Putin phá vỡ lịch sử


Spread the love

Cuộc chiến của Putin đã xóa sổ quá khứ nước Nga và gây nguy hiểm cho tương lai của nó

 Andrei Kolesnikov

Ngày 26 tháng 5 năm 2022

Một khẩu đại bác trong Thế chiến II trước bảng quảng cáo của Tổng thống Nga Vladimir Putin, St.Petersburg, tháng 2 năm 2018
Một khẩu đại bác trong Thế chiến II trước bảng quảng cáo của Tổng thống Nga Vladimir Putin, St.Petersburg, tháng 2 năm 2018 – Anton Vaganov / Reuters

Nếu không có cụ bà Ukraine với quan điểm thân Nga, thì cần phải tạo ra bà ấy — hoặc ít nhất đó là điều mà chính phủ Nga đã quyết định phải làm vào tháng Tư. Vào thời điểm đó, Anna Ivanova sinh sống tại một ngôi làng gần Kharkiv thuộc Ukraine. Một ngày nọ, nhầm tưởng một nhóm lính Ukraine đang đến hàng người Nga, bà đã lấy một lá cờ Liên Xô cũ vẫy mạnh về phía họ để nhắc nhở họ có quá khứ chung và cố ngăn cản họ đừng phá hủy làng. Ngược lại, các lực lượng Ukraine tức giận khi nhìn thấy lá cờ búa liềm, họ đã giật lấy lá cờ và giẫm nát nó. 

Bắt được đoạn phim trên, ngay lập tức Điện Kremlin đã khai thác đoạn video này. Chẳng bao lâu, “Granny Anya” (tên đặt cho bà này) – mặc dù bà mới 69 tuổi, cùng tuổi với Putin – được coi là biểu tượng về sự ủng hộ mạnh mẽ của địa phương Ukraine đối với “hoạt động đặc biệt” của Nga. Theo tuyên truyền của Kremlin, rõ ràng đây là bằng chứng sống của người dân Ukraine đang chờ đợi được “giải phóng” !!.

Không gì bằng sự thật. Thực tế, bất chấp những cố gắng được giàn dựng của Kremlin, nhà của bà Anna Ivanova đã bị hư hại do súng cối Nga, và một thời gian sau, bà và chồng đều phải điều trị tại bệnh viện ở Kharkiv. “Chúng tôi thật sự rất đau khổ khi bị Nga tấn công” bà nói từ giường bệnh. Giờ đây, bà và chồng đã trở về nhà của người bà con, Velikaya Danilovka.

Tất nhiên, ở Moscow, dưới sự giám sát của Sergei Kiriyenko, trưởng ban truyền thông của Điện Kremlin, một đài tưởng niệm “Bà già Anya” đã được xây dựng và khánh thành tại thành phố cảng Mariupol bị tàn phá, hình ảnh của bà đã trở nên phổ biến trong cuộc tuyên truyền chiến tranh của Nga.

Cuộc chiến này đầy rẫy những nghịch lý. Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định ông đang chiến đấu chống lại một quốc gia đang bị phát xít Đức tàn phá. Tuy nhiên trong số hàng triệu người Ukraine đã chạy trốn khỏi cuộc tấn công của Nga và được di tản sang Đức, có 78 người sống sót sau thảm họa Holocaust. Bà Vanda Obyedkova 91 tuổi sống sót sau cuộc chiếm đóng Mariupol của Đức trong Thế chiến II, nhưng bà lại chết trong cuộc vây hãm thành phố do Nga gây ra năm 2022. Ở Kharkiv, Boris Romanchenko 96 tuổi, một người sống sót sau trại tập trung Buchenwald, nhưng đã thiệt mạng do một quả đạn pháo do Nga bắn trúng tòa chung cư ông đang sống. 

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, người lính Ukraine Ivan Lisun, một trong những người đã giúp giải phóng Belarus và Ba Lan khỏi tay Đức Quốc xã. Nay nhà của ông ở Kharkiv đã bị quân Nga phá hủy.

Granny Anya là một nhân vật nghịch lý trong thế giới của Điện Kremlin, một thế giới mà lịch sử đã bị phá đổ từ trong ra ngoài. Như câu chuyện của Granny Anya, sau gần ba tháng bạo lực chết người, chế độ Nga đã phải vật lộn để tìm ra những biểu tượng tích cực và mạch lạc cho “chiến dịch đặc biệt” của họ ở Ukraine . 

Họ không bắt được một tên Đức Quốc xã nào (mặc dù Duma muốn kết án những chiến binh Tiểu đoàn Azov bị bắt là như vậy) và họ cũng không đưa được lý do rõ ràng nào cho những gì họ đang làm. Thay vào đó, nó đã đưa cả một đất nước vào cõi hư ảo, nơi lời nói việc làm đều trái ngược nhau: chẳng hạn Nikolai Patrushev, thư ký Hội đồng An Ninh Nga, đã phát minh ra “chủ nghĩa phát xít tự do”; Maria Zakharova, người phát ngôn huyền thoại của Bộ Ngoại giao, giờ đây báo cáo rằng cuốn 1984 của George Orwell được viết về nền văn minh phương Tây. Và chế độ Putin vẫn phải đối mặt với thách thức khó khăn hơn: làm thế nào để tưởng tượng ra một chiến thắng sau cuộc chiến đưa nước (Nga) đến bờ thảm họa.

TỪ CHIẾN THẮNG ĐẾN TƯỞNG TƯỢNG

Ngày lễ 9 tháng 5 hàng năm, Nga kỷ niệm chiến thắng của Liên Xô năm 1945, từng là ngày tưởng nhớ trọng thể. Đây cũng là ngày lễ duy nhất tạo đoàn kết tất cả dân Nga. Sau khi Putin lên nắm quyền, lễ kỷ niệm 9 tháng 5 có tính hào nhoáng, nhưng ông vẫn mở cửa ra với thế giới. Ví dụ, vào lễ kỷ niệm lần thứ sáu mươi năm 2005, ông đã mời Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush tới dự. Trong những năm gần đây, khi Putin ngày càng xây dựng tính chính danh của mình rằng ông là người thừa kế Chiến thắng vĩ đại, các lễ kỷ niệm đã biến thành một màn trình diễn quân sự khoa trương. Đó là một chiến thuật của nhà độc tài: đánh đồng hành động của chính mình với chiến thắng của Liên Xô trước chủ nghĩa Quốc xã, ông ta ngụ ý bất cứ chỉ trích nào về ông đều là chỉ trích về chiến thắng thiêng liêng năm 1945.

Vào ngày lễ năm nay, người Nga trong với nỗi sợ hãi không thể che giấu. Ở Matxcơva, có tin đồn Putin sẽ tuyên bố “hoạt động quân sự đặc biệt” là cuộc chiến thực sự, và rằng ông sẽ tuyên bố tổng động viên, giống như Stalin đã gửi binh lính ra mặt trận trực tiếp từ lễ duyệt binh Ngày Cách mạng, Ngày 7 tháng 11 năm 1941.

Vào thời điểm đó, người ta đã biện minh: Liên Xô phòng thủ chống lại kẻ thù đang tấn công gây ra mối đe dọa cho đất nước. Tuy nhiên, ngày nay, một cuộc tổng động viên trong cuộc chiến thiếu mục tiêu hoặc không được ưa chuộng, ngay cả những người ủng hộ Putin và “chiến dịch đặc biệt” —và ngay cả trong số những người hâm mộ trong ba tháng cổ võ cho thảm họa đang xảy ra nhưng không muốn chết trong chiến hào. Có lẽ nhận thức được phản ứng dữ dội tiềm ẩn và nguy cơ tổn thất thậm chí nặng nề nếu không được đào tạo và không có sự động viên binh lính, Điện Kremlin đã quyết định không làm như vậy. Và thay vì Chiến tranh thế giới thứ hai, nó phải tự bằng lòng với một phép loại suy hợp lý hơn cho “chiến dịch đặc biệt” như cuộc xâm lược Afghanistan của Liên Xô, Nhưng đó là điều mà chế độ sẽ không bao giờ thừa nhận.

Người Nga đã thường quen với việc lên tiếng của họ. Trên các kênh truyền hình do Điện Kremlin kiểm soát, phương pháp chính để định hình dư luận, người dẫn chương trình thường la hét thay vì nói chuyện. Các cuộc cãi vã với bạn bè và người thân chỉ bằng tiếng nói thay vì sự thật. Trong khi đó, tuyên truyền vẫn còn sơ khai: Nga đang nói ngược lại tuyên bố là bảo vệ Ukraine khỏi kẻ thù mới là Đức Quốc xã và họ đang giải phóng lãnh thổ khỏi những kẻ “Banderites” (nói về phong trào ủng hộ người anh hùng dân tộc Ukraine Stepan Bandera trong Thế chiến II ). Bây giờ là lập luận mới: phương Tây đang chống lại Nga bằng những “Slav” (Slavic). Chủ nghĩa ủng hộ Putin (Putinists) gọi Ukraine là “ly khai” và công khai nói phải “phi Ukraine hóa” của Thế giới Nga.

Putin đã biến Ngày Chiến thắng thành ngày lễ riêng của mình, nhưng người Nga không thấy chiến thắng, ông ta hoàn toàn đơn độc. Không có nhà lãnh đạo quốc tế nào dự lễ kỷ niệm, kể cả các lãnh đạo đồng minh Trung Á lâu năm của Nga. Lần này, Putin bị cô lập, tức tối, tuyên bố vô nghĩa về “cuộc tấn công phủ đầu”. Thay vì “Không bao giờ nữa!” như nền tảng thiêng liêng của ngày lễ, giờ đây người ta nghe thấy “Chúng ta có thể làm lại!” Đây là khẩu hiệu của những người ủng hộ Putin, mà cách đây vài năm, đã bắt đầu khẩu hiệu “Hãy Đến Berlin!” dán vào sau chiếc Mercedes của họ. Tuy nhiên, liệu người Nga có sẵn sàng suy nghĩ chính xác những gì Putin “sẽ làm lại” hay không.

QUÊ TÔI Ở ĐÂU?

Vào tháng 3, 81 % người Nga ủng hộ “hoạt động đặc biệt” trong cuộc thăm dò của Levada. Đến tháng 4, con số đó đã giảm còn 74 %. Tỷ lệ chấp thuận của Putin và tỷ lệ tín nhiệm của ông – số người Nga nói rằng họ tin tưởng ông – cũng giảm nhẹ. Không ai chắc chắn điều gì có thể xác định chiến thắng, 73% số người được hỏi nói rằng họ tin rằng Nga sẽ đạt được điều đó. 15% nói rằng “không bên nào có thể thắng thế”.

Những con số cho thấy một dạng cân bằng đang được giữ vững giữa người ủng hộ Putin muốn thấy một chiến dịch được đẩy mạnh và việc chiếm đóng Ukraine , và những người hoàn toàn không quan tâm đến các mục tiêu đã nêu ra, tuy nhiên, nó vẫn luôn thay đổi. Mặt khác, những người Nga hoài nghi hoặc lo ngại hơn về hướng đi của cuộc chiến sẽ theo một hiệp ước hòa bình vào thời điểm này. Tuy nhiên, hơn 2/3 số người được hỏi trong cuộc thăm dò tin rằng đang thành công, mặc dù 50% chọn câu trả lời lảng tránh hơn là “thành công”. Khi được yêu cầu xác định về sự thành công, hầu hế đều đưa ra những câu tuyên truyền buồn tẻ về mọi thứ sẽ diễn ra theo kế hoạch và các lãnh thổ sẽ được giải phóng khỏi phát xít và Banderit (*). 17% số người nói chiến dịch này là không thành công, cho rằng bản chất của chiến dịch quân sự là một số lượng lớn dân thường và trẻ em ở Ukraine và binh lính Nga đang bị giết.

Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa, người Nga vẫn hoàn toàn đổ lỗi cuộc chiến cho Hoa Kỳ và NATO; chỉ bảy phần trăm đổ lỗi cho đất nước họ. Tuy nhiên, ngay cả sự mù quáng này cũng không cứu vãn được sự nghi ngờ ngày càng tăng: 82% số người nói rằng họ lo lắng về các sự kiện ở Ukraine, và lý do lo lắng đó không phải là “Kẻ cướp”, mà là cái chết, đau khổ và sự hủy diệt (46 phần trăm) và thực tế của cuộc chiến (26 phần trăm). Nói cách khác, câu hỏi gián tiếp cho thấy mối quan tâm lớn về tình cảm và tâm lý của người Nga về những gì đã xảy ra với đất nước của họ kể từ tháng Hai, bất chấp các phương tiện truyền thông chính thức của Nga đã tuyên truyền không ngừng nghỉ.

Khó có thể Putin hiểu được mức độ giảm bớt sự ủng hộ nhiệt thành nhất của những người đang tìm cách biện minh cho cơn ác mộng đang diễn ra. Các nhà tâm lý học Nga thấy sự gia tăng đáng kể số bệnh nhân lo âu mãn tính, trầm cảm và các cơn hoảng loạn. Các cuộc đụng đầu ngày càng thường xuyên với thực tế đang bắt đầu buộc người Nga thoát ra khỏi sự tuyên truyền của Putin.

Trong cuộc sống hàng ngày, chiến tranh đã trở thành quen thuộc, ngoại trừ nỗi buồn mà mọi người hy vọng sẽ biến mất. Nhiều người khao khát trở lại bình thường cũ, nhưng bình thường mới đang ở lại, và mọi người không nhận ra đó là bất bình thường và sẽ tồn tại trong nhiều năm. Dường như không có ai nghi ngờ về sự chiến thắng, nhưng đó là dựa vào tự thôi miên hơn là thực tế.

QUĂNG VÀO THÙNG RÁC LỊCH SỬ

Gia đình tôi vào Ngày Chiến thắng, chúng tôi nhớ đến bà nội vợ tôi, Maria Shatilova, phóng viên tiền tuyến; chú tôi, Eduard Traub, người tình nguyện chiến đấu chết năm 18 tuổi trong trận Kursk năm 1943, một trận đánh bằng xe tăng lớn nhất lịch sử, trong đó Liên Xô đã đánh bại gần một triệu quân của Hitler; và ông nội tôi, Ivan Kolesnikov, người đã sống sót sau chiến tranh, đã chiến đấu trong Sư đoàn 43 súng trường cận vệ Latvia, giải phóng Riga (Putin, bằng cách đánh đồng năm 2022 với năm 1945, đã gây ra một thái độ phức tạp về ký ức sự giải phóng của Liên Xô tại Latvia: vì thế Quốc hội nước này đã phá bỏ Tượng đài những người giải phóng do Liên Xô dựng lên vào những năm 1980).

Trong nỗ lực truyền cảm hứng cho những người trẻ Nga theo chủ nghĩa Putinism, các trường học Nga trong nhiều năm đã yêu cầu trẻ em viết thư gửi hoặc gửi từ mặt trận, như thể chúng đang sống trong lúc chiến tranh. Khi con gái tôi được trường trung học bảo viết một bức thư từ mặt trận qua giọng của ông nội (mặc dù những đứa trẻ ở độ tuổi đó chỉ có thể có ông cố hoặc ông cố đã chiến đấu trong chiến tranh), tôi đề nghị cô con gái tôi nên viết một lá thư bằng giọng của ông cố, David Traub — từ trại tù Gulag ở Viễn Bắc của Nga, nơi ông bị gửi vì “hoạt động phản cách mạng ”.

Nhưng ở nước Nga ngày nay, chúng ta không nên nhớ đến những người đó. Họ không phù hợp với suy nghĩ của Putin. Đây là lý do tại sao, trước khi “chiến dịch đặc biệt” bắt đầu, ông đã tiêu diệt tổ chức công dân quan trọng nhất là Memorial, tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Moscow đã hoạt động để lưu giữ ký ức của công chúng về sự đàn áp thời Stalin, bằng cách đóng cửa Đài tưởng niệm (Memorial) vào cuối năm 2021. Việc xóa bỏ Đài tưởng niệm đã mở đường cho “hoạt động đặc biệt” ở Ukraine. Bộ nhớ của chúng ta đã được thay thế bằng một lịch sử giả tưởng.

Trong gia đình tôi, có những nạn nhân những thảm kịch của Liên Xô trong thế kỷ trước: Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc vây hãm Leningrad, sự đàn áp của Stalin tại quê nhà. Không ai có thể tước đoạt điều đó khỏi gia đình tôi, hay nhiều gia đình Nga khác. Putin và những người tùy tùng của ông hiện đã mang lại cảm giác thảm họa và khiếp sợ đó cho nước Nga. Một lần nữa, chúng ta thấy mình bị lịch sử gài bẫy, ngay cả khi nó đang bị xóa bỏ. Đối với cha mẹ quá cố của tôi, những người mà chiến thắng Đức Quốc xã là tất cả – vào năm 1945 – giờ đây chúng tôi phải thốt lên: “Cám ơn trời là họ không sống để chứng kiến tình hình hiện nay”.

Putin đã đảo lộn mọi thứ. Ông ta đã phá hủy mọi thành quả của mấy chục năm gần đây, kể cả của chính mình. Ông ta đã hoàn toàn làm ngược lại với các mục tiêu đã đề ra của mình: thay vì “phi quân sự hóa” Ukraine, Ông ta đã khiến đất nước này phải trang bị vũ khí hơn bao giờ hết; thay vì khiến NATO tránh xa, ông đã đưa NATO đến sát ngay biên giới Nga; thay vì làm cho nước Nga vĩ đại trở lại , ông ấy đã biến nó và người dân thành một quốc gia pariah (ngoài lề). Cố gắng áp đặt phiên bản của mình về lịch sử quốc gia, ông ta đã tước bỏ lịch sử của nó. Và bằng cách tước đoạt nó khỏi lịch sử, ông ta đã chận đứng tương lai. Nước Nga đã đi vào ngõ cụt, ngõ cụt lịch sử.

  • ANDREI KOLESNIKOV là Thành viên cấp cao của Tổ chức Carnegie vì Hòa bình Quốc tế. 

(*) Banderit: thuộc về một nhân vật lịch sử của Ukraine tên Stepan Bandera, một người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã chiến đấu cho sự độc lập của Ukraine và chống lại Đức Quốc Xã (HDP chi chú).

HDP theo Foreign Affairs:

https://www.foreignaffairs.com/articles/ukraine/2022-05-26/putin-against-history?utm_medium=newsletters&utm_source=twofa&utm_campaign=Putin%20Against%20History&utm_content=20220527&utm_term=FA%20This%20Week%20-%20112017#author-info

Tags: , , , ,

Comments are closed.