Ai là người kế tiếp phe Trump sau Rudy Giuliani – Thái Hóa Lộc
Thái Hóa Lộc
Nhân ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới mồng 3 tháng 5, Liên Hiệp Châu Âu tuyên bố sẵn sàng đẩy mạnh chiến dịch chống tin giả và hỗ trợ các cơ quan truyền thông độc lập. Theo thông cáo của Phóng Viên Không Biên Giới, Hoa Kỳ đứng hạng thứ 44 trong số 180 quốc gia, Trung Cộng và Cộng Sản Việt Nam nằm dưới cuối bảng sắp hạng là 177 và 175. Khối Bắc Âu dẫn đầu về quyền tự do báo chí. Trước thềm Ngày Tự Do Báo Chí, Chủ Nhật 02/05/2021 lãnh đạo ngành ngoại giao châu Âu, Josep Borrell tuyên bố : « Quyền tự do báo chí tiếp tục bị đe dọa vào thời điểm mà thông tin và các phương tiện truyền thông độc lập cần thiết hơn bao giờ hết ».
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi muốn đưa ra một số dư luận liên quan đến chiến dịch tin giả tại Hoa Kỳ và ảnh hưởng báo chí truyền thông chi phối khuynh hướng chính trị và đảng phái. Những tin tức tuần qua đã dấy lên sự nghi ngờ sự trung thực của các cơ quan truyền thông khi các đặc vụ liên bang Hoa Kỳ bất ngờ tiến hành lục soát tư gia và văn phòng luật sư Rudy Giuliani từng là luật sư của cựu Tổng Thống Donald Trump ở New York. Những thông tin sai lệch về luật sư Rudy Giuliani do NBC và hai hãng tin tức khác phổ biến mặc dù sau đó đã được cải chính nhưng không thay đổi toàn bộ phần một cách rõ ràng hơn về tin tức của mình đang gây xôn xao trong dư luận. Các hãng tin NBC, The New York Times và The Washington Post đã bổ túc đính chính tin tức ban đầu cho rằng cựu thị trưởng thành phố New York kiêm luật sư riêng một thời của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã nhận được cảnh báo từ FBI về việc ông là mục tiêu chính trong một cáo buộc về hoạt động ảnh hưởng tình báo Nga. Tuy nhiên, một số bài đăng trên mạng xã hội quảng bá thông tin này đã không được chỉnh sửa, kể cả tác giả chính của bài báo từ NBC.
Phóng viên Ken Dilanian cộng tác cho NBC News đã không thông báo cho khoảng 207,000 người theo dõi của mình trên Twitter rằng, phần tin tức về ông Giuliani và FBI đã được sửa sai. Kể cả chuyên mục phóng sự điều tra của NBC Investigations cũng không đưa ra lời giải thích cụ thể. Với tư cách là phóng viên của báo Los Angeles Times, phóng viên Dilanian đã vi phạm chính sách của tờ báo khi chia sẻ toàn bộ câu chuyện với CIA trước khi phổ biến tin tức.
The Epoch Times đã thực hiện một loạt đánh giá các bài đăng trên Twitter của phóng viên Dilanian và nhận thấy rằng, người này không chỉ chia sẻ câu chuyện từ dữ liệu NBC Investigations, mà còn đăng lại một bài trên Twitter từ “Meet the Press” nhằm phỉ báng ông Giuliani bị FBI điều tra nhưng sau đó lại bác bỏ cảnh báo.
Ngược lại, dữ liệu của NBC đã bổ khuyết bài đăng lúc ban đầu xảy ra sự việc. Sự khác biệt này khiến ông Andrew Schotz, một thành viên của Ủy ban Đạo đức của Hiệp hội Nhà báo Chuyên nghiệp (SPJ), cảm thấy khó hiểu.
Trao đổi với The Epoch Times, ông cho biết: “Nếu bạn là một tổ chức lớn như NBC và bạn có nhiều nguồn cấp dữ liệu hoạt động cùng một lúc… sẽ không có ý nghĩa gì nếu bạn gặp lỗi trên một nguồn cấp dữ liệu và sau đó sửa nó trên một nguồn cấp dữ liệu khác bởi vì bạn hiện đang có thể tiếp cận một lượng khán giả khác”. NBC đã không trả lời yêu cầu bình luận của The Epoch Times.
Tờ Washington Post đã xóa bài đăng Twitter ban đầu cho rằng FBI đã cảnh báo ông Giuliani. Hãng tin này đã giải thích cho độc giả biết họ đã làm gì và phần đính chính bổ khuyết như thế nào. Một trong ba phóng viên trên mạng xã hội là cô Ellen Nakashima cũng đã xóa bài đăng Twitter của cô ấy về vấn đề này, và thay thế nó bằng các chi tiết cập nhật, mặc dù bản thân bài báo vẫn chứa thông tin rõ ràng những điều sai sự thật. Hai phóng viên khác đã không thông báo cho độc giả về những gì đã xảy ra.
New York Times không có bài đăng nào về tin ông Giuliani bị một cuộc điều tra ngắn, và không có bài đăng Twitter nào về việc sửa đổi thông tin, khiến không rõ liệu hãng tin này có bao giờ quảng bá bài báo hay không. Một trong những phóng viên của tờ báo là ký giả Ken Vogel nói với khoảng 117.000 người theo dõi của mình rằng ông Giuliani đã bị một cuộc điều tra từ FBI. Nhưng trên thực tế, ông Giuliani đã không nhận được một cuộc điều tra như nêu trên. Hai phóng viên khác đã không thông báo cho độc giả về những gì đã xảy ra. Không có phần đính kèm một lời xin lỗi và không có sự cập nhật nào xác định được nguồn gốc, và vẫn tiếp tục gây phiền toái cho ông Giuliani.
Trong một bài đăng trên Twitter, cựu thị trưởng thành phố New York đã viết: “Thông tin sai ban đầu đến từ đâu?”.Washington Post từ chối bình luận về câu chuyện này và New York Times cũng vậy.
Chuyên gia đạo đức Schotz của SPJ nói với The Epoch Times rằng: “Đó là một chủ đề quan trọng bởi vì quan niệm của công chúng về việc sửa lỗi đó là, phần lỗi thì nằm ở trang đầu và phần sửa lỗi nằm ở trang 20. Đó là một sự che đậy giả dối. “Nếu bạn phạm lỗi, bạn sẽ trở nên không thẳng thắn về lỗi của mình”. Ông nói thêm, các hãng thông tấn, truyền thông cần sự nỗ lực thay đổi chống lại quan điểm đó bằng cách tập trung vào việc sửa sai những sai lầm và thông báo cho độc giả về những phần sửa đổi đó. Trong ba cơ quan truyền thông đã cải chính hoàn toàn khác nhau
Đài NBC thì giải thích cách câu chuyện ban đầu của họ dựa trên một nguồn ẩn danh duy nhất, nói thêm rằng một nguồn thứ hai đã xuất hiện khẳng định phía FBI đã chuẩn bị một cuộc điều tra nhưng đã không thực hiện nó với ông Giuliani. Washington Post thì ít chi tiết hơn cho rằng họ đang loại bỏ những điều ông Giuliani đã nhận được một cuộc điều tra. Và báo NY Times chỉ đơn thuần nói rằng, phiên bản đầu tiên của bài báo không chính xác khi nói rằng ông Giuliani đã nhận được cảnh báo từ FBI…
Truyền thông đã không công bằng trong việc phổ biến tin tức vô tình tạo thêm sự nghi ngờ và mất lòng tin của độc giả. Những tin tức nửa thật nửa giả làm cho mọi người hoang mang cho rằng không còn luật pháp nữa! Sự việc các điều tra liên bang đột kích vào tư gia và văn phòng luật sư Guiliani là vi hiến theo lời giáo sư Alan Dershowitz. Ông là một chuyên gia về hiến pháp và ông đã xuất hiện trên đài truyền hình Newsmax cho rằng: “Đây chính là một hành vi lạm dụng quyền lực trong việc lục soát và tịch thu. Ban đầu, nó đã bị bác bỏ; nhưng giờ nó lại được chấp thuận bởi một thẩm phán và Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ, cho nên nó không hẳn là một hành động trái pháp luật, tuy nhiên tôi tin rằng, họ đã hành động không phù hợp với tinh thần và văn bản của Hiến pháp, cho nên cần có biện pháp ứng xử thích hợp đối với việc này.”
Ông cũng nói thêm rằng: “Việc lục soát và tịch thu nên được thực hiện thông qua trát đòi hầu tòa, và đó là con đường hợp pháp để thu thập bằng chứng”. Theo chuyên gia Hiến Pháp Dershowitz, lệnh khám xét được thực hiện cho thấy các quan chức tin rằng, đối tượng trong trường hợp này là luật sư Giuliani sẽ tiêu hủy bằng chứng nếu cuộc khám xét không được thực hiện. Tuy nhiên, luật sư Giuliani đã biết ông đang bị điều tra trong suốt nhiều tháng qua chứ không phải trong thời gian mới đây, do đó ngoài trất đòi của tòa đều không hợp lý. Ông Dershowitz khẳng định: “Tu chính án thứ 4 yêu cầu một trát đòi hầu tòa trong những tình huống như thế này, chứ không phải là một lệnh khám xét. Những gì họ đã làm trong trường hợp này là vi hiến”.
Hiện FBI đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận về nhận định trên của giáo sư Dershowitz.
Về phía luật sư Rudy Giuliani, ông cho biết, các đặc vụ liên bang đã khám xét nhà riêng của ông vì cáo buộc ông đã không báo cáo với Bộ Tư pháp, trong đó bao gồm cả FBI. Ông Giuliani đã phản bác cáo buộc trên và nói rằng, ông không bao giờ đại diện cho một công dân Ukraine hay cho bất kỳ công dân nước ngoài nào. Còn theo ông Dershowitz, cáo buộc này của FBI có thể chỉ là một cái cớ để các nhà điều tra tiếp tục nỗ lực thu thập thêm thông tin để gây bất lợi cho ông Trump.
Những người thuộc thành phần ủng hộ cựu TT Trump đang nghĩ tới sau luật sư Rudy Giuliani và người kế tiếp sẽ là ai?