Thế giới đứng trước bờ vực khi Đài Loan thừa nhận quân đội Mỹ đồn trú ở biên giới Trung Quốc

Wednesday, March 20th, 2024

Theo Đài Bắc, quân đội Mỹ sẽ đóng quân vĩnh viễn tại Đài Loan, khiến căng thẳng với Trung Quốc tăng vọt khi Tập Cận Bình thèm muốn hòn đảo này.

Bởi LUCY SARRET

Thứ 4, 20/03/2024 |

Căng thẳng có thể leo thang giữa Trung Quốc và Đài Loan vì điều này (Ảnh: Getty)

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ tư 20 tháng 3 năm 2024: Võ Văn Thưởng từ chức *TQ và đườngbổ sung Vịnh Bắc Bộ *Nhà hoạt động Khmer Krom *Luận tội bà Trương Mỹ Lan

Wednesday, March 20th, 2024

Quê Hương tổng hợp


Việt Nam: Chủ tịch Võ Văn Thưởng từ chức

Thanh Phương /RFI – 20/3/2024

Theo báo chí trong nước, hôm nay, 20/03/2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đã “đồng ý để chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ” trong Đảng. 

Chủ tịch Việt Nam Võ Văn Thưởng. Ảnh chụp ngày 21/03/2023 tại Hà Nội.

Chủ tịch Việt Nam Võ Văn Thưởng. Ảnh chụp ngày 21/03/2023 tại Hà Nội. AP – Hau Dinh 

(more…)

Ngoại Trưởng Mỹ Blinken đến Hàn Quốc để tham dự hội nghị thượng đỉnh Dân Chủ – AFP

Sunday, March 17th, 2024

AFP – 17/3/2024

Blinken hạ cánh chiều chủ nhật tại Hàn Quốc

Máy bay của NT Blinken hạ cánh vào chiều Chủ nhật tại Hàn Quốc © Jung Yeon-je

(more…)

Singapore ngăn chặn hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc

Wednesday, February 28th, 2024

Nguồn:, “Singapore cracks down on Chinese influence.” The Economist, 08/02/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

28/02/2024

” Lằn ranh nhập nhằng giữa nhà nước Trung Quốc, văn hóa Trung Quốc, và dân tộc Trung Quốc chắc chắn sẽ đặt ra câu hỏi về lòng trung thành và bản sắc của hàng chục triệu công dân gốc Hoa ở các nước Đông Nam Á. Điều này gây ra những lo ngại đặc biệt nghiêm trọng ở Singapore. Đây là nước duy nhất ở khu vực có đa số người Hoa sinh sống, còn người Mã Lai, người Ấn, và những dân tộc khác chỉ là thiểu số. Singapore là nước hiếm hoi được thành lập dựa trên nguyên tắc đa chủng tộc. Bản sắc chủng tộc được tôn vinh nhưng nhà nước đòi hỏi và quản lý sự hòa hợp giữa các sắc tộc”.

https://www.economist.com/cdn-cgi/image/width=960,quality=80,format=auto/content-assets/images/20240210_ASD001.jpg
(more…)

Nga xâm lược Ukraine đã định hình Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương như thế nào?

Monday, February 26th, 2024

Hoành Sơn lược dịch – 25/02/2024

Lời người post: Cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine bắt đầu ngày 24/02/022 đến nay  đúng 2 năm, không những nó bới tung trật tự quốc tế ở Châu Âu-Đại Tây Dương mà còn nổi lên những vấn đề an ninh ở Ấn Độ -Thái Bình Dương, đặc biệt là xung quanh Đài Loan và Hàn Quốc.

Cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine bắt đầu ngày 24/02/2022 đến nay là tròn 2 năm. Nó không những xáo trộn trật tự mới quốc tế ở khu vực Châu Âu-Đại Tây Dương mà còn làm nổi lên tình hình an ninh tiến thoái lưỡng nan ở Ấn Độ -Thái Bình Dương, đặc biệt là xung quanh Đài Loan và Hàn Quốc.

https://lh3.googleusercontent.com/pw/ABLVV85kWJ_HMibkss8LvTigrYnNDe13ltZCRPxTKNXpRWLQPgD-FD7FWjLHnXIiOZ-tgV7I5vpCayYDshzy4R-DSktbAkcdC3niS6wM6G8CV8zw4hmNcGRSEUvhsz4_xp9C5plxj_HbnPsL2ye7aQRJG5fZOg=w687-h345-s-no?authuser=0
(more…)

Thời sự Thứ Hai 26/02/2024: *05 hàng không mẫu hạm Mỹ đến Thái Bình Dương *Houthi nhắm vào tàu do Mỹ sở hữu *Tổng thống Pháp sẽ thăm Ukraine với gói viện trợ *FBI: hoạt động gián điệp mạng TQ lớn nhất thế giới *Israel tấn công sâu vào Lebanon *Hàng rào nổi chặn vào Bãi cạn Scarborough *Châu Âu tổ chức thượng đỉnh về Ukraine *Thụy Điển sẽ gia nhập NATO, Hungary chấp thuận…

Monday, February 26th, 2024

Võ Thái Hà tổng hợp


Mỹ gởi 5 hàng không mẫu hạm đến Thái Bình Dương : Răn đe quá mức ?

Minh Anh / RFI – 26/02/2024

Gần một nửa trong số hàng không mẫu hạm của Mỹ có thể sớm được triển khai cùng lúc ở Thái Bình Dương. Tuy nhiên, hành động « phô trương sức mạnh » nhằm trấn an các đồng minh rằng Hoa Kỳ không bị dàn trải quá mức, lại có thể gây phản tác dụng. 

Ảnh minh họa: Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan tại vùng Biển Đông ngày 07/10/2019.

Ảnh minh họa: Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan tại vùng Biển Đông ngày 07/10/2019. AFP – ERWIN JACOB V. MICIANO 

(more…)

Mỹ-Đài Loan: Tại sao nhiều nghị sĩ tới Đài Bắc?

Sunday, February 25th, 2024

Bởi Rupert Wingfield-Hayes BBC News, Đài Loan

EPA Đài Loan giơ biểu ngữ trong cuộc biểu tình phản đối chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi, tại Đài Bắc, Đài Loan, ngày 02 tháng 8 năm 2022.

EPANgười biểu tình trước chuyến thăm của Nancy Pelosi vào năm 2022

(more…)

Thời sự Thứ sáu 23/02/2024: *TQ hủy hoại hơn 20.000 hecta rạn san hô *Mỹ trừng phạt hơn 500 mục tiêu theo Nga *Phi thuyền tư nhân Mỹ đáp thành công xuống mặt trăng sau nửa thế kỷ *ECB thông báo lỗ kể từ năm 2004 * TQ lo ngại lệnh trừng phạt từ Mỹ *Biden xóa nợ sinh viên hơn 1 tỷ USD *TQ gọi Trump là “đồng chí Xuyên Kiến Quốc”? *Kế hoạch hậu chiến của Netanyahu tìm kiếm vùng đệm an ninh ở Gaza, ngược với chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ

Friday, February 23rd, 2024

Võ Thái Hà tổng hợp


Biển Đông : Trung Quốc hủy hoại hơn 20.000 hecta rạn san hô

Thu Hằng /RFI – 23/02/2024

Trung Quốc là nước gây ra thiệt hại nặng nề nhất về sinh thái trong nhiều khu vực ở Biển Đông thông qua hoạt động nạo vét và đánh bắt hủy diệt. Trong buổi họp báo tại Manila (Philippines), được trang GMA trích dẫn ngày 22/02/2024, giới chuyên gia cho rằng « nhìn vào quy mô hiện nay, phải mất vài thập niên để các rạn san hô hồi phục » và cách duy nhất là « thuyết phục Trung Quốc ngừng hoạt động phá hủy này ». 

Chinese structures and buildings on the man-made Fiery Cross Reef at the disputed Spratlys group of islands in the South China Sea are seen on March 20, 2022. The Philippine government has summoned a

Đảo Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa, Biển Đông với những công trình được Trung Quốc xây dựng cải tạo trên đảo, chụp ngày 20/03/2022. AP – Aaron Favila 

(more…)

K-defense: Ngành công nghiệp vũ khí của Nam Hàn (Hàn Quốc) vươn ra toàn cầu

Thursday, February 22nd, 2024
(more…)

Hoa Kỳ trước thời điểm quyết định cho chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương

Thursday, February 22nd, 2024

Thanh Hà /RFI – 22/02/2024

” Cho đến nay sự hiện diện của Hải Quân Nga và Trung Quốc gần sát lãnh hải của Mỹ không phải là một mối đe dọa, nhưng thể hiện quyết tâm của trục Matxcơva – Bắc Kinh « muốn thách thức Hoa Kỳ ngoài phạm vi vùng tây Thái Bình Dương, gần sát lãnh thổ của Hoa Kỳ ». Điều đó cũng chứng tỏ là Vladimir Putin và Tập Cận Bình « không hài lòng với trật tự thế giới hiện tại » và sẵn sàng thách thức Mỹ trên biển.

Trong điều kiện đó, Peter Dombrowski, thuộc Học Viện Hải Quân Mỹ NWC và Simon Reich, thuộc Đại Học Rutgers bang New Jersey, kết luận : Cái khó đối với Mỹ trong mục tiêu « củng cố chiến lược Ấn Độ -Thái Bình Dương » là phải huy động thêm sức lực vào lúc mà tiềm năng quân sự của Hoa Kỳ đã bị chiến tranh Ukraina và xung đột ở Gaza cũng như tình hình ở Hồng Hải chi phối”.

Ảnh minh họa: Các trực thăng hạ cánh xuống hàng không mẫu hạm trong cuộc tập trận Malabar của Hải quân các nước Bộ Tứ (Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc) ngày 17/11/2020, trong khuôn khổ sáng kiến khu vực nhằm chống lại sự hung hăng của Trung Quốc tại Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Ảnh minh họa: Các trực thăng hạ cánh xuống hàng không mẫu hạm trong cuộc tập trận Malabar của Hải quân các nước Bộ Tứ (Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc) ngày 17/11/2020, trong khuôn khổ sáng kiến khu vực nhằm chống lại sự hung hăng của Trung Quốc tại Ấn Độ – Thái Bình Dương. AP 

Bất chấp chiến tranh Ukraina và những tính toán về địa chính trị của Nga, trong mắt các nhà chiến lược Mỹ, Trung Quốc vẫn là thách thức lớn nhất đe dọa an ninh Hoa Kỳ. Từ 2022, chính quyền Biden đã xác định rõ : Ấn Độ -Thái Bình Dương là « tâm điểm về địa chính trị của thế kỷ XXI ». Vậy Washington đã làm những gì để duy trì ảnh hưởng trong khu vực ? 

Trong bài phân tích đăng trên tạp chí chuyên đề Diplomatie số tháng 2/3, Peter Dombrowski, Học Viện Hải Quân Mỹ NWC và Simon Reich, Đại Học Rutgers bang New Jersey, đã tập trung vào vế quân sự trong tiến trình « đẩy mạnh chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương » dưới chính quyền Biden. Bài viết mang tựa đề : « Une année décisive ? L’approfondissement de la stratégie américaine dans l’Indo-Pacifique ».

Trump-Biden : « khác lọ, cùng nước » 

Mở đầu bài phân tích, hai đồng tác giả ghi nhận : « Sau những năm tháng khá lộn xộn dưới chính quyền Trump, Joe Biden đã thận trọng quay trở lại Ấn Độ -Thái Bình Dương từ khi ông lên cầm quyền vào tháng 1/2021 ». Điều bất ngờ là, khi phân tích kỹ các tài liệu về chiến lược Ấn Độ -Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, hai tác giả này đã nhận thấy « có nhiều điểm tương đồng trong cách tiếp cận về khu vực này » dưới hai chính quyền Mỹ liên tiếp. Cả hai cùng xem Ấn Độ – Thái Bình Dương là « ưu tiên hàng đầu », cùng quan niệm Hoa Kỳ phải là « cường quốc ở Thái Bình Dương và đó là điều thiết yếu ». Cả hai chính quyền Mỹ liên tiếp « cùng sẵn sàng huy động các nguồn lực ngoại giao và quân sự to lớn để khẳng định sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực ».

Tuy nhiên có hai khác biệt lớn trong cách tiếp cận của hai chính quyền Donald Trump và Joe Biden với các đối tác trong vùng : Trump có những tuyên bố ồn ào, nông nổi, thậm chí là thô bạo ngay cả với những nước đồng minh. Chính quyền Biden thì khéo léo hơn. Khác biệt thứ nhì là ông Biden « tập trung » vào việc đối phó trước một đối tượng mà Washington xem là « một mối cạnh tranh », rồi một « đối thủ » thậm chí là một « phe thù nghịch » của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ ý thức được là đã bị gắn kết quá chặt chẽ với Trung Quốc về thương mại, công nghệ và cả trong chuỗi cung ứng, cho nên đã hối hả hướng tới mục tiêu tự chủ hơn trước cường quốc kinh tế này.

Chiến lược quân sự của Mỹ ở Ấn Độ -Thái Bình Dương 

Các cuộc đối đầu về công nghệ, về kinh tế, thương mại tuy quan trọng nhưng không hiển thị rõ rệt như trong lĩnh vực quân sự. Đây chính là điểm nổi bật hơn cả trong chính sách Ấn Độ -Thái Bình Dương của tổng thống Biden.

Bởi, như một số chuyên gia về về quốc phòng của Mỹ lo ngại, « khả năng quân sự của Hoa Kỳ mà yếu đi thì đây có thể là dấu hiệu khuyến khích Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan ». Trước mắt, về quân sự, theo hai đồng tác giả bài phân tích trên tạp chí Diplomatie, Mỹ vẫn chiếm thế thượng phong tại Ấn Độ -Thái Bình Dương, cho dù « Trung Quốc đang thu hẹp khoảng cách ».

Peter Dombrowski và Simon Reich lưu ý Washington đã huy động những nguồn lực quan trọng hơn, trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong các chiến dịch bảo vệ tự do  hàng hải, chủ yếu là ở Biển Hoa Đông và Biển Đông. Chính quyền Biden tổ chức thường xuyên hơn các cuộc tập trận song phương và đa phương « tại những điểm nóng », đồng thời mở rộng hoặc thiết lập thêm nhiều căn cứ quân sự trong vùng.

Hai nhà nghiên cứu thuộc Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ NWC và Đại Học Rutgers đưa ra những thống kê cụ thể : Trong năm 2023, Nhà Trắng đầu tư « hơn 1,2 tỷ đô la vào các sáng kiến hợp tác an ninh trong khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương nhằm củng cố tiềm lực cho các đối tác, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng hải, đẩy mạnh khả năng kháng cự trước những hành vi hù dọa » (tài liệu của Bộ Quốc Phòng Mỹ ngày 27/12/2023).

Chính quyền Biden cũng đã tăng ngân sách cho chương trình mang tên PDI nhằm hỗ trợ các đối tác của Mỹ trước những « hành vi gây hấn từ phía Trung Quốc và Bắc Triều Tiên ». Ngân sách của chính phủ liên bang Mỹ 2024 dự trù hẳn một khoản hơn 9 tỷ đô la cho chương trình PDI. Nhưng đó chỉ là « một phần rất nhỏ trong ngân sách quốc phòng của Mỹ dành cho vùng Ấn Độ Thái Bình Dương ».  

Căn cứ quân sự, tiền đồn của Mỹ nếu có chiến tranh 

Ngoài các phương tiện tài chính, Hoa Kỳ cũng đã đặc biệt chú ý đến việc thiết lập, nâng cấp các căn cứ quân sự trong vùng. Hiện có khoảng 375.000 quân nhân Mỹ đang đồn trú ở các căn cứ tại Ấn Độ -Thái Bình Dương. Có thể là Washington sẽ « không tăng thêm quân » tại các căn cứ này trong những năm sắp tới.

Tuy nhiên, « chính quyền Trump và Biden cũng đã huy động nhiều phương tiện để tăng cường khả năng chiến đấu cho các lực lượng của Hoa Kỳ (…) đặc biệt là để đối phó trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công ». Không quân Mỹ dự trù trong thời gian từ « 10 đến 15 năm nữa, sẽ từng bước khởi động lại một số các căn cứ đã bị cho ngủ quên ». Peter Dombrowski và Simon Reich nhấn mạnh đến một sự tiếp nối giữa hai chính quyền Biden và Trump.

Liên quan đến các chương trình tập trận chung, hai tác giả bài viết nhận định « số lượng và địa điểm cũng như tính đa dạng trong các bài tập thể hiện tầm nhìn về chính sách đối ngoại và an ninh của một quốc gia ». Joe Biden cho mở những cuộc tập trận mới, mở rộng thêm một số khác trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương. Đây là cơ hội để các đồng minh của Mỹ như Úc, Nhật hay Ấn Độ nâng cao khả năng phối hợp hành động trong lĩnh vực phòng không, hay bổ sung những công cụ để thực hiện mục tiêu bảo vệ an ninh hàng hải và quyền tự do hàng hải. Đương nhiên các cuộc tập trận đó cũng là phương tiện răn đe trước mọi ý đồ gây hấn với các đồng minh của Hoa Kỳ.    

Trong số những hoạt động dồn dập thời gian gần đây của Hoa Kỳ ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, mọi chú ý nhắm vào các chiến dịch FONOP bảo vệ tự do hàng hải. Hai tác giả bài phân tích trên tạp chí Diplomatie nhắc lại từ 1979 Lầu Năm Góc đã khởi động các chiến dịch FONOP trong khuôn khổ Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS. Trong vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương, các chiến dịch này được tổ chức « thường xuyên hơn trong những năm gần đây : 9 lần dưới nhiệm kỳ tổng thông Donal Trump ; 19 lần trong năm 2021 và 9 lần trong năm 2022 dưới chính quyền Biden ».

Chiến lược của Mỹ bị trục Nga-Trung Quốc phá rối ?

Nhưng bước sang năm 2023, Mỹ bớt năng động trong vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương do chiến tranh Ukraina kéo dài và thêm vào đó là xung đột Israel -Hamas ở Cận Đông. Cùng lúc đó, liên hệ chặt chẽ của trục Matxcơva – Bắc Kinh khiến Washington đề cao cảnh giác.

Năm 2021, Matxcơva và Bắc Kinh đã khởi động chiến dịch thao dượt chung trên biển. Hai năm sau, Nga và Trung Quốc « tuần tra chung » ở khu vực quần đảo Aleut trong vùng biển Berings, gần Alaska của Mỹ. Lầu Năm Góc lập tức điều tàu khu trục và máy bay tuần tra P-8 Poseidon để theo dõi các hoạt động của Hải Quân Nga và Trung Quốc.

Cho đến nay sự hiện diện của Hải Quân Nga và Trung Quốc gần sát lãnh hải của Mỹ không phải là một mối đe dọa, nhưng thể hiện quyết tâm của trục Matxcơva – Bắc Kinh « muốn thách thức Hoa Kỳ ngoài phạm vi vùng tây Thái Bình Dương, gần sát lãnh thổ của Hoa Kỳ ». Điều đó cũng chứng tỏ là Vladimir Putin và Tập Cận Bình « không hài lòng với trật tự thế giới hiện tại » và sẵn sàng thách thức Mỹ trên biển.

Trong điều kiện đó, Peter Dombrowski, thuộc Học Viện Hải Quân Mỹ NWC và Simon Reich, thuộc Đại Học Rutgers bang New Jersey, kết luận : Cái khó đối với Mỹ trong mục tiêu « củng cố chiến lược Ấn Độ -Thái Bình Dương » là phải huy động thêm sức lực vào lúc mà tiềm năng quân sự của Hoa Kỳ đã bị chiến tranh Ukraina và xung đột ở Gaza cũng như tình hình ở Hồng Hải chi phối.

Vấn đề còn lại là liệu Washington có đủ sức để « duy trì tất cả các chiến dịch quân sự ở nhiều nơi một cách lâu dài mà vẫn giữ được khả năng răn đe Bắc Kinh trước những tham vọng của Trung Quốc với vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương.Câu trả lời có lẽ là không ». 

https://www.rfi.fr/vi


Thời sự ngày Thứ năm 22/02/2024: *Liên Âu trừng phạt Nga thứ 13 *Dân biểu Mỹ nói Hoa Kỳ ủng hộ Đài Loan «cực kỳ mạnh mẽ» *Iran cấp cho Nga hàng trăm phi đạn đạn đạo *TNS Joe Manchin từ chối bảo trợ cho TT Biden *Tàu Đài Loan đuổi tàu Cảnh sát biển TQ *Tàu vũ trụ Mỹ không người sắp đáp xuống Mặt Trăng *Cử tri Mỹ lo ngại tuổi tác của ứng cử viên tổng thống *Gia đình Hun Sen thống trị chính trường

Thursday, February 22nd, 2024

Võ Thái Hà tổng hợp


Chiến tranh Ukraina : Liên Âu thông qua loạt trừng phạt thứ 13 đối với Nga

Trọng Thành /RFI – 22/02/2024

Đại sứ 27 quốc gia thành viên Liên Hiệp Châu Âu, trong cuộc họp hôm qua, 21/02/2024, tại Bruxelles, đã bật đèn xanh cho việc thông qua loạt trừng phạt mới đối với Matxcơva. Đây là loạt thứ 13 kể từ khi Nga tấn công Ukraina ngày 24/02/2022. Liên Âu muốn nhanh chóng thông qua loạt trừng phạt nhắm vào khoảng 200 tổ chức và cá nhân ngay trước dịp tròn 2 năm cuộc xâm lăng Ukraina của Nga. 

Trụ sở Ủy Ban Châu Âu, tại Bruxelles, Bỉ.

Trụ sở Ủy Ban Châu Âu, tại Bruxelles, Bỉ. © Yves Herman / Reuters 

(more…)

Thời sự Thứ năm 15/02/2024: *Ukraina nói « thiếu người và đạn dược…» *Nga và vũ khí chống vệ tinh, khiến Mỹ lo ngại *1 người thiệt mạng trong diễn hành chiến thắng Super Bowl ở Kansas *Kinh tế Đức lớn thứ 3 thế giới *G7 phong tỏa tài sản Nga *Putin nói thích Biden hơn Trump *Ông Prabowo tuyên bố chiến thắng bầu cử TT Indonesia

Thursday, February 15th, 2024

Võ Thái Hà tổng hợp


Tổng tư lệnh quân đội Ukraina thừa nhận « thiếu người và đạn dược để chiến đấu »

Thanh Hà /RFI – 15/02/2024

Tân tổng tư lệnh quân đội Ukraina, tướng Oleksandre Syrsky, hôm qua, 14/02/2024, đánh giá tình hình trên chiến trường « cực kỳ phức tạp » do « thiếu cả quân lính lẫn đạn dược ». Cùng lúc tại Washington, Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng thúc giục Hạ Viện nhanh chóng thông qua gói viện trợ quân sự 60 tỷ cho Kiev, vì « kho đạn dược của Ukraina đang cạn dần ». 

Oleksandr Syrsky et Valeri Zaloujny lors de la défense de Kiev, le 16 mars 2022.

Tổng tư lệnh quân đội Ukraina Oleksandr Syrsky (T) khi còn là tư lệnh Lục quân. Ảnh chụp ngày 16/03/2022 trong chiến dịch bảo vệ Kiev. © Wikipedia 

(more…)

BỐI CẢNH BẦU CỬ Ở INDONESIA: TRIỀU ĐẠI, HỒI GIÁO VÀ NHÂN QUYỀN ĐƯỢC CHÚ Ý

Monday, February 12th, 2024

VIẾT BỞI ANIELLO IANNONE

12 tháng 2 năm 2024

Vào ngày 14 tháng 2, Indonesia – nền dân chủ lớn thứ ba thế giới – sẽ tổ chức bầu cử tổng thống mới, kết thúc nhiệm kỳ của Joko Widodo (Jokowi).

(more…)

Chuyển động Quốc Phòng (19/1 – 25/1/2024)*

Friday, January 26th, 2024

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

26/01/2024

https://nghiencuuquocte.org/wp-content/uploads/2024/01/1171151-279037181.jpg

Chiến tranh Nga – Ukraine:

(more…)

Báo Chí Việt Nam Cộng Hòa và trận Hải Chiến Hoàng Sa 1974

Saturday, January 20th, 2024

Báo Tiền Tuyến ngày 24 thánng 01 năm 1974

C:\Users\Liem\AppData\Local\Microsoft\Windows\INetCache\Content.Word\image022.jpg
(more…)