung cộng, Ukraine, Đài Loan Posted in Ấn Độ Thái Bình Dương, Bình luận, Tin thế giới, Trung Cộng bành trướng, Điểm Tin | Comments Off on Thời sự Thứ tư 05/7/2023: *Ukraine/Nga cáo buộc nhau phá hoại nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia *TQ: hạn chế xuất khẩu kim loại chip – luật gián điệp mới – phản đối Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan *Jens Stoltenberg giữ TTK NATO thêm 1 năm *Lao động nhập cư tại Florida gặp khó *Thái Lan bầu thủ tướng vào ngày 13/7 *Luật khẩn cấp tái thiết ở Pháp sau bạo động
Một chi nhánh của Raytheon Technologies nằm trong ‘danh sách các thực thể không đáng tin cậy’ của Bắc Kinh. Các công ty trong danh sách này không được thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu liên quan đến Trung Quốc. Ảnh trên mạng
Ấn Độ : Thượng đỉnh Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải khai mạc
Hôm nay, 04/07/2023, tại New Dehli, Ấn Độ chủ trì thượng đỉnh Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải (OCS), một định chế tập hợp 9 quốc gia khu vực Trung Á đặc biệt hai nước lớn Trung Quốc và Nga. Hội nghị được tổ chức dưới hình thức trực tuyến. Sự tham gia tích cực của Ấn Độ vào OCS gây không ít ngạc nhiên trong lúc New Dehli thúc đẩy các quan hệ gần gũi với phương Tây.
Lãnh đạo các nước thành viên Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải (OCS) tham gia cuộc họp thượng đỉnh qua vidéo hội nghị. Ảnh chụp từ Kremlin, Matxcơva, Nga, ngày 04/07/2023. via REUTERS – SPUTNIK
Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink tại hội nghị Biển Đông ở DC hôm 28/6/2023
RFA
Chương trình Đông Nam Á và Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) ở Washington DC đã tổ chức Hội nghị thường niên về Biển Đông lần thứ 13 vào ngày 28 tháng 6 năm 2023.
Nhân loại đã tốn biết bao nhiêu bút mực, bình luận hoặc đưa ra nhiều giải pháp nhằm duy trì an ninh và ổn định trong khu vực Biển Nam Trung Hoa (South China Sea). Nhưng, tình hình trong khu vực này vẫn như bó bùi nhùi mà càng gỡ thì thêm rối.
Một máy bay phản lực quân sự của Trung Quốc bay qua đảo Bình Đàm, một trong những điểm gần Đài Loan nhất của Trung Quốc, vào ngày 5/8/2022. (Ảnh: Hector Retamal/AFP/Getty Images)
Ngày 30/6, cơ quan phòng vệ Đài Loan ghi nhận có tổng cộng 24 máy bay chiến đấu của Trung Quốc, bao gồm cả máy bay ném bom và 5 tàu chiến áp sát hòn đảo này chỉ một ngày sau khi Mỹ thông qua thương vụ bán vũ khí và linh kiện trị giá 440 triệu USD cho Đài Loan.
Theo Bộ Quốc phòng Đài Loan, các máy bay phản lực và tàu chiến Trung Quốc đã tiến hành hoạt động “sẵn sàng chiến đấu và tuần tra chung” gần hòn đảo vào khoảng 8 giờ sáng ngày 30/6 (giờ địa phương).
Theo Bộ này, 11 máy bay đã được nhìn thấy vượt qua đường phân cách không chính thức ở eo biển Đài Loan, buộc quân đội Đài Loan phải điều máy bay, tàu chiến và hệ thống tên lửa bờ biển để trả đũa.
Động thái phô trương lực lượng mới nhất của Bắc Kinh diễn ra sau khi Cơ quan Hợp tác An ninh và Quốc phòng Mỹ (DSCA) ngày 29/6 phê chuẩn hai thương vụ bán vũ khí tiềm năng cho Đài Loan trị giá lên tới 440 triệu USD.
DSCA cho biết, thỏa thuận đầu tiên, ước tính trị giá 332,2 triệu USD, bao gồm các loại đạn dược 30mm như đạn đa năng 30mm, đạn huấn luyện 30mm và các thiết bị liên quan khác.
Thỏa thuận thứ hai, trị giá 108 triệu USD, bao gồm một thỏa thuận hỗ trợ cung cấp hậu cần hợp tác theo đơn đặt hàng chung. Thỏa thuận này giúp Đài Loan mua các phụ tùng thay thế và sửa chữa các phương tiện có bánh, vũ khí và các yếu tố liên quan khác.
DSCA cho biết họ đã cung cấp chứng nhận cần thiết để thông báo cho Quốc hội Mỹ về thương vụ bán vũ khí tiềm năng, đồng thời đảm bảo rằng những giao dịch này “sẽ không làm thay đổi cán cân quân sự cơ bản trong khu vực”.
Cơ quan này cho biết: “Thương vụ được đề xuất sẽ góp phần vào mục tiêu duy trì năng lực quân sự của bên nhận, đồng thời tăng cường hơn nữa khả năng tương tác với Hoa Kỳ”.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phản đối mạnh mẽ động thái của Hoa Kỳ và kêu gọi Washington ngừng bán vũ khí cho Đài Loan.
Thương vụ bán vũ khí thứ 10 được phê duyệt dưới thời chính quyền ông Biden
Giới chức Đài Loan cho biết, thương vụ bán vũ khí mới nhất là thương vụ thứ 10 được chính quyền ông Biden thông qua, nhấn mạnh ưu tiên của Washington đối với các nhu cầu phòng thủ của Đài Loan.
“Những [Thương vụ bán hàng quân sự cho nước ngoài] này dựa trên Đạo luật Quan hệ Đài Loan và Sáu đảm bảo, đáp ứng nhu cầu tăng cường năng lực phòng thủ của chúng tôi cũng như duy trì ổn định trong khu vực”, Bộ Quốc phòng Đài Loan tuyên bố trên Twitter.
Cơ quan này tuyên bố các lô hàng vũ khí của Hoa Kỳ sẽ tăng cường khả năng phục hồi phòng thủ của Đài Loan trước “việc tiếp tục mở rộng quân sự và áp bức vùng xám” của chính quyền Trung Quốc, vốn đặt ra “mối đe dọa nghiêm trọng” đối với hòn đảo này.
Hôm 1/3, Washington cũng cho phép chuyển giao vũ khí tiềm năng trị giá 619 triệu USD cho Đài Loan, bao gồm tên lửa và các thiết bị khác cho phi đội F-16 của Đài Loan.
Thỏa thuận này bao gồm 200 tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến (AMRAAM) và 100 tên lửa chống bức xạ tốc độ cao AGM-88B (HARM), 23 tên lửa huấn luyện HARM, 4 tổ hợp tên lửa dẫn đường AMRAAM và 26 bệ phóng đa năng.
Hội đồng Kinh doanh Mỹ – Đài Loan đã hoan nghênh động thái này nhưng nhấn mạnh rằng đạn dược và khả năng duy trì các hệ thống kế thừa sẽ không đủ để cung cấp khả năng phòng thủ toàn diện cho hòn đảo.Hai máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất bay trên không trong một lần cất cánh khẩn cấp tại căn cứ không quân phía đông Hoa Liên, Đài Loan, hôm 23/1/2013. (Ảnh: Sam Yeh/AFP/Getty Images)
“Theo thời gian, việc không có kế hoạch rộng lớn hơn để hỗ trợ hiện đại hóa lực lượng vũ trang của Đài Loan sẽ mở ra những lỗ hổng mới trong hệ thống phòng thủ của Đài Loan – [những lỗ hổng] mà Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ tìm cách khai thác”, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ – Đài Loan Rupert Hammond-Chambers cho biết trong một tuyên bố vào ngày 2/3.
“Cách tiếp cận hạn hẹp hiện tại là không đủ, vì nó sẽ tạo ra những thách thức đáng kể về tài chính và quân sự trong tương lai. Hiện đại hóa lực lượng là một nỗ lực liên tục hàng năm; nó không thể bị đẩy vào một tương lai vô định mà không gây thiệt hại nghiêm trọng cho quốc phòng của Đài Loan”, ông nói thêm.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) luôn coi Đài Loan là một tỉnh nổi loạn và phải được thống nhất với đại lục bằng mọi giá, mặc dù Đài Loan chưa bao giờ nằm dưới sự cai trị của ĐCSTQ và có chính phủ dân chủ của riêng mình.
Hoa Kỳ đã duy trì vị trí trung gian bấp bênh trong hiện trạng này kể từ khi thiết lập Đạo luật Quan hệ Đài Loan năm 1979. Hoa Kỳ chính thức công nhận – nhưng không tán thành – quan điểm của ĐCSTQ. Washington cũng duy trì các ràng buộc pháp lý với Đài Loan để đảm bảo rằng họ sẽ cung cấp cho hòn đảo vũ khí cần thiết để tự vệ.
Theo nguồn tin nội bộ, sau khi dỡ bỏ khủng hoảng binh biến, ông Putin đã cử người sang Mỹ để đàm phán hòa bình. Điều này có nghĩa là Nga sẽ cúi đầu trước Hoa Kỳ? Tương lai của Nga và Trung Quốc sẽ ra sao? Nhà tài phiệt công nghiệp điện tử Hong Kong, ông Viên Cung Di (Yuan Gongyi) cho rằng ông Putin đang làm ‘rối tung’ nước Nga.
Các cuộc thăm dò mới nhất ở Mỹ cho thấy hơn 60% cử tri Mỹ tin rằng Washington nên chính thức công nhận Đài Loan là một quốc gia có chủ quyền. Tuy nhiên, khi Ngoại trưởng Mỹ đến thăm Bắc Kinh gần đây, ông đã nhắc lại với các nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng chính sách ‘Một Trung Quốc’ lâu nay của Mỹ không thay đổi và Mỹ không ủng hộ Đài Loan độc lập. Trong khi đó, một số học giả cho rằng Mỹ nên áp dụng chính sách ‘một quốc gia, hai chế độ’.