Đại Dương: Ánh Sáng và bóng tôi bao trùm Châu Á


Nghe âm thanh bài bình luận

                                                                           Đại-Dương

Tình hình Châu Á ngày càng phức tạp khi sự chọn lựa giữa dân chủ tự do và độc tài nô lệ rất gay gắt và  vẫn chưa ngã ngũ do sự đan xen trong cuộc sống đa dạng.

Ranh giới giữa dân chủ tự do và độc tài nô lệ khi tỏ khi mờ bởi sự mập mờ cố ý của những kẻ độc tài khoát áo dân chủ được giới “truyền thông ham tiền” phù phép thành “chính danh dân chủ”.

Vì thế mà ánh sáng và bóng tối vẫn bao trùm Châu Á.

Trong bài “Việt Nam: Sức mạnh trỗi dậy và ‘hổ giấy’”, RFI đã phỏng vấn Giáo sư Eric Mottet về bài tham luận “Sự trỗi dậy của Việt Nam và cơ hội kinh doanh cho Québec” với các nhận xét nổi bật.

GS Mottet: Trong vòng 15 năm trở lại đây, kinh tế Việt Nam tăng nhanh: GDP gấp 3 lần, tăng trưởng 7% suốt 30 năm, Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) tăng 10%, ký 80 Hiệp định với nước ngoài kể cả Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), kinh tế cởi mở hơn. Việt Nam bước vào nhóm các nước công nghiệp như Thái Lan, Mã Lai Á, Indonesia, Phi Luật Tân, nhưng, ai cũng biết nó yếu về chính trị, kinh tế, xã hội.

Về sức mạnh địa-chính-trị tầm trung ở Châu Á được GS Mottet ghi nhận Việt Nam đã tham gia nhiều sinh hoạt quốc tế theo chủ trương “chiến lược chia sẻ, giảm bớt rủi ro”.

Thực tế, trò đu dây của Hà Nội vô cùng bất lợi cho Việt Nam: (1) Hệ thống chính trị tương đồng với Trung Quốc gây sự nghi ngờ và thái độ e dè của Cộng đồng Quốc tế nên Việt Nam chỉ là một địa điểm để khai thác hơn là đồng minh hoặc đối tác đáng tin cậy. Sau hơn 30 “mở cửa” lợi tức bình quân đầu người Việt Nam chỉ được 2,700 USD thuộc vào nhóm có lợi tức bình quân “trung bình thấp” mà với thời gian đó Tứ hổ Châu Á (Đài Loan, Tân Gia Ba, Hồng Kông, Đại Hàn) đã trên 12,000 USD. (2) Đại đa số dân Việt không bao giờ quên 1,000 năm đô hộ giặc Tàu và mưu đồ đồng hoá thâm độc của Chủ nghĩa Đại Hán. (3) Dân Việt sẽ không chấp nhận đánh Mỹ để bảo vệ Trung Quốc mà chống Tàu Cộng để bảo vệ biên cương nòi giống. (4) Chủ nghĩa Cộng sản như chiếc vòng đeo vào cổ Đảng Cộng sản Việt Nam để hết Liên Sô lại đến Trung Quốc bảo sủa bất cứ ai chống Cộng, ca tụng và quỵ luỵ Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh dù biết chúng vẫn cô độc trong Cộng đồng Dân tộc Việt Nam. (5) Hà Nội biến sản phẩm của Trung Quốc thành hàng hoá của Việt Nam để trốn thuế nên bị Hoa Kỳ phạt. Vậy mà Hà Nội vẫn quen đường cũ nên đang rơi vào tầm ngắm của Hoa Kỳ. (6) Chiến hạm của Mỹ đã làm cho Nhóm tàu Hải dương Địa chất 8 ngưng quấy nhiễu tàu khảo sát địa chất của Mã Lai Á. Nhưng, chẳng có hành động cụ thể khi HD Địa chất 8 quấy nhiễu tàu thăm dò của Việt Nam ở Bãi Tư Chính.    

Hôm 10 tháng 12-2020, Indonesia đã bắt được cựu chiến binh Afghanistan Zulkarnaen, tức Aris Sumarsono, người cuối cùng trong số các thủ lĩnh Jemaah Islamiyah (JI) thực hiện vụ đánh bom hộp đêm tàn khốc ở Bali năm 2002 khiến 202 người thiệt mạng, hầu hết khách du lịch nước ngoài.

Biệt đội 88 được thành lập với sự trợ giúp của Hoa Kỳ sau thảm kịch 2002 đã bắt giữ hàng trăm chiến binh, kể cả kẻ chế bom Upik Lawanga và người cầm đầu Zulkarnaen.  

Năm 2005, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nói rằng Zulkarnaen đại diện của al-Qaida ở Đông Nam Á thuộc mạng lưới của bin Laden.

Kỷ nguyên khủng bố ở Indonesia đã kết thúc. Tuy nhiên, mối đe dọa mới đã xuất hiện trong vài năm qua từ những kẻ đồng tình với Nhà nước Hồi giáo và số người Indonesia từng đến Trung Đông để chiến đấu cùng IS.

Mấy tay khủng bố tàn ác ở Indonesia đã chạy trốn khi bị Tổng thống Suharto (1967-1998) đàn áp quyết liệt. Tổng thống Joko Widodo (2014-) cứng rắn nên kiềm chế được Hồi giáo cực đoan.

Sông Mekông bắt nguồn từ Thanh Hải chảy qua Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Cambode, Việt Nam trước khi ra Biển Đông của Việt Nam. Trên chiều dài 4,350 km được chia thành 2 đoạn: Thượng dòng Lang Thương với 11 trên 19 đập đã được hoàn thành. Hạ dòng dự trù xây 400 đập mà Lào chiếm 300 được Trung Quốc đầu tư.

Giám đốc Chương trình Đông Nam Á, Trung tâm nghiên cứu Stimson của Hoa Kỳ, Brian Eyler đã phát biểu trong cuộc hội thảo “Tác động từ những chính sách của Trung Quốc đối với sông Mekong” ngày 8 tháng 10 năm 2018 tại Hà Nội rằng: “Trung Quốc không xây đập để lấy điện mà nhằm tích trữ nước cho tương lai”. Điều này khiến cho các nước hạ dòng bị cắt giảm lượng nước xuống, giảm dòng phù sa, giảm luồng cá, làm mất đi tính đa dạng sinh thái của con sông. Mùa hè năm 2019, Sông Cửu Long của Việt Nam bị hạn hán nặng do Trung Quốc đã giữ lại nước ở đập Cảnh Hồng, thay vì xả xuống hạ dòng.

Vào tháng 4-2020, Eyes on Earth công bố một nghiên cứu về các đập của Trung Quốc đã ngăn chặn lượng nước dư thừa làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán ở 5 quốc gia hạ lưu nơi có hơn 66 triệu người sống dựa vào nguồn tài nguyên của sông Mekong.

Báo cáo kết luận: “Trong sáu tháng của năm 2019, khi Trung Quốc nhận được lượng mưa trên mức trung bình, các đập của họ đã giữ lại nhiều nước hơn bao giờ hết – ngay cả khi các nước ở hạ nguồn phải hứng chịu một đợt hạn hán chưa từng có”. 

Bắc Kinh bác bỏ các phát hiện của báo cáo, xác định nghiên cứu của riêng họ rằng nước được tích trữ trong các hồ chứa trong mùa lũ đã thực sự giúp ngăn chặn lũ lụt và hạn hán ở hạ lưu.

Tổ chức Giám sát Đập Mekong (The Mekong Dam Monitor) là một Dự án Liên danh giữa Trung tâm Stimson (Stimson Center’s Southeast Asia Program) và Công ty Nghiên cứu Eyes on Earth của Hoa Kỳ  (American research firm Eyes on Earth) do Bộ Ngoại giao Mỹ tài trợ đã chính thức hoạt động từ 15/12/2020. Chỉ Hoa Kỳ mới bỏ tiền bạc, công sức để giúp 66 triệu người sinh kế nhờ Sông Mekong.

Tổ chức này sẽ cung cấp số liệu chính xác hàng tuần từ các đập Trung Quốc và mực nước của 15 đập hạ lưu buộc Bắc Kinh tung ra khẩu hiệu “ Dòng sông chung, Tương lai được chia sẻ”. Có bao giờ Bắc Kinh tôn trọng lời hứa mà mong với chờ.

Tư lệnh Thuỷ quân Lục chiến Hoa Kỳ, Tướng David Berger yêu cầu đóng 10 Thuỷ Bộ Hạm nhẹ (Light Amphibious Warship, LAW) trong thời gian 2022-2026 tốn 1.5 tỉ USD so với ngân khoản 147 tỉ USD để đóng 82 chiến hạm. Hoa Kỳ đã có Thuỷ bộ hạm chở 2,200 nhân viên. Nhưng, khó thực hiện các cuộc đổ bộ nhỏ, nhanh chóng lên các đảo nhỏ trên Vành đai Thứ nhất vòng quanh Trung Quốc.

Thuỷ quân Lục chiến Mỹ sẽ trở về truyền thống ban đầu “từ biển vào đất liền”. Đối phó với Trung Quốc bây giờ, Hoa Kỳ cần có các hoả tiễn tầm trung với khả năng tấn công dồn dập vào Hoa Lục nên TQLC sẽ bất thần đổ bộ lên các đảo nhỏ và thiết lập căn cứ tiền phương tấn công trực diện và làm đầu cầu tiếp liệu cho các Trung đoàn TQLC.

Từ trước, Thủy Quân Lục chiến Hoa Kỳ phải được Hải quân chuyên chở và Yểm trợ hoả lực khi thực hiện các vụ đổ bộ với quy mô đồ sộ.

Nhưng, chiến lược, chiến thuật mới của TQLC Mỹ là có thể tự hành quân đổ bộ riêng rẽ trên các đảo nhỏ và thiết đặt các giàn hoả tiễn tầm trung để tấn công tàu chiến và Trung Hoa Lục địa.

Những chiếc LAW chở 75 TQLC sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị đầu cầu cho Trung đoàn TQLC phát huy tác dụng.

Bối cảnh Biển Nam Trung Hoa cho thấy tầm quan trọng và độc lập của LAW khi cần chiếm các đảo nhỏ và cứu nguy khẩn cấp Đài Loan trước khi các lực lượng hùng hậu khác tham chiến.

Hoa Kỳ đã giàn thế trận bất-khả-chiến-bại trên Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Ai biết không Ai?

                                                             Đại-Dương

Tài liệu tham khảo:

 Việt Nam: Sức mạnh trỗi dậy và “hổ giấy” (RFI)

Indonesia Arrests Suspected Leader of Jemaah Islamiyah (Diplomat)

End of a terror era in Indonesia (Asia Times)

New Monitoring Platform to Scrutinize China’s Mekong Dams (Diplomat)

China kill: Marines’ new attack ships built for one purpose (Asia Times)

Taiwan president launches new domestically made patrol ships (AP)

US Navy Triton ‘wakes PLA up for breakfast’ in Taiwan’s ADIZ (Taiwan News)

Comments are closed.