Cập nhật chiến tranh Ukraine-Nga 13/06/2023: *Quân Ukraine tiến vào Zaporizhzhia. *Tướng Nga thiệt mạng. *Mỹ ​​sẽ cung cấp đạn uranium nghèo cho Ukraine. *NATO: Phản công của Ukraine có thể buộc Kremlin đàm phán*Hỏa tiễn Nga vào Kryvyi Rih 10 người chết.*Wagner ‘không chắc’ ở lại Ukraine? *Lukashenko ‘không nên do dự’ dùng vũ khí hạt nhân. *Chiến lược tàng hình (ban đêm) lợi thế cho Ukraine.

Tuesday, June 13th, 2023

Ngày 13 tháng 6 năm 2023 • 3:03 chiều

Các quân nhân Ukraine thuộc Lữ đoàn tấn công miền núi số 10 "Edelweiss" bắn một tên lửa từ bệ phóng tên lửa đa năng BM-21 'Grad' về phía các vị trí của Nga, gần Bakhmut, vùng Donetsk
Các quân nhân Ukraine thuộc Lữ đoàn tấn công miền núi số 10 “Edelweiss” bắn một tên lửa từ bệ phóng tên lửa đa năng BM-21 ‘Grad’ về phía các vị trí của Nga, gần Bakhmut, vùng Donetsk. Ảnh: ANATOLII STEPANOV / AFP
(more…)

Viên tướng hàng đầu của Nga thiệt mạng trong vụ tấn công bằng hỏa tiễn—Báo cáo (Newsweek & NV)

Tuesday, June 13th, 2023

BỞI ISABEL VAN BRUGEN

 VÀO NGÀY 13/6/23 LÚC 6:40 SÁNG EDT

(more…)

Thời sự Thứ Ba 13/06/2023: *Thắng cử Thái Lan bị điều tra. *Quân Ukraine giành thêm chiến thắng, Nga nhiều thương vong. *Ô. Trump ra toà ở Florida. *Mỹ tái gia nhập UNESCO. *NATO: Air Defender 23 tập trận lớn nhất. *Cựu Thủ tướng Italy Berlusconi qua đời. *Ukraine cần gì để thành công?

Tuesday, June 13th, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


Thái Lan : Ủy ban bầu cử mở điều tra lãnh đạo đảng thắng cử

Hôm qua, 12/06/2023, chủ tịch Ủy ban bầu cử Ittiporn Boonprakong thông báo mở cuộc điều tra nhắm vào Pita Limjaroenrat, lãnh đạo đảng Move Forward, một chính đảng ủng hộ dân chủ. Lý do được nêu ra là có những nghi ngờ bất thường trong cuộc bầu cử hồi tháng 5/2023, mà đảng này đã giành được thắng lợi lớn.  

Lãnh đạo đảng Move Forward Pita Limjaroenrat vẫy tay chào các ủng hộ viên trong một cuộc tranh luận trên kênh truyền hình Channel 3 ở Bangkok, Thái Lan, ngày 11/05/2023. AP – Sakchai Lalit 

Minh Anh /RFI

Theo AFP, định chế này phải xác định xem vị lãnh đạo trẻ 42 tuổi này có quyền ra ứng cử hay không vì ông nắm giữ một số cổ phiếu của một hãng truyền thông. Với thắng lợi bầu cử hồi tháng 5/2023, Pita Limjaroenrat, được cho là có nhiều khả năng trở thành thủ tướng vào mùa hè này. 

Từ Bangkok, thông tín viên đài RFI, Carole Isoux tường trình : 

« Pita Limjaroenrat, 42 tuổi, lãnh đạo đảng Tiến Bước, người đề nghị tiến hành những cải cách sâu rộng xã hội Thái Lan, bị cáo buộc là đã ra ứng cử dù vẫn biết rằng ông không đủ tư cách vì có cổ phần trong một hãng truyền thông, không còn hoạt động từ năm 2014.  

Đây chỉ là một ví dụ trong số rất nhiều các cáo buộc và thủ tục tố tụng mà Pita Limjaroenrat, người đang nhắm đến chức thủ tướng, phải đối mặt. Đảng của ông đã giành được thắng lợi lớn trong cuộc bầu cử Quốc Hội nhưng chương trình hành động của ông lại đe dọa trực tiếp đến quyền lực truyền thống ở Thái Lan, và đặc biệt là quyền lực của quân đội. 

Trong hậu trường, ván cờ liên minh chính trị đang diễn ra sôi nổi. Nhiều người kêu gọi Pita từ bỏ tham vọng ra làm thủ tướng và hỗ trợ các đảng khác để thoát khỏi bế tắc chính trị. Bằng không, đảng của ông có thể bị cơ quan tư pháp cho giải thể, có nguy cơ gây ra tình trạng bất ổn mới cho đất nước. » 


Quân Ukraina giành thêm được ba ngôi làng ở miền đông nam

Bộ Quốc Phòng Ukraina hôm qua, 12/06/2023, thông báo đã giành thêm được ‘‘ba ngôi làng ở miền đông nam’’ tiếp theo các chiến thắng ở miền đông. Tổng cộng quân đội Ukraina đã chiếm được 7 làng kể từ đầu cuộc phản công. Bốn ngôi làng chiếm được trước đó thuộc tỉnh miền đông Donetsk. 

Lính Ukraina trước một tòa nhà có treo quốc kỳ Ukraina trong một chiến dịch nhằm giải phóng làng đầu tiên trong cuộc phản công tại Blahodatne, vùng Donetsk, Ukraina. Ảnh được công bố ngày 11/06/2023. via REUTERS – 68TH SEPARATE HUNTING BRIGADE ‘O 

Trọng Thành /RFI

Theo hãng tin Anh Reuters, trên mạng Telegram, thứ trưởng Quốc Phòng Ukraina Hanna Maliar hôm qua, 12/06/2023, cho biết ba làng mà họ mới chiếm lại nằm dọc chiến tuyến dài khoảng 100 cây số, phía nam thành phố Zaporijjia, thủ phủ tỉnh Zaporijjia. Trong phát biểu hàng ngày vào tối hôm qua, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky khẳng định chiến dịch phản công đẩy lùi quân Nga là ‘‘khó khăn’’, nhưng ‘‘đang tiến triển’’.

Phóng sự của Julien Chavanne và Jad El Khoury từ Kiev :

Một người đàn ông tên Sacha nói : ‘‘Binh sĩ của chúng tôi đã sẵn sàng 100%’’. Sacha tin tưởng hoàn toàn là chiến dịch được bắt đầu từ mấy ngày nay để đẩy lùi quân Nga sẽ đạt kết quả. Người đàn ông về hưu này không thể hình dung một viễn cảnh nào khác hơn là chiến thắng. Ông nói : ‘‘Tôi tin tưởng 100%. Tôi đã nghe  tổng thống Zelensky khẳng định là chiến dịch đã bắt đầu, và không có đường lui’’.  

Trong khi đó, Yulia, phóng viên của một tờ báo mạng, cảnh báo về tâm lý tin tưởng quá mức. Nữ phóng viên này tỏ ra thận trọng : ‘‘Không nên ăn mừng chiến thắng quá sớm. Tất cả mọi người đều biết chiến dịch phản công sẽ diễn ra. Giờ đây chúng tôi chỉ biết chờ quân đội chính thức thông báo các chiến công. Như chúng ta đã thấy, khi Kherson được giải phóng, ai cũng đều trào nước mắt. Nhưng phải đợi thông báo chính thức của quân đội’’.  

Đối đầu với cuộc phản công, quân đội Nga lần này đã có thời gian chuẩn bị và đây là điều khiến Arthur – một quân nhân tình nguyện thuộc binh đoàn quốc tế bảo vệ Ukraina – lo ngại. Súng lục đeo trên thắt lưng, trong bộ quân phục ngụy trang, Arthur cho biết: ‘‘Tại vùng Donestk, quân Nga đã chiếm được nhiều vị trí chiến lược và về phía Zaporijjia, họ đã có thời gian để củng cố chiến tuyến, đào giao thông hào. Họ đã có thời gian chuẩn bị, họ đã sử dụng tốt khoảng thời gian này. Họ cũng đã có một  chiến lược tốt, nhưng tôi không nghĩ rằng điều này sẽ giúp họ’’.  

Quân đội Ukraina đang tiến hành nhiều cuộc đột kích, đặc biệt là nhằm xác định được các điểm yếu của phía Nga. Về phần mình, Nga khẳng định đã ‘‘đẩy lùi’’ nhiều đợt tấn công của các lực lượng Ukraina’’. 

Trong khi đó, quân Nga đã oanh kích vào một khu chung cư ở Kryvyï Rig, tỉnh Dnipropetrovsk, miền trung Ukraina. Ít nhất 6 người chết, 25 người bị thương, và 7 người khác ‘‘có thể đang bị vùi trong các đống đổ nát’’, theo thông báo của chính quyền địa phương hôm nay, 13/06/2023. Kryvyï Rig, với khoảng 600 nghìn dân trước chiến tranh, là thành phố quê hương của tổng thống Ukraina Zelensky.


Ông Trump ra trình diện toà ở Florida

Vào thứ Ba này Donald Trump, cựu tổng thống Mỹ duy nhất từng bị truy tố hình sự, sẽ ghi thêm một kỷ lục. Khi ra trình diện tại Tòa án Wilkie D. Ferguson Jr. ở Miami, ông sẽ là tổng thống duy nhất bị buộc tội tại tòa án liên bang — có thể là bởi một thẩm phán do chính ông bổ nhiệm. Ông Trump bị cáo buộc 37 trọng tội vì xử lý sai các tài liệu mật (ví dụ như cất giữ chúng trong phòng khiêu vũ ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago) và cản trở cuộc điều tra của chính quyền liên bang. Ông Trump phản đối bản cáo trạng. Cuối tuần qua, ông cảnh báo với những người ủng hộ mình là các quan chức liên bang đang “săn lùng bạn.”

Nhiều khả năng khu vực xung quanh sẽ bị mất an ninh: tổ Proud Boys địa phương, một nhóm theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng, sẽ tổ chức tuần hành bên ngoài tòa án. Phiên tòa buộc tội ông Trump ở hạ Manhattan hồi tháng 4 dù hỗn loạn nhưng tương đối yên bình. Các cơ quan an ninh hy vọng điều tương tự ở Miami.


Châu Âu sắp có luật AI đầu tiên trên thế giới

Vào thứ Ba, Nghị viện châu Âu sẽ thảo luận, và sau đó một ngày sẽ bỏ phiếu, về bộ luật đầu tiên trên thế giới để điều chỉnh trí tuệ nhân tạo, mang tên Đạo luật AI. Các nhà lập pháp muốn đặt ra luật cho AI dựa trên tác hại mà chúng có thể gây ra, chẳng hạn như bắt buộc đánh giá tác động đối với những hệ thống rủi ro nhất. Dự luật có thể sẽ chưa có hiệu lực hoàn toàn cho đến năm 2025. Các bộ phận khác nhau trong bộ máy của EU cần thống nhất về phiên bản cuối cùng.

Tuy nhiên, các công ty công nghệ có thể sẽ phải tuân thủ các phần của luật từ trước khi nó có hiệu lực hoàn toàn. Các quy tắc này cũng được cho là sẽ ảnh hưởng đến “Bộ quy tắc ứng xử” chung về công nghệ mà EU và Mỹ công bố vào cuối tháng 5. Một hy vọng khác là đạo luật này sẽ làm thay đổi cuộc tranh luận về luật AI trong nhóm các nước giàu G7, bao gồm cả Anh, Canada và Nhật Bản. Nếu mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch — một chữ “nếu” lớn — đây sẽ là lần đầu tiên chính sách đi trước công nghệ.


Fed chuẩn bị họp bàn lãi suất

Lạm phát ở Mỹ vẫn cao một cách khó chịu. Các số liệu được công bố vào thứ Ba dự kiến cho thấy lạm phát lõi — trong đó không tính chi phí năng lượng và thực phẩm — đã tăng 0,4% trong tháng 5 so với tháng 4. Bấy nhiêu đương với tỷ lệ năm gần 5%, cao hơn gấp đôi mục tiêu của Fed. Trong khi đó lạm phát tiêu đề có thể chậm lại, phần lớn là nhờ giá năng lượng giảm.

Dữ liệu lạm phát đến đúng vào lúc Fed chuẩn bị họp hai ngày. Họ sẽ công bố một quyết định về lãi suất vào thứ Tư. Thông thường, lạm phát cao sẽ buộc ngân hàng phải tăng lãi suất trở lại. Nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng nền kinh tế vẫn chưa thấm được hết tác động của thắt chặt trong năm qua, và rằng lãi suất đã đủ cao. Do đó, Fed có thể sẽ chọn một giải pháp ở giữa: không tăng lãi suất, nhưng thông báo có thể tiếp tục tăng trong tháng tới nếu lạm phát vẫn cao.


Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng ở Mỹ Latinh

Vào thứ Ba, tổng thống Honduras Xiomara Castro sẽ khép lại chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài sáu ngày tới Trung Quốc, chuyến thăm đầu tiên của bà kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao hồi tháng 3. Nó diễn ra sau khi chính phủ của bà từ bỏ quan hệ với Đài Loan, hòn đảo tự trị bị Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Bà Castro đã tham dự lễ khai trương đại sứ quán Honduras tại Bắc Kinh và yêu cầu cho nước bà gia nhập Ngân hàng Phát triển Mới, một ngân hàng có trụ sở tại Thượng Hải được lập ra bởi BRICS, một khối các nền kinh tế lớn mới nổi.

Sự cởi mở ngày càng tăng của Mỹ Latin đối với Trung Quốc đang gây báo động ở Washington. Đầu tư từ Trung Quốc không quan tâm nhiều đến các quy định môi trường hay lao động, và lợi ích kinh tế đang dần phát triển thành các mối quan hệ an ninh. Tuần trước đã xuất hiện báo cáo cho thấy Cuba đồng ý cho Trung Quốc đặt một căn cứ gián điệp. Các quan chức Mỹ và Cuba phủ nhận câu chuyện, nhưng New York Times sau đó cho rằng một căn cứ như vậy đã tồn tại từ năm 2019, trích dẫn một nguồn tin giấu tên trong chính quyền Biden. Dù sự thật là gì, nhiều nhà phân tích cho rằng các báo cáo là tiếng chuông báo động cho những điều sắp xảy ra trong khu vực.


Triển vọng chính trường Ý sau Berlusconi

Sau cái chết hôm thứ Hai của Silvio Berlusconi, nhân vật chủ chốt của chính trường Ý trong gần 30 năm qua, các chính trị gia sẽ bắt đầu tìm hiểu xem sự vắng mặt của ông có ý nghĩa gì. Một hậu quả có thể là xích mích trong liên minh cánh hữu của thủ tướng Giorgia Meloni, vốn có Forza Italia, đảng do ông Berlusconi thành lập và lãnh đạo. Mặc dù chỉ đạt số phiếu quanh mức 7%, Forza có đủ số hạ nghị sĩ và thượng nghị sĩ cần thiết để giúp chính phủ kiểm soát quốc hội.

Ông Berlusconi nhiều lần chần chừ trong việc chỉ định người kế nhiệm. Một ứng viên rõ ràng là ngoại trưởng Antonio Tajani, người từng là ủy viên EU và chủ tịch Nghị viện châu Âu. Nhưng năm ngoái, ông Berlusconi đã làm phức tạp thêm vấn đề bằng một “cuộc hôn nhân tượng trưng” (trao nhẫn nhưng không có hiệu lực pháp lý) với Marta Fascina, một nhà lập pháp trẻ của Forza. Kể từ đó, bà đã tìm cách giành quyền kiểm soát đảng. Nếu không có nhà lãnh đạo lôi cuốn Berlusconi, Forza có thể tan rã. Các nghị sĩ của họ hoàn toàn có thể bị các đảng khác trong liên minh giành mất.


5.000 người thiệt mạng: Cuộc phản công của Ukraina khiến Tổng thống Putin trả giá đắt

Liên Thành 

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/06/anh-man-hinh-2023-06-12-luc-192057-copy-700x366.jpg

Ảnh minh họa: Trang 1945. 

Cuộc phản công của Ukraina đang tiếp tục diễn ra theo nhiều trục tiến công khác nhau ở Donbass và miền nam Ukraina. Quân đội Matxcova đang chống trả và tình hình chiến trường đang trở nên rất căng thẳng.

Cuộc phản công của Ukraina 

Cuộc phản công của Ukraina đã mang lại nhiều kết quả khác nhau trên chiến trường. Ở một số khu vực, lực lượng Ukraina đã chọc thủng được tuyến phòng thủ đầu tiên của Nga và đang đạt được những tiến triển tốt. Nhưng ở những nơi khác, sự kháng cự của Nga cứng rắn hơn nhiều và tiến độ của quân đội Ukraina chậm hơn. 

Trong gần một năm, quân đội Nga đã củng cố các công sự của mình. Vì vậy, quân đội Ukraina sẽ phải đối mặt với những thách thức và sự kháng cự quyết liệt. Thật vậy, nhiều nơi có tới 4 tuyến phòng thủ Nga hỗ trợ lẫn nhau.

Các lực lượng Nga đang chống trả, nhưng khả năng của họ không đồng đều. Khi một số điểm trong hệ thống phòng thủ của Nga rạn nứt, quân đội Ukraina sẽ cố gắng tận dụng và đổ quân vào. 

Trong một ước tính mới về cuộc chiến, Tình báo Quân đội Anh đánh giá: “Hoạt động của Nga không đồng nhất: một số đơn vị có khả năng tiến hành các hoạt động phòng thủ cơ động đáng tin cậy trong khi những đơn vị khác rút lui trong tình trạng rối loạn. Ngày càng có nhiều báo cáo về thương vong của Nga khi họ rút lui qua các bãi mìn của chính họ”.

Điều đáng ngạc nhiên là Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga đã rất tích cực tham gia chiến đấu trên mặt đất.  

Cơ quan Tình báo Quân đội Anh cho biết thêm: “Lực lượng Không quân Nga đã hoạt động bất thường ở miền nam Ukraina. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu các cuộc không kích chiến thuật có hiệu quả hay không”.

Trong suốt cuộc xung đột, lực lượng không quân Nga đã không đóng một vai trò quan trọng nào trong cuộc chiến. Thật vậy, họ hầu như không xuất hiện trong những thời điểm quan trọng của cuộc chiến. Hệ thống phòng không của Ukraina đã hoạt động rất hiệu quả và ngăn cản máy bay Nga phát huy tối đa khả năng của mình.

Thương vong của Nga ở Ukraina

Cuộc phản công của Ukraina tiếp tục gây tổn thất cho lực lượng Nga trên bộ. Vào ngày thứ 471 của cuộc chiến, quân đội Nga, công ty quân sự tư nhân Tập đoàn Wagner và lực lượng ly khai thân Nga đã có hơn 800 binh lính thiệt mạng, bị thương hoặc bị bắt. Kể từ khi Kyiv bắt đầu cuộc phản công, Điện Kremlin đã tổn thất hơn 5.000 quân lính.

Bộ Quốc phòng Ukraina tuyên bố rằng tính đến ngày 10/6, các lực lượng Ukraina đã tiêu diệt và làm bị thương khoảng 214.660 lính Nga, phá hủy 314 máy bay chiến đấu, tấn công, máy bay ném bom và máy bay vận tải, 299 máy bay trực thăng tấn công và vận tải, 3.909 xe tăng, 3.717 khẩu pháo , 7.607 xe bọc thép chở quân và xe chiến đấu bộ binh, 600 Hệ thống phóng tên lửa đa nòng, 6.428 phương tiện và thùng nhiên liệu, 3.263 hệ thống máy bay không người lái chiến thuật v.v..


Mỹ tìm cách tái gia nhập UNESCO để ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/06/truso-unesco.jpg

Ảnh từ https://www.unesco.org/en/house 

Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận hôm Chủ Nhật (11/6) rằng nước này đang có kế hoạch tái gia nhập Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO). Nhiều năm sau khi rời khỏi UNESCO, các quan chức Mỹ bây giờ nhận thấy tổ chức của Liên Hiệp Quốc này là nền tảng hiệu quả trong cuộc cạnh tranh đa diện giữa Mỹ và Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Mỹ đã gửi thư tới trụ sở chính của UNESCO tại Paris, Pháp vào ngày 8/6, trong đó vạch ra mong muốn của Washington về việc quay lại tổ chức này sau 5 năm vắng mặt.

“Chúng tôi được biết rằng ban lãnh đạo UNESCO sẽ xem xét đề xuất của chúng tôi về tư cách thành viên trong những ngày tới”, Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận với hãng tin AP.

Washington đã cắt tài trợ cho UNESCO vào năm 2011 dưới thời Tổng thống Barack Obama sau khi Palestine trở thành thành viên đầy đủ của tổ chức này. Washington chính thức rút khỏi UNESCO vào năm 2017 dưới thời Tổng thống Donald Trump với lý do tổ chức này định kiến với Israel, ủng hộ Palestines. Israel cũng đã rút khỏi UNESCO sau Mỹ.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói hồi tháng Ba: “Trung Quốc bây giờ đang là bên đóng góp lớn nhất cho UNESCO”. Ông Blinken kêu gọi Quốc hội Mỹ hãy giành riêng một khoản 150 triệu USD để phục vụ việc Mỹ quay lại UNESCO, bởi vì Washington đang nợ một khoản đóng góp đáng kể.

Ông Blinken nói: “[UNESCO] đang làm việc về các quy tắc, chuẩn mực và tiêu chuẩn về trí tuệ nhân tạo. Chúng tôi muốn được ở đó”.

Cũng trong tháng Ba vừa qua, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ John Bass cho biết việc Washington quay lại UNESCO “sẽ giúp giải quyết được một khoảng cách rất quan trọng về công cụ và năng lực lãnh đạo, và động thái đó cũng sẽ giúp chúng ta giải quyết được chi phí cơ hội rất lớn do sự vắng mặt của chúng ta tạo ra trong cuộc cạnh tranh toàn cầu với Trung Quốc”.

“Nếu chúng ta thực sự nghiêm túc về cạnh tranh trong kỷ nguyên kỹ thuật số với Trung Quốc… thì chúng ta không thể chấp nhận vắng mặt lâu hơn nữa tại một trong những diễn đàn quan trọng mà ở đó đang đặt ra các tiêu chuẩn về giáo dục, khoa học và công nghệ”, ông John Bass nói thêm. Ông cũng lập luận rằng sự vắng mặt ở UNESCO đã làm giảm khả năng của Washington trong việc “thúc đẩy có hiệu quả tầm nhìn của chúng ta về thế giới tự do”.

Năm 2021, tức ba năm sau khi rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc với lý do cơ quan này định kiến chống Israel, Mỹ đã tái gia nhập cũng với lý giải rằng họ lo sợ tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong cơ quan toàn cầu này.

Hải Đăng


NATO: Air Defender 23 sẽ là cuộc tập trận lớn nhất từ ​​​​trước đến nay

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/06/maybaytanghinh-700x480.jpg

Máy bay tàng hình ‘Tia chớp’ F-35. (Ảnh từ Wikipedia) 

Truyền thông Đức DW đưa tin hôm 11/6 rằng trong các ngày từ 12 – 23 sẽ diễn ra “Air Defender 23” —cuộc tập trận các tình huống chiến đấu trên không của NATO— sẽ diễn ra ở bầu trời nước này. Với 25 nước tham gia, 10.000 lính, 250 máy bay và riêng Mỹ là 100 chiếc, đây sẽ là lần diễn tập lớn nhất trong cùng thể loại của NATO kể từ khi liên minh này được thành lập năm 1949, mặc dù cho đến nay Mỹ hay NATO —theo các tuyên bố— đều đang không tham gia bất kỳ cuộc chiến nào và chỉ đóng vai viện trợ chiến tranh ở nơi khác.

AD23 (Air Defender 23) dự kiến là cuộc tập trận lớn nhất cùng thể loại của NATO và nhằm thị uy đối với Nga:

Theo bản tin của truyền thông Đức thì cuộc diễn tập này là để thị uy nhắm vào Nga, quốc gia đang tham chiến ở chiến trường Ukraine, nơi mà Nga miêu tả là họ đang phải đối đầu với cuộc chiến ủy nhiệm của NATO, trong khi các đồng minh Âu Mỹ nói rằng họ chỉ là viện trợ giúp chính quyền Kyiv bảo vệ lãnh thổ.

Sự kiện diễn ra trong khi cuộc tấn công của quân Kyiv đã mở màn được hơn 1 tuần, sau nhiều tháng kết tập hàng chục tỷ đô la vũ khí đạn dược và đào tạo nhiều vạn binh lính, tuy vậy tình hình chiến sự cho thấy phe Kyiv vẫn không đạt được những thắng lợi đáng kể so với những gì đã chuẩn bị công phu đến vậy.

AD23 dự kiến diễn ra trong 10 ngày —từ ngày 12 đến 23/6— có tới 250 máy bay sẽ đậu tại 6 căn cứ quân sự, 25 quốc gia tham gia. Riêng Mỹ đang gửi 100 máy bay qua Đại Tây Dương.

Trên không, những người tham gia sẽ huấn luyện trong các tình huống xung đột trên 3 vùng bay: Qua miền bắc nước Đức ở Biển Bắc, ở phía Đông và ở một dải đất nhỏ ở miền Nam nước Đức.

3 khu vực không phận này sẽ tạm thời đóng cửa đối với giao thông hàng không dân sự và dự kiến ​​sẽ có sự chậm trễ đối với các chuyến bay dân sự. Tuy nhiên việc đóng cửa sẽ là luân phiên, mỗi ngày vài giờ đồng hồ, với kỳ vọng không thực sự ảnh hưởng các hoạt động dân sự.

Trong 10 ngày diễn tập quân sự, các sân bay của Đức sẽ kéo dài thời gian hoạt động đến tận đêm.

“Tôi hy vọng rằng nếu tất cả các biện pháp này có hiệu quả, thì sẽ không có chuyến bay [dân sự] nào bị hủy,” theo lời Ingo Gerhartz, trung tướng trong Lực lượng Không quân Đức. Tuy nhiên, ông không loại trừ khả năng sẽ gây chậm trễ các chuyến bay dân sự lúc khởi hành hoặc lúc tới đích.

Theo chuyên gia hàng không người Đức Clemens Bollinger, trong 30 năm qua, công việc của các nhà điều hành tháp điều khiển dân sự và quân sự của Đức đã được tích hợp. Ông nói với DW rằng những người kiểm soát chuyến bay liên lạc thường xuyên với các đồng nghiệp của họ trong lực lượng không quân.

Đây là một tính năng đặc biệt của hệ thống kiểm soát không lưu của Đức, nếu so với các quốc gia khác ở Châu Âu. Đặc điểm riêng này đã được giới thiệu nhiều lần rồi, vì không phận Đức được sử dụng rất nhiều. Trong khi lực lượng không quân Pháp liên tục đóng toàn bộ khu vực bay đối với các chuyến bay dân sự theo lịch trình ngay cả trong lúc diễn ra các hoạt động quân sự bình thường, thì các chuyến bay dân sự và quân sự ở Đức phối hợp với nhau hàng ngày.

NATO gửi thông điệp thị uy với Nga

Torben Arnold thuộc Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế và an ninh của Đức nói rằng thông qua AD23 lần này, NATO rõ ràng muốn gửi một thông điệp răn đe, mà được ông miêu tả là như là một hoạt động “bảo vệ” chứ không phải tấn công.

“Tất nhiên, điều này gửi đi một tín hiệu rõ ràng rằng mặc dù không phận này vô cùng bận rộn, nhưng [NATO] họ sẵn sàng nói rằng ‘chúng tôi sẽ bảo vệ từng centimet lãnh thổ của NATO’,” ông nói với DW.

Hơn 10.000 binh sĩ từ các nước NATO sẽ tham gia một phần trong các cuộc tập trận. Gerhartz thuộc Lực lượng Không quân Đức cho hay rằng một số trong hoạt động AD23 sẽ được thực hiện trên mặt đất, bao gồm cả “cuộc sơ tán khỏi sân bay”.

Cuộc tập trận sơ tán này rõ ràng đã được thêm vào lịch trình sau vụ hỗn loạn ở sân bay Kabul năm 2021 khi chính quyền Biden điều binh tháo chạy khỏi Afghanistan, điều mà Cựu Tổng thống Donald Trump nhiều lần chỉ trích là ‘dump’ (ngu ngốc).

Chương trình thao diễn chủ yếu sẽ bao gồm hỗ trợ lực lượng mặt đất từ ​​trên không, chiến đấu trên không chống lại máy bay phản lực của kẻ thù, và đánh chặn tên lửa tầm trung bằng máy bay chiến đấu của NATO.

Hoa Kỳ đưa vào nhiều nhất với nhiều loại: F-16, F-18, F-35, A-10, EA-18, C-13, C-17, KC-135, KC-46, v.v. trong đó máy bay tàng hình F-15 được coi là máy bay chiến đấu hiện đại nhất của liên minh.

Ông Arnold chỉ ra rằng Biển Bắc sẽ chứng kiến ​​các cuộc tập trận phòng thủ chống lại tàu ngầm hoặc tàu của đối phương, đồng thời cho biết thêm rằng kẻ thù “cũng có thể tấn công từ các khu vực khác ngoài lục địa”.

“Kẻ thù” này cũng không có gì bí mật, theo DW bình luận, và nói rõ đó là Nga, khi quan chức NATO ám chỉ rất rõ ràng như thế.

Khi trình bày các kế hoạch của AD23 trước giới truyền thông ở Berlin vào ngày 7/6, Trung tướng Gerhartz không một lần nhắc đến Nga.

Amy Gutmann, Đại sứ Mỹ tại Đức, cho biết cuộc tập trận sẽ tạo thành một màn phô trương lực lượng “ấn tượng” đối với các quốc gia khác trên thế giới.

Quan chức Mỹ nói với các phóng viên ở Berlin, “Điều này sẽ chứng minh rõ ràng sự linh hoạt và nhanh chóng của lực lượng đồng minh của chúng ta trong NATO với tư cách là lực lượng phản ứng đầu tiên.”

“Tôi sẽ khá ngạc nhiên nếu nhà lãnh đạo bất kỳ nào đó trên thế giới không lưu ý đến những thể hiện về mặt tinh thần của liên minh của này, nghĩa là sức mạnh của liên minh này. Và trong đó bao gồm cả [Tổng thống Nga Vladimir] Putin.”

Nhật Tân


Cựu Thủ tướng Italy Berlusconi qua đời

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/06/Berlusconi-2019-photo-1-800x450-1.jpg

Cựu thủ tướng Silvio Berlusconi. Ảnh: Stephanie Lecocq/EPA/EFE 

Silvio Berlusconi, người từng giữ chức thủ tướng Italy ba nhiệm kỳ, qua đời ngày 12/6 ở tuổi 86 sau thời gian dài nằm viện.

Theo các tờ báo ở Ý, ông Berlusconi đã qua đời tại Bệnh viện San Raffaele ở Milan. Ông nhập viện từ ngày 9/6 để trải qua các cuộc kiểm tra theo lịch trình liên quan đến căn bệnh bạch cầu mãn tính trong thời gian dài. Trước đó, từ tháng 2/2020 ông cũng phải nhập viện và từng bị nhiễm Covid-19. 4 trong 5 người con và em trai Paolo có mặt bên cạnh giường bệnh trước khi ông qua đời.

Lễ quốc tang dành cho cựu thủ tướng Italy dự kiến được tổ chức ngày 14/6.

Ông Berlusconi từng mua lại AC Milan vào năm 1986 và nhanh chóng đưa đội bóng thành Milan trở lại vị thế là một trong những đội bóng hàng đầu ở châu Âu. Ông đã đầu tư tổng cộng khoảng 900 triệu euro trong khoảng thời gian đứng ở cương vị Chủ tịch CLB từ năm 1986 đến năm 2017 cho AC Milan. Đồng thời, Berlusconi là chủ tịch thành công và phục vụ lâu nhất trong lịch sử Rossoneri.

Hơn 30 năm thuộc quyền sở hữu của Berlusconi được coi là thời kỳ rực rỡ nhất trong lịch sử AC Milan. Ông Berlusconi từng gây sốc khi quyết định bỏ ra số tiền lớn để ký hợp đồng với bộ 3 siêu sao người Hà Lan, Marco van Basten, Ruud Gullit và Frank Rijkaard. Ngoài ra, ông cũng thuê những HLV tên tuổi cho AC Milan như HLV Arrigo Sacchi, Fabio Capello, Carlo Ancelotti. Tất cả những điều này đã giúp đội bóng nước Ý thống trị cúp châu Âu vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước. Trong triều đại của ông, Milan giành 29 danh hiệu, nổi bật nhất là 5 danh hiệu UEFA Champions League.

Tạp chí Forbes từng xếp Berlusconi là người giàu thứ 188 trên thế giới với khối tài sản 6,2 tỷ USD. Từ thành công trong kinh doanh và danh tiếng khi làm bóng đá, ông lấn sân sang chính trị, thành lập đảng Forza Italia năm 1993 rồi trở thành một trong những chính trị gia nổi tiếng bậc nhất lịch sử đất nước.

Berlusconi từng ba lần giữ chức thủ tướng Italy trong giai đoạn 1994-1995, 2001-2006 và 2008-2011, với tổng thời gian 9 năm nắm quyền. Ông được bầu làm thủ tướng với những lời hứa hẹn về kinh tế, nhưng được đánh giá là không hoàn thành mục tiêu và phải rời nhiệm sở giữa lúc đất nước lâm vào khủng hoảng tài chính.

Năm 2012, Berlusconi bị buộc tội gian lận thuế và tham nhũng, không được tham gia chính trường và bị kết án tù giam. Từ năm 2016, sức khỏe của Berlusconi bắt đầu đi xuống, với ca phẫu thuật thay van tim. Hồi tháng 4 năm nay, ông được chẩn đoán ung thư bạch cầu và phải điều trị hóa chất.

Viên Minh (Tổng hợp)


Nga tấn công thành phố quê hương Tổng thống Zelensky

people crying

Nguồn hình ảnh, Reuters

13 tháng 6 2023, 17:36 +07

Cập nhật một giờ trước

Ukraine nói Nga thực hiện một “cuộc tấn công tên lửa lớn” vào vài tòa nhà dân sự ở Kryvyi Rih – thành phố quê hương của Tổng thống Volodymyr Zelensky. 

Ít nhất sáu người đã thiệt mạng và một số người bị thương sau vụ không kích, theo quan chức địa phương Oleksandr Vilkul. Hình ảnh cho thấy một tòa nhà chung cư năm tầng có cửa sổ bị vỡ tan tành và khói bốc lên nghi ngút. 

Ở Kharkiv, giới chức Ukraine cho biết vài tòa nhà dân sự bị tấn công bởi drone. 

Thị trưởng Kharkiv Ihor Terekhov cho biết một công ty điện lực ở quận Kyivskyi và một nhà kho ở quận Saltivskyi cũng bị phá hủy. 

Còi báo động phòng không cũng được nghe thấy ở vùng Dnipropetrovsk và các vùng Donetsk và Poltava lân cận. 

Nga hiện chưa có bình luận nào về các tin nói trên. 

Các vụ tấn công từ Nga diễn ra sau khi chiến dịch phản công của Kyiv bắt đầu. 

Giới chức Ukraine nói quân đội Ukraine đã tái chiếm bảy ngôi làng – Blahodatne, Neskuchne, Makarivka, Storozheve, Lobkovo, Levadne và Novodarivka.

Phía Nga chưa xác nhận đã rút lui – và những gì người Ukraine dành được trong giai đoạn đầu của cuộc phản công chỉ là khiêm tốn. 

Trong khi đó, bộ quốc phòng Nga chia sẻ hình ảnh được cho là cảnh các xe quan sự của phương Tây cung cấp cho Ukraine bị chiếm. 

Liên Hiệp Quốc cảnh báo tác động lên an ninh lương thực toàn cầu do tình trạng nhiều cánh đồng Ukraine bị ngập lụt sau khi đập Kakhovka bị vỡ hồi tuần trước.

Kryvyi Rih

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh, 

Hình ảnh người dân ở thành phố Kryvyi Rih sau cuộc tấn công của Nga

National Police of Ukraine

Nguồn hình ảnh, National Police of Ukraine

Chụp lại hình ảnh, 

Tòa nhà chung cư bị đánh phá ở Kryvyi Rih


Cuộc phản công của quân đội Ukraine cần gì để thành công?

Phân tích của Frank Gardner, Phóng viên An ninh BBC

Chúng ta không nên bị phân tán bởi những vùng lãnh thổ nhỏ xíu mà Ukraine phải khó khăn mới giành lại được gần đây – vài ngôi làng xa xôi, gần như bị bỏ không ở vùng Donetsk phía Nam và khu vực Zaporizhzhia phía Đông Nam. 

Sau nhiều tháng bế tắc, hình ảnh những người lính Ukraine chiến thắng, cầm cờ tổ quốc màu xanh vàng trước một tòa nhà đầy hố đạn là sự khích lệ tinh thần tích cực cho người Ukraine. 

Nhưng trong bức tranh chiến lược toàn cảnh, đây chỉ là một sự kiện nhỏ. 

Vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát có tầm quan trọng trong chiến dịch phản công này là ở phía Nam: khu vực nằm giữa thành phố Zaporizhzhia và Biển Azov. 

Đây được gọi là “hành lang đất liền” nối Nga với vùng Crimea, 

Nếu Ukraine có thể chia vùng này làm đôi và giữ được lãnh thổ mà họ tái chiếm, cuộc phản công này sẽ là thành công. Nó sẽ cô lập quân Nga ở phía Tây và khiến họ khó tiếp tế cho doanh trại ở Crimea. 

Điều này chưa chắc đã là khởi đầu cho kết thúc cuộc chiến – điều mà một số người dự đoán có thể tiếp diễn trong nhiều năm – nhưng nó sẽ đặt Ukraine vào một thế mạnh để đàm phán khi các cuộc hòa đàm cuối cùng sẽ diễn ra. 

burning building

Chiến tranh Nga-Ukraine ngày 12/06/2023: *Tàu nhiên liệu Nga nổ tung. *Bộ trưởng QP Nga ‘phóng đại tổn thất của Ukraine’ *Ukraine chiếm ngôi làng thứ tư khi phản công. *Cựu Thủ tướng Ý, bạn của Putin qua đời *NATO tập trận lớn ‘phô trương sức mạnh’

Monday, June 12th, 2023

Ngày 12 tháng 6 năm 2023 • 3:32 chiều

Các quân nhân Ukraine thuộc Lữ đoàn Thủy quân lục chiến riêng biệt số 35 chụp ảnh với lá cờ Ukraine tại ngôi làng Storozheve đã được giải phóng, ở vùng Dontesk, Ukraine, trong ảnh tĩnh được lấy từ một video trên mạng xã hội được phát hành vào ngày 12 tháng 6 năm 2023. Lữ đoàn biệt kích 35 của Thủy quân lục chiến qua Facebook/qua REUTERS HÌNH ẢNH NÀY ĐƯỢC BÊN THỨ BA CUNG CẤP
Các binh sĩ Ukraine thuộc Lữ đoàn thủy quân lục chiến biệt lập số 35 tuyên bố đã giải phóng ngôi làng Storozheve ở vùng Donetsk. ẢNH : Lữ đoàn thủy quân lục chiến biệt lập số 35 qua Facebook/qua REUTERS
(more…)

Tin Ukraine (Newsweek) *Video: ‘sói trắng’ Ukraine phá hủy xe tăng Nga. *Nga thiệt hại 2 pháo nhiệt áp, nhiều xe tăng trong 1 ngày. *Nga muốn 1 triệu quân của TQ. *Zhigoshin không đồng ý mệnh lện Bộ QP Nga

Sunday, June 11th, 2023

BỞI ELLIE COOK

 VÀO NGÀY 11/6/23 LÚC 4:58 SÁNG EDT00:54

VIETNAMESE

Putin thừa nhận Nga không có đủ vũ khí hiện đại

Ukraine đã phát hành đoạn phim cho thấy quân đội của họ nhắm mục tiêu và phá hủy các thiết bị của Nga ở miền đông Ukraine khi cuộc phản công dự kiến ​​từ lâu của nước này đang tăng tốc.

(more…)

ISW đánh giá chiến dịch tấn công của Nga ngày 11 tháng 06 năm 2023

Sunday, June 11th, 2023

Ngày 11 tháng 6 năm 2023 – Nhấn ISW

Tải xuống bản PDF

Đánh giá Chiến dịch Tấn công của Nga, ngày 11 tháng 6 năm 2023

Grace Mappes, Nicole Wolkov, Kateryna Stepanenko, George Barros và Mason Clark

 Ngày 11 tháng 6 năm 2023, 6:40 chiều ET

Nhấp vào đây để xem bản đồ tương tác của ISW về cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Bản đồ này được cập nhật hàng ngày cùng với các bản đồ tĩnh có trong báo cáo này.

(more…)

Tòa án Hình sự Quốc tế bắt đầu điều tra việc phá hủy đập Kakhovka HPP, người đại diện đến thăm Kherson Oblast – theo TT Zelenskyy

Sunday, June 11th, 2023

KATERYNA TYSHCHENKO — CHỦ NHẬT, NGÀY 11 THÁNG 6 NĂM 2023, 10:05 CHIỀU

Tòa án Hình sự Quốc tế bắt đầu điều tra về việc phá hủy Kakhovka HPP, đại diện đến thăm Kherson Oblast – Zelenskyy

Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) bắt đầu cuộc điều tra về việc người Nga phá hủy Nhà máy Thủy điện Kakhovka; một ngày khác, đại diện của ICC đã đến thăm Kherson Oblast.

(more…)

Hacker rút tiền Bitcoin từ dịch vụ đặc biệt của Nga, chuyển tiền đến Ukraine

Sunday, June 11th, 2023

Ngày 11 tháng 6 năm 2023, 09:14 sáng

Tin tặc đã đánh cắp bitcoin từ FSB và GRU, sau đó gửi chúng đến Ukraine (Ảnh: Wendelin Jacober/Pexels)

Tin tặc đã đánh cắp bitcoin từ FSB và GRU, sau đó gửi chúng đến Ukraine (Ảnh: Wendelin Jacober/Pexels)

Một tin tặc đã giành được quyền truy cập vào hàng trăm túi tiền điện tử thuộc các dịch vụ đặc biệt của Nga và có thể đã chuyển số bitcoin bị đánh cắp cho các tổ chức viện trợ Ukraine, các chuyên gia về tiền điện tử tin như vậy.

(more…)

Chiến tranh Nga-Ukraine 11/06/2023: *’Ukraine chiếm thượng phong, giải phóng ngôi làng khi phản công *35 người có 07 trẻ em mất tích ở miền nam Ukraine *Nga gặp khó khăn chống tấn công ban đêm *Nhà máy Nga do Iran sản xuất UAV, Macron kêu gọi Iran ngừng ủng hộ Nga

Sunday, June 11th, 2023

Cập nhật 3 phút trướcNgày 11 tháng 6 năm 2023 • 5:03 chiều

Những người lính Ukraine đứng trước một lá cờ Ukraine tại một tòa nhà, trong một chiến dịch tuyên bố giải phóng ngôi làng đầu tiên giữa một cuộc phản công, tại một địa điểm được cho là Blahodatne, Vùng Donetsk, Ukraine, trong ảnh chụp màn hình này được lấy từ một video phát hành vào ngày 11 tháng 6 năm 2023. Lữ đoàn săn bắn riêng biệt thứ 68 'Oleksy Dovbusha'/Tài liệu phát qua REUTERS HÌNH ẢNH NÀY ĐƯỢC BÊN THỨ BA CUNG CẤP.  KHÔNG BÁN LẺ.  KHÔNG LƯU TRỮ.  TÍN DỤNG BẮT BUỘC.  REUTERS KHÔNG THỂ XÁC MINH ĐỘC LẬP VỊ TRÍ CỦA VIDEO VÀ NGÀY QUAY PHIM.
Các binh sĩ Ukraine nói rằng họ đã giải phóng Blahodatne. Credit : Lữ đoàn săn bắn biệt thứ 68 ‘Oleksy Dovbusha’/Phát hành qua REUTERS

Ukraine cho biết họ đã giải phóng được khu định cư đầu tiên kể từ khi phát động một cuộc phản công trong tuần này.
Quân đội Kiev cho biết họ đã tái chiếm làng Blahodatne từ lực lượng Nga ở đông nam Ukraine.

(more…)

Lực lượng Ukraine tấn công gần Bakhmut, quân đội cho biết (NYT)

Saturday, June 10th, 2023
Những người lính trong một chiến hào trong một khu vực nhiều cây cối.
Lữ đoàn tấn công riêng biệt thứ 3 của Lực lượng vũ trang Ukraine tại tiền tuyến phía nam Bakhmut vào thứ Sáu.Tín dụng…Tyler Hicks/Thời báo New York
(more…)

Chiến tranh Ukraine: Ukraine cuối cùng đã phát động cuộc phản công như thế nào – liệu có thành công hay không?

Saturday, June 10th, 2023

Quân đội Ukraine đã chọn một loạt các cuộc tấn công nhỏ trong giai đoạn một của cuộc phản công của họ

Mike Martin Ngày 9 tháng 6 năm 2023 • 6:36 chiều

Cuộc phản công của Ukraine chống lại kẻ xâm lược Nga bắt đầu trong tuần này
Cuộc phản công của Ukraine chống lại kẻ xâm lược Nga bắt đầu trong tuần này
(more…)

Thời sự Thứ Sáu 09/06/2023: *TQ lập một căn cứ gián điệp ở Cuba. *TQ xâm nhập không phận, Đài Loan kích hoạt phòng không. *Vụ Vỡ đập ở Ukraine: hậu quả. *Cựu TT Donald Trump bị truy tố?

Friday, June 9th, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


Báo Mỹ: Trung Quốc dự trù lập một căn cứ gián điệp ở Cuba

Thanh Phương /RFI

Theo báo chí Mỹ hôm qua 08/06/2023, Trung Quốc đã ký một thỏa thuận bí mật với Cuba để thiết lập một căn cứ gián điệp trên hòn đảo nằm kế bên Hoa Kỳ. Nhưng cả Washington lẫn La Habana đều bác bỏ thông tin này. 

Hình minh họa. Một người bán hàng trang trí cửa hiệu tại Hồng Kông ngày 13/05/2023. AP – Andy Wong 

Theo nhật báo The Wall Street Journal, trích dẫn các nguồn tin Mỹ, thỏa thuận bí mật giữa Trung Quốc và Cuba dự trù thiết lập một trạm nghe lén điện thoại trên hòn đảo chỉ cách bờ biển bang Florida 200 km. Bang này là nơi đặt nhiều căn cứ quân sự quan trọng của quân đội Hoa Kỳ. Tờ báo Mỹ cho biết Bắc Kinh sẽ trả cho Cuba “nhiều tỷ đôla” để xây cơ sở nói trên.

Theo hãng tin AFP, kênh truyền hình CNN, trích dẫn các nguồn tin thân cận với giới tình báo Mỹ, cũng đề cập đến thỏa thuận giữa Trung Quốc với Cuba, nhưng họ “không chắc là Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng căn cứ đó hay chưa”.

Chủ tịch Tập Cận Bình đang mở rộng sự hiện diện quân sự Trung Quốc trên khắp thế giới để cạnh tranh với quân đội Hoa Kỳ, hiện đã có mặt ở khắp năm châu. Nhưng việc thiết lập một căn cứ của Trung Quốc tại Cuba, gần bờ biển Florida, sẽ là một bước mới của Bắc Kinh và Washington sẽ xem đây là một mối đe dọa chưa từng có đối với an ninh quốc gia của Mỹ.

Tuy nhiên, hôm qua, Nhà Trắng, qua lời phát ngôn viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia John Kirby, đã cho rằng thông tin của The Wall Street Journal về căn cứ gián điệp của Trung Quốc ở Cuba là “không đúng sự thật”. Về phần phát ngôn viên Lầu Năm Góc, tướng Pat Ryder, ông cho biết chưa có thông tin nào về việc thiết lập bất cứ một căn cứ gián điệp nào của Trung Quốc ở Cuba. Tướng Ryder khẳng định Hoa Kỳ vẫn “liên tục” theo dõi quan hệ giữa Bắc Kinh với La Habana. 

Trong khi đó, theo hãng tin AFP, một thứ trưởng Ngoại Giao của Cuba hôm qua đã ra một thông cáo cho rằng những thông tin của The Wall Street Journal là “ dối trá và không có cơ sở”. Vị thứ trưởng này khẳng định Cuba “không chấp nhận bất cứ sự hiện diện quân sự nào của nước ngoài” tại khu vực châu Mỹ Latinh.

Về phần Trung Quốc, phát ngôn viên của bộ Ngoại Giao Vương Văn Bân hôm nay cáo buộc Hoa Kỳ phao “tin đồn” về căn cứ gián điệp ở Cuba, đồng thời yêu cầu Washington “ngưng can thiệp vào chuyện nội bộ của Cuba”. 


Máy bay Trung Quốc xâm nhập, Đài Loan kích hoạt phòng không 

09/6/2023 

Reuters 

Máy bay chiến đấu J-11 của không lực Trung Quốc thường xuyên bay vào không phận gần Đài Loan.

Máy bay chiến đấu J-11 của không lực Trung Quốc thường xuyên bay vào không phận gần Đài Loan. 

Đài Loan hôm 8/6 kích hoạt các hệ thống phòng thủ sau khi có báo cáo 37 máy bay quân sự Trung Quốc bay vào khu vực phòng không của hòn đảo, một số sau đó bay vào phía tây Thái Bình Dương. Đây là vụ xâm nhập không phận hàng loạt mới nhất của Bắc Kinh.

Trung Quốc coi Đài Loan dân chủ là lãnh thổ của mình. Trong ba năm qua, lực lượng không quân của họ thường xuyên bay vào không phận gần hòn đảo, mặc dù không vào không phận lãnh thổ của Đài Loan.

Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết từ 5 giờ sáng ngày 7/6, họ đã phát hiện 37 máy bay của lực lượng không quân Trung Quốc, bao gồm máy bay chiến đấu J-11 và J-16 cũng như máy bay ném bom H-6 có khả năng hạt nhân, bay vào góc tây nam của vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan.

Một số máy bay Trung Quốc đã bay tới phía đông nam của Đài Loan và đi vào phía tây Thái Bình Dương để thực hiện “giám sát trên không và huấn luyện điều hướng đường dài”, Bộ Quốc phòng Đài Loan nói.

Đài Loan đã điều máy bay và tàu để theo dõi và kích hoạt các hệ thống phi đạn trên đất liền để phản ứng với hành động của Trung Quốc.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc không trả lời ngay yêu cầu bình luận.

Trung Quốc đã hoàn thành giai đoạn thứ hai của cuộc tuần tra chung trên không với Nga ở Tây Thái Bình Dương vào ngày 7/6, sau các chuyến bay vào ngày hôm trước trên Biển Nhật Bản và Biển Hoa Đông, khiến Nhật Bản lo ngại về an ninh quốc gia.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết họ đã điều một máy bay chiến đấu phản lực vào sáng ngày 8/6 để đáp trả một máy bay thu thập thông tin Y-9 của Trung Quốc bay qua Thái Bình Dương và phía đông Đài Loan.

Phát ngôn viên hàng đầu của Tokyo, Hirokazu Matsuno, cho biết trong một cuộc họp báo rằng Nhật Bản cũng đã gửi công hàm phản đối Trung Quốc vì các tàu hải quân và tuần duyên của Bắc Kinh đi vào lãnh hải của Nhật Bản dọc theo quần đảo phía tây nam của nước này hôm 8/6.

Bà Laura Rosenberger, chủ tịch Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan, cơ quan quản lý mối quan hệ không chính thức giữa Washington và Đài Bắc, sẽ đến thăm Đài Loan trong tuần này.

Hôm 5/6, bà nói với truyền thông Đài Loan rằng Hoa Kỳ có lợi ích lâu dài trong việc duy trì sự ổn định ở Eo biển Đài Loan và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục trang bị vũ khí cho hòn đảo này, một nguồn gốc gây xích mích liên tục trong quan hệ Trung-Mỹ.

Vào tháng 4 năm nay, Trung Quốc đã tổ chức tập trận xung quanh Đài Loan sau chuyến công du Hoa Kỳ của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn.

Chính phủ Đài Loan bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc và nói rằng chỉ người dân của hòn đảo mới có thể quyết định tương lai của họ.


Vỡ đập ở Ukraine: Người dân mất nhà cửa, nguy cơ dịch bệnh do lũ lụt dâng cao

Vỡ đập ở Ukraine: Người dân mất nhà cửa, nguy cơ dịch bệnh do lũ lụt dâng cao

Ảnh chụp màn hình từ một video cho thấy nước ồ ạt tràn qua phần thân đập Nova Kakhovka bị vỡ ngày 6/6/2023 tại đập thủy điện Nova Kakhovka trên sông Dnipro ở miền Nam Ukraine. (Ảnh: Zelenskyy Social Media Account/Handout/Anadolu Agency/Getty Images) 

Người dân Ukraine đã phải rời bỏ những ngôi nhà bị ngập hôm thứ Tư (7/6) do lũ lụt tràn qua, sau khi một đập thủy điện khổng lồ trên chiến tuyến giữa Nga và Ukraine ở Kherson bị phá hủy.

Người dân lê bước qua những con đường ngập nước, cõng trẻ em trên vai, tay ôm những chú chó và mang theo đồ đạc đựng trong túi nhựa. Trong khi đó, lực lượng cứu hộ đã sử dụng thuyền cao su để tìm kiếm những người sống sót ở những vùng nước dâng cao quá đầu người.

Ukraine cho biết trận “đại hồng thủy” sẽ khiến hàng trăm nghìn người không có nước uống, hàng chục nghìn ha đất nông nghiệp bị ngập nước và biến ít nhất 500.000 ha đất đai ở thượng nguồn sông Dnipro thành “sa mạc” do không được tưới tiêu.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết trong một bài phát biểu qua video rằng không thể dự đoán có bao nhiêu người sẽ chết ở các khu vực lũ lụt, đồng thời kêu gọi “thế giới phản ứng rõ ràng và nhanh chóng” để hỗ trợ các nạn nhân.

“Tình hình ở khu vực Kherson bị chiếm đóng vô cùng thảm khốc. Những kẻ chiếm đóng chỉ đơn giản là bỏ rơi người dân trong điều kiện tồi tệ. Không có viện trợ, không có nước, và mọi người bị bỏ lại trên mái nhà của những khu vực bị ngập nước”, ông tuyên bố.

Đến thăm thành phố Kherson ở hạ lưu con đập, Phó Thủ tướng Ukraine Oleksandr Kubrakov cho biết thảm họa lũ lụt đã gây thiệt hại cho hơn 80 khu dân cư; đồng thời giải phóng hóa chất và vi khuẩn truyền nhiễm vào nguồn nước.

Vụ vỡ đập Nova Kakhovka hôm 6/6 xảy ra trong bối cảnh Ukraine đang chuẩn bị một cuộc “phản công mùa xuân” trong cuộc xung đột với Nga. Cả hai bên đều đổ lỗi cho nhau gây ra vụ việc này. Kyiv cho biết quân đội của họ đã phản công ở thị trấn Bakhmut thuộc miền đông Ukraine. Về phần mình, Moscow nói rằng họ đã ngăn được cuộc tấn công.

Đập thủy điện Nova Kakhovka được xây dựng vào năm 1956, cao 30 mét và dài 3,2 km. Con đập là một phần của nhà máy thủy điện Nova Kakhovka và có sức chứa tương đương với Hồ Muối Lớn ở bang Utah của Mỹ, nhưng đã bị phá hủy vào rạng sáng ngày 6/6, khiến hàng triệu lít nước tràn qua một lỗ hổng.

Hôm 7/6, Kyiv tuyên bố rằng các binh sĩ của họ ở miền đông Ukraine đã tiến được hơn một km xung quanh thành phố Bakhmut bị tàn phá, đồng thời khẳng định đây là tiến bộ rõ rệt nhất của họ kể từ khi Nga báo cáo về việc quân Ukraine bắt đầu cuộc phản công hồi đầu tuần này. Moscow tuyên bố họ đã đẩy lùi cuộc phản công.

Ông Oleksiy Danilov, Thư ký của Hội đồng An ninh Quốc gia Ukraine, cho biết các cuộc tấn công đang diễn ra vẫn còn cục bộ và cuộc tấn công toàn diện vẫn chưa bắt đầu. “Khi chúng tôi bắt đầu, mọi người sẽ biết và sẽ chứng kiến điều đó”, ông nói.

Vài tháng trước, Kyiv cho biết các lực lượng Nga đã kiểm soát con đập ngay từ đầu cuộc chiến và có thể đã cho nổ tung nó để cố gắng ngăn chặn lực lượng Ukraine vượt qua sông Dnipro trong cuộc phản công.

Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cáo buộc Ukraine phá hủy con đập theo sự hậu thuẫn của phương Tây. Ông Putin cho rằng “tội ác chiến tranh” này đã làm leo thang xung đột. Nhà lãnh đạo Nga mô tả vụ việc là một “thảm họa môi trường và nhân đạo”, theo thông báo của Điện Kremlin.

Hiện, vẫn chưa có bên nào đưa ra bằng chứng công khai chứng minh bên nào phải chịu trách nhiệm về vụ việc.

Các lực lượng Nga đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại các khu vực thuộc tỉnh Kherson mà họ kiểm soát, nơi có nhiều thị trấn và làng mạc nằm ở vùng đất thấp lộ thiên bên dưới con đập. Tại thị trấn Nova Kakhovka bên cạnh con đập, nguồn nước màu nâu đã nhấn chìm các khu phố chính và hầu như không còn người ở.

Hãng thông tấn TASS của Nga dẫn lời Thị trưởng Vladimir Leontyev cho biết, hơn 30.000 mét khối nước tuôn ra từ hồ chứa của con đập mỗi giây và thị trấn có nguy cơ bị ô nhiễm từ dòng nước lũ.

Trong khi đó, Tổng thống Zelenskyy hôm 7/6 cho biết ông rất “sốc” trước điều mà ông gọi là thiếu viện trợ của Liên Hợp Quốc và Hội Chữ thập đỏ đối với các nạn nhân của thảm họa cho đến nay. Ngay sau đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron viết trên Twitter rằng “trong vòng vài giờ tới, chúng tôi sẽ gửi viện trợ để đáp ứng nhu cầu trước mắt”.

Văn phòng các vấn đề nhân đạo của Liên Hợp Quốc cho biết, một nhóm đã có mặt ở Kherson để điều phối các nỗ lực cứu trợ. Tiếp cận với nước uống là một mối quan tâm lớn và khoảng 12.000 chai nước cùng 10.000 viên lọc đã được phân phối đến tay người dân.

Phó chánh văn phòng Tổng thống Ukraine Oleksiy Kuleba cho biết Ukraine dự kiến nước lũ sẽ rút vào cuối ngày 7/6 sau khi dâng cao khoảng 5 mét trong một đêm.

Hai nghìn người đã được sơ tán khỏi khu vực lũ lụt do Ukraine kiểm soát và nước đã đạt mức cao nhất tại 17 khu dân cư với tổng số 16.000 người.

Huyền Anh tổng hợp

Nạn nhân lũ lụt Ukraina nói lực lượng chiếm đóng Nga bỏ rơi người dân trong thảm họa

Liên Thành

Các nạn nhân lũ lụt ở các khu vực do Nga chiếm đóng ở miền nam Ukraina hôm thứ Tư (7/6), đã mô tả cảnh tượng hoảng loạn và tuyệt vọng, khi cư dân vẫn bị mắc kẹt trong nhà của họ và không có dấu hiệu nào cho thấy chính quyền chiếm đóng Nga di dời người dân đến nơi an toàn.

“Cả con phố mọi người đang ngồi trên mái nhà của họ, cầu xin sự giúp đỡ. Những con vật đang chết đuối và hú lên”, một phụ nữ từ Oshky, nơi đang bị Nga chiếm đóng nói với The Washington Post qua ứng dụng nhắn tin Telegram.

Một phụ nữ khác cũng từ Oeshky, một thị trấn ở bờ đông sông Dnipro, gần như bị nhấn chìm hoàn toàn bởi vụ vỡ đập Nova Kakhovka hôm thứ Ba, cho biết trong một nhóm trò chuyện được tạo bởi các tình nguyện viên rằng: “Tôi cầu xin bạn, làm ơn, hãy giúp bố mẹ tôi. Họ bị mắc kẹt. Tôi sẽ trả tiền, nhưng chỉ cần cứu họ”.

Thủ phạm của vụ vỡ đập vẫn chưa rõ ràng vào thứ Tư. Ukraina và Nga trước đó đã đổ lỗi cho nhau. 

Trong khi chính quyền Ukraina bờ bên kia đang nỗ lực giúp người dân của họ đến nơi an toàn, bờ bên này do Nga kiểm soát dường như đang bỏ mặc các nạn nhân trong thảm họa. Tổng thống Zelensky hôm thứ Tư đã cáo buộc Nga đã pháo kích vào các lực lượng cứu hộ khi họ nỗ lực di dời người dân. Ông cũng nói ông bị sốc trước sự thất bại của Liên hợp quốc và Hội Chữ thập đỏ quốc tế, vì họ không có ở hiện trường để giúp đỡ.

Theo Washington Post, sự khốn khổ đang diễn ra ở Oeshky và ít nhất bảy thị trấn và làng mạc khác ở hạ lưu nơi do quân Nga chiếm đóng. Một cư dân cho biết chính quyền ở đó không giúp được gì và thậm chí cản trở quá trình các tình nguyện viên nỗ lực cứu người như chặn xe buýt, thuyền đi vào các vùng bị ngập lụt.

Ukraina yêu cầu Nga bồi thường hàng tỷ đô la cho vụ vỡ đập Nova Kakhovka

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/06/anh-man-hinh-2023-06-08-luc-114009-copy-700x366.jpg

Kyiv đang yêu cầu Nga bồi thường hàng tỷ đô la cho việc phá hủy đập Nova Kakhovka. (ảnh chụp màn hình video). 

Oleg Ustenko, cố vấn kinh tế của Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky, nói với Newsweek rằng việc phá hủy con đập được xây dựng từ thời Liên Xô ở miền nam Ukraina trên sông Dnipro là “hoàn toàn khủng khiếp”.

Ukraina và NATO cáo buộc Nga đứng sau vụ phá hủy con đập. Ông Zelensky cáo buộc các lực lượng Nga đã cho nổ tung Nhà máy Thủy điện Kakhovka từ bên trong cơ sở, như một phần của “cuộc tấn công khủng bố”, trong khi đó Nga nói chính Ukraina gây ra thảm họa.

Cố vấn Oleg Ustenko cho biết: “Đây là một cuộc tấn công khủng bố rất rõ ràng của người Nga sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực: môi trường bị ảnh hưởng, người dân mất nhà cửa, và cơ sở hạ tầng năng lượng của chúng tôi sẽ bị ảnh hưởng”.

Ông nói thêm: “Cái giá tổng thể của việc phá hủy con đập là hàng tỷ đô la. Nga phải bị ngăn chặn bằng mọi biện pháp có thể, kể cả các biện pháp trừng phạt nặng nề. Ukraina cũng phải được bồi thường cho mọi thiệt hại do Nga gây ra – cho đến từng đồng xu cuối cùng”. 

Tổng thống Zelensky đã mô tả tình huống này là “một quả bom hủy diệt hàng loạt về môi trường” khiến hàng trăm nghìn người không có nước sạch. Trong khi đó Bộ Nông nghiệp Ukraina cho biết trong một tuyên bố rằng, con đập bị vỡ đã cắt nguồn cung cấp nước cho 31 hệ thống thủy lợi ở các vùng Kherson, Zaporizhzhia và Dnipro của Ukraina. Bộ cho biết điều này sẽ dẫn đến thực tế là các cánh đồng ở miền nam Ukraina có thể biến thành sa mạc vào năm tới.

Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraina, cho biết vụ vỡ đập cho thấy Putin sẵn sàng hy sinh mạng sống của cả thường dân Ukraina và Nga.

Ông Gerashchenko nói với Newsweek: “Trước hết, đây là tín hiệu cho thấy Nga sử dụng chiến thuật ‘thiêu đốt địa cầu’. Chính quyền Nga không thể tính toán hậu quả hành động của họ, nhưng họ chắc chắn không quan tâm đến cuộc sống và tương lai hạnh phúc của thường dân của họ”.

Ông Gerashchenko nói thêm: “Không chỉ người Ukraina, mà cả người dân của họ nữa. Vì vậy, hậu quả của thảm họa Crimea là một bằng chứng nữa cho thấy Điện Kremlin không hề quan tâm đến người dân, và họ sẵn sàng hy sinh bất cứ ai”.

#Giới quan sát cũng đang nghiêng về khả năng Nga cho nổ đập, tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng chính Ukraina đã gây ra thảm hoạ này.

Nổi tiếng là bình luận của Tucker Carlson, người dẫn chương trình giờ vàng một thời của Fox News (Mỹ).

Trong chương trình đầu tiên của mình vào tối thứ Ba trên twitter, ông Tucker Carlson lập luận:

“Làm nổ tung con đập có thể không tốt cho Ukraina, nhưng nó làm tổn hại đến Nga nhiều hơn, và chính vì lý do đó, chính phủ Ukraina đã cân nhắc việc phá hủy nó”.

Vì vậy, theo ông  Carlson, một người công bằng sẽ kết luận rằng người Ukraina có thể đã cho nổ tung nó, giống như bạn cho rằng họ đã cho nổ tung Nord Stream, đường ống dẫn khí đốt tự nhiên của Nga vào mùa thu năm ngoái.

Sau đó, Tucker Carlson bình luận về Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky, người gần như được các chính phủ phương Tây tôn vinh và ca ngợi, mỉa mai ông là người gian xảo, kẻ bức hại những người theo đạo Cơ đốc.

Chỉ sau hơn một ngày, chương trình mới của ông Tucker Carlson đã thiết lập một con số khổng lồ khi đã có hơn 92 triệu lượt xem, hơn 711 ngàn like. 

Trước đó, vào tháng 4, Fox News xác nhận trong một tuyên bố – họ đã chia tay Tucker Carlson. Cả Fox và ông Carlson thời điểm đó không tiết lộ về lý do dẫn đến cuộc chia ly này.

Liên Thành

Lũ lụt do vỡ đập nhấn chìm các chiến hào ở các lãnh thổ do Nga kiểm soát

Chia sẻ với Newsweek, George Barros thuộc Viện Nghiên cứu Ch iến tranh cho biết, trận lụt đã ảnh hưởng đến công tác chuẩn bị quân sự của phía Nga. Bờ trái thấp hơn, do đó nước chủ yếu chảy về hướng lãnh thổ do Nga chiếm đóng.

Ông nói thêm: “Tôi đã chứng kiến ​​nhiều công sự trên chiến trường của Nga bị nước bao vây hoàn toàn. Các chiến hào của Nga nằm ngay sát sông, bề ngoài được thiết kế để chống lại bất kỳ cuộc vượt sông nào của Ukraina, đã bị nước nuốt chửng. Tôi đã nhìn thấy những bãi mìn bị nước nuốt chửng”.

Tuy nhiên, tác động cuối cùng của lũ lụt sẽ không rõ ràng trong vài ngày nữa, hoặc thậm chí vài tuần nữa. 

Ông đánh giá, nếu lũ lụt ổn định trong vài ngày tới và lượng nước không lớn đến mức ngăn cản hoàn toàn các nỗ lực vợt sông, thì nó có thể cho phép người Ukraina tiếp cận bờ trái. Tuy nhiên, nếu nước không rút trong nhiều tuần và người Ukraina không thể băng qua sông, thì điều đó có nghĩa là người Nga về cơ bản đã loại bỏ được kế hoạch của Ukraina.

Ông nói thêm, tất cả những gì chúng tôi có thể nói là sự kiện này sẽ thay đổi địa hình của một số khu vực nhất định trên chiến trường, theo những cách chưa hoàn toàn rõ ràng.

Liên Thành


Nga tiêu diệt xe tăng ‘kỳ lạ’ của Ukraina

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/06/anh-man-hinh-2023-06-07-luc-120029-copy-700x366.jpg

Nga tiêu diệt xe tăng ‘kỳ lạ’ của Ukraina. 

Trong quá trình đẩy lùi cuộc phản công của quân đội Ukraina, lực lượng Nga được cho đã phá hủy một chiếc xe tăng kỳ lạ.

Đoạn phim, được công bố hôm thứ Ba (ngày 6 tháng 6) bởi Bộ Quốc phòng Nga, cơ quan này tuyên bố một chiếc xe tăng Leopard do Đức sản xuất, đã bị phá huỷ vì trúng một hoả tiễn chống tăng của Nga một ngày trước đó.

Tuy nhiên, các chuyên gia đã phát hiện những chi tiết kỳ lạ, như bánh xe lớn, và những chi tiết khác, vốn không hiện diện trong thiết kế xe tăng Đức. https://t.me/Prigozhin_hat/3630?embed=1

Yevgeny Prigozhin, thủ lĩnh của tập đoàn lính đánh thuê Wagner –  đã mô phỏng lại những hình ảnh do quân đội Nga công bố, cho thấy chúng không phải là xe tăng Leopard, mà là các máy sản xuất nông nghiệp trên cánh đồng.

Ông này còn viết một thông điệp mỉa mai “Chúc mừng ban lãnh đạo và các chiến binh của Bộ Quốc phòng Nga đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.

Vào hôm thứ Ba, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố trong 24 giờ qua, họ đã tiêu diệt 28 xe tăng Ukraina, trong đó có 8 chiếc Leopard và 3 xe tăng hạng nhẹ AMX-10 của Pháp. Tuy nhiên số liệu này chưa được kiểm chứng, rất khó để biết được nó có phải là sự thật hay không.

Liên Thành

Cựu lãnh đạo NATO cảnh báo các thành viên có thể đưa quân tới Ukraine

Cựu tổng thư ký NATO Anders Rasmussen cho biết một nhóm các quốc gia NATO có thể sẵn sàng đưa quân tới Ukraine nếu các quốc gia thành viên, bao gồm Mỹ, không cung cấp các đảm bảo an ninh hữu hình cho Kyiv tại hội nghị thượng đỉnh ở Vilnius sắp tới.

Ông Rasmussen, người đóng vai trò cố vấn chính thức cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky về vị trí của Ukraine trong cấu trúc an ninh tương lai của châu Âu, đã đi thăm châu Âu và Washington để đánh giá tình hình trước khi hội nghị thượng đỉnh quan trọng bắt đầu vào ngày 11/7.

Ông cảnh báo rằng ngay cả khi một nhóm các quốc gia chỉ cung cấp cho Ukraine các đảm bảo an ninh và cho rằng thế là đủ, thì sẽ có các quốc gia khác không cho phép vấn đề tư cách thành viên NATO trong tương lai của Ukraine bị loại khỏi chương trình nghị sự tại Vilnius.

Nhận xét của ông được đưa ra khi người đứng đầu NATO hiện tại, Jens Stoltenberg, cho biết vấn đề đảm bảo an ninh sẽ nằm trong chương trình nghị sự tại Vilnius, nhưng nói thêm rằng NATO – theo điều 5 của hiệp ước Washington – chỉ cung cấp các đảm bảo an ninh trọn vẹn cho các thành viên chính thức.

Đại sứ Mỹ tại NATO, Julianne Smith, cho biết: “Chúng tôi đang xem xét một loạt các lựa chọn để báo hiệu rằng Ukraine đang tiến triển trong mối quan hệ với NATO.”

Ông Rasmussen nói: “Nếu NATO không thể đồng ý về một con đường rõ ràng phía trước cho Ukraine, có khả năng rõ ràng là một số quốc gia có thể hành động riêng lẻ. Chúng tôi biết rằng Ba Lan rất tích cực trong việc cung cấp hỗ trợ cụ thể cho Ukraine. Và tôi không loại trừ khả năng Ba Lan sẽ tham gia mạnh mẽ hơn nữa trong bối cảnh này trên cơ sở quốc gia và được các quốc gia Baltic theo sau, có thể bao gồm cả khả năng triển khai quân đội trên bộ.”

“Tôi nghĩ người Ba Lan sẽ cân nhắc nghiêm túc việc tham gia và tập hợp một liên minh thiện chí nếu Ukraine không giành được gì ở Vilnius. Chúng ta không nên đánh giá thấp cảm xúc của người Ba Lan, người Ba Lan cảm thấy rằng trong một thời gian dài Tây Âu đã không lắng nghe những lời cảnh báo của họ về tâm lý thực sự của Nga.”

Ông nói rằng việc Ukraine tìm kiếm sự hỗ trợ quân sự như vậy là hoàn toàn hợp pháp.

Ông Rasmussen cho biết điều bắt buộc là Ukraine phải nhận được các đảm bảo an ninh bằng văn bản, tốt nhất là trước hội nghị thượng đỉnh, nhưng bên ngoài khuôn khổ của NATO. Những điều này cần bao gồm chia sẻ thông tin tình báo, huấn luyện chung với Ukraine, tăng cường sản xuất đạn dược, khả năng tương tác của NATO và cung cấp vũ khí đủ để ngăn chặn Nga khỏi một cuộc tấn công tiếp theo.

Ngân Hà (theo The Guardian)

Chris Christie: Mỹ phải trang bị vũ khí cho Ukraine đến khi họ thắng Nga

Cựu Thống đốc New Jersey, ứng viên tổng thống Mỹ Chris Christie hôm thứ Tư (7/6) nói trên CNN rằng Mỹ nên trang bị vũ khí cho Ukraine đến khi họ giành chiến thắng trong cuộc chiến với Nga.

Trong chương trình “The Lead” của CNN, người dẫn chương trình Jake Tapper nói với ông Chris Christie: “Kẻ độc tài người Nga Vladimir Putin đã đang tiến hành cuộc xâm lược Ukraine ác nghiệt, giết hại rất nhiều thường dân. Như ông biết đấy, hai đối thủ của ông [trong cuộc đua trở thành ứng viên tổng thống 2024 của Đảng Cộng hòa] đã đưa ra một số dấu hiệu đáng chú ý. Donald Trump trong buổi tọa đàm với Kaitlyn Collins đã từ chối nói ông muốn bên nào Ukraine hay Nga sẽ chiến thắng. Ông ta từ chối gọi Vladimir Putin là tội phạm chiến tranh. Ron DeSantis gọi cuộc chiến đó là tranh chấp lãnh thổ. Liệu họ có sai? Quan điểm của ông là gì?”

Ông Chris Christie đáp rằng: “Họ sai. Họ sai. Đây là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm với Trung Quốc. Cuộc chiến đó là như thế. Trung Quốc đang mua dầu mỏ của Nga không như bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đang làm. Họ đang cấp tiền cho quân đội Nga sát hại người Ukraine. Chủ tịch Tập tới Nga sát cánh cùng Putin và nói không có giới hạn nào trong mối quan hệ hữu nghị của Trung Quốc với Nga. Nếu quý vị không hiểu rằng đây là một thỏa thuận lớn hơn chứ không chỉ là về lãnh thổ Ukraine, thì đó là một thỏa thuận lớn hơn. Những bạn hữu của chúng ta trên khắp thế giới sẽ nhìn chúng ta gắn kết và sát cánh với bạn hữu của chúng ta và cung cấp cho họ những công cụ mà họ cần để họ tự bảo vệ trước sự hung hăng của kẻ độc tài”.

Ông Chris Christie nói tiếp: “Tôi không biết Tổng thống Trump nghĩ gì về điều này, ngoại trừ việc tôi biết rằng ông ta đã đang là con rối của Putin từ khi ông ta là tổng thống Mỹ. Chúng ta đã tranh cãi thường xuyên về Vladimir Putin trong thời gian ông [Trump] là tổng thống”.

Cựu thống đốc New Jersey nói thêm: “Tôi nghĩ những điều chúng ta cần làm là rất rõ ràng. Chúng ta cần cung cấp cho Ukraine tất cả các loại vũ khí quân dụng hạng nặng mà họ cần để tự vệ chống lại cuộc xâm lăng này, và chúng ta cần tiếp tục làm như thế cho đến khi nào họ sẵn sàng giải quyết được cuộc xung đột với Nga”.

Xuân Thành


Dân số Ukraine hiện còn 29 triệu, hơn một nửa của 52 triệu thời lập quốc 1991

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/06/dan-so-ukraine.jpg

Theo một nghiên cứu của Viện Ukraine Tương lai đăng trên mạng xã hội ngày 5/6, Ukraine có 29 triệu dân tính vào tháng 5/2023. So sánh: 52 triệu dân thời điểm lập quốc năm 1991, và 41 triệu dân vào tháng 1/2022. Tỷ lệ sinh nhỏ hơn 1, trong khi muốn dân số ổn định thì cần lớn hơn 2. Theo Viện thì tổng thống cần đặt chính sách dân số lên quốc sách hàng đầu, nếu không thì đất nước sẽ tiến vào giai đoạn người ở chế độ nghỉ hưu nhiều gấp đôi số người đi làm.

Theo nội dung của công bố của Viện, 8,6 triệu người đã rời khỏi Ukraine và không trở lại kể từ chiến tranh 2/2022.

Trong số 29 triệu người hiện nay ở Ukraine tính vào tháng 5/2023, thì chỉ có 9,1–9,5 triệu người Ukraine làm việc và nếu trừ những người nhận lương theo ngân sách, thì còn lại khoảng 6–7 triệu người. Số người đó đang phải ‘gánh vác’ 22–23 triệu người khác —người ăn lương hưu, trẻ em, thất nghiệp, sống bằng ngân sách, v.v.

Hệ số sinh đã giảm xuống dưới 1, trong khi muốn dân số ổn định thì cần phải lớn hơn 2.

Theo Viện, nếu không có gì thay đổi, trong tương lai vài năm tới số người về hưu ở Ukraine sẽ gấp đôi số người đang đi làm.

Theo phần tự giới thiệu của Viện Ukraine Tương lai, trong những người sáng lập Viện có Đại biểu Nhân dân Anton Gerashchenko và Oleksiy Skrypnyk; trong danh sách ban giám sát của Viện có một số chuyên gia nước ngoài từ Anh, Mỹ, và Đức.

Gần đây Trí Thức VN đã đưa tin, theo thông báo từ Viện Nghiên cứu Xã hội Nhân khẩu học Ukraine, thì Ukraine có khoảng 28–34 triệu dân (không tính Crimea) vào tháng 1/2023. Xu hướng dân số đang giảm, với dự đoán còn 24—32 triệu dân vào năm 2030.

Báo cáo bấy giờ của Viện Nhân khẩu học đã nói rằng xu thế giảm dân số cùng với làn sóng di chuyển và di cư, đang khiến Ukraine có sự biến đổi về thành phần dân tộc.

Cả 2 báo cáo dân số nói trên đều là của các tổ chức bên trong Ukraine.

Trong báo cáo của Liên Hợp Quốc vào đầu tháng này, con số người di cư khỏi Ukraine kể từ đầu chiến tranh 2/2022 lên tới tận 22 triệu người (xem hình trên). Cao hơn đáng kể so với các con số của các viện đã dẫn Ukraine.

Nhật Tân


Nghĩa địa cá chết khổng lồ đã hình thành ở miền nam Ukraina sau vụ vỡ đập

Liên Thành

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/06/anh-man-hinh-2023-06-08-luc-125240-copy-700x366.jpg

Một nghĩa địa cá chết khổng lồ đã hình thành ở miền nam Ukraina kể từ khi đập Nova Kakhovka bị vỡ. (Ảnh: news.sky). 

Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraina Andriy Yermak gọi hiện trường ở làng Marianske là “bệnh dịch cá hàng loạt” do “sự hủy diệt khủng bố” của Nga gây ra.

Bộ Y tế Ukraina cảnh báo loại cá này không thể sử dụng được, do nguy cơ chứa các hóa chất nguy hiểm, mầm bệnh và ký sinh trùng. 

Những hình ảnh lặp lại lời của cố vấn cấp cao của tổng thống Mykhailo Podolyak, người hôm thứ Ba đã dự đoán một “thảm họa sinh thái toàn cầu đang diễn ra, và hàng nghìn loài động vật và hệ sinh thái sẽ bị hủy diệt trong vài giờ tới”.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã coi vụ vỡ đập là một “thảm họa sinh thái”.


Tin nói cựu Tổng thống Donald Trump bị truy tố vì xử lý sai trái tài liệu chính phủ 

09/6/2023 

Reuters 

Vụ án hình sự, do Bộ Tư pháp Mỹ đệ trình, đề ra một trở ngại pháp lý khác nữa cho ông Trump trong khi ông tìm cách giành lại chức vụ tổng thống trong cuộc bầu cử vào năm sau.

Vụ án hình sự, do Bộ Tư pháp Mỹ đệ trình, đề ra một trở ngại pháp lý khác nữa cho ông Trump trong khi ông tìm cách giành lại chức vụ tổng thống trong cuộc bầu cử vào năm sau. 

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bị đại bồi thẩm đoàn liên bang truy tố vì lưu giữ các tài liệu mật của chính phủ và cản trở công lý, luật sư của ông Trump và một nguồn tin nắm rõ chi tiết vụ việc cho biết, theo Reuters.

Vụ án hình sự, do Bộ Tư pháp Mỹ đệ trình, đề ra một trở ngại pháp lý khác nữa cho ông Trump trong khi ông tìm cách giành lại chức vụ tổng thống trong cuộc bầu cử vào năm sau. Ông hiện đang đối mặt với một vụ án hình sự ở New York sẽ được đưa ra xét xử vào tháng 3 năm sau.

Ông Trump viết trên mạng xã hội rằng ông đã được triệu tập ra trình diện tòa án liên bang ở Miami vào ngày thứ Ba tuần sau. “TÔI LÀ NGƯỜI VÔ TỘI!” ông viết trên nền tảng Truth Social.

Người phát ngôn của Công tố viên đặc biệt Jack Smith, quan chức Bộ Tư pháp đang thụ lý cuộc điều tra, từ chối bình luận. Về mặt pháp lý, chính phủ không thể bình luận công khai về bất cứ việc gì liên quan tới đại bồi thẩm đoàn mà hiện vẫn còn niêm phong.

Ông Trump đối mặt với bảy tội danh trong vụ án liên bang, nguồn tin giấu tên nói với Reuters.

Bản cáo trạng vẫn được niêm phong và ngay cả bản thân ông Trump cũng chưa thấy được nội dung của nó. Đội ngũ pháp lý của ông đã được thông báo về bảy cáo buộc như một phần của lệnh triệu tập ông Trump ra hầu tòa, nguồn tin cho biết.

Phát biểu trên đài CNN, Jim Trusty, luật sư của Trump, cho biết những cáo buộc đó bao gồm âm mưu, phát biểu sai sự thật, cản trở công lý và lưu giữ trái phép các tài liệu mật theo Đạo luật Gián điệp. Ông nói ông dự liệu sẽ được xem bản cáo trạng từ nay đến ngày thứ Ba.

Reuters nói không thể biết ngay những cáo buộc cụ thể mà ông Trump đối mặt là gì. Trong một tuyên bố hữu thệ trước tòa án liên bang vào năm ngoái, một đặc vụ FBI cho biết có thể có lý do để tin rằng có một số tội, bao gồm cản trở và lưu giữ bất hợp pháp các hồ sơ quốc phòng nhạy cảm.

Bộ Tư pháp đang điều tra xem liệu ông Trump có xử lý sai trái các tài liệu mật mà ông giữ lại sau khi rời Nhà Trắng vào năm 2021 hay không.

Các nhà điều tra đã thu giữ khoảng 13.000 tài liệu từ khu tư dinh Mar-a-Lago của ông Trump ở Palm Beach, bang Florida, gần một năm trước. Một trăm hồ sơ được đánh dấu bảo mật, dù một trong những luật sư của Trump trước đó khai rằng tất cả hồ sơ có dấu mật đã được trả lại cho chính phủ.

Ông Trump trước đây đã biện hộ cho việc lưu giữ các tài liệu này, nói rằng ông đã giải mật chúng khi còn là tổng thống. Tuy nhiên, ông Trump đã không cung cấp được bằng chứng chứng tỏ điều này và các luật sư của ông đã từ chối đưa ra lập luận đó trong hồ sơ đệ trình lên tòa án.

Đây là lần thứ hai ông Trump bị truy tố. Vào tháng 4, ông tuyên bố không có tội đối với 34 trọng tội làm sai lệch hồ sơ kinh doanh liên quan đến khoản tiền bịt miệng trả cho một diễn viên khiêu dâm trước cuộc bầu cử năm 2016.

Làm tổng thống từ năm 2017 đến năm 2021, ông Trump hiện là người dẫn đầu trong cuộc đua giành đề cử tổng thống năm 2024 của Đảng Cộng hòa.

Ukraine mở nhiều cuộc tấn công vào quân chiếm đóng Nga (New York Times)

Thursday, June 8th, 2023

Các cuộc tấn công, với xe tăng và xe bọc thép của phương Tây, dường như đánh dấu một cuộc phản công được chờ đợi từ lâu mà Ukraine hy vọng sẽ chiếm lại lãnh thổ và củng cố quyết tâm tiếp tục cung cấp vũ khí của các đồng minh.

Một bệ phóng gắn trên xe tải đậu giữa thảm thực vật dày đặc, bắn một tên lửa lên không trung, trong khi một người lính ở phía trước, nhìn từ phía sau, nhìn vào.
Các binh sĩ của Lữ đoàn cơ giới riêng biệt số 110 của Ukraine tại một vị trí gần Avdiivka, vùng Donetsk, khai hỏa về phía các vị trí của Nga hôm thứ Tư.Tín dụng…Tyler Hicks/Thời báo New York
(more…)

Làm thế nào để bảo đảm Vladimir Putin phải hứng chịu một thất bại chiến lược (The Economist)

Wednesday, June 7th, 2023

Lợi ích địa chính trị trong cuộc phản công của Ukraine

Một tấm bảng mô tả Adolf Hitler, Joseph Stalin và Tổng thống Nga Vladimir Putin được trưng bày tại trại Maidan trên Quảng trường Độc lập ở Kiev.  28 Tháng Bảy 2014.

Ngày 6 tháng 6 năm 2023

Đọc thêm về tin tức gần đây của chúng tôi về cuộc chiến Ukraine

(more…)

Phát biểu của phụ tá Đại sứ Hoa Kỳ tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về tình hình ở Ukraine do việc phá hủy đập Kakhovka

Wednesday, June 7th, 2023

Trang chủ | | Phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về tình hình ở Ukraine do việc phá hủy đập Kakhovka

(more…)