Posts Tagged ‘Đài Loan’


Thời sự Thứ Ba 21/11/2023: *BT Quốc phòng Mỹ thăm Kyiv, thêm viện trợ quân sự. *TNS Cộng Hòa kêu gọi TT Biden không nhượng bộ Trung Quốc. *Trung Quốc, Nhật Bản bán hàng tỷ USD công khố phiếu Hoa Kỳ. *Ngoại giao Trung Đông của Trung Quốc. *Biển Đông : Bắc Kinh không thực tâm về COC. *Xung đột Israel – Hamas bao phủ thượng đỉnh BRICS. *Đài Loan: Dân Tiến Đảng chọn bà Tiêu Mỹ Cầm làm PTT

Tuesday, November 21st, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Kyiv, công bố thêm viện trợ quân sự 

21/11/2023 

Reuters 

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenzkyy (phải) họp với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tại Kyiv ngày 20/11/2023.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenzkyy (phải) họp với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tại Kyiv ngày 20/11/2023. 

(more…)

Chuyển động Quốc Phòng (27/10 – 2/11/2023)

Friday, November 3rd, 2023

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

(more…)

Thời sự Thứ Năm 26/10/2023: *Dân biểu Cộng hòa Mike Johnson được bầu làm Chủ tịch Hạ viện Mỹ *Mỹ cấm Nvidia bán bán dẫn AI cho TQ *TĐ Gavin Newsom gặp Tập Cận Bình *Mỹ sẽ bảo vệ Philippines nếu bị TQ tấn công *Con tin 85 tuổi nói về mạng lưới đường hầm như ‘mạng nhện’ của Hamas

Thursday, October 26th, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp

Dân biểu Cộng hòa Mike Johnson được bầu làm Chủ tịch Hạ viện Mỹ 

26/10/2023 

Reuters 

Dân biểu Cộng hòa Mike Johnson, một người bảo thủ có ít kinh nghiệm lãnh đạo, được bầu làm chủ tịch Hạ viện Mỹ vào ngày 25/10/2023.

Dân biểu Cộng hòa Mike Johnson, một người bảo thủ có ít kinh nghiệm lãnh đạo, được bầu làm chủ tịch Hạ viện Mỹ vào ngày 25/10/2023. 

(more…)

Cập nhật hàng tuần: Tình hình Trung Quốc-Đài Loan ngày 19/10/2023

Saturday, October 21st, 2023

Ngày 20 tháng 10 năm 2023 – Báo chí ISW

Tải xuống bản PDF

Cập nhật hàng tuần Trung Quốc-Đài Loan, ngày 19 tháng 10 năm 2023

Tác giả: Nils Peterson và Matthew Sperzel của Viện Nghiên cứu Chiến tranh

Cắt dữ liệu: ngày 17 tháng 10 lúc trưa ET

Bản cập nhật hàng tuần Trung Quốc-Đài Loan tập trung vào các con đường của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc kiểm soát Đài Loan và các diễn biến xuyên eo biển Đài Loan có liên quan.

(more…)

Chuyển động Quốc Phòng (13/10 – 19/10/2023)

Friday, October 20th, 2023

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

(more…)

Thời sự Thứ Ba 10/10/2023 *Song Thập 10/10, Quốc khánh của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) *TT Thái Anh Văn: Đài Loan muốn ‘chung sống hòa bình’ với TQ *Israel mong đợi ‘sự lên án mạnh mẽ hơn’ từ TQ *LHQ: thà để một ghế trống (NQ) còn hơn bầu cho TQ *Mỹ cảnh báo Hezbollah không nên tấn công Israel *Hamas nói sẽ bắt đầu hành quyết các tù nhân Israel * Nữ Giáo sư Harvard đoạt giải Nobel Kinh tế 2023

Tuesday, October 10th, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


Quốc Khánh Đài Loan ( Ngày Song Thập)  : TT Thái Anh Văn: Đài Loan mong muốn ‘chung sống hòa bình’ với Trung Quốc 

10/10/2023 

Reuters 

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn phát biểu nhân ngày Quốc khánh 10/10.

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn phát biểu nhân ngày Quốc khánh 10/10. 

(more…)

Thời sự Thứ Năm 28/9/2023: *Trung Quốc tố Đài Loan mưu tìm độc lập *Nga cáo buộc Mỹ, Anh giúp tấn công trụ sở Hạm đội Biển Đen *Thủ tướng Canada xin lỗi về vụ cựu chiến binh Đức quốc xã *Nga, Trung Quốc cấm hải sản Nhật *Quần đảo Solomon Không họp với TT Biden *Bắc Hàn ghi vào hiến pháp “cường quốc hạt nhân” *Đài Loan: tàu ngầm “tự chế tạo” *Luật khi quân ở Thái Lan

Thursday, September 28th, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


Trung Quốc tố Đài Loan lợi dụng các vấn đề kinh tế-thương mại để mưu tìm độc lập 

28/9/2023 

AP 

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tiếp đón đoàn đại biểu Australia.

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tiếp đón đoàn đại biểu Australia. 

Chính phủ Trung Quốc hôm 27/9 cáo buộc đảng cầm quyền Đài Loan đang mưu tìm độc lập, một ngày sau khi tổng thống của hòn đảo tự trị vận động để được Australia hỗ trợ gia nhập hiệp định thương mại khu vực.

Bà Chu Phượng Liên, phát ngôn viên Văn phòng Đài Loan Sự vụ của Trung Quốc, còn nhấn mạnh rằng các cuộc tập trận quân sự gần đây của Trung Quốc quanh Đài Loan được tổ chức hầu chống lại “sự ngạo mạn của lực lượng ly khai đòi độc lập cho Đài Loan.”

Trung Quốc tuyên bố Đài Loan, một hòn đảo cách bờ biển phía đông của Trung Quốc khoảng 160km, là lãnh thổ của mình. Hai bên tách ra trong cuộc nội chiến đưa Đảng Cộng sản lên nắm quyền ở Trung Quốc vào năm 1949, và những người bên Quốc Dân Đảng thua cuộc đã thành lập chính phủ riêng ở Đài Loan.

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, tiếp đón sáu nhà lập pháp Australia sang thăm và tìm kiếm sự ủng hộ của Australia đối với nỗ lực của Đài Loan tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, một hiệp định thương mại tự do gồm 11 quốc gia.

Phái đoàn quốc hội Australia đã thảo luận về việc tăng cường hợp tác kinh tế với Đài Loan, đặc biệt là về năng lượng sạch và bày tỏ sự quan tâm đến ngành công nghiệp bán dẫn của Đài Loan.

Bà Chu nói bất kỳ sự tham gia nào của Đài Loan vào một nhóm kinh tế khu vực đều phải được xử lý theo ‘nguyên tắc một Trung Quốc’, vốn quy định rằng Đảng Cộng sản là chính phủ Trung Quốc và Đài Loan là một phần của Trung Quốc.

Bà Chu cảnh báo: “Nỗ lực của Đảng Dân tiến nhằm tìm kiếm sự độc lập nhân danh kinh tế và thương mại sẽ thất bại.”

Bà Chu cũng ra hiệu rằng Trung Quốc sẽ không giảm bớt hoạt động quân sự xung quanh Đài Loan.

“Chừng nào các hành động khiêu khích đòi độc lập của Đài Loan còn tiếp diễn thì chừng đó các hành động của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ sẽ không dừng lại.”


Nga cáo buộc Mỹ, Anh giúp Ukraine tấn công trụ sở Hạm đội Biển Đen ở Crimea 

28/9/2023 

VOA News 

Hình ảnh vệ tinh do Planet Labs PBC công bố vào ngày 23 tháng 9 năm 2023 cho thấy hình ảnh từ trên không của thành phố Sevastopol sau một cuộc tấn công tên lửa nhằm vào trụ sở của hạm đội Biển Đen của Moscow ở Crimea.

Hình ảnh vệ tinh do Planet Labs PBC công bố vào ngày 23 tháng 9 năm 2023 cho thấy hình ảnh từ trên không của thành phố Sevastopol sau một cuộc tấn công tên lửa nhằm vào trụ sở của hạm đội Biển Đen của Moscow ở Crimea. 

Nga hôm 27/9 cáo buộc Hoa Kỳ và Anh giúp Ukraine thực hiện một cuộc tấn công vào tuần trước nhắm vào trụ sở Hạm đội Biển Đen của Nga tại Crimea mà Nga đang chiếm đóng.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tố cáo rằng cuộc tấn công đã được lên kế hoạch trước bằng cách sử dụng các phương tiện tình báo phương Tây, tài sản vệ tinh của NATO và máy bay do thám.

Bà Zakharova cũng tố cáo rằng tình báo Mỹ và Anh đã giúp điều phối cuộc tấn công này.

Dù Mỹ và các đối tác phương Tây khác đã cung cấp thiết bị quân sự và huấn luyện cho Ukraine, nhưng các quan chức Mỹ phủ nhận việc đóng vai trò trực tiếp trong chiến dịch phòng vệ của Ukraine trước cuộc xâm lược của Nga.

Khi Nga cáo buộc Mỹ có liên quan đến vụ tấn công bằng máy bay không người lái vào Điện Kremlin hồi tháng 5, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc John Kirby nói tuyên bố đó là ‘lố bịch.’

Một kênh truyền hình do Bộ Quốc phòng Nga điều hành hôm 27/9 phát sóng đoạn video không ghi ngày tháng cho thấy Đô đốc Viktor Sokolov, chỉ huy Hạm đội Biển Đen của Nga, khẳng định rằng hạm đội này vẫn đang hoạt động thành công.

Đây là ngày thứ nhì liên tiếp video về ông Sokolov xuất hiện trên truyền hình Nga, sau tuyên bố của Ukraine rằng đã hạ sát ông trong cuộc tấn công phi đạn vào Crimea.


Thủ tướng Canada xin lỗi về vụ hoan nghênh cựu chiến binh Đức quốc xã

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/09/thu-tuong-Canada-Trudeau-cp24-1.jpg

Thủ tướng Justin Trudeau hôm thứ Tư (27/9) đã chính thức xin lỗi sau khi một cựu chiến binh Đức quốc xã được mời đến và được tung hô tại Hạ viện Canada trong sự kiện có sự hiện diện của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Phát biểu tại Hạ viện Canada hôm thứ Tư (27/9), Thủ tướng Trudeau nói: “Thay mặt tất cả mọi người tại Hạ viện này, tôi muốn gửi lời xin lỗi hoàn toàn về những gì đã xảy ra hôm thứ Sáu và [gửi lời xin lỗi] tới Tổng thống Zelensky cũng như phái đoàn Ukraine vì tình thế họ đã bị đặt vào”.

“Việc tất cả chúng tôi có mặt ở đó đã vô tình công nhận cá nhân này là lỗi nghiêm trọng và xâm phạm ký ức của những người đã chịu đau khổ cùng cực dưới bàn tay của chế độ phát-xít”, ông Trudeau nói tiếp.

Ông Trudeau cũng cho biết Ottawa đã liên hệ với Kyiv và ông Zelensky qua nhiều kênh ngoại giao để gửi lời xin lỗi.

Trước đó, vào thứ Sáu tuần trước (22/9), tại một sự kiện ở Hạ viện Canada có sự góp mặt của Tổng thống Ukraine Zelensky, cựu chiến binh Yaroslav Hunka 98 tuổi được Chủ tịch Hạ viện Anthony Rota giới thiệu là “anh hùng Ukraine… đã chiến đấu cho sự độc lập của Ukraine chống lại người Nga” trong Thế chiến II.

Chủ tịch Hạ viện Anthony Rota hôm thứ Ba (26/9) đã tuyên bố từ chức sau khi các kênh truyền thông đưa tin rằng ông Hunka từng chiến đấu trong “Sư đoàn số 14 của Waffen-SS”. Đơn vị quân đội Ukraine này được chế độ Đức quốc xã thành lập vào năm 1943 để tham chiến và gây nhiều tội ác chống lại người Do Thái và người Ba Lan ở Mặt trận phía Đông.

Ông Yaroslav Hunka là người Ukraine. Lúc ông sinh ra năm 1925, địa phương đó thuộc Đệ Nhị Cộng hòa Ba Lan, nên truyền thông đưa tin cựu chiến binh này là người Ukraine sinh ra tại Ba Lan. Sau khi xuất ngủ, ông Hunka đã di cư tới Canada và sống ở đây cho đến nay.

Ông Trudeau ban đầu chỉ đề cập đến sự vụ hôm 22/9 tại Hạ viện Canada là “đáng xấu hổ”, nhưng đã không xin lỗi trực tiếp và cũng không tham gia kêu gọi ông Rota từ chức.

Phát biểu tại Hạ viện hôm 27/9, ông Trudeau đã nỗ lực tách biệt cá nhân ông với ông Rota cho dù cả hai ông đều là thành viên của Đảng Tự do cầm quyền.

Ông Trudeau nói: “Chủ tịch Hạ viện đơn phương chịu trách nhiệm mời và công nhận người đàn ông này, và đã chấp nhận hoàn toàn trách nhiệm đó và đã từ chức”.

Ông Trudeau sau đó nói rằng: “Tất cả mọi người chúng ta đã có mặt tại viện này hôm thứ Sáu cực kỳ hối tiếc vì đã đứng lên và vỗ tay, mặc dù chúng ta đã không hề hay biết về bối cảnh”.

Mặc dù ông Trudeau tuyên bố không hề biết ông Hunka là thành viên của một đơn vị quân đội Đức quốc xã, nhưng lời ông Rota giới thiệu về ông Huka là người Ukraine “đã chiến đấu chống lại người Nga” trong Thế chiến II có lẽ chỉ áp dụng cho ai đó chiến đấu trong phe Đức quốc xã.

Tuyên bố xin lỗi của Thủ tướng Trudeau được đưa ra trong bối cảnh Canada bị lên án gay gắt từ Nga, Ba Lan và các nhóm Do Thái như nhóm Những người bạn của Trung tâm Simon Wiesenthal có trụ sở tại Canada. Nhóm này đã mô tả đơn vị quân đội mà ông Hunka từng phục vụ trong Thế chiến II “chịu trách nhiệm cho hành vi giết hàng loạt thường dân vô tội ở mức độ hung bạo và tàn ác không thể hình dung được”.

Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố rằng vụ việc hôm 22/9 tại Quốc hội Canada là “cách khả dĩ nhất để mô tả về chế độ của Thủ tướng Justin Trudeau vốn luôn bám cứng vào chủ nghĩa bài Nga ngông cuồng”.

Các chính trị gia bảo thủ tại Canada, đối lập với Đảng Tự do cầm quyền, cho rằng Thủ tướng Trudeau phải chịu trách nhiệm cuối cùng đối với những gì đã xảy ra, vì rằng ông ta đã mời Tổng thống Ukraine Zelenksy đến phát biểu tại quốc hội Canada. Các chính trị gia bảo thủ cũng đỗ lỗi sự bất cẩn của ông Trudeau đã dẫn tới sự việc đáng tiếc hôm 22/9.

Hải Đăng (t/h)


Nga cân nhắc cùng Trung Quốc cấm nhập khẩu hải sản Nhật Bản

Nga cân nhắc cùng Trung Quốc cấm nhập khẩu hải sản Nhật Bản

Ngư dân dỡ hải sản đánh bắt được bằng lưới kéo xa bờ, tại cảng Matsukawaura ở thành phố Soma, Fukushima, Nhật Bản, ngày 1/9/2023. (Ảnh: JIJI Press/AFP qua Getty Images) 

Nga cho biết họ đang xem xét việc tham gia cùng Trung Quốc trong lệnh cấm nhập khẩu hải sản Nhật Bản sau khi Tokyo xả nước phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra đại dương.

Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm toàn diện đối với tất cả các sản phẩm hải sản của Nhật Bản sau khi Tokyo xả nước phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi (thuộc Công ty Điện lực Tokyo) ra Thái Bình Dương vào ngày 24/8.

Thứ 3 (26/9), cơ quan giám sát an toàn thực phẩm Nga Rosselkhoznador cho biết họ đã thảo luận với phía Trung Quốc về khả năng rằng các sản phẩm cá xuất khẩu của Nhật Bản bị nhiễm phóng xạ, hãng thông tấn TASS của Nga đưa tin.

Cơ quan Rosselkhoznador của Nga nói: “Khi tính đến những rủi ro có thể xảy ra với sản phẩm bị ô nhiễm phóng xạ, Rosselkhoznadzor đang xem xét khả năng cùng với Trung Quốc hạn chế nguồn cung các sản phẩm cá từ Nhật Bản”.

“Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra sau khi đàm phán với phía Nhật Bản”, Rosselkhoznador nói thêm.

Cơ quan này cho hay họ đã yêu cầu Tokyo cung cấp thông tin về quy trình kiểm tra phóng xạ đối với các sản phẩm cá xuất khẩu, bao gồm cả sự hiện diện còn sót lại của đồng vị phóng xạ triti. Nhật Bản có thời hạn đến ngày 16/10.

Tính đến tháng 9 năm nay, Nga đã nhập khẩu khoảng 118 tấn hải sản từ Nhật Bản. Năm ngoái, nước này nhập khẩu 190 tấn các sản phẩm cá của Nhật Bản.

Người phát ngôn chính phủ Nhật Bản Hirokazu Matsuno cho biết Tokyo sẽ xem xét kỹ lưỡng yêu cầu của Nga, đồng thời kêu gọi Moscow “hành động dựa trên bằng chứng khoa học”.

Ông Matsuno nói với các phóng viên rằng Nga có thành viên trong nhóm chuyên gia thuộc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA); nhóm này đã kiểm tra và phê duyệt kế hoạch xả nước thải Fukushima vào tháng 7.

Trong báo cáo mới nhất về kiểm tra nước, Bộ Môi trường Nhật Bản cho biết, kết quả phân tích nước biển được lấy mẫu vào ngày 19/9 cho thấy nồng độ triti tại 11 điểm lấy mẫu nằm dưới giới hạn cho phép và sẽ không có tác động xấu đến sức khỏe con người và môi trường.

Nga cũng không phát hiện điều bất thường nào trong các mẫu nước biển được lấy tại các khu vực của Nga mà tương đối gần với nơi xả nước đã qua xử lý của Nhật Bản, theo Interfax.


Nhật Bản kêu gọi Trung Quốc hành xử dựa trên bằng chứng khoa học

Bộ Ngoại giao Nhật Bản trước đó đã đệ đơn khiếu nại chính thức lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để chống lại lệnh cấm của Trung Quốc. Tokyo cũng kêu gọi Trung Nam Hải bãi bỏ các hạn chế nhập khẩu của họ.

Trong đơn khiếu nại, Bộ Ngoại giao Nhật Bản nhấn mạnh rằng tiêu chuẩn của Nhật Bản đối với nồng độ triti trong nước thải đã qua xử lý khắt khe hơn so với tiêu chuẩn mà các lò phản ứng hạt nhân của Trung Quốc áp dụng.

Bộ này cho biết: “Ví dụ, lượng triti được thải ra hàng năm từ [Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi] chỉ xấp xỉ 1/10 lượng triti được thải ra từ Nhà máy điện hạt nhân Qinshan ở Trung Quốc”. Các bể chứa nước đã qua xử lý tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở Okuma, Fukushima, Nhật Bản, ngày 24/8/2023. (Ảnh: STR/JIJI Press/AFP qua Getty Images)

Trong cuộc nói chuyện với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường bên lề hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào ngày 6/9, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã nhắc lại quan điểm của Nhật Bản về việc xả nước thải phóng xạ đã qua xử lý, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh hành động dựa trên bằng chứng khoa học.

Giáo sư Nobumasa Akiyama đến từ Đại học Hitotsubashi – một chuyên gia về chính trị quốc tế và chính sách hạt nhân – tin rằng Bắc Kinh muốn “đạt được lợi thế ngoại giao bằng cách liên tục duy trì sự phản đối đối với việc Nhật Bản xả nước thải”.

Theo ông Akiyama, điều quan trọng đối với Nhật Bản là phải duy trì được niềm tin của cộng đồng quốc tế hơn là lo lắng về sự phản đối mạnh mẽ từ một số quốc gia.

“Điều này không có nghĩa là việc đối thoại là không còn cần thiết, dù độ an toàn đã được khoa học chứng minh; đúng hơn là cần phải đạt được cả an toàn khoa học và cả an sinh xã hội. Điều quan trọng là chính phủ Nhật Bản không nên hài lòng với việc nhiều nước đã không lên tiếng phản đối, mà phải kiên nhẫn cung cấp thông tin mà các nước muốn biết từ quan điểm của họ”, ông nói với hãng truyền thông NHK của Nhật Bản.

Theo The Epoch Times

Xuân Hoa biên dịch


Lãnh đạo Quần đảo Solomon: Không họp thượng đỉnh với TT Biden để khỏi nghe ‘rao giảng’ 

27/9/2023 

Reuters 

Thủ tướng Quần đảo Solomon Maanasseh Sogavare họp báo hồi tháng 7/2023 (ảnh tư liệu).

Thủ tướng Quần đảo Solomon Maanasseh Sogavare họp báo hồi tháng 7/2023 (ảnh tư liệu). 

Thủ tướng Quần đảo Solomon Manesseh Sogavare cho biết ông quyết định không dự cuộc họp thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo Quần đảo Thái Bình Dương tại Nhà Trắng trong tuần này để tránh phải nghe “rao giảng” và vì ông có nhiều vấn đề cấp bách hơn ở ngay trong nước.

Ông Sogavare, người đã xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc, tổ chức một cuộc họp báo hôm thứ Tư 27/9 sau khi trở về Quần đảo Solomon từ Hoa Kỳ, nơi ông đã phát biểu tại Liên Hiệp Quốc nhưng không tham gia cùng với các nhà lãnh đạo khác thuộc Diễn đàn Các Đảo Thái Bình Dương để họp thượng đỉnh ở Washington trong hai ngày.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã gặp giới lãnh đạo các đảo quốc ở Thái Bình Dương trong cuộc họp thượng đỉnh lần thứ hai tại Nhà Trắng chỉ trong hơn một năm hôm 25/9. Đây là một phần trong chiến dịch gây thiện cảm nhằm kiềm chế sự xâm nhập của Trung Quốc vào khu vực mà Washington coi là quan trọng về mặt chiến lược.

Ông Sogavare cho hay ông đã tham dự cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên vào năm ngoái và “không có kết quả gì từ sự kiện đó”.

“Họ rao giảng với bạn về chuyện họ tốt đẹp ra sao”, ông nói, theo đoạn video về cuộc họp báo do hãng truyền thông Tavuli News của Quần đảo Solomon công bố vào tối 27/9.

Thủ tướng Sogavare cho biết ông về nước vì còn 10 tuần họp quốc hội ở Quần đảo Solomon, là hoạt động quan trọng hơn.

Thủ tướng Papua New Guinea James Marape nói trong một tuyên bố hôm 27/9 rằng cuộc họp thượng đỉnh đã ghi nhận việc Hoa Kỳ đưa ra cam kết quan trọng về đầu tư cơ sở hạ tầng và cuộc họp là một “bước quan trọng hướng tới việc làm cho Thái Bình Dương an toàn và thịnh vượng hơn”.

Ông Biden cam kết sẽ làm việc với Quốc hội Mỹ để cấp thêm 200 triệu đô la tài trợ cho các dự án trong khu vực nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chống đánh bắt cá bất hợp pháp và cải thiện sức khỏe cộng đồng.

Tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, ông Sogavare đã ca ngợi rằng sự hợp tác về phát triển của Trung Quốc “ít tính hạn chế hơn”.


Bắc Triều Tiên ghi quy chế “cường quốc hạt nhân” vào Hiến pháp

Phan Minh /RFI

28/9/2023

Hãng tin Bắc Triều Tiên KCNA, hôm nay 28/09/2023, trích dẫn lãnh đạo Kim Jong-un tuyên bố Quốc Hội nước này đã ghi quy chế “cường quốc hạt nhân” vào Hiến pháp và Bình Nhưỡng sẽ đẩy mạnh phát triển mạnh vũ khí hạt nhân nhằm chống lại mối đe dọa từ Hoa Kỳ. 

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un dự lễ hạ thủy tàu ngầm tấn công hạt nhân mới "Anh hùng Kim Kun Ok" tại một địa điểm không xác định ở Bắc Triều Tiên vào ngày 06/09/2023.

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un dự lễ hạ thủy tàu ngầm tấn công hạt nhân mới “Anh hùng Kim Kun Ok” tại một địa điểm không xác định ở Bắc Triều Tiên vào ngày 06/09/2023. AP 

Bất chấp các lệnh trừng phạt quốc tế do chương trình phát triển vũ khí hạt nhân, phớt lờ những cảnh báo từ Mỹ, Hàn Quốc và các đồng minh, Bắc Triều Tiên vẫn tiến hành số vụ thử tên lửa kỷ lục trong năm nay. Những nỗ lực ngoại giao nhằm thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ tham vọng hạt nhân đã thất bại và việc sửa đổi Hiến pháp được thực hiện sau tuyên bố của ông Kim Jong-un vào năm ngoái, khẳng định Bắc Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân “không thể đảo ngược”.

Từ Seoul, thông tín viên Célio Fioretti cho biết cụ thể :

“Tăng cường kho vũ khí hạt nhân theo cấp số nhân”, đó là tuyên bố của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un. Với việc sửa đổi Hiến pháp này, Bắc Triều Tiên gạt bỏ ý định ngừng phát triển kho vũ khí nguyên tử. Đó là thông điệp gửi tới Hoa Kỳ và Hàn Quốc, những quốc gia vẫn mong muốn phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Việc sửa đổi Hiến pháp này mang tính biểu tượng, nhưng đã chính thức phê chuẩn chính sách hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng có kế hoạch triển khai kho vũ khí này với các thiết bị mới như tàu ngầm và tàu chiến. Do đó, rất có khả năng chế độ Bắc Triều Tiên sẽ tăng cường các vụ thử tên lửa trong những tháng tới.

Quyết định này làm gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên khi cả Seoul và Bình Nhưỡng đều có lập trường cứng rắn hơn. Tại Hàn Quốc, ứng viên tranh chức bộ trưởng bộ Quốc Phòng đã nhiều lần kêu gọi Seoul rút khỏi hiệp ước liên Triều năm 2018. Hiệp ước này nhằm giải giới khu vực biên giới hai miền vào lúc hai nước đang tìm cách xoa dịu quan hệ. Thời kỳ đó kể từ nay có vẻ như đã thuộc về quá khứ.


Đài Loan phô trương tàu ngầm “tự chế tạo” đầu tiên

Trọng Nghĩa /RFI

Đài Loan hôm nay 28/09/2023 đã cho ra mắt chiếc tàu ngầm tự sản xuất đầu tiên, trong bối cảnh chính quyền Đài Bắc đang nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự nhằm đối phó với Trung Quốc, vốn không che giấu ý định thôn tính hòn đảo. 

Một nhóm lính hải quân đứng cạnh chiếc tàu ngầm đầu tiên do Đài Loan sản xuất, được trưng bày tại Cao Hùng, miền nam Đài Loan, hôm 28/09/2023.

Một nhóm lính hải quân đứng cạnh chiếc tàu ngầm đầu tiên do Đài Loan sản xuất, được trưng bày tại Cao Hùng, miền nam Đài Loan, hôm 28/09/2023. AP – ChiangYing-ying 

Chiếc tàu ngầm mang tên là Hải Côn (Haikun), ký hiệu SS-711, đã được ra mắt trong một buổi lễ tại thành phố cảng Cao Hùng, miền nam Đài Loan.

Phát biểu trong buổi lễ, tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tuyên bố : “Lịch sử sẽ luôn ghi nhớ ngày này”. Bà nhắc lại: “Trong một thời gian dài, việc Đài Loan tự chế tạo được tàu ngầm bị coi là một ‘nhiệm vụ bất khả thi’. Nhưng ngày nay, một chiếc tàu ngầm do chính người Đài Loan thiết kế và chế tạo đã xuất hiện trước mắt mọi người. Chúng ta đã làm được điều đó”.

Trị giá 1,5 tỷ đô la, chiếc tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel dài 80 mét và nặng từ 2.500 đến 3.000 tấn khi di chuyển, đã bắt đầu được chế tạo vào năm 2020, với các thiết bị và vũ khí do tập đoàn Mỹ Lockheed Martin sản xuất.

Hải Côn sẽ trải qua quá trình thử nghiệm trên biển và theo tổng thống Đài Loan sẽ đi vào hoạt động vào năm 2025. Tuy nhiên, một số chuyên gia quốc phòng cho rằng việc đó có thể mất nhiều thời gian hơn.

Hải Quân Đài Loan hiện có hai tàu ngầm đang hoạt động thuộc lớp Swordfish mua của Hà Lan vào những năm 1980. Đến năm 2001, Mỹ đã đồng ý cung cấp 8 chiếc tàu ngầm quy ước cho Đài Bắc, nhưng thương vụ này chưa bao được thực hiện.

Khi lên nắm quyền vào năm 2016, tổng thống Thái Anh Văn đã khởi động chương trình tự chế tạo tàu ngầm với mục tiêu trang bị cho Đài Loan 8 chiếc.

Về mặt số lượng, đội tàu ngầm của Đài Loan chẳng là bao so với Trung Quốc. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, Trung Quốc có khoảng 60 tàu ngầm, 6 trong số đó chạy bằng năng lượng hạt nhân và được trang bị tên lửa đạn đạo.

Tuy nhiên, theo một chuyên gia thuộc Viện Quốc Phòng và An Ninh Đài Loan, mặc dù Đài Loan đang ở thế bất lợi rõ ràng về mặt số lượng, việc triển khai tàu ngầm tại hai vị trí chiến lược – Eo biển Bashi và Eo biển Miyako – sẽ đủ để gây khó khăn cho Trung Quốc.

Ben Lewis, một nhà phân tích độc lập tại Hoa Kỳ chuyên nghiên cứu về hoạt động của quân đội Trung Quốc quanh Đài Loan, cho rằng tàu ngầm Đài Loan sẽ tạo ra nguy cơ cho Trung Quốc trong việc tấn công đổ bộ và vận chuyển quân.

Ngay từ thứ Hai 25/09, Hoàn Cầu Thời Báo Trung Quốc đã khẳng định kế hoạch của Đài Loan triển khai tàu ngầm nhằm ngăn chặn quân đội Trung Quốc chỉ là một “giấc mơ” hão huyền.


Meta công bố chatbot AI có “cá tính”

28/9/2023

Mark Zuckerberg announcing the Oculus headset in 2019

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Meta vừa công bố một loạt chatbot sẽ được dùng trong các dịch vụ Messenger của công ty. Các chatbot này sẽ có ‘cá tính’ và chuyên về một số chủ đề như kỳ nghỉ hoặc các lời khuyên về nấu ăn.

Đây là loạt đạn mới nhất trong cuộc đua vũ trang chatbot giữa các công ty công nghệ đang mong muốn sản xuất trí tuệ nhân tạo chính xác hơn và cá nhân hóa hơn.

Các chatbot này hiện vẫn đang trong quá trình hoàn thiện với các ‘giới hạn’, CEO Mark Zuckerberg nói.

Tại California, trong sự kiện trực tiếp đầu tiên của Meta kể từ đại dịch, ông Zuckerberg nói rằng đây là ‘một năm tuyệt vời đối với AI’. 

Công ty gọi chatbot chính của mình là ‘Meta AI’ và có thể được dùng trong nhắn tin. Ví dụ, người dùng có thể hỏi Meta AI các câu hỏi trong phần trò chuyện để ‘giải quyết tranh luận’ hoặc hỏi các câu hỏi khác.

BBC chưa thử nghiệm chatbot này – vốn dựa trên Llama 2, mẫu ngôn ngữ lớn nhất mà công ty tung ra cho sử dụng thương mại đại trà vào tháng Bảy. 

Một vài ngôi sao cũng đã đăng ký cho mượn ‘cá tính’ của họ cho một vài loại chatbot khác nhau, bao gồm Snoop Dogg và Kendall Jenner.

Ý tưởng là để tạo ra các chatbot không chỉ được thiết kế trả lời câu hỏi.

“Nó không chỉ là việc trả lời các câu hỏi,” ông Zuckerberg nói. “Nó còn là giải trí.”

Theo Meta, ngôi sao NFL Tom Brady sẽ vào vai một nhân vật AI gọi là ‘Bru’, ‘một nhà bình luận thể thao khôn ngoan’ và ngôi sao YouTube MrBeast sẽ vào vai ‘Zach’, một anh lớn – người ‘sẽ lớn tiếng chỉ trích bạn’.

Ông Zuckerberg nói rằng vẫn còn nhiều ‘giới hạn’ quanh việc các bot này có thể trả lời những gì.

Các chatbot này sẽ được triển khai trong những ngày tới và ban đầu chỉ ở Mỹ.

Ông Zuckerberg cũng thảo luận về metaverse – một thế giới ảo – đây là một ý tưởng mà Zuckerberg đã tốn hàng triệu USD cho tới nay vào đó. 

Dù Meta đã công bố tai nghe thực tế ảo của mình, Quest 3, công ty đã cung cấp thêm thông tin tại sự kiện này.

Ông chủ Meta mô tả tai nghe này như tai nghe thực tế hỗn hợp ‘chính thống’ đầu tiên.

Camera hướng về phía trước có nghĩa là tai nghe sẽ cho phép thực tế tăng cường. Nó sẽ có mặt từ 10/10.

Khoản đặt cược lâu dài, to lớn của công ty vào metaverse vẫn có vẻ chưa đạt được thành tựu nào, với bộ phận VR của Meta chịu lỗ 21 tỷ USD kể từ đầu năm 2022. 

Quest 3 được đưa ra sau khi Apply gia nhập thị trường phần cứng thực tế hỗn hợp giá cao hơn với Vision Pro đầu năm nay. 

Mat Day, giám đốc chiến lược về game toàn cầu cho EssenceMediacom, nói rằng Mark Zukerberg ‘hồi sinh lĩnh vực VR.’

Ông nói: “Lộ trình VR của Meta hiện đã được định vị vững chắc xung quanh phần cứng có giá dành cho thị trường đại chúng. Điều này hoàn toàn trái ngược với cách tiếp cận của Apple nhằm vào những người đam mê công nghệ cao cấp”.

Thông báo của Meta được đưa ra cùng ngày với đối thủ OpenAI, một nhà sáng tạo của ChatGPT – được Microsoft hỗ trợ, khẳng định chatbot của công ty này có thể lướt internet để cung cấp cho người dùng các thông tin hiện thời. Hệ thống trí tuệ nhân tạo trước đó đã chỉ được huấn luyện sử dụng data từ tháng 4/2021.


Luật khi quân ở Thái Lan là gì?

27/9/2023

Anon Nampa bị kết án vì những bình luận mà anh ta đưa ra trong các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ do thanh niên lãnh đạo vào năm 2020

Chụp lại hình ảnh, 

Arnon Nampa, một luật sư nhân quyền nổi tiếng, đã bị bỏ tù vì kêu gọi cải cách hoàng gia

Luật khi quân ở Thái Lan, nghiêm cấm chỉ trích chế độ quân chủ, được coi là một trong những đạo luật hà khắc nhất trên thế giới.

Việc thực thi luật này đã gia tăng từ khi quân đội Thái Lan, vốn có tư tưởng bảo hoàng mạnh mẽ, nắm quyền kiểm soát nhờ vào cuộc đảo chính vào năm 2014.

Arnon Nampa, một nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, vừa lãnh bản án bốn năm tù theo luật này.

Anh bị tòa án ở Bangkok kết án vì những bình luận của anh trong một cuộc biểu tình vào tháng 10 năm 2020.

Luật này là gì?

Điều 112 trong Bộ luật Hình sự Thái Lan được gọi là luật khi quân (Lese Majeste).

Luật này ghi rằng: “Người nào phỉ báng, lăng mạ hoặc đe dọa nhà vua, hoàng hậu, người kế vị hoặc nhiếp chính, thì bị phạt tù từ ba đến mười lăm năm tù.”

Luật này hầu như không thay đổi kể từ khi bộ luật hình sự đầu tiên của Thái Lan được ban hành vào năm 1908, mặc dù hình phạt đã được tăng cường vào năm 1976.

Luật định này cũng đã được ghi trong tất cả các hiến pháp gần đây của Thái Lan, trong đó nêu rõ: “Nhà vua sẽ trị vì ở một vị trí được tôn kính và không bị xâm phạm. Không ai được phép buộc tội Nhà vua dưới bất kỳ hình thức nào.”

Không có định nghĩa nào về điều gì sẽ cấu thành sự lăng mạ đối với chế độ quân chủ và các nhà phê bình nói rằng điều này khiến chính quyền tự do giải thích luật theo một cách rất rộng.

Bất kỳ ai cũng có thể nộp đơn khiếu nại về tội Lese Majeste, nhắm vào bất kỳ ai và chúng phải luôn được cảnh sát điều tra một cách chính thức.

Liên Hợp Quốc cho biết những người bị bắt có thể bị từ chối bảo lãnh và một số bị giam giữ trong thời gian dài trước khi được đưa ra xét xử.

Vào tháng 3 năm 2023, một nhà hoạt động 15 tuổi bị tạm giam trước khi ra tòa. Nữ học sinh trung học này đã tham gia một cuộc biểu tình ôn hòa và kêu gọi bãi bỏ luật khi quân.

King Maha Vajiralongkorn

Nguồn hình ảnh, EPA

Chụp lại hình ảnh, 

Luật khi quân được áp dụng rộng rãi dưới thời vua Maha Vajiralongkorn

Vì sao nó lại quan trọng?

Những người chỉ trích nói rằng chính phủ, được quân đội hậu thuẫn, dùng luật pháp để hạn chế quyền tự do ngôn luận. Liên Hợp Quốc đã liên tục kêu gọi Thái Lan sửa điều luật này.

Tuy nhiên, chính phủ nói rằng luật này là cần thiết để bảo vệ vị thế của chế độ quân chủ.

Vua Maha Vajirusongkorn kế thừa ngai vàng vào năm 2016, sau khi người cha trị vì lâu năm của ông là Vua Bhumibol Adulyadej qua đời.

Vua Thái Lan chính thức đứng ngoài chính sự và trước công chúng đóng vai trò chủ yếu mang tính nghi thức, giống như các chế độ quân chủ lập hiến khác.

Nhưng chế độ quân chủ Thái Lan là một trong những chỉnh thể giàu có nhất thế giới và trên thực tế, có thể nắm giữ quyền lực to lớn.

Cô sinh viên dám thách thức chế độ quân chủ Thái Lan

Biểu tình Thái Lan: Sự trỗi dậy của thế hệ dám tranh đấu cho dân chủ

Arnon Nampa trở nên nổi tiếng vào ngày 3 tháng 8 năm 2020, từ các cuộc biểu tình do sinh viên lãnh đạo chống lại chính phủ do quân đội hậu thuẫn lúc bấy giờ. Ông đã phá vỡ một điều cấm kỵ nghiêm ngặt bằng việc yêu cầu chế độ quân chủ phải là một phần trong những lời kêu gọi về sự cải cách rộng rãi.

Cho đến các cuộc biểu tình năm 2020, việc sử dụng luật khi quân đã bị tạm hoãn trong hai năm, theo yêu cầu của nhà vua. Những người theo chủ nghĩa bảo hoàng lặng lẽ thừa nhận rằng, những vụ truy tố như vậy đã làm tổn hại đến hình ảnh của chế độ quân chủ.

Nhưng sự chỉ trích công khai, thậm chí khinh miệt đối với gia đình hoàng gia của một số người biểu tình đã khiến họ phải suy xét lại.

Kể từ năm 2020, 257 người đã bị buộc tội khi quân, con số cao nhất từng ghi nhận ở Thái Lan.

Pita Limjaroenrat, leader of the Move Forward Party gestures at parliament after Thailand"s Constitutional Court ordered his temporary suspension from the parliament, on the day of the second vote for a new prime minister, in Bangkok, Thailand, July 19, 2023.

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh, 

Pita Limjaroenrat, lãnh đạo đảng Move Forward, đã bị cản trở thành lập chính phủ sau khi ông vận động cải cách luật khi quân

Bối cảnh chính trị là gì?

Đảng Move Forward (tiếng Thái là Phak Kao Klai, nghĩa là tiến lên, tiến bộ, cấp tiến) của Thái Lan là đảng giành chiến thắng to lớn nhất trong cuộc tổng tuyển cử Thái Lan vào tháng 5 năm 2023, sau khi hứa hẹn sửa đổi luật khi quân.

Bầu cử Thái Lan: Move Forward thắng nhưng sắp tới sẽ ra sao?

Chính trị Thái Lan: Phía sau việc cựu Thủ tướng Thaksin trở về sau 15 năm lưu vong

Yêu cầu đó bị thượng viện (do quân đội bổ nhiệm) viện dẫn là lý do bao biện cho việc chặn đường Move Forward thành lập chính phủ, dù đảng này rõ ràng chiếm đa số sau khi liên minh với các đảng khác lúc bấy giờ trong quốc hội.

Nhiều thượng nghị sĩ lập luận rằng, nội việc chỉ đề xuất thay đổi luật thôi sẽ đe dọa đến địa vị của chế độ quân chủ tại Thái Lan và điều đó không thể được phép.

Kết quả là, một liên minh thay thế đã được thành lập, bao gồm nhiều đảng bảo thủ từ chính quyền sắp mãn nhiệm. Bất kỳ cuộc tranh luận nào về chế độ quân chủ giờ đây chắc chắn sẽ vấp phải những phản đối mạnh mẽ.


Thời sự đó đây Thứ Ba 26/9/2023: *Mỹ cung cấp hỏa tiễn tầm xa ATACMS cho Kyiv *Seoul, Tokyo, Bắc Kinh nối lại thượng đỉnh ba bên *Philippines không lùi trước đe dọa của TQ *Ukraine: tư lệnh Hạm đội Biển Đen của Nga thiệt mạng *Tình hình nhà đất Mỹ vẫn nóng *Thái Lan hy vọng Tesla, Google, Microsoft đầu tư 5 tỷ USD 

Tuesday, September 26th, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


Mỹ cung cấp tên lửa ATACMS tầm xa cho Kyiv

Liên Thành

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/09/anh-man-hinh-2023-09-26-luc-071034.png

Tên lửa ATACMS. (Ảnh: Twitter). 

Tổng thống Mỹ, Joe Biden có kế hoạch cung cấp cho Ukraina tên lửa tầm xa tiên tiến để giúp Kiev thực hiện cuộc phản công đang diễn ra.

(more…)

Chuyển động Quốc Phòng thế giới (từ 15/9 đến 21/9/2023)

Friday, September 22nd, 2023

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Nghiên Cứu Quốc Tế

(more…)

Thời sự Thứ Sáu 22/9/2023: *Ukraine gặp khó khăn tại Hạ Viện Mỹ *Zelenskyy: nếu ‘Không được viện trợ, chúng tôi sẽ thua’ *Chính phủ Mỹ với nguy cơ đóng cửa *TQ nâng cấp quân sự? *Ba Lan ngừng viện trợ vũ khí cho Ukraine? *Niềm tin nước ngoài về kinh tế TQ xuống mức thấp *Đảng CH Hạ viện sắp đạt thỏa thuận ngân sách 

Friday, September 22nd, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


TT Ukraina được chính quyền Mỹ cam kết giúp đỡ, nhưng gặp “khó khăn” tại Hạ Viện

Trọng Nghĩa /RFI

22/9/2023

Sau chặng dừng tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đã ghé thủ đô Washington hôm 21/09/2023 trong khuôn khổ một chuyến thăm thứ hai kể từ khi Ukraina bị Nga xâm lược. Tuy nhiên, trái với lần công du thứ nhất vào tháng 12 năm 2022, khi ông được nhiệt liệt hoan nghênh, lần này, nguyên thủ Ukraina đã phải ra sức thuyết phục đồng minh tiếp tục giúp đỡ, đặc biệt là vận động Hạ Viện Mỹ do đảng Cộng Hòa kiểm soát. 

Tổng thống Ukraina, V. Zelensky (giữa) tại trụ sở Quốc Hội Mỹ, điện Capitol- thủ đô Washington. Ảnh ngày 21/09/2023.

Tổng thống Ukraina, V. Zelensky (giữa) tại trụ sở Quốc Hội Mỹ, điện Capitol- thủ đô Washington. Ảnh ngày 21/09/2023. AP – Mark Schiefelbein 

(more…)

Thời sự Thứ Tư 20/9/2023: *Đại hội đồng LHQ: TT Biden và Zelensky phát biểu bàn viện trợ cho Ukraine; TQ và Nga vắng mặt; LHQ diễn đàn không còn hấp dẫn?  *Tướng Milley: Ukraina giải phóng hơn nửa lãnh thổ bị Nga chiếm giữ *Nga, TQ có chung lập trường về Mỹ, Ukraine *Đài Loan thử nghiệm tàu ngầm tự đóng *Vua Charles đệ tam thăm Pháp *ASEAN diễn tập quân sự ở Biển Đông

Wednesday, September 20th, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


Ông Biden và Zelensky phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc để thúc đẩy thêm viện trợ cho Ukraina

Liên Thành

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/09/anh-man-hinh-2023-09-20-luc-072921.png

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại phiên họp thứ 78 của Đại hội đồng Liên hợp quốc ở thành phố New York hôm thứ Ba. (Ảnh của John Angelillo/UP). 

Tổng thống Joe Biden sẽ kêu gọi quốc tế hỗ trợ nhiều hơn cho Ukraina trong bài phát biểu trước các nhà lãnh đạo thế giới tại lễ khai mạc phiên họp thứ 78 của Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York vào thứ Ba, theo UPI đưa tin hôm 19/9.

Ông Biden có kế hoạch sử dụng bài phát biểu thường niên để ca ngợi những thành công gần đây trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và thúc đẩy các hành động mà chính quyền của ông đã thực hiện nhằm giải quyết các thách thức thế giới như biến đổi khí hậu, cuộc chiến đang diễn ra của Nga ở Ukraina và căng thẳng leo thang ở Viễn Đông.

Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky cũng có bài phát biểu hôm thứ Ba trong lần xuất hiện đầu tiên tại trụ sở Liên Hợp Quốc, khi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sẽ nằm trong số 40 nhà lãnh đạo thế giới tham dự.

Nhiều người cho rằng Zelensky sẽ sử dụng bài phát biểu và các cuộc gặp mặt trực tiếp khác để cố gắng thuyết phục nhiều quốc gia ủng hộ Kyiv trong cuộc đấu tranh tiếp tục chống lại Nga.

Tòa Bạch Ốc cho biết, ông Biden sẽ vạch ra kế hoạch để các nước cải cách và hiện đại hóa nỗ lực chấm dứt xung đột, bảo vệ nhân quyền và phát triển nền kinh tế của mình.

Theo các quan chức chính quyền cấp cao, Biden coi hội nghị toàn cầu là cơ hội để thúc đẩy lợi ích của Mỹ trong một loạt vấn đề, bao gồm cơ sở hạ tầng và phát triển bền vững, hợp tác về khủng hoảng khí hậu và tăng cường hỗ trợ toàn cầu cho Ukraina.

Tổng thống sẽ tìm cách tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với sứ mệnh nhân đạo rộng lớn hơn của Liên Hợp Quốc


Tướng Milley: Ukraina giải phóng hơn một nửa lãnh thổ bị Nga chiếm giữ

Liên Thành

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/09/anh-man-hinh-2023-09-20-luc-071239.png

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Tướng Mark Milley (ảnh: Getty). 

Kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Liên bang Nga, Ukraina đã giải phóng hơn một nửa số lãnh thổ bị người Nga chiếm giữ.

Điều này đã được RBC-Ukraina đưa tin có liên quan đến Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, Tướng Mark Milley, tại một cuộc họp giao ban tại Ramstein.

“Ukraina tiếp tục đạt được thành công. Cho đến nay, Ukraina đã giải phóng 54% diện tích đất bị chiếm”, Milley nói.

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân cũng nhấn mạnh Ukraina sẽ tiếp tục giải phóng các vùng lãnh thổ của mình.

Quân đội Ukraina đã phát động một cuộc phản công vào đầu tháng 6. Ở hướng chính , phía nam, họ đã giải phóng 260 km mét vuông lãnh thổ.

Kyrylo Budanov, người đứng đầu Tổng cục Nội vụ và Truyền thông của Bộ Quốc phòng, cho biết tuyến phòng thủ đầu tiên ở hướng nam đã bị chọc thủng ở nhiều nơi. Điều này có nghĩa là hoạt động cắt đứt hành lang đất liền giữa Nga và Crimea có thể hoàn thành trước khi mùa đông bắt đầu.

Hãy nói thêm rằng Milley lưu ý rằng để Ukraina giành chiến thắng, hơn 200.000 người chiếm đóng Nga phải bị đẩy lùi.


Ukraina từ chối lô Leopard 1 mới từ Đức: Spiegel biết được lý do

Liên Thành

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/09/anh-man-hinh-2023-09-20-luc-072309.png

Ảnh minh họa: wikipedia. 

Ukraina từ chối nhận đợt 10 xe tăng Leopard của Đức. Thiết bị đang trong tình trạng kém và cần sửa chữa.

Theo rbc, điều này được RBC-Ukraina đưa tin có sự tham khảo của Spiegel .

Nguồn tin trên cho hay, vài ngày trước, Ukraina đã cử một nhóm chuyên gia đến thành phố Rzeszów của Ba Lan để kiểm tra xe tăng Leopard của Đức dành cho Ukraina. Tại chỗ, người ta phát hiện ra rằng, thiết bị đã bị hao mòn nặng nề trong quá trình huấn luyện binh sĩ Ukraina ở Đức và cần được sửa chữa .

Đồng thời, như Spiegel làm rõ, trong số 10 xe tăng Leopard 1A5 vốn đã được bàn giao cho Ukraina vào tháng 7, có một số đã gặp trục trặc do những vấn đề tương tự.

Tổng cộng Đức đã hứa sẽ chuyển giao hơn 100 chiếc Leopard 1A5 cho Ukraina. Những chiếc xe tăng này đã được rút khỏi biên chế Bundeswehr khoảng mười năm trước. Nhưng vì nhiều mẫu xe vẫn còn trong kho nên các chuyên gia đã được hướng dẫn đưa chúng vào hoạt động càng sớm càng tốt.

“Các vấn đề nổi lên cho thấy nhiều điều đã được thực hiện không chính xác khi lập kế hoạch cung cấp xe tăng. Ngay sau khi quyết định chính trị về việc cung cấp xe tăng được đưa ra, những người trong cuộc bắt đầu nói rằng, có thể thấy trước các vấn đề về bảo trì và cung cấp phụ tùng thay thế, ” – nhà báo viết.

Berlin hiện muốn nhanh chóng đào tạo các kỹ thuật viên người Ukraina để họ có thể tự mình bảo quản Leopard 1 trong tình trạng tốt, và tiến hành nhiều sửa chữa nhỏ.

Xin nhắc lại, Ukraina nhận xe tăng Leopard 1 từ các đồng minh như một phần viện trợ quân sự để phòng thủ trước cuộc xâm lược của Nga.

Một tuần trước, 10 xe tăng Leopard 1 đầu tiên do Đan Mạch, Đức và Hà Lan tài trợ đã đến Ukraina.

Cũng trong ngày 19/9, Đan Mạch thông báo chuyển giao thêm 30 chiếc Leopard 1 cho Ukraina.


Nga hoan nghênh Trung Quốc có lập trường ‘tương đồng’ về Mỹ, Ukraine

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/09/4909-lavrov-0648-700x480.jpg

Moscow và Bắc Kinh đồng nhất lập trường về Mỹ, cũng như cách thức giải quyết xung đột Ukraine, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố như vậy sau cuộc hội đàm giữa hai ngoại trưởng Nga-Trung hôm thứ Hai (18/9).

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã bắt đầu chuyến công du Nga bốn ngày từ thứ Hai (18/9) với kỳ vọng của cả hai bên về việc cam kết làm sâu sắc thêm niềm tin chính trị song phương, chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến thăm Bắc Kinh rất đáng chú ý của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng Mười tới đây.

Bộ Ngoại giao Nga phát đi tuyên bố về việc Nga-Trung có lập trường tương đồng về Mỹ, Ukraine ngay sau cuộc họp giữa ông Vương Nghị và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov.

“Hai bên đã tuyên bố có lập trường tương đồng về các hành động của Mỹ trên trường quốc tế, trong đó có các hành động mang bản chất chống Nga và chống Trung Quốc”, Bộ Ngoại giao Nga cho hay.

“Hai bên đã thảo luận chi tiết về tình hình hiện tại ở Ukraine, nhấn mạnh đến sự vô nghĩa của các nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng này mà không tính đến các lợi ích của Nga và hơn nữa là không có sự tham gia của Nga”, Bộ Ngoại giao Nga nói thêm.

Tuyên bố của phía Nga cũng nói rằng ông Vương đã chia sẻ với ông Lavrov về nội dung của các cuộc hội đàm cuối tuần qua giữa ông và cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan tại Malta.

Theo truyền thông Trung Quốc, ông Vương đã tái khẳng định lập trường của Bắc Kinh về cuộc xung đột Ukraine, trong đó kêu gọi các cuộc đàm phán hòa bình được phát đi từ năm ngoái, nhưng vấp phải thái độ nghi ngờ của Mỹ và NATO.

Ông Vương nói với ông Lavrov rằng kế hoạch hòa bình của Bắc Kinh “có tính đến những quan ngại an ninh của tất cả các bên và là hữu ích cho việc xóa bỏ các nguyên nhân gốc rễ dẫn tới cuộc xung đột vũ trang hiện tại”, theo Tân Hoa Xã.

Ông Vương nói thêm rằng: “Tình láng giềng hữu hảo lâu dài, hợp tác chiến lược toàn diện, và hợp tác hai bên cùng có lợi giữa Trung Quốc và Nga sẽ tiếp tục đóng góp vào sự phát triển và hồi sinh của mỗi nước”.

Trong chuyến thăm Nga bốn ngày lần này, ông Vương cũng sẽ tổ chức các cuộc tham vấn về an ninh với ông Nikolai Patrushev, Thư ký Hội đồng An ninh Nga.

Cả Nga và Trung Quốc đều kỳ vọng chuyến công du lần này của Ngoại trưởng Vương sẽ đặt nền móng cho chuyến thăm Trung Quốc của ông Putin vào tháng Mười, nhân dịp diễn ra sự kiện Diễn đàn Vành đai và Con đường lần thứ ba.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng Ba đã thăm Nga và tuyên bố mối quan hệ song phương Trung-Nga đang bước vào một kỷ nguyên mới. Ông Tập khi đó cũng đã mời ông Putin tới Bắc Kinh dự Diễn đàn Vành đai và Con đường.

Ông Putin đã từng tham gia Diễn đàn Vành đai và Con đường lần thứ nhất và thứ hai vào các năm 2017 và 2019.

Hồi đầu tháng Chín, ông Putin đã nói ông mong đợi sớm gặp lại ông Tập, nhưng không xác nhận rõ ràng rằng ông sẽ lại tới Trung Quốc.

Tại Diễn đàn Kinh tế Viễn đông tại Vladivostok tuần trước, ông Putin đã nói với Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Quốc Thanh rằng mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc “đã đang đạt tới một tầm mức lịch sử, hoàn toàn chưa từng có tiền lệ”.

Hải Đăng (Theo AFP và Reuters)


Ông Tập Cận Bình: Trung Quốc, Mỹ ‘nên và phải’ cùng tồn tại hòa bình 

19/9/2023 – Reuters 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với hai cựu chiến binh Phi Hổ của Hoa Kỳ, những người từng chiến đấu cho Trung Quốc trong Thế chiến II, rằng Trung Quốc và Mỹ “nên và phải” đạt được sự tôn trọng lẫn nhau và cùng tồn tại hòa bình.

Hồi đáp lá thư của cựu phi công Harry Moyer và xạ thủ phi công Mel McMullen, ông Tập nói người dân Trung Quốc và Hoa Kỳ đã có chung một kẻ thù trong cuộc chiến chống Nhật Bản và đã tạo nên một tình bạn “sâu sắc”, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm 19/9.

“Nhìn về tương lai, Trung Quốc và Mỹ là hai nước lớn, chịu trách nhiệm quan trọng hơn đối với hòa bình, ổn định và phát triển thế giới”, ông Tập nói.

“Hai nước nên và phải đạt được sự tôn trọng lẫn nhau, chung sống hòa bình và hợp tác cùng có lợi”.

Lời kêu gọi của ông về mối quan hệ ổn định và hòa bình này được đưa ra sau một loạt cuộc gặp và đàm phán giữa các quan chức Mỹ và Trung Quốc trong những tháng gần đây nhằm giảm căng thẳng và khôi phục các kênh liên lạc, bao gồm cả liên lạc giữa quân đội hai nước.

Nhóm Tình nguyện viên Hoa Kỳ (AVG), còn gọi là Phi Hổ, là một nhóm phi công chiến đấu bao gồm các cựu phi công Hoa Kỳ được Trung Hoa Dân Quốc do Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch lãnh đạo thuê để chiến đấu chống lại Nhật Bản vào năm 1941-42.

Các phi công Phi Hổ lái những chiếc máy bay có biểu tượng đầu cá mập, nổi tiếng ở Trung Quốc vì những chiến công dũng cảm của họ khi đối mặt với lực lượng mạnh mẽ hơn của Nhật Bản. Máy bay của họ cất cánh từ những đường băng thô sơ do người Trung Quốc lát bằng tay ở nông thôn.

Phó Chủ tịch Trung Quốc Hàn Chính nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bên lề Đại hội đồng LHQ hôm 18/9 rằng: “Hiện tại, quan hệ Trung-Mỹ đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức”.

“Thế giới cần mối quan hệ Trung-Mỹ ổn định và lành mạnh”, ông Hàn nói.

https://www.voatiengviet.com/a/ong-tap-can-binh-trung-quoc-my-nen-va-phai-cung-ton-tai-hoa-binh/7274361.html


Biden thúc đẩy viện trợ, dân chủ cho Ukraina khi Trung Quốc và Nga bỏ qua Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc

Liên Thành 

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/09/anh-man-hinh-2023-09-19-luc-082207.png

Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Kiev ngày 20/2. (Ảnh: Guardian). 

Tổng thống Joe Biden sẽ phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào thứ Ba, nơi ông có kế hoạch thúc đẩy dân chủ và vận động tăng cường hỗ trợ cho Ukraina.

Đối với ông Biden, đây là một cơ hội khác để thúc đẩy các ý tưởng ngoại giao và dân chủ chống lại những ý tưởng của các chế độ chuyên quyền hung hãn, như ông đã làm tại Hội nghị thượng đỉnh G20 gần đây, vào đầu tháng này.

″Ông Biden sẽ vạch ra cho thế giới những bước đi mà ông và chính quyền của ông đã thực hiện nhằm nâng cao tầm nhìn về sự lãnh đạo của Mỹ, được xây dựng trên tiền đề hợp tác với những nước khác, để giải quyết những vấn đề cấp bách nhất của thế giới”, cố vấn an ninh quốc gia của Tòa Bạch Ốc Jake Sullivan cho biết trong một cuộc họp ngắn hôm thứ Sáu.

Các nhà lãnh đạo của ít nhất 145 quốc gia dự kiến ​​​​sẽ tham dự, ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ đáng chú ý: Pháp, Anh, Trung Quốc và Nga đều sẽ vắng mặt, nghĩa là 4 trong số 5 quốc gia giữ ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ không tham dự.

Sự vắng mặt của Trung Quốc và Nga mang lại cho ông Biden cơ hội thúc đẩy mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và các quốc gia đang phát triển nhỏ hơn tham dự Liên hợp quốc nhưng không được mời tham gia các hoạt động quốc tế khác.

Ông Biden dự kiến ​​sẽ gặp Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva của Brazil vào thứ Tư, một nhà lãnh đạo chủ chốt ở miền Nam toàn cầu – người đề xuất các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraina. Lula cho rằng, Mỹ và các quốc gia phương Tây khác đang kéo dài cuộc chiến bằng sự hỗ trợ quốc phòng của họ.

Tổng thống cũng sẽ gặp lãnh đạo của 5 quốc gia Trung Á gồm Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan, đánh dấu lần đầu tiên một tổng thống Mỹ làm việc này. Ông cũng sẽ gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, lần đầu tiên hai người gặp nhau kể từ khi thủ tướng tái đắc cử vào mùa thu năm ngoái.

Đây sẽ là lần đầu tiên Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelenskyy trực tiếp tham dự hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc kể từ khi chiến tranh bắt đầu. Ông ấy đã có một bài phát biểu được ghi âm trước, tại phiên họp năm ngoái.

“Tổng thống Biden mong muốn được nghe quan điểm của Tổng thống Zelenskyy về tất cả những điều này và tái khẳng định với thế giới và Hoa Kỳ, đối với người dân Mỹ cam kết của ông ấy trong việc tiếp tục dẫn đầu thế giới trong việc hỗ trợ Ukraina”, ông Sullivan nói.

Ông Sullivan cho biết, một “phần quan trọng” trong bài phát biểu của ông Biden trước Đại hội đồng vào thứ Ba sẽ được dành cho cuộc chiến ở Ukraina.

“Ông ấy sẽ nói về thực tế cơ bản là Hiến chương Liên Hợp Quốc… đề cập đến đề xuất cơ bản rằng các quốc gia không thể tấn công các nước láng giềng và cướp lãnh thổ của họ bằng vũ lực”, ông Sullivan nói, đề cập đến việc Nga xâm lược Ukraina. “Đó cũng là đề xuất cốt lõi của tuyên bố G-20 cuối tuần trước”.

Thông điệp ủng hộ Ukraina của Biden rất phức tạp bởi thực tế là một số đảng viên Cộng hòa có đường lối cứng rắn trong Quốc hội đang tích cực phản đối việc cấp thêm viện trợ.

Tòa Bạch Ốc đang tìm kiếm khoản viện trợ bổ sung trị giá 24 tỷ USD cho Ukraina mà họ hy vọng sẽ được thông qua cùng với một nghị quyết tiếp tục giữ chính phủ cởi mở trong khi các cuộc đàm phán ngân sách vẫn tiếp tục. Biện pháp này nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng tại Thượng viện nhưng vẫn bị giữ lại tại Hạ viện, nơi một số thành viên, như Hạ nghị sĩ Marjorie Taylor Greene – đảng Công hòa, sẽ không hỗ trợ bất kỳ viện trợ bổ sung nào.

Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đang ở vào tình thế bấp bênh về vấn đề Ukraina khi đa số mỏng manh của ông đặt ông theo ý muốn bất chợt của các thành viên trong cuộc họp kín của mình. Những người bảo thủ đã chùn bước trước đề xuất của McCarthy vào tuần trước về việc kết hợp viện trợ của Ukraina với nguồn tài trợ bổ sung cho biên giới.

Zelenskyy sẽ tới Washington, DC vào thứ Năm để gặp ông Biden tại Tòa Bạch Ốc và nói chuyện với các nhà lập pháp. Không giống như chuyến thăm vào tháng 12 , Zelenskyy sẽ không phát biểu tại phiên họp chung của Quốc hội. Hạ nghị sĩ Mike Turner, Đảng Cộng hòa, chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện, cho biết ông Zelenskyy sẽ “rất, rất có sức thuyết phục”.

“Ông Zelenskyy là một người phát ngôn tuyệt vời”, Turner nói trên CBS News hôm Chủ nhật. “ÔNg ấy thực sự thúc đẩy vấn đề tốt hơn bất cứ ai”.

Đó là quan điểm mà Tòa Bạch Ốc đồng ý.

“Trong suốt 18, 19 tháng qua, ông ấy đã chứng minh rằng không có lời biện hộ nào tốt hơn cho đất nước, người dân của ông ấy cũng như nhu cầu cấp bách và liên tục đối với các quốc gia, như Hoa Kỳ cũng như các đồng minh và đối tác của chúng tôi, để đẩy mạnh hoạt động. để cung cấp các công cụ và nguồn lực cần thiết mà Ukraina cần”, ông Sullivan nói.


Đài Loan thử nghiệm tàu ngầm tự đóng đầu tiên trong bối cảnh bị Trung Quốc đe dọa xâm lược

Đài Loan thử nghiệm tàu ngầm tự đóng đầu tiên trong bối cảnh bị Trung Quốc đe dọa xâm lược

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tham dự buổi lễ tự đóng tàu ngầm trong nước, tại nhà máy đóng tàu CSBC ở Cao Hùng vào ngày 24/11/2020. (Ảnh: SAM YEH/AFP qua Getty Images) 

Tuần tới, Đài Loan sẽ bắt đầu thử nghiệm tàu ngầm phòng thủ tự đóng trong nước (IDS) đầu tiên; con tàu được thiết kế để ngăn chặn Trung Quốc phong tỏa hòn đảo tự trị, theo thông tin từ một quan chức quốc phòng Đài Loan vào thứ 3 (19/9).

Đô đốc Huang Shu-kuang – người phụ trách dự án IDS – cho biết Đài Loan sẽ thử nghiệm chiếc tàu ngầm tự đóng đầu tiên vào ngày 28/9 tới đây, với các cuộc kiểm tra nghiệm thu tại cảng dự kiến bắt đầu vào ngày 1/10.

Theo kế hoạch, các cuộc kiểm tra này sẽ kết thúc vào ngày 1/4/2024. Con tàu sẽ trải qua các cuộc kiểm tra nghiệm thu trên biển trước khi được bàn giao cho hải quân Đài Loan vào năm tới.

“Không có mốc thời gian cố định cho các cuộc thử nghiệm trên biển, vì đây là tàu ngầm đầu tiên của chúng tôi, nhưng chúng tôi hy vọng sẽ bàn giao nó cho hải quân trong năm tới”, Đô đốc Huang cho biết trong cuộc phỏng vấn với Nikkei Asia hôm 14/9.

Theo Nikkei Asia, chiếc tàu ngầm động cơ diesel đầu tiên của Đài Loan sẽ được trang bị ngư lôi tác chiến chống ngầm và chống tàu mặt nước MK-48 của Lockheed Martin (công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ).

Đô đốc Huang cho biết Đài Loan có kế hoạch đóng thêm 7 tàu ngầm nữa. Hiện quốc đảo có 2 tàu ngầm sẵn sàng chiến đấu; chúng là một phiên bản của tàu ngầm lớp Zwaardvis mua từ Hà Lan vào những năm 1980.

Ngăn chặn việc bị Trung Quốc bao vây

Đài Loan muốn sử dụng tàu ngầm để đối phó với sự bao vây từ Trung Quốc và ngăn chặn mọi nỗ lực xâm lược. Đô đốc Huang cho rằng việc chặn quân đội Trung Quốc tiếp cận “chuỗi đảo đầu tiên” sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn để các quốc gia khác có thể hỗ trợ Đài Bắc.

Đô đốc nói: “Cuộc tấn công càng kéo dài thì điều đó càng tồi tệ đối với Trung Quốc, bởi vì thế giới, gồm cả Nhật Bản, sẽ có nhiều khả năng can thiệp hơn”.

Đô đốc Huang cho hay chiến lược phòng thủ của Đài Loan tập trung vào vùng biển phía đông bắc hòn đảo và eo biển Bashi – hành lang giữa đảo Mavulis của Philippines và đảo Orchid của Đài Loan. Ông tin rằng Trung Quốc có thể sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ của Nga ở Biển Hoa Đông.

“Trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công quy mô lớn, Trung Quốc có thể sẽ dựa vào Nga để điều hải quân của họ đến Biển Hoa Đông, từ đó chặn sự hỗ trợ của Nhật Bản và Mỹ [dành cho Đài Loan]. Họ sẽ muốn cô lập Đài Loan và kết thúc cuộc xâm lược càng sớm càng tốt”, ông nói.

Đô đốc Huang nói thêm: “Đài Loan không thể bị Trung Quốc bao vây từ mọi phía. Nếu không, chúng tôi sẽ bị diệt vong”.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn luôn tuyên bố Đài Loan là lãnh thổ của họ và sẽ sáp nhập hòn đảo bằng vũ lực nếu cần thiết. Bắc Kinh sở hữu lực lượng hải quân đang ngày càng lớn mạnh với hơn 50 tàu ngầm, trong đó có cả các tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Phó Đô đốc Karl Thomas – chỉ huy Hạm đội 7 của Hoa Kỳ – cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Wall Street Journal hồi tháng 9 năm ngoái rằng, Trung Quốc có “lực lượng hải quân rất lớn”, có thể “bắt nạt Đài Loan, đưa tàu đi vòng quanh Đài Loan”.

Ông Thomas không thể dự đoán liệu chính quyền Trung Quốc sẽ phong tỏa hay tiến hành một cuộc tấn công toàn diện chống lại Đài Loan, nhưng cho biết hải quân Hoa Kỳ đã chuẩn bị cho mọi tình huống.

“Rõ ràng, nếu họ làm điều gì đó phi sát thương, quý vị biết đấy, việc phong tỏa sẽ ít sát thương hơn, thì điều đó sẽ cho phép cộng đồng quốc tế cân nhắc và hợp tác để giải quyết thách thức đó”, ông nói.

Vượt khó để có được nguồn cung linh kiện

Đài Loan đã xây dựng và thực hiện dự án tự đóng tàu ngầm – một dự án đắt đỏ và tốn thời gian – sau khi bị ĐCSTQ ngăn chặn việc mua tàu từ các quốc gia khác. Bắc Kinh đã gây áp lực kinh tế và ngoại giao lên các nước khác, buộc những nước này không bán tàu cho Đài Bắc.

Đô đốc Huang cho biết ông đã sử dụng một “chiến lược hợp pháp và không chính thức”, bao gồm việc tận dụng các mối quan hệ với các lực lượng vũ trang, cũng như các công ty quốc phòng và an ninh nước ngoài.

“Đối với mỗi bộ phận hay linh kiện, chúng tôi đã liên hệ với 3 nhà cung cấp, vì một số sẽ từ chối chúng tôi. Họ cũng tính phí cao hơn so với các giao dịch chính thức”, Đô đốc Huang nói với Nikkei Asia.

Ông nói thêm: “Có những lần chúng tôi mất khoảng nửa năm để đạt được thỏa thuận và đối tác đã rút lui vào thời điểm ngay trước khi hợp đồng được ký kết, chính xác là rút lui vào phút cuối do áp lực chính trị [từ Trung Quốc]”.

Đài Loan bắt đầu chế tạo tàu ngầm của riêng mình vào năm 2020 tại thành phố cảng Cao Hùng. Chi phí đóng 8 tàu ngầm theo chương trình IDS ước tính lên tới 16 tỷ USD.

Xuân Hoa biên dịch


Pháp: Vua Charles đệ tam bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước

Thanh Phương /RFI

20/9/2023

Vua Charles đệ tam của Anh Quốc hôm nay, 20/09/2023, bắt đầu chuyến viếng thăm cấp Nhà nước kéo dài 3 ngày tại Pháp, nhằm đánh dấu việc khôi phục tình hữu nghị Pháp-Anh sau những năm quan hệ song phương gặp nhiều xáo trộn, chủ yếu là do Brexit.   

Quốc kỳ Anh trước Điện Invalides, Paris, Pháp, nhân chuyến thăm Pháp của vua Charles III, ngày 20/09/2023.

Quốc kỳ Anh trước Điện Invalides, Paris, Pháp, nhân chuyến thăm Pháp của vua Charles III, ngày 20/09/2023. AFP – DIMITAR DILKOFF 

Chuyến đi ban đầu được dự kiến vào tháng 3 năm nay và sẽ là chuyến công du ngoại quốc đầu tiên của vua Charles đệ tam kể từ khi lên ngôi, nhưng đã bị đình hoãn vào giờ chót do các vụ biểu tình bạo loạn chống cải tổ hưu trí tại Pháp. Cuối cùng, quốc vương nước Anh đã đi thăm Berlin, Đức, đầu tiên.

Theo chương trình, vào lúc 15 giờ, giờ Paris, vua Charles III và hoàng hậu Camilla sẽ được tổng thống Emmanuel Macron và phu nhân Brigitte đón tiếp với nghi thức rất long trọng tại Khải Hoàn Môn ở Paris. Sau lễ châm lại ngọn lửa trên mộ Chiến sĩ vô danh, vua Charles đệ tam và tổng thống Macron, trên chiếc xe mui trần Citroen DS7, theo sau là 136 kỵ binh của đội Vệ binh Cộng hòa, sẽ đi trên đại lộ Champs-Elysée, được mệnh danh “đại lộ nổi tiếng nhất thế giới”, để đến điện Elysée (phủ tổng thống Pháp). Tại đây, hai vị nguyên thủ quốc gia sẽ có cuộc hội đàm riêng.

Bữa dạ tiệc quốc gia mà tổng thống Macron khoản đãi vua Charles III sẽ được tổ chức tại Phòng Gương của Cung điện Versailles. Đây là nơi mà cố nữ hoàng Elizabeth đệ nhị đã được mời đến ăn trưa khi đến thăm Pháp vào năm 1957 và sau đó bà đã trở lại vào năm 1972.

Ngày mai, 21/09, vua Charles đệ tam sẽ là quốc vương đầu tiên của Anh Quốc đến phát biểu tại Thượng Viện Pháp. Theo dự kiến, ông sẽ đề cập đến vấn đề môi trường trong một cuộc thảo luận bàn tròn về biến đổi khí hậu sẽ được tổ chức tại Viện Bảo tàng Quốc gia Lịch sử Thiên nhiên tại Paris, với sự hiện diện của tổng thống Macron. Đây cũng sẽ là chủ đề mà vua Charles đệ tam nêu lên khi đến thăm Bordeaux vào thứ Sáu 22/09.

Để bảo vệ an ninh cho chuyến thăm cấp Nhà nước của vua Anh Quốc, 8.000 cảnh sát và hiến binh Pháp được huy động trong ngày hôm nay. Lực lượng an ninh sẽ tăng lên thành 12.000 người vào hôm thứ Sáu, vì đó cũng là ngày mà giáo hoàng Phanxicô đến thăm thành phố Marseille.


Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc : Một diễn đàn không còn hấp dẫn ?

Minh Anh /RFI

20/9/2023

Ngày 19/09/2023, Liên Hiệp Quốc khai mạc khóa họp Đại Hội Đồng thường niên lần thứ 78, với sự tham dự của 145 nguyên thủ, lãnh đạo chính phủ và khoảng 50 bộ trưởng các nước thành viên. Lãnh đạo cấp cao bốn nước Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc – bốn thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An – không đến dự. Theo giới quan sát, lãnh đạo các cường quốc ngày càng có xu hướng chọn một số thượng đỉnh, diễn đàn để xúc tiến các lợi ích quốc gia.  

Một phiên họp của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, New York, Hoa Kỳ, ngày 29/03/2023.

Một phiên họp của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, New York, Hoa Kỳ, ngày 29/03/2023. REUTERS – EDUARDO MUNOZ 

Tuần báo Pháp Courrier International mỉa mai nhận định : « Nếu như tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky, sẽ hiện diện tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ngày 19/9 ở New York, thì nhiều lãnh đạo khác của thế giới sẽ “tỏa sáng” bằng sự vắng mặt. »  

Tổng thống Mỹ Joe Biden, nước chủ nhà tiếp đón trụ sở của Liên Hiệp Quốc là nguyên thủ duy nhất trong số năm thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An sẽ hiện diện và có bài phát biểu. Tổng thống Nga, chủ tịch Trung Quốc, tổng thống Pháp, thủ tướng Anh không đến dự, hoặc vì không còn thiết tha với diễn đàn Liên Hiệp Quốc, hoặc vì tình hình chính trị, đối ngoại…  

Cuộc họp năm nay diễn ra trong bối cảnh tình hình địa chính trị thế giới có nhiều biến động, từ nguy cơ chiến tranh Ukraina kéo dài, những rủi ro mất an ninh ở Biển Đông, các cuộc đảo chính và tình hình bất ổn ở châu Phi hay vùng Kavkaz…   

Những bất ổn trên có nguy cơ tác động tiêu cực đến gần như toàn bộ các mục tiêu phát triển bền vững được đề ra. Theo một báo cáo gần đây từ Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc (Unicef), trên thế giới có khoảng 330 triệu trẻ em sống trong tình cảnh cực nghèo, trong số này, 40% là ở châu Phi vùng hạ Sahara. Chương trình Lương thực Thế giới vừa thông báo rằng 24 triệu người có nguy cơ rơi vào cảnh bất an lương thực nghiêm trọng.   

Do vậy, báo Pháp Les Echos nhận định, sự vắng mặt của lãnh đạo hai trong số ba nền dân chủ (Anh, Pháp) trong phiên họp năm nay đang làm xói mòn uy tín của định chế, ngày càng tỏ ra bất lực trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng trên toàn cầu.   

Trả lời nhật báo kinh tế Pháp, cựu đại sứ Pháp Michel Duclos, cố vấn đặc biệt cho Viện Montaigne, nhận định, việc cải tổ và mở rộng Hội Đồng Bảo An giờ phải là một ưu tiên. Theo ông, định chế này đã « bị Nga và Trung Quốc phá hoại từ nhiều năm qua và vai trò của Hội Đồng Bảo An ngày càng bị gạt sang bên lề, trong khi Anh và Pháp lại tỏ ra nhẫn nhịn cam chịu ».  

Mỗi nước một diễn đàn  

Một quan điểm cũng được bà Chloé Maurel, chuyên gia về Liên Hiệp Quốc đồng chia sẻ trên trang mạng La Nouvelle République. Việc Nga và Trung Quốc thường xuyên sử dụng quyền phủ quyết đã « gây cản trở cho việc thực hiện các nhiệm vụ gìn hòa bình, bất kể là ở Syria, Ukraina hay như trong nhiều cuộc xung đột dữ dội khác tại châu Phi ».  

Tuy nhiên, theo giới quan sát, nguyên thủ và lãnh đạo các nước lớn hiện có xu hướng chọn diễn đàn tùy thuộc vào các ưu tiên chiến lược đã được vạch định. Những cuộc họp cấp cao quốc tế gia tăng nhiều những tháng gần đây là một ví dụ điển hình.   

Trung Quốc của Tập Cận Bình đã thành công trong việc mở rộng nhóm BRICS nhưng lại vắng mặt ở thượng đỉnh G20 kết thúc ở New Delhi. Một diễn đàn mà Ấn Độ của thủ tướng Narendra Modi tự cho là đã gặt hái nhiều thắng lợi với việc đón thêm thành viên mới là khối Liên Hiệp Châu Phi ; và vấn đề Ukraina gây chia rẽ cũng như là năng lượng hóa thạch đã bị giảm thiểu trong thông cáo chung.  

Về phần Pháp, tổng thống Macron hài lòng với hai cuộc họp thượng đỉnh quốc tế : Diễn đàn Paris vì Hòa bình (tháng 11/2022) và Thượng đỉnh Paris cho một Hiệp ước mới về Tài chính Quốc tế  (6/2023), hậu thuẫn cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và chống nghèo khổ.   

Tóm lại, mỗi cường quốc một diễn đàn. Dù vậy, một nguyên thủ vẫn tỏ rõ quyết tâm không muốn bỏ lỡ cuộc hẹn với các đồng nhiệm khác ở New York tuần này : Volodymyr Zelensky, tổng thống Ukraina, Les Echos chua chát kết luận !  


ASEAN lần đầu tiên tổ chức diễn tập quân sự ở Biển Đông

Trọng Thành /RFI

20/9/2023

Lần đầu tiên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tổ chức diễn tập quân sự. Cuộc tập trận ASEAN Solidarity Exercices-1 (gọi tắt là ASEX 01-Natuna) 5 ngày, khai mạc hôm nay, 19/09/2023, diễn ra tại khu vực ngoài khơi phía nam quần đảo Natuna của Indonesia, sát với khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Theo nhiều nhà quan sát, cuộc diễn tập quân sự đầu tiên này là một tín hiệu ‘‘đoàn kết’’ của ASEAN gửi đến Bắc Kinh. 

Lực lượng Vũ trang Indonesia trong lễ khai mạc cuộc tập trận quân sự ASEAN Solidarity Exercise tại cảng Batu Ampar, đảo Batam, Indonesia, ngày 19/09/2023.

Lực lượng Vũ trang Indonesia trong lễ khai mạc cuộc tập trận quân sự ASEAN Solidarity Exercise tại cảng Batu Ampar, đảo Batam, Indonesia, ngày 19/09/2023. AP – Andaru Kz 

Theo Reuters, quân đội Indonesia thông báo đây là một đợt diễn tập ‘‘không bao gồm các bài tập chiến đấu, nhằm mục đích phát triển các kỹ năng quân sự phối hợp, bao gồm an ninh hàng hải và tuần tra cũng như phân phối hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai’’. Các thành viên ASEAN đều cử lực lượng quân đội tham gia. Riêng Miến Điện chỉ cử tùy viên quân sự. Cuộc tập trận ASEX 01-Natuna lần này có sự hiện diện của năm tàu chiến từ Indonesia, Brunei, Malaysia và Singapore. Không quân Indonesia cử trực thăng tham gia.

Trả lời báo giới tại lễ khai mạc cuộc diễn tập ở đảo Batam (Indonesia), giáp với Singapore, tư lệnh quân đội Indonesia Margono Yudo nhấn mạnh : ‘‘Bằng cách đoàn kết, chúng ta có thể duy trì sự ổn định trong khu vực vì lợi ích của người dân”. Theo AP, khi được hỏi liệu ASEAN có gửi đi một thông điệp mạnh mẽ hơn chống lại các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông hay không, tư lệnh Margono trả lời: ‘‘Chúng tôi có lập trường vững chắc về vấn đề này’’, đồng thời cho biết thêm là khối ASEAN đã đồng ý tổ chức các cuộc diễn tập quân sự hàng năm. Trong tương lai, diễn tập sẽ được mở rộng hơn với các cuộc tập trận toàn diện với sự tham gia của lục quân, hải quân và không quân.

Về địa điểm của ASEAN Solidarity Exercices-1, sau cuộc hội đàm giữa các lãnh đạo quân sự ASEAN vào tháng 6/2023, khối dự định tổ chức ở vùng biển bắc Natuna, nơi Trung Quốc thỉnh thoảng đưa tàu tuần tra tới để khẳng định yêu sách ‘‘chủ quyền lịch sử’’ đối với khu vực này. Tuy nhiên, Indonesia – quốc gia chủ tịch luân phiên ASEAN năm nay – đã quyết định chuyển địa điểm tập trận tới vùng biển Nam Natuna.

Trả lời báo Nhật Nikkei Asia hôm qua, nhà nghiên cứu Muhammad Waffaa Kharisma, làm việc tại cơ sở ở Jakarta của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), khẳng định cuộc diễn tập quân sự này mang lại ‘‘một luồng sinh khí mới’’ cho ASEAN trong bối cảnh khối này đang lâm vào tình trạng ‘‘trì trệ và bế tắc’’ trong nhiều hồ sơ, như đàm phán kéo dài giữa ASEAN và Trung Quốc về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông, và cuộc khủng hoảng Miến Điện sau cuộc đảo chính quân sự đầu 2021. Nhà nghiên cứu CSIS khẳng định : ‘‘Cuộc tập trận báo hiệu với các nước ngoài ASEAN là khối các nước Đông Nam Á có thể đoàn kết và có khả năng tiến hành các hoạt động mang tính chiến lược”.


Thời sự Thứ Năm 14/9/2023: *Nhật giữ an ninh với Đài Loan chọc giận TQ *Ukraine kêu gọi chiến đấu với Nga *Tân thủ tướng Cam Bốt đến TQ *Bắc Hàn thề bảo vệ ‘công lý quốc tế’, thách thức phương Tây *TQ phải chấm dứt ngoại giao cưỡng bức *Google bị chính phủ Mỹ kiện độc quyền *Huawei rớt khỏi Top 500 ở TQ 2023

Thursday, September 14th, 2023

Võ Thái Hà tổng hơp


Nhật nâng cao quan hệ an ninh với Đài Loan, có khả năng chọc giận Trung Quốc 

14/9/2023 

Reuters 

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida họp báo tại Tokyo ngày 13/9/2023 công bố việc bổ nhiệm tân Ngoại trưởng và tân Bộ trưởng Quốc phòng.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida họp báo tại Tokyo ngày 13/9/2023 công bố việc bổ nhiệm tân Ngoại trưởng và tân Bộ trưởng Quốc phòng. 

(more…)

Thời sự quốc tế và Việt Nam ngày 10/9/2023: *TBT CSVN chủ trì Lễ tiếp đón chính thức TT Hoa Kỳ Joe Biden *Dân biểu Mỹ hối thúc TT Biden nêu vấn đề nhân quyền *CSVN càng đi với Mỹ, càng đàn áp bất đồng chính kiến! *Việt Nam thả TNLT Nguyễn Bắc Truyển sang Đức *Vì sao Hà Nội cần nâng cấp quan hệ với Mỹ? *Việt Nam và Phi Luật Tân Ký Hiệp Định Về Gạo *Phi Luật Tân Phản Đối “Các Tàu Dân Quân” ở Biển Đông

Sunday, September 10th, 2023

Hôm nay 10/9/2023, Tổng Bí Thư CSVN Nguyễn Phú Trọng chủ trì Lễ tiếp đón chính thức Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden

vnp_1mot.jpg

Chiều 10/9, Lễ đón chính thức Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia.

(more…)

Thời sự Thứ Tư 06/9/2023: *Mỹ cảnh cáo Triều Tiên phải ‘trả giá’ *Nga nói Đông Nam Ukraine hiện là tâm điểm giao tranh *Ukraine tiến được 7 km trong khu vực Zaporizhzhia (ISW), Ukraine mất Challenger 2 đầu tiên, TT Zelensky thăm tiền tuyến Donetsk *Myanmar không được làm chủ tịch luân phiên ASEAN *Lập pháp châu Phi ủng hộ TT Đài Loan tới Eswatini

Wednesday, September 6th, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


Mỹ cảnh cáo Triều Tiên phải ‘trả giá’ nếu cấp vũ khí cho Nga 

06/9/2023 – Reuters 

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan, ngày 5/9/2023, kêu gọi Triều Tiên tuân thủ các cam kết công khai không cung cấp vũ khí cho Nga.

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan, ngày 5/9/2023, kêu gọi Triều Tiên tuân thủ các cam kết công khai không cung cấp vũ khí cho Nga. 

(more…)

Thời sự Thứ Tư 23/8/2023: *TT Biden sẽ đi Ấn Độ dự thượng đỉnh G20 *Ấn Độ thành công đổ bộ vùng cực nam mặt trăng *Tòa án Mỹ không công nhận bản quyền do AI tạo ra *8 ứng viên CH sẽ tranh biện tổng thống *Biển Đông: Trung Quốc Philippines đối đầu ở bãi Cỏ Mây *Tòa Bạch Ốc: Cuộc chiến Ukraine-Nga không ‘bế tắc’ *Chia rẽ trong BRICS

Wednesday, August 23rd, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


TT Biden sẽ đi Ấn Độ dự thượng đỉnh G20, Phó TT Harris sẽ dự thượng đỉnh Mỹ-ASEAN ở Indonesia 

23/8/2023 

AP 

Tổng thống Joe Biden đọc thông điệp Liên bang với sự tham dự của Phó Tổng thống Kamala Harris tại phiên họp lưỡng viện Mỹ ngày 7/2/2023.

Tổng thống Joe Biden đọc thông điệp Liên bang với sự tham dự của Phó Tổng thống Kamala Harris tại phiên họp lưỡng viện Mỹ ngày 7/2/2023. 

Tòa Bạch Ốc ngày 22/8 loan báo Tổng thống Joe Biden sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 vào tháng tới tại New Delhi, Ấn Độ.

(more…)