Từ sự sụp đổ của Liên Xô đến số phận của Putin, điều gì khác biệt? – Phần I (*)


Spread the love

Kỷ niệm sự thất bại của một âm mưu đảo chính của Đảng Cộng sản ở Moscow, tháng 8 năm 1991 – Anatoly Sarponenkov / AFP

Bài học về sự sụp đổ của Liên Xô

Vladislav Zubok

(Foreign Affairs) Tháng 7 / tháng 8 năm 2022

—————————

(*) Lời người phỏng dịch: Hôm nay là ngày thứ 126 của trận chiến xâm lăng tàn phá khủng khiếp mà ông Putin đã mở ra tại nước láng giềng nhỏ bé, hiền hòa và xinh đẹp là Ukraine, đã gây ra những thiệt hại to lớn về vật chất và nhân mạng cho nước này.

Ngày hôm qua, ông volodymyr zelensky, tổng thống Ukraine trước phiên họp của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã gọi Nga là một chế độ “khủng bố quốc gia” cần phải được đưa ra công lý và trục xuất khỏi ủy ban thường trực của Liên Hiệp Quốc.

Riêng lực lượng xâm lược của Putin cũng đã chịu thiệt hại nặng nề trước sự kháng cự mạnh mẽ của nước bị tấn công, nhưng ông Putin cũng chỉ đạt được một số kết quả nhỏ bé, không xứng đáng với những gì ông ta mong đợi: Chiếm thủ đô Kiiv trong vài ngày, lật đổ chế độ của TT Volodymyr Zelensky, thành lập một chế độ thân Nga, để rồi có thể sáp nhập Ukraine vào Nga hoặc một liên minh như Liên Xô trước đây.

Tây phương đã từ chia rẽ đi đến đoàn kết để đối đầu với mối đe dọa từ Nga qua EU và NATO.

Nhiều người đặt ra câu hỏi: chừng nào cuộc chiến kết thúc, chừng nào Putin sẽ bị loại như những kẻ độc tài, hiếu chiến trong lịch sử từ Đông qua Tây.

Bài này tác giả đã phân tích lý do sự sụp đổ của Liên Xô để có thể kết luận số phận của Putin sẽ như thế nào?. Đầu đề do chúng tôi thay đổi đôi chút. TMV

——————

Vào ngày 9 tháng 5 năm 2022, hàng đoàn xe tăng và xe pháo binh ầm ầm đổ xuống Quảng trường Đỏ ở Mátxcơva (Moscow). Hơn 10.000 binh sĩ đã diễu hành qua các đường phố. Đó là cuộc diễn binh “Ngày Chiến Thắng” hàng năm lần thứ 27 của Nga, kỷ niệm chiến thắng của Liên Xô trước Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bài phát biểu ca ngợi quân đội và sự dũng cảm của đất nước ông. Ông nói: “Việc bảo vệ tổ quốc của chúng tôi khi bị đe dọa luôn là điều thiêng liêng. “Chúng tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc.” Putin đang nói về quá khứ nhưng cũng đề cập về hiện tại, với một thông điệp rõ ràng cho thế giới: Nga quyết tâm tiếp tục cuộc chiến chống Ukraine.

Cuộc chiến v ới lời kể của Putin rất khác đối với phương Tây. Đó là chính nghĩa và can đảm. Nó thành công. “Các chiến binh thuộc các sắc tộc khác nhau của chúng tôi đang cùng nhau chiến đấu như những người anh em, che chở cho nhau khỏi tên bay đạn lạc”, Putin nói. Kẻ thù của Nga đã sử dụng “các băng đảng khủng bố quốc tế” để chống lại đất nước chúng tôi, nhưng chúng đã “thất bại hoàn toàn,” ông nói tiếp.  

Trên thực tế, quân đội Nga đã gặp phải sự kháng cự mãnh liệt hơn là đón tiếp nồng hậu tại địa phương, và họ đã không thể chiếm được Kyiv và lật đổ chính phủ Ukraine. Nhưng đối với Putin, chiến thắng phải là duy nhất được công bố công khai mà không phải là kết quả thay thế nào được nói đến ở Nga.

Tuy nhiên, cuộc chiến đã được phương Tây thảo luận, nơi họ rất vui mừng về thành công của Ukraine. Những thất bại quân sự của Nga đã làm hồi sinh Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) và trong một thời khắc nào đó, Moscow được xem giống như một cường quốc hạng ba đầy tham nhũng. Nhiều nhà chính sách và phân tích đang mơ rằng cuộc chiến cuối cùng kết thúc không chỉ bằng sự chiến thắng của Ukraine mà họ còn hy vọng chế độ của Putin sẽ như Liên Xô: sụp đổ, được thể hiện qua nhiều bài báo và tuyên bố so sánh giữa cuộc chiến thảm khốc của Liên Xô ở Afghanistan và cuộc xâm lược Ukraine của Nga hiện nay. Dường như những hy vọng đó là động lực cho các lệnh trừng phạt khắc nghiệt lên Nga, và về sự thống nhất của thế giới dân chủ. Theo lý luận, chiến tranh sẽ làm mất sự ủng hộ của công chúng đối với Điện Kremlin khi tổn thất gia tăng và các lệnh trừng phạt phá hủy nền kinh tế Nga. Bị cắt đứt sự tiếp cận hàng hóa, thị trường và văn hóa phương Tây, giới tinh hoa và người Nga bình thường sẽ ngày càng chán ngấy Putin, có lẽ xuống đường để đòi hỏi một tương lai tốt đẹp hơn. Cuối cùng, Putin và chế độ của ông ta có thể bị loại bỏ bằng một cuộc đảo chính hoặc làn sóng biểu tình lớn.?

Lý luận này dựa trên việc hiểu sai lịch sử. Sự thật, Liên Xô không sụp đổ vì những lý do Tây Phương đưa ra: sự thất bại nhục nhã ở Afghanistan, áp lực quân sự từ Hoa Kỳ và châu Âu, căng thẳng của chủ nghĩa dân tộc ở các nước cộng hòa, và do những bài ca về  dân chủ. Trên thực tế, chính những chính sách kinh tế sai lầm của Liên Xô và một loạt sai lầm chính trị của nhà lãnh đạo Mikhail Gorbachev đã khiến đất nước tự hủy diệt. Putin đã học được rất nhiều từ sự sụp đổ của Liên Xô và ông ta đã xoay sở để tránh sự hỗn loạn tài chính mà nhà nước Xô viết phải chịu đựng, ông ta bất chấp các lệnh trừng phạt gay gắt của Tây Phương. Nước Nga ngày nay có sự kết hợp rất khác giữa khả năng phục hồi và tính dễ bị tổn thương so với những diễn biến đặc trưng của Liên Xô thời kỳ cuối. Bài học lịch sử này vô cùng quan trọng khi nghĩ về cuộc chiến ở Ukraine và hậu quả của nó, Tây phương nên tránh có những quan niệm sai lầm về sự sụp đổ của Liên Xô với nước Nga ngày nay.

“Liên Xô không sp đ vì nhng lý do mà người phương Tây thường đưa ra”

Nói như vậy, không có nghĩa là phương Tây bất lực trong việc định hình tương lai của Nga. Chế độ của Putin ổn định hơn so với thời Gorbachev, nhưng nếu phương Tây duy trì sự thống nhất, quyền lực của Tổng thống Nga có thể bị suy yếu theo ngày tháng. 

Putin đã sai lầm khi xâm lược Ukraine. Ông ta đã để lộ những lỗ hổng của chế độ: một nền kinh tế phụ thuộc nhiều hơn với Tây phương so với thời Liên Xô trước đây; một hệ thống chính trị tập trung cao độ nhưng thiếu các công cụ động viên chính trị và quân sự mà đảng Cộng sản Liên Xô từng có. Nếu cuộc chiến tiếp diễn, Nga sẽ trở nên yếu kém trên lãnh vực quyền uy quốc tế, thậm chí nó có thể dẫn đến sự hỗn loạn từng làm cho Liên Xô sụp đổ. Ngược lại, các lãnh đạo Tây phương không thể kỳ vọng vào một chiến thắng nhanh chóng và dứt khoát như vậy. Họ sẽ phải đối phó với một nước Nga độc tài dù suy yếu trong tương lai gần.

HỦY DIỆT SÁNG TẠO TẠI LIÊN XÔ

Tại Hoa Kỳ và Châu Âu, nhiều chuyên gia cho rằng sự sụp đổ của Liên Xô đã được định  trước. Trong câu chuyện này, Liên Xô từ lâu đã bị xơ cứng về mặt kinh tế và ý thức hệ, quân đội phát triển quá mức. Phải mất nhiều thời gian để những điểm yếu kinh tế và mâu thuẫn nội bộ có thể làm tan vỡ xứ này. Tuy nhiên, khi phương Tây (NATO) gia tăng sức ép bằng việc phát triển lực lượng quân đội, Liên Xô bắt đầu xuống dốc. Đến khi các phong trào dân tộc tự quyết ở các nước cộng hòa được bơm thêm hơi, nó bắt đầu tan vỡ. Những nỗ lực của Gorbachev trong tự do hóa với mục đích tốt đẹp nhưng không thể cứu vãn một hệ thống đang chết dần.

Mt s s tht lịch sử về sự sụp đổ của Liên Xô. 

Liên Xô không thể cạnh tranh về mặt quân sự hoặc công kỹ nghệ với Hoa Kỳ và đồng minh. Các nhà lãnh đạo Liên Xô đã thực hiện kiểu “lao động vô hiệu” (Sisyphean) để bắt kịp phương Tây, nhưng đất nước họ luôn bị tụt hậu. Qua mặt trận ý thức hệ và hình ảnh, nền tự do và thịnh vượng của phương Tây đã giúp đẩy nhanh sự sụp đổ của hệ tư tưởng cộng sản; giới tinh hoa tuổi trẻ mất niềm tin vào chủ nghĩa cộng sản, dành sự quan tâm sâu sắc đến hàng hóa nước ngoài, du lịch và văn hóa đại chúng phương Tây. Kế hoạch cho một đế quốc Liên Xô vĩ đại đã gặp phải sự bất bình, chống đối và xem thường của các dân tộc thiểu số cấu thành.

Tuy nhiên, bản thân của những vấn đề nêu trên không đủ để Đảng Cộng sản Liên Xô nhanh chóng đánh mất quyền lực vào cuối thập niên 1980. Ở Trung Quốc, các nhà lãnh đạo cộng sản cũng gặp phải những khủng hoảng tương tự vào cùng thời điểm, nhưng họ đã đối phó bằng “tự do hóa” nền kinh tế  trong khi vẫn sử dụng bạo lực để dập tắt các cuộc biểu tình chống đối. Sự kết hợp “chủ nghĩa tư bản – không dân chủ” đã có tác dụng, những lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc cai trị một cách xảo quyệt và thu lợi từ chủ nghĩa “tư bản nhà nước” nhưng đứng dưới chân dung Karl Marx, Vladimir Lenin và Mao Trạch Đông. Các chế độ cộng sản khác, như ở Việt Nam, đã thực hiện những thay đổi tương tự.

Trên thực tế, Liên Xô đã không bị phá hủy quá nhiều bởi những lỗi cấu trúc của nó mà bởi chính sự cải cách thời Gorbachev. Như các nhà kinh tế học Michael Bernstam, Michael Ellman và Vladimir Kontorovich đã lập luận, perestroika đã thả lỏng năng lực kinh doanh (entrepreneurial energy) nhưng không tạo ra một nền kinh tế thị trường mới để lấp đầy các quầy hàng của người tiêu thụ Liên Xô. Thay vào đó, năng lực đã trở nên có tính chất hủy diệt. Các doanh nhân kiểu Xô Viết khai thác triệt để tài sản kinh tế của nhà nước và xuất khẩu các nguồn lực có giá trị bằng đô la trong khi nộp thuế bằng đồng rúp. Họ bòn rút lợi nhuận từ ngoài khơi, mở đường cho chế độ đầu sỏ vô hiệu quả. Các ngân hàng thương mại nhanh chóng học được những mánh khóe khéo léo thu hút nhà nước Xô Viết, khiến ngân hàng trung ương phải in ngày càng nhiều đồng rúp nhằm trang trải các chi phí khi thâm hụt của chính phủ gia tăng. Vào năm 1986, 1987 khi việc bán rượu Vodka và giá dầu giảm cùng với thảm họa hạt nhân Chernobyl, Bộ Tài chính chỉ in ra lần lượt 3,9 tỷ và 5,9 tỷ rúp. Nhưng vào năm 1988 và 1989, khi các cải cách của Gorbachev được ban hành, đồng rúp đã tăng lên 11,7 tỷ và sau đó là 18,3 tỷ.

“Hàng chc triu công dân Liên Xô cũ phi mt hàng chc năm mi phát trin được bản chất thực của chính mình”.

Dù sao thì Gorbachev và các nhà cải cách cũng đã có nhiều cố gắng. Nhà lãnh đạo Liên Xô đã ủy quyền chính trị và kinh tế nhiều hơn cho 15 nước cộng hòa của liên bang. Ông đã loại bỏ Đảng Cộng sản khỏi quyền quản lý; và các cuộc bầu cử được ủy quyền ở mỗi nước cộng hòa cho các hội đồng được trao quyền lập pháp và hiến pháp. Thiết kế của Gorbachev có nhiều ý nghĩa, nhưng nó làm tăng sự hỗn loạn kinh tế và bất ổn tài chính. Nga và các nước cộng hòa khác giữ lại hai phần ba doanh thu đáng lẽ phải được chuyển cho ngân sách liên bang, do đó buộc Bộ Tài chính Liên Xô phải in 28,4 tỷ rúp vào năm 1990. Trong khi đó, giai cấp thống trị của Liên Xô bị phân hủy thành các nhóm dân tộc: giới tinh hoa cộng sản ở các nước cộng hòa khác nhau — người Kazakhstan, người Litva, người Ukraina và những người khác — bắt đầu xác định tinh thần “quốc gia” của chính họ hơn là trung thành với đế quốc Liên Xô.

(Hết phần I)

Trần M. Vũ phỏng dịch.

Theo Foreign Affairs:

Xem phần II

Tags: , , , ,

Comments are closed.