Theo The Epoch Times – Huyền Anh biên dịch – 22/8/2023
Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình (trên màn ảnh) đọc diễn văn trong lễ kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh ngày 1/7/2021. (Ảnh: Wang Zhao/AFP/Getty Images)
Hải Quân Mỹ, Nhật, Úc tập trận trong tuần này ở Biển Đông
Trọng Thành /RFI
21/8/2023
(Ảnh minh họa) – Các tàu của Hải quân Úc và Mỹ ở Biển Đông, ngày 18/04/2020. via REUTERS – Handout .
Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc có kế hoạch tiến hành một cuộc tập trận hải quân chung trong tuần này ở Biển Đông, ngoài khơi phía tây Philippines, ‘‘để khẳng định cam kết bảo vệ luật pháp trong khu vực sau một hành động gây hấn gần đây của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp’’. Hai quan chức Philippines phụ trách an ninh, xin ẩn danh, cho hãng tin AP biết tin trên vào hôm qua, 20/08/2023.
Mỹ có kế hoạch triển khai tàu sân bay USS America trong khi Nhật Bản sẽ điều động một trong các tàu chiến lớn nhất, tàu sân bay trực thăng JS Izumo, Hải quân Úc có thể sẽ tham gia với tàu sân bay HMAS Canberra. Theo hai quan chức Philippines về an ninh, các chỉ huy cuộc tập trận ba bên sẽ gặp gỡ đồng cấp Philippines ở Manila sau cuộc tập trận. Lần này Philippines không tham gia tập trận chung do những hạn chế về cơ sở hậu cần quân sự, nhưng sẵn sàng tham gia trong tương lai.
Cuộc tập trận diễn ra trong lúc căng thẳng gia tăng tại khu vực Bãi Cỏ Mây (tức bãi cạn Second Thomas Shoal), thuộc quần đảo Trường Sa, do Phililippines kiểm soát. Ngày 05/08, sáu tàu tàu tuần duyên và hai tàu dân quân biển Trung Quốc đã chặn đường hai tàu dân sự do Hải quân Philippines thuê để tiếp tế cho lực lượng Philippines ở Bãi Cỏ Mây. Một tàu tiếp tế đã bị lực lượng tuần duyên Trung Quốc dùng vòi rồng phun nước tấn công. Hôm thứ Bảy 19/08, Quân đội Philippines thông báo sẽ nối lại việc cung cấp các nhu yếu phẩm cho lực lượng ở Bãi Cỏ Mây, nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Nhật Bản, Hoa Kỳ, Úc và Philippines đã tổ chức cuộc họp cấp bộ trưởng quốc phòng đầu tiên vào tháng 6/2023 tại Singapore, cam kết tăng cường hợp tác an ninh để thúc đẩy một khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương ‘‘tự do và mở’’.
Thái Lan: Đảng Pheu Thai liên minh với phe quân đội để lập chính phủ
Ông trùm bất động sản Srettha Thavisin nhắm tới trở thành thủ tướng kế tiếp của Thái Lan
Đảng Pheu Thai của Thái Lan hôm 21/8 cam kết sẽ thực hiện một loạt các lời hứa khi tranh cử và sửa đổi hiến pháp vào lúc họ cho ra mắt liên minh 11 đảng trong đó có cả các đảng đối thủ có liên hệ với quân đội vốn sẽ cố gắng lập chính phủ liên minh trong tuần này.
Quốc hội lưỡng viện của Thái Lan đã bế tắc trong nhiều tuần trong việc thành lập chính phủ mới, sau khi đảng chiến thắng trong bầu cử là Đảng Tiến bước có chủ trương cải cách đã phải chịu thua sự chống đối của phe bảo thủ trong Quốc hội, để cho Pheu Thai, đảng về thứ hai, tiếp tục nỗ lực này.
Mặc dù liên minh được đề nghị là một bước chấm dứt bế tắc, mối liên kết giữa Đảng Pheu Thai dân túy và một số đảng phái đối thủ cũ có dính đến quân đội có thể không làm vơi được mối lo ngại về bất ổn tiếp diễn sau gần hai thập niên hỗn loạn.
Quốc hội Thái Lan sẽ bỏ phiếu vào ngày 22/8 cho ứng viên thủ tướng của Đảng Pheu Thai là ông Srettha Thavisin, trùm bất động sản 60 tuổi, vốn đã dấn thân vào chính trị chỉ vài tháng trước.
“Chúng tôi tin rằng ông Srettha sẽ vượt qua được cuộc bỏ phiếu,” lãnh đạo Pheu Thai, Cholnan Srikaew, phát biểu tại một cuộc họp báo.
“Chúng ta phải nhanh chóng hành động để khôi phục kinh tế và đưa ra các chính sách tạo dựng các cơ chế cho ổn định chính trị, kinh tế và xã hội,” ông nói, sau khi công bố mỗi đảng trong liên minh sẽ nắm bao nhiêu bộ trong nội các.
Hiệp ước liên minh của Pheu Thai bao gồm các đảng được thành lập bởi các tướng lĩnh đứng sau các cuộc đảo chính hồi năm 2006 và 2014 vốn lật đổ chính chính phủ của Pheu Thai, và tính toán sửa đổi hiến pháp để làm cho ai chiến thắng bầu cử mà không được các định chế bảo thủ ủng hộ sẽ cực kỳ khó khăn để thành lập chính phủ.
Hầu hết người dân Thái không đồng tình việc thành lập chính phủ liên minh bao gồm các đảng phái được quân đội hậu thuẫn, một cuộc thăm dò dư luận hôm 20/8 cho thấy.
Ông Cholnan thừa nhận có chia rẽ chính trị trong liên minh nhưng nói rằng các phe đối chọi có nghĩa vụ trước công chúng là không trì hoãn thành lập chính phủ.
“Trong suốt thời gian này, chúng tôi đã đối mặt sự chia rẽ với lòng công bằng và quyết tâm vượt qua chia rẽ,” ông nói. “Mục tiêu lúc này là chia sẻ trách nhiệm vì lợi ích của đất nước.”
Liên minh bao gồm 314 nghị sỹ và ông Srettha cần 375 lá phiếu từ cả thượng viện và hạ viện để được chuẩn thuận làm thủ tướng và thành lập chính phủ tiếp theo. Ông sẽ cần dựa vào lá phiếu từ các nghị sỹ không nằm trong liên minh, bao gồm từ Thượng viện, để vượt qua ngưỡng này.
Pheu Thai cho biết họ sẽ lãnh đạo chính phủ liên minh vốn sẽ thực hiện những lời hứa dân túy bao gồm đấu tranh chống tham nhũng, tăng lương tối thiểu và cấp tiền số cho người dân.
Họ cũng nói họ sẽ quyết sửa đổi hiến pháp để cho nó dân chủ hơn, nhưng sẽ tránh sửa đổi các luật liên quan đến chế độ quân chủ.
Luna-25 của Nga đã thất bại tan tành khi lao vào Mặt Trăng
Tập đoàn vũ trụ nhà nước của Nga, Roskosmos, cho biết con tàu vũ trụ bị mất liên lạc và tan tành khi lao vào Mặt Trăng. (Ảnh chụp màn hình video)
TASS đưa tin, nhiệm vụ không gian vũ trụ được nối lại sau gần nửa thế kỷ của Nga —Luna-25— đã thất bại vì thiết bị vuột ngoài tầm điều khiển và tan tành khi lao vào Mặt Trăng, Reuters và nhiều hãng khác đưa tin hôm 20/8. Ngày hôm trước, Roskosmos —cơ quan hàng không vũ trụ của Nga— thông báo họ đã gặp phải sự cố về điều khiển tàu vũ trụ không người lái này, và hôm nay, cú hạ cánh khẩn cấp đã không thành công.
“Thiết bị di chuyển vào quỹ đạo không thể đoán trước và không còn tồn tại do va chạm với bề mặt Mặt Trăng,” Roskosmos cho biết trong một tuyên bố.
Thời Xô Viết, Liên Xô từng là cường quốc về công nghệ không gian vũ trụ. Lần cuối cùng của nhiệm vụ mang tên Luna trước đó là năm 1976, thời Leonid Brezhnev ngồi ghế lãnh đạo Điện Kremlin.
Vừa qua, Nga dưới thời Vladimir Putin đã nối lại chương trình không gian, và đặt tên là Luna-25, với kỳ vọng đưa thiết bị hạ cánh xuống cực Nam của Mặt Trăng.
Giới bình luận chính trị cho rằng Luna-25 là một thông điệp vang đội trả lời cho các lệnh trừng phạt của phương Tây do chiến tranh Ukraine, đặc biệt là cấm vận công nghệ chip.
Ngoài ra cũng bình luận rằng Nga là muốn cạnh tranh với Ấn Độ, quốc gia có tàu Chandrayaan-3 dự kiến hạ cánh xuống Mặt Trăng ngày 23/8 cũng vào tuần này.
Giới khoa học cho biết, quỹ đạo tương đối của các hành tinh và vệ tinh trong hệ Mặt Trời cho phép có một cơ hội phóng tàu vũ trụ hạ cánh lên Mặt Trăng một cách thuận lợi hơn đúng vào dịp này, do đó sự trùng quãng thời gian giữa Luna-25 và Chandrayaan-3 là do vấn đề khoa học kỹ thuật, chứ không nhất định là do chạy đua công nghệ không gian.
Nhật Tân
Tin tặc Triều Tiên nhắm mục tiêu vào cuộc tập trận Mỹ-Hàn
Cảnh sát Hàn Quốc ngày 20/8 cho hay, tin tặc Triều Tiên đã nhắm mục tiêu vào cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn được tổ chức trong tuần này, mặc dù thông tin mật không bị xâm phạm.
Các lực lượng của Hàn Quốc và Hoa Kỳ sẽ bắt đầu cuộc tập trận mùa hè Người bảo vệ tự do Ulchi (Ulchi Freedom Guardian) kéo dài 11 ngày từ ngày 21/8 để cải thiện khả năng đối phó với các mối đe dọa hạt nhân và tên lửa đang gia tăng của Bắc Triều Tiên.
Triều Tiên phản đối các cuộc tập trận như vậy và cáo buộc đó là sự chuẩn bị của Mỹ và đồng minh Hàn Quốc cho việc xâm lược nước này.
Các tin tặc được cho là có liên quan đến một nhóm người Triều Tiên mà các nhà nghiên cứu gọi là Kimsuky. Họ đã thực hiện vụ tấn công qua email tới các nhà thầu Hàn Quốc làm việc tại trung tâm mô phỏng cuộc tập trận chung giữa Hàn Quốc và Hoa Kỳ, Cơ quan cảnh sát tỉnh Gyeonggi Nambu cho biết trong một tuyên bố.
“Chúng tôi xác nhận rằng thông tin liên quan đến quân sự không bị đánh cắp,” cảnh sát lưu ý trong một tuyên bố hôm 20/8
Triều Tiên trước đây từng phủ nhận bất kỳ vai trò nào trong các cuộc tấn công mạng.
Theo các nhà nghiên cứu, tin tặc Kimsuky từ lâu đã sử dụng kỹ thuật tấn công “spear-phishing”, trong đó dùng email, văn bản hoặc đường link để lừa người dùng click hoặc download một liên kết hoặc tệp độc hại.
Cảnh sát Hàn Quốc và quân đội Hoa Kỳ đã tiến hành một cuộc điều tra chung và tìm thấy địa chỉ IP được sử dụng trong nỗ lực tấn công mạng khớp với địa chỉ được xác định trong vụ tấn công năm 2014 nhằm vào nhà điều hành lò phản ứng hạt nhân của Hàn Quốc.
Thời điểm đó, Hàn Quốc cáo buộc Triều Tiên đứng sau vụ tấn công mạng này.
Minh Ngọc (Theo Reuters)
Ukraine báo 150 thương vong do “khủng bố” ở Chernihiv
Thành phố Chernihiv của Ukraine cách 50 km về phía Nam so với biên giới với Belarus. Trong trận Nga tấn công tên lửa vào Chernihiv hôm Thứ Bảy 19/8, phía Ukraine báo cáo có 7 người thiệt mạng, gồm cả 1 trẻ em 6 tuổi, cùng 144 người bị thương, gồm 15 trẻ em. Trên mạng xã hội, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gọi đó là tấn công “khủng bố”, và tuyên bố “các chiến binh của chúng ta sẽ có câu trả lời thực thể tới Nga.” Phía Nga tuyên bố rằng họ đã đánh trúng sự kiện quân sự bí mật “hội UAV” của Ukraine mang tên “Angry Birds”.
“Mọi người có mặt trong rạp kịch đã kịp thời xuống hầm trú ẩn. Cảnh sát đã cố gắng đưa mọi người đến nơi trú ẩn khi có cảnh báo không kích,” theo lời Ihor Klymenko, Bộ trưởng Nội vụ, và cho hay phía sau nhà hát kịch còn có một công viên rộng lớn, theo Pravda Ukraine báo cáo. Các bà mẹ đã đưa con đi dạo ở đó từ sáng sớm. Quảng trường trung tâm chật ních xe cộ. “Lực lượng cứu hộ khẩn cấp của chúng tôi đã đến kịp thời sau khi tên lửa tấn công và dập tắt [ngọn lửa ở] tâm chấn của vụ nổ. Sau đó, cùng với cảnh sát, họ bắt đầu sơ cứu cho người dân.”
Phía Nga cho hay họ tấn công vào sự kiện kín về máy bay không người lái. Sự kiện được ngụy trang thành hội “Angry Birds” và người tham gia không mặc quân phục cũng như không mang vũ khí.
Cư dân mạng phê bình kín đáo rằng tại sao lại đặt tên sự kiện các UAV là “Angry Birds”? Trong khi những con chim ảo trong trò chơi điện tử này kỳ thực không biết bay.
Thành phố Chernihiv có gần 300.000 cư dân trước chiến tranh, và nằm cách thủ đô Kiev khoảng 130 km, và cách biên giới Belarus khoảng 50 km.
Nhật Tân
BRIEF 19.8: Philippines quyết tiếp tế Bãi Cỏ Mây, Mỹ, Nhật, Úc ra mặt hậu thuẫn
Tình hình căng thẳng ở Biển Đông dự kiến sẽ leo thang trong những ngày sắp tới khi quân đội Philippines thông báo triển khai sứ mệnh tiếp tế mới ở Bãi Cỏ Mây giữa lúc Mỹ, Nhật, Úc dồn tàu chiến cỡ lớn về khu vực tập trận.
1. Trung Quốc tập trận xung quanh Đài Loan
Bộ tư lệnh Chiến khu Đông bộ của Trung Quốc ngày 19.8 thông báo tổ chức các cuộc tuần tra liên hợp của không quân và hải quân cũng như các cuộc tập trận xung quanh vùng biển và vùng trời của Đài Loan.
Cuộc tập trận có sự tham gia của tàu khu trục, tàu hộ vệ, tàu tên lửa, chiến đấu cơ, máy bay cảnh báo sớm và máy bay tác chiến điện tử cũng như các đơn vị tên lửa thông thường của Lực lượng Tên lửa.
Tuyên bố cho biết cuộc tập trận là lời cảnh báo nghiêm khắc đến sự thông đồng giữa các lực lượng ly khai Đài Loan và những phần tử nước ngoài và những hành động khiêu khích của họ.
Cuộc tập trận này được cho là phản ứng của Trung Quốc với chuyến công du bao gồm các chuyến quá cảnh ở Mỹ của Phó tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức. Trung Quốc chỉ thông báo tiến hành tập trận sau khi ông Lại, một ứng cử viên tổng thống, đã trở về Đài Loan.
2. Philippines chuẩn bị tiếp tế ở Bãi Cỏ Mây
Ngày 19.8, quân đội Philppines thông báo sẽ tiến hành chuyến tiếp tế mới ở Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa bất chấp sự cố xảy ra vào ngày 5.8, khi các tàu tiếp tế của Philippines bị tàu hải cảnh Trung Quốc dùng vòi rồng để ngăn cản.
Các tàu đổ bộ của Mỹ, Nhật, Úc và Hàn Quốc trong cuộc tập trận Talisman Sabre mới đây
Thông báo không nói rõ sứ mệnh tiếp tế sẽ diễn ra vào thời điểm nào. Trước đó, hãng Kyodo của Nhật Bản tiết lộ Nhật Bản, Mỹ và Úc sẽ tiến hành cuộc tập trận hải quân chung ở Biển Đông vào tuần tới.
Theo kế hoạch, ba nước này sẽ triển khai các tàu đổ bộ lớn của họ, bao gồm JS Izumo (Nhật Bản), USS America (Mỹ) và HMAS Canberra (Úc) cho cuộc tập trận dự kiến diễn ra ngày 23.8.
Các lực lượng Philippines đã “hủy bỏ” việc tham gia cuộc tập trận chung vì máy bay của ba quốc gia khác quá lớn để hạ cánh trên boong tàu chiến Philippines, theo các nguồn tin.
Thay vào đó, các chỉ huy từ bốn quốc gia có thể tập trung tại thủ đô của Philippines để gửi một “thông điệp mạnh mẽ”, các nguồn tin cho biết.
Theo các nguồn tin, bốn quốc gia đã xem xét tiến hành các cuộc tuần tra hàng hải chung bằng tàu của họ trên biển cùng với cuộc tập trận hải quân, nhưng kế hoạch này chưa thể hoàn tất.
Cuộc tập trận được lên kế hoạch của ba quốc gia Mỹ, Nhật và Úc chắc chắn là phản ứng thể hiện sự sát cánh với Philippines sau sự cố ngày 5.8. Không loại trừ khả năng chuyến tiếp tế mới của Philippines sẽ diễn ra trong thời điểm cuộc tập trận diễn ra.
Phát biểu vào sáng 19.8, đại tá Medel Aguilar, phát ngôn viên của quân đội Philippines, cũng úp mở rằng sứ mệnh tiếp tế mới “sẽ diễn ra trước sứ chứng kiến của toàn thế giới”. Như vậy, có khả năng Philippines sẽ mời các đoàn nhà báo quốc tế tham gia trên tàu tuần duyên để theo dõi phản ứng của Trung Quốc, hoặc tàu chiến các nước sẽ có mặt ở gần khu vực Bãi Cỏ Mây.
Cũng trong ngày 23.8, Đài Loan dự kiến sẽ tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật ở Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa, theo các thông báo hàng hải.
3. Trung Quốc xây đường băng ở Tri Tôn?
Khả năng Trung Quốc tiến hành xây đường băng ở Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa được trang The Drive cũng như hãng AP nêu ra trong tuần này dựa trên việc phân tích hình ảnh vệ tinh cho thấy sự hình thành của một dải đất đang được san lấp.
Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn gây tranh cãi. Một số chuyên gia chẳng hạn như Greg Poling ở Trung tâm minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) nhận xét rằng khu vực được cho là đường băng quá nhỏ, chỉ dài 600 mét và rộng 15 mét. Ông đưa ra giả thuyết đó có thể là một con đường kết nối với các cơ sở đang được xây dựng ở phía nam.
Chuyên gia William Conroy của hãng URSA Space thì nhận định Trung Quốc có thể đang tiến hành xây dựng một loại đê chống xâm lấn của thủy triều để bảo vệ các cơ sở nằm ở phía nam.
Đặng Sơn Duân
Nam California: Bão nhiệt đới đi qua kéo theo trận động đất 5.1 độ
Đội xe chữa cháy của Sở Cứu hỏa Pasadena tham gia dập lửa sau trận động đất mạnh 5.1 độ ở Nam California, Pasadena, California, hôm 20/08/2023. (Ảnh: Mario Anzuoni/Reuters)
Reuters
21/8/2023
Hôm Chủ Nhật (20/08), một trận động đất mạnh 5.1 độ đã xảy ra ở miền Nam California, phía bắc Los Angeles, làm rung chuyển phần lớn khu vực này khi người dân nơi đây đã chuẩn bị đầy đủ trước khi cơn bão nhiệt đới Hilary tiếp cận.
Không có báo cáo ngay lập tức về thiệt hại hoặc thương tích do trận động đất xảy ra lúc 2:41 chiều giờ địa phương, khoảng 4 dặm về phía đông nam của cộng đồng Ojai ở Quận Ventura, Nam California. Theo sau trận động đất này là một số dư chấn nhỏ hơn.
“Trước mắt chưa có báo cáo nào về thiệt hại vào thời điểm này, tuy nhiên trận động đất đã được cảm nhận rộng rãi trên khắp Quận Ventura,” một tuyên bố trên trang web thông tin tai nạn của Quận Ventura cho biết.
Hệ thống cảnh báo sóng thần của Hoa Kỳ cho biết không có nguy cơ xảy ra sóng thần sau trận động đất.
Mưa rơi khắp khu vực Nam California vào Chủ Nhật khi Bão nhiệt đới Hilary di chuyển về phía tiểu bang này sau khi quét qua bán đảo Baja California trước đó cùng ngày.
TQ cắt lãi suất lần hai vì kinh tế khó phục hồi và thị trường bất động sản còn nhiều rủi ro
BBC News – 21/8/2023
Nguồn hình ảnh, STR/AFP
Chụp lại hình ảnh,
Nhà máy ở Giang Tô, TQ -hình minh họa
Trung Quốc vừa công bố cắt lãi suất lần thứ hai trong vòng ba tháng vì kinh tế khó phục hồi.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC- ngân hàng trung ương) vừa cắt lãi suất cho vay cơ bản kỳ hạn một năm từ 3,55% xuống 3.45%.
Việc cắt lãi suất ở nền kinh tế thứ nhì thế giới đang gây ra nhiều bình luận vì các nền kinh tế lớn khác lại tăng lãi suất ngân hàng để chống lạm phát và kiềm chế giá cả tăng cao.
Lãi suất được cắt giảm đối với các khoản cho tiền vay kỳ hạn một năm vốn rất phổ biến với các doanh nghiệp và hộ gia đình ở Trung Quốc.
TQ giảm lãi suất cơ bản, trong khi nhiều nước khác tăng
Mới tháng 6 vừa qua, lãi suất cơ bản ở TQ được giảm xuống mức 3,55% từ mức 3,65%.
Giới kinh tế gia đừng kỳ vọng là PBOC hạ lãi suất kỳ hạn 5 năm vốn là lãi suất của tiền vay trong trường bất động sản ở Trung Quốc. Thế nhưng lãi suất này vẫn không đổi ở mức 4,2%.
Mới tháng ́8/2022, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cắt giảm cả lãi suất cơ bản, sau khi các chỉ dấu từ nền kinh tế cho thấy sự phục hồi diễn ra chậm chạp.
Ngay từ 2022, sản lượng công nghiệp và tăng trưởng doanh số bán lẻ của Trung Quốc thấp hơn dự báo và vào năm 2023, các rủi ro của thị trường bất động sản tiếp tục đe dọa nền kinh tế.
Tuần trước, vấn đề này được hiện rõ hơn qua vụ “đại gia bất động sản” Evergrande đệ đơn xin bảo hộ phá sản ở Mỹ.
Có khoản nợ tới 300 tỷ USD, tập đoàn có trụ sở ở Thâm Quyến, TQ làm động tác đó để giảm bớt áp lực nợ từ các nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi để đàm phán với chủ nợ, theo các đài báo Hoa Kỳ.
Nguồn hình ảnh, EPA-EFE/REX/Shutterstock
Chụp lại hình ảnh,
Tháng 6 vừa qua, hơn 20% thanh thiếu niên ở độ tuổi 16-24 tại khu vực đô thị TQ không có việc làm
Đầu tháng này, một tập đoàn bất động sản khác, Country Garden nói họ có thể thua lỗ tới 7,6 tỷ USD chỉ trong sáu tháng đầu năm 2023.
Cùng thời gian, các số liệu chính thức nói Trung Quốc trượt vào tình trạng thiểu phát lần đầu tiên sau hơn hai năm.
Tuy thế, Bắc Kinh đã ngưng công bố số liệu về thất nghiệp trong giới trẻ.
Tháng 6 vừa qua, số thất nghiệp chính thức trong thanh thiếu niên ở độ tuổi 16-24 tại khu vực đô thị là hơn 20%.
Tags: Biển Đông, Hoa kỳ, Nga, tin tức thế giới, Ukraine, Đài Loan Posted in Nga, Tin Biển Đông, Tin thế giới, Tin tức, Ukraine | Comments Off on Thời sự Thứ hai 21/8/2023: *Hải Quân Mỹ, Nhật, Úc tập trận ở Biển Đông. Philippines quyết tiếp tế Bãi Cỏ Mây – Mỹ, Nhật, Úc hậu thuẫn *Thái Lan: Đảng Pheu Thai liên minh với quân đội lập chính phủ *Luna-25 của Nga đã tan tành khi lao vào Mặt Trăng *TQ cắt lãi suất lần hai do kinh tế khó phục hồi & thị trường bất động sản nhiều rủi ro
Ngày 18 tháng 8 năm 2023 7:20 chiều EDT Cập nhật 14 giờ trước
Evergrande tìm kiếm sự bảo vệ từ các chủ nợ như một phần của quá trình tái cơ cấu nợ
Evergrande sẽ gặp các chủ nợ vào cuối tháng này để tái cơ cấu
Thị trường tài chính lao đao vì Trung Quốc; Cổ phiếu châu Á đối mặt với tuần giảm thứ 3
Trung Quốc chuẩn bị cắt giảm lãi suất cho vay vào thứ Hai để hỗ trợ lĩnh vực bất động sản
HỒNG KÔNG/NEW YORK, ngày 18 tháng 8 (Reuters) – Nhà phát triển (địa ốc) đang gặp khó khăn China Evergrande Group (3333.HK) đã nộp đơn xin bảo kê phá sản tại Hoa Kỳ như một phần của một trong những đợt tái cơ cấu nợ lớn nhất thế giới, khi lo lắng gia tăng về cuộc khủng hoảng bất động sản ngày càng tồi tệ ở Trung Quốc và tác động của nó về nền kinh tế đang suy yếu.
Thái độ quyết liệt của Trung Quốc, sự hiếu chiến của Triều Tiên, và cuộc chiến tranh của Nga đã đẩy Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc xích lại gần nhau hơn. Khi các nhà lãnh đạo ba nước gặp nhau tại Trại David, Mỹ, vào thứ Sáu, những mối đe dọa này chắc chắn sẽ được ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự.
AFP cho biết, ngày 15/08/2023, tổng thống Volodymyr Zelensky bất ngờ đến động viên tinh thần quân nhân ở chiến trường Zaporijjia miền nam, nơi Ukraina tìm cách chọc thủng phòng tuyến dày đặc của Nga. Chính quyền Kiev cũng khẳng định chiếm lại được ngôi làng Urozhaine nằm giáp ranh giữa hai vùng Zaporijjia và Donetsk. Tuy nhiên, cuộc phản công của Ukraina tiến rất chậm. Nhu cầu cấp bách trên chiến trường hiện nay là đạn pháo các loại.
Ảnh tư liệu: Một binh sĩ Ukraina chuẩn bị đạn tấn công vào vị trí của quân Nga trong mặt trận Zaporizhzhia, Ukraina, ngày 24/06/ 2023. AP – Efrem Lukatsky
Tags: Nga, tin tức thế giới, Ukraine Posted in Tin thế giới, Tin tức, Điểm Tin | Comments Off on Thời sự Thứ Tư 16/8/2023: *Ukraina thiếu đạn pháo *Nga bắn hỏa tiễn vào 7 tỉnh của Ukraina *TQ phản đối Hội đồng Bảo an LHQ về vi phạm nhân quyền của Triều Tiên *Số người chết tại Hawaii có thể lên 300 *Cháy trạm xăng ở Nga: 35 người chết, hàng trăm bị thương
Ukraine tiếp nhận viện trợ quân sự của Mỹ tại phi trường Boryspil, bên ngoài Kyiv, ngày 11/2/2022.
Hoa Kỳ ngày 14/8 nói rằng họ sẽ gửi cho Ukraine viện trợ an ninh mới trị giá 200 triệu đô la, bao gồm đạn phòng không, đạn pháo và thiết bị rà phá bom mìn bổ sung.
Tags: Biển Đông, Hoa kỳ, Nga, tin tức thế giới, Trung cộng, Ukraine, Đài Loan Posted in Thế giới, Thời sự, Tin thế giới, Tin tức | Comments Off on Thời sự Thứ ba 15/8/2023 (Võ Thái Hà):Mỹ viện trợ mới 200 triệu đô cho Ukraine *Thông tin cá nhân của Tập và con gái bị bán *Vương Nghị gặp Hun Sen và con trai *Hoa Kiều đón PTT Đài Loan ở NY *BT QP TQ sẽ thăm Nga và Belarus *Ấn Độ mừng độc lập *Kinh tế TQ ảm đạm
Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương
The Philippine Coast Guard (PCG), Japan Coast Guard (JCG), and U.S. Coast Guard (USCG) conduct trilateral maritime exercises for the first time off the coast of Mariveles, Bataan on June 6, 2023. The trilateral agreement between the coast guard agencies aims to enhance each of their capabilities and interoperability in securing the Indo-Pacific region. Mark Demayo, ABS-CBN News
Eugene Chausovsky: Gót chân Ashin của Đài Loan: Năng lượng
Cuộc cạnh tranh công nghệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng gia tăng, đặc biệt trong lĩnh vực chất bán dẫn. Đài Loan với Công ty Sản xuất Vật liệu bán dẫn Đài Loan (TSMC) chiếm 90% chip tiên tiến nhất thế giới, đóng một vai trò quan trọng trong cuộc cạnh tranh này. Đài Loan đã hợp tác với Hoa Kỳ để hạn chế khả năng Trung Quốc tiếp cận được dòng chip tiên tiến này. Tuy nhiên, các điểm yếu về nguồn cung cấp năng lượng của Đài Loan cũng có thể tạo đòn bẩy cho Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh này. Sở dĩ như vậy bởi vì hơn 97% nhu cầu năng lượng của Đài Loan phụ thuộc vào nhập khẩu, trong đó khí đốt tự nhiên và than đá đặc biệt quan trọng trong việc sản xuất điện. Chỉ riêng TSMC chiếm hơn 6% mức tiêu thụ năng lượng của Đài Loan.
Bởi vậy có nhiều kịch bản mà Đài Loan có thể bị tổn thương. Trung Quốc có thể tăng cường các cuộc tập trận hải quân xung quanh Đài Loan để cản trở các con đường cung cấp năng lượng cho Đài Loan mà không cần phải triển khai một cuộc phong tỏa hoàn toàn hay can thiệp quân sự. Trung Quốc có thể thao túng nguồn cung cấp năng lượng của Đài Loan thông qua các cơ chế pháp lý, áp đặt các thanh tra môi trường tại các cảng của Trung Quốc. Trung Quốc cũng có thể thuyết phục các nhà cung cấp năng lượng quan trọng của Đài Loan là Nga, Qatar hoặc Indonesia chuyển hướng xuất khẩu sang Trung Quốc với lợi thế của một thị trường tiêu thụ lớn hơn nhiều. Một số quốc gia thân thiện, chẳng hạn như Úc và Hoa Kỳ, cung cấp nguồn nhập khẩu đáng kể, nhưng có những giới hạn trong việc hỗ trợ đầy đủ nhu cầu năng lượng của Đài Loan.
Những hình thức thao túng năng lượng tinh vi này có thể nâng cao vị thế chiến lược của Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh vật liệu bán dẫn, và tác giả cho rằng Hoa Kỳ và Đài Loan cần phải xem xét nghiêm túc nguy cơ này.
TSMC thành lập liên doanh ở Đức để đưa sản xuất vật liệu bán dẫn tiên tiến tới Châu Âu
TSMC, Bosch, Infineon và NXP Semiconductors đã công bố liên doanh đầu tư vào Công ty Sản xuất Vật liệu bán dẫn Châu Âu (ESMC) tại Dresden, Đức. Liên doanh nhằm mục đích xây dựng một fab 300 mm để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của ngành ô tô và công nghiệp. Nhà máy sẽ có công suất sản xuất hàng tháng là 40.000 tấm wafer 300 mm, sử dụng các công nghệ xử lý CMOS và FinFET tiên tiến của TSMC. Liên doanh, với TSMC sở hữu 70% và Bosch, Infineon và NXP, mỗi công ty có 10% cổ phần, đang chờ phê duyệt theo quy định. Dự án dự kiến sẽ tạo ra
2.000 việc làm chuyên nghiệp công nghệ cao và được hỗ trợ bởi Liên minh Châu Âu và chính phủ Đức. Việc xây dựng dự kiến sẽ bắt đầu vào nửa cuối năm 2024, với việc sản xuất dự kiến sẽ bắt đầu vào cuối năm 2027. Khoản đầu tư này củng cố hệ sinh thái sản xuất liệu bán dẫn của Châu Âu và hỗ trợ đổi mới trong lĩnh vực ô tô và công nghiệp.
Ấn Độ hạn chế nhập khẩu máy tính xách tay và máy chủ để thúc đẩy sản xuất trong nước
Delhi đang hạn chế nhập khẩu máy tính xách tay, máy tính bảng và máy chủ trong một động thái nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước. Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đang tìm cách nâng tầm Ấn Độ thành một trung tâm sản xuất công nghệ.
Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc, Ahn Duk-geun, cho biết chính sách “can thiệp tùy tiện vào hoạt động kinh doanh” của Bắc Kinh đang khiến các công ty Hàn Quốc giảm tiếp xúc với Trung Quốc. Washington đang lôi kéo các nhà sản xuất chip và nhà sản xuất pin nới lỏng quan hệ với thị trường đối lập với họ.
Các nhà khoa học Hàn Quốc tuyên bố một bước đột phá lớn
Các nhà khoa học Hàn Quốc tuyên bố đã phát triển chất siêu dẫn đầu tiên trên thế giới có khả năng hoạt động ở nhiệt độ và áp suất phòng. Nếu đúng thì chuyện này lớn rồi.
Sukbae Lee và Ji-Hoon Kim đã phát triển một loại vật liệu có chì, oxy, lưu huỳnh và phốt pho có tên là LK-99 và khẳng định đó là một chất siêu dẫn ở nhiệt độ và áp suất phòng, báo trước “một kỷ nguyên mới cho loài người.” Hiện giờ các nước khác đang chạy đua để sao chép kết quả của họ.
Nếu LK-99 là chất siêu dẫn như tuyên bố của các nhà khoa học Hàn Quốc, nó có thể tạo ra một cuộc cách mạng trong mọi lĩnh vực sử dụng điện hoặc nam châm, với những sản phẩm, thiết bị mạnh hơn, hiệu quả hơn và chi phí rẻ hơn, trong đó có thiết bị lượng tử. Hiện tuyên bố đột phá này vẫn đang được chờ kiểm tra kỹ lưỡng trong sự hoài nghi.
Agathe Demarais: Đe dọa cấm xuất khẩu khoáng sản quan trọng của Trung Quốc là một trò lừa bịp
Từ việc Nga vũ khí hóa các dòng khí đốt và áp dụng cho việc Trung Quốc đang đe doạ kiềm chế xuất khẩu các nguyên liệu thô quan trọng, tác giả rút ra năm bài học. Thứ nhất, cú sốc giá đối với các nguyên liệu thô quan trọng không nhất thiết là điều xấu. Thứ hai, việc tìm kiếm các nhà cung cấp hàng hóa thay thế không bao giờ là không thể. Thứ ba, quá trình chuyển đổi xanh mang đến cơ hội phát triển cơ sở hạ tầng của phương Tây. Thứ tư, các cuộc khủng hoảng thúc đẩy sự hợp tác giữa các đồng minh. Và thứ năm, Trung Quốc chẳng thu được gì từ việc phát tín hiệu rằng họ là một nhà cung cấp không đáng tin cậy.
John Seaman (2023) China’s Weaponization of Gallium and Germanium- The Pitfalls of Leveraging Chokepoints
Trong một báo cáo được xuất bản vào cuối tháng 7 bởi Viện Quan hệ Quốc tế của Pháp, nhà nghiên cứu John Seaman lập luận rằng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu gali và germanium gần đây của Trung Quốc có thể không có tác động lớn nhưng phát đi tín hiệu mạnh mẽ rằng Bắc Kinh sẵn sàng tham gia vào trò chơi leo thang có đi có lại về các hạn chế thương mại và công nghệ với Washington.
Các biện pháp này được đưa ra 9 tháng sau khi Hoa Kỳ, trong một bước chuyển lớn trong chiến lược nhằm cản trở sự phát triển công nghệ của Trung Quốc trong các lĩnh vực lưỡng dụng, công bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu gay gắt đối với vật liệu bán dẫn tiên tiến nhất, cũng như các công cụ và bí quyết cần thiết để sản xuất chúng. Phản ứng trực tiếp của Trung Quốc đối với việc gia tăng áp lực của Hoa Kỳ trong các lĩnh vực công nghệ cao đã xuất hiện khá chậm, và quyết định của nước này nhằm báo hiệu sự sẵn sàng tận dụng lợi thế nguyên liệu thô của mình là một bước quan trọng với những tác động tiềm ẩn sâu rộng.
Nhưng các biện pháp chưa được xác định rõ ràng của Bắc Kinh làm nổi bật hai đặc điểm quan trọng trong bối cảnh phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế phức tạp. Thứ nhất, bắt đầu từ thời điểm một nền kinh tế tuyên bố sẵn sàng vũ khí hóa lợi thế của mình, sức mạnh vị thế của nó bắt đầu bị xói mòn khi các nền kinh tế khác tìm cách giảm bớt các điểm yếu của họ theo thời gian. Thứ hai, tính dễ bị tổn thương lẫn nhau là đặc điểm trung tâm của nền kinh tế kết nối toàn cầu ngày nay. Thật vậy, việc vũ khí hóa gali và gecmani trên diện rộng sẽ không chỉ gây hại cho những đối tượng mà nó đặt ra mục tiêu và thúc ép họ phát triển các nguồn cung cấp thay thế, mà còn làm suy yếu đáng kể, và thậm chí có thể làm suy yếu một cách không tương xứng các lợi ích công nghiệp của chính Trung Quốc.
Tổng thống Ukraina thừa nhận cuộc phản công chống Nga rất « khó khăn »
Chi Phương /RFI – 09/8/2023
Trong bối cảnh Nga liên tục tấn công vào vùng Donestk, trên Telegram, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky hôm qua, 08/08/2023, đã xác nhận cuộc phản công « rất khó khăn » và tiến độ chậm hơn mong muốn.
Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelenskiy (G) thăm một vị trí đóng quân của lực lượng đặc nhiệm Ukraina, gần chiến tuyến ở thành phố Bakhmut, vùng Donetsk, Ukraina, ngày 29/07/2023. via REUTERS – UKRAINIAN PRESIDENTIAL PRESS SER
Tags: Biển Đông, Hoa kỳ, Nga, tin tức thế giới, Trung cộng, Ukraine, Đài Loan Posted in Nga, Tin thế giới, Tin tức, Ukraine | Comments Off on Thời sự Thứ Tư 09/8/2023: *TT Ukraine: phản công chống Nga rất « khó khăn » *Căng thẳng: Belarus tập trận gần Ba Lan và Litva *COVID-19: biến thể EG.5 tại Anh và Mỹ *Ấn Độ cấm phụ tùng TQ sản xuất UAV *Trực thăng Ka-52 của Nga bị MANPADS bắn hạ *Storm Shadow đánh sập cầu nối Crimea *Bão Khanun tiến về Đông Bắc Trung Quốc
Máy bay chiến đấu J-15 của Trung Quốc chuẩn bị đáp xuống tàu sân bay Liêu Ninh, ngày 31/12/2021.
Trung Quốc vừa phát hành một bộ phim tài liệu mới nói về sự chuẩn bị của quân đội để tấn công Đài Loan và trình chiếu những người lính cam kết từ bỏ mạng sống nếu cần trong lúc Bắc Kinh tiếp tục tăng cường giọng điệu chống lại hòn đảo tự trị.
Tags: Biển Đông, Hoa kỳ, Nga, tin tức thế giới, Trung cộng, Ukraine, Đài Loan Posted in Bình luận, Chiến sự, Tin thế giới, Tin tức, Điểm Tin | Comments Off on Thời sự Thứ Ba 08/8/2023: *Phim TQ khoe tấn công Đài Loan *TT Pháp không được dự BRICS *Ukraina bắn Storm Shadow phá hủy cầu nối Crimea với Kherson *Philippines lên án Hải cảnh Trung Quốc *Phó thị trưởng TQ bị lũ cuốn trôi *Quân đảo chánh Niger ‘cầu cứu’ tập đoàn Wagner * 3000 lính Mỹ và tàu chiến tới Hồng Hải ngăn chặn Iran
Manila triệu đại sứ Trung Quốc lên để phản đối vụ tàu Philippines bị tấn công ở Biển Đông
Phan Minh /RFI
07/8/2023
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos thông báo, chính quyền Manila, hôm nay 07/08/2023, đã triệu đại sứ của Trung Quốc lên để phản đối vụ tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn chặn và phun vòi rồng vào các tàu tuần duyên Philippines ở khu vực Biển Đông.
Tàu tuần duyên Trung Quốc dùng vòi rồng phun nước vào tàu tuần duyên Philippines, trong khu vực Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), Biển Đông, ngày 05/08/2023. via REUTERS – PHILIPPINE COAST GUARD
Tags: Biển Đông, Nga, tin tức thế giới, Trung cộng, Ukraine, Đài Loan Posted in Nga, Tin thế giới, Tin tức, Ukraine, Điểm Tin | Comments Off on Thời sự ngày Thứ hai 07/8/2023: *Manila phản đối TQ vụ tàu Philippines bị tấn công ở Biển Đông *Hai tàu chiến, 3.000 lính Mỹ đến Hồng Hải *Anh lo ngại “xe do thám” EV của TQ *Elon Musk sẽ hỗ trợ kinh phí pháp lý cho người bị chủ đối xử bất công *Tàu chở khách trật đường ray ở Pakistan
Ngày 6 tháng 8 năm 2023 6:50 chiều EDT Cập nhật 2 giờ trước
Bản tóm tắt
Thời hạn ECOWAS để phục hồi tổng thống hết hạn vào Chủ nhật
Khối khu vực đã đe dọa can thiệp quân sự
Thủ đô bình lặng; không có dấu hiệu phản đối chính quyền
ECOWAS đưa ra tuyên bố vào cuối ngày Chủ nhật
NIAMEY, ngày 6 tháng 8 (Reuters) – Niger đã đóng cửa không phận vào Chủ nhật cho đến khi có thông báo mới, viện dẫn mối đe dọa can thiệp quân sự từ khối khu vực Tây Phi sau khi các nhà lãnh đạo đảo chính bác bỏ thời hạn phục chức cho tổng thống bị lật đổ của nước này.